1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6
Tác giả Phạm Thị Lập Xuân
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Trọng Lưỡng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Toán học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Sư Phạm Toán Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Mô hình dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ Content and Language Integrated Learning – CLIL là một phương pháp dạy học hiện đại trong đó các môn học được dạy thông q

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Mã số: 8140209.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TRỌNG LƯỠNG

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

i

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội và tất cả các thầy cô giảng viên trong trường đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và cần thiết cho tôi cũng như tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường và học tập trực tuyến do chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID – 19 vừa qua

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn của tôi là PGS.TS Vũ Trọng Lưỡng, người đã đưa ra những góp ý quý báu về chuyên môn cũng như luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất

Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu Trường Liên cấp Darwin, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, các thầy cô và học sinh trong trường đã giúp tôi thực hiện khảo sát và thực nghiệm sư phạm hiệu quả và đúng hạn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi, những người đã luôn đứng sau động viên, hỗ trợ và tiếp thêm sức mạnh cho tôi hoàn thành luận văn này

Trong quá trình làm luận văn, dù tôi đã cố gắng làm cẩn thận, chỉn chu nhất có thể nhưng sai sót là điều không thể tránh khỏi Vì vậy tôi rất mong nhận được sự thông cảm và những góp ý của các thầy cô

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023

Tác giả

Phạm Thị Lập Xuân

Trang 4

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CLIL Content and Language Integrated Learning

Trang 5

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Phạm vi và đối tượng khảo sát thực trạng DTBTA Bảng 2.1 Thuật ngữ Toán tiếng Anh chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết

Bảng 2.2 Ví dụ về đặt câu hỏi trong dạy học môn Toán bằng tiếng Anh Bảng 3.1.1 Thống kê kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm sư phạm

Bảng 3.4.1.1 Bảng phân phối tần số kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm Bảng 3.4.1.2 Bảng so sánh định lượng kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Bảng 3.4.1.3 Bảng thống kê mô tả các tham số đặc trưng Bảng 3.4.2 Tổng hợp kết quả phản hồi của học sinh

Trang 6

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Khung 4Cs trong CLIL Hình 1.2 Thang đo nhận thức của Bloom Hình 2.1 Quy trình dạy học Toán bằng tiếng Anh

Hình 2.2.1 Giao diện trang chủ Wordwall

Hình 2.2.2 Một số dạng trò chơi trên nền tảng Wordwall Hình 2.2.3 Giao diện của một câu hỏi trên Wordwall Hình 2.2.4 Giao diện trò chơi Quiz

Hình 2.2.5 Giao diện Quiz Hình 2.2.6 Giao diện trò chơi truyền hình Hình 2.2.7 Giao diện Mở hộp bí mật Hình 2.2.8 Giao diện Mê cung đuổi bắt Hình 2.2.9 Giao diện Máy bay

Hình 2.2.10 Ví dụ về sử dụng sơ đồ tư duy về Dấu hiệu chia hết của 2, 3, 5, 9 Hình 2.2.11 Ví dụ về sử dụng sơ đồ tư duy về Quan hệ chia hết

Trang 7

v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.4.1 So sánh kết quả học tập môn Toán bằng tiếng Anh học kì II (năm học 2021–2022) ở lớp 6A1 và lớp 6A2

Trang 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

5.1 Khách thể nghiên cứu 4

5.2 Đối tượng nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Nội dung nghiên cứu 4

8 Phương pháp nghiên cứu 5

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 5

8.2 Điều tra quan sát thực tiễn 5

8.3 Phương pháp thực nghiệm 5

9 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1 6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6

1.1.1 Quan điểm dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL) 6

1.1.2 Dạy Toán bằng tiếng Anh theo quan điểm CLIL 15

1.1.3 Các nội dung chính chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết 17

1.2 Thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam 18

1.2.1 Thực trạng chung 18

1.2.2 Thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở thành phố Hà Nội 21

1.2.3 Thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở thành phố Hồ Chí Minh 221.2.4 Thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở tỉnh Thanh Hóa 22

Trang 9

2.1 Đề xuất quy trình dạy Toán bằng tiếng Anh 32

2.2 Một số biện pháp dạy Toán bằng tiếng Anh hiệu quả 42

2.2.1 Biện pháp 1: Dạy Toán bằng tiếng Anh thông qua trò chơi trực tuyến 43

2.2.2 Biện pháp 2: Dạy Toán bằng tiếng Anh thông qua sơ đồ tư duy 512.2.3 Biện pháp 3: Dạy Toán bằng tiếng Anh thông qua các bài toán thực tế 55

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 64

3.1.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 64

3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 66

Trang 10

1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Mô hình dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (Content and Language Integrated Learning – CLIL) là một phương pháp dạy học hiện đại trong đó các môn học được dạy thông qua một ngoại ngữ (Marsh, 2002) với mục đích kép là giúp học sinh học nội dung đồng thời học ngoại ngữ [21] Phương pháp sử dụng ngoại ngữ như một công cụ để học các môn học như Toán, Khoa học, Lịch sử, đã và đang được quan tâm và sử dụng ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, và từng bước được phổ biến rộng rãi đến các quốc gia đang phát triển như Malaysia, Việt Nam [19] Ngày 30/9/2008, theo Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, đã ra Quyết định số 1400/QĐ–TTg phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” với một trong những nhiệm vụ quan trọng là phát triển năng lực dạy và học Toán bằng tiếng Anh (DTBTA) cho giáo viên và học sinh Tuy nhiên, đề án chưa đạt được hiệu quả cao và còn nhiều bất cập về số lượng người học, chất lượng dạy và học ngoại ngữ nói chung và DTBTA nói riêng Để khắc phục những điểm yếu trên, Quyết định [7] đã được ban hành có bao gồm nội dung định hướng đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (như Toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành ) bằng ngoại ngữ

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán 2018 [1], ba mạch kiến thức nội dung của môn Toán được xoay quanh là Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất Trong đó, Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết nằm trong mạch kiến thức thứ nhất, thuộc chương I sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1, là cơ sở và công cụ hữu hiệu giúp học sinh giải các bài toán về tìm ước chung, bội chung; phân tích một số ra thừa

Trang 11

2 số nguyên tố; quy đồng và rút gọn phân số; tìm căn bậc hai, căn bậc ba của một số; Việc nghiên cứu dạy học chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết bằng tiếng Anh trong luận văn này giúp giáo viên và học sinh nắm được những từ mới tiếng Anh chuyên ngành, tiếp cận được đa dạng nguồn tài liệu hơn so với việc tìm kiếm thông tin chỉ bằng tiếng Việt thông thường Từ đó, học sinh không chỉ có cái nhìn đa chiều hơn về nội dung Toán học, tiếp cận các dạng bài và các phương pháp giải toán độc đáo mà còn có thể phát triển năng lực ngôn ngữ (tiếng Anh) thông qua việc nghiên cứu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh

Môn Toán học bằng tiếng Anh đang dần được đưa vào giảng dạy tại một số trường trọng điểm và các trường tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Đa phần chỉ học sinh khá, giỏi trên địa bàn tỉnh được tiếp cận với bộ môn này ở các tiết học nâng cao, các lớp chọn, tiết câu lạc bộ, mà chưa được đón nhận bởi phần đa học sinh của tỉnh Công tác dạy Toán bằng tiếng Anh còn gặp nhiều khó khăn chẳng hạn như giáo viên chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp, chưa có quy trình dạy học chuẩn cho bộ môn này

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết cho học sinh lớp 6”

2 Lịch sử nghiên cứu

Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, dạy học các môn bằng tiếng Anh xuất hiện đầu tiên ở châu Âu và nhanh chóng phát triển và mở rộng ra các nước ở châu Mĩ, châu Phi và châu Á Xu hướng giáo dục mới này đã thu hút sự quan tâm của hàng loạt các tổ chức, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và các nhà ngôn ngữ học trên khắp thế giới như tác giả Julie Dearden (2014) [14], Đại học Oxford, Anh; tác giả Andy Kirkpatrick (2014) [17], Đại học Griffith, Úc; tác giả Mohamad Fadhili Bin Yahaya [23], học viện ngôn ngữ, Đại học Teknologi MARA, Ma-lay-

