1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập xưởng cơ khí đơn vị thực tập cao đẳng hàng hải ii maritime college no 2

25 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Môn “Thực tập xưởng cơ khí” là môn thực hành cơ khí cơ sở, với mục tiêu đào tạo, trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng tạo được các sản phẩm cơ khí bằng thủ công như Nguội, cho đến

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN HÀNG HẢI

BÁO CÁO THỰC TẬP XƯỞNG CƠ KHÍ

Đơn vị thực tập:

CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II - MARITIME COLLEGE NO.2

Họ và tên: LÊ HOÀNG VIỆT Lớp: VT21

Mã số sinh viên: 2151070114 Ngành: KỸ THUẬT TÀU THỦY

Giáo viên hướng dẫn: Th.S TRẦN TIẾN ĐẠT

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: THỰC HÀNH NGUỘI 6

1 Các công việc được hướng dẫn 6

2 Các dụng cụ đo, lấy dấu và công dụng 7

3 Sản phẩm sau khi hoàn thiện 11

3.1 Nguyên lí làm việc của máy Hàn 17

3.2 Nguyên tắc làm việc trước, trong và sau khi hàn 19

3.3 Sản phẩm sau khi hoàn thiện 20

3.1 Nguyên lí hoạt động máy tiện 22

3.2 Nguyên tắc cơ bản trước trong và sau khi làm việc với máy tiện 22

4 Kết quả sau khi thực hành của sinh viên 23

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24

1 Kết luận 24

2 Kiến nghị 24

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm góp phần thực hiện tốt nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, tạo cơ hội cho sinh viên kiểm chứng lý thuyết, rèn luyện được kỹ năng thực hành và tác phong làm việc trong môi trường thực tế cũng như kinh nghiệm làm việc sau này

Môn “Thực tập xưởng cơ khí” là môn thực hành cơ khí cơ sở, với mục tiêu đào tạo, trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng tạo được các sản phẩm cơ khí bằng thủ công như Nguội, cho đến sử dụng các máy công cụ như Hàn, Tiện, Phay Ngành Kỹ Thuật Tàu Thủy thuộc Viện Hàng Hải – Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế bằng việc đưa sinh viên xuống xưởng cơ khí để thực tập

Trong thời gian thực tập 2 ngày tuy không nhiều nhưng em phần nào hiểu được tình hình thực tế của xưởng cơ khí chế tạo Hơn thế nữa em được tiếp xúc với các quy trình làm việc của xưởng cơ khí, em đã học tập được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong thực tế sản xuất, điều này giúp cho việc củng cố hơn kiến thức học ở nhà trường và giúp em làm quen thích nghi với áp lực công việc của một kỹ sư cơ khí trong tương lai

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô trong ngành Kỹ Thuật Tàu Thủy Viện Hàng Hải – Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với thực tế, giúp chúng em tìm đơn vị thực tập tốt nhất và hướng dẫn tận tình cho chúng em có được những kinh nghiệm quý báu, biết được công việc trong tương lai để chúng em có hướng đi đúng đắn Đồng thời em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Trần Tiến Đạt người đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ em thực hiện bài báo cáo này bằng tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc

Em xin cảm ơn quý đơn vị Cao Đẳng Hàng Hải II - Maritime College No.2 đã tiếp nhận chúng em, cảm ơn các thầy, cô đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo chúng em và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em hoàn thành tốt chương trình thực tập này

Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song cũng khó có thể tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viện thực hiện

LÊ HOÀNG VIỆT _VT21

Trang 5

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP XƯỞNG CƠ KHÍ

Trang 6

CHƯƠNG 1: THỰC HÀNH NGUỘI

Nguội là nguyên công gia công kim loa ̣i nhờ sử du ̣ng những du ̣ng cu ̣ đơn giản để tạo hình dáng kích thước chi tiết theo yêu cầu

- Tại phòng thực hành giảng viên hướng dẫn sinh viên tổ chức thực hiện cũng như quy định và an toàn vệ sinh lao động gồm các yêu cầu sau:

Khi tổ chức chỗ làm việc cần chú ý các yêu câu sau:

1 Sinh viên phải có mặt tại xưởng trước giờ làm việc 10 -15 phút, tập trung bên ngoài xưởng, cả lớp sẽ kiểm tra số lượng và biện pháp bảo vệ

2 Khi vào xưởng thực tập phải gọn gàng, sử dụng quần, áo, giày, mũ, bảo hộ lao động phù hợp Nghiêm cấm việc đi chân trần, đi dép lê hoặc mặc trang phục không phù hợp khi làm việc

3 Dụng cụ, chi tiết gia công, các trang bị khác cần bố trí cho phù hợp với thao tác khi làm việc, những vật dụng thường xuyên sử dụng khi thao tác cản đặt ở vị trí gần, dễ lấy ( cưa, búa, thước kẹp, bộ dụng cụ dũa, mài, đục, )

4 Các dụng cụ cầm tay phải được để gần người công nhân trước mắt người lao động để dễ dàng truy cập khi làm việc

5 Dụng cụ, đồ gá cho các chi tiết gia công khi xếp vào hộp phải đảm bảo nguyên tắc: những vật nhỏ thường xuyên sử dụng nên được đặt phía trên những vật lớn, những vật nhẹ hơn nên được đặt bên dưới

6 và riêng biệt đóng gói

7 Sau khi hoàn thành công việc: dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ và đặt đúng chỗ

Trang 7

2 Các dụng cụ đo, lấy dấu và công dụng

- Thước kẹp, thước lá dùng để đo khoảng cách, kích thước bên trong, bên ngoài, độ sâu của các vật dụng, thiết bị có hình hộp, hình trụ, hình trụ rỗng, dùng để đo các chi tiết khác nhau

- Cưa: dùng để cắt vật liệu, cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa và cắt rãnh

Trang 8

- Búa: dùng để đục, đóng, đập các chi tiết

- Ê tô: dùng để kẹp và giữ chặt các chi tiết trong quá trình gia công

Trang 9

- Đục: dùng để chặt đứt các vật gia công hoặc làm nhẵn, phẳng bề mặt của vật gia công

- Dũa: dùng để làm nhẵn, phẳng bề mặt hoặc làm tù cạnh sắc.

Trang 10

- Máy mài: dùng để mài vật gia công, các chi tiết

- Máy khoan: dùng để khoan lỗ cho các chi tiết

- Đục lấy dấu

Trang 11

3 Sản phẩm sau khi hoàn thiện

Sau khi hoàn thành giảng viên kiểm tra sản phẩm và đánh giá cho sinh viên

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC HÀNH HÀN 1 Các công việc được hướng dẫn

- Giảng viên hướng dẫn các bước thực hiện sử dụng hai loại máy hàn hồ quan bán tự động và hàn que.

- Giảng viên hướng dẫn các tư thế và thao tác hàn

o Đối với hàn que và hàn hồ quan bán tự đô ̣ng, đứng vuông góc với phôi khi hàn, mũi hàn để một góc 70-86 độ với mặt phẳng hàn

o Hàn que cần hàn tác du ̣ng lực xuống không kéo que hàn , tác du ̣ng lực từ từ trái sang phải và phải gò rỉ sau khi hàn

o Hàn bán tự động ta hàng từ phải qua trái điều chỉnh dây hàn vừa đủ và không cần gõ rỉ sau khi hàn

- Giảng viên hướng dẫn an toàn trong quá trình hàn tránh xảy ra tai nạn.

o Đeo mặt nạ bảo hộ, găng tay, tạp dề

2 Các dụng cụ trong khi Hàn

Trang 14

- Các dụng cụ hỗ trợ trong quá trình hàn bao gồm

o Kìm hàn

Trang 15

o Que hàn

o Mặt na ̣ bảo hô ̣ hàn

Trang 16

o Găng tay hàn

Trang 17

o Kìm kẹp

o Búa gõ rỉ hàn

Trang 18

3 Nguyên lý làm việc và nguyên tắc cơ bản trước trong và sau khi làm việc với máy Hàn

Trước khi hàn kiểm tra lại máy hàn và điều chỉnh máy hàn sao cho chạy môi hàn theo đường thẳng Sau đó bấm nút máy hàn sẽ tự động chạy ra que hàn, và thuốc bảo vệ xuống để bảo vệ mối hàn Thuốc bảo vệ (cát hàn) được đưa vào phễu một cách thủ công yêu cầu bổ sung thường xuyên để tránh không đủ lớp thuốc bảo vệ gây hỏng mối hàn

