1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu giáo dục Địa phương lớp 10 tỉnh trà vinh

74 1K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài liệu Giáo dục Địa phương tỉnh Trà Vinh
Tác giả Thạch Tha Lai, Lê Sỹ, Nguyễn Thanh Hiền, Đinh Thới Vĩnh Trữ, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Minh Tấn, Huỳnh Văn Tuý, Thạch Sa Quôn, Nguyễn Thị Hổng Loan
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo
Chuyên ngành Địa phương
Thể loại Tài liệu giáo dục
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 70,66 MB

Cấu trúc

  • 3. Các biện pháp để thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (12)
  • HOAT DONG SAN XUAT (15)
  • NONG NGHIEP VÀ CÔNG NGHIỆP Ở TRÀ VINH (15)
    • 1. Vai trò của ngành nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình phát (16)
    • 2. Tình hình phát triển, phân bố và chuyển dịch cơ cấu các ngành nông nghiệp và công nghiệp của tỉnh Trà Vinh (18)
    • 3. Thế mạnh và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của tỉnh Trà Vinh (29)
    • 2. Nêu một số cây trồng và vật nuôi chủ yếu của tỉnh Trà Vinh. Giải thích vì sao các loại cây trồng và vật nuôi đó trở thành những cây trồng, vật nuôi quan trọng của tỉnh (30)
    • 4. Quan sát bảng 2.6, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng và nhận xét tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh Trà Vinh qua các năm 2016, 2018 và 2020 (30)
    • 2. Nêu một số sản phẩm của tỉnh Trà Vinh có giá trị xuất khẩu. Việc phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nơi em sống có vai trò như thế nào đối với kinh tế (30)
  • LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM (31)
  • O TINH TRA VINH (31)
    • 1. Kể tên một số ngành, nghề tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh (31)
    • 1. Đặc điểm nguồn lao động ở tỉnh Trà Vinh (32)
    • 2. Tình hình sử dụng lao động ở tỉnh Trà Vinh (33)
    • 3. Thị trường lao động ở tỉnh Trà Vinh trong tương lai (35)
    • 1. Hãy vẽ biểu đồ và nêu nhận xét về cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Trà Vinh dựa trên thông tin sau: Năm 2019, tỉ lệ lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp là (36)
    • 2. Em hãy nêu những biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở tỉnh Trà Vinh (36)
  • CONG DONG CAC DAN TOC (37)
    • 2. Đời sống vật chất va tinh thần của người Kinh, Khmer và người Hoa ở Trà Vinh (39)
    • 1. Xây dựng nội dung để giới thiệu những đặc trưng về đời sống vật chat va tinh thần của dân tộc mình với bạn bè gần xa (44)
    • 2. Làm một bài báo cáo giới thiệu một lễ hội diễn ra ở địa phương em qua hình ảnh và nội dung em sưu tầm được (44)
    • 3. Trình bày một số biện pháp để củng cố, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh Trà Vịnh mà em biết (44)
  • NHÀ Ở TRUYÊN THỐNG (45)
    • 1. Một số đặc điểm của nhà ở truyền thống tại tỉnh Trà Vinh (46)
      • 2.1. Nhà ba gian hai chái (nhà rội) (46)
    • 3. Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống (49)
    • 1. Trình bày một số đặc điểm của nhà ở truyền thống ở tỉnh Trà Vinh (52)
    • 2. Nêu một số công trình nhà ở truyền thống của tỉnh Trà Vinh (52)
    • 3. Chia sẻ với bạn về một số biên pháp bảo tồn và phát huy giá trị của nhà cổ truyền thống ở tỉnh Trà Vinh (52)
    • 1. Sưu tầm các bài báo, tranh ảnh giới thiệu về các ngôi nhà cổ ở Trà Vinh mà em biết. Chia sẻ tư liệu với các bạn trong lớp (52)
    • 1. Nhạc sĩ Trúc Phương (55)
    • 2. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Trúc Phương (55)
    • 2. Nhạc sĩ Phố Thu (55)
    • 1. Nêu những nét chính về cuộc đời và đóng góp của nhạc sĩ Phố Thu trong lĩnh vực âm nhạc (55)
    • 2. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Phố Thu (55)
    • 3. Nhạc sĩ Trần Đương (56)
    • 4. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Trần Duong (56)
    • 4. Nhạc sĩ Thanh Hải (57)
    • 2. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Thanh Hải (57)
    • 5. Nhạc sĩ Bảo Sơn (58)
    • 2. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Bảo Sơn (58)
  • TONG QUAN (61)
  • VAN HOC DAN GIAN (61)
  • TRA VINH (61)
    • 1. Truyện kể dân gian Trà Vinh (63)
    • 2. Thơ ca dân gian Trà Vinh (65)
    • 1. Nêu một số đặc điểm cơ bản về văn học dân gian địa phương Trà Vinh (66)
    • 2. Phân tích sự khác biệt và thống nhất giữa văn hoạc dân gian Trà Vinh với văn học dân gian Việt Nam (66)
  • SỰ TÍCH AO BÀ OMŒ (Truyền thuyết Trà Vinh) (67)
    • 2. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc thi tài giữa phái nam và phái nữ? (68)
    • 4. Hay cho biết Sự tích Ao Bà Om đã góp phần giải thích những phong tục gì của người Khmer ở Trà Vinh? (68)
    • 1) Đêm qua chợ sáng trăng ram, Em đi ngang của, anh nằm không yên, (69)
    • 3) Cơn cuốc xa đôi, nó còn than khóc, Huống chỉ uợ chong phan toc, lia to (69)
    • 4) Cơn cá làm 1a con thắm, Vo chong già thương lam minh oi (69)
    • 5) Khen ai khéo bắt Cau Ke Cái ThiaU) đi xuống Cái Bè”) ải lên (69)
    • 3. Nêu ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy? (70)
    • 3. Thuyết trình về một truyền thuyết dân gian Trà Vinh gắn với một lễ hội văn hóa dân gian của Trà Vinh mà em biết (70)
    • 2. Thiết kế một trò chơi nhỏ: đố vui, ô chữ bằng cách vận dụng các bài ca dao Trà Vinh để tìm đáp án (70)
  • DAN Y BAI BÁO CÁO KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU (71)
    • I. CÁC Ý CƠ BẢN (71)
  • CƠ SỞ LÍ THUYẾT Thuật ngữ cần giải thích (71)
  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy (72)
  • KẾT LUẬN (72)
    • II. XÁC ĐỊNH CÁC ĐỀ MỤC CHO BÀI VIẾT (72)
    • NGHE THUAT CHAM RIENG CHA PAY CUA NGUOT KHMER TINH TRA VINH® (73)

Nội dung

Tài liệu gồm 7 chủ đề cung cấp thông tin về những đặc điểm địa lí ở tỉnh Trà Vinh: 1. Biến đổi khí hậu 2. Hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp 3. Lao động và việc làm ở tỉnh Trà Vinh 4. Cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Trà Vinh 5. Nhà ở truyền thông 6. Nhạc sĩ tiêu biểu 7. Tổng quan văn học dân gian

Các biện pháp để thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

- Kể tên các biện pháp để thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở tỉnh Trà Vinh

— Trong các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đó, theo em biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Các biện pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu:

— Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để thích ứng với sự biến đổi của khí hậu

- Quy hoạch, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi để ứng phó với tình trạng sạt lở, ngăn mặn và hạn hán thất thường

— Quy hoạch các khu dân cư an toàn trước thiên tai

— Phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức bản địa trong công tác thích ứng biến đổi khí hậu

— Tuyên truyền, giáo dục các kĩ năng ứng phó với thiên tai trong tình huống khẩn cấp

Hình 1.6 Mô hình chuyến đổi cơ cấu cây Hình 1.7 Công trình cống đập Cân Chông, trồng thích tíng biến đổi của khí hậu ở xã thị trấn Câu Quan, huyện Tiểu Cân, Hoà Lợi, huyện Châu Thành, tính Trà Vinh tỉnh Trà Vinh săn nước mặn, triều cường

(Anh: Hong Loan) phuc vu san xuất nông nghiép

Các biện pháp nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu:

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về biến đổi khí hậu, nước biển dâng để thay đổi hành vi trong sinh hoạt nhằm giảm lượng phát thải nhà kính: tiết kiệm điện, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước,

— Nâng cao năng lực dự báo và giám sát khí hậu, thiên tai

- Nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông trước tác động của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu

- Xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực, có chính sách hỗ trợ vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nước biển dâng nhằm đảm bảo sản xuất, đời sống nhân dân và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Hình 1.8 Nâng cấp chất lượng mạng lưới siao thông trước tác động của biến đối khí hậu tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tinh Tra Vinh (Anh: Hong Loan)

Hoàn thành phiếu học tập dưới đây: l4 N

Biéu hién biến Yếu tố ít biến động ' 1 ¡at kê ảnh

Yếu tố đôi khí hậu thể | nhất trước biên đôi hiện rõ nhất qua khí hậu ở tỉnh hưởng chủ xã x yếu tố Trà Vinh VÊU HH

Nhiệt độ không khí Lượng mưa

Nước biển dâng Khô hạn

Triều cường Xâm nhập mặn

Nêu một số biện pháp mà bản thân và gia đình có thể thực hiện góp phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở địa phương

NONG NGHIEP VÀ CÔNG NGHIỆP Ở TRÀ VINH

Vai trò của ngành nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình phát

triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh

Ngành nông nghiệp và công nghiệp có vai trò như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh? Lấy ví dụ minh hoạ a._ Vai trò của ngành nông nghiệp, thuỷ sản

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là những ngành sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho ngành công nghiệp, nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ © Nông nghiệp: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, góp phần cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường; tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị

Hình 2.1 Thu hoạch lúa ở Trà Vĩnh

O Lam nghiệp: Có chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan (ven sông, rạch, ao hồ và vùng ven biển); tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh; đảm bảo phục vụ công tác nghiên cứu khoa học nhất là đối với diện tích rừng ngập mặn ven biển; đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng

Hình 2.2 Rừng uen biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

(Nguồn: Chỉ cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh) © Thuỷ sản: Cung cấp thực phẩm cho người dân, nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm để chế biến và xuất khẩu

Hình 2.3 Nuôi tớm ở huyện Châu Thành, tỉnh Tra Vinh

(Anh: Thuy Chi) b._ Vai trò của tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp Đối với tỉnh Trà Vinh, ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp góp phần liên kết và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác; khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế; nâng cao năng suất lao động xã hội; tạo ra các sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,

Sự phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh góp phần tạo ra nhiều việc làm mới; tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần cho người lao động trong và ngoài tỉnh; góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng tiềm năng khoa học - công nghệ cho đất nước

= 5 = Y © ng nhan làm tiệc tại Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh thành khác trong khu vực và cả nước Đồng thời tiểu thủ công nghiệp và ngành công nghiệp còn thu hút đầu tư trong nước, quốc tế, hình thành thói quen và tác phong công nghiệp cho người lao động trong sản xuất, làm việc.

