Tinh hinh khung hoang 6 Trung Dong Suốt lịch sử, bức tranh chính trị Trung Đông đẩy rẫy các cuộc xung đột, với những vẫn đề phức tạp kéo dải do cạnh tranh giữa nhiều quốc gia và sự hiện
Trang 1
ĐẠI HỌC QUOC GIA THANH PHO HO CHI MINH
TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
KHOA QUAN HE QUOC TE
(J)
In TIỂU LUẬN CUÓI KỲ
MON HOC: NHUNG VAN DE TOAN CAU
bai:
D
Khủng hoảng ở Trung Đông và những tác động đến Việt Nam
Giáng viên hướng dẫn: : TS Nguyễn Văn Duan
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuy Trang
MSSV: 2157060115
Lép: A - Hé Chuan, QH19-21
Thành phố Hô Chi Minh, Ngày 17 tháng 01 năm 2024
Trang 2
MUC LUC
LL Béi 6 Tố nh aaaIÁIIIIA 2
1.3 Tác động đến Việt Nam - s- St 22 11111121121121111 11 12111101 12111 yeg 6
2.1 Bối cảnh xung đột - 5 St T2 12111111121121121111 11 1012111211111 ryeg §
Trang 3I Tình hình khủng hoảng ở Trung Đông
1 Vài nét về Trung Đông
Trung Đông là phần trung tâm của ba châu luc: A, Au, va Phi, nam ở phía đông
và phía nam của Địa Trung Hải, bao gồm phần lớn Tây A va Ai Cập! Đây là khu vực rộng lớn với diện tích khoảng 7,2 triệu kilômét vuông, dân số khoảng 371 triệu người
Ở phía Bắc, khu vực này ngăn cách với châu Âu bởi dãy núi Caucasus Ở phía Tây Nam, Trung Đông nối liền với châu Phi và liên kết với các khu vực Trung Á và Nam Á
về phía Đông Trung Đông sở hữu tầm quan trọng địa chiến lược nhờ được bao quanh bởi các biển lớn như Địa Trung Hải, Biển Ba Tư, Biển Caspian, Biển Ả Rập, Biển Aegean, Bién Đen và Biển Đỏ Các nước trong khu vực bao gồm: A Rap Saudi, Iran, Iraq, Kuwait, Các Tiểu vương quéc A Rap Thong nhat, Oman, Qatar, Bahrain, Thé Nhi
Ky, Israel, Palestine, Syria, Lebanon, Jordan, Yemen, Cyprus va Ai Cap
2 Tinh hinh khung hoang 6 Trung Dong
Suốt lịch sử, bức tranh chính trị Trung Đông đẩy rẫy các cuộc xung đột, với những vẫn đề phức tạp kéo dải do cạnh tranh giữa nhiều quốc gia và sự hiện diện của chủ nghĩa khủng bố Đến nay, chưa vấn đề nào được giải quyết hoàn toàn trong khi khủng hoảng mới liên tục bùng phát Nổi dậy, nội chiến, sự can dự của các lực lượng phí quốc gia và sự tham gia của các bên ngoài khu vực trở thành những đặc điểm quan
trọng khi định hình chính trị Trung Đông Các yếu tô phức tạp của chính trị nơi đây gây
ảnh hưởng đến quá trình hòa bình và én định khu vực cũng như trên toàn thé ĐIỚI Những xung đột tại khu vực xuất phát từ nhiều khía cạnh, gồm kinh tế, xã hội va dan
' Middle East Encyclopedia Britannica (2024, January 13) https://www britannica.com/place/Middle-East
Trang 4số Sự không đồng nhất giữa các bên liên quan cảng làm gia tăng và trầm trọng thêm
những khó khăn mà Trung Đông đang phải đối mặt
Khu vực Trung Đông là cái nôi của nhiều nền văn minh đến từ các dân tộc Ả Rap, khéng A Rap, va nhiều nhóm dân tộc nhỏ khác Động lực chính định hình các xung đột tại khu vực thường xuất phát từ xu hướng phục hồi lãnh thô (Khalid & Naz, 2018) Sự đa dạng về tôn giáo cũng tạo ra không gian cho bạo lực giữa các phe phái Mức độ chênh lệch tôn giáo trở nên rõ ràng khi khu vực không chỉ có một lượng lớn dân số Hồi giáo mà còn có người Do Thái và Kitô giáo Sự chênh lệch trở nên rõ nét trong xung đột Palestine-Israel Nhìn chung, sự đa đạng về dân tộc, tôn giáo, và phe phái tôn giáo ở Trung Đông đã tạo động lực cho nhiều xung đột diễn ra trong khu vực
này (Khalid & Naz, 2018)
