1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh Hưởng Của Các Quyết Định Dạy Và Học Tới Thành Quả Học Tập Của Học Viên Trường Sĩ Quan Chính Trị.pdf

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Các Quyết Định Dạy Và Học Tới Thành Quả Học Tập Của Học Viên Trường Sĩ Quan Chính Trị
Tác giả Phan Văn Việt
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Đức Ngọc
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Đo Lường Và Đánh Giá Trong Giáo Dục
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên năm nhất chưa xác định được mục đích cũng như động cơ học tập của mình, một số sinh viên chưa tìm ra được phương pháp tự học cho riêng mình, thời gian ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHAN VĂN VIỆT

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH DẠY VÀ HỌC TỚI THÀNH QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN

TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHAN VĂN VIỆT

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH DẠY VÀ HỌC TỚI THÀNH QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện Những số liệu và kết quả trong luận văn chưa từng công bố ở nghiên cứu khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung trong nghiên cứu này

HỌC VIÊN

Phan Văn Việt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin cám ơn PGS.TS Lê Đức Ngọc, thầy giáo trực tiếp hướng dẫn luận văn này Trong quá trình nghiên cứu, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn cụ thể, truyền đạt lại những kinh nghiệm quý giá khi làm một công trình nghiên cứu và luôn động viên trong suốt quá trình làm nghiên cứu

Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa quản trị chất lượng và các thầy cô giảng dạy trực tiếp qua từng môn học, các thầy cô đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong quá trình học tập tại khoa

Trong quá trình làm nghiên cứu, luôn được sự động viên từ gia đình và đồng nghiệp, luôn tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 6

1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước 6

1.2 Những khái niệm cơ bản 16

1.2.6 Về thi đua, khen thưởng 23

1.3 Các quyết định dạy và học của trường Sĩ quan Chính trị 24

1.3.1 Quyết định về hướng dẫn tổ chức tự học của học viên 24

1.3.2 Quyết định thực hiện thí điểm ra đề thi mở 28

1.3.3 Quyết định thưởng điểm 30

1.3.4 Quyết định về thi đua khen thưởng 32

1.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu 35

Tiểu kết Chương 1 38

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 39

2.1 Khái quát chung về trường Sỹ quan Chính trị 39

2.2 Điểm đầu vào Trường Sĩ quan Chính trị những năm gần đây 39

2.3 Phương pháp và trình tự nghiên cứu 40

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu 40

Trang 7

2.3.2 Trình tự nghiên cứu 41

2.4 Phương pháp chọn mẫu 43

2.5 Thiết kế công cụ khảo sát và thang đo 44

2.5.1 Thiết kế công cụ khảo sát 44

2.5.2 Thang đo 46

2.6 Khảo sát thử nghiệm và đánh giá độ tin cậy của thang đo 46

2.6.1 Mẫu khảo sát thử nghiệm 46

2.6.2 Phân tích dữ liệu khảo sát thử nghiệm 47

2.7 Chỉnh sửa lại thang đo 51

Kết luận Chương 2 53

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

3.1 Quy trình thu thập và làm sạch dữ liệu 54

3.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 54

3.3 Độ tin cậy của bảng hỏi 55

3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 58

3.4.1 Phân tích các nhóm nhân tố độc lập 58

3.4.2 Phân tích nhân tố phụ thuộc 62

3.5 Đánh giá của Cán bộ, giảng viên, học viên về các quyết định về dạy và học của Nhà trường 63

3.5.1 Đánh giá về quyết định tự học của học viên 63

3.5.2 Đánh giá về quyết định thực hiện thí điểm ra đề thi mở 65

3.5.3 Đánh giá về quyết định thưởng điểm 66

3.5.4 Đánh giá về quyết định thi đua khen thưởng 67

3.5.5 Đánh giá về ảnh hưởng chung của các quyết định 68

3.6 Ảnh hưởng của các quyết định dạy và học tới thành quả học tập của học viên Nhà trường 69

3.6.1 Phân tích tương quan 69

3.6.2 Phân tích hồi qua đa biến 70

Trang 8

3.6.3 Kiểm định giả thuyết 73

3.7 Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của các quyết định dạy và học tới thành quả học tập của học viên Nhà trường 74

Tiểu kết Chương 3 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Mức thưởng điểm 31

Bảng 2.1 Điểm đầu vào từ năm 2019 đến 2022 40

Bảng 2.2 Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo 47

Bảng 2.3 Phân nhóm các nhân tố và các biến quan sát 52

Bảng 3.1 Phiếu khảo sát đạt yêu cầu 54

Bảng 3.2 Kết quả học tập của mẫu khảo sát 55

Bảng 3.3 Kết quả phân tích độ tin cậy các nhân tố 55

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 58

Bảng 3.5 Kết quả phương sai trích của các nhân tố 59

Bảng 3.6 Kết quả ma trận xoay nhân tố độc lập 60

Bảng 3.7 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett nhân tố phụ thuộc 62

Bảng 3.8 Bảng kết quả phương sai trích đối với biến phụ thuộc 62

Bảng 3.9 Kết quả ma trận xoay nhân tố phụ thuộc 63

Bảng 3.10 Đánh giá về quyết định tự học 63

Bảng 3.11 Đánh giá về quyết định ra đề thi mở 65

Bảng 3.12 Đánh về quyết định thưởng điểm 66

Bảng 3.13 Đánh giá về quyết định thi đua khen thưởng 67

Bảng 3.14 Đánh giá chung về ảnh hưởng của các quyết định 68

Bảng 3.15 Kết qủa phân tích tương quan 69

Bảng 3.16 Model Summaryb 71

Bảng 3.17 ANOVAa 71

Bảng 3.18 Coefficientsa 72

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Sơ đồ 1.1 Mô hình nghiên cứu 36 Sơ đồ 2.1 Qúa trình tự nghiên cứu 42 Hình 1.1 Các bước ra quyết định 16

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, sự nghiệp trồng người được coi là quan trọng nhất Nhận thức được rằng yếu tố con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của một đất nước, vì vậy phát triển và xây dựng những công dân có trí thức, có năng lực và phẩm chất đạo đức là cái đích hướng tới của Nhà nước ta

Phát triển giáo dục cũng chính là phát triển mặt bằng dân trí, và để nhận biết được sự phát triển này các cơ sở giáo dục có thể đánh giá người học qua thành quả học tập của họ bao gồm kết quả học tập và ý thức thái độ của người học trong quá trình học tập

Để có được nền giáo dục phát triển có chiều sâu, mang tính chất bền vững, cũng chính là giúp người học đạt được thành quả học tập tốt thì việc xây dựng và phát triển những quyết định liên quan đến hoạt động giáo dục có tầm ảnh hưởng đến người học là điều rất quan trọng Quyết định trong giáo dục có thể là các giải pháp phát triển giáo dục, các phương pháp và công cụ để thúc đẩy tinh thần học tập, sự cố gắng, nỗ lực của người học, qua đó trang bị cho người học những kiến thức, hiểu biết về thế giới quan, về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, cũng như về kỹ năng sống và thái độ của người học Quyết định giáo dục đúng hướng và sát với tình hình học tập của người học là điều kiện tiên quyết quyết định đến việc nâng cao kết quả học tập cho người học

Những năm gần đây, các trường đại học đã quan tâm nhiều tới công tác giáo dục - đào tạo và các Nhà trường trong quân đội cũng vậy, đã có nhiều quyết định nhằm đổi mới mang tính chất đột phá về nội dung cũng như phương pháp và chương trình giảng dạy ngày càng bám sát thực tế, linh hoạt trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy, từ đó nâng cao

Trang 12

nâng cao chất lượng học tập của người học và đáp ứng được yêu cầu của giáo dục thời đại công nghiệp 4.0 cũng như đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi ra trường

Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục trong các học viện, nhà trường trong Quân đội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong quân đội cần đưa ra những đề xuất có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động học tập của học viên Từ những chương trình khung đã được phê duyệt, các cơ sở giáo dục trong quân đội cần phải tích cực xây dựng và triển khai các kế hoạch, quyết định có ảnh hưởng tích cực, mang tính chất tạo động lực, khích lệ học viên học tập để mang lại thành quả học tập cao nhất

Trên cơ sở chương trình khung được Cục Nhà trường/ Bộ Tổng Tham mưu, Trường Sĩ quan Chính trị (SQCT) đã đưa ra những quyết định phù hợp xu thế phát triển của xã hội; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giảng viên, các bên liên quan có động lực để xây dựng các kế hoạch, chương trình, phương pháp, nội dung giảng dạy tích cực; các quyết định có tính tích cực tạo điều kiện cho học viên học tập, khích lệ và tạo động lực học tập cho học viên nhà trường

Vì những lý do trên tác giải chọn đề tài “ Ảnh hưởng của các quyết

định dạy và học tới thành quả học tập của học viên Trường Sĩ quan Chính trị” nhằm giúp Nhà trường, cán bộ quản lý, giảng viên, học viên biết được các

quyết định của Nhà trường ban hành có ảnh hưởng tới kết quả học tập của học viên như thế nào, từ đó tác giả đưa ra những đề xuất giúp nâng cao chất lượng của các quyết định và đó cũng là tiền đề để nâng cao kết quả học tập của học

viên Trường SQCT

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thông qua đề tài nghiên cứu này: - Đánh giá được ảnh hưởng của một số quyết định Nhà trường đã ban hành đến thành quả học tập của học viên Trường Sĩ quan Chính trị

- Từ những nhận định của cán bộ, giảng viên và học viên về ảnh hưởng

Trang 13

của các quyết định dạy và học tới thành quả học viên, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với cán bộ quản lý, giảng viên và học viên nhằm nâng cao chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Chính trị

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình vận dụng các quyết định của Giảng viên và học viên đang được triển khai thực hiện tại Trường Sĩ quan Chính trị

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của các quyết định tới thành quả học tập của học viên Trường Sĩ quan Chính trị

4 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các quyết định về dạy và học mới ban hành của Nhà trường được thực hiện như thế nào?

