1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học phân hóa chủ đề giới hạn trong chương trình toán lớp 11 trung học phổ thông
Tác giả Trương Tiến Dũng
Người hướng dẫn GS.TS. Trần Trung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Toán học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ sư phạm toán học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Giáo viên khi vận dụng tốt các phương pháp dạy học hướng tới học sinh như dạy học phân hóa trong bài giảng sẽ giúp từng học sinh phát huy tốt khả năng của bản thân, tiếp thu kiến thức mộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giảng viên, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với thầy hướng dẫn, GS TS Trần Trung, người đã truyền thụ kiến thức, định hướng nghiên cứu và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Trung học Vinschool Timescity cùng các thầy cô giáo trong tổ bộ môn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2023

Học viên

Trương Tiến Dũng

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTPT: Chương trình phổ thông ĐC: Đối chứng

DHKH: Dạy học kết hợp (Blended learning) DHPH: Dạy học phân hóa

GV: Giáo viên HS: Học sinh PHHS: Phụ huynh học sinh THPT: Trung học phổ thông

TN: Thực nghiệm

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Kết quả điều tra khảo sát thực trạng dạy học phân hóa trong chương

trình toán phổ thông (thực hiện đối với 24 GV) 44

Bảng 1.2 Kết quả điều tra khảo sát thực trạng việc dạy học phân hóa 47

Bảng 1.3 Các mức độ dạy học theo dạy học kết hợp (Blended learning) 57

Bảng 2.4 Ba mức độ năng lực toán học phổ thông (PISA) 80

Bảng 3.5 Bảng so sánh định lượng kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 90

Bảng 3.6 Bảng thống kê các tham số đặc trưng 91

Bảng 3.7 Bảng kết quả đánh giá tính ứng dụng của đề tài với giáo viên 92

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu về dạy học phân hóa 6

1.2 Tổng quan nghiên cứu về dạy học chủ đề Giới hạn 13

1.3 Dạy học phân hóa 17

1.3.1 Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa 17

1.3.2 Mục tiêu của dạy học phân hóa 30

1.3.3 Các hình thức dạy học phân hóa 32

1.3.4 Quy trình dạy học phân hóa 35

1.4 Dạy học phân hóa môn Toán ở trường phổ thông 36

1.4.1 Vai trò, nhiệm vụ của môn toán ở trường phổ thông 36

1.4.2 Quy trình dạy học phân hóa môn Toán ở trường phổ thông 36

1.4.3 Đặc điểm dạy học phân hóa môn Toán ở trường phổ thông 40

1.5 Thực trạng dạy học phân hóa môn Toán ở trường phổ thông 42

1.5.1 Mục đích điều tra 44

1.5.2 Đối tượng điều tra 44

1.5.3 Phương pháp điều tra 44

1.5.4 Kết quả điều tra 44

1.5.5 Nguyên nhân của thực trạng 50

Kết luận chương 1 52

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐỀ GIỚI HẠN 53

TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 53

Trang 8

2.1 Định hướng đề xuất biện pháp dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn trong chương

trình toán lớp 11 Trung học phổ thông 53

2.2 Biện pháp dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn ở chương trình toán 11 Trung học phổ thông 54

2.2.1 Biện pháp 1: Sử dụng dạy học kết hợp trong quá trình dạy học phân hóa 54 2.2.2 Biện pháp 2 Khảo sát, phân hóa học sinh 65

2.2.3 Biện pháp 3 Xác định mục tiêu và tiêu chí đánh giá mang tính phân hóa 73 2.2.4 Biện pháp 4 Tăng cường sử dụng dạy học phân hóa khi tổ chức các hoạt động dạy học 76

2.2.5 Biện pháp 5 Kiểm tra - đánh giá theo hướng dạy học phân hóa 79

Kết luận chương 2 83

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 85

3.1 Mục đích, nhiệm vụ, nội dung và đối tượng thực nghiệm sư phạm 85

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Theo nội dung của Luật Giáo dục Việt Nam năm 2019: "Phương pháp

giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục."[2] Đổi mới giáo dục không chỉ là đổi mới sách giáo khoa, chương

trình mà còn cần đổi mới phương pháp dạy học, nhưng đổi mới phương pháp dạy học chưa thực sự được giáo viên thực hiện hiệu quả Một số giáo viên đã áp dụng các phương pháp dạy học mới nhưng hiệu quả còn thấp, chưa thực sự khơi dậy được hứng thú, phát huy năng lực học tập của tất cả các đối tượng học sinh Ngoài ra, giáo viên đang tập trung đến nhóm đối tượng học sinh có lực học khá trong các tiết học, nhóm đối tượng học sinh giỏi, học sinh có lực học trung bình, dưới trung bình với số lượng không lớn còn chưa được quan tâm, bồi dưỡng Điều đó dẫn đến, học sinh chưa được phát triển và phát triển phù hợp với năng lực của bản thân Khi đó, học sinh cũng bị hạn chế năng lực tự học, không thể có được kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tất yếu học sinh không có niềm vui hứng thú trong học tập

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, mọi đối tượng học sinh đều cần được quan tâm, chú trọng Học sinh giỏi cần được bồi dưỡng ngay trong tiết học Đồng thời, học sinh trung bình, dưới trung bình cũng cần được rèn luyện, bổ sung kiến thức Khi đó, quá trình giảng dạy vừa đảm bảo chất lượng cung cấp kiến thức, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán Tuy nhiên, giáo viên còn có lo sợ kiến thức nặng, cháy kế hoạch dạy học, không đủ thời gian và chưa thực sự đầu tư thời gian nghiên cứu bài soạn Khi đó, đối tượng học sinh trung bình và dưới trung bình trong lớp khó

Trang 10

có thể hiểu bài, nảy sinh tâm lý sợ học và ngày càng khó bổ sung lỗ hổng kiến thức cho các em, trong khi đối tượng học sinh có năng lực tốt lại thiếu sự quan tâm phát triển đúng mức ngay trong tiết học

Như vậy, trong một tiết học giáo viên cần trả lời câu hỏi: sử dụng phương pháp dạy học nào để trong một giờ dạy có thể: trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh trung bình, bồi đắp lỗ hổng cho học sinh dưới trung bình và đồng thời nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi Khi đó, giáo viên có thể tiếp cận với nhiều đối tượng học sinh trong lớp học bằng hệ thống biện pháp dạy học phân hóa, hoạt động học tập phân hóa và hệ thống bài tập, nhiệm vụ học tập phân hóa phù hợp Quá trình dạy học cần dựa trên nền tảng là sự phát triển đồng thời của mọi học sinh: cần có nội dung, hoạt động phân hóa giúp học sinh khá giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao, giúp học sinh trung bình, dưới trung bình có thể đạt được chuẩn đầu ra kiến thức chung

Giáo viên khi vận dụng tốt các phương pháp dạy học hướng tới học sinh như dạy học phân hóa trong bài giảng sẽ giúp từng học sinh phát huy tốt khả năng của bản thân, tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động Với hiệu quả kể trên, dạy học phân hóa thực sự là phương pháp dạy học được đổi mới, góp phần xây dựng đào tạo con người hiện đại, luôn chủ động, sáng tạo để phát triển cùng khoa học kỹ thuật ngày

Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài: "Dạy

học phân hóa chủ đề Giới hạn trong chương trình toán lớp 11 Trung học phổ thông”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp vận dụng dạy học phân hóa khi dạy chủ đề Giới hạn ở môn Toán lớp 11 để nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy, phát huy năng lực học tập của tất cả các đối tượng học sinh nhằm đạt được chuẩn đầu ra kiến thức

Trang 11

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Ðối tượng nghiên cứu

Biện pháp dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn ở chương trình toán lớp 11

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giảng dạy chủ đề Giới hạn ở chương trình toán lớp 11

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung kiến thức lý thuyết, bài tập và kiểm tra đánh giá trong chủ đề

Giới hạn ở chương trình toán lớp 11 Trung học phổ thông Do đã có nhiều đề

tài nghiên cứu về thiết kế, sử dụng bài tập phân hóa nên trong luận văn này, tôi không tiếp tục nghiên cứu về nội dung này Thay vào đó, tác giả tập trung trình bày các nội dung có liên quan:

- Tìm hiểu thêm về các cơ sở khoa học của dạy học phân hóa: cơ sở sinh học, cơ sở tâm lý học, cơ sở giáo dục học và một số học thuyết quan trọng trong giáo dục học là cơ sở của dạy học phân hóa

- Quy trình dạy học phân hóa sử dụng phương pháp dạy học kết hợp (Blended learning) và các triển khai cụ thể đã được thực hiện

- Thiết kế nội dung kiểm tra, đánh giá và phân tích kết quả đánh giá thực nghiệm dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn trong chương trình toán 11

4 Giả thuyết khoa học

Việc dạy học phân hóa trong môn Toán lớp 11 đã được quan tâm, nghiên cứu tuy nhiên chưa được áp dụng phổ biến và có hiệu quả Nếu triển khai dạy học môn toán lớp 11 ở chủ đề Giới hạn theo định hướng dạy học phân hóa thì vừa làm nâng cao chất lượng dạy và học vừa phát huy cao tính tích cực, chủ động của các nhóm đối tượng học sinh với việc học môn Toán

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận có liên quan đến phân hóa nói chung và dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn nói riêng Nghiên cứu sách giáo khoa Toán 11 và các

Trang 12

tài liệu tham khảo có liên quan để làm rõ những nội dung môn học, từ đó thiết kế hoạt động dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn

- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân, hiệu quả dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn trong chương trình toán lớp 11 hiện nay

- Ðề xuất một số biện pháp trong dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn trong chương trình toán lớp 11

- Tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả, khả

thi của dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn trong chương trình toán lớp 11 và

