1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học truyện khoa học viễn tưởng cho học sinh lớp 7 theo chương trình ngữ văn 2018

114 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học truyện khoa học viễn tưởng cho học sinh lớp 7 theo Chương trình Ngữ văn 2018
Tác giả Phạm Thương Huyền
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thu Hiền
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Đứng trước khó khăn mang tính thực tiễn này, tác giả luận văn đã lựa chọn vấn đề: “Dạy học truyện khoa học viễn tưởng cho học sinh lớp 7 theo Chương trình ngữ văn 2018” làm đề tài nghiê

Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng để xác định cơ sở và lí luận thực tiễn cho đề tài Các tài liệu được nghiên cứu, phân tích và tổng hợp hành thông qua các thao tác: phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp

5.2 Phương pháp điều tra giáo dục

Phương pháp điều tra giáo dục được sử dụng nhằm khảo sát nhận thức của người học, người dạy trong giờ dạy học truyện KHVT cho HS lớp 7 và kiểm chứng hiệu quả của các nguyên tắc và biện pháp được đề xuất trong quá trình thực nghiệm sư phạm

Cách thức điều tra bao gồm sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, dự giờ, phỏng vấn và bài kiểm tra, cụ thể: Điều tra các thông tin về nhận thức của người học, người dạy trong giờ học văn bản truyện KHVT cho HS lớp 7 bằng phiếu khảo sát đối với GV, HS; điều tra khả năng đọc, viết, nói, nghe của HS bằng bài kiểm tra

5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng nhằm mục đích xem xét, xác nhận tính đúng đắn và khả thi của các nguyên tắc và biện pháp được luận văn đề xuất nhằm phát triển năng lực đọc hiểu truyện KHVT cho HS lớp 7 Cách thức tiến hành phương pháp thực nghiệm sư phạm gồm: tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra; so sánh đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm giữa các lớp, chiều hướng biến đổi năng lực của học sinh giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì luận văn của chúng tôi gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Đề xuất phương pháp tổ chức dạy học truyện KHVT cho học sinh lớp 7

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm dạy học truyện KHVT cho HS lớp 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Các yêu cầu trong dạy học Ngữ văn theo Chương trình 2018Những vấn đề về dạy học truyện KHVT lớp 7 theo Chương trình 2018

1.2.1 Các yêu cầu về năng lực và phẩm chất của người học a) Yêu cầu về năng lực

Trong chương trình GDPT mới, đối với cấp THCS, yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học khác nhau và mức độ sẽ tăng lên ở từng khối lớp Đối với năng lực ngôn ngữ, ở lớp 7, HS phải biết vẫn dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm, khả năng suy luận của mình để hiểu văn bản; biết đọc văn bản theo kiểu, loại; hiểu được nội dung tường viết văn bản, có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và biết cách trích dẫn đoạn văn, văn bản Đặc biệt học sinh biết thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi Đối với năng lực văn học, HS lớp 7 phải nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa văn bản đã đọc; nhận biết được truyện thông qua một số yếu tố hình thức như: sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian và thời gian và nội dung như đề tài, chủ đề và ý nghĩa của truyện b) Yêu cầu về phẩm chất

Về phẩm chất, học sinh cần trân trọng những ý tưởng khoa học; dũng cảm, yêu thiên nhiên, thích phám phá, thích tưởng tượng

Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu dạy học truyện

KHVT của học sinh lớp 7 trong chương trình GDPT mới nên về yêu cầu cần đạt trong năng lực đọc, viết, nói và nghe có nội dung cụ thể như sau:

- Về đọc hiểu nội dung:

+ Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm

+ Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc

+ Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người biết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

+ Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn, đủ ý

- Về đọc hiểu hình thức:

+ Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian

+ Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hình dáng, ngôn ngữ, hành động, ý chí của nhân vật

+ Nhận biết được ngôi kể thứ nhất và tác dụng của ngôi kể

- Liên hệ, so sánh và kết nối:

+ Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản

+ Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm và cách giải quyết vấn đề của tác giả; nêu lí do

- Đọc mở rộng: Trong một năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học

(bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng internet) có thể loại và độ dài tương đương với văn bản đã học

Về ngữ liệu, ở thể loại truyện KHVT, HS được tiếp xúc với các văn bản truyện KHVT: các tập truyện của tác giả Giuyn Véc-nơ, truyện Thiên Mã của Hà Thủy Nguyên, tác phẩm Người về từ Sao Hỏa do tác giả

Nguyễn Lan Hương dịch, truyện KHVT của tác giả Rây Brét-bơ-ry Qua các ngữ liệu trên, HS tiếp nhận những kiến thức về yếu tố tưởng tượng kết hợp với sự kiện khoa học của văn bản văn học; các chi tiết và mối liên hệ giữa các chi tiết trong văn bản văn học; đề tài, chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết; các yếu tố như cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện KHVT, người kể chuyện

+ Biết viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

+ Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả

* Hoạt động nói và nghe

- Nói: phản bác của người nghe

+ Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày

+ Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt

+ Biết thảo luận trong nhóm một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết

1.2.2 Tri thức thể loại truyện KHVT a) Khái niệm

Truyện KHVT là một thể loại lần đầu được đưa vào chương trình Ngữ văn, vì vậy đòi hỏi người GV cần có một kiến thức nền tảng vững vàng về thể loại này Vì vậy, chúng tôi xin được làm rõ một số vấn đề về khái niệm như sau

Từ điển thuật ngữ Văn học sử dụng khái niệm Văn học viễn tưởng (tiếng Anh: science fiction)

Những tác phẩm văn học (chủ yếu là văn xuôi - truyện, tiểu thuyết) lấy viễn tưởng làm phương thức xây dựng hình tượng và tổ chức cốt truyện Viễn tưởng là một phương pháp miêu tả đặc thù, sử dụng những dạng hình tượng (những khách thể, những tình huống, những thế giới), trong đó những yếu tố của thực tại được kết hợp với nhau theo lối siêu tự nhiên, kì lạ và khó tin [15, tr.417]

Văn học viễn tưởng (cũng gọi là văn học hoang đường, huyền ảo; gốc

Hy Lạp phantastike - nghệ thuật tưởng tượng) Một dạng sáng tác văn học trong đó hư cấu của tác giả trải rộng từ những hiện tượng khác thường, kì lạ, không giống thực đến việc tạo ra một thế giới hư cấu kỳ lạ, phi thực Sáng tác loại này nghiêng về kiểu hình tượng viễn tưởng với mức độ hư cấu cao, công nhiên phá vỡ các liên hệ và quy luật logic, các tỉ lệ và hình dạng thực tế của đối tượng miêu tả Đây là một lĩnh vực sáng tác văn học tích tụ ở mức tối đa sự tưởng tượng sáng tạo của nghệ sĩ và độc giả; tuy vậy, cũng không phải là

“vương quốc tưởng tượng” tùy tiện: ở bức tranh viễn tưởng của tác phẩm, đọc giả vẫn đoán ra được những dạng thức của tồn tại thực về xã hội và tinh thần, dù đã bị cải biến Hình tượng viễn tưởng đã có từ sáng tác dân gian và các thể loại văn học viết như truyện cổ tích, sử thi, phúng dụ, truyền thuyết, nghịch dị (grotesque), văn học không tưởng, văn châm biếm [1, tr.405,406]

Theo đó, văn học viễn tưởng đã có lịch sử phát triển khá lâu từ trong thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích thần kì, với đặc điểm tiêu biểu là thoát li khỏi sự miêu tả hiện thực, các sự kiện xảy ra nhờ phép thuật

Truyện Khoa học viễn tưởng bắt nguồn từ phương Tây ở thế kỉ XIX và phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ XX Ở Việt Nam, phải đến thế kỉ XXI, khi khoa học công nghệ phát triển, thể loại này mới thực tự khởi sắc [8, tr.33]

