Trong công trình nghiên cứu của mình về văn nghị luận, các tác giả William Strong và Mark Lester đã đưa quan niệmloại văn bản có gây ảnh hưởng và tác động đến người đọc là văn nghị luận
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNGĐẠI HỌC GIÁO DỤC • • •
NGUYỄN THỊTRÀMY
DẠY VIÉTBÀI VĂN NGHỊ LUẬNXÃ HỘI CHO HỌC SINHLỚP 10 THEO YÊU CẦU CỦA CHƯONGTRÌNH
GIÁO DỤCPHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN 2018
LUẬN VĂNTHẠC sĩ sư PHẠM NGỮVĂN CHUYÊNNGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯONG PHÁP DẠY HỌC
Bộ MÔN NGŨ VÀNMã số: 8 14 02 17.01
Người hướng dẫnkhoa học: TS PHẠM THỊTHANH PHƯỢNG
HÀ NỘI- 2024
Trang 2LỜI CẢMƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội Có được bài luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội,phòng đào tạo sau đại học, Khoa Sư phạm, đặc biệt là TS PHẠM THỊTHANH PHƯỢNG đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tác giả với nhữngchỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoànthành đề tài "Dạy học viết văn nghị luận xã hội theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018”
-Qua đây, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo là giảng viên đã dạy học tại lớp cao học Phương pháp và Lí luận dạy học môn Ngừ văn đợt 2 năm 2021 Trong hai năm học vừa qua, mỗi bài dạy của thầycô đều là những bài học quý giá cho tác giả thực hiện đề tài này
Xin ghi nhận công sức và nhũng đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn học viên lóp cao học, các đồng chí giáo viên đồng nghiệp
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn và có thể áp dụng sâu rộng hơn trong thực tế
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Trà My
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮTSTT
2 CTGDPT Chương trình Giáo dục phổ thông3 CTGDPT NV 2018 Chương trinh Giáo dục phố thông môn Ngữ văn
20184 CTNV 2018 Chương trình Ngữ văn 2018
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Cấu trúc luận vãn 7
CHƯƠNG 1 8
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 Cơ SỞ lỷ luận ; 8
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về dạy học viết 8
1.1.2 Khái quát cơ bản về văn nghị luận xã hội 12
1.1.3 Dạy học viết bài văn bản nghị luận xã hội cho HS THPT 17
1.1.4 Nhận thức viết văn của học sinh lớp 10 21
2.1.2 Bám sát đặc trưng của thê loại văn nghị luận 41
2.1.3 Đáp úng yêu cầu dạy học tích họp 42
2.1.4 Đảm bảo tính sáng tạo, tích cực và chủ động của HS 43
2.1.5 Đáp úng về yêu cầu sử dụng các phương tiện, kỹ thuật dạy họchiện đại 43
2.2 Quy trinh dạy viết văn nghị luận xã hội cho HS lóp 10 theo Chươngtrỉnh Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 43
Trang 52.3.2 Sử dụng phiếu học tập 65
2.3.3 Kỹ thuật khăn trải bàn 68
2.3.4 Dạy học hợp đồng 70
2.3.5 Góc học tập 72
2.3.6 Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy” 77
2.3.7 Xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng viết cho HS 77
2.4 Kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết văn nghị luận xã hội 80
2.4.1 Khái quát về kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết 80
2.4.2 Khái quát về kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết bài văn nghị luận xãhội „ 81
2.4.3 Kiểm tra đánh giá 84
3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 105
3.3.1 Các phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm 105
3.3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm 105
3.3.3 Một số kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm 113
Trang 6MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đềtài
1.1 Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản có lịch sử lâu đời vàđến nay là loại văn bản quan trọng trong dạy học kĩ năng viết môn Ngữ văn Vănnghị luận nói chung thường là bàn về nhũng vấn đề thời đại nên mang tính chất thực hành và tống họp cao Từ văn bản này, HS có thế rèn luyện tư duy, khá năng lập luận và phân tích một vấn đề được đặt ra trong đời sống Đó là một nhiệm vụ học tập quan trọng giúp HS thể hiện được chính kiến của bản thân,trình bày được quan điểm, ý kiến của mình Từ đó rèn luyện cho HS khả năngsáng tạo cúa bản thân và phát huy được tiềm năng tư duy của HS trước một vấnđề trong cuộc sống
1.2 Mục đích của văn nghị luận là trinh bày được tư tưởng, thuyết phục được người đọc, người nghe theo những phân tích, lập luận về vấn đề được đưa ra Khi phân tích, bàn luận về những vấn đề trong văn nghị luận như vậy giúp HS có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống Những vấn đề được đề cập trong nghị luận xã hội có tính thực tế, bởi những vấn đề đó xoay quanh cuộc sống của mỗi người Để thuyết phục được người đọc với những ví dụ, bằng chứng lấy từ trong cuộc sống đời thường, đòi hỏi người viết phải cập nhật thông tin thườngxuyên và biết chọn lọc thông tin Với những vai trò to lớn mà văn nghị luận xã hội mang lại thì việc dạy HS cách tạo lập văn bản nghị luận nói chung và vănnghị luận xã hội nói riêng là điều cần thiết
1.3 Hiện nay, Chương trình Ngữ văn 2018 đã đặt ra những yêu cầu cần đạt khá cụ thể cho bốn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Trong đó yêu cầu cần đạt vềviết bài văn NLXH được cụ thế hóa ở hai phương diện: quy trình viết và thựchành viết Tuy nhiên, trong thực tế việc dạy học viết văn nghị luận nói chung vàvăn NLXH nói riêng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi Thực trạng này diễn ra một phần xuất phát từ quy trinh dạy học và phương pháp dạy học Khitiến hành khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, GV vẫn chỉ chú trọng vào sản
1'
Trang 7phẩm sau cùng của HS mà chưa quan tâm nhiều đến quá trình HS tiến hành và thực hiện sản phẩm đó Vì vậy, GV việc đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình học viết còn nhiều khó khăn hoặc chưa chính xác Và HS cũng chưa thực
sự chủ động trong hoạt động học của mình cũng như có thế tiến hành tự đánh giásản phẩm viết của mình một cách đúng đắn Những khảo sát thực tế này đã chothấy rằng, trước sự đối mới của Chương trình Giáo dục, việc dạy học viết văn bản NLXH cần có những sự thay đổi, đổi mới theo yêư cầu của chương trình
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Dạy họcviết bài văn nghị luận xã hội cho HS lớp 10 theo yêu cầu của Chương trình Giáodục phổ thông môn Ngữ văn 2018”
2.Lịchsửvấn đềnghiên cứu2.7. Những nghiên cứu vềdạy học viếtvăn nghị luận ở nước ngoài
Văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng từ lâu đã đượcquan tâm, chú trọng ở nhiều nước trên thế giới, được xuất hiện dưới hai thuậtngữ: Argumentative textvà Persuasive text.
Đối với văn nghị luận, theo ACARA (Australian Curriculum AssessmentandReporting Authority) cho rằng: “Văn nghị luận là loại văn bản có mục đíchchính là trình bày một quan điểm và thuyết phục người đọc, người xem và ngườinghe” [23] Khi nghiên cứu về văn nghị luận, tác giả Alan R Hirvela và Diane Belcher trong cuốn Argumentative Writingin a Sencond Language(Viết tranh
luận bằng ngônngữ thứ hai) đã đưa ra quan niệm (dựa trên định nghĩa về lậpluận của Van Eemeren et al (1997)) về văn nghị luận là sử dụng ngôn ngữ đếbiện minh hoặc bác bở quan điểm, nhằm đạt được sự đồng thuận về quan điểm
[25] Trong cuốn Reading argumentative text (Đọc vănbản nghị luận) tác giả cũng cho rằng: Văn nghị luận là hình thức lập luận đưa ra một kết luận (hoặc luận đề) và cố gắng chứng minh rằng kết luận đó là đúng dựa trên tính đúng đắncủa một hoặc nhiều tuyên bố liên quan Hoặc có thề hiểu rằng, văn nghị luận là khẳng định một lập luận, tác giả nói điều này với độc giả của mình: “Nếu những
Trang 8tuyên bô này (tiên đê) là đúng thì tuyên bô này (kêt luận) cũng đúng hoặc nêu bạn biết rằng các tiền đề là đúng và tôi đang nói với bạn rằng đúng như vậy thì bạn biết rằng kết luận đó là đúng” [27] Trong công trình nghiên cứu của mình về văn nghị luận, các tác giả William Strong và Mark Lester đã đưa quan niệmloại văn bản có gây ảnh hưởng và tác động đến người đọc là văn nghị luận [31].
