1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng trầm cảm sau sinh tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền hà nội

106 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng trầm cảm sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội
Tác giả Phạm Thị Thúy Bình
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thành Nam
Trường học Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

3 sản, tắc tia sữa… hay đặc biệt là những biến cố về tinh thần ít được quan tâm như căng thẳng, mất ngủ thậm chí dẫn đến trầm cảm sau sinh… [37]; đối với các bà mẹ trẻ đặc biệt là khi ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ THÚY BÌNH

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

_

PHẠM THỊ THÚY BÌNH

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Mã ngành: 8310401.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thành Nam

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành tại Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN Để có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Trần Thành Nam người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Thực trạng trầm cảm sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội”

Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hội đồng nghiên cứu khoa học của Bệnh viện, khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội, Trung tâm y tế Huyện Thanh Oai đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như cung cấp những tài liệu nghiên cứu cần thiết để hoàn thành đề tài

Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các cá nhân, các đồng nghiệp đặc biệt là những người thân trong gia đình đã quan tâm giúp đỡ để tác giả hoàn thành đề tài tốt nghiệp Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của Thầy Cô, các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2022

Tác giả

Phạm Thị Thúy Bình

Trang 4

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DADS Abbreviated Dyadic Adjustment Scale (Thang đo hài lòng

trong quan hệ hôn nhân DADS) EPDS Edinbugh Postpartum Depression Scale (Thang đo trầm

cảm sau sinh của Edinbugh) GAD7 Generalized Anxiety Disorder 7 items (Thang đo lo âu

GAD-7) ICD-10 International Classifcation of Diseases (Bảng phân loại

bệnh Quốc tế) PDPI – R Postpartum Depression Predictors Inventory – Revised

(Thang đánh giá dự báo trầm cảm trước và sau sinh) PHQ 9 Patient Health Questionnaire – 9 (Thang đánh giá trầm

cảm PHQ-9) TCSS Trầm cảm sau sinh

Trang 5

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm khách thể nghiên cứu 43

Bảng 3.1 Tỉ lệ nguy cơ trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ theo nhóm 49

Bảng 3.2 Mức độ trầm cảm của sản phụ trẻ theo thang đo PHQ9 51

Bảng 3.3 Rối loạn lo âu của sản phụ trẻ sau sinh 52

Bảng 3.4 Biểu hiện trầm cảm sau sinh ở sản phụ trẻ 53

Bảng 3.5 Mối quan hệ giữa lo âu GAD7 trầm cảm theo thang PHQ9 và trầm cảm sau sinh theo thang EPDS10 57

Bảng 3.6 So sánh sự khác biệt nguy cơ trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ theo độ tuổi 58

Bảng 3.7 So sánh sự khác biệt nguy cơ trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ theo trình độ học vấn 59

Bảng 3.8 So sánh sự khác biệt nguy cơ trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ theo khu vực sinh sống 62

Bảng 3.9 So sánh sự khác biệt nguy cơ trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ theo hình thức sinh sống 63

Bảng 3.10 So sánh nguy cơ trầm cảm sau sinh của sản phụ tại Bệnh viện Đa khoa YHCTHN và Huyện Thanh Oai 65

Bảng 3.11 Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với trầm cảm sau sinh, rối loạn lo âu và trầm cảm PHQ9 67

Bảng 3.12 Mô hình hồi quy trầm cảm sau sinh đo bằng thang EPDS và các biến số 67

Trang 6

iv Bảng 3.13 Mô hình hồi quy trầm cảm sau sinh đo bằng thang GAD7 và các biến số 68Bảng 3.14 Mô hình hồi quy trầm cảm sau sinh đo bằng thang PHQ9 và các biến số 68Bảng 3.15 Ước lượng hồi quy đa biến của các yếu tố dự báo cho khả năng trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ 69

Trang 7

v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Mức độ trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ theo thang sàng lọc EPDS 50 Biểu đồ 3.2 Rối loạn lo âu của sản phụ trẻ sau sinh theo nhóm 53

Trang 8

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Giả thuyết nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa của nghiên cứu 4

5.1 Nghiên cứu lý luận 4

5.2 Nghiên cứu thực tiễn 4

6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

7 Giới hạn nghiên cứu 5

8 Phương pháp nghiên cứu 5

9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu về trầm cảm sau sinh 8

1.1.1 Những nghiên cứu về trầm cảm sau sinh nói chung và trầm cảm sau sinh ở tuổi vị thành niên và đầu thanh niên 8

1.1.2 Nghiên cứu về những hậu quả của trầm cảm sau sinh 14

1.1.3 Nghiên cứu về những công cụ đánh giá trầm cảm sau sinh 17

1.1.4 Nghiên cứu can thiệp/ phòng ngừa trầm cảm sau sinh 20

1.1.5 Nghiên cứu về hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ với trầm cảm sau sinh 22

1.1.6 Các vấn đề chính sách liên quan đến chăm sóc bà mẹ trẻ em ở Việt Nam 25

1.2 Cơ sở lý luận 27

1.2.1 Khái niệm, thuật ngữ 27

1.2.2 Chẩn đoán trầm cảm sau sinh 29

Trang 9

vii

1.2.3 Mô hình nguyên nhân trầm cảm sau sinh 31

1.2.4 Các hình thức can thiệp và hỗ trợ trầm cảm sau sinh có hiệu quả 361.3 Tổng kết chương 39

CHƯƠNG 2 41

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1 Tổng quan và thiết kế nghiên cứu 41

2.2 Đặc điểm mẫu và địa bàn nghiên cứu 42

2.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 42

Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm khách thể nghiên cứu 43

2.2.2 Địa bàn nghiên cứu 44

2.3 Phương pháp nghiên cứu 45

CHƯƠNG 3 49

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 49

3.1 Nguy cơ trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ 49

3.2 Nhận diện một số biểu hiện trầm cảm sau sinh thường xuất hiện ở sản phụ trẻ 53

3.3 So sánh nguy cơ trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ theo một số lát cắt 58

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ 66

Trang 10

1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Lứa tuổi vị thành niên và đầu thanh niên là lứa tuổi chưa hoàn thiện quá trình trưởng thành đặc biệt về tinh thần, nên thường thiếu kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng giải quyết nhiều vấn đề của cá nhân trong cuộc sống Đây là giai đoạn mà một cá nhân bắt đầu có những thay đổi, chuyển biến rõ rệt cả về mặt tâm lý và thể chất Sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến độ tuổi này rất dễ bị chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố cảm xúc, môi trường, gia đình, và xã hội, tác động rất lớn đến sức khỏe tâm thần của những đối tượng này Ở lứa tuổi này thường chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho việc kết hôn và sinh con, và dễ dàng rơi vào trạng thái bị động khi không may mang thai ngoài ý muốn Kể cả với những trường hợp chủ động lập gia đình, vì thiếu sự trải nghiệm, các bạn trẻ trong độ tuổi vị thành niên và đầu thanh niên nhiều lúc vẫn chưa lường trước được những khó khăn đi kèm với quá trình chăm sóc con cái và bản thân, gia đình, dẫn đến quá tải ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần đặc biệt là trầm cảm sau sinh Sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ ở độ tuổi này được thể hiện rõ trong minh chứng về việc nạo phá thai, kết quả của mang thai ngoài ý muốn Theo thống kê của viện nghiên cứu sức khỏe sinh sản Guttmacher [86], [22], có tới 60-70% những ca nạo phá thai ở

Việt Nam diễn ra ở độ tuổi vị thành niên và đặc biệt tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi

vị thành niên đang ở mức báo động, chiếm khoảng 18-20% số ca nạo phá thai hàng năm Chính vì vậy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai đứng thứ ba trên thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ nạo phá thai Chính vì vậy việc có thai, mang thai, và sinh con ở lứa tuổi vị thành niên và đầu thanh niên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, để lại những hậu quả và hệ lụy lớn cho các cá nhân liên quan và xã hội

Trang 11

2 Quá trình mang thai và sinh con gây ra sự biến đổi lớn về sinh lý và tâm lý ở các bà mẹ, và điều này đòi hỏi người phụ nữ phải có khả năng làm chủ tốt cơ thể và tinh thần của mình Từ việc chỉ cần chăm lo cho cá nhân mình, người mẹ sau sinh phải chăm sóc cho đứa con mới sinh, và giải quyết nhiều vấn đề liên quan của gia đình, nên thường dẫn tới việc người mẹ bị thiếu ngủ và lo lắng Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ khi không thể đối đầu với sự thay đổi đột ngột này dễ rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý Nếu không được nhận sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, và những người xung quanh trong việc chăm sóc con và giải quyết các công việc gia đình ở thời điểm này, rối loạn tâm lí có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần của người mẹ và của đứa trẻ, về lâu dài dẫn đến trầm cảm sau sinh Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý rối loạn cảm xúc giảm khí sắc, đặc trưng bởi các triệu chứng buồn rầu, giảm thích thú, giảm năng lượng cơ thể, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, cảm nhận không xứng đáng, giảm khả năng tập trung, chú ý… [68] Trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh ở phụ nữ đặc biệt chưa nhận được nhiều sự quan tâm ở xã hội Việt Nam Đặc biệt, trầm cảm sau sinh dễ dẫn đến những suy nghĩ và hành vi tiêu cực ảnh hưởng tới sự phát triển, hay thậm chí là tính mạng của người mẹ và đứa trẻ

Trong quá trình công tác tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội, khi tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều bà mẹ trẻ, tác giả nhận thấy rằng các bà mẹ từ độ tuổi 15 đến 23 là lứa tuổi vị thành niên chuyển tiếp sang giai đoạn đầu thanh niên và giai đoạn trưởng thành Sự chuyển đổi này có nhiều sự thay đổi cả về mặt tâm lý và sinh lý điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của họ Giai đoạn này bắt đầu từ ngay sau khi sinh con đến hết 6 tuần gọi là hậu sản [74] Chính vì vậy đây là thời kỳ rất quan trọng đối với người phụ nữ, họ cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận để đề phòng những biến chứng cấp sau sinh như băng huyết, đờ tử cung, nhiễm khuẩn hậu

