Một số di tích tiêu biểu như Di tích lịch sử – văn hố Địa điểm trường Dục Thanh thành phố Phan Thiết, Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Pơ Sah Inư thành phố Phan Thiết, Di tích kiến trúc
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
11Th
áng 01 – 2024
BÌNH THUÂN
TỈNH
Trang 2UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung giáo dục địa phương của Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Thuận – Lớp 11
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Bình Thuận bao gồm những vấn đề
cơ bản về văn hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, mơi trường, hướng nghiệp, của địa phương, bổ sung cho nội dung giáo dục chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học
để giải quyết những vấn đề của quê hương Bình Thuận
Tài liệu được cấu trúc thành 7 chủ đề tương ứng với nội dung các mơn học
và hoạt động giáo dục lớp 11 theo Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018 Với tính chất đồng hành, hỗ trợ, chúng tơi hi vọng Tài liệu giáo dục địa phương
tỉnh Bình Thuận – Lớp 11 sẽ đồng thời giúp các em phát triển các phẩm chất và
năng lực của bản thân, vừa cụ thể hố tình yêu quê hương bằng những suy nghĩ, hành động và việc làm cụ thể; gĩp phần xây dựng quê hương Bình Thuận phát triển bền vững, hài hồ giữa truyền thống và hiện đại; hội nhập sâu rộng với các khu vực, vùng miền trên cả nước
Chúc các em cĩ những trải nghiệm thú vị cùng Tài liệu giáo dục địa phương
tỉnh Bình Thuận – Lớp 11
BAN BIÊN SOẠN
Trang 4CÁC KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU
Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu
để dành tặng cho các em học sinh lớp sau!
Trang 5MUÏC LUÏC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 2
CÁC KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU 3
Trang 6– Trình bày được các loại hình du lịch hiện nay của tỉnh Bình Thuận.
– Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến du lịch tỉnh Bình Thuận.
– Nêu được tình hình phát triển, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Trang 7Đà Lạt Hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh đang được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo Trong đó, điểm nhấn là tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo và dự án nâng cấp, mở rộng sân bay Phan Thiết Đây là một lợi thế rất lớn trong việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong ba trụ cột chiến lược “Công nghiệp (năng lượng – chế biến); du lịch – thể thao biển; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” của tỉnh Bình Thuận Vì vậy, việc phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
có vai trò hết sức quan trọng:
– Đóng góp rất lớn trong tổng thu nhập (GRDP) hằng năm của tỉnh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính – ngân hàng, dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi,…
Bảng 1 Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2016 – 2022
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2022
Doanh thu
(tỉ đồng) 9 045 10 812 12 864 15 201 9 400 13 680
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, năm 2023)
– Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hoá tại chỗ
– Tạo việc làm cho người lao động địa phương (đặc biệt là lực lượng lao động vùng ven biển và khu vực nông thôn) Năm 2022, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đã giải quyết việc làm cho hơn 22 224 lao động
– Quảng bá hình ảnh về con người, phong tục tập quán, các danh lam thắng cảnh,… tỉnh Bình Thuận
– Kết nối, thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các tỉnh trong nước, các quốc gia với nhau
Trang 8II TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá làm
cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hoá.(1)
Hình 2 Phân bố một số tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá tỉnh Bình Thuận, năm 2020
(Nguồn: La Nữ Ánh Vân và Tạ Đức Hiếu)
(1) Luật Du lịch Việt Nam 2017.
Dựa vào bảng 1 và thông tin trong bài, em hãy:
– Nhận xét về doanh thu và tỉ lệ đóng góp của ngành du lịch trong GRDP tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2016 – 2022.
– Cho biết vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận Nêu ví dụ chứng minh.
Trang 91 Tài nguyên du lịch tự nhiên
a) Địa hình
Tỉnh Bình Thuận có địa hình
đa dạng, là điều kiện thuận lợi để
phát triển nhiều loại hình du lịch
– Địa hình đồi núi thấp chiếm
40,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Một số núi tiêu biểu như Tà Cú
(649 m), Đa Mi (1 642 m),… Vùng
đồi núi có khí hậu trong lành,
nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp,
tạo điều kiện thuận lợi phát triển
loại hình du lịch tâm linh,
Vùng biển Bình Thuận có nhiều đảo như Phú Quý (huyện Phú Quý), Cù lao Câu (còn gọi
là Hòn Cau, huyện Tuy Phong), Hòn Ghềnh (còn gọi là Hòn Lao, thành phố Phan Thiết), Hòn Bà (thị xã La Gi), Các đảo có môi trường trong lành, thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch biển – đảo
Hình 3 Chùa núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
Hình 4 Đồi cát Bay Mũi Né,
thành phố Phan Thiết
(Nguồn: dantocmiennui.vn)
Hình 5 Một góc bờ biển ở Cù lao Câu,
huyện Tuy Phong
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
Trang 10Hình 6 Bãi đá Ông Địa, thành phố Phan Thiết
ít thiên tai nên các hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm
Tốc độ gió ven biển khá lớn (trung bình 6 – 7m/s) và ổn định, tạo điều kiện phát triển các loại hình thể thao trên biển như lướt ván, dù lượn; tham quan cánh đồng điện gió,… Điện gió không chỉ tạo ra năng lượng mà còn là điểm nhấn du lịch với những dãy chong chóng khổng lồ
c) Sông, hồ
Trữ lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh tương đối lớn với 7 lưu vực sông chính gồm: sông Lòng Sông, sông Luỹ, sông Cà Ty, sông Quao, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà Hầu hết các con sông đều ngắn, dốc, ít thuận lợi cho giao thông và khai thác du lịch Tuy nhiên, tỉnh Bình Thuận có số lượng hồ, thác nước khá lớn, trong đó một số hồ, thác nước đã bắt đầu khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch như hồ Hàm Thuận – Đa Mi, Bàu Trắng,
hồ sông Quao, thác Đa Mi, Thác Bà,…
Trang 11Trên địa bàn tỉnh có một số nguồn suối nước nóng, suối nước khoáng để phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh như Vĩnh Hảo (Tuy Phong), Bưng Thị, Phong Điền (Hàm Thuận Nam),
Đa Kai (Đức Linh),
d) Sinh vật
Rừng chiếm khoảng 40,7% tổng diện tích rừng tự nhiên của tỉnh, đa dạng về hệ sinh thái và loài Các khu bảo tồn thiên nhiên như Núi Ông (huyện Tánh Linh), Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam); Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý là những khu vực còn giữ được rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng, thích hợp phát triển du lịch sinh thái
2 Tài nguyên du lịch văn hoá
– Di sản văn hoá vật thể: tính đến năm 2023, tỉnh Bình Thuận có 77 di tích được xếp hạng, trong đó có 28 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 49 di tích xếp hạng cấp tỉnh Một số di tích tiêu biểu như Di tích lịch sử – văn hoá Địa điểm trường Dục Thanh (thành phố Phan Thiết), Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Pô Sah Inư (thành phố Phan Thiết), Di tích kiến trúc nghệ thuật Dinh Thầy Thím (thị xã La Gi), Di tích thắng cảnh
Cổ Thạch tự (còn gọi là Chùa Hang) (huyện Tuy Phong), Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ (huyện Hàm Thuận Bắc)
– Di sản văn hoá phi vật thể: tỉnh Bình Thuận có 4 di sản văn hoá được đưa vào danh mục
di sản phi vật thể cấp quốc gia bao gồm Nghề làm gốm của người Chăm; lễ hội Cầu ngư
ở vạn Thuỷ Tú; lễ hội Dinh Thầy Thím; lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận Trong đó, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh mục
di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (năm 2022)
Tỉnh Bình Thuận có hơn 450 lễ hội truyền thống và nghi lễ dân gian, trong đó Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chọn 5 lễ hội tiêu biểu của các dân tộc để tổ chức phục vụ phát triển
du lịch gồm: lễ hội Katê của người Chăm tại tháp Pô Sah Inư, lễ hội Cầu ngư ở vạn Thuỷ Tú,
lễ hội Trung thu, lễ hội Nghinh Ông (thành phố Phan Thiết), lễ hội Dinh Thầy Thím (thị xã
La Gi) Ngoài ra, các loại hình văn hoá nghệ thuật đặc trưng của tỉnh Bình Thuận khá
đa dạng như chèo Bá Trạo, dân ca Chăm, hát Hari Raglai,…
?
Dựa vào các hình và thông tin trong bài, em hãy:
– Trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bình Thuận.
