1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích ví dụ thực tiễn về pháp luật và đạo đức trong vấn đề truyền thông báo chí

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích ví dụ thực tiễn về pháp luật và đạo đức trong vấn đề truyền thông báo chí
Tác giả Nguyễn Văn A
Chuyên ngành Luật quảng cáo
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 4,92 MB

Nội dung

Mức phạt hành chính khi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáoCăn cứ Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, nếu thực hiện quảng cáo đối vớicác đối tượng dưới đâ

Trang 1

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦNPHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TRUYỀN THÔNG

CHỦ ĐỀ:PHÂN TÍCH VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG

VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1.Cơ sở lý luận:

1.1 Tổng quát về luật quảng cáo

1.2 Những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo

1.3 Mức phạt hành chính khi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

2 Tình huống giả định

2.1 Ảnh hưởng của luật pháp lên quảng cáo rượu:

2.2 Đề xuất kế hoạch truyền thông:

2.2.1 Xây dựng mối quan hệ

2.2.2 Tận dụng các sự kiện và hoạt động xã hội

2.2.3 Tạo ra một cộng đồng người yêu thích và sử dụng sản phẩm rượu

3 Kết luận

4.Cơ sở lý luận

4.1 Định nghĩa/Khái niệm

4.1.1 Khái niệm về đạo đức

4.1.2 Khái niệm của chuẩn mực đạo đức

4.1.3 Đạo đức người làm báo chí

4.1.4 Những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề báo:

Trang 3

5.1.3 Bài học

5.2 Những nhà báo dấn thân để chiến đấu với những tham nhũng, tiêu cực

5.2.1 Tổng quan vụ việc

5.2.2 Phân tích tính giai cấp của đạo đức

5.2.3 Bài học kinh nghiệm cho nhà báo

5.3 Vụ việc nhà báo thực hiện môi giới hối lộ 600 triệu nhằm che giấu sự thật

5.3.1 Tổng quan vụ việc

5.3.2 Nội dung vi phạm

5.3.3 Bài học

6 Kết luận

Trang 4

Câu 4: Giả định bạn là trưởng phòng truyền thông marketing tại một doanhnghiệp Doanh nghiệp của bạn kinh doanh một sản phẩm nằm trong danhmục cấm không được quảng cáo (theo quy định của luật quảng cáo tại ViệtNam) Phân tích sự ảnh hưởng của luật pháp tới kế hoạch truyền thông chosản phẩm này

I. Cơ sở lý luận:

1 Tổng quát về luật quảng cáo

Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Quảng cáo số16/2012/QH13 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm2001 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.Luật Quảng cáo gồm 5 chương và 43 điều quy định về hoạt động quảng cáo;quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quảnlý nhà nước về hoạt động quảng cáo

Theo điều 2 của Luật Quảng cáo 2012, trong Luật này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau:

1 Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến côngchúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụkhông có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hànghoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cánhân

2 Dịch vụ có mục đích sinh lợi là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức,cá nhân cung ứng dịch vụ; dịch vụ không có mục đích sinh lợi là dịch vụ vìlợi ích của xã hội không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cungứng dịch vụ

Trang 5

3 Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thểhiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánhsáng và các hình thức tương tự.

4 Xúc tiến quảng cáo là hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội ký kết hợpđồng dịch vụ quảng cáo

5 Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hànghóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó

6 Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một,một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồngcung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo

7 Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảngcáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đếncông chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điệntử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụngphương tiện quảng cáo khác

8 Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩmquảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên ngườithông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.9 Người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảngcáo thông qua phương tiện quảng cáo

10 Thời lượng quảng cáo là thời gian phát sóng các sản phẩm quảng cáotrong một kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; thời gian quảng cáotrong tổng thời gian của một chương trình văn hoá, thể thao; thời gian quảngcáo trong một bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác

11 Diện tích quảng cáo là phần thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên mặtbáo in, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, xuất bản phẩm, bảngquảng cáo, phương tiện giao thông hoặc trên các phương tiện quảng cáotương tự

Trang 6

12 Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.

