Trong các Nhà trường ở Việt Nam thì nội dung KNS đã được tích hợp trong một số môn học đặc biệt cho học sinh các cấp trong đó có học sinh bậc tiểu học được giáo dục KNS thông qua nhiều c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỬ DỤNG MẠNG INTERNET AN TOÀN CHO HỌC SINH TẠI CỤM TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỬ DỤNG MẠNG INTERNET AN TOÀN CHO HỌC SINH TẠI CỤM TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114.01
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
HÀ NỘI – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với đề tài khác Luận văn là sản phẩm của quá trình tìm tòi nghiên cứu của cá nhân tôi Nội dung trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, các giáo sư, các giảng viên của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, tư vấn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
học tập và nghiên cứu xây dựng đề tài “Quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng
internet an toàn cho học sinh tại cụm trường Tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Bích Liên, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình lập đề cương, nghiên cứu viết và hoàn chỉnh luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục trong cụm các trường tiểu học tại huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội đã quan tâm tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như cung cấp tài liệu, đóng góp các ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn, song chắc rằng vẫn còn có những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thân yêu của chúng ta
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTH Giáo dục tiểu học GS.TS Giáo sư Tiến sỹ
PHHS Phụ huynh học sinh TT&TT Thông tin và truyền thông
Trang 61.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu về kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn, giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh 7
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn 11
1.2 Các khái niệm cơ bản 14
1.2.1 Mạng internet, An toàn trên không gian mạng, Kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn 14
1.2.2 Giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn, Giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 17
1.2.3 Quản lý giáo dục, quản lý giáo dục kỹ năng kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 19
1.3 Các biểu hiện của kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn của học sinh tiểu học 20
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học 20
1.3.2 Những ảnh hưởng của mạng internet tới học sinh tiểu học 22
1.3.3 Các biểu hiện của kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn của học sinh tiểu học 23
1.4 Giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 25
1.4.1 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 25
1.4.2 Nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 27
1.4.3 Phương pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 29
Trang 71.4.4 Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn
cho học sinh tiểu học 31
1.4.5 Phương tiện giáo dục kỹ năng an toàn mạng cho học sinh tiểu học 34
1.4.6 Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 34
1.5 Quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn tại trường tiểu học 35
1.5.1 Quản lý việc xây dựng mục tiêu giáo dục kỹ năng an toàn mạng cho học sinh tiểu học 35
1.5.2 Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 36
1.5.3 Quản lý việc lựa chọn và thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 37
1.5.4 Quản lý việc lựa chọn và sử dụng hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 38
1.5.5 Quản lý việc lựa chọn và sử dụng phương tiện giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 39
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng an toàn mạng 39
1.6.1 Yếu tố ảnh hưởng từ chủ thể quản lý 39
1.6.2 Yếu tố ảnh hưởng từ đối tượng quản lý 40
1.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng khách quan 41
Kết luận Chương 1 43
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỬ DỤNG MẠNG INTERNET AN TOÀN CHO HỌC SINH TẠI CỤM TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 45
2.1 Khái quát tình hình giáo dục chung và tình hình cụm trường tiểu học của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 45
2.1.1 Tình hình phát triển giáo dục – đào tạo của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 45
2.1.2 Khái quát về các trường tiểu học trong phạm vi nghiên cứu 46
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 48
2.2.1 Mục đích khảo sát 48
Trang 82.2.2 Đối tượng khảo sát 49 2.2.3 Nội dung khảo sát 49 2.2.4 Phương pháp và công cụ khảo sát 50
2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 51
2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh về vai trò của giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn 51 2.3.2 Thực trạng mức độ kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn của học sinh 54 2.3.3 Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 58 2.3.4 Thực trạng mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 59 2.3.5 Thực trạng mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 63 2.3.6 Thực trạng mức độ thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 66 2.3.7 Thực trạng mức độ sử dụng các phương tiện để giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 68 2.3.8 Thực trạng mức độ sự phối hợp của các lực lượng với giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 71
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 73
2.4.1 Thực trạng quản lý việc xây dựng mục tiêu giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 73 2.4.2 Thực trạng quản lý việc xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 75 2.4.3 Thực trạng quản lý việc lựa chọn và thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 77 2.4.4 Thực trạng quản lý việc lựa chọn và sử dụng hình thức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 79 2.4.5 Thực trạng trạng quản lý các phương tiện giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 82
Trang 92.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng sử dụng mạng
internet an toàn cho học sinh 84
2.6 Đánh giá tổng quát hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 86
2.6.1 Những điểm mạnh trong quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 86
2.6.2 Những hạn chế trong quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 87
2.6.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để đảm bảo hiệu quả quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 88
Kết luận Chương 2 90
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỬ DỤNG MẠNG INTERNET AN TOÀN CHO HỌC SINH TẠI CỤM TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 91
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 91
3.2.2 Biện pháp 2: Đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra bộ kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn chuẩn và có hướng dẫn cụ thể về nội dung giáo dục cho từng kỹ năng 95
Trang 103.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn đúng mục tiêu với phương pháp, hình thức phù hợp với
điều kiện thực tế của từng nhà trường và địa phương 97
3.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về thiết kế nội dung, phương pháp và tổ chức các hình thức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn phù hợp với tình hình chuyển đổi số nhanh chóng của xã hội 98
3.2.5 Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài Nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 100
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp và tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp 102
3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 102
3.3.2 Đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp 103
Kết luận Chương 3 109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô học sinh cụm 8 trường Tiểu học 47
Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục cụm 8 trường Tiểu học 47
Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cụm 8 trường Tiểu học 48
Bảng 2.4: Quy mô mẫu khảo sát 49
Bảng 2.5: Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 52
Bảng 2.6: Nhận thức về sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 53
Bảng 2.7: Mức độ quan trọng của các kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 54
Bảng 2.8: Mức độ đạt được các kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn của học sinh tiểu học 56
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện các mục tiêu giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn của học sinh tiểu học 58
