1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp 3 ngành luật

24 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp 3
Tác giả Bùi Đức Vĩ
Người hướng dẫn Lê Tuấn Anh
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 99,42 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp 3 chuyên ngành luật dành cho các bạn sinh viên đi thực tập tại văn phòng luật nhưng chưa biết viết báo cáo như nào

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

HỌ TÊN SINH VIÊN: BÙI ĐỨC VĨ NGÀNH: LUẬT

KHOA: LUẬT LỚP 2150A02 MÃ SINH VIÊN: 21A500100320 NGÀY SINH: 26/04/2003

BÁO CÁO THỰC TẬP HỌC PHẦN : THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 3

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP :

NĂM 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập 3

1.2 Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu 6

Trang 3

I.PHẦN MỞ ĐẦU

Với mục đích học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, muốn phát triển bản thân một cách hoàn thiện nhất, tiếp cận gần hơn với các lĩnh vực, ngành nghề mà mình đang theo học và được sự đồng ý của trường, khoa Luật Đại học Mở Hà Nội, ban lãnh đạo của Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Sở hữu trí tuệ OCEANLAW (OCEANLAW., JSC) đã cho em có cơ hội được thực tập định hướng nghề nghiệp học phần 4 của mình Trong thời gian thực tập tại đây, em đã nhận thức được vai trò quan trọng và tầm vóc lớn lao của đơn vị cơ quan mà em đang thực tập, góp phần vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước vững mạnh

Trong thời gian này em đã được Giám đốc/ Trưởng văn phòng Luật sư LêTuấn Anh hướng dẫn thực tập để hoàn thành Thực tập nghề nghiệp

Dưới đây là báo cáo thực tập của em khi hoàn thành xong thực tập định hướng nghề nghiệp 3 Em xin chân thành cảm ơn thầy cô, trường, khoa Luật Đạihọc Mở Hà Nội cũng như lãnh đạo của văn phòng Luật sư Bảo Nhân đã giúp emhoàn thành xong thực tập định hướng nghề nghiệp 3

1.1.Giới thiệu về cơ quan thực tập 1.1.1 Tên cơ quan thực tập: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẢO NHÂN1.1.2 Bộ máy lãnh đạo(Tên của các cán bộ lãnh đạo cơ quan)

- Giám đốc/ Trưởng văn phòng: Luật sư Lê Tuấn Anh

- Phó văn phòng: Luật sư Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Luật sư Đỗ Thị Hương

1.1.3 Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ

- Tên đầy đủ: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẢO NHÂN

- Địa chỉ trụ sở: Tổ 16 phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Trang 4

- Giấy đăng ký hoạt động số: 01010316/TP/ĐKHĐ cấp ngày 04/03/2008

- Mã số thuế: 0102707775 Đăng ký và Quản lý bởi Chi cục thuế Quận HoàngMai

- Ngày cấp: 07/04/2008

- Địa chỉ thuế: Tổ 16 phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

- Đại diện pháp luật, chủ sở hữu, giám đốc: Lê Tuấn Anh

Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư thông qua tư vấn phápluật, và dịch vụ pháp lý khác hay đại diện bến ngoài tố tụng đều xuất phát từnhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở

Trang 5

pháp luật và đạo đức nghề nghiệp Dịch vụ pháp lý của Luật sư không những cókhả năng giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn, kinh té xã hội một cách vănminh, làm cho xã hội ổn định , an toàn cho mọi người mà còn góp phần ngănngừa các rủi ro có thể xảy ra nếu như được sử dụng ngay từ giai đoạn chuẩn bịđầu tư sản xuất kinh doanh, hay tham gia vào bất kỳ một quá trình nào đó của xãhội.

Ngoài ra chức năng xã hội của Luật sư còn được thể hiện thông qua cáchoạt động trợ giúp pháp lý Đây là hoạt động thể hiện tinh thần phục vụ cộngđồng của Luật sư đối với những người, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.Sự cống hiến đối với xã hội của Luật sư và đội ngũ Luật sư trong hoạt động trợgiúp pháp lý đã góp phần xây đắp lên những giá trị xã hội của nghề Luật sư.Những năm vừa qua, Luật sư và đội ngũ Luật sư cùng với sự quan tâm của nhànước và xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách xãhội, các chương trình xáo đối giảm nghèo, đảm bảo sự phát triển bền vững

* Nhiệm vụ:

- Tư vấn pháp luật

Tư vấn thường xuyên cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về cácvấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh

Tư vấn và soạn thỏa hợp đồng dân sự, kinh tế – thương mại, lao động

Nghiên cứu và lập báo cáo pháp lý về các lĩnh vực pháp luật cho các tổchức Phi Chính Phủ, tổ chức Quốc Tế và các Doanh Nghiệp

- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng

Tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân,tổ chức và Doanh Nghiệp trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao dộng,hành chính

Đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia tranh tụng tạitòa án, trọng tài

Trang 6

1.2 Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu.

- Vị trí nghề nghiệp: Luật sư

Theo quy định tại Điều 2 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) : “ Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).”

Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay

Chức năng xã hội của luật sư là: "Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật, không bị sai lầm bằng việc giám sát

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là người bào chữa cho các bị can, bị cáo người bị tạm giữ trong các vụ án Hình sự hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính, lao động, ly hôn, người bị hại trong các vụ án hình sự…

Ngoài ra luật sư cũng trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên; người có nhược điểm về thể chất tâm thần; người có khung hình phạt cao nhất là tử hình… theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư và Tổ

Trang 7

chức hành nghề luật sư trên cơ sở yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc của Cơ quan tiến hành tố tụng

Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật: Luật sư tham gia tư vấn cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình: tư vấn hợp đồng, tư vấn cho các doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ

Luật sư với tư cách là độc lập, đứng ở giữa với nhà nước với nhân dân, dođó, không bị áp lực bởi sự quản lí của nhà nước

Luật sư là những người gần gũi, gần nhân dân, hiểu được nhân dân, do đókhi họ hiểu pháp luật thế nào thì sẽ tuyên truyền cho nhân dân một cách dễ hiểu nhất Từ đó tạo nên nhiều ý kiến trái chiều về pháp luật, giúp cho Nhà nước nhận ra được sự hạn chế của pháp luật để có hướng điều chỉnh cho đúng, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước

Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư đã đem đến cho người dân những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người dân hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc, tránh việc đi lại nhiều lần dẫn đến tốn kém thời gian, tiền bạc và côngsức của người dân, những người được trợ giúp pháp lý

Những vụ việc của họ được những luật sư trợ giúp pháp lý tư vấn, đại diện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần rất lớn vào công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay

- Công việc chính của một luật sư

 Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phâncông

Việc chuẩn bị các văn bản soạn thảo hồ sơ pháp lý thật sự là công việc quá quen thuộc đối với các luật sư hoạt động trong công ty luật

Trang 8

Các văn bản hồ sơ này cần phải được nghiên cứu, soạn thảo một cách cẩn thận và chính xác nhất Vì hành nghề trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật thì không có chỗ cho sai sót Nếu có lỗi thì có thể ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng và thậm chí là bản thân người phụ trách.

 Tham gia tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấnđề phát sinh

Công việc tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp được xem là công việc chính của luật sư và hầu hết người ta biết đến luật sư thông qua việc này

Hiện nay việc tư vấn giải quyết tranh chấp có rất nhiều hình thức như là trao đổi trực tiếp hoặc là tư vấn thông qua điện thoại, gmail, trang web

Khi khách hàng gặp vấn đề, vướng mắc pháp lý luật sư là người chịu trách nhiệm phân tích và giải thích mặt có lợi, có hại của sự việc giúp họ nắm rõ tình hình hiện tại họ đang gặp phải

Giải quyết tranh chấp và tham gia tranh tụng cũng là một phần công việc của luật sư Họ sẽ làm người bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng tranh tụng trước tòa án và luật pháp

Nhiệm vụ của luật sư là nắm rõ tình hình thực tế dựa trên căn cứ pháp lý để có thể bảo vệ quyền lợi của thân chủ

Thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình kiện tụng, cung cấp hồ sơ kiện tụng cho cơ quan Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài

Khi giải quyết các vấn đề tranh chấp kiện tụng của khách hàng thì luật sư chính là người thu thập chứng cứ để phục vụ cho quá trình kiện tụng giúp ích trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng

Các chứng cứ tìm thấy phải được xem là quan trọng và mang tính quyết định của vụ án, các hồ sơ tài liệu chứng cứ sẽ được nộp về cơ quan tòa án, nhà nước hoặc tổ chức trọng tài,

Trang 9

 Đại diện cho Công ty/ Khách hàng trong quá trình đàm phánTrở thành người đại diện hợp pháp của khách hàng đồng nghĩa với việc luật sư sẽ là người đại diện tất cả Họ sẽ là người phát ngôn chính thức của khách hàng nói lên điều mong muốn cũng như quan điểm khách hàng muốn trình bày cho Tòa án hiểu.

Ngoài ra luật sư còn có thể thay mặt khách hàng của mình thực hiện các công việc pháp lý liên quan trong quá trình xảy ra tranh chấp, kiện tụng

 Làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật trong các trường hợp cần thiết

Trong các trường hợp nhất định luật sư sẽ được khách hàng ủy quyền chịuvấn đề phát sinh liên quan đến pháp luật Lúc đó, họ phải làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật liên quan để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình

Lúc này luật sư chính là người đại diện và thay mặt khách hàng giải quyếtcác vấn đề nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tối ưu nhất cho khách hàng của mình

II.PHẦN NỘI DUNG

Trong lĩnh vực tham gia tố tụng:

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là người bào chữa cho các bịcan, bị cáo người bị tạm giữ trong các vụ án Hình sự hoặc là người bảo vệ quyền

Trang 10

và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính, lao động, ly hôn, người bị hại trong các vụ án hình sự…

Ngoài ra, luật sư cũng trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên; người có nhược điểm về thể chất tâm thần; người có khung hình phạt cao nhất là tử hình… theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư trên cơ sở yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc của Cơ quan tiến hành tố tụng

Trong lĩnh vực đại diện ngoài tố tụng:

Luật sư sẽ cùng người dân hoặc thay mặt người dân – những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý để làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Thông thường, luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng thể hiện trong các lĩnh vực như Hành chính, Lao động, khiếu nại…

Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật:

Luật sư tham gia tư vấn cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình: tư vấn hợp đồng, tư vấn cho các doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ

Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư đã đem đến cho người dân những thông tin pháp luật hữu ích, giải đáp những thắc mắc, giúp người dân hiểu hơn về các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết khi giải quyết công việc

Những yêu cầu trong việc thực hiện các công việc của nghề nghiệp

Nghề luật sư là một nghề có ảnh hưởng lớn đến xã hội và có nhiều khả năng làm phát sinh các vấn đề về đạo đức và hành xử Luật sư tư vấn cần tuân thủ pháp luật, các Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, xác định rõ phạm vi, lĩnh vực hành nghề

Trang 11

Các Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì và nâng cao uy tín của Luật sư nói chung để từ đó mang lại lợi ích cho mỗi Luật sư nói riêng Đối với hoạt động của Luật sư tư vấn cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam:

- Cần có Thẻ luật sư để hành nghề

- Bảo vệ tốt nhất lợi ích khách hàng

- Tôn trọng nguyên tắc giữ bí mật thông tin

- Đặc quyền giữa khách hàng và Luật sư: “Đặc quyền giữa Luật sư và khách hàng” Đây là đặc quyền bảo vệ thông tin, theo đó, do đặc thù của mối quan hệ giữa hai bên mà các trao đổi giữa họ cần được giữ bí mật

Ý nghĩa của đặc quyền này là nhằm khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin trung thực cho Luật sư Việc cung cấp thông tin trung thực góp phần làm giảm khả năng khách hàng cố ý hoặc vô ý thực hiện một hành vi trái pháp luật vì thiếu sự trao đổi trung thực giữa khách hàng và Luật sư của mình

- Quyền tiếp cận khách hàng của Luật sư đối phương

- Lắng nghe: Luật sư hoặc thư ký cần ghi chép lại những vấn đề mà kháchhàng trình bày, không nên ngồi nghe một cách thụ động hoặc có thái độ cảm thán quá mức, không phù hợp với nội dung giao tiếp

Trong quá trình tham gia tố tụng, Luật sư phải đáp ứng được các đòi hỏi về mặt thủ tục pháp lý, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất mà một Luật sư cần phải có; đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết để tranh tụng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng Cụ thể:

Luật sư phải đăng ký bào chữa cho người bị buộc tội hoặc đề nghị đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng và được cơ quan tiến hành tố tụng cho phép thông qua hoạt động vào sổ đăng ký bào chữa hoặc sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Trang 12

Luật sư được chính thức tham gia tố tụng kể từ khi được các cơ quan tiếnhành tố tụng thông báo về việc đã đăng ký thành công thủ tục trở thành người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Trong tham gia tố tụng, Luật sư phải nhanh chóng, kịp thời, nên cần phải có kỹ năng trong việc làm thủ tục tham gia bào chữa, chuẩn bị sẵn sàng các giấytờ cần thiết, chuyển các tài liệu đến đúng cơ quan, người có thẩm quyền, đúng quy định pháp luật để đăng ký bào chữa hoặc đăng ký bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng

Tùy vào vai trò của Luật sư trong các vụ án khác nhau mà pháp luật đòi hỏi Luật sư phải thực hiện thủ tục đăng ký tương ứng theo quy định của các luật,bộ luật tố tụng có liên quan

Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng từ chối đăng ký trở thành người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng của Luật sư, nếu việc từ chối không có căn cứ thì Luật sư có thể thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của luật, bộ luật tố tụng có liên quan

- Luật sư phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình theo tư cách người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và sử dụng kỹ năng tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng

Luật sư phải nắm chắc các quy định pháp luật tố tụng về quyền và nghĩa vụ của khách hàng là người bị buộc tội, của người bị hại và các đương sự trong vụ án hình sự; quyền và nghĩa vụ của khách hàng là các đương sự trong vụ án phi hình sự và vận dụng vào trong các tình huống tố tụng phát sinh trong hoạt động tố tụng

Từ đó, kiểm tra, đánh giá xem các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng trong các hoạt động, giai đoạn tố tụng đã thực hiện đúng, đầy đủ, hợp pháp theo quy định của pháp luật hay chưa, có bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp

Ngày đăng: 05/09/2024, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w