đưa ra kết luận 6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập và nghiên cứu các tài liệu với nội dung liên quan tới đề tài: lý luận dạy học, lý luận dạy học bộ môn Toán; Tài liệu về nội dung chủ đề Giới hạn: sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, đề thi, tài liệu tham khảo, …; Các tài liệu nghiên cứu đã được công bố liên quan tới dạy học phân hóa Từ đó, đưa ra các phân tích, tổng hợp một cách chi tiết, toàn diện và có chọn lọc để có cái nhìn chính xác, khách quan về đề tài nghiên cứu

6.2 Phương pháp quan sát, điều tra

Tiến hành dự giờ tiết học, quan sát trực tiếp hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh Trao đổi cùng giáo viên và học sinh về dạy học phân hóa và chủ đề giới hạn

Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng giảng dạy môn Toán ở một số trường phổ thông tại Hà Nội Lập phiếu điều tra khảo sát thực trạng dạy học phân hóa, dạy học chủ đề Giới hạn để thấy được tình hình thực tế, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nội dung này Ðiều tra, thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh về kết quả thực nghiệm sư phạm, làm cơ sở để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dạy học phân hóa trong thực tiễn giảng dạy

Trang 13

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dạy học phân hóa trong thực tiễn giảng dạy

6.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng thống kê toán học để tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu điều tra thực trạng dạy học phân hóa, dữ liệu thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trước và sau thực nghiệm

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

triển khai nội dung gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2 Biện pháp dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn trong chương trình

Toán lớp 11 Trung học phổ thông

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan nghiên cứu về dạy học phân hóa

Vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX, khi bắt đầu nghiên cứu về đổi mới các trường trung học, nhà giáo dục người Pháp, Louis Legrand đã đưa ra thuật

ngữ “Dạy học phân hóa” (DHPH)[38] Từ giai đoạn này, giáo dục hiện đại

hướng tới mọi đối tượng dần thay thế cho giáo dục tinh hoa Nền giáo dục lúc này hướng đến việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho thế hệ trẻ, lực lượng lao động chính trong xã hội, từ đó hình thành và phát triển ý thức trách nhiệm, tính tích cực chủ động, năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với những sự đổi mới, phát huy cá tính, bản sắc của người học Chương trình giáo dục thống nhất trong toàn quốc được thực hiện, trao quyền tự chủ cho cơ sở, trường học, giáo viên, học sinh quyết định vận dụng linh hoạt trong giảng dạy Việc thực hiện dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa để nâng cao chất lượng, sự phát triển phù hợp với các đối tượng học sinh Cũng chính vì lẽ đó, dạy học phân hóa đã được liên tục nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều quốc qua trên thế giới trong đó có Việt Nam

Khi nói về dạy học phân hóa, Carol Ahn Tomlinson, một chuyên gia hàng

đầu nghiên cứu về lĩnh vực này, định nghĩa: "Dạy học phân hóa là quá trình

đảm bảo rằng nội dung, phương pháp học và đánh giá phù hợp với trình độ, sở thích và phong cách học tập của từng học sinh."[45] Theo đó, trong các

lớp học phân hóa, giáo viên đưa ra những hình thức học tập cụ thể cho từng cá nhân nhằm đảm bảo các em có thể học được nhiều và nhanh nhất có thể, họ không cho rằng một lộ trình học tập của học sinh này có thể đúng với học sinh khá

Tác giả Jenifer Fox - Whitney Hoffman cho rằng: “Dạy học phân hóa bao

gồm việc lập kế hoạch giảng dạy và các phương pháp đánh giá phù hợp với các cấp độ khác nhau về kiến thức, sở thích, nền tảng văn hóa, các nhu cầu thể

Trang 15

chất và xã hội của học sinh Nói một cách ngắn gọn, dạy học phân hóa là một phương pháp linh hoạt, công bằng và thông minh để tiếp cận trong dạy và học”[36] Tức là, người giáo viên đóng vai trò quan trọng khi tạo ra môi trường

học tập phù hợp mới từng học sinh khi lập kế hoạch giảng dạy, điều chỉnh, điều

phối quá trình học, kiểm tra đánh giá một cách linh hoạt, thông minh

Một số nhà giáo dục khác cũng nhìn nhận dạy học phân hóa là cách dạy học mà trong đó giáo viên là người chủ động thiết kế, điều chỉnh nội dung dạy học, phương pháp dạy học, tài liệu học tập, hoạt động của học sinh và phương pháp đánh giá kết quả học tập để đáp ứng nhu cầu của một học sinh hoặc một nhóm học sinh để có thể tạo cơ hội học tập tốt nhất cho từng đối tượng học sinh trong lớp

Ở Việt Nam, tác giả Đặng Thành Hưng với cho rằng “Dạy học phân hóa

thực chất là tạo ra những khác biệt nhất định về nội dung phương thức hoạt động của học trình (tổng thể ở từng cấp học, lớp học, môn học và bài học) bằng cách thiết kế và thực hiện chương trình giảng dạy theo các hướng khác nhau dựa trên các nhóm năng lực, sở thích và nhu cầu học tập của người học và mục tiêu giáo dục xã hội.”[18]

Tác giả Nguyễn Hữu Châu nhận định “Dạy học phân hóa là quan điểm

dạy học yêu cầu tổ chức và tiến hành hoạt động dạy học dựa trên sự khác biệt về năng lực, hứng thú và nhu cầu của người học nhu cầu và điều kiện học tập nhằm tạo kết quả tốt nhất cho người học”.[3]

Theo Nguyễn Bá Kim, dạy học phân hóa luôn cần bắt đầu từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu dạy học đối với mọi học sinh và khuyến khích phát triển tối đa, tối ưu khả năng của từng người học Trong dạy học phân hóa, giáo viên có thể sắp xếp lớp học thành nhiều phần khác nhau để có phương pháp dạy học phù hợp hơn với từng phần đó Có nhiều tiêu chí để chia lớp học, như phân chia theo lứa tuổi, theo giới tính, theo dân tộc, địa bàn cư trú, Ở

Trang 16

đây, tác giả xác định việc chia theo năng lực và nhu cầu của người học rất cần được chú trọng.[19]

Đặc biệt, trong nội dung Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của

Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 8/2015 chỉ ra: “Dạy học phân hóa là định hướng

dạy học phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm – sinh lí, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của học sinh”.[1]

Như vậy, tác giả Lê Thị Thu Hương[17] đã khẳng định dạy học phân hóa có thể được coi là một cách tiếp cận, một nguyên tắc hay là một phương pháp dạy học mà ở đó, quá trình thiết kế nội dung dạy học, kế hoạch dạy học và môi trường học nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của tất cả học sinh

Tác giả Nguyễn Bá Kim cho rằng trong giáo dục cần kết hợp giữa giáo

dục “đại trà” đối với tất cả đối tượng với giáo dục diện “mũi nhọn” dành cho

nhóm học sinh có năng lực vượt trội, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá nhân Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra dạy học phân hóa có thể tiến hành theo hai hướng, hai mức độ:

Phân hóa ở cấp độ vi mô (còn gọi là phân hóa nội tại hoặc phân hóa trong)

là dùng những biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học thống nhất với cùng một kế hoạch học tập, cùng một chương trình và sách giáo khoa

Phân hóa ở cấp độ vĩ mô (còn gọi là phân hóa về mặt tổ chức hoặc phân

hóa ngoài) là hình thành những nhóm ngoại khóa, lớp chuyên, giáo trình tự

chọn, Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu theo phân hóa ở

cấp độ vi mô (phân hóa nội tại).[19]

Điều này cũng thống nhất các nghiên cứu trên thế giới như dạy học phân hóa là cách tiếp cận dạy và học đáp ứng những đối tượng học sinh khác nhau trong cùng một lớp nhằm mục đích “tối đa hóa” năng lực của mỗi cá nhân bằng cách tạo ra cho người học quá trình dạy học phù hợp nhất với bản thân người đó Carol Ann Tomlinson và Marcia Imbeau đã chỉ ra khi sử dụng dạy học phân

Trang 17

hóa, người giáo viên phải “làm rõ mục đích học tập bắt nguồn từ các tiêu chuẩn

về nội dung,nhưng được thực hiện một cách khéo léo để đảm bảo mọi học sinh đều tham gia và hiểu bài”."[44] Hay theo David và Kimberly [4], giáo viên có

thể đưa các phong cách học tập và các loại trí thông minh khác nhau vào trong bài học, đây là một cách hiệu quả để phân hóa phương pháp giảng dạy để phù hợp với các đối tượng học sinh Khi đó, một lớp học được tổ chức dạy học phân hóa sẽ có các yếu tố chính để nhận biết như sau: Học sinh làm bài theo nhóm nhỏ; Học sinh làm việc cùng với giáo viên theo từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ; Học sinh có thời lượng thời gian trong một nhiệm vụ học tập; Học sinh nghiên cứu các tài liệu ở mức độ khác nhau của bài học

Ở các cấp học khác nhau, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng dạy học phân hóa vào thực tiễn dạy học trong nhiều môn học ở nhiều cấp học

Ở cấp tiểu học, các môn học của học sinh gồm ngữ văn, toán học, khoa học, xã hội, tiếng Anh và giáo dục thể chất Học sinh ở giai đoạn này có đặc là khá chuyên tâm vào việc học, nghe lời thầy cô, thường cần có sự kèm cặp, hướng dẫn của giáo viên do các bé còn dễ mất tập trung, xao lãng bài học Tác giả Trịnh Thị Hiệp và cộng sự [12] khi nghiên cứu về vận dụng dạy học phân hóa trong dạy học môn toán ở tiểu học nhằm phát triển năng lực học sinh đã vận dụng dạy học phân hóa trong thiết kế nhiệm vụ học tập; đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phân hóa; tổ chức hoạt động học tập cho học sinh phương pháp dạy học được áp dụng phổ biến trong các tiết dạy học toán ở tiểu học như: Phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học luyện tập - thực hành, phương pháp dạy học giảng giải – minh họa,… Các phương pháp được vận dụng khá linh hoạt, hiệu quả trong việc: Tổ chức hoạt động học tập khám phá, hình thành tri thức mới; Tổ chức hoạt động thực hành, vận dụng; Tổ chức hoạt động củng cố, định hướng học tập tiếp theo Ở