Tình hình phát triển, phân bố và chuyển dịch cơ cấu các ngành nông nghiệp và công nghiệp của tỉnh Trà Vinh

Trình bày sự phát triển, phân bố và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Trà Vinh

Từ khi tái lập tỉnh (tháng 5/1992) đến nay, kinh tế tỉnh Trà Vinh đã có những bước phát triển mạnh, nhất là trong trong giai đoạn (2000 - 2020), giá trị tổng sản phẩm của nền kinh tế tăng khá (giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 9,41%/năm) Cơ cấu kinh tế theo ngành đang chuyển dịch theo hướng tích cực; giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - thuỷ sản), tăng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) a Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đã có những bước phát triển nhanh, từ sản xuất nhỏ lẻ, trang thiết bị lạc hậu, sản xuất chủ yếu dựa vào thiên nhiên và mang nặng tính tự cung, tự cấp, chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, đến nay đã đáp ứng nhu cầu của tỉnh về lương thực, thực phẩm và cung cấp sản phẩm cho cả nước và xuất khẩu ©® Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành mang lại giá trị kinh tế cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh Sự phát triển của ngành nông nghiệp trước hết dựa vào thế mạnh về nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nguồn nước) và các nguồn lực về kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn lao động, chính sách, ) Năm 2020, sản xuất nông nghiệp chiếm 30,8% GRDP toàn tỉnh với giá trị sản xuất đạt 19 417 tỉ đồng

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, trong đó giá trị mà ngành trồng trọt đem lại chiếm ưu thế

Cơ cấu cây trồng chính của tỉnh Trà Vinh bao gồm các nhóm cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp và cây ăn trái Xu hướng phát triển của ngành trồng trọt là giảm diện tích trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, ), tăng diện tích và tỉ trọng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, có chất lượng tốt và thị trường rộng lớn Những năm gần đây, diện tích trồng các loại hoa màu, cây cảnh, cây ăn trái và một số loại cây công nghiệp, đang được mở rộng, phục vụ nhu cầu của tỉnh và xuất khẩu Nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá các loại cây trồng với năng suất cao và chất lượng tốt đã và đang được hình thành trên địa bàn tỉnh với các mô hình sản xuất tiên tiến như trang trại sản xuất rau, quả, cây cảnh,

Năm 2020, diện tích cây lương thực có hạt đạt 208,8 nghìn ha, chiếm 81,7% diện tích trồng cây hàng năm của tỉnh, riêng lúa đạt 205,1 nghìn ha (chiếm 98,2% diện tích trồng cây lương thực có hạt) Lúa được trồng theo hướng thâm canh, tăng vụ nên năng suất lúa bình quân có xu hướng tăng Năng suất lúa cả năm của toàn tỉnh trung bình đạt 5,61 tấn/ha (năm 2019), cao hơn 1,18 tấn/ha so với năm 2005 (4,43 tấn/ha) Năm 2020, năng suất lúa cả năm của tỉnh giảm sút do hạn hán, xâm nhập mặn và nhiều nguyên nhân khác, chỉ đạt 4,5 tấn/ha

Bảng 2.1 Diễn biến năng suất lúa theo mùa uụ tỉnh Trà Vinh qua các năm

Nguôn: Niên siám thống kê tỉnh Trà Vinh Vĩnh qua các trăm

Mặc dù năng suất lúa của tỉnh Trà Vinh có tăng nhưng vẫn thấp hơn năng suất chung của cả nước (cả nước đạt trung bình 5,87 tấn/ha, năm 2020) Điều này cho thấy, tuy năng suất lúa có xu hướng tăng lên song không ổn định Các vùng trồng lúa có diện tích lớn và sản lượng cao tập trung ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, s ih

Bang 2.2 Dién tich va san luong lua ca nam phan theo huyện

Nam 2016 Nam 2018 Nam 2020 Đơn vị - Diện Sản Diện Sản Diện Sản hành chính tích lượng tích lượng tích lượng

(ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn)

Nguôn: Niên gidm thống kê tỉnh Trà Vinh qua các năm

Thời gian gần đây, nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, cơ cấu mùa vụ hợp lí nên hệ số sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tương đối cao, trồng nhiều vụ trong năm (ba vụ chính là đông xuân, hà thu, vụ mùa)

Bảng 2.3 Diện tích 0à năng suất lúa theo mia vu cua tinh Trà Vinh qua các năm

Vụ Diéntich | Năng | Diéntich| Nang | Diéntich| Nang Diệntích Năng

(ha) suat (ha) suat (ha) suat (ha) suat

(tan/ha) (tan/ha) (tan/ha) (tan/ha)

Neuôn: Niên gidm thống kê tỉnh Trà Vinh 2020 Trong cơ cấu cây lương thực của tỉnh Trà Vinh, ngoài lúa là cây chủ lực - cây lương thực chính, còn có các cây lương thực phụ như ngô (bắp), khoai lang, sắn (khoai mì) Sản phẩm của các cây lương thực phụ chủ yếu làm thức ăn gia súc, gia cầm và là nguyên liệu cho ngành sản xuất, chế biến thức ăn gia súc,

Bảng 2.4 Diện tích 0à sản lượng một số cây lương thực phụ của tỉnh Trà Vinh qua các năm

Loại lương Diện | San | Dién | San | Dién | San | Dién | Sản thuc tích ¡ lượng | tích | luong | tich | luong | tich | luong

(ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn)

Nguồn: Niên gidm thong ké tinh Tra Vinh nam 2020 ee eee

Hình 2.5 Nông đân Trà Vĩnh tham quan mô hình sản xuất lúa chất lượng cao

+ Rau màu và các loại khác

Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã và đang diễn ra xu hướng chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, từ cây lương thực sang trồng các loại rau màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn Các loại rau cải, rau nhút, dưa leo, cà chua, bí đao, bí đỏ, là những loại rau màu được trồng nhiều ở các huyện Tiểu Cần, Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu Kè

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các nhà vườn trồng hoa và cây cảnh với diện tích ngày càng rộng, tập trung ở các huyện Tiểu Cần, Cầu Ngang, thành phố

Trà Vinh (xã Long Đức),

Năm 2020, diện tích trồng cây công nghiệp toàn tỉnh là 32 207 ha Cơ cấu cây công nghiệp của tỉnh gồm cây công nghiệp lâu năm là 23 821 ha và cây công nghiệp hàng năm là 8 386 ha

Cây công nghiệp lâu năm gồm dừa, ca cao, trong đó dừa là cây được trồng nhiều nhất với diện tích 23 698 ha (năm 2020), chủ yếu trên địa bàn các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành Năm 2020, sản lượng dừa đạt 308 747 tấn, cao gần gấp đôi so với sản lượng năm 2009 (171 428 tấn) Cây dừa có nhiều công dụng như sản xuất than hoạt tính (gáo dừa), ép dầu (cơm dừa), đệm (sơ dừa), đồ thủ công mĩ nghệ (gáo dừa và thân dừa), phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

Cây công nghiệp hàng năm gồm mía, cói, lạc (đậu phộng), Mía được trồng để sản xuất đường, bia rượu, nước ngọt Năm 2020, diện tích trồng mía toàn tỉnh đạt 1 689 ha, giảm gần 4 000 ha so với diện tích trồng mía năm 2009 Cây mía được trồng nhiều ở huyện Trà Cú với hơn 1 382 ha, chiếm gần 82% diện tích mía toàn tỉnh

Trong những năm gần đây, việc phát triển diện tích trồng cây ăn trái đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái với nhiều loại trái cây đặc sản như sầu riêng, măng cụt, nhãn, cam, quýt, xoài, chôm chôm, bưởi tập trung nhiều ở các huyện Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành Năm 2020, diện tích trồng cây ăn trái cả tỉnh đạt 18 351 ha, chiếm hơn 5% diện tích trồng trọt cả tỉnh

Thế mạnh và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của tỉnh Trà Vinh

— Nêu một số thế mạnh và hạn chế của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của tỉnh Trà Vinh

- Đềxuất được giải pháp để khắc phục các hạn chế và phát huy các thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ở tỉnh Trà Vinh? a Thế mạnh và hạn chế của ngành nông nghiệp © Thế mạnh

+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khá lớn Năm 2020, diện tích trồng cây lương thực có hạt đạt hơn 208 nghìn ha; diện tích trồng cây hàng năm hơn 255,4 nghìn ha; diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn trái đạt hơn 300 nghìn ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 41,4 nghìn ha với các sản phẩm nuôi trồng chính là tôm, cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản

+ Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, điều kiện sản xuất và công nghệ bảo quản hạn chế, chi phí sản xuất tăng cao và chưa thích ứng với biến đổi khí hậu

+ Chiu tác động của biến đổi khí hậu gây hạn hán, xâm ngập mặn trên diện rộng, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp

+ Thị trường tiêu thụ một số loại nông sản ngày càng khó khăn, các nước tăng cường áp dụng những biện pháp bảo hộ, hàng rào kĩ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam

+ Dich bénh trong lĩnh vực chăn nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ b Thế mạnh và hạn chế của ngành công nghiệp

Chiến lược, chủ trương của tỉnh Trà Vinh trong những năm gần đây:

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thông qua việc quy hoạch, đây mạnh đầu tư và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

+ Thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước bằng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên cơ sở tận dụng nguyên liệu và nhân lực dồi dào tại chỗ

+ Phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh như công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, ngành công nghiệp dệt may, giày da, chế biến các sản phẩm từ dừa,

+ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như: công nghiệp hoá chất, năng lượng tái tạo, cơ khí nông - ngư nghiệp, © Hạn chế + Lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp tuy nhiều nhưng chất lượng chưa cao, hiện khai thác chủ yếu ở các ngành thâm dụng nguồn nhân lực, thâm dụng tài nguyên, nguyên vật liệu tại chỗ,

+ Mẫu mã sản phẩm còn chậm cải tiến, nhiều sản phẩm còn gia công thủ công nhất là các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp gắn với nông nghiệp

+ Mức độ cạnh tranh sản phẩm trên thị trường còn thấp, tỉ lệ xuất khẩu chưa cao, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ,

1 Trình bày vai trò và tình hình phát triển, phân bố ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đối với phát triển kinh tế ở Trà Vinh? Hiện nay các ngành này có sự chuyển dịch như thế nào?

