1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – Chi nhánh Lạng Sơn

121 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - chi nhánh Lạng Sơn
Tác giả Hoàng Thị Ngọc Huế
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Hùng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế đầu tư
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 31,44 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TÁC THÂM ĐỊNH DU ÁN ĐẦU TU VAY VON TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (11)
    • 1.1. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THẢM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN (11)
  • TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (11)
  • NPV = -CR,) (28)
    • 1.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẤM ĐỊNH DỰ ÁN DAU TƯ VAY VON (34)
    • 1.3. KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN THÂM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU (43)
  • TƯ Ở MỘT SỐ TỎ CHỨC (43)
    • CHƯƠNG 2: THUC TRANG CÔNG TÁC THÂM ĐỊNH DỰ ÁN (51)
  • VAY VÓN ĐÀU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ (51)
  • NỘI —- CHI NHÁNH LANG SƠN GIAI DOAN 2017-2021 (51)
    • 2.1. ĐẶC DIEM CUA NGAN HANG TMCP SAI GON HA NỘI - CHI (51)
  • NHANH LANG SON ANH HUONG DEN CONG TAC THAM DINH DU AN (51)
  • NGAN HANG TMCP $ÀI GON - HA NOI (51)
    • 1. Không ki hạn (55)
    • L. KH doanh nghiệp Tỷ trọng (29 (55)
    • Nhóm 3 Nhóm 3 - 5 (58)
      • 2.2. TONG QUAN VE CONG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VON ĐẦU (58)
  • TU TAI SHB - CHI NHANH LANG SON (58)
    • 2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÂM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VON ĐẦU TƯ TẠI SHB - CHI NHÁNH LẠNG SƠN (75)
    • 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TU VAY VON TAI SHB - CHI NHANH LANG SƠN (101)
    • CHƯƠNG 3: MỘT SO GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIEN CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH DU ÁN VAY VON (110)
  • DAU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SAI GON HA NỘI - CHI (110)
  • NHANH LANG SON DEN NAM 2025 (110)
    • 3.1. Định hướng hoạt động của SHB - Chi nhánh Lang Sơn đến năm 2025 (110)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định DA tai SHB - Chi (112)
  • KET LUẬN (120)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (121)

Nội dung

LỜI CAM ĐOANKhóa luận “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn Hà Nội - chỉ nhánh Lạng Sơn” là thành quả của nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu của chính

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TÁC THÂM ĐỊNH DU ÁN ĐẦU TU VAY VON TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm dự án đầu tw

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực”.

Hoặc: DADT là một tập hợp hồ sơ tai liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống các hoạt động sẽ được thực hiện với các nguồn lực và chi phí, bồ trí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt những hiệu quả cụ thé dé thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.

Dưới góc độ kế hoạch hóa, DAĐT là một công cụ thé hiện kế hoạch chi tiết của mỗi công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.

Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những cấu phần chính sau:

- Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽ mang lại những lợi ích gì cho xã hội.

- Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.

- Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án dé tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.

- Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thé thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người Gia trị hoặc chi phi của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án.

- Thời gian: Độ dài thực hiện DADT cần được cé định.

DADT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn Các giai đoạn này vừa có môi quan hệ găn bó vừa độc lập tương đôi với nhau tạo thành chu trình của dự án Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.

1.1.1.2 Khái niệm cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại

Cho vay dự án đầu tư là một nội dung trong nghiệp vụ cho vay tai NHTM, có thé định nghĩa cho vay dự án đầu tư theo nhiều tiêu thức: căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, thời han của khoản vay, đối tượng vay vốn.v.v Tại NHTM, người ta chủ yếu sử dụng tiêu thức về thời han của khoản vay dé phân biệt cho vay dự án đầu tư với các hình thức cho vay khác.

Theo tiêu thức về thời hạn của khoản vay: cho vay dự án đầu tư của NHTM là các khoản cho vay có thời hạn trên 01 năm nhưng không dài hơn thời gian sử dụng còn lại của tài sản hình thành bằng vốn vay Việc phân định cụ thé thời hạn cho vay dự án đầu tư tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, theo “Quy chế cho vay của tô chức tin dụng đối với khách hàng”thì, cho vay dự án đầu tư tại NHTM bao gồm cho vay trung han và cho vay dai han “Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoanrcho vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên”.

Theo tiêu thức về mục đích vay vốn: cho vay dự án đầu tư là hình thức cho vay nhằm mục đích bồ sung nguồn von dai hạn, hình thành tài sản cố định, tài sản dai han của người đi vay nham phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu.

Từ các khái niệm trên, có thể rút ra định nghĩa về cho vay dự án đầu tư tai NHTM như sau: Cho vay dự án dau tư cia NHTM là các khoản cho vay có thời hạn trên 01 năm nhưng không dài hơn thời gian sử dụng còn lại của tài sản hình thành bằng vốn vay, nham muc dich bổ Sung nguồn von dài hạn, hình thành tài sản có định, tài sản dài hạn của người đi vay đề phát triên sản xuất theo chiêu rộng và chiếu sâu.

1.1.1.3 Đặc diém cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại a Mục dich cho vay dự an dau tư chủ yếu dé hình thành tài sản cố định

“NHTM cho vay DAĐT dé đầu tư cho các du án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục, đôi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ nhăm mục tiêu lợi nhuận, phủ hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và pháp luật của Nha nước” Cho vay DAĐT của NHTM nhằm tài trợ vốn cho việc hình thành tai sản có định của khách hàng.

Cho vay DAĐT trung hạn là loại cho vay vốn được sử dụng để tài trợ cho tài sản cố định như phương tiện vận tải, một sỐ cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng bị hao mòn; cải tiến đổi mới kỹ thuật và sản phẩm; mở rộng sản xuất kinh doanh; xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và có thời gian thu hồi vốn nhanh

Cho vay DAĐT dai hạn là loại cho vay được sử dụng tai trợ cho công trình xây dựng và cải tạo như nhà, cầu đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu dai. b Đối tượng cho vay chủ yếu là các chỉ phí cau thành tổng mức dau tư của dự án

NPV = -CR,)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẤM ĐỊNH DỰ ÁN DAU TƯ VAY VON

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Quan niệm về hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại

Theo từ điển tiếng Việt phô thông, "Hoàn thiện” là việc tác động dé đối tượng nào đó trở nên tốt và đầy đủ đến mức không thê tác động thêm nữa Đối tượng”được hoàn thiện rất đa dạng, có thể là những vật thể hữu hình như tác phẩm nghệ thuật, các sản phẩm do con người sản xuất ra hoặc những thứ vô hình như: khả năng, kỹ năng của con người, tài sản vô hình, các dịch vụ tài chính, quy trình nghiệp vụ.v.v.