Trang 12

3 sản, tắc tia sữa… hay đặc biệt là những biến cố về tinh thần ít được quan tâm như căng thẳng, mất ngủ thậm chí dẫn đến trầm cảm sau sinh… [37]; đối với các bà mẹ trẻ đặc biệt là khi phải đảm nhận liền một lúc hai vai trò đó là vai trò của người mẹ và người vợ trong gia đình.Tác giả nhận thấy rằng với những vấn đề tâm lý phát sinh khi sinh con, các bà mẹ ở lứa tuổi vị thành niên và đầu thanh niên đặc biệt sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần Quá trình sinh nở vốn đã căng thẳng, lại càng thêm stress với các bà mẹ trẻ với ít tuổi đời và ít kinh nghiệm Thực tế cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở độ tuổi này phần lớn đến từ việc mang thai ngoài ý muốn, chưa chuẩn bị tâm lý cho việc mang thai và sinh con Nghiên cứu này vì vậy muốn tạo sự quan tâm chú ý tới tỉ lệ và các yếu tố liên quan ảnh hưởng tới trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ trẻ sau sinh trong độ tuổi vị thành niên và đầu thanh niên, chúng ta có thể đưa ra các phương pháp để cảnh báo, tư vấn, hướng dẫn góp phần nâng cao nhận thức nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng về mặt cảm xúc đặc biệt là trầm cảm sau sinh cho nhóm bà mẹ trẻ ở nước ta

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Tỷ lệ trầm cảm sau sinh của nhóm bà mẹ trẻ dưới 23 tuổi?

- Câu hỏi 2: Các yếu tố làm tăng hoặc giảm trầm cảm sau sinh của nhóm bà mẹ trẻ dưới 23 tuổi?

4 Giả thuyết nghiên cứu

- Tuổi càng nhỏ tỷ lệ trầm cảm sau sinh càng cao

Trang 13

4 - Các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh: Nơi ở; trình độ học vấn; tự đánh giá bản thân; sự hỗ trợ từ gia đình; sự hỗ trợ từ bạn bè; các vấn đề gặp phải sau sinh

5 Ý nghĩa của nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu lý luận

- Tìm và tổng hợp các bài báo khoa học và các nghiên cứu trong nước và quốc tế về thực trạng trầm cảm sau sinh của nữ thanh niên trong độ tuổi dưới 23 ở nhiều quốc gia tại nhiều khoảng thời gian khác nhau nhằm cung cấp bức tranh đa dạng ở vấn đề này

- Thu thập thông tin về tỷ lệ trầm cảm sau sinh để so sánh ở nhóm bà mẹ dưới 20 tuổi và trên 20 tuổi ở nhóm đối tượng nghiên cứu

- Tìm hiểu những nghiên cứu quốc tế về nguyên nhân và những yếu tố liên quan dẫn đến trầm cảm sau sinh và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của nhóm bà mẹ này

5.2 Nghiên cứu thực tiễn

- Thiết lập bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn qua điện thoại nhằm thu thập dữ liệu, thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu của đề tài với (1) các sản phụ sinh tại khoa sản, bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, (2) các sản phụ trên địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nội Bảng hỏi sử dụng thang đo trầm cảm sau sinh bằng thang đo EPDS, thang đo lo âu GAD 7, và thang tầm soát và theo dõi các triệu chứng trầm cảm PHQ 9 để đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh ở nhóm bà mẹ dưới 23 tuổi trong giai đoạn sau sinh từ 1 đến 3 tháng

- Kết luận tỉ lệ và các yếu tố liên quan tới trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ dưới 23 tuổi tại bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội và địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nội

6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Trang 14

5 Nghiên cứu các biểu hiện trầm cảm sau sinh của sản phụ trẻ

Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên các bà mẹ sau sinh trong độ tuổi dưới 23 ở bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền Hà Nội và địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nội

7 Giới hạn nghiên cứu

Giới hạn nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung làm rõ một số biểu hiện trầm cảm sau sinh ở nhóm sản phụ trẻ dưới 23 tuổi sinh con trong khoảng từ 1 đến 3 tháng

Giới hạn địa bàn và phương thức chọn mẫu khách thể nghiên cứu

Công tác chọn mẫu được tiến hành trên những bà mẹ đã sinh tại khoa sản bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội, và những bà mẹ cư trú trên địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nội Tất cả các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn đều đã xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi được giới thiệu về mục đích nghiên cứu cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu Mỗi khách thể sẽ trả lời một phiếu phỏng vấn được thiết kế ứng dụng trên Google Forms qua điện thoại với tính bảo mật cao) Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm những bà mẹ có tiền sử bị loạn thần, những bà mẹ có biểu hiện chậm phát triển tâm thần

8 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tìm và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về trầm cảm trước, trong và sau sinh của các tác giả trong và ngoài nước về tỷ lệ trầm cảm, hệ quả của trầm cảm và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến nhóm bà mẹ trẻ dưới 23 tuổi nhằm nâng cao nhận thức để phòng ngừa bệnh trầm cảm ở nhóm bà mẹ này Các tài liệu thu được sẽ đáp ứng việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài này

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 15

6 Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang ở các thời điểm sau sinh 1 tháng đến 3 tháng Phương pháp nghiên cứu quan trọng trong đề tài là nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế ứng dụng trên Google Forms Bảng hỏi được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu nhân khẩu học như tình trạng kinh tế, tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe của mẹ và sức khỏe của con… so sánh tỷ lệ trầm cảm giữa nhóm bà mẹ trẻ dưới và bằng 20 với nhóm bà mẹ trên 20 tuổi ở đầu lứa tuổi trưởng thành…Các thang sàng lọc được tham khảo từ những công trình nghiên cứu đi trước: Thang đo trầm cảm trước và sau sinh bằng thang đo EPDS, thang đo lo âu GAD 7, và thang tầm soát và theo dõi các triệu chứng trầm cảm PHQ 9 để đánh giá mức độ trầm cảm ở nhóm bà mẹ trẻ dưới 23 tuổi trong giai đoạn sau sinh 1 tháng đến 3 tháng, số liệu bảng hỏi sẽ được phân tích và phân loại trên 158 bà mẹ trẻ sau sinh tham gia nghiên cứu

9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu bổ sung thêm bằng chứng nghiên cứu về tỷ lệ

TCSS trong khoảng 1 đến 3 tháng của các bà mẹ vị thành niên và đầu thanh niên

- Bổ sung thêm các bằng chứng nghiên cứu về những yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh trong khoảng 1 đến 3 tháng của các bà mẹ vị thành niên và đầu

thanh niên

Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho sinh viên,

học viên cao học ngành tâm lý học lâm sàng nói chung và tâm lý học lâm sàng trẻ vị thành niên nói riêng cũng như gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo về trầm cảm sau sinh

- Kết luận từ nghiên cứu này có thể giúp xác định mối quan hệ giữa một số

yếu tố liên quan tới sự tiến triển của trầm cảm sau sinh Từ đó giúp nâng cao

Trang 16

7 nhận thức về trầm cảm sau sinh ở lứa tuổi nghiên cứu, làm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng về mặt cảm xúc, đề xuất các biện pháp cải thiện sức khỏe tinh thần nhằm phòng ngừa trầm cảm sau sinh ở các sản phụ đặc biệt ở độ tuổi vị thành niên và đầu thanh niên

Một số vấn đề liên quan đến đạo đức nghiên cứu

- Khách thể được giới thiệu về người chịu trách nhiệm nghiên cứu (với số điện thoại liên lạc), cũng như quy trình, nội dung, và mục đích nghiên cứu - Những khách thể xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu khi đã được cán bộ nghiên cứu hướng dẫn, giải thích và nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia nghiên cứu

- Cán bộ nghiên cứu tôn trọng quyết định của khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu có thể quyết định tiếp tục hay không tiếp tục tham gia nghiên cứu bất kỳ thời điểm nào

- Sử dụng ứng dụng đảm bảo, có tính bảo mật cao (Google Forms) khi thu thập thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu Tất cả các thông tin cá nhân đều được đảm bảo tính bảo mật

- Quá trình khảo sát bằng phiếu phỏng vấn được sự đồng ý và thông qua của lãnh đạo bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội và trung tâm y tế huyện Thanh Oai, hai địa bàn nơi tác giả chọn thực hiện nghiên cứu

Trang 17

Một nghiên cứu khác của Stacy Hodgkinson và cộng sự (năm 2014) trên 6000 phụ nữ ở Canada cho thấy trong độ tuổi từ vị thành niên cho đến tuổi trưởng thành, tỷ lệ trầm cảm sau sinh (TCSS) ở độ tuổi từ 15-19 cao gấp đôi so với những phụ nữ trưởng thành trên 25 tuổi [42] Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng gần 50% các bậc cha mẹ vị thành niên trong nghiên cứu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Nghiên cứu này cũng so sánh tỷ lệ TCSS của các bà mẹ vị thành niên và các bà mẹ ở độ tuổi trưởng thành, và được sự đồng tình của các bác sĩ [89] khi chỉ ra rằng các bà mẹ vị thành niên có tỷ lệ trầm cảm cao hơn trong giai đoạn sau sinh so với các bà mẹ lớn tuổi hơn và những người bạn không mang thai của họ Tỷ lệ trầm cảm được ước tính là từ 16% đến 44% ở các bà mẹ vị thành niên Một nghiên cứu khác ở Canada của tác giả Theresa HM Kim và cộng sự (năm 2014) [49] trên 6,421 phụ nữ sinh con độc thân, từ 15 tuổi trở lên cũng cho thấy kết quả TCSS giảm mạnh sau khi các bà mẹ đủ tuổi trưởng