Nêu một số cây trồng và vật nuôi chủ yếu của tỉnh Trà Vinh Giải thích vì sao các loại cây trồng và vật nuôi đó trở thành những cây trồng, vật nuôi quan trọng của tỉnh

3 Cho biết những ngành công nghiệp nào có thế mạnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh?

Quan sát bảng 2.6, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng và nhận xét tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh Trà Vinh qua các năm 2016, 2018 và 2020

1 Tìm hiểu, nêu những ngành nghề có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở tỉnh Trà Vinh?.

Nêu một số sản phẩm của tỉnh Trà Vinh có giá trị xuất khẩu Việc phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nơi em sống có vai trò như thế nào đối với kinh tế

3 Sưu tầm hình ảnh, bài viết giới thiệu về những ngành công nghiệp, nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh Trà Vinh Chia sẻ bộ sưu tập này với các bạn trong lớp

O TINH TRA VINH

Kể tên một số ngành, nghề tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh

2 Theo em, người lao động trong tương lai cần chuẩn bị và rèn luyện như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của công việc? i

Hình 3.1 Cổng chào Công ty TNHH giày da Mỹ Phong, huyện Trà Cu

Đặc điểm nguồn lao động ở tỉnh Trà Vinh

— Trình bày đặc điểm của nguồn lao động ở tỉnh Trà Vinh

- Đặc điểm nào của nguồn lao động có thể khắc phục được trong thời gian ngắn? Đặc điểm nào cần khắc phục trong thời gian dài?

Trà Vinh là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ nên có nguồn lao động tương đối dồi dào

Năm 2020, dân số trung bình toàn tỉnh 1 009 940 người, trong đó: nam giới 497 045 người (chiếm 49,21%); nữ giới 512 895 người (chiếm 50,79%) Dân số khu vực thành thị 175 831 người (chiếm 17,41%); dân số nông thôn 834 109 người (chiếm 82,59%)

Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Trà Vinh là 550 028 người, chiếm 54,5% trong tổng dân số toàn tỉnh Trong đó tỉ lệ lao động nam đạt 62,6%, nữ 46,6% so với tổng số dân phân theo giới tính

Lực lượng lao động tuy đông nhưng trình độ lao động thấp so với cả nước Số lao động qua đào tạo chiếm khoảng 11,6% lực lượng lao động Tỉ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động bình quân năm 2020 ước tính 2,22%

Bảng 3.1 Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lén dang lam viéc trong nén kinh tế đã qua đào tạo phâm theo siới tính uà theo thành thị, nông thôn

Phân theo giới tính phn theo ĐIỆN thù

Nam L Tổng số nông thôn

Nam Nữ Thanh thi | Nong thon

Nguôn: Niên gidm thống kê tỉnh Trà Vinh qua các năm

Bảng 3.2 Lao động từ 15 tuổi trở lên dang lam viéc hang nam phan theo thành phản kinh tế

Năm Tổng số Nhà nước Ngoài Khu vực

Nhà nước nước ngoài „ xã

Nguôn: Niên gidm thống kê tỉnh Trà Vinh qua các năm

Tình hình sử dụng lao động ở tỉnh Trà Vinh

— _ Trình bày thực trạng việc làm của nguồn lao động tại tỉnh Trà Vinh

- Đề xuất một số biện pháp góp phần giải quyết những hạn chế về lao động, việc làm của tỉnh Trà Vinh hiện nay a Thực trạng việc làm

Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh 550 028 người, giảm 13 715 người so với năm 2019 Trong đó, lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước là 31 413 người (chiếm 5,7%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là 497 204 người (chiếm 90,4%); khu vực đầu tư nước ngoài là 21 411 người (chiếm 3,9%) Nguồn lao động của tỉnh còn hạn chế về tay nghề, trình độ và tác phong công nghiệp; phân bố chủ yếu ở nông thôn

Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 11,6%, giảm 0,2% so với năm 2019

Năm 2019, tỉ lệ lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp là 44,5%, công nghiệp - xây dựng là 24,1% và dịch vụ là 31,4%"™

Xu hướng chung của tỉnh là giảm tỉ lệ lao động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Đây là sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp là xu thế tất yếu, là nội dung quan trọng có tính chiến lược và đột phát trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm phát huy nguồn lực cho sự tăng trưởng va phát triển kinh tế — xã hội, cải thiện đời sống nhân dân

Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu lao động là đảm bảo cho mọi người lao động trong độ tuổi, có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc đều có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh bền vững; sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh để giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ngày càng hiệu quả hơn b Một số biện pháp giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm, đào tạo nghề là một trong những nội dung quan trọng, được xã hội quan tâm Đây cũng là mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra, là một trong những biện pháp bền vững nhất trong công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh Dưới đây là một số biện pháp chủ yếu góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm của tỉnh trong giai đoạn hiện nay: a /AESTS Sì

LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC

BIỂN KHAI THUC HIEN CHUGNG TRINH DU, sợi C CAI NGHỀ

BLAM VIEC GO H@™SINH, vi À gay)

Hình 3.2 Hoi thdo gioi thiéu viéc lam Hinh 3.3 Lé ki két hop tac trién khai thuc tai huyén Cang Long hién chuong trinh du hoc cao dang nghé va (Anh: Thanh Hién) lam viéc cho hoc sinh, sinh vién Tra Vinh tại CHLB Đúc

(Ảnh: Thanh Hiền) ® Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2020 su a

- Chú trọng công tác phân luồng tuyển sinh, đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm theo nhu cầu xã hội

- Xây dựng phần mềm quản lí hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh đồng bộ với hệ thống thông tin thị trường lao động cả nước

- Tăng cường chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực phi nông nghiệp, những ngành, nghề có năng suất lao động cao

— Quan tâm, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động, đầu tư các công trình phúc lợi xã hội phục vụ người lao động và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động

- Đa dạng các hình thức kết nối cung - cầu lao động; tạo cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề chuyển giao kĩ thuật, công nghệ tại các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số để tạo việc làm tại chỗ cho người lao động trong tỉnh.

Thị trường lao động ở tỉnh Trà Vinh trong tương lai

— Nêu các yêu câu cần thiết mà nguồn lao động cần trang bị để đáp ứng thị trường lao động ở Trà Vinh

- Nêu một số chính sách của tỉnh dành cho lao động ở địa phương

Trong tương lai, kinh tế tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát triển và khẳng định ở một số lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế là công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất dược phẩm, dệt may, giày da, hoá chất, Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục củng cố và đẩy mạnh phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp nhờ tận dụng các ưu thế của điều kiện tự nhiên thuận lợi

Do vậy, để kịp thời đáp ứng đầy đủ và yêu cầu về thị trường lao động tỉnh Trà Vinh, người lao động và người sử dụng lao động cần phải giải quyết hiệu quả các nhóm giải pháp lâu dài như sau:

Triển khai chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển thị trường lao động;

Hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động;

Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm nhằm kết nối cung - cầu lao động;

Phát triển mạng lưới an sinh và bảo hiểm;

Tăng cường kết nối thị trường lao động trong, ngoài tỉnh và ngoài nước (xuất khẩu lao động), hỗ trợ phát triển các thị trường sử dụng lao động yếu thế trong xã hội;

- Nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động; rà soát, điều chỉnh các quy định có liên quan về cung - cầu lao động, kết nối cung - cầu lao động để phù hợp với quy luật của thị trường lao động và phù hợp với lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động Thực hiện các chương trình, để án, kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm, khuyến khích tham gia thị trường lao động cho các nhóm lao động yếu thế, như: người khuyết tật; người lao động dân tộc thiểu số; lao động bị thu hồi đất ở khu vực nông thôn; lao động nữ trên 35 tuổi; học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học và hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Xây dựng được hệ thống dự báo nguồn lao động (lực lượng lao động) tiếp tục được bổ sung cho thị trường lao động thời gian tới Đồng thời, tăng cường hạn chế di cư lao động của tỉnh qua các tỉnh khác, có chính sách thu hút lao động có tay nghề cao từ các tỉnh khác vào Trà Vinh

Nhu cầu tìm việc làm sẽ tập trung vào ngành, nghề có nhu cầu lớn trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: Sản xuất, dịch vụ công nghệ, văn phòng, dịch vụ logistic, công nghệ thông tin, Cùng đó là các chính sách tuyển dụng linh hoạt; có sự cạnh tranh giữa người lao động mới và lực lượng lao động có kinh nghiệm và có nhu cầu thay đổi công việc; tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống do nhu cầu lao động tìm việc có xu hướng tăng

Em hãy nêu những biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở tỉnh Trà Vinh

Tìm hiểu và cho biết những địa phương nào ở tỉnh Trà Vinh mang đến cơ hội việc làm lớn cho người tìm việc? Những địa phương này mang đến cơ hội việc làm cho người lao động như thế nào? Lấy ví du minh hoa.

CONG DONG CAC DAN TOC

Đời sống vật chất va tinh thần của người Kinh, Khmer và người Hoa ở Trà Vinh

Đời sống vat chat va tinh than của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh rất phong phú và đa dạng, thể hiện qua các khía cạnh như: văn hoá, ẩm thực, trang phục, nhà ở, hệ thống các di tích đình chùa, miếu, công cụ sản xuất, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được kế thừa, giữ gìn, bảo tồn, phát triển qua nhiều thế hệ và được lưu giữ, phổ biến, tiếp tục đến ngày nay a Người Kinh © Ẩm thực Ẩm thực của người Kinh ở Trà Vinh có sự dung hoà trong cách chế biến của các miền Món ăn được chế biến để giảm vị cay của người miền Trung, bớt vị mặn của người miền Bắc và mang vị ngọt ngọt của người miền Nam Trong các dịp lễ, tết, giỗ chạp của dòng họ, gia đình, người Kinh thường chuẩn bị các món ăn sử dụng nguyên liệu của địa phương như: canh khổ qua dồn, gà hoặc vịt nấu cà ri, các món gỏi trộn như: ngó sen, bắp cải, củ Hình 4.1 Món ăn risày Tết cải trắng, củ cà rốt, Đặc biệt, trong mâm của người Kinh ở Trà Vinh cơm ngày tết của người Kinh thường có (Ảnh: Cao Thị Thu Thủy) các món bánh tét, bánh ít, gà kho gừng, các món kiệu, đu đủ ngâm chua ngọt,

Về thức uống, người Kinh thường dùng trà xanh, các loại nước nấu từ các lá thuốc nam, đậu rang, râu bắp,

Trong ngày lễ, tết hoặc một số ngày lễ quan trọng của gia đình, trước đây người Kinh ở Trà Vinh thường mặc trang phục truyền thống như áo dài, khăn đóng đối với nam giới, áo dài đối với nữ giới Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, người Kinh thường sử dụng bộ đồ bà ba hoặc các loại trang phục như quần tây, áo sơ mi, các loại áo kiểu, váy, © Nhà ở

Tuỳ vào hoàn cảnh mỗi gia đình mà nhà ở của người Kinh tại tỉnh Trà Vinh có diện tích, cấu trúc và vật liệu xây dựng khác nhau Tiêu biểu cho lối kiến trúc nhà truyền thống của người Kinh là loại nhà ba gian hai chái, nhà chữ Nhị (Z) hoặc chữ Cong (2),

_ % có kết cấu khung nhà bằng gỗ, nền lót gạch, mái lợp ngói hoặc lá Cấu trúc nhà chia làm hai phần: phần trước để thờ cúng tổ tiên (thường bố trí ở gian giữa) và tiếp khách, phần sau dùng để sinh hoạt Ngày nay, ở khu vực thành thị và nông thôn, do diện tích hạn chế nên kiểu nhà phổ biến nhất là nhà ống với vật liệu là gạch và bê tông © Lễ hội