Theo đó, Truyện KHVT là một chi của dòng speculative fiction (giả cường tự biện), bao gồm những tác phẩm văn học, phim, tranh ảnh… chứa các mô tip giả tưởng dựa trên khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, du hành thời gian, các vũ trụ song song, người ngoài hành tinh,… Khoa học viễn tưởng thường đi vào khám phá những hệ lụy, ảnh hưởng tiềm tàng của các phát triển khoa học Bởi vậy nó được gọi là dòng văn của các ý tưởng Truyện khoa học viễn tưởng được xây dựng trên nền tảng khoa học, luôn có sự kết nối với hiện thực, lí giải các sự kiện một cách khoa học, ít khi chứa các yếu tố siêu nhiên, luôn phát triển dựa trên những kiến thức hoặc học thuyết khoa học đã được chấp nhận tại thời điểm tác phẩm đó ra đời

Truyện KHVT đưa ra một cái nhìn dự đoán về thế giới thực tại dựa trên những cơ sở khoa học đương thời Theo nhà văn người Mỹ - Huy-gô Giơn- xbách thì truyện KHVT là: “… một tác phẩm giả tưởng quyến rũ pha trộn với

Khảo sát về thực trạng dạy và học truyện KHVT hiện nay

1.3.1 Khách thể và địa bàn khảo sát

Trong chương trình Ngữ văn 2018, truyện khoa học viễn tưởng được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn lớp 7 gồm:

Bảng 1.1 Bảng thống kê các tác phẩm truyện KHVT trong chương trình

Ngữ văn 7 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Phân phối chương trình Tác phẩm Tác giả

Cuộc chạm trán trên đại dương (Trích Hai vạn dặm dưới biển)

Giuyn Véc-nơ (Jules Verne)

Văn bản đọc Văn bản 2: Đường vào trung tâm vũ trụ (Trích Thiên mã)

Văn bản đọc kết nối

Dấu ấn Hồ Khanh Nhật Văn

Thực hành đọc Chiếc đũa thần I.A.E-phơ-rê-mốp,

Phạm Mạnh Hùng dịch Để khảo sát về thực trạng dạy học truyện KHVT ở lớp 7 và hiệu quả của việc tiếp nhận truyện KHVT nên chúng tôi đã tiến hành khảo sát với GV trực tiếp giảng dạy và HS lớp 7

Về địa bàn, chúng tôi chọn trường Marie Curie ( khảo sát ý kiến 14 GV cấp THCS và 300 HS lớp 7) vì đây là ngôi trường có cơ sở vật chất hiện đại; đội ngũ lãnh đạo tâm huyết và trách nhiệm; đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học Đối với GV, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức về mức độ quan trọng của kĩ năng đọc, viết, nói, nghe trong dạy học môn Ngữ văn; phương pháp dạy học để dạy truyện KHVT; những yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học truyện KHVT Đối với HS, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng đọc, sở thích, năng lực và vốn tri thức về truyện KHVT của HS

1.3.2 Kết quả điều tra khảo sát a) Kết quả điều tra, khảo sát GV:

Qua thu thập, xử lí và phân tích số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.2 Nhận thức về mức độ quan trọng của kĩ năng đọc, viết, nói nghe trong dạy học môn Ngữ Văn

Giảng dạy ngữ văn lớp 7 theo CT Ngữ Văn 2018,

Mức độ Đọc Viết Nói và nghe năng nào cần được chú trọng nhất?

Theo Chương trình Ngữ Văn 2018, giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì thời lượng dành nhiều hơn cho rèn kĩ năng đọc Cụ thể, thời lượng dành cho kĩ năng đọc là 63%, thời lượng dành cho kĩ năng viết là 22% và thời lượng dành cho kĩ năng nói và nghe là 10% Có thể thấy, GV đã đưa ra được tầm quan trọng của việc dạy học môn Ngữ Văn qua các kĩ năng và nhận thức mức độ qua trọng của các kĩ năng trong môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực

Bảng 1.3 GV dự đoán HS có thích đọc truyện KHVT không?

Học sinh thích đọc VB truyện KHVT?

Mức độ Rất thích Thích Không thích

Với câu hỏi, Thầy/Cô tổ chức dạy học truyện KHVT, học sinh sẽ thấy ấn tượng nhất ở khía cạnh nào? Qua khảo sát cho thấy, GV dự đoán có thể HS sẽ chọn yếu tố nhân vật chiếm 21.4%, HS lựa chọn yếu tố tưởng tượng của tác giả là 14.3%, đặc biệt có thể HS sẽ ấn tượng với thành tựu khoa học là 50% và ngoài ra HS có thể sẽ ấn tượng với không gian và thười gian trong truyện là 14.3%

Khi khảo sát về phương pháp truyện KHVT, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV chưa chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại để đạt được mục tiêu bài học Các phương pháp được GV thường xuyên sử dụng là vấn đáp (rất thường xuyên là 71,4% và thường xuyên là 28,6%) Các phương pháp như thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề ít khi được sử dụng

Như vậy, có thể thấy mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của dạy học theo thể loại nhưng GV còn lúng túng trong việc sử dụng phương pháp dạy học hiện đại để đạt hiệu quả cao trong dạy học đọc hiểu

Bảng 1.4 GV dự định sẽ sử dụng phương pháp dạy học nào khi dạy học truyện KHVT?

3 Dạy học dựa vào trò chơi 2 14.3 8 57.1 4 28.6 0 0 0 0

7 Nêu và giải quyết vấn đề 0 0 5 35.7 5 35.7 4 28.6 0 0

Với câu hỏi, sau khi học xong truyện KHVT, HS có thể dễ dàng đạt được kĩ năng nào nhất, tỉ lệ HS có thể dễ dàng đạt được kĩ năng đọc hiểu là

21.4% và kĩ năng viết chiếm 35.7% Đây là một con số khá thấp Vì để HS đạt được đọc hiểu một văn bản, viết thì HS cần nắm chắc kiến thức về thể loại Bên cạnh đó, kĩ năng nghe nói khá cao chiếm 42.9%

Bảng 1.5 Bảng khảo sát kĩ năng HS có thể đạt được sau khi học truyện

KHVT khi học xong truyện

KHVT, HS dễ dàng đạt được kĩ năng nào nhất? Đọc Viết Nói và Nghe

(%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dạy truyện KHVT cho học sinh lớp 7 Ở các yếu tố thuận lợi thì việc nhận thức đúng về mục đích, nội dung, phương pháp dạy học đọc hiểu được đánh giá ở mức độ có “tác động rất nhiều” là

85.7%, kế đến là sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của nhà trường đối với hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản truyện KHVT cũng được đánh giá “có tác động rất nhiều” là 71.4% Điều này cho thấy rằng nhận thức của cán bộ quản lí, GV là rất quan trọng và tác động rất lớn đến việc tổ chức thực hiện dạy học và kết quả dạy học truyện KHVT cho học sinh Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn được cung cấp đầy đủ được đánh giá có “tác động rất nhiều” là 57.1% và “ít tác động” là 14.3% Điều này, cho thấy rằng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là cần thiết trong đổi mới phương pháp dạy học Tuy nhiên, để dạy học truyện

KHVT nhằm phát triển năng lực cho học sinh thì điều kiện này là ít có tác động, chứng tỏ việc dạy học này không cần đổi hỏi quá nhiều trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, GV có thể giảm bớt chi phí và ít vất vả hơn mà vẫn thấy học sinh đạt hiệu quả tốt trong học tập

Bảng 1.6 Những điều kiện ảnh hưởng tích cực đến dạy học truyện KHVT cho học sinh lớp 7

Mức độ Tác động rất nhiều

Tác động nhiều Ít tác động Không tác động

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

Các yếu tố thuận lợi

1 Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của nhà trường đối với hoạt động dạy học trên lớp

2 GV nhận thức đúng về mục đích, nội dung, phương pháp dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực

3 Học sinh yêu thích và hứng thú đối với hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản truyện (nhất là văn bản truyện KHVT)