Bài tiêu luận dưới đây sẽ tiến hành phân tích các cuộc xung đột góp phần gây nên khủng hoảng ở Trung Đông và xem xét chúng trong sự tác động đến Việt Nam
II — Các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông
1 Xung đột Israel-Palestine
1.1 Bồi cảnh xung đột
Khởi đầu vào ngày 29/11/1947 với Nghị quyết 181 của Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc, kêu gọi phân chia lãnh thổ Palestine thành hai quốc gia, một của người Do Thái
và một của người Á Rập và thành lập một cơ quan quốc tế quản ly Jerusalem Ti do, xung đột dân sự và bạo lực giữa hai dân tộc ngày cảng g1a tăng Khủng hoảng Kênh đào Suez nim 1956 và cuộc xâm lược của Israel vào Bán đảo Sinai đã dẫn đến việc ba nước
AI Cập, Jordan và Syria ký các hiệp ước phòng thủ chung Vào tháng 6/1967, cuộc
Trang 5Chiến tranh Sáu ngày diễn ra bằng việc Israel tắn công phủ đầu lực lượng không quân
Ai Cập và Syria Sau cuộc chiến, Israel giành được quyền kiểm soát lãnh thô Bán đảo Sinai va Dai Gaza tr Ai Cap; Bo Tay va Dong Jerusalem tir Jordan; va Cao nguyén Golan ttr Syria
Trong Chiến Tranh Yom Kippur năm 1973, quân Ai Cập và Syria bất ngờ tấn công Israel, vượt qua tuyến ngưng bắn tại bán đảo Sinai va Cao nguyên Golan Sau loạt lệnh ngừng bắn cùng đàm phán hoà bình, đại diện của Ai Cập và Israel đã ký Hiệp định Trại David năm 1979 - đánh dấu sự chấm dứt cho xung đột kéo dải 30 năm giữa hai lực lượng Mặc dù quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng đã cải thiện dang ké, van dé quyên tự quyết của người Palestine vẫn bị bỏ ngõ Năm 1987, hàng trăm nghìn người Palestine đã nỗi dậy chống lại chính phủ Israel trong phong trào intifada đầu tiên (First Intifada) Năm 1993, Hiệp định Oslo I làm trung gian cho cuộc xung đột, được tô chức giữa Israel và Palestine, để lần đầu tiên mỗi bên công nhận nhau và cam kết chấm dứt cuộc xung đột Năm 1995, Hiệp định Oslo II được ký kết, buộc Israel rút quân khỏi 6 thành phố và 450 thị trấn ở Bờ Tây Hiệp định Oslo đã tạo ra một nhà cầm quyền Palestine có nhiệm vụ tự quản hạn chế ở các khu vực của Bờ Tây và Dái Gaza; thừa nhận Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) là đối tác của Israel cùng nhiều vấn đề khác Tuy nhiên, hiệp định không tạo ra một nước Palestine
Năm 2000, xuất phát một phần từ sự bất bình đối với sự kiểm soát của Israel ở
Bờ Tây và chuyến thăm của cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon tới nhà thờ Hồi giáo al- Aqsa - địa điểm linh thiêng thứ ba của đạo Hồi - vào tháng 9 năm 2000, người Palestine
da phat dong phong trao intifada thir hai (Second Intifada) kéo dai dén nam 2005 khién tiễn trình hoà bình trì trệ Ngay sau đó, chính phủ Israel, bất chấp những phản đối, đã
Trang 6cho xây dựng một bức tường chắn xung quanh Bo Tay vao nam 2002 nham đáp lại hành động trên cua Palestine
Năm 2006, Hamas - một phong trào chính trị và quân sự lấy cảm hứng từ Tô chức Anh em Hồi giáo Palestine đã lật đỗ đảng đa số lâu năm Fatah, thành công kiểm soat Dai Gaza Sau khi giành quyền kiểm soát, Hamas và Fatah liên tục có những cuộc đụng độ bạo lực Từ năm 2006-2011, hàng loạt đàm phán hoà bình đã được tổ chức nhưng không có kết quả và các cuộc đối đầu ngày cảng lên đến đỉnh điểm Cho đến năm
2014, hai bên mới dừng đối dầu và đi đến thoả thuận hoà giải, lực lượng Fatah sau đó cũng đã gia nhập chính phủ đoàn kết với Hamas
1.2 Thực trạng