Trong một năm, người Kinh ở Trà Vinh có nhiều lễ, Tết như: Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, lễ Vu lan, Tết Trung thu, trong đó, tết Nguyên đán có quy mô lớn và thời gian kéo dài nhất Ngoài ra, cộng đồng người Kinh ở Trà Vinh hàng năm còn tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến tín ngưỡng của nhân dân như lễ hội Nghinh Ông, lễ Hạ Điền, lễ Thượng Điền, lễ giỗ Bác Hồ, để tưởng nhớ công ơn của các Bae TIỀN nhân và cau mong cho Hình 4.2 Lé hoi Nghinh Ông mọi người một năm mưa thuận, gió hoà, tại thị trấn Mỹ Lơng, huyện Câu Ngang `" hye se eae mùa màng bội thu, gia đình hoà thuận, (Ảnh: Bá Thị) yên ấm, hạnh phúc, b Người Khmer

Hàng ngày, người Khmer ở Trà Vinh thường dùng các món ăn được chế biến từ các nguyên liệu như rau, đậu, bầu, bí, tôm, cá, thịt, cùng một số loại gia vị và nước cốt dừa để nấu, luộc, xào, kho, làm mắm, Các món ăn mang hương vị đặc trưng và thường được người Khmer sử dụng là mắm bò hóc (prahok), canh bồi, mắm chua, bún nước lèo,

Hình 4.3 Bánh tét Trà Cuôn Hình 4.4 Bún nước lèo

(Ảnh: Thạch Sa Quên) (Ảnh: Văn Trọng)

Vào các dịp lễ, Tết, người Khmer thường làm bánh tét, bánh tét cốm dẹp, bánh gừng, bánh chuối, bánh in, bún nước lèo để dâng cúng ở chùa, ở nhà và tiếp khách

Về thức uống, hàng ngày người Khmer thường dùng các loại thức uống được nấu từ lá cây, nước thốt nốt, hoặc nước đun sôi để nguội

Trước đây, trong lao động hoặc sinh hoạt hằng ngày, đàn ông Khmer thường mặc quần áo bà ba đen hoặc trắng, quấn khăn rằn quanh đầu hoặc ở trần và vận xà rông kẻ sọc hay dệt hoa văn ô vuông

Phụ nữ thường mặc váy kín, quấn quanh thân từ hông và vắt về một phía, gấu váy cao trên cổ chân hoặc mặc quần áo bà ba nhuộm đen cùng chiếc khăn rằn đội đầu

Trong những ngày lễ lớn người Khmer thường mặc xăm pốt (tấm vải rộng quấn quanh thân từ hông xuống ngang đùi, Hình 4.5 Đám cưới của nguoi Khmer phần vải phía sau kéo luồn giữa hai chân 6 Tra Vinh (Anh: Phu Minh) vắt ra phía trước rồi giắt lại ở hông thành một loại như chiếc quần ngắn, rộng lùng thùng); phụ nữ lớn tuổi thường mặc áo dài may bít tà, thùng áo rộng và dài ngang dưới gối, cổ áo xẻ trước, hai tay áo chặt, hai bên sườn ghép thêm bốn miếng vải từ nách đến gấu áo và quần đen?), Ngày nay, người Khmer ở Trà Vinh thường mặc y phục như người Kinh

Trong lễ cưới, trước đây chú rể mặc xà rông và áo màu đỏ, cổ cứng, cài cúc trước ngực; cô dâu mặc xăm pốt màu tím hồng, áo dài thắm tăm pông màu đỏ thẫm, quàng khăn trắng, đội mũ cổ truyền hay loại mũ có hình dáng tháp nhọn như chiếc vương miện nhỏ Ngày nay, chỉ có một số đám cưới, cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, còn lại mặc váy áo cưới như người Kinh © Nhà ở

Người Khmer chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp nên nhà ở của người Khmer có quan hệ chặt chẽ với cảnh quan nông thôn Ngày xưa, người Khmer sống chủ yếu tập trung ở trên đất giồng cao, mặt bằng nền nhà được chọn trên mặt giồng với lớp cát pha Trước đây, nhà của người Khmer làm đơn giản, mái lợp bằng lá dừa nước, ít nhà lợp ngói Nhà thường làm theo kiểu mái dài về phía sau Người Khmer thường dùng con số lẻ để định ® Mạc Đường (Chủ biên), Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long NXB KHXH, Hà Nội; 1991

Phan Thị Yến Tuyết, Nhà ở - Trang phục —- Ăn uống của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

NXB KHXH, Hà Nội; 1993 s s Tố. chiều cao 5 m, 7 m và cửa thường quay về hướng đông, nhưng ngày nay thì thường quay ra trục giao thông

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của người Khmer khá đơn giản Phần lớn cư dân làm nhà đất giống như người Kinh, người Hoa Cách sắp đặt, tổ chức nhà ở nhìn bên ngoài có cảm giác không khác gì nhà người Kinh Nhưng nghiên cứu, tìm hiểu kĩ thì sự bố trí có nhiều điểm riêng, mang đậm tập quán sinh hoạt của người Khmer Bộ khung nhà khá chắc chắn, trong nhà được bài trí như sau: Nhà chia làm hai phần theo chiều ngang, một phần làm nơi ở, phần dành cho bếp núc Phần dành để ở lại chia thành hai phần theo chiều dọc: phần phía trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bên cạnh thường có tủ kính đựng những chiếc gối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùng khi có khách đến chơi Sau bộ bàn ghế tiếp khách là bàn thờ Phật Nửa sau, bên phải là buồng của vợ chồng chủ nhà, bên trái là phòng của con chủ nhà Sự bố trí tuy đơn giản như vậy nhưng không được phép tuỳ ý thay đổi

Ngôi nhà của người Khmer được phân loại dựa vào cấu trúc, quy mô và theo số lượng gian của ngôi nhà mà người ta phân loại thành nhà một gian, nhà hai gian, nhà ba gian © Lễ hội

Người Khmer có nhiều loại hình lễ hội được tổ chức hằng năm như: lễ hội gắn với sản xuất và tôn giáo, lễ nghi nông nghiệp, nghi lễ vòng đời

NHÀ Ở TRUYÊN THỐNG

Một số đặc điểm của nhà ở truyền thống tại tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là một trong những tỉnh thành của Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi tương đối dày Vì vậy, nhà của cư dân Trà Vinh xưa thường phân bố dọc theo ven hai bờ các con sông, rạch, kênh đào, ven các giồng cát, ít khi tụ lại thành khu dân cư, ngoại trừ những nơi có xóm nghề truyền thống hoặc nơi họp chợ mua bán hàng hoá, nông sản Loại hình cư trú này giúp cho cư dân sinh sống nơi đây thụ hưởng được nguồn hơi nước mát mẻ từ sông rạch, gần gũi với thiên nhiên, thuận lợi trong việc sử dụng nguồn nước sông làm nước sinh hoạt, sản xuất Cư trú gần sông, rạch cũng thuận lợi trong việc đánh bắt cá, tôm làm nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân

Bên cạnh hệ thống sông ngòi, kênh rạch thì các cù lao, cồn cát trên sông cũng là điểm nhấn trong việc lựa chọn vùng cư trú ven sông, rạch của cư dân Trà Vinh xưa Mỗi hộ gia đình thường có khu vườn rộng, nhiều cây xanh ngăn cách nhau bởi một con kênh, ao nhỏ,

Bố cục không gian nhà ở truyền thống được phân bố: nhà trước, nhà sau, sân, vườn, ao rất chặt chẽ về mặt sinh hoạt, đồng thời mang tính mở thể hiện sự gần gũi, chan hoà giữa con người với môi trường và thiên nhiên cũng như trong quan hệ cộng đồng làng, xóm Nét đặc trưng chung của các ngôi nhà cổ là nhà cửa thông thoáng thể hiện tính hào sảng, cởi mở như tấm lòng của cư dân vùng đất Nam Bộ

Cho biết một số đặc điểm của nhà ở truyền thống ở tỉnh Trà Vinh Nhà em đang ở có những đặc điểm nào trong các đặc điểm chung của nhà ở truyền thống?

Người ta phân loại nhà ở truyền thống ở Trà Vinh dựa trên các tiêu chí nào? Nhà em thuộc loại nào trong các loại nhà truyền thống ở Trà Vinh?

2.1 Nhà ba gian hai chái (nhà rội) © Về kết cấu kiến trúc

Nhà ở nông thôn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trước đây thường là kiểu ba gian hai chái (nhà rội), cột chôn xuống đất hoặc kê trên gạch, đá Nhà ba gian hai chái

Xu có kết cấu đơn giản Bộ khung chịu lực có cột cái, cột hàng nhì và cột hàng ba Rội trong tiếng Việt cổ có nghĩa là “thêm” Vì vậy, một ngôi nhà rội thường có cột hàng nhì, hàng ba nhưng khi cần mở rộng thêm không gian sinh hoạt của ngôi nhà thì chủ nhân có thể nối thêm cột hàng tư Nhà ba gian hai chái là kiểu nhà ba gian có 4 mái với 2 mái chính trước, sau hai mái phụ 2 đầu hồi gọi là 2 chái nhà Mỗi chái nhà gồm có một hàng cột con (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay quanh vuông góc với hàng cột trong các gian chính Nhà có gian chính giữa là nơi thờ cúng và đặt bàn ghế tiếp khách, 1 gian bên phải được chia làm hai phần bởi vách ngăn ở hàng cột cái, bên trong là buồng ngủ của chủ nhà, phía ngoài thường kê giường dành cho khách Hai chái là 2 phòng ngủ nhỏ ở đầu nhà, đây là phòng ngủ nhỏ hoặc là nơi chất chứa lương thực đồ đạc Thường thì gian chính sáng và rộng hơn 2 chái

Hình 5.3 Hình uẽ mô phỏng kiến trúc Hình 5.4 Hình uẽ mô phỏng kiến trúc nhà tội nhà ba gian hai chái trái tôn

(Ảnh: Ban biên soạn) (Ảnh: Ban biên soạn)

O Về vật liệu xây dựng

Trước đây, nhà rội ở vùng nông thôn Trà Vinh thường là nhà mái lá, khung gỗ đơn sơ, vật liệu xây dựng chủ yếu là từ các loại cây có sẵn tại địa phương Cột nhà thường làm bằng các loại cây gỗ như mù u, sắn, trâm bầu, cau, dừa, tre, gọi chung là gỗ tạp kém bền chắc, lại khó tạo tác nên ngôi nhà đẹp Mái nhà đa số đều sử dụng lá dừa nước chằm hoặc lá xé để lợp, thỉnh thoảng mới có nhà lợp tole (tole kẽm, tole fifro xi măng), hiếm có nhà lợp ngói đỏ Vùng Trà Vinh không sử dụng các loại vật liệu khác như vỏ tràm, tranh, rơm để lợp nhà Đa phần đòn tay sử dụng là các loại tre Rui làm bằng thân cau hay tre chẻ thành từng thanh nhỏ Vách nhà dừng bằng lá dừa nước hoặc bằng vách ván xẻ ra từ các loại gỗ tạp Nền nhà được đắp bằng đất phù sa (đất thịt có pha cát) hoặc lót gạch tàu Có khi nền được đắp bằng đất ướt vừa đào dưới ao lên, thoa láng bề mặt Do tác động của sinh hoạt trong nhà nên một thời gian sau nền nhà sẽ xuất hiện nhiều chỗ lồi lõm, nứt nẻ Khi có điều kiện kinh tế tốt hơn, người dân cất nhà ba gian hai chái bằng gỗ tốt hay bằng các loại vật liệu bền và kiên cố, hiện đại hơn

