1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế website hỗ trợ dạy học phần nitrogen và sulfur nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh

138 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và sulfur” nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh
Tác giả Dương Nữ Khánh Lê
Người hướng dẫn TS. Vũ Minh Trang
Trường học Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 42,69 MB

Nội dung

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, xin được cảm ơn Cô vì luôn tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Thiết kế website hỗ trợ dạy học

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

BỘ MÔN HÓA HỌC

Mã số: 8140212.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Minh Trang

HÀ NỘI – 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế, không có thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác Để có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên hướng dẫn của mình là TS Vũ Minh Trang Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, xin được cảm ơn Cô vì luôn tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài

“Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và sulfur” nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh”

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các Thầy, Cô của Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, đặc biệt là các Thầy, Cô đã từng giảng dạy lớp QH-2020-S Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN Nhờ đó mà tôi đã tích luỹ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu vô cùng quý báu

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo, các bạn học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia thực nghiệm sư phạm để giúp tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nghiên cứu bằng sự nhiệt tình và tâm huyết nhất song chắc chắn không tránh khỏi còn những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô, các bạn và các độc giả Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Dương Nữ Khánh Lê

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các năng lực đặc thù môn Hóa học 18

Bảng 1.2 Cấu trúc và các biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học 19

Bảng 1.3 Bảng đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học của học sinh 20

Bảng 2.1 Hệ thống danh pháp hoá học trong phần “Nitrogen và Sulfur” 44

Bảng 2.2 Nội dung website “Bảo tàng Nitrogen” 53

Bảng 2.3 Nội dung website “Thành phố Sulfur” 60

Bảng 2.4 Bảng đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học của học sinh trong chủ đề “Nitrogen” 76

Bảng 2.5 Bảng đánh giá sản phẩm nhóm của học sinh chủ đề “Sulfur và hợp chất” 88

Bảng 2.6 Bảng đánh giá sự cộng tác nhóm của học sinh chủ đề “Sulfur và hợp chất” 89

Bảng 2.7 Bảng đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học của học sinh trong chủ đề “Sulfur và hợp chất” 90

Bảng 2.8 Ma trận bài kiểm tra 15 phút chủ đề “Nitrogen” 93

Bảng 2.9 Ma trận bài kiểm tra 15 phút chủ đề “Sulfur và hợp chất” 95

Bảng 3.1 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 100

Bảng 3.2 Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur”của học sinh 102

Bảng 3.3 Kết quả tự đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học của học sinh tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ 103

Bảng 3.4 Kết quả giáo viên đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học của học sinh tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ 104

Bảng 3.5 Kết quả tự đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học của học sinh tại Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh 105

Bảng 3.6 Kết quả giáo viên đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học của học sinh tại Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh 106

Trang 6

Bảng 3.7 Phân phối tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ 108 Bảng 3.8 Thống kê các tham số đặc trưng 109 Bảng 3.9 Phân phối tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra tại Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh 110 Bảng 3.10 Thống kê các tham số đặc trưng 111

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Giao diện trang chủ của WordPress.com 15

Hình 1.2 Giao diện tạo lập trang web miễn phí của Google Sites 15

Hình 1.3 Giao diện của ứng dụng Wix trên nền tảng di động iOS 16

Hình 1.4 Các năng lực chung cần phát triển cho học sinh 17

Hình 1.5 Sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức của sulfur dioxide 32

Hình 2.1 Nội dung kiến thức phần “Nitrogen và Sulfur” 42

Hình 2.2 Quy trình thiết kế website dạy học 45

Hình 2.3 Một số mẫu website giáo dục cung cấp sẵn cho người dùng 47

Hình 2.4.Giao diện website mới tạo 47

Hình 2.5 Hướng dẫn thêm trang mới vào website và tạo các trang con 48

Hình 2.6 Hướng dẫn thêm văn bản vào website 49

Hình 2.7 Hướng dẫn thêm hình ảnh vào website 49

Hình 2.8 Hướng dẫn thêm video vào website 50

Hình 2.9 Trang chủ phần mềm AutoProtor 50

Hình 2.10 Giao diện tạo mới bài kiểm tra 51

Hình 2.11 Giao diện chỉnh sửa và chia sẻ bài kiểm tra 51

Hình 2.12 Hướng dẫn thêm trang thảo luận vào website 51

Hình 2.13 Hướng dẫn xuất bản website 52

Hình 2.14 Cấu trúc website “Bảo tàng Nitrogen” 53

Hình 2.15 Cấu trúc website “Thành phố Sulfur” 59

Hình 2.16 Trang chủ website “Thành phố Sulfur” 60

Hình 2.17 Trang “Ai đã tìm ra khí nitrogen?” trên website hỗ trợ dạy học 71

Hình 2.18 Trang “Núi lửa” trên website hỗ trợ dạy học 82

Hình 2.19 Trang “Nhà máy” trên website hỗ trợ dạy học 83

Hình 2.20 Trang “Bệnh viện” trên website hỗ trợ dạy học 84

Hình 2.21 Trang “Thư viện” trên website hỗ trợ dạy học 85

Hình 3.1 HS thực hiện nhiệm vụ trong 1 tuần ngoài giờ lên lớp 100

Hình 3.2 HS cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm 100

Hình 3.3 Hình ảnh sản phẩm của nhóm thực hiện nhiệm vụ “Nhà máy” 100

Hình 3.4 Hình ảnh sản phẩm của nhóm thực hiện nhiệm vụ “Bệnh viện” 101

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Tần suất sử dụng internet cho các mục đích khác nhau của học sinh 34

Biểu đồ 1.2 Tần suất sử dụng website hỗ trợ dạy học của học sinh 34

Biểu đồ 1.3 Thuận lợi khi sử dụng website hỗ trợ dạy học 34

Biểu đồ 1.4 Khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ dạy học 35

Biểu đồ 1.5 Mức độ tập trung của học sinh trong giờ học Hóa học 35

Biểu đồ 1.6 Mức độ quan trọng của việc phát triển năng lực đặc thù Hóa học cho học sinh 36

Biểu đồ 1.7 Mức độ quan trọng của việc phát triển các năng lực thành phần trong năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học cho học sinh 36

Biểu đồ 1.8 Tần suất sử dụng website trong dạy học Hoá học của giáo viên 37

Biểu đồ 1.9 Thuận lợi khi sử dụng website hỗ trợ dạy học 37

Biểu đồ 1.10 Khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ dạy học 37

Biểu đồ 1.11 Tần suất sử dụng phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực cho học sinh 38

Biểu đồ 1.12 Mức độ quan trọng của việc phát triển năng lực đặc thù Hóa học cho học sinh 38

Biểu đồ 1.13 Đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học của học sinh hiện nay 38

Biểu đồ 1.14 Khả năng sử dụng các phương pháp để đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học của học sinh 39

Biểu đồ 3.1 Kết quả tự đánh giá mức độ phát triển năng lực của học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ 105

Biểu đồ 3.2 Kết quả giáo viên đánh giá mức độ phát triển năng lực của học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ 105

Biểu đồ 3.3 Kết quả tự đánh giá mức độ phát triển năng lực của học sinh Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh 107

Biểu đồ 3.4 Kết quả giáo viên đánh giá mức độ phát triển năng lực của học sinh Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh 107

Biểu đồ 3.5 Tần suất kết quả kiểm tra tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ 109

Biểu đồ 3.6 Đường lũy tích kết quả kiểm tra tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ 109

Trang 9

Biểu đồ 3.7 Tần suất kết quả kiểm tra tại Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh 111 Biểu đồ 3.8 Đường lũy tích kết quả kiểm tra tại Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh 111

Trang 10

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 2

4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

4.2 Khách thể nghiên cứu 2

4.3 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Câu hỏi nghiên cứu 3

6 Giả thuyết nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

9 Những đóng góp mới của đề tài 4

9 Cấu trúc đề tài 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 7

1.2 Website 10

1.2.1 Khái niệm website 10

1.2.2 Vai trò của website dạy học 10

1.2.3 Nguyên tắc thiết kế website hỗ trợ dạy học hoá học 11

1.2.4 Ưu, nhược điểm của việc sử dụng website dạy học trong quá trình dạy học 13

1.2.5 Một số công cụ thiết kế website dạy học 14

1.3 Năng lực và năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học 16

1.3.1 Khái niệm năng lực 16

1.3.2 Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học Hóa học 17

1.3.3 Các năng lực đặc thù môn học cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học Hóa học 17

Trang 11

1.3.4 Cấu trúc và các biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới

góc độ Hóa học 18

1.3.5 Các phương pháp đánh giá năng lực 20

1.3.6 Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực 25

1.4 Thực trạng tích hợp website hỗ trợ dạy học bộ môn hóa học và phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh THPT 32