Trang 18

nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ ra “Xu hướng tất yếu trong cải cách phương

pháp dạy học hiện nay ở mỗi nhà trường là dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học Người dạy tập trung dạy cho học sinh cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Để đảm bảo được điều đó, người dạy có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc: “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức (tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên” Đồng thời, đảm bảo tối đa học sinh tích cực học tập theo năng lực bản thân để cùng đạt mục tiêu dạy học”[12] Cùng ở bậc tiểu học, nghiên cứu của tác giả Trần Thị Bích Hồng[16]

có nội dung về Bồi dưỡng kĩ năng dạy học tích hợp và dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học đã tổng quan về dạy học phân hóa và đề xuất quy trình bồi dưỡng kĩ năng dạy học tích hợp và dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học

gồm các bước: Bước 1: Tìm hiểu các kiến thức liên quan; Bước 2: Làm mẫu ;

Bước 3: Luyện tập - thực hành; Bước 4: Đánh giá.[16] Ngoài ra, tác giả cũng

có những lưu lưu ý khi tiến hành dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường

tiểu học: “Để DHPH cũng như DHTH đạt hiệu quả cao, GV cần: - Linh hoạt,

năng động, sáng tạo, không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà ngành giáo dục đã đặt ra; - Đối với DHPH, GV cần hiểu rõ đối tượng HS về nhu cầu, phong cách học,… Từ đó, GV thiết kế nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng HS và thể hiện được sự phân hóa.; - Đối với DHTH, GV cần có cái nhìn tổng quan về các môn học và từng môn học để có sự điều chỉnh, tích hợp nội dung trong thiết kế bài học cho phù hợp, góp phần hình thành, phát triển năng lực học tập cho HS.; - DHTH và DHPH đều cần chú trọng cả về thời gian và điều kiện về cơ sở vật chất lớp học.”.[16]

Trang 19

Ở cấp trung học cơ sở, tác giả Bùi Thị Hạnh Lâm đã khái quát về dạy học phân hóa và quy trình dạy học phân hóa trong dạy học môn Toán đề xuất quy trình thực hiện DHPH môn Toán ở THCS qua các bước sau: - Bước 1: Xác định và phân loại mức độ năng lực Toán học của HS; - Bước 2: Xây dựng kế hoạch DHPH; - Bước 3: Thực hiện kế hoạch DHPH; - Bước 4: Đánh giá kết quả và điều chỉnh bài học sau khi dạy học Nghiên cứu cũng đưa ra một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học toán ở trung học cơ sở: Biện pháp 1: Phân hóa từ mục tiêu dạy học; Biện pháp 2: Thiết kế nội dung dạy học theo hướng phân hóa; Biện pháp 3: Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phân

hóa Cuối cùng, tác giả kết luận: “HS THCS đã có sự định hướng rõ rệt về hứng

thú, năng lực, sở trường đối với các môn học Do đó, khi dạy học, GV phải hiểu được năng lực, hứng thú và sở trường của HS để từ đó có định hướng trong DHPH, phát huy tối đa tiềm năng của các HS GV cần chú ý phân hóa trong dạy học nhưng không tạo nên sự phân biệt trong học tập nhằm tạo niềm tin, động lực học tập cho HS, tạo môi trường cởi mở để HS trao đổi, chia sẻ và thể hiện Quy trình dạy học và các biện pháp sư phạm cần được vận dụng linh hoạt và sáng tạo để thật sự phù hợp đối với các đối tượng HS khác nhau và năng lực của người GV, nhưng cần đảm bảo để “đánh thức” được động cơ, niềm đam mê và hứng thú học tập môn Toán cho mọi HS.”[20] Ở môn học thể dục,

các nghiên cứu Tổ chức dạy học phân hóa theo mô hình câu lạc bộ thể thao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh của tác giả Ngô Việt Hoàn[14] và Dạy học phân hóa nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh câu lạc bộ bóng rổ của tác giả Vũ Tiến Lợi, cùng thực hiện tại trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành đã chứng minh được hiệu quả tổ chức dạy học phân hóa khi thực hiện mô hình phân nhóm theo trình độ luyện tập Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, kịp thời phát hiện, phát triển năng khiếu thể thao, bồi dưỡng nhân tài, ; đồng thời, khắc phục tính trạng học sinh yếu kém về kĩ năng luyện tập, nâng cao chất lượng đại trà.[21]

Trang 20

Cấp trung học phổ thông có nhiều nghiên cứu về dạy học phân hóa đã được thực hiện Tác giả Hồ Thu Quyên đã nghiên cứu về Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông ban hành năm 2018, tại đây tác giả đã phân tích đầy đủ, chi tiết về cơ sở giáo dục học của dạy học phân hóa; Cơ sở tâm lý học của dạy học phân hóa; Một số lý thuyết làm cơ sở cho dạy học phân hóa; Vận dụng dạy học phân hóa vào thực

tiễn dạy học cấp trung học phổ thông ở Việt Nam và đưa ra kết luận: “Dạy học

hiệu quả là sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa hàng loạt các phương pháp dạy học với những hiểu biết phong phú về cá nhân người học và nhu cầu của các em tại mỗi thời điểm của quá trình dạy học” DHPH là một trong những nguyên tắc sư phạm quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học DHPH có bản chất dân chủ, nhân văn, hướng đến xây dựng môi trường học tập mới, giúp học sinh nhận thức thế giới một cách sáng tạo, linh hoạt, tích cực, chú trọng phát triển cá tính, quan tâm phát huy sở trường của học sinh, trong đó người học được lựa chọn phát triển tùy theo năng lực cá nhân DHPH góp phần đáp ứng công cuộc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học mà nghị quyết của Đảng đã đề ra.”[23] Một loạt các nghiên cứu khác về

dạy học phân hóa ở môn Toán cũng đã được thực hiện, Đỗ Thị Hồng Minh với nghiên cứu Dạy học phân hóa nội dung viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (Giải tích 11)[22]; Phạm Thị Hồng Hạnh với nghiên cứu Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “Hàm số” (giải tích 12) gắn với định hướng nghề[9]; Phạm Thị Hồng Hạnh với nghiên cứu Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa chủ đề Hàm số mũ và Hàm số logarit gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đều đã khẳng định thêm về vai trò, tầm qua trọng của dạy học phân hóa trong quá trình dạy học môn Toán nói riêng và trong giáo dục nói chung [11]

Trang 21

Với những tham khảo từ các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập

trên, tác giả xác định: Dạy học phân hóa là định hướng dạy học mà ở đó giáo

viên lập kế hoạch bài dạy, tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp đặc điểm tâm – sinh lí, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau nhằm phát triển tốt nhất cho từng học sinh, đảm bảo công bằng trong giáo dục, quyền bình đẳng về cơ hội học tập Dạy học phân hóa giải quyết được những vấn đề

còn tồn tại phát sinh do tính đa dạng của học sinh trong dạy học môn Toán hiện nay Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu nội dung bài dạy, lập kế hoạch dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, kiểm tra đánh giá và triển khai thực nghiệm giảng dạy trên đối tượng là học sinh lớp 11 trung học phổ thông về nội dung bài dạy về chủ đề Giới hạn theo định hướng dạy học phân hóa

1.2 Tổng quan nghiên cứu về dạy học chủ đề Giới hạn

Giới hạn là một chủ đề rất quan trọng trong chương trình môn Toán ở THPT, kiến thức về Giới hạn là nền tảng để xét tính liên tục, khả vi của hàm số và là cơ sở để học tiếp kiến thức môn Toán lớp 12 Mặt khác, nội dung chương Giới hạn rất đa dạng, phong phú và hoàn toàn mới đối với học lớp 11, có nhiều thuật ngữ, khái niệm mới như: giới hạn, giới hạn hữu hạn, giới hạn vô cực, giới hạn trái, giới hạn phải, giới hạn tại vô cực, sự liên tục của hàm số, … Đồng thời, kiến thức giới hạn có mối liên hệ chặt chẽ từ nội bộ môn Toán đến thực tiễn cuộc sống nên có nhiều cơ hội phát triển năng lực, tư duy cho học sinh

Trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất về đổi mới đào tạo giáo viên năm 2016, tác giả Nguyễn Viết Sơn Tùng và Nguyễn Đức Huy đã sử dụng việc tổ chức dạy học phân hóa đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của người học sẽ phát triển tiềm năng vốn có của mỗi học sinh Trong đó, tác giả đã trình bày quan niệm về dạy học phân hóa, định hướng dạy học phân hóa ở trường phổ thông và đề xuất quy trình thiết kế bài giảng cho dạy học phân

Trang 22

hóa Từ đó, nghiên cứu vận dụng thiết kế bài giảng “Luyện tập dãy số có giới hạn là 0” cho dạy học phân hóa Tác giả đưa ra kết luận, trong dạy học bộ môn Toán học nói chung và ở nhà trường THPT nói riêng, dạy học phân hóa đã trở thành một công cụ hữu ích cho giáo viên nhằm nâng cao kết quả dạy học Nó không chỉ giúp giáo viên nhận diện được các đối tượng học sinh để thiết kế những bài giảng phù hợp với từng đối tượng mà còn giúp học sinh phát triển tư duy tốt do tiếp nhận kiến thức phù hợp với năng lực Bên cạnh đó, để duy trì được hiệu quả của việc Dạy học phân hóa, người giáo viên cần phải thường xuyên khảo sát lại để có những điều chỉnh tốt nhất cho quá trình giảng dạy Như vậy có thể nói, dạy học phân hóa là việc cần thiết đối với mỗi một giáo viên Theo đó, việc dạy học phân hóa trong chủ đề Giới hạn giúp các em học sinh lớp 11 có được kiến thức nền tảng vững chắc về chủ đề này để áp dụng trong tương lai Giáo viên có thể sử dụng quy trình trên để thiết kế các bài giảng ở các chủ đề khác nhau trong bộ môn toán học ở phổ thông và tiến hành dạy học phân hóa theo các bài giảng đã được thiết kế.[26]