– Kể tên một số bãi biển có khả năng khai thác du lịch ở tỉnh Bình Thuận.
– Nêu một số khó khăn về đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
Trang 12Các làng nghề truyền thống của tỉnh Bình Thuận rất đa dạng, nổi bật là các làng nghề chạm gỗ, đan mây tre, gốm và thủ công mĩ nghệ Hiện nay, tỉnh đang tập trung đầu tư một số dự án nhằm khôi phục nghề truyền thống và phục vụ phát triển du lịch ở một
số làng nghề tiêu biểu, như: bánh tráng Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc), bánh tráng Chợ Lầu (huyện Bắc Bình), mía đường Tân Phúc (huyện Hàm Tân), dệt thổ cẩm La Dạ (huyện Hàm Thuận Bắc), gốm gọ Bình Đức (huyện Bắc Bình),…
Đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận được nhiều du khách biết đến là nước mắm Phan Thiết, mực một nắng, thanh long, bánh cốm, bánh rế, Văn hoá ẩm thực mang đặc trưng hương vị vùng biển Bình Thuận được thể hiện trong cách chế biến, cách thưởng thức các món ăn, như: bánh xèo, bánh căn, bánh canh chả cá, bánh tráng nướng mắm ruốc, gỏi cá, lẩu thả, sò điệp và các món ăn được chế biến từ hải sản,
Hình 10 Lễ hội Cầu ngư
ở vạn Thuỷ Tú, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
Hình 11 Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
Trang 13Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa là bảo tàng nước mắm đầu tiên và cũng là duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại Bảo tàng được xây dựng với tổng diện tích khoảng 1 600 m2, toạ lạc tại thành phố Phan Thiết Không gian bên trong bảo tàng được chia thành 14 khu vực với từng chủ đề khác nhau nhằm tái hiện trọn vẹn cũng như sống động nhất lịch sử hình thành và phát triển trong suốt 300 năm của làng chài Phan Thiết
Hình 12 Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa,
thành phố Phan Thiết
(Nguồn: vnexpress.net)
Đến với bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa, khách du lịch sẽ được tận mắt chứng kiến từng di sản, di vật một cách chân thực nhất, trực tiếp được tương tác nhập vai thành những người dân làng chài lưới, khám phá nguồn gốc cũng như những quy trình để làm ra được nước mắm đậm đà, thơm ngon
Dựa vào các hình và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch văn hoá tỉnh Bình Thuận.
?
Em có biết
Trang 143 Một số loại hình du lịch
Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng về tài nguyên du lịch, tỉnh Bình Thuận đã xây dựng
và phát triển các loại hình du lịch nổi bật như:
– Du lịch biển, thể thao giải trí: trọng tâm lấy Khu du lịch quốc gia Mũi Né làm hạt nhân, lan toả để thúc đẩy phát triển du lịch ra các khu vực khác
Hình 13 Lướt ván, dù lượn trên biển,
thành phố Phan Thiết
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
Hình 15 Tham quan bằng cáp treo
trên núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam
Trang 15III TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
Trong giai đoạn 2016 – 2022: ngành du lịch tỉnh Bình Thuận có sự phát triển tích cực:– Chất lượng dịch vụ du lịch được
nâng cao, số lượt khách du lịch (trong
nước, quốc tế) và doanh thu du lịch
trong giai đoạn 2016 – 2022 tăng
nhưng có biến động (giảm trong giai
đoạn 2018 – 2020) Số lượt khách
tăng hằng năm đạt 11,44%, doanh thu
từ hoạt động du lịch tăng bình quân
18,76%
– Thương hiệu và uy tín của tỉnh
được giữ vững trong những năm qua
và từng bước trở thành địa phương
trọng điểm về du lịch cả nước
– Du lịch cộng đồng: khôi phục, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, làng nghề, cảnh quan tự nhiên; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương về các sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề,… để phát triển du lịch cộng đồng
?
Năm Du lịch quốc gia 2023 là sự kiện
văn hoá, kinh tế – xã hội tiêu biểu, được
đăng cai tổ chức tại tỉnh Bình Thuận
với chủ đề “Bình Thuận – Hội tụ xanh”
khẳng định lựa chọn phát triển du lịch
theo hướng xanh và bền vững Đây là sự
kiện cũng là cơ hội để tỉnh Bình Thuận
quảng bá các giá trị văn hoá vật thể, phi
Trang 16– Nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và kĩ năng.– Hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch được quan tâm; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, vì vậy đã thu hút được một số nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực tham gia vào các dự án quy mô lớn, cao cấp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
– Đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận – Hội tụ xanh” Qua đó, tỉnh Bình Thuận khẳng định không chỉ phát triển du lịch đơn thuần mà xa hơn là phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững nhằm phát triển kinh tế phải hài hoà với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế
Hình 19 Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023
diễn ra vào ngày 25 – 3 – 2023
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng Các sản phẩm
du lịch chưa phong phú, đa dạng; số ngày lưu trú của khách du lịch còn ngắn; môi trường, cảnh quan du lịch chưa thật sự xanh, sạch, đẹp; một số dự án du lịch còn chậm triển khai; khả năng kết nối, liên kết vùng trong phát triển du lịch còn hạn chế; công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, hình ảnh du lịch chưa được đầu tư đúng mức
Dựa vào hình 17 và thông tin trong bài, em hãy:
– Nhận xét số lượt khách và doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2016 – 2022 Giải thích
vì sao số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch giảm trong năm 2020.
– Nêu tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận.
?
Trang 17IV NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
– Hoàn thiện quy hoạch, chính sách, xây dựng hệ sinh thái du lịch tỉnh Bình Thuận, như:+ Xây dựng quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia Mũi Né
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia”
+ Xây dựng và tổ chức đề án phát triển kinh tế đêm của tỉnh đến năm 2030
– Hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm.– Tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hoàn thành cảng hàng không Phan Thiết; nâng cấp mở rộng quốc lộ 28B, hoàn thành các trục đường ven biển và tuyến đường kết nối đường ven biển với quốc lộ 1A, cao tốc
– Quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Bình Thuận
– Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học – công nghệ trong ngành du lịch.– Phát triển nguồn nhân lực du lịch
– Nâng cao vai trò kiến tạo của cơ quan Nhà nước trong phát triển du lịch, nhất là trong thu hút đầu tư, quản lí đất đai, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách.– Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi, phát triển trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19
– Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bình Thuận đón khoảng 8,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm từ 10 – 12% Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 23 300 tỉ đồng Du lịch đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 10 – 11%
(Nguồn: Nghị Quyết số 06-/NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV ngày
24 tháng 10 năm 2021: Về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030)
VẬN DỤNG
Trang 18– Nêu khái niệm về danh nhân.
– Nêu vai trò của danh nhân trong lịch sử.
– Giới thiệu và nêu được những đóng góp của các danh nhân tiêu biểu.
I KHÁI QUÁT VỀ DANH NHÂN LỊCH SỬ Ở TỈNH BÌNH THUẬN
1 Khái niệm về danh nhân
Theo Từ điển tiếng Việt, danh nhân là người có danh tiếng (danh tiếng là tiếng tăm đồn đãi
được nhiều người biết đến)(1) hoặc là người có danh tiếng, được xã hội công nhận(2)
Danh nhân là những người mà tên tuổi của họ được đông đảo quần chúng biết đến trong sự ngưỡng mộ, kính yêu hoặc tôn thờ Họ sở hữu tài năng xuất chúng, sự nghiệp lẫy lừng và tạo nên được những ảnh hưởng lớn lao tốt đẹp cho cộng đồng xã hội, quốc gia, thế giới(3) Tầm vóc của danh nhân được thể hiện ở phạm vi lan toả về danh tiếng, có thể ở một vùng, một đất nước hoặc thế giới(4) Họ là những người có đạo đức, vị tha, nhân ái, dũng cảm, sự tận tuỵ, khiêm tốn;
có lí tưởng sống cao đẹp; nghị lực lớn lao; tài giỏi, thành công Dựa trên các lĩnh vực có thể phân loại danh nhân về: lịch sử, chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học,…
(1) Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, NXB Hồng Đức, 2012, trang 213.
(2) http://tratu.soha.vn
(3) (4) Vương Tấn Việt, Những đặc điểm chung của danh nhân qua các thời đại (https://thientonphatquang.com)
Trang 19Danh nhân lịch sử là người góp phần làm nên lịch sử, là một phần của lịch sử Lịch sử đất nước, lịch sử địa phương luôn có bóng dáng những nhân vật nổi tiếng của đất nước, địa phương.
