1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập tại công ty tnhh canon việt nam

32 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Canon Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn A, Bùi Thị B, Trần Văn C
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn D, TS. Lê Thị E
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học máy tính
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,77 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY (2)
    • 1.1. Lịch sử hình thành của công ty (2)
      • 1.1.1 Quy mô, lich sử hình thành của tập đoàn (2)
      • 1.1.2. Quy mô ,lĩnh vực hoạt động,cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam (2)
        • 1.1.2.1. Quy mô (2)
        • 1.1.2.2. Hệ thống sản xuất (4)
        • 1.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống lĩnh vực sản xuất (4)
        • 1.1.2.4. Cơ cấu phòng ban trong tổ chức nhà máy (5)
  • CHƯƠNG 2: DÂY CHUYỀN LẮP RÁP HOÀN CHỈNH MỘT MÁY IN CANON (7)
    • 2.1. Giới thiệu chung về dây chuyền (7)
      • 2.1.1. Các quy trình sản xuất 1 máy in (7)
      • 2.1.2. Kiểm tra chất lượng (8)
      • 2.2.1. Cấu tạo chung máy in thông thường (10)
      • 2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của máy in (10)
    • 2.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy in laser đen trắng (0)
      • 2.3.1. Khối nguồn (12)
      • 2.3.3. Khối quang (12)
      • 2.3.8. Hoạt động của máy in laser (14)
        • 2.3.8.1. Nạp giấy và tải giấy (14)
      • 2.4.1 Những lưu ý khi lựa chọn máy in Canon (17)
      • 2.4.2 Các lỗi thường gặp và cách sửa máy in Canon đơn giản (18)
    • 2.6. Trang thiết bị được dùng trong sản xuất (18)
    • 2.7. Những công việc, nhiệm vụ của bản thân đã thực hiện tại công ty (19)
      • 2.7.1. Đào tạo trên khu vực Training (19)
      • 2.7.2. Công việc chính, nhiệm vụ khi làm việc tại công ty (19)
      • 2.7.3. Các kiến thức, kỹ năng thu được (20)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN (22)
    • 3.1. Vai trò, nhiệm vụ của kỹ sư, kỹ thuật viên ngành tự động hóa tại công ty (22)
    • 3.2. Kết luận (24)

Nội dung

Với những thành tích xuất sắc như: Công ty TNHH Điện tửCanon Việt Nam đã được đón nhận phần thưởng cao quý do các Bộ, ngành trao tặng:Giấy khen của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

Lịch sử hình thành của công ty

1.1.1 Quy mô, lich sử hình thành của tập đoàn:

- Công ty TNHH Canon Việt Nam được thành lập vào ngày:11/04/2001

- Bắt đầu đi vào hoạt động:tháng 5/2002

- Giấy phép đầu tư số 2198,GP cấp bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Loại hình doanh nghiệp:doanh nghiệp chế xuất 100% VDTNN

Trong đó vốn pháp định 94.000.000 USD

Gồm có 3 trụ sở chính :

Trụ sở nhà máy Thăng Long:

Diện tích nhà xưởng:94.000 m2 Địa chỉ: Lô A1,KCN Thăng Long,xã Kim Chung,huyện Đông Anh,Hà Nội,Việt Nam + Trụ sở nhà máy Quế Võ:

Diễn tích nhà xưởng: 120.000 m2 Địa chỉ:Lô A1,KCN Quế Võ,Thành phố Bắc Ninh,Tỉnh Bắc Ninh

+ Trụ sở nhà máy Tiên Sơn:

Diễn tích nhà xưởng:64.000 m2 Địa chỉ:Số 12,Đường TS 10,KCN Tiên Sơn,huyện Tiên Du,Bắc Ninh

1.1.2.Quy mô ,lĩnh vực hoạt động,cơ cấu tổ chức và ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam

Công ty TNHH điện tử Canon Việt Nam là công ty con trực thuộc tổng công tyCanon được thành lập vào tháng 11/2008 tại KCN Phố Nối A,tỉnh Hưng Yên,là nhà sản xuất Nhật Bản hằng đầu của các loại máy in, máy fax, thiết bị quang học và các loại đồ điện tử khác.Công ty đã đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất,lắp ráp các loại máy xử lý hình ảnh và các bộ phân,linh kiện,thiết bị điện tử liên quan bằng kỹ thuật cao với diện tích đất sử dụng 109.954m2,chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2011 với tổng vốn đầu tư đạt 2.134,224 tỷ đồng Nhờ vào công nghệ tối tân dùng trong quá trình sản xuất, công ty có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Do vậy, công ty đã nhận nhiều đơn đặt hàng và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hoạt động kinh doanh, Công ty cũng luôn quan tâm tới các chính sách cho người lao động như: tiền lương, đóng góp BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ và liên tục; giải quyết 100% các quyền lợi về bảo hiểm ốm đau, thai sản; tôn trọng truyền thống văn hóa người Việt Nam; xây dựng chế độ phúc lợi như thưởng/tặng bằng tiền, hiện vật nhân các dịp lễ, Tết, hiếu, hỉ

Công ty còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng do các tổ chức đoàn thể tỉnh Hưng Yên phát động và các hoạt động khác trong Công ty như đóng góp, ủng hộ người nghèo Với những thành tích xuất sắc như: Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam đã được đón nhận phần thưởng cao quý do các Bộ, ngành trao tặng: Giấy khen của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Văn Lâm dành cho đơn vị đã ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung và quỹ vì người nghèo huyện Văn Lâm năm 2010; Giấy khen của công đoàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên dành cho đơn vị đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động năm 2011; Bằng khen của Ban chấp hành liên đoàn lao động tỉnh Hưng Yên dành cho đơn vị đã có thành tích xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn năm 2012; Giấy khen của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hưng Yên về thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác BHXH, BHYT năm 2011; Giải thưởng môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng năm 2013 do đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam từ năm 2011-2012.

Hình 1.1.Nhà máy Canon Hưng Yên

Công ty đang lắp ráp máy in, mô tơ của máy in và máy ảnh, nhưng trong tương lai, dựa trên kế hoạch đầu tư, Công ty sẽ tiến hành sản xuất linh kiện của máy ảnh và máy in cao cấp hơn Để phù hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất, Công ty đang lập kế hoạch xây dựng nhà máy số 4 vào một thời điểm thích hợp.

Quá trình đầu tư và triển khai hoạt động của Canon tại KCN Phố Nối A tỉnhHưng Yên rất thuận lợi: bên cạnh những thuận lợi về vị trí KCN nằm ở trung tâm tuyến đường 5, gần với cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài, Công ty còn nhận được sự hợp tác, hỗ trợ nhiệt tình của Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên nên đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng kế hoạch.

Công ty sẽ tiếp tục cải tiến nhà ăn khang trang, sạch sẽ để phục vụ công nhân; thường xuyên tổ chức các sự kiện giao lưu với người lao động vào các dịp Lễ, Tết, qua đó tạo sự gắn bó mật thiết, đồng sức đồng lòng giữa toàn thể CBNV Công ty Đây chính là sức mạnh để Công ty ngày càng phát triển vững chắc

-Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam gồm có 3 nhà máy chính.

+ Nhà máy 1 sản xuất motor và các linh kiện nhỏ để cung cấp cho nhà máy 2. + Nhà máy số 2 là nhà máy sản xuất và lắp ráp nhiều loại máy.

Ví dụ: Máy in D67, máy in D68, máy in D51, quạt Bamoda, máy LD2 nhưng chúng em trực tiếp lắp ráp và sản xuất loại máy in D51.

+ Nhà máy số 3 là nhà máy sản xuất vỏ nhựa bao ngoài và các linh kiện bằng nhựa của 1 chiếc máy in để cung cấp cho nhà máy số 2, các trang thiết bị rất tiện nghi và đầy đủ để phù hợp với sản xuất.