1.4.1 Mục đích điều tra 32

1.4.2 Nội dung điều tra 32

1.4.3 Phương pháp điều tra 32

1.4.4 Đối tượng điều tra 33

1.4.5 Kết quả điều tra 33

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THÔNG QUA TÍCH HỢP WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC PHẦN “NITROGEN VÀ SULFUR” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ HÓA HỌC CHO HỌC SINH 41

2.1 Phân tích cấu trúc nội dung và mục tiêu kiến thức phần “Nitrogen và Sulfur” - Hóa học 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học 2018 41

2.1.1 Cấu trúc nội dung kiến thức phần “Nitrogen và Sulfur” 41

2.1.2 Mục tiêu kiến thức, năng lực và phẩm chất hình thành cho học sinh trong phần “Nitrogen và Sulfur” 42

2.1.3 Hệ thống danh pháp hóa học sử dụng trong phần “Nitrogen và Sulfur” 44 2.2 Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh 45 2.2.1 Quy trình thiết kế website dạy học 45

2.2.2 Thiết kế website bằng công cụ Wix.com hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” 46

2.2.3 Website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” 52

2.3 Tổ chức dạy học thông qua việc tích hợp website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên

Trang 12

2.3.1 Quy trình thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên

dưới góc độ Hoá học 66

2.3.2 Một số kế hoạch dạy học tích hợp website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh 68

2.4 Xây dựng bài kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh phần “Nitrogen và Sulfur” 93

2.4.1 Bài kiểm tra 15 phút chủ đề “Nitrogen” 93

2.4.2 Bài kiểm tra 15 phút chủ đề “Sulfur và hợp chất” 95

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 99

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 99

3.3 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 99

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 101

3.4.1 Kết quả định tính đánh giá bằng phiếu hỏi 101

3.4.2 Kết quả định lượng 102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học năm 2018 đã nêu rõ: “Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm (TN), là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học Tiến bộ và thành tựu trong lĩnh vực hoá học gắn liền với những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí, do đó hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác” [1] Như vậy có thể khẳng định rằng Hóa học là môn khoa học có mối liên hệ mật với cuộc sống và có tính thực tiễn cao Tuy nhiên, Hóa học là một môn học khó, trừu tượng đối với phần lớn học sinh (HS) nên người học thường lựa chọn cách thức ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng các tính chất, phản ứng và hiện tượng hóa học mà không hiểu sâu sắc về kiến thức khoa học nền tảng Vì vậy, việc giúp HS hình thành khả năng tư duy, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tiễn và giải quyết các vấn đề trong đời sống dưới góc độ vận dụng các kiến thức Hóa học sẽ phát triển được những kỹ năng khoa học cần thiết và nâng cao tính chủ động, sáng tạo; đồng thời tạo được hứng thú và khả năng tự chủ trong học tập cho HS đối với bộ môn Hóa học

Tuy nhiên, theo như tìm hiểu, hiện nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thiết kế website dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” – Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên (NL THTGTN) dưới góc độ Hóa học cho HS Bên cạnh đó, các website dạy học đã được xây dựng và nghiên cứu trước đây chỉ mới tiếp cận theo định hướng nội dung nên không phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực (NL) của HS theo chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành

năm 2018 Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và sulfur” nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thiết kế và tích hợp website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” vào quá trình giảng dạy môn Hóa học nhằm phát triển NL THTGTN dưới

Trang 14

góc độ Hóa học cho HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) Hóa học ở trường trung học phổ thông (THPT)

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến đề tài bao gồm: cơ sở lý luận về website, website dạy học và cơ sở lý luận về NL THTGTN dưới góc độ Hóa học

- Điều tra thực trạng tích hợp website hỗ trợ dạy học bộ môn Hóa học và phát triển NL THTGTN dưới góc độ Hóa học cho HS ở Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội

- Nghiên cứu và phân tích cấu trúc nội dung kiến thức phần “Nitrogen và Sulfur” - Hóa học 11 theo chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành năm 2018 - Đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế website hỗ trợ dạy học nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ Hóa học cho HS

- Thiết kế một số cấu trúc website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ Hóa học cho HS

- Đề xuất quy trình thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur”

- Thiết kế một số kế hoạch dạy học tích hợp website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ Hóa học cho HS

- Xây dựng bộ công cụ đánh giá (ĐG) sự phát triển NL THTGTN dưới góc độ Hóa học của HS trong học tập phần “Nitrogen và Sulfur”

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để ĐG tính khả thi của đề tài

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur”

Trang 15

+ Số lượng HS khảo sát: 309 HS lớp 11 tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN và Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội

+ Số lượng giáo viên (GV) khảo sát: 15 GV giảng dạy bộ môn Hóa học tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN và Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội

- Tổ chức dạy TN: + Số lượng lớp dạy TN: 02 lớp 11 với số lượng 84 HS tham gia + Số lượng lớp dạy đối chứng (ĐC): 02 lớp 11 với số lượng 86 HS tham gia + Đơn vị chọn TN: Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN và Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thiết kế và tích hợp website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” vào quá trình giảng dạy môn hóa học như thế nào để phát triển được NL THTGTN dưới góc độ Hóa học cho HS THPT

6 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu thiết kế website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” với kết cấu nội dung kiến thức là những câu chuyện, hiện tượng tự nhiên trong đời sống để giúp HS liên hệ các hiện tượng thực tế với các kiến thức Hoá học; đồng thời tiến hành tổ chức đa dạng các hoạt động học tập theo các PPDH tích cực có tích hợp website hỗ trợ dạy học một cách hiệu quả thì sẽ phát triển được NL THTGTN dưới góc độ Hóa học cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT

7 Phương pháp nghiên cứu

a) Nhóm phương pháp (PP) nghiên cứu lý luận: Sử dụng PP phân tích và tổng hợp

lý thuyết cũng như PP mô hình hóa lý thuyết để tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

b) Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng PP điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi để

khảo sát, ĐG thực trạng tích hợp website hỗ trợ dạy học bộ môn Hóa học và phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho học sinh ở trường THPT

c) Nhóm PP xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm: Dùng PP toán học thống

kê để xử lí các số liệu điều tra và các kết quả TNSP để rút ra những kết luận cần thiết

Trang 16

9 Những đóng góp mới của đề tài

- Điều tra thực trạng tích hợp website hỗ trợ dạy học bộ môn Hóa học và phát triển NL THTGTN dưới góc độ Hóa học cho học sinh ở Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN và Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội

- Hệ thống hóa danh pháp hóa học được sử dụng trong phần “Nitrogen và Sulfur” và các hợp chất của nitrogen và sulfur theo quy định trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành năm 2018

- Đề xuất nguyên tắc và quy trình thiết kế website hỗ trợ dạy học nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS

- Thiết kế một số cấu trúc website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS

- Thiết kế một số kế hoạch dạy học tích hợp website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS

- Xây dựng bộ công cụ ĐG tính khả thi của đề tài

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1.1 Sử dụng website hỗ trợ dạy học

Trên thế giới, việc sử dụng website trong quá trình dạy học đã diễn ra từ rất sớm, bắt đầu từ việc GV thay vì cung cấp tài liệu giấy cho HS thì sẽ gửi tài liệu dưới dạng pdf lên trang web của trường học Việc học tập thông qua website lần đầu được giới thiệu bởi Bernie Dodge (Trường Đại học San Diego State University, Mĩ) vào năm 1995 Dodge mô tả PP này “là một hoạt động định hướng nghiên cứu mà ở đó hầu hết hoặc tất cả nguồn thông tin người học tiếp cận đều bắt nguồn từ Internet” Dodge cũng liệt kê những kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập thông qua website như là hợp tác trong nhóm và vận dụng kiến thức liên môn Trên thế giới, website đã được sử dụng khá phổ biến trong dạy học các môn xã hội, tự nhiên và ngoại ngữ [17] Một thống kê vào năm 2008 cho thấy đã có hơn 1700 bài giảng ở các cấp lớp và môn học khác nhau được chia sẻ trên trang WebQuest.org - trang web chính thống giới thiệu về PP này [24] Theo Gilbert A [20] và Zarina A.R cùng cộng sự [27], việc sử dụng website vào dạy học trải qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Nội dung và câu hỏi: GV cung cấp các tài liệu học tập yêu cầu HS

tự nghiên cứu, sau đó ĐG bằng các bài kiểm tra trực tuyến

- Giai đoạn 2: Giao tiếp và giải thích: Dưới sự phát triển của công nghệ, trong

giai đoạn này, việc học tập thông qua website được phát triển khi HS có thể trao đổi, tương tác với nhau trong các nhóm cộng đồng trực tuyến