Câu hỏi 2: Các quyết định về dạy và học mới ban hành của Nhà trường có ảnh hưởng thế nào tới chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan Chính trị?

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Các quyết định về dạy và học của Nhà trường mới ban hành được triển khai sâu rộng, linh hoạt tới từng đơn vị học viên

- Các quyết định về dạy và học của Nhà trường mới được ban hành đã có tác động tích cực tới chất lượng học tập của học viên

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập đầy đủ thông tin, minh chứng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Khảo sát thông qua bảng hỏi đối với học viên Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin: Thông tin được thu thập từ

Trang 14

các đối tượng khảo sát thông qua phiếu thăm dò ý kiến để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu và đánh giá giả thuyết nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả: Thống kê, mô tả các dữ liệu, thông tin thu thập được từ học viên thông qua bảng hỏi và dữ liệu có sẵn để làm rõ ảnh hưởng của các quyết định dạy và học tới thành quả học tập của học viên

6.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Khảo cứu các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các quyết định dạy và học tới thành quả học tập của học viên

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên và học viên theo bộ câu hỏi phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu để làm rõ hơn vấn đề

7 Phạm vi, thời gian nghiên cứu

Phạm vi quyết định: Một số quyết định mới ban hành liên quan tới nâng cao chất lượng học tập của học viên

Phạm vi thời gian: Thông tin dữ liệu nghiên cứu từ năm học 2021 tới 2023 Phạm vi không gian: Nghiên cứu ở Trường Sĩ quan Chính trị

Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một số quyết định chủ yếu về dạy và học tới thành quả học tập của học viên trường Sĩ quan Chính trị: Quyết định về kế hoạch tổ chức tự học của học viên; Quyết định thực hiện thí điểm ra đề thi mở; Quyết định thưởng điểm; quyết định thi đua khen thưởng

8 Ý nghĩa của nghiên cứu

Xây dựng bộ công cụ khảo sát ảnh hưởng của của các quyết định dạy và học tới thành quả học tập của học viên Trường Sĩ quan Chính trị (phiếu khảo sát và phỏng vấn) nhằm hỗ trợ Nhà trường thu thập thông tin, dữ liệu làm cơ sở đánh giá xác định thực trạng ảnh hưởng của các quyết định của Nhà trường tới thành quả học tập của học viên

Đề xuất các giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm nâng cao tầm ảnh

Trang 15

hưởng của các quyết định dạy và học tới thành quả học tập của học viên trong Nhà trường, từ đó giúp học viên có tư duy và có sự phát triển toàn diện hơn

9 Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm các phần mở đầu, 3 chương, kết luận, khuyến nghị, phụ lục được trình bày như sau:

Mở đầu Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất đối với nhà trường Kết luận, kiến nghị

Phụ lục

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước

Wim H Gijselaers & Henk G Schmidt (2006) với nghiên cứu về “ảnh hưởng của thời gian bỏ ra cho việc tự học và kết quả học tập”, các tác giả đã chỉ ra rằng kết quả học tập của sinh viên cao hơn khi họ thực sự dành thời gian nhiều hơn cho việc tự học, còn học trên lớp là định hướng Các tác giả cũng chỉ ra rằng việc tự học có sự định hướng của giảng viên sẽ đạt kết quả cao hơn so với việc sinh viên tự nghiên cứu Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị hoạt động tự học của người học cần được gắn kết với hoạt động giảng dạy của giảng viên, thầy và trò cần có sự kết hợp chặt chẽ Giảng viên là người định hướng, nhưng đòi hỏi người học cũng cần có thái độ học tập tích cực và có những phản hồi tích cực với giảng viên [55]

Trương Thị Hồng Thúy (2012) với nghiên cứu “Hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất trường đại học y dược Thái Nguyên với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ” đã chỉ ra rằng mục tiêu chính của quá trình dạy học là phát huy được năng lực tự học của bản thân sinh viên Phương pháp tốt nhất để tạo ra năng lực tự học cho sinh viên đó chính là định hướng của giảng viên trong quá trình dạy học Khi tạo thói quen tự học cho sinh viên, họ có thể chủ động học tập mọi lúc, mọi nơi Tác giả cũng chỉ ra rằng tự học giúp sinh viên có thể vượt qua được khó khăn trong học tập cũng như giải quyết được các vấn đề liên quan đến hoạt động học tập Nhưng để làm được như vậy, đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, là người cố vấn và hướng dẫn cho sinh viên trong quá trình học tập; đối với sinh viên cần phải tự rèn luyện cho bản thân phương pháp học tập khoa học, sáng tạo để tìm ra cách giải quyết vấn đề [24]

Sarah Doumena và cộng sự (2013) với nghiên cứu về “vai trò của việc tự học tới kết quả học tập sinh viên năm nhất”, các tác giả đã chỉ ra rằng việc

Trang 17

đầu tư thời gian tự học rất quan trọng tới kết quả của kỳ thi, trong nghiên cứu cũng chỉ ra những sinh viên có động cơ học tập tập tốt sẽ đạt được điểm cao Tác giả khảo sát sinh viên với các nhân tố: hoạt động học tập, động cơ học tập, tham gia lớp học, đặc điểm người học và đầu tư thời gian tự học Kết quả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tự học đối với kết quả học tập Những sinh viên đầu tư nhiều hơn cho thời gian học tập của mình thì có điểm số cao [49]

Nguyễn Thị Nhị (2016) với nghiên cứu về việc “bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy” (SĐTD) từ đó giúp người học có thể phát triển được tính sáng tạo một cách tối đa và phát triển các năng khiếu khác như hội họa, tự sáng tác trên SĐTD của chính mình SĐTD giúp người học có thể diễn đạt các ý của mình một cách khoa học từ việc chọn lọc thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau, thông qua đó ngôn từ và văn phong của người học sẽ dần hình thành, người học cũng dẫn hình thành thói quen ghi chép của mình một cách ngắn gọn, khoa học và dễ hiểu hơn, từ đó giúp người học có thể tiến bộ hơn trong việc học tập [16]

Võ Thị Ngọc Lan, Lê Thị Phượng Hoàng (2018), nghiên cứu về “Hoạt động tự học tự học của sinh viên năm nhất Khoa Điện tử - Viễn thông Đại học Sài Gòn” đã chỉ ra 5 yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh viên bao gồm: Động cơ học tập, Phương pháp tự học, Thời gian tự học, Phương pháp dạy học, Cơ sở vật chất và phương tiện học tập Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên năm nhất chưa xác định được mục đích cũng như động cơ học tập của mình, một số sinh viên chưa tìm ra được phương pháp tự học cho riêng mình, thời gian cho việc tự học còn ít chỉ đến khi chuẩn bị thi mới học bài và kết quả của môn học đạt được cũng không cao Qua đây có thể thấy được bản thân của mỗi sinh viên cần tìm cho mình một phương pháp học tập phù hợp, giảng viên hướng dẫn cho sinh viên các phương pháp học tập phù hợp với từng đối tượng [12]

Alsancak và cộng sự (2018) với khảo sát về Tác động của lớp học đảo

Trang 18

ngược tới kết quả học tập, tự định hướng, mức độ sẵn sàng học tập, và động lực của sinh viên tại một trường đại học ở Malaysia Các tác giả đã khảo sát 66 sinh viên và chia làm hai nhóm, nhóm 1 là lớp học đảo ngược, nhóm 2 là lớp học truyền thống Kết quả đã chỉ ra rằng những sinh viên ở lớp học đảo ngược mà có động cơ học tập, tự học và nghiên cứu tài liệu trước khi có tiết học thì có kết quả học tập tốt hơn sinh viên ở lớp học truyền thống [36]