Cuộc xung đột bùng phát giữa Israel và phong trào vũ trang Hamas của Palestine vào tháng 10/2023 đã thêm vào danh sách những cuộc đụng độ quân sự đẫm máu giữa hai bên Tấn công bất ngờ của các tay súng Hamas vào lãnh thổ Israel đã tái hiện viễn cảnh cách đây 50 năm trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 Từ khi Israel rút quân khoi Dai Gaza vao nam 2005, đã có nhiều xung đột giữa Israel và các nhóm vũ trang Palestine Trước xung đột gần đây nhất, đã có bốn cuộc đụng độ lớn giữa Israel và
Hamas vào các năm: 2008, 2012, 2014 và 2021 (Hạnh Nguyên, 2023)
Giao tranh giữa quân đội Israel và tay súng của Hamas tạo ra tình thế khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Israel-Palestine Ngay sau khi Israel tuyên chiến với Hamas, Hoa Kỳ cũng thông báo kế hoạch gửi vũ khí mới và đi chuyên các tàu chiến đến gan Israel hơn trên Biên Địa Trung Hải Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng lúc đó đã triệu tập cuộc họp khẩn đề thảo luận về tình trạng bạo lực gia tăng, tuy nhiên không có tuyên bố đồng thuận nào được đưa ra Các tô chức quốc tế
Trang 7cũng bảy tỏ lo ngại về an toàn của dân thường ở Israel và các khu vực Palestine, cũng như những người bị phiến quân bắt làm con tín ở Gaza Tăng cường đảm bảo an toàn
và giảm thiểu thương vong trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cuộc xung đột nảy Tình hình sau giao tranh làm dấy lên cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng Israel đã ra lệnh sơ tán hơn một triệu thường dân Palestine ở phía bắc Gaza trước cuộc
xâm lược trên bộ ngày 28/10/2023 Lực lượng này đã bao vây thành phố Gaza, cắt đứt
khu vực này khỏi miền nam Gaza và tạo sức ép lên Hamas Theo quan chức y tế Gaza, chiến tranh đã làm 10.000 người Palestine thiệt mạng, trong đó có hơn 4.000 trẻ em
(Hoà An, 2023) Lãnh thổ này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, nhiên liệu
và vật tư trầm trọng do Israel tử chối ngừng bắn nhân đạo và hạn chế lượng viện trợ có thê nhập vảo
Sự di dời của người Palestine tạo ra tình thế khó khăn cho Ai Cập và Jordan trong vấn đề tiếp nhận người di cư Lo ngại lớn nhất đến từ việc người dân Gaza đi dời khỏi vùng đất ở Israel có nguy cơ không được phép trở lại Ai Cập còn lo ngại về khả năng thâm nhập của Hamas vào lãnh thô và gây ra cuộc chiến mới hoặc bất ôn trong nước Cho đến nay, các cuộc đàm phán chỉ dẫn đến việc sơ tán I.100 người từ Gaza vào Ai Cập, trong khi còn 1,5 triệu người khác ở Gaza, chiếm 70% dân số, không có nơi nào
để đến và đối mặt với điều kiện sống tồi tệ củng với rủi r0 cao về an ninh
Tình hình giao tranh tính đến ngày 7/1/2024 cho thấy Israel tuyên bố đã tiêu diét
lực lượng chiến đấu của Hamas ở phía bắc Gaza và chuyển sự tập trung sang khu vực trung tâm và phía nam Điều này dẫn đến sự di tản của gần hai triệu người ở Gaza, chiếm hơn 85% dân số, gây áp lực lớn về nguồn cung y tế và dự báo nguy cơ lan truyền dịch bệnh cũng như tăng cao thương vong dân thường Trong bối cảnh căng thắng,
Trang 8Israel tiép tục thực hiện các cuộc không kích vào những mục tiêu liên quan dén Iran 6 Syria và tiêu diệt các chiến binh Hezbollah ở Lebanon Nhóm chiến binh do Iran hau thuẫn cũng đã thực hiện hàng loạt cuộc tấn công vào các vị trí quân sự của Mỹ ở lraq
và Syria Phiến quân Houthi 6 Yemen cũng đã tăng cường tấn công băng tên lửa vào Israel và các tàu thương mại ở Biển Đỏ Với động thái quân sự của các lực lượng trên, cảnh báo về sự leo thang của một cuộc xung đột quốc tế trong khu vực đang ngày càng
