655106029 tai liệu giao dục Địa phương lớp 10 655106029 tai liệu giao dục Địa phương lớp 10 655106029 tai liệu giao dục Địa phương lớp 10 655106029 tai liệu giao dục Địa phương lớp 10
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH TIỀN GIANG
NGUYỄN PHƯƠNG TOÀN (Tổng Chủ biên) NGUYỄN CÔNG CHÁNH (Chủ biên)
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG – LÊ QUANG HUY – VÕ PHÚC CHÂU CHÂU PHẠM HỒNG NGỌC – LÊ UY PHONG – TRẦN THỊ TUYẾT PHƯƠNG
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Trang 2HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
MỤC TIÊU Hình thành cho học sinh những kiến thức, phẩm chất, năng lực và thái độ mà các em cần đạt được sau mỗi
chủ đề.
KHỞI ĐỘNG Tạo được tình huống mâu thuẫn trong tư duy và sự hứng thú trong tìm hiểu kiến thức mới.
KHÁM PHÁ Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua các chuỗi hoạt động giáo dục.
LUYỆN TẬP Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những điều vừa khám phá được.
VẬN DỤNG Giúp các em vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn.
Hãy giữ gìn, bảo quản tài liệu để dành tặng các em học sinh lớp sau!
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung giáo dục địa phương của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang – Lớp 10 Tài liệu gồm các chủ đề về Địa lí, Lịch sử, Văn học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kinh tế và pháp luật Mỗi chủ đề được thiết kế qua các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng nhằm tạo điều kiện giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, khả năng sáng tạo, đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Với tính chất đồng hành, hỗ trợ, chúng tôi hi vọng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang – Lớp 10 sẽ đồng thời giúp các em phát triển các phẩm chất và năng lực của bản thân, vừa cụ thể hoá tình yêu quê hương bằng những suy nghĩ, hành động và việc làm cụ thể; góp phần xây dựng quê hương Tiền Giang phát triển bền vững, hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; hội nhập sâu rộng với các khu vực, vùng miền trên cả nước.
Chúc các em có những trải nghiệm bổ ích cùng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang – Lớp 10
BAN BIÊN SOẠN
Trang 4MỤC LỤC
Hướng dẫn sử dụng tài liệu 2 Lời nói đầu .3
Trang 5CHỦ ĐỀ
MỤC TIÊU
– Nêu được những đặc điểm chính về khí hậu ở tỉnh Tiền Giang.
– Nêu được những nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang – Phân tích được những biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang – Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
ở tỉnh Tiền Giang.
– Nêu được một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang.
Hình 1 Trạm bơm Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang trong mùa khô năm 2020
(Nguồn: Báo Ấp Bắc điện tử)
Trang 6KHỞI ĐỘNG
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng toàn cầu Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vậy, biến đổi khí hậu có những biểu hiện và tác động như thế nào đối với tỉnh Tiền Giang? Chúng ta cần làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang?
KHÁM PHÁ
I ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CỦA TỈNH TIỀN GIANG
Tỉnh Tiền Giang có kiểu khí hậu cận xích đạo, phân hoá thành hai mùa gồm mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ: Tỉnh Tiền Giang có nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm trên 260C, biên độ nhiệt năm nhỏ Số giờ nắng nhiều, trung bình trên 2 300 giờ/năm.
Lượng mưa và độ ẩm không khí: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, chiếm 20% lượng mưa cả năm Do lượng mưa lớn, nhiệt độ cao cho nên độ ẩm không khí cao, trung bình trên 78%.
So với cả nước, tỉnh Tiền Giang có nhiệt độ trung bình năm cao hơn, tuy nhiên biên độ nhiệt năm thấp hơn.
Chế độ gió:
Bảng 1 Hoạt động của các mùa gió chính ở tỉnh Tiền GiangMùa gióHướngThời gian hoạt độngTính chất
Mùa gió Tây Nam Tây Nam Từ tháng 5 đến tháng 11 Nóng ẩm, mưa nhiều Mùa gió Đông Bắc Đông Bắc, Đông, Đông Nam Tháng 12 đến tháng 4 năm sau Ít mưa
(Nguồn: Trần Thanh Đức, Tài liệu dạy – học địa lí địa phương tỉnh Tiền Giang,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, trang 10 – 11) Nhìn chung, khí hậu tỉnh Tiền Giang có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt các loài sinh vật nhiệt đới Tuy nhiên, vào mùa khô tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn ra rất gay gắt, mùa mưa gây ngập úng ở một số nơi trong tỉnh.
Trang 7Dựa vào bảng 1 và thông tin mục I, em hãy trình bày hoạt động các mùa gió chính ở tỉnh Tiền Giang.
II BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH TIỀN GIANG
1 Khái niệm và nguyên nhân của biến đổi khí hậu
a) Khái niệm
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn.
b) Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu
Do tác động của các yếu tố tự nhiên: sự thay đổi trong phân bố lục địa, biển và đại dương; sự thay đổi về phát xạ của Mặt Trời và hấp thụ bức xạ của Trái Đất; hoạt động của núi lửa,… Biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên diễn ra rất chậm, trong khoảng thời gian dài.
Do tác động của con người: các hoạt động trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, lâm nghiệp, nông nghiệp, quản lí rác thải và nước thải, đã làm gia tăng khí nhà kính vào bầu khí quyển Các khí nhà kính chủ yếu làm gia tăng nhiệt độ không khí là cacbon đioxit (CO2), metan (CH4), hơi nước (H2O),
Dựa vào thông tin ở mục 1, em hãy trình bày khái niệm và nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
2 Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang
– Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng ngày càng tăng
Giai đoạn từ năm 2000 – 2020, nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Tiền Giang tăng liên tục, trong 20 năm qua nhiệt độ tăng khoảng 1,20C.
Bảng 2 Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 1979 – 2020Giai đoạn1979 – 19881989 – 19981999 – 20082009 – 2020
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2000 và năm 2020)
Nhiệt độ trung bình năm theo giai đoạn 10 năm tại tỉnh Tiền Giang có xu hướng tăng rõ rệt Trong đó giai đoạn từ 1979 – 1988 đến 1989 – 1998 tăng 0,1oC, giai đoạn 1989 – 1998 đến 1999 – 2008 tăng 0,2oC , giai đoạn từ 1999 – 2008 đến 2009 – 2020 tăng 0,5oC, cho thấy nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Tiền Giang có hướng ngày càng tăng.
Trang 8– Lượng mưa hằng năm ở tỉnh Tiền Giang cũng có sự thay đổi thất thường
Sự thất thường được thể hiện qua tổng lượng mưa hằng năm: có năm mưa nhiều, có năm mưa ít; có năm mùa mưa đến sớm, có năm đến muộn.