Phan Thị Hồng Thảo và cộng sự (2020), với nghiên cứu tại Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên bao gồm 3 nhân tố sau: Phương pháp giảng dạy mang tính chất sáng tao tích cực của giáo viên; phương pháp học tập của sinh viên ngoài giờ lên lớp; đảm bảo cơ sở vật chất của Nhà trường” [22] Qua nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập của học viên là nhân tố có vai trò quan trọng nhất, từ đó tác giả đã đưa ra khuyến nghị sinh viên cần tự giác tạo cho bản thân phương pháp học tập riêng của mình làm sao cho hiệu quả và hợp lý, rèn luyện kỹ năng cũng như thái độ tích cực trong học tập, chủ động tìm sách và nguồn tài liệu uy tín có liên quan tới môn học, lập thời gian học tập cho mình và chuẩn bị bài trước khi lên lớp như vậy sinh viên có thể nhớ và chiếm lĩnh được kiến thức cho riêng mình

Hoàng Phúc (2020), với nghiên cứu về định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng giai đoạn hiện nay đã chỉ cấu trúc cho năng lực tự học của sinh viên chia ra làm 2 phần như sau: Năng lực trí tuệ bao gồm tri thức và kỹ năng tự học, kiến thức mong muốn có được, xác định được mục tiêu cho bản thân từ đó hình hành thái độ, tình cảm, động cơ trong học tập; Năng lực hành động bao gồm: Năng lực phát hiện, năng lực lựa chọn một vấn đề, Năng lực lập kế hoạch tự học, Năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình tự học, Năng lực tự kiểm tra, đánh giá kết quả tư học Tác giả cũng chỉ ra khi sinh viên tìm được ra phương pháp tự học cho bản thân, kết quả học tập được nâng lên đáng kể

Trang 19

Nhưng để làm được điều này, tác giả cũng chỉ ra Giảng viên có tầm quan trọng, họ là người đưa ra định hướng để phát triển năng lực tự học của sinh viên và giảng viên cũng cần điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình để có giúp sinh viên tìm ra phương pháp học tập hiệu quả [17]

Feller (1994), đã chỉ ra rằng kiểm tra mở tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội học thực tế hơn mang tính chất thời sự và có thể phát triển năng lực tư duy bậc cao Tác giả cũng đưa ra những minh chứng để so sánh giữa đề truyền thống và đề thi mở: Đề truyền thống chỉ có thể kiểm tra người học theo khuôn mẫu, những thứ người học ghi nhớ và sau đó tổng hợp lại, trong khi đề thi mở giúp người học có thể phát triển tư duy sáng tạo và liên hệ được với môi trường thực tế, những thông tin mới và thiết thực Tác giả tin rằng kiểm tra theo hướng mở là phương pháp phù hợp với xu hướng giáo dục ngày nay, qua đó giúp người học có thể kết nối được giữa lý luận và thực tiễn [37]

Robert (2012) với nghiên cứu “Thảo luận về ảnh hưởng của đề thi mở và đề thi truyền thống tới kết quả học tập của sinh viên trong khóa học thống kê”, tác giả đã chỉ ra rằng đề thi mở không tạo ra nhiều áp lực cho sinh viên và sinh viên không phải nhớ quá nhiều công thức, từ đó cho phép sinh viên tập trung hơn vào việc học và có tư duy sáng tạo hơn [47] Pooja k Agarwal và cộng sự (2008) cũng có nghiên cứu tương tự về ảnh hưởng của đề thi mở và đề thi truyền thống, các tác giả đã khảo sát sinh viên của trường đại học Washington với 36 sinh viên, tác giả đã chia các sinh viên tham gia thành 02 nhóm (01 nhóm làm kiểm tra theo dạng đề thi truyền thống, nhóm còn lại làm theo dạng thi mở), cả hai nhóm đọc một đoạn văn và một tuần sau kiểm tra lại Từ thực nghiệm của tác giả chỉ ra kỳ thi mở mang lại nhiều lợi ích hơn đề thi truyền thống, thúc đẩy việc học tập tốt hơn và khuyến khích người học tư duy ở mức độ cao hơn

Nguyễn Thị Hồng Vân (2014) với nghiên cứu “Đề mở và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn” đã nhận định về hiệu quả của đề thi mở

Trang 20

Theo tác giả, khi giải quyết yêu cầu của một câu hỏi, học sinh ở các lứa tuổi khác nhau, năng lực khác nhau đều có những cơ hội để thể hiện suy nghĩ của mình và năng lực của bản thân, học sinh sẽ có đất để diễn phù hợp với quan điểm cá nhân Hơn thế nữa, tác giả cũng chỉ ra rằng đề thi mở gián tiếp hình thành nên năng lực sáng tạo, phẩm chất của học sinh Học sinh phải vận dụng lý thuyết, năng lực của bản thân để giải quyết yêu cầu đề thi [33]

Liisa Myyry (2015), nghiên cứu “phát triển thực hành kiểm tra để hỗ trợ học tập cho sinh viên và phát triển năng lực bản thân” Tác giả đã chỉ ra rằng khi kiểm tra theo dạng đề mở sinh viên có tâm lý thoải mái hơn, người học có điều kiện để nếu ra những nhận định của bản thân và không phải mất quá nhiều thời gian cho việc học thuộc nội dung thi, sinh viên có thể dành ra nhiều thời gian để tìm tòi những tài liệu học tập liên quan môn thi so với đề thi truyền thống Hơn thế nữa tác giả cũng chỉ ra rằng khi ra đề thi mở sinh viên có thể làm bài một cách có sáng tạo và không thể chép bài của bạn bởi vì mỗi người sẽ có những nhận định và quan điểm riêng về vấn đề đó [45]

Nguyễn Công Khanh (2016), với bài luận “đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực” đã chỉ ra rằng ra đề thi mở là xu hướng tất yếu để đánh giá năng lực của học sinh Đề thi phải bao quát được chương trình học và liên quan tới những trải nghiệm của người học từ đó phát triển một số năng lực của học sinh như năn lực suy luận, năng lực sáng tạo Những đề thi như vậy sẽ không tạo áp lực cho học sinh bởi vì không phải học thuộc hay học tủ mà cần đến kinh nghiệm từ cuộc sống, sự hiểu biết đời thường Kiểu đề thi mở giúp học sinh thể hiện được bản thân, bộc lộ được những quan điểm, chính kiến của mình và đây cũng là năng lực cần có cho người học, là hành trang để sau này đi làm có kỹ năng làm việc, có cách làm của riêng mình và có thể làm việc độc lập [9]

Hoàng Ngọc Bích (2021) với nghiên cứu Nâng cao kỹ năng làm bài thi được sử dụng tài liệu môn Triết học Mác – Lênin cho sinh viên Trường đại

Trang 21

học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - đại học Thái Nguyên đã nhận định rằng đề thi mở giúp sinh viên có tư duy tốt hơn vì vậy giáo viên cần định hướng giúp người học nâng cao tính khoa học khi trình bày bài thi tự luận có sử dụng tài liệu [2]

Theo Nguyễn Thị Hương Lan (2020), với nghiên cứu về “đề mở và năng lực sáng tạo của học sinh ở môn học ngữ văn” đã chỉ ra vai trò của đề thi mở với người học, giúp người học hình thành được năng lực sáng tạo Tác giả đã chỉ ra người học có thể phát triển tư duy độc lập; phát triển năng lực tư suy sáng tạo; phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng; phát triển năng lực tò mò, yêu thích khám phá, sáng tạo ở học sinh Tác giả cũng chỉ ra rằng đề thi mở phù hợp với xu hướng học tập ngày nay, phù hợp với hướng kiểm tra đánh giá theo xu hướng phát triển năng lực của người học Đề thi mở không bị cứng nhắc trong một quan điểm hoặc nhận định cụ thể, vì vậy người học không áp lực, gò bó trong một khuôn khổ từ đó người học phải tự đưa ra lựa chọn nhận định của chính mình và lập luận chặt chẽ về quan điểm mình đã đưa ra Điều này cũng tạo cho người học có động lực, cảm hứng và thái độ tích cực hơn trong việc học tập của mình [11]

Lê Thị Thu Hà (2016), với nghiên cứu “nâng cao hiệu quả công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường đại học Tân Trào trong giai đoạn hiện nay” đã chỉ ra những hoạt động mà nhà trường tổ chức cho sinh viên như thi olympic Toán, Vật lý, Hóa học, Hội thi Nghiệp vụ sư phạm và bước đầu đã đạt những kết quả nhất định Nhà trường cũng có những quyết định hỗ trợ học bổng khuyến khích học tập, miễn giảm học phí Từ đó giúp sinh viên có động cơ học tập, kỹ năng học tập, rèn luyện bản thân