Tác giả Lê Trường Em (2018) đã vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học bài “Giới hạn của hàm số” Bằng việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của người học, tác giả chỉ ra giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, tạo tình huống học tập, giúp học sinh kiến tạo kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực và có khả năng tự học Tác giả đã đề cập một số cách thức vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học thông qua việc thiết kế các tình huống dạy học điển hình Nghiên cứu đã chỉ ra, trong dạy học Toán ở trung học phổ thông, để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao, cần có năng lực sư phạm, nắm vững lí luận dạy học và vận dụng tốt các phương pháp dạy học vào từng nội dung giảng dạy cụ thể Việc vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học bài Giới hạn của hàm số (Đại số và Giải tích 11) cho học sinh nhằm hình thành cho các em các kĩ năng giải toán, phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo, tạo niềm tin, hứng thú trong học tập.[6]

Trang 23

Năm 2019, các tác giả Nguyễn Thị Quốc Hòa, Cao Thị Hà đã nghiên cứu dạy học chủ đề Giới hạn với việc thiết kế hoạt động dạy học theo hướng phát triển tư duy bậc cao cho học sinh phổ thông Tác giả xác định phát triển tư duy bậc cao cho học sinh là điều cần thiết cho việc học tập suốt đời của mỗi con người và là mục tiêu quan trọng trong giáo dục Để tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát triển tư duy bậc cao cho học sinh, giáo viên cần phải “gia công” lại nội dung sẵn có trong sách giáo khoa để phù hợp với mục tiêu dạy học đề ra Việc xây dựng, thiết kế các hoạt động dạy học thích hợp với đối tượng học sinh và phù hợp với sự phát triển từng thành tố của tư duy bậc cao, đồng thời với đó là sự vận dụng linh hoạt các biện pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực trong từng tình huống dạy học sẽ giúp học sinh vừa nắm vững tri thức, vừa phát triển được tư duy bậc cao Với các tình huống có vấn đề trong chủ đề Giới hạn, tư duy nói chung và tư duy bậc cao nói riêng được hình thành thông qua hoạt động học tập, nêu và giải quyết các tình huống này Vì vậy, trong dạy học phát triển tư duy bậc cao cho học sinh, giáo viên thiết kế và tổ chức các tình huống học tập có vấn đề để đặt HS vào các hoạt động: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề thông qua đó HS vừa chiếm lĩnh được tri thức vừa rèn luyện được khả năng tư duy là việc làm rất cần thiết Khi đó, để HS có thể học tập trong hoạt động và bằng hoạt động sẽ đạt được mục tiêu kép: HS vừa chiếm lĩnh được kiến thức vừa rèn luyện được tư duy bậc cao Như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu về định hướng đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học hiện nay: Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.[13]

Tạp chí Giáo dục năm 2022, tác giả Nguyễn Dương Hoàng và Nguyễn Thị Thanh Quyên đã trình bày Một số biện pháp phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học chương “Giới hạn” Tác giả đã tổng quan lại những nội dung cơ bản của chương “Giới hạn” (Đại số và Giải tích 11) và chỉ ra nội dung chương “Giới hạn” liên quan nhiều đến những khái niệm mới, trừu tượng, trong sự liên hệ biến đổi của các kiến thức toán học Bằng các ví dụ cụ thể trong dạy

Trang 24

học nội dung chương “Giới hạn”, tác giả nêu các biểu hiện tư duy biện chứng của học sinh: học sinh phát hiện nguồn gốc, nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ, logic giữa các kiến thức của chương “Giới hạn”, từ giới hạn dãy, đến giới hạn hàm, hàm số liên tục tại một điểm, liên tục trên một khoảng, liên tục trên một đoạn,…; học sinh thực hiện lí giải, phân tích, xem xét đầy đủ các trường hợp xảy ra, các ứng dụng trong giải toán liên quan đến nội dung giới hạn; học sinh phát hiện sự thống nhất, mâu thuẫn trong các kiến thức liên quan đến nội dung chương Giới hạn; HS nhận thấy những sự thay đổi kết quả, yêu cầu của bài toán nếu có sự thay đổi điều kiện, giả thiết của bài toán giới hạn, biết mở rộng khai thác bài toán Qua đó, nghiên cứu đã đưa ra một số biện pháp phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học chương “Giới hạn”: Hướng dẫn học sinh biết tìm mối liên hệ chặt chẽ và logic giữa các kiến thức chương “Giới hạn”, kiến tạo kiến thức mới từ các kiến thức đã biết; Tập luyện cho học sinh phát hiện, phân tích các kiến thức chương “Giới hạn” ở các góc độ khác nhau, nhận thấy những ứng dụng của giới hạn vào giải toán; Giúp học sinh nhận thấy sự mâu thuẫn và thống nhất của các kiến thức chương “Giới hạn” Tác giả kết luận, trong dạy học Toán, tư duy toán học là một trong các hình thức biểu hiện của tư duy biện chứng Vì vậy, để phát triển tư duy toán học cho học sinh, giáo viên cần phải phát triển tư duy biện chứng cho các em Do đó, phát triển tư duy biện chứng cho HS cần được quan tâm đúng mức trong quá trình dạy học Toán Các biện pháp phát triển tư duy biện chứng dựa trên các biểu hiện tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học chương Giới hạn là cơ sở tiếp tục nghiên cứu về quá trình phát triển tư duy biện chứng trong dạy học các nội dung khác.[15] Như vậy, chủ đề Giới hạn đã được nghiên cứu theo nhiều định hướng khác nhau như: dạy học phân hóa, phát triển tư duy bậc cao, phát triển tư duy biện chứng, vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học, và đều cho thấy tầm quan trọng, ý nghĩa trong việc hình thành, rèn luyện kiến thức, kĩ năng từ đó phát triển năng lực cho người học

Trang 25

1.3 Dạy học phân hóa

1.3.1 Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa

1.3.1.1 Cơ sở sinh học

Cơ sở sinh học của dạy học phân hóa liên quan trực tiếp từ sự khác biệt vốn có của não bộ: sự khác nhau cấu trúc và cách mà bộ não của chúng ta tiếp nhận và xử lý thông tin để đưa ra các quyết định, hành động, biểu cảm, mã hóa ký ức, tạo ra trí tưởng tượng cũng như ý thức về bản thân Những khác biệt này có thể đến từ di truyền, môi trường hoặc sự phát triển, có thể kể đến: [5]

- Cấu trúc não bộ: Mỗi cá nhân có một cấu trúc não bộ riêng biệt, với sự khác biệt về kích thước, khối lượng, trọng lượng, tỉ lệ chất xám, chất trắng, lượng nước, các phân vùng chức năng não, phân chia bán cầu não, Ví dụ: Sự khác biệt về kích thước và hoạt động của vùng ngôn ngữ trong não của con người Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và sự tiến bộ trong việc học tập qua quá trình nghe, hiểu bài [5]

- Hệ thống thần kinh: Sự phát triển của hệ thống thần kinh liên quan tới việc hình thành các phản xạ, khả năng ghi nhớ có thể khác nhau giữa các cá nhân trong các điều kiện khác nhau.[5]

- Di truyền: Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển của một cá nhân khi có đến khoảng 1000 gen con người liên quan đến trí thông minh Cùng đặc điểm thể chất thì năng lực não bộ cũng là yếu tố được bố mẹ di truyền cho đời con, đây cũng là yếu tố di truyền có tính giá trị lớn nhất của loài người khi có đến 50-85% sự khác biệt trí thông minh có thể lí giải bằng di truyền học [5]

- Môi trường: bao gồm sự tác động của yếu tố ngoại cảnh đến hình thành kiến thức, sự lãng quên, sự hồi tưởng, Theo đó, mức độ giáo dục, hỗ trợ và khích lệ từ gia đình và giáo viên cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển tiềm năng học tập của học sinh [5]

Trang 26

Dạy học phân hóa dựa trên cơ sở là các khác biệt sinh học này để nghiên cứu, ứng dụng những phương pháp, môi trường học tập phù hợp cho từng đối tượng học sinh, giúp tối ưu hóa khả năng học tập của người học

1.3.1.2 Cơ sở tâm lý học

Theo Roberts Feldman, Tâm lý học là bộ môn nghiên cứu khoa học về hành vi ứng xử (behavior) và các tiến trình tâm trí (mental processes) với đối tượng là con người Tuy nhiên, tâm lý học không chỉ là khoa học nhận thức về con người, mà còn là khoa học xây dựng và sáng tạo con người Do đó, để dạy học phân hóa đạt hiệu quả cao nhất định phải hiểu được sự khác biệt của người học trên cơ sở tâm lý học [24]

Tâm lý học cung cấp thông tin về sự khác biệt cá nhân của con người, đồng thời cung cấp các cơ sở đo lường, đánh giá, xác định chính xác những khác biệt cá nhân của con người (trí tuệ, các phẩm chất nhân cách, sự khác biệt trong phong cách học tập…) để cho các ngành khoa học khác sử dụng cũng với mục đích cuối cùng là phát triển con người, trong đó có giáo dục