Bảng 3 Lượng mưa trung bình năm tại tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 1979 – 2020Giai đoạn1979 – 19881989 – 19981999 – 20082009 – 2020Lượng mưa (mm) 1 406,0 1 296,8 1 492,6 1 512,5
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2000 và năm 2020)
Lượng mưa trung bình năm theo giai đoạn 10 năm của tỉnh Tiền Giang nhìn chung tăng nhưng có sự biến động trong từng giai đoạn Trong đó, giai đoạn 1979 – 1988 đến 1989 – 1998 lượng mưa có xu hướng giảm Giai đoạn 1989 – 1998 đến 2009 – 2020 lượng mưa tăng nhanh và liên tục.
– Mực nước biển dâng
Ở Việt Nam, theo số liệu quan trắc tại các trạm hải văn, mực nước hầu hết tại các trạm đều có xu hướng tăng (trung bình 2,45 mm/năm) Trạm quan trắc Vũng Tàu (được xây dựng năm 1978) là trạm quan trắc cho vùng biển phía nam, trong đó có tỉnh Tiền Giang cho thấy mực nước biển tăng trung bình hơn 3 mm/năm(1)
– Gia tăng thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan
Tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão, tuy nhiên theo dự báo thì các cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta có xu hướng chuyển dịch về phía nam; mùa bão kéo dài hơn, kết thúc muộn hơn và khó lường hơn trước Đặc biệt đã xuất hiện một số cơn bão có cường độ rất mạnh (cấp 12 và trên cấp 12) đã ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết, khí hậu của tỉnh Tiền Giang.
Hiện tượng sạt lở bờ biển vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, có nguy cơ làm mất đi diện tích rừng phòng hộ ven biển, mất diện tích đất ở và đất sản xuất.
Tình trạng hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn vào mùa khô ở các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo, Tân Phú Đông, có năm xâm nhập mặn còn ảnh hưởng đến các huyện phía tây như Cai Lậy, Cái Bè,…
(1) Theo Kịch bản nước biển dâng và biến đổi khí hậu cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trang 34 – 35
Trang 9– Dựa vào bảng 2, bảng 3 và thông tin mục 2, em hãy nêu sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa của tỉnh Tiền Giang qua từng giai đoạn.
– Dựa vào thông tin mục 2 và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết những thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan nào có thể tác động đến tỉnh Tiền Giang.
3 Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh Tiền Giang
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất lớn đến các ngành kinh tế và đời sống của người dân tỉnh Tiền Giang
– Tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
Biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là ngành trồng trọt và thuỷ sản.
Biến đổi khí hậu đã làm tăng nguy cơ đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn; thiếu nguồn nước tưới vào mùa khô Ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và sản lượng của nhiều loại cây trồng như lúa, cây ăn quả, rau màu, Trong đợt hạn mặn năm 2020, chỉ tính riêng cây sầu riêng, theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang có khoảng 4 500 ha sầu riêng bị chết hoặc suy kiệt do hạn mặn,
Hình 2 Vườn sầu riêng ở huyện Cai Lậy bị thiệt hại nặng nề do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài
(Nguồn: Nguyễn Văn Phương)
Đối với ngành thuỷ sản, biến đổi khí hậu dẫn đến nguy cơ làm giảm nguồn lợi thuỷ, hải sản; giảm diện tích mặt nước cho ngành nuôi trồng Trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Tiền Giang có xu hướng giảm, trong đó diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt giảm mạnh nhất, giảm hơn 2 600 ha.
Trang 10– Tác động đến hoạt động sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ
Tỉnh Tiền Giang hiện nay có nhiều khu và cụm công nghiệp đang hoạt động Biến đổi khí hậu ngày càng làm tăng chi phí cho việc cải tiến và đổi mới công nghệ như công nghệ giảm lượng phát thải khí nhà kính, công nghệ tiết kiệm năng lượng, tăng chi phí vận chuyển Một số ngành công nghiệp có nguy cơ thiếu nguồn nước cho sản xuất như dệt, chế biến nông sản,
Các lĩnh vực dịch vụ hiện nay ở tỉnh Tiền Giang khá phát triển Biến đổi khí hậu tác động đến nhiều lĩnh vực dịch vụ như du lịch, giao thông vận tải, thương mại,
Biến đổi khí hậu có thể làm gián đoạn các hoạt động của ngành giao thông vận tải, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Mặt khác ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên du lịch của tỉnh Tiền Giang.
Hình 3 Sạt lở nhiều nơi ở tuyến kênh Chợ Gạo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao thông vận tải
(Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang)
– Tác động đến sức khoẻ của người dân
Biến đổi khí hậu kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Tiền Giang Nhiệt độ tăng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt,… có thể làm gia tăng bệnh tật, trong đó những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người già, trẻ em.
Dựa vào thông tin mục 3 và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đời sống người dân tỉnh Tiền Giang Cho ví dụ minh hoạ.
Hình 4 Người dân ở tỉnh Tiền Giang tham gia giao thông dưới thời tiết khô nóng
(Nguồn: Nguyễn Văn Phương)
Trang 114 Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang
a) Nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Bảng 4 Các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang
Nhóm giải phápCác giải pháp giảm nhẹ chủ yếuThực tiễn thực hiện giải pháp tiến kĩ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, đổi mới công nghệ sản xuất trong xí nghiệp công nghiệp,…
– Quy định về nguồn tài chính, khen thưởng hay xử phạt,…
Văn bản hướng dẫn của địa phương liên quan đến công tác chống biến đổi
– Nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nguồn năng lượng.
– Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt,…
Đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2, tiếp tục xây dựng nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1.
Giáo dục và tuyên truyền
Xây dựng nếp sống văn minh, thay đổi thói quen hằng ngày trong cuộc sống theo hướng tiết kiệm
Trang 12Hình 5 Rừng ngập mặn ở huyện Gò Công Đông
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Hội)
Hình 6 Nhà máy điện gió được xây dựng tại huyện Tân Phú Đông
(Nguồn: Nguyễn Văn Phương)
b) Nhóm giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
Bảng 5 Các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền GiangNhóm giải phápCác giải pháp thích ứng cụ thểThực tiễn thực hiện giải pháp
Giải pháp công trình Xây dựng công trình thuỷ lợi, cải tiến hệ thống canh tác và tưới tiêu,
Xây dựng đập để hạn chế xâm nhập mặn vào mùa khô, củng cố đê kè ven biển, công trình trữ nước ngọt,…
Thích ứng trong các ngành sản xuất
– Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ,…
– Phát triển và nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông vận tải,…
Thực hiện đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía đông tỉnh Tiền Giang
Để chủ động trong phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, tỉnh Tiền Giang đã triển khai xây dựng hệ thống gồm 6 cống đập ngăn mặn: cống Rạch Gầm, Phú Phong, Cây Còng, Hai Tân, Mù U, Cái Sơn đặt tại các cửa sông tiếp giáp với sông Tiền Đây là dự án trọng điểm trong phương án phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp cho các huyện: Châu Thành, Cai Lậy, Tân Phước và thị xã Cai Lậy và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2023.
