1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài So Sánh Phong Tục Văn Hóa Hôn Nhân Truyền Thống Và Hiện Đại. Theo Quan Điểm Sinh Viên Quốc Tế Học, Có Cần Thiết Giữ Gìn Những Phong Tục Văn Hóa Của Việt Nam Trong Vấn Đề Hôn Nhân Không.pdf

21 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh phong tục văn hóa hôn nhân truyền thống và hiện đại
Tác giả Lê Vân Anh, Thai Hoang Van Chi, Nguyễn Ngọc Hà, Pham Thu Huong, Nguyên Thu Hường, Vũ Hoài Linh, Nguyễn Tố Nga, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Dam Thi Trang
Trường học TRUONG DAI HOC HA NOI
Chuyên ngành LƯỢC SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố HA NOI
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

NỘI DUNG CHÍNH Hôn nhân là một trong những sự kiện quan trọng nhất đối với mỗi người và phong tục hôn nhân truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự kiện này.. Với

Trang 1

TRUONG DAI HOC HA NOI BO MON NGU VAN VIET NAM

TIỂU LUẬN GIỮA ki

HỌC PHÂN: LƯỢC SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

HK II - 2021-2022

DE TAL SO SANH PHONG TUC VAN HOA HON NHAN TRUYEN THONG VA HIEN DAI THEO QUAN DIEM SINH VIEN QUOC TE HQC, CO CAN THIET GIU GiN NHỮNG PHONG TỤC VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG VAN DE HON NHÂN

Vũ Hoài Linh, lớp 3Q21, STT: 54

Nguyễn Tố Nga, lớp 3Q21, STT: 66

Nguyễn Thị Thanh Nhàn, lớp 3Q21, STT: Dam Thi Trang, lop 3Q21, STT: 87

HA NOL ngay 18 thang 4 năm 2022

Trang 2

II Khảo sát sinh VIÊP Q2 HH Tnhh TT kh 14

II - ¡0i -19)-is0xn:-j;zIỤIAIAIOIỔdỔdẢỔidi 16

V._ KẾT lUẬN Lọ nh nen nh ninh nen TH EEEEEkkkk gin 17

Trang 3

NỘI DUNG CHÍNH

Hôn nhân là một trong những sự kiện quan trọng nhất đối với mỗi người và phong tục hôn nhân truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thể

hiện sự kiện này Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, phong tục hôn nhân

hiện đại ngày càng được ưa chuộng hơn Với chủ đề "So sánh phong tục văn hóa hôn nhân truyền thống và hiện đại", chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và đánh giá sự đa dạng và phong phú của phong tục hôn nhân truyền thống tại Việt Nam cùng với sự du nhập, ảnh hưởng của những văn hóa ngoại lai và

phong cách hiện đại, những lựa chọn mới trong thời đại ngày nay Qua việc

so sánh này, chúng ta không chỉ có cơ hội hiểu về sự thay đổi mà còn giúp nâng cao ý thức về giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiện đại Các nghiên cứu trước đây tuy đã tìm hiểu về những đặc điểm, điểm tương đồng và khác biệt giữa phong tục hôn nhân truyền thống và hiện đại ở các nền văn hóa khác nhau trên thế giới nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống và khó khăn cân được giải quyết Trong nghiên cứu này, việc thu thập thông tin dữ liệu từ các nguồn đa dạng, chẳng hạn như tài liệu nghiên cứu trước đây như sách, bài báo, tạp chí, hoặc phỏng vấn các sinh viên từ năm nhất đến năm tư khoa Quốc tế học về văn hóa hôn nhân Bên cạnh đó, nội dụng nghiên cứu sẽ tập trung vào các yếu tố sau đây: (1) Quan niệm về hôn nhân xưa và nay; (2) Nghi thức; (3) Quà cáp

sính lễ; (4) Trinh tiết của người phụ nữ; (5) Khảo sát sinh viên; (6) Liên hệ

bản thân Nghiên cứu “So sánh phong tục văn hóa hôn nhân truyền thống và hiện đại” là một đề tài mang tính đa chiều, chúng ta cần tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về đề tài này