4 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn được cung cấp đầy đủ

Với câu hỏi về các ưu điểm khi dạy học truyện KHVT, chúng tôi nhận thấy rằng GV hầu như đều biết đến các phương pháp dạy học hiện đại nhằm hướng đến việc giúp HS là người tích cực, chủ động và hăng hái tham gia vào các hoạt động học để khẳng định bản thân mình Một số phương pháp kể đến là: hợp tác thảo luận nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận, vấn đáp, phản biện, … Hình thức tổ chức dạy học cho HS cũng rất đa hoạt động cá nhân kích thích sự hứng thú tìm tòi, khám phá cho học sinh

Những phiếu học tập được thiết kế phù hợp với nội dung, cấp độ nhân thức, yêu cầu của từng bài giúp các em hiểu nội dung ý nghĩa bài học, bước đầu hình thành những kĩ năng đọc hiểu Nhũng bài viết mẫu giúp các em hình thành được các bước khi viết bài

Với các yếu tố khó khăn thì việc GV chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của dạy học đọc hiểu văn bản truyện được đánh giá là có “tác động rất nhiều” ở mức độ cao 75,0%, chứng tỏ đây là yếu tố rất quan trọng vì từ đó sẽ kéo theo rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến dạy học đọc hiểu

Dạy học đọc hiểu văn bản truyện chưa được chú trọng đúng mức và GV chưa được bồi dưỡng đầy đủ về học đọc hiểu văn bản truyện nhằm phát triển năng lực cho học sinh cũng được đánh giá là có “tác động rất nhiều” là khá cao là 71,4 % và 75,1% Chương trình, tài liệu tham khảo và các bài tập dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực cũng được đánh giá có “tác động rất nhiều” là khá cao 71,5% và 60,7% Thời gian dạy học đọc hiểu theo chương trình còn hạn chế cũng có tác động rất lớn đến việc dạy học đọc hiểu văn bản truyện nhằm phát triển năng lực cho học sinh (57,2%) Những vấn đề này có thể được khắc phục nếu chúng ta hướng dẫn cho GV biết thiết kế bày dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh theo chương tình GDPT mới Một số tài liệu tham khảo cho GV cần được chọn lọc có chất lượng để đạt hiệu quả dạy học cao hơn

Bảng 1.7 Những điều kiện ảnh hưởng tiêu cực đến dạy học truyện KHVT cho học sinh lớp 7

Mức độ Tác động rất nhiều

Tác động nhiều Ít tác động Không tác động SL Tỉ lệ SL Tỉ SL Tỉ SL Tỉ lệ

Các yếu tố khó khăn

1 GV chưa ý thức đầy đủ về mục đích, tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản truyện nhằm phát triển năng lực

2 GV chưa được bồi dưỡng, cập nhật chuyên môn thường xuyên

3 Chưa có nhiều các bài tập dạy đọc hiểu phù hợp với quan điểm phát triển năng lực

4 Thời gian dạy học đọc hiểu và viết hạn chế 12 85.7 2 14.3 0 0 0 0 5 Chương trình, tài liệu tham khảo không đầy đủ 6 42.8 6 42.8 2 14.4 0 0

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌCCác yêu cầu trong tổ chức dạy học thể loại truyện KHVT

2.1.1 Dạy học bám sát mục tiêu bài học Đích đến cuối cùng của một bài học là đọc, hiểu và vận dụng kết quả đọc hiểu vào thực tiễn, viết được một văn bản theo yêu cầu cần đạt Kết quả của việc hiểu đến đâu lại phụ thuộc vào định hướng tiếp cận, vào mục tiêu bài học cụ thể của HS Trả lời được câu hỏi: “Tôi đọc văn bản thuộc thể loại này này để làm gì?” sẽ giúp HS căn cứ trên mục tiêu mà điều chỉnh quá trình đọc, viết, nói, nghe sao cho thích hợp và giúp HS xác định lí do, mục đích bài học là bước khởi đầu quan trọng để HS có thể tiếp cận thể loại thành công Cũng chính vì thế, việc bám sát vào mục tiêu bài học rất quan trọng và cần xem là nguyên tắc thứ yếu

Việc xác định chính xác mục tiêu bài học sẽ tránh sự lãng phí thời gian không cần thiết, làm cho hoạt động đọc hiểu, viết, nói, nghe trong bài học được hiệu quả hơn HS lựa chọn chiến thuật đọc, viết, nói, nghe sao cho phù hợp và sự phối hợp chiến thuật hiệu quả, hình thành lối đọc có ý thức, có kĩ năng trong khi đọc Ngoài ra, HS lựa chọn được cách viết, nói phù hợp tránh sa đề lạc đề

2.1.2 Dạy học bám sát văn bản

Khác với lối giảng văn cũ, dạy học đọc hiểu văn học nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản truyện KHVT nói riêng luôn lấy văn bản và hoạt động đọc hiểu văn bản của học sinh làm trung tâm Học sinh phải làm việc trực tiếp với văn bản dưới sự hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ của giáo viên Theo lí thuyết tiếp nhận, văn bản chưa là tác phẩm, văn bản trở thành tác phẩm khi thông qua sự tiếp nhận từ phía người đọc Như vậy, việc đọc hiểu văn bản của mỗi học sinh rất quan trọng nhất và là yêu cầu bắt buộc để mỗi học sinh có thể trở thành một độc giả chủ động, sáng tạo

2.1.3 Bám sát đặc trưng thể loại truyện KHVT

Trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện nay, thể loại là đơn vị cơ sở và xuất phát điểm của hoạt động tổ chức dạy học đọc, viết, nói, nghe

Muốn hình thành và phát triển kĩ năng đọc, viết, nói, nghe cho HS không thể tổ chức dạy học theo hướng dạy học theo nội dung như trước đây mà chỉ có thể tổ chức dạy học theo hướng bám sát các đặc điểm thể loại Do mỗi thể loại có dạng thức và một số đặc điểm ổn định, giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm nên có thể dựa vào các đặc điểm chung ổn định ấy mà hình thành mô hình đọc hiểu, viết, nói cho thể loại đó Vì vậy, xác định thể loại là vấn đề then chốt trong dạy học đọc, viết, nói, nghe nói chung và dạy học đọc, viết, nói, nghe truyện KHVT nói riêng GV phải giúp HS hiểu được cách đọc, viết, nói, nghe thể loại truyện KHVT có gì giống với thể loại truyện nói chung khác với cách đọc, viết, nói, nghe thể loại thơ, kí, nghị luận, thông tin, giúp HS tự nhận ra được nét tương đồng và đặc trưng riêng của mỗi thể loại

Với đối tượng học sinh THCS, chúng tôi nhấn mạnh sáu đặc trưng cơ bản của truyện KHVT mà GV cần lưu ý trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu, viết văn bản những văn bản cùng thể loại được sắp xếp thành một chủ đề, GV sẽ giúp HS vừa khám phá giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của từng văn bản vừa hình thành và phát triển kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng viết kết nối để có thể chủ động chinh phục giá trị của các văn bản mới cùng thể loại

2.1.4 Bám sát vào tiến trình dạy học

Dạy học đọc, viết, nói, nghe muốn có sự logic và hiệu quả cần được tiến hành theo một tiến trình nhất định.Tính quá trình của hoạt động đọc, viết, nói, nghe cho thấy nó cần trải qua các chặng, các bước nhất định để chinh phục văn bản thể loại theo một trật tự vừa tuyến tính vừa tổng hợp, bước sau tiếp nối, kế thừa, đào sâu, mở rộng, phát triển, đồng thời kiểm tra, giá sát và điều chỉnh những gì đã đạt được ở bước trước Một quá trình như vậy đã được các nhà nghiên cứu xác định và vận dụng thành công vào thực tiễn với mô hình tiến trình dạy học đọc hiểu theo ba giai đoạn: trước khi đọc, đọc văn bản/ trong khi đọc và sau khi đọc