Trang 13Hình 7 Xây dựng đập thép ngăn mặn ven sông Tiền
(Nguồn: Nguyễn Văn Phương)
Hình 8 Xây dựng đê kè ven biển ở huyện Gò Công Đông
(Nguồn: Nguyễn Văn Phương)
– Dựa vào thông tin mục 4 và kiến thức đã học, em hãy trình bày một số giải pháp để chống biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang.
– Bản thân em đã làm gì để góp phần sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng?
LUYỆN TẬP
1 Hãy tóm tắt những tác động chủ yếu của biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang.
2 Hãy nêu một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang.
3 Dựa vào hình 9, em hãy nhận xét sự thay đổi chế độ nhiệt và chế độ mưa của tỉnh Tiền Giang năm 2020.
VẬN DỤNG
Em hãy viết bài tuyên truyền về phòng chống biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở tỉnh Tiền Giang Chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Hình 9 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Tiền Giang, năm 2020
(Nguồn: Nguyễn Văn Phương)
Trang 14Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương Ở tỉnh Tiền Giang, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá đã tạo được bước chuyển đáng kể và mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần lan toả các giá trị truyền thống của dân tộc nhằm nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân.
CHỦ ĐỀ
Ở TỈNH TIỀN GIANG
MỤC TIÊU
– Trình bày được những nét chung về di sản văn hoá ở tỉnh Tiền Giang; những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn các di sản văn hoá tại tỉnh Tiền Giang – Biết được một số di sản văn hoá tiêu biểu ở tỉnh Tiền Giang.
– Phân tích được giá trị của các di sản văn hoá trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục, du lịch tại tỉnh Tiền Giang.
– Có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của quê hương.
Hình 1 Chùa Vĩnh Tràng
(Nguồn: Lê Quang Huy)
KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình 1 và nêu những hiểu biết của em về di tích này Theo em, ngôi chùa này thuộc loại di sản văn hoá gì?
Trang 15KHÁM PHÁ
I DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH TIỀN GIANG
1 Khái quát chung di sản văn hoá ở tỉnh Tiền Giang
Nằm ở hạ lưu sông Tiền (một nhánh lớn của sông Cửu Long), tỉnh Tiền Giang là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử – văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử Bên cạnh đất đai màu mỡ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất Tiền Giang có nhiều di sản lịch sử – văn hoá đa dạng, độc đáo.
Tỉnh Tiền Giang hiện có 22 di tích cấp quốc gia (trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt) và 162 di tích cấp tỉnh bao gồm: 121 di tích lịch sử, 33 di tích kiến trúc nghệ thuật và 8 di tích khảo cổ (tính đến cuối năm 2021) Điều đặc biệt là các di tích lịch sử – văn hoá phân bố ở khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Ngoài ra, tỉnh Tiền Giang còn vinh dự là một trong những cái nôi của “Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ”, được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 5 – 12 – 2013.
EM CÓ BIẾT?
Di tích cấp quốc gia đặc biệt: Di tích Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (thời Tây Sơn) thuộc xã Kim Sơn, huyện Châu Thành
Khu di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút có một vị trí khá đẹp và thoáng mát bên bờ sông Tiền hiền hoà, nằm ngay cạnh tỉnh lộ 864 nên rất thuận tiện cho du khách đến đường bộ lẫn đường thuỷ Với tổng diện tích hơn 2 ha, khu di tích gồm hai nhà trưng bày và một ngôi nhà cổ Nam Bộ.
Di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút gắn với
một thời kì phát triển của đất nước là biểu tượng của truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Hiện nay, di tích còn lưu giữ một số hiện vật có liên quan đến trận đánh Khu di tích cũng là điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 2 Tượng đài anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tại khu di tích Chiến thắng
Rạch Gầm – Xoài Mút
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trải qua hơn 300 năm, di sản văn hoá tỉnh Tiền Giang, cả văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể đã được các thế hệ người Tiền Giang trao truyền, giữ gìn và phát huy, đưa tới những thành tựu chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua Di sản
Trang 16văn hoá truyền thống đó vẫn in sâu trong cuộc sống hiện đại, nhất là qua “Chương trình xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ”.
Em hãy cho biết vì sao Di tích Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút được Nhà nước xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt
2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Tiền Giang
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, công tác quản lí, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Tiền Giang có những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
a) Thuận lợi
Công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích được chính quyền các cấp ở tỉnh Tiền Giang quan tâm thực hiện, cơ bản đi vào nề nếp và đạt được những kết quả tốt Các huyện, thị xã, thành phố có những định hướng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, nhằm giáo dục truyền thống tại địa phương Đối với các di tích lịch sử – văn hoá có quy mô lớn được chính quyền địa phương rất quan tâm trong việc quản lí, bảo vệ, trùng tu, sửa chữa và thường xuyên mở cửa phục vụ khách tham quan.
Nhờ sự đồng thuận của cộng đồng dân cư nơi có di tích nên việc quản lí, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khá hiệu quả Người dân tỉnh Tiền Giang luôn có ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di
Trên cơ sở được phân công, Uỷ ban nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, Uỷ ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn có sự phối hợp khá đồng bộ trong tổ chức quản lí, kiểm tra, giám sát hoạt động của các di tích lịch sử – văn hoá; bảo vệ và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di tích.
Các ban, ngành chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí di sản văn hoá cho các đối tượng là công chức văn hoá – xã hội cấp xã, các tổ chức và các cá nhân trực tiếp quản lí tại các di tích lịch sử – văn hoá trên địa bàn tỉnh.
b) Khó khăn
Các di sản văn hoá vật thể trên địa bàn huyện, thành, thị ở tỉnh Tiền Giang do tác động của biến đổi khí hậu, mặt trái của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá,… nên xuống
Hình 3 Đại biểu cắt băng khánh thành công trình trùng tu Di tích lịch sử – văn hoá Đình Dương Hoà (huyện Tân Phước)
(Nguồn: https://tiengiang.gov.vn/)
Trang 17cấp, chưa kịp trùng tu, tôn tạo; chưa phát huy hết vai trò của chính quyền địa phương, tổ chức và cá nhân được phân công quản lí các di tích trong việc vận động các nguồn lực từ xã hội.
Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích chưa đồng bộ; ngân sách của các địa phương phân bổ hằng năm cho công tác tu bổ di tích có hạn, nên việc trùng tu, sửa chữa các di tích kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến việc bảo quản di tích.
Một số di tích lịch sử – văn hoá chủ yếu phục vụ học sinh các trường trên địa bàn huyện tổ chức về nguồn, chưa kết nối rộng rãi các tuyến, các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan
Do biến đổi nhân sự, một số cán bộ chuyên môn ở địa phương, các tổ chức và cá nhân được giao nhiệm vụ quản lí các di tích chưa am hiểu, nắm rõ công tác bảo quản, tu bổ và quản lí di tích.
