1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài kiểm tra 1 hà nội chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972 trong cuộc kháng chiến chống mỹ

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hà Nội chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Tác giả Nhóm 05
Người hướng dẫn ThS. Phan Văn Toản
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Bài kiểm tra
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,49 MB

Nội dung

Để cứu vãn Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tình hình, đế quốc Mỹ đã âmmưu tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 nhằm gây sức épbuộc ta phải chấp nhận ký Hiệp

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

🙠🙠🕮🙢🙢

BÀI KIỂM TRA 1

Chủ đề: Hà Nội chiến thắng 12 ngày đêm năm

1972, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI CAM ĐOAN 5

NỘI DUNG 6

I Bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến chiến tranh 6

1 Bối cảnh lịch sử 6

2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh 7

II Diễn biến 7

2 Diễn biến 7

III Kết quả 15

IV Nguyên nhân chiến thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1972 15

1 Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam 15

2 Nhân dân và các LLVT nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì quyền sống của con người 16

3 Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược 16

4 Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ 17

1 Sự chuẩn bị của ta và địch 17

5 Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia 19

V Ý nghĩa lịch sử 20

VI Bài học kinh nghiệm 21

VII Phát huy tinh thần chiến thắng “hà nội - điện biên phủ trênkhông” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 22

TRÍCH NGUỒN 27

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Dòng chảy lịch sử là bất tận, nó tạo nên sức mạnh bất diệt cho một dân tộc Lịch

sử Việt Nam là quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, là lịch sử của một nền vănhóa giao thoa giữa phương Đông và phương Tây nhưng vẫn giữ được bản sắc của dântộc; là sự đoàn kết, cần cù, kiên nhẫn; và là lòng yêu nước nồng nàn của những ngườicon chảy trong mình dòng máu Việt Nam Thế hệ trẻ ngày nay đang được hưởng thànhquả từ bao sự cố gắng của cha ông, do vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ để hiểu rõhơn về lịch sử dân tộc, để thấm nhuần những khổ cực mà ông cha ta đã trải qua.Suốt chiều dài lịch sử, thời kỳ nào Việt Nam cũng có những trận chiến khiến cảthế giới phải ngỡ ngàng Sau 18 năm kể từ trận chiến Điện Biên Phủ (7-5-1954) lừnglẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp kéodài 9 năm của dân tộc ta Vào tháng 12 năm 1972, một cuộc đụng đầu trực diện mang

ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta với lực lượng không quân chiến lược vô cùnghiện đại và mạnh mẽ của Mỹ mang tên “Điện Biên Phủ trên không” - cuộc chiếnđược mệnh danh là đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại đượcdiễn ra Do vậy, nhóm chúng em xin chọn trận chiến “Điện Biên Phủ trên không” là

đề tài nghiên cứu

Nhóm chúng em đã tiến hành tìm hiểu bối cảnh lịch sử, nguyên nhân dẫn đếncuộc chiến, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cũng như bài học lịch sử rút ra sau trận chiến.Bài tập lớn của chúng em không thể trách được những sai sót không đáng có, chúng

em hi vọng nhận được những lời nhận xét và bổ sung của thầy và các bạn để giúp báocáo của chúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam - thầy Phan Văn Toản đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thứcquý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gialớp học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của thầy, chúng em đã có thêm cho mìnhnhiều kiến thức bổ ích về lịch sử Việt Nam, tinh thần học tập hiệu quả, làm việc nhómnghiêm túc Chúng em xin cảm ơn thầy vì những buổi học tập thú vị với rất nhiềunhững dẫn chứng, liên hệ thực tế bổ ích của thầy Đây chắc chắn sẽ là những kiến thứcquý báu, là hành trang để chúng em có cái nhìn sâu sắc, chi tiết hơn về lịch sử ĐảngCộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là hành trang để chúng em từng bước hoàn thiệnmình để trở thành một công dân Việt Nam có lý tưởng, có ước mơ, góp phần xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới

Chúng em xin đảm bảo phần bài làm dưới đây hoàn toàn là kết quả của quá trìnhlàm việc nhóm thông qua tìm hiểu có chọn lọc, thảo luận nhóm và không có bất cứ sựsao chép nguyên si nào Bên cạnh đó, dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức của chúng

em còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu và làm việc nhóm, khó có thể tránhkhỏi những thiếu sót Chúng em rất mong sẽ nhận được sự thông cảm, cũng nhưnhững ý kiến đóng góp, bổ sung từ thầy để nhóm có thể rút ra những kinh nghiệm,kiến thức, kĩ năng bổ ích để hoàn thành tốt hơn trong những bài tập tiếp theo.Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

4

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng em xin cam đoan bài báo cáo là sản phẩm độc lập từ việc nghiêncứu và thực hành của nhóm với sự tham gia đầy đủ và nhiệt tình của các thành viêndược sự hướng dẫn của giảng viên, thầy Phan Văn Toản Đề tài báo cáo được thựchiện và triển khai trong quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến học phần Lịch

sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, nên những ý tưởng và hướng thực hiện trong quá trìnhnghiên cứu và hoàn thiện bài báo cáo là trung thực, không có sự sao chép ý tưởngtrong bài báo cáo

ĐẠI DIỆN NHÓM

Nhóm trưởng PhươngĐinh Trà Phương

Trang 6

NỘI DUNG

I Bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

1 Bối cảnh lịch sử

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), đầu năm 1965,

đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ vào miềnNam Việt Nam và sử dụng không quân, hải quân đánh phá ra miền Bắc Bị thất bạiliên tiếp trên cả hai miền Nam - Bắc, ngày 01/11/1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên

bố chấm dứt ném bom, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, đồngthời chuyển sang thực hiện Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta bướcvào giai đoạn quyết liệt Trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao, ta đềugiành thắng lợi to lớn Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ cónguy cơ sụp đổ hoàn toàn Để cứu vãn tình thế, ngày 06/4/1972, Tổng thống MỹRichard Nixon vội vã ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ra miềnBắc với quy mô lớn hơn, tính chất ác liệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranhphá hoại lần thứ nhất Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B-52 đánh phá các tỉnh: QuảngBình, Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng , nhưng đều bị đánh bại; cục diện chiến tranhchuyển hướng có lợi cho ta

Chiến tranh kéo dài khoét sâu thêm những mâu thuẫn trong nội bộ và làm trầmtrọng hơn những khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ; cuộc bầu cửTổng thống Mỹ đang đến gần, sức ép của cử tri, của phong trào phản đối chiến tranhxâm lược Việt Nam và các lực lượng chính trị ở Mỹ tác động mạnh mẽ đến Tổngthống Richard Nixon Trong khi đó, Hội nghị đàm phán bốn bên tại Pari đã kéo dài 4năm mà Mỹ vẫn chưa tìm được lối thoát Đầu tháng 10/1972, ta đưa ra dự thảo Hiệpđịnh “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và phía Mỹ chấp thuậnbản dự thảo này Tuy nhiên, sau khi tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, RichardNixon đã trắng trợn lật lọng, xóa bỏ dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận, đòi Việt Namphải sửa chữa 126 điểm mà trước đó phía Mỹ đã hoàn toàn nhất trí và tuyên bố ngừngđàm phán vô thời hạn với ta

6

Trang 7

Để cứu vãn Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tình hình, đế quốc Mỹ đã âmmưu tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 nhằm gây sức épbuộc ta phải chấp nhận ký Hiệp định Pari theo các điều khoản sửa đổi của chúng; đánhphá, hủy diệt tiềm lực kinh tế - quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện chocách mạng miền Nam, làm lung lay ý chí quyết tâm chiến đấu chống Mỹ của nhân dânViê yt Nam; đe doạ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới

2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

a Nguyên nhân gián tiếp

Sau cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, quân ta giành được nhiều thắnglợi quan trọng, buộc Mỹ phải kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10/1972 để chấmdứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam với lập trường rất kiên định.Sau thời gian thỏa thuận các nội dung trong bản Hiệp định, chính quyền Ních -xơn cố tình dây dưa quân sự nhằm giành lại thế mạnh về quân sự và ngoại giaocủa chúng, ép ta phải nhân nhượng và tuân theo những điều kiện có lợi cho Mỹ.Quân Mỹ âm mưu phá tiềm lực kinh tế và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộicủa ta, ngăn sự chi viện, làm lung lay ý chí chiến đấu nhằm cứu nguy cho chiếnlược “Việt Nam hoá chiến tranh” để tạo thế mạnh cho cuộc đàm phán Hiệp địnhtại Paris

Mỹ muốn tiếp tục biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng bởi những địa hìnhthuận lợi và khả năng phát triển mà thiên nhiên Việt Nam mang lại

b Nguyên nhân trực tiếp

Với những âm mưu đó, cuối năm 1972, Mỹ cho dùng máy bay B52 tối tân nhấtlúc bấy giờ ném bom vào Hà Nội - là thủ đô và là trung tâm đầu não của nước

ta với niềm tin sẽ đưa Bắc Việt về thời kỳ đồ đá, khuất phục, buộc bên ta phải

kí kết Hiệp định Pari

=> Từ đó mở đầu cho cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không vang danh lịch sửViệt Nam và thế giới

Trang 8

II Diễn biến

2 Diễn biến

Ngày 17/12, Tổng thống Mỹ Ních-xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tập kíchbằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc.Chiến dịch mang tên Linebacker II Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủngPhòng không – Không quân (PKKQ) chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu caonhất, đề phòng máy bay B-52 đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra

Toàn Quân chủng Phòng không – Không quân cũng quân và dân miền Bắc đãlàm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu, quyết đánh bại cuộc tập kích đườngkhông chiến lược bằng B52 của Mỹ nếu chúng liều lĩnh leo thang ra đánh phá Hà Nội,Hải Phòng

Ngày 18/12/1972

Sáng 18/12, Phủ Thủ tướng điện chỉ đạo các bộ, cơ quan và một số địa phương:

“Địch có thể ném bom Hà Nội - Hải Phòng, cần thực hiện tốt kế hoạch sơ tánnhân dân của thành phố”

Bộ Tổng Tham mưu điện chỉ đạo các đơn vị: “Đề phòng địch dùng B-52 đánhphá các mục tiêu trọng điểm Các binh chủng pháo cao xạ, tên lửa, radar,không quân, pháo binh sẵn sàng chiến đấu kịp thời đánh trả máy bay, tàu chiếnđịch Tổ chức quan sát, báo động, có kế hoạch sơ tán đào hầm hào, phối hợpvới công an và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản …”Đêm 18 rạng sáng ngày 19/12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B-52 ném 3 đợt bomxuống Thủ đô Hà Nội Xen kẽ các đợt đánh phá của B52 có 8 lần chiếc F111 và

127 lần chiếc máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành Trongđêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ

đô Hà Nội 85 khu vực dân cư bị trúng bom, làm chết 300 người

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh Quânđội nhân dân Việt Nam đã đến ngay một số đơn vị phòng không – không quân

và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B52 của giặc Mỹ ném bom, độngviên thăm hỏi bộ đội và nhân dân Thủ đô

Ngày và đêm 19/12/1972:

8

Trang 9

Sau cuộc chiến đấu ngày 18/12 các lực lượng chiến đấu đã kịp thời rút kinhnghiệm và hạ quyết tâm đánh mạnh hơn nữa lập thành tích chào mừng ngày toàn quốckháng chiến 19/12.