Roland Cheo (2017) với nghiên cứu về chủ đề phần thưởng nhỏ hoặc sự khuyến khích, thử nghiệm tại một trường đại học tại Trung Quốc để kiểm tra động lực về kết quả học tập đã chỉ ra rằng một món quà hoặc lời động viên có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập, và nghiên cứu cũng đưa ra những

Trang 22

minh chứng rằng món quà hoặc sự khuyến khích có thể giúp học sinh yếu nỗ lực hơn và học tập tốt hơn Tác giả cũng đã chỉ ra rằng khen thường kịp thời, đúng người đúng lúc sẽ tạo động lực học tập cho người học, từ đó những người được khen thưởng sẽ cố gắng nhiều hơn và có thái độ học tập tốt hơn [48]

Võ Văn Việt, Đặng Thị Thu Phương (2017) với nghiên cứu Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đã chỉ ra rằng một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên đó là khen thưởng, phần thưởng hoặc học bổng Khi người học cố gắng và phấn đấu để đạt được mục đích học tập được đề ra và được khen thưởng, nó được xem như động lực thúc đẩy việc học tập của sinh viên [34]

Hà Đức Sơn, Nông Thị Như Mai (2018), với nghiên cứu trường hợp tại trường đại học Tài chính – Marketing về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, tác giả đã chỉ ra rằng nghiên cứu khoa học giúp sinh viên tự tìm hiểu được những kiến thức mới và nâng cao chất lượng học tập Tác giả cũng chỉ ra 04 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên là: Môi trường nghiên cứu, Động cơ, Năng lực của sinh viên và Sự quan tâm khuyến khích của nhà trường Trong đó nhân tố quan tâm khuyến khích của Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc tích cực tham gia nghiên cứu của sinh viên Hàng năm Nhà trường đều tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên bằng việc tổ chức cuộc thi “Tài năng kinh tế trẻ” Thông qua hoạt động này, nhà trường sẽ tìm ra những đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng của học viên qua đó đánh giá xếp loại các đề tài đạt chất lượng và đề cử tham gia các giải thưởng ở cấp cao hơn, đối với những công trình nghiên cứu đạt giải sẽ được đề nghị khen thưởng hoặc thưởng điểm cho sinh viên tham gia [20]

Irene Pajarillo-Aquyno (2019) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của phần thưởng và kỷ luật với hiệu quả học tập của sinh viên trường Sư phạm” đã chỉ ra rằng phần thưởng và kỷ luật dẫn đến thay đổi hành vi, thái độ của sinh

Trang 23

viên, đặc biệt ảnh hưởng đến kết quả học tập của người học Nghiên cứu này đã chứng minh rằng những phần thưởng nhỏ, lời khen hoặc giấy khen đã giúp người học có thêm động lực để cố gắng và có kết quả học tập tốt hơn Tác giả cũng nhận mạnh rằng khi người học được khen thưởng kịp thời thì họ sẽ tự điều chỉnh việc học tập của mình, từ đó kích thích người học tham gia tích cực vào quá trình học tập ở trên lớp cũng như thúc đẩy tính tự học, tư duy sâu của người học Tác giả nhấn mạnh khen thưởng có ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập của sinh viên như đi học đúng giờ, nghe thầy cô giảng bài, làm bài tập thường xuyên Trong bài báo cũng chỉ ra các giảng viên cũng thường xuyên khuyến khích người học không bỏ cuộc khi làm bài tập khó, làm bài tập ngay cả khi ở nhà [43]

Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2022), đã khảo sát học viên sau đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, Củng cố và gia tăng kiến thức chuyên môn là động lực đầu tiên khiến cho các học viên sau đại học nghiên cứu khoa học Nhiều học viên cho rằng việc nghiên cứu khoa học sẽ giúp học gia tăng các kiến thức chuyên ngành, hoặc các lĩnh vực mà họ quan tâm Đồng thời, nghiên cứu khoa học sẽ giúp họ có thời gian để ôn tập lại các kiến thức cũ một cách thường xuyên Bên cạnh đó, những thông tin nổi bật ở thời điểm hiện tại cũng có thể được cập nhật thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học Quy định, quy chế nghiên cứu khoa học đưa ra thưởng điểm cũng là một động lực khiến cho các học viên sau đại học thực hiện nghiên cứu khoa học Đối với bậc đào tạo tiến sĩ, bài báo khoa học là điều kiện để hoàn thành chương trình đào tạo, do đó, nghiên cứu khoa học là vấn đề được các nghiên cứu sinh quan tâm Còn đối với bậc đào tạo thạc sĩ, các quy định về cộng điểm luận văn tốt nghiệp hoặc cộng vào điểm các môn học có liên quan gần với đề tài nghiên cứu [7]

Ninh Thị Bạch Diệp (2022) với nghiên cứu về “thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường Đại học Tân Trào”

Trang 24

đã chỉ ra tầm quan trọng của NCKH đối với sinh viên, họ có thể mở rộng kiến thức mới cũng như là kỹ năng mềm của từng người thông qua việc NCKH; SV có thể áp dụng những kiến thức, lý thuyết được học trên lớp cũng như tham khảo nguồn tài liệu vào nghiên cứu và giải quyết vấn đề Để khuyến khích người học tham gia tích cực vào NCKH nhà trường đã có những quyết định hỗ trợ cho sinh viên như: Hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu; Bình xét các danh hiệu thi đua và các khen thưởng khi có giải; được tính điểm rèn luyện, khen thưởng; Thưởng điểm trung bình vào học kỳ; được công bố kết quả trên kỷ yếu [4]

Frey and Oberholzer – Gee (1997) đã chỉ ra rằng việc khen thưởng sẽ tạo động lực học tập cho sinh viên cố gắng và từ đó cải thiện được kết quả học tập Khảo sát chỉ ra khen thưởng trong quá trình học tập giúp người học tập trung hơn vào mục tiêu học tập đã được đề ra ngay từ đầu và dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập ngay cả những học sinh có học lực trung bình khi được khuyến khích họ cũng nỗ lực hơn

W David Pierce và ctg (2003) đã khảo sát về “tác động tích cực của việc khen thưởng tới động lực nội tại của người học” tại một trường đại học ở Canada Kết quả cho thấy khen thưởng có thể sử dụng để tăng động lực học tập cho tất cả mọi người, để được khen thưởng người học cần phải cố gắng mọi mặt từ ý thức cho đến thái độ học tập Tác giả cũng chỉ ra rằng người học ưu tiên hơn trong việc tìm tòi, nghiên cứu sách và tài liệu để có những kiến thức nhất định, từ đó nâng cao kết quả học tập

Võ Văn Việt, Đặng Thị Thu Phương (2017), với nghiên cứu về “Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên” đã chỉ ra việc được khen thưởng, đạt được học bổng hay phần thưởng sẽ tạo động lực thúc đẩy việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để nâng cáo kết quả học học tập của họ Tác giả cũng chỉ ra rằng người học sẽ cảm thấy thất vọng hoặc mất cảm giác khi họ đã cố gắng, nỗ lực học tập nhưng không đạt được mục đích, kỳ vọng của bản thân khi họ không nhận được lời khen ngợi, khen thưởng hoặc phần thưởng Trong nghiên

Trang 25

cứu cũng cho thấy rằng việc không được khen thưởng như là một hình phạt khi người học không nhận được khen thưởng như mong đợi [34]

Ulfaminingsih, Asriati AM, Muh Asrianto Setiadi (2021) khảo sát tại trường đại học ở Indonesia về khen thưởng và kỷ luật sinh viên để tạo động lực trong việc học tiếng anh đã chỉ ra rằng khen thưởng làm tăng nhiệt tình trong học tập, có động lực học tập và hăng say hơn, làm việc chăm chỉ hơn khi được khen thưởng, hơn thế nữa nó làm tăng tính tích cực, hứng thú của sinh viên đối với một vấn đề Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra rằng khen thưởng không cần làm liên tục bởi vì học viên sẽ không cho đó là điều đặc biệt nữa

Sirajuddin Saleh và cộng sự (2022) nghiên cứu về khen thưởng ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trường đại học ở Negeri Takalar đã chỉ ra 4 yếu tố tạo động lực tích cực trong học tập cho sinh viên là khen ngợi, tặng quà, khen thưởng và trao quyền lực Tác giả cũng chỉ ra các hình thức khen thưởng là động lực cho người học cố gắng, làm cho người học có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, khơi dậy sự sáng tạo trong học tập

Võ Lê Thúy Nga (2022) nghiên cứu “các yếu tố tác động đến động lực học tiếng anh của sinh viên chuyên ngành tại Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học” đã chỉ ra 5 yếu tố bao gồm: Chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm cơ sở vật chất; khen thưởng và công nhận; việc học tập của bản thân sinh viên Để ghi nhận quá trình học tập và thành quả học tập của sinh viên, nhà trường cần có những chính sách để khen thưởng Điều này sẽ giúp cho sinh viên nỗ lực phấn đấu, cố gắng hơn nữa để có những phần thưởng xứng đáng hơn [14]