13 Màn hình chuyên quảng cáo là phương tiện quảng cáo sử dụng côngnghệ điện tử để truyền tải các sản phẩm quảng cáo, bao gồm màn hình LED,LCD và các hình thức tương tự

2 Những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo

Căn cứ theo điều 7 Luật Quảng cáo 2012 liệt kê những đối tượng bị cấmquảng cáo, bao gồm:

Điều 7 Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1 Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.2 Thuốc lá.

3 Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.4 Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩmdinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậmnhân tạo.

5 Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩmquyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầythuốc.

6 Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.7 Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóacó tính chất kích động bạo lực.

8 Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quyđịnh khi có phát sinh trên thực tế.

Điều 8 của Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định về những hành vi cấm tronghoạt động quảng cáo, cụ thể:

Trang 7

Điều 8 Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

1 Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 củaLuật này.

2 Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủquyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

3 Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức,thuần phong mỹ tục Việt Nam.

4 Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông,an toàn xã hội.

5 Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốchuy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnhđạo Đảng, Nhà nước.

6 Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tựdo tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

7 Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.8 Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưađược cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

9 Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khảnăng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinhdoanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, côngdụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phụcvụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đãđược công bố.

10 Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả,chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giácả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại củatổ chức, cá nhân khác.

Trang 8

11 Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “sốmột” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứngminh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

12 Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định củapháp luật về cạnh tranh.

13 Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.14 Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạođức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sựphát triển bình thường của trẻ em.

15 Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhậnquảng cáo trái ý muốn.

16 Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tínhiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Điều 17, Luật Quảng cáo cũng có quy định về phương tiện quảng cáo, cụthể:

Điều 17 Phương tiện quảng cáo

1 Báo chí.2 Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bịviễn thông khác.

3 Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.4 Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảngcáo.

5 Phương tiện giao thông.6 Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình vănhoá, thể thao.

7 Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.8 Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

Trang 9

3 Mức phạt hành chính khi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Căn cứ Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, nếu thực hiện quảng cáo đối vớicác đối tượng dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000:

- Thuốc lá;- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổsung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩmquyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầythuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;

- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quảngcáo:

- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóacó tính chất kích động bạo lực.

II Tình huống giả định

Trong vai trò là trưởng phòng truyền thông marketing tại một doanh nghiệpđang kinh doanh một sản phẩm nằm trong danh mục cấm không được quảngcáo (theo quy định của Luật Quảng cáo tại Việt Nam), công ty chúng tôi kinhdoanh Sản phẩm rượu có nồng độ cồn là 15 độ

Trang 10

1 Ảnh hưởng của luật pháp lên quảng cáo rượu:

Theo Điều 7, Luật Quảng cáo 2012, rượu có nồng độ cồn trên 15 độ (sau đâyđược gọi là rượu mạnh) là sản phẩm bị cấm quảng cáo tại Việt Nam.Đồng thời, theo Thông tư 43/2003/TT-BVHTT, các loại rượu có độ cồn trên15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuấtrượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo ngườiở bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý không đọc được, khôngnghe được, không thấy được

Điều 5, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng quy định:

Điều 5 Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu,bia

1 Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.2 Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3 Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.4 Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sảnxuất, mua bán rượu, bia.

5 Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức,sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc tronglực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước,trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6 Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độcồn.

7 Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.8 Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu,bia đối với sức khỏe.

Trang 11

9 Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trởlên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọihình thức.

10 Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phépdùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biếnthực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ đểsản xuất, pha chế rượu, bia.

11 Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, biabằng máy bán hàng tự động.

12 Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảođảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13 Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Về hình thức xử phạt, Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng quy định:

Điều 33 Vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia

1 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sửdụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.2 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia sau đây:a) Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin cónội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thànhđạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên,thanh niên, phụ nữ mang thai;

b) Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim,nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnhcủa người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia;

Trang 12

c) Quảng cáo trong các sự kiện, trên các phương tiện quảng cáo, sản phẩmdành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữmang thai;

d) Quảng cáo trên phương tiện giao thông;đ) Quảng cáo trên báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chươngtrình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừtrường hợp được phép theo quy định của pháp luật;

e) Quảng cáo trên phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định vềkích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên củacơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dànhcho người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật;

g) Quảng cáo không có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia theoquy định của pháp luật;

h) Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử,thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác mà không có hệ thống công nghệchặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa ngườichưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

3 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong cáchành vi quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồntừ 5,5 độ trở lên sau đây:

a) Quảng cáo trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điệnảnh, thể thao;

b) Quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu củacơ sở kinh doanh rượu, bia.