1.1.2.3.Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống lĩnh vực sản xuất:

Công ty bao gồm 3 nhà máy; nhà máy số 1 sản xuất motor và các linh kiện nhỏ để cung cấp cho nhà máy số 2; nhà máy số 2 sản xuất và lắp ráp rất nhiều loại máy,ví dụ như máy in D67, D51, quạt Bamoda, máy LD2 và chúng em được tham gia sản xuất lắp ráp loại máy in gia đình model D51; nhà máy số 3 là nhà máy đúc các linh kiện cho nhà máy 2, các trang thiết bị rất là tiện nghi và đầy đủ phù hợp với sản xuất

Hình 1.2 Dây chuyền sản xuất máy in D67

1.1.2.4 Cơ cấu phòng ban trong tổ chức nhà máy a Cơ cấu tổ chức : Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có

Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty

- Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong công ty,là người đại diện trước pháp luật về quyền hạn và giấy phép đăng ký kinh doanh Đảm bảo mọi hoạt động của công ty.

- Phòng kinh doanh: Luôn đưa ra phương hướng trong chiến lược maketing,và đưa ra giải pháp về thị trương và đối tượng sử dụng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Ngoài ra bộ phận này tại công ty còn đảm nhiệm công việc tiếp đón khách,giới thiệu sản phẩm tư vấn sản phẩm cho khách hàng cũng như tiếp nhận các sản phẩm của khách hàng đem đến bảo hành hoặc sửa chữa

- Phòng kế toán: Đảm bảo về mặt tài chính của công ty,các khoản thu chi luôn phù hợp với lợi ích của công ty.Ghi hóa đơn thanh toán cho khách hàng, thu tiền bán sản phẩm cho khách.

- Phòng kỹ thuật:Luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về bảo trì hệ thống,và đưa ra những cải tiến về công nghệ.Nhân viên của phòng có nhiệm vụ sửa chữa bảo hành các sản phẩm khách hành mang đến.Khi khách hàng muốn sửa chữa hay lắp đặt sản phẩm tại nhà bộ phận sẽ cử người đến tận nơi phục vụ và hoàn thành các yêu cầu về sản phẩm đối với khách hàng.

- Phòng vật tư: Quản lý các linh kiện,đảm bảo việc xuất nhập linh kiện trong quá trình thay thế sửa chữa và bảo dưỡng,đảm bảo được số lượng sản phẩm thiết bị được nhập vào kho và số lượng sản phẩm xuất ra kho gia cho khách hàng. b Cơ cấu phòng ban trong tổ chức nhà máy

- Phòng khuôn đúc và ép nén kim loại: Sản xuất vỏ nhựa bao ngoài và những linh kiện bằng nhựa hay kim loại của một chiếc máy in

- Phòng bảng mạch: Sản xuất bảng mạch.

- Phòng cảm biến hình ảnh: Kiểm tra và tác động vào những linh kiện trong máy in khi in ra hình ảnh sẽ rõ sắc nét hơn.

- Phòng nhập linh kiện: Nhập những linh kiện còn thiếu, không thể sản xuất trong nhà máy từ các công ty vệ tinh xung quanh và nước ngoài.

- Phòng cấp linh kiện: Tập hợp và cung cấp đầy đủ các linh kiện cho phòng lắp ráp.

- Phòng lắp ráp: Đây là phòng ban chiếm số lượng cán bộ công nhân viên lớn nhất trong nhà máy (3/4 cán bộ công nhân viên) Công việc chủ yếu: Lắp ráp tất cả các linh kiện khi đã đầy đủ để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Sau khi được nắp ráp sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng.

- Phòng tiếp vận: Sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn quy định sẽ được phân phối ra ngoài thị trường qua phòng tiếp vận.

DÂY CHUYỀN LẮP RÁP HOÀN CHỈNH MỘT MÁY IN CANON

Giới thiệu chung về dây chuyền

2.1.1.Các quy trình sản xuất 1 máy in:

1.Bộ phận đúc nhựa với số lượng lớn các máy đúc kỹ thuật cao đáp ứng được các yêu cầy do sản xuất đòi hỏi.

