1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập Định hướng nghề nghiệp ngành luật

33 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Định Hướng Nghề Nghiệp Ngành Luật
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Ngành Luật
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 170,5 KB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (3)
    • 1. Giới thiệu về cơ quan thực tập (3)
      • 1.1. Tên cơ quan thực tập: Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh – Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông (3)
      • 1.2. Bộ máy lãnh đạo (3)
      • 1.3. Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ (3)
      • 1.4 Lịch sử hình thành và phát triển (6)
    • 2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập (6)
      • 2.1. Họ tên, chức vụ của cán bộ hướng dẫn thực tập (6)
      • 2.2. Mô tả vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập (7)
      • 2.3. Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ hướng dẫn thực tập (7)
  • II. NỘI DUNG (8)
    • 1. Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập (8)
      • 1.1. Mô tả khái quát các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập (8)
      • 1.2. Mô tả khái quát chức năng nhiệm vụ của các vị trí nghề nghiệp (9)
      • 1.3. Nêu các điều kiện tối thiểu cần phải có để đảm nhiệm các vị trí (10)
    • 2. Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu (13)
      • 2.1. Nêu lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp (13)
      • 2.2. Mô tả chi tiết các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp này (13)
      • 2.3. Mô tả chi tiết các công việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện:. .11 2.4. Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này cần giải quyết. Nêu chi tiết công việc đó là gì? (14)
      • 2.5. Mô tả một công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp đã giải quyết mà (16)
    • 3. Các công việc được giao thực hiện hoặc tìm hiểu (17)
      • 3.1. Mô tả chi tiết, cụ thể các công việc được cán bộ hướng dẫn hoặc các cán bộ, nhân viên trong cơ quan giao thực hiện (kể cả các công việc như đánh máy, sắp xếp tài liệu, giao nhận tài liệu…) hoặc được giao để tìm hiểu. Nếu được giao nhiều việc hoặc tìm hiểu nhiều việc thì lần lượt mô tả chính xác, cụ thể các công việc đó. Ví dụ được phân công đánh máy Kế hoạch công tác năm 2019 (Kế hoạch bao nhiêu trang, Gồm các nội dung gì, Sau khi thực hiện công việc rút ra được điều gì)................14 3.2. Nêu đánh giá về các công việc đã thực hiện hoặc được (17)
    • 4. Nhận xét chung (27)
      • 4.1. Nêu các nhận xét của bản thân về các vị trí công việc đã được tìm hiểu; quá trình giải quyết các công việc đó (27)
      • 4.2. Nêu nhận xét về các công việc đã được giao thực hiện (27)
      • 4.3. Các nhận xét khác (28)
  • III. KẾT LUẬN (28)
  • IV. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP (31)
    • 1. Xác nhận thời gian thực tập: Từ 09/9/2022 đến 28/9/2022 (31)
    • 2. Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập (33)

Nội dung

Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp 1 chuyên ngành Luật, vị trí thực tập là lãnh đạo phòng của một sở - là cơ quan quản lý nhà nước

NỘI DUNG

Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập

1.1 Mô tả khái quát các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập:

Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; quản lý của chủ đầu tư về đầu tư xây dựng Các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập bao gồm:

- Trưởng phòng: Lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Phòng; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ đạo.

- Phó Trưởng phòng: Điều hành các chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công, theo dõi tiến độ, chất lượng, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các chuyên viên Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ đạo.

- Các chuyên viên (06 chuyên viên): Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông theo quy định của pháp luật về Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công.

1.2 Mô tả khái quát chức năng nhiệm vụ của các vị trí nghề nghiệp

- Trưởng phòng: Lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Phòng; Quản lý, điều hành các thành viên trong phòng và giao nhiệm vụ trực tiếp cho phó phòng, các chuyên viên trong phòng triển khai công tác tham mưu theo chức năng nhiệm vụ và các chỉ đạo của Lãnh đạo Sở.

- Phó trưởng phòng: Theo dõi thẩm định các dự án đầu tư; thẩm định các dự án đối tác công tư (PPP), thẩm định, thẩm tra công tác ATGT đối với dự án trước khi đưa vào khai thác sử dụng hoặc trong quá trình triển khai các bước; thành viên hội đồng giám định

+ Thực hiện thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông; + Thực hiện công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng công trình giao thông;

+ Tổng hợp và báo cáo đánh giá năng lực đối với các đơn vị nhà thầu, tư vấn khảo sát thiết kế, giám sát thi công; phối hợp với phòng Kế hoạch tài chính tham gia quy hoạch về chuyên ngành giao thông vận tải;