Tiểu kết

Từ những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ở trên đã chỉ ra vai trò và tầm ảnh hưởng của việc tự học, đề thi mở, học bổng, phần thưởng và khen thưởng đã có tác động tích cực tới kết quả học tập của người học, tạo cho người học ý thức, trách nhiệm và có động lực trong việc học của mình Từ thực tiễn cho thấy rằng, các cơ sở giáo dục cần thiết ban hành những quyết

Trang 26

định cụ thể để giúp người học có thể thực hiện theo một cách dễ dàng Cụ thể trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra 4 quyết định có ảnh hưởng tới thành quả của người học bao gồm Quyết định tổ chức kế hoạch tự học của học viên; Quyết định thực hiện thí điểm ra đề thi mở; Quyết định thưởng điểm; Quyết định thi đua khen thưởng

1.2 Những khái niệm cơ bản

1.2.1 Quyết định

Theo Herbert Alexander Simon và cộng sự (1987), Theo nghĩa hẹp thì quyết định chính là phương án lựa chọn cuối cùng cho một vấn đề hoặc một hành động của con người; Theo nghĩa rộng, đó chính là quá trình phát hiện ra vấn đề, thăm dò các ý kiến để đưa ra phương án tối ưu

Theo Simon đưa ra quy trình ra quyết định như hình sau:

Hình 1.1 Các bước ra quyết định

Đặng Khắc Ánh (2008), đưa ra khái niệm quyết định là kết quả của một quá trình xác định và đưa ra lựa chọn phương án nào đó để có thể giải quyết hoặc thực hiện được vấn đề nào đó trong đời sống [1]

Có thể hiểu, quyết định là sự cân nhắc và lựa chọn phương án phù hợp nhất cho các hoạt động để có thể đạt được những kết quả tốt nhất Quyết định phải tác động tới bản chất của vấn đề và có ảnh hưởng lâu dài tới vấn đề đó

Quyết định dạy và học:

Trang 27

Quyết định dạy và học được hiểu là các các giải pháp, các công cụ giúp thúc đẩy quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, kỹ năng, kỹ xảo, khoa học, kỹ thuật trong hoạt động dạy và học

Quyết định dạy và học đều có những ảnh hưởng nhất định tới các khách thể của quyết định, ở đây chúng ta có thể hiểu đó là người học, điều này có thể làm thay đổi hành vi, tính chất, hành động của đối tượng ở các mức độ khác nhau Ra các quyết định này dựa trên cơ sở thực tiễn của các cơ sở giáo dục, từ đó việc đưa ra quyết định sẽ phù hợp và có những kết quả tốt hơn

1.2.2 Thành quả học tập

Kết quả học tập

Keeling và cs (2003), Kết quả học tập của người học là những gì mà người học biết hoặc làm được khi hoàn thành hoặc kết thúc một giai đoạn học tập và điều này được nhận biết thông qua kỹ năng, kiến thức và thái độ của người học đã đạt được trong giai đoạn học tập cụ thể

Nguyễn Đức Chính (2009): Kết quả học tập là thước đo mà người học đạt được về kỹ năng hoặc nhận thức trong hoạt động giáo dục cụ thể

Hamer (2000), Kết quả học tập được thể hiện thông qua điểm số của môn học mà người học đạt được

Như vậy, có thể hiểu kết quả học tập là kết quả được thể hiện thông qua nhận thức hoặc điểm số của người học đạt được hoặc Kết quả học tập mà người học đạt được trong một khoảng thời gian nào đó

Thành quả học tập

Theo James Madison University (2003) đã định nghĩa Thành quả học tập là minh chứng của sự thành công của người học đạt được cả về kỹ năng, kiến thức, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong chương trình đào tạo, những điều này được người học lĩnh hội ngay trong quá trình học tập

James O Nichols (2002) đã định nghĩa Thành quả học tập là những thứ mà người học đạt được trong suốt quá trình học tập tại cơ sở giáo dục bao

Trang 28

gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ

Thành quả học tập là thước đo khả năng của người học, thể hiện những

gì người học đã học trong suốt quá trình hình thành Nó cũng giả định khả năng đáp ứng các kích thích giáo dục của người học

Trong suốt quá trình học tập, bản thân của người học cần phải cố gắng, tự học, tự tìm tòi thông tin để có thể tạo ra kiến thức cho chính mình thông qua định hướng, giúp đỡ của người dạy

Trong giảng dạy, người dạy sẽ truyền đạt những kiến thức cho người học hoặc định hướng, hướng dẫn cho người học từ đó giúp cho người học có được những kết quả nhất định

Từ đây có thể hiểu thành quả học tập là quá trình học tập của người học từ đó mà người học có được kiến thức, kỹ năng và nhận thức hoặc kết quả rèn luyện của người học bao gồm phẩm chất đạo đức, thái độ

1.2.3 Về hướng dẫn tự học

Holec (1981), cho rằng tự học có năng lực tự chịu trách nhiệm về việc học tập của người học và với tất cả các quyết định liên quan đến học tập, bao gồm: Xác định được mục tiêu cụ thể trong học tập; Xác định được nội dung chính và quá trình học; Người học tự chọn phương pháp phù hợp cho việc học tập của bản thân; Tự kiểm tra và đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức sau mỗi giai đoạn học tập; Người học tự đánh bản thân trong quá trình học tập thông qua kết quả học tập của bản thân

Nguyễn Hiến Lê (1992), tự học là việc tự mình tìm tòi những nguồn thông tin, kiến thức, những thứ bản thân muốn thông qua việc tự giác của bản thân mà không bị tác động bởi cá nhân nào bắt buộc, người học có thể tùy ý mình lựa chọn các môn học, những điều mình thích làm trong quá trình học tập, bản thân người học chủ động giờ học của mình và làm chủ hoàn toàn việc học tập

Nguyễn Kì (1998), tự học là quá trình cá nhân tự thôi thúc việc học tập của mình, có nghĩa là người học phải tích cực, chủ động trong việc tìm nguồn

Trang 29

thông tin cho việc học tập của bản thân, tự mình tìm tòi những thông tin, nguồn tài liệu, kiến thức mới, tự mình hành động và rút ra được quyết định học tập cho bản thân, tự đặt mình vào trong một hoàn cảnh học tập cụ thể, tự nghiên cứu và tìm biện pháp giải quyết các vấn đề, đưa ra các biện pháp, phương hướng khắc phục và thử nghiệm các biện pháp đó

Nguyễn Cảnh Toàn (2001), tự học là bản thân tự suy nghĩ, động não, sử dụng kỹ năng của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức của lĩnh vực nào đó và biến đó là kiến thức của mình Vì vậy có thể hiểu, tự học là cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi của bản thân người học để đạt được mục đích cụ thể, đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới kết quả học tập cũng như thái độ, ý thức trách nhiệm trong học tập của một người [25]

Thái Duy Tuyên (2003), đã định nghĩa tự học là hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức, các kỹ năng và kỹ xảo một cách độc lập không phụ thuộc vào yếu tố nào, là tự mình phải suy nghĩ Người học tự sử dụng những khả năng của bản thân như việc quan sát, phân tích và tổng hợp các vấn đề của một lĩnh vực nào đó, những kinh nghiệm được rút ra từ những bài học trong lịch sử, trong suốt quá trình phát triển của xã hội, và từ đó biến nó thành kiến thức của cá nhân người học [32]

Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), tự học là hoạt động của cá nhân muốn tự mình chiếm lĩnh được kỹ năng, kiến thức được tiến hành trong lớp học cũng như ngoài lớp, không theo chương trình dạy học cụ thể nào mà do bản thân tự tìm tòi, tự suy nghĩ và thực hiện theo cách riêng của mình và mang tính chất độc lập [8]

Phan Bích Ngọc (2009) với nghiên cứu “Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay” đã đưa ra 5 nguyên tắc bảo đảm cho việc tự học bao gồm: Bảo đảm tính tự giáo dục; Bảo đảm việc tự học phải có tính khoa học trong quá trình học tập; Bảo đảm học đi đôi với hành; Nâng cao dần đến mức độ tự

Trang 30

giác, nỗ lực, sáng tạo trong quá trình tự học; Bảo đảm nâng cao dần và củng cố kỹ năng, kỹ xảo Tác giả cũng nhận định rằng vận dụng 5 nguyên tắc trên một cách khoa học, hợp lý trong mỗi trường hợp sẽ nâng cao kết quả học tập, thông qua đó sẽ xây dựng được thái độ, hành vi học tập tích cực của người học và trở thành thói quen [15]