- Giai đoạn 3: Cộng tác và đánh giá đồng đẳng: Người học sẽ học tập dưới hình

thức đóng vai, chia sẻ, trao đổi, tiếp nhận ý kiến và phản biện cho đến khi thống nhất được vấn đề

- Giai đoạn 4: Học tập dựa trên trò chơi: Các trò chơi trực tuyến sẽ được sử dụng

để hỗ trợ việc giảng dạy và học tập; làm tăng động lực học tập, phát triển các NL và kiến thức của người học

Trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về việc sử dụng website trong dạy học nói chung và trong dạy học Hóa học nói riêng Có thể kể tới một vài công trình nổi bật như:

Trang 18

- Tác giả James P Grinias [22] nghiên cứu PP ĐG mức độ tiếp nhận kiến thức của HS thông qua việc thiết kế và sử dụng các trò chơi online Điều này vừa khiến việc kiểm tra ĐG không mang nặng tính hình thức, vừa tạo động lực và sự cạnh tranh trong học tập giữa các HS

- Nhóm tác giả Wang Zhaoyang - Xiao Xin - Luo Jingxia [25] nghiên cứu việc sử dụng website dạy học Hóa học dưới góc độ tiếp cận từ lịch sử phát hiện của các nguyên tố hóa học Trong bài báo, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy lịch sử Hóa học tích hợp sử dụng website dạy học, một số vấn đề về phương thức giảng dạy này đã được thảo luận Người ta đưa ra kết luận rằng cần phải thiết kế và sử dụng website dạy học theo nhu cầu học tập và tìm tòi của học sinh mới có thể phát huy được tốt những ưu điểm của công cụ dạy học này

- Nhóm tác giả Marcel Frailich, Miri Kesner & Avi Hofstein [23] đã tiến hành điều tra việc tích hợp website trong dạy học Hóa học có tác động đến nhận thức của HS lớp 10 về khái niệm liên kết hóa học Các nội dung trên website bao gồm các công cụ trực quan để giúp học sinh hiểu rõ hơn về các hiện tượng trừu tượng và các khái niệm hóa học, cũng như các chủ đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày và các ứng dụng công nghiệp, nhằm làm cho các nghiên cứu hóa học trở nên thú vị và phù hợp hơn với học sinh Kết quả cho thấy việc sử dụng một trang web giáo dục có thể góp phần mang lại nhiều trải nghiệm học tập, nâng cao mức độ liên quan của hóa học với cuộc sống hàng ngày của học sinh, cải thiện thành tích của học sinh cũng như tăng sự quan tâm đối với các nghiên cứu hóa học

1.1.1.2 Phát triển năng lực cho học sinh

PPDH bằng website nói riêng và các PP tích cực khác nói chung đều được sử dụng trong giáo dục định hướng phát triển NL cho HS Từ cuối những năm 1960 của thế kỷ 20, khái niệm giáo dục định hướng phát triển NL nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra bước đầu được hình thành tại Hoa Kỳ và dần trở thành một xu hướng giáo dục quốc tế

Ý tưởng ban đầu về NL đã được N Chomsky tuyên bố vào năm 1965 khi so sánh sự khác biệt cơ bản giữa NL hay kiến thức về ngôn ngữ và ứng dụng hoặc sử dụng ngôn ngữ thực sự [19] Tổng hợp các kết luận chung được đưa ra trong quá trình phát triển các cách tiếp cận khác nhau cho vấn đề này, chúng ta có thể tách riêng ba

Trang 19

giai đoạn chính trong sự phát triển lịch sử và sự tồn tại hiện đại của giáo dục định hướng phát triển NL

Đầu tiên từ giữa những năm 1960 và đầu những năm 1970, khái niệm giáo dục định hướng phát triển NL được hiểu rộng hơn so với ngữ cảnh ngôn ngữ ban đầu Nó được hiểu như một sự tách rời của khái niệm "tính chuyên nghiệp", "khả năng" và "NL" Tuy nhiên, các khái niệm sinh ra vẫn chưa được chuyển sang lĩnh vực giáo dục và sư phạm, vẫn còn trong lĩnh vực ngôn ngữ học

Từ giữa những năm 1970 đến đầu những năm 90, các nhà khoa học như J Raven, C Makeshnan, R Burns đã thiết lập và phát triển nhiều khái niệm về giáo dục dựa trên NL vào giai đoạn đó, nhưng việc áp dụng các khái niệm này chỉ giới hạn trong lý thuyết thuần túy (lý thuyết giao tiếp), nguồn nhân lực và tâm lý quản lý) và các lĩnh vực hành chính [18]

Cuối cùng, giai đoạn thứ ba, từ năm 1990 đến nay, được biết đến với sự gia tăng đáng kể về quan tâm sư phạm NL ở Nga, nơi mà rất nhiều công trình cơ bản đã xuất hiện (do các tác giả như A Markova, L Alexeyeva, G Sivkova, L Mitina, v.v ) Họ triệt để phân tích vị trí của NL trong đời sống xã hội, văn hoá và giáo dục Cũng trong giai đoạn thứ ba, UNESCO đã nêu lên bốn trụ cột của giáo dục hiện đại (học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống nhau) thực sự là "NL toàn cầu" [26]

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.2.1 Sử dụng website hỗ trợ dạy học

Ở Việt Nam, việc sử dụng website trong quá trình dạy học ở bậc Trung học còn khá mới và chưa thực sự phổ biến Từ năm 2009, PP này được Tổ chức Hợp tác Phát triển & Hỗ trợ Kĩ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) giới thiệu đến GV trong các đợt tập huấn chuyên môn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực [15] Trong những năm gần đây đã có nhiều các nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và website dạy học nói riêng trong quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT Có thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả:

- Nhóm tác giả Thái Hoàng Minh - Nguyễn Thị Kim Thoa [9] thiết kế và vận dụng website dạy học trong dạy học nội dung sulfuric acid cho HS lớp 10 PP học tập này tạo điều kiện cho HS chủ động học tập, rèn luyện và phát triển những kĩ năng

Trang 20

GV cần nghiên cứu và lựa chọn các nội dung phù hợp, đặc biệt là những nội dung mang tính ứng dụng, thực tiễn Đồng thời, cần chú trọng thiết kế và phân công các nhiệm vụ phù hợp với trình độ HS, thường xuyên theo sát và hỗ trợ, khuyến khích người học tham gia vào các nhiệm vụ học tập

- Tác giả Phạm Ngọc Sơn [11] xây dựng trang web học tập Hóa học phổ thông, trong đó có ghi lại đầy đủ những kiến thức hóa học theo một hệ thống nhất định, theo cấu trúc chương trình Trang web đã cung cấp kiến thức dưới nhiều định dạng khác nhau: word, video thí nghiệm, mô phỏng, tranh ảnh; làm đa dạng cách thức tiếp thu kiến thức, đồng thời làm rõ các nội dung mà điều kiện học tập bình thường không thể thực hiện được

- Nhóm tác giả Vũ Thị Hồng Tuyến - Trần Trung Ninh [14] phát triển NL sử dụng công nghệ thông tin cho HS thông qua dạy học tích hợp liên môn trên website dạy học Việc sử dụng website vào dạy học Hóa học theo quan điểm tích hợp không những giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo mà còn phát triển NL sử dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu học tập trong xã hội hiện tại

- Tác giả Vũ Thị Yến [16] thiết kế website hỗ trợ HS tự học trong quá trình học tập theo dự án trong bộ môn Hóa học Việc sử dụng website làm nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học dự án trong học tập môn Hóa học đã giúp HS có nguồn tài liệu tự học hữu ích, đồng thời rèn luyện khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập Bên cạnh đó, còn tạo cho HS sự say mê hứng thú học tập, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, nâng cao chất lượng học tập bộ môn

1.1.1.2 Phát triển năng lực cho học sinh

Ở Việt Nam, khái niệm giáo dục định hướng phát triển NL là một khái niệm mới, nhưng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chú trọng từ Đảng và Nhà nước Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” Đối với môn Hóa học, theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành năm 2018, ngoài các phẩm chất và NL chung, môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở HS một số NL đặc thù của môn học, trong đó có NL THTGTN dưới góc độ hóa học Có thể kể đến một số nghiên cứu về việc phát triển NL đặc thù môn học cho HS như:

Trang 21

- Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh - Hoàng Thị Phương - Trần Trung Ninh [12] thiết kế nội dung dạy học sử dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Hoá học 10 nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS Nhóm tác giả đã sử dụng bài tập hoá học tiếp cận Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA, nhằm phát triển NL của học sinh theo các cấp độ: Đưa ra vấn đề; Nêu giả thuyết; Lập kế hoạch thực hiện; Giải quyết vấn đề; Kết luận Kết quả thu được khả quan, có thể triển khai rộng rãi ở mức độ quy mô lớn hơn

