1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại trường cao đẳng công nghệ bách khoa hà nội

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng Tiêu chí Đánh giá Chất lượng Dạy học Theo Hình thức Online Tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội
Tác giả Tăng Đình Thanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Đức Ngọc
Trường học Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,69 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (13)
  • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu (13)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (13)
  • 5. Giả thuyết nghiên cứu (13)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 7. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 8. Ý nghĩa của nghiên cứu (14)
  • 9. Cấu trúc của luận văn (15)
  • Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề (16)
    • 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động đánh giá và xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học (16)
    • 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động đánh giá và xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học online (22)
    • 1.1.3. Đánh giá chung và hướng triển khai của luận văn (28)
    • 1.2. Cơ sở lý luận (30)
      • 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản (30)
      • 1.2.2. Đặc điểm dạy học theo hình thức online (35)
      • 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học theo hình thức online (38)
      • 1.2.4. Tầm quan trọng của xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online (43)
  • Chương 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (46)
    • 2.1. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu (46)
    • 2.2. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online (48)
    • 2.3. Đề xuất tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online (49)
    • 2.4. Thiết kế công cụ khảo sát (54)
    • 2.5. Quy trình chọn mẫu khảo sát (55)
    • 2.6. Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu (58)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (60)
    • 3.1. Kết quả độ tin cậy thang đo (60)
    • 3.2. Kết quả phân tích nhân tố EFA (63)
    • 3.3. Hoàn thiện tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online (71)
    • 3.4. Tổ chức đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường (74)
    • 3.5. Định hướng sử dụng bộ tiêu chí đánh giá và kết quả đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online (87)
    • 1. Kết luận (91)
    • 2. Khuyến nghị (93)
  • PHỤ LỤC (99)

Nội dung

Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học online nói riêng thì đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục QLGD phải tiến hành đánh giá toàn diện và đồng bộ theo những tiêu chuẩn, tiêu chí

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học online phù hợp với thực tiễn hiện nay; đồng thời tiến hành thử nghiệm bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng dạy học online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội góp phần cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Dạy học online tại trường Cao đẳng

Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội.

Câu hỏi nghiên cứu

- Để đánh giá hiệu quả chất lượng dạy học theo hình thức online cần có những tiêu chí đánh giá nào?

- Thưc trạng dạy học online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa

Hà Nội hiện nay như thế nào?

Giả thuyết nghiên cứu

Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online được xây dựng có độ tin cậy, độ giá trị cao để đánh giá được chất lượng hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định tính

+ Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: Tiến hành nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết và tài liệu khoa học: bài báo, luận án, luận văn, các đề tài nghiên cứu từ các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài từ đó phân tích hóa, khái quát hóa để xây dựng khung lý thuyết và thiết kế các công cụ đo lường, khảo sát

+ Phương pháp quan sát: Tham gia quan sát trực tiếp quá trình dạy học online tại nhà trường để từ đó có thêm thông tin để đánh giá chính xác vấn đề

- Phương pháp nghiên cứu định lượng

+ Phương pháp bảng hỏi: xây dựng bảng hỏi để thực hiện khảo sát GV,

SV Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội về các nội dung nghiên cứu

+ Sử dụng phần mềm SPSS để kiểm tra độ tin cậy, phân tích nhân tố EFA của bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học online đã xây dựng.

Ý nghĩa của nghiên cứu

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online đảm bảo độ tin cậy và giá trị trong bối cảnh hiện nay

- Kết quả đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở,

5 căn cứ cho lãnh đạo Nhà trường nhìn nhận, đánh giá và đưa ra các biện pháp quản lý, tác động phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường Đại học, Cao đẳng; cho các nhà quản lý, giảng viên và những cá nhân quan tâm trong việc đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu vấn đề và cơ sở lý luận

Chương 2 : Thiết kế nghiên cứu

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Tổng quan nghiên cứu về hoạt động đánh giá và xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học

• Hoạt động dạy của người dạy

Hoạt động dạy học của GV là một mặt của hoạt động sư phạm (Hoàng Anh & Vũ Kim Thanh, 1966) và là một khâu quan trọng Đánh giá chất lượng dạy học không chỉ giúp cho GV biết được những ưu, nhược điểm của bản thân mà còn giúp cho CBQL nhà trường lượng hóa được giá trị lao động của người GV; là cơ sở cho việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn; tạo động lực trong công tác cho họ phấn đấu, cố gắng và phát triển bản thân Đánh giá chất lượng hoạt động dạy và học (đặc biệt là hoạt động dạy) luôn nhận được sự quan tâm của các lực lượng giáo dục, xã hội và của các tác giả trong và ngoài nước

Từ năm 1980, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về phương pháp đánh giá hiệu quả/ chất lượng hoạt động giảng dạy của GV với 4 phương pháp chính:

SV đánh giá; đồng nghiệp đánh giá; chủ nhiệm khoa đánh giá; tự đánh giá của

GV Kết quả phân tích thống kê của các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng hệ số tương quan giữa các phương pháp trên là đạt mức chấp nhận được (Centra, J.A, 1993)

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá hoạt động giảng dạy của GV (Dee Fink, L, 1999): Tự giám sát và tự đánh giá hoạt động giảng dạy; băng thu âm và thu hình; lấy thông tin từ người học; kết quả học tập của người học Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng giảng dạy thông qua người học được chính xác và tin cậy cần phải xây dựng công cụ sao cho các yếu tố trong tầm kiểm soát của GV tách ra và đan xen vào những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của họ (Wennerstrom, A.K & Heiser, P, 1992)

Các trường đại học và cao đẳng ở châu Âu và Hoa Kì thường đánh giá hoạt động của GV theo 3 lĩnh vực chính là: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ (Phạm Xuân Thanh, Quality of Postgraduate Training in Vietnam: Definition, Criteria and Mesurement scales, 2000) Khi đánh giá hoạt động giảng dạy họ đã đưa ra 02 tiêu chí và chỉ số như sau:

- Giảng dạy: giảng dạy trên lớp, biên soạn bài giảng, biên soạn giáo trình…

- Hướng dẫn SV: tư vấn cho SV về chương trình học, giúp đỡ ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn luận văn, luận án thạc sĩ và tiến sĩ

Theo Braskamp và Ory (2000) khi đánh giá GV cần phải đánh giá trên

04 lĩnh vực là: Giảng dạy; Nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo; Công việc dịch vụ và chuyên môn; Trách nhiệm công dân Đối với lĩnh vực giảng dạy, hai tác giả này đã đưa ra 4 tiêu chuẩn và 14 tiêu chí đánh giá là:

+ Trong các khóa học, các buổi học trên truyền hình, các hội thảo/hội nghị

+ Tổ chức một khóa học (lưu giữ những thông tin về SV, kinh nghiệm học tập và lập kế hoạch)

- Tư vấn và hướng dẫn cho sinh viên

+ Giám sát SV trong các phòng thí nghiệm, các buổi học ngoài trời + Tư vấn cho SV (về nghề nghiệp, học thuật, tư vấn riêng)

+ Giám sát sự hỗ trợ giảng dạy

+ Giám sát SV trong các trải nghiệm thực hành (ngành y)

+ Tư vấn giám sát SV trong đề tài nghiên cứu/luận văn/luận án

- Tiến hành các hoạt động học tập

+ Xem xét và thiết kế lại các khóa học

+ Xét duyệt các chương trình học

+ Thực hiện theo các tài liệu/sách giáo khoa, phầm mềm vi tính

+ Hướng dẫn các chương trình học từ xa

+ Đánh giá giảng dạy của đồng nghiệp

+ Hướng dẫn các nghiên cứu về giảng dạy

+ Các hoạt động phát triển chuyên môn Đối với tác giả (Trần Thị Tú Anh, 2008) cho rằng chất lượng giảng dạy cao hay thấp của một GV (trong phạm vi hẹp) hay chất lượng đào tạo của một nhà trường (trong phạm vi rộng) phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản: Mục tiêu giảng dạy của môn học hoặc nhà trường; Trình độ ban đầu của SV; Môi trường, điều kiện và phương tiện giảng dạy; Nội dung giảng dạy; Phương pháp giảng dạy; Kiến thức chuyên môn của GV; Qui trình quản lí hoạt động giảng dạy; Lòng yêu nghề (nhiệt huyết nghề nghiệp) Trong phạm vi nghiên cứu của mình tại Học viện Báo chí và tuyên truyền, tác giả đã đề xuất được các tiêu chí và chỉ số đánh giá chất lượng giảng dạy môn học gồm: Mục tiêu môn học; Phương pháp giảng dạy; Nội dung môn học; Tài liệu học tập; Hoạt động kiểm tra, đánh giá

Tác giả Sái Công Hồng (2008) đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên trung học sơ sở và áp dụng thí điểm thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Thông qua tự đánh giá của giáo viên, đánh giá của đồng nghiệp và cán bộ quản lý tác giả đã đưa ra những kết luận về chất lượng giảng dạy của giáo viên ở 3 khía cạnh: kiến thức; kỹ năng sư phạm và thái độ giảng dạy Từ đó, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên

Tác giả (Lê Đình, 2009) đã cho rằng đánh giá giảng dạy là một công việc khá mới mẻ đối với giáo dục đại học nước ta cả về lí luận lẫn thực tiễn, ngoài ra còn cung cấp một số thông tin về các khái niệm cơ bản của đánh giá giáo dục

9 và một số phương pháp thực hiện cụ thể trong giáo dục đại học Tác giả cũng nhấn mạnh về nội dung đánh giá, cần tập trung vào các vấn đề cơ bản như: Nội dung và phương pháp giảng dạy của GV; Tài liệu phục vụ giảng dạy và thời gian lên lớp của GV; Trách nhiệm và sự nhiệt tình giảng dạy của GV đối với người học; Khuyến khích sáng tạo, tôn trọng tư duy độc lập của người học trong học tập; Sự công bằng trong kiểm tra, đánh giá của GV; Tư vấn, hướng dẫn hoạt động học tập của người học; Tác phong sư phạm

Khi đi đánh giá sự khác biệt giữa giảng viên và sinh viên trong đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc – Quảng Ninh, tác giả (Nguyễn Huy Cường, 2012) thông qua phiếu đánh giá chất lượng với thang đo Lirket 5 mức độ (Rất đồng ý; Đồng ý; Còn phân vân; Không đồng ý; Rất không đồng ý) trên cỡ mẫu là 40 GV và 800 SV, tác giả thấy rằng sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên cao hơn so với giảng viên tự đánh giá

Trong nghiên cứu (Nguyễn Việt Hưng, 2014) đã xác định các phương pháp đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên là: học viên; đồng nghiệp; lãnh đạo và từ đó nghiên cứu, phân tích mối tương quan giữa các phương pháp đánh giá đó Tác giả nghiên cứu tại trường Cao đẳng An ninh nhân dân I với các công cụ đo là: phiếu đánh giá chất lượng giảng dạy bằng ý kiến sinh viên; phiếu đồng nghiệp đánh giá giảng viên; bảng phỏng vấn lãnh đạo bộ môn Thông qua mô hình Rasch và phân tích mối tương quan, tác giả đã cho thấy kết quả đánh giá giữa các phương pháp trên vẫn có những chênh lệch nhất định

