1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh thông qua bài học stem phần ester lipid hóa học 12

145 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh thông qua bài học stem phần ester lipid hóa học 12
Tác giả Vũ Thị Hằng
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Kim Giang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 1,46 MB

Cấu trúc

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (13)
  • 5. Giả thuyết khoa học (13)
  • 6. Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 8. Những đóng góp mới của đề tài (15)
  • 9. Cấu trúc của luận văn (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (16)
    • 1.2. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM (19)
    • 1.3. Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh trong quá trình dạy học STEM (29)
    • 1.4. Thực trạng của việc vận dụng các bài học STEM nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh (35)
  • CHƯƠNG 2: DẠY HỌC STEM PHẦN ESTER - LIPID HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓCPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC (48)
  • MĐ 3 2 điểm ) (48)
  • MĐ 3 3điểm) (55)
    • 2. C hất (63)
    • C. Methyl acetate D. Propyl acetate (65)
    • A. Formic acid và methyl alcohol C. Axit axetic và ancol propylic (65)
    • B. Formic acid và propyl alcohol D. Propionic acid và methyl alcohol (65)
  • Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm) (67)
  • Phần II. Tự luận (7,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Nêu dụng cụ, nguyên liệu của quá trình sản xuất xà phòng handmade (67)
    • 2.2. Phân tích nội dung, cấu trúc và yêu cầu cần đạt trong phần Ester - Lipid trong chương trình giáo dục phổ thông 2018trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 (68)
    • 2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12Lipid, Hóa học 12 (71)
    • 2.4 Thiết kế một số KHBD bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12 (72)
    • II. Các yêu cầu cần đạt (73)
      • 3. Phẩm chất (75)
    • III. Chuẩn bị 1. Giáo viên (75)
      • 2. Học sinh (75)
      • 3. Tài liệu tham khảo và các nguồn tài liệu bổ trợ (76)
      • 4. Bộ câu hỏi thảo luận (77)
      • 4. Dự kiến sản phẩm (78)
    • VI. Tiến trình dạy học (79)
    • VII. Đánh giá kết quả hoạt động (86)
    • II. Nội dung, yêu cầu cần đạt (91)
      • 5. Phẩm chất (93)
    • IV. Chuẩn bị (93)
    • V. Đánh giá kết quả hoạt động (105)
      • 3.2. Nhiệm vụ và nội dung thực nghiệm sư phạm (112)
      • 3.3. Kế hoạch thực và tiến hành nghiệm sư phạm (112)
      • 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm (116)
      • 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm (127)
      • 2. Khuyến nghị (131)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt (132)
    • C. Formic acid và methyl alcohol Axit axetic và ancol propylic (141)
    • D. Formic acid và propyl alcohol Propionic acid và methyl alcohol (141)
    • Phần II. Tự luận (7,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Nêu dụng cụ, nguyên liệu của quá trình sản xuất xà phòng (145)

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ HẰNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊNDƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI HỌC STEM PHẦN ESTER - LIPID, HÓA H

Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng và tổ chức dạy học một số KHBD theo phương thức bài họcSTEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh.

Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Quá trình dạy và học môn Hóa học 12, Chương trình Hóa học phổ thông 2018.

NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS THPT.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Quy trình thiết kế, tổ chức dạy các KHBD theo phương thức bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12, CT Hóa học phổ thông 2018.

- NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS THPT.

Nội dung nghiên cứu của đề tài giới hạn trong phần Ester - Lipid, Hóa học 12- CT Hóa học phổ thông 2018. Địa bàn thực nghiệm: 2 cặp lớp TN- ĐC của trường THPT Hoàng Mai - Hà Nội, Trường THPT Nam Trực - Nam Định Với số lượng như sau: 30 GV và 200 HS. Đối tượng khảo sát điều tra: 30 GV và 200 HS ở 2 trường và các tỉnh miền Bắc

Câu hỏi nghiên cứu

Xây dựng và tổ chức dạy học các KHBD theo phương thức bài học STEM trong phần Ester - Lipid, Hóa học 12- CT Hóa học phổ thông 2018 theo định hướng giáo dụcSTEM như thế nào để phát triển được năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh.

Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề bài học STEM phần Ester -Lipid, Hóa học 12 phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa bàn thực nghiệm, bối cảnh thực tiễn của địa phương thì sẽ góp phần hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho HS trong dạy học môn Hóa học theo định hướng đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về STEM, quy trình thiết kế bài học STEM, phương pháp dạy học môn Hóa học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS.

- Điều tra thực trạng dạy học Hóa học theo định hướng giáo dục STEM trong việc phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS.

- Thiết kế một số bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12 và nghiên cứu phương pháp tổ chức dạy học các bài học STEM đó nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS.

- Thiết kế bộ công cụ đánh giá (ĐG) NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS THPT.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đưa ra các ĐG về hiệu quả của dạy học bài học STEM nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học và đánh giá tính khả thi của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu

a Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chỉ thị, công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình Hóa học phổ thông 2018.

- Nghiên cứu những cơ sở lí luận về NL và NL THTGTN dưới góc độ hóa học.

- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực, chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học STEM ở trường THPT. b Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Sử dụng các như phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để tập hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhằm mục đích lựa chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lí luận của đề tài.

- Sử dụng các phương pháp như điều tra, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê toán học, phương pháp xử lí thông tin…để điều tra về thực trạng dạy học môn Hóa học dưới góc độ giáo dục STEM, những hiểu biết của giáo viên (GV) về giáo dục STEM Quan sát quá trình dạy học, điều tra thực trạng về DH TC, DH PT NL, DH PT NL THTGTN dưới góc độ hóa học.

Phương pháp thực nghiệm: Xây dựng bài học STEM và dạy học thử nghiệm tại trường phổ thông.

Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng hệ thống toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu.

Phương pháp xử lí thông tin: Dùng phương pháp toán học thống kê, lập bảng số liệu, để xử lí các số liệu điều tra và các kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra nhận xét và kết luận.

Những đóng góp mới của đề tài

- Đánh giá thực trạng dạy học môn Hóa học phổ thông dưới góc độ giáo dục STEM.

- Thiết kế 2 KHBD bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12, Chương trình GDPT 2018 để phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS THPT.

- Xây dựng được tiêu chí đánh giá NL THTGTN và bộ công cụ đánh giá NLTHTGTN dưới góc độ hóa học của HS THPT.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học thông qua dạy học bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12.

Chương 2: Dạy học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học) Trong đó:

Science (Khoa học): Là môn học nhằm phát triển khả năng sử dụng các kiến thức Khoa học (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất) của HS, không chỉ giúp HS hiểu về thế giới tự nhiên mà còn có thể vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày.

Technology (Công nghệ): Là môn học nhằm phát triển khả năng sử dụng, quản lí, hiểu và đánh giá công nghệ của HS Nó cung cấp cho HS những cơ hội để hiểu về công nghệ được phát triển như thế nào, cung cấp cho HS những kĩ năng để có thể phân tích được sự ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống hàng ngày của HS và của cộng đồng…

Engineering (Kĩ thuật): Là môn học nhằm phát triển sự hiểu biết ở HS về cách công nghệ đang phát triển thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật Kĩ thuật cung cấp cho HS những cơ hội để tích hợp kiến thức của nhiều môn học, giúp cho những khái niệm liên quan trở nên tường minh trong cuộc sống của họ Kĩ thuật cũng cung cấp cho HS những kĩ năng để có thể vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa học và Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống xây dựng các quy trình sản xuất.

Mathematics (Toán học): Là môn học nhằm phát triển ở HS khả năng phân tích, biện luận và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, các giải pháp giải quyết các vấn đề toán học trong các tình huống đặt ra.

Hiện nay thuật ngữ STEM được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau đó là ngữ cảnh giáo dục và ngữ cảnh nghề nghiệp [19].

Trong ngữ cảnh giáo dục, nói đến STEM là muốn nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Quan tâm đến việc tích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để nâng cao năng lực người học

Trong ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học, ví dụ: nhóm ngành nghề về CNTT; Y sinh; Kĩ thuật, Điện tử và Truyền thông…

Trong đó Science là quy trình sáng tạo ra kiến thức khoa học; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề; Toán là công cụ được sử dụng để thu nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác.

Một số khái niệm liên quan

+ STEM mở: Bao gồm nhiều hơn 4 lĩnh vực (Toán, Công nghệ, Kĩ thuật và Khoa học) như Nghệ thuật, Robot, Nhân văn,…

+ STEM đóng: Bao gồm 4 lĩnh vực (Toán, Công nghệ, Kĩ thuật và Khoa học) + STEM thiếu: Bao gồm ít hơn 4 lĩnh vực (Toán, Công nghệ, Kĩ thuật và Khoa học) + STEAM: là hướng tiếp cận giáo dục sử dụng mô hình STEM kết hợp với nghệ thuật (Art)

+ STEM-Robotic : bao gồm việc dạy học STEM có sử dụng robot như một công cụ dạy và học đầy sinh động và hấp dẫn.

- Giáo dục STEM : được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

+ Giáo dục STEAM: Giáo dục STEAM cho phép học sinh kết nối việc học của họ theo mô hình STEM với thực hành nghệ thuật STEAM là sáng tạo không giới hạn hướng tới sự kì diệu, sự đòi hỏi và đổi mới không ngừng.

+ STEM và tích hợp: Các kiến thức và kỹ năng STEM được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

+ STEM và sáng tạo KHKT: STEM là cơ sở giúp học sinh phát triển thành các dự án sáng tạo KHKT.

+ Môn học STEM: Là các môn học có nội hàm kiến thức thuộc mô hình STEM [3]

Hiện nay, giáo dục STEM được nhiều tổ chức, nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu Với những tiếp cận khác nhau, Do đó, khái niệm về giáo dục STEM cũng được định nghĩa dựa trên các cách hiểu khác nhau Có ba nghĩa chính về giáo dục STEM hiện nay là:

- Quan tâm đến các môn Khoa học, Công nghệ, Toán học và Kĩ thuật Đây cũng là quan niệm về giáo dục STEM của Bộ giáo dục Mỹ “Giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp hô trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM) ở tiểu học và trung học cho đến bậc sau đại học” [21] Đây là nghĩa rộng khi nói về giáo dục STEM Với những cách tiếp cận khác nhau, giáo dục STEM được hiểu và triển khai theo những hướng khác nhau Giáo viên, người trực tiếp đứng lớp sẽ triển khai giáo dục STEM thông qua việc xác định các chủ đề liên môn giữa khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán, thể hiện nó trong mỗi bài dạy, mỗi hoạt động dạy học để kết nối kiến thức học đường với thế giới thực, giải quyết các vấn đề thực tiễn, để nâng cao hứng thú, để hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

- Tích hợp của 4 lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc HS được áp dụng những kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào trong những bối cảnh cụ thể tạo nên một kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và các doanh nghiệp cho phép người học phát triển những kĩ năng STEM và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới” [18].

- Tích hợp từ 2 lĩnh vực về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường” [1].

Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh trong quá trình dạy học STEM

Chương trình GDPT tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [4].

Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… Năng lực của các cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề xác định của cuộc sống” [13]

Khái niệm năng lực được hiểu bằng các cách tiếp cận khác nhau Như vậy, có thể hiểu:“Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” Năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là tổng thể của nhiều yếu tố có tính liên hệ và tác động qua lại [2].

1.3.2 Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học 1.3.2.1 Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Theo chương trình Hóa học phổ thông 2018, [2, tr6] đã định nghĩa“NL

THTGTN dưới góc độ hóa học được thể hiện qua khả năng quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật,hiện tượng trong tự nhiên và đời sống”.

1.3.2.1 Cấu trúc và biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Theo [5], cấu trúc NL THTGTN dưới góc độ hóa học bao gồm các thành tố sau: Đề xuất vấn đề; Đưa ra dự đoán, giả thuyết;

Lập kế hoạch thực hiện;

Viết, trình bày, đưa ra thảo luận.

Cụ thể, các thành tố của NL THTGTN dưới góc độ hóa học được mô tả như sau:

Bảng 1.1 Cấu trúc và biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Cấu trúc Biểu hiện Đề xuất vấn đề Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết

Phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.

Lập kế hoạch thực hiện

Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, ); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.

Thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết.

Viết, trình bày báo cáo và thảo luận

Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm thuyế hiểu một cách thuyết phục.

1.3.3 Đánh giá năng lực THTGTN của học sinh thông qua dạy học theo định hướng giáo dục STEM Đặc trưng của ĐG NL là sử dụng nhiều PPĐG khác nhau PPĐG càng đa dạng thì mức độ chính xác càng cao và phản ánh khách quan tốt hơn Vì vậy, trong ĐG NL nói chung, NL THTGTN dưới góc độ hóa học nói riêng, ngoài PPĐG truyền thống như GV ĐG HS, ĐG định kì bằng các bài kiểm tra thì GV cần chú ý đến các công cụ ĐG khác như:

- ĐG qua phiếu hỏi học sinh.

- ĐG bằng phỏng vấn (vấn đáp).

- ĐG bằng hồ sơ học tập.

- ĐG bằng sản phẩm học tập (power point, báo cáo,…).

- ĐG bằng bài kiểm tra kiến thức.

