1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam

50 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Tác giả Phạm Mạnh Quỳnh
Người hướng dẫn Bùi Tiến Sơn
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Cơ Khí
Thể loại Graduation Project
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 2,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP (7)
    • 1.1 Giới thiệu về công ty thực tập 8 (7)
      • 1.1.1 Chức năng của công ty (8)
      • 1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn (8)
      • 1.1.3 Mục tiêu hoạt động (8)
    • 1.2 Nội quy, quy định của công ty 10 (9)
      • 1.2.1 Nội quy làm việc tại phân xưởng (9)
      • 1.2.2 Quy định về thời gian làm việc (10)
      • 1.2.3 Quy định về đồng phục (11)
      • 1.2.4 Quy định về việc ăn uống trong công ty (11)
      • 1.2.6 Quy định tại khu vực làm việc (12)
      • 1.2.7 Quy định về phòng cháy , chữa cháy (12)
      • 1.2.9 Kỷ luật lao động (13)
      • 1.2.10 Về 5S của công ty (13)
    • 1.3 Cơ cấu tổ chức và xác định các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp 16 (15)
      • 1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy trong công ty (15)
      • 1.3.2 Các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp (16)
    • 1.4 Trình bày quy định, văn hóa giao tiếp và ứng xử của doanh nghiệp 23 (21)
      • 1.4.1 Văn hoá công việc (21)
      • 1.4.2 Văn hoá giao tiếp ứng xử (22)
  • CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU MỘT SỐ MÁY CÔNG CỤ CỦA DOANH NGHIỆP (24)
    • 2.1 Công dụng và đặc tính kỹ thuật của một số máy công cụ 25 (24)
      • 2.1.1 Máy phay 3 trục VMC500 (24)
      • 2.1.3 Máy tiện T620 (26)
    • 2.2 Một số đồ gá chuyên dùng trên máy. 28 (27)
      • 2.2.1 Ê tô máy phay CNC HPAQ (27)
      • 2.2.2 Mâm cặp 3 chấu Kitagawa BS-308 (28)
  • CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM ĐIỂN HÌNH ĐANG SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP (28)
    • 3.1 Trình bày quy mô sản xuất, kinh doanh và hướng phát triển của doanh nghiệp 30 (28)
      • 3.1.1 Quy mô sản xuất (28)
      • 3.1.2 Hướng phát triển của doanh nghiệp (29)
    • 3.2 Tìm hiểu quy trình lắp ráp công nghệ gia công chi tiết 31 (30)
    • 3.3 Nghiên cứu sản phẩm điển hình đang sản xuất tại doanh nghiệp 33 (31)
      • 3.2.1 Máy chế tạo chi tiết (32)
      • 3.2.2 Quy trình chế tạo chi tiết (34)
      • 3.2.3 Cấu tạo khuôn (36)
  • CHƯƠNG 4 TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP (41)
    • 4.3 Quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp 43 (41)
      • 4.3.1 Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm (41)
      • 4.3.2 Phương pháp phân tích lỗi và khắc phục sự cố trong phân xưởng nhà máy (42)
      • 4.3.3 Phân tích nguyên nhân và và xác định biện pháp xử lý (42)
      • 4.3.4 Thực hiện và kiểm tra kết quả (43)
      • 3.3.5 Phương pháp đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng (43)
    • 4.4 Đề xuất cải tiến phát triển sản xuất tại doanh nghiệp 47 (44)
      • 4.4.1 Đầu tư vào công nghệ (44)
      • 4.4.2 Giải pháp về máy móc nguyên liệu (45)
      • 4.4.3 Cải tiến giảm thời gian thao tác và vận chuyển thừa (45)
      • 4.4.4 Giải pháp về mặt bằng sản xuất (46)
      • 4.4.5 Giải pháp về chiến lược marketing cho từng dòng sản phẩm (46)
      • 4.4.6 Giải pháp về nhân sự (47)
  • KẾT LUẬN (49)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (50)

Nội dung

CHƯƠNG 1 :TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTCỦA DOANH NGHIỆP1.1 Giới thiệu về công ty thực tập Công ty TNHH Canon Việt Nam –là thành viên trong Tập đoàn Canon, làmột công ty ch

TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

Giới thiệu về công ty thực tập 8

Công ty TNHH Canon Việt Nam –là thành viên trong Tập đoàn Canon, là một công ty chế xuất 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, chuyên sản xuất các loại máy Máy fax ,Máy in, Máy in phun, Máy chiếu…Các sản phẩm của nhà máy được xuất khẩu ra thị trường thế giới Công ty Canon Việt Nam chính thức được thành lập vào năm 2001.

Hình 1.1 Logo công ty Canon

Sau hơn 20 năm hoạt động, Công ty TNHH Canon Việt Nam hiện nay công ty có 03 nhà máy tại Việt Nam: Nhà máy Thăng Long – Trụ sở chính đặt tại KCN Thăng Long – Đông Anh, Hà Nội – chuyên sản xuất các loại máy in phun, máy quét ảnh; Nhà máy Quế Võ (chi nhánh) – đặt tại KCN Quế Võ – Quế Võ, Bắc Ninh – chuyên sản xuất các loại máy in lazer; Nhà máy Tiên Sơn (chi nhánh) – đặt tại KCN Tiên Du – Tiên Sơn, Bắc Ninh – chuyên sản xuất các loại máy in phun.

Ngày thành lập: 01/01/2001 Địa chỉ: Lô A1, Khu CN Thăng Long, Xã Kim Chung, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

1.1.1 Chức năng của công ty

Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là chuyên sản xuất, gia công các loại máy in phun; linh kiện, bán thành phẩm máy in phun; Sản xuất, gia công các loại máy in Laze; linh kiện, bán thành phẩm máy in Laze; Sản xuất, gia công các loại máy quét ảnh scanner,linh kiện, bán thành phẩm máy quét ảnh scanner.

1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

+ Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước.

+ Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

+ Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh + Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội

+ Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hoạch toán thống kê thống nhất và thực hiện tốt các nghĩ vụ đối với nhà nước.

1.1.3 Mục tiêu hoạt động Ông NICK YOSHIDA: “Đối với chúng tôi, điều quan trọng nhất chính là chủ động tiếp cận theo hướng dài hạn Mục tiêu của chúng tôi không chỉ gồm việc đưa Canon giữ vững vị trí dẫn đầu phân khúc giải pháp hình ảnh hiện tại mà còn dẫn đầu ở mọi phân khúc sản phẩm khác trên thị trường Việt Nam, dĩ nhiên còn có mục tiêu lợi nhuận cho Tập đoàn Canon.