Trang 12

3 si-a và tác giả Stephen Bax [9] Đa phần các tác giả đưa ra bức tranh toàn cảnh về sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và đề xuất những phương pháp thích hợp để đạt được mục tiêu đa ngôn ngữ đã đề ra Có ba phương pháp dạy học có sự kết hợp giữa nội dung và ngôn ngữ nhận được nhiều sự quan tâm là English – Medium Instruction (EMI) – Phương pháp dạy học sử dụng tiếng Anh như phương tiện để dạy các môn chuyên ngành, Content – Based Instruction (CBI) – Phương pháp dạy học lấy kiến thức làm trọng tâm, ngoại ngữ là phương tiện để tiếp cận những kiến thức đó và Content and Language Integrated Learning (CLIL) – Phương pháp dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ Tuy nhiên, chỉ có phương pháp thứ ba có mục tiêu dạy học tập trung vào việc phát triển cả ngôn ngữ và nội dung cùng lúc Phương pháp này nhận được nhiều sự ủng hộ, đặc biệt là từ các nước châu Âu từ những năm đầu thập niên 90 CLIL được xem là phương pháp học tập nội dung thông qua giao tiếp hiệu quả nhất [20] Để đạt được điều này, các giáo viên CLIL cần phải có đủ ba yếu tố là kiến thức về môn học, ngôn ngữ và cách giảng dạy được kết hợp hài hòa trong quá trình dạy học [2] Thực tế cho thấy rằng nhiều giáo viên đã có đủ yếu tố về kiến thức môn học và ngôn ngữ nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai bài dạy, do chưa có một quy trình thiết kế bài dạy quy chuẩn Do đó, cần có thêm nhiều những đề tài đề xuất quy trình DTBTA đối với những chủ đề cụ thể để giáo viên và học sinh tiếp cận môn học này một cách hiệu quả nhất

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp nội dung (Toán học) và ngôn ngữ (tiếng Anh) (CLIL), từ đó đề xuất quy trình giảng dạy và một số biện pháp dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết cho học sinh lớp 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp nội dung (Toán học) và ngôn ngữ (tiếng Anh)

Trang 13

4 - Nghiên cứu mục tiêu của dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết theo chương trình Toán 6

- Điều tra thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam - Đề xuất quy trình dạy Toán bằng tiếng Anh và đưa ra một số biện pháp giảng dạy hiệu quả kiến thức Toán bằng ngôn ngữ tiếng Anh thông qua chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết theo chương trình Toán 6

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường Liên cấp Darwin để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đã nêu trong luận văn

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết bằng ngôn ngữ tiếng Anh cho học sinh lớp 6

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Dạy Toán bằng tiếng Anh chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết cho học sinh lớp 6 trường Liên cấp Darwin

6 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Chủ đề Quan hệ chia hết - Dấu hiệu chia hết thuộc chương I,

chương trình môn Toán lớp 6

- Không gian: Khối 6, trường Liên cấp Darwin, thành phố Sầm Sơn, tỉnh

Thanh Hóa

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2022 đến tháng 11/2022

7 Nội dung nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Khái niệm và ý nghĩa của việc học tích hợp nội dung và ngôn ngữ thông qua học Toán bằng tiếng Anh

- Thực trạng dạy học Toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam

Trang 14

5 - Đề xuất quy trình dạy Toán bằng tiếng Anh và một số biện pháp dạy học hiệu quả chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường Liên cấp Darwin để đánh giá tính khả thi của các biện pháp nêu trong chương 2 của luận văn

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn: dạy Toán bằng tiếng Anh ở trong nước và quốc tế, dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ, dạy học chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết

8.2 Điều tra quan sát thực tiễn

- Khảo sát thực trạng quá trình dạy và học chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết trong chương trình Toán 6 ở trường Liên cấp Darwin

- Phỏng vấn sâu và sử dụng phiếu điều tra ý kiến của giáo viên và học sinh về thực trạng trong dạy học Toán bằng tiếng Anh ở trường Liên cấp Darwin

8.3 Phương pháp thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm giảng dạy theo hướng nghiên cứu của đề tài để kiểm

chứng và đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất 9 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc của luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và phần nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương:

• Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu • Chương 2 Quy trình dạy Toán bằng tiếng Anh và một số biện pháp

dạy học chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết theo chương trình Toán lớp 6

• Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN

CỨU

Nội dung của chương này là trình bày tổng quan của vấn đề nghiên cứu, thực trạng của vấn đề để làm cơ sở và căn cứ đề xuất cho các biện pháp ở chương 2

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Quan điểm dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL)

1.1.1.1 Khái niệm CLIL

CLIL (Content and Language Integrated Learning) – Phương pháp học tích hợp kiến thức và ngôn ngữ CLIL là một phương pháp dạy học mà ở đó “Sử dụng ngoại ngữ để học, học ngoại ngữ để sử dụng” Một lớp học theo phương pháp CLIL gồm 3 quá trình liên tục và phụ thuộc lẫn nhau là học ngôn ngữ, học thông qua ngôn ngữ và học về ngôn ngữ nhằm đạt được cả kiến thức hiểu biết (văn hóa, thế giới xung quanh, …) và kiến thức ngoại ngữ

1.1.1.2 Lịch sử hình thành phương pháp CLIL

Thuật ngữ Content and Language Integrated Learning (CLIL – Dạy học tích hợp kiến thức và ngôn ngữ) được xuất hiện lần đầu vào năm 1994 CLIL được xem như là một cách tiếp cận dạy học với “mục tiêu kép” mà trong đó, một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ được sử dụng để dạy và học nội dung của một môn học bất kì và của cả ngôn ngữ đó

Như vậy, có thể xem CLIL là một phương pháp dạy học (hoặc một cách tiếp cận dạy học), trong đó nội dung môn học hay một phần nội dung môn học được dạy thông qua một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ, nhằm đạt được cả hai mục tiêu: học kiến thức môn học và học ngoại ngữ theo phương châm “sử dụng ngoại ngữ để học, học ngoại ngữ để sử dụng” [12]

Trang 16

7 Hiện nay, CLIL đã được ứng dụng một cách chính thức trong các chương trình học ở nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu như Tây Ban Nha (chương trình AICLE), Pháp (chương trình EMILE), và tại nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Canada (dạy học tiếng Pháp), Hồng Kông, Hàn Quốc (dạy học tiếng Anh)

Trước khi đào sâu nghiên cứu về những tác dụng mà phương pháp CLIL có thể mang lại khi ứng dụng vào giảng dạy Anh ngữ, tác giả sẽ phân tách rõ hơn những đặc tính của phương pháp này

1.1.1.3 Đặc tính của phương pháp CLIL

Tính thực tế: Tính thực tế là không thể tách rời trong lớp học áp dụng phương pháp CLIL Chương trình học áp dụng phương pháp này đòi hỏi mạnh mẽ sự thường xuyên kết nối giữa học tập với thực tế cuộc sống

Học tập tích cực: Phương pháp được áp dụng giúp các con học tập tích cực hơn bằng cách giảng dạy dựa trên tư duy lấy người học làm trung tâm Trong lớp học CLIL, người dạy chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ khuyến khích các con trình bày, giao tiếp nhiều và hiệu quả hơn

Kỹ thuật scaffolding (Tối đa quan sát và hỗ trợ trẻ học hỏi): Bài học được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ, hứng thú, nhu cầu và kinh nghiệm có sẵn của các con nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy phản biện, thử thách các con với những nhiệm vụ dần dần được đẩy độ khó

Mục tiêu kép: Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng – Mục tiêu hướng đến trong dạy học ứng dụng phương pháp CLIL là mục tiêu kép, tức là vừa đảm bảo mục tiêu của môn học, vừa đảm bảo mục tiêu ngôn ngữ Chính vì vậy, 2 yếu tố ngôn ngữ và học thuật luôn đan xen nhau Một lớp học ứng dụng phương pháp CLIL là đã định hướng cho trẻ mục tiêu kép là vừa đảm bảo mục tiêu của môn học, vừa đảm bảo mục tiêu ngôn ngữ