- Đánh giá đồng đẳng (các nhóm ĐG chéo nhau) Mỗi PPĐG đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, GV cần kết hợp các PPĐG phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

* Đánh giá qua quan sát: Đây là một hình thức đánh giá rất quan trọng Nó giúp cho GV có cái nhìn tổng quan về thái độ, hành vi, sự tiến bộ của các kĩ năng học tập của HS trong suốt cả quá trình dạy học Các quan sát có thể là: quan sát thái độ trong giờ học; quan sát tinh thần xây dựng bài; quan sát thái độ trong hoạt động nhóm; quan sát kĩ năng báo cáo, thuyết trình; quan sát qua sản phẩm HS thực hiện được….

* Đánh giá qua hồ sơ học tập:

Trong hồ sơ học tập HS lưu trữ các bài làm, sản phẩm của mình cùng những lời nhận xét HS lưu trữ hồ sơ học tập của mình như một bằng chứng, căn cứ về những điều mà các em đã tiếp thu được Tùy thuộc vào mục tiêu dạy học mà GV có thể yêu cầu HS thực hiện các loại hồ sơ học tập khác nhau.

* Đánh giá thông qua bài kiểm tra: HS được đánh giá qua các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối kì, Đây là hình thức đánh giá hiện đang áp dụng phổ biến ở các trường phổ thông nước ta Qua bài kiểm tra, GV không chỉ đánh giá được kiến thức HS thu nhận được Từ đó giúp đỡ, định hướng cho HS theo hướng tốt hơn hoặc GV có thể thay đổi cách dạy đáp ứng trình độ lĩnh hội của HS GV có thể đánh giá HS thông qua các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút hay 45 phút; có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận hoặc kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận.

* Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm:

GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ hoặc có thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời trong quá trình dạy bài mới Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận nhóm là cơ hội để làm tăng kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của HS.

* Đánh giá qua bảng hỏi:

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi, chỉ dẫn đã được đưa ra nhằm khai thác, thu thập thông tin về thái độ của HS dựa trên cơ sở các giả thuyết và mục đích của GV.

Thực trạng của việc vận dụng các bài học STEM nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh

- Tiến hành tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc dạy và học môn hóa học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực THTGTN dưới góc độ Hóa học cho HS ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thông qua quá trình điều tra để tìm hiểu về thực trạng dạy học môn hoá học ở trường trung học phổ thông theo hướng giáo dục STEM nhằm phát triển NL THTGTN cho học sinh nhằm tác động đến hứng thú học tập của học sinh.

1.4.2 Nội dung và phương pháp điều tra Để có được thông tin ban đầu làm cơ sở nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành điều tra thu thập những thông tin sau:

- Thực trạng dạy môn Hóa học theo định hướng giáo dục STEM.

- Thực trạng phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS.

- Những PPDH có thể áp dụng để phát triển NL THTGTN cho HS.

- Cách thức kiểm tra - đánh giá NL THTGTN của HS.

Tôi đã sử dụng các phương pháp điều tra sau:

- Phương pháp quan sát: Quan sát tìm hiểu trực tiếp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy bộ môn và các biểu hiện về thái độ và kỹ năng hợp tác, tìm hiểu thế giới tự nhiên khi HS tham gia các hoạt động học tập.

- Phương pháp điều tra: thu thập thông tin về NL THTGTN, thực trạng dạy môn Hóa học theo định hướng giáo dục STEM của HS và GV qua phiếu điều tra, phiếu thăm dò.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 2 GV và 2 HS để làm rõ thêm vấn đề điều tra thực trạng dạy môn Hóa học theo định hướng giáo dục STEM.

1.4.3 Đối tượng điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra qua phiếu 30 GV và 200 HS lớp 12 ở trường THPT Nam Trực - Nam Định và trường THPT Hoàng Mai - Hà Nội.

Giáo viên: 30 giáo viên dạy Hóa học ở trường THPT Hoàng Mai - Hà Nội, THPT Nam Trực, tỉnh Nam Định, trường THPT Lý Tự Trọng - Nam Định và một số trường khác ở miền Bắc Việt Nam.

Học sinh: 200 HS lớp: 12A1, 12A2, 12A3 ở trường THPT Hoàng Mai và 12A4, 12A5, 12A10 ở trường THPT Nam Trực, tỉnh Nam Định

Chúng tôi đã khảo sát 30 giáo viên dạy Hóa học và 200 HS ở trường THPT Hoàng Mai, trường THPT Nam Trực - Nam Định và một số trường khác ở miền Bắc Việt Nam, đã thu được kết quả như sau:

Câu 1: Mức độ quan tâm của thầy/cô tới năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học (hình 1.2).

Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của GV về NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho học sinh

Kết quả khảo sát (hình 1.2) cho thấy, hầu hết GV hiện nay đều thường xuyên quan tâm tới năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh.

Có tới 73,3% GV thường xuyên quan tâm tới vấn đề này 26,7% còn lại cũng quan tâm nhưng ở mức độ thỉnh thoảng Không có thầy cô nào chưa bao giờ quan tâm.

Như vậy kết quả điều tra cho thấy GV rất quan tâm tới NL THTGTN dưới góc độ hóa học, điều này càng cho thấy việc nghiên cứu về NL THTGTN dưới góc độ hóa học là rất cần thiết.

Câu 2: Thầy cô đánh giá như thế nào về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học của học sinh? (hình 1.3)

Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV về mức độ NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS

Kết quả khảo sát (hình 1.3) cho thấy, theo nhận định của GV thì mức độ về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học của HS ở mức tốt và trung bình rất cao, chiếm tới 53,3%, chỉ có 16,7% GV đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học của HS chưa tốt Điều này càng chứng tỏ rằng chúng ta nên thiết kế các kế hoạch dạy học phù hợp để phát huy tối đa năng lực này của học sinh.

Câu 3: Trong quá trình dạy môn Hóa học, thầy/cô có thường xuyên chú trọng đến phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh phổ thông không? (hình 1.4)

Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện mức độ chú trọng tới NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho học sinh

Kết quả điều tra (hình 1.4) cho thấy: Phần lớn giáo viên thỉnh thoảng mới chú trọng tới phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS, 46,7% còn lại ở mức độ thường xuyên Như vậy càng khẳng định GV đang rất chú trọng đến việc phát triển năng lực này cho HS.

Câu 4: Thầy/cô có thường xuyên tổ chức cho HS làm ra các sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn trong quá trình học môn Hóa học? (hình 1.5)

Hình 1.5 : Biểu đồ thể hiện mức độ GV tổ chức cho HS làm ra các sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn trong quá trình học môn Hóa học

Kết quả điều tra (hình 1.5) cho thấy, phần lớn GV thỉnh thoảng tổ chức choHS làm ta các sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn trong môn hóa học, 20% GV tổ chức ở mức thường xuyên và 23,3% GV hiếm khi tổ chức Như vậy qua kết quả điều tra đã cho chúng ta thấy phần lớn GV đã có tổ chức cho HS làm các sản phẩm học tập trong quá trình học môn hóa học Tuy nhiên mức độ thường xuyên còn chưa cao Điều này cũng có thể hiểu rằng, GV cũng chưa cho HS nhiều cơ hội được vận dụng kiến thức vào thực tiễn mới chỉ ở mức độ lý thuyết.

Câu 5: Thầy cô có thường xuyên kết nối những kiến thức từ các môn Toán,

Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học trong quá trình dạy học môn Hóa học của mình?

Bảng 1.1 Kết quả thể hiện sự kết nối những kiến thức các môn khác vào dạy học môn Hóa học

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Kết quả (bảng 1.1) cho thấy có 93,3% GV quan tâm đến việc kết nối kiến thức từ các môn Toán học, Công nghệ, Tin học trong quá trình dạy học môn Hóa học 43,3% HS cho rằng thầy cô thường xuyên kết nối những kiến thức từ các môn Toán học, Tin học, Công nghệ, Khoa học Tự nhiên trong bài học Điều này chứng tỏ các GV đã quan tâm nhiều đến DHTH và lựa chọn các môn học thuộc lĩnh vực STEM trong nội dung DHTC.

DẠY HỌC STEM PHẦN ESTER - LIPID HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓCPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC

ĐỘ HÓA HỌC CHO HỌC SINH 2.1 Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh THPT

2.1.1 Xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS THPT Để đánh giá được sự phát triển của NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho học sinh, cần phải xác định được các tiêu chí đánh giá phù hợp và chính xác Dưới đây, chúng tôi có xây dựng các tiêu chí để đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học ở các mức độ khác nhau.

Bảng 2.1 Các tiêu chí và mức độ đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học (thang điểm 30)

Thành tố của NL THTGTN dưới góc độ hóa học

2 điểm )

MĐ 3 (2 điểm ) Đề xuất vấn đề

1.Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề Đã nhận biết được vấn đề nhưng không liên quan đến bài học STEM

Nhận biết được vấn đề có liên quan đến bài học STEM nhưng còn sơ sài

HS nhận biết được vấn đề có liên quan đến bài học STEM đầy đủ

2 Phân tích bối cảnh để đề xuất và biểu đạt được vấn đề Đã phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề nhưng chưa biểu đạt được vấn đề.

Phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề và biểu đạt được vấn đề nhưng chưa rõ ràng, đầy đủ

Phân tích được đầy đủ bối cảnh để đề xuất vấn đề.

Biểu đạt được rõ ràng, đầy đủ vấn đề

Thành tố của NL THTGTN

MĐ 3 (2 điểm ) Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết

3 Phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán. Đã phân tích được vấn đề nhưng chưa chính xác, chưa nêu được phán đoán.

Phân tích được vấn đề, chưa nêu được phán đoán.

Phân tích được đầy đủ vấn đề , nêu được phán đoán.

4 Xây dựng và phát biểu giả thuyết nghiên cứu. Đã xây dựng được giả thuyết nhưng chưa chi tiết, đầy đủ, chưa phát biểu được giả thuyết nghiên cứu

Xây dựng được chi tiết, đầy đủ giả thuyết, phát biểu giả thuyết nghiên cứu chưa rõ ràng

Xây dựng và phát biểu giả thuyết nghiên cứu một cách chi tiết, đầy đủ, chính xác.

Lập kế hoạch thực hiện

5 Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu và lựa chọn được phương pháp thích hợp Đã xây dựng được khung nội dung tìm hiểu nhưng chưa logic, chưa lựa chọn được phương pháp thích hợp.

Xây dựng được khung nội dung tìm hiểu chi tiết, logic nhưng chưa lựa chọn được phương pháp thích hợp.

Xây dựng khung nội dung tìm hiểu đầy đủ, logic, chính xác.

Lựa chọn được phương pháp thích hợp 6 Lập kế hoạch triển khai tìm hiểu vấn đề Đã lập được kế hoạch triển khai chế tạo sản phẩm xà phòng, tìm hiểu về thiết kế quy trình sản phẩm xà phòng nhưng còn chưa

Lập được kế hoạch triển khai chế tạo sản phẩm xà phòng, tìm hiểu chính xác nhưng chưa đầy đủ về thiết

Lập được kế hoạch triển khai chế tạo sản phẩm tìm hiểu chi tiết,hợp lý, chính xác và đầy đủ về thiết kế quy

Thành tố của NL THTGTN

MĐ 3 (2 điểm ) cụ thể kế quy trình sản phẩm xà phòng. trình sản phẩm xà phòng.

7 Thu thập sự kiện và chứng cứ và phân tích nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết. Đã thu thập được các thông số sản phẩm xà phòng nhưng chưa đầy đủ.

Chưa phân tích được thông số đó để chứng minh giả thuyết nghiên cứu.

Thu thập được các thông số sản phẩm xà phòng.

Phân tích được các thông số nhưng chưa chứng minh giả thuyết nghiên cứu.

Thu thập được các thông số sản phẩm xà phòng chi tiết, phù hợp với kế hoạch.

Phân tích, chứng minh được giả thuyết nghiên cứu.

8 Rút ra kết luận Đã rút ra được quy trình sản xuất xà phòng nhưng chưa đầy đủ.

Rút ra được quy trình sản xuất xà phòng đầy đủ.

Rút ra được quy trình sản xuất xà phòng đầy đủ và sáng tạo.

Viết, trình bày báo cáo và thảo luận

9 Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quy trình sản xuất xà phòng. Đã sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quy trình sản xuất xà phòng.

Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quy trình sản xuất xà phòng nhưng chưa hợp lí.

Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quy trình sản xuất xà phòng đầy đủ và hợp lí.

10 Viết báo cáo sau quá trình tìm hiểu Đã viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu Đã viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu Đã viết được báo cáo sau quá trình tìm

Thành tố của NL THTGTN

MĐ 3 (2 điểm ) và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu. quy trình chế tạo xà phòng hoặc viết báo cáo nhưng chưa đầy đủ.

Chưa giải thích, trả lời được các câu hỏi thảo luận hoặc giải thích trả lời sơ sài. quy trình chế tạo xà phòng hoặc viết báo cáo tường minh.

Giải thích, trả lời được các câu hỏi thảo luận nhưng chưa chưa đề xuất được phương án phát triển sản phẩm. hiểu quy trình chế tạo xà phòng.

Giải thích, trả lời được các câu hỏi thảo luận một cách thuyết phục, sáng tạo Đề xuất được phương án phát triển sản phẩm. Điểm trung bình

Với 10 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 30 điểm.

2.1.2 Xây dựng bộ công cụ để đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS Để đánh giá được sự phát triển của NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS, người ta phải xác định được các tiêu chí của NL THTGTN và xây dựng bộ công cụ đánh giá với các mức độ khác nhau.