Hình 5.5 Nha chit Dinh mdi ld Hình 5.6 Nhà chữ Đỉnh mái tôn

(Ảnh: Huỳnh Trung Thông) (Anh: Thanh Phong)

Hình 5.7 Nhà chữ Đĩnh hiện nay

(Ảnh: Thanh Phong) © Về kết cấu kiến trúc

Nhà chữ Đinh là kiểu nhà có 2 căn, một căn trên sẽ nằm ngang và một căn khác sẽ nằm dọc theo hình dáng chữ Đinh trong tiếng Hán ('T) Nhà chữ Đinh là kiểu nhà có hai căn với căn nhà trên nằm ngang, căn dưới nằm xuôi, đòn dông của hai căn này được thiết kế thẳng góc với nhau Đặc điểm của nhà chữ Đinh đó là cửa cái của nhà trên trổ theo chiều dài của ngôi nhà, còn cửa cái của nhà dưới sẽ trổ theo chiều rộng Do đó cửa cái ở nhà trên và nhà dưới sẽ được mở ra cùng một hướng, có chung mái hiên trước, tạo được sự đồng nhất cho toàn bộ ngôi nhà

Nhà trên được thiết kế với diện tích rộng, đây là nơi thờ cúng, tiếp khách Phòng khách sẽ chiếm toàn bộ không gian nửa phía trước của nhà trên Còn hai gian chái phần phía sau sẽ là hai buồng ngủ

Phần nhà dưới được thiết kế là nơi sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình như ăn uống, nấu nướng, để đồ đạc, lương thực, Ngày xưa, nhà dưới còn được bố trí là nơi sinh hoạt chủ yếu hay là phòng ngủ cho phụ nữ hoặc trẻ nhỏ trong gia đình

O Về vật liệu xây dựng

Trước đây, vật liệu xây nhà chữ Đinh ở Trà Vinh thường là gạch, ngói và gỗ Hiện nay, người ta thường sử dụng gạch, bê tông và tôn để xây dựng Dù nhà bằng vật liệu bán kiên cố hay kiên cố thì phần lớn nhà chữ Đinh tại đều có phần nhà làm cầu nối, tức là có phần trung gian nối giữa nhà trên và nhà dưới thành một tổng thể không tách rời nhau.

Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống

- Hãy đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của nhà ở truyền thống của tỉnh Trà Vinh

Nhà ở truyền thống ở Trà Vinh là di sản vat chat va tinh than quy bau, mang tinh đặc trưng của vùng đất Trà Vinh Vì vậy, tất cả các tổ chức, cá nhân, cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống của tỉnh Trà Vinh

Tổ chức sưu tầm, giới thiệu, trưng bày và nâng cao nhận thức của cộng đồng để người dân hiểu, tự hào, trân trọng di tích nhà ở truyền thống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu những nét kiến trúc độc đáo của các ngôi nhà xưa, nhà cổ đến người dân nhất là khách du lịch Hướng dẫn chủ sở hữu các ngôi nhà cổ, nhà xưa cách thức bảo quản, trùng tu, tôn tạo, để có thể sử dụng lâu dài và có thể kết hợp với khai thác phục vụ du lịch; thực hiện tốt Luật Di sản Văn hoá để giữ gìn, phát huy vốn di sản nhà cổ, nhà xưa

Phát huy năng lực, sở trường của học sinh về các lĩnh vực mĩ thuật, lịch sử, định hướng học những ngành nghề có liên quan đến kiến trúc, văn hoá, công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhà truyền thống Đưa nội dung giáo dục di sản nói chung và hệ thống nhà ở truyền thống tại Trà Vinh nói riêng vào dạy trong trường phổ thông bằng nhiều hình thức khác nhau: tham quan, trải nghiệm, dạy học dự án, , góp phần hình thành ý thức bảo tồn, phát huy giá trị của di sản trong mỗi học sinh

Nhà cổ Câu Kè (hay còn goi la nha co Huynh Ky) toa lac tai Khom 2, thị trấn Cau Ke, huyén Cau Ke, tinh Tra Vinh la mot trong nhung ngoi dinh thu dep nhat miền Tây Nam Bộ Đến thăm nhà cổ Câu Kè, bạn không chỉ nhìn ngắm những công trình điêu khác, hội hoạ tuyệt mĩ mà còn được hiểu thêm về lịch sử của tỉnh Tra Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung vào thế kỉ XX

Ngôi nhà của Đốc phủ sứ Hàm Huỳnh Kỳ được bắt đầu xây dựng từ năm 1924 theo bản thiết kế của các kiến trúc sư người Pháp Mặc dù chịu sự tác động của văn hoá phương Tây nhưng với nẻ nếp của gia đình, với truyền thống văn hoá phương Đông, nên khi cất nhà Huỳnh Kỳ rất chú trọng đến việc chọn vị trí, chọn hướng

Hinh 5.8 Cong sau nha co Cau Ke Hình 5.9 Mặt trước nhà cổ Cầu Ke

(Ảnh: Thanh Phong) (Ảnh: Thanh Phong)

Nhà cổ Cầu Kè gỏm ngôi nhà chính và một số công trình khác như: rào cong, nhà sau, nhà kho, Mặt bằng tổng thể ngôi nhà được phân bố như sau: Ngôi nhà chính nằm theo chiều dọc ở trung tâm, nhà sau nằm theo chiều ngang sau ngôi nhà chính và nối liền với ngôi nhà chính bằng một đường dẫn Nhà kho nằm theo chiều đọc từ ngoài cổng nhìn vào ở phía bên trái ngôi nhà chính Bao bọc khuôn viên ngôi nhà là hàng rào với các cổng ra vào

{) Nguén: Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Trà Vinh

Rào cổng được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kiểu thượng song hạ bảng

Trụ rào, trụ cổng làm bằng gạch, song rào, cửa cổng bằng thép Cổng có hai cửa ra vào, một của chính, một cửa phụ Bước vào cổng là khoảng sân khá rộng sử dụng để trông hoa kiểng Qua khỏi khoảng sân đến ngôi nhà chính Nhà chính được xây dựng hình chữ nhật, chiều dài 20 m, chiều rộng 18 m, có đường nét cổ kính, với nhiều loại hoa văn, gạch, phù điêu trang trí khác nhau bên trong và bên ngoài ngôi nhà, mang dấu ấn văn hoá riêng theo phong cách trang trí tiêu biểu của kiến trúc Pháp

Nội thất ngôi nhà gồm 05 gian chia làm hai phần, bên ngoài là phòng khách bên trong là phòng nghỉ Vách va tran nhà đều trang trí bằng những phù điêu và hoa văn với nhiều hoa tiết tỉnh xảo Tất cả các vật dụng như gạch lát hay các vật dụng trang trí khác đều được chuyển về từ nước Pháp, cho thấy rằng ngôi nhà là tiêu biểu cho lối điêu khác và hội hoa phát triển lúc bấy giờ Đặc biệt, trần của ngôi nhà không làm bằng bê tông cốt thép mà sử dụng gỗ làm khung sườn rồi dùng lưới kẽm mắc vào khung gỗ và đắp vào một hỗn hợp vôi vữa Từ trần đến mái nhà là một khoảng không cách nhiệt có các lỗ thông gió, vì vậy luôn tạo cho ngôi nhà mát mẻ

Hình 5.10 Hình nổi trên mái nhà

Hình 5.11 Vách uà trần nhà trang trí nhiều hoa tiết tỉnh xảo

Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, ngôi nhà còn là một công trình đặc sắc về điêu khắc, hội hoạ Các tượng, phù điêu trên mái, trên các đầu cột, vòm cửa, cửa sổ; các bức hoa trên vách, trên trân; cách sử dụng gạch men với nhiều loại hoa văn để trang trí phần sảnh, vách ngoài và sàn nhà đã tạo cho công trình nét độc đáo riêng

Nhà cổ Câu Kè là một minh chứng cho lịch sử phát triển kiến trúc Việt Nam, là thời kì chuyển tiếp giữa kiến trúc truyền thống sang kiến trúc hiện đại Ngôi nhà cũng là một chứng tích cho một giai đoạn lịch sử của vùng đất Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung trong những thập niên đâu thế ki XX Nam 2011, nha co Cau Kè đã được tỉnh Trà Vinh công nhận Di tích văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật cấp tỉnh

Nhà ở truyền thống Trà Vinh là di sản vật chất và tinh thần quý báu, mang tính đặc trưng của vùng đất này, được lưu giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ

Hệ thống nhà ở truyền thống khẳng định các giá trị tiêu biểu, được cộng đồng thừa nhận như sau:

— Giá trị về khoa học, lịch sử, văn hoá;

Giá trị giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước;

Giá trị về hội nhập, giao lưu văn hoá

Chia sẻ với bạn về một số biên pháp bảo tồn và phát huy giá trị của nhà cổ truyền thống ở tỉnh Trà Vinh

Sưu tầm các bài báo, tranh ảnh giới thiệu về các ngôi nhà cổ ở Trà Vinh mà em biết Chia sẻ tư liệu với các bạn trong lớp

2 Thao luận với các bạn về hình thức và nội dung để giới thiệu những ngôi nhà truyền thống ở Trà Vinh đến công chúng

CÁC NHAC Si TIEU BIEU

O TINH TRA VINH âymucrieu ơ ® Nêu được những nét chính vẻ cuộc đời và thành tựu âm nhạc của một số nhạc sĩ tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh ® Nghe và nêu cảm nhận vẻ một số ca khúc của các nhạc sĩ ở tỉnh Trà Vinh ® Biết hát đúng giai điệu, lời ca một bài hát về Trà Vĩnh ở trong và ngoài nhà trường ÔQĐ9900000906000060060000060000006000000000009000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000009000009000000900000009000000000006006%6,

— Nghe va biéu lộ cảm xúc theo nhịp điệu và tính chất âm nhạc của bài hát Viếng đền Bác

— Nêu cảm nhận của em sau khi nghe hát bài hát Viếng đền Bác

Bài hát Viếng dén Bác của nhạc sĩ Trần Đương có giai điệu mềm mại, nhẹ nhàng, mang đậm âm hưởng dân ca Nam Bộ Nội dung của bài hát thể hiện niềm thương nhớ, kính yêu và lòng biết ơn vô hạn của tác giả đối với Bác Hồ kính yêu

Ai về ai về Long Đức Tra Vinh đến ghé

Câu hò câu hò Long Đức Cửu Long vẫn ngâm thăm ngôi đền Še thờ Bác kính yêu Người ở đây sắc son trong lòng nga bên đền thờ Bác kính yêu Mặc thời gian tháng năm mãi dần dan, như rặng dừa xanh tháng năm không phai tàn Ho o trôi, nhưng vạn đời sau khắc ghi công ơn Người Hd o

4 ơi! Lời Bác mênh mông như sóng trùng dương lrá tim ơi! Đồng lúa bao la thẳng cánh cò bay Đứng trước ngôi hồng vì nước quên thân Hò Ơ oi! dén nước mắt không vơi Ho ao oi!