2.Bộ phận dập kim loại cung cấp từ linh kiện khung máy in đến các linh kiện chi tiết

3.Bộ phận sản xuất bản mạch (PCB) luôn kết hợp giữa hệ thống máy móc tự động hóa và các thao tác lành nghề của công nhân

4.Bộ phận sản xuất linh kiện cảm biến hình ảnh (CIS) đòi hỏi một môi trường có độ sạch theo tiêu chuẩn riêng,máy móc hiện đại và đội ngũ công nhân tay nghề cao. 5.Dây chuyền lắp ráp thực hiện việc lắp các linh kiện được sản xuất trong nhà máy và linh kiện mua về sau đó đóng gói để xuất hàng

6.Đưa sản phẩm ra khu vực sản xuất hàng

Hình 2.1.Bộ phận đúc nhựa với số lượng lớn các máy đúc kỹ huật cao đáp ứng được yêu cầu do sản xuất đòi hỏi.

Hình 2.2 Bộ phận dập kim loại cung cấp từ linh kiện khung máy in đến các linh kiện chi tiết.

Hình 2.3 Bộ phận sản xuất bản mạch (PCB)

Hình 2.4.Bộ phận sản xuất linh kiện cảm biến hình ảnh (CIS)

Hình 2.5 Dây chuyền lắp dáp thực hiện việc lắp dáp các linh kiện.

Hình 2.6 Đưa sản phẩm ra khu vực xuất hàng

Với mục tiêu là “Không có hàng lỗi”, công ty đã thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng, được giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn của Canon và luôn hướng tới một mục tiêu cao hơn.

Bộ phận quản lý chất lượng linh kiện có nhiệm vụ kiểm tra tất cả linh kiện và nguyên vật liệu mua từ các công ty trong nước và nước ngoài trước khi các linh kiện và nguyên vật liệu này được đưa và dây chuyền sản xuất.

Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra công đoạn, kiểm tra trên dây chuyền, kiểm tra lấy mẫu sản phẩm ở những điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, kiểm tra shock nhiệt Công ty cũng tiến hành kiểm tra độ rung, độ rơi để đảm bảo sản phẩm dù bị vận chuyển hay sử dụng trong những điều kiện bất thường cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hình 2.7 Kiểm tra linh kiện

Hình 2.8 Kiểm tra vỏ máy tại bộ phận dập kim loại

Hình 2.9.kiểm tra bằng máy đo không gian ba chiều

Hình 2.10 In thử để kiểm tra chất lượng.

Hình 2.11 Kiểm tra lỗi ở bộ phận CIS

2.2.Cấu tạo nguyên tắc hoạt động của máy in canon

2.2.1 Cấu tạo chung máy in thông thường:

Một máy in nói chung thường cấu tạo từ các thành phần chính sau, mỗi hảng sản xuất sẽ có những chi tiết thay đổi theo thiết kế riêng. o Hộp thiết bị: hình dạng bên ngoài máy in mà bạn nhìn thấy, nó sẽ quyết định các thành phần khác được lắp ráp ở vị trí nào và bản in của bạn sẽ được đẩy ra ở đâu, chúng ta thường lựa chọn yếu tố này đầu tiên khi mua máy in. o Khay đựng giấy, thông thường được bố trí phía dưới cùng, kích cở khay đựng giấy có thể thay đổi được cho phù hợp với khổ giấy mà bạn sử dụng, thông thường không nên bỏ quá nhiều giấy vào khay này. o Hệ thống cơ học: có nhiệm vụ lấy giấy và dẫn giấy in đi qua các bộ phận của máy in, thông thường đi kèm với chúng là bộ cảm biến. o Hộp mực: Bộ phận có thể tháo rời và thay thế mỗi khi hết mực. o Trống in: là một khối hình trụ được tích điện khi in hoặc không nếu là máy in laser. o Trục sấy (Fuser): bộ phận này sắp xếp ngay sau trống in. o Mạch điện tử: chứa hệ thống xử lý, các cổng kết nối, chuyển đổi nguồn điện…

