1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng trầm cảm của người cao tuổi ở huyện hương khê tỉnh hà tĩnh

90 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Trầm Cảm Của Người Cao Tuổi Ở Huyện Hương Khê Tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả Đinh Công Hoan
Người hướng dẫn TS. Đàm Thị Bảo Hoa
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Y học dự phòng
Thể loại luận văn thạc sĩ y học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Điều này kéo theo sự gia tăng liên tục của bệnh tật, đặc biệt là các vấn đề sức khỏe tâm thần trong đó có trầm cảm, là một trong những căn bệnh gây tàn Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐINH CÔNG HOAN

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ

TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN – NĂM 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐINH CÔNG HOAN

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ

Trang 3

Tôi là Đinh Công Hoan, học viên cao học khóa 24, Trường Đại học Y- Dược, Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Y học dự phòng, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của

TS Đàm Thị Bảo Hoa

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực

và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2022

Học viên

Đinh Công Hoan

Trang 4

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô, các anh chị, của

cơ quan, gia đình và các bạn đồng nghiệp

Với tất cả kính trọng và lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:

- Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng đào tạo, Khoa Y tế công cộng- Trường Đại học Y- Dược, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại

- Chi bộ, Ban Giám đốc trung tâm y tế huyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

TS Đàm Thị Bảo Hoa - Người Cô đã tận tâm dạy dỗ hướng dẫn giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy/ Cô trong hội đồng chấm luận văn đã góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận văn này

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2022

Học viên

Đinh Công Hoan

Trang 5

BYT : Bộ y tế

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Một số khái niệm 3

1.2 Đặc điểm tâm lý người cao tuổi 3

1.3 Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi 5

1.4 Một số phương pháp sàng lọc và hỗ trợ chẩn đoán trầm cảm 9

1.5 Thực trạng trầm cảm ở người cao tuổi 11

1.6 Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi 14

1.7 Vài nét về địa điểm nghiên cứu 17

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4 Các biến số/ chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá 25

2.5 Xử lý số liệu 27

2.6 Đạo đức nghiên cứu 27

2.7 Hạn chế của nghiên cứu 28

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

3.1 Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu 29

3.2 Thực trạng trầm cảm ở người cao tuổi huyện hương khê 30

3.3 Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi tại huyện hương khê 34

Chương 4 BÀN LUẬN 40

4.1 Thực trạng trầm cảm ở người cao tuổi ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 40

Trang 7

KẾT LUẬN 57

1 Thực trạng trầm cảm ở người cao tuổi 57

2 Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi 57

KHUYẾN NGHỊ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu 29

Trang 9

Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 29

Bảng 3.2 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 30

Bảng 3.3 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 30

Bảng 3.4 Đánh giá trầm cảm theo kết quả thang đo trầm cảm GDS 30

Bảng 3.5 Phân loại mức độ trầm cảm của người cao tuổi theo thang trầm cảm GDS 31

Bảng 3.6 Các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi 31

Bảng 3.7 Mức độ trầm cảm ở người cao tuổi theo nhóm tuổi 32

Bảng 3.8 Tỉ lệ trầm cảm theo giới tính 32

Bảng 3.9 Tỉ lệ trầm cảm theo tình trạng hôn nhân 33

Bảng 3.10 Tỉ lệ trầm cảm theo trình độ học vấn 33

Bảng 3.11 Tỉ lệ trầm cảm theo kinh tế gia đình 33

Bảng 3.12 Mối liên quan hoàn cảnh sống, Công việc, nghề nghiệp trước đây với trầm cảm 34

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa các biến cố và trầm cảm 34

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa mâu thuẫn, xung đột với người xung quanh 35

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa sự hỗ trợ xã hội và trầm cảm 35

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa bệnh mạn tính và trầm cảm 36

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa đời sống tinh thần và bệnh trầm cảm 36

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và trầm cảm 36

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và trầm cảm 37

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa một số thói quen trong giao tiếp xã hội và trầm cảm 37

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa một số thói quen nhằm nâng cao sức khỏe và trầm cảm 38 Bảng 3 22 Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi 39

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới Tổng dân số Việt Nam tại thời điểm 1/4/2019 là 96,21 triệu người Trong đó, số lượng người cao tuổi (NCT) tương ứng là 11,41 triệu (chiếm 11,86% tổng dân số) Tính trung bình trong giai đoạn 2009-2019, tổng dân số tăng 1,14%/năm thì dân số

thôn, sống cùng con cháu; đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn Người cao tuổi đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mạn tính (bình quân mỗi NCT có 3 bệnh), đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng chưa thích ứng già hóa dân số nhanh; việc xây dựng môi trường thân thiện với NCT và triển khai các loại hình chăm sóc sức khỏe dài hạn tại cộng đồng

Trong bối cảnh hiện nay có nhiều vấn đề sức khỏe mới nổi, rất cần các bằng chứng cụ thể và cập nhật về tình trạng sức khỏe ở nhóm đối tượng cụ thể để tránh lãng phí các nguồn lực y tế Tỷ lệ người cao tuổi ở các thành phố lớn của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang gia tăng nhanh chóng trong thời đại đô thị hóa tăng nhanh Điều này kéo theo sự gia tăng liên tục của bệnh tật, đặc biệt là các vấn đề sức khỏe tâm thần trong đó có trầm cảm, là một trong những căn bệnh gây tàn

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rối loạn trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần hàng đầu ở người cao tuổi [1]

Người cao tuổi thường mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần như: các rối loạn liên quan đến stress (lo âu, trầm cảm, tâm căn suy nhược…); sa sút trí tuệ, các rối loạn tâm thần thực tổn… Trong đó, trầm cảm là vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống NCT) Do vậy, NCT cần được sự chăm sóc sức khỏe

quan trọng là làm thế nào để phát hiện kịp thời các rối loạn của người cao tuổi, càng

Trang 11

sớm càng tốt để có biện pháp hỗ trợ, điều trị kịp thời Thực tế việc chẩn đoán trầm cảm ở người cao tuổi thường là khó và hay bị bỏ qua, dẫn đến hơn 90% người cao tuổi có các biểu hiện trầm cảm mà không được chẩn đoán và điều trị thỏa đáng Khó khăn là do nhiều thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình vẫn xem các triệu chứng của trầm cảm là một biểu hiện bệnh lý nội khoa nào đó mà không đến với thầy thuốc tâm thần

đây tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính tăng cao, trong đó có bệnh tâm thần Chính vì vậy nếu không được phát hiện sớm, điều trị, quán lý đúng hướng, kịp thời

sẽ dẫn đến hậu quá nặng nề cho chính bản thân người bệnh cũng như gia đình và cả

xã hội Để góp phần tìm hiểu thực trạng trầm cảm, nhằm làm tốt công tác chăm sóc

sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi trên địa bàn huyện Hương Khê, Tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng trầm cảm của người cao tuổi ở huyện

Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” với các mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng trầm cảm người cao tuổi ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh năm 2022

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm người cao tuổi ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Người cao tuổi

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng

Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với

TheoTổ chức Y tế Thế giới năm 1980, những người từ 60 tuổi trở lên là người

Theo luật người cao tuổi của Việt Nam, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ

1.1.2 Trầm cảm

Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc bị ức chế, buồn rầu, chán nản kéo theo sự ức chế các mặt hoạt động tâm thần khác nhất là tư duy và hành vi tác phong Trầm cảm khác với phản ứng buồn chán nhất thời ở người bình thường Trầm cảm có nguyên nhân và cơ chế phức tạp, biểu hiện lâm sàng không chỉ bằng các triệu chứng đặc trưng về tâm thần

mà kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể nên người bệnh trầm cảm thường đến với các chuyên khoa khác và dễ bị bỏ sót chẩn đoán Trầm cảm thường kèm theo các rối loạn tâm thần khác như lo âu