– Nêu những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Tiền Giang
– Theo em, cần lưu ý gì khi tiến hành trùng tu bảo tồn di sản văn hoá vật thể ở tỉnh Tiền Giang?
II MỘT SỐ DI SẢN VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở TỈNH TIỀN GIANG
1 Di sản văn hoá phi vật thể tại tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang có nhiều điệu dân ca, truyền bá ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam Có thể kể đến các điệu hò: Hò Cai Lậy, Hò Bản đờn, Hò cấy Gò Công,… Hò Cai Lậy (còn gọi Hò đồng) tập trung ở khu vực phía bắc, xã ven Đồng Tháp Mười, đa số người dân trồng lúa Hò Cai Lậy được cách tân từ làn điệu hò Mái dài, có nguồn gốc từ miền Trung Về tiết tấu, có sự khác biệt giữa Hò cấy Gò Công, hò mái ngắn của giới thương hồ vùng Bánh Tét (huyện Châu Thành) hay điệu hò ở Ba Tri (tỉnh Bến Tre)
Ngoài ra, đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật truyền thống phổ biến ở tỉnh Tiền Giang, gắn với sinh hoạt cộng đồng của bà con từ xa xưa đến nay Tỉnh Tiền Giang đã phát huy các giá trị đặc sắc đờn ca tài tử thông qua các câu lạc bộ đờn ca tài tử ở các địa phương, đưa vào các điểm du lịch,…
Hình 4 Đờn ca tài tử phục vụ du khách tại Khu du lịch Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang)
(Nguồn: https://svhttdl.tiengiang.gov.vn/)
Trang 18Cho đến nay, tỉnh Tiền Giang còn bảo lưu được 17 lễ hội dân gian, trong đó tiêu biểu là các lễ hội:
– Lễ hội Vàm Láng: lễ hội Nghinh Ông diễn ra trong các ngày 9 và 10 tháng 3 âm lịch tại
chùa Ông (thờ cá Voi) của ngư dân hai xã Vàm Láng và Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông Trong ngày 9 tháng 3 âm lịch, từ 7 giờ sáng đến 18 giờ chiều diễn ra các hoạt động theo trình tự tại Đình Thần (xã Kiểng Phước) Ban tổ chức tiến hành lễ thỉnh sắc sau đó về lăng Ông Nam Hải (toạ lạc tại khu phố Lăng 1, thị trấn Vàm Láng) thực hiện các nghi thức cúng lễ Sáng sớm ngày 10 tháng 3 âm lịch, có hàng chục ghe tàu với các lễ vật như: heo quay, xôi, bánh, trái cây, chở từng đoàn người nối đuôi nhau tiến ra biển làm lễ cúng tế Ông Sau khi phần lễ cúng tế ngoài biển kết thúc, đoàn thuyền quay về và tiến hành một số nghi thức tại Lăng Ông.
Hình 5 Lễ hội Nghinh Ông Vàm Láng
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Phần hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đua ghe, đá bóng, leo cột mỡ, bắt vịt, đẩy gậy, diễn ra sôi nổi, với sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân và du khách Lễ hội Nghinh Ông Vàm Láng đã góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của cư dân vùng biển Gò Công, Tiền Giang; đồng thời, góp phần bảo tồn di tích, nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy giá trị lễ hội, giá trị văn hoá phi vật thể của địa phương
– Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Định:
được tổ chức tại đền thờ Ông ở thị xã Gò Công và đình Gia Thuận huyện Gò Công Đông vào ngày Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định tuẫn tiết 20 tháng 8 năm 1864 Vào ngày lễ giỗ, đông đảo người dân trong tỉnh và du khách thập phương về chứng kiến nghi lễ, sau đó, thắp hương, dâng hoa tại tượng đài Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Định là sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lớn nhất khu vực thị xã Gò Công,
Hình 6 Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Định
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trang 19huyện Gò Công Đông, cả tỉnh Tiền Giang và là lễ hội lớn của vùng Nam Bộ Lễ hội cũng là dịp để thế hệ trẻ hiểu hơn về tấm gương hi sinh vì dân vì nước của những người con đất Việt trong quá khứ, góp phần tô đậm thêm đạo lí truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam.
– Lễ hội đình Vĩnh Bình: lễ hội Kỳ Yên lớn
nhất của tỉnh Tiền Giang diễn ra ở đình Vĩnh Bình, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây.
Hằng năm, lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Chạp (âm lịch), dân làng rất hân hoan với lễ hội Kỳ Yên (tức lễ hội Cầu an) Từ trưa ngày 14 tháng Chạp, đội lân, rồng của đình cung thỉnh linh từ “Bàn các ấp” của thị trấn về đình, để cung thỉnh những vị đang được thờ tại các miễu
và thỉnh vong linh các bậc tiền bối có công với địa phương, sau đó, đi một vòng chợ Vĩnh Bình rồi đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế long trọng và trở về đình Vĩnh Bình an vị.
Tại đình, đội múa lân, múa rồng liên tục trổ tài phục vụ sinh hoạt lễ hội, các đêm có diễn tuồng hát bội; suốt mấy ngày đêm dân làng xung quanh ra đình làng cúng bái, chiêm ngưỡng, vui chơi Hằng năm, để tạo thêm không khí vui tươi nhân dịp đón xuân về và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, huyện Gò Công Tây tổ chức Hội Xuân từ ngày 12 đến ngày 18 tháng Chạp (âm lịch).
Lễ hội Kỳ Yên ở Gò Công Tây mang đậm nét văn hoá truyền thống của vùng đất nông nghiệp đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay Đây là một trong những nét đẹp văn hoá dân gian của địa phương rất đáng trân trọng và được giữ gìn.
– Lễ giỗ Tứ Kiệt: lễ giỗ tưởng niệm 4 vị
anh hùng Tứ Kiệt là ông Đước, ông Long, ông Rộng, ông Thận đã đứng lên chống thực dân Pháp Lễ giỗ diễn ra ngày 25 tháng Chạp âm lịch hằng năm tại tại Lăng Tứ Kiệt thuộc Phường 1, thị xã Cai Lậy
“Tứ Kiệt” hay “Bốn Ông” là một cách gọi tôn kính của nhân dân theo cách sắp xếp thứ tự ở trong quân thứ đối với bốn vị anh
Hình 7 Đoàn rước linh tại lễ hội Kỳ Yên đình Vĩnh Bình
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Hình 8 Lễ giổ tưởng niệm Tứ Kiệt
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trang 20hùng lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp ở vùng Cái Bè, Cai Lậy Sau hai năm hoạt động gây cho giặc nhiều thiệt hại, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu thất bại trước sự bao vây và đàn áp tổng lực của quân đội viễn chinh Pháp Bốn Ông cùng 150 nghĩa quân bị bắt, bọn chúng đem vinh hoa phú quý ra dụ dỗ các ông trong nhiều ngày nhưng không thành Ngày 14 – 2 – 1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), quân Pháp đưa Bốn Ông ra pháp trường xử chém, nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng.