Trang 18

9 thành, với tỉ lệ TCSS là 14,0% ở các bà mẹ tuổi teen và 7,2% ở các bà mẹ trưởng thành (p < 0,001)

Nghiên cứu từ các phương pháp khác cũng cho kết quả tương tự với xu hướng gia tăng TCSS ở độ tuổi chưa trưởng thành Tác giả Katharine J Dinwiddie và cộng sự tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas sử dụng phương pháp tìm kiếm tài liệu Medline đã nghiên cứu về vấn đề trầm cảm trước và sau sinh bà mẹ vị thành niên dưới 18 tuổi (các bài báo được xuất bản từ năm 1996 đến 2015) [11] Các nghiên cứu đưa ra minh chứng cho tỷ lệ mắc trầm cảm bà mẹ vị thành niên gấp đôi tỷ lệ các bà mẹ trưởng thành Tỷ lệ trầm cảm ở các bà mẹ vị thành niên dao động từ 14% đến 53%, phần lớn các nhà điều tra phát hiện ra rằng tỷ lệ hậu sản trầm cảm ở nhóm thanh thiếu niên là khoảng 25% Một nghiên cứu can thiệp trên 128 thanh thiếu niên được giáo dục bằng video và tài liệu về chứng trầm cảm sau sinh đã cho thấy tỷ lệ trầm cảm là 28% Các nhà nghiên cứu trên 54 thanh thiếu niên người Bồ Đào Nha với người lớn chỉ ra rằng 26% nhóm bà mẹ tuổi teen bị trầm cảm sau sinh trong ba tháng cuối của thai kỳ và kéo dài đến thời kỳ hậu sản [34]

Một nhóm các bác sĩ lâm sàng sử dụng Lịch trình phỏng vấn đối với các: Rối loạn Tâm lý và Tiêu chí tâm thần phân liệt (SADS) đã chỉ ra 26% mẫu vị thành niên của họ đáp ứng các tiêu chí về lâm sàng trầm cảm đáng kể ở 6 tuần sau sinh và 20% đáp ứng tiêu chí sau sinh một năm Một phát hiện nhất quán khác giữa các nghiên cứu so sánh vị thành niên với các bà mẹ trưởng thành bất kể phương pháp luận là tỷ lệ mắc bệnh sau sinh cao hơn trầm cảm ở thanh thiếu niên Hai nghiên cứu ở Canada [18], [10] báo cáo rằng các bà mẹ ở tuổi vị thành niên có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh so với người lớn các bà mẹ, (14% so với 6,9%) và (14% so với 7,2%) Tỷ lệ này không đổi ở người Scandinavia (24% so với 14%) [79] và các bà mẹ ở tuổi vị thành niên Thái Lan (23% so với 12%) [63] Một nghiên cứu của Brazil, tính đến sự khác

Trang 19

10 biệt về kinh tế xã hội đã đưa ra kết quả tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở trẻ vị thành niên trong thành phố là 26% so với 16,7% ở các bà mẹ trưởng thành

Theo nghiên cứu của Chandran và cộng sự (2002) nghiên cứu trên 359 bà mẹ trong 3 tháng cuối thời kỳ mang thai và 6-12 tuần sau sinh cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh chiếm 19,8% các yếu tố ảnh hưởng đến như thu nhập thấp, giới tính của con, mối quan hệ không tốt với mẹ chồng và cha mẹ đẻ, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống khi mang thai, thiếu sự

hỗ trợ xã hội [24]

Patel và cộng sự (2002) nghiên cứu trên 252 bà mẹ Ấn Độ sau sinh tại BV cho thấy Lần 1: 6 -8 tuần sau sinh kết quả có tới 23% TCSS, Lần 2: 6 tháng sau sinh kết quả có tới 22% TCSS Các yếu tố liên quan đến là lo lắng trước sinh, kinh tế khó khăn, bạo lực gia đình, giới tính của trẻ, mối quan hệ trong hôn nhân không như mong muốn [64]

Emma Robertson và cộng sự (2004) sử dụng thang đo EPDS nghiên cứu trên 14.000 đối tượng cho thấy có tới 10.000 bà mẹ có yếu tố nguy cơ rối loạn TCSS Có tới 30 – 75% (3 ngày – 2 tuần) bà mẹ có biểu hiện trầm cảm thoáng qua, trầm cảm sau sinh chiếm 10 – 15 % trong vòng 6 tháng sau sinh, rối loạn tâm thần sau sinh chiếm 0,1 – 0,2% trong vòng 2 tuần sau sinh [69]

Tác giả Lee và cộng sự (2005) trên 959 bà mẹ sau sinh 6 tháng tại bệnh viện tại Hồng Kông được sử dụng công cụ EPDS Kết quả có 12,7% các bà mẹ TCSS với các yếu tố có liên quan như trầm cảm trong khi mang thai, có tiền sử trầm cảm, căng thẳng trong hôn nhân, quan hệ không tốt với mẹ chồng [19]

Reck và cộng sự (2004) đã nghiên cứu trên 853 bà mẹ ở Đức và đánh giá 2 tuần sau sinh bằng EPDS cho thấy tỷ lệ trầm cảm thoáng qua ở phụ nữ Đức là 55,2% và có liên kết quan trọng giữa trầm cảm thoáng qua thai sản với trầm cảm sau sinh, trầm cảm thoáng qua thai sản với rối loạn lo âu [70]

Trang 20

11 Tại Pakistan tác giả Hussain và cộng sự (2006) nghiên cứu trên 175 bà mẹ đang mang thai (lần 1) và 149 bà mẹ sau sinh 3 tháng (lần 2) Công cụ được dùng để đo là thang EPDS kết quả cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh chiếm 36% với các yếu tố bạo lực gia đình, hỗ trợ xã hội thấp (gia đình, bạn bè, chồng) và lo lắng trước khi sinh [43]

Tóm lại, nghiên cứu của các tác giả cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm bà mẹ tuổi vị thành niên trong quá trình mang thai và sau sinh ở các nước đều có kết quả tương đương trong các nghiên cứu và cao gấp đôi so với tỷ lệ mắc ở các bà mẹ tuổi trưởng thành Tuy nhiên, tỷ lệ TCSS cụ thể của từng trường hợp có nhiều sự khác biệt tùy thuộc vào nền văn hóa đặc thù của dân số mỗi quốc gia, tuổi, giới tính, nền giáo dục, khoảng thời gian được xem xét và tiêu chí được sử dụng để chẩn đoán [68]

Ở Việt Nam, TCSS có tỷ lệ cao hơn tỉ lệ trầm cảm trong dân số nói chung, nghiên cứu của Lê Quốc Nam (2002) với phương pháp nghiên cứu cắt ngang được khảo sát trên 321 sản phụ đến tái khám thời điểm 4 tuần sau sinh tại Bệnh viện từ Dũ TP HCM đã cho kết quả với tỷ lệ trầm cảm sau sinh chiếm 12,5% Nghiên cứu này cũng nhắc tới những yếu tố có nguy cơ cao và tỉ lệ gây nên TCSS trong các khách thể, bao gồm: mối quan hệ vợ chồng không tốt (60%), tiền sử lo âu hay mất ngủ (30%), sử dụng chất kích thích (29%), cô đơn (22%), gặp khó khăn khi cho con bú là (17%), phải tự chăm sóc bản thân (11%) hay thiếu sự giúp đỡ sau sinh (10%) [5]

Theo tác giả Lê Thanh Hiệp và cộng sự (2008) “Khảo sát tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ có thai kỳ có nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/06/2007 đến 30/12/2008” trên 305 phụ nữ mang thai có nguy cơ cao được khám sàng lọc bằng thang đo EPDS đã chỉ ra rằng tỷ lệ các bà mẹ có biểu hiện TCSS chiếm 21,6%, và những bà mẹ có biểu hiện buồn sau sinh là 30,2% Các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh là trầm cảm trong thai

Trang 21

12 kỳ, sinh con không như mong muốn, điều kiện kinh tế thấp, thiếu sự hỗ trợ chăm sóc trẻ sau sinh, em bé yếu, quấy khóc đêm, thiếu sự hỗ trợ từ chồng, mâu thuẫn với gia đình chồng [8]

Một số yếu tố như thời gian nằm viện của con trên 30 ngày, các thai phụ không cảm thấy khỏe khi mang thai hay có những bà mẹ có con bị tử vong trong giai đoạn sơ sinh là những yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh được tác giả Lương Bạch Lan và cộng sự (2009) nghiên cứu trên 285 sản phụ tại bệnh viện Hùng Vương (có con gửi vào dưỡng nhi tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau sinh) nghiên cứu sử dụng phương pháp tiến cứu phỏng vấn trực tiếp và thang đo trầm cảm sau sinh EPDS cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh là 11,6% [6]

Nghiên cứu về “Trầm cảm ở những bà mẹ có con sinh non đang nằm viện tại khoa sơ sinh - Bệnh viện Nhi Đồng 1 của Phạm Ngọc Thanh và các cộng sự (2011) được nghiên cứu trên 48 bà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng cho kết quả đối với tổng số bà mẹ có điểm sàng lọc EPDS >13 điểm chiếm tỷ lệ 70,8% và tổng số bà mẹ có tư tưởng tự tử là 27,1% Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh đó là các bà mẹ gặp khó khăn đau khổ với gia đình trong thời gian mang thai và sau khi sinh trong đó do không có khả năng sinh con trai nối dõi cho gia đình nhà chồng nên bị gia đình nhà chồng bắt buộc li dị chiếm tỷ lệ 6,2%, những bà mẹ thường có những mâu thuẫn, quan hệ không tốt với chồng chiếm tỷ lệ 50%, và có tới 87,5% bà mẹ thường cảm thấy quá lo lắng cho sức khỏe của con mình, với tỷ lệ 45,8% các bà mẹ có quan điểm không mong muốn có con, 70,8% bà mẹ cảm thấy thiếu sự nâng đỡ tâm lý và 75% bà mẹ sau sinh cảm thấy cần có nhu cầu được trò chuyện tâm sự với những người khác [12]