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở người lớn tuổi, thường gây ra tình trạng đau khổ về cảm xúc và giảm chất lượng cuộc sống Mặc dù có ý nghĩa lâm sàng, trầm cảm vẫn được chẩn đoán và điều trị không đầy đủ ở những bệnh

1.2 Đặc điểm tâm lý người cao tuổi

Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình Khi bước sang giai đoạn

Trang 13

tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tập trung những thay

- Hướng về quá khứ : Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống

hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội

ái hữu, hội cựu chiến binh Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…

- Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”: Khi về già người

cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp Đó là chuyển

từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái nghỉ ngơi; chuyển từ trạng thái tích cực, khẩn trương sang trạng thái tiêu cực, xả hơi Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới Người ta dễ gặp phải

“hội chứng về hưu”

- Cảm giác cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu

thường bận rộn với cuộc sống Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi mình không là người vô dụng Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình

- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe

vẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc

có thể được tham gia các hoạt động sinh hoạt giải trí, cộng đồng Nhưng cũng có một

số người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình, dễ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường

- Có thể nói nhiều hoặc thu mình, ít giao tiếp: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm

sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên

họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa mãn, không hài lòng có thể xuất hiện sự bất mãn,

Trang 14

chán nản, thậm chí trầm cảm Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can hiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó Song, ngược lại, một số người già lại cảm thấy mình lạc hậu, không theo kịp với cuộc sống hiện đại nên ngày càng trở nên thu mình, ít giao tiếp với mọi người xung quanh

- Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người

cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu Song, cũng có những cụ không chấp

Khi bước sang giai đoạn này, người cao tuổi có những thay đổi tâm lý, dù khác nhau ở từng cá nhân, nhưng tập trung có những thay đổi thường gặp là: Tính ham hiểu biết vẫn còn, hoạt động tư duy để ra quyết định chậm, nhưng do có nhiều kinh nghiệm, sự trải nghiệm nên quyết định của họ chín chắn Trí nhớ ngắn hạn kém, nhưng trí nhớ dài hạn còn tốt nên họ thường quên những gì vừa xảy ra nhưng nhớ rất lâu những gì thuộc về quá khứ Do những ảnh hưởng về mặt xã hội thu hẹp, người cao tuổi dễ gặp phải “hội chứng về hưu” Những biểu hiện tâm lý người cao tuổi có thể liệt kê như sau: Hướng về quá khứ; Sự cô đơn và mong được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn; Cảm thấy bất lực và tủi thân; Nói nhiều hoặc trầm cảm; Sợ phải đối mặt với cái chết; và Tâm lý nghỉ hưu Với những thay đổi về tâm lý như trên nên một bộ

1.3 Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi

Rối loạn trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi với các biểu hiện rối loạn từ mức độ nhẹ nhất cho đến mức độ nặng nề nhất Trong thực tế ở cộng đồng có nhiều quan điểm sai lầm về sức khỏe tâm thần, cho rằng đây là biểu hiện bình thường ở giai đoạn tuổi già, đó là các biểu hiện suy thoái

tự nhiên hay các rối loạn của thời kỳ thoái triển, chứ chưa phải hoàn toàn là bệnh lý Nhìn chung, các biểu hiện thường gặp bao gồm:

Biểu hiện bằng triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo âu, buồn, chán nản Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nên đối với các thể trầm cảm cảm nhẹ, trầm cảm che đậy bởi triệu chứng cơ thể

Trang 15

thường không được phát hiện chẩn đoán và không được điều trị Đa phần các trường hợp này bệnh nhân được người thân đưa đến các cơ sở nội khoa với các chẩn đoán

và điều trị bệnh lý về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh, cơ xương khớp nhưng không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng

Theo mô tả kinh điển trầm cảm điển hình được biểu hiện bằng sự ức chế toàn

bộ hoạt động tâm thần, bao gồm: Cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế, vận động bị

Theo ICD – 10, 1992, trầm cảm được đặc trưng bởi 3 triệu chứng đặc trưng

là khí sắc giảm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm các hoạt động; và 7 triệu chứng phổ biến khác Tuy nhiên đặc điểm triệu chứng của trầm cảm còn thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ của rối loạn trầm cảm, đặc điểm lứa tuổi mắc rối loạn trầm cảm

* Ba triệu chứng đặc trưng của trầm cảm

- Giảm khí sắc: bệnh nhân cảm thấy buồn vô cớ, chán nản, ảm đạm, thất vọng,

bơ vơ và bất hạnh, cảm thấy không có lối thoát Đôi khi nét mặt bất động, thờ ơ, vô cảm Các biểu hiện giảm khí sắc là biểu hiện thường gặp nhất ở các trạng thái trầm cảm Mức độ của biểu hiện này thay đổi tuỳ theo mức độ trầm cảm Trong trường hợp điển hình bệnh nhân biểu hiện sự đau khổ, chán nản, buồn rầu một cách rõ ràng thông qua lời nói, thái độ và dáng điệu Khí sắc trầm thường gặp là uể oải, cảm giác khó chịu, bất an, với nét mặt ủ rũ Hoặc là biểu hiện một nét mặt có những nét đặc trưng như nếp nhăn ở khoé miệng, trán, cung lông mày đều cụp xuống, mắt luôn nhìn xuống hoặc đôi khi là nét mặt thờ ơ, vô cảm Sự bế tắc trong suy nghĩ với một nỗi buồn bao phủ mà không giải thích được có thể dẫn đến hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm Tuy nhiên, có một số bệnh nhân vẫn giữ được nụ cười bên ngoài để che dấu khí sắc giảm, bởi có 10-15% số bệnh nhân phủ định cảm xúc của mình Người cao tuổi thường có khí sắc không ổn định rõ rệt, hay cáu kỉnh, dễ xúc động, không giải thích được nguyên nhân

- Mất mọi quan tâm và thích thú: là triệu chứng hầu như luôn xuất hiện Bệnh nhân thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt động sở thích

Trang 16

cũ hay trầm trọng hơn là sự mất nhiệt tình, không hài lòng với mọi thứ Thường xa lánh, tách rời xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh Bệnh nhân cảm thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của mình không sáng sủa đôi khi người bệnh không thể

mô tả được trạng thái của mình Người bệnh phàn nàn rằng họ ít hoặc không còn thích thú với các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày Mọi vận động đều làm người bệnh tăng cảm giác chán nản, không có được cảm giác vui vẻ và hài lòng với thực tại dẫn đến không muốn tham gia các thú vui, giải trí, ngại tiếp xúc, mất các sở thích trước đây, không hoàn thành các công việc mình làm, do dự khó quyết định, vì vậy người bệnh thường né tránh, ngại các hoạt động xã hội, ngại giao tiếp với mọi người Trong bệnh cảnh trầm cảm ở NCT các triệu chứng về khí sắc hay mất quan tâm thích thú đôi khi

mờ nhạt và thường ẩn mình sau bệnh cơ thể sẵn có của người già, sự kêu ca phàn nàn

về các bệnh cơ thể tăng hay giảm có chịu sự tác động tâm lý

- Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động: Đây cũng là một triệu chứng đặc trưng của trầm cảm, các biểu hiện là người bệnh luôn uể oải, mệt mỏi, mất sinh lực, cảm thấy nặng nhọc khi làm việc kể cả một công việc trước đây

* Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

- Mất hoặc khó tập trung chú ý: Nhiều bệnh nhân than phiền rằng họ không

thể suy nghĩ tốt như trước, mau quên, kém tập trung chú ý, dễ bị đãng trí Bệnh nhân thường cảm thấy khó quyết định một vấn đề gì ngay cả những việc nhỏ, khả năng phán đoán, phân tích, giải quyết tình huống giảm

- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin: Bệnh nhân trầm cảm thường tự ti, giảm

tự trọng và tự tin, bi quan với cuộc sống, tự cho rằng mình là người thất bại, tự buộc tội mình vì những lỗi lầm nhỏ của bản thân hay thất bại của người khác và của bản thân Hậu quả của những ý nghĩ bi quan này là ý tưởng và hành vi tự sát vì bệnh nhân cho rằng chỉ có cái chết mới là cách giải thoát duy nhất

- Ăn ít ngon miệng: Bệnh nhân thường than phiền về cảm giác không ngon

miệng dẫn đến chán ăn và sụt cân Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp, bệnh nhân

Trang 17

- Khi bị rối loạn trầm cảm và không được điều trị thỏa đáng Nhiều bệnh nhân

có suy nghĩ dai dẳng, không thể dứt ra được về cái chết Người bệnh luôn có cảm giác xung quanh không có mình thì sẽ tốt hơn cho nên lập kế hoạch tự sát và thực hiện hành vi tự sát Nguy cơ tự sát gặp trong tất cả các giai đoạn bệnh nhưng cao nhất là ngay lúc mới điều trị Các nghiên cứu cho rằng 10% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng từ khi phát bệnh Người cao tuổi nguy cơ tự sát 18% với các bệnh nhân

- Các triệu chứng sinh học: Các triệu chứng sinh học hay triệu chứng cơ thể

thường gặp và quan trọng ở bệnh nhân trầm cảm và đặc biệt là người cao tuổi, phần lớn là các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật Các biểu hiện triệu chứng cơ năng của hệ thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu thường gặp hơn cả trong nhóm triệu chứng này (80 - 100%), với biểu hiện là giảm chất lượng giấc ngủ hoặc thời gian ngủ Có thể người bệnh khó vào giấc ngủ, hoặc là thức giấc lúc nửa đêm hoặc thức giấc sớm, cũng có thể người bệnh ngủ nhiều, giấc ngủ kéo dài bất

- Các rối loạn nhận thức trong trầm cảm Thay đổi nhận thức là một biểu hiện

quan trọng và thường gặp ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi, tuy nhiên

ở các mức độ khác nhau Người cao tuổi bị trầm cảm thường có biểu hiện khó tiếp thu các thông tin mới, suy giảm trí nhớ, suy giảm sự tập trung chú ý, tư duy chậm lại hay suy tưởng các chủ đề tiêu cực, bi quan, người bệnh ít nói hoặc không nói Nhiều suy tưởng, hồi ức mang nội dung trầm cảm: bi quan, đánh giá thấp về bản thân, cảm thấy mình hèn kém, tội lỗi, thường suy nghĩ về một quá khứ sai lầm, tự khiển trách mình, thổi phồng các thất bại trong cuộc sống…

- Các triệu chứng loạn thần khá thường gặp (hoang tưởng bị hại, bị bỏ rơi ) tính chất của hoang tưởng và ảo giác thường phù hợp với cảm xúc và liên quan chặt chẽ với các triệu chứng cơ thể

- Các hoạt động xã hội: người cao tuổi có các triệu chứng trầm cảm thường

thu mình, cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, luôn phàn nàn về bản thân hoặc khó chia sẻ với mọi người Bệnh nhân ít hoặc không quan

Trang 18

tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh với những người xung quanh, có thể ngay

cả với những người thân thiết nhất Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau,

từ kém nhiệt tình đến tình trạng thờ ơ Hứng thú giảm cả trong công việc, trong quan

hệ với người thân hay đoàn thể, mất hẳn hứng thú sinh hoạt tình dục, mà không có một tình trạng bệnh lý thực thể nào rõ ràng

- Rối loạn ăn: Thường nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong

ăn uống, mất cảm giác ngon miệng Hậu quả là bệnh nhân bị giảm cân và tạo cơ hội

để các bệnh khác phát triển Tuy nhiên có thể ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân Tăng hay giảm cân là triệu chứng cần lưu ý ở người cao tuổi, bởi đây là giai đoạn thoái triển mạnh mẽ và nhanh chóng về thể chất, nên triệu chứng tăng cân có thể là biểu hiện của các bệnh thực thể khác

1.4 Một số phương pháp sàng lọc và hỗ trợ chẩn đoán trầm cảm

Trong thực hành lâm sàng và đặc biệt trong nghiên cứu tại cộng đồng và sàng lọc trầm cảm tại các phòng khám đa khoa, người ta sử dụng các trắc nghiệm tâm lý đánh giá trầm cảm Một số trắc nghiệm thông dụng bao gồm: thang Hamilton Depression Rating Seale (HDRS), thang Beck Depression Inventory (BDI), Thang Zung SDS, thang trầm cảm trẻ em, thang đo rối loạn trầm cảm ở người già GDS - Geriatric Depression Scale

* Thang đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory-BDI)

Thang Beck được xây dựng vào năm 1961 và được sửa đổi vào năm 1978 sau

đó tiếp tục được sửa đổi một lần nữa vào năm 1996 và có tên gọi là BDI-II Thang đo này đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, Đức,

Ba Lan, … trong đó có Việt Nam.Thang là một bảng hỏi gồm 21 câu hỏi được đánh

số từ 1 đến 21 Mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn từ 0 đến 3, với tổng điểm từ 0 đến 63 điểm, điểm càng cao thì trầm cảm càng nặng Đánh giá tồng điểm 0-13: không trầm cảm;

* Thang Zung SDS (Zung Self-Rating Depression Scale)

Thang đo này thường được dùng để đánh giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân Thang gồm 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn, với tổng điểm từ 0 đến 80 Điểm

Trang 19

càng cao thì mức độ trầm cảm càng nặng, dưới 40 điểm là bình thường, từ 41-50 là trầm cảm nhẹ, 51-60 là trầm cảm vừa, 61-70 là trầm cảm nặng và 71-80 là trầm cảm rất nặng Thang này cũng được Trung tâm RTCCD dịch và chuẩn hóa tại Việt Nam Tuy nhiên, cách trả lời các câu hỏi này cũng tương đối phức tạp (không bao giờ, đôi khi, phần lớn thời gian, luôn luôn), đối với bệnh nhân, đặc biệt là người già sẽ dễ bị nhầm lẫn, cho nên

* Thang đo rối loạn trầm cảm ở người già GDS - Geriatric Depression Scale

Trong số các thang đo dùng để đánh giá rối loạn trầm cảm người cao tuổi tại cộng đồng trên thế giới thì thang đo GDS hiện đang là một trong những thang đo thường được sử dụng nhất Nguyên nhân vì GDS được hình thành dành riêng cho người cao tuổi và nội dung dựa trên những đặc điểm trầm cảm của đối tượng này

Thang đo GDS đã được phát triển và xác nhận tính giá trị qua hai nghiên cứu của Brink và cộng sự, 1982; Yesavage và cộng sự, 1983 Brink và Yesavage lập luận rằng thang đo trầm cảm được phát triển cho người trẻ tuổi không phù hợp với người cao tuổi Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm người trẻ (như rối loạn giấc ngủ, giảm cân, bi quan về tương lai ) cũng có thể xuất hiện ở người cao tuổi như một hậu quả bình thường của tuổi tác hay là kết quả một bệnh lý thực thể Ở người cao tuổi, rối loạn trầm cảm thường cùng tồn tại với mất trí nhớ, và che đi khả năng nhận thức GDS được thiết kế đơn giản, rõ ràng và có thể tự đánh giá mà không dựa trên các triệu chứng thực thể