1 Ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai lên quan niệm về hôn nhân của ngày Xưa Và ngày nay

Văn hóa hôn nhân là một trong những hiện tượng văn hóa chủ đạo góp phần định hình bức tranh tổng thể của văn hóa dân tộc vừa truyền thống, vừa hiện

đại Do vậy, hiện tượng văn hóa này cũng chịu sự tác động của sự vận động

và biến đổi theo quy luật chung của tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc

2

Trang 4

1.1 Quan niệm về hôn nhân ngày xưa Theo các nguồn sử liệu của văn hóa dân gian và dân tộc học, cùng các thư tịch cổ thì người Việt buổi đầu sơ khai là chế độ quần hôn, sau đó là hôn nhân mẫu hệ - một người phụ nữ có thể kết hôn với nhiều người đàn ông,

tiếp đó là tục hôn nhân theo chế độ phụ hệ, đa thê cách ngày nay khoảng

2500 - 2700 năm, và có thể việc hôn nhân khi ấy của người Việt cổ còn rất đơn giản, chưa thể có nhiều nghi lễ phức tạp như kiểu nho giáo sau nay Đến đời Hậu Lê, Nho giáo được nhà nước phong kiến lấy làm quốc đạo Theo quan điểm Nho giáo, hôn nhân là tiền đề của hạnh phúc lứa đôi, là “tế bào”

của xã hội có nền văn hoá vật chất và tinh thần tiến bộ, xây dựng nên các

gia đình hạt nhân, gồm : vợ chồng và con cái Các nhà Nho quan niệm rằng, khi gia đình yên ổn, người chồng, người cha hay người chủ gia đình mới có thé té gia, trị quốc, bình thiên hạ được Khi đó người phụ nữ đóng vai trò là người vợ đảm đang, quán xuyến việc nhà, dạy dỗ con cái nên người, để người chồng yên tâm lo việc nước Đó chính là mô hình gia đình mẫu mực và điển hình theo kiểu Nho giáo

Ngày xưa, ở hầu hết các vùng nông thôn và ngay cả ở các thành phố, hôn sự giữa trai và gái, theo phong tục đều phải qua trung gian là người mai mối

Nhà trai muốn chọn vợ cho con thì phải xem xét “nhà nào môn đăng hộ đối,

tuổi không xung khắc nhau rồi tìm người mai mối Mối lái nói cha mẹ người con gái bằng lòng gả rồi, nhà trai mới đem trầu đến dạm”

Môn đăng - hộ đối, sản phẩm của quá trình tiếp biến văn hóa Trung Hoa, là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với tâng lớp địa chủ ở xã hội phong kiến nhưng cũng là tiêu chuẩn chung của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Quan niệm “môn đăng hộ đối” có nguyên tắc nghiêm ngặt về địa vị xã hội và điều kiện

kinh tế, đó là “nhà gái có thể có điều kiện và địa vị thấp hơn nhà trai nhưng

tuyệt đối không có chuyện ngược lại” Một tiêu chuẩn quan trọng khác của “đăng đối” là tuổi tác của bố mẹ cô dâu và chú rể Theo phong tục tập quán Việt Nam, sau khi đã xác lập quan hệ thông gia, cách ứng xử của hai gia đình, hai họ tộc sẽ thay đổi Do đó sự cách biệt về tuổi tác quá lớn thì người

ta cũng không làm thông gia với nhau Ngoài hai tiêu chí cơ bản trên trong

quan niệm “môn đăng - hộ đối” người ta còn chú trọng đến tình trạng sức khoẻ của gia đình, mối quan hệ bố mẹ đối phương, anh em trong gia đình,

Trang 5

vấn đề dòng họ như thế nào Quan niệm “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” đã được đúc kết lại qua các quan điểm này