Bảng 2.10: Mức độ phù hợp trong xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 60
Bảng 2.11: Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 61
Bảng 2.12: Mức độ phù hợp trong sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 63
Bảng 2.13: Mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 65
Bảng 2.14: Mức độ phù hợp trong sử dụng các hình thức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 66
Bảng 2.15: Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 67
Bảng 2.16: Mức độ phù hợp trong lựa chọn các phương tiện giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 69
Bảng 2.17: Mức độ sử dụng các phương tiện giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 70
Trang 12Bảng 2.18: Mức độ thực hiện phối hợp giữa các lực lượng với giáo dục kỹ
năng sử dụng mạng internet cho học sinh 71
Bảng 2.19: Mức độ quản lý việc xây dựng mục tiêu giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet cho học sinh 73
Bảng 2.20: Mức độ quản lý việc xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 75
Bảng 2.21: Mức độ quản lý lựa chọn và thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 78
Bảng 2.22: Mức độ quản lý lựa chọn và sử dụng hình thức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 80
Bảng 2.23: Mức độ quản lý các phương tiện giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 82
Bảng 2.24: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học 84
Bảng 3.1: Khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp 104
Bảng 3.2: Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 106
Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 107
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, mỗi người luôn cần có những kỹ năng để ứng phó trước những tình huống có thể xuất hiện trong cuộc sống Đặc biệt là trẻ em và học sinh các cấp là đối tượng yếu thế, chưa có sự phát triển đầy đủ về nhận thức, kỹ năng ứng phó với nhiều sự kiện diễn ra, nên việc rèn luyện các kỹ năng sống (KNS) cho đối tượng học sinh là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục Học để biết, để làm và học để chung sống là mục tiêu chính của giáo dục hiện đại, vì vậy nội dung giáo dục KNS cho học sinh các cấp đã được đưa vào chương trình giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều hình thức khác nhau Trong các Nhà trường ở Việt Nam thì nội dung KNS đã được tích hợp trong một số môn học đặc biệt cho học sinh các cấp trong đó có học sinh bậc tiểu học được giáo dục KNS thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích , và trong đó giáo dục kỹ năng sử dụng (KNSD) mạng internet an toàn là một nội dung được nhiều phụ huynh, nhà trường và học sinh quan tâm
Sự phổ biến của Internet và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại là điều kiện để trẻ em được tiếp xúc với điện thoại, sử dụng internet và nhiều em có tài khoản mạng xã hội ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường Nhất là trong giai đoạn vừa qua khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên khắp thế giới và cả Việt Nam đã khiến việc giảng dạy, học tập và vui chơi giải trí trực tuyến trở thành xu thế phổ biến Truy cập internet mang lại rất nhiều lợi ích, nó cho phép các học sinh kết nối, chia sẻ cùng nhau ngay cả khi không đến lớp, các em có thể liên lạc với bạn để chia sẻ tài liệu, trao đổi học tập hay giúp nhau giải đáp thắc mắc ở lớp, và mạng xã hội còn là sợi dây để học sinh kết nối với những người có cùng sở thích trong trường, trong khu mình sống thậm chí là với những người bạn nước ngoài Bên cạnh đó, rất nhiều tài liệu học tập bổ ích là nguồn tài nguyên to lớn để phục vụ việc học tập và nghiên cứu của học sinh được chia sẻ trên mạng xã hội tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng truy cập, tìm hiểu Tuy nhiên việc sử dụng mạng xã hội, internet không
Trang 14đúng cách sẽ mang lại nhiều mối nguy hại, đặc biệt là cho học sinh – lứa tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống, dễ bị kẻ xấu lợi dụng Theo khảo sát về quan điểm an toàn bảo mật thông tin của người dùng cá nhân tại Việt Nam thì có đến 70% bố mẹ lo lắng về tâm sinh lý, sức khỏe và an toàn của trẻ em khi truy cập Internet, trong đó có đến 88% lo lắng về việc trẻ xem nội dung không phù hợp trên mạng, 71% phụ huynh nghĩ rằng trẻ sẽ nhận được thông báo từ người lạ, 76% thì lo ngại về những tác động xấu đến sức khỏe của con em mình Theo một chương trình khảo sát ý kiến của cha mẹ của Google và Qualtrics về sự an toàn trên mạng trong đầu năm 2022 thì mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh là thói quen lành mạnh trên môi trường số, quyền riêng tư - bảo mật và nội dung môi trường số không phù hợp với lứa tuổi người sử dụng Theo đánh giá của các cuộc khảo sát đưa ra kết luận là cứ 3 phụ huynh thì có 1 người cảm thấy con mình không hiểu rõ các vấn đề về sự an toàn trên mạng; khi hiện nay độ tuổi trung bình của trẻ có sở hữu điện thoại di động hay được sử dụng thiết bị kết nối mạng thường từ rất sớm nhất là lứa tuổi học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi là lứa tuổi dễ bị thu hút, ảnh hưởng và chịu nhiều tác động từ môi trường mạng Chính vì vậy mọi người đặc biệt là trẻ em cần có kỹ năng để sử dụng Internet cũng như các mạng xã hội một cách an toàn, đó là các kỹ năng về kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng
Việc giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh được đặt ra một cách cấp thiết Quyết định số 830/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025" cũng đưa ra một số nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như chủ trì xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục việc đào tạo "bộ kỹ năng số"; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thúc đẩy trao đổi hợp tác quốc tế trong việc bảo đảm an toàn thông tin cho trẻ em tại trường học Tuy nhiên, việc tích hợp giáo dục KNSD mạng internet an toàn vào nội dung môn học, thông qua hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao vẫn chưa có quy định cụ thể và quy chuẩn chung cho các cấp
Trang 15học, tất cả các hoạt động giáo dục hoàn toàn đều là dựa trên các quy định chung về giáo dục KNS, về nội dung chương trình dạy môn Tin học các cấp học và các Nhà trường tự thiết kế các chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và thời gian học của nhà trường Với bậc tiểu học hiện nay thông qua môn Hoạt động trải nghiệm và môn Tin học cũng chỉ đang đóng góp phần nào vào hoạt động giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh, tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có phương án đánh giá, kiểm tra hiệu quả của hoạt động giáo dục này
Để giáo dục KNSD mạng internet an toàn mang lại hiệu quả, có chất lượng, đi đúng đường thì cần có một la bàn tốt - đó chính là chiến lược quản lý Tuy nhiên trong thực tế hoạt động này tuy không còn quá mới mẻ nhưng nó vẫn chưa mang tính chính thống Do đó mà việc giáo dục KNSD mạng internet an toàn ở các trường tiểu học trong đó có cụm trường tiểu học ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đều đang mò mẫm bởi không có sự thống nhất từ cả nội dung đến phương pháp Với mục đích giúp hoạt động giáo dục KNSD mạng internet an toàn được thực hiện bài bản, hiệu quả, chất lượng, giúp giáo viên, cán bộ quản lý trường cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội có nhận thức đầy đủ và khả năng thực hiện việc giáo dục KNSD mạng internet an toàn, góp phần giáo dục toàn diện, giúp học sinh nhận thức những nội dung tiêu cực và kỹ năng cần có để giữ an toàn trên môi trường không gian mạng đang chứa nhiều rủi ro nên tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tại cụm
trường Tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ” để góp phần vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn phù hợp với đặc điểm, tình hình riêng cho cụm trường tiểu học thuộc huyện Mê Linh thành phố Hà Nội và các trường tiểu học nói chung nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
Trang 16giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học, góp phần phát triển KNSD mạng internet an toàn cho học sinh các Nhà trường tiểu học
3 Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay được thực hiện ở những nội dung nào và đóng vai trò như thế
nào vào hoạt động giáo dục học sinh tiểu học?
Thực trạng quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn tại cụm trường tiểu huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2023 đã diễn ra như thế nào?
Cần có biện pháp gì để nâng cao hiệu quả của quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội?