Chúng tôi luôn sát cánh và phát triển cùng Việt Nam Vì thế, chiến dịch của chúng tôi là thiết lập các mối quan hệ bền vững với các đối tác kinh doanh,cũng như với xã hội Việt Nam Đó là lý do tại sao Canon rất tích cực trong việc tiếp cận xã hội và cộng đồng nhiếp ảnh, thông qua những sự kiện như CanonPhotoMarathon, cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam và triển lãm ảnh Di sản.”

Nội quy, quy định của công ty 10

+ Không được vận hành máy khi chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động của máy và chưa biết cách dừng máy nhanh chóng Biết cách dừng máy nhanh chóng có thể tránh được các tai nạn nguy hiểm.

+ Trước khi vận hành máy phải được chang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động và các thiết bị an toàn các thiết bị an toàn là để bảo vệ người vận hành máy do đó không được loại bỏ chúng.

+ Luôn luôn tắt máy và cắt nguồn điện khi thực hiện sửa chữa máy Đặt dấu hiệu cho biết máy ngừng hoạt động và đang được sửa chữa.

+ Đảm bảo lắp chuẩn xác dụng cụ cắt và chi tiết gia công trứơc khi khởi động máy.

+ Để tay cách xa các bộ phận truyền động Sẽ rất nguy hiểm khi bạn kiểm tra bề mặt chi tiết đang quay bằng tay.

+ Luôn luôn dừng máy trước khi đo, làm vệ sinh hoặc thực hiện các điều chỉnh.

Sẽ rất nguy hiểm khi thực hiện công việc đó đối với máy đang hoạt động.

+ Không để giẻ hoặc vải vụn ở gần các bộ phận máy chuyển động Giẻ có thể bị quấn và gây ra tai nạn.

+ Khi vận hành máy không có hơn một người ở bên máy.Sự không biết có người khác ở bên cạnh có thể gây tai nạn.

+ Sơ cứu ngay khi bị chân thương dù chỉ là vết thương nhỏ báo cáo ngay về chấn thương, xử lý để tránh bị nhiễm trùng.

+ Khi gia công chi tiết cần loại bỏ các ba via và các mép sắc bằng giũa nhẹ.

+ Không nên gắng sức một mình nâng các vật nặng hoặc các vật cồng kềnh - Đối với các vật nặng bạn cần nâng chúng một cách an toàn:

+ Chọn vị chí ngồi xổm (không được cúi xuống) đầu gối hơi cong và giữ thẳng lưng.

+ Rằng buộc vật nặng một cách chắc chắn.

+ Nâng vật nặng bằng cách đứng dần lên nhưng vẫn giữ thẳng lưng, chỉ sử dụng các cơ chân chánh tổn thương cột sống.

+ Đảm bảo chi tiết gia công được định vị chắc chắn trên bàn máy.

+ Khi định vị chi tiết gia công, các bu nông siết phải ở gần chi tiết gia công hơn là khối định vị.

1.2.2 Quy định về thời gian làm việc Quy định về thời gian làm việc trong công ty:

+ Toàn thể công nhân viên làm việc theo quy định của công ty ,làm việc 6 ngày trên 1 tuần; từ thứ 2 tới thứ 7 ( trong một tháng được nghỉ 3 ngày thứ 7 và tất cả các ngày chủ nhật ) tùy vào tình hình sản xuất của công ty

Công ty có 2 ca làm việc: ca ngày và ca đêm thay đổi 1 tuần một lần + Ca ngày từ 8h00 đến 17h10 phút

+ Ca đêm từ 21h00 đến 6h10 sáng hôm sau

+ Cần có mặt ở nơi làm việc trước ít nhất 15 phút để tập thể dục và chuẩn bị cho công việc

1.2.3 Quy định về đồng phục Đồng phục của công nhân viên được công ty quy định : + Mặc quần áo đồng phục mà công ty đã phát sạch sẽ gọn gàng + Nếu mặc áo sơ mi phải cho vạt áo vào trong quần

+ Nếu mặc áo khoác phải kéo áo lên sát cổ

+ Luôn đeo thẻ nhân viên lên cổ áo bên trái đối với phòng ban lắp ráp, kẹp thẻ trên túi áo trước ngực đối với phòng ban khác trong suôt thời gian làm việc + Đội mũ theo quy định khi vào khu vực sản xuất

+ Đi giầy theo quy định không giẫm chân len gót giầy, không bỏ chân ra khỏi giầy khi đang ở trong công ty

1.2.4 Quy định về việc ăn uống trong công ty

Công ty có một số căng tin với đầy đủ các yêu cầu của nhân viên nên nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh trong công ty :

+ Nghiêm cấm mọi trường hợp ăn uống trong khu vực làm việc kể khu vực nghỉ giải lao Tất cả các loại đồ ăn, uống chỉ được sử dụng trong khu vực căng tin + Không mang tăm, giấy ăn ra khỏi căng tin

+ Uống nước đúng nơi quy định không sử dụng nước uống vào mục đích khác như rửa tay , rửa mặt giặt đồ sử dụng nước hợp lý tiết kiệm

+ Sau khi uống nước xong phải phân loại cốc và úp cốc đúng nơi quy định.

1.2.5 Quy định về việc xin nghỉ

+ Khi muốn xin nghỉ phép thì phải thông báo trước cho leader hoặc người quản lí trực tiếp trước ít nhất là 3 ngày

+ Nếu nghỉ không thông báo, thông báo không đúng thời gian quy định hoặc không nhận được sự đồng ý của người quản lý sẽ coi như là nghỉ không phép

+ Trong trường hợp nghỉ đột xuất phải thông báo với leader trưởng nhóm bằng điện thoại

+ Đối với trường hợp nghỉ ốm phải gọi điện báo cáo cho người quản lý và trong ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ phép phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan y tế nếu không có giấy chứng nhận hợp lệ sẽ coi như là nghỉ không đúng phép

+ Trường hợp xin nghỉ hẳn ( chấm dứt hợp đồng lao động ) phải thông báo cho leader bằng văn bản ít nhất 30 ngày ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt đã được nghỉ trong hợp đồng lao động

1.2.6 Quy định tại khu vực làm việc

+ Không nói chuyện riêng, đùa nghịch trong khu vực làm việc + Không sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc

+ Không nghe nhạc, sử dụng tai nghe trong giờ làm việc kẻ cả giờ nghỉ giải lao chỉ được nghe nhạc ở khu vực căng tin