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đưa nhiều phương pháp tiếp cận văn bản nghịluận đặc biệt là thao tác đọc hiểu và cách học sinh thu thập, tống họp tư liệu, thông tin để viết bài nghị luận cũng như đánh giá kĩ năng viết Chẳng hạn, cách sử dụng bộ công cụ học tập chuyên nghiệp 3x3 dựa trên SFL (Humphrey, Martin, Dreyfus & Mahboob, 2010) để khái niệm hóa, phân tích và làm mẫu văn bản tranh luận Đồng thời các nghiên cứu cũng đưa ra tiến trình tạo lập văn bàn nghị luận với những cách gọi khác nhau:
- Nảy sinh ý tưởng - Phát triển và hệ thống các ý tưởng - Diễn đạt các ý
thành đoạn, bài - Chỉnh sửa, biên tập.- Trước viết - viết - Viết lại
Khi tạo lập văn bản, người viết sừ dụng ngôn ngữ để thể hiện rõ quan điểm,suy nghĩ của bản thân, và những quan điểm đó đã đảm bảo về nhũng chuẩn mựcxã hội và sử dụng ngôn từ phù họp Do đó, đối với việc dạy học tạo lập văn bảncần dạy cho HS tiến trinh tạo lập ra văn bản, để HS có thể hiểu và áp dụng để tạo lập các văn bản khác, “thay vì dạy HS tạo ra sản phấm cuối cùng chúng ta nên dạy HS hiểu tạo lập văn bản là một tiến trình không có điểm dừng, GV Cần thiết phải dạy học sinh viết thông qua toàn bộ tiến trinh viết để tiến trình này trở nênquen thuộc với HS và được HS hiểu một cách thấu đáo”[13]
Từ các bước viết văn bản nói chung, cách viết một văn bản nghị luận gồm các bước sau: Thứ nhất, cần xác định vấn đề (vấn đề cần bàn luận, nghị luận) vàđối tượng (người nghe, người đọc là ai? Có đặc điểm gì ở họ cần chú ý để từ đóngười viết xác định được đúng vị thế, sử dụng ngôn từ cho phù họp, thuyết phục) Thứ hai, tìm ý và chọn ý (vẽ sơ đồ ý), người viết cần xác định được các ý
3
Trang 9chính, cần thiết phải có trong bài viết của mình và tiến hành sắp xếp các ý tìm được một cách phù hợp Thứ ba, Phác thảo dàn ý Và cuối cùng là quá trình viết
[29]
2.2 Những nghiên cún về dạy học viếtvăn nghị luận ởtrong nước
Lịch sử nghiên cứu về văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xã hội nóiriêng (trước đồi mới chương trình) đã có nhiều công trình nghiên cún và cáccuốn sách chuyên khảo nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng, cách làm bài vănnghị luận:
Trong cuốn Làm văn của nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thị Thành đà đưa ra khái qưát về văn nghị luận dựa trên các nghiên cứu về văn nghị luận trong tiến trình lịch sử đồng thời cũng phân tích những đặc điểm của văn nghị luận như: các thao tác lập luận và sự kết hợp của chúng trong văn nghị luận; luận điểm và lập luận trong văn nghị luận; ngôn ngữ trong vănnghị luận [16] Cùng với đó, các tác giả đưa ra một số ví dụ phân tích đề vãn nghị luận Sau cùng, đưa ra cách làm văn bản nghị luận với hai thao tác quan trọng nhất là: nhận thức đúng vấn đề trọng tâm mà đề yêu cầu làm sáng tỏ vàhỉnh thành được hệ thống ý làm bài để sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm
Trong cuốn Những bài làm văn nghị luận xã hội theo hướng mở và tích họp liên môn (dành chohọc sinh trung học phô thông) của tác giả Phạm Thị Thu Hiền chủ biên và nhóm tác giả đã đưa ra những phân tích về đề văn nghị luận xã hội theo hướng mở và làm văn nghị luận xã hội theo hướng tích hợp liên môn Từ đây đưa ra nhũng gợi dẫn cho HS tiến hành luyện tập làm văn nghị luận xãhội theo hướng tích hợp liên môn [8]
Các nghiên cún trên mới chỉ tập trung vào lí thuyết liên quan đến văn nghị luận (khái niệm, đặc điểm, cách làm, ) và đối tượng hướng đến tập trung vàoHS và sản phẩm của HS, chưa đề cập tới phương pháp dạy học viết nói chung vàphương pháp dạy học viết văn nghị luận xã hội nói riêng
4
Trang 10Phương pháp dạy học viết, phân tích mục đích và yêu cầu dạy học viếttrong nhà trường phổ thông đã được nghiên cứu và đề cập tới trong Dạyhọcphát triểnnănglực mônngữ văn trung học phổ thông của Đỗ Ngọc Thống chủ biênvà nhóm tác giả Từ đó đưa ra phương pháp dạy viết đoạn văn, bài văn với cácbước cụ thể Tuy nhiên, nghiên cửu này cũng mới dùng lại ở phương pháp dạyviết chung, chưa đi vào cụ thể một kiểu loại văn bản nào [17]
Bên cạnh đó còn có các báo cáo nghiên cứu, bài báo khoa học cũng đề cậpđến văn bản nghị luận "Phươngpháp làm vănnghị luận" của tác giả Thấm Thệ Hà (1959) cũng đã đề cấp đến cách tạo luận văn bản nghị luận một cách hiệu quả
Các công trình đã nghiên cứu và khẳng định vai trò quan trọng của văn nghị luận trong mọi lĩnh vực đời sống đồng thời các tác giả cũng đà đưa ra hệthống hóa kiến thức về khái niệm, đặc điểm, các kiểu bài nghị luận và đưa ra cách làm văn nghị luận cùng một số câu hỏi và bài tập để củng cố, rèn luyện
Qua đó, tầm quan trọng của văn nghị luận trong dạy học Chương trình Ngừ văn càng được khẳng định Đặc biệt, tính ứng dụng của văn nghị luận xã hộicũng như rèn luyện tư duy phản biện, phán đoán và giải quyết vấn đề của HStrong mọi lĩnh vực của đời sống
Tuy nhiên, đứng trước thềm đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, một số công trình nghiên cứu như: Hướng dẫn dạy học mônNgữ văn trunghọc phôthôngtheo Chương trình Giáodụcphố thôngmới của nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống, Bùi Minh Đức, Nguyễn Thành Thi [18]; Đôi mới dạyhọc vàđánhgiả môn Ngữvăntheo chương trình giảodục phô thôngnăm2006và tiếp cận
Chương trình Giảo dục phô thông năm2018 của tác giả Phạm Thi Thu Hiềnđược đăng tải trên Tạp chí Giáo dục [7], cũng đã đề cập tới yêu cầu và phươngpháp dạy học viết theo Chương trình Giáo dục phồ thông 2018, đưa ra được địnhhướng về việc dạy viết văn nghị luận xã hội, đề xuất các thao tác để tạo lập nên
một văn bản nghị luận xã hội nhưng chưa đề cập nhiều tới quy trình dạy học tạo
5
Trang 11lập văn bản nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10 theo Chưong trinh Giáo dụcphổ thông ngữ văn 2018.
Những khoảng trống nghiên cứu trên thôi thúc chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về dạy học viết văn nghị luận xã hội, để có thể đề xuất quy trình và biện pháp DH viết văn nghị luận cho HS lóp 10 một cách cụ thế, hiệu quả
3.Mục•đích và•nhiệm •ơvụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiêncứu
Xây dựng quy trình và biện pháp dạy học viết văn nghị luận xà hội choHS lóp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, từ đó nângcao hiệu quà của việc dạy học viết trong môn Ngữ văn
3.2.Nhiệmvụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.- Xây dựng quy trình và biện pháp dạy học viết văn nghị luận xã hội cho HS lóp 10
- Thực nghiệm sư phạm đế kiểm tra tính khả thi của phương pháp dạy học
4 Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu.
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học viết văn nghị luận xã hội cho HS lóp 10 theo chươngtrinh giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các bài Viết: “Viết bài văn nghị luận về 1 vấn đề xã hội ”và “Thuyết phục người khác tù’ bỏ một thói quan hoặc quan niệm” trong SGK Ngữ văn 10 của 3 bộ sách; Bộ Két nối tri thức với cuộc sống; bộ Cảnh diều; bộ
Chản trời sảng tạo.