Cụ thể người GV cần lên kế hoạch giảng dạy theo tiến trình đọc gồm các giai đoạn: trước, trong và sau khi đọc, khi viết, khi nói, để HS có thể lần lượt tìm hiểu VB, viết một văn bản một cách dễ dàng nhất

2.1.5 Đảm bảo tính vừa sức

Dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất Dạy học như vậy mới đảm bảo đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của HS

Tính vừa sức trong dạy học đòi hỏi GV phải bám sát vào chương trình Ngữ văn, cụ thể hơn bám sát vào mục tiêu bài học, trong mỗi tiết học, GV biết vận dụng các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học truyện

KHVT phù hợp với trình độ nhận thức của đa số HS trong lớp, đồng thời cũng phải phù hợp với các nhóm HS có năng lực khác nhau (dạy học phân hóa), đảm bảo mọi HS đều có thể lĩnh hội được nội dung bài học

Tính vừa sức trong dạy học truyện KHVT cho HS lớp 7, được hiểu là các nhiệm vụ giao cho HS trong giờ dạy học phải phù hợp với khả năng của các đối tượng HS trong lớp Điều đó thể hiện trước hết ở các nhiệm vụ (câu hỏi, bài tập) mà GV giao cho HS thực hiện cần phù hợp Tính vừa sức còn thể hiện ở cách tổ chức dạy học Với chương trình Ngữ văn 7, HS sẽ học 2 văn bản cùng thể loại truyện KHVT (Cuộc chạm trán trên đại dương, Đường vào tâm vũ trụ), kiến thức chung về thể loại, đặc điểm thể loại sẽ được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn tiết đầu, mà sẽ hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện KHVT cho HS GV thực hiện tốt yêu cầu vừa sức và tạo sức trong dạy học sẽ luôn tạo được động cơ, hứng thú học tập ở HS

2.1.6 Gắn việc tổ chức hoạt động dạy học đọc, viết, nói, nghe truyện KHVT với đổi mới đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của HS

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là yêu cầu quan trọng và cấp thiết của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay GV là người tổ chức, hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động dạy học đọc, viết, nói, nghe Thông qua các hoạt động, HS hình thành và phát triển năng lực; thông qua các hoạt động, GV có thể đánh giá, thẩm định được năng lực của HS Mỗi một hoạt động học tập được thực hiện thông qua nhiệm vụ học tập Mỗi nhiệm vụ học tập được chuyển giao bằng các kĩ thuật dạy học và phương tiện dạy học

Chẳng hạn, trong văn bản truyện “Cuộc chạm trán trên đại dương” (Ngữ văn 7), một trong nhiệm vụ quan trọng của HS là miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình Nhiệm vụ này có thể chuyển giao cho HS thông qua việc hướng dẫn HS làm phiếu bài tập yêu cầu học sinh điền vào ô trống những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá.

Một số đề xuất cụ thể trong hoạt động dạy học truyện KHVT

2.2.1 Hoạt động đọc Đây là giai đoạn chuẩn bị cho các hoạt động dạy và học đọc hiểu văn bản sẽ tiến hành trên lớp, quyết định hiệu quả và sự tích cực chủ động của hoạt động học tập trên lớp của HS Vì vậy, GV cần có những yêu cầu chỉ dẫn cụ thể cho HS về các nhiệm vụ cần thực hiện trước khi đến lớp để phát huy tính tự học của HS HS tương tác với văn bản một cách độc lập Văn bản có khi là lần đầu HS được tiếp xúc, vì thế GV nên thiết kế các nhiệm vụ học tập khai thác những suy nghĩ, cảm nhận nguyên sơ nhất của người học khi tiếp nhận văn bản Tất cả những kết quả thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị bài của HS trước giờ học cần có sản phẩm như bản ghi chép cá nhân, phiếu học tập, sơ đồ tư duy, powerpoint thuyết trình,… GV cần có hình thức kiểm tra trên lớp và đánh giá các sản phẩm này một cách hợp lí, hiệu quả a) Mục tiêu của các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện trước giờ học

Các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện trước giờ học hướng đến các mục tiêu sau:

- Huy động, kết nối trải nghiệm, nhu cầu cá nhân của HS với bài học

- Huy động, tìm hiểu những tri thức đọc hiểu phục vụ cho bài học

- Khai thác những cảm nhận đầu tiên của HS khi đọc văn bản

- Liệt kê được các sự kiện, sự việc, nhân vật trong văn bản truyện KHVT b) Nội dung, cách thức tiến hành các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện trước giờ học

Xuất phát từ mục tiêu trên, các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện trước giờ học bao gồm các nội dung và cách thức tiến hành như sau:

BƯỚC 1: ĐỌC VÀ TIẾP CẬN VĂN BẢN

GV có thể hướng dẫn HS đọc như sau:

- Đọc phần Tri thức Ngữ văn: Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một truyện KHVT

- Tìm hiểu một số thông tin về tác giả và ghi lại các thông tin giúp ích cho việc đọc hiểu văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương

BƯỚC 2: ĐỌC VÀ KHÁM PHÁ VĂN BẢN

- Đọc lần 1 văn bản + Đọc tiêu đề và từng đoạn một rồi dừng lại dự đoán nội dung câu chuyện và kết thúc Ghi dự đoán này ra nhật kí đọc sách

+ Đọc tiếp phần còn lại VB và kiểm tra phần dự đoán của mình

GV lưu ý HS: Trong quá trình đọc, tạm dừng ở các từ ngữ có kí hiệu chú thích và đọc nội dung chú thích cho các từ ngữ này ở phần chân trang để hiểu nghĩa của chúng trong văn bản, tránh tình trạng HS không đọc chú thích hoặc đọc hết văn bản rồi đọc lần lượt từng chú thích thì hiệu quả đọc hiểu không cao

- Đọc lần 2 văn bản + Đọc kĩ từng đoạn VB Trước khi đọc từng đoạn, đọc phần chỉ dẫn ở hộp thông tin bên phải để nắm được chỉ dẫn của sách (hoặc cũng có thể đọc xong từng đoạn thì đọc phần chỉ dẫn tương ứng và thực hiện theo chỉ dẫn đó) để giúp việc đọc có trọng tâm, bước đầu giải mã văn bản và rèn luyện các thao tác, chiến thuật đọc

+ Tùy theo chỉ dẫn của SGK có thể dùng bút chì gạch chân những chi tiết cần lưu ý hoặc ghi ra nhật kí đọc sách những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đó

+ Đọc thầm lại hoặc đọc to toàn bộ văn bản ít nhất một lần nữa (không dừng lại ở mỗi phần/đoạn hay chú thích) để cảm nhận chung/tổng thể về văn bản

- Trả lời các câu hỏi nêu ở sau văn bản đọc hiểu, phiếu BT, ghi câu trả lời vào vở thực hành Ngữ Văn

HS nêu những hiểu biết vốn có của mình về văn bản có thể là bất kì thông tin nào liên quan đến văn bản: tác giả, nội dung, nghệ thuật, các đánh giá,… và những vấn đề mà bản thân có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về văn bản

+ Sử dụng kĩ thuật KWL HS tự kẻ bảng ra một tờ giấy, ghi câu trả lời vào cột K và W Ví dụ khi học văn bản số 3: Dấu ấn Hồ Khanh, HS cần trả lời các câu hỏi như sau:

Những điều em đã biết về văn bản Dấu ấn Hồ Khanh là gì?

Trả lời câu hỏi: Em muốn (hoặc nghĩ mình sẽ) biết thêm điều gì sau khi học văn bản này?