- Tác giả Phạm Thị Kiều Duyên [4] nghiên cứu thực trạng hiện nay khi phát triển NL vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cho HS Kết quả cho thấy khái niệm phát triển NL không còn mới mẻ với GV nhưng để thực hiện được mục tiêu phát triển NL cho HS còn gặp khá nhiều khó khăn, nhất là khi HS còn chưa quen thuộc với các PPDH tích cực mới

- Nhóm tác giả Phạm Văn Hoan - Hoàng Đình Xuân [6] đề xuất việc phát triển NL cho HS thông qua dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon trong chương trình Hoá 11 Thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập chứa đựng vấn đề, tình huống và gắn với thực tiễn, HS có điều kiện thể hiện NL của mình Các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được thiết kế đáp ứng 2 mục tiêu: đánh giá được kiến thức, kỹ năng theo chuẩn và đánh giá mức độ phát triển NL của HS

- Nhóm tác Ngô Ngọc Mai – Trần Trung Ninh [8] dựa vào việc sử dụng bài tập hoá học thực tiễn để hình thành NL khoa học cho đối tượng HS giỏi ở trường THPT Kết quả cho thấy khi đưa các bài tập có mức độ kiến thức chuyên sâu, yêu cầu học sinh cần phải tìm hiểu thêm nguồn kiến thức từ các tài liệu đọc thêm, các tài liệu nước ngoài, sẽ giúp HS tăng khả năng phát hiện vấn đề khoa học, từ đó đề xuất được các phương án để giải quyết được vấn đề thực tiễn

Như vậy, cho tới nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thiết kế website dạy học phần “Nitrogen và Sulfur” – Hóa học 11 nhằm phát triển NL THTGTN dưới góc độ hóa học cho HS Bên cạnh đó, các website dạy học đã được xây dựng và nghiên cứu trước đây chỉ mới tiếp cận theo định hướng nội dung nên không phù hợp với mục tiêu phát triển NL HS theo chương trình giáo dục phổ thông

môn Hóa học ban hành năm 2018 Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế website hỗ trợ dạy học phần “Nitrogen và sulfur” nhằm phát triển năng lực tìm

Trang 22

hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh” để làm đề tài luận văn thạc

sĩ của mình

1.2 Website

1.2.1 Khái niệm website

Website (còn gọi là trang web, trang mạng,…) là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (website động)

Website dạy học là một phương tiện dạy học được xây dựng và thiết kế ra bằng các phần mềm hỗ trợ thông qua các siêu liên kết để trình bày các tài liệu điện tử như: bài giảng điện tử, SGK, ôn tập, bài tập, kiểm tra ĐG,… Trên website dạy học bao gồm tập hợp các công cụ tiện ích và các giao diện trình diễn thông tin đa phương tiện: văn bản, âm thanh, hình ảnh,… để hỗ trợ cho hoạt động quản lí, giảng dạy, tự học và tham khảo của các nhà quản lí giáo dục, GV và HS Website dạy học thực sự là một phương tiện hữu hiệu để phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau trên mạng máy tính [5]

1.2.2 Vai trò của website dạy học

1.2.2.1 Phương tiện hỗ trợ quá trình giảng dạy

Trong hoạt động dạy học của GV, thực tế thấy rằng website là một phương tiện hỗ trợ hiệu quả trong nhiều hoạt động giảng dạy Với việc sử dụng các trang web trong lớp học, GV không còn cần phải ghi chép nội dung bài học lên bảng, vẽ hình và trình bày các tranh ảnh, biểu bảng, đồ thị; theo dõi và điều tiết tiến trình thực hiện bài giảng, cũng như ghi nhớ những nội dung cần phải thuyết trình và giảng giải, những công thức, những số liệu, tóm tắt nội dung bài học, Thậm chí, việc trình bày bài giảng bằng lời nói cũng có thể được máy tính hỗ trợ Tất cả các khả năng hỗ trợ ấy làm cho website trở thành một ''trợ giảng đắc lực, có hiệu quả'' Đặc biệt hơn, trợ giảng này là hình ảnh của chính GV đang tiến hành tiết dạy, vì nội dung, tính chất và cách thức hoạt động của trợ giảng đều do chính GV đứng lớp quyết định Sự thống nhất và phối hợp nhịp nhàng đó trong hoạt động của người trợ giảng với GV không

thể thực hiện được trong cách tổ chức dạy học truyền thống [13]

Trang 23

1.2.2.2 Trình diễn thông tin

Một chức năng có tính nổi bật và đặc thù riêng của website là khả năng hiển thị thông tin đa phương tiện, có tương tác và gây được ấn tượng mạnh Nhờ tính năng này, hiệu suất của máy tính đã được cải thiện và hiệu quả sử dụng cũng được nâng cao đáng kể Kết quả thu được là một thư viện với sách điện tử, các mô hình ảo, các bài tập, bài kiểm tra,… Nhìn chung, tập hợp các thư viện như vậy và sự kết nối giữa chúng với hệ thống các bài giảng điện tử sẽ rất hữu ích cho hoạt động dạy học [15]

1.2.2.3 Thể hiện tính trực quan cao

Khi sử dụng website để biểu diễn các bài giảng thí nghiệm, một số chức năng hỗ trợ của website được các GV ĐG rất cao như tăng cường tính trực quan, đồ hoạ phong phú; có thể xây dựng các mô hình ảo làm trực quan hoá các thí nghiệm hoá học, đồng thời cho phép tương tác trực tiếp với mô hình ngay trên website giúp HS hiểu rõ hơn về hiện tượng của các phản ứng Tính năng phản hồi về những sai lầm mà HS có thể mắc phải giúp HS xác định được kiến thức trọng tâm trong quá trình tự học của mình Bên cạnh đó, HS có thể tự ĐG NL, kỹ năng vận dụng kiến thức của mình trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua thư viện các bài tập và đề kiểm tra [15]

1.2.2.4 Phương tiện hỗ trợ quá trình học tập

Website có tác dụng thúc đẩy hoạt động nhận thức độc lập, chủ động, sáng tạo, đồng thời nâng cao rõ rệt chất lượng hoạt động học tập của HS Tương tự, website có khả năng tích cực hoá được hoạt động nhận thức của HS (kích thích được hứng thú, tạo động lực học tập, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học, tăng cường sự bền bỉ của trí nhớ, sự sâu sắc của tư duy ); hỗ trợ tốt cho việc hoàn thiện, tự ĐG, ôn tập và đào sâu, hệ thống hóa kiến thức [13]

1.2.3 Nguyên tắc thiết kế website hỗ trợ dạy học hoá học

1.2.3.1 Nguyên tắc chung

a) Đảm bảo tính hiệu quả Xây dựng website hỗ trợ dạy học trước tiên cần phải xuất phát từ mục tiêu sư phạm đã được xác định từ đầu và thể hiện sự hiệu quả khi sử dụng website để đạt được mục tiêu đó Website, với tư cách là một phương tiện dạy học, phải hỗ trợ được nhiều mặt trong quá trình dạy học: giải phóng người dạy thoát khỏi những công việc

Trang 24

và điều chỉnh hoạt động nhận thức của người học; đồng thời phải tạo được những điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của HS được diễn ra một cách tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo [13]

b) Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu Khi thiết kế một website, việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần, dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng

Đặc biệt với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành những thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các mô hình ảo, các phim học tập; thư viện các tài liệu, Cùng với việc xây dựng website, cần xây dựng các công cụ nhập dữ liệu một cách thuận tiện, đơn giản để mọi người đều có thể tham gia xây dựng kho dữ liệu, làm cho nó ngày càng phong phú [15] c) Đảm bảo những nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học khi biểu diễn thông tin

Sự hấp dẫn người sử dụng khi truy cập các website trên mạng là ở khả năng trình diễn các thông tin đa phương tiện Thường khi truy cập các website ta thấy rất rõ rằng chúng là những trang thông tin đa phương tiện, nhờ đó website ngày càng trở nên sinh động, hấp dẫn trong việc trình diễn thông tin Cách thiết kế này rất hấp dẫn với người sử dụng, nhưng trong dạy học cần biết tiết chế để tránh gây phản tác dụng, mất tập trung cho người học Trình tự xuất hiện của các thông tin, sử dụng các hiệu ứng, các hình ảnh động, phim ảnh, màu sắc, đều phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng khi sử dụng và phải tuân theo những nguyên tắc sư phạm [13]

d) Đảm bảo tính thân thiện trong sử dụng Website hỗ trợ dạy học phải có giao diện hết sức thân thiện (theo nghĩa dễ tìm hiểu, dễ tiếp cận, dễ thao tác, dễ sử dụng, tận dụng được các thói quen ), đặc biệt với đối tượng người dùng ở các độ tuổi khác nhau hoặc không có nhiều điều kiện tiếp cận với công nghệ Nếu sử dụng quá nhiều phím chức năng, giao tiếp qua nhiều menu, hộp thoại, trình bày thông tin ngược với những tư duy thông thường, sử dụng màu sắc, độ tương phản không phù hợp với tâm lý thị giác sẽ là những cản trở lớn đối với người sử dụng đến với website [15]