Em hãy cho biết danh nhân là gì.
?
2 Vai trò của danh nhân tỉnh Bình Thuận
Danh nhân lịch sử tỉnh Bình Thuận xuất hiện cùng với quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam Năm 1861, cụ Phan Trung chiêu mộ hơn 2 000 nghĩa binh đánh giặc Năm 1867,
cụ Nguyễn Thông đã chọn Bình Thuận làm nơi tị địa tìm cơ hội chống giặc Từ năm 1885 đến năm 1886, hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, các cụ Ung Chiếm, Cao Hành, Phùng Hàn, Phùng Tố, đã chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp và tay sai Những năm 1906 –
1908, cụ Trương Gia Mô hưởng ứng phong trào Duy Tân đã bàn tính với ông Nguyễn Trọng Lội (là con cụ Nguyễn Thông, cùng em trai mình là ông Nguyễn Quý Anh) thành lập các công ty, hiệp hội nhằm chấn hưng công nghiệp bản xứ, tuyên truyền tư tưởng yêu nước, mở mang dân trí cho nhân dân Tuy các phong trào chống Pháp trước khi có Đảng đều bị đàn áp và thất bại nhưng tinh thần yêu nước của nhân dân Bình Thuận không bao giờ lắng xuống Các danh nhân lịch sử thời kì này xuất hiện mãi lưu dấu vào trong kí ức nhân dân vùng đất Bình Thuận.Ngày 3 – 2 – 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân tỉnh Bình Thuận đứng lên cùng cả nước làm nên nhiều thắng lợi Thời kì này, xuất hiện nhiều danh nhân lịch
sử của tỉnh Bình Thuận được nhiều người nhắc đến Nhà cách mạng Hồ Quang Cảnh tuyên truyền đường lối cách mạng vào làng Rạng – Thiện Khánh (nay là phường Hàm Tiến, xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết); nhà cách mạng – thầy giáo Ngô Đức Tốn thành lập Chi bộ Tam Tân tại làng Tam Tân (nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi) – Chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Bình Thuận; các nhà cách mạng lão thành Nguyễn Tương, Nguyễn Gia Tú, Lâm Đình Trúc luôn đi đầu trong những năm khó khăn, gian khổ nhất lãnh đạo nhân dân chống Pháp Trong kháng chiến chống Mỹ, tỉnh Bình Thuận có biết bao bà mẹ đưa tiễn con lên đường đánh giặc
và những người con không trở về Tiêu biểu trong số các bà mẹ đó, có Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Phạm Thị Ngư với 7 người con thân yêu
đã ngã xuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc và còn nhiều anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và anh dũng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như: Đặng Văn Lãnh, Từ Văn Tư, Võ Hữu, Nguyễn Hội,… mà tên tuổi các anh còn mãi cho đến hôm nay và mai sau
Kể tên một số danh nhân lịch sử tỉnh Bình Thuận mà em biết Em có cảm nghĩ như thế nào về công lao, sự hi sinh của một số danh nhân lịch sử tỉnh Bình Thuận?
?
Trang 20II NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC DANH NHÂN TIÊU BIỂU Ở TỈNH BÌNH THUẬN(1)
1 Ung Chiếm (? – 1886)
Ung Chiếm chưa rõ năm sinh, quê ở làng Lại An (nay thuộc xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc), là Chánh tổng Lại An (phủ Hàm Thuận), tinh thông võ nghệ, có tài mưu lược
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương, ông chiêu mộ nghĩa quân đứng lên đánh Pháp và tay sai Nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân địa phương, nghĩa quân Ung Chiếm đã bao vây, tiêu diệt bọn quan quân triều đình tại phủ Hàm Thuận (đóng trên đất làng Phú Tài, nay thuộc Phan Thiết), làm chủ một số địa bàn Bọn tay sai ở phủ và tỉnh Bình Thuận phải cầu viện binh từ Sài Gòn Tháng 7 – 1886, tên thiếu tá Đơ-lơm (Delorme) và tay sai Trần Bá Lộc chỉ huy quân lính tiến đánh nghĩa quân Do lực lượng không cân sức, nghĩa quân thua trận, ông Ung Chiếm bị giặc bắt đưa ra xử chém
Để tưởng nhớ công trạng của ông, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Hàm Thuận đặt tên xã Lại An Hạ lúc bấy giờ là
xã Ung Chiếm Hiện nay, tên ông được đặt cho một thôn thuộc xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc và một con đường thuộc phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết
(1) Nội dung lược trích từ Tài liệu dạy và học lịch sử địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, (nhiều tác giả, lưu hành nội bộ
2020), từ trang 66 đến trang 80 (8/ 14 danh nhân gồm: Ung Chiếm, Nguyễn Thông, Trương Gia Mô, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương, Phạm Thị Ngư, Đặng Văn Lãnh do tác giả Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Thị Thanh Thuý biên soạn)
– Nêu khái quát quá trình hưởng ứng chiếu Cần vương trong kháng chiến chống Pháp của ông Ung Chiếm
– Theo em, ngoài ông Ung Chiếm, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có nghĩa sĩ nào hưởng ứng chiếu Cần vương khởi nghĩa chống Pháp?
?
2 Nguyễn Thông (1827 – 1884)
Nguyễn Thông sinh năm 1827 ở thôn Bình Thanh, tổng
Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định
(nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An),
là quan Triều Nguyễn, danh sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Năm 1849, ông thi đậu cử nhân Trong cuộc đời làm quan, ông
được triều đình bổ nhiệm nhiều chức vụ như: Hàn lâm viện
Tu soạn (1856), Đốc học Vĩnh Long (1863), Biện lí Bộ Hình
(1868), Tu nghiệp Quốc Tử Giám (1876),
Hình 1 Nguyễn Thông
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
Trang 21Nguyễn Thông có phần lớn thời gian hoạt động tại tỉnh Bình Thuận và xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình Năm 1862, khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường), ông tị địa ra Bình Thuận nhưng chỉ ở đây một thời gian ngắn rồi về lại Vĩnh Long Năm 1867, khi sáu tỉnh Nam Kỳ (lục tỉnh)(1) mất trọn vào tay Pháp, ông cùng một số sĩ phu theo đường biển tị địa ra Bình Thuận Đến Bình Thuận lần này, với tầm nhìn
xa, ông trèo non lội suối mở cuộc thám hiểm tận vùng thượng nguồn sông La Ngà (địa bàn thuộc huyện Tánh Linh ngày nay), nơi có thế rừng núi hiểm trở với tiềm lực kinh tế dồi dào
có thể tạo thành căn cứ chống giặc lâu dài
Sau một thời gian làm quan các nơi, năm 1877, triều đình cử ông làm Doanh điền sứ Bình Thuận Ông mở các cuộc khảo sát dài ngày vùng núi phía tây Bình Thuận (huyện Đức Linh, Tánh Linh hiện nay) đặt kế hoạch khai thác, tận dụng nguồn lợi đất đai giúp cải thiện cuộc sống của dân; nhưng sau đó, phải đình chỉ vì vấp phải sự phản kháng của thực dân Pháp Cuối năm 1877, ông giữ chức Bố chánh Bình Thuận Đồng bào địa phương nhắc đến ông bằng cái tên trìu mến “ông Bố”, một vị quan thanh khiết, gần gũi với mọi người
Từ năm 1878, sức khoẻ giảm sút, ông về trại núi ở Vĩnh Hoà thuộc vùng Xa Ra, phủ Hàm Thuận để an dưỡng Những năm tháng cuối đời, ông lập thi xã ngâm vịnh, dựng nhà từ đường ở làng Thành Đức bên bờ hữu ngạn sông Phan Thiết, làm gác nhỏ đặt tên Ngoạ Du
Sào (chỗ nằm chơi), tu chỉnh các tác phẩm của mình tập hợp trong các bộ Ngoạ du sào văn
tập, Độn Am văn tập, Kỷ Xuyên văn sao, Dưỡng chính lục, Ông đã viết nhiều bài thơ ca ngợi
cảnh trí thiên nhiên Bình Thuận Ông mất năm 1884 tại Phan Thiết Mộ phần của ông đặt tại chân núi Ngọc Sơn (tức núi Cố), thôn Ngọc Lâm, phía đông phủ Hàm Thuận (nay là thôn Ngọc Hải, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết) Khu mộ và nhà thờ Nguyễn Thông được
tu bổ, tôn tạo và được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia số 5/1999-QĐ-BVHTT ngày 12 tháng 2 năm 1999
Nguyễn Thông là một nhà hoạt động chính trị, xã hội, nhà giáo dục, nhà thơ, nhà viết sử yêu nước, có quan điểm tiến bộ, đã đóng góp vào sự nghiệp cứu nước cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước và tỉnh Bình Thuận Tên ông được đặt cho nhiều tên đường, trường học ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ Tại Phan Thiết, tên ông được đặt cho tên đường và một ngôi trường Trung học cơ sở thuộc phường Phú Hài
(1) Biên Hoà, Gia Định, Định Tường (Pháp chiếm 1862), Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (Pháp chiếm 1867)
?