Trang 22

13 Khái niệm buồn sau sinh mới chỉ xuất hiện thưa thớt từ những năm 1950 trên một số tạp chí phổ biến tại Mỹ [44] Chính vì vậy, còn nhiều những định kiến không đúng về sức khỏe tinh thần của các bà mẹ trong giai đoạn nhạy cảm sau sinh Xã hội thường nhấn mạnh niềm vui và sự trọn vẹn khi chào đón những đứa con nhỏ chào đời, và các bà mẹ thường được kì vọng sẽ xuất hiện với những trạng thái hoàn toàn hạnh phúc Tuy nhiên, việc sinh nở kèm theo những điều kiện bất lợi có sẵn trong cuộc sống của các bà mẹ lại mang theo nhiều vất vả khôn lường, với một số bà mẹ dễ rơi vào trạng thái TCSS Khi bản thân các bà mẹ trẻ thiếu kiến thức nhận biết về các dấu hiệu của TCSS, các biểu hiện ngày càng trầm trọng hơn và họ cũng không biết làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng đó Mặt khác họ thiếu sự hỗ trợ của những người thân trong việc chăm sóc trẻ và các công việc gia đình

Một nghiên cứu trên phụ nữ ở cộng hòa Séc đã cho thấy sự kì thị với TCSS phổ biến hơn ở những nước ngoài châu Âu Kết quả phân tích mang tính thống kê đã cho thấy sự kì thị này đặc biệt làm TCSS trầm trọng hơn Thêm vào đó, những phân biệt này làm tỉ lệ bị TCSS cao gấp 2.34 lần khi các bà mẹ không có trình độ học vấn cao [75] Phần lớn những định kiến này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của những người thân trong gia đình [65] Dù có thái độ cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ với các bà mẹ bị TCSS, những người xung quanh thường có những suy nghĩ tiêu cực về khả năng làm mẹ cũng như cảm thấy xấu hổ khi người thân bị TCSS Nguy hiểm hơn, theo như nghiên cứu ở Ấn Độ [65], có tới 27% số người được khảo sát cho rằng TCSS có thể tự khỏi và không cần chữa trị Thêm vào đó, 49% cũng cho rằng phụ nữ với TCSS là gánh nặng cho gia đình, dù họ có muốn giúp đỡ hỗ trợ khi cần thiết

Sự lo sợ bị kì thị và phân biệt đã và đang ngăn cản phụ nữ sau sinh tìm kiếm sự giúp đỡ khi đương đầu với TCSS, cũng như cô lập những bà mẹ này khỏi gia đình và xã hội [66] Thậm chí, những yếu tố này cũng tạo nên vòng

Trang 23

14 lặp tiêu cực khiến các bà mẹ không thể tập trung nhận biết sự thay đổi của trẻ cũng như tỉnh táo trong việc chăm sóc con

Tóm lại, xu hướng phân loại giữa TCSS ở tuổi trưởng thành so với tuổi vị thành niên và đầu thanh niên ở Việt Nam cũng phù hợp với xu hướng trên thế giới trong một số ít nghiên cứu có tìm hiểu về sự khác biệt của TCSS ở các độ tuổi khác nhau Cụ thể, phụ nữ ở độ tuổi dưới 25 có nguy cơ mắc TCSS cao hơn tới hai lần so với phụ nữ sau 25 tuổi, và sự khác biệt này càng tăng khi kết hợp với sự ảnh hưởng của các yếu tố gia đình [4]

1.1.2 Nghiên cứu về những hậu quả của trầm cảm sau sinh

TCSS nếu không được phát hiện và hỗ trợ, điều trị kịp thời sẽ gây ra

một loạt các các động tiêu cực đến cuộc sống của người mẹ, sự phát triển tâm thần của đứa trẻ và mối quan hệ giữa người mẹ và đứa trẻ Gress-Smith và cộng sự đã chứng minh mối liên quan mật thiết giữa việc đứa trẻ khó tăng cân, hay thức đêm, và nhiều vấn đề sức khỏe với tình trạng TCSS ở người mẹ [38] Cụ thể, trẻ có mẹ bị TCSS tăng cân kém hơn trẻ có mẹ khỏe mạnh tới 1 kg mỗi tháng trong khoảng 5 tháng tuổi tới 9 tháng tuổi Stacy Hodgkinson và cộng sự (năm 2014) chỉ ra rằng 19% những phụ nữ bị TCSS (trong 6000 khách thể là các bà mẹ vị thành niên ở Canada) có ý định tự tử Kết quả này cho thấy trầm cảm ở các bà mẹ vị thành niên rất nghiêm trọng, nguy hiểm đến

tính mạng của họ và con cái của nhóm bà mẹ này [42]

TCSS cũng có thể gây nên hậu quả rất lâu dài cho sản phụ, đặc biệt là khả năng tái phát Các biểu hiện TC có thể bắt đầu từ 4 tuần sau sinh và có thể diễn biến nặng dẫn đến loạn thần sau sinh [54] Một số nghiên cứu cho thấy TCSS có thể khởi phát sớm nhất là 2 tuần đầu sau sinh đến một năm [20], hoặc sau một năm sau sinh [25] Nhìn chung, triệu chứng TCSS, dù thường xảy ra trong vài tháng đầu, có thể kéo dài tới tận 9 tháng hậu sinh [38] Thậm chí, một nghiên cứu về những phụ nữ Mỹ gốc Phi đã làm mẹ trong thời niên

Trang 24

15 thiếu cho sthấy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm từ các bà mẹ vị thành niên tăng gấp hai lần sau 20 năm kể từ khi sinh con thứ nhất [20]

TCSS ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của các bà mẹ nhất là những hậu quả tiêu cực về mặt cảm xúc, hành vi, nhận thức của trẻ sơ sinh và mọi hoạt động sinh hoạt lành mạnh của gia đình [76] Đặc biệt nghiêm trọng hơn nữa các bà mẹ bị TCSS thường có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc con cái của họ khi đó các bà mẹ TCSS thường thể hiện những cảm xúc suy nghĩ tiêu cực với con cái họ nhiều hơn là những cảm xúc suy nghĩ tích cực cũng như đối với trẻ sơ sinh các bà mẹ thường kém nhạy cảm, kém phản ứng với các dấu hiệu của trẻ và những cảm xúc với trẻ cũng ít hơn chính vì vậy ảnh hưởng đến vai trò làm mẹ và sự an toàn của trẻ sơ sinh [45] Những rối loạn tâm trạng TCSS sẽ có tác động xấu đến sự tương tác giữa mẹ và trẻ sơ sinh trong năm đầu đời, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến mẹ và trẻ trong những năm tiếp theo [23] trong số những bà mẹ bị TCSS có ít nhất một phần ba số bà mẹ bị tái phát trong lần sinh con khác [33] Những đứa con của các bà mẹ tiếp tục bị trầm cảm sẽ bị tác động đến vấn đề về cảm xúc, hành vi, nhận thức, giao tiếp giữa các cá nhân trong cuộc sống sau này [54]

Nghiên cứu của Đoàn Thị Nga và các cộng sự (2021) về mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội và mức độ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ sau sinh tại Thành phố Thái Nguyên Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2021 trên đối tượng bà mẹ sau sinh con đủ tháng bằng phương pháp mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp sau khi được chấp thuận bằng bộ công cụ có sẵn Kết quả nghiên cứu cho thấy: điểm trung bình trầm cảm sau sinh (152,89 ± 18,48), tỷ lệ bà mẹ có nguy cơ cao trầm cảm sau sinh là 10,7% Đa số bà mẹ sau sinh nhận được sự hỗ trợ xã hội ở mức độ cao (91,7%) Sự hỗ trợ xã hội càng cao thì nguy cơ trầm cảm sau sinh càng thấp (r= -0,206; p<0,001) [2]

Trang 25

16 Trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm thường có sự phát triển về thể chất kém hơn trẻ sơ sinh của các bà mẹ không bị trầm cảm như trẻ sinh ra có mẹ bị trầm cảm có nguy cơ bị nhẹ cân cao gấp 3 lần ở giai đoạn tháng thứ 3 trong quý đầu thai kỳ (OR-3,4; 95% CI: 1,30-8,52) và cao gấp 4 lần ở tháng thứ (OR-4,21; 95% CI: 1,36-13,20) quý II của thai kỳ so với nhóm trẻ của bà mẹ không bị trầm cảm với OR lần lượt là (OR-3,28;95%,CI:1,03-10,47)và (OR-3,34; 95% CI ;1,18-9,52) Con của các bà mẹ bị trầm cảm dễ bị mắc các bệnh về tiêu chảy, truyền nhiễm [87] Một trong những nguyên nhân do các bà mẹ mắc TCSS ngừng cho con bú sớm nên trẻ không được nhận đủ lượng kháng thể có trong sữa mẹ vì vậy khả năng miễn dịch kém kết hợp với thời gian cho con bú ngắn hơn và một phần do chăm sóc con kém không đảm bảo vấn đề vệ sinh và nâng cao sức khỏe cho trẻ [88]