Về hoàn thiện thẩm định cho vay dự án đầu tư ngoài các van đề liên quan đến giải pháp hoan thiện, cần chú ý hơn đến vấn đề tiêu chí xác định mức độ hoàn của công tác thâm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM Do đó, dé giải quyết van đề hoàn thiện thẩm định cho vay dự án đầu tư tại NHTM, cần làm rõ 2 nội dung lớn sau:

- Tiêu chí đánh giá, nhận diện mức độ hoàn thiện công tác thâm định cho vay DADT tại NHTM; bao gom các chỉ tiêu định tính va định lượng Ngoài ra, việc đánh gia còn phải dựa vào quan sát của nhà nghiên cứu về các ưu, nhược điểm; các mặt hạn chế, nguyên nhân tồn tại của công tác thâm định cho vay DAĐT tại NHTM

- Các giải pháp hoàn thiện công tác thâm định cho vay DADT tại NHTM được đề xuất để giải quyết những vấn đề còn tồn tại của công tác thâm định cho vay DAĐT tại NHTM.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện công tác thẫm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại.

Thâm định DAĐT là một khâu trong quy trình tác nghiệp của nghiệp vụ cho vay DADT Do đó, có thé sử dụng các chỉ tiêu đánh giá về nội dung, quy trình tác nghiệp thâm định DA ĐT dé đánh giá mức độ hoàn thiện Ngoài ra, vì là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay DA DT, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tin dụng của khoản vay trong tương lai nên có thê dùng một số chỉ tiêu về chất lượng tín dụng trung và dài hạn đề đánh giá mức độ hoàn thiện như Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã khái quát lại các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện công tác thâm định cho vay DAĐT tạ NHTM như sau:

1.2.2.1 Cac chỉ tiêu định lượng a Thời gian thẩm định cho vay DAĐT

Thời gian thâm định cho vay DAĐT là khoảng thời gian được tính từ lúc khách hàng có yêu cầu vay vốn đến khi bộ phận thâm định hoàn thành công việc thẩm định, hoàn thành báo cáo thâm định và tiếp tục các bước tiếp theo.

Thời gian thâm định là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ hoàn thiện công tác cho vay DAĐT tại NHTM Nhìn chung, việc hoàn thiện công tác cho vay

DAĐT tại NHTM luôn hướng tới mục tiêu rút ngắn thời gian thấm định dé đạt được những hiệu quả sau:

- Giảm chi phí thâm định Nếu thời gian thâm định giảm thi một cán bộ sẽ thâm định được nhiều dự án hơn, chỉ phí thâm định sẽ giảm.

- Tăng doanh số cho vay Thời gian thâm định ngắn thì sẽ tăng được khối lượng giải ngân trong kỳ.

- Sớm có kết luận thẳm định.Trong trường hợp dự án được chấp thuận cho vay,thời gian thâm định ngắn sẽ giúp dự án sớm được tài trợ vốn, giảm thời gian thi công,sớm di vào hoạt động, tiết kiệm chỉ phí vốn cho chủ đầu tư Trong trường hợp dự án bị

29 từ chối cho vay, thời gian thâm định giảm sẽ giúp khách hàng sớm có phương án điều chỉnh hoặc sớm tìm nguôn tai trợ khác.

Thời gian thẩm định ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác về quá trình tác nghiệp và kết luận cho vay Các NHTM thường tổ chức quy trình kiểm tra, kiểm soát cho vay rất chặt chẽ, việc thẩm định cho vay đã trải qua nhiều khâu kiểm soát nên việc giảm thời gian thâm định ở khâu tác nghiệp sẽ giảm được thời gian đưa ra quyết định mà vẫn đảm bảo các khâu kiểm soát đã được thực thi Do đó, chỉ tiêu nảy cảng thấp, càng phản ánh tích cực về mức độ hoàn thiện công tác thâm định cho vay dự án đầu tư. b Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đối với cho vay DAĐT

Tính hoàn thiện của mọi công tác, quy trình, nghiệp vụ đều thé hiện ở kết quả cuối cùng Với công tác thâm định cho vay DAĐT, kết quả cuối cùng chính là chất lượng tín dụng cho vay DAĐT Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân chất lượng tín dụng cho vay DAĐT thấp chủ yếu do khâu thâm định chưa hoàn thiện Theo đó, thẩm định dự án là khâu quan trọng nhất, giúp lựa chọn các dự án tốt dé đầu tư hoặc tham gia tài trợ vốn, quyết định trực tiếp đến giá trị tài sản là khoản đầu tư/cho vay trong tương lai

Nếu công tác thấm định được thực hiện tốt, tỷ lệ các khoản cho vay DAĐT bị chuyền nợ xấu, nợ quá hạn trong thời hạn vay phải ở mức thấp Ngược lại, nếu tỷ lệ này ở mức cao thì công tác thấm định cho vay DAĐT cần phải được rà soát và hoàn thiện hơn Do đó, chỉ tiêu này càng thấp, càng phản ánh tích cực về mức độ hoàn thiện công tác thâm định cho vay dự án đầu tư.

Dư nợ nhóm 3, 4, 5 Tỷ lệ nợ xâu =

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính a Tính hoàn thiện của phương pháp thẩm định cho vay dự án dau tư

Phương pháp thẩm định là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tính hoàn thiện của công tác thầm định cho vay dự án đầu tư Có nhiều phương pháp thâm định, tuy nhiên, ngân hàng cần lựa chọn được phương pháp và các chỉ tiêu phù hợp với nguồn thông tin sẵn có đề thâm định cho vay dự án đầu tư có hiệu quả cao nhất Lựa chọn đúng đắn phương

30 pháp thầm định sẽ giúp cán bộ thâm định tiết kiệm được thời gian và công sức, NHTM tiết kiệm được chi phí thấm định Dé đánh giá chỉ tiêu này cần phải nghiên cứu các phương pháp thâm định mà NHTM đang áp dụng có đáp ứng được những tiêu chí sau hay không:

- Phương pháp là nền tảng dé xây dựng quy trình thâm định, do đó phương pháp thâm định cần có cơ sở khoa học, phải là kế thừa của các công trình nghiên cứu đã được công nhận Nếu NHTM tự phát triển phương pháp thẩm định riêng cho mình thì phương pháp đó cần phải được kiểm chứng hoặc đã trải qua thời gian vận dụng, có kết quả tốt.

- Phuong pháp thâm định phải có tinh đầy đủ, đảm bảo vận dụng được trong các tình huống thực tiễn.

