1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ nền văn hóa việt nam là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nền Văn Hóa Việt Nam Là Nền Văn Hóa Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc
Tác giả Nguyễn Khánh Khang, Văn Đức Anh, Phạm Long Minh Đăng, Chung Chấn Đông
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 602,86 KB

Nội dung

Trong suốt chặng đường hơn 83 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲNỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ

BẢN SẮC DÂN TỘC

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: NHÓM THỰC HIỆN: GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2022-2023

Trang 2

STTHỌ VÀ TÊN SINH

VIÊN

MÃ SỐSINH VIÊN

TỶ LỆ %HOÀNTHÀNH

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU1 ĐẶT VẤN ĐỀ2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUPHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM

1.1 Khái niệm về nền văn hóa Việt Nam 1.2 Khái niệm về nền văn hóa tiên tiến 1.3 Khái niệm về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

CHƯƠNG 2 : Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

2.1 Thực trạng nền văn hóa Việt Nam2.2 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến 2.3 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Chương 3 : Kiến thức vận dụng

KẾT LUẬN

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề:

Trang 4

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội loài người Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự pháttriển bền vững của xã hội Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi hành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người Trong suốt chặng đường hơn 83 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, phát huy sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước

Đảng ta luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò, vị trí của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã xác định nền văn hóa mà chúng ta tiến tới là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đặc trưng tiên tiến và bản sắc dân tộc của nền văn hoá Việt Nam có MQH biện chứng, tác động, quy định lẫn nhau

2 Mục tiêu nghiên cứu:

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM

Trang 5

1.Khái niệm về nền văn hóa Việt Nam1.1 Thế nào là 1 nền văn hóa:

Hiện nay văn hóa chưa có một định nghĩa chính xác và thống nhất Có rất nhiều ý kiến xoay quanh khái niệm văn hóa như sau:

Theo UNESCO thì “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” Khái niệm này nhấn mạnh chủ yếu vào quá trình hình thành và phát triển mang tính lịch sử của mỗi cộng đồng người từ quá khứ cho đến hiện tại đã tạo nên những bản sắc riêng mang tính đặctrưng của từng dân tộc, và đó chính là văn hóa

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa chính là “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.” Định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho ta cái nhìn khái quát và toàn cảnh hơn, văn hóa là xuất phát từ chính hoạt động của con người – những hoạt động vì mục đích sinh tồn trong cuộc sống loài người lặp đi lặp lại mang nét riêng, và lưu truyền từ đời này qua đời khác tạo thành văn hóa

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ giáo dục đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì văn hóa “là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”

Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về vănhóa:

Trang 6

– Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

– Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)

– Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội

Như vậy, thực tế có thể thấy văn hóa là một nền giá trị không thể thiếu ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Văn hóa bao trùm toàn bộ khía cạnh đời sống của con người, từ tiếng nói, ngôn ngữ, tôn giáo, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,… của từng đất nước, đây là tất cả những giá trị do chính con người sáng tạo ra Văn hóa mang ý nghĩa về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người, của quốc gia, dân tộc

1.2 Cơ sở hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam:

Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam cụ thể như sau:– Thứ nhất: Đặc điểm tự nhiên:

+ Vị trí và cấu tạo địa lí của Việt Nam Việt Nam là đất nước nằm ở trung tâm Đông Nam Á

+ Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam: Việt Nam có địa hình đa dạng; Việt Nam có nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều; là xứ sở thực vật; nhiều sông ngòi và đồng bằng phù sa; có bờ biển chạy dài suốt chiều dài đất nước (hơn 3.000 km); Việt Nam là vùng sông nước – trồng lúa nước

Phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước giữ vị trí chủ đạo đối với đất nước và đây chínnh là đặc trưng gốc chi phối đến sự hình thành các đặc trưng bản sắccủa văn hóa Việt Nam cho đến tận ngày nay

– Thứ hai: Điều kiện lịch sử – xã hội:+ Đặc điểm lịch sử của Việt Nam:

Trang 7

Đất nước ta liên tục bị xâm lược và đấu tranh chống xâm lược và có sự giao lưu,tiếp xúc với các nền văn hóa khác.