4h30 rạng sáng ngày 19/12, địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phátthanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su SaoVàng… Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệThủ đô bắn hàng ngàn viên đạn các loại tiêu diệt một máy bay F4

Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 đánh một trận thậtxuất sắc, bắn rơi tại chỗ một máy bay B52

Sáng 19/12, Bộ Chính trị họp biểu dương các lực lượng phòng không đã chiếnđấu dũng cảm, đồng thời chỉ thị các đơn vị cần nâng cao tinh thần cảnh giác,tránh chủ quan thỏa mãn, chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để chiến đấu liên tục, bắn rơinhiều máy bay B-52

Tổng tham mưu trưởng chỉ thị: Bộ đội tên lửa đêm chiến đấu, ngày ngụy trang

sơ tán Bộ đội radar phải thường xuyên theo dõi địch, quản lý vững chắc vùngtrời cả ngày và đêm Bộ đội pháo phòng không thường xuyên sẵn sàng chiếnđấu cao và đánh thắng địch

19h45 ngày 19 đến 5h20 ngày 20/12, máy bay B52 tiếp tục ném bom Hà Nội,Hải Phòng Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B52 và hơn 200 lần chiếc máy baycường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành

Sau 2 đêm đầu chiến đấu tuy quân dân ta giành thắng lợi, nhưng lực lượngphòng không bảo vệ thủ đô cũng gặp khó khăn Nhiều trận địa bị trúng bom Cơ

số đạn tiêu thụ quá mức Trận địa pháo 10 mm của tự vệ Đống Đa bắn hết đạn,nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn dự trữ còn ít

Ngày 20/12/1972

Trong đợt chiến đấu này, các đại đội pháo 100ly của dân quân tự vệ thủ đô đãhiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa cao xạ 57 mm, 14.5 mm, 12.7 mm bằngnhiều phương pháp bắn cản (bắn đón), bắn the tiếng động… bảo vệ vững chắccho các trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng khu vực nội, ngoại thành HàNội

Trang 10

Đêm 20 rạng ngày 21/12 bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thựchiện trận đánh xuất sắc, chỉ 35 quả đạn bắn rơi 7 chiếc B- 52, có 5 chiếc rơi tạichỗ Tiêu biểu là trận đánh lúc 5 giờ 2 phút đến 5 giờ 11 phút các tiểu đoàn (57,

77, 79) chỉ trong 9 phút với 6 quả đạn đã bắn rơi 4 chiếc B – 52 (3 chiếc rơi tạichỗ) Riêng tiểu đoàn 57 với 2 quả đạn cuối cùng trong 2 phút (từ 5 giờ 9 phútđến 5 giờ 11 phút) bắn rơi 2 máy bay B – 52 (1 chiếc rơi tại chỗ)

Cùng ngày, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp gọi điện thoạixuống các sư đoàn biểu dương bộ đội Phòng không Hà Nội vừa qua đánh tốt,xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân Cuối cùng, Đại tướng nói:

“Cả nước đang hướng về Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội Từng giờ, từngphút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi chặt chẽ cuộc chiến đấu của

Hà Nội Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng khôngbảo vệ Hà Nội.”

Ngày 21/12/1972

Tại Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng chiến sự vẫn diễn ra ác liệt.Ban ngày, 180 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹđánh phá các mục tiêu trọng yếu: Ga Hàng Cỏ và Sở công an (Hà Nội), nhàmáy điện yên Phụ, Bộ Giao thông, cầu Phủ Lý và 6 đợt đánh vào khu vực thị xãThanh Hóa

Phát huy khí thế chiến thắng của 3 ngày đêm trước quân và dân ta đã bắn rơi 11máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B52, 2 F4, 2 A7, 1 F111, 1 A6, 1 RA50, 1 F105…