Hợp tuổi là tiêu chí quan trọng thứ hai khi kén rể, chọn dâu của các cụ ngày trước Việc xem tuổi ở đây không phải là sự chênh lệch tuổi tác giữa hai người mà quan trọng là tuổi mỗi người tính theo hệ can chỉ của âm lịch Tuổi tác cũng được so sánh theo nguyên lý âm dương ngũ hành tượng trưng cho “vận mệnh” của hai người Bởi ai cũng cho rằng tuổi hợp nhau thì đôi lứa mới

hoà thuận, gia đình hạnh phúc, thậm chí việc này có ảnh hưởng đến cả tính

mạng của hai vợ chồng Trên đây là hai tiêu chuẩn chung cho gia đình có con trai và con gái Tuy

nhiên, trong thực tế, người ta chỉ tuân theo nghiêm ngặt và đây đủ trong việc chọn dâu, còn khi chọn rể, các tiêu chuẩn trên thường được nới lỏng, chỉ xảy ra ở những gia đình cô dâu tương đối gần gũi

Trong thời Pháp thuộc, các đám cưới ở thành thị đã lược bớt khá nhiều các thủ tục cổ hủ của các nghỉ lễ cưới xin truyền thống, người ta chỉ thực hiện các nghi lễ chính như lễ ăn hỏi, hay lễ đính hôn theo cách gọi của người phương Tây, và lễ cưới, hay còn được gọi là lễ thành hôn mà thôi Nhiều nhà giàu có phong tục của người phương Tây, sau đám cưới đôi tân lang tân nương dẫn nhau đi hưởng tuần trăng mật ở những nơi danh lam thắng cảnh Vào những năm đầu của thế kỷ 20, xe kéo bắt đầu được sử dụng trong đám cưới ở Hà Nội và các thành phố lớn khác Một số người giàu dùng xe ô tô có kết hoa cưới

Như vậy, phong tục cưới hỏi Việt Nam từ thời Nguyễn đến nay vẫn được duy trì theo mô hình trên và đã trở thành phong tục cưới hỏi truyền thống của dân tộc Đồng thời, đám cưới Việt Nam đầu thế kỷ 20 có sự giao lưu và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại lai theo văn hóa hôn lễ của phương Tây, điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong đám cưới của tầng lớp giàu có ở Hà Nội và các thành phố lớn khác trong cả nước như đã đề cập ở trên

1.2 Quan niệm về hôn nhân ngày nay

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), hôn lễ của người dân ở các đô thị lớn nhự Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn vẫn diễn ra một cách bình thường theo phong tục truyền thống và có du nhập thêm một số yếu tố trong văn hóa hôn lễ của phương Tây ; mặc dù khi đó Hà Nội là Thủ đô của

4

Trang 6

cả nước, nhưng lại nằm trong lãnh thổ tạm chiếm, nên ít thay đổi Còn ở những vùng nông thôn bị tạm chiếm ở đồng bằng Bắc Bộ và các địa phương khác trong cả nước, dân chúng có xu hướng giảm thiểu bớt những bước không thực sự cần thiết trong hôn lễ, chỉ thực hiện hai lễ chính là lễ ăn hỏi và lễ cưới mà thôi

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Ở miền Nam, hôn lễ vẫn được tổ chức theo phong tục cổ truyền nhưng nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai đã du nhập vào đám cưới như trang phục của cô dâu chú rể và những người tham gia mặc đồ Tây (đặc biệt ở các thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn ) Cho dù là ăn uống hay tổ chức đám cưới, người Việt có xu hướng sử dụng đồ ăn tây và rượu cùng với xe hơi và quần áo sang trọng Vào thời điểm đó, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang được tiến hành ở miền Bắc, trên lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, tục cưới hỏi được thực hiện theo phong tục tập quán cổ truyền và nếp sống mới Từ thời kì Đổi mới đến nay, Đảng và nhà nước ta chủ trương chú trọng xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy, văn hóa hôn lễ của người Việt Nam nói chung cũng phải vận động và biến đổi theo quy luật chung của thời đại Quan niệm về tầm

quan trọng của một lễ cưới vẫn giữ nguyên vẹn nhưng việc dựng vợ gả chồng

không còn quá phụ thuộc vào cộng đồng, mà phụ thuộc vào quyền quyết định của đôi trẻ dù gia đình có 'môn đăng hộ đối' hay không Việc này cũng