– Nêu khái quát quá trình hoạt động yêu nước của ông Nguyễn Thông
– Theo em, hiện nay trên địa bàn thành phố Phan Thiết có những công trình nào liên quan đến ông Nguyễn Thông?
Trang 223 Trương Gia Mô (1866 – 1929)
Trương Gia Mô sinh năm 1866, quê ở làng Tân Hào,
huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện
Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), là quan Triều Nguyễn, sĩ phu
yêu nước, nhà thơ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
Cha ông là Trương Gia Hội, từng làm Tuần phủ
Thuận Khánh (Bình Thuận – Khánh Hoà) dưới triều
vua Tự Đức Từ nhỏ, ông đã theo cha ra sống ở Bình Thuận,
Khánh Hoà
Sớm mồ côi cha, Trương Gia Mô lớn lên trong sự
chăm nom, giáo dục chu đáo của mẹ Ông vốn thông
minh, học giỏi từ nhỏ Năm 1892, ông ra Huế và được bổ
dụng làm Thừa phái bộ Công dưới đời vua Thành Thái
Khoảng trước năm 1905, ông quay về Bình Thuận ngụ tại
làng Hà Thuỷ – Duồng (xã Chí Công, huyện Tuy Phong
ngày nay) Năm 1905, ông là một trong những người sáng lập ra hội Liên Thành và Trường Dục Thanh tại Phan Thiết Năm 1908, sau vụ chống thuế ở Trung Kỳ, ông bị Pháp kết tội tham gia vào tổ chức bí mật “đảng hội”, bắt giam tại nhà lao Khánh Hoà Không có bằng chứng, ít lâu sau ông được thả tự do trở về quê làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho dân Năm 1910, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành được cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc giới thiệu đến gặp ông Trương Gia Mô lúc này đang sống tại làng Hà Thuỷ – Duồng, Bình Thuận Lại thấy Nguyễn Tất Thành có chí hướng, ông giới thiệu Nguyễn Tất Thành với ông Hồ Tá Bang (một trong các sĩ phu sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh ở Phan Thiết) vào dạy học tại Trường Dục Thanh
Những năm cuối đời, phần vì tuổi cao, nhiều bệnh, phần bị mật thám theo dõi, rình rập, ông luôn sống trong tâm trạng phẫn uất của một người bất đắc chí Cuối năm 1929, ông đã gieo mình xuống núi Sam, Châu Đốc (nay thuộc tỉnh An Giang), kết thúc một cuộc đời đầy hoài bão và nặng lòng vì nước, vì dân
Về tác phẩm, ông Trương Gia Mô có hai tập thơ chính là Gia Định Tam Tiên liệt truyện
(chép tiểu sử và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huân Hiệp)
và Thu hoài phú (nay đã thất lạc), tập thơ chữ Hán Cúc Nông thi thảo gồm 35 bài và 10 bài thơ Nôm đăng trên báo Nam Phong Tên ông được đặt cho một con đường thuộc phường
Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết
Hình 2 Trương Gia Mô
(Nguồn: Bùi Thuỵ Đào Nguyên)
– Trình bày khái quát quá trình hoạt động yêu nước của ông Trương Gia Mô
– Nêu cảm nghĩ của em về cuộc đời và quá trình hoạt động yêu nước của ông Trương Gia Mô.
?
Trang 23– Khái quát quá trình hoạt động yêu nước của ông Nguyễn Trọng Lội
– Hiện nay trên địa bàn thành phố Phan Thiết có công trình nào liên quan đến ông Nguyễn Trọng Lội?
?
5 Hồ Quang Cảnh (1904 – 1933)
Hồ Quang Cảnh sinh năm 1904, quê quán ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, thân sinh là cụ Hồ Sĩ Lâm, một nhà nho yêu nước, thầy thuốc chữa bệnh Gia đình cụ Hồ Sĩ Lâm vào sinh sống tại làng Rạng – Thiện Khánh, phủ Hàm Thuận từ rất lâu Lúc nhỏ, ông Hồ Quang Cảnh học trường Pháp – Việt tại Phan Thiết, tốt nghiệp bằng Primaire (Tiểu học)
Năm 1926, ông vào Sài Gòn làm ở ga xe điện Tân Định, được Tân Việt Cách mạng Đảng tuyên truyền đường lối cách mạng Tháng 2 – 1930, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam(1) Hè năm 1930, ông về làng Rạng – Thiện Khánh dạy học và tuyên truyền cách mạng cho một số quần chúng là bạn bè giáo viên, thợ may, nông dân trong vùng Sau đợt đấu tranh tháng 8 – 1931, quan phủ Hàm Thuận bắt ông Hồ Quang Cảnh cùng nhiều người khác đánh
(1) Ngày 1 – 1 – 1930, Đảng Tân Việt chuyển thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn; đến ngày 24 – 2 – 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam
4 Nguyễn Trọng Lội (1871 – 1912)
Nguyễn Trọng Lội (Nguyễn Trọng Lợi) sinh
năm 1871 tại huyện Tuy Lý, phủ Hàm Thuận,
tỉnh Bình Thuận Ông là con trai trưởng cụ
Bố chánh Nguyễn Thông Thời trẻ, vốn chăm
học, giỏi thơ văn nhưng không theo đường
khoa cử Ông Nguyễn Trọng Lội cùng em trai
Nguyễn Quý Anh (1883 – 1938) hưởng ứng
cuộc vận động Duy Tân do Phan Châu Trinh
khởi xướng, sáng lập và trực tiếp điều hành
Dục Thanh học hiệu (Trường Dục Thanh) tại
Phan Thiết cùng với Liên thành thương quán,
Liên thành thơ xã
Nguyễn Trọng Lội luôn tỏ rõ nhiệt tâm và
nghị lực của mình, làm việc gì cũng đến nơi
đến chốn, không ngại khó khăn, gian khổ
Ông mất năm 1912 Tên của ông được đặt cho
một con đường ở phường Xuân An, thành phố
Phan Thiết
Hình 3 Nguyễn Trọng Lội
(Nguồn: thuviendanhnhan.vn)
Trang 24– Trình bày khái quát quá trình hoạt động cách mạng của ông Hồ Quang Cảnh
– Tinh thần hoạt động cách mạng của ông Hồ Quang Cảnh để lại cho em cảm nghĩ gì?
?
6 Ngô Đức Tốn (1908 – 1931)
Ngô Đức Tốn sinh năm 1908, trong một gia đình Nho giáo giàu truyền thống yêu nước tại Hà Tĩnh Những năm 1925 – 1926, khi học ở Trường Kĩ nghệ thực hành Hải Phòng, ông tham gia bãi khoá đấu tranh đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, truy điệu cụ Phan Châu Trinh nên bị đuổi học Đầu năm 1928, ông vào Bình Thuận, trú ngụ tại nhà người họ hàng đồng hương là cụ Lê Trọng Thiều
Cuối tháng 7 – 1930, ông Dương Chước, một đảng viên cộng sản từ Khánh Hoà vào làng Đại Nẫm tuyên truyền và kết nạp Ngô Đức Tốn vào Đảng Cộng sản Việt Nam Lúc này, ông tham gia học lớp sư phạm do Nha học chính Bình Thuận tổ chức và về dạy học tại làng Tam Tân, huyện Hàm Tân
Quá trình dạy học tại đây, thầy giáo Ngô Đức Tốn đã tuyên truyền, vận động, tập hợp được một số người giác ngộ cách mạng thành lập tổ chức “Phản đế Đồng minh Hội” Từ những hạt nhân trong tổ chức, ông đã giác ngộ và kết nạp 6 quần chúng vào Đảng và thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản vào cuối năm 1930 do mình làm Bí thư Chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Bình Thuận tại Dốc Ông Bằng, xã Tam Tân, huyện Hàm Tân (nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi) được thành lập, đánh dấu bước trưởng thành của phong trào cách mạng địa phương
Tháng 5 – 1931, thầy giáo Ngô Đức Tốn bị bệnh đột ngột và qua đời tại bệnh viện Phan Thiết Hiện nay, ông yên nghỉ tại khu vực cổng chữ Y, Phan Thiết Tên của ông được đặt tên một con đường thuộc xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết
đập, tra tấn nhằm buộc ông khai ra tổ chức nhưng ông kiên cường chịu đựng cực hình Đầu năm 1932, Pháp lưu đày ông đi nhà tù Buôn Ma Thuột Cuối năm 1933, ông Hồ Quang Cảnh
– Trình bày khái quát quá trình hoạt động cách mạng của ông Ngô Đức Tốn
– Tinh thần hoạt động cách mạng của thầy giáo Ngô Đức Tốn để lại cho em cảm nghĩ gì?
