- Cách chữa bài của giáo viên ● Cách chữa bài của giáo viên sẽ giúp cho những bạn chưa biết cách làm có thể tham khảo và những bạn làm được rồi sẽ có thêm cách giải khác, bên cạnh đó việ
KLSP
- Giáo viên cần thực hiện những phương cách cần thiết để có thể duy trì tiết dạy một cách trơn tru cho học sinh
- Tôn trọng ý kiến học sinh nhưng không mang cảm xúc tiêu cực đối với học sinh
Câu 12: Trong lớp khi cô giáo đang giảng bài thì có một học sinh đứng dậy hỏi cô một câu hỏi trong phạm vi bài cô đang dạy Câu hỏi rất khó khiến cô lúng túng và không trả lời ngay được
Nếu bạn là cô giáo đó bạn sẽ xử lý như thế nào? Vì sao bạn xử lý như thế?
- “ Thực sự đây là một câu hỏi khó, kể cả đối với cô Ngay bây giờ cô chưa thể cho em ngay một câu trả lời chính xác được, cô cũng không muốn phiên phiến trong chuyện này Liệu em có thể cho cô thời gian đến tiết sau cô trả lời cho em câu hỏi này một cách thỏa đáng không? Đây là một câu hỏi rất hay liên quan đến bài học này, tuy nhiên dù chưa trả lời được nhưng cũng chưa quá ảnh hưởng đến bài học
Trong buổi học tiếp theo, cô sẽ đưa ra câu trả lời, các bạn còn lại có câu hỏi cũng đừng ngại nhé, nếu có thể trả lời luôn cô sẽ trả lời không thì cô sẽ trả lời một thể vào buổi học sau các em nhé!”
- Việc thừa nhận không trả lời được là cần thiết thay vì đưa ra câu trả lời nửa vời bởi như vậy vừa mất thời gian (nếu các em chưa hiểu và hỏi tiếp) ngoài ra sẽ ảnh hưởng đến tư duy bài học của các em
- Ta bỏ qua câu hỏi đó trong bài học không có nghĩa là ta không trả lời mà ta sẽ trả lời vào buổi sau, bởi lẽ việc trả lời các câu hỏi của học sinh là quan trọng như vậy học sinh mới có thể có niềm tin vào năng lực của giáo viên và tiếp tục hỏi trong tương lai
Câu 13 Khi sắp kết thúc bài giảng, một học sinh trong lớp làm bạn bực mình vì những câu thắc mắc “hóc búa” ngoài sự chuẩn bị của bạn Là giáo viên trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào? Giải thích vì sao?
1 Xác định vấn đề - Học sinh có vấn đề kiến thức “hóc búa” cần trao đổi
- Mảng kiến thức đó ngoài sự chuẩn bị của giáo viên
- Thời gian trao đổi: sắp kết thúc bài giảng
⇨ Đây là tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên và học sinh trong một tiết học trên trường
2 Phân tích vấn đề - GV cảm thấy bực mình vì những câu thắc mắc “hóc búa” của học sinh Tâm trạng tiêu cực của GV có thể khiến cho lời nói hoặc cách xử lí tình huống chưa được chuẩn mực
- GV cần đảm bảo thời lượng bài giảng hợp lí, không làm ảnh hưởng đến các học sinh còn lại trong lớp; xử lí tình huống gọn để không làm phát sinh thêm các tình huống con khác
3 Mục tiêu - Xử lí tình huống tạm thời và tiếp tục bài giảng để không bỏ lỡ các kiến thức quan trọng với các học sinh còn lại trong lớp
- Không để cảm xúc “bực mình” ảnh hưởng đến ngôn ngữ, hành vi giao tiếp
- Hứa hẹn giải quyết được vấn đề khúc mắc cho học sinh, tự bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn để trao đổi với học sinh trong thời gian gần nhất
4 Các phương án giải quyết
- Phương án 1: Thừa nhận với học sinh rằng mình cũng không trả lời được câu hỏi này
- Phương án 2: Nói với cả lớp rằng: “Chính cô cũng đang định đặt câu hỏi đó cho cả lớp về nhà suy nghĩ” Bạn về nhà, tìm sách độc thêm và trao đổi với đồng nghiệp để giờ dạy sau sẽ trả lời
- Phương án 3: Không đả động gì đến câu hỏi đó, tiếp tục giao bài tập về nhà cho học sinh
5 Lựa chọn phương án giải quyết - Nếu giải quyết theo phương án 1, học sinh sẽ cảm thấy không tin tưởng về trình độ chuyên môn Như vậy giáo viên sẽ rơi vào tình huống khó xử, xấu hơn là bị mất uy tín trong mắt học sinh
- Phương án 2 là cách giải quyết tối ưu nhất: Vừa giải quyết được tình huống tạm thời, không làm gián đoạn tiết học, ảnh hưởng đến thời gian truyền tải kiến thức cũng như tâm lí của những học sinh còn lại trong lớp; vừa chuyển đổi vấn đề thắc mắc của học sinh thành nhiệm vụ học tập cho toàn thể cả lớp nghiên cứu (kích thích khả năng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo cho học sinh); đồng thời kiểm soát được tâm lí tốt hơn, không làm cảm giác “bực mình” ảnh hưởng vô cớ dẫn đến các hành vi không chuẩn mực Mặt khác, GV có thời gian bổ sung chuyên môn của mình, trao đổi, học hỏi kiến thức từ các đồng nghiệp khác để sao cho vấn đề trao đổi lại với học sinh được giải đáp thấu đáo và triệt để nhất
6 Kết luận sư phạm - Trong mọi tình huống, GV cần bình tĩnh xử lí, đảm bảo được các nguyên tắc về tính mô phạm trong giao tiếp, tôn trọng nhân cách người học và tạp niềm tin được cho học sinh
Câu 14: Khi chấm bài giáo viên B thấy có 2 bài làm của 2 học sinh giống hệt nhau Là giáo viên trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào? Giải thích tại sao? Nếu như bạn quyết định sẽ cho điểm một em cao hơn em còn lại (giả sử một bạn 9, một bạn 5) và nhận được ý kiến của bạn điểm thấp hơn về việc này Nếu là thầy giáo trên bạn sẽ làm gì? Tại sao?
● Hai bạn học sinh có bài làm giống hệt nhau
=> Đây là một tình huống rất hay gặp trong kiểm tra đánh giá kết quả trong trường lớp