Hằng năm, vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy tụ tập đông đúc về đây tảo mộ và làm lễ giỗ theo nghi thức cổ truyền của dân tộc, trở thành nét đẹp văn hoá của người dân địa phương thành kính tưởng nhớ đến Bốn Ông vì nước, vì dân dũng cảm chiến đấu hi sinh, nêu tấm gương sáng ngời cho hậu thế.
Nêu ý nghĩa của việc tổ chức các lễ hội truyền thống ở địa phương.
2 Di sản văn hoá vật thể tại tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang có 22 di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia, trong đó có nhiều di tích đang thu hút mạnh khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu, như:
– Di tích khảo cổ văn hoá Óc Eo ở Gò Thành:
thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo có độ cao 3 m so với mực nước biển, được Malleret phát hiện vào năm 1941 Với nhiều đợt khai quật từ năm 1987 đến năm 1990 đã phát hiện tại đây có ba loại di chỉ,
gồm: di chỉ kiến trúc, di chỉ mộ táng và di chỉ cư trú Di tích Gò Thành có niên đại từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ VIII, thuộc nền văn hoá Óc Eo
Các nhà khảo cổ đã phát hiện 271 di vật bằng vàng, đồng, đá, đất nung mang nét đặc trưng cơ bản của nền văn hoá Óc Eo Đặc biệt, nơi đây có nhiều hiện vật rất đa dạng, biểu thị cho nền văn minh của một quốc gia cổ, không chỉ có ở Nam Bộ của Việt Nam mà trải dài đến cả miền Đông Cam-pu-chia và một phần duyên hải Thái Lan.
– Lăng Hoàng gia: được xây dựng năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng
Hưng, là ông ngoại vua Tự Đức, thân sinh bà Thái hậu Từ Dụ (Từ Dũ), vợ vua Thiệu Trị, lăng nằm cách trung tâm thị xã khoảng 2 km.
Hình 9 Di tích khảo cổ văn hoá Óc Eo ở Gò Thành
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trang 21Hình 10 Khu mộ và nhà thờ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Lăng được xây dựng do ông Phạm Đăng Tá, con trai trưởng của Phạm Đăng Hưng xây dựng trên phần đất rộng 3 000 m2, ngay trên nền nhà cũ của dòng họ Phạm Đăng Các nghệ nhân tài hoa bậc nhất chuyên xây dựng lăng tẩm, cung đình từ Huế được đưa vào cùng với nghệ nhân địa phương xây dựng nên công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách cung đình Năm 1849, khi vua Tự Đức truy phong Phạm Đăng Hưng lên tước Đức Quốc công đã cho trùng tu, mở rộng nhà thờ, xây thêm tam cấp, cổng tam quan, ban thần vị theo nghi thức cung đình
– Di tích Chiến thắng Ấp Bắc: thuộc xã
Tân Phú, thị xã Cai Lậy Là một địa danh được cả nước và nhân dân tiến bộ trên thế giới biết đến, không phải là danh lam thắng cảnh, mà chính nơi đây đã diễn ra
trận đánh vang dội Vào ngày 2 – 1 – 1963, với 200 tay súng, quân và dân Ấp Bắc đã đánh bại hơn 2 000 quân địch có máy bay, xe tăng, tàu chiến yểm trợ và cố vấn Mỹ chỉ huy, bẻ gãy 2 chiến thuật tân kì mà Mỹ áp dụng trong Chiến tranh đặc biệt là “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm cùng chiến lược Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.
Khu di tích là một quần thể kiến trúc rộng lớn gần 3 ha với 2 phân khu chức năng Khu vực 1 gồm có tượng đài, nhà mộ 3 chiến sĩ gang thép, 3 hồ sen lớn, nhà trưng bày xe tăng, máy bay, công viên với nhiều loại cây kiểng Khu vực 2 gồm có nhà trưng bày hiện vật, Hình 11 Tượng ba chiến sĩ gang thép tại Khu di tích
chiến thắng Ấp Bắc
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trang 22phía dưới là hồ sen, bên trái là quảng trường và công viên được trồng cây cảnh; phía sau là những mô hình được phục chế tái hiện cảnh dân quân tải thương, nấu cơm, trảng xê, hầm bí mật Xa xa ngoài cánh đồng rộng lớn là những biểu tượng máy bay, xe tăng địch bị bốc cháy.
Khu di tích lịch sử Ấp Bắc đang trở thành điểm đến thu hút du khách kết hợp tìm hiểu lịch sử hào hùng với thưởng ngoạn đồng quê Nam Bộ
– Làng cổ Đông Hoà Hiệp: cách trung
tâm thị trấn Cái Bè khoảng 1 km, nằm cạnh dòng sông Tiền và cách Chợ nổi Cái Bè hơn 1 km, thuộc xã Đông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè Cuối thế kỉ thứ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhiều ngôi nhà được xây cất bằng các loại gỗ quý, có mái lợp ngói, cao và rộng, lối kiến trúc kết hợp phương Đông lẫn phương Tây, với vẻ đa dạng, vừa cổ kính vừa mang một chút hiện đại, nằm ẩn mình bên những vườn cây ăn trái sum suê, thoáng mát, cạnh
những dòng sông, kênh rạch hiền hoà Hiện trên địa bàn xã Đông Hoà Hiệp có 7 ngôi nhà cổ có niên đại từ 150 năm đến 220 năm và trên 20 ngôi nhà được xây dựng cách đây từ 80 – 100 năm
Các ngôi nhà ở đây dù trải qua nhiều thời gian và những biến cố của chiến tranh, nhưng vẫn giữ được nhiều giá trị kiến trúc truyền thống của người Việt Ngoài ra, còn có các nhà thờ họ, các đình chùa với những cây cổ thụ lâu năm, đã góp phần tạo nên diện mạo kiến trúc và cảnh quan đặc biệt của làng so với các địa phương khác.
Cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế, làng Đông Hoà Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn.
EM CÓ BIẾT?
Lễ hội Văn hoá – Du lịch Làng cổ Đông Hoà Hiệp đã trở thành sự kiện văn hoá – du lịch quan trọng của tỉnh, được tổ chức định kì 2 năm/lần với nhiều hoạt động phong phú như: diễu hành thuyền hoa; hội thi “Ẩm thực du lịch”; hội thi “Làm bánh dân gian”, thả đèn hoa đăng; triển lãm sinh vật cảnh; trưng bày các tác phẩm chưng nghi; không gian giới thiệu
Hình 13 Nghệ thuật chưng nghi tại Lễ hội Văn hoá – Du lịch Làng cổ Đông Hoà Hiệp
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Hình 12 Nhà cổ Ông Kiệt trong Làng cổ Đông Hoà Hiệp
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trang 23sản phẩm du lịch, sản phẩm đặc trưng các địa phương; biểu diễn đờn ca tài tử; tái hiện nghi thức cúng đình xưa; các hoạt động thể dục, thể thao; các trò chơi dân gian;…
Qua 5 lần tổ chức, lễ hội đã tạo điểm nhấn quan trọng trong công tác giới thiệu, quảng bá về hình ảnh văn hoá, du lịch và các sản vật của địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.