+ Tổng hợp gửi đăng tin, bài trên cổng thông tin điện tử thành phần của Sở;

+ Tổng hợp số liệu định kỳ các công việc về văn phòng Sở và Sở Xây dựng để theo dõi; tổng hợp các loại phí thẩm định trong quá trình thẩm định liên quan đến phòng Quản lý các tài sản của phòng và tài sản được Sở giao quản lý (nếu có); công tác văn thư, văn phòng phẩm của phòng Là thành viên đề án cải cách hành chính của Sở (khi có yêu cầu), thực hiện báo cáo tổng hợp số liệu TTHC của phòng theo quy định Công tác ISO và quản lý hành chính của phòng;

+ Triển khai các văn bản qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, thông tư nghị định; Theo dõi pháp chế, đào tạo, tập huấn, triển khai các qui phạm pháp luật; phổ biến triển khai trong quá trình thực hiện công tác thẩm định, QLCL của phòng

- Phối hợp VP Sở triển khai các ứng dụng KHCN, tham mưu ứng dụng KHCN mới trong lĩnh vực GTVT.

1.3 Nêu các điều kiện tối thiểu cần phải có để đảm nhiệm các vị trí:

1.3.1 Trưởng phòng, Phó trưởng phòng:

Là chức danh Lãnh đạo quản lý cấp phòng đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Theo quy định tại Điều 51 Luật Cán bộ, công chức quy định, căn cứ để bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là: Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Tiêu chuẩn chung: Theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 138/2020/NĐ-

CP, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo gồm:+ Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm.

+ Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. + Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập.

+ Đáp ứng điều kiện về độ tuổi được bổ nhiệm: Được đề nghị bổ nhiệm lần đầu hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm: Phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Được bổ nhiệm vào chức vụ mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm của chức vụ đó là dưới 05 năm: Tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ; Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ: Không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định trên.

+ Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

+ Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

- Mội số điều kiện cụ thể khác: Tốt nghiệp Đại học hoặc thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng cầu đường; Có chứng chỉ bồi dưỡng Lãnh đạo quản lý cấp phòng; Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; Có bằng tốt nghiệp Trung cấp chính trị trở lên;

- Các chuyên viên là công chức nhà nước được tuyển dụng thông qua các hình thức thi tuyển, xét tuyển theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Theo khoản 2 điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu

2.1 Nêu lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp:

Là một công chức đang công tác tại Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông, tôi đã được quy hoạch chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông tại Quyết định số 2815/QĐ-SGTVT ngày 15/6/2022 của Sở Giao thông Vận tải Do đó, việc thực tập định hướng nghề nghiệp vị trí Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông là việc cần thiết để tiếp tục phát triển các kỹ năng về lãnh đạo quản lý cấp phòng.

2.2 Mô tả chi tiết các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp này:

- Về các điều kiện theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức: Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 51 Luật Cán bộ, công chức; Điều 42 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP như đã nêu tại Mục 1.3 Phần II.

- Về điều kiện bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng:

+ Tốt nghiệp Đại học, Thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Cầu đường, Kinh tế xây dựng;

+ Chứng chỉ bồi dưỡng Lãnh đạo quản lý cấp phòng;

+ Bằng tốt nghiệp Trung cấp chính trị trở lên;

+ Chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

+ Chứng chỉ tiếng anh B, chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.

2.3 Mô tả chi tiết các công việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện:

Theo bản mô tả công việc được giao đối với chức danh Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông: Theo dõi thẩm định các dự án đầu tư; thẩm định các dự án đối tác công tư (PPP), thẩm định, thẩm tra công tác ATGT đối với dự án trước khi đưa vào khai thác sử dụng hoặc trong quá trình triển khai các bước; thành viên hội đồng giám định Trực tiếp soát, ký các văn bản tham mưu của chuyên viên theo lĩnh vực phụ trách Điều hành mọi hoạt động của Phòng khi Trưởng phòng đi vắng Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Lãnh đạo Sở phân công

2.4 Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này cần giải quyết Nêu chi tiết công việc đó là gì?

Theo bản mô tả công việc được giao đối với chức danh Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông đã nêu ở trên, chi tiết các công việc này thực hiện hằng ngày như sau:

- Theo dõi thẩm định các dự án đầu tư; thẩm định các dự án đối tác công tư (PPP): Chỉ đạo các chuyên viên thực hiện thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông theo quy định tại Điều 56, 57, 58, 59, 82, 83, 84

Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 được sửa đổi bổ sung tại các Khoản

13, 14, 15, 16, 24, 25, 26 ĐIều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 và các quy định tại các Nghị định của Chính phủ:

Số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 Quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng Bao gồm các công việc: Đôn đốc các chuyên viên thực hiện thẩm định đảm bảo đúng tiến độ; Chủ trì thực hiện công tác thẩm định; Kiểm tra hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và tổng mức đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng; Rà soát Thông báo kết quả thẩm định trước khi trình Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định, dự thảo Quyết định phê duyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo các quy định nêu trên.

