1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Tác giả Bùi Mỹ Linh
Người hướng dẫn Phạm Đức Anh, TS
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM WHIMSICAL NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 .... Vai trò, ý nghĩa của vi

Trang 1

BÙI MỸ LINH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

SỬ DỤNG PHẦN MỀM WHIMSICAL NHẰM RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI MỸ LINH

SỬ DỤNG PHẦN MỀM WHIMSICAL NHẰM RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Mã số: 8 14 02 18.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Đức Anh

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc đến tập thể các thầy cô là giảng viên trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu

Đặc biệt cảm ơn TS Phạm Đức Anh – người đã luôn quan tâm, động viên và sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn để tác giả hoàn thành đề tài luận văn

Cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã tạo điều kiện cho tác giả điều tra thực tế và nhiệt tình giúp đỡ trong việc thực nghiệm sư phạm

Cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn bên cạnh, động viên và chia sẻ, giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2023

Học viên

Bùi Mỹ Linh

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8

6 Giả thuyết khoa học 8

7 Đóng góp của luận văn 9

8 Cấu trúc luận văn 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM WHIMSICAL NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 10

1.1 Cơ sở lý luận 10

1.1.1 Một số khái niệm 10

1.1.2 Những kĩ năng thực hành cần rèn luyện cho học sinh 15

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 18

1.2 Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1 Thực trạng sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam 22

1.2.2 Kết quả khảo sát đối với giáo viên và học sinh 23

1.2.3 Nguyên nhân, thực trạng và định hướng giải quyết 35

CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WHIMSICAL NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 38

Trang 6

iii

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam lớp 10 38

2.1.1 Vị trí 38

2.1.2 Mục tiêu 41

2.1.3 Nội dung cơ bản 45

2.2 Những nội dung kiến thức phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 có thể sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh 47

2.2.1 Yêu cầu khi xác định nội dung 47

2.2.2 Những nội dung kiến thức phù hợp để sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh 50

2.3 Một số biện pháp sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 51

2.3.1 Hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Whimsical thiết kế sơ đồ tư duy 51

2.3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy với những bài học kiến thức mới 53

2.3.3 Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức 61

Trang 7

Sơ đồ 2.1 Tổ chức nhà nước Văn Lang 54

Sơ đồ 2.2 Cơ sở và quá trình hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc 55

Sơ đồ 2.3 Thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc 56

Sơ đồ 2.4 Thành tựu văn hóa Chăm - pa 58

Sơ đồ 2.5 Phân chia tộc người theo ngữ hệ 60

Sơ đồ 2.6 Đời sống người nguyên thủy 62

Trang 8

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Mức độ tích cực của GV trong đổi mới PPDH môn Lịch sử 24

Biểu đồ 1.2 Mức độ hứng thú của HS với PPDH của GV 31

Biểu đồ 1.3 Hiệu quả khi làm việc hợp tác của HS 31

Biểu đồ 1.4 Khối lượng kiến thức trong môn Lịch sử 32

Biểu đồ 1.5 Độ khó của môn Lịch sử 32

Biểu đồ 1.6 Mức độ vận dụng kiến thức trong thực tiễn của HS 33

Biểu đồ 2.1 Trình độ nhận thức của HS trước TN 66

Biểu đồ 2.2 Trình độ nhận thức của HS sau TN 67

Biểu đồ 2.3 Sự cần thiết sử dụng phương pháp dự án 69

Biều đồ 2.4 Nội dung có thể sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho HS trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 70

Biểu đồ 2.5 Mức độ hứng thú của HS khi sử dụng phần mềm Whimsical 71

Biểu đồ 2.6 Mức độ thích nghi với sử dụng phần mềm Whimsical của HS 71

Biểu đồ 2.7 Khả năng tiếp thu kiến thức của HS 72

Biểu đồ 2.8 Mức độ hứng thú học tập của HS 73

Biểu đồ 2.9 Mức độ hiểu bài của HS 74

Biểu đồ 2.10 Ghi nhớ kiến thức của HS 74

Biểu đồ 3.11 Khả năng ứng dụng CNTT của HS 75

Trang 9

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Sự áp dụng PPDH của thầy, cô 24

Bảng 1.2 Nhận thức của thầy, cô về sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử 25

Bảng 1.3 Nhận thức của thầy cô về vai trò của sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử 25

Bảng 1.4 Khó khăn trong sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử 26

Bảng 1.5 Tiêu chí đánh giá sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử hiệu quả 27

Bảng 1.6 Tổ chức sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử 28

Bảng 1.7 Để tổ chức dạy học sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử 29

Bảng 1.8 Hiểu biết của HS về sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử 33

Bảng 1.9 Hiểu biết của HS về vai trò của sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử 34

Bảng 2.1 Mục tiêu của nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam lớp 10 41

Bảng 2.2 Những nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam lớp 10 45

Bảng 2.3 Nội dung kiến thức có thể thiết kế sơ đồ tư duy 50

Bảng 2.4 Trình độ nhận thức của HS trước TN 65

Bảng 2.5 Trình độ nhận thức của HS sau TN 67

Trang 10

Một thực tế cho thấy, do cách dạy và học lâu nay đã khiến cho môn Lịch sử trở nên khô khan, khó nhớ, kém hấp dẫn và không hiệu quả Không ít giáo viên môn Lịch sử đến nay vẫn chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, chưa biết phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh Khi được hỏi, phần lớn các em học sinh THPT đều cho rằng rất sợ học lịch sử vì theo suy nghĩ của các em khi học lịch sử sẽ phải thuộc, phải ghi nhớ hết các sự kiện, các kiến thức lịch sử Vì vậy, các em đều chọn cách học thuộc lòng, cố ghi nhớ từng sự kiện mà không hiểu được bản chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó Vậy làm sao để giảm áp lực cho học sinh trong quá trình học Lịch sử, làm sao để học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ, tự hệ thống hóa kiến thức một cách logic? Theo chúng tôi, sử dụng phần mềm Whimsical thiết kế sơ đồ tư duy sẽ phần nào giúp học sinh làm được điều đó

Whimsical là phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy và là một phương pháp giúp tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não, giúp người tư duy nắm bắt được vấn

Trang 11

2 đề, nội dung và liên kết được những đối tượng đơn lẻ lại với nhau Đây có thể coi là một trong những cách trình bày ý tưởng, nhưng được người tư duy vận dụng sáng tạo và làm độc đáo lên những thông tin giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn Bằng

cách dùng giản đồ hay những keywords (từ khóa chính), và những đường nối, mũi

tên… theo các quy tắc riêng đơn giản, dễ hiểu của riêng người viết, phần mềm Whimsical sẽ giúp người dùng xây dựng được sơ đồ tư duy giống như một bức tranh tổng quát, giúp đơn giản hóa và hệ thống hóa những thông tin, khiến cho việc tư duy, giải quyết vấn đề hay ghi nhớ lại những chi tiết của “bức tranh” trở nên dễ dàng hơn

Sử dụng phần mềm Whimsical trong thiết kế sơ đồ tư duy có thể áp dụng đối với số lượng kiến thức lớn, bài tập nhiều, và mang tính tổng quát cao Sơ đồ có khả năng tóm tắt kiến thức trở nên ngắn gọn và dễ hiểu, thuận lợi cho học sinh trong quá trình rèn luyện năng lực tư duy Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ tương hỗ giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn

Ứng dụng phần mềm Whimsical thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung Lịch sử Việt Nam lớp 10 giúp học sinh có thể hiểu và nắm được nội dung kiến thức qua hình vẽ bằng sơ đồ Việc vận dụng Whimsical thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người, khi sử dụng Whimsical thiết kế sơ đồ tư duy giúp liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống để phát triển, mở rộng ý tưởng Sử dụng Whimsical thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học phù hợp với tâm lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng cách ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hoá kiến thức, có thể vận dụng trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào của nhà trường mà không phụ thuộc vào cơ sở vật chất

Trang 12

3

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn chủ đề “Sử dụng phần

mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường trung học phổ thông” làm đề tài nghiên

cứu của luận văn

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Ở nhiều nước trên thế giới, Whimsical đã được nhiều giáo viên và học sinh sử dụng giống như một công cụ hỗ trợ dạy học Tuy nhiên, việc ứng dụng Whimsical vào trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng chỉ mới phổ biến và sử dụng nhiều ở nước có nền giáo dục phát triển và có nhiều nghiên cứu

khoa học về vấn đề này: Improving history learning through cultural heritage, local history and technology (Graca Magro, Joaquim de Carvalho and Maria Joré Marcelino, 2014), Transforming the History Curriculum with Geospatial Tools

Theo tác giả Ayers, E (1999) trong cuốn “Những tiến triển và tương lai của lịch sử kĩ thuật số”, lấy từ trang web của Trung tâm Lịch sử kỹ thuật số Virginia:

http://www.vcdh.virginia.edu/PastsFutures.html tác giả đã đề cập đến việc lưu trữ kĩ thuật số hiện thị các bộ sưu tập dữ liệu số, văn bản, hình ảnh, sơ đồ tư duy, bản đồ và âm thanh, tạo ra không gian đầy sức hấp dẫn

Việc sử dụng phần mềm Whimsical để thiết kế sơ đồ tư duy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, tuy nhiên, những nghiên cứu về nó thường

Trang 13

4 thấy ở mức khái luận chung và trong một số hoạt động tư duy quản trị, kinh doanh, giáo dục, đào tạo, Nghiên cứu về bản đồ tư duy phần lớn được kế thừa từ những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy đã được phát triển trên thế giới vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX bởi tác giả Tony Buzan, như là một cách để giúp học sinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ cần dùng các từ khóa và hình ảnh Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn Đến giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony Buzan và họ đã truyền bá kĩ xảo về sơ đồ tư duy cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viên giáo dục Tony Buzan là nhà văn, nhà thuyết trình, cố vấn hàng đầu thế giới cho các chính phủ, doanh nghiệp, ngành nghề, trường học về não bộ, kiến thức và những kỹ năng tư duy Ông còn là người đi đầu trong lĩnh vực về não và phương pháp học tập với hơn 80 tác phẩm với tổng cộng hơn 3 triệu bản đã được bán ra tại 125 quốc gia trên thế giới Tony Buzan được coi là “thầy phù thủy hàng đầu về lĩnh vực tư duy” [18; tr 23] với nhiều bài thuyết giảng cho đông đảo khán giả thuộc mọi độ tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội

Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn sách Use your head, trong đó, ông

trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy

Trên thực tế, kĩ thuật tương tự như này đã có trước đó, từ thế kỉ III, triết gia Pophyry (234 – 305) đã dùng kĩ thuật tương tự như sơ đồ tư duy để ghi lại các khái niệm về phạm trù trong triết học của Aristot Hoặc là ghi chép của nhà bác học nổi tiếng Darwin – cha đẻ của thuyết tiến hóa cũng đã sử dụng phương pháp này

Từ năm 2006, Tony Buzan đã phát triển phần mềm iMindmap để giúp mọi người tạo bản đồ tư duy dễ dàng, nhanh chóng, sáng tạo hơn nhiều Ngay cả những người có thiên hướng về phân tích số liệu, không có khiếu mỹ thuật cũng đều có thể tạo nên những bản đồ tư duy hoàn hảo Trong đó, Tony Buzan trình bày cách ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy Công

Trang 14

5 cụ tư duy thường được gọi là “Công cụ vạn năng của bộ não”, là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, nên hiện nay nó đang được trên 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đem lại hiệu quả thực sự [4, tr.48]

2.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Tại Việt Nam, sơ đồ tư duy được biết đến một cách rộng rãi vào khoảng thập niên đầu của thế kỷ XXI Tháng 3/2006, đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức một phóng sự về hoạt động nghiên cứu và phổ biến sơ đồ tư duy

Cho đến nay, đã có nhiều người nghiên cứu và vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học, tiêu biểu như trường hợp tiến sĩ Trần Đình Châu Ông đã mạnh dạn giới thiệu phương pháp học tập thông qua sử dụng sơ đồ tư duy Theo

Trần Đình Châu thì hình thức học tập bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp “học sinh học được phương pháp học mới, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy” [3, tr.28] Tác giả Hoàng Thanh Tú cũng giới thiệu về phương pháp học tập Lịch sử có sử dụng sơ đồ tư duy trong cuốn sách “Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông” Nội dung cuốn sách chủ yếu giới thiệu

về cách thức ôn tập bằng sơ đồ tư duy: “Người học sẽ biết cách ôn tập để ghi nhớ hiệu quả hơn và chuẩn bị tốt cho thi cử, kiểm tra; đặc biệt người học cũng được hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy để tăng cường khả năng ôn tập; giảm đi nỗi sợ hãi và chán ghét thi cử ôn tập” [7, tr.27]

Trong cuốn “Rèn kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” (2009) do tác giả

Nguyễn Thị Côi (chủ biên), ngoài việc nâng cao trình độ nhận thức, khoa học cho người học và đưa ra một số biện pháp để nâng cao trình độ nghiệp vụ ở những kỹ năng được cho là quan trọng như: nghe, nói, sử dụng bảng đen, vẽ,…tác giả cũng đã đề cập đến việc bồi dưỡng và rèn luyện một số kĩ năng sử dụng và khai thác phương tiện công nghệ như: khai thác thông tin Internet và sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông [21]

Trang 15

6 Tác giả I.F.Kharlamop đã khẳng định vai trò của việc sử dạy học lịch sử ở trường phổ thông bằng phương pháp trực quan thông qua cuốn “Phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh như thế nào”, cụ thể là “Việc dạy học trực quan không những làm cho quá trình học tập thêm sinh động, nó còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập cho các em nhìn thấy bản chất của sự kiện ẩn sau các hình thức và biểu hiện bên ngoài, kích thích tính ham hiểu biết cho các em” [22]

Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của N.G.Đai-ri đã nêu rõ vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học “Sử dụng tài liệu trực quan như một nguồn nhận thức, đem lại tính cụ thể và hình ảnh của sự kiện, có giá trị lớn lao, vì chúng cho phép học sinh hình dung lại quá khứ” [23]

Luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho Giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục” - Đại học Quốc gia Hà Nội, (2012) của tác giả Ninh Thị Hạnh đã đề cập đến việc nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ trong quá trình dạy học của một người giáo viên đứng trên bục giảng dạy

Những công trình này cũng chính là nguồn tài liệu vô cùng quý giá, từ những nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước,việc ứng dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh là một biện pháp dạy học mới, có ưu thế trong việc ghi nhớ thông tin và ứng dụng vào dạy học Lịch sử nói chung và dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 nói riêng là một hướng đi mới cho việc thay đổi và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng tích cực cho người học Tuy nhiên, việc ứng dụng phần mềm Whimsical vào giảng dạy nói chung còn khá hạn chế, trong dạy học lịch sử vẫn còn là một phần mềm khá mới mẻ Đây là những căn cứ, gợi ý có giá trị cho chúng tôi thực hiện luận văn này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 16