Isi = Bac ghi su bao dặm trường chỉnh mãi soi đường Lời Bác năm xưa đang giục giã đàn con tiến bước đường nước non hùng ví Và hôm nay cuộc đời vui

Bác đã vạch ra Da di xa nhưng Người còn mãi

„ a? N: ^ hát tên Người (Câu) với muôn „nhà.

Nhạc sĩ Trúc Phương

1 Nêu những nét chính về cuộc đời và đóng góp của nhạc sĩ Trúc Phương trong lĩnh vực âm nhạc.

Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương (1933 - 1995) tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hoà, huyện Cầu Ngang, tỉnh Vĩnh Bình (nay là tỉnh Trà Vinh) Cha ông từng là nghệ sĩ hát bội nên ông được ảnh hưởng tình yêu nghệ thuật từ cha

Trong rất nhiều nhạc sĩ đã thành danh từ trước năm 1975, có thể nói rằng nhạc sĩ Trúc Phương là tên tuổi lớn nhất của dòng nhạc bolero với rất nhiều ca khúc nổi tiếng được công chúng yêu mến suốt 60 năm qua

Ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng với hai xu hướng chủ để chính là viết về cảnh sắc, sinh hoạt ở thôn quê và tình yêu đôi lứa Nhạc sĩ Trúc Phương có gần 70 ca khúc nổi tiếng qua nhiều thập kỉ, tiêu biểu như:

Tình thắm duyên quê, Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Tàu đêm năm cũ, Chín dòng sông hò hẹn, Trà Cú trong những tình mật ngọt, Hầu như bài hát nào của ông cũng có một sức sống bền bỉ cho đến ngày hôm nay và ở bất cứ nơi nào có người Việt sinh sống

Nhạc sĩ Trúc Phương mất năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Phố Thu

Q9 hhằ°eeseeese°eeseeeoee°°eo°°eo°°eo°°ee°eâeo°đee°eâee@

Nêu những nét chính về cuộc đời và đóng góp của nhạc sĩ Phố Thu trong lĩnh vực âm nhạc

2 Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương (1933 - 1995) tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hoà, huyện Cầu Ngang, tỉnh Vĩnh Bình (nay là tỉnh Trà Vinh) Cha ông từng là nghệ sĩ hát bội nên ông được ảnh hưởng tình yêu nghệ thuật từ cha

Trong rất nhiều nhạc sĩ đã thành danh từ trước năm 1975, có thể nói rằng nhạc sĩ Trúc Phương là tên tuổi lớn nhất của dòng nhạc bolero với rất nhiều ca khúc nổi tiếng được công chúng yêu mến suốt 60 năm qua

Ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng với hai xu hướng chủ để chính là viết về cảnh sắc, sinh hoạt ở thôn quê và tình yêu đôi lứa Nhạc sĩ Trúc Phương có gần 70 ca khúc nổi tiếng qua nhiều thập kỉ, tiêu biểu như:

Tình thắm duyên quê, Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Tàu đêm năm cũ, Chín dòng sông hò hẹn, Trà Cú trong những tình mật ngọt, Hầu như bài hát nào của ông cũng có một sức sống bền bỉ cho đến ngày hôm nay và ở bất cứ nơi nào có người Việt sinh sống

Nhạc sĩ Trúc Phương mất năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Q9 hhằ°eeseeese°eeseeeoee°°eo°°eo°°eo°°ee°eâeo°đee°eâee@

1 Nêu những nét chính về cuộc đời và đóng góp của nhạc sĩ Phố Thu trong lĩnh vực âm nhạc.

Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Phố Thu

Nhạc sĩ Phố Thu tên thật là Trầm Bửu Hoài, sinh năm 1945 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh Ông còn có các bút danh khác là Phụng Anh, Phố Hoài,

Nhạc sĩ Phố Thu là một trong số ít hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cửu Long trong những ngày đầu mới thành lập Ông từng là Chi hội phó Chi hội Âm nhạc thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh

Các ca khúc của nhạc sĩ Phố Thu chủ yếu hướng vào để tài quê hương và tình yêu đôi lứa; ngoài ra ông còn sáng tác một số ca khúc dành cho thiếu nhi

Nhạc sĩ Phố Thu Trong suốt sự nghiệp sáng tác, nhạc sĩ Phố Thu đã viết trên 1 200 ca khúc, đã in được các tuyển tập ca khúc như:

Hát với quê hương, Còn đó tiếng thu xưa, Lạc vào cõi thơ, Tình ca quê hương, Tình khúc, Nhiều ca khúc của ông được sử dụng thu âm và trình diễn ở trong và ngoài nước như: Lý con sáo Trà Vinh, Hát nữa đi em, Chân dung Hà Tiên, Đêm phương Nam nghe câu hò Huế, Một thoáng duyên quê, Nhiều ca khúc của nhạc sĩ Phố Thu đã đạt giải thưởng trong các cuộc thi sáng tác như: ca khúc Về đồng bằng nhớ Thất Sơn đạt giải Khuyến khích cuộc thi sáng tác ca khúc do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang tổ chức năm 1993; ca khúc Đêm phương Nam nghe câu hò Huế đạt giải Nhì cuộc thi sáng tác do Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế tổ chức năm 1995; ca khúc Ao Bà Om bức tranh huyền thoại đạt giải Nhì cuộc thi sáng tác ca khúc do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh tổ chức năm 1995; ca khúc Điện về quê em đạt giải Khuyến khích cuộc thi sáng tác ca khúc do Hội Văn học Nghệ thuật Sóc Trăng tổ chức năm 1997

Nhạc sĩ Phố Thu hiện sinh sống tại ấp Lê Văn Quới, xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

Nhạc sĩ Trần Đương

3 Nêu những nét chính về cuộc đời và đóng góp của nhạc sĩ Trần Đương trong lĩnh vực âm nhạc.

Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Trần Duong

Nhạc sĩ Trần Đương có tên đây đủ là Trần Văn Đương, sinh năm 1949, quê ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Ông là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Nhạc sĩ Trần Đương tốt nghiệp Trung cấp sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những nhạc sĩ tiên phong trong hoạt động âm nhạc của tỉnh Trà Vinh Thể loại sáng tác chính của nhạc sĩ Trần Đương là ca khúc mang âm hưởng dân ca Xuyên suốt trong các sáng tác của ông là hình ảnh quê hương đất nước với chất liệu âm nhạc dân ca Nam Bộ và giai điệu trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng

Ca khúc của nhạc sĩ Trần Đương đa dạng về nội dung, chủ đề, tiêu biểu như: Hương dừa bay, Viếng đền Bác, Tượng đài người mẹ,

Hình 6.3 Nhạc sĩ Trần Đương là thương binh hạng 2/4, hiện nay Nhạc sĩ Trân Duong ông đang sống tại Phường 6, thành phố Trà Vinh Những đóng góp của ông trong sáng tác và hoạt động âm nhạc đã để lại dấu ấn đáng trân trọng đối với nền văn học - nghệ thuật của quê hương Trà Vinh thân yêu.

Nhạc sĩ Thanh Hải

1 Nêu những nét chính về cuộc đời và đóng góp của nhạc sĩ Thanh Hải trong lĩnh vực âm nhạc.

Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Thanh Hải

Nhạc sĩ Thanh Hải tên thật là Huỳnh Thanh Hải, ông sinh năm 1949 tại ấp Cồn Ông, xã Trường Long Hoà (nay thuộc xã

Dân Thành, thị xã Duyên Hải) tỉnh Trà Vinh Ông là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam Thể loại sáng tác chính của nhạc sĩ Thanh Hải là ca khúc và ca cổ (cổ nhạc)

Năm 1962, ông theo đoàn văn công biểu diễn trong tỉnh và quân khu Tây Nam Bộ để phục vụ chiến sĩ, đồng bào trong vùng giải phóng Khi về công tác tại Đoàn Cải lương Ánh Hồng, tỉnh Trà Vinh, ông đã học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 1968

Hình 6.4 Sau năm 1975, ông về làm công tác sáng tác tại Tiểu ban Nhạc sĩ Thanh Hải Văn nghệ tỉnh Cửu Long, năm 1979 về Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cửu Long, năm 1981 về Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Châu Thành, tỉnh Cửu Long.

Nhạc sĩ Thanh Hải có một số ca khúc tiêu biểu như: Chào chiến công tiểu đoàn Quyết thắng, Hồ Thị Nhâm sống mãi, Người con gái Khmer, và một số ca khúc đạt giải như:

Noi gương Bác đạt giải B cuộc vận động sáng tác ca khúc về chủ đề học tập và làm theo

“Tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Trà Vinh phát động giai đoạn 2018 - 2020

Nhạc sĩ Thanh Hải là thương binh hạng 1/4, hiện ông đang sống tại xã Song Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh Trong quá trình hoạt động cách mạng và sáng tác, ông đã nhận được nhiều Huân chương và Huy chương như: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (hạng Nhì), Huân chương Quyết thắng (hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba), Huy chương Chiến sĩ của Bộ Văn hoá tặng năm 1986

Hiện nay, tuy đã lớn tuổi nhưng nhạc sĩ Thanh Hải vẫn tham gia hoạt động tại Chỉ hội Âm nhạc thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh và Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam Ông luôn đi đầu trong việc hưởng ứng các cuộc vận động sáng tác do Trung ương và địa phương phát động.