- Phương pháp thầm định phải luôn được cập nhật một cách chủ động, khi có những nghiên cứu mới hiệu quả và hiện đại hơn, tránh cập nhật theo hướng thụ động, nghĩa là chỉ khi nảy sinh những yếu kém khi xử lý tình huống thực tiễn mới cập nhật. b Tính hoàn thiện của nội dung thẩm định cho vay dự án dau tư

TƯ Ở MỘT SỐ TỎ CHỨC

NỘI —- CHI NHÁNH LANG SƠN GIAI DOAN 2017-2021

NHANH LANG SON ANH HUONG DEN CONG TAC THAM DINH DU AN

2.1.1 Quá trình hình thành va phát triển cia SHB - Chi nhánh Lạng Son ý2SHB

NGAN HANG TMCP $ÀI GON - HA NOI

Không ki hạn

II Phan theo đối tượng

KH doanh nghiệp Tỷ trọng (29

HI.Theo loại hình tiền tệ

Nguôn: Phòng Tổng hop, SHB — Lang Son

Huy động vốn từ nền kinh tế giai đoạn 2017 - 2021 của SHB chi nhánh Lạng Son tăng trưởng khá tốt Cơ câu nguồn vốn huy động được thay đổi theo hướng tích cực: Ty trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng gia tăng, do chi nhánh đã chủ động tiếp cận các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán là những nguồn vốn có chi phí huy động rẻ dé tăng hiệu quả hoạt động.

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: Hầu hết nguồn huy động vốn được là bằng nội tệ (bình quân là §ó%/năm) Tuy nhiên qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ huy động vốn theo ngoại tệ không ngừng tăng qua các năm nhờ vi trí là tỉnh biên giới, cửa ngõ phía

Bắc của tổ quốc, có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ thanh toán biên mậu qua biên giới với Trung Quốc Chính điều này đã tạo cơ hội thúc đây hoạt động thanh toán quốc tế cho vay xuất nhập khẩu phát trién.

2.1.4.2 Hoạt động tín dụng a Quy mô và cơ cấu du nợ

Bảng 2.2: Qui mô và Cơ cấu dư nợ của SHB - Chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2017 — 2021

Chỉ tiêu Năm 2019 | Năm 2020 |Năm 2021

(Nguồn: Báo cáo tài chính cua SHB - chỉ nhánh Lạng Sơn )

Cơ cấu theo kỳ hạn

Nhìn chung từ năm 2017 đến 2021 hoạt động cho vay theo kỳ hạn có sự điều chỉnh khá rõ nét, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm Trong khi, dư nợ trung dài hạn lại có sự gia tăng đáng ké về cả quy mô và tỷ trọng Nguyên nhân là do nhu cau cải tạo đổi mới công nghệ nham phuc vu san xuất kinh doanh dé có thé cạnh tranh trên thị trường của các DN lớn là rất cao Sự thay đổi trong cơ cấu này đem lại lợi ích lớn cho chỉ nhánh, vì lợi nhuận từ việc cho vay trung và dài hạn là cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn.

Tuy nhiên tốc độ tăng dư nợ cũng có xu hướng giảm Nguyên nhân là do dịch Covid 19 khiến các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng Rủi ro khi cho vay cũng nhiều nên vào năm 2020, chi nhánh đã tiễn hành cho vay có chọn lựa hơn để hạn chế phần nao nào rủi ro trong tương lai.

Cơ cấu theo đối tượng Đối tượng khách hàng mục tiêu của chỉ nhánh muốn cho vay là các DN lớn Điều này thê hiện rõ nét qua bảng cơ cấu dư nợ Tỷ lệ dư nợ của DN lớn 5 năm qua bình quân 75% /năm, có xu hướng giảm từ 80,25% xuống 71,32% trong giai đoạn 2017 - 2021.

Ty lệ dư nợ ở KHCN và DNVVN chiếm ty trọng 25%/nam Đặc biệt là với DNVVN trong thời buổi môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện, có sự ủng hộ sự hỗ trợ của Chính phủ, số lượng các DN ngày càng tăng Nhưng, cơ hội dé tiếp xúc với nguồn vốn của chi nhánh là khá hạn chế, dư nợ cho vay DNVVN chỉ chiếm được đến 3% tổng dư nợ chi nhánh Vì vậy, chi nhánh cần thực hiện định hướng một cách tích cực hơn trong việc cho các DNVVN có cơ hội tiếp xúc với các khoản vay SHB - chỉ nhánh Lạng Sơn. b Chất lượng tin dụng

Các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 va Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 của Ngân hàng nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Bang 2.3: Tỷ lệ trích lập rủi ro các nhóm nợ tại SHB — Chi nhánh Lang Sơn

Nhóm | Nhóm nợ Tỷ lệ dự phòng cụ thê

5 | Nợ có khả năng mat von 100%

Nguôn: SHB - Chỉ nhánh Lạng Sơn

Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn tại SHB - Chỉ nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2017 - 2021

Nhóm 3 - 5

Nợ quá hạn 148.39 Ty lộ nợ quá han 6,30%

Nguôn: Báo cáo tài chính của SHB - chỉ nhánh Lạng Sơn

Tỷ lệ nợ xấu ( nhóm 3-5) có sự giảm đi đáng kê, từ 2.35% năm 2017 xuống 1.22% năm 2021 Đây là tỉ lệ nợ xấu thấp so với mặt bằng chung các NHTM và có được kết quả kiểm soát nợ tốt như vậy là do chi nhánh đã thực hiện rất nghiêm túc và thực hiện kiểm soát rủi ro thường xuyên theo chỉ đạo từ ban lãnh đạo SHB.

Về nợ quá hạn, tình hình kinh tế thế giới diễn phức tạp và ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hưởng kinh tế nên vào những năm 2012 — 2017, tình trạng nợ quá hạn ở mức cao trong giai đoạn này Y thức được nguy cơ này, chi nhánh đã day mạnh công tác xử ly thu hồi nợ, cùng sát sao hơn trong công tác thâm định dé gặt hái được những chuyên biến tốt trong những năm sau đó.

2.2 TONG QUAN VE CONG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VON ĐẦU

TU TAI SHB - CHI NHANH LANG SON

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÂM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VON ĐẦU TƯ TẠI SHB - CHI NHÁNH LẠNG SƠN

2.3.1 Các phương pháp tham định

Hiện nay ở chi nhánh SHB Lạng Son đang áp dụng đồng thời các phương pháp vào thâm định hiệu quả tài chính dự án đâu tư xin vay vôn.

2.3.1.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự Đây là phương pháp thấm định được sử dụng phố biến nhất tại SHB nói chung hay chi nhánh SHB Lang Sơn nói riêng Các CBTD tiến hành thâm định từ tổng quát đến chỉ tiết.

Việc thâm định tổng quát giúp CBTD có cái nhìn tổng thé về bức tranh của dự án, quy mô cũng như sự cần thiết của dự án Qua đó, kịp thời phát hiện các tình trạng thiếu sót, không phù hợp, hợp lý của dự án ( về hồ sơ, sự không phù hợp với chủ trương, chiến lược của Dang, tư cách pháp lý của CDT ) Giúp các cán bộ thâm định đỡ tốn thời gian vào các dự án chưa hợp lệ Với các dự án hợp lê, hồ sơ đầy đủ, CBTD tiếp tục thâm định chỉ tiết, tỉ mi trong từng nội dung, khía cạnh ( về hồ sơ dự án, năng lực chủ đầu tư, năng lực tài chính, thị trường sản phẩm ) của dự án và đưa ra đánh giá đồng ý/ không đồng và lời nhận xét riêng cho mỗi phan.