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển trí tuệ, cảm xúc, thể chất của đứa trẻ TCSS tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mẹ và trẻ sơ sinh Lượng hoocmon stress (cortisol) ở trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm gia tăng hơn, trẻ hay quấy khóc hơn, có biểu hiện rối loạn giấc ngủ và được mẹ chăm sóc ít hơn đối với trẻ sơ sinh có mẹ không bị trầm cảm [77] Trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm thường có tính khí thất thường, tập trung chú ý giảm và đến tuổi trưởng thành dễ mắc các bệnh mạn tính [50] Nghiên cứu định tính cho thấy các bà mẹ bị TCSS luôn cảm thấy gặp khó khăn trong việc chăm sóc con, thường xuyên thấy mệt mỏi cũng như dễ bị kích thích, luôn tự trách mình và không có khả năng thể hiện tình cảm với con mình [30]

Ngoài những hệ quả của trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe 15% các bà mẹ đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về mọi mặt, Một số yếu tố nguy cơ tâm lý xã hội và sinh học đối với TCSS đã được nghiên cứu gần đây đề cập đến Sự phát triển của trẻ đã được thiết lập tốt bởi

Trang 26

17 những tác động tiêu cực ngắn hạn và dài hạn từ các bà mẹ bị TCSS Vai trò đặc biệt quan trọng của các Bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa trong việc khám sàng lọc, chẩn đoán và điều trị TCSS kịp thời Phương pháp điều trị được lựa chon đạt hiệu quả tốt nhất đó là liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm Tuy nhiên việc tuân thủ các khuyến nghị trong điều trị cũng gặp trở ngại về các vấn đề tiếp cận với các nhà trị liệu tâm lý và sự quan tâm của các bà mẹ đang cho con bú khi sử dụng thuốc chống trầm cảm được bác sĩ kê đơn trong việc trẻ sơ sinh tiếp xúc với thuốc chống trầm cảm Chính vì vậy cần nghiên cứu sâu hơn để kiểm tra một cách có hệ thống về ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của trẻ sơ sinh và trẻ em khi tiếp xúc với thuốc thông qua sữa mẹ [67]

Nguyên nhân chính làm cho hậu quả trầm cảm trở nên trầm trọng đó là bà mẹ thường thiếu kiến thức để nhận biết triệu chứng của bệnh cũng như không tìm thấy sự giúp đỡ khi cần

1.1.3 Nghiên cứu về những công cụ đánh giá trầm cảm sau sinh

Hiện nay trên thế giới đã phát triển và sử dụng nhiều thang đo sàng lọc và chẩn đoán trầm cảm cho các nhóm đối tượng khác nhau Mỗi thang đo đều có hướng dẫn cụ thể và đưa ra ngưỡng để phân loại trầm cảm phù hợp với từng quốc gia trên thế giới Một số thang đo phổ biến thường được sử dụng để sàng lọc trầm cảm là:

1.1.3.1 Thang đo EPDS

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thang đo EPDS như nghiên cứu của Murray và Cox năm 1990 đã chỉ ra thang đo EPDS là một công cụ sàng lọc đầy đủ để đo trầm cảm trước và sau sinh [25]

Thang đo này được J Cox và cộng sự xây dựng năm 1987 [55] Các nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm mạnh của thang EPDS Một là, thang có thể được thực hiện trong cộng đồng dễ dàng và nhanh chóng, với chi phí thấp Hai là, nhân viên y tế có thể thực hiện một cách dễ dàng [56] Ba là,

Trang 27

18 thang đo có thể sử dụng rộng rãi và với quy mô lớn, hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị, góp phần cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em [35] Mặt khác, theo một nghiên cứu tổng hợp về mức độ sử dụng các thang đo để xác định TCSS ở phụ nữ châu Á cho thấy: thang đo EPDS được thống kê là sử dụng nhiều nhất (68,8%)

Nghiên cứu của Alvarado và cộng sự năm 2015 [18] tại Bệnh viện cộng đồng ở phía Bắc thành phố Mexico đánh giá trầm cảm bằng thang đo EPDS cho kết quả tỷ lệ trầm cảm chung ở phụ nữ mang thai tuổi vị thành niên là 20,4%

Theo tác giả Lê Thị Thúy và các cộng sự [7] nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 120 bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đang điều trị tại bệnh viện Nhi Nam Định Thực trạng TCSS được đánh giá qua thang đo EPDS sử dụng điểm cắt 12/13 để sàng lọc TC đã chỉ ra rằng tỷ lệ trầm cảm sau sinh của các bà mẹ chiếm 34.2% các bà mẹ có con nằm viện

1.1.3.2 Thang đo đánh giá trầm cảm PQH-9

Thang đo trầm cảm PQH-9 (Patient Questionnaire Health - 9) do bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm Đối với điểm số sau khi làm bộ câu hỏi PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng

Thang đo này gồm 9 câu hỏi, gần như là bộ câu hỏi ngắn nhất trong các loại thang đo trầm cảm hiện nay Bộ câu hỏi có độ chính xác cao nên được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi

Theo tác giả Phạm Thị Thu Hà và các cộng sự năm 2022 nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 07/2021 - 08/2022 với 150 bệnh nhân loãng xương tuổi ≥ 60 tuổi, khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Trang 28

19 Thang điểm PHQ-9 được sử dụng đánh giá tình trạng trầm cảm của người bệnh có triệu chứng loãng xương với tỷ lệ trầm cảm chiếm 62,2% [13]

Tác giả Trần Thị Quyên và các công sự năm 2020 nghiên cứu trầm cảm của người chăm sóc người bệnh tâm thần bằng công cụ PHQ-9 và tìm hiểu mối liên quan giữa trầm cảm với gánh nặng của người chăm sóc, nghiên cứ trên 106 người chăm sóc người bệnh tâm thần đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương Nghiên cứu được sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang qua đánh giá bằng thang đo PHQ-9, FBIS Kết quả cho thấy tỷ lệ người chăm sóc có nguy cơ trầm cảm theo thang sàng lọc PHQ-9 là 29,2% [15]

1.1.3.3 Thang đo lo âu GAD 7

Thang đo GAD - 7 là thang đánh giá lo âu của Spitzer và cộng sự được Nhóm nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng dịch, hiệu đính, chuẩn hóa GAD - 7 dựa trên các tiêu chí chẩn đoán được mô tả trong DSM-IV

Được nhóm nghiên cứu trên đối tượng là bệnh nhân có rối loạn lo

âu Chống chỉ định bệnh nhân loạn thần với thành phần thang đo: Bộ các câu hỏi trắc nghiệm, bộ xử lý kết quả, bút, giấy trắng, máy tính, máy in Nó bao gồm bảy câu hỏi và được tính toán bằng cách gán điểm số từ 0, 1, 2, và 3: yêu cầu người làm trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải vấn đề trong hai tuần vừa qua Và chọn một trong bốn mức độ khác nhau Trong đó: Không ngày nào là 0 điểm; Vài ngày là 1 điểm; Hơn một nửa số ngày là 2 điểm; Gần như mọi ngày là 3 điểm

Nguyễn Tiến Quang (2021) đánh giá đặc điểm lo âu trên thang điểm GAD-7 ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện K trên 124 bệnh nhân đã chẩn đoán xác định ung thư đường tiêu hóa và điều trị tại bệnh viện K từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020, nghiên cứu bằng phương pháp mô tả

cắt ngang Kết quả cho thấy: Điểm trung bình GAD-7 là 3,5 ± 4,66 với 30,6%

bệnh nhân có lo âu [9]

Trang 29

20 Tác giả Boram Lee và Yang Eun Kim (2019) đã nghiên cứu trên 582 sinh viên đang theo học một trường đại học bốn năm ở Hàn Quốc Tất cả những người tham gia đã hoàn thành phiên bản tiếng Hàn của GAD-7, Thang đo lo âu và căng thẳng do trầm cảm–21 (DASS-21) và Bảng câu hỏi về sức khỏe bệnh nhân (PHQ-9) Các phát hiện chỉ ra rằng GAD-7 đã sửa đổi là một công cụ đáng tin cậy và hợp lệ để đánh giá các triệu chứng lo âu tổng quát ở sinh viên đại học, và phù hợp sử dụng cho nghiên cứu và thực hành chăm sóc sức khỏe [52]

1.1.4 Nghiên cứu can thiệp/ phòng ngừa trầm cảm sau sinh

TCSS có thể được can thiệp và điều trị sớm nhằm tránh những tác động tiêu cực đến người mẹ, đứa trẻ và mối quan hệ giữa người mẹ và đứa trẻ Trước hết, TCSS có thể được phát hiện kịp thời nếu các bà mẹ thường xuyên được kiểm tra sức khỏe tinh thần Việc dùng bảng hỏi ngắn như EPDS cũng đã cho thấy hiệu quả tốt và đáng tin cậy khi sàng lọc những ca có nguy cơ bị TCSS khi áp dụng trên các cộng đồng dân số lớn [39] và những cộng đồng thu nhập thấp [40], [71]

Các biện pháp điều trị có thể được phân loại thành nhiều hướng khác nhau, bao gồm các biện pháp can thiệp từ bên ngoài và các biện pháp thay đổi hành vi của các bà mẹ Thuốc trị trầm cảm hay lo âu là một liệu pháp can thiệp từ bên ngoài giúp điều trị hiệu quả TCSS Nếu các bà mẹ có biểu hiện TCSS được thăm khám và kê đơn theo bác sĩ có thể làm tăng chất lượng cuộc sống bằng cách cải thiện các triệu chứng trầm cảm như mất ngủ, rối loạn ăn uống, giảm năng lượng, suy nghĩ tiêu cực, lo âu và mất tập trung Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng những thuốc này để không gây ảnh hưởng đến quá trình cho con bú và sự phát triển của trẻ

Sự hỗ trợ của xã hội và gia đình trong thời kỳ hậu sản như giúp người mẹ chăm sóc con, giảm gánh nặng công việc gia đình, tăng thời gian