Theo Khổng Hữu Lực và cộng sự (2019) cho rằng những thành tố cơ bản để đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên bao gồm: điểm thi kết thúc từng mô đun/ môn học; ý kiến phản hồi của người học; việc thực hiện các nội quy, quy định; sĩ số sinh viên tham gia học Tất cả các yếu tố trên cần phải được lượng hóa thông qua một bộ công cụ để định mức được giá trị và hiệu quả

10 mà giảng viên mang lại Mặt khác chất lượng giảng dạy của giảng viên theo từng mô đun/ môn học được quy ra thang điểm 100 và là căn cứ để tính mức giờ chuẩn, là cơ sở để tính lương cho giảng viên

• Hoạt động học của người học

Bên cạnh hoạt động dạy của người GV, thì hoạt động học của người học cũng đóng vai trò quan trọng để làm nên chất lượng dạy và học, chất lượng đào tạo Hoạt động học là một hoạt động nhận thức và tư duy của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và tư duy Trong hoạt động học thì người học là chủ thể chính Xu hướng đổi mới giáo dục như hiện nay, người học được xem là trung tâm của hoạt động dạy học và dạy học cũng chú trọng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học đáp ứng các yêu cầu để phát triển Chính điều này, đòi hỏi người học phải có phương pháp học tập phù hợp, tính chủ động và tích cực trong các hoạt động học Bên cạnh đó, GV hay nhà trường cần quan tâm đến đánh giá, kiểm tra hoạt động học tập một cách thường xuyên, hiệu quả

Theo tác giả (Lê Văn Hảo, 2011) đã chỉ ra 9 nguyên tắc đánh giá học tập – đây được xem là kim chỉ nam cho các hoạt động đánh giá người học từ phổ thông đến đại học ở Hoa Kỳ là:

- Người học cần bắt đầu với việc thiết lập những giá trị của giáo dục

- Đạt hiệu quả cao nếu xem học tập có tính đa chiều, tích hợp và thể hiện kết quả theo thời gian

- Được tiến hành thuận lợi khi chương trình đã được xây dựng các mục tiêu rõ ràng và cụ thể

- Cần chú trọng đến đầu ra cũng như những gì cần có để đạt được đầu ra

- Đạt hiệu quả cao khi được tổ chức thường xuyên

- Góp phần nâng cao chất lượng học tập một khi có sự tham gia của nhiều bên liên quan

- Tạo ra sự khác biệt một khi được thực hiện đúng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các bên liên quan

- Chỉ có thể tạo ra sự chuyển biến khi nó được tiến hành cùng với các yếu tố giúp tạo ra sự thay đổi

Tổng quan nghiên cứu về hoạt động đánh giá và xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học online

Theo quan điểm lý thuyết về dạy học hiện đại, hoạt động dạy học bao gồm hoạt động của thầy và trò Nhà tâm lý học A Mentriskaia viết: “Hai hoạt động của thầy và trò là hai mặt của một hoạt động” (Hoàng Anh & Vũ Kim Thanh, 1966) Trong xu thế phát triển, đổi mới giáo dục hiện nay thì dạy học đang chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Đây vừa là mục tiêu giáo dục (xét về mục đích, ý nghĩa của dạy học), vừa là một nội dung giáo dục (xét về các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt của người học) đồng thời cũng là một phương pháp giáo dục (xét về cách thức thực hiện) Để đáp ứng mục tiêu giáo dục, nhu cầu học tập trong thời kỳ bùng nổ của CNTT và giai đoạn mà đại dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến phức tạp thì hình thức dạy học online trở thành tất yếu Dạy học online sẽ có những đặc thù khác biệt so với dạy học trực diện, chính vì vậy cũng đòi hỏi phải có những tiêu chí đánh giá cụ thể, bám sát mục tiêu, nội dung và phương pháp trong dạy học online Như vậy, mới có thể đánh giá đúng thực trạng để từ đó nâng cao chất lượng dạy học online hiện nay

Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất khung năng lực, bộ tiêu chuẩn, tiêu chí trong dạy học online và đánh giá dạy học online hiệu quả

Tác giả (Bani-Salameh, H & Fakher, S A, 2015) đã đề xuất mô hình

“Success factor model for elearning” (Hình 1.1) gồm 05 yếu tố chính tác động đến chất lượng trong môi trường học trực tuyến: con người; tương tác; khóa học; môi trường; phản hồi

Hình 1 1 Mô hình Success factor model for elearning

Trong mô hình “E-Learning Quality Model” của nhóm tác giả (Uppal, M

A, Ali, S, & Gulliver, S R, 2017), xác định rõ 03 chiều của dịch vụ hoạt động trực tuyến bao gồm chất lượng dịch vụ, chất lượng thông tin và chất lượng hệ thống được sử dụng để đánh giá tác động chất lượng học trực tuyến (Hình 1.2):

Hình 1 2 Mô hình E-Learning Quality Model

Trong “Khung tham chiếu năng lực công nghệ số dành cho nhà giáo dục” của Liên minh châu Âu do (Redecker, 2017) đề xuất cũng bao gồm sáu lĩnh vực (Hình 1.3), nhưng giảm nhẹ các yêu cầu liên quan đến chính sách so với ICT CFT của UNESCO, mà tăng cường các yêu cầu liên quan đến việc rèn luyện năng lực công nghệ số của người học Sáu lĩnh vực năng lực này được chia thành ba nhóm, cụ thể bao gồm: cam kết nghề nghiệp (thuộc nhóm năng lực nghề nghiệp của nhà giáo dục); tài nguyên số, hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, phát triển người học (thuộc nhóm năng lực sư phạm của nhà giáo dục) và thúc đẩy năng lực số của người học (thuộc nhóm năng lực liên quan đến năng lực của người học)

Hình 1 3 Khung tham chiếu năng lực công nghệ số dành cho nhà giáo dục Để đánh giá năng lực CNTT và truyền thông cho giáo viên thì (UNESCO, 2018) đã đưa ra khung năng lực với 3 mức: tri thức cơ bản; tri thức chuyên sâu; tri thức sáng tạo với 6 lĩnh vực (Hình 1.4):

- Hiểu biết CNTT và truyền thông trong giáo dục;

- Chương trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá;

- Ứng dụng các kỹ năng công nghệ số;

- Tổ chức và quản trị;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ Đây là bộ công cụ để hướng dẫn việc đào tạo giáo viên về việc sử dụng CNTT trong hệ thống giáo dục

Hình 1 4 Khung đánh giá năng lực CNTT và truyền thông cho giáo viên

Tác giả (Nguyễn Tấn Đại, Đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến: Đề xuất cách tiếp cận mới tại Việt Nam, 2020) đã so sánh giữa cách tiếp cận đảm bảo chất lượng (ĐBCL) trong đào tạo trực tuyến tại Việt Nam và trên thế giới, qua đó đề xuất một cách tiếp cận mới thông qua một bộ khung tham chiếu về chất lượng đào tạo trực tuyến làm nền tảng cho mọi hoạt động triển khai tại các trường đại học trong cả nước Ngoài ra trong bài viết, tác giả cũng đã tổng hợp, biên tập và đề xuất bộ tiêu chí chất lượng khóa học trực tuyến tại Việt Nam từ nghiên cứu của các tác giả (Dondi, C, Michela Moretti, & Nascimbeni,

F, 2006); (Martin, F & Kumar, S, 2017)… với 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí:

- Mục tiêu học tập trực tuyến (3 tiêu chí)

- Nội dung học tập trực tuyến (4 tiêu chí)

- Phương pháp dạy học trực tuyến (5 tiêu chí)

- Tổ chức hoạt động học tập trực tuyến (4 tiêu chí)

- Phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến (5 tiêu chí)

- Hỗ trợ kỹ thuật trong dạy học trực tuyến (4 tiêu chí)

Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả (Lê Thị Linh Giang, Lê Đức Ngọc, & Lê Thị Bích Hồng, 2020) đã đề xuất được bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến như sau:

- ĐBCL trong công nghệ và phần mềm dạy học trực tuyến (8 tiêu chí)

- ĐBCL trong chương trình giảng dạy và học tập trực tuyến (6 tiêu chí)

- ĐBCL cho hoạt động dạy và học trực tuyến (8 tiêu chí)

- ĐBCL về hoạt động đánh giá học sinh trực tuyến (7 tiêu chí)

- ĐBCL cho đội ngũ giáo viên và cán bộ hỗ trợ dạy học trực tuyến (7 tiêu chí)

- ĐBCL tài liệu học tập trong dạy học trực tuyến (8 tiêu chí)

- ĐBCL quản lý, điều hành hoạt động dạy học trực tuyến (6 tiêu chí) Trong một nghiên cứu khác, tác giả (Nguyễn Tấn Đại & Nguyễn Thị Hảo, Đề xuất khung tham chiếu công nghệ số dành cho giảng viên Đại học Quốc gia TP HCM, 2021) đã đề xuất khung năng lực có 5 nhóm năng lực công nghệ số mà mọi giảng viên cần nắm vững nhằm đảm bảo được chất lượng dạy học trực tuyến/ online của mình: sử dụng máy tính và Internet; biên soạn tài nguyên dạy học trực tuyến; tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến; kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến; thiết kế khóa học trực tuyến tiêu chuẩn hóa Với mỗi nhóm năng lực có 3 cấp độ yêu cầu: cơ bản; nâng cao; chuyên sâu (Hình 1.5):

Hình 1 5 Khung tham chiếu công nghệ số dành cho giảng viên Đại học Quốc gia TP HCM

Hiện nay, hoạt động dạy học online đang được đánh giá theo những tiêu chí đánh giá dạy học trực diện tùy thuộc vào từng cơ sở giáo dục vẫn mang cảm tính cá nhân Tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội chưa có

1 bộ công cụ, 1 bộ tiêu chí nào được xây dựng bài bản, hệ thống, khoa học và đảm bảo đánh giá toàn diện các nội dung trong dạy học online phù hợp với tình hình thực tế.