Trang 25

Ví dụ: Trong dạy học cần phải lựa chọn và sử dụng các Font chữ đơn giản, mỗi màu sắc được dùng với những dụng ý riêng Các hình động, tranh ảnh, phim và các hiệu ứng khác khi sử dụng đều phải có một dụng ý sư phạm xác định

1.2.3.2 Nguyên tắc thiết kế website môn Hoá học

Là một website dạy học môn Hóa học dành cho HS, cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau đây:

- Đảm bảo đặc thù bộ môn: Hóa học là một môn học thực nghiệm, do đó website phải cung cấp được những thí nghiệm hoá học, đó là các thí nghiệm được thực hiện trên lớp, trong phòng thí nghiệm hay cả những thí nghiệm chỉ được giới thiệu Bên cạnh đó website cũng cần biểu diễn các tranh ảnh hóa học, các mô phỏng, hình ảnh động,… nhằm làm sáng tỏ các nội dung lí thuyết

- Khả năng thích ứng, linh hoạt: Hiện nay, Chương trình THPT mới không bắt buộc HS phải học chung một bộ sách giáo khoa, do đó các nội dung kiến thức trong website cũng cần linh hoạt để có thể phục vụ được cho các đối tượng HS khác nhau - Sự phù hợp với nhu cầu xã hội: Nhu cầu quan trọng nhất của HS cấp THPT là định hướng nghề nghiệp trong tương lai Chính vì vậy, bên cạnh việc cung cấp các kiến thức cơ bản, trọng tâm và nâng cao, giúp HS có thể tiếp cận kiến thức một cách chính xác, thuận lợi, hiệu quả,… website hỗ trợ dạy học cần lồng ghép các kiến thức thực tiễn, gắn liền với đời sống để HS hiểu được tầm quan trọng của môn Hoá học trong cuộc sống, giúp cho các em có sự định hướng tốt về tương lai của mình

1.2.4 Ưu, nhược điểm của việc sử dụng website dạy học trong quá trình dạy học

1.2.4.1 Ưu điểm của việc sử dụng website dạy học trong quá trình dạy học

Website là một công cụ hỗ trợ học tập mạnh vì nó giúp HS giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn, tìm kiếm và học hỏi nhiều kiến thức liên môn, hướng đến sự đa dạng hóa học tập và trình bày HS sẽ cảm thấy hứng thú hơn với những tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống

Bên cạnh đó, với website dạy học, HS có thể học ở bất cứ nơi nào có mạng Internet chứ không còn bó buộc tại nhà, tại trường hay phải mang theo sách vở nữa Học tập với website giúp cho HS tự khám phá được các NL của bản thân, phát triển các kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm, tinh thần trách nhiệm với công việc của mình và tôn trọng ý kiến, sự đóng góp của những thành viên khác trong nhóm [15]

Trang 26

1.2.4.2 Hạn chế của việc sử dụng website dạy học trong quá trình dạy học

Internet là một trong những điều kiện đầu tiên về cơ sở vật chất khi thực hiện dạy học thông qua website Vì vậy, muốn sử dụng được website thì cả GV và HS đều phải có kiến thức cơ bản trong việc sử dụng máy tính, mạng Internet và môi trường học tập bắt buộc phải có kết nối Internet, điều mà không phải cơ sở giáo dục nào ở Việt Nam hiện nay cũng có thể đáp ứng tốt được

Ngoài ra, khi sử dụng website dạy học, yêu cầu GV phải dành nhiều thời gian để xây dựng chủ đề cũng như nhiệm vụ học tập hấp dẫn nhưng phù hợp với đối tượng HS đang giảng dạy GV cần lựa chọn những tài liệu có chất lượng, sắp xếp nguồn tư liệu theo các chủ đề nhỏ trong bài học, đồng thời có thể đưa ra hệ thống câu hỏi về bài học nhằm định hướng HS trong việc đọc và khai thác tài liệu

Quá trình học tập với website đòi hỏi tính tự lực, chủ động cao ở HS Điều này có thể gây khó khăn cho HS vì một số em vẫn có thói quen thụ động khi lên lớp GV có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như email, blog,… để thường xuyên nắm bắt được tình hình của HS, từ đó động viên, tư vấn và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với mục tiêu dạy học [15]

1.2.5 Một số công cụ thiết kế website dạy học

1.2.5.1 QuestGarden.com

Đây là trang web do chính Bernie Dodge, người sáng lập ra PPDH thông qua website, thành lập Trang web giúp cho GV có thể dễ dàng làm việc để tạo nên những trang website dạy học được lưu trữ trên hệ thống toàn thế giới Vì được phát triển bởi chính Dodge nên ưu điểm của QuestGarden.com là có đầy đủ tất cả các công cụ để có thể thiết kế một website dạy học hoàn chỉnh nhất, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của HS Tuy nhiên, để có thể sử dụng đầy đủ tính năng của trang website này, người dùng cần phải trả một khoản phí thành viên cao sau khi dùng thử 30 ngày miễn phí

1.2.5.2 WordPress.com

Trang WordPress.com cho phép tạo web miễn phí từ cơ bản đến chuyên nghiệp, với hàng ngàn giao diện web đẹp, có thể dễ dàng tùy chỉnh theo ý muốn WordPress.com đang thu hút hàng trăm triệu người dùng và dần trở thành nền tảng web miễn phí lớn nhất nhì thế giới

Trang 27

Tuy nhiên, WordPress thích hợp nhất với việc xuất bản các nội dung kiểu nhật ký như blog, forum Do đó, để phục vụ cho mục đích học tập thì WordPress vẫn còn gặp một số nhược điểm như khó có thể tải tệp và tài liệu lên website để chia sẻ,…

Hình 1.1 Giao diện trang chủ của WordPress.com 1.2.5.3 Google Sites

Google Sites là một sản phẩm của Google cho phép tạo web miễn phí nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn Có thể nói nếu muốn tạo một website miễn phí, không gì dễ hơn sử dụng Google Sites Việc tạo web bằng Google Sites giống như soạn thảo văn bản Google Sites có miễn phí 100 MB dung lượng web ban đầu, đủ để làm nên một web cơ bản và cho phép người lập web nhúng các tài liệu, thư mục, có sẵn trên các tiện ích như Google Drive, Google Map, YouTube,…

Hình 1.2 Giao diện tạo lập trang web miễn phí của Google Sites

Tuy nhiên, vì Google Sites cung cấp công cụ dựng web sẵn, website tạo bởi Google Site cũng là web tĩnh, nên nó rất cơ bản, không có nhiều tùy biến Giao diện của trang web tạo bởi Google Sites khá cơ bản, ít các khung nội dung và chỉ giới hạn

Trang 28

loại website tĩnh, tức là không có tương tác, thảo luận với các thành viên khác nhau, vậy nên là một nhược điểm khi xây dựng website hỗ trợ dạy học cho học sinh

1.2.5.4 Wix.com

Wix.com là trang web cho phép tạo web miễn phí, giống như WordPress Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Wix đó là có thể tiến hành chỉnh sửa trang web của mình ngay trên điện thoại thông qua ứng dụng Wix chạy trên nền tảng iOS và Android Người dùng sẽ tiến hành thêm các nội dung dựa trên khung mẫu mà Wix cung cấp ở khắp mọi nơi mà không nhất thiết phải sử dụng đến máy tính

Một ưu điểm khác của Wix thể hiện vượt trội hơn WordPress là người dùng có thể dễ dàng tải các file lên trang thảo luận dưới các định dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, video,… do đó tạo thuận lợi lớn khi sử dụng làm website hỗ trợ dạy và học

Hình 1.3 Giao diện của ứng dụng Wix trên nền tảng di động iOS

1.3 Năng lực và năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học

1.3.1 Khái niệm năng lực

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành ngày 26/12/2018 nêu định nghĩa: “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [1]

NL cốt lõi là NL cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sinh sống, học tập và làm việc một cách hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông yêu cầu cần

Trang 29

- Những NL chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: NL giao tiếp và hợp tác, NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Những NL đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: NL tính toán, NL khoa học, NL ngôn ngữ, NL tin học, NL công nghệ, NL thẩm mĩ, NL thể chất

1.3.2 Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học Hóa học

Hình 1.4 Các năng lực chung cần phát triển cho học sinh

Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất và NL chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể là: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo [1] Cấu trúc của các NL được thể hiện ở sơ đồ trên