Phương pháp này được sử dụng dé thầm định các nội dung pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, tổ chức quản lý, KTXH của dự án

Sau khi phân tích tổng von đầu tư dự án, cán bộ thâm định đánh giá mức phân bô nguồn vốn, vốn dau tư tài sản cố định và vốn lưu động dự án Tiếp đến, CBTĐ phân tích đi sâu hơn nữa về các khoản mục của mỗi loại vốn này. Đối với von dau tư tài sản có định, cán bộ đánh giá tong mức chỉ xây lắp, mức chi cho từng hạng mục công trình, chỉ tiết trong từng hạng mục là những khoản chỉ nào, sau đó đánh giá tổng mức chi cho thiết bị (thiết bị sản xuất và thiết bị ngoài sản xuất).

Ngoài ra, cần quan tâm đến các khoản chỉ cho tư vấn, quản lý giám sát dự án Ở vốn lưu động, CBTĐ thực hiện xem xét các mức chi cho nguồn nguyên nhiên liệu, cho phí vận hành dự án và sửa chữa bô sung nêu có.

Y kiến của sinh viên: Với ưu thé các bước được thực hiện một cách logic, đồng bộ, phương pháp giúp cán bộ thâm định dễ dàng hơn trong việc loại bỏ các dự án không hop lý, hiệu qua qua từng bước Qua đó, tránh mất thời gian và chi phí cho dự án kém chất lượng.

2.3.1.2 Phương pháp so sánh, đỗi chiếu các chỉ tiêu

Là phương pháp sử dụng ở hầu hết các bước với việc so sánh, đối chiếu các nội dung dự án với tiêu chuẩn, định mức mà pháp luật quy định Cùng với các kinh nghiệm thực tiễn mà qua đó có cách nhìn chính xác các nội dung cần phân tích của dự án Là một trong các phương pháp đơn giản Với việc thực hiện so sánh, đối chiếu một số nội dung và chỉ tiêu sau: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch ; Sự phù hợp của các tỉ lệ tài chính doanh nghiệp; Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình; Tiêu chuẩn về công nghệ thiết bị của dự án; Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư so; Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án với các quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế, định mức kỹ thuật cũng như các kinh nghiệm thực tế Từ đó phân tích so sánh để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Đây là phương pháp được sử dụng phô biến nhất tại SHB chi nhánh Lạng Sơn, được áp dụng với hầu hết các dự án đầu tư của các DN lớn Các CBTĐ tiến hành tính toán các số liệu, các chỉ tiêu của dự án, bên cạnh đó cũng thu thập các số liệu của các bộ ban ngành cung cấp, các tiêu chuẩn định mức để tiến hành so sánh với các con số đã tính toán được, từ đó đưa ra các nhận xét về các chỉ tiêu của dự án và đưa ra kết luận. Ý kiến sinh viên: Là sử dụng phổ biến nhất tại SHB — Lang Son Song, việc thực hiện phương pháp này còn áp dụng máy móc, thiếu linh hoạt dẫn tới những đánh giá không khách quan, không chính xác Chi vì muốn chấp nhận dự án, CBTD đã so sánh dự án mới với các dự án tương tự mà được thực hiện hơn một thập kỉ, chưa xét đến tính riêng biệt và công nghệ của từng thời kì.

2.3.1.3 Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy sử dung dé đánh giá tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như: NPV, IRR, PP, PI Cán bộ tiến hành thâm định khảo sát sự tác động của những yếu tô như tăng giảm của vốn dau tư, thay đổi của giá sản phẩm đến hiệu qua đầu tư, hiệu quả của các chỉ tiêu tai chính, khả năng trả nợ của dự án Tại chi nhánh các yếu tố tác động thường được cho sai lệch từ -5% đến +5%, nếu dự án vẫn có hiệu quả trong trường hợp các bat trắc phát sinh thì kết luận dự án có độ an toàn cao, nên cho vay Ngược lại cần đề ra các biện pháp hạn chế khắc phục rủi ro, cần thiết có thể không cho vay vốn, huỷ bỏ dự án.

Bước 1: Xác định các yếu tô có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu hiệu quả xem xét.

Bước 2: Cho các yêu tố đó thay đổi (tăng hoặc giảm) theo một tỷ lệ nhất định

Bước 3: Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả và đưa ra kết luận.

Phương pháp này được sử dụng ở chi nhánh SHB Lạng Sơn chưa nhiều so với phương pháp so sánh, đối chiếu, bởi điều mà ngân hàng quan tâm nhất chính là hiệu quả tài chính của dự án. Ý kiến của sinh viên: Mặc dù phương pháp này giúp CBTĐ biết được dự án nhạy cảm với yếu tô nào dé từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện dự án Tuy nhiên, cán bộ thường cho các yếu tô doanh thu và chi phí thay đổi trong khoảng 5-10%, rồi từ đó tính toán lại và xem xét mức thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, mà CBTD chưa xem xét đến tính đặc thù của từng loại dự án này Ngoài ra, chưa sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy nhiều chiều dé đánh giá dự án một cách tông thể và đễ dàng hơn.

Dự án là tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi tiến hành thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài, vì vậy nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án Đề đảm bảo tính hiệu quả của dự án, phải dự đoán được một số rủi ro có thé xảy ra dé từ đó có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.Từ đó có thé thấy phương pháp này được sử dụng nhằm triệt tiêu các rủi ro đã biết trước trong nội dung thâm định,ngoài ra còn dé đánh giá những rủi ro có thé gặp của dự án

- Ưu điểm: Làm tăng tính chính xác của các quyết định đánh giá tinh khả thi của dự án trong quá trình thẩm định.

+ Quy trình thẩm định dự án đầu tư theo phương pháp dự báo thiếu những căn cứ khoa học & hệ thống dé dự báo.

+ Tốn thời gian & chi phí thực hiện cao: chi phí đề tiến hành điều tra lay số liệu thống kê, chi phí thuê chuyên gia phân tích.

+ Độ rủi ro cao: dự báo có thê không chính xác do thiếu thông tin hoặc do thay đổi bat thường của nền kinh tế.