- Khảo sát và thực nghiệm:Kháo sát và thực nghiệm tại lóp 10 trường THPT Hồng Hà và trường THPTTrương Định - TP Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
6
Trang 125.1.Phương pháp phântíchtông hợp
Sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp, thu thập thông tin từ cáctài liệu khoa học, Chương trình Giáo dục phố thông môn Ngữ văn, công trìnhnghiên cứu có liên quan đế rút ra các cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
5.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp này dùng đế điều tra, khảo sát thực trạng dạy học viết vàn nghị luận xã hội; dựa trên các số liệu thống kê nhằm xác định cơ sở thực tiễn củađề tài
5.3.Phươngpháp thực nghiệm sưphạm
Đe khắng định tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học viết văn bàn nghị luận xã hội cho HS lớp 10 cần sử dụng phương pháp này, tồ chức giờ học thực nghiệm và đối chứng
5.4.Phương pháp thống kê
Phương pháp này dùng để phân loại, đánh giá các mẫu, kết quả thu được,xử lý các thông tin nhằm đối chiếu, kiềm chứng
6.Cấu trúc luận văn
cấu trúc luận văn gồm:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.Chương 2: Tổ chức dạy học viết văn nghị luận xã hội cho HS lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngừ văn 2018
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
7
Trang 13CHƯƠNG1Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÈTÀI1.1 Co' sỏ’lýluận
1.1.1 Một số vẩn đề cơ bản về dạy học viết
1.1.1.1 Quan niệm vềdạy họcviết
Theo nghiên cứu, hiện nay trên thế giới cỏ ba quan niệm phô biến về giảng dạy viết như sau:
1 Tập trung vào văn bản như sản phẩm của việc viết (hay còn gọi là tiếp cận sản phẩm) là chú trọng đến đặc điểm ngôn ngữ và tổ chức, kết cấu vãn bản Viếtkhông phải là một quá trình tư duy, đó là một bản nháp; cần tập trung vào nhữngđặc điểm ngữ pháp của văn bản và qua đó thể hiện được tính cá nhân của ngườiviết và nhấn mạnh vào sản phẩm cuối
2 Tập trung vào quy trình viết (tiếp cận theo quy trình) chú trọng quá trình nhận thức của người viết, phát triển kỹ năng viết Viết là một hoạt động tư duy và tiếnhành viết nháp nhiều lần Người viết tập trung vào mục đích, chủ đề, loại vănbản; vai trò của người đọc được nhấn mạnh Do đó, đề cao sự hợp tác và nhấnmạnh vào quá trình sáng tạo
3 Tập trung vào thể loại văn bản (tiếp cận theo thể loại) để chú trọng đến mụcđích giao tiếp của văn bản Hoạt động viết ở đây nhằm một mục đích nhất địnhvà tập trung vào các đặc trưng thế loại và mục đích của văn bản Nhấn mạnh đếnkỳ vọng của người đọc; kết họp kiến thức về văn bản, kiến thức về văn học, xãhội cho HS và không coi trọng các kỹ năng viết văn bản [12]
Với mỗi quan điểm được nêu ở trên đều khẳng định được những ưu điểmnhất định, song vẫn còn tồn tại những hạn chết riêng Đe có thể đưa ra được quy trinh dạy học phù hợp nhất đối với HS, đòi hỏi GV phải hiểu rõ YCCĐ của CTdạy học cũng như hiểu rõ được đặc điểm của đối tượng HS
8
Trang 14Donald Morison Murray đã đưa ra quan điểm về dạy viết như sau: “Dạy học viết là quá trình không phải sản phẩm” [26] Dạy học tạo lập văn bản là mộttiến trình thực hành phức tạp Việc GV chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng là bài viết của HS khiến cho HS có xu hướng đi sao chép lại các bài văn mẫu và không biết cách tạo lập văn bản Từ đó không hình thành ý thức tư duy, đế ra ý kiến cũng như quan điểm của bản thân.
Theo CT GDPT NV 2018: “Việc dạy viết cho HS nhằm mục đích dạy choHS cách viết một văn bản đúng quy trình Đồng thời qua đó có thể giáo dụcphẩm chất của HS cũng như rèn luyện tư duy và phát triển nhân cách HS Vì thế khi dạy viết, GV chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởngmột cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục.”[2, tr.83] Đe dạy cho HS tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh, đòi hỏi GV cần có vốn hiểu biết phong phú vềnhiều lĩnh vực, có kiến thức về các kiểu văn bản, tiến trình tạo lập văn bản và có phương pháp để đồng hành cùng HS trong quá trinh viết Vi vậy, tạo lập văn bảnlà một quá trình, nên GV cần cho HS thời gian tìm hiểu và phân tích đề, thu thập các thông tin liên quan, tìm ý và lập dàn ý sau đó tiến hành tạo lập văn bản, đồng thời phải hình thành cho HS thói quen tự đánh giá và chỉnh sửa bài viết chochính mình và bạn học Thông qua đó, HS rèn luyện được kĩ năng viết và khảnăng tư duy, tự học
Từ những quan điểm trên, chúng tôi đồng tình và có định hướng nghiên cứu theo quan điểm của CT GDPT NV 2018 Khi quá trình dạy học diễn ra, HSlà chủ thể của quá trình dạy học viết Đe thực hiện được yêu cầu này, GV cần hướng dẫn cho HS tìm ý, kích thích sự sáng tạo, khuyến khích HS đưa ra ý kiến cá nhân De HS chủ động trong hoạt động tìm kiếm thông tin, khám phá tri thức Đồng thời, GV cần tôn trọng ý kiến, ý tưởng của HS, không áp đặt nội dung viết cho HS
Dạy • J •học viết cần có sự • liên •hệ chặt • chẽ với • dạy học đọc • hiểu Dạy viết• J choHS là dạy cho HS cách tạo lập được các kiểu văn bản với những đặc trưng riêng
9
Trang 15phù hợp với các tình huống giao tiếp trong đời sống Để HS nhận biết và hiểu được đặc trưng của từng kiểu văn bản, cần phải thông qua việc đọc hiểu văn bản,từ đó giúp HS nắm được những đặc trưng của thể loại cấu trúc của văn bản đểhọc cách tạo lập văn bản khác tương tự.
Dạy học viết phải hướng vào hoạt động thực hành với hệ thống bài tập phong phú đa dạng Việc rèn luyện thông qua hệ thống bài tập giúp HS hìnhthành và phát triển năng lực viết của HS, đồng thời, để kích thích sự sáng tạo của HS, giúp HS mạnh trinh bày được ỷ kiến, ý tưởng của bản thân mà không phụthuộc vào ý kiến của người khác Do đó, GV cần xây dựng được một hệ thốngbài tập phong phú, tư vấn, và để rèn luyện kĩ năng viết Thông qua đó, lý thuyết làm văn được rút ra và cúng cố trên cơ sở các hoạt động thực hành
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS phân tích các văn bản để nắm được đặc điểm của các kiểu văn bản, các bước tạo lập văn bản; giúp HS xác định đượcmục đích và nội dung viết; cách tìm dẫn chứng, từ đó tiến hành tìm ý, lập dàn ývà tiến hành viết bài, sau cùng là khâu tự chỉnh sửa, trao đổi và đánh giá bài viết
Ở mỗi cấp học (THCS và THPT), yêu cầu nhiệm vụ học tập được tăng dần độ khó, phức tạp hon để phù hợp với năng lực và nhận thức của HS Ớ hai Cấphọc này, ngoài việc tiếp tục phương pháp phân tích mẫu các kiểu văn bản, GV hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực bằng nhiều phương pháp tích cực khác nhau giúp HS rèn luyện kĩ năng viết một cách thành thạo theo đặc trưng của tùng thể loại văn bản đồng thời cũng kích thích phát triển tư duy phản biện, năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo
Đe kích thích được tư duy, ý tưởng của HS, GV cần hướng dẫn HS làmviệc với văn bản mẫu sau đó đặt ra tình huống tương tự để HS tự định hướng ý tưởng và đưa ra ý kiến Việc triển khai ý tưởng HS đưa ra do cá nhân hoặc nhóm HS thực hiện trình bày, trao đồi và thống nhất kết quả, đưa ra kết luận Nhữngquan điểm, cách nhìn nhận hay cám xúc của người học cần được chú ý Bên cạnhđó, GV cần tôn trọng lắng nghe ý kiến và có định hướng hoạt động học tập để
10
Trang 16người học đưa ra được được ý kiến của mình và khuyến khích HS thể hiện quan điểm cá nhân, màu sắc cá tính, các nhìn nhận vấn đề của mình.
Định hướng chung của các phương pháp, kĩ thuật dạy học viết là HS thựchành trên cơ sở được GV hồ trợ trong suốt quá trình học cách tạo lập văn bản, từ quan sát phân tích văn bản mẫu, tự viết văn bản theo yêu cầu đến chỉnh sửa văn bản sau khi viết xong, HS cần có cơ hội nói, trình bày nhũng gì đã viết
Những yêucầu dạy viết trongCT GDPT NV2018:
CT GDPT NV 2018 quy định về yêu cầu của việc dạy viết: Đề tài viết vănnghị luận của HS khối THPT gắn liền với đời sống và định hướng nghề nghiệp;HS ở cấp học này phải đưa được ra quan điểm, chủ kiến cá nhân về một vấn đềxã hội Đối với bậc THPT, HS cần viết được văn bản nghị luận có đề tài có mức độ khó cao hơn, tương đối phức tạp và phải đúng quy trình, các yếu tố kết họp trong bài văn cũng nhuần nhuyễn hơn Khi nghị luận về một tác phẩm văn họccần phân tích, so sánh và đánh giá được giá trị của tác phẩm văn học đó; bàn về những vấn đề phù họp với tâm lý lứa tuổi HS trung học phổ thông, yêu cầu vềhình thức và nội dung cũng cao lên như: cấu trúc và kiểu lập luận tương đối phứctạp, bằng chứng phải thu thập, tim kiếm và tổng họp từ nhiều nguồn
Bài viết thể hiện được quan điểm, thái độ của người viết với những vấn đềđặt ra trong văn bản, qua đó thế hiện màu sắc cá tính của mỗi cá nhân qua cáchnhìn nhận vấn đề nghị luận đó
Đưa được những ý kiến bàn luận về các vấn đề tồn tại trong các quan điểmtrái ngược nhau, nhung phải có văn hóa tranh luận về phù họp và có thái độ cầuthị, đồng thời biết láng nghe và đánh giá được chất lượng của bài thuyết trình[21
Với yêu cầu được nêu ra trong CT GDPT NV 2018, HS tiến hành viết theohai mức độ viết đoạn văn và viết văn bản; về kỹ năng chương trình cũng nêu rõhọc sinh nắm vững và tuân thủ, để đáp ứng được các yêu cầu về quy định tạo lậpvăn bản (Quy trình viết) và yêu cầu viết theo đặc điềm của các kiều vãn bản
(được quy định trong nội dung Thực hành viết) Yêu cầu thực hành viết của cấp
11
Trang 17trung học phổ thông tuy đều xoay quanh một số kiểu văn bản, kiểu bài nhất định nhưng trong sự lặp đó đã có sự mở rộng nâng cao chủ đề và độ khó của kỹ thuật viết.