– Kể tên những di sản văn hoá vật thể ở tỉnh Tiền Giang
– Hãy mô tả một di tích lịch sử – văn hoá mà theo em, di tích này đã để lại dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Tiền Giang.
III GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH TIỀN GIANG
Trải qua lịch sử hơn 300 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển các thế hệ nối tiếp nhau ở tỉnh Tiền Giang lưu giữ nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý giá cùng các di sản văn hoá phi vật thể phong phú, đa dạng Những năm qua, các di sản văn hoá ở tỉnh Tiền Giang góp phần không nhỏ vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành nên nguồn nhân lực đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương Giá trị của các di sản này thể hiện trên các lĩnh vực như lịch sử, văn hoá, giáo dục, du lịch,…
1 Giá trị về lịch sử, văn hoá
Các di sản văn hoá ở tỉnh Tiền Giang được hình thành, xây dựng và vun đắp từ thế hệ này qua thế hệ khác, là sự kết nối liên tục giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, ghi đậm bản sắc của cộng đồng theo thời gian
Tỉnh Tiền Giang còn có nhiều di tích mang giá trị lịch sử quan trọng, ý nghĩa to lớn như Khu di tích quốc gia đặc biệt Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, các di tích từng gắn liền với cuộc đời và hoạt động của
anh hùng dân tộc Trương Định, Khu di tích Đình Long Hưng, Khu di tích Chiến thắng Ấp Bắc,… Đó là những “địa chỉ đỏ”, phục vụ hiệu quả công tác giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc gắn với phát triển du lịch.
Hình 14 Mít tinh kỉ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trang 24Với 17 lễ hội dân gian, các câu hò, điệu lí mang bản sắc của quê hương còn được bảo lưu cùng nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật chứa đựng những giá trị khoa học, lịch sử, văn hoá,… tạo thành những nét đặc trưng của vùng đất Tiền Giang.
2 Giá trị về giáo dục
Di sản là tài nguyên tri thức phong phú và vô tận, có giá trị giáo dục, nhất là với thế hệ trẻ Việc giáo dục di sản trong nhà trường tác động đến học sinh, đặc biệt là về tư tưởng, tình cảm, từ đó có thái độ hành vi đúng đắn, có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Hình 15 Học sinh về nguồn tại Khu di tích Lăng Tứ Kiệt (thị xã Cai Lậy)
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Các trường học trong tỉnh Tiền Giang thời gian qua đưa giáo dục di sản vào trường học qua các hoạt động trải nghiệm thực tế các di sản ở địa phương, cảm nhận giá trị của di sản Thông qua hoạt động tham quan, về nguồn, “hành trình về địa chỉ đỏ”,… giúp học sinh hiểu biết và khắc sâu kiến thức lịch sử về địa phương mình nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung
Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, việc lồng ghép nội dung giáo dục
di sản vào trong mỗi bài học, dạy học theo chủ đề giúp cho học sinh tiếp cận với di sản, phát triển kĩ năng học tập và kích thích hứng thú học tập cho học sinh
3 Giá trị về du lịch
Trong tiến trình hội nhập hiện nay, các quốc gia đều chú ý khai thác những thế mạnh vốn có của mình về di sản lịch sử – văn hoá để phát triển du lịch.
Hình 16 Sinh viên Đại học Tiền Giang tìm hiểu Di tích lịch sử – văn hoá chùa Vĩnh Tràng
(thành phố Mỹ Tho)
(Nguồn: Lê Quang Huy)
Trang 25Tiền Giang là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng gắn liền tên tuổi các anh hùng dân tộc, di tích lịch sử – văn hoá đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như: Di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút, Di tích chiến thắng Ấp Bắc, Lăng Trương Định, Thủ khoa Huân, Lăng Hoàng Gia, chùa Vĩnh Tràng, Đình Long Hưng, Di tích khảo cổ Óc Eo – Gò Thành, Tỉnh Tiền Giang còn là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử, nghệ thuật cải lương và là quê hương của những làng nghề truyền thống nổi tiếng như: tủ thờ
Gò Công, nón bàng buông, dệt chiếu Long Định,… đó là những lợi thế để phát triển du lịch Những năm qua, các dòng sản phẩm du lịch trên đã mang lại nhiều lợi ích cùng giá trị kinh tế, hỗ trợ công tác bảo vệ di sản, môi trường và giúp cho người dân xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chọn một di sản văn hoá của quê hương Tiền Giang mà em biết và phân tích những giá trị tiêu biểu của di sản đó.
LUYỆN TẬP
1 Lập bảng hệ thống các di sản văn hoá tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang theo gợi ý sau:
STTTên di sảnĐịa điểmLoại hình di sản
2 Em cần làm gì để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của tỉnh Tiền Giang?
3 Có ý kiến cho rằng: Lễ hội truyền thống địa phương không nên tổ chức các trò chơi mang tính thương mại Hãy nêu quan điểm của em về vấn đề này
VẬN DỤNG
Tìm hiểu, sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet về một di tích lịch sử quốc gia khác ở tỉnh Tiền Giang (ngoài những di tích trong tài liệu) và trình bày theo dạng inforgraphic cho thầy, cô, các bạn cùng biết
Hình 17 Hội thảo Giới thiệu tiềm năng, các điểm đến và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
bền vững, hiệu quả
(Nguồn: baoapbac.vn)
Trang 26CHỦ ĐỀ
MỤC TIÊU
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về văn học dân gian Tiền Giang: đặc điểm, thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, những đóng góp, vai trò, ý nghĩa,… – Xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa văn học dân gian địa phương
với văn học dân gian Việt Nam.
– Xác định chủ đề, nhận xét về tính liên kết, tính mạch lạc trong đoạn văn
– Biết lựa chọn và thực hiện một nghiên cứu cụ thể về văn học dân gian địa phương: sưu tầm, giới thiệu, kịch bản, sân khấu hoá,
– Có ý thức, kĩ năng tập nghiên cứu, sưu tầm và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian địa phương nơi mình sinh sống Biết nhận xét về kết quả và phương pháp nghiên cứu, sưu tầm
– Biết trân trọng, tự hào về thành tựu văn học dân gian Tiền Giang; biết gìn giữ và phát huy những thành quả, truyền thống tốt đẹp của nhân dân địa phương.