- Thẩm định, thẩm tra công tác ATGT đối với dự án trước khi đưa vào khai thác sử dụng hoặc trong quá trình triển khai các bước; thành viên hội đồng giám định theo quy định tại Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 Bao gồm các công việc: Kiểm tra kết quả thẩm tra an toàn giao thông; kiểm tra công tác thiết kế, thi công hệ thống báo hiệu đường bộ tại các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và dự thảo Thông báo kết quả thẩm định an toàn giao thông trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Trực tiếp soát, ký các văn bản tham mưu của chuyên viên theo lĩnh vực phụ trách: Rà soát, ký các văn bản tham gia ý kiến phối hợp với các SỞ chuyên ngành, công văn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản trả lời kiến nghị cử tri, văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình giao thông… do các chuyên viên trình trước khi trình Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định.

- Điều hành mọi hoạt động của Phòng khi Trưởng phòng đi vắng: Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng phòng phân công hoặc ủy quyền

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Lãnh đạo Sở phân công: Thực hiện một số công việc do Lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ đạo như: Là thành viên các tổ công tác đi kiểm tra, hướng dẫn tại các địa phương; chuẩn bị các tài liệu, báo cáo khi Lãnh đạo Sở đi họp, kiểm tra; Là thành viên trong tổ công tác theo nhiệm vụ do UBND tỉnh giao cho Sở Giao thông vận tải thực hiện….

2.5 Mô tả một công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp đã giải quyết mà em đã được tìm hiểu (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc) Mô tả cụ thể công việc của họ Sau khi nêu khái quát công việc, trình bày công việc cụ thể của người đó trong 1 ngày làm việc hay trong 1 tuần

Vị trí Phó Trưởng phòng của Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông có khối lượng công việc tương đối lớn, thường tập trung tại các mảng công việc như: Thẩm định dự án; Kiểm tra chất lượng nghiệm thu công trình xây dựng; tham mưu cho Lãnh đạo Sở giải quyết các công việc do các địa phương, Chủ đầu tư đề xuất Đối với vị trí này, các công việc được thực hiện theo trình tự như sau:

- Nhận nhiệm vụ do Lãnh đạo Sở, Trưởng phòng phân công giải quyết các văn bản đến của các cơ quan, đơn vị quá phiếu giao việc;

- Thực hiện rà soát, phân công cho các chuyên viên theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ đã được phân công;

- Đôn đốc chuyên viên thực hiện công việc;

- Rà soát văn bản do chuyên viên dự thảo theo các quy định của pháp luật liên quan;

- Trình lãnh đạo xem xét, quyết định.

Các công việc được giao thực hiện hoặc tìm hiểu

3.1 Mô tả chi tiết, cụ thể các công việc được cán bộ hướng dẫn hoặc các cán bộ, nhân viên trong cơ quan giao thực hiện (kể cả các công việc như đánh máy, sắp xếp tài liệu, giao nhận tài liệu…) hoặc được giao để tìm hiểu Nếu được giao nhiều việc hoặc tìm hiểu nhiều việc thì lần lượt mô tả chính xác, cụ thể các công việc đó Ví dụ được phân công đánh máy Kế hoạch công tác năm 2019 (Kế hoạch bao nhiêu trang, Gồm các nội dung gì, Sau khi thực hiện công việc rút ra được điều gì)

Chức danh Phó Trưởng phòng thực hiện các nhiệm vụ được giao như đã nêu ở trên bao gồm nhiều công việc khác nhau Do đó, tôi xin phân tích tình huống đối với công việc được giao với vị trí là Phó Trưởng phòng để thực hiện giải quyết kiến nghị của UBND thành phố Cẩm Phả tại Tờ trình số 110/ TTr-UBND ngày 24/5/2021 của UBND thành phố Cẩm Phả về việc thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công và dự toán xây dựng công trình: Di chuyển hệ thống băng tải của Nhà máy xi măng Cẩm Phả để GPMB thực hiện dự án “tuyến đường nối đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả với trung tâm thành phố Cẩm Phả (đoạn 1)”.