+ Đặc điểm xã hội của Việt Nam:Thành phần xã hội của Việt Nam: nông dân giữ vị trí chủ đạo.Tổ chức xã hội của Việt Nam: làng là đơn vị cộng đồng nền tảng.Tại Việt Nam thì văn hóa làng là hạt nhân cơ bản làm nên bản sắc văn hóa đất nước

+ Tộc người Việt (người Kinh) đóng vai trò chủ thể.Ta nhận thấy rằng, văn hóa của người Việt giữ vai trò hạt nhân đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam

– Thứ tư: Thời gian văn hóa Việt Nam:Văn hóa ở tại khu vực Đông Nam Á được hình thành cách ngày nay khoảng trên 18.000 năm (thời tiền sử)

Văn hóa Việt Nam đã được định hình từ khi hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam cụ thể đó là kể từ khi có nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng

– Thứ năm: Không gian văn hóa Việt Nam:Không gian văn hóa gốc cụ thể đó là toàn bộ vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ hiện nay

Theo tiến trình lịch sử, không gian văn hóa Việt Nam cũng đã được mở rộng dần về phương Nam, đến tận vùng đồng bằng sông Cửu Long

– Thứ ba: Chủ thể văn hóa Việt Nam:Chủ thể văn hóa Việt Nam được hiểu cơ bản chính là những tộc người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và đó là một cấu trúc đa tộc người, hiện

Trang 8

nay đất nước ta bao gồm 54 dân tộc Cấu trúc đa tộc người ở Việt Nam bao gồm:

+ Các tộc người bản địa đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ thời tiền sử, xuất phát từ nhiều nguồn gốc nhân chủng và ngôn ngữ khác nhau

+ Chủ thể văn hóa Việt Nam là một cấu trúc đa tộc người và đa văn hóa

2.Khái niệm về nền văn hóa tiến tiến:

Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa:Nền văn hóa tiên tiến là nền vă hóa thể hiện Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân

+Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên

+Dân chủ là đặc trưng cơ bản của nền văn hóa tiên tiên (tiến bộ), dân chủ là yếutố làm thay đổi nhiều mặt đời sống văn hóa dân tộc Dân chủ là động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc Dân chủ gắn liền với tự do sáng tạo, tôn trọng cá tính sáng tạo, ý kiến cá nhân, giá trị cá nhân trong văn hóa và mọi hoạt động của đời sống xã hội

3.Khái niệm về nền văn hóa đậm đàn bản sắc dân tộc:

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia

Trang 9

đình - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm … (Theo Vănkiện Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam.

CHƯƠNG II: NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ NỀN VĂN HÓA

TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

1 Thực trạng nền văn hóa Việt nam hiện nay:* Thành tựu đạt được:

Nhìn một cách tổng quát, trong những năm 1986-2005, nền văn hoá nước ta đạt được những thành tựu nổi bật sau:

Văn hóa góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân bước đầu được pháthuy; dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được mở rộng

Đã phát huy được tính tích cực tự giác của nhân dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để tạo nên sự chuyển biến bước đầu và là tiền đề quan trọng để văn hóa Việt Nam tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc

Văn hóa đã trở thành một nội dung quan trọng trong các hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, từng bước gắn bóchặt chẽ với các nhiệm vụ kinh tế, xã hội

Di sản văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy nhằm phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân

Trang 10

Nhiều giá trị văn hóa và sản phẩm văn hóa mới được hình thành, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Hoạt động văn học, nghệ thuật, thông tin, báo chí được mở rộng, có nhiều thành tựu đóng góp tích cực cho sự nghiệp đổi mới.Đời sống văn hóa của nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số, ở vùng gặp khó khăn như miền núi, hải đảo, biên giới được cải thiện

Giao lưu quốc tế về văn hóa được mở rộng, việc quảng bá hình ảnh dân tộc vàvăn hóa Việt Nam ra nước ngoài được chú ý Việc thể chế hóa các nghị quyết củaĐảng được coi trọng, tạo hành lang pháp lý phù hợp và thông thoáng cho nhân dânvà đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ hoạt động và sáng tạo văn hóa

* Hạn chế :

Bên cạnh những thành tựu, nền văn hoá nước ta cũng còn những hạn chế sau:Những thành tựu và tiến bộ đạt được trên lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống

Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một sốmặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân

Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế,thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng

Việc xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa tạo ra được sự chuyển biến rõ rệt

Trang 11

Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê tín, dị đoan, độc hại, thấp kém, lai căng.

Thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao

Có biểu hiện lúng túng, hữu khuynh trong cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trong lý luận - phê bình và sáng tác, trước những tác động ngày càng phức tạp của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa

Xu hướng “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận báochí, xuất bản, văn học, nghệ thuật chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả

Việc xây dựng thể chế văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách trên lĩnh vực văn hóa còn chậm

Đời sống văn hóa còn nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng căn cứcách mạng trước đây chưa được khắc phục có hiệu quả

Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các miền, khu vực, tầng lớp xã hội tiếp tục gia tăng

2 Nên văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến:

Nghị quyết hội nghị Trung Ương 5 khoá VII nêu rõ : “tiên tiến là yêu nước vàtiến bộ mà nội dung cốt lỏi là lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội theo Chủ Nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì conngười,vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữ Xã Hội và tự nhiên Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung

Trang 12

Theo đó nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa đã được chắt lọc trên nền văn hóatruyền thống, loại bỏ đi những cổ hủ lạc hậu, những hủ tục mang tính phản khoahọc, chỉ để lại những văn hóa truyền thống tốt đẹp đầy tính nhân văn để biểu trưng cho dân tộc Và tiếp thu nền văn hóa phương Tây hay các nước văn hóa phương Đông khác những sự tân tiến nhưng chọn lọc chỉ tiếp nhận những cái tốt đẹp phù hợp với truyền thống, đạo đức con người Việt Nam trong thời đại hiện nay.

Như vậy, nền văn hóa tiên tiến có thể được cụ thể hoá bằng những khía cạnh cơ bản sau:

- Tiên tiến về trình độ học vấn, về dân trình độ khoa học và công nghệ;- Tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tinh thần, tình cảm lối sống;

- Tiên tiến còn là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống cả về hình thức vànội dung

- Nền văn hóa tiên tiến Việt Nam là sự kết hợp truyền thống dân tộc với Chủnghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác-Lênin vàođiều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển cácgiá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.Đó là nền văn hóa mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người với con người, con người và tự nhiên, phát triển vì sựphát triển toàn diện và hạnh phúc con người:

- Mọi hoạt động giáo dục, văn hóa, nghệ thuật của từng cá nhân của tập thể và của nhà nước vào xây dựng nền văn hóa vối nội dung như trân Dân tộc Việt Nam có nền văn hóa lâu đời giàu tinh hoa và giá trị sáng tạo sức mạnh văn hóa

Trang 13

ấy đã được tôi luyện, thử thách và phát huy trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Đảng Cộng Sản Việt Nam coi trọng xây dựng và phát triển văn hóa và trong thực tế đã lãnh đạo sự nghiệp đó đạt được những thành tựu to lớn Hơn bảy thậpkỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam đã được khơi dậy và phát huy

- Tuy rất tự hào với truyền thống khẳng định những giá trị cao đẹp của nền vănhóa nước nhà nhưng chúng ta cũng thừa nhận có những nếp suy nghĩ, những tậpquán lạc hậu có hại cho việc nâng cao ời sống vật chất và tinh thần những của người dân cần phải xoá bỏ hoặc sửa đổi

- Gần đây những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh tế , văn hóa trong lốisống một bộ phận người dân, sự lan tràn các văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn mêtín dị đoan, sự phát triển các tệ nạn xã hội đang làm mọi người lo lắng Đảng ta lãnh đạo các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và nhân dân kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực ấy, lập lại trật tự quản lý văn hóa, phòng và chống các tệnạn xã hội, đẩy mạnh công cuộc phát triển văn hóa xây dựng nếp sống lành mạnh có văn hóa

3 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc:

Bản sắc văn hóa của một dân tộc là những đặc trưng về văn hóa, về đời sống tinh thần của dân tộc ấy, chỉ dân tộc ấy mới, là những nét đặc biệt, độc đáo về tinh thần về văn hóa, về cách sống và sực sáng tạo để phân biệt với dân tộc này với dân tộc khác Mất bản sắc văn hóa dân tộc tức là dân tộc đã bị đồng hoá chỉcòn lại cái vỏ vật chất

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là hạt nhân của tinh thần sáng tạo của dân tộc truyền từ đời này sang đời khác, được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm cuộcsống và sự sáng tạo của các thế hệ Đó là truyền thống được tạo ra và hun đúc

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w