Vào cuối thế kỉ XIX, các nghiên cứu tâm lý học rất quan tâm và nhấn mạnh đến sự khác biệt cá nhân con người Đến những năm giữa thế kỉ XX, khi tâm lý học đang trong giai đoạn phát triển những nghiên cứu về các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em và những phương pháp đo lường tâm lý đã trở thành cơ sở lý luận quan trọng của các cải cách về kiểm tra, đánh giá, thi cử, đồng thời làm cơ sở cho việc biên soạn tài liệu học tập

Theo Hans Eysenok [32], nhân cách của con người được thể hiện phụ thuộc vào các loại thần kinh qua đặc tính của các thái độ hành vi Căn cứ vào đó các nhà tâm lý chia thành hai loại nhân cách: hướng nội và hướng ngoại Những học sinh thuộc hai loại nhân cách hướng nội và hướng ngoại có kiểu phản ứng khác nhau về cường độ và tốc độ với các hoạt động, sự vật, hiện tượng xung quanh Điều đó ảnh hưởng tới quá trình học tập, tiếp thu kiến thức Về cảm xúc, người hướng ngoại thường vui vẻ, hào hứng, say mê với các sự vật,

Trang 27

hiện tượng xung quanh, họ dễ vui, dễ buồn, cảm xúc không thực sự ổn định nhưng dễ thiết lập các mối quan hệ với mọi người Ngược lại, người hướng nội tỏ ra điềm đạm, sâu sắc, dễ đồng cảm Người hướng nội có cảm xúc chậm nhưng cường độ mạnh, bền bỉ, ít giao tiếp, giao tiếp không rộng, thường vụng về ứng phó trong hoàn cảnh mới

Trên cơ sở tâm lý học, cần chú ý một số vấn đề sau để áp dụng vào dạy học phân hóa:

- Sự khác biệt cá nhân: Dạy học phân hóa dựa trên khẳng định các học sinh có những khả năng nhận thức, nhu cầu và phong cách học tập khác nhau do đó học sinh không phải lúc nào cũng học tốt với cách tiếp cận dạy và học một cách thống nhất Chính vì vậy, trong dạy học phân hóa cần hiểu rõ và đáp ứng đúng mức của từng cá nhân học sinh trong quá trình giảng dạy Điều này đòi hỏi giáo viên phải sử dụng một loạt các phương pháp và kỹ thuật nhằm tối ưu hóa quá trình học tập cho mỗi học sinh

Theo thuyết đa cảm xúc, mỗi học sinh có các cảm xúc, nhu cầu và khả năng học tập khác nhau Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh cảm thấy an toàn và thoải mái trong môi trường học tập Ngoài ra, phong cách học tập và sở thích cá nhân của học sinh cũng rất đa dạng Có nhiều phong cách học tập khác nhau như học theo quan sát, học theo nghe, học theo thực hành, Giáo viên cần phân loại học sinh theo các phong cách học tập để có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp Do đó, giáo viên cần cá nhân hóa nội dung giảng dạy, thiết kế tài liệu học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học sinh Điều này giúp học sinh hiểu và tiếp thu thông tin một cách hiệu quả hơn Bằng cách áp dụng các nguyên tắc này, giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ mỗi học sinh phát triển tốt nhất

- Liên hệ cuộc sống thông qua bài học: Việc học tập hiệu quả hơn khi người học có thể kết nối và ứng dụng kiến thức tới cuộc sống hàng ngày của bản thân Dạy học phân hóa có thể cung cấp cho học sinh các cơ hội để họ áp

Trang 28

dụng kiến thức, kỹ năng và khả năng tư duy vào bối cảnh và vấn đề mà họ quan tâm Nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu, và triết gia đã đưa ra các lý thuyết, nguyên lý và phương pháp về việc liên hệ cuộc sống vào quá trình học tập Một số ví dụ về các lý thuyết và phương pháp người tiêu biểu bao gồm:

John Dewey [31], nhà triết học và nhà giáo Mỹ đã đóng góp vào nền giáo dục hiện đại, ông nổi tiếng với việc thúc đẩy việc học thông qua trải nghiệm thực tế và việc kết nối giữa học tập và cuộc sống hàng ngày; Lev Vygotsky [46][47], nhà tâm lý học và nhà giáo dục người Nga, ông tập trung vào vai trò của tương tác xã hội và ngôn ngữ trong quá trình học tập Các nghiên cứu của ông cho rằng học sinh học thông qua việc tham gia vào hoạt động xã hội và phát triển qua sự hỗ trợ từ người khác; Howard Gardner [7], nhà tâm lý học Mỹ nổi tiếng với lý thuyết về "Đa Trí Thông Minh"; Jean Piaget [41][42], nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, nổi tiếng với các lý thuyết về phát triển trí tuệ ở trẻ em, ông cho rằng trẻ em xây dựng kiến thức và hiểu biết thông qua việc tương tác với môi trường xung quanh và bổ sung kiến thức mới vào các khái niệm hiện có Đây chỉ là một số ví dụ về các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu đã đóng góp vào liên hệ cuộc sống thông qua bài học Các lý thuyết và phương pháp khác cũng có thể tồn tại và được áp dụng trong thực tế giáo dục để kết nối học tập với cuộc sống hàng ngày

- Học tập xã hội: Khía cạnh tâm lý học này cho rằng học tập không chỉ là quá trình cá nhân, mà còn là một quá trình xã hội Dạy học phân hóa có thể tập trung vào việc tạo ra môi trường học tập mà học sinh có thể tương tác, hỗ trợ và học hỏi từ nhau giúp học sinh phát triển kỹ năng xã hội, đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh Học tập xã hội liên quan đến việc học hỏi và tương tác với xã hội xung quanh, trong khi dạy học phân hóa đề cập đến việc tùy chỉnh quá trình giảng dạy cho các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có nhu cầu học tập riêng biệt Hai khía cạnh này có thể được kết hợp và tương tác trong quá trình giảng dạy Một số nghiên cứu đã đóng góp quan trọng trong lĩnh vực học

Trang 29

tập xã hội, có thể kể đến: Lev Vygotsky [46][47], nhà tâm lý học người Nga, ông đã nghiên cứu về vai trò của tương tác xã hội trong việc học tập và phát triển Ông cho rằng học sinh học thông qua việc tham gia vào hoạt động xã hội, sử dụng công cụ và sự hỗ trợ từ người khác trong quá trình học; John Dewey [31], một nhà triết học và nhà giáo Mỹ, ông đã thúc đẩy việc học tập thông qua trải nghiệm thực tế và kết nối giữa học tập với cuộc sống hàng ngày Theo ông, học sinh cần tham gia các hoạt động thực tế và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để hiểu sâu hơn và phát triển kỹ năng xã hội

Học tập xã hội trong dạy học phân hóa còn có thể xảy ra trong việc tạo ra các hoạt động và tình huống thực tế mà học sinh có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày Việc kết hợp các tình huống và ví dụ thực tế giúp học sinh hiểu rõ cách áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế và phát triển kỹ năng xã hội Hơn nữa, việc xây dựng một môi trường học tập mà khuyến khích sự tương tác xã hội, hợp tác và chia sẻ giữa các học sinh giúp tạo ra một cộng đồng học tập tích cực và cung cấp các kỹ năng mềm quan trọng cho cuộc sống hàng ngày của học sinh Việc kết hợp học tập xã hội và dạy học phân hóa giúp tạo ra một môi trường học tập thú vị, ý nghĩa và phát triển xã hội Qua tương tác, hợp tác và chia sẻ, học sinh có thể phát triển kỹ năng xã hội, tự tin và sẵn sàng áp dụng kiến thức và kỹ năng vào cuộc sống thực tế

- Lý thuyết về kiến thức trước (prior knowledge): Lý thuyết này cho rằng học sinh xây dựng kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã có từ trước đó Như vậy, dạy học phân hóa có thể nhấn mạnh sử dụng kiến thức trước của học sinh như một nền tảng để tạo liên kết và mở rộng kiến thức mới

Có nhiều người đã nghiên cứu và đóng góp vào nội dung này: Lev Vygotsky [46] đã đề xuất khái niệm về "kiến thức trước" và vấn đề về tương quan giữa kiến thức trước và việc học tập; John Dewey [31] cũng đã có những quan điểm tương tự trong việc tận dụng kiến thức trước của học sinh trong quá

Trang 30

trình giảng dạy Ngoài ra, Jean Piaget và nhiều nhà giáo khác đã nghiên cứu và đóng góp vào việc hiểu và áp dụng lý thuyết về kiến thức trước trong giáo dục Lý thuyết về kiến thức trước là một cụm từ được sử dụng rộng rãi trong giáo dục để liên kết kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của học sinh với quá trình học tập mới Theo đó, kiến thức trước của học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp họ tiếp thu, hiểu và xây dựng kiến thức mới Khi giáo viên nhận ra và sử dụng kiến thức trước trong quá trình dạy học phân hóa, họ có thể tạo ra một môi trường học tập tốt hơn và tăng khả năng học tập của học sinh Cách tiếp cận kiến thức trước trong dạy học phân hóa có thể khai thác ở các bước giảng dạy:

- Đánh giá kiến thức trước - Kết nối kiến thức mới với kiến thức trước - Sử dụng kiến thức trước trong quá trình giảng dạy - Cung cấp phản hồi và điều chỉnh dựa trên kiến thức trước.[41][42] Tổng quát, sử dụng kiến thức trước trong quá trình dạy học phân hóa giúp tạo ra một môi trường học tập phù hợp và tăng cường khả năng học tập của học sinh Bằng cách tận dụng, kết nối và xây dựng từ kiến thức đã có, giáo viên giúp học sinh hiểu sâu hơn và phát triển hiệu quả trong quá trình học

- Quyết tâm và sự tự chỉ định: Khía cạnh tâm lý học này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự quyết tâm, sự tự ghi nhớ và lòng tự hào trong quá trình học tập Dạy học phân hóa có thể tạo điều kiện để học sinh phát triển lòng quyết tâm, sự đồng tâm và những kỹ năng tự chỉ định cần thiết để xác định mục tiêu cá nhân và tiếp tục phát triển