Nguyên tắc đánh giá Đánh giá kết quả học tập là một thành tố không thể thiếu trong quá trình dạy học Việc đánh giá chính xác, và khách quan sẽ giúp giáo viên có được những thông tin để đưa ra những điều chỉnh phù hợp về phương pháp, về hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Đánh giá kết quả học tập khách quan chính xác còn đem đến những tác động tích cực ở người học, giúp người học điều chỉnh thái độ, hành vi, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm với kết quả học tập của mình, từ đó kích thích hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả học tập của người học Trong dạy học định hướng giáo dục STEM, đánh giá càng có vai trò quan trọng và là vấn đề cốt lõi đảm bảo sự thành công cho một chương trình giáo dục STEM Đặc điểm của giáo dục STEM là định hướng sản phẩm, phương pháp giảng dạy là dạy học dựa trên dự án, học tập theo nhóm… Do vậy, việc đánh giá thường xuyên, đa dạng hóa các hình thức và công cụ đánh giá là rất cần thiết Ở đây, giáo viên có thể đánh giá dựa trên các hoạt động trên lớp, đánh giá qua việc trình bày, báo cáo sản phẩm của người học… Những hoạt động đó cần đảm bảo nguyên tắc kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, phẩm chất của người học và các biểu hiện năng lực Đánh giá không chỉ chú ý đến thành tích mà cần chú ý đến tính phát triển, đánh giá gắn liền với thực tiễn nghĩa là thay vì đánh giá tái hiện lại các kiến thức học từ sách vở thì cần phải đánh giá năng lực của người học, việc vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống.GV không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng lực bản thân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh.

Các yêu cầu đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập theo định hướng giáo dục STEM của học sinh cần đạt các yêu cầu sau:

- Đánh giá quá trình học tập của học sinh: Việc đánh giá người học phải được thực hiện trong suốt quá trình dạy học thay vì chỉ đánh giá sản phẩm cuối cùng Việc đánh giá này sẽ giúp giáo viên thu thập được những thông tin phản hồi về nhận thức của người học, kết quả học tập qua từng giai đoạn, kết quả thực hiện từng nhiệm vụ học tập Từ đó, giáo viên đưa ra những tác động sư phạm cần thiết điều khiển hoạt động học tập của người học nhằm đạt kết quả tốt nhất.

- Nội dung đánh giá người học chú trọng về đánh giá năng lực và phẩm chất: Đây là mục tiêu chính được đặt ra trong từng bài học theo định hướng đổi mới giáo dục Trong đó, đánh giá năng lực nhằm xác định là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động, tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác của người học Đánh giá phẩm chất nhằm xem xét người học ở cách ứng xử, tính tích cực, hứng thú học tập Bên cạnh đó, xem xét những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi, ứng xử trong đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm của người học.

-Đánh giá kết quả học tập cá nhân: Điều này là bắt buộc vì theo quy chế đào tạo Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả học tập cá nhân giúp giáo viên đối chiếu tới mục tiêu dạy học mà giáo viên đã xây dựng cũng như phương pháp dạy học mà giáo viên đã sử dụng Kết quả học tập cá nhân luôn có những tác động tới nhận thức, tư duy, tình cảm của người học.

- Đánh giá kết quả học tập nhóm: Dạy học định hướng giáo dục STEM bên cạnh ý nghĩa giúp người học liên kết được những kiến thức thuộc lĩnh vực STEM được học với thực tiễn cuộc sống Biết được cách vận dụng kiến thức, kĩ năng để đưa ra những giải pháp từ thực tiễn Đây còn là cơ hội người học có thể phát triển những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm… Việc đánh giá kết quả học tập nhóm thực chất là đánh giá sự phát triển những kĩ năng trên của người học trong quá trình học tập

2.1.2.1 Bảng tiêu chí đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học thông qua GV a) Mục tiêu Bảng tiêu chí đánh giá giúp GV quan sát, đặt ra các tiêu chí của NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho học sinh thông qua các hoạt động học tập của HS Từ đó, GV đánh giá được các kiến thức, kĩ năng và NL THTGTN dưới góc độ hóa học của HS

Bảng tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, cụ thể bám sát vào các tiêu chí của NL THTGTN dưới góc độ hóa học. b) Quy trình thiết kế Bước 1: Xác định đối tượng, thời điểm, mục tiêu quan sát.

Bước 2: Xây dựng các tiêu chí quan sát, mức độ đánh giá cho các tiêu chí.

Bước 3: Hoàn thiện các tiêu chí, mức độ đánh giá phù hợp. c Bảng tiêu chí đánh giá

Bảng 2.2 Bảng tiêu chí đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học

(dành cho GV) BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NL THTGTN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC

Trường THPT :………. Đối tượng quan sát: HS:……… Lớp:……….

3điểm)

C hất

Xà phòng chưa hình thành theo khuôn

Xà phòng thành hình theo khuôn tuy nhiên khi sử dụng không tạo mùi thơm dễ chịu và bề mặt nước hoa khô bị rỗ, chưa làm sạch được nhiều vết bẩn

Xà phòng thành hình theo khuôn, khi sử dụng tạo mùi thơm dễ chịu nhưng bề mặt nước hoa khô bị rỗ, làm sạch được vết bẩn

Xà phòng thành hình Theo khuôn, bề mặt không bị rỗ, khi sử dụng tạo mùi hương thơm, dễ chịu, làm sạch tốt vết bẩn

Xà phòng không có mùi hương

Xà phòng có màu sắc chưa đẹp, mùi hương không hấp dẫn.

Xà phòng chỉ có màu sắc đẹp hoặc mùi hương hấp dẫn.

Xà phòng có màu sắc đẹp và mùi hương hấp dẫn và đa dạng mùi hương Điểm trung bình

- Mục đích: Giúp HS kiểm tra được mức độ hiểu bài và vận dụng kiến thức,giúp GV có số liệu chính xác để đánh giá HS sau khi áp dụng được phương pháp dạy học mới, từ đấy có những điều chỉnh thích hợp cho từng đối tượng HS để nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Yêu cầu: Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận theo các mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

- Những lưu ý khi làm đề kiểm tra đánh giá + Phải dựa trên hệ thống ma trận theo các mức độ.

+ Đảm bảo vừa sức học sinh.

+ Có câu hỏi liên quan đến kiến thức thực tiễn

+ GV đưa ra hệ thống các bài kiểm tra sau mỗi kế hoạch dạy học.

2.1.2.4 Đánh giá qua bài kiểm tra

Ma trận đề kiểm tra sử dụng sau bài học STEM “sản xuất nước hoa khô handmade”

Thông hiểu Vận dụngVận dụng cao Tổng

TN TL TL TL TN TL

- Nêu được những ester có trong tự nhiên

Nêu được quy trình cơ bản để sản xuất nước hoa khô handmade.

- Sử dụng những kiến thức về biến đổi lý, hóa học để giải thích quá trình làm nước hoa khô handmade

- Sử dụng những kiến thức để đưa ra giải pháp cải tiến các bước làm để được sản phẩm đẹp và có nhiều ứng dụng hơn.

1 câu 2 câu 4 câu 3 câu 10 câu

10 điểm Đề kiểm tra 15 phút sau bài học “ Sản xuất nước hoa handmade”

Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3 Tên gọi của X là

Methyl acetate D Propyl acetate

Câu 2: Propyl formate được điều chế từ:

Formic acid và propyl alcohol D Propionic acid và methyl alcohol

Câu 3: Dầu chuối là ester có tên isoamyl acetate, được điều chế từ:

A CH3OH và CH3COOH

C CH3-CH - CH2 - CH2-OH và CH3COOH

D CH3-CH-CH2-CH2-CH2-OH và CH3COOH Câu 4: Cho các chất: HCOOCH3 (1); CH3COOH (2); C2H5OH (3); CH3COOC2H4

(4) Dãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là:

Câu 5: Đun nóng ester CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A.CH2=CHCOONa và CH3OH C CH3COONa và CH3CHO

B.CH3COONa và CH2=CHOH D C2H5COONa và CH3OH Câu 6: Ester nào trong các ester sau đây được sử dụng trong sản xuất nước hoa khô?

A.isoamyl acetate B ethyl propionate C geranyl acetate D ethyl butirate

Câu 7: Nên cho tinh dầu vào thời điểm nào khi làm nước hoa khô handmade

A.Trước khi làm nóng chảy áp ong

B.Cho cùng nóng chảy cùng sáp ong

C.Trộn cùng hỗn hợp ban đầu

D.Sau khi sáp ong nguội, khuấy thật đều rồi cho vào đun tiếp 10s Câu 8: Nếu đổ hỗn hợp sản phẩm nước hoa khô không khéo, sản phẩm có thể bị rỗ.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kia là

A Hỗn hợp nhanh chóng bị khô B Hỗn hợp bị không khí lọt vào C Hỗn hợp không kịp khô D Hỗn hơp

Câu 8: Đun 12gam acetic acid với 13,8gam ethanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este Hiệu suất của phản ứng ester hóa là

Câu 10: Xà phòng hóa 12,32gam methyl propionate bằng 150ml dung dịch NaOH 1,0M Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:

Ma trận đề kiểm tra sử dụng sau bài học STEM “sản xuất xà phòng handmade”

Thông hiểu Vận dụngVận dụng cao Tổng

TN TL TL TL TN TL

- Nêu được những nguyên liệu cơ bản để sản xuất xà phòng handmade.

- Nêu được quy trình cơ bản để xà phòng handmade.

- Chỉ ra được những biến đổi hóa học trong quá trình làm xà phòng handmade

- Sử dụng những kiến thức về biến đổi biến đổi hóa học để giải thích quá trình làm xà phòng handmade

- Sử dụng những kiến thức để đưa ra giải pháp cải tiến các bước làm để được sản phẩm đẹp và có nhiều ứng dụng hơn.

- Biết hợp tác với các thành viên trong nhóm để làm ra sản phẩm

1 câu 1 câu 1 câu 3 câu 1 câu 1 câu 8 câu

10 điểm Đề kiểm tra sử dụng sau bài học STEM: “Sản xuất xà phòng handmade”

Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Dầu dừa là một trong những nguyên liệu thường có trong thành phần của xà phòng, giúp dưỡng ẩm cho da tay Nhận định nào sau đây là đúng?

A Dầu dừa tan trong nước, không tan trong các dung môi hữu cơ.

B Dầu dừa không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.

C Dầu dừa tan trong nước và tan trong các dung môi hữu cơ.

D Dầu dừa không tan trong nước và không tan trong các dung môi hữu cơ.

Câu 2: Tinh dầu hoa nhài thường được sử dụng để tạo hương thơm cho xà phòng Tinh dầu hoa nhài có tên gọi là?

Câu 3: Mỡ động vật ở nhiệt độ phòng thương là

A chất rắn B chất lỏng C chất khí D rắn hoặc lỏng

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?

A Ở điều kiện thường, dầu thực vật là những chất lỏng, nặng hơn nước, rất ít tan trong nước.

B Ở điều kiện thường, dầu thực vật là chất rắn, nặng hơn nước, rất ít tan trong nước.

C Ở điều kiện thường, dầu thực vật là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước.

D Ở điều kiện thường, dầu thực vật là chất rắn, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước.

Câu 5: Vì sao khi nấu xà phòng chúng ta phải dùng nồi inoc mà không được sử dụng nồi nhôm?

A Al là kim loại có tính khử mạnh.

B Chất béo phản ứng được với nhôm.

C Al sẽ bị phá hủy trong dung dịch kiềm.

D Phản ứng không xảy ra.

Tự luận (7,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Nêu dụng cụ, nguyên liệu của quá trình sản xuất xà phòng handmade

Phân tích nội dung, cấu trúc và yêu cầu cần đạt trong phần Ester - Lipid trong chương trình giáo dục phổ thông 2018trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.2.1 Phân tích nội dung, cấu trúc và yêu cầu cần đạt

Các chất hữu cơ xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống với các ứng dụng rất gần gũi và thiết thực Nó ứng dụng rộng khắp trong các ngành kinh tế quốc dân như may mặc, thực phẩm, năng lượng, vật liệu xây dựng, đặc biệt là dược phẩm, mỹ phẩm…Từ những ứng dụng thiết thực, phong phú của các hợp chất hữu cơ giúp cho HS thấy rõ mối liên hệ giữa kiến thức trong sách vở với các ứng dụng thực tiễn Đó cũng chính là các kiến thức mang tính hướng nghiệp cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy học nói chung và dạy học môn Hóa học nói riêng.

Trong khung chương trình Hóa học 12, nội dung kiến thức phần Ester - Lipid chiếm 5% chương trình cốt lõi

Phần Ester - Lipid ở đầu học kì 1 lớp 12, sau khi học sinh đã được học đầy đủ các lý thuyết đại cương liên quan: Acid hữu cơ, ancohol. Đây là phần có đề cập đến các loại chất có liên quan trực quan tiếp đến đời sống xã hội và rất gần gũi với HS Do đó, GV cần chuẩn bị hoặc yêu cầu HS sưu tầm tài liệu về dầu mỡ động vật, thực vật (dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa, dầu cọ, , mỡ lợn, mỡ gà,…) và về các loại xà phòng, bột giặt phổ biến trên thi trường Như vậy, vừa giúp HS có điều kiện kiến thức khoa học trong nhà trường với các vấn đề kinh tế - xã hội, vừa có tác dụng làm tăng sự hứng thú, yêu thích bộ môn.2.3 Phân tích phần Ester - Lipid

Chương trình hóa học 12 gồm 2 phần hữu cơ và vô cơ Nội dung các phần này ngoài cung cấp những kiến thức khoa học còn tăng cường sự hiểu biết về thực tiễn cho HS, đặc biệt là phần Ester - Lipid Phần này được xếp ở học kỳ I lớp 12 sau khi học sinh đã được trang bị những kiến thức cơ bản của các chất hữu cơ liên quan trước đó như: Ancohol, acid hữu cơ, hydrocarbon, hợp chất carbonyl (Aldehyde - Ketone) - Carboxylic acid,…

Một số yêu cầu cần đạt trong phần Ester - Lipid

- Nêu được khái niệm về lipid, chất béo, acid béo, đặc điểm cấu tạo phân tử ester.