1.1.1.2, Yêu cầu cần đạt• đổi vói hoạt• động• o viết văn nghịC7 • luận• xã hội cho• học •sinh lớp 10 theo CTGDPT NV 2018.
- Viết được một bài luận (văn bản) thuyết phục người khác từ bỏ một thói quenhay một quan niệm
1,1,2, Khái quátcơbản về văn nghị luận xãhội
1,1,2.1 Khái niệm
Giáo trình Làm văn của nhóm tác giả đưa ra khái niệm về văn nghị luận:Loại văn bản mà người viết sử dụng ngôn ngữ hùng hồn với hệ thống lập luậnchặt chẽ, giàu sức thuyết phục để bày tỏ thái độ, quan điếm về mọi lĩnh vực trong đời sống là văn nghị luận [16]
Dựa trên đặc điểm khái niệm, văn nghị luận nói chung và văn nghị luận xãhội nói riêng cần người viết, người nói có quan điểm, chủ kiến rõ ràng, khả năng vận dụng kiến thức và ứng dụng thực tế cao Như vậy, văn nghị luận cũng rènluyện kĩ năng, tư duy và năng lực biểu đạt những quan điểm, tư tưởng về nhừngvấn đề nảy sinh trong cuộc sống Từ đó, giúp HS nâng cao khả năng lập luận, rèn
luyện tư duy logic, hoàn thiện bản thân mình Với những nghiên cứu, tìm hiểu về
12
Trang 18văn NLXH, chúng tôi nhận thấy rằng: Văn NLXH là một thể loại văn bản của văn bản nghị luận, được tạo lập nhằm mục đích đưa ra quan điểm, bàn luận hoặcthuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực đời sống xã hội của con người.
1.1.2.2 Cácyếu tố trong văn nghị luận
Cấu trúc của một bài văn nghị luận gồm các yếu tố sau: luận đề, luận điểm,luận cứ (gồm lí lẽ và dẫn chứng) và luận chứng (là lập luận) Đây là cách gọitheo Chương trình Giáo dục môn Ngữ văn 2006 với nhũng khái niệm như sau:
Luận đề là vấn đề cần được bàn luận, cần được làm sáng rõ, là coi là trụcchính xuyên suốt của toàn bài Do đó, nhan đề của bài viết thường là luận đềtrong hầu hết các bài nghị luận
Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm làm nổi bật vấn đề của bài vãn nghị luận được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán, về hinh thức, luận điểm cần được trình bày rõ ràng nổi bật có thể bằng câu khẳng định hoặc phủ định tính chất, thuộc tính cùa đối tượng bàn luận đánh giá Luận điểm phái đúng đắn, chân thực, làm sáng tở vấn đề thì mới có sức thuyết phục
Luận cứ là nhũng dẫn chứng, lý lẽ được công nhận nhằm tăng sự thuyết phục và dễ có sự đồng tinh của mọi người,chúng được sắp xếp một cách hợp líđế làm cho luận điểm được rõ ràng Còn dẫn chứng là những bằng chứng (sốliệu, tài liệu được công nhận, câu chuyện thực tế ) đế xác nhận sự đúng đắn củaluận điểm
Luận chứng (hay lập luận) là tố chức sắp xếp các luận cứ để làm rõ luậnđiểm, sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý chặt chẽ để thành bài văn hoànchỉnh Lập luận thường dùng các thao tác: quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích,tổng họp, để tổ chức phối họp dẫn chứng và lý lẽ Lập luận giữ vai trò quan trọng trong các khía cạnh của bài nghị luận, ánh hướng lớn đến sức thuyết phụccũa bài văn nghị luận
13
Trang 19Tuy nhiên, đôi với CT NV 2018, các khái niệm trong văn nghị luận cũng đã có sự thay đổi Cụ thể, trong SGK ngừ văn 8 tập 1 của bộ KNTT đề cập tớicác khái niệm luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng mà không đề cập tới kháiniệm luận chứng và luận cứ Các khái niệm được đưa ra cụ thế, chi tiết và được
sơ đồ hóa rõ ràng mối quan hệ giữa các yếu tố trong bài văn nghị luận:
Luận đề là vấn đề được bàn luận trong văn bản nghị luận, vấn đề đó có tính chất bao trùm xuyên suốt văn bán Mỗi văn bản nghị luận thường chỉ có một luận đề Luận đề có thể được nêu rõ ở nhan đề, ở một số câu hoặc có thể đượckhái quát từ toàn bộ nội dung văn bản Luận đề trong văn nghị luận xã hội là hiện tượng hay vấn đề của đời sống được nêu để bàn luận
Luận điểm là các ý triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đềtrong văn bản nghị luận Qua luận điểm được trình bày có thể nhận thấy ý kiếncụ thể của người viết về vấn đề được bàn luận
Luận đề, luận điểm, lý lẽ và bằng chứng là những yếu tố có mối liên hệchặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận Mối liên hệ này có tính tầng bậc Như
đã nêu trên, van bản nghị luận trước het phải có một luận đê Từ luận đê, ngườiviết triển khai thành các luận điểm Mỗi luận điểm muốn có sức thuyết phục phảicần được làm rõ bằng các lý lẽ và mỗi lí lẽ cần được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể Có thể hình dung mối liên hệ này qua sơ đồ sau:
14
Trang 20Trong văn nghị luận, để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết Cầnphải đưa ra lí lẽ, dẫn chứng và lập luận xác đáng Đòi hỏi người viết có vốn sống thực tế dồi dào, vốn văn hóa phong phú và quan điểm sống đúng đắn Và phảibiết nhìn nhận vấn đề ở các khía cạnh khác nhau, chú ý tới tính hai mặt của vấnđề Đe đáp ứng được yêu cầu đó, bài văn nghị luận không chỉ sử dụng thuần túymột thao tác lập luận mà kết họp sử dụng các thao tác đó một cách hợp lí để bài văn có sự logic, thuyết phục Các thao tác lập luận mà người viết thường sử dụngtrong bài nghị luận như: giải thích, chứng minh, phân tích, tống họp
Giải thích trong văn nghị luận là sử dụng từ ngữ khoa học cơ bản (hay còn gọi là giảng giải, cắt nghĩa) để diễn giải khái niệm, các định nghĩa liên quan đếnvấn đề nghị luận giúp cho người đọc hiểu rõ các quan hệ cần được giài thích
Phân tích là xem xét các thành phần cấu tạo nên đối tượng đang cần tìm hiểu, từ đó tim ra các tính chất đặc trưng của chúng Trái lại, việc kết nối, liên hệcác đặc điểm, tính chất có liên quan lại với nhau gọi là tổng hợp
Diễn dịch là hinh thức triền khai đoạn văn có câu nêu ý chung của toàn đoạn nằm ở đầu đoạn (hay còn gọi là câu chủ đề), các câu còn lại trong đoạn diễn giải nhằm làm sáng rõ, cụ thể ý của câu chủ đề Quy nạp là đoạn văn có cáccâu trong đoạn được triển khai chi tiết nhằm mục đích đi từ chi tiết đến khái quátvà ở cuối đoạn sẽ là câu văn nêu lên ý chung của toàn đoạn văn Ngoài ra còn có
sự kết họp quy nạp và diễn dịch, của phân tích và tổng họp, tạo ra mô hình tổng- phân - họp Nhưng đoạn văn được viết dưới mô hình tồng - phân - hợp trong
CT NV 2018 được gọi với thuật ngữ mới là đoạn văn phối hợp
Ngôn ngữ trong văn nghị luận phải xác đáng, rõ ràng, mạch lạc nên chủ yếu là các câu khắng định hoặc phủ định với nội dung sâu sắc cần trình bày luận điểm, luận cứ với một tư duy chặt chẽ, sắc sảo, một sự hiểu biết và đánh giá sâu sắc trước thực tế, một lối diễn đạt vừa hùng hồn vừa tha thiết Do đó, càn có hệ thống từ lập luận Hệ thống tự lập luận này có vai trò liên kết các ý, các đoạn nghị luận tạo nên tính chặt chẽ trong lập luận Đồng thời, việc sử dụng từ ngừ
15
Trang 21phù hợp mang lại sác thái tranh luận trong các đoạn văn nghị luận khiến cho những ý kiến mà tác giả đua ra vừa có đuợc chiều sâu vừa có độ sắc sảo.