7 Phần mềm Whimsical và việc ứng dụng phần mềm này nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích

Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của sơ đồ tư duy, đề tài lựa chọn nội dung và đề xuất cách thức sử dụng phần mềm Whimsical cho học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông

4.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của việc thiết kế sơ đồ tư duy và những nguyên tắc cơ bản của việc dụng phần mềm Whimsical cho học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10

- Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học Lịch sử nói chung và sử dụng phần mềm Whimsical cho học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam nói riêng

Trang 17

8 - Nghiên cứu nội dung kiến thức phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 và đề xuất một số phương pháp sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

- Thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

- Rút ra một số kết luận và kiến nghị về việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở bậc THPT

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận: thu thập và phân tích, tổng hợp tài liệu (từ sách báo, tạp chí, internet…) về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học Lịch sử; phân tích nội dung chương trình, SGK lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống

- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh, điều tra xã hội học để đánh giá về thực trạng của việc sử dụng phần mềm Whimsical thiết kế sơ đồ tư duy vào dạy học Lịch sử tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng phần mềm Whimsical thiết kế sơ đồ tư duy vào dạy học Lịch sử tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

6 Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên sử dụng phần mềm Whimsical và hướng dẫn cho học sinh sử dụng phần mềm này theo cách thức được đề xuất trong luận văn sẽ phát huy được

Trang 18

9 tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử nói chung, dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 nói riêng

7 Đóng góp của luận văn

Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần: - Khẳng định vai trò, ý nghĩa của sơ đồ tư duy và phần mềm Whimsical trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10

- Chỉ rõ thực trạng dạy học Lịch sử nói chung và việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm phát triển kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 nói riêng

- Đề xuất một số phương pháp sử dụng hiệu quả phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10

- Rút ra những kinh nghiệm, kiến nghị về việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở bậc THPT

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 02 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam

Chương 2: Ứng dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

Trang 19

10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM WHIMSICAL NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO HỌC

SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10

Hình 1.1 Phần mềm Whimsical

Trang 20

11 Whimsical là một công cụ đa năng để tạo và chia sẻ sơ đồ, bản vẽ và lập kế hoạch trực tuyến Với giao diện đẹp và dễ sử dụng, Whimsical giúp cho giáo viên và hoc sinh dùng để thiết kế tạo sơ đồ tư duy và đồ họa trực tuyến thuận tiện và sáng tạo

Phần mềm Whimsical có một số chức năng và đặc điểm chủ yếu sau đây: Sơ đồ tư duy (Mind Maps): Whimsical cho phép người thiết kế sơ đồ có thể tạo ra sơ đồ tư duy để tổ chức và liên kết ý tưởng, thông tin và công việc một cách trực quan Ngoài ra, trên phần mềm này trong quá trình thiết có thêm các công cụ chính là các nút, nhánh, mũi tên và chú thích,… để xây dựng sơ đồ tư duy theo ý muốn cũng như muốn tạo ra được một sơ đồ tư duy hấp dẫn, thu hút người học thông qua các hoạt động tổ chức dạy học nói chung ở trên lớp và ngoài lớp, nhất là trong hoạt động tự học của học sinh ở tại nhà

Sơ đồ dòng (Flowcharts): Với Whimsical, người thiết kế có thể tạo sơ đồ dòng để mô phỏng quy trình công việc, chuỗi các bước hoặc quy trình logic Công cụ này cho phép bạn tạo các hình dạng, kết nối chúng với nhau và tạo các điều kiện hoặc nhánh điều khiển Đây chính là điều kiện rất thuận lợi để cho người thiết kế sơ đồ có thể phát triển các ý tưởng của mình thông qua việc phát triển thêm các nhánh sơ đồ tư duy, sơ đồ tư duy càng nhiều nhánh thì ý tưởng của người thiết kế càng phong phú và đa dạng Ngược lại, sơ đồ không phát triển được nhiều nhánh chứng tỏ ý tưởng của người thiết kế rất hạn chế, nhất là hạn chế về mặt kiến thức

Bản vẽ (Wireframes): Whimsical cung cấp công cụ vẽ wireframes cho thiết kế giao diện người dùng (UI) Người thiết kế sơ đồ có thể tạo ra các bản phác thảo giao diện để hình dung và trình bày ý tưởng, sắp xếp vị trí các thành phần và kiểm tra luồng tương tác

Bảng (Tables): Whimsical cung cấp tính năng bảng để người thiết kế sơ đồ tư duy có thể tạo bảng dữ liệu, sắp xếp thông tin và tạo danh sách công việc Ngoài ra, chúng ta có thể thêm các cột, dòng và sắp xếp các ô theo ý muốn

Trang 21

12 Cộng tác và chia sẻ: Whimsical cho phép người thiết kế mời thành viên khác vào dự án và cùng nhau làm việc trực tuyến Có thể chia sẻ sơ đồ, bản vẽ hoặc bảng với người khác để thu thập ý kiến hoặc làm việc cùng nhau trên cùng một tài liệu

Tích hợp: Whimsical tích hợp với các công cụ như Slack, Jira và Confluence để liên kết và đồng bộ hóa công việc giữa các nền tảng khác nhau Và có thể dễ dàng nhập và xuất dữ liệu từ các ứng dụng khác

Whimsical được đánh giá cao vì giao diện trực quan và tính linh hoạt của nó, cung cấp một công cụ mạnh mẽ cho việc tạo và chia sẻ sơ đồ và đồ họa trực tuyến Từ các nhóm làm việc đến người thiết kế sản phẩm, Whimsical phù hợp với nhiều người dùng và tình huống khác nhau

Hình 1.2 Các giao diện trên phần mềm Whimsical có thể lựa chọn để

thiết kế sơ đồ tư duy

1.1.1.2 Kĩ năng

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về kĩ năng

Trang 22

13 Theo Từ điển Tiếng Việt: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn” Cách giải thích này có chú trọng đến những hành động cụ thể mà chủ thể sử dụng

Tác giả Nguyễn Thế Bình lại cho rằng: “Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một công việc nào đó (lao động chân tay hay nhận thức) bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với hoàn cảnh và những điều kiện cho phép” Điều này có nghĩa là, kĩ năng gồm những hiểu biết về đối tượng cần tác động, ở đây chú trọng đến quy luật vận động của đối tượng

Như vậy, có thể hiểu, kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng Khi lặp đi lặp lại một hành động nào đó, con người sẽ có kĩ năng

Kĩ năng thực hành là khả năng áp dụng và sử dụng kiến thức và kỹ năng trong thực tế một cách thuần thục để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể Đây là khả năng chuyển đổi các kiến thức lý thuyết thành hành động thực tế và đạt được kết quả mong muốn Kĩ năng thực hành thường được phát triển thông qua việc thực hành, luyện tập và kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể

Khi giáo viên và học sinh có kĩ năng thực hành tốt, khả năng áp dụng kiến thức một cách hiệu quả trong các tình huống thực tế Điều này bao gồm khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định thông minh, tìm kiếm thông tin cần thiết, làm việc nhóm, quản lý thời gian và nắm bắt được các kỹ năng, kỹ thuật hoặc phương