Phiếu trả lời này sẽ yêu cầu HS thực hiện đầu tiên trong giai đoạn chuẩn bị bài trước giờ học để khai thác trải nghiệm vốn có và nhu cầu tự thân của HS về bài học Có thể câu trả lời ở cột K sẽ là “Em chưa biết điều gì về tác phẩm” thì câu trả lời ở cột W vẫn có giá trị để GV biết được nhu cầu học tập của HS về bài học này

+ Hoặc GV có thể hướng dẫn HS trải nghiệm chiến thuật tự đặt câu hỏi ở giai đoạn trước khi đọc

Hoạt động tạo tâm thế học

Việc tạo tâm thế cho học sinh trong giờ học giúp HS có một tâm thế vững vàng, tâm lí thoải mái, một cảm xúc và hứng thú khi tiếp cận một tác phẩm cụ thể

* Mục tiêu của hoạt động:

Mục tiêu của hoạt động tạo tâm thế là thu hút sự chú ý, gây tò mò cho HS, đặc biệt còng khơi gợi ở người học vốn kiến thức, kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức, kĩ năng mới của HS Đồng thời, thông qua hoạt động này còn giúp GV tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thể nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học Bên cạnh đó, hoạt động tạo tâm thế học còn tạo ra hứng thú và một tâm thế học tích cực để học sinh bước vào bài học mới tự nhiên, thuận lợi

* Một số cách thức tiến hành: Để tổ chức hoạt động này, có thể sử dụng một số nội dung, hình thức tổ

1 Đọc thầm, quan sát các thông tin: Tên văn bản, tên tác giả, hình ảnh, thể loại,…

2 Tự đặt câu hỏi 3 Trả lời miệng các câu hỏi vừa đặt, ghi lại các từ khóa nếu cần

4 Đánh dấu vào những câu chưa trả lời được Tự đặt câu hỏi về những điều HS muốn biết có liên quan đến các thông tin: Tên văn bản, tên tác giả, hình ảnh, thể loại,…

Ví dụ: Tôi muốn biết gì về chiếc tàu

Tự đặt câu hỏi về những điều HS đã biết có liên quan đến các thông tin: Tên văn bản, tên tác giả, hình ảnh, thể loại,…

Ví dụ: Tôi đã biết gì về tác giả

Tôi đã biết gì về thể loại truyện khoa học viễn tưởng?

- Câu hỏi, bài tập: Trong mỗi bài học, hoạt động khởi động hầu như gồm 1-3 câu hỏi, bài tập Các bài tập có thể là quan sát tranh/ảnh để trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học Cũng có thể không sử dụng đến tranh ảnh mà trực tiếp ôn tập lại kiến thức đã học ở bài cũ, ở cấp dưới hoặc lớp dưới nhưng được thiết kế dưới dạng nhiệm vụ kết nối hoặc những câu hỏi gợi mở

- Kể chuyện, hát, vẽ tranh, thi đọc, ngâm thơ, : Một số hoạt động yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện, hát hoặc vẽ về chủ đề liên quan đến bài học Các hoạt động này có thể tổ chức, thiết kế dưới dạng các cuộc thi nhằm tạo không khí sôi động, thi đua, hứng thú trước khi tiến hành bài học mới

ý nghĩa

Sau khi tổ chức cho trò chơi xong, GV cần chốt lại các yêu cầu khi viết bài văn kể lại sự việc có liên quan đến một nhân vật lịch sử GV cần nhấn mạnh nội dung:

- Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật đó

- Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí, có sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể

- Nêu được ý nghĩa của sự việc

- Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể b) Dạy Phân tích bài viết tham khảo Để hình thành và phát triển năng lực viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử, GV cần tư vấn, hỗ trợ HS để HS viết bài văn theo các bước sau:

* Đọc và phân tích bài văn mẫu

Có thể nói, đọc cũng là một phần của quá trình tạo lập văn bản Đọc bài văn mẫu cùng kiểu loại giúp HS hiểu được cách tạo lập văn bản cùng loại Ví dụ, để viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử (hoặc đã đọc, đã nghe, HS cần đọc trước một vài văn bản cùng chủ đề GV có

Sau đây là một ví dụ về phiếu học tập: Phiếu học tập số 1 phần Viết – Phụ lục 4

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm thảo luận câu hỏi sau từ việc phân tích văn bản mẫu (ví dụ Phân tích bài viết tham khảo: Thô-mát Ê-đi- xơn (Thomas Edison) và màn “trình diễn” ánh sáng)

+ Bài viết kể về sự việc gì? (Bài viết kể về màn “trình diễn” ánh sáng) + Sự việc đó có thật không và liên quan tới nhân vật nào? (Sự việc đó có thật và liên quan đến nhà khoa học nổi tiếng Thô-mát Ê-đi-xơn.)

+ Diễn biến của sự việc như thế nào? (Ê-đi-xơn đã treo hàng trăm bóng đèn điện quanh phòng thí nghiệm, quanh nhà và dọc con đường nơi ông sống.)

+ Sự việc có ý nghĩa ra sao? (Màn “trình diễn” ánh sáng của Ê-đi-xơn mở đầu cho việc đưa ánh sáng đèn điện đến với cuộc sống của con người.)

+ Người viết bày tỏ suy nghĩ gì về sự việc được kể? (Màn “trình diễn” ánh sáng đó đã mở ra một kỉ nguyên ánh sáng mới, làm thay đổi thế giới.)

+ Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả không? (Những chiếc bóng đèn có vỏ ngoài được làm bằng thủy tinh cách nhiệt, bên trong có chưa dây đốt làm bằng sợi carbon, tỏa ra thứ ánh sáng liên tục và dìu dịu.)

- GV khái quát lại một vài đặc điểm của văn bản mẫu c) Viết bài theo các bước Trước khi viết

* Lựa chọn đề tài Đối với phần lựa chọn đề tài, GV hướng dẫn HS trước khi viết cần tự hỏi chính mình:

- Mục đích của bài viết là gì?: Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử để nhiều người cùng biết và truyền cảm hứng cho người đọc

Sau đó, GV sẽ gợi dẫn ra một số kiểu nhân vật để HS có thể tham khảo lựa chọn

- Nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà phát minh hoặc nhà văn hóa…có những đóng góp to lớn giúp ích cho đất nước, nhân loại

- Người có tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng mà em biết và từng tiếp xúc

- Chọn một sự việc liên quan đến cuộc sống hay thành tựu, chiến công của nhân vật mà em thấy thú vị

GV có thể dùng một số cách sau đây để giúp HS tìm ý cho bài viết:

- Dùng phiếu học tập để hình thành, phát triển và trình bày hệ thống ý cho bài viết: Phiếu học tập tìm ý (Phụ lục 4 – Phần Viết)

- Hoặc GV dùng kĩ thuật dạy học tích cực Kipling (5W1H): Who: Ai?

What: Cái gì?, When: Khi nào?, Where: Ở đâu?, Why: Tại sao?, How: Thế nào? c) Lập dàn ý:

GV hướng dẫn HS sắp xếp các ý đã tìm, lược bớt các ý không hướng đến

Em suy nghĩ thế nào?