Nhạc sĩ Bảo Sơn

1 Nêu những nét chính về cuộc đời và đóng góp của nhạc sĩ Bảo Sơn trong lĩnh vực âm nhạc.

Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Bảo Sơn

Nhạc sĩ Bảo Sơn tên thật là Nguyễn Thành Bảy, sinh năm

1961 tại xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Nhạc sĩ Bảo Sơn tham gia hoạt động biểu diễn và sáng tác từ năm 1992 tại Trung tâm Văn hoá tỉnh Trà Vinh Năm 2004, ông tốt nghiệp Khoa Sáng tác - Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó về giảng dạy tại Trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh Năm 2007, ông được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Nhạc sĩ Bảo Sơn sáng tác chủ yếu là ca khúc Âm nhạc của ông phong phú về nội dung, chủ đề và tính chất giai

Hình 6.5 điệu Một số ca khúc tiêu biểu của ông như: Lung linh Ao Bà Nhạc sĩ Bảo Sơn Om, Dấu chân người đi khai hoang, Vũ điệu sông Tiên, Khúc ca từ lòng cát, Duyên Hải khúc hát tự hào, được nhiều người đón nghe Trong quá trình sáng tác, nhạc sĩ Bảo Sơn đã có nhiều ca khúc đạt giải thưởng cao như: ca khúc Dấu chân người đi khai hoang đạt giải Ba cuộc thi sáng tác ca khúc Đồng bằng sông Cửu Long do tỉnh Đồng Tháp tổ chức 2017 và đạt giải A tại liên hoan Âm nhạc khu vực phía Nam năm 2018; ca khúc Vũ điệu Sông Tiên đạt giải Khuyến khích cuộc thi sáng tác ca khúc Đồng bằng sông Cửu Long do tỉnh Sóc Trăng tổ chức năm 2019; ca khúc Chưa kịp đáp đền mẹ lại ra đi đạt giải B trong cuộc vận động sáng tác ca khúc về chủ đề học tập và làm theo “Tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Trà Vinh phát động giai đoạn 2018- 2020

Sau khi nghỉ hưu, nhạc sĩ Bảo Sơn sống tại thành phố Trà Vinh Nhạc sĩ Bảo Sơn hiện là Chi hội trưởng chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Trà Vinh, Uỷ viên Ban thường vụ Hội Van học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh

@) 1 Nêu những điểm chung và riêng về các tác phẩm âm nhạc của một số nhạc sĩ tiêu biểu ở Trà Vinh

2 Nghe và nêu cảm nhận của em về một trong các ca khúc sau: Tượng đài người mẹ (Trần Đương), Tình thắm duyên quê (Trúc Phương), Lý con sáo Trà Vinh (Phố Thu), Người con gái Khmer (Thanh Hải), Duyên Hải khúc hát tự hào (Bảo Sơn)

1 Nêu một số nét chính về cuộc đời, thành tựu âm nhạc và kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu của một nhạc sĩ ở Trà Vinh mà em yêu thích

2 Tìm hiểu một sáng tác mới về quê hương Trà Vinh

3 Nghe và nhận xét về những nét đặc sắc của tác phẩm sau:

Lung linh Ao Ba Om

Nhạc và lời: Bảo Sơn R6n rang - đạt dào tình cảm

Tin tréng sa - dam bập bùng như — ngọn lita i Đón ánh trăng

(iêng lrống dm) - vang rộn ra nhự gọi mời Hãy đến bên lên cing em vui điệu rom - vong Theo cánh đền chơi với cùng nhau la udéc nhau cùng vui khúc nhạc đêm trăng Theo cánh đèn giăng giăng cùng nhau la tÓc nguyện Mong cho đôi lứa thắng năm mất thủy chung

Tiếng trống dm hẹn Tình duyên đôi lứa mãi không nhạt phai Đêm Ao Ba Om vọng ngàn xưa ngã âm tram vang không — gian sợi nhớ tích xưa bao ước mo ngan năm hạnh phúc

AG ngon den gid mang theo mai lời tinh ca Trang treo ngàn cây lung linh dém Ao Ba Om tinh nhự chim sáo bay về - sương dém uct đẫm tời thê trăm năm

TRA VINH

Truyện kể dân gian Trà Vinh

Trà Vinh có đặc điểm là vùng đất cộng cư của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa từ rất lâu đời, nên các truyện kể dân gian Trà Vinh có sự ảnh hưởng và giao thoa với nhau Tuy nhiên, ở mỗi dân tộc lại có những dấu ấn riêng trên từng thể loại

Về thần thoại, cộng đồng người Khmer vẫn lưu giữ những câu chuyện thần thoại mà cộng đồng người Kinh và người Hoa dường như không có những sáng tác dân gian thuộc thể loại này Thần thoại Khmer ở Trà Vinh phản ánh đời sống con người trong buổi bình minh của lịch sử hình thành vũ trụ và giải thích các hiện tượng tự nhiên Truyện kể dân gian Trà Vinh có những sáng tác thần thoại tiêu biểu như: Sự hình thành loài người, Ông trời, Truyện con đại bàng của thần ISô, truyện Subinh Kumdr

Về truyền thuyết, ở Trà Vinh có cả truyền thuyết của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa

Truyền thuyết trong cộng đồng người Kinh ở Trà Vinh thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân hoặc lý giải các hiện tượng thiên nhiên, giải thích sự hình thành các địa danh Truyền thuyết của người Kinh ở Trà Vinh có hai loại chính là: gắn với hiện tượng tự nhiên thần bí (truyền thuyết Cặp ngỗng thần trên vàm Láng Thé ), gắn với địa danh (truyền thuyết Cù lao Cổ Chiên, Vàm Bảy Vàng ) Văn học dân gian Khmer có ba loại truyền thuyết chính: Truyền thuyết địa danh, truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết phong tục Trong mỗi loại trên, tuỳ theo chức năng, nội dung của mỗi câu chuyện kể, truyền thuyết lại được phân thành các tiểu loại nhỏ hơn Cũng giống như thuyền thuyết của văn học dân gian người Việt, truyền thuyết của văn học dân gian Khmer có dụng ý giải thích các điạ danh, núi non, sông hồ, như Sự tích Ao Bà Om, Phum Kom-bang-bat (Cau Ke), Phum Ach ( Binh Phu - Càng Long), Phum Ba-se (Ấp Ba Se, Lương Hoà, Châu Thành), Đặc điểm nổi bậc của truyền thuyết Khmer Trà Vinh là gắn bó chặt chẽ với phong tục và lễ hội như: Sự tích lễ Chôl-Chnăm-Thmáy, Sự tích lễ hội Ok-Om-Bok, Sự tích lễ Sen-Dolta, Nguồn gốc của chín bài nhạc trong cưới hỏi, Cộng đồng người Hoa ở Trà Vinh lưu giữ những tín ngưỡng và lễ hội dân gian truyền thống khá độc đáo, tiêu biểu là tín ngưỡng thờ Thiên Hậu, Quan Thánh Đế, tín ngưỡng thờ Bổn Đầu Công và tín ngưỡng Bảo Sanh Đại Đế Cộng đồng người Hoa mượn tục thờ Thiên Hậu, Quan Thánh Đế, Bổn Đầu Công, Bảo Sanh Đại Đế để thực hiện chức năng giáo dục truyền thống, định hướng cộng đồng mình về nhân cách, đạo đức sống cao đẹp Thông qua tín ngưỡng này, người Hoa gìn giữ đặc trưng văn hoá tộc người mình, nhất là các yếu tố thuần phong mĩ tục của đồng bào người Hoa Trên cơ sở đó những truyền thuyết dân gian về Thiên Hậu, Quan Thánh Đế, Bảo Sanh Đại Đế cũng đã được người Hoa lưu truyền và gìn giữ

Truyện cổ tích ở Trà Vinh có đủ ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật Truyện cổ tích thần kì có nhiều truyện có mô típ người đội lớp thú: Chàng Rùa, Chồng Khi, truyện nàng Út Truyện cổ tích sinh hoạt có kiểu truyện người tài trí thông minh như: Câu chuyện về đồng vợ đồng chồng, truyện Sơ Thây, Kiểu nhân vật gặp may như: Sự tích ngốc tử, chàng rể gặp may, Truyện cổ tích loài vật như Sự tích cây ban va con dom dom, su tich chân chim lắc nước, Thế mạnh của văn học dân gian Khmer là thể loại văn xuôi, trong đó có truyện cổ tích Truyện cổ tích Khmer thường mang màu sắc Phật giáo, nội dung thường là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác Thân phận con người trong mọi hoàn cảnh được khắc họa rất sinh động Truyện cổ tích Khmer cũng bao gồm truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích về loài vật với các kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật xấu xí, nhân vật mồ côi, hiếu thảo, như: Bốn thanh niên biết bốn phép thần thông, Hàng vạn tên cướp, Trí khôn của td, Tuy thường biểu đạt cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa con người với lực lượng thần kì quái dị nhưng truyện cổ tích cũng tập trung biểu lộ rõ nét hiện thực xã hội, những tình cảm lành mạnh và đạo đức của những người lao dộng nghèo khổ Đây là thế giới quan tôn giáo, quan niệm về cuộc sống là bể khổ và thuyết lí về luân hồi, nghiệp báo của Phật giáo

Bên cạnh thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, thể loại văn xuôi của văn học dân gian Trà Vinh còn có truyện ngụ ngôn và truyện cười Trong đó, truyện cười được người dân Trà Vinh thích thú bởi nó mang lại tiếng cười vui tươi, hóm hỉnh, sảng khoái và còn là bài học có ý nghĩa thâm thúy Tiêu biểu có những truyện cười của người Trà Vinh đã được sưu tầm như: Thiếu, hai cha con và con lừa, Thường đối mặt với hổ, Thanh niên đào giếng thuê, Con vẹt biết nói tiếng người,

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của người Trà Vinh cũng đã ghi nhận những truyện như: Con chó, Lừa và kên kên, Truyện sáu người mù, Sầu và quạ, Chó sói và con rái cá

Truyện thơ dân gian là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, về công lí xã hội Không chỉ trong phạm vi văn học dân gian Trà Vinh mà cả trong kho tàng thơ ca dân gian Nam Bộ, truyện thơ Thầy Thông Chánh và truyện thơ Sáu Trọng chiếm một vị trí trọng yếu, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về tính chiến đấu cũng như tư tưởng chống thực dân, đế quốc Nối tiếp truyền thống truyện thơ dân gian Việt Nam và các truyện thơ chiến đấu Nam Bộ trước đó, truyện thơ Thầy Thông Chánh và truyện thơ Sáu Trọng đã vạch trần sự xâm chiếm, cai trị tàn bạo của thực dân Pháp ở miền Nam nước ta không chỉ trên lĩnh vực chính trị, quân sự mà còn trên lĩnh vực khai thác kinh tế thuộc địa và đặc biệt là sự xâm lược văn hoá đang từng ngày từng ngày làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc Chính vì tư tưởng chống xâm lược đáp ứng được nhu cầu tình cảm của quần chúng nhân dân mà hai truyện thơ này vẫn được lưu giữ và lưu truyền phổ biến trong công chúng Nam Bộ, mặc cho sự cấm đoán gắt gao của thực dân Pháp.

Thơ ca dân gian Trà Vinh

Ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người Ca dao Trà Vinh thể hiện tiếng nói nghĩa tình, lòng tự hào về những sản vật quê hương bao gồm: những bài ca dao về quê hương đất nước và lao động sản xuất; ca dao về tình yêu nam nữ; ca dao về tình nghĩa vợ chồng; ca dao về tình cảm cha mẹ, anh chị em, họ hàng và các vấn đề nhân sinh xã hội Có thể thấy cũng như với nguồn ca dao ở các tỉnh thành khác trong cả nước, chủ đề tình yêu nam nữ vẫn chiếm ưu thế trong thể loại ca dao ở Trà Vinh và cũng mang những đặc trưng trong việc thể hiện tính cách, tâm hồn, tình cảm của người Nam Bộ nói chung Những địa danh quen thuộc của Trà Vinh cũng đã đi vào ca dao với biết bao nhiêu sự yêu thương trìu mến

— Po Cdu Kè chạy ngang Bến Cát") Xuồng câu tôm đậu sát bờ nga®)

Thấy em có một mẹ già Muốn sang phụng dưỡng biết là đăng chăng?