1.1.1.4 So sánh CLIL với một số phương pháp giảng dạy khác

Trang 17

8 Trên khắp thế giới, vai trò của tiếng Anh trong giáo dục đại học đang thay đổi Thay vì chỉ là một đối tượng học, tiếng Anh hiện nay thường là ngôn ngữ giảng dạy Điều này được thể hiện rõ nét ở một số phương pháp dạy học kết hợp dạy nội dung chuyên ngành thông qua ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ

Có ba phương pháp giảng dạy theo định hướng trên đã và đang rất được ưa chuộng là CLIL (Content and Language Integrated Learning), EMI (English as a Medium of Instruction) và CBI (Content-Based Instruction) Cả ba phương pháp CLIL, CBI và EMI đều tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong việc giảng dạy các môn học khác ngoại ngữ Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những đặc điểm riêng để đạt được mục tiêu đó

CLIL tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh để giảng dạy các môn học khác ngoại ngữ, giúp học sinh cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và đồng thời tiếp cận kiến thức bằng tiếng Anh Giáo viên sẽ sử dụng ngôn ngữ đích để giảng dạy, đồng thời giải thích các khái niệm bằng tiếng Anh để giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên và dễ dàng hơn Đây là phương pháp rất phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy các môn học khác ngoại ngữ, đặc biệt là ở các trường quốc tế

EMI là phương pháp giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh Trong phương pháp này, tiếng Anh được sử dụng như một phương tiện để giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới Các kết quả dự kiến trong phương pháp này tập trung vào việc học tập nội dung chuyên môn, còn mục tiêu học ngôn ngữ là ngầm hoặc ngẫu nhiên Học sinh được đánh giá dựa trên kết quả học tập nội dung chuyên ngành, trong khi kết quả về trình độ tiếng Anh là phụ Các khóa học EMI thường được giảng dạy trong các lớp học nội dung bởi giáo viên có chuyên môn về nội dung đó

CBI là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ bằng cách sử dụng nội dung môn học khác trong các bài giảng Trong phương pháp này, nội dung chuyên ngành được sử dụng như một phương tiện để giúp học sinh tiếp cận và học ngôn ngữ

Trang 18

9 Các kết quả dự kiến trong phương pháp này tập trung vào việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ hoặc nâng cao trình độ ngôn ngữ của học sinh Học sinh được đánh giá dựa trên kết quả học tập ngôn ngữ, trong khi kết quả về học nội dung chuyên môn có tính chất phụ hoặc ở mức độ kiến thức cơ bản Phương pháp CBI thường được sử dụng trong các lớp học ngôn ngữ bởi giáo viên dạy ngôn ngữ Ngoài ra, phương pháp này còn được biết đến với tên gọi là "Content-based Language Teaching" (CBLT)

Ba phương pháp giảng dạy CLIL, CBI và EMI đều liên quan đến việc kết hợp nội dung và ngôn ngữ trong quá trình giảng dạy Cả ba phương pháp đều có mục tiêu hướng tới việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của học sinh, tuy nhiên mỗi phương pháp lại có cách tiếp cận khác nhau CBI tập trung vào việc sử dụng nội dung giảng dạy như một phương tiện để giúp học sinh học ngôn ngữ Trong khi đó, EMI đặt nhiều tập trung vào nội dung hơn là ngôn ngữ EMI cung cấp một môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh để học sinh có thể tiếp cận với các bài học nội dung bằng ngôn ngữ tiếng Anh CLIL được xem là phương pháp kết hợp tối ưu của cả hai phương pháp trên, cả tập trung vào nội dung và ngôn ngữ Với phương pháp này, học sinh sẽ học được kiến thức về một chủ đề cụ thể trong khi phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình đồng thời Ưu điểm của CLIL là giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới một cách toàn diện hơn, giúp nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ và hiểu biết sâu sắc về nội dung được học

1.1.1.5 Khung 4Cs trong CLIL

Dựa vào khung 4Cs [11], kế hoạch dạy học được thiết kế vừa có thể đảm bảo sự cân bằng giữa hai yếu tố ngôn ngữ và học thuật, vừa góp phần tạo nên một tiết học theo định hướng CLIL hiệu quả Đây được xem là một trong những khung tiêu chí căn bản để xây dựng và lập kế hoạch dạy học theo mô hình CLIL

Trang 19

10 Khung 4Cs bao gồm bốn thành tố: Culture (Văn hóa), Communication (Giao tiếp), Content (Nội dung) và Cognition (Nhận thức) Trong đó 3 thành tố Communication – Content – Cognition tạo thành 3 đỉnh của một tam giác, các cạnh tam giác thể hiện mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, tập trung vào tâm tam giác – Culture với mục tiêu cốt lõi sau cùng là phát triển văn hóa của người học, từ mặt nhận thức kiến thức đến khả năng giao tiếp và sự hình thành văn hóa riêng của người học

Hình 1.1 Khung 4Cs trong CLIL

Content (Nội dung môn học): Có thể ứng dụng CLIL trong dạy học nhiều môn học như Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, … cũng như những chương trình ngoại khóa, tích hợp liên môn Nội dung mà các con cần lĩnh hội là những khái niệm, từ vựng, ngữ pháp, … Khi ứng dụng CLIL, nội dung dạy học không được tổ chức một cách độc lập, riêng lẻ, mà phải đặt trong quá trình phát triển tư duy – nhận thức, ngôn ngữ và hiểu biết liên văn

Trang 20

11 hóa Tức là cần xem xét nội dung dựa trên cơ sở là nhu cầu ngôn ngữ và nền tảng văn hóa, từ đó người học tư duy và có những hiểu biết cũng như kỹ năng cho bản thân

Communication (Giao tiếp): Theo CLIL ngôn ngữ vừa là công cụ để giao tiếp, trao đổi thông tin vừa phục vụ mục đích học tập Các con giao tiếp hiệu quả, luyện tập thực hành ngôn ngữ thứ hai ở cả hai hình thức nói và viết bằng cách tham gia các hoạt động của tiết học bộ môn Bằng cách đó, ngôn ngữ vừa được sử dụng để học tập, vừa được sử dụng để giao tiếp và vừa được sử dụng để tư duy và lĩnh hội kiến thức Nói cách khác, học sinh sử dụng ngôn ngữ vừa để phục vụ quá trình học tập, vừa là công cụ để giao tiếp hiệu quả Tác giả [13] đã thể hiện tiến trình tiếp nhận ngôn ngữ trong CLIL qua 3 thành tố:

Language of learning: Bao hàm những từ vựng, những cấu trúc ngữ pháp mà con sẽ được tiếp nhận trong quá trình học

Language for learning: Gồm những kỹ năng ngôn ngữ sẵn có của con để tham gia vào lớp học, để hiểu bài giảng và để đặt câu hỏi

Language through learning: Môi trường ngôn ngữ để con có thể học tri thức chuyên ngành và tiếp nhận ngôn ngữ mới

Cognition (Tư duy): Giảng viên cần tạo ra các nhiệm vụ để học sinh liên tục tư duy, tiếp thu tốt kiến thức môn học Thông thường, người ta sử dụng thang đo nhận thức Bloom [8] như là một công cụ phổ biến để xác định mức độ tư duy của các hoạt động giáo dục khi lên kế hoạch dạy học theo CLIL Các mức độ tư duy được thiết kế từ thấp đến cao để học sinh trong lớp học CLIL có thể đạt được đến mức độ cao nhất – mục tiêu nhắm đến của dạy học CLIL

Trang 21

12

Hình 1.2 Thang đo nhận thức của Bloom

Culture (Văn hóa): Văn hóa là nhân tố trung tâm của CLIL, là nền tảng kết nối của ba nhân tố còn lại Mục tiêu của nhân tố văn hóa trong CLIL là phát triển năng lực đa ngôn ngữ cho các con, bao gồm cả nâng cao nhận thức đa văn hóa, nhằm trang bị cho các con những hiểu biết quốc tế không chỉ về ngôn ngữ mà còn về văn hóa, xã hội để có thể giao tiếp và tiếp tục học tập hoặc làm việc hiệu quả trong mọi hoàn cảnh Các con không đơn thuần chỉ được khám phá những quốc gia khác, mà còn phải khám phá chính đất nước, khu vực mình đang sống, thậm chí là khám phá chính bản thân mình Đôi khi, chữ C thứ tư cũng được định nghĩa là Community (Cộng đồng) hoặc Citizenship (Công dân) Do đó, trong thiết kế kế hoạch dạy học và trong quá trình thực hiện giảng dạy, giáo viên cần tạo điều kiện cho các con cảm thấy được bản thân các con là một thành viên trong một cộng đồng học tập đa dạng, phong phú, giúp các con nhận ra vai trò của mình trong lớp học, giúp các con có được sự tự tin và các kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm, biết cân bằng giữa nhu cầu của bản thân và các cộng sự