Trang 30

21 nghỉ ngơi … cũng là một biện pháp rất hiệu quả làm giảm tình trạng TCSS Một nghiên cứu của nhóm tác giả Theresa HM Kim (2014) [49] đã kiểm tra tác động của hỗ trợ xã hội nhận được trong và sau khi mang thai đối với bệnh trầm cảm ở phụ nữ Canada và xác định xem mối quan hệ của các bà mẹ tuổi teen có khác biệt so với các bà mẹ trưởng thành hay không Kết quả chính của nghiên cứu là TCSS, được đánh giá bằng Thang điểm trầm cảm sau sinh Edinburgh Nhìn chung, các bà mẹ tuổi teen cho biết nhận được nhiều hỗ trợ hơn trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh so với các bà mẹ trưởng thành Mối quan hệ giữa hỗ trợ xã hội và TCSS không có sự khác biệt đáng kể đối với thanh thiếu niên so với các bà mẹ trưởng thành Cả bà mẹ thanh thiếu niên và bà mẹ trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh TCSS cao hơn khoảng năm lần nếu họ không nhận được sự hỗ trợ hoặc hỗ trợ tối thiểu sau khi sinh em bé Chính vì vậy nhận được sự hỗ trợ của xã hội, đặc biệt là sau khi sinh là điều quan trọng đối với các bà mẹ ở mọi lứa tuổi để giảm nguy cơ mắc bệnh TCSS

Về phía người mẹ, các biện pháp có thể hướng tới cải thiện sức khỏe tinh thần và thay đổi sức khỏe thể chất Liệu pháp tâm lý là một biện pháp hữu hiệu tác động tới tinh thần các bà mẹ để giúp điều trị TCSS Nhận thức hành vi là cách tiếp cận được sử dụng nhiều nhất Nhìn chung, quá trình trị liệu giúp người bệnh hướng tới những suy nghĩ tích cực, điều chỉnh cái nhìn thực tế hơn về bản thân và niềm tin trong cuộc sống, đặc biệt giúp người mẹ tăng lòng tự trọng và tự tin hơn trong việc tự giải quyết các vấn đề liên quan tới việc làm mẹ, nuôi dạy con cái, chăm sóc bản thân và gia đình [92] Những hoạt động tư vấn không trực tiếp, như giáo dục sức khỏe cộng đồng, tư vấn thông qua truyền thông hay giao tiếp xã hội…, đều cho kết quả khả quan trong việc giảm TCSS ở 12 tháng sau sinh [31], [32] Thêm vào đó, những biện pháp cải thiện sức khỏe thể chất của người mẹ cũng có thể giảm thiểu

Trang 31

22 TCSS Nghiên cứu từ Surkan và cộng sự đã cho thấy sự điều chỉnh thói quen sinh hoạt bao gồm chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất có liên quan trực tiếp tới những biểu hiện TCSS [78] Các bà mẹ ăn nhiều rau quả, tăng cường vận động và ăn ít thịt đỏ đã thấy sự thuyên giảm của các biểu hiện TCSS Tất cả những biện pháp can thiệp này dường như đã có hiệu quả bằng cách giúp người mẹ tăng cường khả năng tự ứng phó, điều chỉnh, đặt ra các mục tiêu, và giám sát bản thân tốt hơn

Giáo dục và trang bị kiến thức về TCSS giúp các bà mẹ tăng khả năng nhận thức về TCSS là một hình thức can thiệp có tính phòng ngừa đã được chứng minh có hiệu quả cao Điều này được minh chứng bởi nghiên cứu của Shiao – Ming Ho và cộng sự (2009) về hiệu quả của chương trình giáo dục xuất viện trong việc giảm mức độ trầm trọng của trầm cảm sau sinh [46] Nghiên cứu này đánh giá ngẫu nhiên có đối chứng trên 200 bà mẹ sau sinh tại một Bệnh viện ở Đài Bắc được phân bố ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp (n=100) hoặc nhóm chứng (n=100) Nhóm can thiệp được giáo dục xuất viện về TCSS do các điều dưỡng khu sau sinh cung cấp, còn nhóm chứng được giáo dục chung sau sinh Nghiên cứu được đánh giá sàng lọc tại thời điểm 6 tuần và 3 tháng sau sinh bằng thang đo TCSS Edinburgh qua đường bưu điện Kết quả cho thấy, những bà mẹ được can thiệp giáo dục xuất viện về TCSS ít có nguy cơ bị điểm trầm cảm cao hơn so với nhóm chứng ở thời điểm 3 tháng sau sinh Như vậy một chương trình can thiệp giáo dục xuất viện cho các bà mẹ sau sinh nâng cao nhận thức về TCSS giúp các bà mẹ ứng phó kịp thời với các biểu hiện của TCSS từ đó giảm mức độ trầm trọng của bệnh và dự phòng TCSS cho các bà mẹ sau sinh [46]

1.1.5 Nghiên cứu về hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ với trầm cảm sau sinh

Vì những định kiến liên quan tới trầm cảm nói chung và TCSS nói riêng, các bà mẹ thường không dám tìm kiếm sự giúp đỡ một cách công khai,

Trang 32

23 gây cản trở việc chẩn đoán, giảm thiểu và điều trị TCSS Nghiên cứu của Trần Thơ Nhị về thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh với phỏng vấn sâu trên 20 phụ nữ có dấu hiệu TCSS đã chỉ ra rằng đa số phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh chủ yếu tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình hoặc giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và sử dụng mạng xã hội chứ không tìm kiếm sự trợ giúp từ nhân viên y tế hay chuyên gia tâm thần, cán bộ tâm lý lâm sàng [16]

Theo Joanne McGarry và cộng sự nghiên cứu về Trầm cảm sau sinh và Hành vi Tìm kiếm Sự Giúp đỡ trên 337 bà mẹ cho thấy với tỷ lệ 14,7% phụ nữ Utah cho biết đã trải qua TCSS và có đến 60% phụ nữ cho biết đã mắc TCSS khi đó họ không tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ, y tá hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe khác Những bà mẹ trẻ hơn, có trình độ học vấn và thu nhập thấp có nguy cơ bị TCSS cao hơn Chính vì vậy để tạo điều kiện cho hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của các bà mẹ sau sinh từ các y tá và những người xung quanh cần cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe giúp các bà mẹ nhận thức được những rào cản ngăn cản những phụ nữ có các triệu chứng của TCSS tìm kiếm sự giúp đỡ [41]

Tác giả Bùi Văn Nhiều và các cộng sự (2022) đã tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ xã hội trên 349 bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi về rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan Kết quả cho thấy Tỷ lệ rối loạn trầm cảm sau sinh là 23,5%, Bà mẹ có rối loạn trầm cảm sau sinh cần nhu cầu hỗ trợ xã hội là có tiền trang trải cho cuộc sống, có người phụ bên chăm con, có công việc và được cung cấp kiến thức về chăm con [1]

Tương tự với nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 2014, các bà mẹ cho rằng, không có người chăm con và sẽ phải bị cho thôi việc nếu xin nghỉ ở nhà chăm con [60] Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu trên thế giới đã tìm hiểu về nhu cầu tìm kiếm chuyên gia tâm lý đối với các bà mẹ sau sinh [21]

Trang 33

24 Sự hỗ trợ từ phía người chồng là quan trọng đối với sức khỏe sau sinh của bà mẹ và sự gần gũi với chồng có liên quan tỷ lệ nghịch với nguy cơ trầm cảm sau sinh [53] Trong nghiên cứu này, các bà mẹ cũng mong muốn được sự hỗ trợ từ chồng, người thân trong gia đình Đisều này tương tự với nhiều nghiên cứu khác, sự hỗ trợ từ chồng, người thân làm giảm nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm [61]

McIntosh cung cấp bằng chứng về việc tìm kiếm sự trợ giúp cho chứng trầm cảm sau sinh từ các nguồn chăm sóc khác nhau và mô tả giai thoại về rào cản khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nguồn này Nghiên cứu của ông là một phần của nghiên cứu lớn hơn, trong đó có 60 người lần đầu làm mẹ được chọn ngẫu nhiên từ ba phòng khám tiền sản ở Glasgow Các biểu hiện của trầm cảm sau sinh được xác định nếu một người phụ nữ cho biết có tâm trạng chán nản trong khoảng thời gian ít nhất 14 ngày ở bất kì giai đoạn nào sau tuần đầu sau sinh Ba mươi tám trong số phụ nữ cho biết họ bị trầm cảm, và đã tham gia vào nghiên cứu của McIntosh Trong đó có 18 (47%) trong số 38 phụ nữ này đã từng tìm kiếm sự giúp đỡ Các nguồn giúp đỡ được chia đều giữa các chuyên gia (trong 14 trường hợp) và gia đình và bạn bè (trong 16 trường hợp) với một số tìm sự giúp từ các nguồn khác

Có hai lý do chính được những người tham gia đưa ra là tại sao họ không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia Thứ nhất, 20 (52,6%) bà mẹ cho rằng sự giúp đỡ chuyên nghiệp không phải là một giải pháp phù hợp cho vấn đề của họ McIntosh (1993) [57] cho rằng thực tế phụ nữ có xu hướng coi trầm cảm của họ là do các áp lực kinh tế và xã hội bên ngoài chính vì vậy các bà mẹ cho rằng những chuyên gia không thể giúp họ được Thứ hai, các bà mẹ sau sinh sợ bị gắn mác bệnh tâm thần và bị coi là những bà mẹ không phù hợp, do vậy họ không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ Các bà mẹ cũng miễn cưỡng quay sang nhờ sự trợ giúp từ gia đình và bạn bè, vì họ cảm thấy rất xấu hổ, đó là biểu hiện của sự kém cỏi và thất bại của cá nhân từ phía họ