Đánh giá chung và hướng triển khai của luận văn

Từ những công trình nghiên cứu về đánh giá chất lượng dạy học nói chung, đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online nói riêng, tác giả thấy rằng mỗi công trình nghiên cứu trên đều có những hướng nghiên cứu tích cực, có tính mới mẻ và mang lại những giá trị nhất định:

- Các nghiên cứu trên đều đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đánh giá chất lượng dạy học, dạy học theo hình thức online; khái quát, xác định và phân tích được những nét đặc thù, yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá chất lượng dạy học để đáp ứng với thực tiễn trong từng giai đoạn nhất định

- Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã luận giải khá sâu sắc những vấn đề lý luận xung quanh đánh giá và xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động dạy học, dạy học theo hình thức online Tùy theo từng phạm vi nghiên cứu, một số tác giả đã khái quát, chỉ rõ được thực trạng, từ đó đề xuất được các giải pháp khác nhau đảm bảo phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, yêu cầu, nhiệm vụ của các nhà trường, các cơ sở giáo dục góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trong Nhà trường

- Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, ở nước ta có ít công trình nghiên cứu bàn về đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online một cách đầy đủ, có tính khoa học, hệ thống Đặc biệt là dạy học theo hình thức online thì còn khá mới mẻ ở nước ta, vì thế các nghiên cứu cụ thể về xây dựng các tiêu chí để đánh giá hoạt động đó còn chưa nhiều hay mới chỉ được đề cập đến với tư cách là một nội dung của khía cạnh nhỏ trong các nhiệm vụ nghiên cứu nhất định ở từng đề tài

Tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội hiện nay, công tác đánh giá chất lượng dạy học online còn gặp nhiều khó khăn: là năm đầu tiên tổ chức dạy học theo hình thức online nên từ CBQL, GV cho đến SV còn lúng túng trong triển khai; mọi người chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn và chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của đánh giá dạy học theo hình thức online; chưa có bộ công cụ để đánh giá một cách chính xác, hiệu quả chất lượng dạy học tại nhà trường Đây chính là những vấn đề đặt ra cho luận

20 văn cần tiếp tục giải quyết, tiếp tục đi vào nghiên cứu những vấn đề trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn trong đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online và xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online mà các công trình khoa học trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh CMCN 4.0 và đại dịch Covid-19.

Cơ sở lý luận

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

Theo (Viện Ngôn ngữ học, 2003): “Tiêu chuẩn là quy định để làm căn cứ đánh giá và phân loại; tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm”

Tác giả (Trần Thị Bích Liễu, 2007) cho rằng “Tiêu chí là những chỉ dẫn, các nguyên tắc, các tính chất hay đơn vị đo để đánh giá chất lượng thực hiện Chúng có thể là tổng quát, toàn thể hay đặc trưng…” Hay tiêu chí được xem như những điểm kiểm soát và là chuẩn để đánh giá chất lượng đầu vào và quá trình đào tạo (Johnes & Taylor, 1990)

Tiêu chí là sự cụ thể hóa của các chuẩn mực, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng (Phạm Xuân Thanh & Nguyễn Kim Dung, Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, 2003)

Theo (NXB Khoa học xã hội, 1992):“Đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật”

Hay đánh giá là việc xác định mức độ người học đạt được mục tiêu

- Khái niệm tiêu chí đánh giá

Theo (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017) thì tiêu chí đánh giá là các nội dung, yêu cầu mà đối tượng cung ứng dịch vụ phải đáp ứng để hoàn thành mục tiêu đặt ra Tiêu chí có các chỉ số đánh giá

Tiêu chí đánh giá là tập hợp các nguyên tắc và hướng dẫn mà theo đó một phán quyết có giá trị được đưa ra liên quan đến các đối tượng đánh giá

Trong phạm vi này, tiêu chí đánh giá chất lượng được hiểu là thước đo kết quả hoạt động dạy học theo hình thức online

Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động quan trọng và giữ vai trò chủ đạo, trung tâm trong nhà trường Tất cả các hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào hoạt động trọng điểm này

Bản chất của quá trình dạy học chính là sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học; nó được thực hiện trong và bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác (cộng tác) giữa dạy và học, tuân theo logic khách quan của nội dung dạy học Đây là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau (hai cái tồn tại là vì nhau, bởi nhau)

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc hoạt động dạy học

Hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động độc lập của giáo viên

Hoạt động độc lập của học sinh

- Hoạt động dạy học là quá trình bảo đảm cùng một lúc ba sự thống nhất: + Thống nhất giữa dạy và học;

+ Thống nhất giữa truyền đạt với chỉ đạo trong dạy;

+ Thống nhất giữa lĩnh hội và tự chỉ đạo trong học

Dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức điều khiển của GV, người học tự giác, tích cực, chủ động tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động tương tác với nhau: hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học Chất lượng và hiệu quả phụ thuộc vào chính hoạt động chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng ở người học bởi vì người học vừa là khách thể, vừa là chủ thể hoạt động tích cực độc lập sáng tạo

Chất lượng là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an ninh

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng, theo (Harvey Lee & Green Diana, 1993), đã tổng kết lại và chia thành 5 nhóm quan điểm về chất lượng như sau:

- Nhóm thứ nhất: Chất lượng là sự vượt trội

Khái niệm chất lượng là sự vượt trội coi chất lượng là một thứ đặc biệt Trong đó có ba biến thể: khái niệm coi chất lượng là sự nổi trội; khái niệm coi chất lượng là xuất sắc; khái niệm coi chất lượng là sự đạt được một số tiêu chuẩn đặt trước

- Nhóm thứ hai: Chất lượng là sự hoàn hảo nhất quán

Một cách tiếp cận thứ hai nhìn nhận chất lượng về mặt nhất quán Nó tập trung vào quá trình và đặt ra những đặc tính cụ thể nhằm đạt được một cách hoàn hảo Điều này được gói gọn trong hai châm ngôn có liên quan tương hỗ

23 lẫn nhau: Khiếm khuyết bằng không và làm mọi việc đúng ngay từ đầu

- Nhóm thứ ba: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu

Cách tiếp cận này cho rằng chất lượng chỉ có ý nghĩa trong mối liên hệ với mục tiêu Do vậy nó được đánh giá về mức độ phù hợp với mục tiêu đến đâu Một sản phẩm được coi là đạt chất lượng nếu nó thực hiện mục tiêu mà nó đề ra Thay vì mang tính loại trừ, quan niệm này mang tính bao hàm trong đó mỗi sản phẩm hay dịch vụ có khả năng đạt được mục tiêu đều được coi là chất lượng

- Nhóm thứ tư: Chất lượng đo bằng tính đáng giá đồng tiền

Quan niệm này cân bằng chất lượng với giá trị, cụ thể là giá trị đồng tiền,

“sản phẩm chất lượng với giá kinh tế” “chất lượng với mức giá bạn có thể trả” tất cả đều hàm ý một đặc tính “tiêu chuẩn cao” với một giá hạ

- Nhóm thứ năm: Chất lượng là giá trị chuyển đổi

Quan niệm chất lượng là giá trị chuyển đổi bắt nguồn từ khái niệm “thay đổi chất”, một thay đổi cơ bản về “hình thức” …

Trong luận văn tác giả thống nhất sử dụng khái niệm: “Chất lượng dạy học là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá trong dạy học của giáo viên và học sinh”

1.2.1.4 Dạy học theo hình thức online

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Bối cảnh địa bàn nghiên cứu

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HPC) là đơn vị giáo dục nghề nghiệp quốc gia, có nhiệm vụ đào tạo chính quy nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội

Tiền thân là trường Trung cấp Công nghệ Bách khoa Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 5654/QĐ – UB, ngày 26/9/2001 của Chủ tịch UBND TP

Hà Nội Với những nỗ lực vượt bậc của tập thể đội ngũ lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên, công nhân viên, Nhà trường đã vượt qua bao khó khăn, thách thức, trở thành một đơn vị giáo dục có sự phát triển mạnh mẽ

Năm 2018, là một dấu mốc lớn tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của nhà trường Đó chính là, Trường được nâng lên trở thành Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, theo Quyết định số 189/QĐ-LĐTBXH, ngày 2/3/2018, của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Nhà trường trên hành trình xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục 17 năm qua

Từ một cơ sở đào tạo ban đầu tại địa chỉ: Số 18-20/322 Đường Mỹ Đình – Phường Mỹ Đình 1 – Quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội (đối diện Sân vận động quốc gia Mỹ Đình), năm 2015, nhận thấy ngày càng nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài, tiêu biểu là Hàn Quốc và Nhật Bản đang đầu tư tại một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang… Ban Giám hiệu của Trường xác định đây chính là cơ hội việc làm tích cực cho học sinh, sinh viên của trường, do vậy, ngày 26/6/2015, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội đã chính thức thành lập Trung tâm đào tạo quốc tế HPC Bắc Giang

Tại đây, nhà trường tập trung đào tạo hệ chính quy, sơ cấp, ngắn hạn, du học… ngành ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc và Nhật Bản cho đội ngũ tri thức và

37 người lao động thuộc khu vực phía Bắc Năm 2017, Trường tiếp tục mở rộng cơ sở đào tạo ở Hải Phòng: Số 176, đường Quán Trữ, Quận Kiến An, TP Hải Phòng; Năm 2022 trường mở rộng cơ sở đào tạo thứ 3 tại Km 3 + 350 Đường Phan Trọng Tuệ - Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội (Cách khu đô thị Đại Thanh 1km, cách bệnh viện K Tam Hiệp 300m)

Trường có 10 khoa và 12 chuyên ngành đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề, với các chuyên ngành tiêu biểu như:

Tính đến tháng 01/2022, trường có gần 7000 sinh viên đang theo học các ngành nghề, và trên 24.000 sinh viên đã tốt nghiệp đóng góp cho xã hội một nguồn nhân lực không nhỏ Đặc biệt, sinh viên học tập các chuyên ngành của trường, đều được đào tạo Tiếng Hàn, Tiếng Nhật

Trong học kỳ 2 năm học 2021-2022, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội tổ chức hơn 400 lớp học phần, trong đó có 187 lớp học phần tổ chức học theo hình thức online, các lớp học phần còn lại tổ chức học tập kết hợp giữa hình thức trực tiếp và hình thức online (phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid-19 tại thời điểm đó)

Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

Để xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online có hiệu quả, thì tác giả căn cứ theo các cơ sở sau:

- Từ kết quả nghiên cứu tổng quan các công trình của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài từ đó tiếp thu, kế thừa và phát triển thêm trong quá trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

- Căn cứ vào hệ thống cơ sở lý luận nghiên cứu ở chương 1, để hiểu rõ bản chất, đặc điểm, yêu cầu… của hoạt động dạy học theo hình thức online Thấy được vai trò, tầm quan trọng, cũng như yêu cầu của dạy học theo hình thức online trong giai đoạn hiện nay để từ đó có những nhận định, đánh giá và xây dựng các tiêu chí phù hợp

- Căn cứ và bám sát theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về dạy học nói chung, dạy học theo hình thức online nói riêng để nắm rõ chủ trương, đường lối từ đó định hướng cho quá trình xây dựng các tiêu chí đánh giá bám sát và không trái với các quy định hiện hành

Bên cạnh đó, theo tác giả (Vlăsceanu, L, VGrünberg, L, & Pârlea, D, 2007) thì yêu cầu cơ bản của 1 bộ tiêu chuẩn chất lượng cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Các bên liên quan đồng thuận về quan niệm chất lượng;