+ Kết quả thâm định dé mang tính chủ quan của CVKH Ý kiến sinh viên: Phương pháp này thường được áp dung trong thấm định khía cạnh thị trường, công nghệ, tài chính của dự án Tuy nhiên đối với ngân hàng SHB - chi nhánh Lạng Sơn thì phương pháp này CVKH vẫn chưa áp dụng nhiều mà vẫn thường dựa trên các số liệu cụ thé và chính xác dé đưa đến quyết định vay von của dự án Do trong thực tế thì phương pháp này đòi hỏi khá nhiều thời gian của CVKH để tìm hiểu và thu thập thông tin, chi phí để điều tra các số liệu thống kê Ngoài ra thì khả năng dự báo chính xác còn phụ thuộc vao rất nhiều yếu tố khác nhau, rủi ro về đự báo không chính xác là rất cao vì ngoài phụ thuộc vảo các thông tin còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng cũng như kinh nghiệm của cán bộ thẩm định.

Là phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia trong các dự án đầu tư phức tạp, mới mẻ Ở chi nhánh SHB Lạng Sơn ít sử dụng phương pháp này, mà đa số tham khảo ý kiến từ các chuyên viên thâm định có nhiều năm kinh nghiệm ngay tại phòng bởi phương pháp này tốn nhiều chi phí để thuê chuyên gia.

Kết luận: Các phương pháp thẩm định được các CBTĐ tại chỉ nhánh SHB Lang Sơn sử dụng rất linh hoạt phù hợp với từng tiêu chí thẩm định các dự án cho vay vốn, cũng như những wu và nhược điểm của các phương pháp Trong đó các phương pháp có chỉ phí thấp và có thể đánh giá được nhiều tiêu chí khác nhau trong nội dung thẩm định như phương pháp thẩm định theo trình tự, so sánh đối chiếu được ưu tiên sử dụng tại chỉ nhánh.

Nội dung thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại ngân hàng TMCP Sai Gòn Hà Nội - chi nhánh Lang Sơn bao gồm các quy trình như sau:

Thâm định hồ Tham định Thâm định dự Thâm định các

Sơ vay vôn khách hàng án đâu tư cho vay vôn vay vôn bảo tiên vay biện pháp đảm

2.3.2.1 Thẩm định hé sơ vay von

Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ, theo quy định của ngân hàng các loại hô sơ cân thiệt phải bao gôm:

- H6 sơ chứng minh tư cách pháp lý của khách hàng - Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay

- Tài liệu về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của khách hang - Hồ sơ dam bảo tín dung

- Cac hỗ sơ tài liệu khác nếu cán bộ ngân hang thấy cần thiết và có liên quan đến việc giải quyết cho vay

Bên cạnh đó, các tài liệu trên cũng phải đảm bảo tính hợp lệ nghĩa là các tài liệu gửi ngân hàng như báo cáo nghiên cứu khả thi, giây đề nghị vay vốn, biên bản họp hội đồng quản trị hoặc các sáng lập viên thông qua phương án vay vốn bắt buộc phải là bản chính và là được ký bởi người đại điện hợp pháp của bên vay Các tài liệu khác nếu không thé cung cấp (như: hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc kế toán trưởng, giấy chứng minh thư nhân dân ) thì sử dung bản photo nhưng phải có chứng nhận của công chứng hoặc có ký đóng dấu "Sao y bản chính” của bên vay (nếu bên vay là pháp nhân) hoặc có chữ ký của chính người vay (nếu bên vay là thể nhân).

CVKH chủ yếu sử dụng phương pháp thâm định theo trình tự để kiểm tra tổng quát hồ sơ của dự án sau đó sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu dé so sánh, kiểm tra khía cạnh pháp lý của dự án với các văn bản pháp luật quy định Phần này CVKH xem xét khá chỉ tiết vì liên quan đến pháp luật, bất kỳ một dự án vay vốn nao cũng phải được coi là hợp pháp thì mới được vay vốn Do vậy, nội dung về pháp lý rất quan trọng. Ý kiến sinh viên: Nhìn chung thì quy trình thâm định hồ sơ vay vốn của Ngân hàng SHB chi nhánh Lang Sơn đã chặt chẽ và chỉ tiết, các khách hàng không đảm bao yêu cầu về hồ sơ vay vốn đều được yêu cầu phải bổ sung, nếu không bồ sung day đủ thì hô sơ vay von sẽ bị loại.

2.3.2.2 Tham định doanh nghiệp vay vốn a Thẩm định khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp Đề thẩm định khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp thì CVKH cần phải thâm định những tài liệu như sau:

- Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép.

- Giấy chứng nhận phan góp vốn của từng thành viên (đối với CTCP hoặc công ty hợp danh)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TU VAY VON TAI SHB - CHI NHANH LANG SƠN

2.4.1 Những kết qua dat được

Qua thời gian thực tập ở NH TMCP Sài Gòn Hà Nội - chi nhánh Lạng Sơn, tôi nhận thấy ngân hàng luôn luôn quan tâm và chú trọng đến công tác thâm định các dự án vay vốn, vì vậy đã đạt được các kết quả tích cực như sau:

> Thời gian thâm định dự án:

Nhờ thực hiện những cải tiễn về chính sách, quy trình, quy định theo hướng đổi mới, tinh giảm gọn nhẹ, thời gian thâm định một DADT đã được cải thiện đáng kể Dé tong hợp và nghiên cứu chỉ tiêu nay, tôi đã dựa trên nguồn thông tin từ các báo cáo thẩm định cho vay DADT từ năm 2017 — 2021 và phỏng vấn các cán bộ thấm định, cán bộ quản lý công tác cho vay DAĐT Các dự án lựa chọn nghiên cứu có đặc điểm sau:

- Có hồ sơ dự án đầy đủ hoặc thiếu sót không đáng kê - Có tính phổ biến, cán bộ thâm định không gặp nhiều khó khăn dé tiếp cận các ngu6n thông tin dé đánh giá, phân tích, so sánh các thông số đầu vào và đầu ra của dự án.

- Quy mô của các DAĐT được phân loại theo tổng mức đầu tư Day cũng là cơ sở để tính phí thâm định của SHB với DAĐT của khách hàng xin vay vốn.

Kết quả thống kê thời gian thâm định cho vay DADT tính trung bình cho 1 dự án như sau:

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Qua phỏng vấn các cán bộ quản lý và một số khách hàng có DAĐT đã được cấp vốn, thời gian thâm định DAĐT tại SHB chi nhánh Lạng Son dap ứng tốt yêu cầu từ phía khách hàng, chưa có khách hàng tìm sang ngân hàng khác vay vốn do gặp vấn đề về thời gian thâm định DAĐT tại chi nhánh.

> Tỷ lệ nợ xấu Nhờ chi đạo thắt chặt công tác thẩm định kết hợp với theo dõi, kiểm soát sau chặt chẽ đối với các khoản vay từ trên hội sở SHB xuống nên cùng với xu hướng giảm dần tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống SHB thì những năm gan day thi tỉ lệ nợ xấu tại NH SHB- chi nhánh Lạng Sơn đều luôn ở mức thấp đạt tiêu chuẩn trong giai đoạn 2017 - 2021.