- Nêu được khái niệm, đặc điểm về cấu tạo và tính chất chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp.

- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số ester đơn giản (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp.

- Trình bày được phương pháp điều chế ester và ứng dụng của một số ester.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của ester (phản ứng thuỷ phân) và của chất béo (phản ứng hydrogen hoá chất béo lỏng, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxygen không khí).

- Trình bày được ứng dụng của chất béo và acid béo (omega-3 và omega- - Trình bày được một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.

- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng xà phòng hoá chất béo.

- Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.

2.2.2 Một số chú ý về nội dung và phương pháp dạy học theo phương thức bài học STEM phần Ester - Lipid

2.2.2.1 Một số chú ý về nội dung phần Ester - Lipid

Theo công văn 3089/BGDĐT - GDTrH về việc triển khai thực hiên giáo dục STEM trong giáo dục trung học, triển khai bài học STEM cần chú ý những điểm sau:

- Nội dung bài học STEM nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, gắn với các vấn đề của thực tiễn xã hội

Nội dung bài học STEM được gắn kết với các vấn đề thực tiễn đời sống xã hội, khoa học, công nghệ và học sinh được yêu cầu tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh kiến thức, đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học.

Nội dung kiến thức của các bài học thuộc một môn học hoặc của một số môn học trong chương trình; bảo đảm giải quyết được vấn đề đặt ra một cách tương đối trọn vẹn.

2.2.2.2 Một số phương pháp dạy học phần Ester - Lipid.

- Phương pháp dạy học đưa học sinh vào các hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động

 Hoạt động của học sinh được thiết kế theo hướng mở về điều kiện thực hiện, nhưng cụ thể về tiêu chí của sản phẩm cần đạt.

 Hoạt động học của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác; quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là học sinh.

 Học sinh thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng và thiết kế lại nguyên mẫu của mình nếu cần.

 Học sinh tự điều chỉnh các ý tưởng của mình và xây dựng hoạt động tìm tòi, khám phá của bản thân.

- Hình thức tổ chức dạy học cần lôi cuốn học sinh vào hoạt động kiến tạo, tăng cường hoạt động nhóm, tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề

 Hình thức tổ chức bài học STEM có thể linh hoạt, kết hợp các hoạt động trong và ngoài lớp học nhưng cần đảm bảo mục tiêu dạy học của phần nội dung kiến thức trong chương trình.

 Tăng cường tổ chức hoạt động theo nhóm để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh nhưng phải chỉ rõ nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể của mỗi học sinh trong nhóm.

- Thiết bị dạy học cần lưu ý đến việc sử dụng thiết bị, công nghệ sẵn có, dễ tiếp cận với chi phí tối thiểu

Sử dụng tối đa các thiết bị sẵn có thuộc danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

Tăng cường sử dụng các vật liệu, công cụ gia dụng, công nghệ có sẵn, dễ tiếp cận, chi phí rẻ và an toàn.

Khuyến khích sử dụng các nguồn nguyên liệu số bổ trợ, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm, có thể dễ dàng truy cập sử dụng trong và ngoài lớp học để học sinh chủ động học tập.

Nguyên tắc và quy trình thiết kế bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12Lipid, Hóa học 12

2.3.1 Nguyên tắc xây dựng bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12

- Xây dựng nội dung phải huy động kiến thức tổng hợp của các môn học thuộc lĩnh vực STEM.

- Bài học STEM được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa mục tiêu, nội dung của môn học (thuộc lĩnh vực STEM) Đây có thể coi là nguyên tắc số một bởi không có nội dung liên quan đến các lĩnh vực STEM thì không thể gọi là giáo dục STEM Nguyên tắc này nhằm đảm bảo mục tiêu rèn luyện kĩ năng STEM và vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của người học.

- Nội dung bài học STEM phải đảm bảo tính vừa sức đối với người học.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình xây dựng nội dung học tập GV phải tạo ra những thách thức nâng cao mức độ khó khăn trong học tập, tạo nênnhững mâu thuẫn trong nhận thức của HS và gợi nhu cầu giải quyết những mâu thuẫn, những thách thức đó Tính vừa sức ở đây không có nghĩa là sức HS đến đâu thì dạy đến đó, mà phải đề ra những khó khăn sao cho dưới sự hướng dẫn của người GV, người học bằng sự nỗ lực của mình và hợp tác với bạn học có thể giải quyết được vấn đề Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm khối lớp

- Nội dung trong bài học STEM phải có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với cuộc sống và trải nghiệm của HS.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình xây dựng nội dung bài học STEM cần tinh giản những kiến thức mang tính hàn lâm, tăng cường kiến thức thực tiễn, tạo điều kiện để người học được trải nghiệm, khám phá tri thức Cần nắm vững hệ thống tri thức thuộc lĩnh vực STEM và biểu hiện của nó trong cuộc sống hàng ngày [16].

Ví dụ, trong phần Ester - Lipid có thể chọn nội dung STEM: xà phòng Handmade, nước hoa khô handmade, chất tẩy rửa,…HS có thể tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng trực tiếp trong cuộc sống.

2.3.2 Quy trình thiết kế bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12

Qua tham khảo công văn 3089/BGDĐT - GDTrH về việc triển khai thực hiên giáo dục STEM trong giáo dục trung học, tôi xác định được quy trình thiết kế bài học STEM gồm 8 bước (mục 1.2.7) và cấu trúc bài học STEM có thể chia thành

5 hoạt động chính, thể hiện rõ 8 bước của quy trình thiết kế kĩ thuật như sau:

Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc yêu cầu chế tạo một sản phẩm ứng dụng gắn với nội dung bài học với các tiêu chí cụ thể.

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền (bao gồm kiến thức trong bài học cần sử dụng để giải quyết vấn đề hoặc chế tạo sản phẩm theo yêu cầu) và đề xuất các giải pháp thiết kế đáp ứng các tiêu chí đã nêu.

Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế, sử dụng kiến thức nền để giải thích, chứng minh và lựa chọn, hoàn thiện phương án tốt nhất (trong trường hợp có nhiều phương án).

Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phương án đã thiết kế và được lựa chọn; thử nghiệm và đánh giá trong quá trình chế tạo.

Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm đã chế tạo, điều chỉnh, hoàn thiện thiết kế ban đầu

Vận dụng trên vào quy trình thiết kế 02 KHBD cho phần Ester - Lipid theo phương thức bài học STEM như sau:

Tên bài Sản phẩm STEM Nội dung kiến thức phần

Ester - Lipid có liên quan

Ester Nước hoa khô handmade, phụ gia thực phẩm, keo dán, mỹ phẩm, … Phần ứng dụng Lipid Xà phòng handmade, chất tẩy rửa Phần tính chất hóa học

Trong đề tài này, tôi chọn 2 sản phẩm cho 2 KHBD bài học STEM đó là nước hoa khô handmade và xà phòng handmade.

Thiết kế một số KHBD bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12

2.4.1 KHBD 1: Bài học STEM về “Nước hoa khô handmade”

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tên bài học: Làm nước hoa khô handmade Môn học: Hóa học 12

Thời gian thực hiện: 3 tiết I Mô tả bài học

- Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về ester: công thức cấu tạo, danh pháp, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của ester vào cuộc sống, vào kỹ thuật: mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, …

- HS giới thiệu được công thức, quy trình chế tạo nước hoa khô handmade, giải thích được cơ sở của cách thực hiện từng bước, nguyên liệu và tỉ lệ pha trộn các chất, đánh giá được sản phẩm dựa trên các tiêu chí đặt ra Sau đó tự xây dựng lại quy trình và thực hiện làm nước hoa khô handmade theo những tiêu chí cụ thể, đánh giá được sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đặt ra.

Các yếu tố STEM Dự án: Nước hoa khô handmade Kiến thức STEM trong thí nghiệm :

Khoa học (S) Công nghệ (T) Kỹ thuật (E) Toán học (M) Quá trình hóa lỏng, hóa rắn của sáp ong trắng Sự hòa tan của sáp trong dầu, mùi hương từ ester tự nhiên (từ các loài hoa), tính tan của các ester trong dầu.

Quy trình sản xuất nước hoa khô handmade.

Kỹ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị, kỹ thuật khuấy, kỹ thuật chọn nguyên liệu

Tính toán được nguyên liệu cần chuẩn bị cho thí nghiệm làm nước hoa khô

Các yêu cầu cần đạt

- Nêu được khái niệm về ester, đặc điểm cấu tạo phân tử ester, danh pháp một số ester thường gặp.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của ester (phản ứng thuỷ phân).

- Trình bày được phương pháp điều chế ester và ứng dụng của một số ester.

- Giải thích được các phản ứng, các tính chất của ester từ các thí nghiệm thực tiễn.

- Phân biệt được ester trong tự nhiên và ester nhân tạo.

- Vận dụng kiến thức về ester vào cuộc sống thực tiễn.

- Năng lực tự học tự chủ: Kĩ năng xử lý thông tin trong SGK, internet, trang web, các tài liệu khác để trình bày tóm tắt nội dung về công thức cấu tạo, danh pháp, đồng phân, phân loại các ester, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, các ứng dụng của ester, tên gọi một số ester trong tự nhiên, ester tổng hợp,

….thường gặp ở chương trình HHPT và đưa ra được quy trình sản xuất nước hoa khô handmade

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Chia nhóm, phân tổ, làm việc nhóm để thực hiện trả lời câu hỏi.

+ Hợp tác làm việc, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Tự đề xuất phương án sản xuất, chế tạo sản phẩm, đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề theo nhiệm vụ và yêu cầu của giáo viên.

+ Giải thích được quy trình sản xuất nước hoa khô.

* Các năng lực đặc thù a Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Trình bày được phương pháp điều chế ester và ứng dụng của một số ester.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của ester (phản ứng thuỷ phân) b Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động

- Nhận ra và xác định được vấn đề, phát biểu được vấn đề về nước hoa khô handmade được làm từ các nguyên liệu tự nhiên nào, các hương liệu sử dụng có phải là ester hay không.

- Tự đề xuất phương án sản xuất nước hoa khô handmade và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề theo nhiệm vụ và yêu cầu của giáo viên.

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết về thức và quy trình sản xuất nước hoa khô handmade.

- Lập kế hoạch thực hiện chế tạo nước hoa khô handmade.

- Trình bày được kết quả sản phẩm, bàn luận kết quả và rút ra nhận xét, đánh giá, cải tiến hoàn thiện sản phẩm.

- Thảo luận, quan sát và thiết kế quy trình làm nước hoa khô handmade. c Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để

- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số ester đơn giản (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp.

- Quan sát hiện tượng, thực hành thí nghiệm, tiến hành chế tạo sản phẩm nước hoa khô từ các nguyên liệu đã chuẩn bị.

- Từ sản phẩm đã chế tạo, liên hệ kiến thức đã tìm hiểu ở các tài liệu để luận giải về sản phẩm đã chế tạo, rút ra được các kiến thức của bài học.

- Chăm chỉ, tự tìm tòi, xử lý thông tin trong SGK, interner, trang web,…về tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của ester.

- Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao, phát huy khả năng tư duy của HS Sử dụng hóa chất đúng cách, tiết kiệm, giữ gìn các dụng cụ dùng chung như cân, cốc thủy tinh,

- Trung thực: Trung thực trong quá trình đề xuất quy trình và làm nước hoa khô

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và làm việc khoa học, chính xác.

- Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

-Tạo hứng thú cho môn học.

Chuẩn bị 1 Giáo viên

- Phương pháp dạy học dự án và dạy học nhóm - Bảng tiêu chí đánh giá năng lực THTGTN dưới góc độ hoá học - Phiếu học tập

- Phiếu đánh giá dự án của GV và HS; nguồn tài liệu tra cứu; nguồn internet,

- Nội dung kiến thức trọng tâm sau khi dự án hoàn thành;

- Trang thiết bị dạy học cần thiết để thực hiện dự án, nguyên liệu cần dùng để làm thí nghiệm thực hành;

- Các tài liệu có liên quan đến nước hoa khô handmade.

Sách giáo khoa, sách tham khảo, máy tính,…;

- Giấy A0, bút màu,hũ, sáp ong, tinh dầu,…;

- Kiến thức liên quan đến Ester;

- Thiết bị hỗ trợ học tập và các phần mềm khác (nếu có, khi cần thiết);

- Sổ nhật kí thực hiện dự án;

- Điện thoại (có chức năng quay phim) hoặc máy quay phim;

- Máy tính vào mạng internet (laptop).

- Nguồn tài liệu tham khảo: HS chuẩn bị đọc và nghiên cứu tài liệu trước ở nhà do GV đã cung cấp cho HS từ tiết trước.