1.3.3 Các năng lực đặc thù môn học cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học Hóa học

Theo tài liệu [2], môn Hoá học cần hình thành và phát triển ở HS NL Hoá học – một biểu hiện đặc thù của NL khoa học tự nhiên với các thành phần: NL nhận thức

Trang 30

Bảng 1.1 Các năng lực đặc thù môn Hóa học

NL nhận thức hoá học - Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu

tạo chất; - Các quá trình hoá học; - Các dạng năng lượng và bảo toàn năng

lượng; - Một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá

hoá học; - Một số ứng dụng của hoá học trong đời sống

và sản xuất NL THTGTN dưới góc độ Hoá

học

- Quan sát, thu thập thông tin; - Phân tích, xử lí số liệu; - Giải thích;

- Dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống NL vận dụng kiến thức, kỹ năng

đã học

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn

- Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông - Ứng xử thích hợp trong các tình huống có

liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng

1.3.4 Cấu trúc và các biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học

Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về NL, NL THTGTN dưới góc độ hóa học và Chương trình giáo dục phổ thông [2], có thể xác định cấu trúc và các biểu hiện của

NL THTGTN dưới góc độ Hoá học như sau:

Trang 31

Bảng 1.2 Cấu trúc và các biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới

hoá học

A - Hệ thống hoá được kiến thức, phân loại kiến thức hoá

học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hoá học đó;

- Lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống và trong thế giới tự nhiên

Đưa ra phán đoán và xây dựng giả

thuyết

B - Phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; - Xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu

Lập kế hoạch

thực hiện

C - Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; - Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực

nghiệm, điều tra, phỏng vấn, ); - Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu Thực hiện kế

hoạch

D - Thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép,

thu thập dữ liệu, thực nghiệm); - Phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả

thuyết; - Rút ra được kết luận và điều chỉnh được kết luận khi cần

thiết Viết, trình bày

báo cáo và

thảo luận

E - Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để

biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; - Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; - Hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và

tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết

Trang 32

1.3.5 Các phương pháp đánh giá năng lực

Khi thực hiện ĐG, cần tăng cường phối hợp các PP ĐG khác nhau, giúp cho việc thu thập các thông tin được phong phú (ĐG thông qua bài kiểm tra, quan sát, vấn đáp thảo luận nhóm, tự ĐG, ĐG đồng đẳng, ĐG dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác) [10]

1.3.5.1 Đánh giá thông qua bài kiểm tra

Đây là hình thức ĐG hiện đang áp dụng phổ biến ở các trường phổ thông ở Việt Nam GV có thể ĐG HS thông qua các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút, 30 phút hay 45 phút Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai để ĐG xem HS đang ở đâu trong quá trình dạy học, từ đó giúp đỡ, định hướng cho HS để học tập tốt hơn hoặc GV có thể thay đổi cách dạy học để đáp ứng với trình độ lĩnh hội của HS ĐG thông qua bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi, nhiệm vụ hoặc vấn đề cần được trả lời thông qua việc viết văn bản Khi ĐG dựa vào các bài kiểm tra, người dạy không chỉ căn cứ vào nội dung khoa học mà còn phải ĐG về cách trình bày, diễn đạt, chữ viết, bố cục,…

1.3.5.2 Bảng đánh giá theo tiêu chí

Người ĐG thiết lập một danh sách bao gồm các hành vi cụ thể ở từng thành tố của NL (bảng kiểm) Bảng kiểm để quan sát HS làm việc, học tập và ghi nhận những trọng điểm đã quan sát được Ngoài ra, GV cũng có thể cho HS sử dụng bảng kiểm để khẳng định rằng, mỗi hành vi đó mình đã thực hiện như thế nào

Dựa vào nội dung trong tài liệu [10], luận văn đã xây dựng bảng tiêu chí và mức độ đánh giá NL THTGTN dưới góc độ Hoá học của HS như sau:

Bảng 1.3 Bảng đánh giá mức độ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới

góc độ hóa học của học sinh

và phân loại kiến thức hoá học

A1 Có khả năng hệ thống đầy đủ kiến thức và phân loại kiến thức hóa học

Hệ thống được kiến thức hóa học nhưng chưa phân loại theo đặc điểm, nội dung, thuộc tính

Chỉ hệ thống được một vài kiến thức hóa học

Trang 33

theo đặc điểm, nội dung, thuộc tính

Vận dụng kiến thức hoá học

A2 Lựa chọn đúng kiến thức hóa học theo tính chất, ứng dụng và PP điều chế chất với mỗi hiện tượng, tình huống trong đời sống và tự nhiên

Lựa chọn kiến thức hóa học đúng nhưng chưa đủ với mỗi hiện tượng, tình huống trong đời sống và tự nhiên

Chỉ lựa chọn được kiến thức hóa học với số ít hiện tượng, tình huống trong đời sống và tự nhiên

phán đoán

B1 Trình bày đầy đủ ứng dụng của chất trong các lĩnh vực đời sống, y tế,… và các hiện tượng trong tự nhiên

Nêu được một số ứng dụng của chất trong các lĩnh vực đời sống, y tế,… và một số hiện tượng trong tự nhiên

Nêu được một số ứng dụng của chất trong các lĩnh vực đời sống, y tế,…

Xây dựng giả thuyết

B2 Giải thích rõ ràng, khoa học các giả thuyết đã đưa ra dựa vào các kiến thức hóa học

Giải thích được các giả thuyết đã đưa ra dựa vào các kiến thức hóa học nhưng chưa chi tiết, rõ ràng

Chỉ giải thích được số ít trong các giả thuyết đã đưa ra

Xây dựng nội dung tìm hiểu

C1 Lựa chọn PP, cách thức xử lý vấn đề được nêu ra một cách sáng tạo, chủ động

Biết lựa chọn PP, cách thức xử lý các vấn đề được nêu ra nhưng chưa sáng tạo, còn mang tính lý thuyết, chưa phù hợp với thực tiễn

Lựa chọn PP, cách thức xử lý nhưng chưa giải quyết vấn đề một cách triệt để

Trang 34

Lập kế hoạch thực hiện

C2 Xây dựng kế hoạch cụ thể xử lý vấn đề và giải thích dựa vào các kiến thức hóa học

Xây dựng được kế hoạch xử lý vấn đề nhưng chưa giải thích chi tiết, rõ ràng lý do sử dụng các biện pháp đó

Xây dựng kế hoạch xử lý vấn đề chưa hoàn chỉnh, thiếu một số bước

Thực hiện kế hoạch

D1 Thu thập được dữ kiện, chứng cứ và phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết

Thu thập được dữ kiện, chứng cứ nhưng chưa phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết

Chỉ thu thập được một số dữ kiện, chứng cứ, chưa đủ để phân tích được

Kết luận

Rút ra được kết luận và điều chỉnh giả thuyết khi cần thiết

Rút ra được kết luận nhưng chưa điều chỉnh được giả thuyết khi có sai sót

Rút ra kết luận về giả thuyết nhưng chưa đầy đủ, bao hàm hết nội dung nghiên cứu

Viết, trình bày báo cáo

E1 Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu

Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu nhưng sử dụng ngôn ngữ chưa khoa học, chưa có các sơ đồ, biểu bảng để minh hoạ

Viết được báo cáo quá trình nhưng chưa đầy đủ, thiếu một số bước

Thảo luận

E2 Tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện,

Tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra nhưng chưa giải trình và phản biện lại để bảo vệ

Lắng nghe quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra nhưng chưa tiếp thu để sửa chữa nếu cần thiết

Trang 35

bảo vệ kết quả một cách thuyết phục

kết quả nghiên cứu của mình

1.3.5.3 Phiếu hỏi

Phiếu hỏi bao gồm một chuỗi các câu hỏi và phát biểu, được sử dụng để thu thập dữ liệu và thông tin GV có thể sử dụng bảng hỏi cho HS tự ĐG; HS ĐG lẫn nhau hoặc GV tiến hành ĐG theo từng HS hoặc theo nhóm HS

Ví dụ: Phiếu hỏi dành cho nhóm HS tự ĐG NL THTGTN dưới góc độ Hoá học của mình trong giờ học:

Theo em đánh giá, giả thuyết của nhóm đưa ra có phù hợp với thực tiễn hay không? Giải thích ngắn gọn

Kết quả phân tích dữ liệu thu thập được ứng dụng như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện?

Bản báo cáo của nhóm đã phù hợp với tiêu chí đánh giá về mặt hình thức và nội dung chưa?