4 Hình thức xử phạt bổ sung:Đình chỉ hoạt động quảng cáo rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này.

5 Biện pháp khắc phục hậu quả:

Trang 13

Buộc thu hồi, gỡ quảng cáo để loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quyđịnh tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Qua phần trên, ta có thể nhận thấy được việc quảng cáo rượu mạnh tại ViệtNam là một hành vi bị cấm và chỉ được giới hạn trong các phạm vi nhỏ Dođó, việc quảng cáo cần phải tuân thủ theo đúng luật pháp song vẫn cần phảicó thể tạo được độ nhận diện của sản phẩm trong phạm vi có kiểm soát

2 Đề xuất kế hoạch truyền thông:

Do không được quảng bá trên truyền thông đại chúng nên rượu mạnh cónhững hình thức quảng cáo rất đặc thù Các hình thức chúng tôi đưa ra baogồm:

2.1 Xây dựng mối quan hệ Dưới cương vị là giám đốc Marketing của doanh nghiệp sản xuất rượu có độcồn là 15 độ, công ty tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với các đốitác kinh doanh như các các nhà phân phối, đại lý, nhà hàng, khách sạn, quánbar trong lĩnh vực kinh doanh rượu để tạo ra các kênh phân phối hiệu quả vàuy tín cho sản phẩm

2.1.1 Kế hoạch thực thi- Tham gia các sự kiện ngành: Tham gia các hội thảo, triển lãm, hội

nghị ngành để có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các đối tác tiềm năng.Tại đây, đại diện công ty xây dựng mạng lưới quan hệ, gặp gỡ các nhàlãnh đạo và chuyên gia trong lĩnh vực

- Nghiên cứu và lựa chọn đối tác phù hợp: Tìm hiểu về các công ty, nhàphân phối, đại lý, nhà hàng, khách sạn, quán bar trong lĩnh vực kinhdoanh rượu Xem xét về uy tín, chất lượng sản phẩm, quy mô, và giá

Trang 14

trị cốt lõi của từng đối tác Chọn những đối tác phù hợp với mục tiêukinh doanh của công ty.

- Quản lý đối tác: Khi làm việc với đối tác, công ty thực hiện kiểm traviệc tuân thủ các quy định về kinh doanh rượu mạnh và đối tượngkhách hàng của đối tác Điều này giúp đảm bảo không vi phạm cácquy định pháp luật và duy trì uy tín của doanh nghiệp

- Sử dụng mạng xã hội: Tận dụng mạng xã hội như LinkedIn để kết nốivà tìm kiếm đối tác tiềm năng Tham gia vào các nhóm ngành hoặcdiễn đàn thảo luận liên quan đến lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, quánrượu Chia sẻ kiến thức và tạo sự tham gia tích cực để thu hút sự chú ýtừ các đối tác

- Tìm kiếm đối tác qua các nguồn thứ ba: Sử dụng các nguồn tìm kiếmđối tác như danh sách doanh nghiệp, trang web ngành, hay các cơquan thương mại và công đoàn để tìm kiếm các đối tác phù hợp vớidoanh nghiệp Liên hệ trực tiếp và trình bày ý tưởng và lợi ích khi hợptác

- Quảng cáo tại các điểm bán hàng: Thay vì quảng cáo trực tiếp sảnphẩm rượu mạnh, doanh nghiệp tập trung quảng cáo qua điểm bán củađối tác như cửa hàng, nhà hàng hoặc quán bar Tuy nhiên, doanhnghiệp vẫn đảm bảo rằng việc quảng cáo tuân thủ các quy định kháccủa luật quảng cáo, bao gồm việc không khuyến khích việc uống quámức và không đặt biển hiệu, băng rôn liên quan đến sản phẩm ra khuvực công cộng mà chỉ giới hạn trong phạm vi địa điểm bán hàng củađối tác

Để tạo dựng mối quan hệ vững chắc với các đối tác kinh doanh để kinhdoanh rượu, doanh nghiệp sẽ tiến hành theo các bước:

Trang 15

- Xây dựng mối quan hệ cá nhân: Liên hệ trực tiếp với các đối tác tiềmnăng bằng cách gửi email, gọi điện thoại hoặc gặp gỡ và giao tiếp trựctiếp với đối tác tiềm năng Tạo dựng một môi trường thoải mái, tôntrọng và chia sẻ thông tin về sản phẩm và giá trị mà công ty mang lại.Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của đối tác cũng như cung cấp thôngtin về sản phẩm rượu của công ty.