Trương Thị Hồng Thúy (2013), với nghiên cứu về “ Hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Y dược Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học tiến chỉ đã đưa ra những biện pháp giúp sinh viên cải thiện chất lượng tự học cho sinh viên bao gồm: Xây dựng cụ thể, rõ ràng kế hoạch, nhiệm vụ và mục đích học tập của bản thân; Ôn tập kiến thức sau khi lên lớp và ứng dụng lý thuyết vào thực tế; Tăng cường hoạt động trên lớp hoặc chia nhóm để làm việc và tự giải quyết vấn đề, trao đổi kiến thức theo chủ đề với bạn bè; Kiểm soát thời gian học tập của bản thân; Chọn lọc nguồn liệu học tập; Sinh viên tự đánh kết quả học tập của mình trong suốt quá trình học tập trên lớp [24]

Như vậy, tự học đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng học tập của người học, để có thành quả trong học tập và phát triển kỹ năng, kỹ xảo trong học tập người học cần phải xác định mục tiêu học tập rõ ràng, lên kế hoạch học tập cho bản thân, sử dụng các phương pháp học tập phù hợp và có hiệu quả cho bản thân, học cách quản lý thời gian học tập và biện pháp để giải quyết các vấn đề trong học tập Từ kế hoạch tự học, tác giả đưa ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến thành quả học tập của học viên như sau: Học viên biết mình nên học những gì ở từng học phần môn học; học viên tích cực hơn trong việc tiếp cận và tìm các nguồn tài liệu; học viên có thể tự giải quyết được một số vấn đề trong học tập; học viên có thể học được cách lập bản đồ tư duy để học bài dễ hơn; học viên có thể quản lý thời gian tự học tập ngoài giờ của mình tốt hơn; học viên học được kỹ năng đọc tài liệu và sách tham khảo; học viên có thể tổng hợp các nguồn thông tin đã tìm và phân tích các thông tin đó

Trang 31

1.2.4 Về ra đề thi mở

Dạy học ngày nay là dạy cách học, nên bản chất dạy học ngày nay không phải dạy kiến thức, kỹ năng mà là dạy nhận thức và tư duy cho người học, các nhà giáo dục học đã có những chính sách, quyết định tạo điều kiện cho người học có thể phát triển năng lực sáng tạo, yêu thích khám phá và tưởng tượng trong học tập, vì vậy trong những năm gần đây đề thi mở luôn được nhắc đến với những tác dụng giúp người học phát huy tư duy, sáng tạo và giải quyết các vấn đề theo nhận định của bản thân

Theo Nguyễn Thị Hồng Vân (2014) cho rằng đề mở là đề yêu cầu người học cần vận dụng sáng tạo được những kiến thức, kỹ năng, những trải nghiệm của cá nhân để giải quyết một vấn đề, một đề tài đã lựa chọn và đưa ra những phương pháp diễn đạt, những lý lẽ, luận giải cho phù hợp, chặt chẽ với nhận định của cá nhân đã lựa chọn

Trần Đình Sử (2013), đưa ra quan điểm đề mở là dạng đề tạo cho người học có không gian thoáng để suy nghĩ, sáng tạo, đưa ra quan điểm riêng của mình, từ đó người học có thể thể hiện được những quan điểm của mình bằng những hiểu biết trong quá trình học tập [21]

Đỗ Ngọc Thống (2013), cũng đưa ra quan niệm đề thi mở là loại đề chỉ đưa ra vấn đề để bàn luận ở bài văn nghị luận, nêu đề tài miêu tả hoặc cho văn tự sự mà không nên đưa ra câu mệnh lệnh như là: hãy phân tích, hãy chứng minh hoặc hãy kể, hãy nêu cảm nghĩ [23]

Cũng theo tác giả Trần Đình Sử (2013), đề thi mở có 4 dạng như sau: Loại đề cho đề tài cụ thể; Loại đề cho sử dụng tài liệu; Loại đề cho người học điền vào ô trống; Loại đề cho người học lựa chọn kết quả khi đọc hiểu [21] Theo Nguyễn Thị Minh Duyên (2017), đề mở có dạng chính bao gồm: Đề thi mở về nội dung; Đề thi mở về thao tác; Đề thi cho sử dụng tài liệu [5]

Như vậy, có thể hiểu đề mở là dạng đề chỉ đưa ra vấn đề ở mức khái quát, một nhận định và không bắt buộc người học phải hiểu theo hướng nào

Trang 32

nhằm tạo điều kiện cho người học có thể chủ động, linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề, miễn là bài viết phải thuyết phục được giáo viên hoặc là người đọc Đề thi mở giúp cho người học có không gian để diễn giải, nêu nhận định của bản thân về vấn đề trong học tập, tạo cho người học phát triển năng lực tư duy, sáng tạo Trong đề tài này tác giả đưa ra 7 yếu tố ảnh hưởng của đề thi mở tới thành quả học tập của học viên: Học viên học được cách phân bố thời gian để triển khai các ý trong quá trình làm bài thi; học viên ít phải học thuộc các nội dung môn học hơn và chỉ cần hiểu các ý chính; học viên có thể nêu quan điểm và bình luận của mình trong bài thi; học viên có thể phát triển được năng lực diễn đạt; học viên có thể phát triển năng lực đánh giá vấn đề; học viên học được cách tư duy có chiều sâu, sáng tạo và hiểu đa chiều; người học học được kỹ năng hệ thống các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, môn học vào bài thi

1.2.5 Về thưởng điểm

Allevato and Edwards (2013), đã đưa ra quan điểm rằng một số những hoạt động đòi hỏi người học cần phải đầu tư và nỗ lực hơn những người khác để nhận được điểm thưởng từ giáo viên

Ferrari và cộng sự (2016), đã đưa ra nhận định thưởng điểm là điểm được giáo viên bổ sung thêm khi người học tham gia trên lớp học, tham gia trong các kỳ thi, các vấn đề nghiên cứu, tham gia các sự kiện hoặc các dự án trên lớp

Walstad và McGowan (2016), đưa ra quan niệm điểm thưởng là điểm được bổ sung vào môn học hoặc điểm trung bình để khuyến khích học tập ngoài những điềm số mà người học có thể đạt được ở trong nội dung khóa học Để có được điểm thưởng người học phải có được thành quả cụ thể nào đó từ nội dung hoặc trong chương trình học tập tai nhà trường [54]

Như vậy, thưởng điểm là hình thức cộng điểm cho người học vào môn học nào đó phù hợp với hoạt động mà người học tham gia và đoạt giải

Trang 33

Trong đề tài này, tác giả đưa ra 5 yếu tố ảnh hưởng của thưởng điểm tới thành quả học tập của học viên: Học viên chủ động hơn trong việc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học của đơn vị; học viên chủ động hơn trong việc tham gia hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao của đơn vị; học viên cố gắng học tập để được vào đội tuyển Olympic của Nhà trường; học viên thường xuyên tham gia các cuộc thi tìm hiểu của Nhà trường; học viên có động lực tham gia sáng tác văn học nghệ thuật của Nhà trường

1.2.6 Về thi đua, khen thưởng

Luật Quốc hội (2003), đã quy định thi đua là “là sự tham gia tự nguyện của cá nhân nào đó trong một hoạt động tập thể có tổ chức hoặc các tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, khen thưởng là “việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[19]

Theo Từ điển Cambridge, khen thưởng là một khoản tiền hoặc phần thưởng hoặc ghi nhận cho một tập thể hoặc cá nhân khi có thành tích nào đó Khen thưởng là những phần thưởng dành tặng cho một người có thành tích trong một lĩnh vực cụ thể nà đó

Bruno S Frey và công sự (2009), đã đưa ra nhận định khen thưởng là sự khích lệ, tạo động lực bên ngoài và được sử dụng làm yếu tố trực tiếp thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực của một người để dành được khen thưởng Vì vậy, để nhận được khen thưởng từ cá nhân hoặc tổ chức nào đó thì một người cần phải có nỗ lực của bản thân, làm việc một cách sáng tạo và đạt được những thành quả vượt trội so với những cá nhân còn lại trong tập thể

Cũng theo luật Quốc hội (2003), đã chỉ rõ Các loại danh hiệu thi đua và Hình thức thi đua cụ thể Danh hiệu thi đua gồm có hai nhóm: Nhóm 1) Đối với cá nhân bao gồm “Lao động tiên tiến; Chiến sĩ thi đua cơ sở; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Ngành; Chiến sĩ thi đua toàn quốc” Nhóm 2) Đối với tập thể bao

Trang 34

gồm: “Tập thể lao động tiên tiến; Tập thể lao động xuất sắc; Cờ thi đua của Bộ, Ngành; Cờ thi đua Chính phủ” Các hình thức thi đua bao gồm: “Khen thưởng thường xuyên; Khen thưởng theo chuyên đề; Khen thưởng đột xuất và Khen thưởng theo niên hạn”[19]