- Tiêu chí đánh giá được định nghĩa rõ ràng, đo lường được bằng các chỉ số định lượng hoặc minh chứng cụ thể

Theo đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn như sau:

Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu

Đề xuất tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

Từ mô hình nghiên cứu, tác giả xây dựng tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online bao gồm 9 tiêu chí và 49 chỉ báo, cụ thể như sau:

(1) Mục tiêu dạy học online (03 chỉ báo)

(2) Kế hoạch, nội dung dạy học online (06 chỉ báo)

(3) Năng lực giảng dạy online của người dạy (07 chỉ báo)

(4) Năng lực học tập online của người học (06 chỉ báo)

(5) Sự tương tác trong dạy học online (06 chỉ báo)

(6) Kiểm tra, đánh giá trong dạy học online (07 chỉ báo)

(7) Hạ tầng kỹ thuật phục vụ dạy học online (05 chỉ báo)

(8) Học liệu trong dạy học online (06 chỉ báo)

Chất lượng dạy học theo hình thức online

Mục tiêu dạy học online

Kế hoạch, nội dung dạy học online Năng lực giảng dạy online của người dạy

Năng lực học tập online của người học

Sự tương tác trong dạy học online

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học online

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ dạy học online Học liệu trong dạy học online

Phản hồi của người học về dạy học online

(9) Phản hồi của người học về dạy học online (03 chỉ báo)

Bảng 2 1 Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

STT Tiêu chí Ký hiệu

Nội dung chỉ báo Ghi chú

TC1 Mục tiêu dạy học online

MT01 Mục tiêu được phát biểu một cách rõ ràng, cụ thể

MT02 Chuẩn đầu ra được xây dựng bám sát mục tiêu chương trình/học phần/môn học của người học sau khi kết thúc khóa học

MT03 Mục tiêu và chuẩn đầu ra được công bố cho người học một cách công khai, rộng rãi ngay từ đầu khóa học

TC2 Kế hoạch, nội dung dạy học online

KH01 Kế hoạch dạy học online được phổ biến cho người học trước khi bắt đầu khóa học

KH02 Dạy học online tuân thủ theo kế hoạch đã công bố từ đầu khóa học

KH03 Nội dung dạy học online bám sát vào mục tiêu, chuẩn đầu ra dạy học

KH04 Nội dung dạy học online được điều chỉnh và cập nhật ít nhất 1 lần/năm KH05 Người học dễ dàng, thuận tiện trong việc truy cập vào các nội dung học tập online mọi lúc, mọi nơi

KH06 Nội dung dạy học online được thể hiện, trình bày đa dạng dưới nhiều hình thức: slides, hình ảnh, âm thanh, video… khác nhau

TC3 Năng lực giảng dạy

GV01 Sử dụng nhiều phương pháp dạy học online theo hướng dạy cách học, cách kiến tạo tri

41 online của người dạy thức (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất)

GV02 Sử dụng nhiều phương pháp dạy học online theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực và cá nhân hóa người học

GV03 Có kỹ năng sử dụng, kết hợp nhiều phần mềm, nhiều hình thức dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả

GV04 Có kế hoạch hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, khó khăn của người học trong thực hiện nhiệm vụ học tập

GV05 Có khả năng hỗ trợ, hướng dẫn người học các thao tác sử dụng phần mềm, CNTT trong học tập

GV06 Giải quyết hiệu quả các tình huống sư phạm khi dạy học online

GV07 Tổ chức các hoạt động dạy học online một cách lôi cuốn, thu hút

TC4 Năng lực học tập online của người học

HS01 Tự xác định được mục tiêu học tập online cụ thể cho bản thân

HS02 Tự xây dựng được kế hoạch học tập online của bản thân phù hợp với kế hoạch chung của khóa học

HS03 Sử dụng tốt CNTT, các tính năng của phần mềm dùng trong học tập online

HS04 Có khả năng khai thác nguồn học liệu số, thông tin từ internet phục vụ học tập

HS05 Tham gia một cách tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập

42 HS06 Chủ động hoàn thành đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ học tập đúng thời hạn được giao TC5 Sự tương tác trong dạy học online

TT01 Không gian dạy học online được tổ chức, bố trí rõ ràng, với cấu trúc logic chặt chẽ thuận tiện cho người dạy và người học trong quá trình tương tác

TT02 Quá trình tương tác giữa người dạy và người học được duy trì thường xuyên

TT03 Quá trình tương tác giữa người học và người học sôi nổi, tích cực

TT04 Sự tương tác giữa người học, người dạy qua phần mềm dạy học online được đảm bảo thông suốt

TT05 Sự tương tác giữa người học, người dạy với tài nguyên học liệu online thường xuyên và dễ khai thác

TT06 Có sự đa dạng trong các hình thức tương tác: qua cuộc họp online; email; zalo…

TC6 Kiểm tra, đánh giá trong dạy học online

DG01 Các quy định về kiểm tra đánh giá được xác định và công bố rõ ràng ngay từ đầu khóa học

DG02 Nội dung kiểm tra, đánh giá đo lường được mức độ đạt được mục tiêu/ chuẩn đầu ra của khóa học

DG03 Hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung và đặc điểm dạy học online

DG04 Công cụ kiểm tra đánh giá (câu hỏi, đề

43 thi…) đảm bảo chính xác, khách quan qua độ tin cậy, độ giá trị phù hợp với nội dung và đặc điểm dạy học online

DG05 Đa dạng các loại hình kiểm tra đánh giá online

DG06 Phương pháp đánh giá sử dụng nhiều tiêu chí theo nhiều phương diện trong suốt tiến trình học tập

DG07 Người học thường xuyên cập nhật được kết quả kiểm tra, đánh giá và thuận tiện trong phản hồi, khiếu nại (nếu có)

TC7 Hạ tầng kỹ thuật phục vụ dạy học online

HT01 Cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy chủ đáp ứng yêu cầu dạy học online

HT02 Kết nối internet đảm bảo tốc độ và thường xuyên được kiểm tra, nâng cấp

HT03 Giao diện phần mềm trực quan, sinh động và dễ dàng truy cập thuận tiện trong việc quản lý và tương tác khi dạy học online

HT04 Người dạy và người học được tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm trong dạy học online

HT05 Người dạy và người học nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi gặp vấn đề khó khăn về phần mềm, kỹ thuật trong dạy học online

TC8 Học liệu trong dạy học online

HL01 Đề cương học phần/ môn học, giáo trình, tài liệu học tập được cung cấp với nhiều định dạng, tương thích với nhiều thiết bị

44 HL02 Giáo trình, tài liệu học tập được công khai rộng rãi ngay đầu khóa học và dễ dàng tiếp cận, sử dụng

HL03 Công bố các tài liệu tham khảo liên quan đến khóa học ngay từ đầu bên cạnh giáo trình chính

HL04 Hướng dẫn đầy đủ cách tiếp cận, cách sử dụng tài liệu cho người học trong học tập online

HL05 Học liệu được sắp xếp theo trình tự, bố trí logic, khoa học phù hợp với nội dung dạy học

HL06 Có đầy đủ hệ thống các câu hỏi, bài tập để người học tự học và củng cố nội dung học tập

TC9 Phản hồi của người học về dạy học online

PH01 Người học dễ dàng trong việc phản hồi liên quan đến nội dung dạy học, kết quả học tập mọi lúc, mọi nơi

PH02 Hoạt động đánh giá khóa học/ đánh giá người dạy được thực hiện ngay sau khi kết thúc khóa học

PH03 Thông tin phản hồi của người học đảm bảo tính bảo mật.

Thiết kế công cụ khảo sát

Từ các chỉ báo của từng tiêu chí tiến hành xây dựng phiếu khảo sát dành cho CBQL, GV và SV về mức độ đồng ý của từng đối tượng đối với các tiêu chí, chỉ báo đã xây dựng để đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

Phiếu khảo sát gồm hai phần chính:

- Phần thông tin cá nhân

- Phần nội dung khảo sát

Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 4 mức độ:

(1) Không đồng ý; (2) Tương đối đồng ý; (3) Đồng ý; (4) Rất đồng ý Nội dung phiếu khảo sát (Phụ lục 1) bám sát theo bộ công cụ đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online với 9 tiêu chí và 49 chỉ báo.

Quy trình chọn mẫu khảo sát

Chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng theo tỉ lệ toàn bộ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội được lấy mẫu trong từng khoa theo tỷ lệ tương ứng

- Cán bộ quản lý: lấy mẫu toàn bộ cán bộ quản lý trong Nhà trường

STT Khoa Tổng số CBQL Cỡ mẫu

1 Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc 3 3

2 Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc 3 3

3 Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản 2 2

Tính cỡ mẫu theo công thức:

1+ N (e) 2 1 + 294 (0,05) 2 Trong đó: n là cỡ mẫu,

N là tổng số giảng viên, e là sai số cho phép (5%)

Tính tỉ lệ lấy mẫu:

= = 1,73 n 169 Tiến hành chọn ngẫu nhiên 169 giảng viên trong toàn trường theo từng khoa với tỉ lệ là: 1,73

STT Khoa Tổng số GV Cỡ mẫu

1 Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc 34 20

2 Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc 31 18

3 Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản 26 15

Tính cỡ mẫu theo công thức:

1+ N (e) 2 1 + 6580 (0,05) 2 Trong đó: n là cỡ mẫu,

N là tổng số sinh viên, e là sai số cho phép (5%)

Tính tỉ lệ lấy mẫu:

= = 17,45 n 377 Tiến hành chọn ngẫu nhiên 377 sinh viên trong toàn trường theo từng khoa với tỉ lệ là: 17,45

STT Khoa Tổng số SV Cỡ mẫu

1 Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc 817 47

2 Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc 754 43

3 Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản 788 45

Bảng 2 2 Cỡ mẫu tham gia thử nghiệm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

STT Đối tượng Tổng số Tỉ lệ lấy mẫu Cỡ mẫu

Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu

Để thu thập được dữ liệu phục vụ mục đích nghiên cứu, tác giả thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Trình với lãnh đạo nhà trường về kế hoạch khảo sát và mục đích của phiếu hỏi

- Bước 2: Gặp gỡ từng Khoa (Thông qua Trưởng/Phó Khoa và giáo vụ Khoa) để trao đổi chi tiết về kế hoạch khảo sát và gửi đường link phiếu khảo sát online

- Bước 3: Theo dõi quá trình thực hiện khảo sát và đôn đốc thực hiện

- Bước 4: Xuất dữ liệu về excel và làm sạch dữ liệu

- Bước 5: Đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS và xử lý dữ liệu theo từng nội dung nghiên cứu

Trong chương 2, tác giả đã trình bày về các nội dung liên quan đến bối cảnh địa bàn nghiên cứu; xác định cơ sở xây dựng và đã đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online gồm 9 tiêu chí và 49 chỉ báo tương ứng:

(1) Mục tiêu dạy học online (03 chỉ báo)

(2) Kế hoạch, nội dung dạy học online (06 chỉ báo)

(3) Năng lực giảng dạy online của người dạy (07 chỉ báo)

(4) Năng lực học tập online của người học (06 chỉ báo)

(5) Sự tương tác trong dạy học online (06 chỉ báo)

(6) Kiểm tra, đánh giá trong dạy học online (07 chỉ báo)

(7) Hạ tầng kỹ thuật phục vụ dạy học online (05 chỉ báo)

(8) Học liệu trong dạy học online (06 chỉ báo)

(9) Phản hồi của người học về dạy học online (03 chỉ báo)

Căn cứ vào bộ tiêu chí đề xuất, tác giả thiết kế được phiếu khảo sát dành cho đối tượng CBQL, GV và SV Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội với cỡ mẫu được xác định là 573 người (trong đó CBQL: 27 người; GV:

Các nội dung này sẽ là căn cứ để tác giả triển khai hoạt động khảo sát, xử lý, phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu trong chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả độ tin cậy thang đo

Bảng 3 1 Kết quả Cronbach's Alpha các thang đo

STT Ký hiệu Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến TC1 Cronbach's Alpha Mục tiêu dạy học online = 0,880

TC2 Cronbach's Alpha Kế hoạch, nội dung dạy học online = 0,828

TC3 Cronbach's Alpha Năng lực giảng dạy online của người dạy = 0,859

TC4 Cronbach's Alpha Năng lực học tập online của người học = 0,838

TC5 Cronbach's Alpha Sự tương tác trong dạy học online = 0,753

TC6 Cronbach's Alpha Kiểm tra, đánh giá trong dạy học online = 0,860

TC7 Cronbach's Alpha Hạ tầng kỹ thuật phục vụ dạy học online = 0,842

TC8 Cronbach's Alpha Học liệu trong dạy học online = 0,848

TC9 Cronbach's Alpha Phản hồi của người học về dạy học online = 0,895

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy, hệ số Cronbach's Alpha của cả 9 nhóm nhân tố đều đảm bảo độ tin cậy cao (hệ số Cronbach's Alpha từ 0,753 trở lên), trong đó cao nhất là nhóm nhân tố “Phản hồi của người học về dạy học online” có hệ số Cronbach's Alpha = 0,895 Đối với các nhóm nhân tố/ nhóm tiêu chí TC1; TC2; TC3; TC4; TC6; TC7; TC9: thì tất cả các biến quan sát có tương quan biến tổng đều đảm bảo lớn hơn 0,3 và tất cả các chỉ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn

Cronbach's Alpha tổng, vì vậy các biến này phù hợp để được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo

Tuy nhiên, có 2 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố TC5 (biến TT06: Có sự đa dạng trong các hình thức tương tác: qua cuộc họp online; email; zalo…) và nhóm nhân tố TC8 (biến HL02: Giáo trình, tài liệu học tập được công khai rộng rãi ngay đầu khóa học và dễ dàng tiếp cận, sử dụng) tuy có tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3, nhưng chỉ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lại lớn hơn Cronbach's Alpha tổng, vì thế loại bỏ 02 biến này khỏi thang đo và tiến hành chạy lại lần 2 để kiểm tra độ tin cậy của 2 nhóm nhân tố này sau khi loại biến Kết quả thu được như bảng:

Bảng 3 2 Kết quả Cronbach's Alpha các thang đo sau loại biến

STT Ký hiệu Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến TC5 Cronbach's Alpha Sự tương tác trong dạy học online = 0,846

TC8 Cronbach's Alpha Học liệu trong dạy học online = 0,854

Từ bảng số liệu trên có thể thấy sau khi loại bỏ 2 biến không phù hợp ra khỏi thang đo, kết quả độ tin cậy của 2 nhóm được nâng lên Mặt khác, tất cả

53 các biến quan sát có tương quan biến tổng đều đảm bảo lớn hơn 0,3 và tất cả các chỉ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn Cronbach's Alpha tổng, vì vậy các biến này phù hợp để được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo

Biểu đồ 3 1 Kết quả độ tin cậy thang đo sau khi loại biến

Kết quả phân tích nhân tố EFA

Với 47 biến quan sát, tác giả tiến hành phân tích nhân tố EFA và kết quả các biến quan sát đó được gom thành 4 nhóm nhân tố chính, cụ thể:

Bảng 3 3 Phân tích nhân tố khám phá EFA của thang đo

STT Ký hiệu Nội dung

1 GV01 Sử dụng nhiều phương pháp dạy học online theo hướng dạy cách học, cách kiến tạo tri thức (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất)

2 GV03 Có kỹ năng sử dụng, kết hợp 0,709

TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7 TC8 TC9

54 nhiều phần mềm, nhiều hình thức dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả

3 MT03 Mục tiêu và chuẩn đầu ra được công bố cho người học một cách công khai, rộng rãi ngay từ đầu khóa học

4 MT02 Chuẩn đầu ra được xây dựng bám sát mục tiêu chương trình/học phần/môn học của người học sau khi kết thúc khóa học

5 GV02 Sử dụng nhiều phương pháp dạy học online theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực và cá nhân hóa người học

6 GV06 Giải quyết hiệu quả các tình huống sư phạm khi dạy học online

7 KH03 Nội dung dạy học online bám sát vào mục tiêu, chuẩn đầu ra dạy học

8 GV07 Tổ chức các hoạt động dạy học online một cách lôi cuốn, thu hút

9 GV05 Có khả năng hỗ trợ, hướng dẫn người học các thao tác sử dụng phần mềm, CNTT trong học

10 GV04 Có kế hoạch hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, khó khăn của người học trong thực hiện nhiệm vụ học tập

11 KH01 Kế hoạch dạy học online được phổ biến cho người học trước khi bắt đầu khóa học

12 KH02 Dạy học online tuân thủ theo kế hoạch đã công bố từ đầu khóa học

13 MT01 Mục tiêu được phát biểu một cách rõ ràng, cụ thể

14 KH04 Nội dung dạy học online được điều chỉnh và cập nhật thường xuyên

15 KH06 Nội dung dạy học online được thể hiện, trình bày đa dạng dưới nhiều hình thức: slides, hình ảnh, âm thanh, video… khác nhau

16 KH05 Người học dễ dàng, thuận tiện trong việc truy cập vào các nội dung học tập online mọi lúc, mọi nơi

17 HT01 Cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy chủ đáp ứng yêu cầu dạy học online

18 HT02 Kết nối internet đảm bảo tốc độ và thường xuyên được kiểm tra, nâng cấp

19 HT03 Giao diện phần mềm trực quan, sinh động và dễ dàng truy cập thuận tiện trong việc quản lý và tương tác khi dạy học online

20 HT05 Người dạy và người học nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi gặp vấn đề khó khăn về phần mềm, kỹ thuật trong dạy học online

21 HT04 Người dạy và người học được tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm trong dạy học online

22 HL06 Có đầy đủ hệ thống các câu hỏi, bài tập để người học tự học và củng cố nội dung học tập

23 HL01 Đề cương học phần/ môn học, giáo trình, tài liệu học tập được cung cấp với nhiều định dạng, tương thích với nhiều thiết bị

24 HL05 Học liệu được sắp xếp theo trình tự, bố trí logic, khoa học phù hợp với nội dung dạy học

25 HL03 Công bố các tài liệu tham khảo liên quan đến khóa học ngay từ đầu bên cạnh giáo trình chính

26 HL04 Hướng dẫn đầy đủ cách tiếp cận, cách sử dụng tài liệu cho người học trong học tập online

27 PH01 Người học dễ dàng trong việc phản hồi liên quan đến nội dung dạy học, kết quả học tập mọi lúc, mọi nơi

28 PH03 Thông tin phản hồi của người học đảm bảo tính bảo mật

29 PH02 Hoạt động đánh giá khóa học/ đánh giá người dạy được thực hiện ngay sau khi kết thúc khóa học

30 HS02 Tự xây dựng được kế hoạch học tập online của bản thân phù hợp với kế hoạch chung của khóa học

31 HS04 Có khả năng khai thác nguồn học liệu số, thông tin từ internet phục vụ học tập

32 HS05 Tham gia một cách tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập

33 HS01 Tự xác định được mục tiêu học tập online cụ thể cho bản thân

34 HS03 Sử dụng tốt CNTT, các tính năng của phần mềm dùng trong học tập online

35 HS06 Chủ động hoàn thành đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ học tập đúng thời hạn được giao

36 TT05 Sự tương tác giữa người học, người dạy với tài nguyên học liệu online thường xuyên và dễ khai thác

37 TT04 Sự tương tác giữa người học, người dạy qua phần mềm dạy học online được đảm bảo thông suốt

38 TT03 Quá trình tương tác giữa người học và người học sôi nổi, tích cực

39 TT02 Quá trình tương tác giữa người dạy và người học được duy trì thường xuyên

40 TT01 Không gian dạy học online được tổ chức, bố trí rõ ràng, với cấu trúc logic chặt chẽ thuận tiện cho người dạy và người học trong quá trình tương tác

41 DG05 Đa dạng các loại hình kiểm tra đánh giá online

42 DG06 Phương pháp đánh giá sử dụng nhiều tiêu chí theo nhiều phương diện trong suốt tiến trình học tập

43 DG04 Công cụ kiểm tra đánh giá (câu hỏi, đề thi…) đảm bảo chính xác, khách quan qua độ tin cậy, độ giá trị phù hợp với nội dung và đặc điểm dạy học online

44 DG01 Các quy định về kiểm tra đánh giá được xác định và công bố rõ ràng ngay từ đầu khóa học

45 DG03 Hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung và đặc điểm dạy học online

46 DG02 Nội dung kiểm tra, đánh giá đo lường được mức độ đạt được mục tiêu/ chuẩn đầu ra của khóa học

47 DG07 Người học thường xuyên cập nhật được kết quả kiểm tra, đánh giá và thuận tiện trong phản hồi, khiếu nại (nếu có)

Từ bảng số liệu trên ta thấy Hệ số KMO = 0,981 > 0,5 đồng thời giá trị kiểm định Bartlett’s = 0,000 < 0,05 và Eigenvalues = 1,059 > 1 như vậy dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố EFA

Kết quả ma trận xoay của thang đo cho thấy, 47 biến quan sát được gom thành 4 nhân tố Tổng phương sai trích là 73,950 > 50%, cho thấy 4 nhân tố này giải thích được 73,950% độ biến thiên của dữ liệu Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0,3

Trong 47 biến quan sát trên, ta thấy có 2 biến không thể hiện kết quả trong bảng ma trận xoay do những biến này có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 và cần được loại bỏ, gồm:

- KH05: Người học dễ dàng, thuận tiện trong việc truy cập vào các nội dung học tập online mọi lúc, mọi nơi.