Trong dạy học phân hóa, quyết tâm và sự tự chỉ định đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường học tập tốt cho mỗi học sinh Quyết tâm và sự tự chỉ định là những khía cạnh trong tâm lý học và giáo dục được nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực này Có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các nghiên cứu và công trình về quyết tâm

Trang 31

và sự tự chỉ định trong giáo dục Một số nhà nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực này bao gồm: Carol Dweck [29], giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford, bà đã nghiên cứu về quyết tâm và khả năng học tập của học sinh, và đưa ra khái niệm về "tư duy mọc" (growth mindset) và "tư duy cố định" (fixed mindset) để diễn đạt sự khác biệt trong quan niệm về khả năng phát triển trong học tập; Edward Deci và Richard Ryan [30], hai nhà tâm lý học đã nghiên cứu về tự chỉ định và đề xuất lý thuyết tự quyết (self-determination theory), nhấn mạnh vai trò của sự tự điều khiển và tự chủ trong đạt được mục tiêu và hài lòng trong cuộc sống; Martin Seligman [43], người đi đầu trong lĩnh vực tâm lý tích cực, đã đưa ra khái niệm về "tự chỉ định tích cực" (positive self-determination) và nghiên cứu về những yếu tố tạo nên sự tự chủ và hạnh phúc trong cuộc sống Về bản chất, quyết tâm và sự tự chỉ định là những khái niệm rộng và đa chiều, nên có nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã đóng góp vào lĩnh vực này từ các góc nhìn khác nhau Qua các nghiên cứu và công trình của các nhà nghiên cứu, hiểu biết về quyết tâm và sự tự chỉ định trong giáo dục ngày càng được phát triển và áp dụng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Trong dạy học phân hóa, quyết tâm và sự tự chỉ định của học sinh là yếu tố quan trọng trong quá trình học tập và phát triển cá nhân Mỗi học sinh sẽ có mức độ và cách thức khác nhau trong việc đặt mục tiêu, nỗ lực và tự quản lý trong học tập Đồng thời, giáo viên có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và hỗ trợ học sinh phát triển quyết tâm và sự tự chỉ định Bằng cách tạo ra một môi trường học tập tích cực, cung cấp hướng dẫn và phản hồi, giáo viên có thể giúp học sinh xây dựng lòng tự tin, sự quyết tâm và khả năng tự chỉ định của mình

Những cơ sở tâm lý học trên đề cập chỉ là một số ví dụ và không bao hàm tất cả các quan điểm tâm lý học liên quan đến dạy học phân hóa Tuy nhiên, chúng cung cấp cơ sở lý thuyết để hiểu và thực hiện dạy học phân hóa hiệu quả

Trang 32

Sử dụng tâm lý học để hiểu và tương tác cá nhân với từng học sinh trong dạy học phân hóa là một phần quan trọng trong quá trình giảng dạy Dưới đây là một số cách mà tâm lý học có thể được áp dụng để đạt được mục tiêu này:

- Hiểu và đáp ứng nhu cầu cá nhân: giáo viên hiểu rõ hơn về nhu cầu, khao khát và mức độ tiếp thu của từng học sinh, tạo ra một môi trường học tập tốt có thể giúp học sinh cảm thấy động lực và quan tâm đến quá trình học tập

- Phản ứng tích cực và tạo động lực: cung cấp cho giáo viên kiến thức về cách khuyến khích và nâng cao phản ứng tích cực từ học sinh Việc sử dụng phản hồi tích cực, khích lệ và tạo ra những mục tiêu rõ ràng và khả thi có thể giúp học sinh cảm thấy tự tin và đạt được tiến triển tốt trong quá trình học

- Tạo môi trường ủng hộ tâm lý: vận dụng tốt tâm lý học giúp giáo viên tạo ra một môi trường học tập ủng hộ và khuyến khích cho mỗi học sinh Sự đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ kiến thức có thể xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, giúp học sinh cảm thấy an toàn và chấp nhận

- Sử dụng phương pháp và tài liệu phù hợp: Tâm lý học có thể hỗ trợ giáo viên trong việc chọn lựa phương pháp dạy học và tài liệu giáo dục phù hợp với từng cá nhân Việc tùy chỉnh những yếu tố này dựa trên sự hiểu biết về tâm lý và phong cách học tập của từng học sinh có thể làm tăng sự tham gia và hiệu quả học tập

Thông qua việc sử dụng tâm lý học trong dạy học phân hóa, giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho mỗi học sinh, đồng thời khuyến khích sự phát triển cá nhân và hiệu quả học tập của họ

1.3.1.3 Cơ sở giáo dục học

Mục tiêu sự nghiệp giáo dục và đào tạo hướng tới chính là việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trên cơ sở đó tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển Khi hệ thống giáo dục đáp ứng khả năng, nhu cầu, nguyện vọng bằng nội dung và cách thức phù hợp thì con người mới có thể phát triển tối đa Khi đó, xã hội sẽ phát triển tốt với nguồn nhân lực được đào tạo theo

Trang 33

định hướng phân hóa, phù hợp với cơ cấu lao động và định hướng phát triển của từng loại ngành nghề khác nhau để đáp ứng những yêu cầu ngày một cao của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Từ các phân tích về cơ sở tâm sinh lí và tâm lý học bên trên, ta có thể đưa ra nhận định: Mỗi học sinh đều có phẩm chất tâm lý, những ước mơ hoài bão, có hoàn cảnh sống, sức khoẻ, trình độ xuất phát, trí thông minh, phong cách học tập, có mục đích học khác nhau… cho nên họ học khác nhau Trong giảng dạy, giáo viên cần hiểu và tôn trọng sự khác biệt này để tiến hành dạy học theo năng lực của học sinh nhằm thu hẹp sự khác biệt về năng lực tiếp thu và vận dụng tri thức mới Bên cạnh đó, nếu chú ý đến sự hứng thú, sở thích, tính cách và phát huy được tính tích cực tham gia học tập của từng học sinh thì chất lượng dạy học được nâng lên một cách thực chất, bền vững

Dạy học phân hóa là định hướng dạy học dựa vào sự khác biệt của cá nhân người học Căn cứ vào đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp học, giáo viên có thể điều chỉnh nội dung, tiến trình và sản phẩm học tập để phù hợp với sự phát triển của từng học sinh Từ đó, học sinh hiểu được các nội dung kiến thức, hình thành và sử dụng thành thạo các kĩ năng quan trọng của bài học

1.3.1.4 Một số học thuyết quan trong trong giáo dục học là cơ sở của dạy học phân hóa

a Thuyết đa trí tuệ

"Cơ cấu trí khôn: lý thuyết về nhiều dạng trí khôn" là một cuốn sách của nhà tâm lý học người Mỹ Howard Gardner, được xuất bản vào năm 1995 Trong cuốn sách này, Gardner trình bày lý thuyết của mình về hệ thống nhiều dạng trí khôn, khác biệt với quan điểm truyền thống rằng chỉ có một loại trí thông minh duy nhất Được biết đến rộng rãi, cuốn sách này đã mang lại sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực giáo dục, nếu không nói là cách tiếp cận mới về việc hiểu và đánh giá trí thông minh của con người [7]

Trang 34

Theo lý thuyết của Gardner , trí thông minh không chỉ được đo lường bằng các chỉ số thông thường như IQ, mà còn bao gồm nhiều dạng khác nhau Ông đã đề xuất một số dạng trí thông minh như ngôn ngữ, toán học, hình ảnh, âm nhạc, thể chất, xã hội, tự nhiên và cả khéo léo Điều này đã tạo ra sự thay đổi trong việc đánh giá và phát triển trí thông minh của học sinh và đã khuyến khích sự cá nhân hóa trong quá trình giảng dạy [7]

Gardner đề xuất một số dạng trí khôn như: [7] - Trí thông minh ngôn ngữ

- Trí thông minh toán học - logic - Trí thông minh hình ảnh - thị giác - Trí thông minh âm nhạc

- Trí thông minh thể chất - Trí thông minh xã hội - Trí thông minh tự nhiên - Trí thông minh đạo đức Như vậy, mỗi người có một tỷ lệ trí thông minh khác nhau trong các lĩnh vực này và việc nhìn nhận và phát triển đa dạng trí thông minh này có thể giúp tận dụng tối đa tiềm năng và phát triển cá nhân một cách toàn diện Dưới đây

Trang 35

là một số ví dụ về bài giảng phù hợp với các loại trí thông minh khác nhau theo lý thuyết nhiều dạng trí khôn của Gardner [7]:

- Trí thông minh ngôn ngữ: Giảng dạy bằng việc đọc sách, diễn giải và trình bày thông qua các buổi nói chuyện; Giao cho học sinh nhiệm vụ viết một bài luận về một chủ đề cụ thể

- Trí thông minh toán học - logic: Cung cấp các bài toán logic và vấn đề khó nhằn để học sinh giải quyết; Phân tích các khía cạnh toán học của một vấn đề thực tế như quản lý tài chính hoặc thiết kế kiến trúc

- Trí thông minh hình ảnh - thị giác: Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, bản đồ và video để trực quan hóa các khái niệm học tập; Yêu cầu học sinh vẽ hoặc tạo ra các bản vẽ, hình ảnh hoặc bản thiết kế theo yêu cầu

- Trí thông minh âm nhạc: Sử dụng âm nhạc và bài hát để giảng dạy và gắn kết thông tin; Yêu cầu học sinh tạo ra các giai điệu hoặc bài hát về một chủ đề học tập

- Trí thông minh thể chất: Tổ chức các hoạt động thể chất như thể dục, môn thể thao và hoạt động ngoài trời để kích thích sinh lý và thể chất của học sinh; Đưa ra các bài tập đòn bẩy, nhảy xa hoặc tạo các bài tập thể chất hướng dẫn trong quá trình học tập