cho phép cô dâu và chú rể được đặt tính cá nhân của mình vào một lễ cưới

5

Trang 7

hạnh phúc gia đình, lễ Nạp Thái thường dùng chim én (chim nhạn) làm sính lễ Bên cạnh việc thưa chuyện ngỏ lời, nhà trai còn đồng thời xem xét gia

cảnh nhà gái để xem có “môn đăng hộ đối”hay không bơi người xưa thường nói : “ lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” Nếu một trong hai phía cảm thấy không phù hợp, không muốn tiến đến hôn nhân thì có thể nói để bà mối tìm đối tượng khác Lễ Vấn Danh là nghi lễ thứ 2 không kém phần quan trọng trong hôn nhân người Việt xưa Lúc này, nhà trai sẽ đem lễ vật gồm : gói trà, chai rượu và khay trầu đến để xin thông tin ngày sinh tháng đẻ của cô gái về nhờ thầy xem tuổi Sau lễ Vấn Danh, nếu nhà trai xem bói thấy đôi trẻ hợp tuổi sẽ đến báo cho nhà gái, đây chính là lễ Nạp Cát Lúc này buồng cau, rượu nếp, xôi gấc, con lợn sữa quay và cặp bánh cốm xanh ngọc- bánh phụ thê đỏ vàng chính là lễ vật mà nhà trai cần chuẩn bị Tiếp theo là lễ Nạp Trưng hay còn gọi là thách cưới : tức là nhà gái đòi hỏi nhà trai phải đem sính lễ : quần áo, bạc trắng, tiền giấy, .Khi 2 bên đã mong muốn về chung một nhà, lễ Thỉnh Kỳ sẽ diễn ra với mục đích thông báo ngày, giờ làm lễ cưới cho đàng gái Cuối cùng là lễ Thân Nghinh (lễ rước dâu hay là lễ cưới) được tổ chức theo ngày giờ đã định, họ nhà trai mang sính lễ đến để đón dâu, họ hàng 2 bên cũng góp mặt mừng cho đôi trẻ về chung một mái nhà

Cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển nhanh chóng của thời đại, đặc biệt là sự tiếp thu những văn hóa ngoại lai hiện đại từ phương Tây nói riêng và toàn thế giới nói chung, nghi lễ trong hôn nhân bây giờ trở nên tối

giản, nhanh gọn và tiết kiệm hơn xưa rất nhiều Lược bỏ bớt những thủ tục

rườm rà, tốn kém tiền bạc và thời gian, hôn lễ ngày nay chỉ còn 4 nghi lễ chính : lễ Dạm Ngõ, lễ Ăn Hỏi, lễ Cưới và lễ Lại Mặt Tuy tên gọi, cách thức tổ chức khác nhau, song so với thời xưa, những nghi lễ này vẫn có mục đích khá giống nhau Lễ Dạm Ngõ là bước đầu tiên trong thủ tục đám cưới, đây là buổi gặp mặt giữa người nhà đôi bên để bàn về thời gian, địa điểm tổ chức, sính vật trong hôn lễ Buổi lễ này sẽ đánh dấu, thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa 2 gia đình Có thể thấy, không còn có sự góp mặt của những bà mai mối bởi đôi trẻ thời hiện đại thường tiến đến hôn nhân khi đã yêu nhau đủ lâu, hiểu nhau đủ nhiều, khi cả hai đã chuẩn bị tâm lý cho mọi việc Lễ Ăn Hỏi là nghi lễ tiếp theo sẽ được cử hành sau lễ Dạm Ngõ Lúc này nhà trai sẽ mang đến nhà gái đầy đủ số tráp và lễ vật theo yêu cầu Ở 1 số địa phương, nhà gái sẽ chỉ giữ lại một phần sính lễ còn lại sẽ trả về nhà trai Khi lễ Ăn Hỏi kết thúc,