Ví dụ HS lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp theo ba phần lớn của bài văn gồm:

1 Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc liên quan mà bài viết muốn kể

- Trình bày diễn biến của sự việc - Sử dụng yếu tố miêu tả trong khi kể - Nêu ý nghĩa của sự việc

3 Kết bài: Nêu cảm nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc d) Viết bài

GV cần lưu ý cho HS:

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp (nếu viết về câu chuyện khoa học thì có thể tra cứu từ điển để hiểu những thuật ngữ chuyên môn khó)

- Lưu ý tính xác thực của các chi tiết có liên quan đến sự việc được kể

- Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và mạch lạc về nội dung

GV có thể tổ chức cho HS thực hành viết bài ở trên lớp hoặc ở nhà Hoạt động thực hành được tổ chức theo hoạt động cá nhân hay theo nhóm Hoạt động viết bài có thể luyện tập theo từng bước với những mức độ khác nhau

GV nên thiết kế các loại bài tập khác nhau để HS được thực hành luyện tập từng kĩ năng viết bài:

- Bài tập viết đoạn mở bài, kết bài

- Bài tập viết từng đoạn văn trong phần thân bài - Bài tập liên kết các câu trong đoạn văn và liên kết các đoạn trong bài văn e) Chỉnh sửa bài viết

Chỉnh sửa cũng là một phần của quá trình tạo lập văn bản Không thể phủ nhận được vài trò của hoạt động chỉnh sửa đối với việc tạo lập văn bản Với

HS - người đang tập viết, rèn luyện kĩ năng viết, không thể bỏ qua khâu quan trọng này

HS được hướng dẫn tự chỉnh sửa văn bản hoặc chỉnh sửa theo cặp, nhóm với những bảng câu hỏi cụ thể, kĩ thuật đánh dấu và đề xuất cách sửa Trong dạy học viết như một tiến trình, người viết cũng được đóng vai là người đọc, để tự chỉnh sửa văn bản của mình, để hoàn thiện sản phẩm viết

Sau đây là một ví dụ cụ thể về hoạt động HS tự đánh giá, hoàn thành đoạn văn thân bài trong bài kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Sau khi HS đã viết đoạn văn, GV hướng dân HS làm việc theo cặp để đánh giá chỉnh sửa đoạn văn theo gợi ý

Thể lệ cuộc thi như sau

- Đại diện thành viên các nhóm lên trình bày sản phẩm

Hai giải Nhất, Hai giải Nhì, một giải Ba, một

+ Nói to, rõ để mọi người đều nghe

+ Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người

+ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ thích hợp

- Đối với Ban giám khảo:

+ Vừa chú ý lắng nghe vừa đánh giá vào phiếu đánh giá bài luyện nói của các thí sinh

+ Đảm bảo đánh giá công tâm, khách quan, công bằng.

Thành phần BGK

a) Toàn thể HS lớp b) Toàn thể GV có mặt tại lớp.

Cách thức bình chọn

- GV, HS thả tim nhiều nhất

GV tổ chức cho HS nghe hiểu trong khi bạn thuyết trình hoặc phát biểu ý kiến Cụ thể là:

+ Học cách nắm bắt được nội dung của người nói, nắm bắt được độ chính xác của nội dung nghe được thông qua hoạt động ghi lại ý chính, tóm tắt nội dung nghe, nêu câu hỏi để kiểm tra lại thông tin nghe chưa rõ

+ Học cách đánh giá quan điểm của người nói thông qua hoạt động phản hồi tích cực: nêu những ý kiến tốt mà người nói đã trình bày, đề nghị người nói giải thích một số thông tin mà mình chưa đồng tình hay còn băn khoăn

Hoạt động phản hồi tích cực là một biểu hiện quan trọng của năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác mà HS cần có để tồn tại trong xã hội hiện đại

+ Đối với kĩ năng tương tác nói - nghe, GV cần hướng dẫn HS biết lắng nghe và biết đặt câu hỏi tương tác để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời trong hội thoại, biết dùng phương tiện hôc trợ như tranh ảnh, sơ đồ, silde, video clip để hỗ trợ cho bài nói Thảo luận nhóm, tranh luận, đóng vai, thi ứng xử và hùng biện là những kĩ thuật dạy học nói- nghe tương tác phù hợp và hiệu quả với HS trung học c) Đánh giá năng lực nói

GV hướng dẫn HS lắng nghe, đánh giá năng lực nói của bạn bằng nhiều cách khác nhau: sử dụng kĩ thuật 1-3-2-1 hay kĩ thuật 3-2-2

GV có thể gọi một số bạn trong lớp nêu nhận xét về phần trình bày mà em cho là ấn tượng nhất với kĩ thuật 1-3-2-1 1 lời cảm ơn – 3 lời khen – 2 điều muốn trao đổi – 1 điều góp ý Sau phần trình bày của các bạn trong lớp, HS tự đúc kết, rút ra bài học cho bản thận bằng kĩ thuật 3-2-2 (3 điều em học được trong giờ này, 2 điều mình chưa làm được, 2 giải pháp khắc phục)

Hoặc giáo viên có thể xây dựng phiếu đánh giá và công khai cho HS, vừa để định hướng cho HS trong hoạt động nói, vừa là công cụ để HS đánh giá bạn và chiêm nghiệm phần trình bày của mình

Ví dụ Phiếu đánh giá bài nói (Phụ lục 4 – Phần Viết): Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người

2.1.4 Hoạt động củng cố và vận dụng thực tiễn

Hoạt động này có mục đích giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng Dựa trên lập luận này, quá trình nhận thức của học sinh không ngừng nghỉ, do đó cần đó sự định hướng để đáp ứng những nhu cầu để HS tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể:

Nội dung và hình thức bài tập/nhiệm vụ cụ thể:

- Đọc thêm các đoạn trích hay văn bản liên quan

- Trao đổi với người khác về nội dung bài học như: kể cho người thân nghe về câu chuyện đã đọc, hỏi về ý nghĩa câu chuyện,

- Tìm đọc trên sách báo, cửa hàng sách, mạng internet về một số nội

- HS ghi lại những cảm nhận của bản thân trong lúc đọc (cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu )

- Trước khi đọc đến phần tiếp theo của truyện, hãy thử phán đoạn nội dung tiếp theo của truyện (Ví dụ: HS đọc xong chương 1, dự đoán nội dung của chương 2)

- Dùng bút chì gạch chân (hoạc ghi ra vở, sổ tay của em) những câu, đoạn văn thể hiện điều em tâm đắc

- Tóm tắt truyện sau khi đã đọc và chia sẻ câu chuyện đó với mọi người

Do hoạt động mở rộng có tính chất tiếp nối và gắn kết với hoạt động vận dụng nên có thể kết hợp cả 2 hoạt động vận dụng và mở rộng trong tiến trình bài học của học sinh GV cũng cần tạo ra các hoạt động trải nghiệm, sân chơi phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau (làm thơ, viết truyện, vẽ tranh, gặp gỡ tác giả, đóng kịch, ngoại khóa văn học, ) để HS cố thêm trải nghiệm thực tế, bộc lộ khả năng sáng tạo và tăng cường hứng thú, sự yêu thích môn học Đây cũng là một cách hữu hiệu để chúng ta khải thác chức năng giải trí, chức năng “trò chơi” của văn học, đưa văn học gắn với đời sống, phù hợp với sự tò mò, năng động, thích khám phá, thích sáng tạo và mong muốn thể hiện bản thân của HS

2.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả đọc, viết, nói nghe truyện KHVT của HS lớp 7 theo yêu cầu của Chương trình 2018

2.3.1 Nội dung, mức độ đánh giá đọc, viết, nói, nghe truyện KHVT của học sinh lớp 7 Đối với dạy học đọc hiểu văn bản truyện, tức là đánh giá kĩ năng đọc cần chú ý đến yêu cầu hiểu nội dung, chủ đề của văn bản truyện, quan điểm và ý định của tác giả; xác định được các đặc điểm thuộc về phương thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng; trả lời được các câu hỏi theo cấp độ tư duy khác nhau; lập luận, giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét và đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề được đặt ra trong văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản và giữa văn bản với đời sống Điều quan trọng trong đánh giá kĩ năng đọc, GV cần lựa chọn ngữ liệu và biên soạn các câu hỏi hoặc bài tập theo mục tiêu đánh giá Ngữ liệu phải chứa đựng kiến thức và kĩ năng kiểm tra, đánh giá; có tính chính xác, tính thẩm mĩ, phù hợp với khả năng đọc và tâm lí lứa tuổi HS Ngữ liệu được chọn để kiểm tra đánh giá phải có độ dài, độ khó, nội dung, hình thức tương đương, tương tự với ngữ liệu dùng để dạy học

Các câu hỏi được biên soạn theo các mức độ nhận thức: nhận biết (nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đọc); thông hiểu (diễn đạt/mô tả đúng kiến thức, kĩ năng bằng ngôn ngữ theo cách riêng của mình, có thể thêm phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng của bản thân để giải quyết tình huống; vận dụng (liên kết và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, tình huống tương tự, vấn đề đã học; vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, tình huống mới, không giống với tình huống đã học; phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề trong học tập hoặc cuộc sống

2.3.2 Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá học sinh học truyện KHVT nhằm phát triển năng lực

Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá việc học truyện KHVT trong môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực cho HS gồm các bước sau:

- Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá: Sử dụng bộ công cụ này để đánh giá năng lực gì? Kết quả kiểm tra đánh giá dùng để làm gì?