Những ví dụ trên chỉ mang tính chất đại diện và cần phải xem xét theo các yếu tố khác nhau như độ tuổi, khả năng của học sinh và mục tiêu học tập cụ thể Mục đích của lý thuyết là tạo ra một môi trường học tập đa dạng, linh hoạt và kích thích cho tất cả các kiểu trí thông minh của học sinh

Lý thuyết nhiều dạng trí khôn của Gardner [7] và dạy học phân hóa có liên hệ mạnh mẽ với nhau Cả hai đều nhấn mạnh vào sự đa dạng của trí thông minh và cần phải tạo ra môi trường giáo dục phù hợp để phát triển tối đa tiềm năng của các học sinh Từ việc áp dụng dạy học phân hóa, học sinh có thể tham gia vào các hoạt động phù hợp với khả năng của mình và phát triển toàn diện với

Trang 36

tốc độ của riêng mình Điều này tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự tự tin và đam mê trong việc học tập

Tóm lại, thuyết Đa trí tuệ của Gardner [7] và dạy học phân hóa đều nhấn mạnh sự đa dạng của trí thông minh con người và đặt mục tiêu phát triển cá nhân thông qua việc tạo ra môi trường học tập phù hợp với từng học sinh Sự kết hợp giữa hai phương pháp này có thể tạo ra sự hỗ trợ và khuyến khích đáng kể trong quá trình giảng dạy và học tập

b Dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, còn được gọi là phương pháp học tập

hướng tới học sinh (student-centered learning), là một phương pháp giảng dạy

cố gắng đặt học sinh vào trung tâm quá trình học tập Thay vì giáo viên đơn thuần truyền đạt kiến thức, phương pháp này tạo cơ hội cho học sinh trở thành người chủ động trong việc nắm bắt kiến thức, khám phá, xây dựng và chia sẻ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm đặt trọng tâm vào việc khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và phát triển toàn diện cho học sinh Nó có thể bao gồm các hoạt động như thảo luận nhóm, dự án nhóm, tìm hiểu độc lập, giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức trong các tình huống thực tế

Quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” ra đời là sản phẩm nghiên cứu của nhiều nhà sư phạm, tiêu biểu là nhà sư phạm người Mỹ John Dewey [31], với mong muốn phá vỡ lối học truyền thống còn phổ biến trong xã hội

Tư tưởng John Dewey tiến bộ, hấp dẫn và đáng chú ý khi cho rằng: “dạy học

không chỉ là công việc truyền thụ một khối kiến thức mà còn là sự phát triển một số kỹ năng cho người học”.[31]

Đặc trưng cơ bản của “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là coi người học vừa là mục đích vừa là chủ thể của quá trình học tập: người học tham gia tích cực, huy động kinh nghiệm và nguồn lực, tôn trọng nhu cầu và mong muốn của họ trong hoạt động học, để họ tự bộc lộ tiềm năng của bản thân nhằm phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết những vấn đề của đời sống thực tế

Trang 37

Lợi ích của dạy học lấy học sinh làm trung tâm có thể kể đến bao gồm: - Tăng cường sự tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh - Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và lãnh đạo

- Khuyến khích sự tự tin và sự tự trị của học sinh trong quá trình học tập - Tạo ra môi trường học tập tương tác, đa dạng và thú vị hơn

- Đáp ứng sự đa dạng của học sinh, các phong cách học tập khác nhau Để triển khai dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải có vai trò của người hướng dẫn và người dẫn đường Họ cần xác định nhu cầu và khám phá lợi ích của từng học sinh, đồng thời cung cấp hỗ trợ và sự định hướng cho quá trình học tập của họ Đây cũng chính là mối liên hệ trực tiếp của dạy học lấy học sinh làm trung tâm và dạy học phân hóa – vấn đề nghiên cứu

c Thuyết về phong cách học tập

Thuyết về phong cách học tập đã được các nhà nghiên cứu từ những năm 1960 như Neil Fleming [33], David A Kolb [37], Honey and Mumford [35] với nhiều mô hình khác nhau nhưng đều có điểm chung: Phong cách học tập là những đặc điểm riêng của cá nhân, tương đối bền vững, bao gồm các đặc điểm về nhận thức, cảm xúc, sinh lí; Phong cách học tập chỉ ra cách thức ưu thế của cá nhân tiếp nhận, xử lí và lưu trữ thông tin trong môi trường học tập

Có nhiều mô hình và thuyết về phong cách học tập, dưới đây là một số nghiên cứu nổi tiếng: Mô hình phong cách học tập của VARK (Neil Fleming) [33]: Mô hình này tập trung vào các phương pháp tiếp thu thông tin của mỗi cá nhân VARK đại diện cho Visual (hình ảnh), Auditory (âm thanh), Reading/Writing (đọc/viết) và Kinesthetic (vận động) Theo mô hình này, mỗi cá nhân có một phong cách tiếp thu thông tin ưu việt, và việc hiểu rõ phong cách của mình có thể giúp tăng cường hiệu quả học tập; Mô hình phong cách học tập của Kolb [37]: Mô hình này dựa trên quan niệm rằng học tập là quá trình tương tác giữa kinh nghiệm và suy nghĩ Theo Kolb, có 4 phong cách học tập chính: học tập theo kinh nghiệm cụ thể (concrete experience), suy nghĩ trừu

Trang 38

tượng (abstract conceptualization), thích nghi hành vi (active experimentation) và quan sát suy nghĩ (reflective observation); Mô hình phong cách học tập của Honey và Mumford [35]: Mô hình này xem xét 4 phong cách học tập khác nhau: theo kinh nghiệm (activist), suy nghĩ trừu tượng (reflector), lý thuyết (theorist) và thực tế (pragmatist) Mỗi phong cách được quan niệm là có ưu điểm và hạn chế, và mỗi cá nhân có thể có sự kết hợp của các phong cách này Các mô hình và thuyết về phong cách học tập giúp mô tả, hiểu rõ hơn về cách mà mỗi cá nhân học tập, từ đó định hướng phương pháp dạy học phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển khả năng học tập của mình Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phong cách học tập là linh hoạt và có thể thay đổi theo thời gian và tình huống học tập Để thực hiện dạy học phù hợp, giáo viên nên nhận ra và tôn trọng sự đa dạng này bằng cách cung cấp cơ hội học tập linh hoạt và đa dạng để học sinh có thể sử dụng phong cách học tập của bản thân

Tổng kết lại, dạy học phân hóa có các cơ sở vững chắc để khẳng định tính cần thiết và hiệu quả: sự khác nhau về sinh lí, tâm lý của học sinh, các nghiên cứu giáo dục học và các lý thuyết để có thể vận dụng vào dạy học phân hóa vào giảng dạy Các cơ sở này đồng thời cũng là định hướng để giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, phân chia nhóm, thiết kế câu hỏi bài tập và kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học phân hóa, đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng học sinh trong quá trình xây dựng phương án, giải pháp và thực nghiệm

1.3.2 Mục tiêu của dạy học phân hóa

Mục tiêu của dạy học phân hóa là làm quá trình dạy và học thích ứng cao hơn với cá nhân người học nhằm tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho từng đối tượng học sinh, đảm bảo công bằng, bình đẳng về cơ hội học tập đồng thời đáp ứng hiệu quả mục tiêu giáo dục, nhu cầu và lợi ích xã hội

1.3.2.1 Lấy trình độ phát triển chung của học sinh làm nền tảng

Dạy học phân hóa lấy trình độ phát triển và nền tảng chung của học sinh làm cơ sở, hướng vào những yêu cầu cơ bản nhất Mỗi học sinh đều có khả

Trang 39

năng học, nắm được chuẩn đầu ra của chương trình phổ thông Nhưng bản chất giữa các học sinh lại có sự khác biệt về đặc điểm kiến thức nền, khả năng nhận thức, tâm lý, thể chất khiến cho học sinh này có năng lực, sự hứng thú với các vấn đề là khác nhau quá trình học tập

Do đó ngoài việc làm cho mọi học sinh đều đạt được yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình, đồng thời cần phát triển toàn diện, phát huy khả năng, sở trường, năng khiếu, khơi gợi sự hứng thú ở từng học sinh Tuy nhiên việc phát huy sở trường, năng khiếu, nâng cao một nội dung học tập phải dựa trên cơ sở làm tốt việc chung: bắt đầu từ phổ cập kiến thức cơ bản, tiếp sau là phát triển toàn diện, nâng cao cho học sinh năng khiếu trong nội dung bài học đó

Như vậy, trong dạy học phân hóa, giáo viên trước hết cần xác định nội dung và phương pháp phù hợp với trình độ chung và điều kiện chung của tất cả đối tượng học sinh cụ thể Trên cơ sở đó xây dựng các nội dung, hoạt động dạy học phân hóa cho các đối tượng học sinh khác nhau, đảm bảo sự phát triển chung của học sinh, đạt được yêu cầu tối thiểu của chuẩn đầu ra chương trình

1.3.2.2 Đưa nhóm học sinh trung bình, dưới trung bình lên trình độ chung bằng những biện pháp phân hóa

Trong một lớp học bình thường, học sinh trung bình, dưới trung bình là đối tượng chưa thực sự hiểu và trình bày được những kiến thức cơ bản của chương trình, mức độ câu hỏi có thể tự trả lời của nhóm học sinh này thường là nhận biết, thông hiểu nhưng cũng thường bị mắc các sai lầm do vậy có kết quả học của bộ môn thường xuyên dưới trung bình

Giáo viên cần sử dụng các biện pháp nhằm phát hiện và phân nhóm cho các học sinh trung bình, dưới trung bình Để trong quá trình giảng dạy có biện pháp phù hợp đưa những học sinh trung bình, dưới trung bình đạt được những mục tiêu học tập đồng loạt theo trình độ chung

Có thể lấy ví dụ về câu hỏi dành cho nhóm học sinh trung bình, dưới trung bình là câu hỏi mang tính trực quan, dễ liên hệ, tư duy, kèm theo những câu hỏi

Trang 40

gợi ý hoặc những câu hỏi được phân nhỏ mang tính gợi mở Bài tập cần có những yếu tố dẫn dắt và chủ yếu là mang tính hình thành và rèn luyện kỹ năng

1.3.2.3 Phát triển học sinh khá, giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản bằng nội dung bổ sung, phân hóa

Học sinh khá giỏi là đối tượng học sinh đã đạt được những yêu cầu cơ bản, có mức độ nhận thức, khả năng tốt trong thực hành, ứng dụng, liên hệ và giải quyết các vấn đề liên quan tới bài học Bằng dạy học phân hóa, giáo viên cần thiết kế các hoạt động có độ khó phù hợp, mang tính thách thức sự tò mò, khám phá, tạo hứng thú học tập cho học sinh Từ đó tạo điều kiện cho học sinh phát huy được toàn bộ năng lực của bản thân để phát triển tốt nhất

Giáo viên có thể tổ chức cho đối tượng học sinh khá giỏi các chuyên đề củng cố, bổ sung và nâng cao khi giao nhiệm vụ học tập Trong những giờ dạy tại lớp học, giáo viên có thể giao cho nhóm học sinh khá giỏi những nhiệm vụ có tính chất tìm tòi, phát hiện và sáng tạo, các câu hỏi đòi hỏi có sự tư duy cao, tổng hợp nhiều kiến thức, liên hệ thực tiễn, yêu cầu học sinh cần chú ý, tập trung, vận dụng, liên hệ kiến thức đã học để giải quyết theo cá nhân hoặc theo nhóm học sinh

1.3.3 Các hình thức dạy học phân hóa

Dạy học phân hóa được tổ chức dưới các hình thức như: Phân hóa theo sở thích, phân hóa theo sự nhận thức, phân hóa theo học lực, phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học,… Tương ứng với các mục tiêu thì đề tài dạy học phân hóa chủ đề Giới hạn xác định theo một số hình thức phân hóa theo học lực gồm: dạy học phân hóa trong bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy học phân hóa cho đối tượng học sinh trung bình, dưới trung bình, dạy học phân hóa trong lớp học phổ thông

1.3.3.1 Dạy học phân hóa cho học sinh giỏi

Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết và thường được sử dụng ở giáo dục phổ thông Đây là hoạt động thường được sử dụng ngay trong các tiết

Ngày đăng: 04/09/2024, 10:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chương trình dựa trên triết lí “Giáo dục vì sự phát triển toàn diện của mỗi con người”, Tạp chí khoa học Giáo dục, số 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình dựa trên triết lí “Giáo dục vì sự phát triển toàn diện của mỗi con người
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Năm: 2008
4. David Jerner Martin - Kimberly S. Loomis (2014). Xây dựng đội ngũ nhà giáo - Một cách tiếp cận kiến tạo để nhập môn Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ nhà giáo - Một cách tiếp cận kiến tạo để nhập môn Giáo dục học
Tác giả: David Jerner Martin - Kimberly S. Loomis
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2014
5. DK (2022). How The Brain Works - Hiều Biết Về Bộ Não, NXB Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: How The Brain Works - Hiều Biết Về Bộ Não
Tác giả: DK
Nhà XB: NXB Thế Giới
Năm: 2022
6. Lê Trường Em (2018), Vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học bài “Giới hạn của hàm số” (Đại số và Giải tích 11), Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 49-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học bài "“Giới hạn của hàm số” (Đại số và Giải tích 11)
Tác giả: Lê Trường Em
Năm: 2018
7. Gardner Howard (1995). Cơ cấu trí khôn: Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, Nhà xuất bản Tri Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu trí khôn: Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn
Tác giả: Gardner Howard
Nhà XB: Nhà xuất bản Tri Thức
Năm: 1995
8. Lê Hoàng Hà (2011). Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục số 271, tr 25,26,38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Lê Hoàng Hà
Năm: 2011
9. Phạm Thị Hồng Hạnh (2019). Dạy học phân hóa môn Toán trung học phổ thông gắn với định hướng nghề. Tạp chí Khoa học Giáo dục số 14, tr.49-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phân hóa môn Toán trung học phổ thông gắn với định hướng nghề
Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh
Năm: 2019
10. Phạm Thị Hồng Hạnh (2019), Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa chủ đề “hàm số” (giải tích 12) gắn với định hướng nghề, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 233-239; 162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa chủ đề "“hàm số” (giải tích 12) gắn với định hướng nghề
Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh
Năm: 2019
11. Phạm Thị Hồng Hạnh (2021), Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa chủ đề Hàm số mũ và Hàm số logarit gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh, Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam số 48, tr.31-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa chủ đề Hàm số mũ và Hàm số logarit gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh
Năm: 2021
12. Trịnh Thị Hiệp (2020), Vận dụng dạy học phân hóa trong dạy học môn toán ở tiểu học nhằm phát triển năng lực học sinh , Tạp chí khoa học, số 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng dạy học phân hóa trong dạy học môn toán ở tiểu học nhằm phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Trịnh Thị Hiệp
Năm: 2020
13. Nguyễn Thị Quốc Hòa (2019), Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề Giới hạn theo hướng phát triển tư duy bậc cao cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Số 18 tháng 6/2019. Tr.66-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề Giới hạn theo hướng phát triển tư duy bậc cao cho học sinh trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Quốc Hòa
Năm: 2019
14. Ngô Việt Hoàn (2016), Tổ chức dạy học phân hóa theo mô hình câu lạc bộ thể thao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 6/2016, tr 136-139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học phân hóa theo mô hình câu lạc bộ thể thao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành
Tác giả: Ngô Việt Hoàn
Năm: 2016
15. Nguyễn Dương Hoàng (2022), Một số biện pháp phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học chương “Giới hạn” (Đại số và Giải tích 11), Tạp chí Giáo dục (2022), 22(20), tr.6-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học chương “Giới hạn” (Đại số và Giải tích 11)
Tác giả: Nguyễn Dương Hoàng (2022), Một số biện pháp phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong dạy học chương “Giới hạn” (Đại số và Giải tích 11), Tạp chí Giáo dục
Năm: 2022
16. Trần Thị Bích Hồng (2018), Bồi dưỡng kĩ năng dạy học tích hợp và dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học , Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 156-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng kĩ năng dạy học tích hợp và dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học
Tác giả: Trần Thị Bích Hồng
Năm: 2018
17. Lê Thị Thu Hương (2012), Dạy học phân hóa ở tiểu học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán. Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phân hóa ở tiểu học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán
Tác giả: Lê Thị Thu Hương
Năm: 2012
18. Đặng Thành Hưng (2005), Một số vấn đề thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phân hóa, Báo cáo đề tài cấp viện, Viện khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phân hóa
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2005
19. Nguyễn Bá Kim (2007). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
20. Bùi Thị Hạnh Lâm (2020), Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2020, tr 105-110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở
Tác giả: Bùi Thị Hạnh Lâm
Năm: 2020
21. Vũ Tiến Lợi (2016), Dạy học phân hóa nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh câu lạc bộ bóng rổ trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 6/2016, tr.132-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phân hóa nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh câu lạc bộ bóng rổ trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành
Tác giả: Vũ Tiến Lợi
Năm: 2016
22. Đỗ Thị Hồng Minh (2019), Dạy học phân hóa nội dung viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (Giải tích 11), Tạp chí Giáo dục, Số 457 (Kì 1- 7/2019), tr 41-44; 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phân hóa nội dung viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (Giải tích 11)
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Minh
Năm: 2019

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.3. Các mức độ dạy học theo dạy học kết hợp (Blended learning) - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Bảng 1.3. Các mức độ dạy học theo dạy học kết hợp (Blended learning) (Trang 65)
Hình 2.1. Cấu trúc module bài dạy chủ đề Giới hạn - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Hình 2.1. Cấu trúc module bài dạy chủ đề Giới hạn (Trang 66)
Hình 2.2. Module hướng dẫn tự học - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Hình 2.2. Module hướng dẫn tự học (Trang 75)
Bảng 2.4. Ba mức độ năng lực toán học phổ thông (PISA)[40] - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Bảng 2.4. Ba mức độ năng lực toán học phổ thông (PISA)[40] (Trang 88)
Bảng 3.1.  Thống kê kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Bảng 3.1. Thống kê kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC (Trang 94)
Bảng 3.5. Bảng so sánh định lượng kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Bảng 3.5. Bảng so sánh định lượng kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm (Trang 98)
Bảng 3.6. Bảng thống kê các tham số đặc trưng - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Bảng 3.6. Bảng thống kê các tham số đặc trưng (Trang 99)
Bảng 3.7. Bảng kết quả đánh giá tính ứng dụng của đề tài với giáo viên - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Bảng 3.7. Bảng kết quả đánh giá tính ứng dụng của đề tài với giáo viên (Trang 100)
Hình thức tương tác: - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Hình th ức tương tác: (Trang 116)
Hình thức tương tác: - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Hình th ức tương tác: (Trang 117)
Hình thức tương tác: - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Hình th ức tương tác: (Trang 118)
Hình thức tương tác: - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Hình th ức tương tác: (Trang 119)
Hình thức: Tương tác GV – HS, HS – HS  thảo luận. - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Hình th ức: Tương tác GV – HS, HS – HS thảo luận (Trang 128)
Hình thức: Tương tác GV - HS, HS - HS. - Dạy Học Phân Hóa Chủ Đề Giới Hạn Trong Chương Trình Toán Lớp 11 Trung Học Phổ Thông.pdf
Hình th ức: Tương tác GV - HS, HS - HS (Trang 138)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w