3.1.1 Nội dung công việc: a Căn cứ thực hiện:

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự án tuyến đường nối đường bao biển

Hạ Long – Cẩm Phả với trung tâm thành phố Cẩm Phả (đoạn 1) đã được

UBND thành phố Cẩm Phả phê duyệt tại các Quyết định số 7588/QĐ-UBND ngày 28/11/2020, số 7589/QĐ-UBND ngày 28/11/2020 Do dự án đi qua khu vực băng tải vận chuyển nhà máy xi măng Cẩm Phả, cần thiết hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật do dự án chiếm dụng để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của nhà máy. b Diễn biến tình huống:

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt, UBND thành phố Cẩm Phả có Tờ trình số 110/TTr-UBND ngày 24/5/2021 của UBND thành phố Cẩm Phả về việc thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công và dự toán xây dựng công trình: Di chuyển hệ thống băng tải của Nhà máy xi măng Cẩm Phả để GPMB thực hiện dự án “tuyến đường nối đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả với trung tâm thành phố Cẩm Phả (đoạn 1)”

Sau khi nhận được văn bản nêu trên, Sở GTVT đã có văn bản số2820/SGTVT-QLCL đề nghị Sở Xây dựng tham gia thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán hạng mục di chuyển hệ thống băng tải của nhà máy xi măng Cẩm Phả bao gồm nhà cầu băng tải, lắp đặt băng tải, điện chiếu sáng tuyến băng tải. b.1 Giải quyết UBND thành phố Cẩm Phả:

- Trên cơ sở hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công đã được UBND thành phố Cẩm Phả phê duyệt tại Quyết định số 7588/QĐ-UBND ngày 28/11/2020, số 7589/QĐ-UBND ngày 28/11/2020, Chủ đầu tư tiến hành lập kế hoạch GPMB để thi công dự án, trong đó có nội dung

Di chuyển hệ thống băng tải của Nhà máy xi măng Cẩm Phả và xây dựng cầu vượt băng tải để hoàn trả tuyến đường nội bộ của nhà máy xi măng do dự án đi qua.

- Trên cơ sở đề xuất của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, ngày 24/5/2021, UBND thành phố Cẩm Phả có Tờ trình số 110/TTr- UBND ngày 24/5/2021 của UBND thành phố Cẩm Phả đề nghị Sở GTVT thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công và dự toán xây dựng công trình: Di chuyển hệ thống băng tải của Nhà máy xi măng Cẩm Phả để GPMB thực hiện dự án “tuyến đường nối đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả với trung tâm thành phố Cẩm Phả (đoạn 1)”.

Hồ sơ gửi kèm văn bản nêu trên bao gồm 02 hạng mục, trong đó hạng mục Di chuyển hệ thống băng tải do tuyến chiếm dụng với quy mô hoàn trả phù hợp với hiện trạng hệ thống băng tải cũ là phù hợp; hạng mục xây dựng cầu vượt băng tải để hoàn trả tuyến đường nội bộ của nhà máy xi măng do dự án đi qua có quy mô lớn hơn quy mô tuyến đường nội bộ Mặt khác, trong hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi được UBND thành phố Cẩm Phả phê duyệt tạiQuyết định số 7588/QĐ-UBND ngày 28/11/2020 và Quy hoạch mặt bằng tuyến tỷ lệ 1/500 được duyệt tại Quyết định số 7533/QĐ-UBND ngày

26/11/2020 không có hạng mục này, do đó, việc thực hiện công tác GPMB còn chưa phù hợp như sau:

- Việc lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công khi chưa thực hiện lập hồ sơ thiết kế cơ sở, Quy hoạch mặt bằng tuyến tỷ lệ 1/500 được duyệt tại Quyết định số 7533/QĐ-UBND ngày 26/11/2020 không có hạng mục cầu vượt đường bộ.

- Về trình tự, thủ tục việc lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công hạng mục cầu vượt đường bộ để bồi thường đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đang sử dụng gắn liền với đất khi chưa thỏa thuận với Chủ công trình bị chiếm dụng, sử dụng nguồn vốn Ngân sách để thực hiện bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật với quy mô lớn hơn công trình cũ.