- Cung cấp giá trị gia tăng: Để tạo sự hấp dẫn cho các đối tác, công tycung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, chia sẻ kiến thức về rượu vàxu hướng thị trường, hỗ trợ quảng cáo và tiếp thị, đào tạo nhân viên,hoặc cung cấp các chính sách bán hàng cạnh tranh

- Xây dựng lòng tin: Tạo niềm tin và đáng tin cậy trong quan hệ với đốitác Tuân thủ các cam kết và thời gian giao hàng, đảm bảo chất lượngsản phẩm và dịch vụ Tích cực lắng nghe và giải quyết các vấn đề phátsinh

- Thiết lập hợp đồng và cam kết dài hạn: Khi đã xác định được mốiquan hệ tốt với đối tác, doanh nghiệp thảo thuận và ký kết hợp đồnghoặc thoả thuận dài hạn Điều này sẽ giúp tạo sự ổn định và tin tưởnggiữa hai bên

- Tối ưu mạng lưới đối tác: Tăng cường quan hệ với mạng lưới đối táctừ đó xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng việc tạo ra cácchương trình khuyến mãi, sự kiện hoặc ưu đãi đặc biệt Duy trì liên lạcthường xuyên với đối tác, cung cấp hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc.Chia sẻ thông tin mới nhất về sản phẩm, chương trình khuyến mãi,hoặc các sự kiện đặc biệt

+ Hỗ trợ đào tạo và kiến thức: Cung cấp hỗ trợ đào tạo và kiếnthức chuyên môn về sản phẩm của công ty cho đối tác Tổ chứccác buổi đào tạo, cung cấp tài liệu hướng dẫn hoặc hỗ trợ trực

Trang 16

tuyến để giúp đối tác hiểu rõ về sản phẩm và cung cấp thông tinchính xác cho khách hàng.

+ Hợp tác với đối tác để tạo ra gói dịch vụ đặc biệt Cung cấprượu mạnh mà công ty kinh doanh kết hợp với các món ăn, phụcvụ trong các sự kiện đặc biệt

+ Hợp tác với đối tác để khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩmvới sự hướng dẫn từ chuyên gia hoặc nhân viên có kiến thức vềrượu tại nhà hàng hàng, quán bar, hoặc địa điểm kinh doanh củađối tác

+ Khi đối tác giới thiệu khách hàng mới về rượu của công ty vàkhách hàng đó tiến hành mua rượu mà công ty kinh doanh, đốitác sẽ nhận được một khoản hoa hồng hoặc ưu đãi đặc biệt.Điều này tạo động lực cho đối tác để giới thiệu sản phẩm củacông ty và đồng thời giúp xây dựng mối quan hệ vững chắc vớikhách hàng thông qua đối tác

2.1.2 Tính hợp phápDoanh nghiệp chỉ kinh doanh rượu trong phạm vi được phép lưu hành vàphân phối theo quy định của pháp luật theo Điều 13, 14, Nghị định về kinhdoanh rượu, số 105/2017/NĐ-CP

Trang 17

Doanh nghiệp không có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, không kí kết hợp đồngcung ứng dịch vụ quảng cáo, không dùng phương tiện quảng cáo để giớithiệu hay trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng Vì vậy,doanh nghiệp không vi phạm Điều 7, 8 của Luật Quảng cáo 2012, số16/2012/QH13.

Bởi công ty không sử dụng các băng rôn, khẩu hiệu để treo ở những nơi côngcộng hay bên ngoài địa giới của các điểm bán hàng, công ty có thể đảm bảonhững người không tham gia các sự kiện không thể đọc được, nghe được,thấy được và đã tuân thủ Điều 3, Mục 2, Thông tư 43/2003/TT-BVHTT:

“Các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địagiới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụrượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửahàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được”.

