1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài kiểm tra điều kiện phân tích làm rõ nội dung đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả Nguyễn Phi Nhật Long
Trường học Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Quay phim truyền hình
Thể loại Bài kiểm tra điều kiện
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Vì vậy, việcxây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là điều tiên quyết,khách quan đối với sự phát triển của nước ta, đặc biệt đặt trong bối cảnh ViệtNam là một nước đa

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- - 

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phi Nhật Long

Mã sinh viên: 2356060026

Lớp : Quay phim truyền hình k43

Hà Nội, 2024

Trang 2

Câu hỏi: Em hãy phân tích làm rõ nội dung Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc sinh viên trường Đảng tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.

Có thể nói, văn hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thế giới và xã hội loài người Văn hóa là nền tảng tinh thần cốt lõi của một

xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã hội đó Song, nó cũng là điều kiện sinh tồn của mỗi một con người, đồng thời cũng là thành tựu của từng tộc người và là cái để phân biệt giữa cộng đồng người này với cộng đồng người khác Hơn nữa, văn hóa là tấm “chứng minh thư” để xác định cá tính, bản sắc của từng dân tộc trong cộng đồng nhân loại, là “tấm giấy thông hành” giúp các quốc gia dân tộc cùng ngồi đàm phán, là thông điệp đưa các dân tộc xích lại gần nhau và là sức mạnh quan trọng đối với sự phát triển phong phú của toàn

xã hội Nói cách khác, một đất nước muốn phát triển và hội nhập với xu thế quốc tế đòi hỏi đất nước đó phải sở hữu một nền văn hóa tiên tiến Vì vậy, việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là điều tiên quyết, khách quan đối với sự phát triển của nước ta, đặc biệt đặt trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển và luôn được nhớ tới là một đất nước mang dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc đẹp đẽ

Hiện nay, văn hóa Việt Nam cũng như công cuộc bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa dân tộc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đang tiềm ẩn nhiều rào cản như: hệ quả của quá trình toàn cầu hóa dẫn đến sự thâm nhập của làn sóng văn hóa bên ngoài dần đánh mất đi bản sắc của dân tộc mình hay là tác động của

“diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch cùng những vấn đề nội bộ nghành… Đứng trước tình thế đó ta cần đặt ra câu

Trang 3

hỏi “Liệu tiến trình xây dựng và gìn giữ một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc tại Việt Nam có thể đc tiếp tục hay không ?

Thông qua vấn đề nêu trên, Đảng cần đề ra những đường lối, chủ trương trong công tác lãnh đạo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời cũng cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc cá nhân, tập thể và dân tộc Và chính bản thân tôi là một sinh viên trường Đảng cũng cần phát huy tinh thần trách nhiệm để gìn giữ và bảo tồn bản sắc sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền

+) Trước hết, ta cần định nghĩa văn hóa là gì? Văn hóa là một khái

niệm phong phú, đa chiều Vì vậy, mỗi cá nhân, tổ chức lại có những quan điểm

và cách hiểu khác nhau Theo UNESCO: “ Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” Trong khi đó, theo Hồ Chí Minh cho rằng: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, tôn giáo… Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.” Như vậy, ở góc nhìn của Bác ta có thể thấy được cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa Không phải chỉ hiện hữu trong nghệ thuật mà văn hóa còn tồn tại và đc kiến tạo trong mọi hoạt động sinh sống của con người Những hoạt động ấy trải qua thực tiễn

và thời gian đc lặp lại thành thói quen, tập quán được chắt lọc thành những chuẩn mực được tích lũy, được lưu giữ từ đời này qua đời khác đúc kết lại thành kho tàng quý báu mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp thành di sản văn hóa toàn nhân loại

Bên cạnh đó, văn hóa còn bao gồm những giá tri vật chất và tinh thần Trong đó, giá trị vật chất là tất cả những gì con người sáng tạo và sản sinh trong

Trang 4

xã hội gọi chung là đồ tạo tác, sản phẩm của loài người Còn giá trị tinh thần là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực tạo nên một

hệ thống giá trị tinh thần cốt lõi, là nền tảng để con người nhìn nhận và phát huy

Như vậy, có thể kết luận rằng văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong lịch sự nhằm vươn tới chân-thiện-mỹ và sự phát triển bền vững, an toàn cho cá nhân, cộng đồng, xã hội