nghiêm trọng
1.3 Tác động đến Việt Nam
Cuộc xung đột Israel-Palestine, đặc biệt là sự leo thang trong căng thăng với Hamas, tạo ra hậu quả đáng kế đối với kinh tế toàn cầu Trong hoàn cảnh này, Việt Nam cũng chịu tác động tiêu cực nếu xung đột tiếp tục kéo dài và mở rộng hơn ở khu vực Trung Đông Các yếu tô như giá dầu, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, và tình hình an ninh quốc tế có thể đóng góp vào sự không ôn định kinh tế, tạo áp lực và thách thức cho nền kinh tế thế giới, bao gồm cả kinh tế Việt Nam
Tính đến ngày 13/10/2023, giá dầu đã tăng 6% từ mức 4%, ngay sau vụ tấn công cua Hamas vao Israel Dù không phải nhà sản xuất đầu lớn, vị trí địa chính trị của Israel
và nguy cơ xung đột lan rộng trong khu vực làm nước này trở thành tâm điểm trên thị trường dau mỏ Giá dầu có thể tiếp tục được đây lên cao theo dự báo của các chuyên gia Cuộc chiến còn tăng mối lo về các ảnh hưởng đến chỉ số kinh tế toàn cầu Tại Hội nghị thường niên mùa Thu 2023 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (TMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các bộ trưởng tài chính và quan chức cảnh báo răng cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông có thể đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu, ngay khi thế giới đang có gắng hồi phục sau dai dich Covid-19 va xung d6t 6 Ukraine (Phan, 2023)
Trang 9Kinh tế Việt Nam đang đối mặt với tác động da chiều, và nhìn chung, những tác động trực tiếp đang trở thành mối quan tâm lớn Mặc dù quan hệ kinh tế giữa Việt Nam
và Israel chưa quá mạnh mẽ, nhưng trong bối cảnh xung đột, quan hệ này có thê bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến khả năng hợp tác và đầu tư giữa hai nước Một hi vọng lớn
là Việt Nam và Israel đang trong quá trình đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại Tự
do, nhưng cuộc xung đột có thể làm chậm quá trình này Sự phòng thủ trong tâm lý kinh
tế đang gia tăng khiến tông cầu tiêu dùng giảm Điều này gây ra ảnh hưởng lớn đối với xuất khâu của Việt Nam khi môi trường kinh doanh trở nên không chắc chắn và người tiêu dùng giảm đầu tư và mua sắm
Khả năng cuộc chiến mở rộng và lan sang nhiều quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia Ả Rập, có thê tạo ra áp lực đối với nguồn cung dầu mỏ Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam vì chúng ta vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn cung năng lượng toàn cầu Sự không chắc chắn trong nguồn cung dầu có thê dẫn đến biến động giá, ảnh hưởng đến giá cả và chỉ phí sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam Các biện pháp hỗ trợ năng lượng và đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng trở thành những ưu tiên quan trọng dé giảm thiểu tác động tiêu cực từ những biến động toàn câu Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Israel, xung đột Israel-Palestine đang diễn biến phức tạp, với bạo lực gây thương vong cho hàng trăm người Trước tình hình này, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân Đến hiện tại, tình hình công dân Việt Nam, gồm cộng đồng người Việt Nam tại Israel, cân bộ đi công tác và khách du lịch Việt Nam, vẫn được báo cáo là an toàn Cuộc xung đột không chỉ gây ảnh hưởng đến tình hình nội địa mà còn đến quan
hệ quốc tế của Việt Nam Thái độ và hành động của Việt Nam trong bối cảnh nảy có
