Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 136 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
136
Dung lượng
2,06 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ BẠCH CÚC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH KHI DẠY HỌC CHƯƠNG GIỚI HẠN Ở MÔN TOÁN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ BẠCH CÚC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH KHI DẠY HỌC CHƯƠNG GIỚI HẠN Ở MÔN TOÁN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Luận THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một công trình nào, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Thị Bạch Cúc i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy môn Toán trường Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm, Ban chủ nhiệm khoa Toán, bộ phận sau Đại học- phòng đào tạo trường Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành khóa học Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS Trần Luận đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này Đối với tác giả, thầy là tấm gương sáng về tinh thần làm việc không mệt mỏi, lòng hăng say với khoa học, lòng nhiệt tình bồi dưỡng thế hệ trẻ Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, thầy cô giáo tổ Toán, tập thể lớp 11A5, 11A6 trung tâm GDNN- GDTX Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu Tác giả xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Thị Bạch Cúc ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt iv Danh mục bảng và biểu đồ v MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 4 Giả thiết khoa học 3 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6 Phương pháp nghiên cứu 3 7 Cấu trúc của luận văn 4 NỘI DUNG 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.1 Đánh giá trong dạy học 5 1.1.1 Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu 5 1.1.2 Đánh giá trong giáo dục 8 1.1.3 Mục đích đánh giá 9 1.1.4 Chức năng của đánh giá 11 1.1.5 Các kiểu đánh giá trong quá trình dạy học 11 1.1.6 Yêu cầu của đánh giá 13 1.1.7 Đánh giá quá trình 13 1.1.8 Các loại kết quả học tập 18 1.2 Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học 20 1.2.1 Trắc nghiệm khách quan 20 iii 1.2.2 Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 21 1.2.3 Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học 27 1.2.4 Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học 33 1.3 Thực trạng việc sử dụng câu hỏi trắc nhiệm khách quan trong đánh giá quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay 33 1.4 Nội dung giới hạn trong chương trình môn Toán lớp 11 37 Kết luận chương 1 40 Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHƯƠNG GIỚI HẠN Ở MÔN TOÁN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 41 2.1 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đánh giá quá trình khi dạy học chương Giới hạn ở môn Toán lớp 11 41 2.1.1 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá quá trình dạy học bài “giới hạn của dãy số” 41 2.1.2 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá quá trình dạy học bài “giới hạn của hàm số” 47 2.1.3 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá quá trình dạy học bài “hàm số liên tục” 55 2.2 Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá quá trình trong dạy học chương Giới hạn ở môn Toán lớp 11 61 2.2.1 Quy trình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đánh giá quá trình dạy học môn Toán 61 2.2.2 Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá quá trình dạy học bài “giới hạn của dãy số” 62 2.2.3 Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá quá trình dạy học bài “giới hạn của hàm số” 70 2.2.4 Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá quá trình dạy học bài “hàm số liên tục” 81 iv Kết luận chương 2 88 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 89 3.1 Mục đích, nội dung và phương pháp thực nghiêm 89 3.1.1 Mục đích thực nghiệm 89 3.1.2 Nội dung thực nghiệm 89 3.1.3 Phương pháp thực nghiệm 89 3.2 Tổ chức thực nghiệm 89 3.3 Đánh giá thực nghiêm sư phạm 90 3.3.1 Đánh giá định lượng 90 3.3.2 Đánh giá định tính 93 Kết luận chương 3 93 1 Kết luận 94 2 Khuyến nghị 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Giáo viên 1 GV Đối chứng Học sinh 2 ĐC Thực nghiệm Trắc nghiệm khách quan 3 HS 4 TN 5 TNKQ iv DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.1 Ý kiến của giáo viên về công tác sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá quá trình hiện nay 34 Bảng 1.2 Ý kiến của học sinh về công tác sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá quá trình học tập của giáo viên hiện nay 36 Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả kiểm tra 20 phút của hai lớp TN và ĐC 91 v MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới giáo dục Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, luôn luôn thay đổi từng ngày và để bắt kịp với xã hội hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã và đang tích cực đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa để phù hợp với xu thế chung hiện nay Một trong những yêu tố quan trọng và cần đổi mới, hoàn thiện liên tục đó là giáo dục Trước hết tác giả khẳng định đánh giá trong giáo dục là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, nó có chức năng định hướng, kích thích, tạọ động lực, chọn lọc và dự báo kết quả học tập của học sinh, qua đó người giáo viên và học sinh sẽ có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình dạy học để đạt được kết quả tốt nhất Đánh giá trong giáo dục có các dạng như kiểm tra đánh giá kết quả học tập (assessment of learning), kiểm tra đánh giá vì hoạt động học tập (assessment for learning) và kiểm tra đánh giá như hoạt động học tập (assessment as learning) Xuất phát từ thực trạng kiểm tra đánh giá quá trình hiện nay ở các trường phổ thông Mặc dù, theo Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và Chương trình môn Toán 2018 nói riêng ở Việt Nam thì việc đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của học sinh và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt động đánh giá như là học tập (Assessment as learning) và đánh giá là vì học tập của học sinh (Assessment for learning) Đánh giá quá trình (hay đánh giá thường xuyên) do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh Đánh giá quá trình đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh 1