+ Không vứt rác ra khu vực làm việc + Không đùa ngịch trong các phong ban khác

1.2.7 Quy định về phòng cháy , chữa cháy

+ Nghiêm cấm mang hóa chất dễ cháy vào khu vực sản suất , nhà khoa khi chưa có sự đồng ý cuẩ cấp trên

+ Khi phát hiện thấy cháy phải thong báo ngay cho cấp trên của mình , hô to để mọi người cùng biết sau đó tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của những người có trách nhiệm hoặc của lực lượng phòng cháy chữa cháy

+ Không chen lấn xô đẩy khi chạy thoát hiểm

1.2.8 Phúc lợi đối với người lao động

+ Được tiền mừng tuổi của công ty vào dịp Tết

+ Được tham gia “Đêm hội Canon” giao lưu văn nghệ do công ty tổ chức, tham gia giải bóng đá của công ty, tham giam gia các hoạt đọng ngày hè sảng khoái + Được nhân quà dịp tết trung thu

+ Thi hùng biện tiếng anh, tiếng nhật

+ Tham gia ngày hội gia đình, được khám và tư vấn sức khỏe định kỳ, được tham gia ngày hội thể thao

+ Tặng vật phẩm nhân dịp đặc biệt,được hỗ trợ đời sống, phát gạo hàng tháng, được mua hàng ở siêu thị công ty với giá rẻ, được ở ký túc xá công ty với những người ở xa công ty, được đọc sách trong thư viện công ty, được uống café ngoài trời, được xem chiếu phim và được y tế chăm sóc sức khỏe

Có 3 mức kỷ luật mà công ty áp dụng với người lao động tùy vào mức độ nghiêm trọng mà người lao động mắc phải

+ Cảnh báo bằng miệng + Kỷ luật bằng văn bản + chấm dứt hợp đồng lao động

 5s của nhà máy là 5 chữ cái đầu tiên :

+ Sàng lọc (Seiri): phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng.

+ Sắp xếp (seiton): Tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.

+ Sạch sẽ (seiso) : Thường xuyên vệ sinh,giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm việc S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).

+ Săn sóc (seiketsu): Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên Bằng việc phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp.

+ Sẵn sàng (sitsuke): Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S.

Cơ cấu tổ chức và xác định các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp 16

1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy trong công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy làm việc trong công ty TNHH Canon Việt Nam được phân từ thấp đến cao theo 5 cấp bặc từ G1 đến G5:

Hình 1.3 Sơ đồ bộ máy làm việc trong công ty

1.3.2 Các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp

Trong công ty có nhất nhiều bộ phận quan trọng,trong đó phòng kỹ thuật phòng quản lý sản sản xuất và phòng đảm bảo chất lượng có vai trò quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến chất lượng ,sản lượng cũng như hoạt động sản xuất của công ty

+ Kỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm.Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hạch toán, ký kết các hợp đồng kinh tế.

+ Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm

+ Xây dựng và hướng dẫn kĩ thuật cho các bộ phận sản xuất, giám sát kĩ thuật trên các công đoạn sản xuất

+ Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, kĩ thuật mới vào quá trình sản xuất + Quản lý thiết bị đo, dụng cụ đồ gá thiết bị

+ Thiết kế chế tạo khuôn mẫu + Thiết kế, cải tiến dụng cụ hỗ trợ lắp ráp (tool, jig)

+ Trực tiếp báo cáo giám đốc Công ty về chất lượng, số lượng, các chỉ số hao hụt vật tư, nguyên liệu khi mua vào, xuất ra phục vụ sản xuất Theo dõi tiêu hao nguyên vật liệu cũng như tiết kiệm vật tư nguyên nhiên liệu trong sản xuất kinh doanh.

+ Theo dõi, đối chiếu các hạng mục trong quá trình sản xuất, mức tiêu hao vật tư nguyên liệu để làm cơ sở thanh lý hợp đồng kinh tế giữa Công ty với khách hàng.

+ Xác nhận về thời gian hoàn thành chất lượng công việc của tất cả các lệnh sản xuất để làm cơ sở thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân.

+ Soạn thảo, xây dựng quy trình công nghệ để thi công các sản phẩm.

 Phòng quản lý sản xuất

Phòng quản lý sản xuất của công ty là bộ phận tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp Đứng đầu phòng sản xuất là trưởng phòng quan lý sản sản xuất Những thành viên khác của bộ phần này gồm có kỹ thuật viên, kỹ sư, nhà thiết kế, vận hành máy,…

+ Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về công tác sản xuất, tồn trữ và bảo quản các thiết bị, máy móc.

+ Thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

+ Chịu trách nhiệm thiết kế hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp.

+ Kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất Bằng cách kiểm soát sản xuất, phòng sản xuất có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực, máy móc, lao động một cách hợp lý, giảm thiểu lãng phí.

+ Thực hiện hoạt động nghiên cứu nhằm cải thiện các sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách thay đổi hoặc đổi mới một phần hay toàn bộ sản phẩm.

+ Quản lý chi phí sản xuất, đảm bảo sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận.

+ Đảm bảo công ty luôn có sẵn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất.

+ Đảm bảo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất luôn được bảo trì, bảo dưỡng đúng cách.

+ Quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm.

Nhiệm vụ chính của phòng sản xuất là chuyển đổi nguyên vật liệu thô và các yếu tố đầu vào khác thành sản phẩm cuối cùng Đồng thời còn có trách nhiệm nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản xuất nhằm đạt được mục tiêu sản lượng đề ra và đảm bảo giá trị cũng như chất lượng của thành phẩm làm ra luôn tốt nhất

+ Xác định đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất

Dựa trên thông tin về số lượng hàng hóa cần sản xuất trong một khung thời gian nhất định, phòng sản xuất sẽ xác định lượng nguyên vật liệu và các loại máy móc cần thiết để đạt được mục tiêu sản xuất Họ sẽ phải phối hợp với phòng mua hàng tìm nguồn đầu vào nếu không có đủ. Đồng thời đề nghị công ty thuê thêm nhân sự nếu thiếu nhân lực.

+ Xây dựng lịch trình sản xuất

Khi đã có đủ các yếu tố đầu vào, phòng sản xuất sẽ lên lịch trình sản xuất Cụ thể họ sẽ lập kế hoạch với các nhiệm vụ cần thực hiện xuyên suốt quy trình sản xuất và phân bổ nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan.