Mục tiêu của thi đua khen thưởng nhằm tạo sự động viên, khích lệ kịp thời tới các tổ chức hoặc cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động phong trào hoặc trong công tác và từ đó giúp cho mọi người phát huy được tính thần, ý chí, năng động sáng tạo để hoàn thành tốt nhấn công việc trên cương vị đảm nhiệm

Khen thưởng là khi một cá nhân hoặc tập thể được tặng phần thưởng, ghi nhận, tuyên dương, tặng giấy khen hoặc bằng khen khi đạt được thành tích trong một tổ chức Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khen thưởng đúng lúc, đúng người sẽ là nguồn động viên, khuyến khích một cá nhân hoặc một tập thể không ngừng cố gắng

Trong luận văn này, tác giả đưa ra 4 yếu tố ảnh hưởng của thi đua khen thưởng tới thành quả học tập của học viên như sau: Học viên luôn cố gắng để làm chủ được kiến thức đã học, học viên luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và kế hoạch học tập của mình; học viên luôn cố gắng đạt kết quả tốt nhất trong từng môn học; học viên luôn cố gắng rèn luyện ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của bản thân

1.3 Các quyết định dạy và học của trường Sĩ quan Chính trị

1.3.1 Quyết định về hướng dẫn tổ chức tự học của học viên

Trong giai đoạn hiện nay, định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang chuyển mình từ việc trang bị kiến thức cho người học sang phát triển năng lực và phẩm chất cho người học Trong đó, phát triển năng lực tự học là điều thiết yếu nhất giúp người học phát triển toàn diện hơn Vì vậy, phương pháp học của học viên rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến cách mà người học chọn lọc kiến thức cũng như là đạt hiệu quả trong học tập Một người có phương pháp học tập tốt là phải lập thời khóa biểu cho bản thân, chủ

Trang 35

động tìm hiểu môn học, tìm tòi các loại tài liệu liên quan môn học, có ý thức trong chuẩn bị bài học và xây dựng bài học Từ đó người học có thể biết thêm được những kỹ năng mới, tự chủ trong học tập và sẽ có được những thành quả tốt trong học tập

Từ những nghiên cứu trên, chúng ta càng thấy tầm quan trọng của việc tự học tới kết quả học tập của người học Và để người học có cái nhìn đúng đắn và có phương pháp học tập tốt, các cơ sở đào tạo cần có những kế hoạch tự học cụ thể Nhận thức được điều này, Trường SQCT đã có quyết định số 869/HD-KT ngày ngày 18 tháng 3 năm 2022 về hướng dẫn về tổ chức tự học cho học viên Trường SQCT để giúp họ có thể định hướng và có phương pháp học tập phù hợp với học viên của Nhà trường

Mục đích

Phát huy tính chủ động, tích cực từ học viên, đổi mới, sáng tạo của người học và các lực lượng; nâng cao ý thức, rèn luyện tính tự học của người học từ đó góp phần cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục

Yêu cầu

Bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường; nội dung, chương trình đào tạo của từng đối tượng cụ thể; tổ chức tự học đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả

Đổi mới tổ chức tự học phải gắn với đổi mới linh hoạt hoạt động giảng dạy của giảng viên Nhà trường và công tác quản lý đào tạo

Nội dung

Nội dung tự học bao gồm toàn bộ nội dung đã được đặt ra, chương trình đào tạo của Nhà trường đối với từng đối tượng; đồng thời bao gồm cả các kiến thức liên quan đến phát triển năng lực, phẩm chất, thái độ của người học theo mục tiêu đào tạo Căn cứ vào tiến trình huấn luyện, yêu cầu môn học, bài học, định hướng, hướng dẫn của giảng viên để định hướng cho người

Trang 36

học xác định rõ nội dung, phương pháp tự học cụ thể

Loại hình

Vận dụng linh hoạt một số loại hình tự học cơ bản sau: - Tự tìm hiểu nghiên cứu, trước nội dung bài học - Tự đọc giáo trình, nguồn tài liệu tham khảo khác nhau - Xây dựng đề cương thi học phần, môn học

- Tự nghiên cứu, rèn luyện, thực hành các nội dung học tập - Luyện tập thực hành giảng bài chính trị, huấn luyện khoa mục quân sự - Chuẩn bị các nội dung để tham gia vào hoạt động dạy học như: Đề cương xêmina, thực hành, thực tập, viết thu hoạch, tiểu luận,…

- Nghiên cứu viết thu hoạch qua đọc sách, kiến thức trên mạng,…

Trách nhiệm đối với học viên và đơn vị Đối với học viên

Xác định nhu cầu, động cơ, thái độ, ý thức tự học đúng đắn; xây dựng kế hoạch tự học cụ thể hàng tuần bảo đảm khoa học theo mẫu thống nhất

Nghiên cứu, nắm nội dung cơ bản các chủ đề trong giáo trình, tài liệu trước khi giảng viên lên lớp, giới thiệu

Tích cực, chủ động nắm vững và mở rộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thành thạo động tác theo yêu cầu môn học, bài học; định hướng, hướng dẫn của giảng viên; tích cực tham gia hoạt động tự học có sự điều khiển của giảng

Trang 37

viên và các hoạt động phương pháp, ngoại khóa do đơn vị tổ chức; vận dụng loại hình tự học phù hợp, thích ứng với phương pháp dạy học tích cực

Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kết quả, có biện pháp nâng cao chất lượng tự học

Đối với đơn vị, Cán bộ đại đội (lớp), trung đội

Là lực lượng trực tiếp chịu trách nhiệm giáo dục, xây dựng động cơ học tập, rèn luyện, định hướng nghề nghiệp, chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của tự học; nâng cao chất lượng tổ chức tự học của học viên Thực hiện nghiêm chế độ bám lớp, theo dõi nắm chắc tình hình học tập của học viên, nhất là các vấn đề giảng viên định hướng, hướng dẫn nghiên cứu để giúp học viên trong xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tổ chức và duy trì chặt chẽ quá trình tự học của học viên

Cán bộ đại đội (lớp) xây dựng kế hoạch tổ chức tự học hàng tuần bảo đảm tính linh hoạt, sáng tạo phù hợp với nội dung môn học, bài học, đối tượng và điều kiện cụ thể của đơn vị gửi chỉ huy hệ, tiểu đoàn thông qua (có Phụ lục kèm theo); phê duyệt kế hoạch tự học của học viên

Nghiên cứu và phổ biến kế hoạch đầu bài các môn học cho học viên, đôn đốc, kiểm tra chất lượng nắm nội dung chủ đề mới của học viên trước khi lên lớp

Thành lập tổ phương pháp học tập, tích cực tổ chức hoạt động phương pháp, ngoại khóa với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng nội dung học phần, môn học, bài học và đối tượng cụ thể, gắn với mục tiêu đào tạo của Nhà trường; xác định trong kế hoạch tổ chức tự học của đại đội (lớp) và kế hoạch tự học của học viên, được ghi chép theo dõi theo mẫu thống nhất

Vận dụng linh hoạt một số hình thức hoạt động phương pháp như: Tổ chức học nhóm, trao đổi, phổ biến kinh nghiệm, bồi dưỡng nội dung, phương pháp, hoạt động ngoại khóa, hội thi, hội thao, kiểm tra nhận thức học viên sau

Trang 38

buổi tự học, tổ chức kiểm tra, đánh giá (thi thử)

Thực hiện nghiêm kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, rút kinh nghiệm, giúp đỡ học viên trong quá trình tự học

1.3.2 Quyết định thực hiện thí điểm ra đề thi mở

Qua những nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng đề thi mở đang là xu hướng của nền giáo dục hiện nay, với dạng đề này người học hoàn toàn có điều kiện để sáng tạo và đưa ra những nhận định của riêng mình Hiện nay, Nhà trường đã ban hành Quyết định số 600 ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo về việc thực hiện thí điểm ra “đề thi mở” ở Trường Sĩ quan Chính trị

Yêu cầu xây dựng đề thi và đáp án Xây dựng đề thi mở

- Câu hỏi mang tính tổng hợp, phản ánh các nội dung cốt lõi của kiến thức, đòi hỏi người học phải hiểu bản chất, biết khái quát, phân tích, tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề lý luận và thực tiễn

- Câu hỏi phải tạo cho người học thể hiện sự tự do, sáng tạo trong luận chứng các vấn đề, không trả lời theo một khuôn mẫu định sẵn

- Các câu hỏi phải bảo đảm độ tin cậy và độ giá trị, rõ ràng, mạch lạc, nhất quán

- Nội dung câu hỏi phải sát với nội dung môn học, học phần, thực tiễn và đối tượng đào tạo

- Nội dung câu hỏi có thể nằm trong tài liệu bắt buộc của môn học, đã được giảng viên hướng dẫn nghiên cứu, hoặc trong tài liệu tham khảo để kiểm tra khả năng tự học tập, cập nhật thông tin nâng cao trình độ người học