4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục KNSD mạng internet an toàn tại
trường tiểu học
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn tại cụm
trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
5 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã được định hướng tổ chức lồng ghép đưa vào chương trình giáo dục KNS, lồng ghép vào nội dung môn tin học cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trong trường, tuy nhiên do những điều kiện khách quan và chủ quan mà hiệu quả hoạt động này chưa cao Nếu dựa vào tiếp cận nội dung để đề các biện pháp quản lý các thành tố của hoạt động giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thì sẽ góp phần phát triển KNSD mạng internet an toàn cho học sinh các Nhà trường tiểu học
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về giáo dục KNSD mạng internet an toàn và quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Trang 17Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nói riêng và các trường tiểu học nói chung
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2020 đến tháng 6/ 2023
- Địa điểm: Tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
- Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng trường tiểu học
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn bản Luật, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh
- Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về giảng dạy KNS; giáo dục KNSD mạng internet an toàn, phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu ý kiến gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề hoạt động giáo dục KNSD mạng internet an toàn Đối tượng khảo sát là giáo viên, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh và học sinh
- Phỏng vấn sâu: Thu thập những thông tin cụ thể về một số vấn đề cốt lõi của hoạt động giáo dục KNSD mạng internet an toàn Nhóm đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý, giáo viên
8.3 Nhóm các phương pháp khác: Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet
an toàn cho học sinh trường tiểu học
Trang 18Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an
toàn cho học sinh tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an
toàn cho học sinh tại cụm trường tiểu học huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Trang 19Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỬ DỤNG MẠNG INTERNET AN TOÀN
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn, giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh
Các KNSD mạng internet an toàn hầu như được lồng ghép chung vào các nội dung giáo dục KNS, các kỹ năng an toàn cho trẻ em hoặc lồng ghép vào các nội dung nghiên cứu về mạng, an ninh mạng chứ không có nghiên cứu riêng về giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học Trong Kế hoạch hành động Giáo dục cho mọi người- Kế hoạch Dakar được thông qua tại Hội nghị giáo dục Thế giới họp tại Dakar – Thủ đô Senegan (4/2004) đưa ra 6 mục tiêu trong đó ở mục tiêu thứ 3
có yêu cầu: “Đảm bảo nhu cầu học tập cho tất cả các thế hệ trẻ và người lớn được
đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và chương trình kỹ năng sống thích hợp” [15]
UNESCO - Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc chỉ ra
nguyên tắc cơ bản khi thực hiện giáo dục KNS trong thực tiễn: “Tất cả thế hệ trẻ và
người lớn có quyền hưởng lợi từ một nền giáo dục chứa đựng các hợp phần học để biết, học để làm, học để chung sống với mọi người và học để khẳng định mình Giáo dục hướng vào yêu cầu bồi dưỡng năng khiếu tiềm năng và phát triển cá tính người học cần quan tâm kết hợp kỹ năng thực hành và các khả năng tâm lí xã hội, đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng sống và tác dụng của kỹ năng sống đối với xã hội và cá nhân” [46]
Trong tác phẩm “Những giá trị sống cho tuổi trẻ từ 8 đến 13 tuổi” xuất bản
năm 2010, tác giả Diane TillMan, Diana Hsu đã viết: “Giáo dục các giá trị sống để
có kỹ năng sống ngày càng được nhìn nhận là có sức mạnh vượt lên khỏi lời dăn dạy đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những vấn đề thuộc về tư cách công dân Nó đang xem là trung tâm của tất cả thành quả mà giáo viên và
Trang 20nhà trường tâm huyết có thể hy vọng đạt được thông qua việc dạy về giá trị, kỹ năng sống” [12]
Trong báo cáo đột phá FLORENCE (28/11/2019) của UNICEF-LSE (Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc) tại Diễn đàn Quản trị Internet ở Berlin dựa trên kết quả khảo sát gần 15.000 trẻ em trên 11 quốc gia về việc sử dụng internet có đưa ra quan điểm khuyến khích trẻ em mở rộng các hoạt động trực tuyến ngoài giải trí đơn thuần trong đó quan trọng là có thể giúp trẻ em phát triển một loạt các năng lực kỹ thuật [35] Bên cạnh đó báo cáo cũng cho thấy số liệu về những rủi ro mà internet mang lại cho trẻ em nhưng theo Sonia Livingstone (Giáo sư Tâm lý Xã hội tại LSE và đồng tác giả
của báo cáo) thì “thay vì lo lắng về thời gian trẻ em trực tuyến, nghiên cứu của
Global Kids Online gợi ý rằng cha mẹ nên tương tác tích cực với thế giới kỹ thuật số của con mình và thảo luận với chúng về nội dung cụ thể cũng như những rủi ro khi tiếp xúc mà chúng có thể gặp phải, để trẻ có thể có được khả năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ” Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị các trường học cũng nên tạo cơ
hội cho giáo viên hướng dẫn trẻ em cách sử dụng internet để tìm kiếm thông tin và đánh giá tính trung thực của những gì chúng tìm thấy, báo cáo cũng đồng thời nhấn mạnh giáo viên cần được trao quyền và đào tạo để thực hiện phần hướng dẫn học sinh thành một phần trong kế hoạch giảng dạy có thể thực hành tại lớp học
Theo báo cáo năm 2022 của Ofcom về thái độ và cách thức sử dụng phương tiện truyền thông của trẻ em và cha mẹ đã đưa ra các kết quả khảo sát cùng những kết luận cần thiết để đảm bảo cho việc sử dụng internet an toàn, đúng lợi ích và giảm thiểu các rủi ro đối với trẻ em [44] Ngoài ra Chính phủ các nước phát triển như Anh, Mỹ đều đưa ra các hướng dẫn cho các cơ sở giáo dục, các nhà giáo dục nói chung và các phụ huynh về giáo dục hiện đại trong một thế giới kết nối hay cách phòng tránh, giải quyết các vấn nạn xảy ra trên không gian mạng như bắt nạt mạng, lộ thông tin học sinh,…
Kevin Jame (2023) trong bài viết “Giáo Dục An Ninh Mạng: Tầm Quan Trọng Trong Ngành Giáo Dục Năm 2023” (cybersecurityforme.com) đã đưa ra kết quả khảo sát về vấn đề các tổ chức giáo dục dễ bị đe dọa an ninh mạng, những mối đe doạ an ninh mạng trong tổ chức giáo dục và sự cần thiết của nâng cao nhận thức
Trang 21về an ninh mạng cho học sinh, sinh viên [53]
Để phòng tránh những tác hại khi trẻ em sử dụng Internet, Liên minh quyền trẻ em Châu Á và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam năm 2016 đã phối hợp xây dựng bộ tài liệu "Hướng dẫn về an toàn trên mạng cho trẻ em" với sự tài trợ của Văn phòng khu vực Đông Á Thái Bình Dương UNICEF, Tổ chức Plan Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em [19]
Hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen công nghệ tốt, Google đã xây dựng và phát triển Chương trình “Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google” và triển khai trên hơn 25 quốc gia vào năm 2017 [8]
Những báo cáo, nghiên cứu trên thế giới đều đưa đến kết luận của tầm quan trọng của việc giáo dục KNSD mạng internet an toàn, giáo dục an ninh mạng cho học sinh, sinh viên, tuy nhiên những nội dung cũng như phương thức giáo dục kỹ năng này đều là những bộ hướng dẫn hay chương trình được tạo ra từ các công ty giáo dục, công ty sáng tạo chương trình bảo đảm an ninh mạng
Các nội dung nghiên cứu trong nước về KNSD mạng internet an toàn cũng được lồng ghép trong các nội dung tìm hiểu về KNS Chỉ trong các chương trình quốc gia được triển khai trong các năm học, các bài báo chuyên ngành hoạt động của một số tổ chức mới đề cập trực tiếp đến nội dung giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học tuy nhiên chưa làm rõ được những vấn đề cần thiết trong hoạt động này
“Kỹ năng sống là sản phẩm bắt buộc phải có của giáo dục nhà trường” là ý