Số liệu chi tiết cu thé được thé hiện trong bảng sau:

Bang 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của NH SHB - chỉ nhánh Lang Sơn về các dự án vay vốn trong giai đoạn từ 2017 - 2021.

Tỷ trong Tổng dư nợ

Ty lệ nợ quá hạn

Nguồn: NH TMCP Sai Gon Hà Nội- chỉ nhánh Lang Son

Qua bang số liệu có thể thay cả ti lệ nợ xấu và nợ quá hạn của SHB Lạng Sơn trong giai đoạn 2017 -2021 đều có xu hướng giảm, điều đó chứng tỏ chất lượng công tác thâm định ngày càng được cải thiện.

> Ảnh hưởng của công tác thâm định dự án đến kết quả kinh doanh tại ngân hàng SHB - Lang Sơn

Dư nợ cho vay dự án chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng của SHB chi nhánh Lang Sơn Kết quả của thâm định cho vay dự án là cơ sở quan trong dé ngân hàng đưa ra quyết định cho vay Vì thế, công tác thâm định cho vay dự án có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh.

Nhờ vào sự can thận của công tác quản ly dư nợ và chú trọng xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn, kết quả hoạt động kinh doanh cũng có sự tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2017 — 2021 Cu thé:

Bang 2.8: Báo cáo kết quả kinh doanh SHB - chỉ nhánh Lang Sơn giai đoạn 2017 - 2021

Chỉ tiêu Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021

„ Nguôn: Báo cáo tài chính SHB — Lang Son

Năm 2020, tông thu nhập so với năm 2019 tăng 366 ty dong, toc độ tăng 22,7%, nhưng bên cạnh đó tốc độ tăng của chỉ phí so với năm 2020 lại là 59.4% Điều này cho thấy Chi nhánh cần quản lý tốt hơn chỉ phí phát sinh trong các hoạt động dịch vụ Tuy nhiên, việc tăng chi phí một phần là do SHB thực hiện tăng trích lập DPRR để đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động tốt hơn, nhằm tuân thủ đúng các quy định của NHNN. Đến năm 2021, tổng thu nhập so với năm 2020 tăng đến 445 tỷ đồng, tốc độ tăng 22,4%, đồng thời tốc độ tăng của chi phí so với năm 2020 lại giảm 10.5% Điều này cho thấy Chi nhánh đã nhận thấy những van dé trong việc quản lý chi phí phát sinh trong các hoạt động dich vụ của năm 2019, từ đó đã kip thời đưa ra những biện pháp dé quản ly chi phi tốt hơn.

2.4.2 Những han chế còn tồn tại

> Về quy trình thâm định

Mặc dù hiện tại, quy trình thẩm định của chi nhánh đã rất cụ thể, chi tiết và day đủ từng bước Xong, trong quá trình thâm định, vẫn còn khá nhiều vướng mắc trong lúc xử lý hồ sơ do đối với mỗi lĩnh vực của từng dự án khác nhau lại cần có các mẫu hồ sơ, các giấy tờ thủ tục và quy trình khác nhau Vì vậy, quy trình thẩm định chưa phân rõ rang cho từng ngành, lĩnh vực dự án cụ thé thì vẫn sẽ mat rat nhiều thời gian, công sức

97 cho cả CVKH và khách hàng đề có thê chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.

> Về công tác tô chức thâm định

Việc phân chia các dự án cho các CVKH thâm định phần lớn vẫn mang tính ngẫu nhiên là chính Việc để cho các chuyên viên thâm định được thâm định đa dạng các lĩnh vực của dự án đầu tư là điều đúng đắn tuy nhiên về lâu về dài, nếu không có sự chuyên môn hóa thì công tác thẩm định của chi nhánh sẽ không thé đảm bảo đủ độ sâu và chi tiết trong tình hình hiện nay.

> Vê phương pháp thẩm định

Phương pháp thâm định mà ngân hàng áp dụng có tính khoa học và hiện đại.

Phương pháp chủ yếu được ngân hàng sử dụng trong quá trình thâm định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thâm định theo trình tự và phương pháp dự báo.

Các phương pháp nay được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính chất của du án và lượng thông tin cán bộ thâm định thu thập được Ngân hàng cũng áp dụng các chỉ tiêu hiệu quả như: NPV, IRR , để đánh giá tính hiệu quả của dự án, ở một số dự án còn sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong phân tích rủi ro.

Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình thâm định cũng được áp dụng khá linh hoạt Điều này thé hiện ở chỗ: mặc dù quy trình thâm định đã quy định rõ ràng các bước, các công đoạn trong quá trình thâm định, song trên thực tế vẫn có một khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nao, lựa chon bao nhiêu chỉ tiêu dé đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc khá linh hoạt vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thấm định, thậm chí còn phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng với SHB Tuy nhiên, dù có linh hoạt đến đâu thì các cán bộ thâm định vẫn luôn hướng sự phân tích đánh giá của mình đến việc đảm bảo đưa ra một cách khách quan và tổng thể toàn diện nhất.

NHANH LANG SON DEN NAM 2025

Định hướng hoạt động của SHB - Chi nhánh Lang Sơn đến năm 2025

3.1.1 Định hướng hoạt động cho vay của SHB - Chi nhánh Lạng Sơn đến năm

2025 Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và ngân hàng SHB nói riêng, loại hình dịch vụ đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng vẫn là tín dụng.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội định hướng hoạt động tín dụng cho thời gian tới như sau:

- Xây dựng và ban hành định hướng tin dụng đối với KHDN (theo từng phân khúc/lĩnh vực ngành nghé), từ đó giúp các DVKD sàng loc, lựa chọn khách hang

- Ban hành quy định cụ thể về thầm quyền phê duyệt khác biệt và danh mục thẩm quyền quyết định các van đề khác biệt chỉ tiết theo từng nhóm van đề/nội dung và theo từng cấp phê duyệt

- Thay đổi quy trình tin dụng theo hướng không có bộ phận thâm định tin dụng tại Hội sở chính thực hiện công tác thâm định tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng vượt thầm quyền của DVKD, bộ phận thẩm định tại khối NHDN và NHBL chỉ thực hiện kiểm tra check list theo mẫu thẩm định có san của SHB và tham mưu cho cấp phê duyệt

- Mỗi quy trình/quy định đều ban hành kèm theo danh mục hồ sơ, mẫu biểu và hướng dẫn chỉ tiết cách thức thực hiện

- Ban hàng quy định về tiêu chí, điều kiện KH được cấp tin dụng thiếu/không có

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh triển của SHB - Chi nhánh

Chi nhánh SHB Lạng Sơn luôn đặt mục tiêu đạt hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững trên cơ sở hoạt động có chiến lược rõ ràng, bài bản Nâng cao tín nhiệm với khách hàng dé tạo dựng niềm tin, uy tín trong hệ thống các chi nhánh ngân hang cùng khu vực.