2.2.2 Nguyên tắc hoạt động của máy in:

Hình 2.12:Nguyên tắc hoạt động của máy in a Chú thích

5 Paper Exit b Nguyên lý hoạt động của máy in

Máy In nhận tín hiệu in từ bộ phận kết nối( máy vi tính, thiết bị lưu trữ ) giấy được lấy từ khay chứa giấy, đồng thời trống in được tích điện và mực in được các bộ phận trong máy in tạo một bản sao của bản in lên trống in tùy vào sự hoạt động ở giai đoạn này mà người ta sử dụng các công nghệ in khác nhau, hiện nay phổ biến nhất là máy in Laser à Giấy được bộ phận cơ học của máy đưa qua trống in và được in bản sao này lên ( công việc như ta đóng dấu vậy) sau khi ra khỏi trống in giấy được đưa vào Trục sấy à Dưới tác dụng nhiệt trục sấy sẽ giúp mực khô và bám chặt trên giấy à Bộ phận cơ học của má

2.3.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy in laser đen trắng

*Nguyên lý chung : Máy in laser là thiết bị in sử dụng tia laser trong quá trình tạo bản in Có nhiều người đã nhầm máy laser với máy in sử dụng đèn LED để tạo bản in.

Sơ đồ khối máy in laser như sau

Hình 2.13.Sơ đồ khối máy in laser Chú thích:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy in laser đen trắng

Nguồn định điện áp và cung cấp năng lượng điện cho toàn máy. Đầu vào của nó là nguồn xoay chiều dân dụng (AC). Đầu ra của khối nguồn bao gồm các mức nguồn một chiều ổn định, đã được lọc sạch các can nhiễu (nếu có) của nguồn dân dụng Sẵn sàng cung cấp cho các mạch điện trong máy.

Khối nguồn cũng tạo ra cao áp trong từng thời điểm (dưới tác động của khối điều khiển) để nạp tĩnh điện cho trống, cho giấy trong quá trình tạo bản in Với máy photocopy thì còn có thể sử dụng cao áp cho việc tách giấy nữa.

Phần lớn khối nguồn của các máy in, từ in kim_phun_laser_LED đều sử dụng kiểu mạch nguồn ngắt mở (switching)

Còn gọi là khối giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ sau : Đầu vào : Nhận lệnh in và dữ liệu từ PC gửi sang. Đầu vào của các máy in đời cũ (như máy kim Epson LQ100/1070/1170 …, máy laser HP4L/5L/6L…) được kết nối với PC bằng cổng song song (LPT1/2 … – parallel). Đầu vào của các máy in đời mới hơn (như Canon LBP2900…) được kết nối với PC bằng cổng tuần tự vạn năng (USB – Universial Serial Bus). Đầu ra : Xuất tín hiệu cho mạch quang và mạch điều khiển

Tín hiệu điều khiển từ PC bao gồm :

• Lệnh kiểm tra tình trạng máy in (hết giấy, sự cố mạch sấy …)

Các tín hiệu nói trên (về mặt xử lý) với cổng song song thì đi chân riêng và được tách trước mạch dữ liệu đến mạch điều khiển, còn ở cổng USB thì tách sau IC giao tiếp để đến mạch điều khiển.

Dữ liệu từ PC : Là chuỗi nhị phân (0,1) thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh trên bản cần in (những bạn đã học về tivi, monitor sẽ hiểu khái niệm này) Tín hiệu này được đưa vào mạch xử lý dữ liệu để chuyển đổi thành điện áp tương tự (analog) và cấp cho mạch quang

Hình 2.14.Cấu trúc khối quang

5 Charging electrode Đầu vào : Bao gồm tín hiệu 2 tín hiệu

Tín hiệu điều khiển motor lệch tia, được gửi đến từ mạch điều khiển. Điện áp điều khiển cường độ phát xạ laser, được gửi đến từ khối data. Đầu ra : Là các tia laser được trải đều trên suốt chiều dài của trống, với mục đích làm suy giảm hoặc triệt tiêu tĩnh điện trên mặt trống trong quá trình tạo bản in.