kiến của tác giả Ngô Thị Tuyên trong cuốn Cẩm nang giáo dục cho học sinh tiểu học [31] Tài liệu “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học – dành cho giáo viên” của nhóm tác giả Hoàng Hoà Bình, Lê Minh Châu, Phan Thanh Hà [3] chỉ ra các KNS cần có của học sinh tiểu học, đưa ra các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực giúp giáo viên tổ chức cho học sinh được thực hành, trải nghiệm một số KNS cơ bản, cần thiết
Ngoài các nghiên cứu về KNS, thì các nghiên cứu về an toàn trên không gian mạng internet đã khẳng định về sự cần thiết của giáo dục KNSD mạng an toàn và nên đưa nội dung này vào chương trình giáo dục bắt buộc cho học sinh nhất là bậc
Trang 22tiểu học Các nghiên cứu đề cập đến vấn đề này có thể kể đến bài báo “Ảnh hưởng của mạng internet đối với giới trẻ: Cái nhìn từ phía khoa học thần kinh” của tác giả Phạm Thị Thuỳ Linh, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 3 (2017) đưa ra tác động tiêu cực của Internet tới hệ thần kinh của
trẻ [20] Tổ chức UNICEF Việt Nam (2020) đưa ra tài liệu “Những điều cần biết để
bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên trong không gian mạng” trong đó đưa ra
nội dung những điều cần biết để giữ cho trẻ em, người chưa thành niên an toàn trong không gian mạng [36] Tạp chí Thông tin và Truyền thông (Cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông) trong số báo online ngày 5/9/2021 đã đưa ra những nội dung phân tích về an toàn mạng và hướng dẫn một số nội dung bảo vệ trẻ an toàn
trên môi trường mạng qua bài viết: “Xây dựng "lá chắn" an toàn cho trẻ em trên
không gian mạng” [37]
Ngoài ra trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng đưa ra những quy định cụ thể về an ninh và đảm bảo an toàn cho trẻ em trên không gian mạng Điều 29 của Luật An ninh mạng năm 2018 quy định cụ thể việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Theo đó, trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng Cũng theo Luật An ninh mạng (2018) thì chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp không để gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý; cơ quan, tổ chức, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng phải áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm trẻ em, quyền trẻ em
Trang 231.1.2 Những nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn
Những nghiên cứu, tìm hiểu về quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn trên thế giới tập trung nhiều vào các phương pháp và hình thức giáo dục Có thể kể đến các nghiên cứu dưới đây:
Hai tác giả P.Pusey và WA.Sadera đưa ra nội dung nghiên cứu về “ Đạo đức mạng, an toàn mạng và an ninh mạng: Kiến thức, sự chuẩn bị sẵn sàng của giáo viên và nhu cầu đào tạo giáo viên để tạo sự khác biệt” trong tạp chí Journal of Digital Learning in Teacher năm 2011 [45] Nội dung đề cập đến yêu cầu trong các chương trình giáo dục dành cho giáo viên, trước tiên giáo viên phải tìm hiểu về các chiến lược để tích hợp một cách thích hợp các công nghệ liên quan đến máy tính và có khả năng kết nối Internet vào môi trường giảng dạy để cải thiện việc học tập của học sinh
Năm 2011, tác giả Lucy Clague của Trung tâm nghiên cứu giáo dục và hoà nhập của đại học Sheffield Hallam đã xuất bản tài liệu hướng dẫn “Cải thiện an toàn điện tử trong trường tiểu học” [40] Tài liệu là tổng hợp nghiên cứu dựa trên 2 trường tiểu học đưa ra thực trạng về vấn đề an toàn điện tử cho học sinh, giáo viên và hướng dẫn phương pháp cải thiện về mức độ an toàn điện tử qua tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nhà trường từ đó tổ chức giáo dục cho học sinh những kỹ năng an toàn điện tử khi tham gia vào môi trường mạng Và kết quả cho thấy các trường tham gia thử nghiệm đều cảm thấy sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và các kỹ năng an toàn điện tử thông qua nghiên cứu này
Năm 2019 trong bài báo “Đề xuất thiết kế dành cho trẻ em để giáo dục an toàn trực tuyến” trên tạp chí International Journal of Child-Computer Interaction, các tác giả Heidi Hartikainen, Netta Iivari, Marianne Kinnula đã bằng cách sử dụng lăng kính lý thuyết của Schwartz về các giá trị cơ bản của con người đưa ra khuyến nghị rằng các nhà thiết kế phần mềm cho trẻ em và những người thực hành giáo dục an toàn trực tuyến nên thừa nhận những điều sau đây khi phát triển các gói giáo dục về an toàn trực tuyến cho trẻ em sử dụng: xem xét mục tiêu của cả trẻ em và nhà giáo dục cũng như các giá trị liên quan; tích hợp các khía cạnh của văn hóa truyền thông riêng của trẻ em; bao gồm lời khuyên cụ thể hơn; có giọng điệu tích cực; và,
Trang 24lôi cuốn cả trẻ em và giáo viên vào việc thiết kế và đánh giá [42]
Nhóm các tác giả David Finkelhor, Kerryann Walsh, Lisa Jones, Kimberly Mitchell, và Anne Collier năm 2020 xuất bản bài báo “Giáo dục an toàn trên internet cho giới trẻ: Điều chỉnh các chương trình với cơ sở bằng chứng” trên tạp chí Sage Journals xem xét nghiêm túc các thông điệp của các chương trình giáo dục an toàn trên Internet cho thanh thiếu niên dưới góc độ nghiên cứu về cả động lực của các mối nguy hiểm trên Internet và hiệu quả của giáo dục phòng ngừa cho thanh thiếu niên [41]
Trong bài báo “Cải thiện kỹ năng an toàn điện tử của trẻ em thông qua môi trường học tập tương tác: nghiên cứu thử nghiệm” trên tạp chí Multimodal Technol Interact (2020), hai tác giả Iolie Nicolaidou và Agnes Venizelou đưa ra thiết kế và đánh giá hiệu quả khả năng tạo động lực của một môi trường học tập dựa trên web tương tác để cải thiện các kỹ năng an toàn điện tử của trẻ em [43]
Các nghiên cứu trong nước về quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học hầu hết đều chỉ đang lồng ghép trong các nghiên cứu về quản lý giáo dục KNS Trong luận văn thạc sĩ của mình tác giả Đỗ Thị Thanh Thuý (2016), tập trung đưa ra nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội [33] Thực hiện thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biên soạn bộ tài liệu “Giáo dục Kỹ năng sống trong các môn học ở cấp Tiểu học - tài liệu dành cho giáo viên”, NXB Giáo dục Việt Nam Bộ sách là những nội dung giáo dục KNS cần có cho học sinh theo từng khối lớp bậc tiểu học, lồng ghép là những kỹ năng an toàn và nội dung KNSD mạng internet an toàn cũng chỉ là một nội dung rất nhỏ trong nội dung giáo dục các kỹ năng
Trên trang web của Bộ GD&ĐT, bài viết “An ninh mạng trong giáo dục và đào tạo” năm 2018 cũng đưa ra những yêu cầu đối với ngành giáo dục về tăng cường thông tin chính thống đối với người tham gia Internet, đặc biệt là người trẻ tuổi, học sinh, sinh viên để điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia hoạt động trên mạng Internet nhất là đối với những trang mạng xã hội [38] Qua đó bài viết này đề xuất biện pháp cần áp dụng để đảm bảo an ninh mạng quốc gia là sớm đưa nội dung này vào chương trình dạy học trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và phải
Trang 25đảm bảo phù hợp với ngành học và cấp học
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đưa Tin học thành môn bắt buộc (bắt đầu từ học sinh lớp 3 năm học 2022 - 2023) ở tiểu học được xem như bước cải cách đầu tiên, phù hợp và tất yếu với xu thế hội nhập hiện nay trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin Chủ đề D trong Chương trình môn Tin học năm 2018 là nội dung về đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số Như vậy nội dung môn Tin học có lồng ghép truyền tải cho học sinh một số kiến thức về an toàn mạng, và kỹ năng sử dụng mạng an toàn [4]
Mới đây nhất năm 2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Đây cũng được coi như một nội dung yêu cầu và là nội dung cần có để đưa vào chương trình giáo dục các nội dung về internet, mạng xã hội và KNSD mạng internet an toàn cho học sinh các cấp học [9]
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 1/6/2021 phê duyệt “Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” [32] Chương trình có mục tiêu bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Đồng thời, trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng
Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển cộng đồng (CFC) đã xuất bản
