A.LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết Trong suốt nửa thế kỷ nay, Đảng và nhà nước ta đã đề ra đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu,
Trang 1A.LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết
Trong suốt nửa thế kỷ nay, Đảng và nhà nước ta đã đề ra đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu, cải thiệnđời sống của nhân dân, phát triển theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới, cũng như củng cố tiềm lực an ninh – quốc phòng của quốc gia Khó khăn hơn cả, nhân dân miền Bắc đã bị bom đạn Mỹ phá hủy hết những gì xây dựng được trước đó Bên cạnh đó, do những trở ngại cả về chủ quan lẫn khách quan, đất nước ta đã phải trải qua cuộc khủng hoảng nặng nề về KT-XH trong khoảng thời gian dài Để vượt lên tình trạng này, ta phải vượt qua những quan niệm cũ về CNH đã quá trở nên lạc hậu để theo kịp những khoa học và công nghệ hiện đại Những kinh nghiệp mà nhân dân ta gặt hái được trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhận thức về vai trò của khoa học, công nghệ và tầm quan trọng của nhân dân… đã giúp Đảng ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển ngàycàng mạnh mẽ, tạo động lực và cơ hội để giúp các quốc gia theo kịp xu hướng KT-XH trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển Đặc biệt, đối với Việt Nam, việc tận dụngthế mạnh của cuộc cách mạng này sẽ là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách hiệu quả vào sự phân công và hợp tác kinh tế quốctế
Thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp Cuộc CMCN đầu tiên bắt đầutừ TK XVIII với những sáng chế máy hơi nước và nối tiếp đó là sự thay thế nguồn năng lượng cũ bằng năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió… ở cuộc CMCN lần thứ 2 vào nửa cuối TK XIX Chiến tranh Thế giới thứ hai được xem là xuất phát điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 với các nghiên cứu chế tạo hoàn toàn mới như bom nguyên tử, máy bay phản lực, tên lửa chiến thuật đầu tiên,… Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có cuộc CMCN 4.0, hay còn đươc gọi là Industry 4.0 Cuộccách mạng nay đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng về nguồn nhân lực cả về kiến thức, kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn và tư duy sáng tạo
Nhận thấy được sự cấp thiết và thực tế của vấn đề nên em đã quyết định chọn đề
tài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
Trang 2nghiệp 4.0” để nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức và trình độ hiểu biết để theo kịp sự
phát triển của thời đại và góp phần phát triển đất nước
2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến CNH, HDH đất nước trong cách mạng công nghiệp 4.0, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh CNH, HDH ở Việt Nam trong cuộc cách mạng lần thứ tư Liên hệ vai trò của sinh viên
3 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp diều tra, phân tích, quan sát, so sánh, đánh giá…
Theo định nghĩa của tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO): Công nghiệp hóa là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại
Trang 3Hiện đại hóa là quá trình thay đổi và cải tiến các quy trình sản xuất, công nghệ đã cũ, lỗi thời để đáp ứng được nhu cầu và thách nước trong nền kinh tế hiện đại Hiện đại hóa gồm các hoạt động như: đầu tư công nghệ, cải thiện quy trình sản xuất… được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Quan niệm trên đã cho thấy, việc kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình phát triển KT-XH là tất yếu Quá trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà cần thực hiện cơ cấu chuyển dịch trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghệ hiện đại và chuyên sâu về kỹthuật
2 Quá trình tất yếu khách quan của con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua Thông qua công nghiệp hóa các ngành, các lĩnh vực nền kinh tế quốc dân được trang bị tư liệu sản xuất, kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của con người Bất kì quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện nhiệm vụ hàngđầu là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho CNXH phải thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm khai thác, phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế Đồng thời, thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nước và mở rộng quan kệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả
Như vậy, có thể nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn Chính vì vậy, công nghiệp hóa- hiện đại hóa được xác định là nhiệm vụ trong tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Trang 43 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất sôi nổi, các nước đang nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế với vị trí con người là trungtâm Bởi vậy, vấn đề công nghiệp hóa là vấn đề chung mang tính toàn cầu hóa khiến mọingười đều phải quan tâm nghiên cứu nó Căn cứ trên cơ sở khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam gồm những nội dung sau:
Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất- xã
hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ
Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ phát triển, đòi hỏi cần phải dựa trên những tiền đề trong nước và quốc tế Do vậy, yếu tố cần đặt lên hàng đầu để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải thực hiện tạo lập các điều kiện cần thiết trên tất cả các mặc của đời sống sản xuất xã hội Các điều kiện chủ yếu cần có như: nguồn nhân lực, tư duy phát triển, môi trường hợp tác quốc tế thuận lợi, trình độ văn minh của xã hội…Tuy nhiên, không có nghĩa là phải đầy đủ mọi yếu tố mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà phải thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng thời
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất – xã hội hiện đại Cụ thể là: Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại
Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội nhất định thường được hiểu là toàn bộvật chất của lực lượng sản xuất cùng với kết cấu của xã hội đã đạt được trình độ xã hội tương ứng Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội nhất định thường được hiểu là toàn bộvật chất của lực lượng sản xuất cùng với kết cấu của xã hội đã đạt được trình độ xã hội tương ứng Vì vậy khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với các hình thức xã hội của nó
CNH, HDH trước hết là quá trình chuyển từ lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu lao động sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại để nâng cao năng suất lao động xã hội Quá trình này đòi hỏi phải ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế Tuy nhiên, cần phải có sự lựa chọn phù hợp với khả năng, trình độ và điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn,
Trang 5không chủ quan, nóng vội cũng như không trì hoãn, cản trở ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại trong quá trình CNH, HDH.
CNH, HDH ở nước ta cần phải gắn liền với nền kinh tế tri thức Trong nền kinh tếnày, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học công nghệ
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.Trong hệ thống cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất, vì nó phản ảnh trình độ phát triển của nền kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện CNH, HDH Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là làm tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HDH cần gắn với sự phát triển của phân công lao động trong và ngoài nước, từng bước hình thành các ngành, các vùng chuyên môn hóa sản xuất để nâng cao thế mạnh, năng suất lao động, đồng thời phát huy nguồn lực của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:- Khai thác, phân bố và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có
hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển KT-XH.- Cho phép ứng dụng các thành tự khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các
ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền KT.- Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất Mục tiêu của quá trình CNH, HDH là nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, dựa trên cơ sở những thành tự khoa học, công nghệ hiện đại, đồng thời trọng tâm là xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong đó, nền tảng là chế độ công hữu về hững tư liệu sảnxuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao động và phân phối qua cac quỹ phúc lợi xã hội là chủ yếu
Trang 6II.Một số lý luận về cách mạng công nghiệp lần thứ tư1 Nguồn gốc hình thành
Khái niệm về Công nghiệp 4.0 hay còn gọi là nhà máy thông minh đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Đức vào năm 2011 với mục đích thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình
Vào năm 2013, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” xuất hiện trong báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện hóa ngành sản xuất không cần sự tác động của con người
2 Khái niệm cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
Công nghiệp 4.0 hay Industry 4.0 là xu hướng hiện thời trong tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhân thức
3 Bản chất
Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cảcác công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy
Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây
Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từcác năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử
Trang 74 Đặc điểm
Industry 4.0 được xây dựng dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần ba, là sự hợp nhất các công nghệ, làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học Công nghệ hiện đại đã cho phép hàng tỷ người kết nội mạng mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động cho phép xử lý, lưu trữ và tiếp nhận tri thức không giới hạn
Cuộc cách mạng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đầu tư, năng suất vàmức sống gia tăng Không chỉ đơn thuần là sự kéo dài của cuộc cách mạng lần thứ ba mà có một sự khác biệt lớn về tốc độ phát triển, phạm vi và mức độtác động của nó Bên cạnh đó còn có các công nghệ nhắm tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có bằng các công nghệ nhúng và phát sinh
Tuy nhiên IR 4.0 còn dẫn tới thay đổi trong khái niệm đổi mới công nghệ bằng việc thông qua Internet, trang thiết bị sản xuất chỉ cần cập nhật phần mềm
PHẦN 2: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
I.Quan điểm
Trong thời đại hiện nay, những phát triển vượt bậc về KT-XH cùng với sự tiến bộ và mở rộng với các nước và tổ chức quốc tế là cơ sở để chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế được đẩy nhanh, tăng suất lao động được tăng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Xác định rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trọng tâm, có tầm quan trọng hàng đầu, làcon đường duy nhất giúp chúng ta không chỉ xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, mà còn giữ được ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốcgia và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa
II.Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.01 Đối với chính phủ
Trang 8Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng sẽ tác động sâu sắc đến bản chất củaan ninh quốc gia và quốc tế, ảnh hưởng đến cả xác suất và bản chất xung đột Trong thờigian qua, tỷ lệ ứng dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng gia tăng, nhiều sản phẩm được đưa vào trang bị trong các ngành, nghề Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đang tạo ra nhiều thách thức đối với việc bảo đảm an ninh - chính trị của Việt Nam Sự tăng trưởng năng động của Việt Nam cùngvới sự bùng nổ của các công nghệ hiện đại khiến tỷ lệ tham gia internet của các cơ quan chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và người dân ngày càng nhiều và trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng Thời gian gần đây, số lượng các cuộc tấn công các trang mạng của các cơ quan chính phủ, hệ thống tài chính, ngân hàng, hạ tầng thông tin trọng yếu, doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm đánh cắp thông tin, bí mật nhà nước, đánh cắp thành tựu khoa học - công nghệ, sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng Theo thống kê của nhà sản xuất phần mềm bảo mật Kaspersky, Việt Nam có số lượng máy tính điều khiển hệ thống công nghiệp bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới, với tỷ lệ gần 70%
Trong khi đó, nền tảng kết cấu hạ tầng mạng của Việt Nam còn nhiều lỗ hổng bảomật, chưa được kiểm tra, đánh giá thường xuyên Thực trạng này không chỉ đặt ra thách thức đối với an toàn của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mà còn tiềm ẩn các hoạt động lợi dụng không gian mạng để kích động biểu tình, phát tán thông tin xấu, độc, sai sự thậtnhằm tiến hành các hoạt động khủng bố, tuyên truyền chống phá chế độ Điều này tác động trực tiếp tới vấn đề ổn định chính trị - an ninh của Việt Nam Nhưng đồng thời, những tiến bộ trong công nghệ sẽ tạo ra tiềm năng giảm quy mô hoặc tác động bạo lực, thông qua việc phát triển các chế độ bảo vệ mới Ví dụ, độ chính xác cao hơn trong nhắm mục tiêu
2 Đối với thị trường lao động
Đối với Việt Nam, 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép ở Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Con số này sẽ còn lớn hơn vì dệt may và giày dép lại là các ngành đang tạo việc làm chonhiều lao động nhất (ngành dệt may khoảng gần 2,3 triệu người, trong đó 78% là lao động nữ; ngành giày dép khoảng gần 0,98 triệu người, trong đó có khoảng 74% là lao động nữ) Trong số đó, có nhiều lao động ít kỹ năng (với 17% và 26% lao động trong
Trang 9ngành dệt may và giày dép chỉ có trình độ tiểu học) và một tỷ lệ đáng kể không còn trẻ, từ 36 tuổi trở lên: 35,84% đối với ngành dệt may và 25,37% đối với ngành giày dép.