Tạo ra nhiệt độ cao (với máy HP5L/6L là 1820C, máy Canon LBP là 1830C) để nung chảy bột mực Nhiệt độ cao này có thể được tạo ra bằng thanh điện trở hoặc bằng đèn (haloghen)

Tạo ra lực ép để ép mực (đã được nung chảy) thấm vào xơ giấy để cố định điểm ảnh trên giấy Lực ép được tạo ra bằng các trục lăn được nén dưới tác động của lò xo. Tạo ra lực kéo để kéo giấy ra khỏi máy in sau khi đã sấy_ép Lực kéo được tạo ra nhờ hệ thống trục lăn trên/dưới quay ngược chiều nhau.

Khối sấy nhận lệnh từ khối điều khiển để thi hành tác vụ Ngược lại, nó cũng gửi tín hiệu thông báo trạng thái nhiệt, trạng thái giấy cho mạch điều khiển để dừng máy khi có sự cố Tín hiệu phản hồi này được lấy ra từ các cảm biến (sensor)

Bao gồm tập hợp các bánh răng, trục lăn_ép thực hiện các hành trình sau :

• Nạp giấy : kéo giấy từ khay vào trong máy.

• Kéo giấy di chuyển đúng đường đi theo thiết kế, đảm bảo cho giấy được tiếp xúc với trống.

• Đẩy giấy (đã hoàn thành bản in) ra khỏi máy.

Toàn bộ khối cơ được vận hành nhờ lực kéo từ 1 motor chính (capstan motor), motor được điều khiển bằng lệnh hành trình từ khối điều khiển.

Hệ thống cơ cũng gửi tín hiệu phản hồi về khối điều khiển để thực hiện các hành vi thích hợp (ví dụ như lặp lại động tác nạp giấy, dừng in và thông báo cho PC khi hết giấy, dắt giấy …)

2.3.6 Kh i đi u khi n :ối data : ều khiển : ển : Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của máy Về mặt phương thức chính là điều khiển tùy động (servo). Đầu vào : Gồm các tín hiệu

• Lệnh thông báo tình trạng (từ PC sang)

• Lệnh in, nhận dữ liệu in.

• Tín hiệu phản hồi từ các khối. Đầu ra : Gồm các tín hiệu

• Thông báo trạng thái (gửi sang PC)

• Mở cổng, nhận và giải mã dữ liệu sang analog (gửi tới data)

• Tạo cao áp (gửi sang nguồn)

• Quay capstan motor (gửi sang cơ)

• Mở nguồn cấp cho mạch sấy (gửi sang sấy)

• Quay motor lệch tia (gửi sang quang)

• Mở diode laser (gửi sang quang)

• Sẵn sàng (ready – gửi sang tất cả các khối)

2.3.8 Hoạt động của máy in laser :

2.3.8.1 Nạp giấy và tải giấy :

Nguyên tắc chung của việc nạp giấy từ khay chứa vào đường tải, buồng chụp là sử dụng lực ma sát giữa trục ép đầu vào và tờ giấy Nguyên tắc này đúng với tất cả các loại máy in laser, kim, phun, LED, máy photocopy.

- Trạng thái chờ (ready) : Điều kiện : xem lại bài quá trình kiểm tra :

(Cảm biến khay giấy sẽ nhận biết tình trạng có/không có giấy (ở cả khay đựng và khay tay) Nếu không có giấy, khi ra lệnh in thì Wndows sẽ báo lỗi (ví dụ máy Canon 2900 báo : Out of paper or paper could not be fed) Ở chế độ chờ, đầu khay nạp và mặt bánh ép cách nhau khá xa (thường từ 15mm-30mm) Tờ giấy nằm ở trạng thái tự do, ko chịu tác động của bánh ép nạp giấy. Khe hở giữa đầu khay nạp và bánh ép quyết định số tờ giấy tối đa (giấy tiêu chuẩn, độ dày ghi trong catalog của máy) có thể đặt trong khay (trừ khay tay chỉ cho 1 tờ/1 thời điểm)