2.2 Tận dụng các sự kiện và hoạt động xã hộiTìm các sự kiện và hoạt động có liên quan đến sản phẩm rượu để tạo ranhững trải nghiệm thực tế cho khách hàng tiềm năng Có thể là các sự kiệnvăn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, v.v mà sản phẩm rượu có thể là mộtphần của bầu không khí và góp phần tăng cường sự gắn kết giữa người thamgia Có thể tổ chức các buổi thử nếm, giới thiệu lịch sử và quy trình sản xuấtrượu, kết hợp với các hoạt động giải trí và giao lưu văn hóa

2.2.1 Kế hoạch thực thiTìm các sự kiện và hoạt động có liên quan đến sản phẩm rượu mạnh để hợptác hoặc tài trợ nhằm tạo ra những trải nghiệm thực tế cho khách hàng tiềmnăng, những sự kiện và hoạt động này có thể là các sự kiện văn hóa, nghệ

Trang 18

thuật, âm nhạc, thể thao mà sản phẩm rượu mạnh có thể là một phần của bầukhông khí và góp phần tăng cường sự gắn kết giữa người tham gia

a Một số các sự kiện tiềm năng:Các sự kiện phù hợp cho kế hoạch truyền thông sản phẩm rượu mạnh cầnthoả mãn những đặc điểm sau:

- Thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều người, nhất là nhóm đối tượngkhách hàng tiềm năng: những người muốn thưởng thức rượu, muốn tiếpxúc văn hoá và ẩm thực của các quốc gia trên toàn thế giới Một ví dụ điểnhình là Lễ hội bia Oktoberfest Việt Nam, lễ hội bia lớn nhất và nổi tiếngnhất tại Việt Nam, được tổ chức hàng năm tại TP.HCM và Hà Nội Lễ hộithu hút hàng ngàn người tham gia, thưởng thức các loại bia Đức và các

món ăn truyền thống Ngoài ra có thể kể đến Lễ hội rượu vang DalatWine Festival Đây là lễ hội rượu vang đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam,

với mục đích giới thiệu các sản phẩm rượu vang của các nhà sản xuấttrong và ngoài nước, cũng như các hoạt động văn hóa, nghệ thuật liênquan đến rượu vang

- Tổ chức tại các thành phố lớn, trung tâm văn hoá - du lịch, ví dụ như HàNội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, hoặc các khu vực thu hút kháchnhư thành phố Đà Lạt, thành phố Quy Nhơn, thành phố Vũng Tàu, - Có sự góp mặt của các nhân vật nổi tiếng, ví dụ như các ca sĩ, nhóm

nhạc, Đêm nhạc Blackpink tại Hà Nội cũng có sự góp mặt của các hãngrượu mạnh như Chivas, Hennessy, Johnnie Walker làm đối tác chiếnlược Lễ hội âm nhạc Monsoon Music Festival: Đây là lễ hội âm nhạcquốc tế được tổ chức hàng năm vào tháng 11 tại Hà Nội Lễ hội quy tụnhiều nghệ sĩ trong và ngoài nước, mang đến cho khán giả những trảinghiệm âm nhạc đa dạng và sôi động Lễ hội cũng có sự tài trợ của các

Trang 19

nhãn rượu mạnh, bia, đồ uống cồn như Tiger, Heineken, Strongbow, JackDaniel's.

b Đề xuất cách quảng bá:Trong quá trình thực thi các chiến lược quảng bá, truyền thông cho sản phẩmrượu mạnh của công ty, có một số nguyên tắc cốt lõi như sau, để đảm bảotuân thủ theo Luật Quảng cáo 2012 và Luật Phòng, chống tác hại của rượu,bia:

- Nhận thức rõ ràng về Điều 5, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia“Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia”bao gồm “Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia”, công ty sẽ tuyệt đốikhông cung cấp sản phẩm cho người dưới 18 tuổi

- Công ty không để hình ảnh sản phẩm xuất hiện trên các phương tiệnquảng cáo nói chung bao gồm: trang thông tin điện tử, viễn thông, cáctrang báo… Đồng thời, công ty cũng sẽ không đăng tải đoạn phim, ghihình, ghi âm sản phẩm hoặc người đang tiêu thụ sản phẩm

- Khi tài trợ cho các sự kiện, chương trình, công ty sẽ đưa ra các gói tàitrợ hiện kim, theo điều 14 Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia 2019,trong đó ghi rõ “Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia thực hiện tàitrợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tàitrợ và không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia.”