- Số lượng đề thi/1 đơn vị học trình: Từ 2 đến 3 đề/1ĐVHT - Số lượng câu hỏi mở trong 1 đề thi: Tối thiểu là 2 câu trong 1 đề thi mở

Xây dựng đáp án mở

- Thang điểm của đáp án: Tùy theo từng câu hỏi mở có thể xác định điểm thành phần cho phù hợp từ 0,25; 0,5 đến 0,75đ

Trang 39

- Yêu cầu: Đáp án phải thể hiện được sự đánh giá về phương pháp giải quyết, tư duy, sáng tạo, khả năng lập luận, văn phong diễn đạt, cập nhật thông tin…

- Chấm thi: Theo đáp án mở, cần chú trọng đến tính tư duy, độc lập sáng tạo của học viên khi làm bài thi

- So sánh, phân biệt các trường phái, các quan điểm, các hiện tượng xã hội nào đó

- Vận dụng một vấn đề lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin trong thực tiễn cách mạng Việt Nam

- Ảnh hưởng của một quan điểm, trường phái, trào lưu tư tưởng - lý luận, hiện tượng xã hội nào đó đến Việt Nam

- Làm sáng tỏ nhận định, sự kiện, vấn đề… - Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng một vấn đề nào đó

Đối tượng, phạm vi, thời gian

- Mỗi khoa giáo viên lựa chọn một học phần, môn học thuộc chuyên ngành của Khoa để thí điểm ra đề thi mở Sau đó tổ chức rút kinh nghiệm ở cấp khoa

- Thời gian: Bắt đầu năm học 2021 – 2022 và tổ chức rút kinh nghiệm

Tổ chức thực hiện

Các khoa giáo viên Chủ nhiệm khoa quán triệt và giao nhiệm vụ cho các Bộ môn xây dựng và thông qua Hội đồng khoa học các khoa, chịu trách nhiệm trước Hiệu

Trang 40

trưởng về chất lượng đề thi, đáp án chấm thi

Nộp đề thi, đáp án mở về Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng GD-ĐT Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng GD-ĐT, Ban Sau đại học phối hợp với các khoa giáo viên thực hiện đúng hướng dẫn về thí điểm ra đề thi mở của Nhà trường

Thường xuyên kiểm tra nắm chắc tình hình, tổ chức chặt chẽ, kiểm tra, thẩm định chất lượng ra đề thi, thi và chấm thi, kịp thời phản ánh với Thủ trưởng Nhà trường kết quả thực hiện

1.3.3 Quyết định thưởng điểm

Để sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, những năm gần đây các học viện, nhà trường có nhiều chính sách hỗ trợ và giúp học viên phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập cũng như tạo điều kiện để người học tích cực tham gia những hoạt động nghiên cứu, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao Đối với một số trường khi sinh viên tham gia hoạt động nào đó và đạt giải thì có thể hỗ trợ kinh phí, khen thưởng Những năm gần đây đã có một số trường đã cộng thêm điểm cho người học tham gia hoạt động và có giải vào quá trình rèn luyện và kết thúc học kỳ

Trong các Học viện, Nhà trường Quân đội thưởng điểm còn tương đối mới và chưa có những quy định cụ thể, đối với trường SQCT những năm gần đây đã có quy định cụ thể cho việc thưởng điểm đối với học viên cho từng hoạt động Quyết định số 163/QĐ – SQCT ngày 19 tháng 01 năm 2021 và sửa đổi bổ sung số 3371 ngày 17 tháng 11 năm 2022 về việc ban hành quy định thưởng điểm đối với học viên tham gia một số hoat động của Nhà trường và cấp trên Quyết định về quy định thưởng điểm của Trường SQCT:

Đối tượng áp dụng

Học viên tham gia các phong trào của nhà trường, những học viên tham gia các đội tuyển Olympic cấp nhà trường, khối học viện hoặc tương đương,

Ngày đăng: 04/09/2024, 10:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Khắc Ánh (2008), Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định, in trong Trần Thị Thanh Thủy (Chủ biên) (2008), Cẩm nang quản lý: Kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định", in trong Trần Thị Thanh Thủy (Chủ biên) (2008), "Cẩm nang quản lý: Kỹ năng quản lý hành chính nhà nước
Tác giả: Đặng Khắc Ánh (2008), Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định, in trong Trần Thị Thanh Thủy (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2008
2. Hoàng Ngọc Bích (2021), “Nâng cao kỹ năng làm bài thi được sử dụng tài liệu môn Triết học Mác – Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 226(04), tr. 12 – 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao kỹ năng làm bài thi được sử dụng tài liệu môn Triết học Mác – Lênin cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Hoàng Ngọc Bích
Năm: 2021
3. Nguyễn Đức Chính (2009), Đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh – Khoa Sư phạm, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh – Khoa Sư phạm
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2009
4. Ninh Thị Bạch Diệp (2022), “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường đại học tân trào trong đào tạo theo tín chỉ”, Tạp chí Giáo dục, 22(9), 34-39 ISSN: 2354-0753 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trường đại học tân trào trong đào tạo theo tín chỉ”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Ninh Thị Bạch Diệp
Năm: 2022
5. Nguyễn Thị Minh Duyên (2017), Xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp Trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Duyên
Năm: 2017
6. Lê Thi Thu Hà (2016), “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường đại học tân trào trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, (02), tr 100 – 107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường đại học tân trào trong giai đoạn hiện nay”, "Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào
Tác giả: Lê Thi Thu Hà
Năm: 2016
7. Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2022), “Động lực nghiên cứu khoa học: Góc nhìn của học viên sau đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), tr 5-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động lực nghiên cứu khoa học: Góc nhìn của học viên sau đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, "HCMCOUJS-Kỷ yếu
Tác giả: Nguyễn Minh Hà và cộng sự
Năm: 2022
8. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lí luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học đại học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
9. Nguyễn Công Khanh (2016), “Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực”, Hội thảo quốc gia vê đổi mới kiểm tra đánh giá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực”
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Năm: 2016
10. Nguyễn Kì (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm
Tác giả: Nguyễn Kì
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
11. Nguyễn Thị Hương Lan (2020, “Đề mở và năng lực sáng tạo của học sinh trong môn Ngữ văn trường trung học phổ thông”, Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam, (35), tr 29 – 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề mở và năng lực sáng tạo của học sinh trong môn Ngữ văn trường trung học phổ thông”, "Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam
12. Võ Thị Ngọc Lan, Lê Thị Phượng Hoàng (2018), “Hoạt động tự học của sinh viên năm nhất khoa Điện tử - Viễn thông Trường Đại học Sài Gòn”, Tạp chí Khoa học, (4), tr. 108 – 118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động tự học của sinh viên năm nhất khoa Điện tử - Viễn thông Trường Đại học Sài Gòn”, "Tạp chí Khoa học
Tác giả: Võ Thị Ngọc Lan, Lê Thị Phượng Hoàng
Năm: 2018
13. Nguyễn Hiến Lê (1992), Tự học - một nhu cầu của thời đại, Nxb Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học - một nhu cầu của thời đại
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 1992
14. Võ Lê Thúy Nga (2022), Kỷ yếu hội thảo khoa học khoa ngoại ngữ nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực học tiếng anh của sinh viên chuyên ngành thời kỳ hậu covid-19, Trường hợp nghiên cứu tại Đại học Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM (Huflit) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học khoa ngoại ngữ nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực học tiếng anh của sinh viên chuyên ngành thời kỳ hậu covid-19
Tác giả: Võ Lê Thúy Nga
Năm: 2022
15. Phan Bích Ngọc (2009), “Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25, tr. 160-164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay”, "Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
Tác giả: Phan Bích Ngọc
Năm: 2009
16. Nguyễn Thị Nhị (2016), “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (127), tr. 7 – 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông”, "Tạp chí Khoa học Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Nhị
Năm: 2016
17. Hoàng Phúc (2020), “Một số định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học, (21), tr. 108 – 115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng giai đoạn hiện nay”, "Tạp chí Khoa học
Tác giả: Hoàng Phúc
Năm: 2020
18. Quốc hội (2014), Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2009, 2013), Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2009, 2013)
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2014
19. Quốc hội nước CHXHCNVN(2003), Luật Thi đua Khen thưởng, Luật số 15.2003.QH11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thi đua Khen thưởng, Luật số 15.2003.QH11
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCNVN
Năm: 2003
20. Hà Đức Sơn, Nông Thị Như Mai (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – nghiên cứu trường hợp đại học tài chính-marketing”, Tạp chí Khoa học, (49), tr. 13 – 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – nghiên cứu trường hợp đại học tài chính-marketing”, "Tạp chí Khoa học
Tác giả: Hà Đức Sơn, Nông Thị Như Mai
Năm: 2018

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w