“Tài liệu tập huấn giáo viên tiểu học hướng dẫn học sinh sử dụng mạng internet an
toàn và hiệu quả” được hỗ trợ bởi Google trong khuôn khổ dự án “Be Internet
Awesome – Em an toàn hơn cùng Google” và được triển khai theo Chương trình hợp tác của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo;) và dự án “Be Internet Awesome – Em an toàn hơn cùng Google” của Google Qua tập huấn các nội dung trong tài liệu, giáo viên được trang bị kiến thức và kĩ năng tổ chức dạy học về: (1) Năm phẩm chất số hay năm đặc điểm của một người dùng Internet tuyệt vời cùng với các thông điệp tương ứng; (2) Trình bày được các công
Trang 26cụ và phương pháp kĩ thuật dạy học các kiến thức nền tảng về an toàn sử dụng mạng và công dân số cho học sinh; (3) Tổ chức được môi trường giáo dục hỗ trợ phát triển sự tự tin, chủ động tham gia học tập của trẻ, đảm bảo các ví dụ/tình huống phù hợp với bối cảnh địa phương và tuân thủ pháp luật Việt Nam; (4) Vận dụng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá được việc tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp lứa tuổi tiểu học, đảm bảo các ví dụ/tình huống phù hợp với bối cảnh địa phương và tuân thủ pháp luật Việt Nam; (5) Yêu thích công việc, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc thiết kế môi trường, tổ chức các hoạt động phong phú để phát triển tư duy cho trẻ tiểu học và phù hợp bối cảnh địa phương [8]
Bộ GD&ĐT hàng năm đều có công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học trong đó bao gồm những nội dung yêu cầu giáo dục KNS, cũng như các kỹ năng mềm cần có cho học sinh [6] Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn tin học và công nghệ ở tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 2453/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), cũng như các công văn hướng dẫn thực hiện tổ chức dạy môn Tin học theo chương trình phổ thông là những văn bản pháp lý cơ sở để các Nhà trường có kế hoạch thực hiện giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh [7]
Tuy đã có những công trình nghiên cứu, tài liệu về quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn nhưng chưa tập trung đi sâu vào nghiên cứu hoạt động này Đều chưa đề cập đến nội dung, phương pháp cụ thể để giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học Và đặc biệt hiện tại chưa có những ràng buộc pháp lý cụ thể về hoạt động này, do đó chưa có chương trình giáo dục chung cũng như cơ sở để triển khai hoạt động này một cách bài bản đem lại hiệu quả giáo dục đáp ứng mục tiêu mong muốn
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Mạng internet, An toàn trên không gian mạng, Kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn
1.2.1.1 Mạng
Thuật ngữ “Mạng” được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như mạng xã hội, mạng điện thoại, mạng truyền hình, mạng nơ-ron và phổ biến nhất là mạng máy tính Mạng có thể được hiểu là một hệ thống các phần tử được kết nối hoạt
Trang 27động cùng nhau như mạng máy tính kết nối PC, máy in, máy chủ, điện thoại, máy ảnh và các loại thiết bị khác, cho phép chúng trao đổi dữ liệu, tạo điều kiện chia sẻ thông tin và tài nguyên
Trong Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng 2015: “Mạng là môi trường trong
đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính” [25]
Theo khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018: “không gian mạng là mạng
lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian” [28]
Internet là một hệ thống mạng máy tính kết nối trên toàn thế giới - một mạng lưới mà người dùng ở bất kỳ máy tính nào cũng có thể - khi được phép - có được thông tin từ bất kỳ máy tính nào khác (và đôi khi nói chuyện trực tiếp với người dùng tại các máy tính khác) Mạng internet cung cấp hàng loạt tài nguyên, dịch vụ tiện ích nhất là ứng dụng siêu văn bản liên kết chặt chẽ với nhau - là kho lưu trữ khổng lồ mà người sử dụng thiết bị có liên kết với hệ thống mạng được phép truy cập để khai thác, sử dụng thông tin
Từ các tìm hiểu trên có thể đưa ra khái niệm chung về Mạng internet - là môi
trường có sự liên kết giữa các thiết bị viễn thông và máy tính để thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đưa các dạng thông tin mà người sử dụng được phép truy cập có thể sử dụng, chia sẻ, khai thác các thông tin ấy
1.2.1.2 An toàn trên không gian mạng
Theo từ điển pháp luật, an toàn (Safety) được hiểu là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do các nguyên nhân chủ quan, khách quan trong cuộc sống
Không gian mạng là môi trường mở với đa dạng nguồn thông tin mà người dùng ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể truy cập, chia sẻ nên rất khó để kiểm soát những luồng thông tin xấu, độc, những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến người dùng nhất là trẻ em Vì vậy việc đảm bảo an toàn trong không gian mạng là
Trang 28vô cùng cần thiết
Tại khoản 1 Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng năm 2015 đưa ra khái niệm
“An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin” [25]
Như vậy cùng với định nghĩa về mạng, môi trường mạng có thể hiểu “an
toàn trên không gian mạng là trạng thái mà cá nhân, tổ chức tự bảo vệ hoặc được bảo vệ về thông tin, đời sống cá nhân, danh dự, nhân phẩm trước những tác nhân nguy hại có thể diễn ra trong môi trường không gian mạng nhằm đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức sử dụng mạng”
1.2.1.3 Kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn
Không có khái niệm cụ thể, đồng nhất về kỹ năng, có thể hiểu kỹ năng (tên tiếng anh là Skill) là việc một người nào đó vận dụng khả năng hay năng lực để thực hiện hành động gì đó nhằm tạo ra kết quả như mong muốn Tổ chức kỹ năng nghề quốc tế (Worldskills International) định nghĩa kỹ năng là sự thành thạo một công việc, hoạt động cụ thể mà sự thông thạo này có được qua sự giáo dục, đào tạo và trải qua thực hành Kỹ năng cũng có thể hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là kỹ thuật trong nghề nghiệp mang tính chuyên môn hoặc những liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp – kỹ năng mềm…
Có nhiều loại kỹ năng như kỹ năng mềm, kỹ năng cứng, kỹ năng sống, theo nhiều nghiên cứu có thể thấy các kỹ năng an toàn là một yếu tố thuộc phạm trù rộng là kỹ năng sống Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày [50] Và kỹ năng bảo đảm an toàn của bản thân các cá nhân trước các tác động của cuộc sống là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong nội dung tìm hiểu về kỹ năng sống Đặc biệt trong môi trường mạng với những đặc điểm riêng biệt dễ nảy sinh các yếu tố không an toàn khó kiểm soát thì con người càng cần những kỹ năng để tự bảo đảm an toàn cho bản thân nói riêng và xã hội nói chung trong môi trường mạng
Trang 29Cùng với các khái niệm về an toàn, an toàn trên không gian mạng, kỹ năng,
kỹ năng sống có thể khái quát: Kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn là khả năng,
năng lực của mỗi cá nhân được hình thành thông qua những trải nghiệm của cá nhân đó trên không gian mạng bằng việc: bảo mật thông tin cá nhân, tìm hiểu thông tin, ứng xử văn minh trên mạng xã hội, nhận biết các dạng lừa đảo trên mạng xã hội, quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội tìm kiếm sự hỗ trợ giải quyết vấn đề gặp phải trên môi trường mạng, để phòng tránh và bảo vệ chính mình trước những tác nhân nguy hại trong không gian mạng
1.2.2 Giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn, Giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học
1.2.2.1 Giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn
Với tư cách là một kỹ năng trong nhóm kỹ năng sống cần được giáo dục cho các cá nhân nhất là cho nhóm cá nhân yếu thế bao gồm trẻ em nên KNSD mạng internet an toàn cũng là nội dung được yêu cầu đưa vào chương trình giáo dục hiện đại Các tổ chức thế giới như UNICEF hay UNESCO đều đưa ra quan điểm giáo dục kỹ năng sống không phải lĩnh vực hay môn học, nhưng việc đưa vào giáo dục các nội dung này có thể tạo ra những kiến thức, giá trị và kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển của các cá nhân trong đời sống và trong học tập nhất là trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay
Giáo dục KNSD mạng internet an toàn là một nội dung đưa vào trong giáo dục các kỹ năng sống cho người học theo từng lứa tuổi, qua hoạt động giáo dục người học có được những hiểu biết nhận thức về mạng, những tác nhân gây hại có thể diễn ra trong môi trường mạng, cách thức phòng tránh, xử lý tình huống từ đó giúp người học có kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia vào không gian mạng
Như vậy có thể nhận định: “giáo dục KNSD mạng internet an toàn là quá
trình nhà giáo dục tác động tới người học thông qua việc thực hiện các thành tố của hoạt động giáo dục gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả nhằm hình thành và phát triển ở người học những kỹ năng: bảo mật thông tin cá nhân, tìm hiểu thông tin, ứng xử văn minh trên
Trang 30mạng xã hội, nhận biết các dạng lừa đảo trên mạng xã hội, quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội tìm kiếm sự hỗ trợ giải quyết vấn đề gặp phải trên môi trường mạng, phù hợp với lứa tuổi và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội nhất định để tự bảo vệ, đảm bảo an toàn khi người học tham gia trên không gian mạng”
1.2.2.2 Giáo dục kỹ năng kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học
Người học, đặc biệt là học sinh tiểu học là đối tượng cần được quan tâm một cách đặc biệt trong giáo dục KNS, kỹ năng an toàn vì tính chất, đặc điểm của lứa tuổi này Giáo dục KNS nói chung và các kỹ năng an toàn cho học sinh là quá trình hình thành nhận thức, rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi giúp học sinh có tri thức, thái độ, kỹ năng phù hợp đáp ứng được những yêu cầu cũng như đảm bảo năng lực thích nghi với cuộc sống hiện đại
Giáo dục kỹ năng an toàn ngoài chỉ cho học sinh biết đúng, sai, điều cần thiết nhất là giúp trẻ có khả năng tự nhận biết những tình huống có thể gây nguy hại cho bản thân hoặc cho người khác vì hành vi của mình, từ đó có khả năng lựa chọn những giải pháp để ứng phó với các tình huống tiêu cực trong thực tế cuộc sống Đặc biệt là trong không gian mạng, nơi biến đổi không ngừng và ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn thì chỉ qua giáo dục trẻ mới có kiến thức để nhận biết và ứng phó từ đó giữ an toàn cho bản thân trong môi trường mạng Việc giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn là phù hợp và là một bộ phận gắn liền với các chính sách phát triển mới liên quan đến trẻ em như: Công ước về Quyền trẻ em, Luật an toàn thông tin mạng, Luật an ninh mạng, Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025
Như vậy: Giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu
học là quá trình tác động của nhà giáo dục tới học sinh tiểu học thông qua việc thực hiện các thành tố của hoạt động giáo dục gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả nhằm hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học những kỹ năng: bảo mật thông tin cá nhân, tìm hiểu thông tin, ứng xử văn minh trên mạng xã hội, nhận biết các dạng lừa đảo trên mạng xã hội, quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội tìm kiếm sự hỗ trợ giải quyết vấn đề gặp phải trên môi trường mạng, phù hợp với lứa tuổi (6-11 tuổi) và điều kiện kinh
Trang 31tế-văn hóa-xã hội nhất định để bảo vệ, bảo đảm an toàn cho học sinh tiểu học khi tham gia trong không gian mạng
1.2.3 Quản lý giáo dục, quản lý giáo dục kỹ năng kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học
1.2.3.1 Quản lý giáo dục
Có nhiều quan điểm về quản lý, trong từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Quản lý” là một động từ gồm 2 yếu tố “quản” là giữ gìn, trông coi với những yêu cầu cụ thể và “lý” là điều khiển, tổ chức các hoạt động theo những yêu cầu cụ thể Tuy có khác nhau về cách tiếp cận nhưng đều thể hiện một số điểm chung: Quản lý là một quá trình gây ảnh hưởng liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung Quản lý muốn đạt hiệu quả thì phụ thuộc vào các yếu tố: Chủ thể, khách thể, mục tiêu, phương pháp, công cụ quản lý
Giáo dục là một lĩnh vực có những đặc thù nên quản lý giáo dục ngoài những đặc điểm chung của quản lý thì cũng mang những sự khác biệt nhất là trong chức năng quản lý Có nhiều khái niệm được đưa ra về quản lý giáo dục (QLGD) như trong giáo trình “Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục” tác giả Đặng Quốc Bảo đã khái quát “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [2, tr 31] Trong ấn phẩm “Một số vấn đề giáo dục và khoa học
giáo dục” của mình thì tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh “Quản lý giáo dục
là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất” [13, tr 61]
Có thể khái quát rằng QLGD là quá trình tác động có định hướng của nhà
quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Những tác động trong quá trình quản lý giúp nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch trong việc dạy và
Trang 32học theo mục tiêu đào tạo chung 1.2.3.2 Quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học
Từ định nghĩa về QLGD có thể thấy quản lý giáo dục các kỹ năng an toàn nói chung và KNSD mạng internet an toàn nói riêng cho học sinh trong nhà trường là một hệ thống những tác động từ những nhà giáo dục một cách hợp lý và hướng đích đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của những thành phần này vào các giai đoạn của hoạt động giáo dục kỹ năng của nhà trường, nhằm hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện các kỹ năng đã đề ra cho học sinh Quá trình quản lý hoạt động này đòi hòi các nhà quản lý giáo dục phải nắm rõ các nguyên tắc, thực hiện đúng đủ các quy trình quản lý cũng như hiểu rõ đối tượng quản lý, nội dung giáo dục từ đó có những phương pháp quản lý phù hợp với hoạt động giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh bậc tiểu học
Có thể định nghĩa: Quản lý giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học
sinh tiểu học là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua quá trình thực hiện các nội dung quản lý gồm: xác định mục tiêu, nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả nhằm hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học những kỹ năng: bảo mật thông tin cá nhân, tìm hiểu thông tin, ứng xử văn minh trên mạng xã hội, nhận biết các dạng lừa đảo trên mạng xã hội, quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội tìm kiếm sự hỗ trợ giải quyết vấn đề gặp phải trên môi trường mạng, phù hợp với lứa tuổi (6-11 tuổi) và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội nhất định để bảo vệ, bảo đảm an toàn cho học sinh tiểu học khi tham gia trong không gian mạng
1.3 Các biểu hiện của kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn của học sinh tiểu
học
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học (từ 6-11 tuổi) đang hình thành và phát triển cả về mặt tâm sinh lý, đây là giai đoạn trẻ từng bước gia nhập vào rất nhiều các mối quan hệ trong xã hội Tuy nhiên học sinh tiểu học chưa có đủ ý thức, phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà giai đoạn này trẻ cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người
Trang 33lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội
Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học là dễ thích nghi, tiếp nhận cái mới nhưng lại thiếu sự tập trung cao độ Trẻ nhớ và quên nhanh vì khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, bộc lộ rõ nét tính hiếu động, dễ xúc động Ở học sinh tiểu học thì tri giác phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan vì vậy nhà giáo dục có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách và hình thành kỹ năng nhìn sự vật, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe từ đó nhận diện sự vật hiện tượng Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên ở phần đông học sinh tiểu học thì hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn ở mức đơn giản
Trí tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dặn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em