1.3.5.4 Bài luận

Bài luận là việc mô tả, phân tích, giải thích bằng hình thức vấn đáp hay viết để chứng tỏ khả năng của cá nhân trong việc sử dụng thông tin và ngôn ngữ để trả lời câu hỏi hoặc chủ đề nhất định

Một bài luận ngắn, thường từ 1/2 trang đến 1 trang, theo chủ đề đóng hoặc mở để thể hiện suy nghĩ, thái độ, cách thức lập luận, lựa chọn cách giải quyết vấn đề, thể hiện giá trị của HS

Ví dụ, HS thực hiện bài viết khoảng 800 từ, trong thời gian 30 phút với nội dung

sau: Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang gây ra những hậu quả đáng lo ngại như mực nước biển dâng cao, có thể làm ngập toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long Nếu em là người dân đồng bằng sông Cửu Long, em sẽ làm gì để sống trong điều kiện đó? 1.3.5.5 Hồ sơ học tập

Hồ sơ là tập hợp các bài tập, bài kiểm tra, bài thực hành, sản phẩm công việc bằng video, ảnh, đã hoàn thành một cách tốt nhất Hồ sơ có thể được sử dụng như

Trang 36

là bằng chứng về quá trình học tập và sự tiến bộ; cũng có thể sử dụng như là bằng chứng của ĐG tổng kết – như là bằng chứng về các tiêu chuẩn cần đạt

Thường có hai loại hồ sơ: hồ sơ quá trình sẽ cung cấp vật liệu học tập tốt nhất để minh chứng sự tiến bộ qua các thời kì; hồ sơ sản phẩm chứng minh về việc thực

hiện một nhiệm vụ cụ thể Tóm lại, hồ sơ học tập giúp phát triển kĩ năng tổ chức, kĩ năng thể hiện, trình bày, của HS Khi được khuyến khích tạo sản phẩm tốt nhất, HS sẽ tự tôn trọng mình, tự chủ và tự thể hiện bản thân một cách rõ rệt Thông qua hồ sơ, HS có cơ hội minh chứng NL bằng những sản phẩm tốt nhất; lập sơ đồ về sự tiến bộ của mình; giám sát và điều chỉnh hành động và kế hoạch cá nhân; sự trao đổi học tập với người khác; tạo những thay đổi cần thiết theo hướng phát triển NL;

1.3.5.6 Đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá

ĐG đồng đẳng là quá trình ĐG giữa các HS, nhằm cung cấp các thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau Nó tạo cơ hội để nói chuyện, thảo luận, giải thích và thách thức lẫn nhau

Tự ĐG là quá trình HS tự trả lời cho các câu hỏi: Tôi đã học những gì? Tôi đang biết những gì? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa những điều tôi biết và cần biết? Bước tiếp theo cần đạt là gì?

Tự ĐG có thể giúp HS thể hiện rõ cách mà các em muốn học Nó cũng cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa với GV về nhu cầu học tập ĐG đồng đẳng giúp phát triển tự ĐG, trong đó khuyến khích học tập độc lập, có trách nhiệm phấn đấu tiến bộ trong học tập của chính họ HS khó có thể tự ĐG một cách tự phát, mà thường hình thành trước tiên ở hình thức thụ động (với hình thức GV yêu cầu), sau đó tích cực dần (với hình thức ĐG đồng đẳng), cuối cùng là chủ động (HS tự ĐG)

Coi ĐG đồng đẳng, tự ĐG là một phần của hoạt động nhóm Người học có thể kiểm tra, đưa ra các đề xuất, hoặc động viên các thành viên trong nhóm sửa đổi, cải thiện hoạt động học tập Hoặc người học có thể ĐG mức độ tham gia cũng như mức độ đóng góp vào kết quả chung này rất hữu ích, đặc biệt là ở các cấp tiểu học

Người học có thể ĐG hiệu quả cuối cùng về sản phẩm học tập GV tạo điều kiện để mỗi HS ĐG tất cả những người còn lại trong nhóm Nếu HS có kinh nghiệm ĐG đồng đẳng qua các loại hình hoạt động học tập, họ sẽ thấy dễ dàng hơn để ĐG bạn học của mình trong công việc hoặc dự án lớn hơn

Trang 37

1.3.6 Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực

1.3.6.1 Dạy học dự án [10]

a) Khái niệm: Dạy học dự án là một PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu

b) Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Quyết định chủ đề và lập kế hoạch: Học sinh lựa chọn tiểu chủ đề và quyết

định chủ đề dự án: Xây dựng mối quan hệ giữa chủ đề với các tiểu chủ đề; Lập kế

hoạch các nhiệm vụ học tập, phân công thực hiện - Bước 2: Thực hiện dự án: Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch để

thu thập thông tin; Xử lí thông tin; Thảo luận với các thành viên khác; Trao đổi và

xin ý kiến giáo viên hướng dẫn; Kết hợp lí thuyết với thực hành, tạo ra sản phẩm - Bước 3: Tổng hợp kết quả: Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản

phẩm dự án; Đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án; Rút kinh nghiệm

c) Ưu, nhược điểm: • Ưu điểm:

- Gắn lý thuyết với thực hành; kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;

- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo; - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; rèn luyện năng lực cộng

tác làm việc; phát triển năng lực đánh giá • Nhược điểm:

- Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản;

- Đòi hỏi dành nhiều thời gian; vậy nên không thể thay thế hoàn toàn mà chỉ là hình thức bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống;

- Cần phương tiện vật chất và tài chính phù hợp để thực hiện d) Ví dụ: Dự án học tập: “Mưa acid, nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục”

• Câu hỏi khái quát: Vì sao các công trình xây dựng, núi đá vôi, cây cối, mùa màng

bị phá huỷ sau những cơn mưa acid?

Trang 38

• Câu hỏi bài học: Thế nào là mưa acid? Vì sao mưa acid lại có khả năng phá huỷ

cây cối, mùa màng và các thiết bị máy móc, công trình xây dựng ngoài trời?

• Câu hỏi nội dung:

- Thế nào là mưa acid? Mưa thông thường và mưa acid khác nhau như thế nào? - Mưa acid gây ra những tác hại nào?

- Nêu nguyên nhân hình thành mưa acid Những phản ứng hoá học nào xảy ra khi hình thành mưa acid?

- Nêu các giải pháp để hạn chế sự hình thành mưa acid

1.3.6.2 Dạy học giải quyết vấn đề [10]

a) Khái niệm: Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS HS được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức

b) Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Phát hiện vấn đề: GV tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn đề để giao

cho HS một nhiệm vụ vừa sức nhằm phát hiện vấn đề HS hoạt động cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ Từ kết quả báo cáo, thảo luận, GV

hướng dẫn HS phát biểu vấn đề - Bước 2: Đề xuất giải pháp: GV giao cho HS nhiệm vụ đề xuất các giải pháp nhằm

giải quyết vấn đề vừa được phát biểu HS hoạt động cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ Từ kết quả báo cáo, thảo luận, GV hướng dẫn HS

lựa chọn các giải pháp phù hợp - Bước 3: Giải quyết vấn đề: GV giao nhiệm vụ cho HS lập kế hoạch và thực hiện

theo kế hoạch để giải quyết vấn đề HS hoạt động giải quyết vấn đề; có thể thực hiện ở ngoài lớp học và ở nhà GV tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận, từ đó nhận định các kết quả và rút ra kết luận GV hợp thức hoá các kiến thức thu được,

gợi ý HS phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp theo

c) Ưu, nhược điểm: • Ưu điểm:

- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá; nhờ đó lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn

Trang 39

- Rèn luyện tư duy phê phán cho HS: dựa trên cơ sở vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có để xem xét và đánh giá được các vấn đề cần giải quyết

- Tăng khả năng làm việc cá nhân, hợp tác làm việc nhóm • Nhược điểm:

- Đòi hỏi GV phải dành nhiều thời gian tìm hiểu về phương pháp cũng như đòi hỏi năng lực sư phạm tốt, có tư duy, sáng tạo để tạo ra các vấn đề hay các tình huống tốt, tình huống có vấn đề;

- Cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian hơn; - Cần có sự định hướng tốt từ GV trong quá trình học tập thì mới đảm bảo hiệu

quả của PPDH này đem lại cho HS d) Ví dụ: Một số tình huống có vấn đề trong dạy học nội dung “Sulfur và hợp chất”: - Sulfur là một vị thuốc đông y có vị chua tính ôn Trong đông y dùng sulfur để chữa bệnh Người ta quen xông hơi sulfur để bảo quản thuốc đông y và thực phẩm khô, tránh ẩm mốc, côn trùng Việc làm này gây hại cho người dùng và người tiếp xúc Bằng kiến thức hóa học em hãy giải thích tại sao?

- Tại sao sulfur đơn tà để lâu ở nhiệt độ phòng thì thấy khối lượng riêng lại tăng lên? - Oxygen và sulfur là các nguyên tố cùng nhóm VIA nhưng trong đa số hợp chất, oxygen chỉ có số oxi hóa -2 còn sulfur có số oxi hóa -2, +4, +6?