?
Trang 257 Nguyễn Gia Tú (1907 – 2007)
Nguyễn Gia Tú sinh năm 1907 trong một gia đình nông
dân nghèo ở làng Tuỳ Hoà, Tổng Lại An, phủ Hàm Thuận
(nay là xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc) Ông sớm
tham gia cách mạng ở quê nhà và là tổ trưởng Nông hội đỏ
đầu tiên ở Bình Thuận Tháng 5 – 1931, ông được kết nạp
vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản
Việt Nam) Được phân công, ông tập hợp một số hội viên
Nông hội các làng Tuỳ Hoà, Kim Ngọc, Thiện Mỹ, thành lập
đội tự vệ bảo vệ các cuộc họp của Đảng, các cuộc đấu tranh
của quần chúng Sau cao trào 1930 – 1931, chính quyền
thực dân tăng cường đàn áp cách mạng tại Bình Thuận
Cuối năm 1931, ông bị kết án 3 năm tù, đến tháng 2 – 1934
mới mãn hạn
Ra khỏi nhà lao Phan Thiết, ông tham gia các cuộc đấu
tranh đòi dân sinh, dân chủ trên địa bàn tỉnh, trong đó có
cuộc bãi thị ở chợ Phan Thiết tháng 4 – 1937 Cuối năm 1941, ông và nhiều đảng viên khác lại
bị địch bắt Đầu năm 1942, ông bị lưu đày đi trại tập trung Ly Hy (Thừa Thiên Huế) đến tháng
4 – 1945 Về lại địa phương, ông tiếp tục tham gia thành lập các tổ Việt Minh chống Pháp Sau khi giành được chính quyền ở tỉnh, ông lãnh đạo nhân dân huyện Tánh Linh giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trong những năm 1945 – 1946, ông làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Hàm Thuận Từ tháng 8 – 1952, ông làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ, góp phần lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Bình Thuận giành thắng lợi vào năm 1954 Trong những năm
1954 – 1970, ông tiếp tục làm Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh uỷ, sâu sát phong trào, xây dựng lực lượng cách mạng trong tỉnh Từ năm 1970 – 1975, dù công tác tại Khu uỷ Khu VI và Trung ương Cục miền Nam, ông vẫn luôn góp ý kiến cho phong trào cách mạng địa phương đến ngày thắng lợi Sau năm 1975, dù tuổi cao, ông vẫn tiếp tục cống hiến đến tuổi 74 mới nghỉ hưu
Ông là Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (năm 2001) Tên ông được đặt cho tên đường thuộc phường Phú Thuỷ, thành phố Phan Thiết
Hình 4 Nguyễn Gia Tú
(Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
– Nêu khái quát quá trình hoạt động cách mạng của ông Nguyễn Gia Tú
– Tinh thần tham gia cách mạng của ông Nguyễn Gia Tú để lại cho em những cảm nghĩ gì?
?
Trang 268 Nguyễn Tương (1910 – 1981)
Nguyễn Tương sinh năm 1910 trong một gia đình nông dân
nghèo ở làng Bình An, phủ Hàm Thuận (nay là xã Hàm Chính,
huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) Từ tháng 1 – 1931,
được giác ngộ cách mạng, ông hoạt động trong tổ chức Nông hội
đỏ Tháng 4 – 1931, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Đông Dương
Sau cao trào 1930 – 1931, chính quyền thực dân tăng cường
đàn áp cách mạng tại tỉnh Bình Thuận Ông bị bắt và kết án
3 năm khổ sai (từ cuối năm 1931 đến đầu năm 1934), sau đó
tăng án, đày ông đi nhà tù Buôn Ma Thuột Đến cuối năm 1935,
mãn hạn tù ông trở về quê hương
Năm 1939, ông lại bị án 5 năm tù khổ sai đày đi Buôn Ma Thuột
lần thứ hai, do tổ chức bị lộ Sau ngày Nhật đảo chính Pháp
(9 – 3 – 1945), ông thoát khỏi nhà tù Buôn Ma Thuột trở về tỉnh Bình Thuận, tham gia thành lập Ban lãnh đạo Việt Minh lâm thời tỉnh, phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền vào ngày
24 – 8 – 1945 Ông được phân công làm Chủ nhiệm Uỷ ban Việt Minh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội tại Bình Thuận, tham gia Quốc hội cho đến khoá III
Tháng 2 – 1946, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh Bình Thuận Để góp phần chống giặc, ông thành lập đơn vị tự vệ chiến đấu, thường gọi là “Bộ đội ông Tương”, đánh địch nhiều trận ở Dân Thạnh, Cốc Chua, Đá Ông Địa, động Bà Hoè(1), gây tiếng vang lớn Sau tháng
7 – 1954, ông tập kết ra Bắc, là thành viên Ban thống nhất chi viện chiến trường cực Nam Trung Bộ, kiêm Trưởng ban Lịch sử Đảng (không chuyên) tỉnh Bình Thuận
Trở về quê nhà Bình Thuận sau ngày miền Nam giải phóng, dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn thường xuyên quan tâm đóng góp nhiều ý kiến xây dựng địa phương Ông là một tấm gương sáng cho mọi người noi theo Tên của ông được đặt cho tên một con đường thuộc phường Phú Thuỷ, thành phố Phan Thiết
(1) Dân Thạnh (nay thuộc xã Hồng Sơn, Hàm Thuận Bắc), Cóc Chua (nay thuộc xã Hồng Phong, Bắc Bình),
Đá Ông Địa (nay thuộc phường Hàm Tiến, Phan Thiết), động Bà Hoè (nay thuộc xã Hàm Đức, Hàm Thuận Bắc)
Hình 5 Nguyễn Tương
(Nguồn: dcs.vn)
– Khái quát quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Tương
– Tinh thần tham gia cách mạng của ông đã mang lại cho em cảm nghĩ như thế nào?
?
Trang 279 Lâm Đình Trúc (? – 1941)
Lâm Đình Trúc là nhà cách mạng lão thành, quê ở làng Phú Mỹ, Hàm Thuận, nay là Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 30 – 40 thế kỉ XX
ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Tháng 2 – 1934, phong trào cách mạng tỉnh Bình Thuận được xây dựng lại sau thời gian tổn thất Sau khi được giác ngộ cách mạng, ông Lâm Đình Trúc tích cực tham gia nhiều hoạt động, phong trào Tháng 1 – 1937, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương
Từ khi trở thành đảng viên cộng sản, ông đã tham gia nhiều hoạt động đấu tranh như: mang nội dung yêu sách của nhân dân Bình Thuận vào Sài Gòn chuyển đến phái đoàn Gô-đác (Godart) vào tháng 1 – 1937; lãnh đạo nhân dân Ngã Hai (nay thuộc xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) đấu tranh với tên chủ đồn điền âm mưu chiếm đập nước Đồng Đế giành thắng lợi (tháng 2 – 1937); đấu tranh, làm đơn kiện tên chủ đập nước Đồng Mới (nay thuộc thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình) chấp thuận giảm phí mua nước canh tác nông nghiệp cho nông dân
Tháng 9 – 1939, thực dân Pháp ở Đông Dương đàn áp đảng cộng sản, đoàn thể quần chúng, các tổ chức dân chủ Cuối năm 1939, Lâm Đình Trúc bị địch bắt đày đi giam cầm tại nhà tù Củng Sơn, Phú Yên Năm 1941, ông bị địch bắn chung với một số người khác
Năm 1999, được sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên và một số cơ quan liên quan,
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận đã đưa hài cốt của ông Lâm Đình Trúc
về an táng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tên ông được đặt cho một con đường thuộc địa bàn phường Phú Thuỷ, thành phố Phan Thiết
10 Phạm Thị Ngư (1912 – 2002)
Mẹ Phạm Thị Ngư quê xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc,
tỉnh Bình Thuận, là người phụ nữ duy nhất ở Bình Thuận được
Đảng và Nhà nước phong tặng hai danh hiệu cao quý: Anh hùng
Lực lượng Vũ trang Nhân dân và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cha mẹ
mất sớm, từ nhỏ mẹ phải lao động vất vả để kiếm sống Lớn
lên, mẹ xây dựng gia đình cùng ông Bùi Dinh từ Bình Định
vào Vợ chồng mẹ sinh được 8 người con cả trai lẫn gái
Hình 6 Phạm Thị Ngư
(Nguồn: Ảnh tư liệu)
?