Trang 34

25 Nghiên cứu của McIntosh (1993), những bà mẹ thường tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp khi không thực sự tin rằng việc điều trị sẽ giúp ích cho họ, và chỉ tìm chuyên gia như một phương sách cuối cùng vì hoạt động bình thường đã trở nên suy giảm Trong quá trình theo dõi điều trị, khi sự trợ giúp chuyên nghiệp phù hợp với nhận thức của riêng các bà mẹ về các biểu hiện trầm cảm của chính họ và nguyên nhân của nó, khi đó những lời khuyên chuyên môn được họ đánh giá cao và tuân theo Tuy nhiên, hầu hết những phụ nữ tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia đều không hài lòng với một số khía cạnh của sự giúp đỡ mà họ nhận được Phản ứng của những người tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè khác nhau, từ nhận thức nó là cực kì ủng hộ cho đến coi nó là thờ ơ hoặc thậm chí là thù địch [57]

Hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề trầm cảm sau sinh của các bà mẹ lúc đầu phần lớn các bà mẹ tự tìm cách giải quyết vấn đề của riêng mình hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ chồng, gia đình và bạn bè, tiếp đến là tìm kiếm sự trợ giúp từ mạng xã hội, có rất ít các bà mẹ có biểu hiện trầm cảm sau sinh tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhân viên y tế, cán bộ tâm lý và họ chỉ tìm đến các bác sĩ và chuyên gia tâm lý khi các hoạt động bình thường trở nên suy giảm và các biểu hiện trầm cảm trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến đời sống của họ Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức và trang bị cho các bà mẹ những địa chỉ hỗ trợ khi các bà mẹ cần sự trợ giúp

1.1.6 Các vấn đề chính sách liên quan đến chăm sóc bà mẹ trẻ em ở Việt Nam

Nhà nước và Bộ y tế bước đầu đã đưa ra nhiều các chính sách, thông tư, quyết định tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống phòng ngừa và giảm thiểu bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng Quyết định số 2779/QĐ-BYT năm 2021 đã được ban hành nhằm phê duyệt kế hoạch hành động quốc

Trang 35

26 gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 2021-2025, ưu tiên các vùng khó khăn nhằm giảm sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưỡng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền đặc biệt chú trọng tới việc chăm sóc tại nhà trong tuần sau sinh cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh đạt tỷ lệ 70%, vùng khó khăn đạt 50% Quyết định này cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em như truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh/trẻ em nhằm nâng cao kiến thức, thực hành của bà mẹ, người chăm sóc trẻ và cộng đồng về công tác chăm sóc bà mẹ từ lúc có thai đến sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung, chăm sóc trẻ bệnh [81] Tuy Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe bà mẹ trẻ em, việc mang thai và sinh con vẫn là quá trình tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với bà mẹ Chính vì vậy, nhằm ngăn chặn và kiểm soát những biến chứng của bà mẹ, tổ chức UNICEF đang hỗ trợ cùng với các cơ quan y tế địa phương thúc đẩy phương pháp tiếp cận chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em toàn diện, tập trung hỗ trợ giảm bất bình đẳng trong chăm sóc, tăng cường hệ thống y tế địa phương, chăm sóc tại gia đình Điều này giúp chúng ta sẽ có những tiến bộ đáng kể về độ bao phủ và chất lượng chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau khi sinh [85] Mặc dù ở Việt nam đã có nhiều chính sách, thông tư, quy định của chính phủ, Bộ y tế cũng như sự hợp tác hỗ trợ từ các tổ chức trên thế giới trong việc nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ em nhưng chủ yếu đề cập đến vấn đề sức khỏe sinh sản, thể chất, dinh dưỡng, điều trị bệnh và sự an toàn của họ chứ chưa có nhiều chính sách cụ thể quan tâm đến sức khỏe tâm thần cho các bà mẹ trước và sau sinh đặc biệt chú trọng đến tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về các dấu hiệu của TCSS góp phần nâng cao nhận thức về

Trang 36

27 TCSS cho các bà mẹ và gia đình nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng về mặt cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sản phụ đặc biệt là TCSS

Nhà nước cũng đã ban hành các chính sách nhằm quan tâm hướng tới các bà mẹ trẻ tuổi vị thành niên và đầu thanh niên, bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư 33/2017/TT-BYT tư vấn, hỗ trợ trẻ em chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ em để tư vấn cho trẻ em, cha mẹ hoặc người giám hộ theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với trẻ từ 14-16 tuổi về việc phòng tránh các bệnh phụ khoa, nam khoa; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn; các biện pháp tránh thai phù hợp; phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục; tình dục an toàn; các kỹ năng sống như kỹ năng thương thuyết, kỹ năng từ chối, kỹ năng xác định giá trị bản thân Đồng thời trợ giúp, cung cấp các thông tin và các cơ sở tư vấn, hỗ trợ khi trẻ em có nhu cầu về các lĩnh vực như pháp luật, tâm lý, hôn nhân và gia đình [82] Bên cạnh những chính sách bảo vệ sức khỏe tâm thần nói chung, những quy định và chính sách nhằm hướng tới các bà mẹ ở độ tuổi dưới 23 cũng cần thêm sự quan tâm từ các ban ngành đoàn thể

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Khái niệm, thuật ngữ

Trầm cảm: là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi sự

buồn chán, mất hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung [90]

Trầm cảm sau sinh: Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm trạng cực

đoan liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc của phụ nữ sau sinh Người bị TCSS thường có những cảm giác buồn bã, trống rỗng, mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ, lo sợ con mình bị hại hay bản thân mình có thể sẽ làm hại em bé

Trang 37

28

Đặc điểm lâm sàng trầm cảm sau sinh: Biểu hiện bằng rối loạn cảm

xúc, hành vi và tư duy Những cảm giác này có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng Mặc dù ngay sau khi sinh vài ngày, phần lớn các bà mẹ thường trải qua sự thay đổi đột ngột khí sắc và nỗi buồn kế tiếp, nhưng trạng thái này không kéo dài quá 2 tuần và có thể tự biến mất (“hội chứng ngày thứ 3” hay “baby blues”) Chỉ khi các biểu hiện này tiến triển nghiêm trọng hơn và kéo dài liên tục từ tuần thứ ba trở đi tới vài tháng hoặc hơn thì mới được chẩn đoán TCSS

[92] Những nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây cho thấy rằng trong

giai đoạn hậu sản, một giai đoạn dễ nhạy cảm với những thay đổi trong cuộc sống của bà mẹ và đứa trẻ mới sinh, thì rối loạn tâm lý thường gặp nhất là trầm cảm [5], [48] TCSS có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ và với đứa trẻ vừa mới sinh Một trong những hậu quả trầm trọng của trầm cảm sau sinh là bà mẹ có thể xuất hiện những ý nghĩ, hành vi cực đoan gây hại cho chính bản thân người mẹ và con của họ, như tự sát, tự hủy hoại bản thân và có thể giết chết đứa trẻ vừa mới sinh

Độ tuổi sinh con lý tưởng: Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng

đến sức khỏe tâm thần của các bà mẹ, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên bởi vì hầu hết ở độ tuổi này cơ quan sinh sản chưa trưởng thành để mang thai và sinh con và cũng chưa được chuẩn bị về mặt tâm lý [42] Thời điểm các bà mẹ sinh con lý tưởng nhất là độ tuổi từ 20 trở lên vì ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần nên có thể ứng phó với những áp lực về mọi mặt trong cuộc sống cũng như mang thai và sinh con Thời điểm sinh con đầu tiên trước tuổi 20 có liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn, ngoài ra sinh sớm có liên quan đến tỷ lệ mắc cao hơn các bệnh như bệnh tim, bệnh phổi và ung thư [47]

Các biến chứng khi mang thai và sinh con là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho nhóm bà mẹ từ 15 đến 19 tuổi [26] Các hậu quả nghiêm

Trang 38

29 trọng đối với sức khỏe của bà mẹ gồm tăng huyết áp thai kỳ, băng huyết sau đẻ, thiếu máu [51] Ngoài ra các vấn đề về chu sinh (7 ngày đầu sau sinh) và sơ sinh liên quan đến việc sinh con ở độ tuổi từ 15 đến 19 như sinh non, nhẹ cân khi sinh [27], thai chết lưu [58] và tử vong thời kỳ chu sinh và sơ sinh [91] Những bà mẹ trẻ ở độ tuổi vị thành niên phải đối mặt với nhiều thách thức về tâm lý xã hội bao gồm sự cô lập với bạn bè đồng trang lứa, làm mẹ đơn thân, xung đột gia đình, lòng tự trọng thấp, cơ thể thay đổi và còn liên quan đến sử dụng chất kích thích, sử dụng ma túy bất hợp pháp trước khi mang thai, rối loạn suy nghĩ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống, ngủ nghỉ nghiêm trọng hơn có ý định tự tử nguy hiểm đến tính mạng của nhóm bà mẹ này [29]

1.2.2 Chẩn đoán trầm cảm sau sinh

❖ Chẩn đoán trầm cảm sau sinh theo ICD 10

Hiện nay, theo mô tả trong bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) thì trầm cảm là một hội chứng bệnh lý biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dễ mệt mỏi, phổ biến là tăng mệt mỏi rõ rệt nhiều khi chỉ sau một cố gắng nhỏ Kèm theo là các triệu chứng phổ biến khác như: giảm sút tập trung chú ý, giảm sút lòng tự trọng và lòng tự tin; có ý tưởng bị tội và không xứng đáng; bi quan về tương lai; có ý tưởng và hành vi tự hủy hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ; giảm cảm giác ngon miệng Ngoài ra còn có các triệu chứng loạn thần Các biểu hiện trên tồn tại trong một khoảng thời gian tối thiểu 2 tuần liên tục [90]

Theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) của Tổ chức Y tế Thế giới phần trầm cảm thành 3 mức độ [90], cụ thể như sau:

Trầm cảm nhẹ (mã F32.0)