+ Tìm ra biện pháp làm giảm chi phí sản xuất Để làm giảm giá thành sản phẩm, phòng sản xuất cần giữ cho máy móc, thiết bị sản xuất luôn được bảo dưỡng tốt để không phát sinh chi phí sửa chữa Bên cạnh đó, cần tư vấn cho Ban giám đốc các công nghệ sản xuất mới, cũng như đánh giá dây chuyền sản xuất để tìm ra biện pháp cắt giảm chi phí

+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Phòng sản xuất có trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu Không những kiểm tra phát hiện lỗi sản phẩm trong quá trình sản xuất, bộ phận này còn phải đảm bảo kiểm tra nghiêm ngặt các mẫu sản phẩm mới trước khi cho sản xuất hàng loạt.

Phòng sản xuất có trách nhiệm thu thập các thông tin liên quan đến sản phẩm được làm ra và cung cấp cho bộ phận nghiên cứu phát triển để bộ phận này cải tiến các sản phẩm hiện có của công ty.

 Phòng đảm bảo chất lượng

Phòng đảm bảo chất lượng là bộ phận quan trọng và cần có của nhà máy sản xuất, Giống như tên gọi của nó, phòng đảm bảo chất lượng có nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt động và các yếu tố trong quá trình sản xuất, đảm bảo rằng sản phẩm sẽ đạt chất lượng cao nhất

Chức năng của phòng đảm bảo chất lượng đó là thiết lập và duy trì hệ thống chất lượng toàn diện, bao trùm tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất, bảo quản.

Các nhiệm vụ của phòng đảm bảo chất lượng la:

Trình bày quy định, văn hóa giao tiếp và ứng xử của doanh nghiệp 23

+ Luôn có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao và công việc chung của doanh nghiệp.

+ Mỗi cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả và tiến độ công việc được giao.

+ Đam mê công việc: Luôn có cái nhìn tích cực khi thực hiện công việc, khó khăn chính là cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện năng lực bản thân.

+ Chủ động trong công việc: Chủ động nghiên cứu công việc theo chức năng nhiệm vụ của cá nhân, không chờ cấp trên giao, chủ động xin ý kiến lãnh đạo và trao đổi với đồng nghiệp.

+ Sáng tạo trong công việc: Luôn tìm tòi phương án tối ưu để thực hiện công việc khi có vấn đề mới cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Đối với những vấn đề quan trọng xin ý kiến lãnh đạo trước khi làm.

+ Kỷ luật trong công việc: Nghiêm túc tuân thủ các quy trình, quy định và đúng chức trách quyền hạn được giao.

+Chuẩn mực trong công việc:

Giải quyết nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cấp trên, khách hàng, đối tác và đồng nghiệp; tổ chức công việc khoa học, sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên và sử dụng thời gian hiệu quả để hoàn thành công

1.4.2 Văn hoá giao tiếp ứng xử

- Ứng xử với cấp trên:

+ Tuân thủ quyết định lãnh đạo đưa ra và nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao.

+ Tôn trọng ý kiến của lãnh đạo, khi có góp ý cần trình bày thẳng thắn, trực tiếp mang tình thần xây dựng.

+ Thể hiện đúng vai trò, vị trí công tác của mình.

- Ứng xử với cấp dưới + Ứng xử theo nguyên tắc: nghiêm túc trong công việc – bình đẳng thân thiện trong quan hệ xã hội.

+ Thấu hiểu và luôn quan tâm giúp đỡ cấp dưới trong công việc cũng như cuộc sống; tạo điều kiện cho cấp dưới nâng cao năng lực làm việc Đối xử công bằng và quan tâm kịp thời động viên nhân viên để hoàn thành tốt công việc

- Ứng xử với đồng nghiệp: Luôn thể hiện sự tôn trọng, thân thiện, gần gũi; chủ động hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ với đồng nghiệp để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

- Ứng xử với đối tác: Xây dựng mối quan hệ với đối tác trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hướng đến sự hợp tác lâu dài và cùng phát triển.

Giải quyết công việc trên tinh thần tuân thủ luật pháp và tôn trọng quyền lợi giữa hai bên.

TÌM HIỂU MỘT SỐ MÁY CÔNG CỤ CỦA DOANH NGHIỆP

Công dụng và đặc tính kỹ thuật của một số máy công cụ 25

Hình 2.1 Máy phay 3 trục VMC500

 Ray dẫn hướng chính xác theo trục X/Y/Z – đem đến tốc độ và sự chính xác

 Bệ máy được đúc chất lượng cao, đem đến cấu trúc vững chắc + Toàn bộ máy có vỏ che phủ bảo vệ

+ Động cơ servo dẫn động trực tiếp trên các trục+ Có sẵn bộ phận thay dao tự động ATC dạng tang trống hoặc tay xoay+ Tốc độ cao tiêu chuẩn – có sẵn các tốc độ cao hơn trên các trục và trục chính

+ Thay đổi dụng cụ tự động + Bảng điều khiển CNC & MPG dễ thao tác + Hệ thống bôi trơn tự động

+ Vỏ bọc toàn bộ thân máy + Cửa vận hành có khóa an toàn + Bộ trao đổi nhiệt

+ Tủ điện có điều hòa nhiệt độ (VMC500/VMC700E/VMC850/VMC1050E) + Súng xịt hơi cầm tay để làm sạch

2.1.2 Máy tiện bang ngang FL550

Hình 2.2 máy tiện băng ngang FL 550

 Ray dẫn hướng tuyến tính được bảo vệ bởi các tấm chắn bằng thép không gỉ – cung cấp khả năng bảo vệ tối đa khỏi phoi và nước làm mát đồng thời kéo dài tuổi thọ máy.

 Vít me bi định vị trung tâm được đặt giữa các băng trượt, giúp giảm thiểu mô- men xoắn biên và ma sát – giúp máy mát, hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.

 Động cơ servo và bộ truyền động trên trục X/Z Trục chính có thể được điều khiển bởi VFD hoặc Servo.

 Có sẵn nhiều hệ thống điều khiển, mâm cặp và công cụ khác nhau Có thể cấu hình đa dạng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

 Đường kính gia công lớn nhất: 400 mm

+ Đường kính gia công lớn nhất dưới bàn dao: 220 mm + Đường kính lớn nhất lỗ trục chính: 36 mm

+ Khoảng cách giữa hai tâm: 710,1000,1400 mm + Số cấp tốc độ trục chính: 23

+ Số vòng quay trục chính: 12,5÷2000 V/ph+ Số lượng chạy dao dọc và ngang: 48+ Cắt được các loại ren: quốc tế,Mô đun,pít,Anh

Một số đồ gá chuyên dùng trên máy 28

2.2.1 Ê tô máy phay CNC HPAQ

Hình 2.4 Ê tô máy phay CNC HPAQ

 Ê tô máy phay CNC Homge sản xuất công nghệ cao dùng nhiều ở các loại máy phay CNC hiện nay.Ê tô có thiết kế với hệ thống kẹp linh hoạt, có khả năng kẹp chi tiết chắc chắn với độ chính xác cao.