Thang đo GDS được tính điểm như sau: Từng nội dung trong thang đo sẽ được cho 0 hoặc 1 điểm phụ thuộc vào câu trả lời của đối tượng nghiên cứu là không /có Tổng điểm dao động từ 0 đến 30 điểm, với giá trị càng cao càng phản ảnh mức độ nặng của rối loạn trầm cảm

Theo một nghiên cứu hệ thống của Yuvaraj Krishnamoorthy và cộng sự (2020) cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu gộp chung của GDS 30 là 82% và 76% với độ chính xác chẩn đoán gần cao hơn (AUC = 0,85) GDS 15 có độ nhạy và độ đặc hiệu gộp là 86% và 79% với độ chính xác chẩn đoán cao hơn (AUC = 0,90) GDS 10 có độ nhạy

Trang 20

và độ đặc hiệu gộp là 87% và 75% với AUC = 0,83 Nghiên cứu cho thấy GDS 4 có

Theo nghiên cứu của Feifei Huang, Huijun Wang, Zhihong Wang và cộng sự (2021) cho thấy bộ công cụ GDS có độ tin cậy và hiệu lực tốt và có thể được áp dụng thích hợp để sàng lọc chứng trầm cảm ở người già sinh sống trong cộng đồng quy mô

nghiên cứu của Andrea Benedetti và cộng sự (2018) cũng đã khẳng định độ tin cậy

Hiện nay, việc áp dụng các thang đo để xác định các biểu hiện rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi trong cộng đồng tại Việt Nam khá hạn chế Một số nghiên cứu

sử dụng thang Beck, hay theo tiêu chuẩn của ICD 10 để xác định rối loạn trầm cảm Chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu hay nghiên cứu nào sử dụng thang đo GDS để chẩn đoán trầm cảm ở người cao tuổi

1.5 Thực trạng trầm cảm ở người cao tuổi

Chúng ta có thể nói sức khỏe tinh thần của NCT đóng một vai trò quan trọng,

là cơ sở nền tảng nhất, là nhân tố đặc biệt quan trong để NCT có thể sống vui, sống khỏe, sống có ích đối với chính bản thân, với gia đình con cháu nói riêng và với toàn

Nhóm bệnh lý rối loạn tâm thần ở NCT cũng khá đa dạng, do cấu trúc và chức năng của não cũng như những biến đổi về tâm lý xã hội gây ra Theo nhiều tác giả, những rối loạn tâm thần thường gặp ở NCT là: rối loạn giấc ngủ, mê sảng, sa sút trí tuệ, rối loạn trầm cảm

Người cao tuổi thường ít nhiều có rối loạn về tâm lý, hoặc có những ưu tư, phiền muộn khi cuộc sống thay đổi, đôi khi có biểu hiện tự xa lánh người khác Những trở ngại về tinh thần ở NCT thường biểu hiện bằng mặc cảm về giá trị của mình trong

Người cao tuổi có nhu cầu cao trong tham vấn ở nhiều khía cạnh tâm lý Theo nghiên cứu của Phan Thị Nam và cộng sự (2020) cho thấy 50,5% người cao tuổi có nhu cầu cao về tham vấn tâm lý Nhu cầu tham vấn tâm lý cao nhất về các vấn đề sức

Trang 21

khỏe, sức khỏe tinh thần, lão hóa, cô lập xã hội, hội đoàn thể - giải trí và nhóm trò chuyện Các yếu tố liên quan đến nhu cầu cao tham vấn tâm lý là tuổi, tình trạng sinh

1.5.1 Trên thế giới

Trầm cảm ở người lớn tuổi ít phổ biến hơn ở người trẻ tuổi nhưng có thể gây

ra những hậu quả nghiêm trọng Hơn một nửa số trường hợp biểu hiện sự khởi phát đầu tiên trong cuộc sống sau này Mặc dù tỷ lệ tự tử ở người cao tuổi đang giảm nhưng vẫn cao hơn ở những người trẻ tuổi và có liên quan chặt chẽ hơn với bệnh trầm cảm Người lớn tuổi bị trầm cảm thường có nhiều biểu hiện thay đổi về nhận thức, các triệu chứng cơ thể và mất hứng thú hơn so với người trẻ tuổi Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển của chứng trầm cảm cuối đời có thể bao gồm các tương tác phức tạp giữa các yếu tố di truyền, bệnh lý nhận thức, thay đổi sinh học thần kinh liên quan đến tuổi và các sự kiện căng thẳng Mất ngủ là một yếu tố nguy cơ thường bị bỏ qua đối với chứng trầm cảm cuối đời Con đường phổ biến dẫn đến trầm cảm ở người lớn tuổi, bất kể nguy cơ tiềm ẩn nào nổi bật nhất, có thể là cắt giảm các hoạt động hàng ngày Bù đắp cho tỷ lệ ngày càng tăng của một số yếu tố nguy cơ ở giai đoạn cuối tuổi là sự gia tăng khả năng phục hồi tâm lý liên quan đến tuổi tác Các yếu tố bảo vệ khác bao gồm giáo dục đại học và tình trạng kinh tế xã hội, tham gia vào các hoạt động

có giá trị và tham gia tôn giáo hoặc tâm linh Các phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp hành vi, liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp giải quyết vấn đề, liệu pháp hồi tưởng / đánh giá lại cuộc đời … đều có hiệu quả nhưng quá ít được sử dụng với người lớn tuổi Các biện pháp can thiệp phòng ngừa bao gồm giáo dục cho các cá nhân bị bệnh mãn tính, kích hoạt hành vi, tái cấu trúc nhận thức, đào tạo kỹ năng giải quyết

Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay cũng đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi ngày càng gia tăng

Một nghiên cứu của tác giả Jun Zhang, Yingying Zhang, Zhenggang Luan và cộng sự (2020) bằng thang đo GDS trên 507 người cao tuổi ở Trung Quốc cho thấy

Trang 22

Theo một nghiên cứu hệ thống của Hedayat Jafari và cộng sự (2021) cho thấy khi phân tích 30 bài báo được xem xét, tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi Iran là 52% dựa trên mô hình tác động ngẫu nhiên (CI 95%: 46–58) Theo kết quả của nghiên cứu

Một nghiên cứu hệ thống trên 1263 bài báo, sau đó xác định có 42 nghiên cứu

có liên quan với 57.486 người cao tuổi đã cho thấy tỷ lệ trầm cảm dự kiến trung bình

ở người cao tuổi là 31,74% Đối với các nghiên cứu sử dụng thang điểm GDS -30 cho thấy tỉ lệ trầm cảm chung là 40,6% Tỷ lệ trầm cảm cao trong dân số già trên thế giới đã được làm sáng tỏ Nghiên cứu này có thể được coi là một cảnh báo sớm và khuyến cáo các chuyên gia y tế, các nhà hoạch định chính sách y tế và các bên liên quan khác thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả và chăm sóc định kỳ cho người

1.5.2 Ở Việt Nam

Tỷ lệ người cao tuổi ở các thành phố lớn của các nước đang phát triển, trong

đó có Việt Nam, đang gia tăng nhanh chóng trong thời đại đô thị hóa tràn lan Điều này kéo theo sự gia tăng liên tục của bệnh tật, đặc biệt là các vấn đề sức khỏe tâm thần Trong một nghiên cứu cắt ngang, 299 người cao tuổi sống ở Hà Nội, Việt Nam,