6

Trang 8

sau khoảng 1 tuần, 1 tháng tùy từng gia đình, lễ Cưới sẽ được tổ chức Đây là buổi lễ quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cô dâu nên trong ngày cưới, cô dâu sẽ trang điểm thật xinh đẹp, mặc những bộ váy lộng lẫy nhất Tùy vào điều kiện hoàn cảnh 2 bên mà lễ thành hôn có thể tổ

chức tại gia, tổ chức ở nhà hàng, khách sạn hay lãng mạn hơn là ở trên bờ

biển, .Trong lễ vu quy, nhà trai sẽ đến đón dâu vào đúng giờ đẹp đã định, cả 2 sẽ cùng thắp hương trên bàn thờ gia tiên, sau đó xuống ra mắt quan viên hai họ Sau đó, cô dâu sẽ lên xe hoa về nhà chồng Ở đây, hai người sẽ

trao nhẫn cưới, thề nguyện bên nhau trọn đời dưới sự chúc phúc của họ hàng

2 bên Sau khi đám cưới diễn ra khoảng 2 ngày là lễ Lại Mặt Đây là một trong những thủ tục không thể thiếu, nó thể hiện sự tôn trọng và biết ơn của chàng rể với bố mẹ vợ Lễ Lại Mặt thể hiện sự nghiêm túc của cô dâu và chú rể nói riêng cũng như của hai bên gia đình nói chung trên chặng đường hôn nhân này

3 Quà cáp sính lễ Phong tục của hôn nhân là một cột mốc quan trọng trong cuộc sống, và nó cho thấy rõ các đặc điểm văn hóa của mỗi quốc gia Tuy nhiên, văn hóa là một thể loại với các tiếp biến, vì vậy phong tục hôn nhân của mỗi chủng tộc luôn lựa chọn và thay đổi trong bối cảnh bản sắc truyền thống để phù hợp hơn cho kỷ nguyên mới Sính lễ cũng là một trong những yếu tố thể hiện sự biến đổi các hình thức trong hôn nhân Việt Nam từ truyền thống đến hiện

đại

Theo truyền thống, đám cưới Việt Nam có sáu lễ, bao gồm lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp trưng, lễ thỉnh kỳ và lễ thân nghinh Trong các lễ này, số lượng và giá trị của các món quà cưới sẽ được tính toán kỹ lưỡng để

phù hợp với gia đình của hai bên Ví dụ, vào năm 1833, lễ nạp thái thường

bao gồm 20 lạng vàng, 100 lạng bạc, 2 mâm trầu và 2 mâm cau Lễ vấn

danh thường có 1 con trâu, 2 con lợn và 2 hũ rượu Lễ nạp cát thường bao

gồm 4 tấm gấm, 10 tấm lĩnh màu và 10 tấm sa màu Lễ nạp trưng thường có 2 mâm trầu, 2 mâm cau và 2 hũ rượu Lễ thỉnh kỳ thường có 1 con bò, 2 con dê và 3 hũ rượu Cuối cùng, lễ thân nghinh thường bao gồm 2 con chim nhạn (thường được thay thế bằng ngỗng), 1 hộp kim chỉ, 100 đồng tiền cổ, 20 lạng

vàng và 100 lạng bạc

Trang 9

Tuy nhiên, ngày nay chính quyền không cấm tổ chức lễ cưới theo hình thức truyền thống cũ, mà chỉ đưa ra "việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ cưới" Điều này nhằm đáp ứng với cuộc sống hiện đại của thế kỷ 21, số lượng sinh lễ trong lễ cưới được giảm thiểu tối đa về cả thời gian cũng cách thức tổ

chức Trong nghỉ lễ đám cưới hiện đại ở Việt Nam, các nghi thức như dạm

ngõ, lễ hỏi, xin dâu cần được tổ chức đơn giản, phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc Buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai gia đình được coi là lễ dạm ngõ, và sau khi nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ đem đến đồ lễ gồm trầu, cau, rượu, chè Trầu Cau được coi là vật bắt buộc trong đồ lễ này, vì nó thể hiện tình cảm gia đình, tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt Nếu không có trầu, lễ dạm ngõ sẽ không được thực hiện Sau buổi lễ ăn hỏi, cả nhà gái và nhà trai đều phải có báo hỷ, chia sẻ trầu Nhà gái thường trích một lá trầu,

một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm hoặc vài hạt mứt trong đồ

lễ, đóng gói trong hộp hoặc phong bao giấy hồng, để đem đến cho các gia đình, bạn bè của nhà gái Còn nhà trai chỉ cần gửi thiệp báo hỷ mà không cần đồ lễ Trong buổi lễ ăn hỏi, hai bên gia đình cũng sẽ định luôn ngày cưới Lễ cưới, còn được biết đến là lễ nạp tài theo phong tục xưa, là ngày nhà trai trang trọng đem đồ sính lễ sang nhà gái Đồ sính lễ bao gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, những bộ quần áo và trang sức tinh xảo dành cho cô dâu Điều tinh tế của đồ sính lễ trong ngày cưới là nhà trai và nhà gái cùng nhau chia sẻ, đóng góp chi phí của tiệc cỗ, là lời cam đoan cho nhà gái rằng mọi điều đã được chuẩn bị chu đáo Bên cạnh đó, trang sức cho cô dâu cũng mang ý nghĩa là vốn khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân mới của cô, giúp cô dâu tự tin bước vào hành trình xây dựng mái ấm hạnh phúc mà không phải lo lắng về bất cứ điều gì thiếu thốn

4 Việc quan trọng trinh tiết của người phụ nữ

Theo Megan Fox : “Chúng ta đang sống trong một thế giới mà việc đánh mất điện thoại còn bi đắt hơn việc đánh mất trinh tiết."

Câu của nữ diễn viên điện ảnh này nghe thật mỉa mai và chấm biếm, những ngẫm lại nó lại dân trở nên đúng trong những năm gần đây, khi mà những nền văn hóa và tư tưởng ngoại lai xâm nhập ngày càng mạnh mẽ, khi mà đất nước ta phát triển quá nhanh, quá tiên tiến, hiện đại và một phần cũng là do

sự giáo dục chưa toàn diện của Việt Nam Hai chữ trinh tiết và những vấn đề

xung quanh giới tính không phải là một phạm trù mới mẻ, mà nó xuất hiện từ

8

Trang 10

thủa sơ khai, tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh luận liên quan đến phạm trù này Mọi người thường rất dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm trinh tiết và màng trinh, thường nhầm đây là một Thực chất, đây là hai khái niệm

hoàn toàn khác biệt, màng trinh là khái niệm sinh học chỉ một bộ phận của

người phụ nữ, còn trinh tiết là một khái niệm để chỉ những người chưa từng quan hệ với bất kì ai bao gồm mọi giới tính

Quan niệm về trinh tiết thời phong kiến : Người Việt ta sau quá trình 1000 năm Bắc thuộc chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa từ Nho giáo nên vấn đề trinh tiết luôn là vấn đề được coi trọng đặc biệt là với phái nữ Ở thời kì này, mọi người luôn đồng nhất hai khái niệm “màng trinh” và “ trinh tiết” là một, chưa có sự phân định rõ ràng Các cô gái luôn sống trong cảnh “ tướng rủ màn che”, rất ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, và cấm kị tiếp xúc với năm giới từ bé cho đến khi lấy chồng Để nói về vấn đề này, đại thi hào Nguyễn Du đã có câu : “Chữ trinh đáng giá nghìn vàng" để khẳng định tầm quan trọng của trinh tiết, hay trong truyện Kiều cũng có câu :

“ Đã cho vào bậc bố kinh Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu ” Ngoài ra còn có :

"Chữ trinh còn một chút này,

Xin anh cầm vững đừng giày nát tan" Trong ca dao, tục ngữ còn có những câu như :

“Gái khôn tránh khỏi đò đưa

Trai khôn tránh khỏi vợ thừa người ta”

hoặc Lục Vân Tiên (của cụ Nguyễn Đình Chiểu) - bậc nam nhi trọng lễ nghĩa, có câu nói với nàng Kiều Nguyệt Nga như sau :

“Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”

Ngày đăng: 30/08/2024, 15:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w