Trang 23

14 pháp làm việc cụ thể Kĩ năng thực hành rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật, y tế, nghệ thuật, kinh doanh và quản lý

Whimsical là một công cụ trực tuyến cho phép tạo ra các sơ đồ, bản vẽ, sơ đồ tư duy, biểu đồ và nhiều loại hình ảnh khác để trình bày ý tưởng và thông tin Đây là một công cụ rất hữu ích cho việc tạo ra các biểu đồ sơ đồ, lược đồ quy trình, sơ đồ UML, bản vẽ UI/UX và nhiều nội dung hình ảnh khác

Dưới đây là một số kỹ năng thực hành với phần mềm Whimsical: Tạo và tùy chỉnh biểu đồ sơ đồ: Whimsical cho phép giáo viên và học sinh tạo ra các biểu đồ sơ đồ dễ dàng như sơ đồ dòng, sơ đồ cột, sơ đồ tư duy và sơ đồ UML Bạn có thể kéo và thả các hình ảnh và ký hiệu vào bảng để tạo biểu đồ và tùy chỉnh chúng theo ý muốn

Tạo và chỉnh sửa lược đồ quy trình: Whimsical cung cấp các công cụ để tạo và chỉnh sửa lược đồ quy trình Giáo viên và học sinh có thể thêm các hình ảnh biểu tượng của quy trình, chuyển đổi giữa các bước, tạo điều kiện và kết nối các thành phần để tạo lược đồ quy trình hợp lý

Tạo bản vẽ UI/UX: Whimsical cung cấp các công cụ vẽ và thiết kế cho phép giáo viên và học sinh tạo ra bản vẽ giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) Giáo viên và học sinh có thể thêm các yếu tố như ô đầu vào, ô đầu ra, nút, thanh trượt và các yếu tố UI khác để tạo bản vẽ UI/UX đẹp mắt

Chia sẻ và làm việc nhóm: Whimsical cho phép người thiết kế sơ đồ tư duy chia sẻ và làm việc nhóm trực tuyến Người thiết kế có thể mời thành viên khác vào dự án của mình và cùng nhau chỉnh sửa, bình luận và cộng tác trực tiếp trên biểu đồ và sơ đồ

Sử dụng các tính năng khác: Whimsical còn cung cấp nhiều tính năng khác như tạo mind map, bản vẽ wireframe, sơ đồ hành vi, sơ đồ lưu đồ và nhiều hơn nữa Căn cứ vào từng nội dung kiến của bài học, mục đích sử dụng sơ đồ tư duy, trình độ nhận thức của người thiết,… có thể lựa chọn các tính năng phù hợp với điều

Trang 24

15 kiện nhằm làm cho sơ đồ được thiết kế trở nên hấp dẫn, phong phú, thu hút và lôi cuốn người học

1.1.2 Những kĩ năng thực hành cần rèn luyện cho học sinh

1.1.2.1 Khả năng sử dụng phần mềm Whimsical trong thiết kế sơ đồ tư duy

Whimsical là một công cụ chuyên biệt để tạo và thiết kế sơ đồ tư duy Với các tính năng và công cụ linh hoạt, có thể tạo ra sơ đồ tư duy chuyên nghiệp và trực quan Dưới đây là cách Whimsical hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc thiết kế sơ đồ tư duy:

Các ký hiệu và hình dạng: Whimsical cung cấp một bộ sưu tập các hình

dạng và ký hiệu phong phú để giáo viên và học sinh tạo ra sơ đồ tư duy Hơn nữa, cũng có thể sử dụng các hình tròn, hình vuông, mũi tên, biểu đồ và nhiều hơn nữa để biểu diễn ý tưởng và quan hệ giữa các yếu tố Tuy nhiên, việc lựa chọn các yếu tố đó cần căn cứ vào nội dung kiến thức đã được thiết kế bằng sơ đồ tư duy, mối liên hệ giữa các nội dung kiến để lựa chọn các công cụ kết nối phù hợp, có thể kết nối tri thức bài học với nhau

Kết nối và liên kết: Bằng cách sử dụng công cụ nối và kết nối của

Whimsical, có thể tạo các liên kết giữa các yếu tố trong sơ đồ tư duy Điều này giúp việc thể hiện mối quan hệ, luồng thông tin hoặc quy trình giữa các yếu tố khác nhau trong sơ đồ tư duy

Tùy chỉnh và hiệu ứng: Whimsical cho phép tùy chỉnh các yếu tố trong sơ

đồ tư duy được thiết kế Ngoài ra, người thiết kế có thể thay đổi màu sắc, kích thước, phông chữ và kiểu chữ của các yếu tố để tạo sự tương phản và tạo điểm nhấn nhằm thu hút học sinh, tạo hứng thú cho người học trong quá trình tổ chức dạy học

Sắp xếp và tổ chức: Người thiết kế sơ đồ tư duy có thể dễ dàng kéo và thả

các yếu tố trong Whimsical để sắp xếp và tổ chức sơ đồ tư duy của mình Ngoài

Trang 25

16 ra, có thể tạo các nhóm, vùng hoặc lớp để phân loại và phân cấp các yếu tố, giúp người thiết kế tổ chức thông tin một cách logic và dễ theo dõi

Ghi chú và chú thích: Whimsical cung cấp các công cụ ghi chú và chú thích,

cho phép người thiết kế sơ đồ thêm các ghi chú, ý kiến hoặc giải thích vào sơ đồ tư duy của mình Điều này giúp rõ ràng hóa ý tưởng và giải thích rõ ràng cho người đọc Người đọc quan sát có thể hiểu nhanh, dễ dàng hơn, đơn giản hóa các mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong sơ đồ được thiết kế, từ đó lĩnh hội những nội dung đó để biến thành nội dung kiến thức của bản thân và vận dụng trong thực tiễn học tập và cuộc sống

Tương tác và chia sẻ: Người thiết kế sơ đồ tư duy có thể chia sẻ sơ đồ tư

duy của mình với người khác thông qua liên kết chia sẻ hoặc mời thành viên khác vào dự án Điều này giúp người thiết kế trong quá trình thiết kế sơ đồ tư duy bằng phần mềm Whimsical luôn tương tác, thu thập phản hồi và làm việc cùng nhau trên cùng một sơ đồ

Với các tính năng trên, Whimsical là một công cụ đắc dụng cho việc thiết kế sơ đồ tư duy, giúp người thiết kế sơ đồ tư duy tổ chức thông tin một cách trực quan và hiệu quả

1.1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng phần mềm Whimsical trong thiết kế sơ đồ tư duy

Khi sử dụng phần mềm Whimsical, có một số nguyên tắc cơ bản có thể áp dụng để tận dụng tối đa các tính năng và công cụ của nó Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phần mềm Whimsical trong thiết kế sơ đồ tư duy:

Bắt đầu từ ý tưởng cốt lõi: Trước khi bắt đầu vẽ, hãy xác định ý tưởng cốt

lõi muốn truyền tải thông qua sơ đồ của mình Điều này giúp người sử dụng tập trung vào mục tiêu và làm cho sơ đồ của mình trở nên rõ ràng và trực quan Sơ đồ tư duy, còn được gọi là sơ đồ suy nghĩ hoặc sơ đồ tư duy, là một công cụ hữu ích để tổ chức ý tưởng và thông tin trong quá trình tư duy và lập kế hoạch Dưới đây