đã được tiếp cận để thu thập dữ liệu Người cao tuổi tự báo cáo trầm cảm là 66,9%

Theo nghiên cứu của Trần Thị Hoài Vi, nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Thanh

Nhàn và cộng sự (2016) tiến hành nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên

307 người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2015, kết quả

cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi là 19,2% trong số đó nữ giới chiếm

61,0% và những người có vợ/chồng chiếm 54,2% Có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê về tỷ lệ rối loạn trầm cảm giữa các nhóm tuổi, nghề nghiệp trước đây, rèn luyện thể thao, sự hòa hợp của mọi người tại nơi sinh sống và bệnh lý kèm theo của người

Theo nghiên cứu của Đỗ Văn Diệu và cộng sự (2018) trên 447 người từ 60 tuổi trở lên sống tại TP Quảng Nam cho thấy tỷ lệ trầm cảm 15,9%: trầm cảm nhẹ

Trang 23

2,7%, trung bình 9,2% và nặng 4,0% [6] Tác giả Tô Lan Anh (2019) qua phân tích trên 2.921 người từ 60 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở NCT Việt Nam năm

2019 là 30,6% [1] Nguyễn Hằng Nguyệt Vân và cộng sự (2019) nghiên cứu trên

376 người cao tuổi tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho thấy tỷ lệ người cao tuổi được đánh giá trầm cảm là 26,1% (18,6% trầm cảm nhẹ, 6,1% trầm cảm vừa và 2,4% trầm

Theo Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Hoa và cộng sự (2021) trên 760 người cao tuổi tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm ở người cao tuổi là 28,6% (KTC 95%: 25,3- 31,7) Trong đó, 23,6% trầm cảm

1.6 Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi

Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của trầm cảm Theo nhiều tác giả, các yếu tố nguy cơ mà trầm cảm có liên quan đến có thể bao gồm:

- Yếu tố tuổi: Trầm cảm có thể khởi phát bệnh ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên, tuổi cao liên quan đến nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn Theo Alcibiades E Villarreal, Shantal Grajales và cộng sự (2015) Phân tích hồi quy đa thức cho thấy sự xuất hiện đồng thời của suy giảm nhận thức và các triệu chứng trầm cảm được giải thích do tuổi tác ngày càng cao (OR: 3,2, KTC 95%: 1,20, 8,30), trình độ học vấn thấp (OR: 3,3, KTC 95%: 1,33, 8,38), có bốn hoặc các tình trạng mãn tính hơn (OR: 11,5, KTC

- Yếu tố giới: Các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở nữ thường cao hơn nam giới Ở nam giới, một số bằng chứng cho thấy có khuynh hướng dùng rượu nhiều hơn để che giấu tình trạng trầm cảm dẫn đến số liệu thống kê ít hơn so với tỷ

lệ trầm cảm thực tế Trầm cảm ở nam giới có liên quan với các chỉ số như khuynh hướng hành vi bốc đồng hoặc lạm dụng rượu hay chất gây nghiện

- Yếu tố Stress: Dưới góc độ hiểu biết về rối loạn trầm cảm hiện nay: rối loạn trầm cảm có thể bị gây ra bởi stress hoặc có thể stress chỉ là yếu tố thúc đẩy Theo nghiên cứu của Đỗ Văn Diệu và cộng sự (2018) Các yếu tố liên quan đến trầm cảm bao gồm:

Trang 24

Hoạt động thể lực, biến cố trong 12 tháng qua, biến cố lớn trong cuộc đời, kết cấu gia

- Yếu tố thuộc về kinh tế xã hội: liên quan đến các yếu tố như thu nhập, các mối quan hệ xã hội… Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hằng Nguyệt Vân (2019) cũng đã

chỉ ra các yếu tố liên quan đến trầm cảm người cao tuổi như giới tính, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, hoàn cảnh sống, công việc hiện tại, nhu cầu được hỗ trợ tâm lý

- Yếu tố hỗ trợ xã hội: đây chính là đang nói đến các yếu tố về sự hỗ trợ, trợ giúp của những người xung quanh, người thân và các đoàn thể xung quanh nơi người cao tuổi sinh sống T Muhammad và cộng sự (2020) đã nhận định việc lồng ghép sự tham gia của xã hội vào cuộc sống hàng ngày của người lớn tuổi và phát triển các sáng kiến thúc đẩy một môi trường xung quanh lành mạnh như kết nối xã hội, cuộc sống chung và chăm sóc đặc biệt cho những người khuyết tật về thể chất có khả năng

- Yếu tố hôn nhân: Nhìn chung, những người li dị hoặc li thân có nguy cơ rối loạn trầm cảm cao hơn những người có gia đình ở cùng một độ tuổi và cao hơn những người chưa lập gia đình Theo Nebiyu Mulat, Hordofa Gutema và Gizachew Tadesse Wassie (2021), nghiên cứu trên 959 người cao tuổi tại Quận Womberma, Tây Bắc, Ethiopia cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi là 45 Các yếu tố như tuổi (> = 75),

đã ly hôn, góa vợ; hỗ trợ xã hội kém và sự hiện diện của bệnh mãn tính là các yếu tố

cao tuổi ở các thành phố của Pakistan, cho thấy sự khác biệt trung bình đáng kể giữa giới tính, tình trạng hôn nhân, hệ thống gia đình và tình trạng việc làm về bệnh trầm cảm Khủng hoảng tài chính, cảm giác bị bỏ rơi vì bị cô lập và xu hướng của hệ thống gia đình hạt nhân đã được quan sát là những yếu tố dự báo mạnh mẽ về chứng trầm

- Yếu tố bệnh mạn tính: Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh phải điều trị, theo dõi thường xuyên, các bệnh gây đau đớn khó chịu có nguy cơ trầm cảm cao hơn Theo Amy Y Zhang và cộng sự (2010), có

Trang 25

hơn 70% bệnh nhân ngoại trú ung thư đại trực tràng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm Các phát hiện cho thấy rằng khó khăn trong việc nhận biết các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể góp phần một phần vào tỷ

Đức (2019), tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn là 64,8%% (nhẹ 33,1%, trung bình 30,3%, nặng 1,4%) với điểm trầm cảm trung bình là 13,08 ± 6,75 Các yếu

tố liên quan độc lập với rối loạn trầm cảm là giới, trình độ học vấn, tình trạng gia đình, số lần nhập viện trong năm và vận động thể lực Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân một năm sau xuất viện ở bệnh nhân suy tim mạn có rối loạn trầm cảm cao hơn

so với không có rối loạn trầm cảm và khả năng sống còn của bệnh nhân suy tim có

Tân, Trịnh Thanh Sơn và Bàng Ái Việt (2021) nghiên cứu trên 110 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp từ 60 tuổi trở lên tại bệnh viện Thống Nhất cho thấy tỉ lệ trầm cảm nội viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cấp cao tuổi là 26,4% Có mối liên quan giữa trầm cảm và tiền căn suy tim (p=0,042), suy yếu xã hội (p=0,004), rối loạn đi

với bệnh tăng huyết áp, theo Nguyễn Văn Thống và cộng sự (2020), tỷ lệ mắc trầm

cứu trên 233 bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho thấy tỉ lệ trầm cảm là 45,1%; Trầm cảm gặp nhiều ở nữ giới và có mối liên quan tỷ lệ thuận với tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, tuy nhiên không có mối liên quan với mức độ kiểm soát glucose máu