Trang 19

- Nguyên lí hoạt động của máy hàn que:

Nguyên lý hoạt động của máy hàn que cũng khá đơn giản, bất kỳ người thợ

hàn nào cũng đều phải nắm vững nguyên lý hoạt động của máy hàn

Về Hiệu chỉnh dòng hàn:

Tốc độ hàn thực nghiệm cho thấy chọn thông số hàn tốt nhất là 1A cho 0.0001 in bề dày, tức là vào khoảng 40A/mm ứng với tốc độ 250mm/phút Trong khi phương pháp hàn thủ công rất khó để hàn với tốc độ đó, do đó người ta phải giảm dòng tương ứng, vào khoảng 16A/mm bề dày với tốc độ hàn 100mm/phút

Trang 20

3.2 Nguyên tắc an toà n trong khi làm việc trước, trong và sau khi hàn

1 Học sinh muốn sử dụng máy hàn phải được sự đồng ý của giáo viên phụ trách

2 Phải tập trung làm việc, chấp hành nghiêm các quy trình sản xuất, quy định an toàn;

3 Trước khi làm việc cần kiểm tra: mặt bằng sản xuất, vị trí làm việc, máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc, vật liệu gia công:

- Khu vực làm việc phải gọn gàng, sạch sẽ Cấm sử dụng hoặc bảo quản các nhiên liệu, vật liệu dễ cháy, nổ ở nơi tiến hành công việc hàn điện

- Máy hàn phải đảm bảo tình trạng tốt: Có vỏ che chắn bảo đảm cách điện, được nối đất hoặc nối không bảo vệ

- Kìm hàn có tay nắm bằng vật liệu cách điện và chịu nhiệt Dây điện hàn phải bảo đảm không bị tróc vỏ bọc, các mối nối phải được bao kín bằng băng keo cách điện

- Bề mặt phôi và chi tiết hàn phải khô, sạch sơn, gỉ, dầu mỡ, bụi bẩn 4 Đặt máy hàn ở vị trí không có người qua lại

5 Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc Không sử dụng găng tay, trang phục bảo hộ bị ướt khi hàn

6 Công nhân hàn có trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn trong quá trình làm việc Khi có sự cố hoặc hỏng hóc phải báo ngay cho thợ điện sửa chữa

7 Trong khi làm việc không được hút thuốc, uống rượu, bia; không đùa giỡn, xô đẩy, tung ném vật

8 Phải báo ngay với người có trách nhiệm và mọi người xung quanh khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, độc hại hoặc sự cố nguy hiểm 9 Khi hàn hồ quang điện phải ăn vào vật liệu hàn đã chuẩn bị Tuyệt đối không hàn dính lấy mát vào khung của cabin hàn

10 Không đùa giỡn dùng kìm hàn cho vào người nhau

Trang 21

11 Khi di chuyển, dừng máy, phải cắt nguồn điện cấp cho máy hàn 12 Chuẩn bị thiết bị cứu hoả nơi làm việc trước khi hàn

13 Khi kết thúc công việc:

- Khi kết thúc thực hành phải tắt cầu dao điện máy hàn, cuốn gọn dây hàn và phải để cách kìm hàn ra khỏi vị trí gây mát hàn, thu gọn dụng cụ vật tư vệ sinh công nghiệp xưởng hàn

- Tiến hành thực hành sau khi giảng viên hướng dẫn và đưa ra sản phẩm

Trang 22

CHƯƠNG 3: THỰC HÀNH TIỆN 1 Các công việc được hướng dẫn

- Giảng viên giới thiệu qua các loại máy tiện - Giảng hướng dẫn cách vận hành máy tiện