3 Tài liệu tham khảo và các nguồn tài liệu bổ trợ a.Tài liệu tham khảo

+ SGK Hóa học 12, tự tìm hiểu thực tiễn, các tài liệu tham khảo khác và nguồn trên internet…

+ Gv cung cấp cho HS tra cứu: https://www.youtube.com/watch?v6dhIlmzoE https://123docz.net/document/1217560-tu-lam-nuoc-hoa-kho-tai-sao-khong- pdf.htm

+ GV cần chủ động tìm hiểu và trang bị những kiến thức thực tế về quy trình làm nước hoa khô thì bài học STEM được thiết kế mới có nội dung hợp lý, logic, có sức thuyết phục.

- Người nghiên cứu đã tìm hiểu các bước trong quy trình làm son.Tùy thuộc vào từng hãng son và mục đích sử dụng của mỗi loại son mà quy trình có sự khác biệt nhất định Tuy nhiên, các quy trình đều phải tuân thủ những bước chính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ - Nguyên liệu: nguyên liệu làm nước hoa khô môi được chia làm 4 phần:

-Sáp ong: Tạo độ kết dính, độ cứng cho nước hoa khô

- Dầu hạnh nhân: 7 muỗng cà phê tinh dầu hạnh nhân - Dầu Jojoba: Thấm nhanh vào da, lưu lại hương thơm - 20 giọt tinh dầu hoa nhài hoặc tinh dầu hoa hồng

- Vitamin E: Tăng độ dưỡng da và chống oxy hóa

- ống hút lấy tinh dầu;

- 1 chén thủy tinh chịu nhiệt;

- 1 hộp nhỏ đựng nước hoa khô;

- đũa thủy tinh, bếp hoặc lò vi sóng;

Bước 2: Cân, đong nguyên liệu Bỏ tinh dầu hạnh nhân vào chén thủy tinh, sau đó lấy lần lượt đổ, tinh dầu hoa nhài hoặc tinh dầu hoa hồng vào chén, khuấy đều.

Bước 3: Đun nguyên liệu Mỳc ẵ thỡa sắp ong vào cốc chịu nhiệt sau đú cho lờn bếp hoặc cho vào lo vi sóng quay cho sáp ong nóng chảy ra

Chờ sáp ong nguội, đổ hỗn hợp tinh dầu ở bước 1 vào, khuấy thật đều Hâm nóng 10s nữa cho sáp ong và tinh dầu hòa quyện vào nhau sau đó đổ nhanh hỗn hợp vào hũ đựng nước hoa khô đã chuẩn bị Để hỗ hợp khô, đông lại là xong.

Bước 4: Đổ nhanh hỗn hợp vào hũ đựng nước hoa khô đã chuẩn bị Để hỗ hợp khô, đông lại là xong.

4 Bộ câu hỏi thảo luận

Các câu hỏi thảo luận, trao đổi của giáo viên cần bám sát nội dung kiến thức bài học STEM Câu hỏi phải mang tính định hướng, phát huy được khả năng sáng tạo, kích thích sự tìm tòi, khám phá của học sinh Giáo viên cần cung cấp câu hỏi thảo luận cho học sinh trước khi học sinh tiến hành quá trình làm nước hoa khô để các em chủ động tìm hiểu, tham khảo ý kiến.

Tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi thảo luận dựa trên các bước trong quy trình làm nước hoa khô và những kiến thức hóa học có liên quan như sau:

Câu hỏi thảo luận của học sinh

1 Tại sao cần tiến hành đổ khuôn khi hỗn hợp còn đang nóng?

3 Nên bảo quản nước hoa khô như thế nào? Giải thích?

4 Nếu đổ hỗn hợp vào khuôn không khéo, sản phẩm thu được sẽ bị “rỗ”.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Hãy đề xuất cách khắc phục.

5 Tại sao các hỗn hợp nguyên liệu lại phải đun bằng phương pháp cách thủy hoặc sử dụng lò vi sóng chứ không được đun nóng trực tiếp?

6 Trong quá trình làm, chúng ta nên cho tinh dầu vào khi nào? Giải thích?

7 Để sản phẩm đẹp, chất lượng tốt, cần lưu ý điều gì trong quá trình thực hiện?

+ Bài thuyết trình tìm hiểu về quy trình làm nước hoa khô handmade.

+ Sản phẩm nước hoa khô đạt được các tiêu chí đã yêu cầu.

- Kết quả tham gia đánh giá, tự đánh giá dự án.

V Kế hoạch thực hiện 1 Thời lượng: chủ đề bài học được thực hiện trong 3 tiết, thời gian thực hiện dự án trong 2 tuần.

Nội dung công việc Dự kiến sản phẩm HS

Tiết 1 - Giới thiệu dự án.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu dự án bằng cách gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

- Yêu cầu HS chia nhóm.

- Yêu cầu các nhóm phân công nhiệm vụ.

- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá và công bố cho HS biết các tiêu chí đó.

- Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo.

- Phân công nhiệm vị về nhà thực hiện.

- Ghi chép sổ nhật ký.

- Tìm hiểu về dự án.

HS trả lời câu hỏi mà GV đã gợi ý để tìm hiểu về dự án.

- Thực hiện phân chia nhóm.

- Chia nhóm, bầu trưởng nhóm và thư ký nhóm - Phân công nhiệm vụ.

- Thảo luận đề xuất ý tưởng, chọn ý tưởng và lập kế hoạch dự án.

- Dựa vào bộ câu hỏi định hướng để trả lời.

- Nghiên cứu kiến thức nền.

- Thực hiện dự án - Ghi chép, lựa chọn

- Ý tưởng dự án Lập kế hoạch dự án

- Kế hoạch nhóm và bản phân công nhiệm vụ

- Phiếu trả lời các câu hỏi định hướng

- Sổ ghi chépTest thử sản phẩm

- Quan sát và hướng dẫn HS tra cứu tài liệu, giúp đỡ các nhóm khi các nhóm cần giúp đỡ.

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ dự án phương án thiết kế quy trình làm nước hoa khô handmade

- Tiếp tục nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến dự án.

Các thành viên nhóm tiếp tục thảo luận Nhóm trưởng đôn đốc và quán xuyến công việc, bám sát tiến độ, thư ký ghi chép kết quả

Yêu cầu báo cáo sản phẩm

Kiểm tra, đánh giá sản phẩm.

Hoàn thiện và báo cáo sản phẩm.

- Bản báo cáo Powerpoint có sản phẩm nước hoa khô handmade.

- GV chia lớp thành 4 nhóm HS, mỗi nhóm khoảng 8-10 HS, trong đó bầu 01 nhóm trưởng, 01 thư kí

- Nhóm trưởng phân công, điều hành thực hiện nhiệm vụ.

- Các thành viên trong nhóm hỗ trợ lẫn nhau làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.

- Nhiệm vụ cần thực hiện: Trả lời bộ câu hỏi định hướng của giáo viên; phân công nhiệm vụ thực hiện các giai đoạn của dự án; viết sổ nhật kí thực hiện dự án.

Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU a Mục tiêu

- HS trình bày được khái niệm, quá trình hóa lỏng, hóa rắn của sáp ong trắng Sự hòa tan của sáp trong dầu, mùi hương từ ester tự nhiên (từ các loài hoa), tính tan của các ester trong dầu

- HS trình bày được thành phần và tác dụng của các loại nước nước hoa khô, tác dụng của một số thành phần chính của nước nước hoa khô.

- HS hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về dung dịch để xác định công thức và quy trình chế tạo nước hoa khô (về thành phần, cách chế tạo).

- Nhằm tăng hứng thú trong việc thực hiện dự án làm nước hoa khô handmade có tính ứng dụng của ester; xác định được dự án và các nhiệm vụ cần thực hiện. b Nội dung

- Tìm hiểu về thành phần và tác dụng của một số loại tinh dầu là ester tự nhiên, ester tổng hợp.

- Xác định 2 nhiệm vụ chính: Xác định nhiệm vụ xây dựng công thức và quy trình chế tạo nước hoa khô từ sáp ong và ester theo các tiêu chí:

Xây dựng 1 quy trình làm nước hoa khô của riêng nhóm mình theo các yêu cầu:

+ Xác định được dụng cụ, nguyên liệu cần sử dụng, ưu tiên những nguyên liệu, dụng cụ có sẵn, có thể tận dụng, dễ kiếm,…

+ Mô tả chi tiết được các bước và thao tác thực hiện trong từng bước của quy trình làm nước hoa khô handmade.

+ Mô tả chi tiết lượng các nguyên liệu, thời gian, điều kiện thực hiện cụ thể trong mỗi bước làm nước hoa khô handmade.

+ Sản phẩm: 05 hũ nước hoa khô handmade có đầy đủ nhãn ghi thành phần c Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:

- Trình bày được thành phần và tác dụng của một số loại nước hoa khô thường gặp trong đời sống.

- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo nước hoa khô theo các tiêu chí đã cho.

- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế quy trình làm nước hoa khô handmade theo các tiêu chí đã cho.

- Lập kế hoạch làm việc cá nhân và nhóm để nghiên cứu kiến thức nền và đưa ra bản đề xuất quy trình làm nước hoa khô handmade. d Cách thức tổ chức hoạt động

Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu về 1 số loại nước hoa khô được sử phổ biến hiện nay như: Nước hoa khô Mami sango, Le soft, vườn mưa của Cỏ mềm Lush,… trên mạng internet, bao gồm tìm hiểu về thành phần và quy trình làm nước hoa khô

- GV tổ chức cho HS trình bày về những thông tin đã tìm hiểu được tại nhà: về thành phần và tác dụng của một số loại nước hoa khô Trong đó cần chỉ rõ thành phần định tính và định lượng (nếu có), tác dụng của từng loạinước hoa khô và từng thành phần trong đó.

- Một số HS trình bày những nội dung đã tìm hiểu trước lớp - GV cho học sinh xem video quy trình làm nước hoa khô đơn giản mà giáo viên tự thực hiện; sau đó kết hợp với những thông tin học sinh đã tìm hiểu được ở nhà để tổ chức thảo luận bằng cách đặt 1 số câu hỏi theo bảng 2….

- GV đặt vấn đề về nhu cầu sử dụng các sản phẩm handmade trong thời điểm hiện nay Giao nhiệm vụ nghiên cứu ra sản phẩm là công thức, quy trình làm nước hoa khô, đưa ra các tiêu chí của sản phẩm

- GV hỏi HS và xác nhận kiến thức cần sử dụng để giải thích các bước trong quy trình làm nước hoa khô là biến đổi vật lý, biến đổi hóa học

Hoạt động 2 NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ TẠO NƯỚC HOA KHÔ HANDMADE a Mục tiêu

- HS tự đọc tài liệu hình thành kiến thức mới ester, một số loại tinh dầu thường gặp có chứa ester thơm thông dụng để cho vào nước hoa khô.

- Tự tìm hiểu thêm về tính chất của các nguyên liệu qua internet , bằng hiểu biết vốn có của bản thân để giải thích được các bước trong quy trình làm nước hoa khô handmade Từ đó xây dựng được một quy làm nước hoa khô handmade hoàn chỉnh theo các tiêu chí đã yêu cầu. b Nội dung

- HS nghiên cứu sách giáo khoa và tìm hiểu trên mạng internet về các kiến thức trọng tâm sau:

Công thức cấu tạo, tên gọi, đồng phân, tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng và điều chế của ester.

Phân loại ester trong tự nhiên, tổng hợp

Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của sáp ong và sáp nến

Thực hiện phép tính để tính các nguyên liệu làm nước hoa khô handmade

Tác dụng của 1 số loại tinh dầu: cam, hoa nhài,hoa hồng - HS thảo luận xây dựng công thức và quy trình chế tạo nước hoa khô handmade từ sáp ong và tinh dầu trên các căn cứ phù hợp

+ Nên chọn loại tinh dầu nào để cho vào nước hoa khô và hàm lượng là bao nhiêu? Tại sao?

+ Tinh dầu nên cho vào thời điểm nào? Làm thế nào để cho tinh dầu phân tán đều?

+ Cần xử lí dụng cụ như thế nào để đảm bảo diệt khuẩn?

- HS nghiên cứu sách giáo khoa và tìm hiểu trên mạng internet để trả lời các câu hỏi thảo luận trong bảng 2…, qua đó giải thích được các bước trong quy trình làm nước hoa khô handmade

- HS thảo luận, xây dựng quy trình sản xuất nước hoa khô handmade có mùi hương của các ester theo các tiêu chí đã thống nhất. c Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS

Đánh giá kết quả hoạt động

Bảng 2.6 Phiếu đánh giá các hoạt động nhóm (Do GV đánh giá)

Trả lời đúng ít hơn 50% các câu hỏi của giáo viên.

Trả lời đúng 50 - 60% các câu hỏi của giáo viên.

Trả lời đúng 70 - 80% các câu hỏi của giáo viên.

Trả lời đúng hơn 90% các câu hỏi của giáo viên.

Diễn đạt chưa lưu loát, rõ ràng, còn đọc nhiều.

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng nhưng chưa có sự giao tiếp với người nghe

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, có sự giao tiếp với người nghe

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, lời nói cuốn hút, có sự giao tiếp với người nghe Điểm trung bình Tổng /8

Rubric đánh giá slide

Tiêu chí Cần cố gắng Trung bình

Nội dung Chỉ trình bày được một số

Trình bày được đầy đủ

Trình bày và giải thích

Trình bày và giải thích thông tin trong nội dung yêu cầu, các thông tin còn chưa chính xác. nội dung yêu cầu, một vài chỗ còn chưa chính xác. được đầy đủ nội dung yêu cầu, các thông tin, đưa ra khoa học, chính xác nhưng chưa hấp dân. được đầy đủ nội dung yêu cầu, các thông tin, đưa ra khoa học, chính xác, hấp dân.