* Từ những nguyên nhân nêu trên, UBND thành phố Cẩm Phả đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là chưa phù hợp theo quy định tại Điều 31, Nghị định số 15/2021/NĐ -CP ngày 03/3/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết mộ số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng ; Phương án xây dựng cầu vượt để hoàn trả đường nội bộ của nhà máy xi măng Cẩm Phả là chưa phù hợp theo quy định tại Điều 22, Quyết định số 3000/2017/QĐ- UBND ngày 02/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh. b.2 Sở Giao thông Vận tải giải quyết tình huống:

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở GTVT đã tiến hành tổ chức cuộc họp với các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, UBND thành phố Cẩm Phả để làm sự cần thiết đầu tư và các vấn đề liên quan Sau khi kiểm tra hiện trường và tổ chức cuộc họp tại UBND thành phố Cẩm Phả, ngày 11/6/2021 Sở GTVT đã có văn bản số 3129/SGTVT-QLCL trả lời Chủ đầu tư với nội dung như sau:

1 Hạng mục cầu vượt đường bộ:

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công hạng mục cầu vượt đường bộ chưa phù hợp với Quy hoạch mặt bằng tuyến tỷ lệ 1/500 được duyệt tại Quyết định số 7533/QĐ-UBND ngày 26/11/2020, việc lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công khi chưa thực hiện lập hồ sơ thiết kế cơ sở là chưa phù hợp theo quy định tại Điều

31, Nghị định số 15/2021/NĐ -CP ngày 03/3/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết mộ số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Về trình tự, thủ tục việc lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công hạng mục cầu vượt đường bộ để bồi thường đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đang sử dụng gắn liền với đất chưa phù hợp theo quy định tại Điều 22, Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND ngày 02/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đề nghị UBND thành phố Cẩm Phả chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu bổ sung các phương án thiết kế làm cơ sở so sánh, lựa chọn giải pháp phù hợp, đảm bảo kinh tế, kỹ thuật và các quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng Chủ động làm việc và thống nhất với chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật bị chiếm dụng (Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả) thỏa thuận phương án hoàn trả trên cơ sở tuân thủ quy định tại Quyết định số Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND ngày 02/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2 Hạng mục di chuyển hệ thống băng tải:

Ngày 27/5/2021, Sở GTVT đã có văn bản số 2820/SGTVT-QLCL đề nghị

Nhận xét chung

4.1 Nêu các nhận xét của bản thân về các vị trí công việc đã được tìm hiểu; quá trình giải quyết các công việc đó

Qua quá trình thực tập định hướng nghề nghiệp về vị trí Phó Trưởng phòng tại Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông tôi nhận thấy đây là vị trí phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo, phù hợp với Quy hoạch vị trí lãnh đạo cấp phòng Vị trí Phó Trưởng phòng phải thực hiện nhiều công việc bao gồm công tác quản lý và công tác chuyên môn, vị trí này đòi hỏi người đảm nhận phải có chuyên môn nghiệp vụ cao; phải có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các chuyên viên trong Phòng một cách bài bản, phù hợp với từng công việc phân công

Việc áp dụng các kiến thức pháp Luật, các môn học trong quá trình học tập tại Trường kết hợp với các kiến thức chuyên ngành khác khi thực tập vị trí Phó Trưởng phòng tại Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông đã phát huy tương đối hiệu quả trong quá trình giải quyết công việc.

4.2 Nêu nhận xét về các công việc đã được giao thực hiện

Các công việc đã thực hiện khi Thực tập định hướng nghề nghiệp cũng là các công việc được giao trong quá trình làm việc tại Phòng, bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng các quy định của pháp luật về Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan có mối quan hệ chặt chẽ. Các công việc đã thực hiện đã đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

Công tác quản lý về lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình giao thông hiện nay liên quan đến rất nhiều bộ luật như: Luật đất đai, Luật Môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Lâm nghiệp, Luật Quy hoạch, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy, Luật Đê điều, Luật Tiêu chuẩn – Quy chuẩn, Luật đấu thầu, Luật Thuế tài nguyên…do đó, cần cập nhật và hệ thống lại các quy định của pháp luật có liên quan phục vụ công tác quản lý.

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

Xác nhận thời gian thực tập: Từ 09/9/2022 đến 28/9/2022

TT THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC GHI CHÚ

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông Vận tải.

Tìm hiểu về vị trí Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông.

Tìm hiểu, phân tích việc trả lời kiến nghị của UBND thành phố Cẩm Phả về việc

Di chuyển hệ thống băng tải của Nhà máy xi măng Cẩm Phả để GPMB thực hiện dự án “tuyến đường nối đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả với trung tâm thành phố Cẩm Phả (đoạn 1)

4 27/9/2022 đến Hoàn thiện báo cáo thực tập định hướng

Hoàn thiện báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp.

Tôi là: Trương Hoàng Quang Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông - Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh xác nhận sinh viên: Đào Đức Mạnh đã thực tập định hướng nghề nghiệp 1 tổng số 20 buổi

Quảng Ninh, ngày 28 tháng 9 năm 2022

(Kí và ghi rõ họ tên)

Ngày đăng: 22/04/2024, 14:35

w