– Khái quát quá trình hoạt động cách mạng của ông Lâm Đình Trúc
– Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần tham gia cách mạng của ông Lâm Đình Trúc.
Trang 28– Khái quát quá trình hoạt động cách mạng của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Ngư
– Tinh thần tham gia cách mạng của mẹ đã mang lại cho em cảm nghĩ như thế nào?
?
Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, gia đình mẹ là cơ sở cách mạng, cả hai vợ chồng đều tham gia đoàn thể cứu quốc Mẹ là tổ trưởng phụ nữ chuyên vận động quyên góp tiền bạc, thuốc men, lương thực, thực phẩm ủng hộ kháng chiến Nhà mẹ là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cảm tử đội Phan Thiết
Năm 1960, chồng qua đời và lần lượt 7 người con của mẹ hi sinh Mẹ đã nén nỗi đau lao vào công tác, quên cả vất vả, hiểm nguy Xuân Mậu Thân 1968, mẹ là một nữ giao liên xông xáo đưa đường chỉ lối cho bộ đội tấn công nhiều cứ điểm quân sự của địch và vận động đồng bào tiếp tế cứu chữa thương binh Từ năm 1969 trở đi, thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, địch đánh phá vùng ven rất ác liệt Suốt 7 – 8 năm liền, bằng nhiều cách khôn khéo, mẹ Ngư cùng bà con cơ sở đã chuyển ra vùng căn cứ giải phóng hàng tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men tiếp tế cho cách mạng, góp phần đáng kể vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ ở địa phương
Tháng 11 – 1978, mẹ Ngư được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Với 7 người con thân yêu đã ngã xuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc, tháng
12 – 1994, mẹ Ngư được Nhà nước phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Tên mẹ Ngư được đặt cho một con đường thuộc xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết
11 Đặng Văn Lãnh (1933 – 1972)
Đặng Văn Lãnh sinh năm 1933, quê quán ở xã
Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Cha của ông là đảng viên cộng sản trong thời kì chống
Pháp Kế thừa truyền thống gia đình nên sau khi bị
địch bắt đi quân dịch, ông đã tìm cách thoát ra vùng
du kích tham gia cách mạng
Hình 6 Đặng Văn Lãnh
(Nguồn: Ảnh tư liệu)
Trang 2912 Từ Văn Tư (1947 – 1968)
Từ Văn Tư sinh năm 1947, quê ở xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận Ông nhập ngũ tháng 1 – 1965 Trong chiến đấu, ông luôn có tác phong sâu sát, lối đánh táo bạo, mưu trí và dũng cảm Trong các tình huống hiểm nghèo, ông đều có mặt dẫn đầu những mũi nhọn xung kích, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ được giao
Trong đợt 2 cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân, ngày 18 – 2 – 1968, đơn vị ông được phân công đánh Chi khu Bình Lâm (khu vực nhà làm việc Tỉnh uỷ hiện nay) Sau nhiều đợt phản kích, địch dùng xe tăng, xe bọc thép và bộ binh đánh thẳng vào đội hình đơn vị ta Ông bị thương ở hai chân nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị đánh trả các đợt phản công của địch Trong tình thế nguy nan, ông kêu gọi anh, em: “nếu chết hãy quay đầu vào hướng giặc
mà chết” Đơn vị tiếp tục chiến đấu, phối hợp cùng đơn vị bạn đánh lùi nhiều đợt phản công của địch Ông tiếp tục bị thương nặng do mãnh đạn cối xuyên bụng, khi được đồng đội tải thương về tuyến sau thì hi sinh
Tháng 2 – 1970, ông được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân giải phóng Tên ông được đặt cho con đường thuộc phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết
– Theo em, trong chiến đấu, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Đặng Văn Lãnh đã
sử dụng lối đánh gì để tiêu diệt giặc?
– Kể tên một số thành tích mà Đặng Văn Lãnh đạt được trong kháng chiến chống Mỹ tại địa phương.
Ông là một cán bộ của đội công tác trưởng thành từ cơ sở; luôn nhận nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, phức tạp và quyết liệt Ông cùng đồng đội xây dựng được 300 cơ sở cách mạng, huy động 50 thanh niên ở vùng địch tạm kiểm soát thoát li tham gia hoạt động cách mạng; phát triển được 10 đảng viên, Với lối đánh gan dạ, táo bạo, khôn khéo như bắn tỉa, thọc sâu vào vùng địch diệt gọn những tên ác ôn hay gài mìn đánh xe cơ giới, ông đã diệt được nhiều địch, phá hỏng và phá huỷ nhiều phương tiện, súng ống,… Năm 1972, trong một lần đột nhập vào thị xã Phan Thiết, bị địch phục kích, ông đã anh dũng hi sinh
Qua quá trình công tác và chiến đấu, ông Đặng Văn Lãnh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, danh hiệu cao quý Tháng 11 – 1978, ông được Chính phủ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Tên ông được đặt cho một con đường kéo dài từ phường Phú Trinh sang xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết
Trang 3013 Võ Hữu (1937 – 1968)
Võ Hữu (Võ Rẫy) sinh năm 1937, quê quán ở xã Hồng Chính (nay là xã Hoà Thắng), huyện Bắc Bình Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, gia đình lại đông anh em, nên từ lúc 8 tuổi đã phải lao động cực nhọc Trong thời kì chống Pháp, gia đình ông sống ở căn cứ Lê Hồng Phong, sang thời kì chống Mỹ chuyển về vùng địch tạm kiểm soát Tuy vậy, gia đình ông là một cơ sở cách mạng
Trong đợt 2 cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân, ngày 18 – 2 – 1968, đơn vị ông được phân công đánh vào Ty Bưu Điện Sau khi làm chủ hoàn toàn phường Phú Trinh, lực lượng
ta tổ chức bám trụ khu vực chợ Gò Nơi đây đã diễn ra nhiều đợt chiến đấu quyết liệt giữa
ta và địch Đại đội trưởng Võ Hữu đã hi sinh tại trận địa khi chỉ huy đơn vị đánh lui hàng chục đợt phản kích của địch
Tháng 11 – 1978, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Tên của ông được đặt cho con đường thuộc phường Phú Thuỷ, thành phố Phan Thiết
– Kể tên một số trận đánh mà Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Từ Văn Tư tham gia – Em suy nghĩ như thế nào về câu nói của ông trong lúc tiêu diệt giặc: “nếu chết hãy quay đầu vào hướng giặc mà chết”?
Trang 32KHỞI ĐỘNG
– Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhằm bảo toàn lực lượng cách mạng, quân ta thường xây dựng các khu căn cứ kháng chiến ở đâu? Tại sao?– Kể tên một số khu căn cứ kháng chiến trong và ngoài tỉnh Bình Thuận mà em biết
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), do tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh, để đảm bảo an toàn, bí mật và bảo toàn lực lượng, Cơ quan Tỉnh uỷ Bình Thuận đã
– Biết được mục đích, ý nghĩa của việc phục dựng, tu bổ, xây dựng Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ tại Sa Lôn.
– Giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc cho các em học sinh.
– Thực hiện những việc làm phù hợp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ.