KHỞI ĐỘNG
– Kể tên một số anh hùng tham gia khởi nghĩa chống Pháp ở vùng đất Tiền Giang – Anh hùng Tứ Kiệt có công lao gì với đất nước? Hiện được thờ phụng ở địa phương nào của tỉnh Tiền Giang?
KHÁM PHÁ
VĂN BẢN1
Tri thức Đọc hiểu
Truyền thuyết dân gian về Tứ Kiệt là viên đá quý trong xâu chuỗi truyền thuyết về những
cuộc khởi nghĩa buổi đầu chống Pháp ở Nam Bộ.
Trang 27Tác phẩm hội đủ những đặc điểm của thể loại truyền thuyết nói chung và truyền thuyết dân gian Nam Bộ nói riêng Từ cái lõi lịch sử đầy bi tráng, nhân dân đã thêu dệt thêm nhiều yếu tố hoang đường Từ những sự kiện, tình tiết rời rạc, nhân dân xâu chuỗi chúng thành tác phẩm tự sự dân gian Tác phẩm có những tình tiết đặc sắc, mang diện mạo của truyền thuyết dân gian Nam Bộ: ngoại hình khác lạ; hành động phi thường; lừa giặc, lập cơ mưu; thắng trận; tự nguyện ra hàng; bị hành quyết; sự lạ khi đầu rơi; được thờ trong miếu, đình, chùa,…
Đọc và trải nghiệm văn bản
(Truyền thuyết lịch sử)
Định Tường xưa (tức tỉnh Tiền Giang ngày nay) tự hào vì có bốn anh hùng người địa phương dám vùng lên đánh Pháp
Bốn ông vốn là lính đồn điền, cần cù khai hoang mở đất Khi giặc Pháp xâm chiếm Nam Bộ, thù giặc ngất trời, bốn ông cùng theo Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều khởi nghĩa Sau nhiều trận đánh đầy quả cảm, Thiên Hộ Dương gặp nạn qua đời, Đốc Binh Kiều hi sinh, lực lượng nghĩa quân ở Đồng Tháp Mười tan rã Bốn ông trở về quê nhà, tập hợp nghĩa quân, hoạt động xông xáo khắp vùng đất Cái Bè, Cai Lậy.
Tương truyền, “Tứ Kiệt” người to lớn khác thường, nước da màu đồng đen Ai nấy đều có võ nghệ cao cường, tướng pháp lanh lẹ, râu rậm, tóc dài chấm gót Các vị có biệt tài chạy nhanh và nhảy cao Có lần, để thoát vòng bố ráp của giặc, một trong bốn ông đã cặp thêm bên nách một cháu nhỏ khoảng 10 tuổi, chạy vun vút như tên, tóc xổ ra phất phới như lá cờ (1)
Buổi đầu, nghĩa quân “Tứ Kiệt” chỉ có vũ khí thô sơ, phần nhiều là giáo mác, gậy gộc, nhưng họ đã biết áp dụng chiến thuật dân gian, đánh giặc theo lối của cha ông “dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều” Trên đường giặc hay càn quét, họ đào hầm chông, gài ổ ong vò vẽ Họ cưa gần đứt ván cầu, cắm chông dưới lòng kênh rạch, chờ giặc đi qua liền giật sập cầu Họ còn bày kế dụ giặc vào nhà dân, chuốc rượu cho chúng no say, rồi khoá cửa, phóng hoả đốt nhà.
Chiến công hiển hách đầu tiên của “Tứ Kiệt” chính là trận đánh thành Định Tường Bốn ông đích thân cải trang dọ thám tình hình Đến đêm mồng một tháng 5 năm 1868, lúc 3 giờ sáng, nhân tối trời, bọn giặc mê ngủ, bốn ông cho nghĩa binh trèo tường vào thành, giết chết tên trưởng kho, rồi phóng hoả, thiêu rụi kho lương giặc.
Chiến công thứ hai diễn ra ngày 25 tháng 12 năm 1870 Nhân lễ Nô-en, phần lớn lính Pháp ở đồn Cai Lậy kéo về Mỹ Tho ăn lễ, chỉ để lại 25 lính mã tà Bọn này chủ quan, không canh giữ đồn bót mà bày nhậu nhẹt Chớp thời cơ, nghĩa quân “Tứ Kiệt” bất ngờ tấn công đồn, chiếm chợ Tên Việt gian Bếp Hữu bị trị tội, trại lính bị hoả thiêu Nghĩa binh tịch thu nhiều vũ khí, đạn dược rồi rút về căn cứ an toàn.
Sự phi thường của bốn ông được miêu tả như
thế nào? (1)
Trang 28Bị tấn công và tổn thất nặng nề, thực dân Pháp quyết triệt hạ bằng được căn cứ của nghĩa quân Chúng ruồng bố khắp nơi nhưng không bắt được bốn vị Cuối cùng, tên Việt gian Trần Bá Lộc dùng quỷ kế Chúng bắt và tra khảo người thân trong gia đình bốn ông và hàng trăm thường dân khác Tuy không ai khai báo hoặc cung cấp điều gì nhưng không nỡ để bà con mình cứ bị tra khảo đau đớn đến thúi cả da thịt, bốn ông quyết định cứu người thân bằng cách tự nạp mình
Ròng rã một tháng trời, tên Việt gian đem bả vinh hoa phú quý ra dụ dỗ Cuối cùng, biết không lay chuyển được ý chí những người anh hùng, giặc Pháp phải đem bốn ông ra chợ Cai Lậy xử chém và bêu đầu Đó là ngày 14 tháng 2 năm 1871, nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ (2)
Tương truyền, khi bị bêu đầu, cặp mắt bốn ông còn mở trừng trừng Người dân đưa thuốc, vái mời bốn ông hút thì lập tức điếu thuốc cháy bùng lên Có một khách buôn người Tàu ngó thủ cấp bốn ông mà châm chọc, về nhà liền bị hộc máu, ngã lăn ra chết
Sau khi cho bêu đầu, bọn giặc đã vùi thủ cấp bốn ông xuống mé rạch Linh hồn bốn ông tiếp tục hiển linh, gây nên những cuộc hoả hoạn kinh hoàng trong vùng Chỉ đến khi dân làng tìm được thủ cấp bốn ông, lập mộ và thường xuyên cúng tế, nạn hoả hoạn mới được chấm dứt
Về sau, dân chúng còn ngấm ngầm lập miếu thờ bốn ông tại ấp Mỹ Cần, xã Mỹ Trang Nhưng để che mắt thực dân, bà con tôn trí tượng Quan Công ở phía trước (nhân vật tiêu biểu trung nghĩa), còn ở phía sau thì làm một cái khánh thờ “Tứ vị thần hồn” và giải thích là “Chùa Ông” (Quan Công) hoặc “Miếu cô hồn” Nhưng sâu kín tận đáy lòng, không ai không biết đó là miếu thờ “Tứ Kiệt”.
