1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trình bày và phân tích đặc điểm của báo chí truyền thông trong bối cảnh hiện nay từ đặc điểm này nhận thức về yêu cầu của nhà báo nhà truyền thông liên hệ thực tế

24 3 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày và phân tích đặc điểm của báo chí – truyền thông trong bối cảnh hiện nay. Từ đặc điểm này, nhận thức về yêu cầu của nhà báo/ nhà truyền thông. Liên hệ thực tế.
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Pháp luật và đạo đức truyền thông
Thể loại Bài tập lớn kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Báo chí cũng phải thích ứng với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu của công chúng, không ngừng đổi mới về nội dung và hình thứcBáo chí còn là một hệ thống quan trọng trong

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đề bài: Trình bày và phân tích đặc điểm của báo chí – truyền thông trong bối cảnh hiện nay Từ đặc điểm này, nhận thức về yêu cầu của nhà báo/ nhà truyền thông Liên hệ thực tế

Học phần: Pháp luật và đạo đức truyền thông

Mã phách: ………

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Báo chí – truyền thông 2

1.1 Khái niệm 2

1.1.1 Báo chí là gì 2

1.1.2 Truyền thông là gì 3

1.1.3 Sự khác nhau giữa báo chí và truyền thông 5

1.2 Đặc điểm của báo chí 6

1.3 Đặc điểm của truyền thông 8

1.4 Báo chí – Truyền thông trong thời buổi hiện nay 9

2 Yêu cầu của nhà báo/ nhà truyền thông 12

2.1 Gắn với luật pháp 12

2.2 Gắn với đạo đức 14

2.3 Gắn với thực tế hiện nay 16

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện nay, không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọngcủa báo chí và truyền thông đối với xã hội và cá nhân Hai lĩnh vực này chịu tráchnhiệm truyền tải thông tin, hình thành ý kiến và nhận thức của công chúng, tạo nênmột môi trường thông tin đa dạng và phong phú Tuy nhiên không phải lúc nào,nguồn thông tin chúng ta nhận được cũng là chính xác Trong thực tế, cũng cókhông ít trường hợp người làm báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởngtiêu cực đến uy tín của báo chí và niềm tin của công chúng

Mất uy tín và niềm tin là một hậu quả to lớn mà những người làm báo viphạm pháp luật có thể phải đối mặt Người ta sẽ không tin tưởng vào những thôngtin và tin tức mà họ cung cấp, và điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng

và uy tín của họ trong ngành báo chí cũng như trong mắt công chúng

Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng xã hội Thông tin sailệch và giả mạo có thể lan truyền nhanh chóng, gây rối và hỗn loạn trong xã hội.Những tin tức không đáng tin cậy có thể khiến công chúng phân hóa, suy đoán sai,

và dẫn đến hậu quả khôn lường cho sự ổn định và an toàn của xã hội

Hơn nữa, những người làm báo vi phạm pháp luật thường không chỉ gây tổnhại cho ngành báo chí mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước Thông tinkhông chính xác và gây rối có thể làm mất đi cơ hội phát triển, gây lãng phí tàinguyên, và cản trở quá trình xây dựng một xã hội văn minh và tiến bộ

Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm của báo chí và truyền thông là rất quantrọng Từ đó đưa ra những nhận thức về những yêu cầu bắt buộc mà nhà báo hayngười làm truyền thông cần tuân theo Như vậy mới có thể phần đảm bảo được tínhhiệu quả và đáp ứng tốt hơn với sự thay đổi của thời đại

Trang 5

Báo chí còn là một hệ thống quan trọng trong truyền thông đại chúng, gồmmột loạt các phương tiện truyền thông và công cụ truyền thông, nhằm thu thập, xử

lý và truyền tải thông tin, tin tức, và kiến thức đến công chúng Các phương tiệntruyền thông trong báo chí bao gồm báo in, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh,trang web, mạng xã hội, blog và các ứng dụng truyền thông khác Mỗi phương tiệnnày có phạm vi và cách tiếp cận riêng biệt, giúp báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin

đa dạng của mọi người trong xã hội

Vai trò của báo chí là vô cùng quan trọng và đa chiều Đầu tiên, nó đóng vaitrò là một nguồn thông tin đáng tin cậy Báo chí cung cấp thông tin, tin tức, sự kiện

và bình luận về các vấn đề quan trọng trong xã hội, bao gồm cả các sự kiện quốc tế

và quốc gia, vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục vàsức khỏe Nhờ vào báo chí, mọi người có thể cập nhật thông tin mới nhất và đánhgiá tình hình chung một cách toàn diện

Thứ hai, báo chí có vai trò tạo lập ý thức và giáo dục công chúng Thông quaviệc truyền tải thông tin và kiến thức, báo chí giúp nâng cao tri thức của mọi người

và định hình ý thức, quan điểm và giá trị trong xã hội Báo chí có thể giúp mọi

Trang 6

người hiểu rõ hơn về các vấn đề phức tạp, đối mặt với thách thức và thay đổi, từ đókhuyến khích tham gia tích cực và xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Thứ ba, báo chí có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến chủtrương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh, phảnbác quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; giám sát và phản biện xãhội; nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và tăng cường sự đồng thuận của xãhội2 Báo chí cung cấp cho người dân thông tin và quan điểm đa dạng từ nhiềunguồn, giúp họ đưa ra quyết định thông minh và tham gia vào các quy trình dânchủ như bỏ phiếu và tham gia các hoạt động chính trị và xã hội

Tuy nhiên, để báo chí có thể thực hiện đúng vai trò của mình, cần phải tuânthủ các nguyên tắc nghề nghiệp Điều này bao gồm tính chính xác của thông tin,không gian riêng tư, đa dạng ý kiến, công bằng và minh bạch trong việc đưa tin.Báo chí cũng cần phải tránh việc lạm dụng quyền lực thông qua thông tin sai lệchhoặc vi phạm quyền riêng tư của người khác

Trong thời đại công nghệ số, vai trò của báo chí càng trở nên phức tạp hơn.Một số thách thức mà báo chí đang đối mặt bao gồm sự lan truyền thông tin sailệch, thiếu tin tức đáng tin cậy và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nguồn thông tinkhông chính thống trên mạng xã hội Để đối mặt với những thách thức này, báo chícần thay đổi và thích nghi với các xu hướng mới, tận dụng công nghệ thông tin đểduy trì tính chính xác và minh bạch của thông tin, đồng thời duy trì tinh thần đadạng và chất lượng của nội dung truyền thông

1.1.2 Truyền thông là gì

Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, ý kiến giữahai hoặc nhiều đối tượng khác nhau, là quá trình quan trọng và cần thiết trong việctruyền tải thông tin, tin tức, ý kiến và kiến thức từ một nguồn đến một đối tượnghoặc một nhóm đối tượng nhất định [2] Nó là một hoạt động giao tiếp cơ bản và

Trang 7

không thể thiếu trong xã hội, cho phép giao tiếp và tương tác giữa cá nhân, tổ chức

và cộng đồng

Có nhiều hình thức truyền thông phong phú và đa dạng, bao gồm truyềnthông đại chúng, truyền thông xã hội, truyền thông trực tuyến và truyền thôngtương tác Truyền thông đại chúng sử dụng các phương tiện truyền thông lớn nhưbáo chí, truyền hình và đài phát thanh để đáp ứng nhu cầu thông tin của đại chúng.Truyền thông xã hội phát triển trên nền tảng của mạng xã hội, cho phép mọi ngườitạo, chia sẻ và tương tác với nội dung một cách dễ dàng Truyền thông có thể đượcthực hiện qua các phương tiện truyền thông (media), là các công cụ để truyền tảithông điệp đến công chúng, như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, internet, mạng

xã hội… Truyền thông cũng có thể được hiểu là giao tiếp (communication), là sựtương tác giữa người với người hoặc người với máy tính qua các kênh và mã hóakhác nhau như thông qua Internet và các trang web, cung cấp nhiều nguồn thôngtin đa dạng Truyền thông tương tác cho phép tương tác trực tiếp giữa người gửithông tin và người nhận thông tin thông qua các cuộc họp trực tuyến và cuộc gọivideo

Vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng và có tác động lớn đến cuộcsống và hành vi của con người Nó không chỉ tạo ra nhận thức và kiến thức, mà còngiúp xây dựng và thúc đẩy ý thức cộng đồng Thông qua truyền thông, mọi người

có thể tiếp cận thông tin mới nhất và đánh giá tình hình chung một cách toàn diện.Truyền thông cũng có thể tác động đến quyết định chính trị, quyết định mua sắm vàhành vi tiêu dùng của người dân, tạo ra văn hóa và thay đổi quan điểm xã hội.Trong thời đại hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, vai tròcủa truyền thông càng trở nên phức tạp hơn Một số thách thức mà truyền thôngđang đối mặt bao gồm sự lan truyền thông tin sai lệch, thiếu tin tức đáng tin cậy và

sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nguồn thông tin không chính thống trên mạng xã hội

Để đối mặt với những thách thức này, truyền thông cần thay đổi và thích nghi với

Trang 8

các xu hướng mới, tận dụng công nghệ thông tin để duy trì tính chính xác và minhbạch của thông tin, đồng thời duy trì tinh thần đa dạng và chất lượng của nội dungtruyền thông.

1.1.3 Sự khác nhau giữa báo chí và truyền thông

Báo trí và truyền thông là hai khái niệm có liên quan nhưng không giốngnhau Truyền thông là khái niệm chung về sự giao tiếp, là quá trình trao đổi, chia sẻthông tin nhằm thay đổi nhận thức và hành động Truyền thông có nhiều hình thức

và phương tiện, như lời nói, hành động, âm thanh, hình ảnh, văn bản, internet, điệnthoại,… Mục đích cuối cùng của truyền thông là thay đổi nhận thức rồi đến hànhđộng

Báo chí là một khái niệm hẹp hơn của truyền thông Đó cũng là một quátrình truyền thông tuy vậy, báo chí có chức năng thông tin, giáo dục, giải trí và địnhhướng dư luận Báo chí gồm có in báo, báo hình, báo điện tử, báo phát thanh Mụcđích cuối cùng của báo chí vẫn là cung cấp thông tin cho độc giả

Có thể nói, báo chí là một phần của truyền thông, nhưng hạn chế hơn vềphạm vi và tính chuyên môn Nó thường ám chỉ đến các phương tiện truyền thôngtruyền thống như báo in, tạp chí, truyền hình và đài phát thanh Báo chí tập trungvào việc cung cấp thông tin chính xác và chuyên sâu thông qua các hình thứctruyền thông này

Theo lý thuyết, truyền thông là một thuật ngữ rộng hơn, bao gồm không chỉbáo chí mà còn cả các phương tiện truyền thông khác như truyền thông xã hội,trang web và các nền tảng trực tuyến khác Truyền thông đa dạng và đang pháttriển liên tục, với sự gia tăng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thôngtrực tuyến Điều này cho phép truyền thông tập trung hơn vào tính tương tác vàtham gia của người đọc và người tiếp nhận thông tin Các nền tảng truyền thông xãhội và truyền thông trực tuyến cho phép người dùng tạo, chia sẻ và tương tác vớinội dung một cách dễ dàng và nhanh chóng

Trang 9

Một điểm quan trọng khác là tính minh bạch và nguồn gốc thông tin Báo chítruyền thống thường đảm bảo tính minh bạch và nguồn gốc thông tin rõ ràng hơn.Người đọc có thể dễ dàng xác định nguồn thông tin từ báo chí truyền thống, giúpđảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin Trong khi đó, truyền thôngtrực tuyến và truyền thông xã hội thường gặp thách thức về tính minh bạch vànguồn gốc thông tin Đôi khi, thông tin trên các nền tảng này có thể không rõ ràng

về nguồn gốc và độ tin cậy, làm cho người đọc phải cần thêm sự cân nhắc và đánhgiá trước khi tin tưởng vào thông tin đó

Có thể nói, báo chí và truyền thông đều đóng vai trò quan trọng trong việctruyền tải thông tin và kiến thức đến công chúng Truyền thông bao gồm cả báo chí

và các phương tiện truyền thông khác, và có xu hướng tập trung hơn vào tính tươngtác và tham gia của người đọc Tuy nhiên, tính minh bạch và nguồn gốc thông tincần được đặt lên hàng đầu để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tintruyền tải đến công chúng

1.2 Đặc điểm của báo chí

Báo chí là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều loại hình và phương tiệntruyền tải thông tin đến công chúng Báo chí có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Tính thông tin thời sự: Báo chí phản ánh những sự kiện, vấn đề vừa mới

xảy ra, có ý nghĩa xã hội và được nhiều người quan tâm Báo chí cung cấp thông tinnhanh chóng, kịp thời và chính xác cho công chúng

Tính đa dạng và phong phú: Báo chí có nhiều loại hình khác nhau, như báo

viết, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử, báo công dân… Mỗi loại hình cónhững ưu và nhược điểm riêng, nhưng đều có thể truyền tải thông tin bằng chữ, âmthanh, hình ảnh hoặc kết hợp các phương tiện này Báo chí cũng có nhiều thể loạikhác nhau, như tin tức, bình luận, phóng sự, tạp chí… Mỗi thể loại có những đặcđiểm về nội dung, hình thức và phương pháp viết khác nhau

Trang 10

Tính tác động và tương tác: Báo chí không chỉ là người cung cấp thông tin

mà còn là người tạo dư luận, ảnh hưởng đến ý thức và hành động của công chúng.Báo chí cũng là kênh để công chúng bày tỏ ý kiến, góp ý, phản biện và đóng gópcho các vấn đề xã hội Báo chí tạo ra sự tương tác giữa người viết và người đọc,giữa các tổ chức và cá nhân trong xã hội

Mục tiêu truyền thông thông tin: Chức năng chính của báo chí là thu thậpthông tin, tin tức và kiến thức và truyền tải chúng đến công chúng Báo chí giữ vaitrò là "người trung gian" giữa nguồn thông tin và người nhận thông tin, giúp kết nối

và truyền đạt các sự kiện và thông tin quan trọng trong xã hội

Tính chính xác và khách quan: Báo chí cần tuân thủ các nguyên tắc nghềnghiệp để đảm bảo tính chính xác và khách quan của thông tin Điều này đòi hỏiphải kiểm tra và xác minh thông tin từ các nguồn đáng tin cậy trước khi đăng tải.Đây cũng là môt trong những đặc điểm yêu cầu người làm báo chấp hành.Tính cập nhật và đúng giờ: Báo chí đòi hỏi tính đúng giờ và cập nhật thôngtin Để duy trì tính tin cậy và hấp dẫn, báo chí thường cập nhật thông tin và sự kiệnnhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng

Tính minh bạch và nguồn gốc thông tin: Báo chí truyền thống thường đảmbảo tính minh bạch và nguồn gốc thông tin rõ ràng hơn Người đọc có thể dễ dàngxác định nguồn thông tin từ báo chí truyền thống, giúp đảm bảo tính chính xác vàđáng tin cậy của thông tin

Báo chí cung cấp nhiều loại nội dung đa dạng như tin tức nóng hổi, bình luận

xã hội, phân tích sự kiện, thông tin văn hóa và giải trí Điều này giúp đáp ứng nhucầu thông tin và sở thích của đại chúng, tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn trong nộidung báo chí Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, báo chí cần tuân thủ cácnguyên tắc nghề nghiệp Người làm báo chí thường phải xác minh thông tin từ cácnguồn đáng tin cậy trước khi đăng tải Tính minh bạch và nguồn gốc thông tin cũng

là yếu tố quan trọng, để đảm bảo độ tin cậy và uy tín của báo chí trong mắt độc giả

Trang 11

Báo chí cũng có tác động xã hội mạnh mẽ Nó có khả năng tạo ra nhận thức,thay đổi ý kiến và hành vi của người dân Báo chí có thể ảnh hưởng đến quyết địnhchính trị, hành vi tiêu dùng và tham gia dân chủ Vì vậy, vai trò của báo chí khôngchỉ đơn thuần là truyền tải thông tin, mà còn là tạo ra sự ảnh hưởng xã hội tích cực.

1.3 Đặc điểm của truyền thông

Truyền thông là một hệ thống phương tiện truyền thông đa dạng và phongphú, được sử dụng để truyền tải thông tin, tin tức, kiến thức và ý kiến từ nguồn gốcđến công chúng Những phương tiện truyền thông bao gồm báo chí (bao gồm cảbáo in và tạp chí), truyền hình, đài phát thanh, trang web, mạng xã hội và nền tảngtruyền thông trực tuyến khác

Mục tiêu của truyền thông là cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậycho độc giả hoặc người tiếp nhận thông tin Truyền thông đóng vai trò là cầu nốigiữa nguồn thông tin và công chúng, giúp kết nối và truyền đạt các sự kiện vàthông tin quan trọng trong xã hội Chính vì vây, truyền thông có nhiều tính chấtsau:

Tính đa chiều: Truyền thông có thể diễn ra theo nhiều hướng khác nhau,

chẳng hạn như truyền thông một chiều (từ người gửi đến người nhận), truyền thônghai chiều (có sự tương tác giữa người gửi và người nhận), truyền thông nhiều chiều(có sự tham gia của nhiều bên trong quá trình truyền thông)

Tính đa phương tiện: Truyền thông có thể sử dụng nhiều phương tiện khác

nhau để truyền tải thông tin, chẳng hạn như chữ, âm thanh, hình ảnh, video, kýhiệu… Mỗi phương tiện có những ưu và nhược điểm riêng, cũng như yêu cầu kỹnăng và kỹ thuật khác nhau để sử dụng hiệu quả

Tính đa ngữ cảnh: Truyền thông có thể xảy ra trong nhiều ngữ cảnh khác

nhau, chẳng hạn như truyền thông cá nhân (giữa hai cá nhân), truyền thông tập thể(giữa một cá nhân và một nhóm), truyền thông đại chúng (giữa một cá nhân hoặc tổchức và một lượng lớn khán giả), truyền thông xã hội (giữa các cá nhân hoặc tổ

Trang 12

chức trong một xã hội) Mỗi ngữ cảnh có những quy tắc, mục đích và kết quả khácnhau cho quá trình truyền thông.

Trong thời đại hiện đại, truyền thông đã tiến bộ hơn với tính tương tác vàtham gia của người tiếp nhận thông tin Các nền tảng truyền thông xã hội, trangweb và các ứng dụng trực tuyến cho phép người dùng tạo, chia sẻ và tương tác vớinội dung một cách dễ dàng và nhanh chóng Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho sựtương tác và đóng góp ý kiến của công chúng vào thông tin được truyền tải Giống với báo chí, truyền thông cũng mang tính khách quan và minh bạch.Đây là những yếu tố cốt yếu trong hoạt động truyền thông Truyền thông cần tuânthủ các nguyên tắc nghề nghiệp để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy củathông tin Tính minh bạch về nguồn gốc thông tin giúp công chúng đánh giá và đặtniềm tin vào thông tin đó

Một trong những yếu tố quan trọng khác của truyền thông là tính cập nhật vàđúng giờ Với tốc độ phát triển nhanh chóng của sự kiện và thông tin, truyền thôngcần nhanh chóng cập nhật thông tin mới nhất để đáp ứng nhu cầu thông tin của đạichúng

Không chỉ đơn thuần truyền tải thông tin, truyền thông còn có tác động mạnh

mẽ đến xã hội Nó có khả năng tạo ra nhận thức, thay đổi ý kiến và hành vi củangười dân Truyền thông có thể ảnh hưởng đến quyết định chính trị, hành vi tiêudùng và tham gia dân chủ, từ đó thúc đẩy sự thay đổi và phát triển của xã hội.Nhìn chung, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thôngtin và kiến thức đến công chúng Đa dạng phương tiện, tính tương tác và tham gia,tính khách quan và minh bạch, tính cập nhật và đúng giờ, cùng với tác động xã hội,

là những đặc điểm quan trọng của truyền thông trong xã hội hiện đại

1.4 Báo chí – Truyền thông trong thời buổi hiện nay

Trong cuộc sống hiện đại, mối quan hệ giữa báo chí và truyền thông đã trởnên ngày càng tương hỗ và tương tác chặt chẽ hơn bao giờ hết Trong quá trình

Ngày đăng: 22/04/2024, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w