Ngày 22/12/1972

Ban ngày, 56 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá cácmục tiêu: Ga Kép, thị xã Bắc Giang, thành phố Việt Trì, thị trấn Vĩnh Yên Banđêm, 24 lần chiếc B52 có 30 chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, 9F – 111 tậptrung đánh khu vực Hải Phòng gồm Sở Dầu, nhà máy xi măng, khu An Dương,Đông Anh (Hà Nội), Hoà Lạc, Đáp Cầu… Quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay,trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B- 52, 1 F4

10

Trang 11

Ngày 21, 22/12, tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên

Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F111

“cánh cụp cánh xòe” của Mỹ

Nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội, 22/12, Bộ Tổng Tư lệnh gửi thư khen

bộ đội tên lửa, cao xã, không quân, ra đa, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ,đồng bào và cán bộ Thủ đô đã chiến đấu giỏi, đánh những trận xuất sắc tiêu diệtnhiều máy bay Mỹ

Ngày 23/12/1972

Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá cáckhu vực ngoại thành Hà Nội Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức (Hà Tây) Banđêm 33 chiếc B52 đánh Đồng Mỏ (Lạng Sơn) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếcmáy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc

và các sân bay Nội Bài, Yên Bái Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hảiquân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An (HảiPhòng)

Ta bắn 4 máy bay trong đó có 2 B-52, 1 F4, 1 A7

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng quân dân miền Bắc và cán

bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân Uỷ ban Thường vụQuốc hội đặc biệt tuyên dương công trạng của quân và dân Hà Nội chiến đấuoanh liệt, giành thắng lợi to lớn, bắn rơi tại chỗ chiếc B-52

Ngày 24/12/1972

Ban ngày, địch huy động 44 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá khu vựcThái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc).Ban đêm, từ 19 giờ 50 phút, địch dùng 33 lần chiếc B52 đánh phá ác liệt gaKép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánhphá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội)

Quân và dân miền Bắc chiến đấu giởi đã bắn rơi 5 chiếc máy bay – trong đó có

1 B52, 2 F4, 2 A7

Trang 12

Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Noel, 24 giờ ngày 24/12, địch tạmngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần bọn giặc lái, rútkinh nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới.

Qua 7 ngày chiến đấu ngoan cường dũng cảm, bộ đội tên lửa, pháo phòngkhông hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ cùng bộ đội radar, không quân và các lựclượng phòng không ba thứ quân đã bắn rơi 53 máy bay địch, có 18 B- 52, 5F111 Trong đó Quân chủng Phòng không – Không quân bắn rơi 31 chiếc (tênlửa bắn rơi 23 chiếc có 17 chiếc B–52, không quân bắn rơi 1 chiếc F4, Pháophòng không bắn rơi 7 chiếc) Lực lượng phòng không đại phương, dân quân tự

vệ bắn rơi 22 chiếc, trong đó có 4 chiếc F111 và pháo 100 ly được công nhậnbắn rơi 1 chiếc B-52

Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương nhận định: Địch sẽ đánh phá trở lại Hà Nội

ác liệt hơn, quân và dân Thủ đô Hà Nội cần gấp rút chuẩn bị tốt lực lượng đánhđịch trong những ngày tới

Bộ đội, radar phải phân biệt chính xác mục tiêu thật, giả và thông báo kịp thờiB52 địch, chú ý máy bay bay thấp

Các loại pháo, súng máy phòng không tổ chức bố trí đón lõng tập trung đánhtiêu diệt F111 và bảo vệ tên lửa; pháo 100 milimet tham gia đánh B52

Ngày 26/12/1972

13 giờ ngày 26, địch sử dụng 56 lần chiếc máy bay cường kích các loại vàoném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh Tiểuđoàn tên lửa 72, trung đoàn 285 đã bắn rơi 1 máy bay F4

Từ 22 giờ 05 phút ngày 26/12, địch sử dụng 105 lần chiếc B52 và 110 lần chiếcmáy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt, liên tục vào nhiều mục tiêu trên cả 3 khu

12

Trang 13

vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên (Mỹ tập trung 66 lần chiếc B52 vàođánh phá Hà Nội, 21 lần chiếc B52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B52đánh Hải Phòng).