 Đặc biệt, dòng này có thiết kế công nghệ “MULTI-POWER” hay còn gọi là

“trợ lực” cho phép tăng cường lực kẹp lên tới 8000kg.Toàn thân ê tô này làm từ vật liệu là gang FCD60 có khả năng chống lại sự mài mòn cũng như là bẻ cong.

Chấu kẹp ê tô qua gia công nhiệt luyện có độ cứng 55 HRC.

Ê tô có thể đặt theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang.

2.2.2 Mâm cặp 3 chấu Kitagawa BS-308

Hình 2.5 Mâm cặp 3 chấu Kitagawa BS-308

NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM ĐIỂN HÌNH ĐANG SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP

Trình bày quy mô sản xuất, kinh doanh và hướng phát triển của doanh nghiệp 30

Công ty TNHH Canon Việt Nam hiện nay có 03 nhà máy tại Việt Nam:

Nhà máy Thăng Long – Trụ sở chính đặt tại KCN Thăng Long – Đông Anh, Hà

Nội – chuyên sản xuất các loại máy in phun, máy quét ảnh; Nhà máy Quế Võ (chi nhánh) – đặt tại KCN Quế Võ – Quế Võ, Bắc Ninh – chuyên sản xuất các loại máy in lazer; Nhà máy Tiên Sơn (chi nhánh) – đặt tại KCN Tiên Du – Tiên Sơn, Bắc Ninh – chuyên sản xuất các loại máy in phun.

Hiện nay công ty đang không ngừng phát triển về quy mô cũng như chất lượng , không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế của thế giới

3.1.2 Hướng phát triển của doanh nghiệp

Công ty tập trung trí tuệ và sức lực đẩy lùi khó khăn, nắm bắt thời cơ, đổi mới nhận thức, chấn chỉnh tổ chức, khai thác tối đa các nguồn vốn, mạnh dạn đầu tư thiết bị, con người, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh; xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh toàn diện trong lĩnh công nghệ.

 Về sản phẩm: Phát triển đa dạng hóa sản phẩm Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm truyền thống đã khẳng định được thị phần và sản phẩm có tính công nghệ, kỹ thuật cao

 Về thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của Công ty trên thị trường Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần

 Về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận

 Về đầu tư: Tiếp tục đầu tư các thiết bị chuyên ngành hiện đại, mang tính đổi mới công nghệ

 Về tài chính: Quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo phát triển liên tục, ổn định, vững chắc

Tìm hiểu quy trình lắp ráp công nghệ gia công chi tiết 31

 Được đào tạo làm việc ở station 4 Model EDIA dưới sự hướng dẫn của trainer

 Nội dung làm việc của station 4( BOTTOM 1) M22-08:

+ Lấy bottom ra khỏi tray +Dán Seri, Warranty và Ratting ( tùy thị trường mà máy mang) + Lấy power từ tray lắp vào bottom và xử lý dây power

+ Lắp socket cam vào bottom khoan vít XB4-7300 để cố định socket với bottom; xử lý dây của socket vào rãnh của bottom

+ Cắm BK till và CL till vào drain till

+ Lắp sắt vào bottom sau đó lắp drain till vào bottom; khoan vít XB4-7300 để cố định drain till với bottom

+ Lắp motor vào bottom cắm core của motor vào vấu là xử lý dây của motor vào rãnh của bottom

+ Bôi 11 điểm mỡ vàng vào bottom + Xé mer trên jig thả vào bottom

 Những lỗi thường xảy ra trông công đoạn dẫn tới “NG” sản phẩm:

+ Cắm till không kịch điểmphải cắm kịch điểm+ Bôi thiếu điểm mỡkhi đang thực hiện công đoạn phải làm hết chi tiết tránh làm việc khác.

+ Thiếu vít trên bottom. bắn vít theo thứ tự + Core moter không vào vấu.sau khi sử lý dây moter ta nên ấn lại core + Mer và Seri không cùng số.nhờ support và leader giải quyết

 Xảy ra những lỗi trên sẽ khiến line bị chậm tiến độ.

 Hiểu được 1 phần lắp ráp 1 chi tiết và quy trình đúng để tạo nên 1 chi tiết hoàn chỉnh

Ngoài đứng trong line còn được cấp hàng cho line:

+ Cấp những chi tiết không có trong tray cho người đứng công đoạn để lắp ráp máy in.

+ Khống chế kiểm soát được số lượng cấp ra phù hợp

 Tìm hiểu được 1 số băng tải tự động tự động cũng như đồ gá để gá đặt chi tiết cũng như xác định chính xác vị trí bắn vít lên chi tiết.

Nghiên cứu sản phẩm điển hình đang sản xuất tại doanh nghiệp 33

 Chi tiết mà em chọn ra để tìm hiểu và nghiên cứu cách chế tạo và đạt được yêu cầu kỹ thuật mà công ty đưa ra đó là chi tiết bánh răng Nó có tên là Side Guide Gear, là một bánh răng trong cụm Side Guide dùng để căn chỉnh giấy trong máy in.

3.2.1 Máy chế tạo chi tiết

Gồm: Cụm kẹp cơ khí, cụm kẹp thuỷ lực, cụm kẹp kết hợp cơ khí thuỷ lực

Máy được sử dụng để chế tạo nên chi tiết đó là máy ép phun nhựa kiểu nằm ngang Cấu tạo máy ép phun nhựa gồm các bộ phận chính sau: Hệ thống kẹp, khuôn, hệ thống phun, hệ thống thủy lực, hệ thống điều khiển.

Hệ thống Kẹp: Có tác dụng mở và đóng khuôn đồng thời hỗ trợ việc dịch chuyển phần tử khuôn và tạo ra lực đủ lớn để giữ khuôn trong quá trình điền đầy khuôn đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn Chuyển động của cụm thiết bị này là chuyển động tịnh tiến, vậy mọi cơ cấu tạo ra chuyển động này đều được phép áp dụng Các dạng thường gặp của cụm kẹp khuôn

Khuôn: Bao gồm 2 thành phần cơ bản là nửa cố định và nửa khuôn di động

Nửa khuôn di động thường mang theo phần lõi khuôn, còn nửa khuôn cố định thường mang phần lòng khuôn Trong các tấm khuôn người ta bố trí hệ thống làm mát và kênh dẫn nhựa Ngoài ra còn các thanh nối và các bộ phận khác như hệ thống gia nhiệt sẽ nói chi tiết trông phần khuôn ép phun nhựa

Hệ thống phun: Hệ thống phun bao gồm 3 bộ phận chính là phễu cấp liệu, xi lanh nhiệt, trục vít, đầu trục vít và đầu phun.