Sau khi ra lệnh in từ PC (hoặc bấm nút test trên 1 số máy HP đời cũ) thì mạch data sẽ chuẩn bị dữ liệu để xuất cho dàn quang Sau vài giây hoặc vài chục giây (tùy dung lượng dữ liệu cần in) thì mạch điều khiển ra lệnh nạp giấy, rơ le nạp sẽ hoạt động để tác động lên cơ cấu dịch chuyển khay giấy_bánh ép nạp giấy Lúc đó đồng thời xảy ra hai động tác :

- Đầu khay giấy được đẩy(nâng) và dịch chuyển để gần vào bánh ép nạp giấy.

- Bánh ép quay để mặt cong của nó đối diện với đầu khay giấy.

Như vậy, tờ giấy nằm giữa khe (rất hẹp) do đầu khay và mặt cong của bánh ép nạp giấy tạo thành, nó sẽ chịu tác động của lực ma sát trên bánh ép (vỏ bằng cao su nhám) và bị cuốn theo chiều quay của bánh ép đi vào trong đường tải giấy. Đầu đường tải, có thêm bánh ép tải giấy quay ngược chiều bánh ép nạp giấy sẽ tạo thành lực kéo đưa tờ giấy vào đường tải, tiến đến buồng chụp.

Trang thiết bị được dùng trong sản xuất

Hình 2.19.Tuốc nơ vít điện Máy cắt băng dính:

Hình 2.29.Máy cắt băng dính

Những công việc, nhiệm vụ của bản thân đã thực hiện tại công ty

2.7.1 Đào tạo trên khu vực Training

- Học những nội quy, quy định, an toàn của công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam.

- Được học về vai trò của quản lý và sử dụng hóa chất, phòng ngừa tai nạn hóa chất trong công ty.

- Được đào tạo các kỹ năng đi đứng, chào hỏi, thao tác lắp ráp cơ bản để làm việc trong thời gian thực tập.

- Được xuống dây chuyền để xem và học hỏi về công đoạn của mình, biết về tiêu chuẩn công việc, cách kiểm tra các thiết bị.

2.7.2 Công việc chính, nhiệm vụ khi làm việc tại công ty.

Làm việc tại Phòng sản xuất thuộc Nhà máy số 2 chuyên sản xuất cụm máy in model D67 Chúng em được giao nhiệm vụ làm tại Cell Sửa hàng, công đoạn 6 gồm nhưng việc chính sau: Làm việc tại xưởng, model L1170 Driver, chuyền 3A, công đoạn ST9 Công đoạn nơi em làm việc là bôi dầu trục, mỡ các linh kiện, check các điểm mỡ các vị trí của các linh kiện của công đoạn mình và lắp đặt chúng vào cụm. a, Công đoạn kiểm tra trước khi sản xuất

- Trước mỗi ca làm việc khi đi vào trong xưởng sản xuất chúng em đến chỗ đo kiểm tra độ thông mạch của giầy tĩnh điện, nhằm đảm bảo đã thông mạch, không có lượng tĩnh điện trên người Thường kiểm tra trước giờ sản xuất 3-5 phút.

- Sau đó vào dây chuyền sản xuất để kiểm tra tổng thể jig và các thiết bị trên dây chuyền

* Các dụng cụ cần kiểm tra trước mỗi ca làm việc.

- Có tem mác đầy đủ, không bị bong rách.

- Các vít được cố định chắc chắn, không lệch vạch dấu.

- Các part cố định, không bị gãy vỡ.

- Jig được vệ sinh sạch sẽ. b, Công việc thực hiện sản xuất.