Trang 22

13 Ví dụ khi dạy học bài “Quan hệ chia hết” trong chương trình Toán 6, học sinh đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

Content (nội dung): Học sinh hiểu được khái niệm phép chia hết và phép chia có dư, các kí hiệu chia hết và không chia hết

Cognition (nhận thức): Học sinh nhận biết được một số có chia hết cho một số tự nhiên cho trước không

Communication (giao tiếp): Học sinh vận dụng kiến thức vào thực hành nghe, nói, thuyết trình, trình bày bài giảng một bài toán cụ thể về tính chia hết Culture (văn hóa): Ở Việt Nam, để nói 6 chia hết cho 3, ta sử dụng viết kí hiệu “6 ⁝ 3” nhưng ở một số nước khác người ta sử dụng kí hiệu “3 | 6” để biểu đạt ý nghĩa tương tự

1.1.1.6 Ưu điểm của CLIL trong học tiếng Anh

Ở mỗi giai đoạn, đặc điểm học tập cũng như cách thức não bộ của trẻ hoạt động để tiếp nhận ngôn ngữ thứ 2 khác nhau CLIL với mục tiêu kép đã cung cấp cho người học một môi trường giàu ngôn ngữ để trải nghiệm Đồng thời, các nhiệm vụ học tập đó giúp ngôn ngữ trở nên có ý nghĩa, cũng như là tạo động lực để các con sử dụng ngôn ngữ mình đang học vào quá trình tư duy, tự tìm hiểu, phát biểu ý kiến hoặc tiếp thu kiến thức

Tính khả thi, hiệu quả của phương pháp đã và đang được chứng minh ở nhiều nền giáo dục tại châu Âu suốt khoảng ba thập kỷ qua CLIL là một phương pháp phù hợp giúp các con học hiệu quả ngôn ngữ

+ Xác định và thực hiện “mục tiêu kép” Giáo viên có thể xác định mục tiêu bài học rõ ràng, cụ thể để cân bằng giữa việc vừa tiếp thu ngôn ngữ (học từ vựng, học ngữ pháp, …), vừa cùng các con khám phá các nền văn hóa, thế giới xung quanh Các hoạt động được thiết kế phù hợp từng buổi học để cân bằng, không để trọng tâm khóa học rơi vào mỗi học lý thuyết hoặc mỗi học thực hành

+ Mang tính thực tế

Trang 23

14 Để không tách rời tính thực tế của phương pháp, các trung tâm và các cơ sở giáo dục tiến đến Mô hình liên kết toàn diện để mang các chương trình học trực tuyến cao cấp nhất trên thế giới đến với Việt Nam Thông qua mối quan hệ hợp tác, nhiều trung tâm và các cơ sở giáo dục tiên tiến sử dụng một số bộ Giáo trình đến từ National Geographic Learning – Một trong những nhà xuất bản giáo dục uy tín và nổi tiếng thế giới với châm ngôn “Bring the world to the classroom, and the classroom to life” (Tạm dịch: Mang thế giới vào trong lớp học và mang lớp học đến với cuộc sống), đầy màu sắc, đa dạng các nền văn hóa và rất nhân văn với các câu chuyện, tình huống thật được lựa chọn từ khắp nơi trên thế giới để làm tư liệu cho học sinh

+ Lấy người học làm trung tâm Tại các lớp học, các con đóng vai trò chủ thể tự giác, tích cực học tập, sáng tạo trong khi giáo viên giảng dạy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ để các con có thể chủ động khám phá, tiếp nhận tri thức, chinh phục được các mục tiêu học tập

+ Tạo môi trường học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục đích Luôn khuyến khích các hoạt động giao tiếp và hợp tác của các con, khuyến khích các con tích cực trình bày và trao đổi ý kiến Khi thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học, giảng viên sẽ tạo điều kiện tối đa để các con được thể hiện ý tưởng, đưa ra dự đoán hoặc phương án giải quyết, đưa ra nhận xét và phản biện trong nhóm hay trước tập thể lớp Điều này không những giúp các con phát huy các kỹ năng tư duy như tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, … mà còn giúp các con có kiến thức nền vững chắc để làm chủ ngôn ngữ, thích ứng được tại những môi trường ngoài Việt Nam – Quốc tế, tự tin tỏa sáng sau này

+ Cá nhân hóa toàn diện Khi thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên sẽ xác định và giao nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể dựa trên tổng quát kiến thức, khả năng của các con để các nhiệm vụ học tập mang tính thách thức vừa đủ Vừa giúp các

Trang 24

15 con phát huy được tiềm lực của mình, vừa không khiến các con cảm thấy các bài học là quá khó hay quá dễ mà dẫn đến chán nản

+ Luôn cập nhật, khai thác, bổ sung tài liệu dạy học Bản thân CLIL còn nhấn mạnh đến yếu tố văn hoá, cộng đồng, xã hội, không chỉ ở phạm vi quốc tế, mà còn gần hơn là ở địa phương, đất nước mà con đang sinh sống Hay thậm chí – tìm hiểu chính bản thân các con Tất cả nhằm giáo dục các con từ bên trong, từ đó các con có nội lực vững chắc trở thành công dân toàn cầu Chính vì thế, việc khai thác, bổ sung tài liệu dạy học bên cạnh sách giáo khoa là rất quan trọng Tài liệu được lựa chọn và khai thác đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và tính cập nhật, đáp ứng được mối quan tâm, sự hứng thú của các con, có ý nghĩa với thực tế cuộc sống

1.1.2 Dạy Toán bằng tiếng Anh theo quan điểm CLIL

Dạy Toán bằng tiếng Anh theo định hướng CLIL là dạy học môn Toán thông qua ngôn ngữ tiếng Anh và trong suốt quá trình đó, người học vừa lĩnh hội được kiến thức Toán vừa nâng cao khả năng tiếng Anh của mình, tạo ra sự giao thoa của ba “ngôn ngữ” Tiếng Việt, Tiếng Anh và “ngôn ngữ” Toán để vừa có thể học Toán và tiếng Anh đạt hiệu quả cùng một lúc [10]

Vì vậy, một tiết học dạy Toán bằng tiếng Anh theo định hướng CLIL (gọi tắt là tiết học CLIL) không phải là một tiết học môn tiếng Anh cũng không phải là một bài học của môn Toán, mà là sự kết hợp của cả hai

Ở Châu Âu, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia đứng đầu trong việc nghiên cứu và áp dụng thành công CLIL vào quá trình giảng dạy [18] Sự phong phú về đa dạng văn hóa và ngôn ngữ của đất nước này cho phép áp dụng CLIL một cách phổ biến CLIL được triển khai trên cả nước theo từng vùng; nhưng chủ yếu chia theo hai nhóm vùng chính là vùng đơn ngữ và vùng song ngữ Ở vùng đơn ngữ (tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức) các môn học sẽ được dạy từ tiểu học đến trung học bằng một hoặc hai ngoại ngữ Ở vùng song ngữ (có một ngôn ngữ khác đồng chính thức với tiếng Tây Ban Nha: gồm xứ

Trang 25

16 Basque, Galicia, Catalan, Valencia), các môn học sẽ được dạy từ tiểu học đến trung học bắt buộc bằng hai ngôn ngữ đồng chính thức của vùng và bằng một hoặc hai ngoại ngữ khác Ở nước này, người ta không chỉ dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên theo CLIL mà cả các môn khoa học xã hội (chẳng hạn như Lịch sử) theo quan điểm CLIL Vùng đơn ngữ học hỏi những kinh nghiệm về CLIL từ vùng song ngữ góp phần giúp Tây Ban Nha nhanh chóng thành công với CLIL, giúp quốc gia này thúc đẩy nhanh quá trình đa ngôn ngữ Việc phát triển đa dạng ngôn ngữ này đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa và là một trong những quyết sách chiến lược của không chỉ Tây Ban Nha mà còn của nhiều quốc gia khác ở Châu Âu trong những thập kỉ qua [15], [16]