Phễu cấp liệu: Nhựa nhiệt dẻo được cấp vào dưới dạng những viên nhỏ Phễu cấp liệu có tác dụng chứa những hạt vật liệu này Những hạt vật liệu nhỏ này từ cửa của phễu cấp liệu đi vào trong xi lanh nhiệt.

Xi lanh nhiệt: Xi lanh nhiệt gia nhiệt cho vật liệu làm cho vật liệu chảy lỏng ra.

Nó được nung nóng bởi các may xo nhiệt.

Trục vít: Trục vít bao gồm 3 đoạn

+ Đoạn nhập liệu: Ở gần phễu nhập liệu dùng để chuyển nguyên vật liệu về phía trước, ở cuối vùng này, nguyên liệu mềm và bắt đầu chảy (50%L).

+ Vùng nén ép: Ở giữa vít, dùng để nén ép nguyên liệu lỏng (25%L).

+ Vùng định lượng: Trộn và tạo đồng nhất vật liệu trước khi phun vào khuôn.

+ Đầu phun: Là bộ phận gắn giữa đầu xi lanh và cuống phun của khuôn Đầu phun phải có hình dạng thích hợp với sự chảy nguyên liệu và gắn chặt với cuống phun trong quá trình ép phun Lỗ đầu phun nên nhỏ hơn lỗ cuống phun ở khuôn Đầu phun có thể thay đổi và có vòng nhiệt riêng Do các loại nhựa có đặc điểm khác nhau nên đầu phun cũng có kết cấu khác nhau để giúp cho quá trình phun nhựa vào khuôn được tốt nhất.

Hình 3.2 hệ thống tạo chi tiết

 Hệ thống thủy lực: Có nhiệm vụ cung cấp năng lượng để mở và đóng khuôn, giữ tải trọng kẹp chặt, làm quay trục vít, và tạo lực cho chốt đẩy để tách khuôn Hệ thống thuỷ lực bao gồm bơm, van, động cơ thuỷ lực, hệ thống ống dẫn và hệ thống chứa.

 Hệ thống điều khiển: Có tác dụng làm cho quá trình vận hành máy ổn định và lặp đi lặp lại Hệ thống hiển thị và điều khiển các thông số của quá trình ép phun như: Nhiệt độ, áp suất, tốc độ phun, vị trí và tốc độ quay của trục vít, vị trí của hệ thống thuỷ lực Quá trình điều khiển ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm và tính kinh tế.

3.2.2 Quy trình chế tạo chi tiết

Chu trình xử lý cho quá trình ép phun rất ngắn, thường từ 2 giây đến 2 phút và bao gồm bốn giai đoạn sau:

Hình 3.3 quá trình bơm nhựa và nhựa hóa

Kẹp - Trước khi bơm vật liệu vào khuôn, hai nửa khuôn trước tiên phải được đóng chặt bằng bộ phận kẹp Mỗi nửa khuôn được gắn vào máy ép phun và một nửa được phép trượt Bộ phận kẹp thủy lực đẩy hai nửa khuôn lại với nhau và tác dụng lực đủ mạnh để giữ cho khuôn được đóng chặt trong khi vật liệu được bơm vào Thời gian cần thiết để đóng và kẹp khuôn phụ thuộc vào máy - các máy lớn hơn (những máy có lực kẹp lớn hơn ) sẽ cần nhiều thời gian hơn Thời gian này có thể được ước tính từ thời gian chu kỳ khô của máy.

Tiêm - Nguyên liệu nhựa thô, thường ở dạng viên, được đưa vào máy ép phun, và tiến về phía khuôn bằng bộ phận phun Trong quá trình này, vật liệu bị nóng chảy bởi nhiệt và áp suất Nhựa nóng chảy sau đó được bơm vào khuôn rất nhanh và tích tụ các gói áp lực và giữ nguyên liệu Lượng vật liệu được tiêm được gọi là bắn Thời gian phun rất khó để tính toán chính xác do dòng chảy nhựa phức tạp và thay đổi vào khuôn Tuy nhiên, thời gian tiêm có thể được ước tính bằng thể tích bắn, áp lực tiêm và công suất tiêm.

Làm mát - Nhựa nóng chảy bên trong khuôn bắt đầu nguội ngay khi tiếp xúc với bề mặt khuôn bên trong Khi nhựa nguội đi, nó sẽ đông cứng thành hình dạng của phần mong muốn Tuy nhiên, trong quá trình làm mát, một số co rút của sản phẩm có thể xảy ra Không thể mở khuôn cho đến khi hết thời gian làm mát cần thiết Thời gian làm mát có thể được ước tính từ một số tính chất nhiệt động của nhựa và độ dày thành tối đa của sản phẩm. Đẩy ra - Sau khi đủ thời gian trôi qua, phần được làm mát có thể được đẩy ra khỏi khuôn bằng hệ thống đẩy , được gắn vào nửa sau của khuôn Khi khuôn được mở, một cơ chế được sử dụng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn Sau khi bộ phận được đẩy ra, khuôn có thể được đóng lại để thực hiện chu kỳ tiếp theo.

Hình 3.4 quy trình làm nguội và lấy sản phẩm

Quá trình ép phun sử dụng khuôn, thường được làm bằng thép hoặc nhôm, làm công cụ tùy chỉnh Khuôn có nhiều thành phần, nhưng có thể được chia thành hai nửa Mỗi nửa được gắn bên trong máy ép phun và nửa phía sau được phép trượt để khuôn có thể được mở và đóng dọc theo đường phân chia của khuôn Hai thành phần chính của khuôn là lõi khuôn và khoang khuôn Khi khuôn được đóng lại, khoảng trống giữa lõi khuôn và khoang khuôn tạo thành khoang phần, sẽ được lấp đầy bằng nhựa nóng chảy và sau đó được làm mát để tạo ra sản phẩm mong muốn

Khuôn ép nhựa được chia làm 2 phần:

Phần cố định (Khuôn cái): phần này là phần không di chuyển trong toàn bộ quá trình ép phun Phần này được gắn chặt vào thành máy cố định máy ép nhựa và được nối với hệ thống vòi phun nhựa của máy để đưa nhựa nóng chảy vào lòng khuôn thông qua hệ thống vòi phun và kênh dẫn.