Hoạt động kinh doanh “Khách hàng là trong tâm”: Chi nhánh chủ động điều chỉnh cơ cấu về nguồn vốn và chính sách về đầu tư, cho vay, lãi suất dé đảm bảo đầu ra tại chi nhánh Tập trung phát triển khách hang đem lại hiệu quả cao phù hợp với tiềm năng của vùng miền, địa bàn với nhiều chính sách sản phẩm đa dạng tạo sự khác biệt trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu sử dung dịch vụ ngân hàng của khách hàng đồng thời cải tiễn chính sách, quy trình, quy định theo hướng “Đổi mới, tinh giảm gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ làm, gan với hoạt động kinh doanh”nhằm tạo điều kiện thuận lợi dé cạnh tranh và phát triển khách hàng, tăng thị phần và thực hiện mục tiêu cắt giảm hao phí lao động và chi phí hoạt động kinh doanh so với các quy trình, quy định hiện hành.

Phát triển nền tảng công nghệ ngân hàng số: Ngân hàng SHB đang thực hiện mục tiêu ngân hàng số và tiến đến 2025 SHB sẽ nam trong TOP 3 NHTMCP có nền tảng số hiện đại nhất Việt Nam Dé thực hiện được điều đó, chi nhanh SHB Lạng Sơn cũng định hướng tích cực hiện đại hóa, tự động hóa, sáng tạo, tăng hàm lượng ứng dụng công nghệ trong tất cả các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh, backoffice, quản tri điều hành nhằm thực hiện mục tiêu, đồng thời thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu qua quản tri điều hành hệ thống Đồng thời đây mạnh quảng bá hình ảnh của ngân hàng và cụ thê là chỉ nhánh tới các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, vừa tăng khả năng huy động vốn, vừa góp phần thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu các dự án đầu tư hay kế hoạch kinh doanh hiệu quả, tăng lợi nhuận dòng vốn.

Chú trọng đội ngũ nhân lực, cán bộ công nhân viên Thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn theo nhu cầu nâng cao kĩ năng của thị trường Các khóa học có thể đào tạo bồ trợ theo kì hoặc đảo sâu, bài bản và liên tục Từ đó tăng khả năng chuyên môn của cán bộ, nhân viên trong chi nhánh, góp phan dam bảo chất lượng công việc tài chính, nâng cao năng suất lao động.

Quản trị rủi ro: tiếp tục nâng cao năng lực quản tri rủi ro theo chuẩn mực quốc tế và hướng đến chuẩn mực Basel II; Quản trị kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, thu hồi nợ; Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xâu; Quản trị tôt rủi ro hoạt động, rủi ro vận hành.

3.1.3 Định hướng cho công tác thắm định tại SHB — Chi nhánh Lạng Sơn đến năm 2025

Với quan điểm không ngừng hoàn thiện công tác thâm định cho vay DAĐT để kiểm soát rủi ro tín dụng, bảo đảm vẫn tạo ra lợi nhuận trong trường hợp kiểm soát hoặc cắt giảm tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng, SHB đưa ra định hướng hoàn thiện công tác thâm định cho vay DAĐT như sau:

- Công tác thâm định DAĐT phải được tiễn hành thường xuyên, liên tục, toàn

105 diện đối với tat cả các dự án xin vay, trong cả quá trình xét duyệt cho vay từ khi thâm định dự án dến khi giải ngân và thu nợ.

- Công tác thâm định DAĐT phải được quy trình hóa, công nghệ hóa sát với tình hình thực tế và phù hợp với điều kiện, hạ tầng công nghệ cũng như nhân sự.

- Công tác thâm định cho vay DADT phải được xây dựng trở thành một hoạt động đặc thù của SHB và luôn được duy trì phát triển thành một thế mạnh trong kinh doanh, một lợi thế cạnh tranh Do đó phải thường xuyên được tổng kết thực tiễn, rút ra kinh nghiệm dé hoàn thiện và phát trién.

- Luôn có sự theo dõi, chỉ đạo sát sao cua ban lãnh đạo trong việc hoàn thiện công tác thâm định cho vay DAĐT dé có những biện pháp tổ chức chi đạo điều hành cụ thê, phát huy vai trò định hướng.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định DA tai SHB - Chi

Thẩm định đóng vai trò bảo đảm độ an toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn cho vay, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng Hoạt động cho vay đóng vai trò tăng thu nhập trong kinh doanh tiền tệ của hệ thống NHTM trong điều kiện bình thường ít rủi ro tín dụng không có nợ xấu hoặc nợ xấu ở mức thấp, ro rang dé có được những điều kiện như vậy, đòi hỏi phải tăng cường công tác thâm định.

Trong thực tế, do lo ngại về giảm sút dư nợ cho vay vì việc xiết chặt công tác thâm định, nên một số NH ít quan tâm nhiều đến công tác thâm định Đây là một quan niệm sai lầm Trong thời gian tới, với môi trường tín dụng đầu tư có nhiều diễn biến phức tạp, đe dọa đến sự an toàn vốn vay, do đó đối với SHB dé có thé gia tăng dư nợ cho vay bình quân hàng năm cần thiết phải gia tăng công tác thâm định cho vay các dự án đầu tư Đó cũng là quan điểm chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công tác thâm định cho vay dự án đầu tư tại SHB thời gian tới.

3.2.1 Hoàn thiện quy trình thẩm định

Quy trình công tác thâm định tai NH TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lạng Sơn luôn tuân thủ chặt chẽ và liên tục bám sát sự thay đổi từ quy trình tín dụng trên Hội Sở gửi xuống Tuy nhiên, trong thời gian làm việc thực tế tại đây, em nhận thấy vẫn có nhiều phát sinh vướng mắc trong lúc xử lý hồ sơ, điều này một phan cũng bắt nguồn từ

106 công tác tổ chức thâm định nhiều lúc còn chưa hợp lý Do vậy, em xin đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện quy trình và công tác tổ chức tham định hợp lý hơn:

Thứ nhất, về hồ sơ xin vay vốn: hầu hết tài liệu do khách hàng cung cấp và do chưa có quy định rõ ràng về quy định đầy đủ bộ hồ sơ đối với từng nhóm ngành cụ thể nên hồ sơ KH thường xuyên bị thiếu và sai danh mục, điều này là khá bat tiện với những khách hàng ở xa vì khi NH luôn yêu cầu bộ hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao y có chữ ký giám đốc nên hoặc là KH phải mang trực tiếp đến NH, hoặc chuyên viên tiếp nhận phải đến lây trực tiếp Do vậy, NH nên lập ra một danh mục hồ sơ, tài liệu cụ thể và hình thức nhận (là bản gốc, bản sao y hay tài liệu chỉ cần chữ ký) quy định riêng đối với từng nhóm ngành và từng đối trong KH DN cụ thé và gửi cho KH trước một thời gian đủ dai để họ chuẩn bị và cung cấp day đủ bộ hồ sơ.