Trang 26

17 là một ý tưởng về cách thiết kế một sơ đồ tư duy cơ bản như: Đặt ý tưởng chính: Đầu tiên, hãy viết ý tưởng chính của bạn ở giữa trang giấy hoặc bảng vẽ Đây là trung tâm của sơ đồ tư duy và sẽ là nền tảng cho các ý tưởng khác; Liên kết ý tưởng phụ: Vẽ các đường nối từ ý tưởng chính để liên kết với các ý tưởng phụ hoặc các khía cạnh liên quan Hãy sử dụng các mũi tên hoặc đường nét để chỉ ra mối quan hệ giữa các ý tưởng; Phân nhóm ý tưởng: Nếu có nhiều ý tưởng phụ hoặc khía cạnh, bạn có thể phân nhóm chúng lại với nhau bằng cách vẽ các hình dạng hình chữ nhật hoặc hình tròn xung quanh chúng Điều này giúp tổ chức thông tin và làm cho sơ đồ tư duy trở nên rõ ràng hơn; Sử dụng màu sắc và biểu đồ như sử dụng màu sắc và biểu đồ đơn giản để làm nổi bật ý tưởng quan trọng hơn, phân loại các nhóm ý tưởng hoặc tạo ra sự liên kết giữa chúng Ví dụ, có thể sử dụng màu sắc khác nhau cho các nhóm ý tưởng hoặc sử dụng các biểu đồ như biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ cột để trình bày dữ liệu; Sắp xếp và cải thiện sơ đồ: Sau khi đã vẽ các liên kết và nhóm ý tưởng, có thể sắp xếp lại chúng để làm cho sơ đồ tư duy trở nên hợp lý hơn hoặc cũng có thể thêm các chi tiết bổ sung hoặc mở rộng ý tưởng của mình bằng cách vẽ thêm các mũi tên, hình ảnh hoặc các câu hỏi

Sắp xếp và tổ chức logic: Khi thiết kế sơ đồ, hãy sắp xếp các yếu tố và liên

kết chúng một cách logic Sử dụng các nhóm, mũi tên, màu sắc hoặc các thuộc tính khác để phân loại và tổ chức thông tin một cách rõ ràng Điều này giúp người đọc hiểu và theo dõi sơ đồ một cách dễ dàng

Sử dụng ký hiệu và biểu đồ phù hợp: Whimsical cung cấp một loạt các ký

hiệu và biểu đồ để biểu diễn ý tưởng và quan hệ giữa các yếu tố Do vậy trong quá trình sử dụng chúng cần phải sử dụng một cách chính xác và phù hợp với mục đích của của việc thiết kế sơ đồ Điều này giúp truyền tải thông điệp của giáo viên tới người học một cách chính xác và dễ hiểu

Tính tương tác và trực quan: Whimsical cho phép người thiết kế tạo ra sơ

đồ tương tác và trực quan Sử dụng các liên kết, ghi chú, chú thích và các hiệu ứng

Trang 27

18 để làm cho sơ đồ của mình thú vị và dễ nhìn Tạo sự tương tác giữa các yếu tố để người đọc có thể khám phá thông tin một cách tự nhiên

Chia sẻ và hợp tác: Sử dụng tính năng chia sẻ và hợp tác của Whimsical để

làm việc cùng nhau và thu thập ý kiến từ người khác Mời thành viên vào dự án của của mình và chia sẻ sơ đồ để nhận được phản hồi và ý kiến đa dạng

Tự do sáng tạo: Whimsical là một công cụ linh hoạt, do vậy cần phải tận

dụng tối đa tính năng linh hoạt này để sáng tạo và thể hiện ý tưởng của mình, nhất là trong việc trau dồi, mở rộng và khám phá kiến thức của mình Khám phá các tính năng và công cụ của Whimsical để tạo ra sơ đồ độc đáo và phù hợp với phong cách và nhu cầu của giáo viên và học

Điều quan trọng là chúng ta cần phải nắm vững các tính năng và công cụ của Whimsical để tận dụng toàn bộ tiềm năng của nó trong việc thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10

1.1.3.1 Vai trò của việc sử dụng phần mềm Whimsical

Phần mềm Whimsical có thể được sử dụng trong dạy học Lịch sử để tăng cường trải nghiệm học tập và truyền đạt kiến thức một cách trực quan và hấp dẫn Dưới đây là một số vai trò quan trọng của việc sử dụng phần mềm Whimsical trong dạy học Lịch sử:

Biểu đồ và sơ đồ tư duy: Whimsical cho phép tạo ra các biểu đồ và sơ đồ tư

duy, như sơ đồ luồng thông tin, biểu đồ quan hệ, biểu đồ thời gian, và biểu đồ tương tác Nhờ đó, giáo viên có thể trình bày các sự kiện lịch sử, quan hệ giữa các nhân vật, và chuỗi thời gian một cách rõ ràng và sinh động hơn Học sinh cũng có thể sử dụng công cụ này để tổ chức và hiểu rõ hơn về các khái niệm và quá trình lịch sử Sơ đồ tư duy giúp học sinh tổ chức thông tin một cách có tổ chức và logic Họ có thể sắp xếp ý tưởng, khái niệm, thông tin và mối quan hệ giữa chúng thành

Trang 28

19 một cấu trúc hợp lý Sơ đồ tư duy giúp học sinh nhìn thấy mối liên hệ và sự kết nối giữa các khái niệm, giúp họ hiểu sâu hơn và thu thập thông tin một cách có tổ chức

Bản đồ tương tác: Whimsical cho phép tạo bản đồ tương tác, giúp học sinh

tìm hiểu về địa lý và quan hệ quốc gia trong lịch sử Bằng cách tạo các bản đồ tương tác, giáo viên có thể truyền đạt thông tin về các cuộc chiến, sự mở rộng lãnh thổ, và sự thay đổi địa chính trị một cách hấp dẫn Học sinh cũng có thể tương tác với bản đồ để khám phá và tìm hiểu thêm về các sự kiện và địa điểm lịch sử Sơ đồ tư duy khuyến khích sự tư duy sáng tạo và tự do trong việc tạo ra các ý tưởng mới Học sinh có thể thêm các mục tiêu, ý tưởng, hình ảnh, mô tả và liên kết chúng lại với nhau một cách tự do và linh hoạt Điều này giúp họ khám phá các liên kết bất ngờ và tạo ra các ý tưởng mới từ các khía cạnh khác nhau

Trình bày thông tin: Whimsical cung cấp các công cụ trình bày thông tin

linh hoạt, bao gồm bảng, trình chiếu, và trình tự Giáo viên có thể sử dụng các mẫu giao diện có sẵn để tạo slide trình bày, thực hiện các bài giảng hấp dẫn và chuyên nghiệp Học sinh cũng có thể sử dụng Whimsical để tạo các bài thuyết trình, báo cáo, hoặc trình tự câu chuyện về các sự kiện lịch sử một cách sáng tạo và mạch lạc Sơ đồ tư duy là một công cụ hiệu quả để học sinh ghi nhớ và tái tạo thông tin Việc tạo sơ đồ tư duy đòi hỏi học sinh phải tổ chức và trình bày lại kiến thức một cách tổng quan và ngắn gọn Quá trình này tạo ra một hình ảnh toàn cảnh về các mối quan hệ giữa các khái niệm, giúp học sinh nhớ lâu hơn và tái tạo kiến thức một cách dễ dàng hơn Hỗ trợ quá trình tư duy phân tích và suy luận: Sơ đồ tư duy giúp học sinh phân tích và suy luận một cách logic và có hệ thống Việc sắp xếp thông tin thành các nhánh, nhóm và mối quan hệ giữa chúng giúp học sinh nhìn thấy mẫu chung và quan hệ logic