- DG07: Người học thường xuyên cập nhật được kết quả kiểm tra, đánh giá và thuận tiện trong phản hồi, khiếu nại (nếu có)

Với 45 biến còn lại được phân tích thành 4 nhóm nhân tố mới, cụ thể:

- Nhóm nhân tố thứ nhất gồm 15 biến quan sát: GV01; GV03; MT03;

MT02; GV02; GV06; KH03; GV07; GV05; GV04; KH01; KH02; MT01; KH04; KH06 được đặt tên là “Hoạt động dạy học online của người dạy”

- Nhóm nhân tố thứ hai gồm 13 biến quan sát: HT01; HT02; HT03;

HT05; HT04; HL06; HL01; HL05; HL03; HL04; PH01; PH03; PH02 được đặt tên là “Môi trường dạy học online”

- Nhóm nhân tố thứ ba gồm 11 biến quan sát: HS02; HS04; HS05; HS01;

HS03; HS06; TT05; TT04; TT03; TT02; TT01 được đặt tên là “Hoạt động học tập online của người học”

- Nhóm nhân tố thứ tư gồm 06 biến quan sát: DG05; DG06; DG04;

DG01; DG03; DG02 được đặt tên là “Kiểm tra đánh giá trong dạy học online

Hoàn thiện tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online được hoàn thiện lại gồm 4 tiêu chí và

(1) Hoạt động dạy học online của người dạy (15 chỉ báo)

(2) Môi trường dạy học online (13 chỉ báo)

(3) Hoạt động học tập online của người học (11 chỉ báo)

(4) Kiểm tra đánh giá trong dạy học online (06 chỉ báo)

Bảng 3 4 Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

TT Nội dung Ghi chú

TC1 Hoạt động dạy học online của người dạy

1 Sử dụng nhiều phương pháp dạy học online theo hướng dạy cách học, cách kiến tạo tri thức (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất)

2 Có kỹ năng sử dụng, kết hợp nhiều phần mềm, nhiều hình thức dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả

3 Mục tiêu và chuẩn đầu ra được công bố cho người học một cách công khai, rộng rãi ngay từ đầu khóa học

4 Chuẩn đầu ra được xây dựng bám sát mục tiêu chương trình/học phần/môn học của người học sau khi kết thúc khóa học

5 Sử dụng nhiều phương pháp dạy học online theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực và cá nhân hóa người học

6 Giải quyết hiệu quả các tình huống sư phạm khi dạy học online

7 Nội dung dạy học online bám sát vào mục tiêu, chuẩn đầu ra dạy học

8 Tổ chức các hoạt động dạy học online một cách lôi cuốn, thu hút

9 Có khả năng hỗ trợ, hướng dẫn người học các thao tác sử dụng phần mềm, CNTT trong học tập

10 Có kế hoạch hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, khó khăn của người học trong thực hiện nhiệm vụ học tập

11 Kế hoạch dạy học online được phổ biến cho người học trước khi bắt đầu khóa học

12 Dạy học online tuân thủ theo kế hoạch đã công bố từ đầu khóa học

13 Mục tiêu được phát biểu một cách rõ ràng, cụ thể

14 Nội dung dạy học online được điều chỉnh và cập nhật thường xuyên

15 Nội dung dạy học online được thể hiện, trình bày đa dạng dưới nhiều hình thức: slides, hình ảnh, âm thanh, video… khác nhau

TC2 Môi trường dạy học online

1 Cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy chủ đáp ứng yêu cầu dạy học online

2 Kết nối internet đảm bảo tốc độ và thường xuyên được kiểm tra, nâng cấp

3 Giao diện phần mềm trực quan, sinh động và dễ dàng truy cập thuận tiện trong việc quản lý và tương tác khi dạy học online

4 Người dạy và người học nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi gặp vấn đề khó khăn về phần mềm, kỹ thuật trong dạy học online

5 Người dạy và người học được tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm trong dạy học online

6 Có đầy đủ hệ thống các câu hỏi, bài tập để người học tự học và củng cố nội dung học tập

7 Đề cương học phần/ môn học, giáo trình, tài liệu học tập được cung cấp với nhiều định dạng, tương thích với nhiều thiết bị

8 Học liệu được sắp xếp theo trình tự, bố trí logic, khoa học phù hợp với nội dung dạy học

9 Công bố các tài liệu tham khảo liên quan đến khóa học ngay từ đầu bên cạnh giáo trình chính

10 Hướng dẫn đầy đủ cách tiếp cận, cách sử dụng tài liệu cho người học trong học tập online

11 Người học dễ dàng trong việc phản hồi liên quan đến nội dung dạy học, kết quả học tập mọi lúc, mọi nơi

12 Thông tin phản hồi của người học đảm bảo tính bảo mật

13 Hoạt động đánh giá khóa học/ đánh giá người dạy được thực hiện ngay sau khi kết thúc khóa học

TC3 Hoạt động học tập online của người học

1 Tự xây dựng được kế hoạch học tập online của bản thân phù hợp với kế hoạch chung của khóa học

2 Có khả năng khai thác nguồn học liệu số, thông tin từ internet phục vụ học tập

3 Tham gia một cách tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập

4 Tự xác định được mục tiêu học tập online cụ thể cho bản thân

5 Sử dụng tốt CNTT, các tính năng của phần mềm dùng trong học tập online

6 Chủ động hoàn thành đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ học tập đúng thời hạn được giao

7 Sự tương tác giữa người học, người dạy với tài nguyên học liệu online thường xuyên và dễ khai thác

8 Sự tương tác giữa người học, người dạy qua phần mềm dạy học online được đảm bảo thông suốt

9 Quá trình tương tác giữa người học và người học sôi nổi, tích cực

10 Quá trình tương tác giữa người dạy và người học được duy trì thường xuyên

11 Không gian dạy học online được tổ chức, bố trí rõ ràng, với cấu

64 trúc logic chặt chẽ thuận tiện cho người dạy và người học trong quá trình tương tác

TC4 Kiểm tra đánh giá trong dạy học online

1 Đa dạng các loại hình kiểm tra đánh giá online

2 Phương pháp đánh giá sử dụng nhiều tiêu chí theo nhiều phương diện trong suốt tiến trình học tập

3 Công cụ kiểm tra đánh giá (câu hỏi, đề thi…) đảm bảo chính xác, khách quan qua độ tin cậy, độ giá trị phù hợp với nội dung và đặc điểm dạy học online

4 Các quy định về kiểm tra đánh giá được xác định và công bố rõ ràng ngay từ đầu khóa học

5 Hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung và đặc điểm dạy học online

6 Nội dung kiểm tra, đánh giá đo lường được mức độ đạt được mục tiêu/ chuẩn đầu ra của khóa học.

Tổ chức đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường

Nhằm đánh giá thực trạng về mức độ đạt được các tiêu chí chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội hiện nay

Chọn mẫu tham gia khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện 30% tổng số cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội:

Bảng 3 5 Thống kê mẫu tham gia khảo sát đánh giá

STT Đối tượng Tổng số Cỡ mẫu

3.4.3 Thiết kế công cụ đánh giá Đánh giá thông qua phiếu khảo sát dành cho CBQL, GV và SV Phiếu khảo sát gồm hai phần chính:

- Phần thông tin cá nhân

- Phần nội dung khảo sát

Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ:

(2) Thực hiện ở mức chưa đạt;

Nội dung phiếu khảo sát (Phụ lục 2)

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm SPSS để tính giá trị trung bình điểm đánh giá của CBQL, GV và SV về các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội

Dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ đánh giá theo giá trị trung bình Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1)/5 = 0,80

Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa của các giá trị trung bình trong câu hỏi theo 5 mức độ của thang đo Likert được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3 6 Thang đánh giá thực trạng chất lượng dạy học theo hình thức online

TT Điểm trung bình Thang đánh giá

2 1,80 – 2,59 Thực hiện ở mức chưa đạt

3.4.5 Thống kê mô tả về mẫu khảo sát

Kết quả phân bố dữ liệu thống kê về tỉ lệ mẫu nghiên cứu với số lượng người trả lời được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3 7 Thống kê mô tả mẫu tham gia khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng dạy học theo hình thức online

Tiêu chí Nội dung Số lượng

Khoa Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc 312 15,06

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc 275 13,27 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản 98 4,73

Khoa Công nghệ thông tin 382 18,44

Khoa Du lịch khách sạn 86 4,15

Khoa Chăm sóc sắc đẹp 103 4,97

Sinh viên năm Năm thứ nhất 844 42,76

Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy, tỉ lệ nữ giới tham gia khảo sát đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại nhà trường nhiều hơn nam giới là 98 người (nhiều hơn 4,73%)

Số lượng sinh viên khoa Công nghệ ô tô tham gia khảo sát là 469 sinh viên (chiếm 22,64%), đây là Khoa có số lượng sinh viên tham gia khảo sát đông nhất, vì đây cũng chính là Khoa có số lượng sinh viên theo học đông nhất trường Tiếp đến là Khoa Công nghệ thông tin (18,44%); Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc (15,06%); thấp nhất về số lượng sinh viên tham gia khảo sát với 77 sinh viên (3,72%) là Khoa Tiếng Anh

Cũng ở bảng trên, số lượng sinh viên năm thứ nhất chiếm tỉ lệ đông nhất tham gia vào hoạt động khảo sát với 42,76%, sau đó là sinh viên năm thứ 2 và sinh viên năm thứ 3 lần lượt là 33,13% và 24,11%

3.4.6 Kết quả đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội

3.4.6.1 Kết quả đánh giá hoạt động dạy học online của người dạy

Bảng 3 8 Kết quả đánh giá hoạt động dạy học online của người dạy

TT Nội dung chỉ báo ĐTB đánh giá ĐTB chung Đánh giá

CBQL, GV SV ĐTB Std ĐTB Std

1 Sử dụng nhiều phương pháp dạy học online theo hướng dạy cách học, cách kiến tạo tri thức (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất)

2 Có kỹ năng sử dụng, kết hợp nhiều phần mềm, nhiều hình thức dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả

3 Mục tiêu và chuẩn đầu ra được công bố cho người học một cách công khai, rộng rãi ngay từ đầu khóa học

4 Chuẩn đầu ra được xây dựng bám sát mục tiêu chương trình/ học phần/ môn học của người học sau khi kết thúc khóa học

5 Sử dụng nhiều phương pháp dạy học online theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực và cá nhân hóa người học

6 Giải quyết hiệu quả các tình huống sư phạm khi dạy học online 4,03 0,94 3,98 0,96 4,01

7 Nội dung dạy học online bám sát vào mục tiêu, chuẩn đầu ra dạy học 3,77 0,88 3,82 1,01 3,80

8 Tổ chức các hoạt động dạy học online một cách lôi cuốn, thu hút 3,62 0,88 3,66 0.94 3,64

9 Có khả năng hỗ trợ, hướng dẫn người học các thao tác sử dụng phần mềm, CNTT trong học tập

10 Có kế hoạch hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, khó khăn của người học trong thực hiện nhiệm vụ học tập