Dạy Toán bằng tiếng Anh (DTBTA) mang lại nhiều giá trị đối với học sinh DTBTA giúp học sinh nhận ra tiếng Anh không chỉ là môn học thuần túy mà có thể dùng tiếng Anh để thảo luận và trao đổi về những vấn đề liên quan đến các môn học khác Toán học là môn khoa học cơ bản và là công cụ hữu hiệu để học những môn học khoa học khác nên những vấn đề nghiên cứu của Toán liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như Kinh tế (trong xử lí dữ kiện thống kê); Lịch sử (trong nghiên cứu khảo cổ); xác suất và ứng dụng của nó (y học, thiên văn học, kiến trúc ) Quá trình giải Toán và tranh luận các chủ đề Toán học bằng tiếng Anh giúp học sinh chủ động hơn trong việc nói tiếng Anh của mình và dễ dàng giao tiếp và đưa ra các quan điểm với những học sinh ở các nước khác Số lượng từ vựng chuyên ngành của Toán ở mỗi chủ đề không quá nhiều nên học sinh có thể gặp ít khó khăn hơn khi nghe giảng so với các môn học khác Khi một khái niệm Toán học được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau khi học bằng các ngôn ngữ khác nhau cho phép học sinh có cái nhìn đa chiều và hiểu sâu hơn những khái niệm Toán DTBTA giúp học sinh không mất nhiều thời gian làm quen với môn Toán và các môn chuyên ngành khi học các chương trình tiên tiến trong hay ngoài nước DTBTA tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi du học hoặc tham gia các kì thi môn Toán bằng tiếng Anh được tổ chức

Trang 26

17 trong nước hoặc ở nước ngoài Một số bài báo trên các tạp chí của các tác giả [5] và [3] cho rằng việc dạy Toán bằng tiếng Anh là cần thiết giúp học sinh tiếp cận với xu hướng giáo dục chung của thế giới

1.1.3 Các nội dung chính chủ đề Quan hệ chia hết – Dấu hiệu chia hết

Khái niệm về chia hết: Cho hai số tự nhiên a và b (b ≠ 0) Nếu có số tự nhiên q sao cho a = b q thì ta nói a chia hết cho b Khi a chia hết cho b, ta nói a là bội của b và b là ước của a Nếu số dư trong phép chia a cho b bằng 0 thì a chia hết cho b, kí hiệu a ⁝ b Nếu số dư trong phép chia a cho b khác 0 thì a không chia hết cho b, kí hiệu là a b

Tính chất chia hết của một tích: Nếu một thừa số của tích chia hết cho một

số thì tích chia hết cho số đó Nếu a ⁝ m thì (a b) : m với mọi số tự nhiên b Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3 và 9:

Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2

Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9

Trang 27

18

1.2 Thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam

Theo tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam ra ngày 13/3/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 955/BGDĐT–ĐANN về việc hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và đề xuất Kế hoạch triển khai thí điểm DTBTA tại đơn vị cơ sở giáo dục có nhu cầu, đủ điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất Theo mục tiêu của đề án tới năm 2012 có khoảng hơn 25% trường THPT tại các thành phố và đô thị lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, … triển khai DTBTA và dần dần mở rộng quy mô sang các tỉnh thành phố khác và ở cả các môn học khác

Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có nhiều báo cáo hay thống kê về tình hình triển khai dạy môn Toán bằng tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia được chia sẻ công khai trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố đang có triển vọng phát triển Chính vì vậy, nội dung của chương này sẽ tìm hiểu thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng

1.2.1 Thực trạng chung

Việc triển khai giảng dạy Toán và một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh trong khoảng 5 – 7 năm trở lại đây tại một số trường THPT chuyên, THPT, THCS có đủ điều kiện đã được bộ GD – ĐT rất chú trọng, thể hiện thông qua công văn số 4325 của Bộ GD–ĐT ban hành tháng 9/2016, Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ban hành ngày 30/8/2008, Quyết định số 1400/QĐ–TTg phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” và [7]

Việc dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở các trường THPT của Việt Nam chủ yếu được bắt đầu từ năm 2008, sau khi ngành GD thực hiện đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân giai đoạn 2008– 2020” Đến năm 2010, đề án “Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010– 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là tiền đề để số lượng các trường tổ chức

Trang 28

19 DTBTA tăng lên, đặc biệt ở khối các trường THPT chuyên Hiện nay, không chỉ có các trường THPT chuyên mà một số các trường THPT không chuyên cũng đã tổ chức hoạt động này Đến năm học 2017 – 2018, cả nước có trên 50 trường THPT tổ chức dạy học môn Toán bằng tiếng Anh Những tỉnh thành có nhiều trường tổ chức dạy học môn Toán bằng tiếng Anh là: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Vĩnh Phúc, Bắc Giang, trừ một số tỉnh đặc biệt khó khăn còn đa số các tỉnh đều có ít nhất một trường THPT được lựa chọn để tổ chức hoạt động dạy học này

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay các chương trình song ngữ (dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh) chủ yếu được triển khai phổ biến ở các trường tư thục, trường liên kết quốc tế và một số trường chuyên Song tại nhiều địa phương, mô hình này còn khá mới mẻ, chưa tiếp cận được nhiều đối tượng giáo viên và học sinh và còn gặp nhiều thách thức trong triển khai dạy học [4] Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là công tác truyền thông về tuyển sinh đại học hệ Sư phạm dạy Toán bằng tiếng Anh ở các trường đại học chưa được chú trọng Năm học 2013 – 2014, trường Đại học Sư phạm Hà Nội là ngôi trường duy nhất ở Việt Nam đào tạo giáo viên DTBTA Đến năm 2022, mới chỉ có thêm một số ít các trường đào tạo chuyên ngành này, ví dụ như trường Đại học Sư phạm Vinh (2021), Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2019), Đại học Sư phạm Huế (2020) Tuy nhiên, ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội được nhiều người biết đến với số điểm đầu vào của hệ đào tạo dạy Toán bằng tiếng Anh là khá cao, hầu như luôn có mức điểm chuẩn cao nhất trường và dẫn đầu các trường sư phạm trong cả nước, các trường còn lại chưa thu hút được nhiều sinh viên theo học Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do việc tìm kiếm thông tin tuyển sinh ở ngành Sư phạm dạy Toán bằng tiếng Anh của các trường này rất hạn chế

Nguyên nhân thứ hai là do thiếu nguồn sinh viên được đào tạo chuyên biệt để giảng dạy Toán bằng tiếng Anh dẫn đến thiếu hụt đội ngũ giáo viên có thể

Trang 29

20 giảng dạy được các môn Toán và Khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh này Hơn nữa, nhiều sinh viên theo học ngành này sau khi ra trường không lựa chọn theo dạy đúng chuyên ngành mà lựa chọn dạy Toán học thuần túy Với tổng số lượng là 52 sinh viên chuyên ngành Sư phạm dạy Toán bằng tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Hà Nội khóa 2016 – 2020, sau khi ra trường, chỉ có 40% (20 sinh viên) tiếp tục theo đuổi dạy học Toán bằng tiếng Anh, 10% (06 sinh viên) đi du học, 45% (23 sinh viên) giảng dạy Toán học thuần túy và 5% (3 sinh viên) không theo nghề Sư phạm

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến việc chương trình dạy Toán bằng tiếp Anh chưa được phổ biến một cách rộng rãi là do thiếu phân phối chương trình, giáo trình chuẩn để giảng dạy tại các nhà trường phổ thông Nhà trường và giáo viên đứng lớp đã và đang tự chọn giáo trình dựa theo kinh nghiệm giảng dạy Để việc DTBTA có hiệu quả và quản lí chất lượng chuyên môn tốt hơn thì cần gợi ý cho giáo viên những nội dung nên dạy và đưa ra khung chương trình từ năm triển khai đại trà DTBTA tới các trường chuyên Các đề án giảng dạy song ngữ được tiến hành hiện nay vẫn đang mang tính chất thí điểm, chưa có kiểm định chất lượng đào tạo