- Theo kinh nghiệm dân gian, khi cơ thể người bị nhiễm cảm (trúng gió) thường dùng bạc và lòng trắng thứng để đánh gió, giải cảm Em hãy giải thích tại sao? - Dung dịch H2S bình thường không màu nhưng tại sao khi để lâu trong phòng thí nghiệm lại có vẩn đục màu vàng nhạt?

- Tại sao kim loại copper (Cu) không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng lại phản ứng được với H2SO4 đặc nóng cho khí mùi sốc?

- Cho H2SO4 đặc vào cốc đường saccharose, acid sẽ chiếm nước của đường và làm đường hóa than (C) Tại sao than (C) là chất rắn lại phồng lên trào ra khỏi cốc?

1.3.6.3 Dạy học nhóm [3]

a) Khái niệm: Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS của một lớp học đuợc chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó đuợc trình bày và đánh giá truớc toàn lớp

Trang 40

- Bước 3: Trình bày và đánh giá kết quả: Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước

toàn lớp; Đánh giá kết quả trình bày của các nhóm và rút ra những kết luận cho

việc học tập tiếp theo

c) Ưu, nhược điểm: • Ưu điểm:

- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS; - Phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực giao tiếp; Hỗ trợ quá trình học

tập mang tính xã hội - Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá; tăng cường kết quả học tập • Nhược điểm:

- Dạy học nhóm đòi hỏi nhiều thời gian Quá trình học tập với các giai đoạn dẫn vào một chủ đề, phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm và trình bày kết quả của nhiều nhóm, khó được tổ chức một cách thỏa đáng trong một tiết học

- Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả mong muốn Nếu không được tổ chức và thực hiện tốt sẽ dẫn đến kết quả ngược lại với mục tiêu đề ra

- Trong các nhóm có thể xảy ra tình trạng hỗn loạn Ví dụ: một số thành viên không hợp tác lắng nghe, đa số các thành viên trong nhóm không làm bài mà lại quan tâm đến những việc khác, trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch và giận dữ,…

d) Ví dụ: Một hoạt động trong dạy học bài “Ammonia”

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: 2.2 Tìm hiểu về tính chất hóa học của ammonia (20 phút) a) Mục tiêu: Trình bày được tính chất hoá học của ammonia là tính base yếu và tính

khử và giải thích được các tính chất này của ammonia

Ngày đăng: 05/09/2024, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier
Năm: 2010
[4] Phạm Thị Kiều Duyên (2017), “Thực trạng dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cho học sinh ở một số trường trung học phổ thông,” Tạp chí Giáo dục, số 418, kỳ 2 tháng 11/2017, tr. 38-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn cho học sinh ở một số trường trung học phổ thông,”
Tác giả: Phạm Thị Kiều Duyên
Năm: 2017
[5] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao (2001), Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2001
[6] Phạm Văn Hoan - Hoàng Đình Xuân (2015), “Đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trung học phổ thông qua dạy học phần dẫn xuất của Hiđrocacbon (Hóa học 11),” Tạp chí Giáo dục, số 372, kỳ 2 tháng 12/2015, tr. 39- 40, 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trung học phổ thông qua dạy học phần dẫn xuất của Hiđrocacbon (Hóa học 11),”
Tác giả: Phạm Văn Hoan - Hoàng Đình Xuân
Năm: 2015
[7] Lê Kim Long - Nguyễn Thị Kim Thành (2017), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông
Tác giả: Lê Kim Long - Nguyễn Thị Kim Thành
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
[8] Ngô Ngọc Mai - Trần Trung Ninh (2012), “Sử dụng bài tập hoá học thực tiễn nhằm phát triển năng lực khoa học cho học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông,” Tạp chí Giáo dục, số 291, kỳ 1 tháng 8/2012, tr. 51-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bài tập hoá học thực tiễn nhằm phát triển năng lực khoa học cho học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông,”
Tác giả: Ngô Ngọc Mai - Trần Trung Ninh
Năm: 2012
[9] Thái Hoàng Minh - Nguyễn Thị Kim Thoa (2013), “Vận dụng WebQuest trong dạy học nội dung axit sunfuric (chương trình Hóa học 10 nâng cao),” Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 48, tr. 34-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng WebQuest trong dạy học nội dung axit sunfuric (chương trình Hóa học 10 nâng cao),”
Tác giả: Thái Hoàng Minh - Nguyễn Thị Kim Thoa
Năm: 2013
[10] Đặng Thị Oanh (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Hóa học trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phát triển năng lực môn Hóa học trung học phổ thông
Tác giả: Đặng Thị Oanh
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2018
[11] Phạm Ngọc Sơn (2011), “Xây dựng trang web học tập Hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học ở phổ thông,” Tạp chí Giáo dục, số 259, tr. 35, 50-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng trang web học tập Hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học ở phổ thông,”
Tác giả: Phạm Ngọc Sơn
Năm: 2011
[12] Nguyễn Thị Thanh - Hoàng Thị Phương - Trần Trung Ninh (2014), “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Hoá học 10,” Tạp chí Giáo dục số 342, kỳ 2 tháng 9/2014, tr. 53-54, 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Hoá học 10,”
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh - Hoàng Thị Phương - Trần Trung Ninh
Năm: 2014
[14] Vũ Thị Hồng Tuyến - Trần Trung Ninh (2017), “Phát triển năng lực sử dụng ICT cho học sinh thông qua dạy học WebQuest chủ đề tích hợp “Hợp chất của cacbon và biến đổi khí hậu,” Tạp chí Giáo dục, số 411, tr. 24, 29-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực sử dụng ICT cho học sinh thông qua dạy học WebQuest chủ đề tích hợp “Hợp chất của cacbon và biến đổi khí hậu,”
Tác giả: Vũ Thị Hồng Tuyến - Trần Trung Ninh
Năm: 2017
[15] VVOB Việt Nam (2010), Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực
Tác giả: VVOB Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
[16] Vũ Thị Yến (2014), “Xây dựng website hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viên theo dạy học dự án,” Tạp chí Giáo dục, số 338, tr. 57-59.Danh mục tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng website hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viên theo dạy học dự án,” "Tạp chí Giáo dục, số 338, tr. 57-59
Tác giả: Vũ Thị Yến
Năm: 2014
[17] Abbit, J. - Ophus, J. (2008), "What we know about the Impacts of WebQuests: A review of research," AACE Journal, 16(4), 441-456 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What we know about the Impacts of WebQuests: A review of research
Tác giả: Abbit, J. - Ophus, J
Năm: 2008
[18] Butova Yelena (2015), "The history of development of competency-based education," European Scientific Journal June 2015 /SPECIAL/ edition ISSN:1857 – 7881 (Print) e - ISSN 1857- 7431 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The history of development of competency-based education
Tác giả: Butova Yelena
Năm: 2015
[22] James P. Grinias (2017), "Making a Game Out of It: Using Web-Based Competitive Quizzes for," J. Chem. Educ. 2017, 94, 1363−1366, DOI:10.1021/acs.jchemed.7b00311 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Making a Game Out of It: Using Web-Based Competitive Quizzes for
Tác giả: James P. Grinias
Năm: 2017
[24] Richard R. Murry (2006), "WebQuests Celebrate 10 Years: Have They Delivered?," Valdosta State University, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: WebQuests Celebrate 10 Years: Have They Delivered
Tác giả: Richard R. Murry
Năm: 2006
[25] Wang Zhaoyang - Xiao Xin - Luo Jingxia, "Exploration on the Webquest Teaching Mode of Chemistry History Course," School of Chemistry and Environment,South China Normal University,Guangzhou 510631,China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Exploration on the Webquest Teaching Mode of Chemistry History Course
[26] UNESCO Office Bangkok and Regional Bureau for Education in Asia and the Pacific (2014), Learning to live together, United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization 7, place de Fontenoy, 75352 Paris 07 SP, France Sách, tạp chí
Tiêu đề: Learning to live together
Tác giả: UNESCO Office Bangkok and Regional Bureau for Education in Asia and the Pacific
Năm: 2014
[27] Zarina Abd Rashid - Sanisah Kadiman - Zuriawahida Zulkifli - Juliyana Selamat - Mohamad Hisyam Mohd. Hashim (2016), "Review of Web-Based Learning in TVET: History, Advantages and Disadvantages," International Journal of Vocational Education and Training Research. Vol. 2, No. 2, 2016, pp. 7-17. doi:10.11648/j.ijvetr.20160202.11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of Web-Based Learning in TVET: History, Advantages and Disadvantages
Tác giả: Zarina Abd Rashid - Sanisah Kadiman - Zuriawahida Zulkifli - Juliyana Selamat - Mohamad Hisyam Mohd. Hashim
Năm: 2016

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN