1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Đặc điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Tác giả Trần Gia Tùng
Người hướng dẫn ThS. Dư Vũ Việt Quân
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Địa lý tự nhiên
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 8,74 MB

Nội dung

Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA LÝ

Trần Gia Tùng

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

Ngành: Địa lý tự nhiên

Hà Nội – 2023

Trang 2

hỗ trợ tác giả trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị đang công tác tại Bộ môn Sinhthái Cảnh quan và tại Khoa Địa lý, đã hết lòng dạy bảo, giúp em thực hiện cácnghiên cứu trong quá trình làm khóa luận và trong những năm tháng học tập tạitrường.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp K64 Địa lý,những người đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trần Gia Tùng

Trang 3

5 CẤU TRÚC BÁO CÁO 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11

1.1.1 Các nghiên cứu về phân loại và phân vùng cảnh quan 11

1.1.2 Các nghiên cứu về khu vực 15

1.1.3 Lý luận về phân tích đặc điểm cảnh quan 16

1.2 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

1.2.1 Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu 17

CHƯƠNG 2 CÁC HỢP PHẦN THÀNH TẠO CẢNH QUAN QUẦN ĐẢOCÁT BÀ 21

2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 21

2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 21

2.2.1 Đặc điểm địa chất, địa hình 21

2.2.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 23

2.2.3 Đặc điểm thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật 27

2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 34

2.4 XU THẾ TÁC ĐỘNG TỚI CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 39

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ 43

3.1 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CẢNH QUAN CỦA QUẦN ĐẢOCÁTBÀ 43

3.2 TÍCH HỢP BẢN ĐỒ CẢNH QUAN VÀ BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNGCỦA KHUDTSQ CÁTBÀ 49

KẾT LUẬN 51

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hệ thống các đơn vị cảnh quan [10] 17

Hình 2 ảnh 29 điểm nghiên cứu trong 8 ngày thực địa 19

Hình 3 Sơ đồ các bước nghiên cứu khóa luận 20

Hình 4 Bản đồ khu vực nghiên cứu 21

Hình 5 Bản đồ thảm thực vật VQG Cát Người thực hiện: Phạm Viết Thành29Hình 6 Rừng nguyên sinh lá rộng Người thực hiện Trần Gia Tùng 04/202330Hình 7 Rừng thứ sinh nghèo Người thực hiện Trần Gia Tùng 04/2023 31

Hình 8 Một mảng rừng ngập mặn ở xã Phù Long (người thực hiện Trần GiaTùng 4/2023) 32

Hình 9 Thảm thực vật cây bụi Người thực hiện Trần Gia Tùng 4/2023 33

Hình 10 Người dân bán mật ong Ảnh Dư Vũ Việt Quân 04/2023 36

Hình 11 Thu hoạch mật ong ( Dư Vũ Việt Quân 04/2023) 36

Hình 12 Bản đồ cảnh quan Cát Bà và chú giải của Dinh Van Huy 2007Error!Bookmark not defined.Hình 13 Rác trôi nôi tại vịnh Lan Hạ ( Trần Gia Tùng 4/2023 ) 40

Hình 14 Cá chết nổi trên mặt vịnh (Giang Vinh) 41

Hình 15 Lồng bè không đạt tiêu chuẩn trên vịnh Lan Hạ ( Trần Gia Tùng4/2023) 41

Hình 16 lồng bè không đạt tiêu chuẩn trên vịnh Lan Hạ ( Trần Gia Tùng4/2023) 42

Hình 17 Bản đồ cảnh quan quần đảo Cát Bà (Người thực hiện: Dư Vũ ViệtQuân) 45

Hình 18 CQ Rừng tự nhiên giàu (Trần Gia Tùng 04/2023) 46

Hình 19 CQ Rừng tự nhiên nghèo (Trần Gia Tùng 04/2023) 46

Hình 20 CQ Nông nghiệp (Trần Gia Tùng 04/2023) 47

Hình 21 CQ rừng ngập mặn (Trần Gia Tùng 04/2023) 48

Trang 7

Hình 22 Bản đồ phân vùng chức năng khu DTSQ Cát Bà 49

DANH MỤC BẢNGBảng 1 Tình hình dân số các xã, thị trấn khu DTSQ quần đảo Cát Bà năm2017 34

Bảng 2 Thống kê đàn gia súc, gia cầm các xã, thị trấn khu DTSQ quần đảoCát Bà năm 2017 37

Bảng 3 Bảng chú giải cảnh quan quần đảo Cát Bà 43

Bảng 4 Chú giải các kiểu cảnh quan 44

Bảng 5 Bảng chú giải các loại đất 44

Bảng 6 Chú giải các thảm thực vật 44

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cảnh quan học là một bộ phận của Địa lý tự nhiên, nghiên cứu các địa tổngthể ở quy mô khu vực và địa phương như những bộ phận cấu trúc của lớp vỏ địa lý[1] Cùng với phân vùng địa lý tự nhiên, cảnh quan (CQ) ứng dụng có vai trò quantrọng trong định hướng tổ chức không gian và sử dụng hợp lí, bảo vệ môi trường vàcải tạo lãnh thổ trong phát triển kinh tế - xã hội [1] Nghiên cứu CQ là cách tiếp cậnnghiên cứu toàn diện, khoa học dựa trên mối quan hệ tác động tương hỗ giữa cáchợp phần của tự nhiên và con người nhằm tạo ra “sự thích ứng giữa hệ xã hội và hệsinh thái” Từ hướng nghiên cứu cảnh quan ở một địa phương ta có thể đưa ra cáchướng phát triển, quản lý và sử dụng tài nguyên của nơi đó một cách hợp lý và bềnvững

Quần đảo Cát Bà, nằm ở ngoài khơi thành phố Hải Phòng, cách trung tâmthành phố khoảng 40 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 160 km Về mặt hành chính,đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng Từ năm 2014, đảo CátBà đã được UNESCO công nhận là Khu DTSQ Thế giới Các hoạt động phát triểnkinh tế xã hội khu vực đảo Cát Bà đang diễn ra hết sức sôi động bao gồm hoạt độngdu lịch – dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, đô thị hóa, tàu thuyền bến bãi… Đi cùng vớitốc độ phát triển ngày càng nhanh như vậy thì việc gây áp lực lớn tới môi trường,cảnh quan nơi đây là không thể tránh khỏi Và để khắc phục điều đó ta phải tìmđược định hướng sử dụng bền vững cảnh quan của quần đảo Cát Bà Để hoàn thànhmục tiêu ấy cần đòi hỏi hiểu rõ về cảnh quan của nơi đây

Vì các lý do trên, đề tài: “Phân tích đặc điểm cảnh quan quần đảo Cát Bà”

là tiếp cận cần thiết giúp góp phần định hướng sử dụng cảnh quan bền vững khuvực nghiên cứu

2 Mục tiêu, nhiệm vụ2.1 Mục tiêu

Xác lập cơ sở lý luận và phân tích được đặc điểm cảnh quan của KDTSQ CátBà nhằm phục vụ nghiên cứu đặc điểm cảnh quan của quần đảo Cát Bà

2.2 Nhiệm vụ

- Tổng quan các công trình nghiên cứu về cảnh quan

Trang 9

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan Xáclập cơ sở phương pháp luận, hệ thống phân loại cũng như đặc điểm cảnhquan của quần đảo Cát Bà.

- Thành lập Bản đồ cảnh quan của quần đảo Cát Bà

3 Cơ sở dữ liệu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Cơ sở dữ liệu

- Các bài báo, tài liệu liên quan tới vấn đề và đối tượng nghiên cứu- Tài liệu về đặc điểm thổ nhưỡng, địa chất, địa mạo, khí hậu - thủy văn và

kinh tế - xã hội và bản đồ chuyên đề về khu vực nghiên cứu quần- Kết quả khảo sát thực địa tháng 04/2023 tại khu vực nghiên cứu

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: hệ thống phân loại cũng như đặc điểmcảnh quan của KDTSQ Cát Bà

- Xác định được xu thế tác động cảnh quan của khu vực nghiên cứu- Nghiên cứu và đưa ra được hệ thống phân loại cảnh quan của đảo Cát Bà

cũng như bản đồ cảnh quan của khu vực nghiên cứu

4.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Góp phần hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, đánh giá và phân tích đặcđiểm cảnh quan từ đó đưa ra được hướng sử dụng cảnh quan bền vững cho khu vựcquần đảo Cát Bà

Trang 10

5 Cấu trúc báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, báo cáo gồm các chương sau:

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 2 CÁC HỢP PHẦN CẢNH QUAN QUẦN ĐẢO CÁT BÀCHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ

Trang 11

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu về phân loại và phân vùng cảnh quan

Tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống phân loại cảnhquan

Phân loại cảnh quan là gộp, nhóm các khoanh vi cảnh quan tương đối đồng

nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cùng cấp vào một loại, nhằm địnhhướng cùng mục đích sử dụng lãnh thổ

Phân loại CQ là một trong những nội dung chính mang tính khoa học củanghiên cứu sự phân hóa CQ cho bất kỳ lãnh thổ nào, được sử dụng rộng rãi trongthực tiễn Tiêu biểu có hệ thống phân loại CQ của A.G Ixatsenko (1961, 1991)với 8cấp đơn vị phân loại (nhóm kiểu -> kiểu -> phụ kiểu -> lớp -> phụ lớp -> loại ->phụ loại -> thể loại )[2]; hệ thống phân loại của Docutraev (1973, 1966) gồm 11đơn vị phân loại (thống -> hệ -> phụ hệ -> lớp -> phụ lớp -> nhóm kiểu -> phụ kiểu-> hạng -> phụ hạng -> loại) Ở Việt Nam, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trênthế giới, các nhà cảnh quan học đã xây dựng hệ thống phân loại CQ địa lý miền BắcViệt Nam của Vũ Tự Lập (1976) gồm 8 cấp (hệ -> kiểu -> phụ kiểu -> lớp -> phụlớp -> nhóm -> loại -> thứ)[12]; hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và cộngsự (1997) sử dụng 7 cấp (hệ -> phụ hệ -> lớp -> phụ lớp -> kiểu -> phụ kiểu ->loại),…[4] Trong hệ thống phân loại CQ Việt Nam liên quan đến cấp kiểu trên cấplớp Trong thời gian gần đây, các nhà địa lý cho rằng, kiểu CQ là đơn vị cấp lớnhơn lớp CQ phù hợp hơn trong điều kiện lãnh thổ Việt Nam, tiêu biểu là một sốcông trình khoa học phân loại CQ cho lãnh thổ cụ thể của Nguyễn Cao Huần vàTrần Anh Tuấn (2013); Nguyễn Cao Huần và Trần Thị Tuyết (2014)[9] Theo quanđiểm này, kiểu CQ được phân biệt theo dấu hiệu chỉ số nhiệt ẩm và đặc trưng riêngvề tính nhiệp điệu mùa trên nền chung của hệ/phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùaĐông Nam Á Hầu hết các nghiên cứu đều giống nhau ở chi tiêu các đơn vị phânloại bậc cao và chỉ khác nhau về số lượng (hệ, phụ hệ, kiểu, lớp, phụ lớp), nhưngđến các đơn vị phân loại bậc thấp (hạng, loại, dạng) thì không giống nhau bởi chúngthể hiện rõ tính địa phương của khu vực nghiên cứu[10]

Với các đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn, tiêu biểu có hệ thống phân loại CQ huyệnQuỳ Châu ở tỉ lệ 1/50.000 được xác lập gồm 5 cấp: kiểu, lớp, phụ lớp, hạng, loại

Trang 12

(Trần Thị Tuyến,2015)[9] Hệ thống phân loại CQ huyện Quảng Ninh (Quảng Bình)gồm 8 cấp: hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, hạng, loại ( Trần Anh Tuấn,2013).

Các công trình nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiênPhân vùng cảnh quan là phân chia lãnh thổ thành các khu vực (đơn vị) có

sự đồng nhất tương đối về thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tốthành tạo, trên cơ sở các khu vực (đơn vị) đó, lựa chọn loại hình sản xuất phù hợpvới các biện pháp khai thác, bảo vệ hợp lý "Việc phân vùng và nghiên cứu đặcđiểm cá thể, cụthể của các địa tổng thể có ý nghĩa hết sức to lớn vì tất cả các biệnpháp kinh tế và kĩ thuật đều phải chú ý đến những đặc điểm riêng của địa phương ởtừng thời điểm" (Vũ Tự Lập) [12].

a Nghiên cứu trên thế giới:

Hướng nghiên cứu mang tính lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên phát triểndựa trên nguyên tắc phi dịa đới theo các công trình của V.V Docutraev, G.ITangphilev đã sử dụng tổng hợp thể các chỉ tiêu thổ nhưỡng, mẫu chất và lớp phủthực vật, sau này còn sử dụng thêm tính chất của nước ngầm, sự phân bố của đầmlầy, tạo nên sơ đồ phân vùng theo hệ thống phân vị 3 bậc: miền, dải, và đai[8].Công trình tiếp theo về phân vùng địa lý nước Nga châu Âu là của P.I Braunov(1904) phân vùng khí áp dựa vào các đường đẳng trị của các chỉ tiêu khí hậu khácnhau

Năm 1907, A.A Krube đưa ra sơ đồ phân vùng lãnh thổ tự nhiên nước Ngachâu Âu, ông chia ra các miền, dải và khối, thể hiện được những đặc điểm địa hìnhvà cấu trúc địa chất của lãnh thổ Nhiều công trình được thực hiện có liên quan đếnlý luận và phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên, được tiến hành theo yêu cầu củakinh tế nông nghiệp và công nghiệp[9] Trong đó đáng chú ý là công trình của G.N.Vuxootxki xây dựng năm 1889 đã chia đông bằng Nga theo các đới để giải quyếtcác vấn đề trồng rừng thảo nguyên Dựa vào mối quan hệ giữa khí hậu, mức độ rửatrôi của đá mẹ, thổ nhưỡng và thực vật Ông chia đồng bằng Nga ra làm 4 đớikhông kể đài nguyên Thời gian sau ông lại đưa ra một sơ đồ có cơ sở chặt chẽ hơn:dựa theo các chỉ tiêu về diều kiện độ ẩm ( lượng mưa, lượng bốc hơi), mặc dù ranhgiới chưa chính xác nhưng đây là sơ đồ có cơ sở sâu sắc nhất thời kỳ đó

Hướng nghiên cứu về phân vùng địa lý tự nhiên theo địa dới được L.S.Becgo đưa ra, ông gọi là phân vùng địa lý cảnh quan Hệ thống các đới cảnh quannước Nga trong công trình đầu tiên của L.S Becgo gồm 1 Đới đài nguyên; 2 Đới

Trang 13

taiga đồng bằng; 3 Đới thảo nguyên rừng; 4 Đới thảo nguyên đất đen; 5 Đới thảonguyên khô đất hạt dẻ; 6 Đới bán sa mạc; 7 Đới sa mạc; 8 Đới đất thấp cận Amuavà cận Utxuri với các rừng thược Mãn Châu Năm 1916,A.A Criudene đưa ra sơthảo phân vùng tự nhiên nước Nga châu Âu nhằm phục vụ cho việc trồng rừng gồm6 đới, được vạch ra dựa vào mối tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi.

Các công trình của S.S Neeuxxtrue, L.I Praxalov và A.I Bezoxonov có giátrị nhất: “ Các vùng tự nhiên của quận Xamaxơ:” năm 1910 Công trình này đượcxây dựng trên nguyên tắc địa đới, mặt khác lại dựa vào sự phân tích địa hình và đámẹ trong mối quan hệ với lịch sử địa chất Các nhà địa lý học trường Đại học tổnghợp Voronegio dùng các đơn vị phân kiểu trên bản đồ làm cơ sở trong phân vùngđịa lý tự nhiên khu vực Seconzon trung tâm, N.A Tsijiov dùng trong khi phân vùngkhu vực Ternoponxki, K.I Gowvozodexki trong phân vùng khu vực Xurtova ởThiên Sơn

Trong những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, có nhiều sơ đồ mới về phân vùngđịa lý tự nhiên của cả nước hay của những khu vực lớn[10] Năm 1942, B.F.Doobruhin công bố một công trình phân vùng địa lý tự nhiên khu vực Liên Xô châuÂu một cách tỉ mỉ hơn Công trình nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên Liên Xôchâu Á của S.P Xuxlov xuất bản năm 1947 có tiến bộ rõ rệt Trong đó ông phảnánh cả quy luật địa đới và quy luật phi địa đới của địa lý tự nhiên Đây là sự khácnhau cơ bản về sơ đồ của Xuxlov với các sơ đồ tương tự khác

b Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các công trình về phần vùng địa lý đã xuất hiện ngay từ quátrình xây dựng và mở mang đất nước Mỗi triều đại đều đã phân chia lãnh thổ thànhnhững đơn vị nhiều cấp thuận tiện cho việc quản lý và quốc phòng Tiêu biểu làcông trình “Dư địa chí” (Nguyễn Trãi, thế kỷ XV) đã đề cập tới quy mô lãnh thổ, tổchức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng theo địa vực hành chính,tiếp cận với các quan điểm độc lập dân tộc và tự chủ của từng vùng

Nhiều công trình nghiên cứu địa lý đã quá quan tâm đến phân vùng địa lý tựnhiên, như các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô (cũ): T.N.Seglova(1957) chia lãnh thổ Việt Nam ra thành 3 vùng (vùng Bắc, vùng Trung,vùng Nam) và 8 á vùng V.M.Fridland (1962) phân vùng địa lý Việt Nam chi tiếthơn, ông chia miền Bắc Việt Nam ra thành 3 miền, 8 khu, 37 vùng và vành đaithẳng đứng[11]

Trang 14

Giai đoạn 1930 – 1960, các công trình nghiên cứu phân vùng do một sốngười nước ngoài thực hiện trên cơ sở xác định sự phân hóa lãnh thổ theo hệ thốngphân vị phân vùng địa lý tự nhiên: Robequain (1936) đã phân chia Đông Dươngthuộc Pháp thành 8 vùng tự nhiên; Fridland (1956) đã chia miền Bắc Việt Namthành 3 miền, 8 khu và 37 vùng trên cơ sở phân tích các yếu tố đất và lớp phânhóa[12]; T.N Seglova (1957) đã chia các khu vực của Việt Nam theo hệ thống phânvị gồm 2 cấp (vùng và á vùng), trong đó vùng được phân chia theo yếu tố khí hậucó kết hợp với yếu tố địa hình, kiến tạo, thực vật, còn chỉ tiêu cấp á vùng chủ yếudựa vào yếu tố địa mạo[12].

Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam: “ Địa lý tự nhiênViệt Nam” của Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập (1963) Công trình “Phân vùngđịa lý tự nhiên Việt Nam” phần miền bắc Việt Nam (1970) của tổ phân vùng địa lýtự nhiên thuộc Ủy ban kế hoạch và kinh tế nông thôn Công trình “Phân vùng địa lýtự nhiên lãnh thổ Việt Nam” của tổ phân vùng địa lý tự nhiên thuộc ủy ban khoahọc và kỹ thuật nhà nước được thành lập năm 1970, chia miền bắc Việt Nam (từmiền đồng bằng Bình – Trị - Thiên trở ra miền Bắc) ra thành 6 miền, 8 á miền và 51vùng Hệ thống các cấp phân vùng địa lý tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam theo Sơđồ phân vùng của Tổ phân vùng thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước vớihệ thống các đơn vị: đới -> miền -> khu -> vùng địa lý tự nhiên[13]; Vũ Tự Lập(1978) đưa ra sơ đồ phân vùng Việt Nam theo hệ thống: đới -> miền -> khu địa lýtự nhiên và đã chia lãnh thổ Việt Nam thành 2 đới, 3 miền và 13 khu địa lý tự nhiên;Hệ thống các cấp phân vùng của Phòng Địa lý Thổ nhưỡng Trung tâm Địa lý Tàinguyên (1992) gồm: đới -> á đới -> miền -> á miền -> vùng địa lý tự nhiên và theođó lãnh thổ Việt Nam được chia thành 2 á đới, 9 phân miền, 2 á miền và 42 vùngđịa lý tự nhiên.[7]

Năm 1998, Nguyễn Văn Nhung, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Thành Long đãhoàn thành công trình nghiên cứu “Phân vùng địa lý tự nhiên đất liền, biển đảo ViệtNam và vùng kế cận” tỷ lệ 1:1000.000 chia đất liền, đảo, biển Việt Nam ra thành 4đới, 16 miền và 90 vùng khác nhau.[6]

Các nghiên cứu cho thấy phân vùng địa lý tự nhiên là một lĩnh vực nghiêncứu các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễnđặt ra Hướng nghiên cứu về các vùng được nhiều nhà nghiên cứu có ý nghĩa khoahọc và ý nghĩa thực tiễn cao

Trang 15

1.1.2 Các nghiên cứu về khu vực

Khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi quần đảo Cát Bà, huyện CátHải, thành phố Hải Phòng Nhờ tài nguyên đa dạng sinh học phong phú cũng nhưtiềm năng phát triển kinh tế mạnh về du lịch nên những nghiên cứu về nơi đây chủyếu tập chung về bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ động thực vật rừng cũng nhưquan hệ giữa cộng đồng người dân và tác động của họ tới việc sử dụng hợp lý tàinguyên Tiêu biểu có thể kể đến các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lâm sinh như:

* Về mối quan hệ giữa cộng đồng và việc quản lý, sử dụng, bảo tồn tàinguyên đa dạng sinh học một các hợp lý ta có:

- “Đánh giá, phân tích và tổng kết các nguyên tắc (cơ chế, chính sách chia sẻlợi ích,…) trong việc xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn và sử dụng hợplý tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học.” và “Nghiên cứu xây dựng mô hình cộngđồng bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học Khu DTSQ quần đảoCát Bà” của 2 tác giả Ths Ninh Việt Khương, KS Nguyễn Văn Tuấn.

- “Tổng kết các nghiên cứu về vai trò của cộng đồng và công tác quản lý đốivới bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học.” của Ths.

Nguyễn Thị Thu Phương và Ths Phùng Đình Trung

- “Đánh giá, phân tích mối quan hệ tương quan giữa cộng đồng và các hệsinh thái tự nhiên khu DTSQ Cát Bà” của Nguyễn Thúy Hiền(2018)

* Hay về đề tài nghiên cứu về điều kiện tự nhiên cũng như văn hóa, kinh tế

xã hội của quần đảo Cát Bà ta có các báo cáo nằm trong đề tài “ Nghiên cứu xâydựng mô hình cộng đồng bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh họckhu DTSQ quần đảo Cát Bà.” như:

- “ Điều tra đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên của khu DTSQ quần đảoCát Bà” của Ths Hoàng Thanh Sơn[1]

- “ Đánh giá đa dạng hệ thực vật rừng khu DTSQ quần đảo Cát Bà” của

TS.Triệu Thái Hưng

- Báo cáo “ Điều tra đặc điểm đất” của tác giả Ths Lý Thị Thanh Huyền, TS.

Trần Văn Đô và Ths Vũ Tiến Lâm [5]

- Báo cáo “ Điều tra đặc điểm văn hóa, kinh tế và xã hội” của Ths Trần

Hoàng Quý và KS Trần Hải Long[9]

Qua các công trình nghiên cứu ta thấy được tầm quan trọng của điều kiện tựnhiên, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng dạng sinh học có ảnh hưởng lớn tới như

Trang 16

thế nào tới đời sống người dân cũng như việc phát triển kinh tế xã hội của quần đảoCát Bà Tuy vậy đi cùng với sự phát triển của các ngành trọng điểm như du lịch haynuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản thì việc tác động của con người tới môi trường vàcảnh quan đang ngày càng lớn Từ đó yêu cầu chúng ta phải tìm một cách tiếp cậnmới hướng tới sự sử dụng bền vững cảnh quan.

1.1.3 Lý luận về phân tích đặc điểm cảnh quan

Theo Công ước về cảnh quan Châu Âu 2007 : "Đặc điểm cảnh quan là mộtbiểu hiện của mô hình, kết quả từ sự kết hợp đặc biệt của các yếu tố tự nhiên và vănhoá làm cho một nơi khác biệt với các nơi khác, tốt hơn hoặc tệ hơn."

Đánh giá đặc điểm cảnh quan (LCA) là một kỹ thuật được sử dụng để phânloại, mô tả và hiểu các đặc điểm vật lý, sinh thái và văn hoá kết hợp của một cảnhquan Đánh giá CQ giúp các nhà hoạch định phát triển các ưu thế riêng của địaphương nào đó, đảm bảo sự thay đổi theo hướng tích cực cho CQ; hướng tới xu thếchung phát triển bền vững Đánh giá CQ là công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch,thiết kế, quản lý CQ[15]

Quá trình đánh giá đặc điểm CQ bao gồm việc mô tả và phân loại các khuvực, nơi có các đặc điểm phân biệt xuất hiện trong các mô hình lặp lại Nó tìm cáchmô tả những gì làm cho một khu vực khác với khu vực khác, tránh các quan điểmcá nhân hoặc giá trị phán xét

+ Giai đoạn phân loại và mô tả: liên quan đến việc kết hợp nghiên cứuchuyên sâu và nghiên cứu thực địa rộng để xác định các đơn vị cảnh quan và loạiCQ; cho phép lập bản đồ và mô tả chi tiết các tính năng và yếu tố đặc trưng củatừng khu vực

+ Giai đoạn phân tích và đánh giá : được xây dựng dựa trên phân loại và môtả bằng cách phân tích cơ sở dữ liệu rộng lớn đã được tạo ra để xây dựng một khungdữ liệu cơ sở nhằm đưa ra định hướng sử dụng ưu tiên đối với CQ đó - bao gồmviệc đánh giá điều kiện cảnh quan, khả năng phục hồi và nhạy cảm với thay đổi[15]

Hệ thống phân cấp không gian theo LCA chia cảnh quan theo phương pháptừ trên xuống, dưới lên Theo quan điểm LCA đã được thực hiện tại Anh vàScotland, chia cảnh quan từ quy mô quốc gia đến địa phương, theo đó phân quốcgia thành các vùng cảnh quan, trong vùng cảnh quan chia thành các loại cảnh quan,trong loại cảnh quan lại chia thành các tiểu vùng cảnh quan khác, trong tiểu vùngcảnh quan bao gồm các loại cảnh quan bé hơn Một quan điểm khác của Jess Allenand Jane Patton, 2012 chia cảnh quan thành 4 phân cấp : Vùng CQ, Loại CQ, Đơn

Trang 17

vị CQ (LDU- Landscape Description Units), Khoanh vi đất (LCP- Land CoverParcels) [15]

Hình 1.1 Hệ thống các đơn vị cảnh quan [15]

1.2 Quy trình và phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu

Quan điểm nghiên cứu

a Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Quan điểm hệ thống coi khu DTSQ quần đảo Cát Bà như một địa hệ thống,được hình thành từ mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên ( địa chất, địahình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và các yếu tố xã hội Chính vì vậy,việc nghiên cứu về đặc điểm cảnh quan tại khu DTSQ quần đảo Cát Bà đã dựa trênkết quả phân tích đồng bộ, toàn diện về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tàinguyên thiên nhiên, phân hóa cảnh quan, cũng như mối các mối quan hệ tương quanlẫn nhau

b Quan điểm lịch sử

Các đơn vị cảnh quan là các địa tổng thể lãnh thổ tự nhiên, được cấu thành từcác hợp phần tự nhiên Các hợp phần này đều tồn tại và phát triển theo một quy luậtriêng của nó, song sự tồn tại và phát triển theo một quy luật riêng của nó, song sự

Trang 18

tồn tại và phát triển của các hợp phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ và tác độngqua lại lẫn nhau.

Hiện nay con người tác động lên hầu hết các đơn vị cảnh quan làm chúngbiến đổi, có khi là những biến đổi khá lớn làm thay đổi hẳn cấu trúc của cảnh quan.Do vậy việc nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm lịch sử sẽ giúp biết được lịch sửphát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong mối tương quan giữa các yếu tố vớinhau Trên cơ sở đó có biện pháp sử dụng hợp lý và bền vững cảnh quan

c Quan điểm phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) được đưa ra năm 1987 và được chínhthức hóa tạo hội nghị Thượng đỉnh Thế giới họp tại Rio de Jainero năm 1992: “Pháttriển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con ngườinhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”

Từ quan điểm trên ta thấy rằng, phát triển bền vững là một cơ sở lý luậntrong hệ thống quan điểm nghiên cứu và đồng thời nó cũng là mục tiêu hướng tớiđối với sự phát triển kinh tế - xã hội Có nhiều nguyên nhân tác gây tác động( thậmtrí là biến đổi) tới cảnh quan Vì vậy dưới quan điểm phát triển bền vững phải có sựkết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với việc bảo tồn và sử dụng bền vữngcảnh quan tại khu DTSQ quần đảo Cát Bà

Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp tổng hợp tài liệu

Các tài liệu thu thập thông qua các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan chuyênngành: Khoa Địa lý trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia HàNội, các dự án, các bài báo cáo nghiên cứu về khu vực Tài liệu được thu thập cóliên quan đến đề tài về các đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiêncủa khu vực, các số liệu kiểm kê, thống kê đất đai,…

Mục tiêu của phương pháp này nhằm phân tích, tổng hợp các kết quả nghiêncứu trước đó của khu vực có liên quan đến đề tài Từ đó nắm bắt những vấn đề đặctrưng cần nghiên cứu, đồng thời thấy rõ những tài liệu số liệu còn thiếu để bổ sungvà cập nhật thông tin giúp công tác điều tra ngoài thực địa hiệu quả hơn

b Phương pháp khảo sát thực địa

Trang 19

Đây là phương pháp không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lý nóichung và công tác nghiên cứu cảnh quan nói riêng Nhằm phục vụ cho khóa luận,đoàn đã thực hiện khảo sát ở 29 điểm khảo sát chia làm 5 tuyến trong 8 ngày

Hình 2 ảnh 29 điểm nghiên cứu trong 8 ngày thực địa

Tuyến 1: từ thị trấn Cát Bà đến VQG Cát Bà và các xã Liên Minh, TrânChâu

Tuyến 2: từ thị trấn Cát Bà đến Vịnh Lan HạTuyến 3: từ thị trấn Cát Bà đến các thị xã Hiền Hào và Phù LongTuyến 4: từ thị trấn Cát Bà đến các xã Gia Luận và Việt HảiTuyến 5: từ thị trấn Cát Bà đến các bãi tắm Tùng Dinh, Cát Cò 1, Cát Cò 3

c Phương pháp bản đồ

Đây là phương pháp thể hiện nội dung các nhân tố trên bản đồ chuyên đề Sửdụng bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu để xây dựng tuyến khảo sát thực địa đồngthời làm nên cho việc thành lập các bản đồ chuyên đề Sử dụng phần mềm Arcgisđể thành lập các bản đồ phân hóa cảnh quan của khu vực nghiên cứu

Trang 20

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan của khu DTSQ quần đảo Cát Bà được thựchiện theo trình tự các bước được miêu tả trong hình sau

Hình 3 Sơ đồ các bước nghiên cứu khóa luận

Trang 21

CHƯƠNG 2.CÁC HỢP PHẦN THÀNH TẠO CẢNH QUAN QUẦN ĐẢO

CÁT BÀ

2.1 Vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu

Vĩ độ bắc: 20°42'40'' - 20°52'45''Kinh độ đông: 106°54'11'' - 107°07'05''Tọa độ trung tâm: 20°47'42'' vĩ độ bắc - 107°00'38'' kinh độ đông

Phía Đông, Đông Nam, Đông Bắc giáp Vịnh Hạ LongPhía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng– Đồ Sơn

Hình 4 Bản đồ khu vực nghiên cứu[16]

2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.2.1 Đặc điểm địa chất, địa hình

Địa chất

Khu DTSQ quần đảo Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sửphát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánhdấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.[1]

Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 - 280triệu năm) Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tầng khá mỏng, màu xám hay xám

Trang 22

trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karstngập nước biển, do tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra một hệ thốngcác hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m) Do các hoạt độngcủa sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vôi vùng Cát Bàvà các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, có nơi gập ngấn sóngkép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m[1] Ở các vùng kín, sóng biển còn tạo ra các tíchtụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ Đó là các bãi tắm mini rất lý tưởng chocácdịch vụ du lịch tắm biển.Về phía Bắc và Tây Bắc còn có một diện tích khá lớnthành tạo đệ tứ không phân chia (Q) tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng đượcthành tạo do phù sa sông biển Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (> 2m), dướisâu hơn là phù sa hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát Sát biển hơn(nơi hàng ngày chịu ảnh hưởng của nước triều) có sú, vẹt, đước, trang, mắm, bần mọc dầy đặc phủ kín hầu hết diện tích này [1]

Địa hình

Khu DTSQ quần đảo Cát Bà có độ cao phổ biến trong vùng là 100m, nhữngđỉnh có độ cao trên 200m không nhiều, cao nhất có đỉnh Cao Vọng 322m Các đảonhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển[1] Nhìnchung có các kiểu địa hình chính như sau:

a Kiểu địa hình núi đá vôi

Đây là vùng địa hình của một miền karst ngập nước biển khá điển hình, bịquá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có nhiều dáng vẻ khácnhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trở với nhiều bề mặt lởm chởmđá tai mèo sắc nhọn Địa hình lại dốc đứng, độ cao từ 100m-300m Trên vùng này,khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật diễn ra rất chậm chạp và vô cùngkhó khăn

b Kiểu địa hình thung lũng giữa núi

Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng khác nhauthường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá thấp tạo thành mángtrũng dài Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phẳng và được phủ bởi tàn tíchcủa đá vôi, như thung lũng Trung trang, thung lũng Việt Hải, thung lũng KheSâu…đất đai ở các thung nhìn chung khá tốt có thể sử dụng trồng cây ăn quả, rauxanh, và trồng các loài cây màu, lúa

c Kiểu địa hình bồi tích ven biển

Trang 23

Đây là kiểu đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độ dốc tuyệt đối thấp, địahình bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn và ngập Triều thườngxuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa hình Vùng này là nơi có điềukiện rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển.[1]

2.2.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Khí hậu

Khu DTSQ quần đảo Cát Bà thuộc vùng hậu nhiệt đới gió mùavà chịu ảnhhưởng trực tiếp của khí hậu đại dương, có gió mùa Tây Nam về mùa hạ và gió mùaĐông Bắc về mùa đông, ít khắc nghiệt hơn các vùng có cùng vĩ độ ở đất liền Tuynhiên, do sự khác biệt về địa hình, và ảnh hưởng của biển, nhất là ảnh hưởngcủa các yếu tố độ cao, hướng núi, thảm thực vật rừng mà chế độ khí hậu cũng có sựkhác nhau giữa các khu vực trong vùng[1]

Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3), trùng với mùa gió đông bắc, trời rétlạnh (nhiệt độ trung bình dưới 23oC), ít mưa (lượng mưa thường dưới 100mm)

Thời kì chuyển tiếp tháng 4 và 10, các khối không khí suy yếu và tranh giànhảnh hưởng nên thời tiết ôn hoà hơn, nhưng ưu thế vẫn thuộc về các hệ thống mùa hạ.Chế độ gió trên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu chung khí quyển và thayđổi theo mùa Tốc độ gió trung bình năm 2,4m/s, cao nhất vào tháng 7 (3,4m/s) vàthấp nhất vào tháng 1 (1,8m/s) Mùa hè gió mùa Đông nam có hướng thịnh hànhĐông nam và Nam, tốc độ trung bình 2,50m/s -3,0m/s, cực đại 20 m/s - 30m/s Mùađông gió mùa Đông bắc có hướng thịnh hành Bắc và Đông Bắc, sau chuyển hướngĐông và Đông Bắc vào cuối mùa, tốc độ trung bình 2,50m/s -3,0m/s,tốc độ cực đại20m/s -25m/s trong các đợt gió mùa Đông bắc mạnh.[1]

b Lượng mưa và bốc hơi

Mưa và bay hơi: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau Hàng năm có 100-150 ngày mưa với tổng lượng mưa trung bìnhnăm 1.806mm, dao động từ khoảng 1.600 - 2.000 mm

Trang 24

Lượng mưa phân bố theo 2 mùa Mùa mưa (tháng 5 - tháng 10), trung bìnhcó trên 10 ngày mưa /tháng với tổng lượng mưa 1500 mm - 1600mm, chiếm 80% -90% lượng mưa năm Tháng mưa nhiều nhất là các tháng 7, 8 và 9 do mưa ràonhiều và bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh Lượng mưa trung bình xấp xỉ 300mm/tháng, cực đại vào tháng 8 đạt 408 mm Đặc biệt, lượng mưa lớn trong ngày đạt160 mm trong chu kỳ 5 năm, 186 mm trong chu kỳ 10 năm và 257 mm trong chukỳ 50 năm Mùa khô (tháng11 - tháng 4), trung bình mỗi tháng có 8 - 10 ngày mưanhưng chủ yếu mưa nhỏ, mưa phùn nên tổng lượng mưa cả mùa chỉ đạt 200 -250mm Lượng mưa thấp nhất vào các tháng 11, 12, trung bình chỉ đạt 20 mm -25mm/tháng.

Tổng lượng bốc hơi đạt 700 mm – 750 mm/năm, xấp xỉ 50% tổng lượngmưa năm Các tháng 10 và 11 lượng bốc hơi lớn nhất trong năm, đạt trên 80 mm vàcác tháng 2 và 3 lượng bốc hơi thấp, chỉ đạt 30 mm Lượng bốc hơi cao cùng vớitính chất địa hình karst của đảo có khả năng thoát nước lớn nên tình trạng khô kiệtxảy ra quanh năm Về mùa hè, tính chất khô kiệt càng tăng cao vì chỉ ngay saumưa, nước mưa đã thoát hết xuống lòng đất đá vôi và ra biển.[1]

Trang 25

Bức xạ nhiệt: do độ cao mặt trời các tháng trong năm đều lớn nên bức xạ mặttrời có giá trị khá cao Bức xạ nhiệt trung bình năm của vùng ven biển Thành phốHải Phòng đạt 110 kcal/cm2-115kcal/cm2.[1]

d Bão

Bão được xem là một trường hợp đặc biệt của gió có kèm theo mưa và gâyra những tai họa lớn Bão sớm có thể xuất hiện từ tháng 4 và kéo đến hết tháng 10nhưng tập trung nhiều vào các tháng 7, 8, 9 Tần suất của bão trong năm thườngkhông phân bố đều trong các tháng Tháng 12 là thời gian không có bão, tháng 1đến tháng 5 chiếm 2,5%, tháng 7 đến tháng 9 tần suất lớn nhất đạt 35% -36%

Do nằm trong khu vực có tần suất bão đổ bộ trực tiếp lớn nhất của cả nước,chiếm (28%) Hàng năm khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 - 2 cơn bão và chịuảnh hưởng gián tiếp của 3 - 4 cơn Gió bão thường đạt cấp 9 - 10, có khi đạt cấp 12hoặc trên cấp 12 Kèm theo bão là mưa lớn, lượng mưa trong bão chiếm tới 25% -30% tổng lượng mưa cả mùa mưa.[1]

Thủy văn

Khu DTSQ quần đảo Cát Bà là đảo đá vôi, vì vậy hệ thống sông suối trênđảo kém phát triển Ngoài những dòng suối chính như Thuồng Luồng, Trung Trang,những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng ngay sau khi mưa.Vào mùa mưa, nước đọng lại ở những vùng nhỏ, thấm giọt trong các hang động.Tuy rất ít, nhưng đây lại là nguồn nước khá thường xuyên cho động vật trên đảo[1].Trên một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát Bà, nơi đứt gãy chảy qua,có xuất hiệnnước xuất lộ với dung lượng từ một vài lít đến một vài chục lít mỗi ngày Nguồnnước xuất lộ lớn nhất ở suối Thuồng Luồng, có lưu lượng trung bình 5l/s, mùa mưa7,5l/s và mùa khô đạt 2,5l/s Hiện tại trên đảo Cát Bà có các túi nước ngầm, nguồngốc thấm đọng từ nước mưa và đã khai thác 6 giếng khoan, trữ lượng khoảng 1500 -2000m3/ ngày, mức độ khai thác cho phép khoảng 1000m3/ ngày Đây là nguồn nướcsinh hoạt chủ yếu của dân trên đảo

Hệ thống suối : trong khu vực nghiên cứu có các con suối chính như :Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu): Lưu lượng khá tốt, chảy quanh nămcung cấp đủ nước cho sinh hoạt

Suối Trung Trang: Nguồn nước nhỏ, có nhiều nước trong mùa mưa, mùa khôrất ít nước

Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ) Mùa mưa nhiều nước, về mùa khô ít nước

Trang 26

Nguồn nước ao Ếch: ao Ếch là hồ nước thiên nhiên trên núi đá vôi, diệntích khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trên dưới 30cm, nằm giữa khu vựcrừng nguyên sinh Ngoài ra một số áng cũng có nước quanh năm như áng Bèo, ángBợ, áng Thẳm, áng Vẹm

Nhìn chung do cấu trúc sơn văn của địa hình vùng núi đá vôi, nên trong vùng nàyhầu như không có dòng suối nào có nước quanh năm Nguồn nước ngầm khá sâu tồn tạidưới dạng giếng Karst và sông biển.[1]

Hải văn

Thuỷ triều theo chế độ nhật triều thuần nhất, mức nước trung bình 3,5m Mùa mưa (tháng 5 - tháng 9) thuỷ triều lên cao vào buổi chiều Mùa khô(tháng 10 - tháng 4 năm sau) thuỷ triều lên cao vào buổi sáng[1]

3,3-Thủy triều và mực nước: Chế độ thuỷ triều mang đặc điểm chung của thuỷtriều vịnh Bắc bộ, thuộc loại nhật triều đều biên độ cực đại gần 4m nhưng thườngchậm pha hơn ở Hòn Dáu từ 20 - 30 phút do ảnh hưởng điều kiện địa hình khu vực.Thuỷ triều khu vực mang tính nhật triều đều điển hình với hầu hết số ngày trongtháng là nhật triều (trong một ngày đêm có 1 lần nước lớn và một lần nước ròng).Mỗi tháng có 2 kỳ nước cường, mỗi kỳ 11 - 13 ngày, biên độ dao động 2,6 m -3,6m, xen kẽ là 2 kỳ nước kém, mỗi kỳ 3 - 4 ngày có biên độ 0.5-1m Trong năm,biên độ triều lớn vào các tháng 6, 7 và 11, 12; nhỏ vào các tháng 3, 4 và 8, 9 Kếtquả thống kê số liệu quan trắc mực nước nhiều năm cho thấy:

+ Mực nước trung bình nhiều năm: 1,90m

+ Độ lớn triều lớn nhất: 3,94m

Sóng: Chế độ sóng phụ thuộc vào chế độ gió thay đổi theo mùa và hình dạng

đường bờ Sóng ven biển Hải Phòng chủ yếu là sóng truyền từ ngoài khơi đã bịkhúc xạ và phân tán năng lượng do ma sát đáy Khu vực ven bờ, vào mùa đông (từtháng 9 - tháng 2) thịnh hành sóng hướng Đông với tần suất 34% và Đông bắc tầnsuất 14%, độ cao trung bình 0,5m - 0,75m Mùa hè (tháng 3 - tháng 8) thịnh hànhsóng Đông nam, tần suất 22%, độ cao 0,7m - 0,9m Trong năm, độ cao sóng cựcđại xấp xỉ 2m, nhưng có thể đạt 4 - 5m trong bão Trong các tháng chuyểntiếp (tháng 4, 10), sóng hướng Đông và Đông Nam chiếm ưu thế, tần suất 25% -32%, độ cao trung bình 0,75m[1]

Ngày đăng: 31/08/2024, 21:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Hệ thống các đơn vị cảnh quan [15] - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 1.1 Hệ thống các đơn vị cảnh quan [15] (Trang 17)
Hình 2 ảnh 29 điểm nghiên cứu trong 8 ngày thực địa - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 2 ảnh 29 điểm nghiên cứu trong 8 ngày thực địa (Trang 19)
Hình 3 Sơ đồ các bước nghiên cứu khóa luận - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 3 Sơ đồ các bước nghiên cứu khóa luận (Trang 20)
Hình 4 Bản đồ khu vực nghiên cứu[16] - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 4 Bản đồ khu vực nghiên cứu[16] (Trang 21)
Hình 5 Bản đồ thảm thực vật VQG Cát Người thực hiện: Phạm Viết Thành - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 5 Bản đồ thảm thực vật VQG Cát Người thực hiện: Phạm Viết Thành (Trang 29)
Hình 6 Rừng nguyên sinh lá rộng Người thực hiện Trần Gia Tùng 04/2023 - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 6 Rừng nguyên sinh lá rộng Người thực hiện Trần Gia Tùng 04/2023 (Trang 30)
Hình 7 Rừng thứ sinh nghèo Người thực hiện Trần Gia Tùng 04/2023 - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 7 Rừng thứ sinh nghèo Người thực hiện Trần Gia Tùng 04/2023 (Trang 31)
Hình 8 Rừng ngập mặn ở xã Phù Long (người thực hiện Trần Gia Tùng 4/2023) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 8 Rừng ngập mặn ở xã Phù Long (người thực hiện Trần Gia Tùng 4/2023) (Trang 32)
Hình 9 Thảm thực vật cây bụi Người thực hiện Trần Gia Tùng 4/2023 - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 9 Thảm thực vật cây bụi Người thực hiện Trần Gia Tùng 4/2023 (Trang 33)
Bảng 1 Tình hình dân số các xã, thị trấn khu DTSQ quần đảo Cát Bà - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Bảng 1 Tình hình dân số các xã, thị trấn khu DTSQ quần đảo Cát Bà (Trang 34)
Hình 10 Người dân bán mật ong (Dư Vũ Việt Quân 04/2023) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 10 Người dân bán mật ong (Dư Vũ Việt Quân 04/2023) (Trang 36)
Hình 11 Thu hoạch mật ong (Dư Vũ Việt Quân 04/2023) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 11 Thu hoạch mật ong (Dư Vũ Việt Quân 04/2023) (Trang 36)
Hình 12 Rác trôi nôi tại vịnh Lan Hạ ( Trần Gia Tùng 4/2023 ) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 12 Rác trôi nôi tại vịnh Lan Hạ ( Trần Gia Tùng 4/2023 ) (Trang 40)
Hình 13 Cá chết nổi trên mặt vịnh (Giang Vinh) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 13 Cá chết nổi trên mặt vịnh (Giang Vinh) (Trang 41)
Hình 14 Lồng bè không đạt tiêu chuẩn trên vịnh Lan Hạ ( Trần Gia Tùng 4/2023) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 14 Lồng bè không đạt tiêu chuẩn trên vịnh Lan Hạ ( Trần Gia Tùng 4/2023) (Trang 41)
Hình 15 lồng bè không đạt tiêu chuẩn trên vịnh Lan Hạ ( Trần Gia Tùng 4/2023) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 15 lồng bè không đạt tiêu chuẩn trên vịnh Lan Hạ ( Trần Gia Tùng 4/2023) (Trang 42)
Bảng 3 Bảng chú giải cảnh quan quần đảo Cát Bà - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Bảng 3 Bảng chú giải cảnh quan quần đảo Cát Bà (Trang 43)
Bảng 6 Chú giải các thảm thực vật - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Bảng 6 Chú giải các thảm thực vật (Trang 44)
Bảng 5 Bảng chú giải các loại đất - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Bảng 5 Bảng chú giải các loại đất (Trang 44)
Bảng 4 Chú giải các kiểu cảnh quan - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Bảng 4 Chú giải các kiểu cảnh quan (Trang 44)
Hình 16 Bản đồ cảnh quan quần đảo Cát Bà - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 16 Bản đồ cảnh quan quần đảo Cát Bà (Trang 45)
Hình 17 CQ Rừng tự nhiên giàu (Trần Gia Tùng 04/2023) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 17 CQ Rừng tự nhiên giàu (Trần Gia Tùng 04/2023) (Trang 46)
Hình 18 CQ Rừng tự nhiên nghèo (Trần Gia Tùng 04/2023) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 18 CQ Rừng tự nhiên nghèo (Trần Gia Tùng 04/2023) (Trang 46)
Hình 19 CQ Nông nghiệp (Trần Gia Tùng 04/2023) - Fyp phân tích Đặc Điểm cảnh quan quần Đảo cát bà
Hình 19 CQ Nông nghiệp (Trần Gia Tùng 04/2023) (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w