Trang 33phải di dời và đứng chân hơn 30 địa điểm khác nhau tại các vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Riêng tại Căn cứ Sa Lôn ở Thôn 3, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh
uỷ đã đứng chân 3 lần trong thời gian hơn 8 năm (từ tháng 12 – 1954 đến tháng 6 – 1957,
từ giữa năm 1961 đến tháng 12 – 1964 và từ tháng 9 – 1968 đến tháng 8 – 1970) Về địa thế,
Sa Lôn là khu rừng tự nhiên ở xa trung tâm, có địa bàn, địa thế hiểm trở và vị trí chiến lược rất quan trọng, tiếp giáp với vùng đồng bằng trải dài ven biển thuộc huyện Hàm Thuận trước đây Việc chọn Sa Lôn để xây dựng Căn cứ Tỉnh uỷ đã thể hiện sự sắc bén trong vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, kinh nghiệm của cha ông để xây dựng căn cứ địa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh địa phương
Cơ quan Tỉnh uỷ trong thời gian đứng chân tại Căn cứ Sa Lôn có khoảng từ 60 – 80 cán bộ chiến sĩ, gồm các ban, bộ phận sau: văn phòng, tổ chức, điện đài – cơ yếu, cảnh vệ, quản trị, dân vận
Ngoài Căn cứ Sa Lôn, trong kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh uỷ còn đứng chân ở nhiều địa điểm khác như:
– Căn cứ Lê Hồng Phong (nay thuộc xã Hồng Phong và xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình) vào tháng 8 – 1954 và tháng 6 – 1956;
– Căn cứ Xóm Rẫy (nay thuộc xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam) vào tháng 9 – 1954; – Căn cứ Đá Mài – Núi Ông (nay thuộc xã Đức Bình, huyện Tánh Linh) vào tháng 10 – 1954; – Căn cứ Đèo Nam, rẫy Mắc Cỡ (nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam) vào cuối năm 1961;
– Khu vực Km 36, Quốc lộ 28 (nay thuộc xã Thuận Hoà, huyện Hàm Thuận Bắc) từ tháng
10 – 1972 đến tháng 01 – 1973
Những căn cứ này là nơi lưu lại các sự kiện lịch sử gắn với sinh hoạt, làm việc và chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng của Tỉnh uỷ trong những năm kháng chiến chống Mỹ Đến nay, chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỉ kể từ sau năm 1975, hầu hết các điểm đứng chân của cơ quan Tỉnh uỷ trong kháng chiến chống Mỹ gần như không còn để lại dấu tích
gì mà chỉ còn lại địa danh
– Cơ quan Tỉnh uỷ trong thời gian đứng chân tại Căn cứ Sa Lôn có bao nhiêu cán bộ chiến sĩ? Kể tên các ban, bộ phận của cơ quan Tỉnh uỷ tại Căn cứ Sa Lôn.
– Kể tên địa chỉ một số điểm đứng chân của Cơ quan Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ
– Cơ quan Tỉnh uỷ Bình Thuận đứng chân tại Căn cứ Sa Lôn, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc bao nhiêu lần và trong thời gian bao lâu? Nêu thời gian cụ thể trong mỗi lần đứng chân tại đây
Trang 342 Các sự kiện chính trị tiêu biểu diễn ra tại Căn cứ Tỉnh uỷ Sa Lôn
– Cuối năm 1962, thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Bình Thuận
và các ban: An ninh, Tuyên huấn, Kinh tài, Dân y, Trường Đảng, Tổ chức, Dân vận, Binh vận, Hành lang, In ấn;
– Tháng 9 – 1964, tổ chức Đại hội Chiến sĩ thi đua đầu tiên của tỉnh Bình Thuận để động viên phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước;
– Đại hội lần thứ nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam tỉnh vào năm 1962 và lần thứ hai vào năm 1964;
– Đại hội lần thứ nhất Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng tỉnh (Tỉnh đoàn) vào năm 1965;– Tháng 6 – 1969, Đại hội chính trị thành lập Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Bình Thuận;
– Ngày 09 – 9 – 1969, tổ chức lễ Truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh;
– Tháng 7 – 1970, tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ nhất trong kháng chiến chống Mỹ (là Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ ba, Đại hội lần thứ nhất và thứ hai
tổ chức trong thời kì kháng chiến chống Pháp)
3 Hiện trạng Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trước khi được phục dựng lại
Trải qua hơn 50 năm kể từ khi Cơ quan Tỉnh uỷ Bình Thuận rời Căn cứ Sa Lôn vào tháng
9 – 1970; trước tác động của thời gian, mưa nắng, toàn bộ các hầm, lán trại, bếp ăn,… của
cơ quan Tỉnh uỷ tại đây đều bị sụp đổ, vùi lấp và chỉ còn lại dấu tích
Để phục dựng lại Căn cứ Sa Lôn, Tỉnh uỷ Bình Thuận chủ trì nhiều đợt khảo sát, xác minh với sự tham gia của các đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sĩ đã từng công tác tại Căn cứ Tỉnh
uỷ Sa Lôn trong kháng chiến chống Mỹ và các sở, ngành, địa phương liên quan, đã xác định được dấu tích của 13 hầm trú ẩn, lán trại là nơi ở, làm việc, sinh hoạt của các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ và các ban, bộ phận thuộc cơ quan Tỉnh uỷ
4 Mục đích và ý nghĩa của việc phục dựng Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ
Trong hơn 30 địa điểm đứng chân của Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ, Căn cứ Sa Lôn là nơi Tỉnh uỷ đứng chân lâu dài nhất, nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích
và dấu ấn, sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện rõ tính chất ác liệt, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở tỉnh Bình Thuận
? Kể tên và nêu thời gian diễn ra một số sự kiện chính trị tiêu biểu tại Căn cứ Tỉnh uỷ Sa Lôn
trong kháng chiến chống Mỹ
?
Em hãy cho biết hiện trạng Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trước khi được phục dựng,
tu bổ
Trang 35II QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KHU DI TÍCH CĂN CỨ TỈNH UỶ BÌNH THUẬN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ Ở SA LÔN, XÃ ĐÔNG GIANG, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
1 Cấu trúc, vật liệu dựng hầm, lán trại, hội trường, bếp Hoàng Cầm tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ ở Sa Lôn
Qua các đợt khảo sát thực tế, đo vẽ hiện trạng đã xác định được các hầm trú ẩn có cấu trúc như sau: hầm hình chữ Z chìm dưới lòng đất, ở hai đầu hầm bố trí 2 cửa tạo bậc cấp để tiện việc lên xuống, bên trên hầm lót lớp cây gỗ sát liền nhau và phủ lá cây rừng, bên trên đổ một lớp đất dày phủ kín mặt hầm ngang với mặt đất tự nhiên để nguỵ trang, bên trong các hầm dựng 2 cột gỗ để mắc võng phục vụ nghỉ ngơi và trú ẩn khi địch bắn phá vào căn cứ; hầm có kích thước dài khoảng 2 m, rộng 1,2 – 1,5 m, cao khoảng 1,8 m
Bên trên các hầm đều dựng lán trại để làm việc và nghỉ ngơi, chỉ khi có máy bay hoặc pháo địch bắn phá mới xuống hầm để trú ẩn Lán trại bên trên các hầm được làm đơn sơ bằng các vật liệu: gỗ, tre, nứa sẵn có trong rừng, mái lán trại lợp lá mây, lá trung quân hoặc tấm ni lông Kích thước lán trại chỉ vừa đủ che phủ hầm và 2 cửa hầm ở bên dưới Bên trong mỗi lán trại bố trí một bộ bàn ghế (1 bàn và 2 ghế dài ở hai bên, mỗi ghế khoảng từ 4 – 5 người ngồi) được làm bằng gỗ hoặc tre, nứa, lồ ô để làm việc và hội họp
2 Quá trình phục dựng Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống
Mỹ ở Sa Lôn, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc
Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ ở Sa Lôn, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc được Uỷ ban nhân dân tỉnh xếp hạng là Di tích cấp tỉnh ngày
25 – 10 – 2017 Khu di tích nằm ở vị trí cách thành phố Phan Thiết khoảng 60 km, cách
Phục dựng Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận làm nơi về nguồn cho các thế hệ hôm nay và mai sau là việc làm vô cùng quan trọng, giúp các thế hệ sau hiểu được sự gian khổ, hi sinh của các thế hệ cha ông đi trước, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh
? Mô tả cấu trúc và kích thước của hầm trú ẩn tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận
ở Sa Lôn.