1.1.2.3 Đặcđiếmcủa văn nghị luậnxãhội
Văn NLXH là một trong những dạng của văn nghị luận NLXH thườngphân tích, bàn luận về các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người Do đó, văn NLXH được tạo ra với mục đích có những tác động tích cực đến con người với môi trường sống Bởi phạm vi môi trường sống của con người rất lới nên đề tài nghị luận xã hội rất rộng và đa dạng Trong môn Ngữ văn, văn NLXH thường được chia thành hai dạng chính: Bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí vàbàn về một hiện tượng xã hội Dù tạo lập vãn bản nghị luận ở dạng nào thì một bài văn NLXH cũng cần đảm bảo một số yếu tố sau: Thứ nhất, bài viết cần tập trung vào luận đề chính được nêu ra và để có sức thuyết phục thì cần có dẫn chứng xác thực Thứ hai, phải đảm bảo tính đúng đắn của kiến thức được nêu ra từ những lĩnh vực như: chính trị - xã hội, pháp luật, lịch sử, vãn hóa, đồng thờiphải thường xuyên cập nhật các tin tức thời sự Và phải có tư tưởng đúng đắn, phải xuất phát từ một lập trường tư tưởng tiến bộ, cao đẹp, vì con người vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội để bàn bạc phân tích khen chê và đề xuất ý kiến
Việc phân tích các khía cạnh của vấn đề, bàn bạc và đưa ra hướng giảiquyết trong văn nghị luận xã hội giúp HS nhận thức được những điều đúng đắnđồng thời cũng hình thành nhân cách phẩm chất cao quý, lối sống tích cực Bêncạnh đó, HS cũng có ý thức học tập, tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện bản thân.Khi tiến hành viết văn nghị luận xã hội sẽ giúp HS hình thành tư duy khoa học,tư duy phản biện, nhận thức được những điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sốngvà có thái độ đúng đắn trước nhũng điều xấu xa Chính vì vậy, việc rèn luyện cách viết văn nghị luận cũng chính là đang tích lũy những kiến thức, bài học quýgiá cho bản thân
Xuất phát từ ứng dụng trong thực tế, vãn nghị luận nói chung và vãn nghị luận xã hội nói riêng chiếm một phần quan trong đời sống của chúng ta Và nó
16
Trang 22cũng là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ vàn để kiểm trađánh giá được năng lực tư duy của HS Do đó, không chỉ trong chương trình họcmà trong các kì kiểm tra, đánh giá quan trọng (như thi Trung học phổ thông haythi HS giỏi) luôn có phần kiến thức làm văn liên quan đến nghị luận xã hội.Cùng với sự phát triền của xã hội hiện nay, trên các kênh truyền hình đã xuất hiện không ít những chương trình thể hiện tính ứng dụng, vận dụng văn nghịluận xã hội vào trong thực tế như Trưòng Teen, The Debaters - Cuộc thi tranh biện bằng tiếng Anh dành cho HS THPT
Chính vì vậy, việc dạy học viết văn nghị luận xã hội cho HS là rất cần thiết.Hơn nữa, việc hinh thành và rèn luyện tư duy viết văn nghị luận để HS phát triếnkhả năng tự học, tư duy phản biện, kích thích sự sáng tạo, hoàn thiện bán thân đểtự đưa ra được phán đoán và lựa chọn định hướng cho tương lai của mình cànglà điều cần thiết
1.1.3.Dạy họcviết bài văn bản nghị luậnxã hội cho HS THPT
Dạy học viết viết văn bản nghị luận xã hội cho HS THPT càn đảm bảo được HS biết tạo lập văn bản nghị luận xã hội bằng cách kết hợp kiến thức và kỹ năngvề dạng bài nghị luận xã hội Xác định đúng vấn đề cần nghị luận mà đề bài đã cung cấp và ghi lại vấn đề đó ở mở bài Bài trình bày có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài là cấu trúc đầy đủ của một bài nghị luận Đáp ứng được yêu Cầu cụ thể của từng phần như: Mở bài phải giới thiệu được vấn đề cần nghị luận mộtcách họp lý, logic Phần thân bài phái được trình bày theo hệ thống luận điểmchặt chẽ, nhất quán, dẫn chứng đưa ra phải phù họp, mang tính thời sự mới có tính thuyết phục cao và làm sáng tỏ được vấn đề Kết bài khái quát lại Vấn đềnghị luận và thể hiện được quan điểm và nhận thức của cá nhân
Việc đưa ra quan điểm cá nhân cũng như thể hiện thái độ nhìn nhận trước vấn đề nghị luận là điều cần thiết nhưng HS nên thể hiện bằng nhiều cách khácnhau để thể hiện được sự sáng tạo của bản thân và mang lại dấu ấn cá nhân
17
Trang 23nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, về ngữ pháp: không sai chính tả, và mắc lỗi về dùng từ và đặt câu.
Theo cuốn Những bài vănnghị luận xãhội theohướng mở và tích hợpliên môn (dành cho HStrung họcphô thông) của Phạm Thị Thu Hiền (tổng chủ biên) và nhóm tác giả có đề cập tới các bước để HS rèn lưyện các kỹ năng làm vănnghị luận cho bản thân:
“Trước khi làm bài: trau dồi vốn kiến thức từ sách vở, các phương tiện truyền thông (báo, đài, TV, ) và các mối quan hệ khác nhau Đặc biệt cần tăngcường quan sát đời sống để thu thập và tích lũy thông tin/ tri thức có ý thức kết nối các thông tin/ tri thức đã thu thập tích lũy để giải quyết vấn đề khi cần
Khi làm bài:4- Tìm hiểu đề: xác định đúng luận đề (tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống mà đề bài yêu cầu bàn bạc, trao đổi) để từ đó xác định đúng phạm vi dẫn chứng (các lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội/ phạm vi kiến thức liên môn)càn huy động để giải quyết vấn đề Ngoài ra, cần xác định các thao tác nghị luận cần thiết để lập luận
+ Lập dàn ý: Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, đồng thời huy động nhũng hiểu biết của bản thân để tìm luận điểm và các thao tác nghị luận triển khai luận điểm cho hợp lý Thông thường, trong bài văn nghị luận xã hội, HS thườngxuyên phải sử dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, binh luận, so
sánh Với bất kì thao tác nghị luận nào, HS cũng cần xác định được kiến thức
1 • Ạ _ _ * _ _ _ 4- Ậ 1 \ _ A 1 4- • Ậ
lien môn sẽ sử dụng đê lam sáng tỏ luận diêm
+ Trình bày lý lẽ và dẫn chứng: kiến thức liên môn có khi được sử dụnglàm lý lẽ, cũng có khi được sử dụng làm dẫn chứng trong bài nghị luận xã hộikhi viết HS nên sử dụng các cách trình bày khác nhau như mô tả thông tin kể chuyện bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ, liên tưởng, so sánh để viết bài được hấp dẫn, sinh động.”[8]
Quy trìnhdạy họcviết văn nghị luận xã hội choHS lớp10
18 *
Trang 24Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, với những yêu cầu và cácbước tiến hành trong dạy học viết văn nghị luận cho học sinh lớp 10 thì quy trìnhdạy học viết văn nghị luận diễn ra như sau:
* Trước khi viết:
- Đọc và phân tích mẫu: Hoạt động này giúp HS hiểu được cách tạo lập
văn bản cùng loại.- Xác định nhiệm vụ, mục đích viết: GV hướng dẫn HS thông qua các
câu hỏi: Tôi đang định viết về vấn đề gì? Tính thời sự của vấn đề này?Người đọc bài viết là ai? Kiểu đề gì? Phạm vi dẫn chứng?
- Tìm ý: GV có thể dùng một số cách để hướng dẫn, hỗ trợ HS tìm ý cho
bài viết.- Lập dàn ý: Xác định vai trò của các ý, thao tác lập luận của mỗi ý, lý lẽ
và dẫn chứng, hỗ trợ các ý, cấu trúc đoạn văn triển khai mỗi ý GV hướng dẫn HS tiến hành sắp xếp các ý đã tìm, lược bớt các ý khôngphù hợp Đối với bài văn nghị luận cần sắp xếp các ý theo hệ thống thứ
bậc sau: Luận đề, luận điểm, luận cứ và lập luận là trình bày lý lẽ, dẫnchứng, sử dụng từ ngữ sao cho nối bật vấn đề hấp dẫn và tăng sức thuyết phục
* Trong khi viết:(1) Viết đoạn văn mở đầu/mở bài: đặt vấn đề một cách lôi cuốn, hấp dẫn (trựctiếp hoặc gián tiếp)
(2) Viết phần thân bài: giải quyết vấn đề.+ Viết các luận điểm, mỗi luận điểm thường được trình bày bằng ít nhất mộtđoạn văn
+ Mỗi luận điểm được viết theo một thao tác lập luận nhất định, có lý lẽ và dẫn chứng hỗ trợ, theo một cấu trúc phù họp
+ Kết hợp với miêu tả, thuyết minh, tự sự, biểu càm Lựa chọn những từ ngữ,cấu trúc ngữ pháp phù hợp
19
Trang 25* Sau khi viêt:
Chỉnh sửa và đánh giá bài viết: Trong dạy học viết, người viết cũng cần cóý thức tự chỉnh sửa văn bản của mình bằng cách tiến hành đọc lại bài viết của mình với tư cách của một người đọc, để hoàn thiện hơn sản phấm viết Một số yêu cần lưu ý:
(1) Kiếm tra lại tính chặt chẽ, phù hợp và logic của các luận điểm.(2) Kiểm tra lại tính nhất quán trong thái độ của người viết
(3) Kiểm tra lại chính tả, cách dùng từ, đặt câu
Đe nâng cao hiệu quả đánh giá bài viết, theo định hướng chương trình mới (2018) đã chú trọng đến việc xây dựng các rubric thể hiện bằng bảng miêu tả cáctiêu chí cụ thể theo nhừng cấp độ khác nhau, dựa trên mục tiêu là đặt ra Từrubric mà GV đã cung cấp HS có thể tự đánh giá bài viết của minh
Đồng thời, GV cần thiết kế những nhiệm vụ học tập để HS tự rèn luyện, ôn tập ở nhà Ví dụ: Bài tập lựa chọn ý và triển khai viết hành đoạn văn hoàn chỉnh; Bài tập một đoạn văn theo cấu trúc nhất định (diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, );
Hoặc GV cũng có thể tiến hành dạy tạo lập văn bản nghị luận theo ba bước: Bước 1: Chuẩn bị viết; Bước 2: Viết bài; Bước 3; Chỉnh sửa và đánh giá bài viết Hay quy trinh ba bước theo Donald Murray đã đưa ra: viết trước (pre-writing),viết (writing) và viết lại (rewriting) [26] Theo ông, viết trước thường chiếm tới
85% thời gian của người viết Nó bao gồm nhận thức về thế giới liên quan đếnchủ đề người viết nảy ra được Trong quá trình viết trước, người viết tập trungvào chủ đề viết, đối tượng hướng tới và tìm ra cách thức truyền tải chủ đề củaminh đến người đọc Viết là quá trình diễn ra nhanh nhất nhưng nó cũng được hiểu giống như một bản cam kết, tại bước này, người viết đã hoàn thành bản phác thảo của mình - có thể nó chỉ chiếm 1% thời gian của người viết Sau cùng, viết lại là xem xét lại chủ đề, hình thức và đối tượng, chỉnh sửa từng dòng, quá
20
Trang 26trinh đòi hỏi sự khắt khe Có thể mất gấp nhiều lần số giờ cần thiết, có lẽ 14% thời gian còn lại mà người viết dành cho dự án [26].