Ở học sinh tiểu học chú ý có chủ định học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh, các em có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc Vì vậy, trong hoạt động dạy học thì người giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động tức là để trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động để phát triển tư duy cho học sinh
Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha Khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư
Như vậy ở lứa tuổi tiểu học do đặc điểm về nhận thức, tình cảm, tư duy dẫn đến trẻ rất dễ bị hấp dẫn, lôi kéo bởi những nội dung có yếu tố trực quan tác động trực tiếp đến tình cảm, thị giác Học sinh tiểu học phân thành nhiều cấp độ tuổi, ở mỗi độ tuổi lại có sự phát triển khác nhau về nhận thức, tâm sinh lý Mặt khác ở lứa
Trang 34tuổi còn chưa tự lập được ở các hoạt động học tập, các hoạt động cá nhân nên việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác, vì vậy đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cũng như có phương pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng học sinh đảm bảo mục tiêu giáo dục
1.3.2 Những ảnh hưởng của mạng internet tới học sinh tiểu học
1.3.2.1 Những ảnh hưởng tích cực của mạng internet tới học sinh
Internet và mạng xã hội làm cuộc sống của con người nói chung và học sinh nói riêng hiện đại hơn, phát triển hơn, thông minh hơn, việc kết nối với nhau dễ dàng hơn và học sinh cũng dễ dàng tiếp cận là kho cung cấp tri thức của nhân loại cả về hình ảnh, âm thanh, màu sắc Đây là lợi thế cho giáo dục học sinh tiểu học bằng trực quan sinh động
Internet cung cấp cho học sinh những phương tiện truyền đạt, trao đổi thông tin để cùng học tập một cách hiệu quả nhất Học sinh có thể sử dụng các ứng dụng như Messenger, Zalo,…; khi cần liên lạc để hỏi bài hay trao đổi các vấn đề về trường lớp, hay khi cần xem video bài giảng để hiểu thêm bài học từ cách truyền đạt của các thầy cô khác, cũng như có thể truy cập vào Youtube, Facebook,…; có thể dùng Zoom, Microsoft Teams khi cần học trực tuyến mùa dịch Với sự hỗ trợ của Internet, học sinh, phụ huynh và giáo viên đều có thể tương tác ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào
Internet giúp học sinh được giải toả và giải trí qua các kênh hoạt hình, xem video, nghe podcast, đọc sách trực tuyến,… Các hình thức giải trí ngày nay đã được mở rộng, trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều qua những trang mạng xã hội hay nền tảng chia sẻ thông tin trực tuyến Bên cạnh đó, việc có thể nói chuyện với nhau miễn phí trên mạng cũng là cách các em cùng chia sẻ áp lực với nhau
1.3.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng internet tới học sinh
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, việc sử dụng internet quá mức sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần của trẻ em, hay khả năng gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng như: bị mất thông tin cá nhân, lừa đảo, bị quấy rối trên mạng, nghiện game online, xem các ấn phẩm không phù hợp, đối mặt với các thông tin sai
Trang 35lệch, hay thậm chí cả các nguy cơ bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại đến tính mạng… Có thể kể đến bốn loại rủi ro mà học sinh có thể gặp phải:
Rủi ro về nội dung: trẻ có thể cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi có thể
bắt gặp những nội dung như hình ảnh khiêu dâm trong trò chơi, hình ảnh ngược đãi động vật, hình ảnh và bạo lực thực tế hoặc được phỏng theo
Rủi ro tiếp xúc: trẻ có thể tiếp xúc với những người không quen biết hoặc với đối
tượng giả làm trẻ em khi trực tuyến, nên dẫn đến việc trẻ bị thuyết phục chia sẻ thông tin cá nhân, cung cấp chi tiết liên hệ khi nhấp vào thông báo gửi đến hoặc gặp trực tiếp
người trên mạng nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho trẻ cả về tài sản và con người
Rủi ro về hành vi: trẻ có thể học theo những hành động làm tổn thương người
khác hoặc trở thành nạn nhân của loại hành vi này Một rủi ro hành vi khác là vô
tình mua hàng trong ứng dụng dẫn đến thiệt hại về tài sản
Rủi ro hợp đồng: xảy ra khi trẻ ký hợp đồng, điều khoản hoặc điều kiện
không đúng quy định pháp lý trong khi trẻ không hiểu hoặc không biết Như trường hợp trẻ có thể nhấp vào thông điệp tiếp thị cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu cá nhân hoặc gia đình của chúng hoặc sử dụng đồ chơi, ứng dụng, thiết bị có tính
bảo mật thấp nên dễ bị đánh cắp danh tính hoặc gian lận
Mạng internet cung cấp kiến thức và thông tin, thiết lập không gian giải trí, tăng cường tương tác xã hội, tạo môi trường chia sẻ kết nối… mang lại nhiều lợi ích và cơ hội lớn cho trẻ em Tuy nhiên internet và mạng xã hội cũng mang đến nhiều tác hại, không chỉ đối với người trẻ em mà đối với tất cả mọi người nếu không biết cách kiểm soát chúng Rất cần thiết phải giáo dục các kỹ năng sử dụng mạng internet một cách bảo đảm an toàn cho học sinh nhất là học sinh tiểu học
1.3.3.Các biểu hiện của kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn của học sinh tiểu học
Những nội dung giáo dục kỹ năng sống trong bộ tài liệu “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở cấp Tiểu học” (tài liệu dành cho giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) [3] được biên soạn theo yêu cầu của thông tư 04/2014 của Bộ GD&ĐT bao gồm 21 kỹ năng cơ bản, cần thiết là: (1) kỹ năng nhận thức; (2) kỹ
Trang 36năng xác định giá trị; (3) kỹ năng kiểm soát cảm xúc; (4) kỹ năng ứng phó với căng thẳng; (5) kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; (6) kỹ năng thể hiện sự tự tin; (7) kỹ năng giao tiếp; (8) kỹ năng lắng nghe tích cực; (9) kỹ năng thể hiện sự cảm thông; (10) kỹ năng thương lượng; (11) kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; (12) kỹ năng hợp tác; (13) kỹ năng tư duy phê phán; (14) kỹ năng tư duy sáng tạo; (15) kỹ năng ra quyết định; (16) kỹ năng giải quyết vấn đề; (17) kỹ năng kiên định; (18) kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; (19) kỹ năng đặt mục tiêu; (20) kỹ năng quản lý thời gian; (21) kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin,
Với nhận định giáo dục KNSD mạng intrernet an toàn là một trong những nội dung của giáo dục KNS cho học sinh tiểu học vì vậy ngoài 21 KNS cơ bản theo yêu cầu của giáo dục tiểu học cùng với những đặc trưng riêng của không gian mạng và vấn đề an ninh, an toàn mạng thì các biểu hiện của KNSD mạng intrernet an toàn cần có ở học sinh tiểu học ở những nội dung:
- Biết bảo mật thông tin cá nhân: Những thông tin như tên thật, tuổi, trường lớp, địa chỉ nhà, ảnh cá nhân hay các loại mật khẩu là những thông tin cá nhân, cần được bảo mật, không nên chia sẻ những thông tin này trên mạng Việc hướng dẫn trẻ bảo mật tài khoản 2 lớp để tránh bị lấy cắp tài khoản phục vụ cho những mục đích xấu Với trẻ lứa tuổi học sinh thì những bài đăng trên mạng phải giới hạn người xem là bạn bè, để tránh sự nhòm ngó từ người lạ
- Biết tìm hiểu thông tin: Việc tìm hiểu, nhận biết các luồng thông tin có hại, nguy hiểm trên mạng giúp trẻ không tin tưởng vào các,nguồn tin sai trái, ảnh hưởng đến nhận thức, tiếp tay cho kẻ xấu lan truyền tin giả; trẻ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những nội dung tiêu cực Việc biết cách tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm, trên các trang Web chính thống và hiểu sự đúng đắn, cần thiết của các thông tin này giúp học sinh tránh được những nguy cơ bị xâm nhập bởi các trang Web độc hại, có được những thông tin hữu ích phục vụ cho học tập và giải trí
- Có hành vi ứng xử văn minh trên mạng xã hội: Việc giáo dục kỹ năng này giúp trẻ sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, không có những hành vi kém văn hoá, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
- Nhận biết được các dạng lừa đảo trên mạng xã hội: Hiện nay có rất nhiều
Trang 37dạng lừa đảo qua mạng vì vậy giáo dục cho học sinh kỹ năng nhận diện những yêu cầu gây nguy hiểm như gửi ảnh cá nhân, đặc biệt là ảnh nhạy cảm, gửi thông tin cá nhân… để không rơi vào những bẫy lừa đảo online hiện đang bùng nổ khá nhiều trong thời gian qua trên cả thế giới và Việt Nam là vô cùng cần thiết Việc giáo dục nguyên tắc “không chia sẻ thông tin cá nhân”, đặc biệt là chia sẻ trên mạng xã hội giúp trẻ không trở thành nạn nhân của lừa đảo Bên cạnh đó cần giáo dục, hướng dẫn cho học sinh nhận biết các trò chơi trúng thưởng, không nhấn vào đường link lạ để tránh bị mất tài khoản hay bị đánh cắp thông tin