Trang 36Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc khoảng 43 km về hướng tây bắc và cách Uỷ ban nhân dân xã Đông Giang khoảng 12 km về hướng tây nam Khu di tích được khởi công xây dựng vào ngày 15 – 01 – 2021, được tổ chức khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 02 – 02 – 2023
Được sự thống nhất của các sở, ban, ngành liên quan, đặc biệt là các đồng chí từng công tác tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ ở Sa Lôn; các hầm, lán trại, hội trường, bếp Hoàng Cầm tại Căn cứ Sa Lôn đã được phục dựng lại theo kết cấu, kiểu dáng, kích thước vốn có như trước đây Tuy nhiên, để bảo tồn khu di tích về lâu dài trước tác động của môi trường khí hậu ẩm thấp, thống nhất dùng vật liệu hiện đại mang tính bền vững để phục dựng lại khu di tích gốc
Khu di tích có tổng diện tích là 10,94 ha
Trong đó, khu di tích gốc có diện tích 4,8 ha
gồm các hạng mục: hầm trú ẩn, lán trại,
hội trường, bếp Hoàng Cầm, Khu vực
phụ trợ cách khu di tích gốc khoảng 300 m
về hướng tây nam có diện tích 4,98 ha, gồm
các hạng mục: nhà tưởng niệm – trưng bày,
bia tưởng niệm, nhà truyền thống – hội trường,
nhà đón tiếp, nhà làm việc ban quản lí di tích,
bãi đỗ xe, chòi nghỉ chân, khu vệ sinh
Hình 1 Nhà đón tiếp và nhà làm việc Khu di tích
Căn cứ Tỉnh uỷ tại Sa Lôn
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
Hình 2 Bia tưởng niệm
Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ tại Sa Lôn
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
Hình 3 Nhà tưởng niệm – trưng bày và hội trường Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ tại Sa Lôn
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
Các hầm trú ẩn, lán trại, bếp Hoàng Cầm và hội trường tại khu di tích đã được phục dựng lại bằng chất liệu bê tông giả gỗ, mái lợp nhựa composite giả lá trung quân cụ thể như sau:– Hầm và lán trại:
+ Nơi ở và làm việc của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ
+ Nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Thứ – bí danh Mười Bắc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ
Trang 37Hình 4 Nơi làm việc
của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
Hình 5 Nơi làm việc của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
+ Nơi ở và làm việc của đồng chí Hoàng Từ – bí danh Tám Từ, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ + Nơi ở và làm việc của bộ phận Cảnh vệ, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn cho cơ quan Tỉnh uỷ
+ Nơi ở và làm việc của bộ phận Cấp dưỡng
Hình 6 Nơi ở và làm việc của bộ phận Cảnh vệ
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
Hình 7 Nơi ở và làm việc của bộ phận Cấp dưỡng
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
– Bếp Hoàng Cầm: trong cơ quan Tỉnh uỷ
ở Sa Lôn có một bếp ăn tập thể được thiết kế
theo kiểu bếp Hoàng Cầm được bố trí phía
bên trái con suối Chín Khúc để nấu ăn phục
vụ cơ quan Cấu tạo của bếp Hoàng Cầm có
nhiều lỗ thông gió thoát khói, nối liền với bếp
bên trên đặt những cành cây và phủ một lớp
đất Bếp Hoàng Cầm có công dụng làm tan
loãng khói bếp toả ra khi nấu ăn nhằm tránh
bị máy bay địch phát hiện, khói từ trong bếp
bốc lên qua các lỗ thông gió chỉ còn là một làn
Hình 8 Bếp Hoàng Cầm – nơi nấu ăn phục vụ cho cơ quan Tỉnh uỷ
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
Trang 38– Hội trường: tại Căn cứ Sa Lôn có một hội
trường, đây là nơi hội họp và sinh hoạt chung
của cơ quan Tỉnh uỷ Hội trường có sức chứa
từ 30 – 40 người, được lắp dựng giống như
lán trại bên trên các hầm trong khu căn cứ,
ghế ngồi được làm bằng gỗ hoặc tre, mây, nứa
Ngoài ra, tại khu di tích có 6 hầm và lán
trại khác, đây là nơi ở và làm việc của các ban,
bộ phận trong cơ quan Tỉnh uỷ Tuy nhiên,
đến nay vẫn chưa xác định được cụ thể đây là
hầm của ban, bộ phận nào
Hình 9 Hội trường – nơi hội họp của cơ quan Tỉnh uỷ
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
khói trắng như mây tan nhanh khi rời khỏi mặt đất Phía trên bếp Hoàng Cầm có dựng một lán trại lợp bằng lá trung quân để che mưa nắng khi nấu nướng, bên trong bố trí các kệ, bàn được làm bằng gỗ, tre nứa làm nơi để lương thực, thực phẩm, thức ăn, nước uống sau khi nấu chín
Hình 10 Bên trong nhà tưởng niệm – trưng bày tại khu di tích
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bình Thuận)
III NHÀ TƯỞNG NIỆM – TRƯNG BÀY TẠI KHU DI TÍCH CĂN CỨ TỈNH UỶ BÌNH THUẬN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ Ở SA LÔN, XÃ ĐÔNG GIANG, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
Do chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỉ kể từ ngày thống nhất đất nước, hầu hết các tài liệu, hiện vật, kỉ vật của cán bộ, chiến sĩ công tác tại Cơ quan Tỉnh uỷ Bình Thuận trong
Trang 39kháng chiến chống Mỹ đã bị thất lạc, hư hỏng Mặt khác, các đồng chí đã từng hoạt động tại
Cơ quan Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ nay tuổi đã cao, trí nhớ giảm sút, gia đình chuyển đến sinh sống ở nhiều nơi nên việc triển khai công tác sưu tầm tài liệu, hình ảnh, hiện vật để phục vụ trưng bày tại khu di tích gặp rất nhiều khó khăn Do đó, nội dung trưng bày hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ như mong muốn Trong thời gian tới, ban quản lí khu di tích sẽ tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung các hiện vật liên quan phục vụ công tác trưng bày
Nhà tưởng niệm – trưng bày có diện tích trưng bày 112 m2: trưng bày tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh, 6 đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh uỷ bằng chất liệu đồng và hơn
150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật, kỉ vật, hồi kí,… gắn với sinh hoạt, công tác của cán bộ, chiến sĩ cơ quan Tỉnh uỷ trong kháng chiến chống Mỹ Các hiện vật, kỉ vật, hình ảnh,… trưng bày hầu hết là đồ dùng cá nhân (tư trang) của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ quan Tỉnh uỷ trong kháng chiến chống Mỹ trước đây gồm: chiếc bồng (chiếc bao đựng bột mì màu trắng, nhuộm bằng ruột pin hoặc trái thị rừng có màu xanh đậm hoặc màu chàm
để nguỵ trang, dùng đựng tư trang (thay cho ba lô), mang lúa gạo, khoai bắp, đạn dược,
vũ khí,…), võng dù, bọc võng, tấm đắp bằng vải dù, dép cao su, kẹp rút dép, đèn ló thụt, (đèn tự tạo thắp bằng dầu lửa, phần thân làm bằng chai thuỷ tinh hoặc vỏ đạn; phần họng đèn làm bằng chiếc ống túc đạn Carbin đã nổ, tra vào đó là ống mực bút bi bằng kim loại
để luồn tim đèn vào, đặt chiếc lò xo cũ của bút bi này vào ống mực, lò xo có tác dụng khi đóng nắp chai lại thì đẩy ống tim đèn thụt xuống, khi mở nắp ra thì tim đèn ló lên nên được gọi là đèn ló thụt), radio, bi đông, lon guigo, đèn pin, ca US,… để sử dụng trong sinh hoạt và công tác Các vật dụng này phản ánh khá rõ nét những khó khăn, thiếu thốn trong sinh hoạt, công tác hằng ngày Qua đó, giúp thế hệ trẻ hôm nay thấy được sự hi sinh, gian khổ của các thế hệ đi trước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Bên cạnh
đó, nơi đây còn trưng bày thêm bản đồ, sa bàn, phù điêu, câu trích và hình ảnh thành tựu phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội của tỉnh Bình Thuận sau năm 1975 Dấu ấn về Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ ở Sa Lôn mãi là niềm tự hào của Đảng bộ
và nhân dân tỉnh Bình Thuận, là nơi gìn giữ, giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng, bất khuất, nơi về nguồn của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, nơi để khơi dậy niềm tự hào về truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Thuận
?
Em hãy cho biết nội dung trưng bày trong nhà tưởng niệm – trưng bày tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ ở Sa Lôn
Trang 40LUYỆN TẬP
1 Lập bảng thống kê các hầm, lán trại, hội trường, bếp ăn đã được phục dựng lại trong khu
di tích theo gợi ý sau vào vở:
STT Tên gọi Chức năng
3 Kể tên và thời gian diễn ra một số sự kiện chính trị tiêu biểu tại Căn cứ Tỉnh uỷ Sa Lôn,
xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc trong kháng chiến chống Mỹ