Từ khi cuộc cách mạng ra đời cũng đồng nghĩa với việc mang lại sự bất bình đẳngngày càng lớn, đặc biệt là khả năng phá vỡ thị trường lao động Khi tự động hóa thaythế người lao động bằng máy móc điều này sẽ làm tăng thêm sự chênh lệch giữa lợinhuận sovới vốn đầu tư và sức lao động Trái lại, quá trình con người được thay thế bằng công nghệ này cũng có thể dẫn đến sự gia tăng các việc làm an toàn và thu nhập cao hơn
Ở một góc nhìn khác, dù cho các cuộc cách mạng này thổi bùng lên sự lo ngại về thất nghiệp khi sức lao động bị thay thế tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng việcgiảm tổng số việc làm là không thể Sự ra đời của robot có khả năng di chuyển vàtương tác sẽ giúp công việc đạt năng suất nhảy vọt Điều đáng lo ngại là những ngườilao động có kỹ năng trung bình sẽ bị tác động đáng kể đến bản chất các công việc tri thức
3 Đối với doanh nghiệp
Trong thời gian của cuộc cách mạng 4.0 này, những doanh nghiệp luôn phải liên tục đổi mới và sáng tạo để bắt kịp xu thế
Về phía cung, trong nhiều ngành công nghiệp, đang xuất hiện các công nghệ tạo ra những phương thức mới để đáp ứng nhu cầu hiện tại và phá vỡ đáng kể các chuỗi giá trị công nghiệp hiện có Sự xuất hiện của các đối thủ mới này cùng với việc tiếp cận các nền tảng kỹ thuật toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, bán hàng và phân phối có thể lật đổ những người đương nhiệm bằng sự thay đổi chất lượng, tốc độhay giá cả đối với giá trị cung cấp
Về phía cầu cũng đang dần thay đổi như vậy, nhu cầu của người tiêu dùng ngàymột cao, buộc các công ty phải thích nghi với nhu cầu của họ Từ đó tạo ra sự pháttriển của các nền tảng công nghệ mới, dễ dàng sử dụng với các điện thoại thông minh, cho phép tích hợp con người, tài sản và dữ liệu để tạo ra những cách thức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới Các doanh nghiệp kinh doanh trên các nền tảng nàyđang nhanh chóng phát triển thêm nhiều dịch vụ mới
4 Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Trang 10Tuy không phải là vĩnh vực được đánh giá chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất cúa Industry 4.0 nhưng tài chính – ngân hàng lại là ngành đón đầu về ứng dụng công nghệ thông tin nên chắc chắn rằng sẽ chịu tác động không nhỏ của cuộc cách mạng này.
Việc sử dụng các thiết bị di động và mức độ tiếp cận internet rộng rãi ngày càng gia tăng đã thay đổi về kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyềnthống mà thay vào đó là các kênh bán hàng qua Internet, Mobile Banking, Tablet banking, mạng xã hội, giao dịch không giấy tờ cũng như phát triển ngân hàng kỹ thuật số Dự báotrong vòng 10 năm tới, phần lớn doanh thu của ngân hàng bán lẻ là nhờ vàocác tiện ích dịch vụ trên Vì vậy các ngân hàng hiện nay đang dựa trên những xuhướng thịnh hành nhất để làm hài lòng khách hàng một cách tối ưu
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ thanh toán trong bối cảnh các doanh nghiệp công nghệ tài chính (FinTech) đang ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ Theo sự đánh giá của PwC, trong 5 năm tới, thị trường tài chính sẽ chứng kiến sự dịch chuyển từ việc ứng dụng những tiến bộ công nghệ đơn lẻ sang đồng bộ hóa toàn bộ quá trình cung cấp sản phẩm – dịch vụ ngân hàng
Với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số và xu hướng chuyển dầnsangđiện toán đám mây, lỗ hổng bảo mật cũng vì thế mà tăng, kéo theo những quan ngại về rủi ro bị tin tặc tấn công ngày càng nghiêm trọng Để đảm bảo tính an toàn vàsự riêng tư của khách hàng đòi hỏi hệ thống tài chính, ngân hàng phải có cách thức phòng thủ mới an toàn bảo mật mạng
III.Thực trạng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta thời gian qua.1 Thuận lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển ngày càng cao, thúc đẩyquá trình chuyển dịch kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội Đâylà cơ hội cho phép nước ta khai thác những nguồn lực bên trong đất nước một cách hiệu giả, thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn kết hợp các bước đi tuần tự với khả năng nhảy vọt, vừa đi trước đón đầu