Slide sơ sài, không rõ ràng, không có hình ảnh có hình ảnh minh họa.

Slide sơ sài, không rõ ràng, không có hình ảnh có hình ảnh minh họa.

Slide đẹp, màu sắc bắt mắt, chia nhánh rõ ràng, có ít hình ảnh minh họa, thể hiện sự sáng tạo của nhóm.

Slide đẹp, màu sắc bắt mắt, chia nhánh rõ ràng, có nhiều hình ảnh minh họa, thể hiện sự sáng tạo của nhóm.

Bố cục hưa khoa học, nội dung phân chia lộn xộn

Bố cục hưa khoa học, nội dung phân chia lộn xộn

Bố cục rõ ràng, khoa học, phân chia nội dung hợp lí và logic

Bố cục rõ ràng, khoa học, phân chia nội dung hợp lí và logic Điểm trung bình Tổng/ 9

Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm nước hoa khô handmade

1.Quy trình và thao tác thực hiện

Thực hiện không đúng các bước hướng dẫn

Thực hiện theo đúng các bước được hướng dẫn Thao tác còn lúng túng, chưa nhuần nhuyễn, không khéo léo

Thực hiện theo đúng các bước được hướng dẫn Thao tác khá nhuần nhuyễn, nhưng còn chưa khéo léo

Thực hiện theo đúng các bước được hướng dẫn.

Thao tác thành thục, nhuần nhuyễn và khéo léo

Nước hoa khô chưa hình thành theo khuôn

Nước hoa khô thành hình theo khuôn tuy nhiên khi sử dụng không tạo mùi thơm dễ chịu.

Nước hoa khô thành hình theo khuôn, khi sử dụng tạo mùi thơm dễ chịu nhưng bề mặt nước hoa khô bị rỗ.

Nước hoa khô thành hình Theo khuôn, bề mặt không bị rỗ, khi sử dụng tạo mùi hương thơm, dễ chịu

Nước hoa khô không có mùi hương

Nước hoa khô có màu sắc chưa đẹp, mùi hương không hấp dẫn.

Nước hoa khô chỉ có màu sắc đẹp hoặc mùi hương hấp dẫn.

Nước hoa khô có màu sắc đẹp và mùi hương hấp dẫn và đa dạng Điểm trung bình

Bảng 2.7 Bảng phân công nhiệm vụ thành viên trong nhóm

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM Tên hoạt động:………

Họ tên thành viên Nội dung nhiệm vụ cần thực hiện

Thời gian hoàn thành Nhận xét

(Kí và ghi rõ họ tên)

Bảng 2.8 Phiếu theo dõi hoạt động dành cho nhóm

PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO NHÓM Tên hoạt động:

Tên công việc thực hiện

Người trợ giúp Đánh giá chất lượng công việc

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bảng 2.9 Phiếu theo dõi hoạt động dành cho GV

PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG HS (DÀNH CHO GV) Lớp:………

Thời gian Nhóm HS Công việc thực hiện

Vấn đề HS thắc mắc hoặc cần trợ giúp

-Các tiêu chí và mức độ đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học (bảng 2.2)

Phụ lục Bộ câu hỏi định hướng của dự án: Nước hoa khô handmade Nhiệm vụ 1:

Nghiên cứu sách giáo khoa, internet, các tài liệu liên quan để trả lời các câu hỏi sau:

1) Ester là gì? Công thức cấu tạo, danh pháp?

2) Các loại ester nào có trong tự nhiên thường gặp?

3) Nên chọn loại tinh dầu nào để cho nước hoa khô? Tại sao?

4) Tinh dầu nên cho vào thời điểm nào trong quá trình chế tạo?

Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm, xác định/thực hiện:

5) Tỷ lệ sáp và tinh dầu, loại tinh dầu Giải thích lí do lựa chọn.

6) Lượng nguyên liệu cần dùng.

7) Các bước chế tạo nước hoa khô handmade.

8) Mô tả quy trình chế tạo nước hoa khô từ sáp ong, tinh dầu.

9) Có khuyến cáo gì để chế tạo sản phẩm nước hoa khô có thể đưa ra được thị trường?

10) Hướng phát triển sản phẩm?

2.4.2 KHBD 2: Bài học STEM về “xà phòng handmade”

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tên bài học: Làm xà phòng handmade

Môn học: Hóa học 12 Thời gian thực hiện: 2 tiết I Mô tả bài học

- Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về lipid: công thức cấu tạo, danh pháp, đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của lipid vào cuộc sống, vào kỹ thuật: mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, …

Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện Dự án “Điều chế được xà phòng từ nguyên liệu thiên nhiên (nguyên liệu chính là dầu dừa và NaOH, kết hợp với hương liệu tự nhiên là sả, dâu, quế, chanh, bưởi… ) HS giới thiệu được công thức, quy trình chế tạo xà phòng handmade, giải thích được cơ sở của cách thực hiện từng bước, nguyên liệu và tỉ lệ pha trộn các chất, đánh giá được sản phẩm dựa trên các tiêu chí đặt ra.

Các yếu tố STEM trong dự án: Sản xuất xà phòng handmade Khoa học (S) Công nghệ (T) Kỹ thuật (E) Toán học (M)

Quá trình thủy phân lipid trong sodium hydroxide

Quy trình sản xuất xà phòng handmade.

Kỹ thuật sử dụng các dụng cụ, thiết bị, kỹ thuật khuấy, kỹ thuật chọn nguyên liệu

Tính toán được nguyên liệu cần chuẩn bị cho thí nghiệm làm xà phòng handmade

Nội dung, yêu cầu cần đạt

1 Về kiến thức - Nêu được khái niệm về lipid - Trình bày được ứng dụng của chất béo và acid béo (omega-3 và omega-6).

- Nêu được khái niệm, đặc điểm về cấu tạo và tính chất chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp.

- Trình bày được một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.

- Giải thích được tính chất hóa học của lipid - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng xà phòng hoá chất béo.

- Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ HS nghiên cứu, xử lý thông tin trong SGK, imternet, trang web, các nguồn tài liệu khác,

+Trình bày tóm tắt nội dung về công thức cấu tạo, danh pháp, đồng phân, phân loại các lipid, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, các ứng dụng của lipid, vận dụng kiến thức nền để sản xuất xà phòng handmade

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kĩ năng thực hành làm xà phòng handmade, phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm xà phòng để có được 1 bánh xà phòng đẹp, đúng yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Tìm hiểu và thống nhất quy trình sản xuất xà phòng và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.

+ Lập kế hoạch với các thành viên để chế tạo xà phòng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

+ Trình bày, bảo vệ được bản đề xuất công thức, quy trình và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận bằng các kiến thức về lipid đã tìm hiểu và kiến thức liên quan.

+ Tự nhận xét, đánh giá được sản phẩm, quá trình làm việc cá nhân và nhóm

* Các năng lực đặc thù a Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau - Trình bày được phương pháp điều chế xà phòng.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của lipid (phản ứng xà phòng hóa) b Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động:

- Thảo luận, quan sát và thiết kế quy trình làm xà phòng handmade.

- Nhận ra và xác định được vấn đề, phát biểu được vấn đề về xà phòng được làm từ các nguyên liệu tự nhiên nào.

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết về thức và quy trình sản xuất xà phòng - Lập kế hoạch thực hiện chế tạo xà phòng

- Trình bày được kết quả sản phẩm, bàn luận kết quả và rút ra nhận xét, đánh giá, cải tiến hoàn thiện sản phẩm. c Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được

- Quan sát hiện tượng, thực hành thí nghiệm, tiến hành chế tạo sản phẩm xà phòng từ các nguyên liệu đã chuẩn bị.

- Từ sản phẩm đã chế tạo, liên hệ kiến thức đã tìm hiểu ở các tài liệu để luận giải về sản phẩm đã chế tạo, rút ra được các kiến thức của bài học.

- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng xà phòng hoá chất béo.

- Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.

- Chăm chỉ, tự tìm tòi, xử lý thông tin trong SGK, interner, trang web,…về tính chật vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của lipid

- Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao, phát huy khả năng tư duy của HS Sử dụng hóa chất đúng cách, tiết kiệm, giữ gìn các dụng cụ dùng chung như cân, cốc thủy tinh,

- Trung thực: Trung thực trong quá trình đề xuất quy trình và sản xuất xà phòng handmade

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc khoa học, chính xác.

- Bồi dưỡng lòng yêu khoa học, tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học,tạo hứng thú cho môn học Tuyên truyền cho HS, GV về tầm quan trọng của việc sử dụng xà phòng an toàn

Chuẩn bị

1 Giáo viên - Phương pháp dạy học dự án, dạy học nhóm.

- Bộ câu hỏi định hướng.

- Phiếu đánh giá dự án của GV và HS; nguồn tài liệu tra cứu; nguồn internet,

- Các rublic đánh giá sản phẩm xà phòng handmade.

- Nội dung kiến thức chốt sau dự án hoàn thành.

- Trang thiết bị dạy học cần thiết để thực hiện dự án, nguyên liệu cần dùng để làm thí nghiệm thực hành.

- Các tài liệu liên quan đến xà phòng handmade 2 Học sinh

Sách giáo khoa, sách tham khảo, máy tính,…;

- Giấy A0, bút màu,hũ, tinh dầu,…;

- Kiến thức liên quan đến Ester;

- Thiết bị hỗ trợ học tập và các phần mềm khác (nếu có, khi cần thiết);

- Sổ nhật kí thực hiện dự án;

- Điện thoại (có chức năng quay phim) hoặc máy quay phim;

- Máy tính vào mạng internet (laptop).

- Nguồn tài liệu tham khảo:

3 Tài liệu tham khảo và các nguồn tài liệu bổ trợ a.Tài liệu tham khảo

+ SGK Hóa học 12, tự tìm hiểu thực tiễn, các tài liệu tham khảo khác và nguồn trên internet.

+ GV cung cấp các link web cho HS tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=xw8FXQmZulY https://www.youtube.com/watch?v=5HGcuNYtUlA + GV cần chủ động tìm hiểu và trang bị những kiến thức thực tế về quy trình làm xà phòng handmade thì bài học STEM được thiết kế mới có nội dung hợp lý, logic, có sức thuyết phục.

- Người nghiên cứu đã tìm hiểu các bước trong quy trình làm xà phòng handmade Quy trình tuân thủ những bước chính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

- 12 ml NaOH - 40 ml nước cất - 100 ml dầu dừa - tinh dầu hoa bưởi - 10 grNaCl

- 1 khay silicol đựng sản phẩm - dầu gấc để tạo màu, hoặc chất tạo màu khác - 1 xoong inoc, đũa thủy tinh hoặc đũa tre để khuấy - Nhiệt kế

- Bếp từ- Các cốc đựng các dung dịch trênBước 2: Cân, đong nguyên liệu- Đeo găng tay, đeo khẩu trang để tránh khí phát ra từ hỗn hợp Sau đó đổ từ từ bột kiềm vào nước, khuấy thật kĩ để hòa tan với nước, (không đổ nước ngược vào bột kiềm, nước để hòa tan bột kiềm là nước nguội hoặc lạnh, vì phản ứng xảy ra có tỏa nhiệt ) Khi khuấy tan, hỗn hợp sẽ tự nóng lên Sau đó để dung dịch nguội đến 65 độ.

- Đổ dung dịch NaOH từ từ vào cốc đựng dầu dừa đã đong sẵn, khuấy thật đều để tạo dung dịch đồng nhất.

Bước 3: Đun nguyên liệu - Cho NaCl hòa tan vào dung dịch đồng nhất đã thực hiện ở bước 2, sau đó cho lên bếp đun nóng ở nhiệt độ 50,60 độ trong thời gian 30, 40 phút Trong quá trình đun, dùng đũa tre hoặc đũa thủy tinh khuấy thật đều cho dung dịch dần sệt lại

- Tắt bếp, cho tinh dầu thơm, dầu gấc hoặc chất tạo màu vào khuấy đều và đổ nhanh vào khuôn silicol đã chuẩn bị sẵn

Bước 4: Chờ dung dịch đông đặc là chúng ta đã hoàn thành xong quá trình tạo ra xà phòng handmade.

4 Bộ câu hỏi thảo luận Các câu hỏi thảo luận, trao đổi của giáo viên cần bám sát nội dung kiến thức bài học STEM Câu hỏi phải mang tính định hướng, phát huy được khả năng sáng tạo, kích thích sự tìm tòi, khám phá của học sinh Giáo viên cần cung cấp câu hỏi thảo luận cho học sinh trước khi học sinh tiến hành quá trình làm nước hoa khô để các em chủ động tìm hiểu, tham khảo ý kiến.

Tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi thảo luận dựa trên các bước trong quy trình làm xà phòng handmade và những kiến thức hóa học có liên quan như sau:

Câu hỏi thảo luận của học sinh

1 Để điều chế ra xà phòng sẽ cần những nguyên liệu nào?

2 Dựa vào đâu để chọn các nguyên liệu đó?

3 Chất béo có ở đâu để các em có thể dùng điều chế xà phòng?

4 Tại sao cần tiến hành đổ khuôn khi hỗn hợp xà phòng còn đang nóng?

5 Nên bảo quản xà phòng như thế nào? Giải thích?

6 Nếu đổ hỗn hợp vào khuôn không khéo, sản phẩm thu được sẽ bị "rỗ"

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Hãy đề xuất cách khắc phục.