Phần di động (Khuôn đực): phần này là phần có chức năng đóng khuôn để ép sản phẩm và mở khuôn để lấy sản phẩm Phần di động sẽ được gắn chặt vào thành máy di động máy ép nhựa nối với hệ thống lói khuôn nhằm đẩy sản phẩm ra ngoài thông qua hệ thống pin đẩy được thiết kế trong khuôn.

Chi tiết cấu tạo khuôn ép nhựa:

Tấm kẹp trên: Tấm này có tác dụng kẹp chặt tấm khuôn trên và tấm kẹp trên thành một khối và kẹp chặt cả khối này bàn tĩnh của máy ép nhựa.

TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP

Quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp 43

+ Quản lý Kiểm tra chất lượng linh kiện đầu vào trước khi đưa vào sử dụng

+ Thống kê, phân tích tình trạng hàng lỗi để tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp cải tiến.

+ Giải quyết các sự cố liên quan đến chất lượng sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất.

+ Đào tạo, hướng dẫn thực hiện chỉ thị mới liên quan đến chất lượng sản phẩm.

+ Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi xuất xưởng.

+Thu thập dữ liệu chất lượng, phân tích, báo cáo và đề xuất các biện pháp cải tạo chất lượng

+Tiếp nhận xem xét và phối hợp giải quyết các khiếu nại của khách hàng + Quản lý vận hành hể thống quản lý chất lượng

4.3.2 Phương pháp phân tích lỗi và khắc phục sự cố trong phân xưởng nhà máy

Khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng: Tất cả các thông tin từ khách hàng, bằng văn bản hay bằng miệng đều được chuyển đến phòng PDC / phòng QA

+ Phòng QA tiếp nhận khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm và định kì tổng hợp 1 tháng/ 1 lần và gửi lên cho phòng PDC

+Phòng PDC có trách nhiệm ghi nhận những khiếu nại của khách hàng và bản tổng kết của phòng QA vào sổ “Sổ theo dõi phàn nàn của khách hàng” xem thêm trong “Quy trình đo lường sự thoả mãn của khách hàng”

4.3.3 Phân tích nguyên nhân và và xác định biện pháp xử lý:

+ Sau khi nhận :” Phiếu hành động khắc phục” các bộ phận liên quan có trách nhiệm phân công người đảm trách việc điều tra, phân tích tính chất vấn đề, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân xảy ra và lập ra biện pháp khắc phục phù hợp.

+ Nếu hành động khắc phục đòi hỏi các thay đổi với hệ thống quản lý ( ví dụ thay đổi cơ cấu, thay đổi chính sách, thay đổi quy trình, bổ sung nguồn lực,…) thì phải được Tổng giám đốc phê duyệt trước khi thực hiện.

+ Đối với sự không phù hợp liên quan đến khách hàng, bộ phận quản lý chất lượng cần trao đổi thông tin với khác hàng để phân tích, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp phù hợp

4.3.4 Thực hiện và kiểm tra kết quả

+ Người được phân công tiến hành triển khai thực hiện các công việc đã đề ra trong “ phiếu hành động khắc phục” theo đúng thời gian đã xác định.

+ Cán bộ được phân công có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện và xác nhận kết quả vào “phiếu hành động khắc phục”

+ Với sự không phù hợp liên quan đến khách hàng, bộ phận quản lý chất lượng có trách nhiệm thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin với khách hàng để xác nhận kết quả khắc phục

+ Nếu các hành động khắc phục không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao các bộ phận liên quan có trách nhiệm phân tích lại nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý bằng cách lập “ phiếu hành động khắc phục mới”

3.3.5 Phương pháp đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng

STT Tiến trình Trách nhiệm Hồ sơ công việc

1 Xác định nhu cầu đào tạo Các phòng ban trong công ty 6.1.1

3 Tiếp nhận nhu cầu đào tạo Phòng phụ trách nhân sự

4 Lập kế hoạch đào tạo và chuẩn bị các thủ tục cần thiết

Phòng phụ trách nhân sự 6.1.2/6.1.3

5 Thông báo cho các phòng ban Phòng phụ trách nhân sự

6 Đào tạo Bên thực hiện đào tạo 6.1.2/6.1.3

7 Báo cáo kết quả đào tạo Bên thực hiện đào tạo

8 Đánh giá kết quả đào tạo Bên thực hiện đào tạo 6.1.4

9 Lưu hồ sơ Phòng phụ trách nhân sự

Bảng 4.1 Trình tự các bước đào tạo nguồn nhân lực

- Điều kiện sản xuất: đầu tư vật tư ,trang thiết bị để sai số thấp, hiệu chỉnh thông số tốt…)

- Khả năng quản lý : linh hoạt trong việc quản lý chất lượng sản phẩm để có thể kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm… đạt mức tối ưu.

- Tính kinh tế: thường xuyên tìm hiểu giá cả thị trường để chất lượng đi đôi với giá thành và thị trường tiêu thụ

-Những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải tối ưu nhất có thể.

Đề xuất cải tiến phát triển sản xuất tại doanh nghiệp 47

Công nghệ thay đổi từng ngày, giống như cách nó thay đổi cuộc sống của chúng ta mỗi ngày Ứng dụng công nghệ mới là ý tưởng lớn để thay đổi doanh nghiệp với nhiều lợi ích được đưa ra.Để tiết kiệm thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Việc đầu tư vào công nghệ, là một yếu tố bắt buộc nếu bạn thực sự muốn sống sót qua giai đoạn khó khăn này Theo đó, những dây chuyền sản xuất tự động sẽ giảm khoảng cách tiếp xúc giữa các nhân viên, giảm lực lượng lao động trình độ thấp để thay thế bằng các nhân viên chuyên môn hơn Chi phí đó có thể chuyển sang cho nhân viên kinh doanh, để tìm kiếm khách hàng nhiều hơn.

4.4.2 Giải pháp về máy móc nguyên liệu:

- Xây dựng hệ thống máy móc chất lượng cao và đồng bộ: Sửa chữa các máy công cụ có sẵn và thay mới các máy ,thiết bị đã quá cũ không đảm bảo chất lượng sản xuất và an toàn cho công nhân

- Xây dựng chuỗi cung ứng hoàn thiện: Nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu, ổn định sản xuất Kiểm soát chất lượng sản phẩm mua, giảm tồn kho Hệ thống cung ứng kịp thời, chú trọng đề cao chất lượng sản phẩm.