Nhu cầu học tập môn Toán bằng tiếng Anh khác nhau ở các vùng miền, các lứa tuổi học sinh và mục đích học tập cũng là một trong những nguyên nhân chính Những học sinh có nhu cầu học môn Toán bằng tiếng Anh là học sinh muốn tích lũy kiến thức để đi du học, để ôn thi các kì thi Toán quốc tế, hay chỉ đơn giản là để nâng cao khả năng toán tư duy Hơn nữa, để học tốt môn Toán tiếng Anh, người học phải có kiến thức nền về cả môn tiếng Anh và môn Toán Do đó đối tượng học sinh phù hợp với mô hình học tập này là không nhiều, đa phần là học sinh học khá giỏi ở cả môn Toán và môn tiếng Anh, những học sinh có gia đình có tiềm lực về kinh tế Những đối tượng học sinh này chủ yếu là học sinh trường chuyên, lớp chọn, học sinh theo học các trường liên cấp quốc tế, hoặc các trường quốc tế Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Trang 30

21 năm học 2017 – 2018, số lượng trường công lập cấp trung học cơ sở là 10064 trường, trong khi số lượng trường tư thục là 23 trường, và số liệu ở năm học 2018 – 2019 là 9536 trường đối với trường công lập và 15 trường đối với trường tư thục Nhìn vào số liệu có thể thấy số lượng trường tư thục là rất thấp so với số lượng trường công lập, dẫn đến nhu cầu học tập môn Toán bằng tiếng Anh còn rất hạn chế, cần được chú trọng hơn trong tương lai

Những đặc thù của từng địa phương như quan điểm của các cấp quản lý ngành giáo dục, nhận thức của phụ huynh, học sinh và bài toán kinh phí đầu tư cho giáo dục cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai dạy học Toán và các môn khoa học bằng Tiếng Anh

1.2.2 Thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở thành phố Hà Nội

Trong những năm gần đây, việc dạy Toán bằng tiếng Anh đã trở thành một xu hướng mới trong giáo dục ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng Tuy nhiên, thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở Hà Nội hiện nay vẫn còn khá hạn chế

Một số trường học ở Hà Nội đã áp dụng phương pháp này trong việc giảng dạy Toán, tuy nhiên, tỷ lệ các trường áp dụng vẫn còn rất thấp Điều này đặc biệt đúng đối với các trường học công lập, do những rào cản về tài nguyên, đội ngũ giáo viên và chính sách của nhà nước Đối với các trường học tư thục hoặc quốc tế, phương pháp dạy Toán bằng tiếng Anh được áp dụng rộng rãi hơn, tuy nhiên, việc áp dụng vẫn còn gặp phải nhiều thách thức

Một số khó khăn của việc dạy Toán bằng tiếng Anh ở Hà Nội là sự thiếu hụt về tài liệu và giáo trình phù hợp, đội ngũ giáo viên không đủ tay nghề và kinh nghiệm, sự khó khăn trong việc cân đối giữa việc dạy Toán và giáo dục ngôn ngữ Do đó, để phương pháp dạy Toán bằng tiếng Anh phát triển được tại Hà Nội, cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng, đồng thời, các trường học cần có chiến lược phù hợp để đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ tài năng và kỹ năng để thực hiện phương pháp này

Trang 31

22

1.2.3 Thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở thành phố Hồ Chí Minh

Thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc thí điểm dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh là nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh Việc tổ chức dạy và học không tạo căng thẳng cho học sinh bởi đó là hình thức tự chọn, không dùng kết quả để đánh giá kết quả học tập hằng năm Những học sinh có khả năng và có mong muốn học thì đăng kí học Hiện nay toàn thành phố có 45 lớp với hơn 1.600 học sinh đang theo học chương trình này với thời lượng tối đa 2 tiết / tuần Ngoài 20 trường chuyên thì một số trường phổ thông khác không phải trường chuyên cũng đã thực hiện dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh như ở Thành phố Hồ Chí Minh (THPT Lương Thế Vinh, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Lê Quý Đôn Q3, …)

Nhu cầu học sinh học Toán bằng tiếng Anh rất cao, nhưng thực tế hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% Khó khăn về chương trình, đội ngũ giáo viên, trình độ tiếng Anh của học sinh cũng là những vấn đề trở ngại của các trường hiện nay

1.2.4 Thực trạng dạy Toán bằng tiếng Anh ở tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, hầu như chưa có hoặc có rất ít bài báo hay nghiên cứu công khai phổ biến trên các trang mạng xã hội liên quan đến thực trạng dạy DTBTA ở tỉnh Thanh Hóa Vì vậy phần này sẽ thực hiện một số khảo sát về thực trạng DTBTA ở Thanh Hóa

• Mục đích khảo sát: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng việc DTBTA ở các trường THCS để thấy được mặt mạnh, mặt yếu, từ đó có cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở một số trường chuyên và trường tư lập trên địa bàn Thanh Hóa

• Nội dung khảo sát: Nội dung khảo sát thực trạng tập trung vào các vấn đề chính sau đây: Khảo sát thực trạng về thời điểm tổ chức dạy học, hình thức tổ chức dạy học, chương trình dạy học, đội ngũ giáo viên và chế độ

Trang 32

23 đãi ngộ; Khảo sát thực trạng về xây dựng kế hoạch dạy học (KHDH), những thuận lợi và khó khăn thường gặp trong công tác tổ chức DTBTA ở các trường THCS

• Đối tượng, phạm vi khảo sát: Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát 05 trường trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa – các trường đã và đang tổ chức dạy học môn Toán tiếng Anh cho học sinh cấp THCS Cụ thể như sau (xem Bảng 1)

Bảng 1 Phạm vi và đối tượng khảo sát thực trạng DTBTA

• Phương pháp khảo sát: Tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn trực sâu một giáo viên và học sinh Sau đó lập phiếu khảo sát về nhu cầu và những trăn trở của giáo viên và học sinh Đồng thời nghiên cứu các giáo án giảng dạy, tiến trình bài dạy và một số sản phẩm hoạt động của số giáo viên và học sinh

• Đánh giá kết quả khảo sát: Các nội dung điều tra về hình thức tổ chức dạy học, về số lượng giáo viên, học sinh tham gia, về thời lượng tổ chức dạy học chúng tôi tổng hợp thống kê và đưa ra khái quát chung Các nội dung điều tra về nhận thức, năng lực giảng dạy và năng lực học tập của học sinh chúng tôi phát phiếu hỏi và tổng hợp kết quả theo tỉ lệ phần trăm Các nội dung về đánh giá tổ chức dạy học chúng tôi tiến hành cho điểm các mức độ đánh giá khác nhau: mức tốt 3 điểm, mức bình thường

Trang 33

24 2 điểm, mức yếu 1 điểm, mức kém hoặc không thực hiện 0 điểm Sau khi có được kết quả, chúng tôi sử dụng phương pháp Toán học để tính trị số trung bình để có cơ sở đánh giá kết quả Nội dung khảo sát bắt đầu từ tháng 9 năm 2022 đến hết tháng 10 năm 2022

- Về nhận thức việc tổ chức dạy học môn Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực: Chúng tôi tiến hành phát bản hỏi cho 05 giáo viên và 122 học sinh Kết quả cho thấy: 100% giáo viên nhận thức đúng về tổ chức dạy học môn Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực học sinh, dạy học môn Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phù hợp với thực tiễn giáo dục, phù hợp với sự phân hóa năng lực tiếng Anh trong các lớp học hiện nay và tạo ra cho học sinh những cơ hội để tiếp cận trực tiếp với kho tàng tri thức khoa học của nhân loại Chúng tôi điều tra 122 học sinh đang tham gia học môn Toán bằng tiếng Anh Kết quả cho thấy: 95% học sinh cho rằng dạy học Toán bằng tiếng Anh sẽ giúp nâng cao năng lực tiếng Anh của bản thân; 80% học sinh cho rằng học Toán bằng tiếng Anh giúp trang bị kiến thức, mở ra cánh cửa hội nhập với ngành Toán học và các ngành khoa học khác trên thế giới; nhưng có tới 45% học sinh phân vân việc dạy học Toán bằng tiếng Anh có thực sự cần thiết không trong bối cảnh áp lực thi cử vào các trường đại học trọng điểm đang ngày một tăng cao