Từ những quy trinh học dạy viết văn nghị luận trên, chúng tôi nhận thấy sự tương đồng tại một số điểm sau: Thứ nhất, các tác giả đều cho rằng việc HS tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề viết là điều cần thiết, cần thực hiện khâu này một cách kĩ càng, chi tiết Bước này đòi hỏi HS phải xác định được đúng chủ đề viết, đối tượng hướng tới và cách để trình bày vấn đề Thứ hai, HScần tiến hành viết nháp, để đưa được ra bản phác thảo đầu tiên của mình, cũng tại bước này HS cần bộc lộ được tư duy logic và cách diễn đạt trong bài viết của mình Cuối cùng đó là chỉnh sửa lại, viết lại, HS cần tiến hành đọc lại bài viết đểtiến hành tự chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm Đây là bước cuối trong quy trìnhviết vãn bản của HS trước khi HS đưa ra sản phẩm hoàn thiện nên đòi hỏi sự khắt khe, cẩn thận
1.1.4.Nhận thức viết văn của học sinh lớp10
Theo định hướng dạy học phát triền chương trình mới, HS với tư cách làchủ thể nhận thức, lấy người học làm trung tâm dưới sự hướng dẫn của ngườidạy Chính vì vậy, để hoạt động học diễn ra một cách hiệu quả, GV cần nắmđược các đặc điểm nhận thức, tư duy của HS trung học phổ thông, cụ thể là học
sinh lớp 10
“Tư duy và hoạt động tâm lý của chủ thể, là quá trình chủ thể tiến hành cácthao tác trí óc như phân tích, tông hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa đế xử lý các hình ảnh, các biểu tượng hay các khái niệm đã có về đối tượng làm
sáng tỏ bản chất, mối quan hệ phố biến và quy luật vận động của đối tượng Sản phẩm của hoạt động tư duy là các khái niệm về đối tượng”[l 1, tr.36]
Các kết quả nghiên cứu của Tâm lí học khẳng định HS phổ thông đà có sựphát triển tương đối toàn diện về cơ thế, tâm lí, tư duy Các em đà là chủ thể xã hội, có nhu cầu tự khẳng định mình, tự đánh giá, phê phán Ở bậc THPT, hoạt động tư duy cùa HS phát triển mạnh và linh hoạt HS có khả nàng nhận thức vấn
21
Trang 27đề và tư duy lí luận trừu tượng một cách sâu sắc và đúng đắn, có chính kiến trong nhiều lĩnh vực, tư duy phản biện khá sắc sảo Đây chính là những thuận lợi đế các em chủ động tiếp nhận tạo lập văn bản ở nhà trường phổ thông.
Việc phát triến khả năng tư duy được các em thế hiện qua các câu hỏi, những thắc mắc cũng như đưa ra nhũng lí lẽ để bảo vệ ý kiến, quan điểm củaminh Đồng thời các em cũng đưa được phán đoán và đưa ra cách giải quyết vấn đề nhanh chóng Khi được tạo điều kiện, sự sáng tạo của các em được kích thích không ngừng Tuy nhiên, cũng có không ít HS chưa tự tin đưa ra ý kiến, dề bị lung lay, chưa tích cực tư duy để đưa ra phán đoán và cách giải quyết vấn đề
Trong môn Ngữ văn, đặc điếm tư duy của HS là tư duy ngôn ngữ Do đó, để phát triển khả năng tư duy cũng như không ngừng sáng tạo trong học tập, thì việc tạo lập văn bản nghị luận xã hội là rất cần thiết đối học sinh THPT chung và học sinh lớp 10 nói riêng Việc dạy học viết văn bản nghị luận giúp HS định hướng rõ ràng hơn, rèn luyện tư duy, đưa ra phán đoán, giải quyết các vấn đề trong đời
sống, xã hội
Một trong những đặc điểm tiêu biểu của HS THPT là khả năng tự ý thức.Đối với việc phát triển tâm lí ờ lứa tuổi này thì việc HS có sự tự ý thức mang lạiý nghĩa to lớn HS có thể tự điều chỉnh hành vi, tâm lí của mình theo chuẩn mựcđạo đức xã hội, theo mục đích sống của bản thân Đặc biệt ở độ tuổi này, các em luôn muốn khắng định bản thân, tạo nét riêng cho cá nhân mình Chính vì vậy, các em thường chú trọng tới vẻ bề ngoài và luôn đề cao cái tôi của bản thân,muốn thể hiện cá tính của mình một cách khác biệt, đế được bạn bè và mọi người quan tâm, chú ý tới và công nhận
Ớ lứa tuổi này, các em thích tự khám phá mọi thứ và dần có đánh giá riêng của cá nhân mình về mọi điều xung quanh Nhiều vấn đề của các em cần phái chú ý tới hơn nữa như thói quen đạo đức, cái xấu, cái thiện, quan hệ giữa cá nhân với tập thề, giữa quyền lợi và trách nhiệm Nhưng nếu áp đặt theo khuôn mẫu, các em dễ nảy sinh sự chống đối nên cần kích thích sự tự ý thức và muốn khẳng
22
Trang 28định giá trị của bản thân Chính vì vậy, thông qua việc dạy viêt văn nghị luận xã hội để định hướng và hình thành thế giới quan đúng đắn cho học sinh.
Từ những đặc điểm nhận thức và tâm sinh lí của HS lớp 10 có thể thấy việc đưa văn nghị luận xã hội nói chung và dạy viết văn nghị luận xã hội nói riêngvào trong chương trinh Ngữ văn 10 theo CT GDPT NV 2018 là điều hoàn toànphù họp Trong thời đại xã hội phát triển không ngừng, đi cùng với đó là sự bùngnổ mạnh mẽ về công nghệ thông tin, tần suất sử dụng các nền tảng xã hội cao,việc trang bị kiến thức và rèn luyện tư duy cho HS thông qua việc dạy học viếtvăn nghị luận xã hội là điều rất cần thiết Xuất phát từ nhu cầu nhưng cũng làđiều tiên quyết để hướng các em HS trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai
*BỘ sách Cánh diều
Bài 1: Thần thoại và sửthi
-Viết được văn bản nghị luận xã hội về một hiện tượngtrong đời sống
+ Định hướng nghị luận về một vấn đề xã hội có thể bàn luận về một tư tưởng, đạo lý, Nhưng cũng có thể phát biểu phải trao đổi về một hiện tượng có thực trong đờisống mà ngoặc đơn con người phải sự việc phải ) hoặcmột vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học vấn đề xãhội đã đưa ra bàn luận có thế là hiện tượng tích cực cũng
có thể là hiện tượng tiêu cực hoặc cả hai Như thế đòi hởi
23
Trang 29Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng
Bài 5: Tho’ văn
người viết cần thể hiện được quan điểm của minh từ đó, phân tích, được biểu dương cái tốt, cái đẹp và lên án, phê phán cái sai, và vạch trần cái xấu, cái ác, , nêu lênhướng khắc phục phải giúp người đọc hiểu và làm theo
cái đúng, có nhận thức và hành động tích cực, -Viết được bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
+ Định hướng: trong cuộc sống mỗi người thường cỏnhững cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại lâu ngày thànhthói quen phải có nhũng quan niệm mọi ngoặc cách hiểu,
ấy nhận thức, ) đã thành nếp nghĩ, khó thay đổi Cónhiều thói quen tốt quan niệm đúng đắn cần giữ gìn, pháthuy Tuy vậy, cũng có những thói quen xấu, quan niệm
lạc hậu càn phải thay đổi, từ bỏ vì chúng tạo ra các tácđộng tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân hoặc cộng đồng.Ví dụ: thói quen vứt rác bừa bãi, lãng phí thời gian, ỷ lạingười khác, lạm dụng thuốc kháng sinh, Hoặc cácquan niệm không chơi với những người bạn học kém hơn mình, có tiền là có tất cả, Trong các trường hợp đó,
cho chúng ta cần thuyết phục người có thói quen chưatốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quanniệm ây Viêt bài luận thuyêt phục người khác từ bỏ mộtthói quen hay quan niệm là nêu ý kiến phải sử dụng lý lẽ và dần chứng đế thuyết phục người có thỏi quen phải
quan niệm chưa đúng tiêu cực thay đối theo chiều hướngđúng đắn, tích cực
-Viết được văn bản nghị luận xã hội về một vấn đề tư
24
Trang 30NguyễnTrãi. tưởng, đạo lý.
+ Định hướng kiểu bài bình luận về một vấn đề xã hội đàđược học ở Bài 1 Ớ đây phải các em tiếp tục rèn luyện viêt bài nghị luận xã hội bàn vê một tư tưởng, đạo lí
Bộ sách Chân trời sáng tạo
Bài 2: Sông cùng kí ức củacộng đồng (sử thi)
-Viêt được văn bản nghị luận vê một vân đê xã hội: trìnhbày rồ quan điểm của mình hệ thống luận điểm, lý lẽ được tổ chức mạch lạc phải chặt chè, các bằng chứng có
sức thuyết phục.+ Tri thức về kiểu bài: văn bản nghị luận là một vấn đềxã hội là kiểu văn bản dùng lý lẽ, bằng chứng để bàn
1 > 1 r.ọ /X /X 4- /X 1 /X • / J1 •
luận và làm sáng tỏ vê một vân đê xã hội (một ỷ kiên,một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xà hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giảipháp phù hợp đối với những vấn đề đó
-I- Yêu cầu cần đạt đối với kiểu bàiNêu và giải thích được vấn đề nghị luận
Trinh bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội, thể hiệnrõ ràng quan điểm, thái độ (khẳng định/ bác bỏ) củangười viết; hướng người đọc đến một nhận thức đúng vàcó thái độ, giài pháp phù hợp trước vấn đề xã hội Liên hệ thực tế rút ra bài học ý nghĩa của vấn đề
Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lý lẽ
Sắp xếp các luận điếm, lý lể theo trình tự hợp lý Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có sức thuyết phục
Có các phần: Mở bài, và thân bài kết bài theo quy cách
25
Trang 31của kiểu bài.Mở bài: nêu vấn đề xà hội cần nghị luận phải sự cần thiếtbàn luận về vấn đề.
Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làmrõ ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết
(trước các biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu); sử dụng bằngchứng thuyết phục
Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa củavấn đề cùng thái độ, lập trường của người viết
Bài7:Anhhùngvà nghệ sĩ
-Viết được một bài văn nghị luận thuyết phục người kháctừ bỏ một thói quen hay một quan niệm Biết trình bày về
/X J /X 4- /X 1 /X •một • vân đê xã hội •+ Kiểu bài: Bài luận thuyết phục người khác tù’ bỏ mộtthói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùnglí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của mộtthói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy
+Yêu cầu đối với kiểu bài:• Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục ngườikhác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận
• Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quanniệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những
gợi ý về giải pháp thực hiện.• Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí,có tinh
• Sấp xếp luận điểm, lí lẽ theo trinh tự họp lí.• Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành
26
Trang 32• Bô cục bài luận gôm ba phân:Mở bài: nếu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục nguời khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.
Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lè, bằngchứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm
Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏthói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng
và thành công của người thực hiện.*BỘ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 3:Nghệthuật thuyết phục trong văn nghịluận.
Bài6: Nguyễn Trãi “dành còn để trợ dân này”
-Viêt được một bài luận thuyêt khăc phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
+ Xác định được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.+ Chỉ ra được các biểu hiện hoặc các khía cạnh của thóiquen hay quan niệm cần từ bở
-I- Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng
4- Nêu những giải pháp mà người được thuyết phục có thề thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp
-Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trìnhbày rõ quan điểm và hệ thống luận điểm, bài viết có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bàng chứng thuyết phục
+ Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.+ Nêu rõ lý do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận
27
Trang 33+ Chứng minh quan điểm của mình bàng hệ thống luậnđiểm chặt chẽ, hợp lý; sử dụng các lý lẽ thuyết phục vàbằng chứng chính xác, đầy đủ.
+ Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phụccho văn bản
Nhìn chung, ba bộ sách cụ thê hóa mục tiêu chung từ chương trình một cách cụ thế, chi tiết hơn Nhung cách diễn giải mỗi bộ sách khác nhau Với bộ
Cảnhdiều,ổm ra định hướng chi tiết trong phần kĩ năng viết Bộ Chântrời sáng
tạo đưa ra khái niệm về kiểu bài và đưa ra nhũng yêu cầu về kiểu bài Còn bộ
Kết nối tri thức vớicuộc sổng cũng đưa ra nhũng yêu cầu cụ thể về kĩ năng viết Điểm khác biệt nhất giữa các bài viết trong các bộ sách đó là hướng dẫn khi làmviệc với văn bản mẫu trong bài dạy học viết Đối với sách Cánh Diều, các gợi ỷđịnh hướng, cùng câu hỏi được thiết kế lồng ghép ngay phía bên phải văn bản Trong khi đó, sách Kết nổi tri thức với cuộc sổng các gợi dẫn được đóng trong các ô chat nhỏ bên phải văn bản, nhưng các câu hỏi được thiết kế bên dưới vănbản Và bộ sách Chân trờisáng tạo cũng có gợi dẫn tương tự hai bộ sách trên, nhưng chi tiết hơn rất nhiều, trong văn bản được đánh số rõ ràng và chú thích bên phải văn bản cũng theo từng số rất chi tiết, cụ thể, điều này giúp HS nhận biết và làm việc với văn bản mẫu dễ hơn nhưng đối lại số lượng nhiệm vụ, câu hỏi khi làm việc với • văn bản mẫu lại• • • nhiều hơn rất nhiều so với hai bộ còn lại
(Ví dụ cùng là nội dung Viết bài văn nghị luận vềmộtvấn đề xã hội, số lượngcâu hỏi của bộ Cánh Diều và Kết nốitri thức với cuộc Sống là 2 câu thì số lượngcâu của bộ Chân trời sảngtạo lên đến 5 câu)
1.2.2 Khảo sát thực trạng dạy họcviết văn nghị luận xã hội choHSlớp 10
1.2.2.1 Mục đíchkhảo sát
28
Trang 34Chúng tôi tiên hành khảo sát, điêu tra nhăm đánh giá thực trạng dạy viêtbài văn nghị luận xã hội trong môn ngừ văn lớp 10 theo chương trình mới tại cáctrường trung học phổ thông.
1.2.2.2 Đối tượng và phạm vi khảosát
Để thu thập thông tin, dữ liệu, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu nhận phản hồitừ phiếu điều tra về việc dạy học viết văn nghị luận trong nhà trường PT được thiết kế trên googleform và gửi cho các GV Ngữ vãn đang tham gia công tác tại trường THPT Hồng Hà (Hà Nội) và THPT Trương Định (Hà Nội) và các HS lóp
10 thuộc 2 trường THPT Hồng Hà và THPT Trương Định Tiến hành khảo sát,thu thập dữ liệu, từ đó chúng tôi phân tích và đưa ra kết luận khoa học
1.2.2.3.Nội dung khảo sát
Đối với giáo viên, đánh giá mức độ cần thiết cùa việc dạy học viết văn nghịluận xã hội cho học sinh; những thuận lợi và khó khăn giáo viên gặp phải khidạy viết nghị luận xã hội; quy trình dạy học viết; những phương pháp giảng dạygiáo viên thường dùng trong dạy học viết nghị luận xã hội cho học sinh; đánh giá kỹ năng viết nghị luận xã hội của học sinh; những ý kiến đóng góp để nâng cao hiệu quả việc dạy học viết nghị luận xã hội và rèn luyện kỹ năng viết của học
sinh trong dạy học môn Ngữ văn
Đối với HS, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ tích cực của HS đối với hoạt động viết văn NLXH; những khó khăn HS thường gặp phải trong việc viết văn NLXH; HS tự đánh giá kỹ năng viết văn NLXH của mình; những phươngpháp mà GV thường dùng trong dạy học viết văn nghị luận xã hội; những đónggóp đề việc học viết văn nghị luận xã hội trở nên thú vị hơn và hiệu quả hơn
ỉ.2.2.4.Kếtquả khảo sát
- Đối với GV:
Đầu tiên, chúng tôi tiến hành kháo sát đánh giá của GV về mức độ cần thiết dạy học văn NLXH cho HS lóp 10 Kết quả thu được như sau: Các GV tham gia khảo sát đưa đánh giá về mức độ việc dạy học văn NLXH cho HS như
29
Trang 35sau: rât cân thiêt (64,5%) và cân thiêt(35,5%) Các thây/cô tham gia khảo sát chorằng việc dạy học viết NLXH là nền tảng để HS tiến hành giao tiếp, xử lí vấn đề,đưa ra đánh giá của bản thân về một Vấn đề trong cuộc sống Điều đó cho thấy được tầm quan trọng của NLXH trong việc rèn luyện, phát triển năng lực và phẩm chất, tư duy phản biện của HS, đồng thời cũng cho thấy được tính úng dụng cao của văn NLXH trong thực tế đời sống Chính vì sự thiết thực của vănNLXH nên việc quan tâm đến phương pháp, quy trình dạy học văn NLXH nóichung và dạy viết văn NLXH nói riêng được chú trọng hơn.
Biểu đồ 1.1.Đánh giá mức độ cần thiết dạy tạo lập vănbản NLXH
ít cầnthiét
* Không cần thiết
Khi tiến hành thu thập số liệu, ý kiến về những thuận lợi khi GV dạy viếtvăn NLXH, 100% GV tham gia khảo sát đều thấy HS có hứng thú với các vấn đề xã hội hon, do các vấn đề xã hội thiết thực và gần gũi với HS; HS rất tích cực thể hiện quan điếm và suy nghĩ của bản thân Bên cạnh đó, cùng với sự phát triến nhanh chóng của thời đại công nghệ số nên HS cũng có kĩ năng tốt trong sử dụngcông nghệ thông tin để hỗ trợ cho học tập (90,3%) Đồng thời, thuận lợi trong dạy học viết NLXH cũng từ chương trình học tập thiết thực, phù họp, bố ích vàcó nhiều úng dụng học tập đế hồ trợ GV quản lí HS trong quá trình học tập
(38,7%) Một trong những thuận lợi để quá trình dạy học của GV đạt hiệu quả đó là cơ sở vật chất đầy đủ, có CNTT hỗ trợ học tập Qua khảo sát, có thể thấy GV
30
Trang 36đang tạo môi trường học tập tích cực, năng động cho HS và tạo được điêư kiện thuận lợi để thực hiện chưong trình dạy học của mình.
Hình1.2 Những thuận lọi củaGV khi dạy học viếtNLXH
Câu 2: Khi thầy/ cô dạy viết văn nghị luận xã hội, gặp những thuận lợi gì? (Có thể tích nhiêu đáp án)
31 câu trả lời
Bên cạnh những thuận lợi đã đề cập ở trên, GV vẫn còn gặp khó khăntrong việc dạy học viết NLXH Qua số liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy tất các thầy/ cô đều đồng ý với khó khăn khi HS chưa chủ động tìm kiếm thông tin, ít hiểu biết và ít cập nhật các kiến thức xã hội Bên cạnh đó, các GV cũng thấy được khó khăn trong thời lượng tiết học dành cho dạy viết NLXH, thời giantiết học hạn chế nên khó để tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho HS
(71%), thời gian ít mang lại hiệu quả không cao Và số tiết học dành cho dạy viếtNLXH còn ít (61,3%) Một khó khăn một nữa mà GV gặp phải trong dạy họcviết NLXH đó là GV chưa tìm được phương pháp dạy phù họp do lóp học phân hóa nhiều đối tượng HS năng lực khác nhau (41,9%) và HS thực hiện chưa hiệuquả các nhiệm vụ học tập được đề ra (25,8%)
Hình 1.3 Những khó khăn mà GV gặp trong dạy học viết văn NLXH
31
Trang 37Câu3: Khi thầy/ côdạy viết văn nghị luậnxãhội, gặp nhưng khó khăn gì? (Có thế tíchnhiêuđáp án)
31 câu trả lời
Từ những mẫu trả lời về mức độ, thuận lợi và khó khăn, chúng tôi tiếnhành trung cầu về các thao tác mà GV thuờng sử dụng trong dạy học viết NLXH thu được số liệu như sau: Đọc và phân tích mẫu (83,9%), Rút ra bố cục chung
(45,2%), Lựa chọn đề tài (61,3%), Tìm ý, lập dàn ý (100%), Viết (100%), Chỉnhsửa hoàn thiện (87,1%) Qua số liệu thu thập được, chúng tôi thấy GV đà chú trọng vào các bước: đọc và phân tích mẫu để giúp HS định hình được nhiệm vụ và sản phẩm dự kiến của bản thân; tìm ý và lập dàn ý là thao tác được tất cả GV lựa chọn Sau đó tiến hành viết và chỉnh sửa hoàn thiện Đồng thời, bước rút rabố cục chung (45,2%) và lựa chọn đề tài (61,3%) cũng đã được thực hiện nhưngtần suất chưa nhiều bằng các thao tác đã kể trên
Hình 1.4 Các thao tác thầy/côthưòng xuyên sử dụng
khi dạy viết văn NLXH
Câu 4: Các thao tác (quy trình) thây/ cỏ thường xuyên sử dụng khidạy viết văn nghị luận xãhội làgì? (Có thê’ tích nhiều đáp án)
31 câu trá lời
32
Trang 38Từ những thao tác dạy học trên cùng mỗi kiểu bài trong dạy học môn Ngừ văn nói chung và dạy viết văn NLXH nói riêng sẽ có những phương pháp dạyhọc khác nhau phù hợp với từng nội dung, hoạt động Vi vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát các phương pháp dạy học viết văn NLXH tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy của HS Kết quả khảo sát cho thấy, các phương pháp được GV sử dụng nhiều nhất là phân tích mẫu, vấn đáp đồng thời có sự hỗ trợ của phần mềm CNTT Đó đều là những phương pháp quen thuộc trong rất nhiều môn học, chính vì vậy không tạo được nhiều hứng thú cho HS Bên cạnh đó, phương pháp hợp đồng học tập và góc học tập được sử dụng ít hơn Đây là hai phương pháp kíchthích tư duy, chủ động, sáng tạo của HS nhưng GV lại chưa biết cách áp dụng nómột cách hiệu quả.
Hình 1.5.Đánh giáphươngpháp dạy học viếtvăn NLXHtạicáctrường
THPT
Câu 5: Khi dạy học vănnghịluậnthầy/cô thường sửdụng các phương phápdạy học nào dưới đây?
Rèn luyện kĩ năng tạo lập nói chung và dạy viêt văn bản NLXH nói riênglà vấn đề cần được quan tâm, bởi theo CT GDPT NV 2018, kĩ năng viết nằm trong bốn kĩ năng cơ bản đối với HS: đọc - viết - nói và nghe Nhưng quan trọng hơn kĩ năng viết là một phần kết quả HS lĩnh hội được từ kĩ năng đọc và là tiềnđề để tiến tới kĩ năng nói và nghe ( nội dung các bài học được liên kết với nhau theo chủ đề) Nhưng khi tiến hành đánh giá về kĩ năng viết văn NLXH của HS từ
33
Trang 39GV mà chúng tôi thu thập được là chưa tôt, đánh giá ở mức bình thường đên yêuchiếm tới 77,4% Chính vì vậy, việc đưa ra được những biện pháp giúp HS cải
thiện được kĩ năng viêt văn NLXH, hướng tới nâng cao năng lực và phâm chât là điều cần thiết và cần được thực hiện kịp thời
Hình 1.6.Đánhgiá củaGV về kĩ năng viết văn NLXH củaHS THPT
Câu 6:Thầy/côđánh giá như thế nào về kĩ năng viết vănnghị luận xã hộicủa HS THPT?
31 câu trá lời
Rất tốtTót
Bình thưởngYếu
Từ kêt quả cuộc khảo sát với GV vê phương pháp, biện pháp kĩ thuật dạyhọc viết văn NLXH cho HS theo CT GDPT NV 2018, chúng tôi nhận thấy đại đa
số GV đều sử dụng những phương pháp truyền thống Với thời đại công nghệphát triển nhanh như hiện nay,trong giờ học, GV nên áp dụng những phươngpháp, công cụ dạy học tích cực đan xen truyền thống để mang lại hiệu quả tốtnhất, cũng như tạo được hứng thú với HS Các GV thường đưa ra những đónggóp để thúc đẩy việc dạy học viết NLXH được tốt hơn bằng những phương phápdạy học mới nhưng lại chưa đưa ra được những phương pháp cụ thể Từ thựctrạng khảo sát, chúng tôi nhận thấy cần góp phần giải quyết vấn đề này trong nghiên cứu của chúng tôi
-về phía HS:
Khảo sát về mức độ hào hứng, tích cực của HS với văn NLXH là bước đầucủa chúng tôi khi tiến hành điều tra khảo sát đối với HS Kết quả thu được nhưsau: 51% HS thích đến rất thích, 41,3% HS đánh giá bình thường và có 7,7% HSđánh giá không thích học văn NLXH Như vậy, văn NLXH cũng có một sức hút
34
Trang 40tương đối lớn với HS, HS nhận thấy văn NLXH rất gần gũi với thực tế đời sống và các em dễ dàng vận dụng vốn sống của bản thân để tiến hành học văn NLXH đồng thời cũng nhiều HS nhận thấy rằng văn NLXH cũng quan trọng đối với bản thân trong việc hoàn thiện bản thân về năng lực và phẩm chất Do đó, việc chú trọng đên dạy học văn NLXH trong chương trình THPT là cân thiêt và phù hợp.
Hình 1.7.Đánhgiá mức độ hứng thúcủa HS vói văn NLXH
Câu1: Em có thích họcviết văn bảnnghị luận xãhội không?
312 câu trá lời
Rất thíchThích
Binh thườngKhông
Tiêp theo, chúng tôi điêu tra vê những khó khăn mà HS thường gặp phảitrong quá trình học viết vãn NLXH, HS nhận thấy khi tiến hành viết văn NLXH thường thiếu ý, sót ý (52,9%) hoặc lập luận chưa chặt chẽ (44,6%); thiếu dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (21,5%) Và HS cũng gặp khó khăn khiliên kết các ý trong đoạn và các đoạn trong bài văn với nhau một cách mạch lạc.Đồng thời, các em cũng nhận thấy rằng, từ ngữ sử dụng để viết bài chưa đượchay, thiếu vốn từ vựng
35