Sau trận bão năm Thìn (1904), toàn bộ nhà cửa, dinh thự trong vùng “Miếu cô hồn” bị sập Chính quyền thời Pháp xây cất bệnh viện ở đây Bà con không chịu để bốn ông gần nơi ô uế nên đã dời dựng miếu về cạnh mộ, tại Hoà Sơn(1)
Từ đó đến nay, hằng năm, cứ đến ngày 25 tháng Chạp, người dân Cai Lậy luôn thành kính tưởng niệm ngày “Tứ Kiệt” hi sinh
(Theo Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ,
Võ Phúc Châu, NXB Thời đại, 2011)
– Những chi tiết nào thể hiện sự phi thường của “Tứ Kiệt”?
– Trong câu chuyện, “cái lõi lịch sử” được thể hiện qua những chi tiết nào?– Chỉ ra và nêu tác dụng của những yếu tố kì ảo trong tác phẩm.
– Nêu ý nghĩa câu chuyện trên.
– Dựa vào đặc trưng thể loại truyền thuyết, cho biết tình cảm của nhân dân dành cho nhân vật chính được thể hiện qua những chi tiết nào.
(1)Trước là xã Thạnh Hoà, nay là thị xã Cai Lậy.
Trang 29VĂN BẢN2
Tri thức đọc hiểu
PHÂN BIỆT TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ VÀ GIAI THOẠI LỊCH SỬ
Nhân vật gần với đời thực, ít yếu tố siêu nhiên, thần kì; có thể còn yếu tố hư cấu, tưởng tượng
Đặc điểm của sự kiện, tình tiết
Luôn gắn với không gian, thời gian sinh hoạt đời thường, hằng ngày
Luôn gắn với không gian thiêng, thời gian thiêng, liên mọi người xu hướng kéo nhân vật xuống đời thường
Cuộc đời từ chỗ bình thường hoá thành bất tử, thiêng liêng
lên ngưỡng tôn thờ
người tiếp nhận Có thể tin hoặc không tin
– Luôn có niềm tin
– Có nhu cầu gắn tác phẩm với một chứng tích văn hoá nào đó
(Theo Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ,
Võ Phúc Châu, NXB Thời đại, 2011)
Trang 30Trải nghiệm cùng văn bản
TRƯƠNG ĐỊNH GẶP GỠ CỤ ĐỒ CHIỂU (Giai thoại lịch sử)
Mùa hè năm 1862, Trương Định có cuộc gặp gỡ với cụ Đồ Chiểu Trương Định hỏi, giọng còn đượm vẻ ấm ức:
– Thánh chỉ đòi tôi giải binh về đầu Pháp Ông Đồ nghĩ thế nào?
Đồ Chiểu hừ một tiếng và không trả lời hẳn vào câu hỏi của Trương Định Ông chỉ ra hàng dừa trước ngõ và hỏi lại:
– Cái cây tươi tốt cần ở gốc hay ngọn hở ông? Trương Định đã nhấc chén trà lên rồi lại đặt xuống:
– Lẽ đời, xưa nay, cây cỏ tốt tươi là nhờ gốc Gốc bền thì cây vững.
– Phải lắm – Đồ Chiểu tiếp lời – Nhưng biết được cái gốc ở đâu mà theo mới là cặp mắt tinh tường…
Trương Định hiểu ngay, nói:
– Ở đây, cái gốc ở ngay đây! Trong thôn xóm thường dân này Một ngày lòng dân còn thì một ngày quốc thổ còn, vậy đó!
Nói rồi, Trương Định cười vang Còn Đồ Chiểu thì hào hứng đọc cho nghe bài thơ mới.
(Theo Khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Phan Quang, Lê Hữu Phước,
NXB Trẻ TP HCM, 2001)
– Câu chuyện có những đặc điểm nào của giai thoại?
– Cảm nghĩ của anh/ chị về các nhân vật, sự kiện trong câu chuyện
– Hình thức đối thoại giữa các nhân vật đã làm tăng hiệu quả nghệ thuật gì cho câu chuyện?
VĂN BẢN3 CÂU ĐỐ VỀ ĐỊA DANH, SẢN VẬT (Câu đố)
Kiến thức cần biết
Câu đố là sản phẩm trí tuệ của quần chúng nhân dân Hình thức của câu đố là những câu nói ngắn gọn, có vần vè hoặc thơ lục bát… Nội dung là tất cả những tri thức quen thuộc với đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân Câu đố hấp dẫn mọi người nhờ sự liên tưởng bất ngờ, thú vị; biện pháp phóng đại, đố tục giảng thanh…
Trang 31Văn học dân gian Tiền Giang có sự hiện diện của hàng nghìn câu đố, không ít câu in đậm màu sắc địa phương: đề cập địa danh và sản vật của vùng đất Tiền Giang.
Tìm hiểu văn bản
Quê em nức tiếng giàu sang Có ngôi chùa lớn Vĩnh Tràng đẹp xinh.
Đố là nơi nào?
(Tỉnh Tiền Giang) (1)
Hai dòng sông ấy trước sau Hỏi hai sông ấy là hai sông nào?
(Sông Tiền, sông Hậu)
Ông già nằm dựa mé mương Hàng trăm con mắt ngó nghiêng lên trời.
Đố là trái gì?
(Trái khóm, quả dứa)
Đầu rồng, đuôi phụng, cánh tiên
Một trăm con mắt ngó nghiêng lên trời Đố là trái gì?
(Trái khóm, quả dứa)
Một mình âm ỉ canh chày Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh.
Trang 32– Những câu đố trên cho ta hình dung gì về địa phương Tiền Giang?
– Anh/ chị biết gì về những vùng đất và sản vật liên quan đến những câu đố trên?– Phát hiện cách thức tạo thành những câu đố trên.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Kiến thức cần biết
Đoạn văn trình bày nội dung theo kiểu diễn dịch có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn Đoạn văn trình bày nội dung theo kiểu quy nạp có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn Đoạn văn trình bày theo kiểu tổng – phân – hợp có câu chủ đề mang ý khái quát nhất nằm ở cuối đoạn văn Đoạn văn trình bày nội dung theo kiểu móc xích hoặc song hành thường không có câu chủ đề, chủ đề được hiểu ngầm
Khảo sát đoạn văn
(1) Văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ hai chiều (2) Trong đó, văn học dân gian cho nhiều hơn là nhận (3) Tuy nhiên, văn học dân gian cũng tiếp thu từ văn học viết một số điển tích Hán học và văn hoá chữ Hán để làm giàu có tiếng Việt và kho tàng tục ngữ (4) Trong kho tàng thơ ca dân gian người Việt, người ta cũng cảm thấy ở một số bài “phảng phất có phong vị thơ Kiều”
(Phỏng theo Nguyễn Xuân Kính)(1)
(1) Giáo viên và học sinh tham khảo toàn văn bài Vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết thời Đại Việt –
tác giả GS.TS Nguyễn Xuân Kính, đăng trên http://vncvanhoa.vass.gov.vn