Trong 05 giáo viên và 122 học sinh tham gia khảo sát ý kiến về năng lực Toán và tiếng Anh, có: 100% giáo viên cho rằng học sinh có năng lực Toán tốt nhưng năng lực tiếng Anh thì bình thường; có 60% học sinh cho rằng các em gặp khó khăn khi nghe các thầy cô giảng dạy do cách phát âm khác nhau và các em gặp khó về kĩ năng nói để trả lời các câu hỏi của thầy cô bằng tiếng Anh do lượng từ vựng chuyên ngành các em chưa nhiều

- Khảo sát thực trạng về thời điểm bắt đầu tổ chức dạy học, hình thức tổ chức dạy học, chương trình dạy học, đội ngũ giáo viên và chế độ đãi ngộ:

Trang 34

25 • Về thời điểm bắt đầu tổ chức dạy học: 100% các trường đều bắt đầu từ

sau năm 2016 • Về hình thức tổ chức dạy học: 100% các trường đều mới tổ chức ở dạng

thí điểm ở một bộ phận học sinh có năng lực tiếng Anh hoặc năng lực Toán học hoặc có cả hai loại năng lực Ở các trường chuyên, chủ yếu là các học sinh của các lớp chuyên tiếng Toán 100% các trường đều không dùng toàn bộ thời lượng môn Toán của chương trình giáo dục để dạy bằng tiếng Anh mà chỉ dành ra 1 đến 2 tiết/tuần cho môn học này

• Về chương trình giảng dạy và đánh giá: Mỗi trường tự chọn nguồn tài liệu tham khảo riêng, giáo trình riêng phù hợp với nhu cầu và chất lượng học sinh Ở một số trường, giáo viên chủ động xây dựng chương trình giảng dạy theo các chủ đề hoặc dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo tự tìm tòi được 100% các trường chỉ tổ chức dạy học một số nội dung phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh và các trường đều chưa đưa kết quả DTBTA vào đánh giá kết quả học tập định kì của học sinh

• Về đội ngũ giáo viên: Các trường chủ yếu sử dụng giáo viên Toán có trình độ tiếng Anh để đảm nhận việc này 20% giáo viên được đào tạo chuyên ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh và 80% giáo viên phải được bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh trước khi tổ chức dạy học • Về chế độ đãi ngộ cho giáo viên: Hiện chưa có quy định chung, cụ thể

về chế độ cho giáo viên DTBTA mà các trường chủ yếu đang vận dụng quyền tự chủ của mình để đưa ra các chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên như: Hỗ trợ kinh phí đào tạo năng lực chuyên môn, giảm giờ làm (bằng cách quy đổi một tiết dạy Toán bằng tiếng Anh ra 2 hoặc 3 tiết dạy thông thường)

Thuận lợi:

Trang 35

26 - Nhà trường trang bị tương đối đầy đủ các phòng chức năng, 100% các lớp học được đầu tư máy chiếu với phương châm đổi mới phương pháp dạy và học, có sự linh hoạt trong việc xếp lớp và ổn định sĩ số lớp nhỏ trong các lớp Tiếng Anh

- Ban giám hiệu nhà trường quyết tâm trong công tác giảng dạy học sinh – sinh viên môn Tiếng Anh, mong muốn phát triển toàn diện cho học sinh – sinh viên của nhà trường, trang bị kỹ năng phù hợp với tình hình lao động thực tế của xã hội

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên hầu hết đều có trình độ chuyên môn, nhiệt tình tâm huyết, yêu nghề và năng động, luôn có ý thức trau dồi kiến thức cho bản thân Đặc biệt các đồng chí giáo viên được phân công giảng dạy đều thể hiện quyết tâm cao và luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ

- Mặt khác, số lượng học sinh và phụ huynh quan tâm và chú trọng đến học Toán bằng tiếng Anh còn ít Học sinh chưa nắm rõ được lợi ích của học Toán bằng tiếng Anh hoặc chưa có nhu cầu tiếp cận môn học này Đây là một môn học cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, … để học sinh có cái nhìn tích cực về môn học và có thể nắm vững được nội dung kiến thức tích hợp ở cả môn Toán và tiếng Anh

Trang 36

27 - Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản chưa đủ về cả số lượng và chất lượng Do những yêu cầu đặc thù về môn học và do chính sách của Nhà trường chưa được đảm bảo nên một số trường không tuyển được giáo viên phù hợp với vị trí công việc đề ra Số lượng sinh viên được đào tạo DTBTA hàng năm có hạn, trong khi mức lương được chi trả cho những giáo viên đó lại khiêm tốn dẫn đến việc thiếu giáo viên đủ trình độ và giáo viên phải chuyển sang nghề khác

- Việc triển khai DTBTA còn nhỏ lẻ, chưa có tính thống nhất Giáo viên Phụ trách chuyên môn chương trình dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh chủ yếu tự mày mò, tham khảo tài liệu, biên soạn nội dung phù hợp với mục tiêu giảng dạy của nhà trường Việc DTBTA ở các trường mang tính tự phát và chưa được phổ biến một cách rộng rãi

Từ những khó khăn trên, một số đề xuất về dạy Toán bằng tiếng Anh được đề xuất như sau:

Thứ nhất, không nên đưa ra nội dung DTBTA chung cho tất cả các trường phổ thông mà nên dựa vào nhu cầu của học sinh để đưa ra nội dung phù hợp vì bản thân việc dạy và học tiếng Anh, tiếng Anh chuyên ngành muốn có hiệu quả phải phù hợp với nhu cầu xã hội Nhóm học sinh nào có nhu cầu đi thi Toán bằng tiếng Anh ở khu vực và quốc tế, Nhà trường nên tổ chức dạy cách giải Toán bằng tiếng Anh phục vụ thi cử; Nếu lớp có nhu cầu đi du học nhiều nên dạy chương trình ôn thi SAT, ACT, A LEVEL; Với các lớp chuyên môn gì thì tích hợp nội dung môn Toán, tiếng Anh và môn chuyên đó để giảng dạy Nếu làm được thì ta sẽ thực hiện được cả hai điều: dạy học tích hợp liên môn và dạy bằng tiếng Anh, khi đó môn Toán cũng thể hiện được vai trò là môn khoa học cơ bản và là môn học của tư duy; tiếng Anh được học trong cả quá trình DTBTA, học sinh hiểu thêm nhiều về môn chuyên mình đang học Các nội dung được bổ trợ lẫn nhau làm cho các bài giảng Toán bằng tiếng Anh sẽ hấp dẫn với từng đối tượng Học sinh sẽ phát huy được đam mê và kiến thức của

Trang 37

28 mình với môn chuyên, đồng thời học được tiếng Anh Chẳng hạn, DTBTA cho lớp chuyên Lí, khi dạy tích phân, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, đạo hàm ta có thể lấy nhiều ví dụ trong phần cơ học để học sinh thấy mối liên hệ mật thiết của các môn học