- Lập bộ phận hoạch định dự báo, có trách nhiệm chuyên dự báo sự thay đổi về giá và đánh giá các biến động của thị trường.

- Xây dựng nhân lực cho hệ thống cung ứng hiện tại, kể cả nhân lực kiểm soát chất lượng đầu vào lẫn nhân lực tìm kiếm các nhà cung cấp mới, tạo nên sự đa dạng hóa trong vấn đề lựa chọn nhà cung cấp.

4.4.3 Cải tiến giảm thời gian thao tác và vận chuyển thừa

Thiết kế kho nguyên liệu có sức chứa lớn đặt tại trung tâm khu vực sản xuất; Chế tạo thiết bị truyền tải nguyên liệu tự động từ máy tạo phôi đến kho trung tâm

Kết quả có thể đạt được:

 Giảm 1 công đoạn lao động nặng nhọc (đóng bao và xếp lên pallet hạt nhựa thành phẩm);

 Giảm 2 công đoạn xe nâng vận chuyển thời gian vận chuyển

4.4.4 Giải pháp về mặt bằng sản xuất:

- Sắp xếp lại dây chuyền sản xuất theo hướng khoa học, đảm bảo thể hiện đầy đủ đường đi của sản phẩm Nên tách nhóm sản xuất , chế tạo ra thành một phân xưởng riêng, sắp xếp đầy đủ các khâu sản xuất theo dây chuyền.

- Sắp xếp lại kho bãi của đơn vị theo hướng thuận tiện

4.4.5 Giải pháp về chiến lược marketing cho từng dòng sản phẩm

- Xác định các dòng sản phẩm chủ lực, để tập trung phát triển mạnh các dòng sản phẩm đó.

- Xây dựng giải pháp chiến lược thị trường đồng bộ Đối với từng thị trường cũng cần có chiến lược phù hợp Giữ vững thị trường hiện tại, mở rộng thị trường mới, đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng

- Nghiên cứu các nhóm sản phẩm, trên cơ sở đó xác định giá bán đặc thù cho từng phân khúc thị trường và từng nhóm sản phẩm để tạo sự cạnh tranh.

- Xây dựng hình ảnh sản phẩm của Công ty thông qua các phương tiện truyền thống như Internet hoặc phương tiện đa truyền thông Việc này cũng nên triển khai ngay trong các cán bộ công nhân viên, cũng như tận dụng các khách hàng để có thể quảng bá sản phẩm của mình.

- Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường của khách hàng thông qua các phiếu điều tra trực tiếp hay gián tiếp, giúp cho Công ty linh hoạt hơn trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, cũng như nhanh chóng tìm ra các nhược điểm của sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường.

4.4.6 Giải pháp về nhân sự :

- Đối với các cán bộ quản lý: Xây dựng chương trình bồi dưỡng và đào tạo các cán bộ quản lý từ cấp tổ trưởng trở lên, giúp cho họ có thể đáp ứng các đòi hỏi về kĩ thuật máy móc cũng như của thị trường Mặt khác, cần đào tạo kiến thức ngoại ngữ để đối tượng này có thể trực tiếp giao tiếp làm việc với các chuyên gia quốc tế, qua đó học tập các cách quản lý tiên tiến và nắm bắt các công nghệ mới…

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Đội ngũ này ngoài những kiến thức chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật, thì phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tế, nắm vững và am hiểu về các sản phẩm của đơn vị Đội ngũ này cần tiếp cận với đội ngũ công nhân sản xuất để huấn luyện và bồi dưỡng cho công nhân

- Đội ngũ thợ máy: Đây là đội ngũ trực tiếp đứng máy có vị trí quan trọng trong sản xuất Do đó, đội ngũ này cần được đào tạo, khi được đứng máy phải có kinh nghiệm thực tế ít nhất là 2 năm Bên cạnh đó, quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa nhằm hạn chế các sai sót về mặt chất lượng Liên kết với các đơn vị khác để gửi lao động đi tham gia các lớp tập huấn trong và ngoài nước…

- Đội ngũ bán hàng: Là đội ngũ trực tiếp đưa sản phẩm đến tay khách hàng và quảng bá sản phẩm, đội ngũ này cần nắm vững các đặc tính sản phẩm, công dụng, độ bền, chất lượng sản phẩm để tư vấn cho khách hàng Vì vậy, đội ngũ này cần được thường xuyên đào tạo để nắm bắt các thông tin của sản phẩm.

Việc đào tạo đội ngũ này thành thạo sẽ tăng sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Ngày đăng: 04/09/2024, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 Quy trình 5s - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 1.2 Quy trình 5s (Trang 14)
Hình 1.3 Sơ đồ bộ máy làm việc trong công ty - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 1.3 Sơ đồ bộ máy làm việc trong công ty (Trang 16)
Hình 2.1 Máy phay 3 trục VMC500 - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 2.1 Máy phay 3 trục VMC500 (Trang 24)
Hình 2.2 máy tiện băng ngang FL 550 - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 2.2 máy tiện băng ngang FL 550 (Trang 25)
Hình 2.3 máy tiện T620 - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 2.3 máy tiện T620 (Trang 26)
Hình 2.4  Ê tô máy phay CNC HPAQ - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 2.4 Ê tô máy phay CNC HPAQ (Trang 27)
Hình 2.5  Mâm cặp 3 chấu Kitagawa BS-308 - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 2.5 Mâm cặp 3 chấu Kitagawa BS-308 (Trang 28)
Hình 3.1  Side Guide Gear - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 3.1 Side Guide Gear (Trang 32)
Hình 3.2 hệ thống tạo chi tiết - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 3.2 hệ thống tạo chi tiết (Trang 34)
Hình 3.3 quá trình bơm nhựa và nhựa hóa - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 3.3 quá trình bơm nhựa và nhựa hóa (Trang 35)
Hình 3.4 quy trình làm nguội và lấy sản phẩm - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 3.4 quy trình làm nguội và lấy sản phẩm (Trang 36)
Hình 3.5 mô phỏng khuôn - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 3.5 mô phỏng khuôn (Trang 37)
Hình 3.6 Cấu tạo khuôn - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Hình 3.6 Cấu tạo khuôn (Trang 39)
Bảng 4.1 Trình tự các bước đào tạo nguồn nhân lực - báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị thực tập công ty tnhh canon việt nam
Bảng 4.1 Trình tự các bước đào tạo nguồn nhân lực (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w