- Xác định phạm vi nội dung cần đánh giá: Kiến thức, kĩ năng, thái độ trong bài học cụ thể trong chương trình liên quan đến năng lực cần đánh giá

- Lựa chọn hình thức đánh giá: Có thể là câu hỏi trắc nghiệm khách bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (vận dụng thấp đến vận dụng cao) Bao gồm của mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.”

- Biên soạn câu hỏi theo ma trận: loại câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định Để các câu hỏi biên soạn tốt, cần soạn câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu:

Hình thức bài kiểm tra

- Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận

Ma trận đề kiểm tra

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA THỂ LOẠI TRUYỆN KHVT

Nội dung/ đơn vi ̣ kiến thứ c

% điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

KQ TL TNKQ TL TNKQ TL

2 Viết kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Thiết kế đề kiểm tra

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỌC HIỂU (6.5 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới3.5 điểm) Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây

A Khoa học công nghệ trong tương lai B Thám hiểm sao Hỏa C Khám phá hệ Mặt Trời D Khám phá vũ trụ

Câu 2: Hỏa Tinh trong văn bản truyện được hiểu là:

A Là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ, thường được gọi với tên khác là “Hành tinh Đỏ”

B Là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh

C Là các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh

D Là những thiên thể có thành phần chủ yếu là đá

Câu 3: Cốt truyện của “Những quả bóng lửa” bắt nguồn từ:

A Những sự kiện có thật tỏng lịch sử - Thám hiểm sao Hỏa

B Ước mơ, khát vọng của con người – Thám hiểm sao Hỏa

C Khoa học khám phá vũ trụ - Thám hiểm sao Hỏa

D Trí tưởng tượng bay bổng của các nhà khoa học

Câu 4: Tình huống truyện đặc biệt của văn bản “Những quả bóng lửa” là:

A Các linh lục tới Hỏa Tinh mong muốn xây dựng nhà thờ cho cư dân là những quả cầu xanh

B Đức Cha Peregrine và các linh mục bắt trở về thành phố

C Các linh mục tới Hỏa Tinh gặp một gã say rượu

D Các linh mục làm cho các sinh vật kinh hoàng vì máy móc, vì đám đông

Câu 5: Dòng nào nói đúng không gian vũ trụ của truyện?

A Không gian vũ trụ B Không gian sao Hỏa

C Không gian thiên hà D Không gian thiên đình

Câu 6: Yếu tố khoa học của văn bản liên quan đến lĩnh vực khoa học nào?

A Vật lý Sinh học B Hóa học C Y học

Câu 7: Văn bản “Những quả bóng lửa” thuộc thể loại/ tiểu loại nào? Vì sao?

A Truyện truyền thuyết Vì chứa những yếu tố kì ảo

B Truyện khoa học viễn tưởng Vì bắt nguồn từ khoa học khám phá vũ trụ - Thám hiểm sao hỏa

C Truyện giả tưởng Vì nói tới những điều ngoài Trái Đất

D Truyện cổ tích Vì nói tới ước mơ cứu giúp những linh hồn bất hạnh

Câu 8: Ước mơ khát vọng của con người trong văn bản “Những quả bóng lửa” là:

A Con người sẽ sống ở Sao Hỏa

B Sao Hỏa có nhà thờ

C Các quả bóng lửa cũng có linh hồn

D Các sinh vật phát ra lửa ở Hỏa Tinh không bị kinh hoàng vì máy móc hay đám đông

Câu 9: Các linh lục trên Hỏa Tinh bằng phương tiện nào? Điều đó thể hiện ước mơ về điều gì của con người?

A Chiếc hỏa tiễn Ước mơ: con người có thể sống trên sao Hỏa

B Khinh khí cầu Ước mơ: con người làm chỉ không gian

C Máy bay Ước mơ: con người có khả năng phi thường

D Công nghệ mới Ước mơ: con người có thể sống trên sao Hỏa

Câu 10: Dòng nào nói lên quan niệm của Đức Cha Peregrine về những quả bóng lửa cũng có linh hồn?

A Sư huynh Stone ơi, hãy thử nghĩ xem lương tâm sẽ cắn rứt chúng ta đến mức nào nếu như chúng ta đi qua những kẻ tội lỗi mà không chìa tay ra cứu vớt

B Những quả cầu xanh Những quả bóng bay tuổi thơ những quả cầu lửa này có linh hồn đi

D Nhưng có nhiều quả cầu màu xanh tỏa sáng tiến đến chỗ anh ta nằm

Câu 11: Vì sao viên thị trưởng khuyên các Cha phải quay về thành phố?

A Vì ông ta cho rằng những quả cầu lửa là giống thứ hai thì … chà, chẳng phải là người như ta đâu

B Trong thành phố First Town có đến hai nghìn thợ mỏ và thợ máy với lại lao công cần được cứu rỗi linh hồn

C Hỏa Tinh đang mở rộng, loài người đang đổ xô đến đây

D Chúng là những quả cầu ánh sáng, sống trong dãy đồi đằng kia

Câu 12: Dòng nào thể hiện quan điểm hành động của Đức Cha

A Ta đi: “Đây là con đường đã dọn quang”

B Đi vào thành phố thì đơn giản quá

C “Hãy chỉ cho ta con đườngcỏ dại, gai góc Chính ta phải tự mở lối mà đi.”

D Đức Cha chỉ về hướng những ngọn đồi: - Đó là nơi chúng ta phải đến.

2 điểm): Nhân vật nào trong văn bản “Những quả bóng lửa” để lại

cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy viết 5-6 câu miêu tả về nhân vật đó.

1 điểm): Văn bản “Những quả bóng lửa” đã gợi ra, đặt ra những vấn

đề gì? Đến năm 2022 của thế kỉ XXI, con người đã giải quyết được vấn đề nào? Quốc gia nào đi đầu vấn đề đó?

Viết (3.5 điểm) Bài 1: Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vậtMở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc liên quan màThân bài

- Trình bày diễn biến của sự việc - Sử dụng yếu tố miêu tả trong khi kể - Nêu ý nghĩa của sự việc

Kết bài: Nêu cảm nghĩ và ấn tượng của người viết về

1,5 0,25 0,25 0,5 d Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25 e Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, chi tiết miêu tả sáng tạo

Tiểu kết chương 2 Ở chương này, chúng tôi tập trung trình bày 3 vấn đề chính: Nguyên tắc thiết kế bài dạy học truyện KHVT; đề xuất một số hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản truyện KHVT, viết, nói nghe và kiểm tra đánh giá về việc học truyện KHVT cho HS lớp 7 theo Chương trình Ngữ Văn 2018

Dựa theo chương trình GDPT mới, các hoạt động dạy học truyện KHVT cho HS lớp 7 với mục đích nhằm phát triển năng lực yêu cầu quá trình dạy học đọc, viết, nói, nghe phải vì thế các hoạt động dạy học này phải được hoạt động hóa Trong đó, GV là người tổ chức, hướng dẫn và giao nhiệm vụ học cho các HS theo một quy trình đã được thiết kế, còn HS là người thức thi nhiệm vụ đọc hiểu, viết, nói và nghe Chỉ khi các em được hoạt động thì các em mới được trải nghiệm, rút ra được bài học cho bản thân từ đó đưa vào cuộc sống giao tiếp trong nhà trường, ngoài xã hội và hình thành cho mình năng lực chung, cốt lõi và năng lực chuyên biệt