Thứ hai, xây dựng các khung tham chiếu cho chương trình DTBTA là rất cần thiết Ở Việt Nam, DTBTA là vấn đề mới được đặt ra nhưng nó đã được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới Đặc biệt là Châu Âu đã coi đó là chiến lược trọng điểm từ nhiều năm trước [22] Chính vì vậy, nước ta có thể tham khảo và học tập để xây dựng chương trình riêng phù hợp với giáo viên và học sinh Việt Nam, cũng như hoàn cảnh thực tế giáo dục trong nước Việc chưa có hướng dẫn khung chương trình làm cho việc DTBTA chưa phát huy hết được lợi ích của nó Nhà trường và giáo viên đứng lớp đã và đang tự chọn giáo trình theo kinh nghiệm giảng dạy Để việc DTBTA có hiệu quả và quản lí chất lượng chuyên môn tốt hơn thì cần gợi ý cho giáo viên những nội dung nên dạy và đưa ra khung chương trình từ năm triển khai đại trà DTBTA với các trường chuyên Giáo dục nước nhà đang trong giai đoạn cần giảm bớt các nội dung không phù hợp ở thời điểm hiện tại của một số môn học và dạy tích hợp các môn học có thể để nâng cao hiệu quả giáo dục mà không bị mất quá nhiều thời gian Dựa trên việc phân tích thực trạng DTBTA thì trong giai đoạn 1 (3 năm đầu triển khai dạy thí điểm các trường chuyên) nên dành thời lượng ít nhất 2 tiết / tuần để DTBTA Các lớp chuyên của ban nào sẽ học theo chương trình không vượt quá nội dung chương trình môn Toán của ban đó trong tiếng Việt và nên dạy những chủ đề thích hợp với từng ban trong chương trình quốc tế Tất nhiên để làm được điều này không đơn giản vì giáo viên phải nghiên cứu kĩ nhu cầu của học sinh để có thể biên soạn chương trình phù hợp với từng khối lớp Sau 3 năm triển khai theo hướng như vậy thì chúng ta có thể tập hợp và xây dựng chương trình chi tiết lần thứ nhất theo nhóm nhu cầu khác nhau Chúng ta sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện sau mỗi 3 năm để đi đến khung chương trình chung

Trang 38

29 theo nhu cầu xã hội mang lại ý nghĩa thật sự của việc DTBTA Điều mà không ít người đến thời điểm này vẫn hoài nghi về sự thành công của nó

Thứ ba, cần tập trung đào tạo và bồi dưỡng chuyên ngành cho giáo viên dạy Toán bằng tiếng Anh Theo báo cáo năm 2013 của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT Giáo viên Toán chưa phải kiểm tra chuẩn tiếng Anh nên chưa có số liệu thống kê chi tiết nhưng dựa vào kết quả trên ta có thể khẳng định đa số giáo viên Toán chưa đủ trình độ tiếng Anh để DTBTA Bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên Toán hiện nay để họ có thể DTBTA là cần thiết nhưng để có nguồn giáo viên đủ trình độ để DTBTA tốt thì các trường Sư phạm phải vào cuộc để có những khóa sinh viên được đào tạo bài bản với các khóa học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành trong nước và thực tập ở nước ngoài Đây cũng là một trong những nhiệm vụ không dễ thực hiện tốt vì hiện nay ở các trường Sư phạm số giảng viên có trình độ tiếng Anh để giảng dạy được các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh là không nhiều Vì các giảng viên thường dùng ngoại ngữ để đọc các tài liệu chuyên môn nên vấn đề nghe nói chưa được chú trọng Sau đó Bộ GD&ĐT cần có chuẩn riêng để đánh giá các sinh viên này để đảm bảo họ có thể được DTBTA Tóm lại, với giáo viên cần cho họ có động lực và đam mê

DTBTA thì khó khăn về ngôn ngữ dễ dàng vượt qua hơn

Trang 39

30

Kết luận chương 1

Chương 1 trình bày về phương pháp dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ CLIL, đưa ra thông tin về lịch sử và đặc tính của phương pháp này, so sánh nó với hai phương pháp khác là EMI và CBI Ngoài ra, chương cũng đề cập đến tình hình dạy toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng, và đưa ra khuyến nghị cho việc triển khai phương pháp này trong giáo dục

Đặc biệt, chương giới thiệu khung 4Cs của phương pháp CLIL và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp nội dung và ngôn ngữ trong giáo dục Đề xuất một quy trình giảng dạy Toán bằng tiếng Anh là cần thiết, vì đây là một phương pháp tiên tiến giúp học sinh phát triển đa kỹ năng và kết nối kiến thức với thực tế Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này thành công, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh Do đó, chương 2 của luận văn sẽ đề xuất một quy trình giảng dạy Toán bằng tiếng Anh và một số biện pháp hiệu quả để giúp cho việc dạy học được diễn ra tốt hơn

Trang 40

31

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH DẠY TOÁN BẰNG TIẾNG ANH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP

DẠY HỌC CHỦ ĐỀ QUAN HỆ CHIA HẾT – DẤU HIỆU CHIA HẾT

THEO CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 6

Theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 [1], dưới

đây là những yêu cầu cần đạt của học sinh liên quan đến đơn vị kiến thức Quan hệ chia hết – dấu hiệu chia hết từ lớp 2 đến lớp 6:

Lớp 2: – Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia – Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia – Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính – Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính Lớp 3:

– Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2, 3, , 9 trong thực hành tính – Thực hiện được phép nhân với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp)

– Thực hiện được phép chia cho số có một chữ số – Nhận biết và thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư Lớp 4:

– Thực hiện được phép nhân với các số có không quá hai chữ số – Thực hiện được phép chia cho số có không quá hai chữ số – Thực hiện được phép nhân với 10; 100; 1000; và phép chia cho 10; 100; 1000;

Lớp 5: Củng cố và hoàn thiện các kĩ năng: – Đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự được các số tự nhiên

Ngày đăng: 04/09/2024, 10:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Khung 4Cs trong CLIL - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 1.1. Khung 4Cs trong CLIL (Trang 19)
Hình 1.2. Thang đo nhận thức của Bloom - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 1.2. Thang đo nhận thức của Bloom (Trang 21)
Bảng 1. Phạm vi và đối tượng khảo sát thực trạng DTBTA - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Bảng 1. Phạm vi và đối tượng khảo sát thực trạng DTBTA (Trang 32)
Bảng thuật ngữ được thiết kế rõ ràng, mạch lạc, dễ dàng tra cứu với hình  thức bảng thống kê - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Bảng thu ật ngữ được thiết kế rõ ràng, mạch lạc, dễ dàng tra cứu với hình thức bảng thống kê (Trang 44)
Hình 2.1. Quy trình dạy học Toán bằng tiếng Anh - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.1. Quy trình dạy học Toán bằng tiếng Anh (Trang 51)
Hình 2.2.1. Giao diện trang chủ Wordwall - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.2.1. Giao diện trang chủ Wordwall (Trang 54)
Hình 2.2.2. Một số dạng trò chơi trên nền tảng Wordwall - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.2.2. Một số dạng trò chơi trên nền tảng Wordwall (Trang 55)
Hình 2.2.3. Giao diện của một câu hỏi trên Wordwall - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.2.3. Giao diện của một câu hỏi trên Wordwall (Trang 55)
Hình 2.2.4. Giao diện trò chơi Quiz - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.2.4. Giao diện trò chơi Quiz (Trang 56)
Hình 2.2.5. Giao diện Quiz - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.2.5. Giao diện Quiz (Trang 56)
Hình 2.2.7. Giao diện Mở hộp bí mật - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.2.7. Giao diện Mở hộp bí mật (Trang 57)
Hình 2.2.8. Giao diện Mê cung đuổi bắt - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.2.8. Giao diện Mê cung đuổi bắt (Trang 57)
Hình 2.2.10. Ví dụ về sử dụng sơ đồ tư duy về Dấu hiệu chia hết của 2, 3, 5, 9. - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.2.10. Ví dụ về sử dụng sơ đồ tư duy về Dấu hiệu chia hết của 2, 3, 5, 9 (Trang 63)
Hình 2.2.11. Ví dụ về sử dụng sơ đồ tư duy về Quan hệ chia hết. - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Hình 2.2.11. Ví dụ về sử dụng sơ đồ tư duy về Quan hệ chia hết (Trang 64)
Bảng 3.1.4.1. Thống kê kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm và - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Bảng 3.1.4.1. Thống kê kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm và (Trang 74)
Bảng 3.4.1.1 Bảng phân phối tần số kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Bảng 3.4.1.1 Bảng phân phối tần số kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm (Trang 78)
Bảng 3.4.1.2. Bảng so sánh định lượng kết quả bài kiểm tra của lớp thực - Dạy Học Toán Bằng Tiếng Anh Chủ Đề Quan Hệ Chia Hết – Dấu Hiệu Chia Hết Cho Học Sinh Lớp 6.Pdf
Bảng 3.4.1.2. Bảng so sánh định lượng kết quả bài kiểm tra của lớp thực (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w