— Đất Tân Sơn cò bay thẳng cánh Trai gái rộn ràng nặng gánh lúa thơm

— Con đi con những nhớ mong Câu Ngang, Duyên Hải, Càng Long, Châu Thành

Bên cạnh ca dao, thơ ca dân gian Trà Vinh còn có một số thể loại tiêu biểu như: Vè, thơ rơi, đồng dao Vè là thể loại văn vần, kể lại và bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời Vè dân gian Trà Vinh vừa mang đậm tính trào phúng khi đả kích các hiện tượng tiêu cực của xã hội như các thói hư tật xấu (vè con gái hư, vè uống rượu, vè thịt chó, vè làm biếng, vè hà tiện, ), các tệ nạn xã hội (vè đánh bạc, vè ông Đùm bà Đề, ), vừa rất trữ tình khi để cập tới tình yêu quê hương đất nước, tinh thần phản kháng chống ngoại xâm (Vè tập ngãi, vè đánh giặc tây, vè đi phá hoại, vè ông Kẹ, vè thằng Mỹ, vè nói ngược, vè Tổng Diệm, vè đảo chánh, vè huyền hội thắng Mỹ, ), tình yêu lao động (vè đi cấy, vè trái cây, vè các loài cá, ), Đồng dao khơi gợi về tuổi ấu thơ của nhiều người với những bài đồng dao quen thuộc gắn liền với một số trò chơi dân gian của con trẻ như: Con trâu, Chặt cây dừa, Tập tâm vông I-Il, Mười hai con giáp, Chị hai lỡ thời, Thiên đàng, Trời mưa Văn học dân gian Nam Bộ có rất nhiều thể loại, trong số đó có một loại hình văn chương bình dân ít được nhắc đến, nhưng khá thông dụng trong đời sống của tầng lớp lao động bình dân ở Nam bộ cách đây khoảng 100 năm, đó là thể loại “thơ rơi” Ở Trà Vinh có nhiều văn bản “thơ rơi” có giá

0 Bến Cát: địa danh thuộc huyện Cầu Kè ® Nga: tên một loài cây thân thảo sống ven mép nước, thân cây từa tựa như cây bắp nhưng cao hon trị như: Mẹ dạy con, Đà bà hư, Đám cưới, Uống rượu I-II-III, Đồng tiền, Đấu tranh, Khuyên chồng không đi lính cho giặc, Tấm lòng dân Việt, Kinh nhật tụng

Tục ngữ là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người Ở Trà Vinh có nhiều câu tục ngữ đặc sắc trong việc đúc kết kinh nghiệm sản xuất: “ Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa? hay những kinh nghiệm về đời sống vật chất, cách đối nhân xử thế: “Ăn chắc, mặc bền/ “Có sừng có mỏ thì gõ với nhquƒ

Câu đố là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, miêu tả sự vật hiện tượng bằng lối nói ám chỉ, giấu không cho biết sự vật hiện tượng để người nghe tự đoán ra, nhằm giải trí và rèn luyện khả năng phán đoán Trà Vinh có nhiều câu đố hay về các hiện tượng tự nhiên vũ trụ hay những câu đố về động vật, đồ vật Ví dụ: “Cây cao ngàn trượng, lá rụng tứ tung - Nấu thời được nướng thời không” (Mưa), “Cá gì làm nước trong xanh - cá gì mãn kiếp làm anh học trò” (Cá phèn, cá mực),

Ngày nay, trong xu hướng chung của xã hội, không gian văn học dân gian đang bị thu hẹp và mai một dần Nằm trong bối cảnh chung đó, văn học dân gian Trà Vinh chỉ tồn tại, lưu giữ trong một bộ phận cư dân lớn tuổi ở nông thôn mà việc truyền thừa cho các thế hệ sau rất khó khăn, hạn chế Việc nghiên cứu, hệ thống hoá, giảng dạy văn học dân gian nói chung, văn học dân gian Trà Vinh nói riêng trong định hướng xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là việc làm cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay

Phân tích sự khác biệt và thống nhất giữa văn hoạc dân gian Trà Vinh với văn học dân gian Việt Nam

Hình 7.1 Một đoạn sông Hậu chảy qua Trà Vinh (Ảnh: Thanh Phong) Đọc hiểu văn bản

SỰ TÍCH AO BÀ OMŒ (Truyền thuyết Trà Vinh)

Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc thi tài giữa phái nam và phái nữ?

Bên nào thắng? Nguyên nhân của sự thắng lợi ấy là gì?

3 Su kién quan trọng nhất trong câu chuyện là gì? Sự kiện đó có ý nghĩa ra sao trong việc thể hiện phẩm chất nhân vật?

Hay cho biết Sự tích Ao Bà Om đã góp phần giải thích những phong tục gì của người Khmer ở Trà Vinh?

5 Qua câu chuyện, ta thấy được những phẩm chất nào của người phụ nữ Khmer?

6 Qua việc tìm hiểu truyện Sự tích Ao Bà Om, em nhận thấy truyện có thông điệp gì?

7 Sưutâmnhững bài ca dao,những bài thơnói vềthắng cảnhAo BàOm

Đêm qua chợ sáng trăng ram, Em đi ngang của, anh nằm không yên,

Hai đúa mình đành, phụ mẫu không đành, Giả như sáo trước tưới lửa thành sao dang.

Khen ai khéo bắt Cau Ke Cái ThiaU) đi xuống Cái Bè”) ải lên

1 Hãy xếp bài ca dao 1, 2, 3, 4, 5 theo nhóm trong bang sau

Ca dao thể hiện tình yêu đôi lứa

Ca dao thể hiện tình nghĩa vợ chồng

Ca dao thể hiện tình yêu quê hương

2 Xác định nội dung chính của các bài ca dao trên?

Bài ca dao Nội dung chính

0 Cái Thia thuộc xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

2 Cái Bè tên một huyện của tỉnh Tiền Giang

Bài ca dao (1), (2), (3), (4) trích trong Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ, NXB Giáo dục, 1997; Bài ca dao (5) trích trong Ca dao dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang —- Nguyễn Tấn Phát - Trần Tấn Vĩnh - Bùi Mạnh Nhị - NXB Thành phố HCM, 1984.

Nêu ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy?

Bài ca dao Từ ngữ, hình ảnh độc đáo Giải thích

4 Hãy chọn và phân tích một biện pháp tu từ mà em cho là nổi bật nhất trong các bài ca dao trên

5 Những bài ca dao trên thể hiện đặc điểm gì về phẩm chất của con người Trà Vinh?

6 Trong các bài ca dao trên, em thích nhất bài ca dao nào? Giải thích vì sao?

8 1 Khái quát nội dung cơ bản của văn học dân gian Trà Vinh bằng sơ đồ hoặc sơ đồ tư duy

2 Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) nêu suy nghĩ của em về một truyện dân gian Trà Vinh hoặc một bài ca dao Trà Vinh mà em yêu thích.

Thuyết trình về một truyền thuyết dân gian Trà Vinh gắn với một lễ hội văn hóa dân gian của Trà Vinh mà em biết

1 Sưu tầm và kể lại một số truyện dân gian Trà Vinh.

Thiết kế một trò chơi nhỏ: đố vui, ô chữ bằng cách vận dụng các bài ca dao Trà Vinh để tìm đáp án

3 Thiết kế kịch bản và trình diễn một kịch bản sân khấu hoá từ các tác phẩm văn học dân gian Trà Vinh

4 Viết bài nghiên cứu nhỏ (ở mức cơ bản) trình bày một vài đặc điểm nội dung nổi bật của truyện dân gian hoặc ca dao - dân ca Trà Vĩnh

Gợi ý: Đặc điểm tục ngữ của Trà Vinh Đặc điểm truyền thuyết Trà Vinh Đặc điểm ca dao Trà Vinh Đặc điểm truyện cổ tích Trà Vinh

DAN Y BAI BÁO CÁO KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÍ THUYẾT Thuật ngữ cần giải thích

* PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để cho ra kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp

KẾT LUẬN

XÁC ĐỊNH CÁC ĐỀ MỤC CHO BÀI VIẾT

Từ các ý đã thực hiện ở phần trên, tôi dự kiến tên các đề mục của bài viết như sau:

NGHE THUAT CHAM RIENG CHA PAY CUA NGUOT KHMER TINH TRA VINH®

Trong kho tàng âm nhạc truyền thống của dân tộc Khmer vùng Đỏng bằng sông Cửu Long, Nghệ thuật Chằm riêng Chà pây là một loại hình nghệ thuật trình diễn độc xướng, đàn và hát dân gian, có nguỏn gốc từ rất lâu đời từng được phát triển mạnh mẽ trong cộng đỏng người Khmer ở Trà Vinh vào những thập niên đâu thế ki XX, nhưng hiện nay, Nghệ thuật Châm riêng Chà pay dang bi mai mot dan

Hình 7.3 Nghệ nhân Cham riéng Cha pây thục hiện nghỉ thúc cúng Tổ

Theo tiếng Khmer, “Châm riêng” có nghĩa là hát, “Chà pây” là tên gọi của một loại đàn, được dùng để đệm sau mỗi đoạn hát Cả cụm từ “Châm riêng Chà pây” có nghĩa là “đàn ca” hay “ca kể chuyện” Ngoài ra, loại nhạc cụ này còn được dùng trong nhạc lễ, nhạc cưới và cúng tế thân (gọi là “Chà pây đơn vênh”) hoặc được sử dụng để đệm cho hát múa “À day” đối đáp (song ca nam nữ đối đáp) Khi chơi, nghệ nhân thường dựa vào các tích truyện để ứng tác thành những đoạn thơ, chủ yếu thể thơ 4 câu, mỗi câu 7 chữ để hát Cũng có khi Chảm riêng Chà pây không dựa vào tích truyện nào mà chỉ hát lên những khổ thơ do người nghệ nhân ứng tác tại chỗ, mô tả hiện thực cuộc sống hay thể hiện tâm trạng, mong ước của con người, mang nhiều ý nghĩa giáo dục

Chính vì vậy, ngoài một số bài bản cơ bản, nghệ thuật này phát triển rất đa dạng về nội dung và phong cách thể hiện, có thể trình diễn ở rất nhiều không gian khác nhau, ở mọi nơi, mọi lúc ® Nguồn: Kim Dung (Theo Hổ sơ đi sản, tư liệu Cục Di sản văn hoá), http://dsvh.gov.vn/nghe-thuat- cham-rieng-cha-pay-cua-nguoi-khmer-tinh-tra-vinh-3 153 s 73 %

Ngày đăng: 02/09/2024, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w