22 giờ 40 phút , máy bay B52 ồ ạt đến ném bom rải thảm dữ dội vào tất cả cácmục tiêu nội, ngoại thành Hà Nội Khu phố Khâm Thiên và Khu Hai Bà Trưng

bị tàn phá nặng nề gây khó khăn nhiều nhất cho nhân dân ta

Từ các trận địa ở khu vực ngoại thành, ba tiểu đoàn tên lửa (57, 76, 88) đã tậptrung bắn rơi 1 máy bay B52 Sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94)lập tức bắn rơi tại chỗ 2 máy bay B52, một chiếc rơi xuống xã Định Công(Thanh Trì)

Với kinh nghiệm dày dạn, các tiểu đoàn tên lửa Phòng không (59, 93, 78, 79) đãphân tích chính xác, mục tiêu B- 52 trong dải nhiễu, bắn rơi thêm 2 chiếc B- 52.Cùng thời gian này tại Hải Phòng, tiểu đoàn tên lửa 81 đã vận dụng tốt phươngpháp điều khiển và bám sát mục tiêu trong dải nhiễu, bắn rơi 1 máy bay B52ngay trên đất cảng Đại đội 74 pháo 100 milimet, trung đoàn 252 cũng bắn rơi 1B52

Trận chiến đấu đêm 26/12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không 3 thứquân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắnrơi 8 máy bay B52, riêng Hà Nội Bắn rơi 5 chiếc, có 4 chiếc rơi tại chỗ và 10máy bay chiến thuật khác Đây là trận đánh then chốt quyết định bắn rơi nhiềumáy bay chiến lược B52 nhất trong 9 ngày qua

Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng Lầu Năm góc và bọngiặc lái Mỹ

Ngày 27/12/1972

Sáng ngày 27/12, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chialàm 3 đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như nhàmáy dệt 8-3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì,các trận địa tên lửa, radar… Pháo phòng không các loại của quân dân Thủ đô đãphát huy hoả lực, đánh trả mãnh liệt trên tất cả các hướng Đại đội 61 tiểu đoàn

20 bắn rơi 1 máy bay F4 Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi

2 chiếc máy bay F4 của Mỹ

Trang 14

Ngay trong đêm 27/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trịTrung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điệnkhen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B52của Mỹ

Trong ngày và đêm quân dân miền Bắc đã bắn rơi 14 máy bay trong đó có 5

B-52 (2 BB-52 rơi tại chỗ), 5 chiếc F4, 2 A7, 1 A6, 1 máy bay lên thẳng HH53 đếncứu giặc lái

Ngày 28/12/1972

Ban ngày, địch huy động 131 lần chiếc máy bay chiến thuật các loại, ban đêm,địch sử dụng khoảng 60 lần chiếc B52 đánh vào trận địa của bộ đội Phòngkhông - Không quân khu vực nội, ngoại thành Hà Nội

Quân và dân Thủ đô đánh trả quyết liệt, bắn rơi 3 máy bay trong đó có 2 chiếcB52 (1 chiếc do phi công Vũ Xuân Thiều tiêu diệt và đã anh dũng hy sinh), 1chiếc RA-5C

Cùng ngày Bộ Tổng Tham mưu thông báo: Tổng thống Mỹ Ních Xơn đã phảichấp thuận nối lại các phiên họp Hội nghị Pari Chính phủ ta chấp nhận

Các đơn vị phòng không vòng ngoài của ta (tiểu đoàn 72, 78, 79) đã bắn rơi 2máy bay (1 chiếc B52, 1 chiếc F4)

Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” bảo vệThủ đô Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung cuối tháng chạp năm 1972

14

Ngày đăng: 23/06/2024, 18:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w