Cộng tác và chia sẻ: Whimsical cho phép giáo viên và học sinh cùng làm

việc trên các dự án và chia sẻ tài liệu dễ dàng Điều này giúp họ phân tích thông

Trang 29

20 tin, tìm ra các ý chính và phát triển kỹ năng suy luận logic Sơ đồ tư duy cho phép học sinh nhìn nhận toàn cầu và xem xét các yếu tố liên quan đến một chủ đề hoặc vấn đề Việc xếp hạng các khái niệm, mối quan hệ và thông tin trong sơ đồ tư duy giúp học sinh thấy được cảnh quan, sự liên kết và tầm nhìn toàn diện về một vấn đề

1.1.3.2 Ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm Whimsical

Việc sử dụng phần mềm Whimsical trong dạy học Lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm học tập và nâng cao hiệu quả giảng dạy Dưới đây là một số ý nghĩa chính của việc sử dụng phần mềm này:

Trực quan hóa kiến thức: Whimsical cho phép giáo viên trực quan hóa kiến

thức lịch sử thông qua các biểu đồ, sơ đồ tư duy, và bản đồ tương tác Điều này giúp học sinh hình dung và hiểu rõ hơn về các sự kiện, quan hệ, và mối liên hệ giữa các yếu tố lịch sử Thay vì chỉ đọc và nghe giảng, học sinh có thể thấy và tương tác trực tiếp với thông tin, tạo ra một trải nghiệm học tập sáng tạo và sinh động hơn

Tăng cường khả năng tổ chức và phân loại: Với Whimsical, học sinh có thể

tổ chức thông tin theo cách mà họ hiểu và nhớ lâu hơn Việc tạo các biểu đồ và sơ đồ tư duy giúp họ phân loại và xếp hạng sự kiện, nhân vật, hoặc khái niệm theo một cách mạch lạc và có tổ chức Điều này đồng thời tăng cường khả năng tư duy logic, phân tích, và suy luận của học sinh trong việc nắm bắt và hiểu sâu hơn về Lịch sử

Tạo sự tương tác và tham gia: Whimsical khuyến khích sự tương tác và

tham gia của học sinh trong quá trình học tập Thay vì chỉ là người nghe và quan sát, học sinh có thể tạo, chỉnh sửa và chia sẻ thông tin của riêng mình Họ có thể tham gia vào việc xây dựng biểu đồ, bản đồ, và các tài liệu trình bày, đồng thời cũng có thể thảo luận và chia sẻ ý kiến với giáo viên và các bạn cùng lớp Điều

Trang 30

21 này khuyến khích sự tương tác xã hội, trao đổi ý kiến, và phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh

Tăng cường sáng tạo và động não: Whimsical cung cấp các công cụ linh

hoạt để học sinh thể hiện sự sáng tạo và động não Họ có thể sử dụng các mẫu giao diện và công cụ vẽ để biểu diễn thông tin một cách độc đáo và cá nhân hóa Việc khuyến khích sự sáng tạo trong dạy học Lịch sử không chỉ làm tăng hứng thú và sự tham gia của học sinh, mà còn giúp họ nhớ lâu kiến thức và phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc nghiên cứu và xây dựng kiến thức lịch sử

Tóm lại, việc sử dụng phần mềm Whimsical trong dạy học Lịch sử mang lại nhiều ý nghĩa, từ trực quan hóa kiến thức, tăng cường khả năng tổ chức và phân loại, tạo sự tương tác và tham gia, đến khuyến khích sự sáng tạo và động não của học sinh Điều này giúp cải thiện hiệu quả giảng dạy và thúc đẩy sự học tập tích cực trong môn Lịch sử

1.1.3.3 Hạn chế của việc sử dụng phần mềm Whimsical

Mặc dù việc sử dụng phần mềm Whimsical trong dạy học Lịch sử có nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số hạn chế cần được xem xét Dưới đây là một số hạn chế của việc sử dụng phần mềm Whimsical trong dạy học Lịch sử:

Độ phức tạp: Whimsical là một phần mềm đa chức năng với nhiều tính năng

và công cụ Điều này có thể làm cho quá trình học cần thời gian và công sức để làm quen với giao diện và các tính năng của phần mềm Việc phải học cách sử dụng phần mềm này có thể làm phân tán sự tập trung của học sinh và yêu cầu thời gian và sự hướng dẫn từ giáo viên

Độ phổ biến và khả dụng: Mặc dù Whimsical là một công cụ mạnh mẽ,

nhưng việc nó có sẵn và được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống giáo dục có thể có hạn chế Điều này có thể gây ra rào cản trong việc sử dụng phần mềm này, đặc biệt là trong các trường học không có nguồn tài nguyên và hỗ trợ công nghệ phù hợp

Trang 31

22

Chi phí và độ phức tạp kỹ thuật: Whimsical có thể yêu cầu các giấy phép

trả phí hoặc đăng ký dịch vụ để sử dụng các tính năng nâng cao Điều này có thể tạo ra một hạn chế về tài chính trong việc triển khai phần mềm này cho các tổ chức giáo dục Ngoài ra, việc cài đặt và cấu hình kỹ thuật của phần mềm cũng có thể đòi hỏi kiến thức và kỹ năng đặc biệt, gây khó khăn cho một số giáo viên và học sinh không quen thuộc với công nghệ

Tương thích và khả năng truy cập: Phần mềm Whimsical có thể có yêu cầu

về cấu hình hệ thống và trình duyệt, đặc biệt là khi sử dụng các tính năng trực tuyến Điều này có thể gây khó khăn cho một số học sinh và giáo viên không có truy cập đầy đủ hoặc ổn định vào công nghệ và kết nối internet

Giới hạn tương tác trực tiếp: Mặc dù Whimsical cung cấp một số tính năng

tương tác, nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh Một số khía cạnh của việc học, như thảo luận nhóm và phản hồi trực tiếp từ giáo viên, có thể gặp khó khăn khi sử dụng phần mềm này

Như vậy, việc sử dụng phần mềm Whimsical trong dạy học Lịch sử có nhiều lợi ích, song mặt khác cũng tồn tại một số hạn chế Điều quan trọng là giáo viên và tổ chức giáo dục phải cân nhắc kỹ lưỡng về tính phù hợp và khả năng triển khai phần mềm này dựa trên điều kiện cụ thể của môi trường học tập và nguồn tài nguyên có sẵn

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

* Mục đích khảo sát

Phân tích, đánh giá chính xác hiện trạng sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

Trang 32

23

* Đối tượng khảo sát

12 giáo viên bộ môn Lịch sử trực tiếp tham gia giảng dạy và 180 học sinh (các lớp 10 Lý1, 10 Hóa1, 10 Anh2, 10 Trung) tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

* Phương pháp khảo sát

Tác giả luận văn sử dụng phiếu hỏi đã được thiết kế gồm các câu hỏi dạng trắc nghiệm để thu thập thông tin, dữ liệu về thực trạng sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam Ngoài ra, tác giả còn tiến hành quan sát, dự giờ, hỏi ý kiến chuyên gia và phỏng vấn giáo viên và học sinh

* Nội dung khảo sát

Sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Việt Nam lớp 10 tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam trong thời gian vừa qua

1.2.2 Kết quả khảo sát đối với giáo viên và học sinh

* Đối với giáo viên

- Mức độ tích cực của thầy, cô trong việc đổi mới PPDH môn Lịch sử:

16.66%

25%58.33%

0%

Rất tích cựcRất tíchChư tích cựcKhông đổi mới

Trang 33

24

Biểu đồ 1.1 Mức độ tích cực của GV trong đổi mới PPDH môn Lịch sử

Từ biểu đồ 1.1 ta thấy rằng có 2 GV (chiếm 16.66%) rất tích cực, có 3 GV (25%) tích cực, có 7 GV (chiếm 58.33%) chưa tích cực và không có giáo viên nào chưa đổi mới PPDH Như vậy, vẫn còn phần lớn thầy, cô chưa tích cực đổi mới PPDH môn Lịch sử

- Sự ủng hộ của thầy, cô trong việc đổi mới PPDH trong dạy học mô Lịch

sử: có 9 GV (chiếm 75.00%) ủng hộ và 3 GV (chiếm 25.00%) không ủng hộ việc đổi mới PPDH Như vậy, đa số thầy, cô đều ủng hộ việc đổi mới PPDH môn Lịch sử Điều này xuất phát từ vị trí, ý nghĩa quan trọng của bộ môn và sự cần thiết nâng cao ý thức chính trị cho HS

Bảng 1.1 Sự áp dụng PPDH của thầy, cô

PPDH

Mức độ sử dụng Thường

xuyên

Thỉnh thoảng Hiếm khi Không

Trang 34

25

thống là thuyết trình là chủ yếu Bảng 1.2 Nhận thức của thầy, cô về sử dụng phần mềm Whimsical nhằm

rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử

Là một phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy hiệu quả 3 25% Sơ đồ tư duy có khả năng khái quát kiến thức và rèn

luyện năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh 6 50%

Giáo viên sử dụng phần mềm Whimsical để thiết kế sơ đồ tư duy và sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các PPDH tích cực khác nhau nhằm tổ chức dạy học theo

định hướng phát triển năng lực người học

Kết quả cho thấy, đa số GV đều nhận thức đúng đắn về sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử Đó là giáo viên sử dụng phần mềm Whimsical để thiết kế sơ đồ tư duy và sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các PPDH tích cực khác nhau nhằm tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

Bảng 1.3 Nhận thức của thầy cô về vai trò của sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học

Trang 35

26 Nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử 12 100%

Đa số thầy cô đều nhận thức đúng đắn về vai trò của sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử

Cô Lê Thị Trà cho rằng: “Giáo viên vẫn chưa từng sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử làm hạn chế khả năng phát triển về mặt nhận thức, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học”

Còn thầy Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng: “Việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử còn chưa thường xuyên, có một số thầy cô vẫn chưa từng sử dụng, thậm chí chưa nghe đến phần mềm này trong thiết kế sơ đồ trong dạy học lịch sử”

Bảng 1.4 Khó khăn trong sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng

thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử

Trang 36

27 Không phải học sinh nào cũng hứng thú tham gia học

Học sinh còn hạn chế về nhiều mặt, nhất là về mặt kiến thức, kĩ năng về sử dụng phần mềm Whimsical 6 50%

Kết quả khảo sát cho thấy rằng quá trình sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam có nhiều khó khăn

Cô Lê Thúy Mai thì cho rằng: “Việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử là thật sự rất cần thiết, tuy nhiên quá trình này ở trường còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là giáo viên chưa có kinh nghiệm tiến hành, quá trình thực hiện mất nhiều thời gian chuẩn bị, về phía học sinh chưa quen với phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy mới này nên quá trình thực hiện cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu và có thể dẫn đến thất bại nếu như không có sự hợp tác của tất cả thầy, cô trong và sự chủ động, ủng hộ từ phía người học”

Còn cô Trần Anh Phương khẳng định: “Hiện nay, sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử tại nhà trường vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ yếu tố chủ quan từ giáo viên chưa chú trọng công tác đổi mới PPDH của bộ môn, thêm vào đó đặc thù của bộ môn trừu tượng,… làm cho HS cảm thấy khó học và chán nản dẫn đến chât lượng dạy học chưa cao”

Bảng 1.5 Tiêu chí đánh giá sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử hiệu quả

Trang 37

28 Sơ đồ tư duy gắn với nội dung bài học và đời sống

Cần phải đạt được mục tiêu bài học 9 75% Tạo được động cơ, hứng thú cho người học 10 83.33% Sử dụng phần mềm cần phải vừa sức với HS 9 75%

Tiêu chí đánh giá sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử thành công thì phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy cần tạo ra được sơ đồ tư duy gắn liền với quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh và đạt được mục tiêu bài học đưa ra

- Cách thức tổ chức sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử:

Đa số GV đều cho rằng sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử hiệu quả nhất khi sử dụng trong hoạt động lĩnh hội kiến thức mới; luyện tập, củng cố kiến thức mới và mở rộng, vận dụng kiến thức

Liên quan đến vấn đề này, cô giáo Trần Anh Phương cho rằng: “Việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy

Trang 38

29

học Lịch sử được thực hiện hiệu quả nhất chính là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua hoạt động mở rộng, vận dụng kiến thức trong thực hành các dự án mà giáo viên đưa để học sinh thực hiện”

- Để áp dụng hiệu quả sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử:

Bảng 1.7 Để tổ chức dạy học sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử

Cần có sự giám sát của giáo viên khi học sinh sử dụng phần mềm thiết kế sơ đồ đồ tư duy 6 50% Cần phải có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh 7 58.33% Cần chuẩn bị kĩ lưỡng về các điều kiện cho việc sử

dụng phần mềm để thiết kế sơ đồ tư duy nhằm rèn kĩ năng thực hành

11 91.66%

Từ bảng số liệu trên, để sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử thì giáo viên cần phải có sự chuẩn bị về nhiều mặt

Cô giáo Lê Thị Trà cho rằng: “Sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử hiện nay thật sự còn nhiều hạn chế, chất lượng dạy học chưa cao xuất phát từ nhiều nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là xuất phát từ bản thân giáo viên và học sinh, giáo viên còn chậm áp dụng các PPDH, KTDH tích cực hiện đại, chủ yếu áp dụng PPDH truyền thống, về phía học sinh vẫn không có hứng thú với môn học Chính vì xuất phát từ thực trạng như vậy đã làm giảm đi tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học đối với sự hình thành, phát triển nhận thức, phẩm chất và năng lực của người học, ý nghĩa

Trang 39

30

và tầm quan trọng của môn Lịch sử cũng mất đi”

Còn cô giáo Lê Thúy Mai khẳng định: “Trong những năm qua, việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử đang có những hạn chế nhất định Việc sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử tại trường gần như chưa thực hiện, nếu thực hiện nó cũng chỉ dừng lại ở việc tạo ra sơ đồ tư duy đơn giản”

Thầy Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng: “Sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử còn rất hạn chế, chưa thường xuyên chứ không nói đến việc dường như một số thầy, cô còn chưa từng sử dụng phương pháp này trong dạy học, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng cái chính là bản thân mỗi giáo viên chưa thật sự tâm huyết trong việc đổi mới và ứng dụng phương pháp dự án vào trong dạy học môn học này”