- Yếu tố hành vi: hành vi hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích chất gây nghiện, hành vi tập thể dục thể thao…

Theo nghiên cứu của Prajita Mali và cộng sự (2021) trên 122 người già từ các ngôi nhà tuổi già và một cộng đồng của quận Kathmandu cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi tại các gia đình dành cho người già là 74,6% và tại cộng đồng là 41,8% Nghiên cứu cho thấy những người cao tuổi sống tại nhà dành cho người già có nguy

cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 4 lần (OR = 4,087; 95% CI = 2,373-7,038) so với

Trang 26

những người sống trong cộng đồng Tuổi tác được phát hiện có liên quan đến chứng trầm cảm ở những người trả lời của cả hai cơ sở Trong những ngôi nhà tuổi già, không được trợ cấp tuổi già, nhận thức không tốt về cuộc sống, quan hệ xã hội không tốt, mắc bệnh mãn tính, thiếu sự quan tâm của gia đình, căng thẳng và khóc là chiến lược đối phó với căng thẳng có liên quan đến trầm cảm Trong cộng đồng, căng thẳng, không tham gia vào việc ra quyết định của gia đình, cảm thấy bị bỏ rơi, rối loạn chức năng, quan hệ xã hội không tốt, thu nhập hàng tháng thấp hơn có mối quan hệ tích

Tỷ lệ trầm cảm ở người lớn tuổi được phát hiện là rất lớn Có trình độ học vấn thấp, thu nhập hàng tháng thấp, suy giảm nhận thức, tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần và chất lượng cuộc sống kém có liên quan đến trầm cảm Do đó, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần, tăng cường sự tham gia của xã hội,

1.7 Vài nét về địa điểm nghiên cứu

1.7.1 Một số đặc điểm của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Diện tích tự nhiên của Hương Khê khoảng 127.680 ha Rừng chiếm khoảng 93.400 ha Phía đông là một nhánh của Trường Sơn Đông choài ra biển, địa giới tự nhiên tiếp giáp với ba huyện Can Lộc - Thạch Hà - Cẩm Xuyên; phía Tây là dãy Giăng màn, một đoạn Trường Sơn hùng vĩ, biên giới với nước bạn Lào; phía Bắc giáp huyện Vũ Quang, Đức Thọ; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình Địa hình hiểm trở, nhiều núi cao suối sâu

Hương Khê Có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: Các xã: Hương Liên, Hương Lâm, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hòa Hải, Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Trà, Lộc Yên, Thị trấn Hương Khê, Phú Phong, Hương Xuân, Gia Phố, Hương Long, Hương Giang, Hương Thủy, Hương Bình, Phúc

Trang 27

1.7.2 Thực trạng công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh người trên 60 tuổi tính đến ngày 31 tháng

12 năm 2018 có 15.896 người (trong đó nam 7.624 người, nữ 8.272 người), chiếm tỉ

lệ 14,7% dân số toàn huyện, gần bằng một nữa số người trong độ tuổi lao động từ 18 tuổi đến 60 tuổi, chiếm 51% và thấp hơn dân số dưới 17 tuổi là 6% (theo thống kê huyện Hương Khê năm 2015)

Từ năm 2000 đến nay, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh triển khai xây dựng mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng (CSSKTT CĐ), nhưng mới tập trung chủ yếu bệnh tâm thần phân liệt và bệnh động kinh Tháng 8 năm 2001

mô hình điểm đầu tiên về công tác phòng chống bệnh tâm thần phân liệt đã được triển khai tại xã Phú Gia, xã Hương Trạch, xã Hòa Hải với các hoạt động: truyền thông - giáo dục sức khoẻ, điều tra khảo sát tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt lập hồ sơ bệnh án, quản lý - điều trị - phục hồi chức năng tâm lý cho bệnh nhân tại nhà

Sau thành công bước đầu của mô hình điểm, huyện Hương Khê triển khai nhân rộng mô hình, đến năm 2008 có 100% số xã, phường trong toàn huyện được triển khai hoạt động Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng Người dân đã có kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tâm thần, nhất là kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt

từ đó giảm kỳ thị và các phương pháp chữa bệnh không khoa học Bệnh nhân tâm thần được điều trị sớm và tích cực, ổn định ngay tại cộng đồng, giảm đáng kể chi phí cho người bệnh bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội Người bệnh tâm thần nghèo, vùng sâu, vùng xa cũng được chăm sóc sức khoẻ tâm thần góp phần vào việc công bằng, bình đẳng trong các dịch vụ Y tế

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030 với mục tiêu chung

là Chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi (người từ đủ 60 tuổi trở lên) bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt

Trang 28

Hiện tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có hai hệ thống điều trị các bệnh lý tâm thần nói chung trong đó có bệnh trầm cảm nói riêng:

- Bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Tĩnh có 11 bác sĩ trong đó 01 Thạc sĩ, 04 Bác sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Tâm thần thực hiện điều trị các bệnh nhân tâm thần, động kinh, trầm cảm cấp tính

- Tại trung tâm y tế huyện Hương Khê có 01 bác sĩ đa khoa, 01 y sĩ chuyên khoa tâm thần phụ trách công tác khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe tâm thần trong địa bàn huyện và quản lý chủ yếu là hai bệnh tâm thần phân liệt và bệnh động kinh, Bệnh trầm cảm chưa được quản lý;

- Tại bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê, bệnh tâm thần nói chung và bệnh trầm cảm nói riêng được khám chung ở phòng khám nội tổng hợp, khi phát hiện bệnh tâm thần thì chuyển lên Bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Tĩnh;

- Tại trạm y tế xã:

Có 21 xã đã được triển khai mạng lưới theo dõi, quản lý, cấp thuốc điều trị ngoại trú tại nhà theo chỉ định của Bệnh viện tâm thần tỉnh và trung tâm y tế huyện Hương Khê Mỗi xã có 01 Y, Bác sĩ chuyên trách tâm thần và từ 6 -14 cộng tác viên y tế thôn bản tham gia chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng

Hiện nay, huyện Hương Khê đã thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần ở cộng đồng nhưng mới chỉ có hai bệnh là tâm thần phân liệt và động kinh, rối loạn trầm cảm vẫn chưa thực hiện được Tuy nhiên chương trình phòng chống rối loạn trầm cảm tại cộng đồng tiếp tục được BYT triển khai thuộc Dự án của chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế “Phòng chống bệnh không lây nhiễm” giai đoạn 2016

- 2025 Do vậy, nghiên cứu về thực trạng trầm cảm của người cao tuổi tại Huyện Hương Khê, tỉnh Hà tĩnh sẽ bổ sung các số liệu và chứng cứ khoa học, góp phần tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại địa phương

Trang 29

MÔ HÌNH QUẢN LÝ BỆNH TÂM THẦN

Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

TTYTHUYỆN

HƯƠNG KHÊ

TRẠM Y TẾ XÃ

Trang 30

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

Những người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đang sinh sống trên địa bàn huyện

Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tại thời điểm nghiên cứu (tháng 5 năm 2022 đến tháng 7

năm 2022)

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

+ Những người cao tuổi là người tạm trú, đi công tác hoặc vắng mặt dài ngày,

người không còn đủ minh mẫn để trả lời bộ câu hỏi

+ Người khiếm thính, khiếm thị ảnh hưởng đến khả năng trả lời bộ câu hỏi

+ Người không chấp nhận hợp tác nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 7 năm 2022

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang

p: Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi trong cộng đồng (theo Theo nghiên cứu

của Đỗ Văn Diệu và cộng sự (2018) cho thấy tỷ lệ trầm cảm 15,9%) Vậy chúng tôi

chọn p = 15,9% (tỷ lệ trung bình của các nghiên cứu)

Trang 31

α : Mức ý nghĩa thống kê, ta chọn α = 0,05

ε: là độ chính xác tương đối so với tỷ lệ p Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn ε = 0,2

Thay vào công thức trên ta tính được cở mẫu nghiên cứu là

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu chùm gồm 2 giai đoạn :

Giai đoạn 1: Chọn xã để nghiên cứu

- Chọn ngẫu nhiên 4 xã theo đặc trưng địa bàn huyện

Giai đoạn 2: Chọn thôn nghiên cứu

- Trong 4 xã đã chọn, tại mỗi xã chọn ngẫu nhiên 3 thôn bằng phương pháp bốc thăm Tổng cộng có 12 thôn được chọn vào mẫu

Giai đoạn 3 : Chọn người cao tuổi vào mẫu nghiên cứu

- Chọn số người cao tuổi vào nghiên cứu tại mỗi thôn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

2.3.3.1 Chọn các xã để nghiên cứu

Huyện Hương Khê có 21 xã, năm ở các vùng địa lý khác nhau Có 5 xã là xã miền núi, biên giới (gồm xã Hương Lâm, Phú Gia, Hương Liên, Hương Vĩnh, Hòa Hải) ; 6 xã vùng thượng huyện (gồm xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Trà, Hương Xuân, Lộc Yên ; 5 xã vùng trung huyện (gồm Phú Phong, Thị Trấn, Gia Phố, Hương Long, Hương Thủy ; 5 xã vùng hạ huyện (gồm Hương Bình, Phúc Đồng,

Hà Linh, Hương Giang và Điền Mỹ Dân số các xã phân bố không đồng đều Ta chọn

Trang 32

ngẫu nhiên xã nghiên cứu đại diện cho các vùng trong địa bàn huyện, 1 xã ở vùng biên giới, 1 xã vùng thượng huyện, 1 xã vùng trung huyện và 1 xã ở vùng hạ huyện

2.3.3.2 Chọn thôn nghiên cứu

Lập danh sách thôn trong 4 xã đã chọn Chọn ngẫu nhiên 3 thôn tại một xã

2.3.3.3 Chọn người cao tuổi điều tra ở mỗi thôn

- Cỡ mẫu của mỗi thôn sẽ là m = n/12 = 610/12 = 51

(ta lấy m = 51) Cỡ mẫu dự kiến cần điều tra là n = 600 ;

- Lập danh sách người từ 60 tuổi đủ tiêu chuẩn chọn mẫu của từng thôn đã chọn;

- Lấy tổng số người cao tuổi được chọn của mỗi thôn chia cho m = 51 ta được khoản cách chọn k ;

- Chọn người cao tuổi đầu tiên có gia trị t sao cho k ≥ t ≥ 1 ;

- Người cao tuổi thứ 2 là người có số thứ tự bằng t +1k ;

- Người cao tuổi thứ 3 được chọn có số thứ tự bằng t + 2k ;

- Tiếp tục cho đến người cao tuổi có số thứ tự 51 có số thứ tự bằng t + 50k

(Sau khi chọn và thực hiện việc lấy mẫu nghiên cứu, chúng tôi đã nghiên cứu được

614 người)

Số lượng người cao tuổi được điều tra theo các xã

Xã Số lượng người cao tuổi được điều tra

2.3.4 Công cụ, phương pháp thu thập số liệu

2.3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Bước 1: Chọn điều tra viên tham gia nghiên cứu 01 Bác sĩ và 01 Y sĩ ở trung

tâm y tế huyện phụ trách sức khỏe tâm thần, 04 y sĩ chuyên trách sức khỏe tâm thần

Trang 33

ở 4 Trạm y tế xã nghiên cứu, 12 y tế thôn đã được chọn làm công tác dẫn đường khi các điều tra viên đến điều tra tại địa bàn

Bước 2: Các điều tra viên sẽ được tập huấn kỹ về nội dung bộ câu hỏi và kỹ

2.3.4.2 Công cụ thu thập số liệu

* Phiếu điều tra : được thiết kế theo yêu cầu, mục đích nghiên cứu (Phụ lục 1)

* Trắc nghiệm trầm cảm tuổi già GDS-Geriatric Depression Scale (Phụ lục 2)

Thang đo GDS được thiết kế như một test sàng lọc rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi Nghiên cứu sử dụng thang đo GDS bao gồm 30 nội dung Khung thời gian được áp dụng trong thang đo là tuần vừa qua.Thang đo GDS đã được Viện Tâm thần Trung Ương cập nhật và dịch sang tiếng việt, Việt hóa phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam

Cách đánh giá kết quả thang đo trầm cảm GDS (Geriatric Depression Scale)

Thang đo GDS được tính điểm như sau: Từng nội dung trong thang đo sẽ được cho 0 hoặc 1 điểm phụ thuộc vào câu trả lời của đối tượng nghiên cứu là không /có Tổng điểm dao động từ 0 đến 30 điểm, với giá trị càng cao càng phản ảnh mức độ nặng của rối loạn trầm cảm [39]

Đối với nội dung: 2-4, 6, 8, 10-14, 16-18, 20, 22-26 thì cách cho điểm là: “Có”

= ‘1 điểm’; “Không” = ‘0 điểm’

Đối với nội dung: 1, 5, 7, 9, 15, 19, 21, 27, 29, 30 thì cách cho điểm đảo ngược lại như sau: “Không” = ‘1 điểm’; “Có” = ‘0 điểm’

Điểm cắt được sử dụng trong nghiên cứu này để phân loại mức độ rối loạn trầm cảm tương tự với một nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi tại Thái Lan sử dụng thang đo GDS- 30[59] như sau:

- GDS < 13: bình thường

Trang 34

* Thang đo yêu tố hỗ trợ xã hội

Thang đo yếu tố hỗ trợ xã hội được áp dụng trong nghiên cứu này là thang đo MSPSS (Multidimensional Scale of Perceived Social Support) gồm 12 nội dung Thang đo MSPSS đánh giá sự hỗ trợ xã hội từ ba nguồn: gia đình, bạn bè và những người quan trọng khác Mỗi nội dung chia làm 7 mức điểm (từ 1= rất không đồng ý đến 5= rất đồng ý) Tổng điểm dao động từ 12 đến 84 điểm

Sau khi điều tra toàn bộ mẫu nghiên cứu, tính điểm số trung bình của sự hỗ trợ xã hội theo thang đo hỗ trợ xã hội, biến “hỗ trợ xã hội” được chia làm 2 nhóm:

- Hỗ trợ xã hội thấp (< Mean mspss)

Hỗ trợ xã hội cao ( ≥ Mean mspss)

2.4 Các biến số/ chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá

2.4.1 Các biến số/ chỉ số về thông tin chung

- Tuổi: Lấy năm điều tra trừ năm sinh Trong nghiên cứu, người cao tuổi có

thể được chia thành ba nhóm theo TCYTTG khuyến cáo là:

+ Từ 60-69 tuổi: người cao tuổi ;

+ Từ 70-79 tuổi: người già;

+ Từ 80 tuổi trở lên: người già sống lâu

- Giới: chia làm 2 nhóm

+ Nam; Nữ;

- Trình độ học vấn: được tính năm học cao nhất của người cao tuổi, được chia

làm 4 nhóm:

Trang 35

+ Mù chữ; Bậc tiểu học và trung học cơ sở; Bậc trung học phổ thông; TH chuyên nghiệp, dạy nghề; Cao đẳng, đại học trở lên

- Tình trạng hôn nhân: Tình trạng hôn nhân hiện tại của người cao tuổi, bao

gồm đủ vợ/ chồng, độc thân, góa, li dị hoặc li thân Trong nghiên cứu, tình trạng hôn nhân được chia làm các nhóm: Chưa kết hôn; Kết hôn; Li thân/ Li hôn; Góa

- Tình trạng công việc trong quá khứ: được xác định là tình trạng công việc

chiếm nhiều thời gian nhất trong quá khứ, chia làm các nhóm: Lao động chân tay; Lao động trí óc; Buôn bán; Khác

- Hoàn cảnh sống: Được chia làm 2 nhóm: Sống 1 mình; Sống cùng gia đình,

con cái (hoặc những người thân)

- Kết cấu gia đình: Được chia thành hai nhóm

+ Một thế hệ: Sống một mình hay cùng vợ/chồng, anh/chị em;

+ Từ hai thế hệ trở lên: Sống cùng cha/mẹ, con trai/gái, với gia đình người thân

- Kinh tế gia đình: Được phân loại dựa theo đánh giá của đối tượng nghiên

cứu, bao gồm 4 nhóm:

+ Nghèo: Thu nhập dưới 500.000 đồng/người/ tháng

+ Cận nghèo: Thu nhập trên 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng/ người/ tháng + Trung bình: Thu nhập từ trên 1.000.000 đồng đến dưới 1.500.000 đồng/ người/ tháng

+ Khá giả: Thu nhập trên 1.500.000 đồng/ người/ tháng

- Số bạn thân có thể tâm sự lẫn nhau: chia làm các nhóm: Không có bạn

thân; Có 1 người; Có 2 người; Có 3 người trở lên

2.4.2 Các biến số/ chỉ số về thực trạng rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi

Đánh giá kết quả thang đo trầm cảm GDS

Phân loại mức độ trầm cảm của người cao tuổi theo thang trầm cảm GDS Các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi

Mức độ trầm cảm ở người cao tuổi theo nhóm tuổi

Tỉ lệ trầm cảm theo giới tính

Tỉ lệ trầm cảm theo tình trạng hôn nhân

Trang 36

Tỉ lệ trầm cảm theo trình độ học vấn

Tỉ lệ trầm cảm theo kinh tế gia đình

2.4.3 Các biến số/ chỉ số về một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi

Mối liên quan hoàn cảnh sống, Công việc, nghề nghiệp trước đây với trầm cảm

Mối liên quan giữa các biến cố và trầm cảm

Mối liên quan giữa mâu thuẫn, xung đột với người xung quanh

Mối liên quan giữa sự hỗ trợ xã hội và trầm cảm

Mối liên quan giữa bệnh mạn tính và trầm cảm

Mối liên quan giữa đời sống tinh thần và bệnh trầm cảm

Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và trầm cảm

Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và trầm cảm

Mối liên quan giữa một số thói quen trong giao tiếp xã hội và trầm cảm Mối liên quan giữa một số thói quen nhằm nâng cao sức khỏe và trầm cảm Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi

để phân tích đồng thời mối liên quan của nhiều biến độc lập với rối loạn trầm cảm

2.6 Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện sau khi thông qua hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

- Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu và được sự chấp nhận của đối tượng nghiên cứu;

- Tất các các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức số liệu, không nêu danh cá nhân;

Trang 37

- Kết quả nghiên cứu chỉ nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng người cao tuổi, không vì các mục tiêu lợi nhuận

2.7 Hạn chế của nghiên cứu

2.7.1 Hạn chế

- Trầm cảm là một bệnh thuộc vào chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần

ở cộng đồng, tính kỳ thị trong cộng đồng vẫn còn cao;

- Việc thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn với bộ câu hỏi in sẵn và thu thập trên đối tượng người cao tuổi nên có hạn chế nhất định, tính cá nhân hóa trong thu thập thông tin và mức độ chính xác của thông tin thu được phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người phỏng vấn và sự hợp tác của đối tượng nghiên cứu;

2.7.2 Giải pháp khắc phục

- Trao đổi với đối tượng về mục đích của nghiên cứu trước khi lấy thông tin

để các đối tượng cung cấp trung thực thông tin; Giải thích kĩ các thuật ngữ cho các đối tượng tham gia nghiên cứu;

- Điều tra viên là những Y, Bác sĩ phụ trách chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần ở cộng đồng ở các xã và y tế huyện được tập huấn kĩ về bộ câu hỏi phỏng vấn và các thang đánh giá trước khi tiến hành nghiên cứu; Lựa chọn nhóm điều tra viên có kinh nghiệm chuyên môn, nhiệt tình, có trách nhiệm;

- Bộ câu hỏi phỏng vấn đã được chỉnh sửa theo góp ý của các chuyên gia lâm sàng và cộng đồng về tâm thần; Tiến hành điều tra thử bộ câu hỏi 10 hộ gia đình có người cao tuổi, để chỉnh sữa cho phù hợp;

- Cam kết giữ bí mật các thông tin cá nhân đối với người tham gia nghiên cứu

Trang 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Số lượng Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Nhóm tuổi từ 70 đến 79 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (39,9%), tiếp đến là nhóm

tuổi từ 60 đến 69 tuổi chiếm 35,0% và nhóm tuổi từ 80 trở lên là 25,1%; với tuổi

trung bình là 73,8 tuổi

Biểu đồ 3 1 Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Nữ giới chiếm 54,7% và nam giới chiếm 45,3%

45.3%

Nữ

Trang 39

Bảng 3.2 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

Tình trạng hôn nhân Số lượng Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Qua bảng có thể thấy tình trạng hôn nhân chủ yếu là kết hôn chiếm 72,3%,

tiếp đến là góa chiếm 25,6% và thấp nhất là nhóm chưa kết hôn chiếm 0,7%

Bảng 3.3 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Trình độ học vấn Số lượng Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trình độ học vấn tiểu học, trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (54,6%),

tiếp đến là nhóm trung học phổ thông (25,2%) và thấp nhất là nhóm từ cao đẳng, đại

học trở lên chiếm 4,4%

3.2 Thực trạng trầm cảm ở người cao tuổi huyện hương khê

3.2.1 Tỉ lệ trầm cảm ở người cao tuổi tại huyện Hương Khê

Bảng 3.4 Đánh giá trầm cảm theo kết quả thang đo trầm cảm GDS

Trầm cảm Số lượng

Nhận xét: Qua bảng có thể thấy tỉ lệ trầm cảm ở người cao tuổi khá cao lên tới 46,9%,

với điểm trung bình là 11,98±4,45; trong đó điểm đánh giá trầm cảm cao nhất lên tới

22,0 điểm/30 điểm

Trang 40

Bảng 3.5 Phân loại mức độ trầm cảm của người cao tuổi theo thang trầm cảm

Nhận xét: Qua bảng có thể chủ yếu là trầm cảm ở mức độ nhẹ (39,3%) tiếp đến là

mức độ trung bình (7,7%) và không có trường hợp nào trầm cảm mức độ nặng

Bảng 3.6 Các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi (n=288)

Dấu hiệu Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

Nhận xét: trong số những người có điểm GDS ở mức trầm cảm, các dấu hiệu của

trầm cảm đều cao trên 81% Trong đó, dấu hiệu Cảm thấy thiếu sinh lực chiếm tỉ lệ cao nhất (91,7%) Tiếp đến là Khó đưa ra quyết định (88,5%), và Cảm thấy trí óc không minh mẫn như trước (87,8%)

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w