- Công ty không sử dụng các phương tiện quảng cáo như băng rôn, khẩuhiệu để treo ở những nơi công cộng hay bên ngoài địa giới của các sựkiện, để đảm bảo những người không tham gia các sự kiện không thểđọc được, nghe được, thấy được, như đã quy định rõ tại Điều 3, Mục

2, Thông tư 43/2003/TT-BVHTT như sau “Các loại rượu có độ cồntrên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệpsản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng

Trang 20

phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đạilý không đọc được, không nghe được, không thấy được”.

Những kế hoạch truyền thông cho sản phẩm rượu mạnh trong các sự kiện vàhoạt động xã hội như sau:

- Về mặt hình thức, không trực tiếp trưng bày, chiếu hình ảnh của sản phẩm,trên các gian hàng của công ty tại các Lễ hội và chương trình Thay vào đó,công ty sẽ sử dụng hình ảnh linh vật, hoặc các sản phẩm tạo có liên quan tớisản phẩm

- Về các hoạt động, công ty có thể triển khai kế hoạch tổ chức các trò chơi,cuộc thi và hoạt động thú vị liên quan đến sản phẩm rượu mạnh của công ty,đồng thời triển khai các chương trình thử trải nghiệm sản phẩm

Một phương thức quảng bá, truyền thông nữa đó là hợp tác với các đối táckhác trong các lễ hội, chương trình, như Lễ hội bia Oktoberfest Việt Nam,hoặc các quầy hàng cung cấp ẩm thực, văn hoá tại các lễ hội Bằng cách này,chúng ta có thể mang lại sản phẩm gần hơn tới những nhóm đối tượng kháchhàng hợp pháp

- Tham gia các hoạt động của các lễ hội và chương trình, như cuộc thi nếmrượu vang, cuộc thi làm cocktail từ rượu vang, hay buổi giao lưu với các nhàsản xuất rượu vang khác Đây là cơ hội để quảng bá thương hiệu và tạo mốiquan hệ với các đối tác tiềm năng

2.2.2 Tính hợp phápNhững hoạt động của công ty chúng tôi vẫn sẽ đảm bảo được tính hợp pháp,điều này là bởi:

- Các hoạt động truyền thông của công ty sẽ chỉ tập trung vào việc xây dựnghình ảnh thương hiệu nói chung thay vì quảng cáo trực tiếp sản phẩm trênbất kỳ các kênh thông tin nào được quy định tại Mục 2 Luật Quảng cáo

Trang 21

2012, số 16/2012/QH13 Điều này không vi phạm Luật Quảng cáo, vì khôngquảng cáo trực tiếp cho sản phẩm rượu mạnh.

- Theo Điều 14 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có quy định “Tổchức, cá nhân kinh doanh rượu, bia thực hiện tài trợ phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật có liên quan đến việc tài trợ và không được tài trợ bằngsản phẩm rượu, bia”, do đó, công ty không bị cấm tuyệt đối việc tài trợ hoặc

hỗ trợ, góp mặt vào các sự kiện xã hội như văn hóa, nghệ thuật, thể thao, màchỉ không được tài trợ cho các sự kiện này bằng sản phẩm rượu của công ty.Bởi vậy, nếu công ty tài trợ sự kiện bằng các hình thức khác thì vẫn không bịtính là vi phạm pháp luật

- Bên cạnh đó, theo Điều 3 Mục 2 của Thông tư 43/2003/TT-BVHTT quy

định “Các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm viđịa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụrượu”, điều này có nghĩa là việc công ty tổ chức hoạt động giao lưu lành

mạnh, không đặt băng rôn, biển hiệu tại nơi công cộng là hoàn toàn hợppháp

Tóm lại, việc tận dụng các sự kiện và hoạt động xã hội để quảng bá rượumạnh có thể được thực hiện hoàn toàn hợp pháp nếu được thiết kế và thựchiện một cách cẩn trọng, thượng tôn các quy định pháp luật