Hiện nay sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự tích cực áp dụng, đa phần giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử cho học sinh, việc sử dụng phần mềm để thiết kế sơ đồ tư duy chưa thường xuyên và thậm chí có giáo viên chưa từng sử dụng Sơ đồ tư duy có thể sử dụng hiệu quả khi áp dụng trong việc lĩnh hội kiến thức và mở rộng, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong sử dụng phần mềm Whimsical để thiết kế sơ đồ tư duy của giáo viên khá đa dạng, quá trình sử dụng vẫn còn gặp nhiều hạn chế do xuất phát từ đặc thù môn học

Trang 40

31

Biểu đồ 1.2 Mức độ hứng thú của HS với PPDH của GV

Từ biểu đồ 1.2 chúng ta thấy mức độ hứng thú của học sinh đối với PPDH hiện tại của giáo viên như sau: có 11 HS (chiếm 6.11%) rất hứng thú, có 25 HS (chiếm 13.89%) hứng thú, có 35 HS (chiếm 19.44%) thấy bình thường, có 86 HS (chiếm 47.78%) cảm thấy không hứng thú và có 23 HS (chiếm 12.78%) cảm thấy nhàm chán

- Khi làm việc hợp tác, hiệu quả của việc học tập của học sinh:

Biểu đồ 1.3 Hiệu quả khi làm việc hợp tác của HS

Có 137 HS (chiếm 76.11%) cho rằng tăng lên, có 23 HS (chiếm 12.77%) cho rằng thấy bình thường và 20 HS (chiếm 11.11%) cho rằng giảm đi

- Sự sẵn sàng sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử: có 149 HS (chiếm 82.77%) cho rằng có và 31

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên, 2017). Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
2. Bộ GD-ĐT - Dự án Việt - Bỉ (2010). Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng
Tác giả: Bộ GD-ĐT - Dự án Việt - Bỉ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2010
3. Trịnh Văn Biều (2005). Các phương pháp dạy học hiệu quả. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp dạy học hiệu quả
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2005
4. Tony Buzan (2007). Bản đồ tư duy trong công việc (New Thinking Group dịch). NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ tư duy trong công việc
Tác giả: Tony Buzan
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2007
5. Tony & Barry Buzan (2008), The Mindmap – sơ đồ tư duy, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Mindmap – sơ đồ tư duy
Tác giả: Tony & Barry Buzan
Nhà XB: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
6. Tony Buzan (2007), Bản đồ tư duy – Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ tư duy – Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy
Tác giả: Tony Buzan
Nhà XB: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
Năm: 2007
7. Trần Đình Châu (2009), “Sử dụng bản đồ tư duy – Một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn Toán”, Tạp chí Giáo dục kì 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sử dụng bản đồ tư duy – Một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn Toán”
Tác giả: Trần Đình Châu
Năm: 2009
8. Nguyễn Mạnh Cường (2005), “Sử dụng công nghệ thông tin – viễn thông để nâng cao hiệu quả dạy – học và đổi mới phương thức đào tạo”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 1, tr.13-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sử dụng công nghệ thông tin – viễn thông để nâng cao hiệu quả dạy – học và đổi mới phương thức đào tạo”
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Năm: 2005
9. Dương Thị Diệu Hoa, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc (2015), Giáo trình Tâm lí học phát triển, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lí học phát triển
Tác giả: Dương Thị Diệu Hoa, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2015
10. Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
11. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học giáo dục
Tác giả: Phạm Thành Nghị
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2013
12. Nguyễn Đức Lâm (2006), Phương pháp ghi nhớ nhanh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp ghi nhớ nhanh
Tác giả: Nguyễn Đức Lâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2006
13. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Tác giả: Phan Ngọc Liên (chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
Năm: 2008
14. Phan Trọng Ngọ (2001), Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
15. Phan Hoài Thanh (2020). Thiết kế và sử dụng phần mềm tra cứu kiến thức hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông.Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. Trường Đại học Vinh. Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và sử dụng phần mềm tra cứu kiến thức hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
Tác giả: Phan Hoài Thanh
Năm: 2020
16. Hoàng Thanh Tú (2012), Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hoàng Thanh Tú
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
21. Nguyễn Thị Côi (2009), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2009
22. I.F.Kharlamop (1970), Phát huy tính tích cực, độc lập cuar học sinh như thế nào, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực, độc lập cuar học sinh như thế nào
Tác giả: I.F.Kharlamop
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1970
23. N.G.Đai-ri (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào
Tác giả: N.G.Đai-ri
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1973
25. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thăng (2017), Dạy học tích cực, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thăng
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2017

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Phần mềm Whimsical - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Hình 1.1. Phần mềm Whimsical (Trang 19)
Hình 1.2. Các giao diện trên phần mềm Whimsical có thể lựa chọn để - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Hình 1.2. Các giao diện trên phần mềm Whimsical có thể lựa chọn để (Trang 21)
Bảng 1.1. Sự áp dụng PPDH của thầy, cô - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Bảng 1.1. Sự áp dụng PPDH của thầy, cô (Trang 33)
Bảng 1.2. Nhận thức của thầy, cô về sử dụng phần mềm Whimsical nhằm  rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Bảng 1.2. Nhận thức của thầy, cô về sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử (Trang 34)
Bảng 1.4. Khó khăn trong sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Bảng 1.4. Khó khăn trong sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng (Trang 35)
Bảng 1.5. Tiêu chí đánh giá sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ  năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử hiệu quả - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Bảng 1.5. Tiêu chí đánh giá sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử hiệu quả (Trang 36)
Bảng 1.6. Tổ chức sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Bảng 1.6. Tổ chức sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực (Trang 37)
Bảng 1.7. Để tổ chức dạy học sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ  năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Bảng 1.7. Để tổ chức dạy học sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn kĩ năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề Lịch sử (Trang 38)
Bảng 1.8. Hiểu biết của HS về sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Bảng 1.8. Hiểu biết của HS về sử dụng phần mềm Whimsical nhằm rèn (Trang 42)
Hình thành các mục tiêu cần thiết cho HS mà bài học  đặt ra - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Hình th ành các mục tiêu cần thiết cho HS mà bài học đặt ra (Trang 43)
Bảng 2.2. Những nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam lớp 10 - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Bảng 2.2. Những nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam lớp 10 (Trang 54)
Sơ đồ 2.1. Tổ chức nhà nước Văn Lang - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Sơ đồ 2.1. Tổ chức nhà nước Văn Lang (Trang 63)
Sơ đồ 2.2. Cơ sở và quá trình hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Sơ đồ 2.2. Cơ sở và quá trình hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Trang 64)
Sơ đồ 2.3. Thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Sơ đồ 2.3. Thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Trang 65)
Sơ đồ 2.4. Thành tựu văn hóa Chăm - pa - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Sơ đồ 2.4. Thành tựu văn hóa Chăm - pa (Trang 67)
Sơ đồ 2.5. Phân chia tộc người theo ngữ hệ - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Sơ đồ 2.5. Phân chia tộc người theo ngữ hệ (Trang 69)
Sơ đồ 2.6. Đời sống người nguyên thủy - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Sơ đồ 2.6. Đời sống người nguyên thủy (Trang 71)
Bảng 2.5. Trình độ nhận thức của HS sau TN - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Bảng 2.5. Trình độ nhận thức của HS sau TN (Trang 76)
Hình thành và phát triển từ TNK I TCN  đến vài thế kỷ đầu công nguyên  ở khu  vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ - sử dụng phần mềm whimsical nhằm rèn khả năng thực hành cho học sinh trong dạy học các chủ đề lịch sử việt nam lớp 10 trường trung học phổ thông
Hình th ành và phát triển từ TNK I TCN đến vài thế kỷ đầu công nguyên ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w