Trang 10thể tác động đến mối quan hệ với các đối tác và tô chức quốc tế Việt Nam, một thành viên tích cực tham gia các tô chức quốc tế và ủng hộ hòa bình và ôn định quốc tế, thường xuyên theo dõi và bảy tỏ quan ngại trước tình trạng bạo lực leo thang giữa lực lượng Hamas và Israel Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, trong tuyên bố ngày
8/10/2023, đã kêu gọi các bên liên quan kiểm chế và không căng thắng hoá tình hình
Việt Nam đồng thời nhắn mạnh sự quan trọng của việc sớm nối lại đàm phán giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, để đảm bảo an toàn và lợi ích chính đáng của thường dân
2 Chiến tranh ở Syria
2.1 Bối cảnh xung đột
Cuộc nội chiến Syria, khởi nguồn từ những cuộc biểu tình phản đối chính quyền Tổng thống Assad vào năm 201 1, đã tàn phá đất nước này trong hơn một thập kỷ Cuộc nội chiến đã dẫn đến một khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng trong khu vực, sau đó nhanh chóng leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện giữa chinh phu Syria, duoc hậu thuẫn bởi Nga và Iran, và các nhóm nôi dậy chống chính phủ, nhận sự hỗ trợ từ Hoa
Kỳ một số đồng minh như Pháp, Anh, Ý, cùng các quốc gia ở khu vực như Ả Rập
Saudi, Thé Nhi Ky, Jordan va UAE
Những cuộc biểu tình chống đối chính phủ Tổng thông Assad là kết quả của Mùa
Xuân A Rập (Khalid & Naz, 2018), một làn sóng phản kháng và thay đổi chế độ khởi
nguồn từ Tunisia Một điểm bất biến trong phân tích về xu hướng này là sự "thức tỉnh của các dân tộc" chống lại những chế độ độc tài lâu đời Tại Syria, Mua Xuan A Rap bắt đầu từ sự phản đối chính quyền độc tài của gia đình Baathist Những cuộc nỗi dậy
Trang 11ở Ai Cập và Libya sau đó đã tạo ảnh hưởng tích cực đối với người dân Syria, khiến họ tin rằng các chế độ chuyên quyền không còn bất khả chiến bại (Diamond, 2014, p 152) Những người biểu tình khẳng định bản chất không bạo lực, phi giáo phái và đặc điểm thuần túy Syria của các cuộc biểu tình Tuy nhiên, chính quyền Assad da dap lai bằng những tuyên bố phản bác, gán mác cuộc nỗi dậy là do các phần tử nước ngoài dàn dựng với động cơ bè phái hẹp hòi Không chỉ vậy, họ còn tuyên bố các lực lượng đối lập đang cố thiết lập một chế độ đa số Sumni độc tài, không chỉ tạo ra sự thù địch chống lại các nhóm thiểu số ở Syria mà còn cô gắng “thanh lọc giáo phái” bằng cách tắn công nhóm thiểu số Shia Hành động này khiến chế độ của Assad xác định các cuộc tấn công
vũ trang sau đó nhằm vào người biểu tình Những động thái trên đã chia Syria thành hai phe lớn, một ủng hộ Assad và một chống lại chế độ Baathist hoặc nhóm nỗi dậy (Khalid
& Naz, 2018) Sự chia rẽ nội bộ sâu sắc và các xung đột vũ trang đã thúc đây các cường quốc khu vực và toàn cầu can thiệp, tạo không gian cho các tổ chức khủng bố nối lên,
điển hình là ISIS
2.2 Thực trạng
Dù giao tranh đã suy yếu trong vài năm qua, nhiều khu vực của Syria vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, sau hơn 10 năm xung đột, Syria đang chuyên sang tình trạng "không còn chiến tranh, nhưng cũng chăng có hòa bình" (Ephrem, 2021) Các cuộc giao tranh định kỳ nhắc nhở rằng xung đột dù lắng xuống nhưng vẫn có thể bùng phát và leo thang trở lại Theo ước tính của Đài quan sát Nhân quyền Syria, hơn 600.000 người đã thiệt mạng kê từ khi bắt đầu chiến tranh, đại diện cho một con số khủng hoảng nhân đạo tram trọng Trong Lời kêu gọi toàn cầu của Liên Hợp Quốc năm 2023, hơn 6,9 triệu người