+) Việt Nam mang một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Giống như những nền văn hóa khác trên thế giới, nền văn hóa Việt Nam tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người Việt Nam tạo ra , là bản sắc của dân tộc Việt Nam Nền văn hóa ấy bao gồm 4 đặc trưng tiêu biểu có thể kể đến sau đây:

Thứ nhất, nền văn hóa nước ta hình thành từ nền tảng trồng lúa nước

ở miền sông nước và biển đảo Ở Việt Nam, cư dân các dân tộc lớn ( kinh, tày,

mường…) đều láy nghề trồng lúa nước làm nguồn sống chính Ngay trong lịch

sử kể từ thời kì phong kiến, các chính sách khuyển nống đã được thực thi bao gồm trồng lúa nước, đắp đê, khơi kênh mương… Điều này cũng dẫn tới trong nền văn hóa Việt Nam số lượng tục ngữ đúc rút tri thức dân gian về nghề nghiệp phần lớn là tổng kết kinh nghiệm trồng lúa của người dân Việt Không những vậy những bữa ăn của người Việt luôn luôn có cơm nấu từ hạt gạo do chính tay họ làm nên

Thứ hai, nước ta đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống Gia

đình là tế bào của xã hội, nơi sinh thành, nuôi dưỡng nhân cách con người Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có sự lựa chọn và đề cao những giá trị khác nhau trong văn hóa gia đình Văn hóa gia đình truyền thống người Việt giàu tính

Trang 5

nhân văn như kính trọng người già, yêu quí trẻ nhỏ, đề cao tình nghĩa vợ chồng, tôn trọng mẫu quyền Bên cạnh đó, con cháu trong giá đình phải giữ được nếp nhà , hiếu thảo với ông bà với cha mẹ Anh em phải gắn bó hòa thuận, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn Một trong những giá trị văn hóa truyền thống gia đình người Việt là quan niệm gia đình gắn với quốc gia-dân tộc Người Việt coi nước

là một gia đình lớn, các dân tộc coi nhau như anh em trong cùng một nhà

Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam đậm tính cộng đồng , tự trị của văn hóa làng xã Làng xã là một tổ chức xã hội độc đáo trong xã hội phong kiến ở

Việt Nam Làng khởi đầu từ một dòng họ huyết thống sau mở rộng thành nhiều dòng họ chung sống Làng Việt thể hiện rất rõ tính cộng đồng Các thành viên trong cộng đồng đó đều gắn bó, có quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt động sống Có nhà nghiên cứu cho rằng làng Việt là bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam Mỗi làng Việt đều có phong tục, điều lệ, giá trị văn hóa lâu đời Tất cả đã tạo nên thứ gọi là tình làng nghĩa nước

Thứ tư, nền văn hóa Việt Nam thấm đẫm tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia, dân tộc Trước những thách thức của lịch sử và âm mưu xâm

lược của kẻ thù bên ngoài, người Việt đã tự vệ cho dân tộc mình bằng vũ khí văn hóa, đề cao, lan tỏa sâu rộng, tinh thần yêu nước Tinh thần yêu nước của dân ta được thấm sâu trong mọi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ Văn thơ yêu nước bác học bất luận ở thời kỳ nào trong lịch sử của dân tộc Việt rất rõ, nhất là thời

kỳ phong kiến tự chủ cũng thấm đậm chủ đề khẳng định Việt Nam là quốc gia

có chủ quyền có cương vực cũng như nền văn hiến lâu đời Hơn hết, người Việt hiểu rằng mất văn hóa là mất dân tộc, mất nước nên yêu nước là cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Các di tích lịch sử văn hóa tưởng niệm những người có công với nước và dòng văn nghệ yêu nước chống xâm lược đã thể hiện rõ tâm hồn, cốt cách, ý chí, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc và khát vọng yêu

Trang 6

chuộng hòa bình ,”không có gì quý hơn độc lập, tự do” của người Việt , như lời

di của Bác

Kết lại: Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng

tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc Do

đó, trong thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng

ta, văn hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của Nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

và xây dựng chủ nghĩa xã hội

+) Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa

và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng)

Dưới sự lãnh đạo và soi đường của Đảng, ba nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa mới: Dân tộc, khoa học, đại chúng trong “Đề cương văn hóa Việt Nam” đã trở thành ngọn lửa cổ vũ, động viên tinh thần, tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, tạo thành sức mạnh tinh thần to lớn, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam Trong suốt hành trình hơn 83 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như

Trang 7

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, Đảng

ta luôn nêu cao nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, phát huy sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước

Đảng ta xác định: "Văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị,

văn hóa", vì vậy, "phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được công cuộc cải tạo xã hội""Đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong"; đồng thời, đề ra ba nguyên tắc cuộc vận động văn hóa mới: Dân tộc,

đại chúng, khoa học Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ba nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa mới đã trở thành ngọn cờ cổ vũ, động viên, tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ vào Hội Văn hoá cứu quốc và soi đường cho các hoạt động của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, tạo thành sức mạnh tinh thần to lớn, động viên, cổ vũ nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt và nhiều thử thách, Đảng ta đã luôn tỉnh táo, làm đúng trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức cùng quán triệt sâu sắc nguyên tắc tính dân tộc, tính đại chúng, tính khoa học của Đề cương Văn hóa Việt Nam; kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua mấy nghìn năm dựng và giữ nước, đồng thời tiếp thu và chắt lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, sáng tạo ra những tác phẩm văn hóa nghệ thuật kiệt xuất, phục vụ kịp thời cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Sức mạnh tiềm tàng của văn hóa nước ta đã được củng cố, phát triển mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân tộc, là liều thuốc tinh thần cổ vũ, động viên to lớn đối với quân và dân hai miền Nam - Bắc; thổi bùng ngọn lửa của tinh thần yêu nước đang sục sôi, thôi thúc mạnh mẽ phong

Trang 8

trào thi đua giữa tiền tuyến và hậu phương, quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Sau chiến thắng vẻ vang Mùa xuân năm 1975, cả nước tự hào, sẵn sàng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

IV của Đảng đã tiếp tục khẳng định: Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó tập trung tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa nhằm xây dựng nền văn hóa mới mẻ và con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “

Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa ”.

Đặc biệt, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng ta xác định một trong sáu đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Đây là điều trọng yếu cần đặt lên hàng đầu Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí, vai trò chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội Đồng thời, Đảng ta chủ động kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hội nhập xu thế quốc tế, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người; chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội

Đảng ta đã quán triệt nguyên tắc tính dân tộc, tính đại chúng, tính khoa học, Cương lĩnh đã chỉ rõ những định hướng về xây dựng nền văn hóa mới gồm: Tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân

Trang 9

đạo, dân chủ, tiến bộ Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong nuôi dưỡng, nâng cao tâm hồn Việt Nam; khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, thiện, mỹ theo quan điểm tiến bộ; đấu tranh phê phán những cái phản văn hóa, lỗi thời, thấp kém; bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích

Đặc biệt, ta còn thấy rõ quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc qua các kì đại hội

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng - khoá VIII (1998), lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung XHCN, có tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân được nêu ra trước đây Đại hội VII chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ; hướng tới chân thiện mĩ; khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực

tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần và xã hội Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực

và thẩm mĩ ngày càng cao Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên XHCN

Về tính tiên tiến: Nền văn hóa hiện nay có những đặc điểm chủ yếu như:

yêu nước, tiến bộ, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (là nội dung cốt lõi), vì con người (hạnh phúc tự do, phát triển phong phú, toàn diện trong quan

Trang 10

hệ hài hòa giữa con người và cộng đồng, xã hội với thiên nhiên), mở rộng giao lưu, tiếp thu văn minh văn hóa thế giới; quá trình xây dựng nền văn hóa hiện nay cũng là quá trình thực hiện chiến lược con người, đây là khâu trung tâm trong sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần Cốt lõi của tính tiên tiến là độc lập dân tộc và cnxh theo tư tưởng hồ chí minh, tính tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà còn phải được thể hiện trong cách thức biểu hiện, chuyển tải nội dung

Về bản sắc dân tộc bao gồm: Những giá trị văn hóa truyền thống bền

vững của cộng đồng và dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, đó là: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình

- làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính độc đáo, với những đặc trưng, sắc thái, thể hiện cốt cách dân tộc Việt

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng Trung ương (khóa VIII) tháng 7 năm 1998, đã ra Nghị quyết chuyên đề về: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", xác định những quan điểm cơ bản sau:

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa

là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Quan điểm của Đảng chỉ

rõ rằng văn hóa có vai trò to lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc và tương lai đất nước Văn hóa không phải là kết quả thụ động, yếu tố đứng bên ngoài, bên cạnh hoặc đi sau kinh tế, phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ phát triển kinh tế mà văn

hóa vừa là mục tiêu, vừa động lực thúc đẩy kinh tế như Bác khẳng định: “Văn

hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:36

w