- Quản lý được thời gian sử dụng mạng xã hội : Học sinh cần có nhận thức về thời gian hợp lý có thể sử dụng mạng xã hội để có kỹ năng quản lý thời gian sử dụng mạng internet tránh lạm dụng, ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục khác Cần giáo dục cho trẻ cách sử dụng thời gian hợp lý, phụ huynh cũng cần có những nguyên tắc để quản lý thời gian cho con sử dụng mạng xã hội
- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ giải quyết những vấn đề gặp phải trên môi trường mạng: Học sinh cần có kỹ năng nhận biết những vấn đề gặp phải trên mạng xã hội và có kiến thức để xác định “người tin tưởng”- người có thể hỗ trợ các em trong các vấn đề gặp phải trên mạng xã hội Có thể là bố, mẹ, anh, chị, thầy, cô những người mà các em cần biết về khả năng có thể hỗ trợ và cho mình tin tưởng nếu rơi vào các tình huống xấu khi sử dụng mạng internet
1.4 Giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học
1.4.1 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học
Trong tài liệu “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” có nêu mục
tiêu giáo dục kỹ năng sống là “nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị,
thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; phát
Trang 38triển hài hòa, toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức” [3]
Thực chất việc giáo dục các kỹ năng an toàn nói riêng và các KNS khác nói chung cho học sinh giúp các em có kỹ năng tự bảo vệ mình trước những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh trong đó có vấn đề về an toàn mạng; giúp các em học cách làm chủ bản thân, biết ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, phòng ngừa được những hành vi có hại tới sự phát triển của bản thân và của xã hội điều này cũng gián tiếp giúp các em rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng
Mục tiêu của giáo dục KNSD mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học đầu tiên là căn cứ vào các mục tiêu chung của quyết định số 830/GĐ-TTg, ngày 1/6/2021 phê duyệt chương trình quốc gia “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ [32] Cụ thể:
- Điều 1, mục tiêu b) Trang bị kiến thức, kĩ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng, trong đó gồm: Sử dụng môi trường mạng và cách thức nhận diện, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng
- Điều 1, mục tiêu d) thực hiện các giải pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em được tham gia an toàn, lành mạnh trên môi trường mạng và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp để trẻ phục hồi khi chịu tác động tiêu cực từ môi trường mạng
Mục tiêu giáo dục KNSD mạng internet an toàn về Tri thức: giáo dục KNSD giúp trang bị cho các em những kỹ năng thiết yếu để nhận biết được các hành vi giả mạo danh tính/lừa đảo trên mạng phổ biến; nhận diện nhận biết các trang Web, phần mềm an toàn; nhận biết các thông tin và biết cách chia sẻ thông tin khi cần thiết; Hiểu và có trách nhiệm, suy nghĩ cẩn trọng trước khi chia sẻ thông tin trên không gian mạng, biết vì sao phải cẩn thận trước khi chia sẻ thông tin cá nhân trên không gian mạng
Mục tiêu về Kỹ năng: giáo dục KNSD mạng internet an toàn giúp học sinh có được những kỹ năng cần thiết để phòng tránh và ứng phó với các mối đe dọa, rủi ro an
Trang 39toàn, an ninh mạng Giúp học sinh thực hiện được xác định những thông tin và tin nhắn nhất định trên mạng có đúng sự thật hay là lừa đảo; Thực hiện được đặt mật khẩu đủ mạnh và không chia sẻ mật khẩu; Thực hành được sử dụng Internet để lan tỏa những điều tích cực và ngăn chặn những hành vi bắt nạt hoặc hành vi không phù hợp
Mục tiêu về Thái độ: trên cơ sở giáo dục KNSD mạng internet an toàn hình thành nên những hành vi tích cực, thói quen tốt giúp phát triển năng lực số cho đối tượng học sinh, tránh được những rủi ro trong quá trình sử dụng mạng internet, mạng xã hội từ đó giúp các em tự tin tiếp cận, tham gia vào các cơ hội học tập của thời đại số Đồng thời giúp học sinh biết cách ứng xử văn minh khi sử dụng internet
Kết nối kinh nghiệm, kỹ năng cho học sinh nhờ quá trình phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục
Chính vì vậy để đảm bảo trang bị được những kỹ năng cần thiết, phù hợp với từng độ tuổi, điều kiện kinh tế- văn hoá- xã hội cần xây dựng những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động Đồng thời cần có sự cụ thể, rõ ràng, chi tiết mục tiêu cho từng khối lớp, cho từng kĩ năng Những mục tiêu giáo dục KNSD mạng internet an toàn cần có tính khả thi, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế địa phương, luôn tính đến phương án tổ chức giáo dục trực quan sinh động phù hợp với học sinh tiểu học Những mục tiêu đặt ra cần đo lường và xác định được thời gian hoàn thành
1.4.2 Nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh tiểu học
Giáo dục KNSD mạng internet an toàn là giáo dục cho học sinh những kỹ năng cơ bản và cần thiết để nhận biết các tình huống trong cuộc sống nói chung và trong không gian mạng nói riêng từ đó hình thành cho học sinh thói quen sử dụng mạng an toàn, hiệu quả đảm bảo đúng các quy định pháp luật, phù hợp với thực tiễn cuộc sống
Nội dung giáo dục KNSD mạng internet an toàn phải phù hợp với từng lứa tuổi và có nội dung cho học sinh được rèn luyện theo mức độ tăng dần Giáo dục KNSD mạng internet an toàn ngoài giáo dục các kỹ năng sống cần có như (1) kỹ năng nhận thức; (2) kỹ năng xác định giá trị; (3) kỹ năng kiểm soát cảm xúc; (4) kỹ
Trang 40năng ứng phó với căng thẳng; (5) kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; (6) kỹ năng thể hiện sự tự tin; (7) kỹ năng giao tiếp; (8) kỹ năng lắng nghe tích cực; (9) kỹ năng thể hiện sự cảm thông; (10) kỹ năng thương lượng; (11) kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; (12) kỹ năng hợp tác; (13) kỹ năng tư duy phê phán; (14) kỹ năng tư duy sáng tạo; (15) kỹ năng ra quyết định; (16) kỹ năng giải quyết vấn đề; (17) kỹ năng kiên định; (18) kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; (19) kỹ năng đặt mục tiêu; (20) kỹ năng quản lý thời gian; (21) kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Thì giáo dục KNSD mạng internet an toàn cần tập trung trang bị cho học sinh tiểu học những kỹ năng để đảm bảo an toàn trong môi trường mạng gồm các kỹ năng: (1) Kỹ năng bảo mật thông tin cá nhân; (2) Kỹ năng tìm hiểu thông tin - tìm kiếm và xử lý thông tin; (3) Kỹ năng ứng xử văn minh trên mạng; (4) Kỹ năng nhận biết các dạng lừa đảo qua mạng; (5) Kỹ năng quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội.(6) Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giải quyết vấn đề gặp phải trên môi trường mạng
Theo Google và trung tâm CFC trong Tài liệu “Tập huấn giáo viên tiểu học hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả nội dung giáo dục KNSD mạng internet an toàn cần giáo dục các quy tắc ứng xử trên môi trường Internet cho trẻ dựa trên năm phẩm chất của người dùng Internet tuyệt vời bao gồm: Dùng Internet Thông Minh; Dùng Internet Tỉnh táo; Dùng Internet Mạnh mẽ; Tử tế Dùng Internet Tử tế; Dùng Internet Can đảm [8]
Cũng theo Tài liệu “Tập huấn giáo viên tiểu học hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả” [8] có thể xây dựng các chủ đề giáo dục gắn với giáo dục 06 KNSD mạng internet an toàn bao gồm:
* Chủ đề Cẩn thận khi chia sẻ: Chủ đề giáo dục cho học sinh hiểu và có
trách nhiệm, suy nghĩ cẩn trọng trước khi chia sẻ thông tin trên không gian mạng; Biết vì sao phải cẩn thận trước khi chia sẻ thông tin cá nhân trên không gian mạng; Thực hiện được việc phân loại thông tin nào nên chia sẻ và chia sẻ với ai Từ đó hình thành các kỹ năng bảo mật thông tin cá nhân; kỹ năng nhận diện thông tin; kỹ năng ứng xử văn minh trên mạng và kỹ năng nhận biết các dạng lừa đảo qua mạng
* Chủ đề Đừng rơi vào cạm bẫy: Chủ đề cho học sinh biết thế nào là hành vi
tấn công giả mạo/ lừa đảo trên mạng; giúp học sinh nhận biết được các hành vi giả