11 Kế hoạch dạy học online được phổ biến cho người học trước khi bắt đầu khóa học

12 Dạy học online tuân thủ theo kế hoạch đã công bố từ đầu khóa học 3,61 0,93 3,74 0,96 3,68

13 Mục tiêu được phát biểu một cách rõ ràng, cụ thể

14 Nội dung dạy học online được điều chỉnh và cập nhật thường xuyên 3,64 0,86 3,52 0,93 3,58

15 Nội dung dạy học online được thể hiện, trình bày đa dạng dưới nhiều hình thức: slides, hình ảnh, âm thanh, video… khác nhau

Thông qua bảng kết quả trên, thấy rằng các hoạt động dạy học online của người dạy được đội ngũ CBQL, GV và SV nhà trường đánh giá ở mức “Thực hiện ở mức khá” với ĐTB chung là 3,68 Phần lớn các nội dung nhận được đánh giá cao hơn từ phía sinh viên, sự chênh lệch đánh giá giữa CBQL, GV và

Các nội dung nhận được đánh giá cao gồm: Nội dung dạy học online được thể hiện, trình bày đa dạng dưới nhiều hình thức: slides, hình ảnh, âm thanh, video… khác nhau (ĐTB chung = 4,24); Có khả năng hỗ trợ, hướng dẫn người học các thao tác sử dụng phần mềm, CNTT trong học tập (ĐTB chung 4,20); Có kỹ năng sử dụng, kết hợp nhiều phần mềm, nhiều hình thức dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả (ĐTB chung = 4,15)…

Các nội dung nhận được đánh giá thấp gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra được công bố cho người học một cách công khai, rộng rãi ngay từ đầu khóa học (ĐTB chung = 3,08); Kế hoạch dạy học online được phổ biến cho người học trước khi bắt đầu khóa học (ĐTB chung = 3,23); Chuẩn đầu ra được xây dựng

71 bám sát mục tiêu chương trình/học phần/môn học của người học sau khi kết thúc khóa học (ĐTB chung = 3,30)…

3.4.6.2 Kết quả đánh giá môi trường dạy học online

Bảng 3 9 Kết quả đánh giá môi trường dạy học online

TT Nội dung chỉ báo ĐTB đánh giá ĐTB chung Đánh giá

CBQL; GV SV ĐTB Std ĐTB Std

1 Cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy chủ đáp ứng yêu cầu dạy học online 3,47 1,04 3,55 0,97 3,51

2 Kết nối internet đảm bảo tốc độ và thường xuyên được kiểm tra, nâng cấp

3 Giao diện phần mềm trực quan, sinh động và dễ dàng truy cập thuận tiện trong việc quản lý và tương tác khi dạy học online

4 Người dạy và người học nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi gặp vấn đề khó khăn về phần mềm, kỹ thuật trong dạy học online

5 Người dạy và người học được tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm trong dạy học online

6 Có đầy đủ hệ thống các câu hỏi, bài tập để người học tự học và 3,37 1,00 3,18 1,03

72 củng cố nội dung học tập đạt

7 Đề cương học phần/ môn học, giáo trình, tài liệu học tập được cung cấp với nhiều định dạng, tương thích với nhiều thiết bị

8 Học liệu được sắp xếp theo trình tự, bố trí logic, khoa học phù hợp với nội dung dạy học

9 Công bố các tài liệu tham khảo liên quan đến khóa học ngay từ đầu bên cạnh giáo trình chính

10 Hướng dẫn đầy đủ cách tiếp cận, cách sử dụng tài liệu cho người học trong học tập online

11 Người học dễ dàng trong việc phản hồi liên quan đến nội dung dạy học, kết quả học tập mọi lúc, mọi nơi

12 Thông tin phản hồi của người học đảm bảo tính bảo mật 3,77 0,94 3,83 0,97 3,80

13 Hoạt động đánh giá khóa học/ đánh giá người dạy được thực hiện ngay sau khi kết thúc khóa học

Thông qua bảng kết quả trên, thấy rằng các nội dung về môi trường dạy học online được đội ngũ CBQL, GV và sinh viên nhà trường đánh giá ở mức

“Thực hiện ở mức khá” với ĐTB chung là 3,53, dao động từ 2,99 đến 4,19 Khác với đánh giá hoạt động dạy học online của người dạy, ở đánh giá về môi trường dạy học online đánh giá chung của sinh viên thấp hơn đánh giá chung của CBQL, GV là 0,01

Các nội dung nhận được đánh giá cao gồm: Người dạy và người học nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi gặp vấn đề khó khăn về phần mềm, kỹ thuật trong dạy học online (ĐTB chung = 4,19); Người dạy và người học được tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm trong dạy học online (ĐTB chung 4,03)…

Các nội dung nhận được đánh giá thấp gồm: Công bố các tài liệu tham khảo liên quan đến khóa học ngay từ đầu bên cạnh giáo trình chính (ĐTB chung = 2,99); Hoạt động đánh giá khóa học/ đánh giá người dạy được thực hiện ngay sau khi kết thúc khóa học (ĐTB chung = 3,15)…

3.4.6.3 Kết quả đánh giá hoạt động học tập online của người học

Bảng 3 10 Kết quả đánh giá hoạt động học tập online của người học

TT Nội dung chỉ báo ĐTB đánh giá ĐTB chung Đánh giá

CBQL; GV SV bậc ĐTB Std ĐTB Std

1 Tự xây dựng được kế hoạch học tập online của bản thân phù hợp với kế hoạch chung của khóa học

2 Có khả năng khai thác nguồn học liệu số, thông tin từ internet phục vụ học tập

3 Tham gia một cách tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập

4 Tự xác định được mục tiêu học tập online cụ thể cho bản thân 3,41 1,06 3,52 0,97 3,47

5 Sử dụng tốt CNTT, các tính năng của phần mềm dùng trong học tập online

6 Chủ động hoàn thành đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ học tập đúng thời hạn được giao

7 Sự tương tác giữa người học, người dạy với tài nguyên học liệu online thường xuyên và dễ khai thác

8 Sự tương tác giữa người học, người dạy qua phần mềm dạy học online được đảm bảo thông suốt

9 Quá trình tương tác giữa người học và người học sôi nổi, tích cực

10 Quá trình tương tác giữa người dạy và

75 người học được duy trì thường xuyên mức khá

11 Không gian dạy học online được tổ chức, bố trí rõ ràng, với cấu trúc logic chặt chẽ thuận tiện cho người dạy và người học trong quá trình tương tác

Định hướng sử dụng bộ tiêu chí đánh giá và kết quả đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

3.5.1 Định hướng sử dụng bộ tiêu chí đánh giá

- Từ bộ tiêu chí đánh giá hiện tại, tác giả sẽ tiếp tục xây dựng thêm các chỉ số đánh giá cụ thể, thang điểm đánh giá chi tiết cho bộ tiêu chí đánh giá Đồng thời, tiến hành nghiên cứu, xây dựng, rà soát và phát triển bộ tiêu chí để nó có tính ứng dụng rộng rãi và hữu ích cho tất cả các cơ sở giáo dục khác trên cả nước

- Bộ tiêu chí có tính cấp thiết, khả thi giúp cho Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội và các cơ sở giáo dục có các điều kiện tương đồng với nhà trường sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá thực trạng dạy học theo hình thức online tại nhà trường

- Bộ tiêu chí có thể sử dụng như “chuẩn trong dạy học online” để CBQL,

GV và SV bám sát thực hiện các hoạt động dạy học theo hình thức online, điều chỉnh, tự điều chỉnh và phát triển hoạt động của bản thân để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy học theo hình thức online nói riêng

3.5.2 Định hướng sử dụng kết quả đánh giá

- Sử dụng kết quả khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội để phân tích thông qua các phần mềm chuyên dụng nhằm có được dữ liệu quan trọng từ đó điều chỉnh, thay đổi bộ tiêu chí (nếu cần) đảm bảo tính phù hợp và khả thi cao khi thực hiện đánh giá

- Kết hợp với các phương pháp khác: phỏng vấn chuyên sâu, quan sát hoạt động, nghiên cứu tài liệu… các kết quả đánh giá thực trạng chất lượng dạy học theo hình thức online trong luận văn sẽ là công cụ hữu hiệu giúp Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội hình thành được một bức tranh tổng thể, toàn diện về chất lượng dạy học theo hình thức online, từ đó kịp thời đánh giá thực trạng (điểm mạnh, điểm yếu), đề xuất các biện pháp, hành động cải tiến, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như có thông tin chính xác để xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường

- Kết quả đánh giá là thông tin phản hồi ngược đến chính đội ngũ giảng viên, sinh viên trong nhà trường, để cho mọi người tự đánh giá bản thân, tự đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra, từ đó bản thân giảng viên, sinh viên tự xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập;

79 xây dựng các chiến lược, điều chỉnh các phương pháp dạy, học hiệu quả hướng tới mục tiêu

- Kết quả đánh giá là một trong những kênh thông tin gửi đến các cơ quan quản lý giáo dục, cựu người học, phụ huynh học sinh, xã hội… (nếu có) để công khai chất lượng đào tạo, thể hiện việc thực hiện cam kết giáo dục…

Trong chương 3, tác giả đã tiến hành thử nghiệm bộ tiêu chí với đối tượng là đội ngũ CBQL, GV và SV Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa

Hà Nội Từ số liệu thu thập được từ hoạt động khảo sát và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu thì kết quả thử nghiệm cho thấy bộ tiêu chí xây dựng đảm bảo độ tin cậy cao (từ 0,828 đến 0,895) Ngoài ra, sau khi phân tích nhân tố khám phá, bộ tiêu chí được chỉnh sửa lại gồm 4 tiêu chí và 45 chỉ báo

Bộ tiêu chí này được sử dụng để tiến hành đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội với cỡ mẫu là 2072 người (9 CBQL, 89 GV và 1974 sinh viên) Kết quả thu được cho thấy các nội dung đều được đánh giá ở mức “Thực hiện ở mức Khá” với: đánh giá hoạt động dạy học online của người dạy (ĐTB chung = 3,68); đánh giá môi trường dạy học online (ĐTB chung = 3,53); đánh giá hoạt động học tập online của người học (ĐTB chung = 3,74); đánh giá hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học online (ĐTB chung = 3,69)

Những kết quả thu được sẽ là căn cứ, cơ sở thực tiễn quan trọng, có giá trị cao để Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội tiến hành các hoạt động đánh giá, cải tiến để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học theo hình thức online trong thời gian tới tại nhà trường

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1.1 Dạy học online/ trực tuyến đang trở thành xu hướng tất yếu, lan rộng ra tất cả các trường học bởi tính ưu việt của nó Dạy học theo hình thức online nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, đồng thời góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho người học và tạo điều kiện để người học được học ở mọi nơi, mọi lúc