Thứ hai, về việc phân chia dự án cho CVKH: Ở SHB, tuy các CVKH đều có năng lực thâm định tốt, học thứ cao, nắm vững kiến thức chuyên môn tuy nhiên ai cũng đều có những hiểu biết hơn người kia về một lĩnh vực nhất đỉnh nào đó Trưởng phòng KD khối KHDN phân chia khách hàng cho các chuyên viên còn là ngẫu nhiên và chủ yếu dựa vào quy mô nên nhiều khi chuyên viên tiếp nhận KH không thé am hiểu được tat cả các đặc tính, phương pháp làm với từng hồ sơ dự án nên nhiều khi chuyên viên còn hay bị nhầm lẫn hoặc làm sai báo cáo, đặc biệt là đối với nhóm ngành xây lắp, nhiều chuyên viên trẻ vẫn còn sai sót nhiều khi đánh giá báo cáo tiến độ công trình dé nghiệm thu thanh toán đảm bảo khả năng trả nợ của nhà thầu Do vậy, theo em, cấp quản lý phòng nên phân công chuyên môn hóa ngay từ đầu để một chuyên viên phụ trách một hoặc một số nhóm ngành mà họ cảm thấy có kiến thức vững hơn, có kinh nghiệm và hiểu biết sâu hơn, như vậy công tác thâm định cũng sẽ tốt hon và chuyên viên cũng cảm thay hứng thú trong việc tìm hiểu các nội dung, điều kiện liên quan đến KHDN mà mình đảm nhiệm.

Thứ ba, về chi phí bỏ ra cho công tác thâm định: chi phi chi nhánh bỏ ra cho công tác thâm định và thu nhập cho CVKH tham gia thấm định cần được tăng lên dé phù hợp với gia cả thị trường, đảm bảo cho công tac thầm định được đầy đủ, kĩ càng, chính xác và giúp cho cán bộ nhân viên có động lực làm việc hơn trong thời kì lượng thông tin thì vô kê mà chất lượng thông tin lại rất khó đánh giá như hiện nay.

3.2.2 Hoan thiện phương pháp thẫm định

Trong quá trình thâm định, CBTD Chi nhánh cần sử dụng kết hợp và linh hoạt nhiều PPTĐ, tránh việc áp dụng một cách máy móc, hình thức như sau:

Thứ nhất, CBTD cần sử dụng kết hợp hài hòa, linh động các phương pháp trên cơ sở phát huy những ưu điểm của từng phương pháp, thường là sử dụng kết hợp phương pháp so sánh đối chiếu với các phương pháp khác, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá một cách khách quan và toàn diện nhất, tránh những đánh giá mang tính chủ quan, đối phó của cán bộ thâm định.

Thứ hai, khi thâm định các nội dung dự án cần lựa chọn phương pháp thâm định tối ưu, tức là phương pháp phù hợp nhất với loại hình, lĩnh vực dự án Khi thâm định nội dung khía cạnh pháp lý của dự án, phương pháp sử dụng có hiệu quả nhất là so sánh, đối chiếu và thẩm định theo trình tự.

Thứ ba, khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy cán bộ thâm định cần xác định được các yêu tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả của dự án, sau đó đánh giá tác động sự thay đổi các yếu tố này đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Đối với các dự án có quy mô lớn, phức tạp cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều, cán bộ thâm định cần đánh giá tác động đồng thời của chúng để có cái nhìn toàn điện hơn về hiệu quả dự án.

Thứ tư, sử dụng PP so sánh, đối chiếu nên liên tục cập nhật và tìm hiểu về các chuẩn mực, tiêu chuẩn, thông lệ mà pháp luật trong và ngoài nước quy định do đây đều là những căn cứ dé xác định ý kiến đưa ra trong tập thuyết minh dự án có đúng hay không.

Thứ năm, về phương pháp phân tích rủi ro, phòng thâm định có thé đưa vào sử dụng thêm các kết hợp giữa phần mềm mô hình toán, kinh tế lượng, để dự báo và đưa ra những căn cứ chính xác giúp đánh giá về mức độ rủi ro trong tương lai của dự án, từ đó sẽ có những hướng xử lý sao cho phù hợp

3.2.3 Hoàn thiện nội dung Tham định

Thứ nhất, không ngừng cập nhập thông tin trong việc thẩm định thị trường dự án.

Thị trường là nhân tố quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án Nhất là đối với các dự án vay vốn của DN lớn hoạt động đa ngành, đa nghề thì công tác thu thập thông tin càng quan trọng Vì vậy, khâu thẩm định thị trường dự án cần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới trong công tác thẩm định của Sở giao dich Dé có cái nhìn khách quan nhất về thị trường dự án:

CBTD cần day mạnh công tác thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm dự án trên thị trường hiện nay, sự biến động giá cả của sản phẩm cạnh tranh Những thông tin này cần phải được thu thập từ nhiều

108 nguôn khác nhau chứ không chỉ khai thác từ báo cáo NCKT của dự án do doanh nghiệp cung cấp được.

KET LUẬN

Đối với bất kỳ một NHTM nào, an toàn và sinh lợi là những mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh Đó đồng thời cũng là phương châm đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Điều này chỉ có thê đạt được khi ngân hàng thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác cho vay nói chung và cho vay dự án đầu tư nói riêng Có thể nói thâm định cho vay dự án đầu tư là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Vì vậy hoàn thiện hoạt động cho vay dự án đầu tư tại các NHTM là đòi hỏi tất yếu của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế sâu như hiện nay.

Trong thời gian gần đây, hoạt động tín dụng của các NHTM đã có nhiều thuận lợi, đó là: môi trường đầu tư được cải thiện, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi từ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Tuy nhiên, vẫn ton tại nhiều nguy cơ bat ôn của hệ thống ngân hang, đó là nợ xấu, đó là cho vay vượt chuẩn và có phần nới lỏng Trước tình trạng như vậy, chủ trương của chi nhánh SHB Lạng Sơn là tăng trưởng tín dụng cần đi đôi với hoàn thiện công tác thầm định Hoàn thiện công tác thâm định cho vay các dự án đầu tư đồng nghĩa với việc gia tăng các giải pháp thâm định nhằm góp phan thực hiện tốt công tác thâm định cho vay các dự án đầu tư.

Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản về lý luận và phân tích thực tiễn hoạt động thâm định cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh SHB Lạng Sơn, tác giả đã đề xuất các giải pháp, một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thâm định cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh trong thời gian tới.

Do thời gian cũng như kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những hạn chế và khiêm khuyết Rất mong thầy cô có thê giúp góp ý đề khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 01/09/2024, 02:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w