Từ những hoạt động được trải nghiệm, HS thu gom được kiến thức, kĩ năng và có thái độ phù hợp với vấn đề được tiếp nhận Muốn đo đếm, xác định được HS đạt được mục tiêu giáo dục mà GV đề ra thì bắt buộc GV phải thực hiện kiểm tra, đánh giá Qua hoạt động kiểm tra, đánh giá GV sẽ phân loại học sinh theo các mức độ nhận biết; từ đó GV có kế hoạch rút kinh nghiệm và và điều chỉnh lại hoạt động giảng dạy; phản hồi lại kết quả với HS để các em biết kết quả học tập của bản thân đang ở mức độ nào, có sự khích lệ, động viên để tạo động lực cho HS tiếp tục cố gắng ở các hoạt động sau của bài học mới; GV có sự phán đoán về xếp loại học tập, giá trị và có nhận định về mức độ tiến bộ của từng HS.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM DẠY HỌC

TRUYỆN KHVT CHO HS LỚP 7

Trong chương ba, chúng tôi đã cụ thể hóa, hiện thực hóa các biện pháp dạy học truyện KHVT đã đề xuất trong chương hai của luận văn Đồng thời đánh giá kết quả dạy và học truyện KHVT qua sự phân tích, đối chiếu, định tính, định lượng kết quả giữa trước và sau thực nghiệm của HS Từ đó, chúng tôi kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả tác động của các biện pháp dạy học truyện KHVT cho học sinh lớp 7 theo Chương trình Ngữ Văn 2018 và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu Để có được kết quả chính xác và khách quan trong quá trình TN cần đảm bảo được một số yêu cầu sau:

- Trong quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá cần đảm bảo tính khoa học chính xác và khách quan

- GV và HS cần có thái độ hợp tác, nghiêm túc, tích cực

3.1 Nội dung, đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm

* Đối tượng TN: 175 HS lớp 7 tại 6 lớp của trường Marie Curie cơ sở 1 thuộc quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

* Địa bàn TN: Trường Marie Curie thuộc quận Nam Từ Liêm và Hà Đông Nhà trường có cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho việc dạy học TN

Về đội ngũ cán bộ quản lý và GV vững vàng về chuyên môn, nhiệt tình và trách nhiệm Đồng thời cũng là nơi chúng tôi đang trực tiếp tham gia giảng dạy, là điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể tiến hành thực nghiệm

* Thời gian TN: tháng 10, tháng 11/2022

Bài 7: Thế giới viễn tưởng trong bộ Kết nối tri thức với cuộc sống học vào học kì 2, người viết đã đề xuất với BGH sử dụng buổi hai (tiết tăng cường) của HS để thực nghiệm để kịp hoàn thành luận văn Trong đó, người viết luận văn (đồng thời là một trong những GV trực tiếp giảng dạy) sẽ có kế

LỚP KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

- Cuộc chạm trán trên đại dương (2 tiết) - Thực hành Tiếng Việt (1 tiết)

- Viết (2 tiết) - Nói và nghe (1 tiết) - Ôn tập và củng cố - Kiểm tra chủ đề 7

- Đường vào trung tâm vũ trụ (2 tiết) - Thực hành Tiếng Việt (1 tiết) - Viết (2 tiết)

- Nói và nghe (1 tiết) - Ôn tập và củng cố - Kiểm tra chủ đề 7 Các GV tại các lớp còn lại sẽ chọn dạy hai văn bản của thể loại truyện KHVT vào các tiết tăng cường (buổi hai)

* Nội dung TN: Thiết kế một số bài dạy truyện KHVT cho HS lớp 7 theo chương trình Ngữ văn 2018 Người viết nghiên cứu về dạy học truyện KHVT cho HS lớp 7, tiến hành TN và chọn bài theo một số tiêu chí sau:

Ngữ liệu được chọn dạy nằm trong Chương trình Ngữ Văn 2018 (Bộ

Kết nối tri thức với cuộc sống)

Chúng tôi thiết kế bài dạy đọc, viết, nói, nghe bằng cách sử dụng các dạng bài tập, kĩ thuật dạy học khác nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện KHVT

+ Bước 1: Chọn lớp Kiểm tra đầu vào và TN

- Trao đổi với Ban giám hiệu trường Marie Curie, nêu rõ mục đích, yêu cầu của TN

- Tiến hành lựa chọn lớp Kiểm tra đầu vào và TN theo nguyên tắc: có sự tương đồng về sĩ số và trình độ nhận thức (Qua kết quả học năm học 2020 - 2021, nhận xét của Ban giám hiệu, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, quan sát giờ dạy)

- Trước TN, chúng tôi đánh giá chất lượng học tập bằng cách kiểm tra đầu vào (Phụ lục 3)

+ Bước 2: Lập kế hoạch bài học

Trên cơ sở các bài học, kĩ năng được lựa chọn và thiết kế, tiến hành lập kế hoạch dạy học Trao đổi với Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm lớp TN để có sự thống nhất theo mục tiêu đặt ra

+ Bước 3: Tiến hành thực nghiệm

- Lớp TN: tiến hành dạy học theo kế hoạch dạy học đã soạn và theo đúng tiến trình đã đề xuất

+ Bước 4: Đo lường và đánh giá kết quả dạy học truyện KHVT - Sử dụng bài kiểm tra để đánh giá (Phụ lục 3)

- Kết thúc TN tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả của HS trước và sau TN để đánh giá về sự tiến bộ của HS sau khi học truyện KHVT

Vận dụng các quy trình xây dựng bài học, kết hợp với đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh, có thể xây dựng chủ đề Thế giới viễn tưởng để phát triển kĩ năng đọc, viết, nói nghe truyện KHVT cho HS lớp 7

- Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

+ Năng lực đọc hiểu văn bản truyện KHVT + Năng lực viết bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

- Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học

+ Cuộc chạm trán trên đại dương + Đường vào trung tâm vũ trụ +Dấu ấn Hồ Khanh

* Viết: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

* Nói nghe: Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với cuộc sống con người

- Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

* Kiến thức - Một số yếu tố của truyện KHVT: đề tài, cốt truyện, tình huống, không gian, nhân vật

- Tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện ngôi thứ nhất là một nhà khoa học

- Đặc điểm của mạch lạc và liên kết, chức năng của mạch lạc và liên kết trong văn bản

- Công dụng của dấu chấm lửng

* Kĩ năng - Huy động những tri thức để đọc hiểu văn bản

- Đọc hiểu văn bản theo những đặc trưng thể loại:

+ Nêu được thông tin cơ bản về đặc điểm thể loại truyện + Xác định được sự việc chính và kể lại được câu chuyện + Xác định được nhân vật chính, ngôi kể và lí giải được tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đấy

+ Liệt kê được những chi tiết miêu tả sự việc và nhân vật + Phân tích tâm trạng, tính cách cách của nhân vật

+ Nhận diện, phân tích, đánh giá về những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản truyện

+ Đánh giá chung về ý nghĩa khái quát của văn bản truyện

+ Rút ra được bải học thực tế cho bản thân từ văn bản gợi ra

+ Rút ra được những điểm cần chú ý khi đọc hiểu văn bản truyện (cốt truyện, phân tích nhân vật chính, xác định và chỉ ra tác dụng của ngôi kể)

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu những văn bản truyện khác

- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả

- Biết thảo luận về một vấn đề gây tranh cãi, xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các ý kiến khi thảo luận

* Thái độ - Biết khát vọng và ước mơ; có ý chí biến khát vọng, ước mơ thành hiện thực Định hướng góp phần hình thành các năng lực - Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) - Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo) - Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w