7 pH của xà phòng trong khoảng bao nhiêu thì an toàn? Giải thích

5 Dự kiến sản phẩm - Sản phẩm của HS: Bài thuyết trình tìm hiểu về quy trình làm xà phòng handmade.

- Kết quả tham gia đánh giá và tự đánh giá dự án.

V Kế hoạch thực hiện 1 Thời lượng: chủ đề bài học được thực hiện trong 3 tiết, thời gian thực hiện dự án trong 2 tuần.

Nội dung công việc Dự kiến sản phẩm HS

Tiết 1 Giới thiệu dự án

GV hướng dẫn HS tìm hiểu dự án bằng cách gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi nghiên cứu

Yêu cầu chia nhóm Yêu cầu các nhóm phân công nhiệm vụ

Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

Xây dựng tiêu chí đánh giá và công bố cho HS biết các tiêu chí đó.

Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo

Phân công nhiệm vị về nhà thực hiện

Ghi chép sổ nhật ký Quan sát và hướng dẫn

Tìm hiểu về dự án HS trả lời các câu hỏi mà GV đã gợi ý để tìm hiểu về dự án

Chia nhóm, bầu trưởng nhóm và thư ký nhóm Phân công nhiệm vụ.

Thảo luận đề xuất ý tưởng, chọn ý tưởng và lập kế hoạch dự án.

Dựa vào bộ câu hỏi định hướng để trả lời.

Nghiên cứu kiến thức nền.

Thực hiện dự án Ghi chép, lựa chọn phương án thiết kế quy trình làm xà phòng handmade. Ý tưởng dự án Lập kế hoạch dự án

Kế hoạch nhóm và bản phân công nhiệm vụ

Phiếu trả lời các câu hỏi định hướng

Sổ ghi chépThiết kế được quy trình sản xuất xà phòng

HS tra cứu tài liệu, giúp đỡ các nhóm khi các nhóm cần giúp đỡ Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ dự án

Tiếp tục nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến dự án Các thành viên nhóm tiếp tục thảo luận, nhóm trưởng đôn đốc và quán xuyến công việc, bám sát tiến độ, thư ký ghi chép kết quả Tiết 2 Yêu cầu báo cáo sản phẩm Kiểm tra, đánh giá sản phẩm

Hoàn thiện và báo cáo sản phẩm

Bản báo cáo Powerpoint Có sản phẩm xà phòng handmade.

- GV chia lớp thành 4 nhóm HS, mỗi nhóm khoảng 8-10 HS, trong đó bầu 01 nhóm trưởng, 01 thư kí

- Nhóm trưởng phân công, điều hành thực hiện nhiệm vụ.

- Các thành viên trong nhóm hỗ trợ lẫn nhau làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.

- Nhiệm vụ cần thực hiện: Trả lời bộ câu hỏi định hướng của giáo viên; phân công nhiệm vụ thực hiện các giai đoạn của dự án; viết sổ nhật kí thực hiện dự án.

VI Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU a Mục tiêu

- HS trình bày được kiến thức về làm thế nào để sản phẩm xà phòng đảm bảo nguyên liệu sạch, an toàn và thân thiện với môi trường Tiếp nhận được nhiệm vụ quy trình sản xuất xà phòng và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

- HS trình bày được thành phần và tác dụng của xà phòng, hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về dung dịch để xác định công thức và quy trình chế tạo xà phòng (về thành phần, cách chế tạo).

- Nhằm tăng hứng thú trong việc thực hiện dự án làm xà phòng handmade có tính ứng dụng của lipid; xác định được dự án và các nhiệm vụ cần thực hiện. b Nội dung

- Ôn tập về khái niệm, tính chất vật lý, tính chất hóa học của lipid.

- Xác định 2 nhiệm vụ chính:

- Giải thích các bước của quy trình làm xà phòng handmade dựa vào kiến thức về 1 số tính chất cơ bản của các nguyên liệu sử dụng.

- Xây dựng 1 quy trình làm xà phòng handmade của riêng nhóm mình theo các yêu cầu:

+ Xác định được dụng cụ, nguyên liệu cần sử dụng, ưu tiên những nguyên liệu, dụng cụ có sẵn, có thể tận dụng, dễ kiếm,…

+ Mô tả chi tiết được các bước và thao tác thực hiện trong từng bước của quy trình làm xà phòng handmade.

+ Mô tả chi tiết lượng các nguyên liệu, thời gian, điều kiện thực hiện cụ thể trong mỗi bước làm xà phòng handmade.

+ Sản phẩm: 05 hũ xà phòng handmade có đầy đủ nhãn ghi thành phần c Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:

- Trình bày được khái niệm, tính chất vật lý, tính chất hóa học của lipid.

- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế quy trình làm xà phòng handmade theo các tiêu chí đã cho.

- Lập kế hoạch làm việc cá nhân và nhóm để nghiên cứu kiến thức nền và đưa ra bản đề xuất quy trình làm nước hoa khô handmade. d Cách thức tổ chức hoạt động

Trong buổi học trước, GV đặt vấn đề: 1 số loại xà phòng handmade được sử phổ biến hiện nay nhưng trong số các loại có chất lượng tốt thì cũng có nhiều sản phẩm gây hại cho da, đặc biệt là loại da nhạy cảm của các em nhỏ Vậy, làm thế nào để có một sản phẩm xà phòng tốt và phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt dành cho những làn da nhạy cảm; được sản xuất từ nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường

Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu thông tin bài Lipid Sách Giáo Khoa Hóa học 12 để thu nhận các thông tin và kiến thức về các nội dung sau:

- Khái niệm chất béo, thành phần và tính chất hóa học của chất béo.

- Vai trò và ứng dụng của chất béo trong đời sống, sản xuất chất béo.

GV đặt câu hỏi để HS trả lời:

? chất béo là gì, vai trò của chất béo, ứng dụng của chất béo

GV tổng kết bổ sung, chỉ ra được: Chất béo là nguyên liệu chính để sản xuất xà phòng?

- GV tổ chức cho HS trình bày về những thông tin đã tìm hiểu được tại nhà.

- Một số HS trình bày những nội dung đã tìm hiểu trước lớp - GV cho học sinh xem video quy trình làm xà phòng handmade đơn giản mà giáo viên tự thực hiện; sau đó kết hợp với những thông tin học sinh đã tìm hiểu được ở nhà để tổ chức thảo luận bằng cách đặt 1 số câu hỏi theo bảng 2….

- GV đặt vấn đề về nhu cầu sử dụng các sản phẩm handmade trong thời điểm hiện nay Giao nhiệm vụ nghiên cứu ra sản phẩm là công thức, quy trình làm nước xà phòng handmade, đưa ra các tiêu chí của sản phẩm

- GV hỏi HS và xác nhận kiến thức cần sử dụng để giải thích các bước trong quy trình làm xà phòng handmade

GV phát nguyên liệu và phiếu hướng dẫn/phiếu học tập làm thí nghiệm cho các nhóm để các nhóm tự tiến hành thí nghiệm:

Nguyên vật liệu: Mỗi nhóm HS sẽ nhận được một số vật liệu và dụng cụ sau:

- Hóa chất: dầu dừa, NaOH rắn, nước,

- Dụng cụ: Nồi, khuôn, cốc đong, bếp, đũa khuấy

- Bước 1: Các nhóm thống nhất lựa chọn nguyên liệu chính để sản xuất xà phòng của nhóm mình: dầu dừa

- Bước 2: Phân công từng thành viên chuẩn bị hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm.

- Bước 3: Cả nhóm thống nhất lựa chọn loại hình trình bày báo cáo: video, hình ảnh Bản trình chiếu.

- HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV quan sát hỗ trợ nếu cần.

- Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận.

- GV nhận xét, chốt kiến thức: các nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm đều có thể sử dụng để làm xà phòng thân thiện với môi trường.

Hoạt động 2 NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ a Mục tiêu

Đánh giá kết quả hoạt động

Bảng 2.10 Phiếu đánh giá các hoạt động nhóm (Do GV đánh giá)

Trả lời đúng ít hơn 50% các câu hỏi của giáo viên.

Trả lời đúng 50 - 60% các câu hỏi của giáo viên.

Trả lời đúng 70 - 80% các câu hỏi của giáo viên.

Trả lời đúng hơn 90% các câu hỏi của giáo viên.

Diễn đạt chưa lưu loát, rõ ràng, còn đọc nhiều.

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng nhưng chưa có sự giao tiếp với người nghe

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, có sự giao tiếp với người nghe

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, lời nói cuốn hút, có sự giao tiếp với người nghe

Rubric đánh giá slide Tiêu chí

Chỉ trình bày được một số thông tin trong nội dung yêu cầu, các thông tin còn chưa chính xác.

Trình bày được đầy đủ nội dung yêu cầu, một vài chỗ còn chưa chính xác.

Trình bày và giải thích được đầy đủ nội dung yêu cầu, các thông tin, đưa ra khoa học, chính xác nhưng chưa hấp dân.

Trình bày và giải thích được đầy đủ nội dung yêu cầu, các thông tin, đưa ra khoa học, chính xác, hấp dân.

Slide sơ sài, không rõ ràng, không có hình ảnh có hình ảnh

Slide sơ sài, không rõ ràng, không có hình ảnh có hình

Slide đẹp, màu sắc bắt mắt, chia nhánh rõ ràng, có ít hình ảnh minh họa, thể

Slide đẹp, màu sắc bắt mắt, chia nhánh rõ ràng, có nhiều hình ảnh minh họa ảnh minh họa hiện sự sáng tạo của nhóm. minh họa, thể hiện sự sáng tạo của nhóm.

Bố cục chưa khoa học, nội dung phân chia lộn xộn

Bố cục hưa khoa học, nội dung phân chia lộn xộn

Bố cục rõ ràng, khoa học, phân chia nội dung hợp lí và logic

Bố cục rõ ràng, khoa học, phân chia nội dung hợp lí và logic

Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm xà phòng handmade

Quy trình và thao tác thực hiện

Thực hiện không đúng các bước hướng dẫn

Thực hiện theo đúng các bước được hướng dẫn Thao tác còn lúng túng, chưa nhuần nhuyễn, không khéo léo

Thực hiện theo đúng các bước được hướng dẫn Thao tác khá nhuần nhuyễn, nhưng còn chưa khéo léo

Thực hiện theo đúng các bước được hướng dẫn

Thao tác thành thục, nhuần nhuyễn và khéo léo

Xà phòng chưa hình thành theo khuôn

Xà phòng thành hình theo khuôn tuy nhiên khi sử dụng không tạo mùi thơm dễ chịu và bề mặt nước hoa khô bị rỗ, chưa làm sạch được nhiều vết bẩn

Xà phòng thành hình theo khuôn, khi sử dụng tạo mùi thơm dễ chịu nhưng bề mặt nước hoa khô bị rỗ, làm sạch được vết bẩn

Xà phòng thành hình Theo khuôn, bề mặt không bị rỗ, khi sử dụng tạo mùi hương thơm, dễ chịu, làm sạch tốt vết bẩn

Xà phòng không có mùi hương

Xà phòng có màu sắc chưa đẹp, mùi hương không hấp dẫn.

Xà phòng chỉ có màu sắc đẹp hoặc mùi hương hấp dẫn.

Xà phòng có màu sắc đẹp và mùi hương hấp dẫn và đa dạng mùi hương

Bảng 2.11 Bảng phân công nhiệm vụ thành viên trong nhóm

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM Tên hoạt động:……….………

Họ tên thành viên Nội dung nhiệm vụ cần thực hiện

(Kí và ghi rõ họ tên)

Bảng 2.12 Phiếu theo dõi hoạt động dành cho nhóm

PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO NHÓM Tên hoạt động:………

Tên công việc thực hiện

Người trợ giúp Đánh giá chất lượng công việc

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bảng 2.13 Phiếu theo dõi hoạt động dành cho GV

PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG HS (DÀNH CHO GV) Lớp:………

Nhóm HS Công việc thực hiện

Vấn đề HS thắc mắc hoặc cần trợ giúp

Bảng 2.14 Bảng phân công nhiệm vụ thành viên trong nhóm

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM Tên hoạt động:………

Họ và tên thành viên Nội dung nhiệm vụ cần thực hiện

(Kí và ghi rõ họ tên)

Bảng 2.15 Phiếu theo dõi hoạt động dành cho nhóm

PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO NHÓM Tên hoạt động:………

Tên công việc thực hiện

Người thực hiện Người hỗ trợ Đánh giá chất lượng công việc

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bảng 2.16 Phiếu tự đánh giá dành cho nhóm

PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG HS (DÀNH CHO GV) PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG HS (DÀNH CHO GV) Lớp:………

Nhóm HS Công việc thực hiện

Vấn đề HS thắc mắc hoặc cần trợ giúp

Bảng 2.17 Phiếu đánh giá các hoạt động nhóm (Do GV đánh giá)

Mức độ đánh giá Đánh giá

Tốt (4 đ) 1.Nội dung trình bày

Trả lời đúng ít hơn 50% các câu hỏi của GV.

Trả lời đúng 50 - 60% các câu hỏi của GV.

Trả lời đúng 70 - 80% các câu hỏi của GV

Trả lời đúng hơn 90% các câu hỏi của GV.

Cách thức trình bày

Diễn đạt chưa lưu loát, rõ ràng, còn đọc nhiều.

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng nhưng chưa có sự giao tiếp với người nghe

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, có sự giao tiếp với người nghe

Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, lời nói cuốn hút, có sự giao tiếp với người nghe

Các tiêu chí và mức độ đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học (bảng 2.2)

-Bộ câu hỏi định hướng của dự án: Sản xuất xà phòng handmade Nhiệm vụ 1:

Nghiên cứu sách giáo khoa, internet, các tài liệu liên quan để trả lời các câu hỏi sau:

1) Chất béo là gì? Công thức cấu tạo, danh pháp?

2) Dầu và mỡ có điểm gì khác nhau về CTCT?

3) Nên chọn loại tinh dầu nào để cho vào xà phòng? Tại sao?

4) Để điều chế ra xà phòng sẽ cần những nguyên liệu nào?

5) Hãy nêu các bước tiến hành để điều chế xà phòng?

6) Tinh dầu nên cho vào thời điểm nào trong quá trình chế tạo?

Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm, xác định/thực hiện:

7) Tỷ lệ dầu dừa, NaOH, loại tinh dầu Giải thích lí do lựa chọn.

8) Lượng nguyên liệu cần dùng.

9) Các bước chế tạo xà phòng handmade.

10) Mô tả quy trình chế tạo xà phòng từ dầu dừa, tinh dầu.

11) Có khuyến cáo gì để chế tạo sản phẩm xà phòng có thể đưa ra được thị trường?

12) Hướng phát triển sản phẩm?

Trong chương 2, tôi đã trình bày một số nội dung sau:

- Phân tích nội dung và yêu cầu cần đạt trong phần Ester - Lipid, Hóa học 12, Chương trình Hóa học phổ thông 2018.

- Xác định được nguyên tắc xây dựng bài học STEM với mục tiêu dạy học để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

- Xác định được quy trình xây dựng bài học STEM.

- Đề xuất được 2 nội dung bài học STEM trong phần Ester - Lipid, Hóa học 12.

- Thiết kế được 2 kế hoạch dạy học bài học STEM phần Ester - Lipid, Hóa học 12.

- Xây dựng được bộ công cụ đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh THPT.

- Để kiểm nghiệm giá trị khoa học của các kết quả nghiên cứu, chương tiếp theo, nghiên cứu sẽ trình bày phương pháp kiểm nghiệm, đánh giá những kết quả thực tiễn khi sử dụng chủ đề giáo dục STEM để dạy học môn Hoá học 12 phần ester- lipid, Hóa học 12

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm là cách để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra Mục đích tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm:

- Khẳng định hướng nghiên cứu đúng đắn, tính cần thiết, tính thực tiễn của đề tài.

- Đánh giá tính khả thi, tính phù hợp, chất lượng và hiệu quả của bài học STEM trong phần Ester - Lipid

-Đánh giá được năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh THPT.

3.2 Nhiệm vụ và nội dung thực nghiệm sư phạm

Chọn đối tượng và địa bàn để tổ chức TNSP: Lựa chọn địa bàn, đối tượng thực nghiệm sư phạm (TNSP): Học sinh lớp 12 của trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội : Trường THPT Hoàng Mai.

Thiết kế phiếu điều tra và tiến hành điều tra GV và HS về sử dụng bài học STEM trong môn Hóa học 12 nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS.

Thiết kế kế hoạch dạy học bài học bài học STEM môn Hóa học cho HS lớp 12 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và công cụ đánh giá năng lực TH TGTN dưới góc độ hóa học cho học sinh (bài kiểm tra, phiếu tự đánh giá của học sinh và phiếu đánh giá của giáo viên)

Tiến hành TNSP, thu thập và xử lý kết quả TNSP.

Thiết kế thang đo và công cụ đánh giá:

+ Đánh giá kiến thức thông qua các bài kiểm tra.

+ Đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh thông qua các bảng kiểm quan sát.

+ Đánh giá thái độ: Hứng thú học tập của HS khi được học theo định hướng giáo dục STEM.

3.3 Kế hoạch thực và tiến hành nghiệm sư phạm

3.3.1 Đối tượng, địa bàn, thời gian

Lựa chọn học sinh lớp 12 của trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội: Trường THPT Hoàng Mai.

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là các lớp có kết quả học tập và trình độ nhận thức tương đương nhau Kết quả các bài kiểm tra thường xuyên và định kì được sử dụng làm căn cứ đánh giá, khảo sát mức độ nhận thức của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

3.3.2 Tiến hành dạy học 3.3.2.1 Chuẩn bị thực nghiệm

- Thiết kế một số bài học STEM chương ester - lipid với 2 chủ đề: Nước hoa khô handmade, xà phòng handmade.

- Kiểm tra đánh giá HS và lựa chọn lớp TN và lớp ĐC.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học và dụng cụ cần thiết nhằm đảm bảo cho tiến trình dạy học đạt hiệu quả.

- Tổ chức dạy TN, đánh giá NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS thông qua các bảng kiểm quan sát trong giờ học, rút kinh nghiệm giờ dạy và tiến hành kiểm tra cuối mỗi chương, chấm bài kiểm tra, thống kê điểm số.

- Thực nghiệm sư phạm giữa các lớp 12A1, 12A2 Trong đó lớp 12A1 là lớp đối chứng với 35 HS và lớp 12A2 là lớp thực nghiệm với 36 HS Ở lớp đối chứng giáo viên vẫn dạy theo phương pháp thông thường, chỉ tiến hành các thí nghiệm có sẵn trong sách giáo khoa Hóa học 12 mà các em đang sử dụng Lớp thực nghiệm giáo viên sử dụng các thí nghiệm theo chủ đề có liên quan đến nội dung chương trình học của các em, kết hợp giữa kiến thức cơ bản với thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho các em khi dạy học.

- Để tiến hành kiểm tra, tôi đã cho cả hai lớp làm 2 bài kiểm tra: 15 phút và 45 phút.

3.3.3 Kiểm tra, đánh giá Để đánh giá sự phát triển của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, chúng tôi căn cứ vào việc quan sát thái độ, hành động và sự hoàn thành nhiệm vụ của học sinh trong quá trình học tập, thông qua các biểu hiện của năng lực này.

Việc so sánh kết quả đánh giá năng lực học sinh trong lớp TN trước và sau qua bộ công cụ đánh giá là căn cứ đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh. Để đánh giá hiệu quả về mặt kiến thức mà học sinh thu nhận được sau khi kết thúc hoạt động, chúng tôi tiến hành kiểm tra học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng Để tiến hành kiểm tra, tác giả đã cho cả hai lớp làm hai bài kiểm tra:

Bài 15 phút hình thức trắc nghiệm 100% (10 câu hỏi trắc nghiệm) Bài 45 phút hình thức trắc nghiệm 100% (20 câu hỏi trắc nghiệm) Bài kiểm tra được chấm và kết quả được phân loại, xử lý bằng phương pháp thống kê toán học.

3.3.4 Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Phân tích, xử lý kết quả điểm kiểm tra của HS theo phương pháp thống kê toán học.

Một số thông số được sử dụng trong quá trình xử lí và bình luận kết quả của nghiên cứu:

+ Điểm trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự hội tụ của bảng số liệu.

Lớp thực nghiệm: ; Lớp đối chứng:

Trong đó: xi là các giá trị điểm của nhóm thực nghiệm; ni là số HS đạt điểm kiểm tra xi hoặc yi; yi là các giá trị điểm của nhóm đối chứng; là tổng số HS của lớp TN và lớp ĐC được kiểm tra.

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Nguyễn Văn Biên và Dương Thị Yến, 2019. Vận dụng TRIZ trong dạy học chủ đề STEM nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 64, No. 9, tr. 165-176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng TRIZ trong dạy học chủđề STEM nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
[3]. Nguyễn Văn Biên, 2015. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về Khoa học Tự nhiên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 60, No. 2, tr.61-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về Khoa học Tựnhiên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
[7]. Nguyễn Mậu Đức, Nguyễn Quang Linh, Vũ Thị Hồng Linh, Tổ chức dạy học chủ đề “Sản xuất tinh dầu quế” theo định hướng giáo dục STEM nhắm phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol.66, 2021, p.249-258 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy họcchủ đề “Sản xuất tinh dầu quế” theo định hướng giáo dục STEM nhắm pháttriển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng cho học sinh
[9]. Nguyễn Mậu Đức, Đinh Thị Ngoan (2019), Thiết kế chủ đề “pin- chanh”(chương trình Hóa học vô cơ lớp 12) theo định hướng giáo dục STEM, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, 2019, p. 214-221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế chủ đề “pin- chanh”"(chương trình Hóa học vô cơ lớp 12) theo định hướng giáo dục STEM
Tác giả: Nguyễn Mậu Đức, Đinh Thị Ngoan
Năm: 2019
[10]. Phạm Thị Kim Giang, Vũ Thị Hải Hà (2021), Dạy học trải nghiệm STEM phần Ancol - Axit cacboxylic - Este nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Thiết bị và Giáo dục, số 242, kỳ 1 tháng 6, 2021, tr. 7-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học trải nghiệm STEMphần Ancol - Axit cacboxylic - Este nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoahọc cho học sinh trung học phổ thông
Tác giả: Phạm Thị Kim Giang, Vũ Thị Hải Hà
Năm: 2021
[11] Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hànhđến tư duy sáng tạo
Tác giả: Nguyễn Thành Hải
Nhà XB: NXB trẻ
Năm: 2019
[13]. Nguyễn Công Khanh (2014), Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm Hà Nội
Năm: 2014
[14]. Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành (2017), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa họcở trường phổ thông
Tác giả: Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2017
[15]. Đặng Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Phùng Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở vàtrung học phổ thông, NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và"trung học phổ thông
Tác giả: Đặng Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Phùng Quang Linh, Hoàng Phước Muội
Nhà XB: NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh
Năm: 2018
[16]. Đặng Thanh Nga, Hoàng Phước Muội, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ (2018), Dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở, NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học chủ đề STEM cho học sinhtrung học phổ thông và trung học cơ sở
Tác giả: Đặng Thanh Nga, Hoàng Phước Muội, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ
Nhà XB: NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh
Năm: 2018
[17]. Đỗ Hồng Ngọc, Lê Huy Hoàng, Trần Trung Ninh (2021), Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học thông qua dạy học STEM phần phi kim Hóa học 12, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol.66, p.24-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lựctìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học thông qua dạy học STEM phầnphi kim Hóa học 12
Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc, Lê Huy Hoàng, Trần Trung Ninh
Năm: 2021
[18]. Trần Trung Ninh, Trần Thế Sang, Đoàn Thanh Tường (2019), Dạy học một số chủ đề STEM phần phi kim nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Kỉ yếu Hội thảo 20 năm mô hình đào tạo giáo viên liên thông, tr. 188-196 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học một sốchủ đề STEM phần phi kim nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sángtạo cho học sinh
Tác giả: Trần Trung Ninh, Trần Thế Sang, Đoàn Thanh Tường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Kỉ yếu Hội thảo 20 năm môhình đào tạo giáo viên liên thông
Năm: 2019
[19] ThS. Nguyễn Thị Minh Phượng, ThS. Nguyễn Phạm Thúy (2011), Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB tổng hợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nangphương pháp sư phạm
Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Minh Phượng, ThS. Nguyễn Phạm Thúy
Nhà XB: NXB tổng hợp TP.HCM
Năm: 2011
[20]. Lê Xuân Quang (2017), Luận văn tiến sĩ, Dạy học môn Hóa học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học môn Hóa học phổ thôngtheo định hướng giáo dục STEM
Tác giả: Lê Xuân Quang
Năm: 2017
[22]. Nguyễn Quang Thái (2016), Dạy học chủ đề tích hợp nội dung thực tiễn với kiến thức hóa học phần Oxi - Lưu huỳnh lớp 10, Luận văn thạc sỹ sư phạm Hóa học, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học chủ đề tích hợp nội dung thực tiễn vớikiến thức hóa học phần Oxi - Lưu huỳnh lớp 10
Tác giả: Nguyễn Quang Thái
Năm: 2016
[23]. Nguyễn Thị Thanh, Phan Thanh Hà, Xây dựng kế hoạch bài học STEM môn Khoa học Tự nhiên đáp ứng chương trình phổ thông 2018, Tạp chí Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng kế hoạch bài học STEM mônKhoa học Tự nhiên đáp ứng chương trình phổ thông 2018
[24] Chu Cẩm Thơ (2016), Bài học từ thay đổi đào tạo/bồi dưỡng GV từ ngày hội STEM và ngày toán học mở ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, 61(10), tr. 195- 201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài học từ thay đổi đào tạo/bồi dưỡng GV từ ngày hộiSTEM và ngày toán học mở ở Việt Nam
Tác giả: Chu Cẩm Thơ
Năm: 2016
[25]. Mark Windale (2016), Giáo dục STEM bồi dưỡng những nhà đổi mới, sáng tạo trong tương lai, Hội thảo Vai trò của nhà nước và các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục STEM, Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục STEM bồi dưỡng những nhà đổi mới, sángtạo trong tương lai
Tác giả: Mark Windale
Năm: 2016
[26]. Đặng Thị Oanh (2010), Lí luận cơ bản một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, ĐHSP Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận cơ bản một số kĩ thuật và phương pháp dạyhọc tích cực
Tác giả: Đặng Thị Oanh
Năm: 2010
[27]. Morrison, J. and B. Bartlett (2009), STEM as a curriculum: An experimental approach. Retrieved from http://www.labaids.com/docs/ STEM / EdWeekArticleSTEM.pdf, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: STEM as a curriculum: An experimentalapproach
Tác giả: Morrison, J. and B. Bartlett
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN