Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp kỳ thứ 2 ngành Luật. Hướng dẫn viết chi tiết công việc tìm hiểu thuộc lĩnh vực Lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở là cơ quan quản lý nhà nước
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 1
1 Giới thiệu về cơ quan thực tập 1
1.1 Tên cơ quan thực tập: Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh – Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông 1
1.2 Bộ máy lãnh đạo: 1
1.3 Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ: 1
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển: 4
2 Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu 4
2.1 Mô tả vị trí nghề nghiệp: 4
2.2 Các yêu cầu cần có để đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông 4
2.3 Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của vị trí nghề nghiệp Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này cần giải quyết Nêu chi tiết công việc đó là gì? 6
II NỘI DUNG 8
1 Nêu lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp 8
2 Đánh giá sự phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc 8
2.1 Mô tả các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân 8
2.2 Mô tả các yêu cầu về chuyên môn, về kỹ năng của vị trí công việc 9
2.3 Đối chiếu với yêu cầu công việc để đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc Nếu đã được giao thực hiện một số công việc thì mô tả cụ thể công việc được giao 10
3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong tương lai khi được giao đảm nhận vị trí nghề nghiệp 12
3.1 Mô tả các thuận lợi 12
3.2 Nêu đánh giá về các công việc đã thực hiện 12
3.3 Nêu và phân tích những khó khăn trong tương lai nếu được giao đảm nhận vị trí nghề nghiệp đó và hướng khắc phục 13
4 Nhận xét chung 14
4.1 Nêu các nhận xét của bản thân về các công việc đã được giao thực hiện hoặc các vấn đề thu nhận được trong quá trình thực tập 14
4.2 Nêu nhận xét về các công việc đã được giao thực hiện hoặc về các công việc được các cán bộ nơi thực tập thực hiện 14
4.3 Các nhận xét khác 14
III KẾT LUẬN 16
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 18
1 Xác nhận thời gian thực tập: Từ 07/11/2022 đến 27/11/2022 18
2 Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập 19
PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU 20
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu về cơ quan thực tập
1.1 Tên cơ quan thực tập: Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh – Phòng
Quản lý chất lượng công trình giao thông
1.2 Bộ máy lãnh đạo:
- Giám đốc Sở: Hoàng Quang Hải;
- Phó Giám đốc Sở thường trực: Bùi Hồng Minh;
- Phó Giám đốc Sở: Hoàng Đình Sáu;
- Phó Giám đốc Sở: Phạm Thanh Bình;
- Phó Giám đốc Sở: Vũ Văn Kinh
1.3 Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ:
Căn cứ Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND ngày 25/4/2022 của UBNDtỉnh Quảng Ninh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh
1.3.1 Về cơ cấu tổ chức: Bao gồm Lãnh đạo Sở
- Lãnh đạo Sở: Lãnh đạo Sở gồm Giám đốc Sở và các Phó Giám đốc Sở
b - Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở:
Trang 4+ Các tổ chức tham mưu giúp việc: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng
Kế hoạch-Tài chính; Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng và An toàn giao thông;Phòng Quản lý vận tải và phương tiện; Phòng Quản lý Đào tạo và Sát hạch;Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông
- Các đơn vị sự nghiệp công lập: Trạm Quản lý vận tải quá cảnh đường
bộ Việt – Trung; Trạm Kiểm tra tải trọng xe tỉnh Quảng Ninh; Trạm Đăngkiểm phương tiện thuỷ nội địa; Cảng vụ đường thuỷ nội địa Quảng Ninh;Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng; Trung tâm Sáthạch lái xe và Giám sát giao thông vận tải đường bộ Quảng Ninh; Ban Quản
lý dự án vốn sự nghiệp giao thông;
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ
a Chức năng: Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải;
an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đôthị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thốngbiển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành chongười đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ
xe trên địa bàn
b Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Dự thảo quyết định, quy định, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án của
Ủy ban nhân dân tỉnh về giao thông vận tải và các văn bản khác theo phâncông của Ủy ban nhân dân tỉnh; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở
Trang 5+ Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhànước về giao thông vận tải cho Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấphuyện;
+ Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải;
+ Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hànhchính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải;
+ Quyết định các dự án đầu tư về giao thông vận tải thuộc thẩm quyềnquyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân cấp
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Dự thảo các văn bản về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền ban hànhcủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công;
+ Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải;
+ Dự thảo quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập
do Sở Giao thông vận tải quản lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫncủa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các vănbản khác trong lĩnh vực giao thông vận tải được cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục,theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nướcđược giao
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về cácvấn đề: Về kết cấu hạ tầng giao thông; Về phương tiện và người điều khiển
Trang 6phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùngtrong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng,
an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vậntải; Về vận tải; Về an toàn giao thông; Tổ chức thực hiện các quy định về bảo
vệ môi trường trong giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật;
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển:
Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh thuộc Ngành giao thông Vận tải đượcthành lập vào Ngày 28/8/1945 Đến nay đã có quá trình hình thành và pháttriển đến 77 năm, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển đất nước
2 Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà mình định tìm hiểu
2.1 Mô tả vị trí nghề nghiệp:
Phó Trưởng phòng quản lý chất lượng công trình giao thông là chứcdanh cán bộ được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về Luật công chức.Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông lãnh đạo điềuhành các chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công,theo dõi tiến độ, chất lượng, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các chuyên viên.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ đạo và điều hànhmọi hoạt động của Phòng khi Trưởng phòng đi vắng
Trang 72.2 Các yêu cầu cần có để đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông.
Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông là chứcdanh Lãnh đạo quản lý cấp phòng cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Theo quy định tại Điều 51 Luật Cán bộ, công chức quy định, căn cứ để
bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là: Nhu cầu, nhiệm vụ của
cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Tiêu chuẩn chung: Theo quy định tại Điều 42 Nghị định số
138/2020/NĐ-CP, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo gồm:+ Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thểcủa chức vụ bổ nhiệm
+ Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗhoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.+ Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập.+ Đáp ứng điều kiện về độ tuổi được bổ nhiệm: Được đề nghị bổ nhiệmlần đầu hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi
bổ nhiệm: Phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổnhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;Được bổ nhiệm vào chức vụ mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm của chức vụ đó làdưới 05 năm: Tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ; Công chức được điềuđộng, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đanggiữ: Không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định trên
+ Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao
Trang 8+ Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ của Đảng vàcủa pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gianthực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
- Về điều kiện bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng:
+ Tốt nghiệp Đại học, Thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Cầu đường,Kinh tế xây dựng;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng Lãnh đạo quản lý cấp phòng;
+ Bằng tốt nghiệp Trung cấp chính trị trở lên;
+ Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
+ Chứng chỉ tiếng anh B, chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
2.3 Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của vị trí nghề nghiệp.
Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này cần giải quyết Nêu chi tiết công việc đó là gì?
Theo bản mô tả công việc được giao đối với chức danh Phó trưởngphòng Quản lý chất lượng công trình giao thông đã nêu ở trên, chi tiết cáccông việc này thực hiện hằng ngày như sau:
- Theo dõi thẩm định các dự án đầu tư; thẩm định các dự án đối tác công
tư (PPP): Chỉ đạo các chuyên viên thực hiện thẩm định các dự án đầu tư xâydựng công trình giao thông theo quy định tại Điều 56, 57, 58, 59, 82, 83, 84Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 được sửa đổi bổ sung tại các Khoản
13, 14, 15, 16, 24, 25, 26 ĐIều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của LuậtXây dựng số 62/2020/QH14 và các quy định tại các Nghị định của Chính phủ:
Trang 9Số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 Quy định chi tiết một số nội dung vềquản lý dự án đầu tư xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021Quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng vàbảo trì công trình xây dựng Bao gồm các công việc: Đôn đốc các chuyên viênthực hiện thẩm định đảm bảo đúng tiến độ; Chủ trì thực hiện công tác thẩmđịnh; Kiểm tra hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và tổng mức đầu tư, thiết kếbản vẽ thi công, dự toán xây dựng; Rà soát Thông báo kết quả thẩm địnhtrước khi trình Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định, dự thảo Quyết định phêduyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo các quy định nêu trên
- Thẩm định, thẩm tra công tác ATGT đối với dự án trước khi đưa vàokhai thác sử dụng hoặc trong quá trình triển khai các bước; thành viên hộiđồng giám định theo quy định tại Luật giao thông đường bộ số23/2008/QH12 Bao gồm các công việc: Kiểm tra kết quả thẩm tra an toàngiao thông; kiểm tra công tác thiết kế, thi công hệ thống báo hiệu đường bộ tạicác dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và dự thảo Thông báo kếtquả thẩm định an toàn giao thông trình UBND tỉnh xem xét, quyết định
- Trực tiếp soát, ký các văn bản tham mưu của chuyên viên theo lĩnh vựcphụ trách: Rà soát, ký các văn bản tham gia ý kiến phối hợp với các SỞchuyên ngành, công văn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản trả lời kiếnnghị cử tri, văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quản lýchất lượng công trình giao thông… do các chuyên viên trình trước khi trìnhLãnh đạo Sở xem xét, quyết định
Trang 10- Điều hành mọi hoạt động của Phòng khi Trưởng phòng đi vắng: Thựchiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công hoặc ủy quyền
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Lãnh đạo Sở phân công: Thực hiệnmột số công việc do Lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ đạo như: Là thành viên các tổcông tác đi kiểm tra, hướng dẫn tại các địa phương; chuẩn bị các tài liệu, báocáo khi Lãnh đạo Sở đi họp, kiểm tra; Là thành viên trong tổ công tác theonhiệm vụ do UBND tỉnh giao cho Sở Giao thông vận tải thực hiện…
II NỘI DUNG
1 Nêu lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp
Là một công chức đang công tác tại Phòng Quản lý chất lượng côngtrình giao thông, tôi đã được quy hoạch chức danh Trưởng phòng, Phó
Trang 11Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông tại Quyết định số2815/QĐ-SGTVT ngày 15/6/2022 của Sở Giao thông Vận tải Do đó, việcthực tập định hướng nghề nghiệp vị trí Phó trưởng phòng Quản lý chất lượngcông trình giao thông là việc cần thiết để tiếp tục phát triển các kỹ năng vềlãnh đạo quản lý cấp phòng.
2 Đánh giá sự phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc
2.1 Mô tả các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
- Về ưu điểm:
+ Tác phong, lề lối làm việc: Có tinh thần, ý thức tổ chức kỷ luật cao, cótác phong, thái độ làm việc nghiêm túc, đúng đắn; sử dụng thời giờ làm việc
có hiệu quả đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao Chủ động, nhiệt tình,
có trách nhiệm trong công việc chuyên môn và hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao Tích cực tham mưu, đề xuất những nhiệm vụ phát sinh đột xuất cần giảiquyết để đảm bảo tiến độ công việc
+ Tinh thần học tập nâng cao kiến thức: Luôn luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân
+ Có khả năng thuyết trình, trình bày các nhiệm vụ trước các cơ quan,
tổ chức, có khả năng tổ chức, điều hành các cuộc họp liên quan đến các vấn
đề chuyên môn đang phụ trách
Trang 12+ Chính trị tư tưởng: Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, Chấp hành và thực hiện nghiêm Luật cán bộ, công chức, nội quy,quy chế hoạt động của cơ quan.
- Về nhược điểm: Cần bố trí thời gian cho công tác chuyên môn hợp lý
để tham gia các hoạt động đoàn thể
2.2 Mô tả các yêu cầu về chuyên môn, về kỹ năng của vị trí công việc
Nội dung công việc của phòng là các lĩnh vực có tính chuyên môn, kỹthuật và nghiệp vụ Do vị trí, cấp độ phòng khác nhau nên nhiệm vụ cụ thểcủa phòng ở mỗi cấp khác nhau Nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo phòng
chủ yếu tập trung vào hai mảng: (i) Chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, quyết định quản lý của cấp trên; (ii) Tham mưu công tác cho lãnh đạo.
Để đáp ứng yêu cầu về chức danh Phó Trưởng phòng cần đáp ứng cácyêu cầu về chuyên môn, về kỹ năng như sau:
- Về công tác chuyên môn: Có chuyên môn sâu về lĩnh vực Quản lý dự
án, quản lý chất lượng công trình giao thông trong việc quản lý đầu tư xâydựng công trình; am hiểu về pháp luật liên quan đến việc đầu tư xây dựngcông trình giao thông như Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Môitrường, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Đấu thầu, Luật Giao thôngđường bộ, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư…
- Về kỹ năng: Kỹ năng phát hiện và lựa chọn vấn đề; Kỹ năng chuẩn bịthông tin, căn cứ, lỹ lẽ; Kỹ năng lựa chọn thời gian và địa điểm; Kỹ năng lựachọn phương pháp và dự kiến kết quả; Kỹ năng trình bày và thuyết phục
Trang 132.3 Đối chiếu với yêu cầu công việc để đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc Nếu đã được giao thực hiện một số công việc thì mô tả cụ thể công việc được giao
- Đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc:
+ Về điều kiện chuyên môn của bản thân:
Là Kỹ sư Xây dựng cầu đường, Thạc sỹ Quản lý xây dựng được đào tạo
và tốt nghiệp tại Đại học Giao thông Vận tải;
Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế, giám sát xây dựng công trìnhgiao thông 08 năm; có kinh nghiệm trong công tác Quản lý nhà nước về lĩnhvực hoạt động xây dựng công trình giao thông 05 năm;
Am hiểu về các Luật liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình giaothông như Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Môi trường, Luật Đất đai,Luật Khoáng sản, Luật Đấu thầu, Luật Giao thông đường bộ, Luật Đầu tưtheo phương thức đối tác công tư…
+ Về điều kiện đáp ứng chức danh Lãnh đạo quản lý cấp phòng theoLuật Cán bộ, Công chức: Đáp ứng đủ các điều kiện theo Mục 2.2 Phần I