Sau sinh khoảng 3-4 ngày người mẹ thường thấy mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém, các hoạt động khó khăn và vụng về Họ thường lo lắng thái quá cho

Trang 39

30 sức khỏe của con và của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi vì không có khả năng chăm sóc con được tốt, thường khóc lóc vô cớ, cho rằng mình bị bỏ rơi

Trầm cảm vừa (mã F32.1)

Người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, rối loạn giấc ngủ, dễ bị kích thích hay cáu giận vô cớ, biểu hiện cơn chảy nước mắt Cảm giác bất lực, buồn rầu, chán nản không muốn tiếp xúc với mọi người, người bệnh quá lo lắng về cách cho con ăn, cách giữ vệ sinh, cách dạy dỗ con, hay cho con ăn rất cầu kỳ, tỉ mỉ…

Trầm cảm nặng (không có các triệu chứng loạn thần - mã F32.2)

Thường tiếp theo giai đoạn “buồn sau sinh” với các triệu chứng trầm cảm rõ nét Biểu hiện như luôn cho mình và con mắc bệnh hiểm nghèo, mình là người mẹ không biết cách chăm sóc con, kém cỏi, vô dụng, xấu xa, không xứng đáng… Bệnh nhân thường lo âu sợ hãi, buồn rầu, hay khóc lóc vô cớ, mất định hướng về không gian, thời gian, không làm chủ được bản thân, thậm chí có những lời nói và hành vi thô bạo xúc phạm tới những người xung quanh Khả năng chăm sóc con càng ngày càng kém, có khi không quan tâm đến con mình, bỏ mặc hoặc hành hạ con thậm chí giết hại con rồi tự sát

❖ Chẩn đoán trầm cảm sau sinh theo DSM-5 (mã F32)

Theo Sổ tay chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần của Hội tâm thần học, tâm lý Hoa Kỳ DSM-5 (2013), trầm cảm là dạng rối loạn tâm thần biểu hiện đặc trưng bởi ít nhất 5 trong số các dấu hiệu cơ bản là: 1/Khí sắc trầm, 2/Mất quan tấm, thích thú, 3/Có biểu hiện sụt cân khi không ăn kiêng hoặc tăng cân, 4/Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, 5/Sự kích động tâm vận động hoặc chậm vận động, 6/Mệt mỏi hoặc mất năng lượng, 7/Cảm thấy không xứng đáng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp, 8/Giảm khả năng suy nghĩ, tạp trung chú ý hoạc khả năng ra quyết định và 9/Suy nghĩ về cái chết hoặc có

Trang 40

31 ý tưởng và kế hoạch tự sát Các biểu hiện trên xuất hiện khoang khoảng thời gian 2 tuần [93]

1.2.3 Mô hình nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân sinh học: Quá trình mang thai và sinh con của người phụ

nữ có rất nhiều thay đổi về sinh lý điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của các bà mẹ Rối loạn trầm cảm sau sinh theo y học, sau khi sinh lượng hoocmon có trong cơ thể người phụ nữ thay đổi mạnh khiến cho cho họ rơi vào tình trạng mất cân bằng sinh lý Trong quá trình mang thai hàm lượng các hormone sinh dục (progesterone, estrogen) và các hoóc môn tuyến giáp gia tăng trong huyết tương của người mẹ Sau khi sinh với việc suy giảm đột ngột nồng độ các hoóc môn sinh dục và các hoóc môn tuyến giáp cũng giảm nhanh chóng điều đó khiến cho các bà mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi mất ngủ hay trầm cảm Suy giảm nồng độ hoóc môn cùng với sự thay đổi hi sinh con lưu lượng thể tích máu cũng có sự thay đổi rõ rệt, thay đổi về huyết áp cũng như chuyển hóa và hệ miễn dịch dẫn đến tâm trạng dễ thay đổi nhất là về cảm xúc tạo nên những biến đối về tâm lý ở các mức độ khác nhau từ một vài ngày đến nhiều ngày hoặc nhiều tuần

Nguyên nhân tâm lý: Từ thời cổ đại nhà Y học nổi tiếng Hippocrates

đã chỉ ra những dấu hiệu nhận biết đầu tiên về sự biến đổi tâm lý của phụ nữ sau khi sinh con qua các tác phẩm của Ông Tuy nhiên, các bác sĩ ở Pháp và Đức vào đầu thế kỷ 19 mới bắt đầu công bố và nghiên cứu đầu tiên của mình về vấn đề này, ngày nay những biến đổi tâm lý sau sinh của phụ nữ được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu đó là các nhà y học (tâm thần học), nhà tâm lý học, xã hội học quan tâm

Những biến đổi tâm lý của các bà mẹ sau sinh đã được nghiên cứu và khảo sát ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới và đã chỉ ra rằng các bà mẹ từ từ giai đoạn mang thai đã phải đối diện với sự thay đổi hình dáng của cơ thể,

Ngày đăng: 05/09/2024, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Phạm Ngọc Thanh; Santarelli, Isabelle; Phạm Thị Yến Trinh; Dương Tố Trân (2011). Trầm cảm ở bà mẹ có con sinh non đang nằm viện tại khoa sơ sinh – bệnh viện Nhi đồng I.http://dl.nhidong.org.vn/Documents/HNKHNK2011/27. Khao sat hien tuong tram cam o ba me co con sinh non.pdf Link
80. An, K. Báo động trẻ vị thành niên mang thai ở Philippines. Báo Thanh Niên https://thanhnien.vn/bao-dong-tre-vi-thanh-nien-mang-thai-o-philippines-post895855.html (2019). Accessed Dec. 03, 2022 Link
83. CDC, C. Đ. N. Cảnh báo tình trạng sinh con ở tuổi vị thành niên. CDC Đồng Nai http://dongnaicdc.vn/canh-bao-tinh-trang-sinh-con-o-tuoi-vi-thanh-nien (2020). Accessed Dec. 03, 2022 Link
84. Hà, P. Việt Nam đứng số 1 Châu Á về tỉ lệ nạo phá thai. Conversations on Vietnam Development https://cvdvn.net/2021/06/16/viet-nam-dung-so-1-chau-a-ve-ti-le-nao-pha-thai/ (2017). Accessed Dec. 03, 2022 Link
91. Towards adulthood: exploring the sexual and reproductive health of adolescents in South Asia. World Health Organization Geneva http://www.who.int/reproductivehealth/publications/adolescence/9241562501/en/ (2003). Accessed Dec. 03, 2022 Link
1. Bùi Văn Nhiều; Ngô Thị Hồng Uyên; Đoàn Thị Ngọc Trâm (2022). Thực trạng rối loạn trầm cảm Và Nhu cầu hỗ trợ Xã hội của Bà Mẹ Có Con dưới 6 tháng tuổi tại thành phố Đà Nẵng. Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng 20, 50–54 Khác
2. Đoàn Thị Nga; Nguyễn Văn Giang; Lê Văn Duy (2021). Khảo sát mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội và mức độ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ sau sinh tại thành phố Thái Nguyên năm 2020 – 2021. Tạp chí trường Đại học Tây Nguyên 51 Khác
3. Đặng Phương Kiệt (2000). Những vấn đề tâm lý và văn hóa hiện đại. (NXB Hà Nội: Văn hoá-Thông tin Khác
4. Đinh Việt Hùng; Phạm Ngọc Thảo (2022). Nghiên cứu các yếu tố liên quan ở bệnh nhân trầm cảm sau sinh. Tạp chí Y học Việt Nam 512 Khác
7. Lê Thị Thúy; Đinh Thị Phương Hoa &amp; Phạm Thị Bích Ngọc (2018). Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viện tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 1, 60–65 Khác
8. Nguyễn Thanh Hiệp; Lê Minh Nguyệt (2008). Khảo sát tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ có thai kỳ có nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện Khác
9. Nguyễn Tiến Quang (2021). Đặc điểm lo âu trên thang điểm gad-7 ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện K. Tạp chí Y học Việt Nam 502 Khác
10. Nguyễn Linh Trang (2009). Một số biến đổi tâm lý của phụ nữ sau khi sinh con. Tạp chí Tâm lý học, số 4, 48-52 Khác
11. Nguyễn Thanh Hiệp; Lê Minh Nguyệt (2010). Khảo Sát Tình Trạng Trầm Cảm Sau Sanh Ở Những Phụ Nữ Có Thai Kỳ Nguy Cơ Cao Đến Khám Tại Bệnh Viện Từ Dũ từ 01/06/2007 đến 30/12/2008. Y Học TP.Hồ Chí Minh 14, 69–76 Khác
13. Phạm Thị Thu Hà; Trần Viết Lực; Vũ Thị Thanh Huyền; Nguyễn Văn Hùng (2022). Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam 519 Khác
14. Trần Thị Hải Vân (2014). Đánh giá hiệu quả điều trịRối loạn trầm cảm tại cộng đồng ở phường Hòa Minh – Phường Hòa Hiệp nam Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng Khác
15. Trần Thị Quyên; Nguyễn Thị Thanh Hương; Nguyễn Mạnh Hùng (2022). Trầm cảm và gánh nặng của người chăm sóc tại Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương. Tạp Chí Điều dưỡng Việt Nam 31, 69–73 Khác
16. Trần Thơ Nhị (2018). Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội. (Đại học Y Hà Nội) Khác
17. Trần Thị Minh Đức; Bùi Hồng Thái; Ngô Xuân Diệp (2015). Phụ nữ sau sinh và các rối nhiễu tâm lý và biện pháp hỗ trợ. (NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội).Danh mục tài liệu tiếng Anh Khác
18. Alvarado-Esquivel, C., Sifuentes-Alvarez, A. &amp; Salas-Martinez, C (2015). Depression in teenager pregnant women in a public hospital in a northern Mexican city: prevalence and correlates. J. Clin. Med. Res. 7, 525–533 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w