- Giảng viên hướng dẫn an toàn vệ sinh máy tiện sau khi thực hành

2 Các dụng cụ khí tiện

- Máy tiện

Trang 23

3 Nguyên lí hoạt động máy tiện và Nguyên tắc cơ bản trước trong và sau khi làm việc với máy tiện

3.1 Nguyên lí hoạt động máy tiện

Để gia công bề mặt của một chi tiết trên máy tiện với các hình dạng khác nhau như: Bề mặt hình trụ, bề mặt hình nón, bề mặt có hình dạng,… ta phải truyền chuyển động tương đối tới cơ cấu chấp hành Những chuyển động tương đối này phụ thuộc về hình dạng bề mặt gia công, hình dạng dụng cụ cắt,… và theo một gia công nhất định luật lệ

Chuyển động chính: là chuyển động tạo ra tốc độ cắt chính đó chính là chuyển động quay của phôi

Chuyển động chạy dao: là chuyển động tạo ra năng suất gia công và độ bóng bề mặt gia công (là chuyển động tịnh tiến của dao cắt) Trong chuyển động chạy dao người ta chia ra các loại chạy dao sau: Chạy dao dọc, chạy dao ngang, chạy dao nghiêng và chạy dao theo đường cong

Chuyển động chạy dao dọc: Là chuyển động tĩnh tiến có phương song song với đường tâm của máy và do bàn xe dao thực hiện

Chuyển động chạy dao ngang: Là chuyển động tĩnh tiến có phương vuông góc với đường tâm của máy và do bàn xe dao thực hiện

Chuyển động chạy dao nghiêng: Là chuyển động chạy dao mà hướng dịch chuyển của dao tạo thành một góc so với đường tâm của máy (đây là trường hợp gia công mặt côn)

Chuyển động chạy dao theo theo đường cong: Đây là trường hợp dùng để gia công các mặt định hình

Chuyển động chính và chuyển động chạy dao gọi là chuyển động chính của máy

Xích chạy dao: Là đường nối liền giữa các khâu chấp hành với nhau để thực hiện sự phối hợp hài chuyển động tạo hình phức tạp (từ phôi đến dao), xích chạy dao gồm: Xích chạy dao dọc và xích chạy dao ngang

Nguyên lý: Vật gia công được lắp trên mâm cặp có chuyển động quay tròn, dao được gá trên bàn dao có chuyển động tịnh tiến dọc và tịnh tiến ngang nhằm thực hiện quá trình cắt gọt

3.2 Nguyên tắc cơ bản trước trong và sau khi làm việc với máy tiện

 Trước khi vận hành máy phải kiểm tra toàn bộ hệ thống điều khiển các bộ phận truyền động an toàn

o Kiểm tra vô lăng, tay xiết o Kiểm tra dung dịch làm nguội

o Khi máy hoạt động tuyệt đối không sờ vào các vật trên dao tiện, không được tháo gỡ khi máy đang hoạt động, không được để các chi tiết, sản phẩm lên máy tiện, không được sờ vào các chi tiết khi máy đang hoạt động

Trang 24

o Khi tiện phải đeo kính bảo hộ lao động đề phòng phoi tiện bắn vào mắt, không được đeo găng tay khi tiện

o Dao và phôi phải được cặp chặt, định tâm trước khi khởi động

o Đặt tốc độ ở chế độ thấp, đặt dao cách xa vị trí phôi và tiến hành tiện theo nguyên công

o Thao tác máy theo đúng nội dung bài tập thực hành o Sau khi làm xong thì tắt máy, gá phôi, gá dao o Vệ sinh sạch sẽ sau khi tiện

4 Kết quả sau khi thực hành của sinh viên

Sau khi học xong sinh viên chúng em biết được kiến thức về việc vận hành máy tiện cũng như an toàn khi làm việc với máy tiện

Trang 25

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

 Trong thời gian 2 ngày thực tập tại đơn vị Cao Đẳng Hàng Hải II bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều từ các thầy cô kỹ thuật trong phân xưởng và tích lũy được những bài học vô cũng quý giá và rất hữu ích cho công việc kỹ sư đóng tàu của em sau này

 Trong môi trường công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay với xu thế phát triển toàn cầu, kỹ năng mềm cần thiết nhất là phải trao dồi kiến thức tiếng anh và học hỏi quá trình quản lý công việc

 Em xin chân thành Th.s Trần Tiến Đạt và các thầy cô trong quý đơn vị thực tập đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành tốt chương trình thực tập này

2 Kiến nghị

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w