Công việc tại chuyền nơi em làm việc vào giờ hành chính

Thời gian làm việc bắt đầu từ 8 giờ nhưng thường đến trước 10 phút để có thể làm các việc như đo tĩnh điện, kí sổ, lấy đúng dầu, mỡ, găng tay và bao ngón của chuyền của công đoạn mình làm việc Làm từ 8 giờ sáng tới 10 giờ thì được nghỉ giải lao 8 phút, sau đó bắt đầu vào làm lại và làm tới 12 giờ 10 phút khi được nghỉ để đi ăn trưa tại nhà ăn của công ty và nghỉ ngơi 45 phút Sau thời gian đó, đến 12 giờ 55 phút thì bắt đầu vào lại ca làm và tiến hành kí sổ và kiểm tra lại jig theo quy định Làm tới 15h00’ thì được nghỉ giải lao 7 phút, sau đó vào làm việc cho tới 17h00’ thì tan ca làm, trước khi về phải dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ công đoạn nơi mình làm việc, và trực nhật tại chuyền nơi mình làm việc(nếu đến phiên mình trực nhật).

Công việc công đoạn của em là bôi dầu trục frame và linh kiện với cái tên mọi người trong xưởng thường gọi là “lợn”(pressure release gear 2) vì hình dáng của nó, và con này trước khi hạ vào trục thì cần phải kiểm tra xem mỡ đã được bôi đúng vị trí và tiết diện hay chưa và spring đã được lắp khớp vào rãnh của pressure realease gear 2 hay chưa Và công đoạn của em cũng phải dùng chổi để bôi mỡ các con linh kiện 0414(pressure release gear 1), pressure release gear, pivot-link, release gear 1,2 Và phải làm tuần tự các bước, đủ thao tác như được đào tạo để tránh lọt lỗi, áp dụng các đối sách để có thể check các vùng cần bôi mỡ ở công đoạn trước và kiểm tra xem lò xo có được móc khớp vào frame hay không và lò xo có đàn hồi hay không, lò xo không đàn hồi thường có 2 nguyên nhân như do công đoạn quên lắp lò xo và có lắp rồi thì do bị mắc dị vật(mảnh bao ngón bị rách, lông chổi) bên trong các gear Tiếp đến khi bôi dầu, mỡ xong thì em cũng phải lắp con MGN vào trục, trước khi lắp thì phải check mỡ đã được bôi vào 3 phần vát và phía trong chỗ để cắm vào trục, sau khi lắp 2 con MGN vào 2 trục thì tiến hành lắp 4 con DV Cam(3556) vào các lỗ, thực hiện từ trái qua phải.

Và bước quan trọng trước khi đặt cụm lên bàn chờ để công đoạn sau lấy về làm là phải cắm jig đồng dạng vào lỗ của Release_Cam_Gear và khi tháo jig cắm đồng dạng thì phải cẩn thận để tránh chạm, va vào vấu của solenoid để tránh làm vấu của solenoid bật ra khỏi gờ của gear Và cuối cùng là hạ các thùng chứa linh kiện rỗng đã được các công đoạn trước lắp hết xuống xe đẩy nằm ở ngay phía sau công đoạn của em Đó là đối với thị trường 4195(ở thị trường này thì pressure realease gear 1 màu đen) hay 0848(pressure realease gear 1 màu trắng), còn khi đổi sang thị trường 4193 còn phải check xem có thiếu Gear Dup và mỡ có được bôi ở vị trí 2 mặt răng hay không và E- ring có được lắp đủ hay không.

2.7.3 Các kiến thức, kỹ năng thu được

Qua 2 tháng thực tập tại công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam cho em rất nhiều trải nghiệm quý giá từ tác phong làm việc công nghiệp đến sự nhanh nhạy chính xác, tỉ mỉ của công việc Trong quá trình làm việc đã cho em tính kiên trì, nhẫn nại và mạnh dạn hơn, đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn nhưng em đã cố gắng vượt qua và hoàn thành một cách xuất sắc công việc được giao Em cảm thấy Canon là một công ty tốt để các bạn sinh viên có thể yên tâm đến đây thực tập.

Ngày đăng: 05/08/2024, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w