Luận văn đã nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan, nhận thấy rằng mỗi công trình nghiên cứu đều có những hướng nghiên cứu tích cực, có tính mới mẻ và mang lại những giá trị nhất định Luận văn tiếp tục đi vào nghiên cứu vấn đề trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn trong đánh giá chất lượng dạy học online và xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh CMCN 4.0 và đại dịch Covid-

Trong luận văn đã làm rõ một số khái niệm cơ bản: tiêu chí đánh giá; hoạt động dạy học; chất lượng dạy học; dạy học theo hình thức online; chất lượng dạy học theo hình thức online Đồng thời chỉ rõ được đặc điểm dạy học theo hình thức online và những yếu tố ảnh hưởng: năng lực ứng dụng CNTT, sử dụng phần mềm trong dạy học online; sự chủ động, ý thức tự giác của người học; học liệu dạy học online; hạ tầng kỹ thuật dạy học online; hệ thống văn bản pháp quy; bối cảnh giáo dục trong nước và quốc tế…

Không chỉ vậy, luận văn đã phân tích tầm quan trọng của xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online là công cụ hữu ích, thước đo cần thiết để giúp chúng ta thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất khi đánh giá, giúp

82 cho đối tượng được đánh giá tự nhận thấy được ưu nhược điểm của mình trong hoạt động đó để có những hành động, biện pháp cải tiến, thay đổi tích cực hơn

1.2 Từ hệ thống cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, luận văn đã xây dựng bộ tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online bao gồm 9 tiêu chí và 49 chỉ báo Sau đó tiến hành thử nghiệm bộ tiêu chí tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội với cỡ mẫu là 573 người (27 CBQL; 169 GV; 377 SV), kết quả độ tin cậy của các thang đo đạt mức cao với Cronbach's Alpha từ 0,828 đến 0,895; kết quả phân tích EFA cho thấy hình thành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online gồm 4 nhóm nhân tố với 45 biến quan sát: Hoạt động dạy học online của người dạy (15 biến); Môi trường dạy học online (13 biến); Hoạt động học tập online của người học (11 biến); Kiểm tra đánh giá trong dạy học online (6 biến)

1.3 Căn cứ vào bộ tiêu chí đã xây dựng, luận văn tiến hành đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online tại Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội với cỡ mẫu là 2072 CBQL, GV, SV nhà trường Kết quả thu thập được cho thấy hiện nay, các hoạt động dạy học theo hình thức online tại trường đang được thực hiện và đánh giá chung ở mức “Thực hiện ở mức Khá” (vẫn còn một số nội dung nhận được đánh giá thực hiện ở mức đạt và có những nội dung được đánh giá thực hiện ở mức tốt) Nhà trường căn cứ vào kết quả đánh giá từ luận văn để thực hiện các biện pháp điều chỉnh, cải tiến hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo Bên cạnh đó, luận văn đã xác định rõ một số định hướng trong việc sử dụng bộ tiêu chí, sử dụng kết quả đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online

Như vậy, các câu hỏi nghiên cứu đã được trả lời đầy đủ, mục đích nghiên cứu của luận văn đã được giải quyết

Khuyến nghị

- Đội ngũ CBQL, GV và SV các cơ sở giáo dục nói chung, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội nói riêng phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của dạy học theo hình thức online, nắm rõ được đặc điểm, yêu cầu của dạy học online và hiểu rõ bộ tiêu chí đánh giá được xây dựng trong luận văn để áp dụng, thực hiện hiệu quả

- Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học theo hình thức online xây dựng trong luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở giáo dục trên cả nước Tuy nhiên, giáo dục luôn đổi mới, phát triển nhanh chóng, chính vì thế các cơ sở giáo dục cũng cần có sự nghiên cứu, vận dụng một cách linh hoạt bộ tiêu chí; đồng thời có sự chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật cho phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, thực tiễn giáo dục thời điểm đó

- Kết quả đánh giá thực trạng chất lượng dạy học theo hình thức online trong luận văn là một kênh thông tin hữu ích, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội nên kết hợp với các phương pháp đánh giá khác (phỏng vấn, dự giờ, nghiên cứu sản phẩm…) để đánh giá toàn diện hoạt động dạy học theo hình thức online tại nhà trường và có kế hoạch phát triển, cải tiến phù hợp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bani-Salameh, H, & Fakher, S A (2015) E-Learning Critical Success Factors

Model: Empirical Investigation, Proceedings of the International Conference on Intelligent Information Processing

Bộ GD&ĐT (2021) Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2021

Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017) Thông tư 28/2017/TT-BTNMT, ngày 11 tháng 9 năm 2017 Quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về quan trắc tài nguyên và môi trường

Bùi Văn Hồng (2019) Solutions for applying the educational technology in

Vietnamese vocational education institutions Advances in Social Sciences Research Journal, 172-177

Centra, J.A (1993) Reflective Faculty Evaluation Enhancing Teaching and

Determining faculty Effectiveness Jossey - Bass Publishers, San Francisco

Dee Fink, L (1999) Evaluation your own teaching Published in Improving

College Teaching by Peter Seldin

Dondi, C, Michela Moretti, & Nascimbeni, F (2006) Quality of e-learning:

Negotiating a strategy, implementing a policy In U.-D Ehlers & J M Pawlowski (Eds.), Handbook on quality and standardisation in e- learning Berlin, Germany: Springer Đặng Bá Lãm (2003) Kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học Hà Nội:

Elaine Allen (2011) Going the Distance Online Education in the United States Harvey Lee, & Green Diana (1993) Defining Quality Assessment and

Evaluation in Higher Education vol 18, no 1

Hoàng Anh, & Vũ Kim Thanh (1966) Giao tiếp sư phạm NXB Giáo dục, Hà

Jacquinot, G (1993) Apprivoiser la distance et supprimer l’absence ? Ou les dộfis de laformation à distance Revue franỗaise de pộdagogie https://doi.org/10.3406/rfp.1993.1305

Johnes, J., & Taylor, J (1990) Performance Indicators in Higher Education

Buckingham: The Society for Research into Higher Education

Khổng Hữu Lực, Lê Đức Ngọc, & Trần Xuân Ngọc (2019) Công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên qua từng mô đun/môn học Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, 1-5

Lê Đình (2009) Đánh giá giảng dạy - Một nhân tố quan trọng trong đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học Tạp chí Khoa học, trường Đại học Vinh

Lê Thị Linh Giang, Lê Đức Ngọc, & Lê Thị Bích Hồng (2020) Proposing a set of quality assurance standards in online training VietAME 2020 - New trends in Educational Assessment anh Quality Assurance

Lê Văn Hảo (2011) 9 nguyên tắc đánh giá học tập của Hoa Kì và đối chiếu tình hình đánh giá tại Việt Nam Tạp chí Giáo dục, Số 272, kỳ 2, 60-62

Lê Văn Phong (2014) Đánh giá khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp cao su Luận văn

Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Viện ĐBCLGD, Đại học QGHN

Martin, F, & Kumar, S (2017) Frameworks for assessing and evaluating e- learning courses and programs In A A Piủa, V L Lowell, & B R Harris (Eds.), Leading and managing e-learning: What the e-learning leader needs to know New York, NY: Springer

Michigan virtual school (không ngày tháng) Planning Guide for Online and

Moore, M G, & Kearsley, G (2012) Distance education: A systems view of online learning Wadsworth Cengage Learning

Moore, M G, & Kearsley, G (2012) Distance education: A systems view of online learning

NXB Khoa học xã hội (1992) Từ điển Tiếng Việt Hà Nội

Nguyễn Danh Nam, & Nguyễn Đức Thành (2015) Vận dụng PISAđánh giá chất lượng học tập môn Toán ở các trường phổ thông Tạp chí Giáo dục, số 353, kì 1

Nguyễn Đức Chính (2008) Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học

Hà Nội: Đại học Sư phạm Hà Nội

Nguyễn Huy Cường (2012) Sự khác biệt trong đánh giá giữa giảng viên và sinh viên đối với chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc - Quảng Ninh Luận văn Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Viện ĐBCLGD, Đại học QGHN

Nguyễn Hữu Châu (2008) Chất lượng giáo dục, những vấn đề lý luận và thực tiễn Hà Nội: NXB Giáo dục

Nguyễn Tấn Đại (2020) Đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến: Đề xuất cách tiếp cận mới tại Việt Nam Hội thảo “Cải tiến chất lượng trong quản trị đại học”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM

Nguyễn Tấn Đại, & Nguyễn Thị Hảo (2021) Đề xuất khung tham chiếu công nghệ số dành cho giảng viên Đại học Quốc gia TP HCM Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn, 1385-

Nguyễn Việt Hưng (2014) Nghiên cứu mối tương quan giữa các hình thức đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên Luận văn Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục, Viện ĐBCLGD, Đại học QGHN

Phạm Xuân Thanh (2000) Quality of Postgraduate Training in Vietnam:

Definition, Criteria and Mesurement scales Master Thesis University of

Phạm Xuân Thanh, & Nguyễn Kim Dung (2003) Về một số khái niệm thường dung trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Tạp chí Giáo dục số 66,

Redecker, C (2017) European Framework for the Digital Competence of

Educators: DigCompEdu Luxembourg: Publications Office of the

Sái Công Hồng (2008) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS và áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn Thạc sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Đại học

Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, & Lê Đức Ngọc (2017)

Kiểm tra đánh giá trong dạy học Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội

Tomlinson, P (1995) Understanding Mentoring Buckingham: Open

Trần Quang Thuận, & Bùi Văn Hồng (2020) Quản lý dạy học trực tuyến trong các trường đại học kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh TP Hồ Chí

Minh: Tạp chí Khoa học, Đại học Mở TP HCM

Trần Thị Bích Liễu (2007) Đánh giá chất lượng Giáo dục: Nội dung - Phương pháp - Kỹ thuật Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm

Trần Thị Tú Anh (2008) Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy Đại học tại Học viện Báo chí và tuyên truyền Luận văn Thạc sĩ QLGD chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Đại học QGHN

U.S Department of Education, O o (2010) Understanding the Implications of

Online Learning for Educational Productivity

UNESCO (2018) UNESCO ICT Competency framework for teachers Version

Uppal, M A, Ali, S, & Gulliver, S R (2017) Factors determining e-learning service quality British Journal of Educational Technology

Viện Ngôn ngữ học (2003) Từ điển Tiếng Việt Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng Vlăsceanu, L, VGrünberg, L, & Pârlea, D (2007) Quality assurance and accreditation: A glossary of basic terms and definitions Bucharest,

Wennerstrom, A.K, & Heiser, P (1992) ESL studen bias instructional evaluation TESQL Quarterly, 26, 271-288

Williams, K, Kear, K., & Rosewell, J (2012) Quality assessment for e- learning: A benchmarking approach (2nd ed.) European Association of

Ngày đăng: 05/09/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w