2.3 Tạo ra một cộng đồng người yêu thích và sử dụng sản phẩm rượu (ViệtAnh)

Thông qua các kênh truyền thông không chính thức như các diễn đàn, blog,podcast, v.v., có thể chia sẻ những câu chuyện, kiến thức, kinh nghiệm liênquan đến sản phẩm rượu để tạo ra sự quan tâm và tương tác với khách hàng

Trang 22

2.3.1 Kế hoạch thực thi

1 Tạo ra các nội dung trên mạng xã hội về rượu: Viết các bài viết, blog,

podcast Những nội dung này không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sảnphẩm, mà còn tạo ra sự quan tâm và tương tác

Các nội dung này sẽ được đăng tải tại các nền tảng:i Trang thông tin riêng của nhãn hàng, các nội dung tại đây sẽ bao gồmthông tin về công ty, câu chuyện và các hoạt động của công ty, bao gồm hệthống vận hành, các chương trình công ty đã đồng hành, các câu chuyện củakhách hàng hoặc nhân sự của công ty về những trải nghiệm liên quan đếnthương hiệu và quá trình xây dựng thương hiệu Đồng thời, trang thông tinnày sẽ cần người tham gia phải có tài khoản đăng nhập cá nhân Khi đăng ký,người tham gia cần phải đủ 18 tuổi mới có thể tạo được tài khoản Điều nàynhằm tạo ra sự hiểu biết cho khách hàng về công ty và sản phẩm mà khôngkhiến thông tin sản phẩm bị lan truyền thiếu kiểm soát tới những đối tượngkhông phù hợp (ví dụ như trẻ em dưới 18 tuổi)

ii Nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, v.v Các nền tảng này sẽđăng tải các nội dung về lịch sử của rượu mạnh, quy trình sản xuất, cáchthưởng thức, và các câu chuyện liên quan Các nền tảng này sẽ giúp nhữngcâu chuyện về rượu mạnh gây ấn tượng với các khách hàng tiềm năng, từ đóđẩy mạnh được sự quan tâm của khách hàng Tuy nhiên, các nội dung này sẽkhông trực tiếp đề cập việc công ty đang sản xuất và bán các sản phẩm rượumạnh

2 Hợp tác với các KOL và người có sức ảnh hưởng: Các KOL và người có

sức ảnh hưởng là những người nổi tiếng được công chúng biết đến và thừa

Trang 23

nhận một cách rộng rãi trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định Việc côngty hợp tác với các blogger, người nổi tiếng trên mạng xã hội, và các KOLkhác giúp tăng tầm ảnh hưởng và tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềmnăng Các bài đăng trên mạng xã hội của KOL và những người có sức ảnhhưởng cũng sẽ không tập trung nói về sản phẩm, mà sẽ là các bài viết, hìnhảnh về những câu chuyện liên quan, như miêu tả những thói quen khi thưởngthức rượu mạnh hoặc niềm đam mê dành cho đồ uống có cồn, v.v Những bàiviết này cũng có thể đề cập đến thương hiệu, nhưng không nói cụ thể về cácdòng sản phẩm của công ty

2.3.2 Tính hợp pháp- Các hoạt động trên mạng xã hội được đưa ra không quảng cáo trực tiếp chosản phẩm bởi những hình ảnh về sản phẩm sẽ không được đăng tải trên cáckênh thông tin đại chúng Đây sẽ không được coi là các hoạt động quảng cáosản phẩm, do đó không vi phạm vào Điều 7 và Điều 8 của Luật Quảng cáo2012, số 16/2012/QH13

- Trang thông tin riêng của công ty là một dạng trang thông tin điện tử nộibộ, được định nghĩa là “trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạtđộng của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thôngtin tổng hợp” (Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP) Theo quy định tại khoản

1 Điều 2 Thông tư 09/2014/TT-BTTTT, trang thông tin điện tử nội bộ khôngcần phải được cấp phép, do đó, công ty không vi phạm vào điều khoản nàocủa luật pháp khi thành lập ra trang này Hơn nữa, bởi không quảng cáo vềsản phẩm trên trang của công ty, công ty cũng không vi phạm vào Điều 7,Điều 8 và Điều 17 của Luật Quảng cáo 2012 Đồng thời, với cơ chế chỉ cho

Trang 24

phép những người có độ tuổi từ 18 trở lên truy cập vào trang thông tin, côngty cũng tránh được trường hợp cung cấp các thông tin về rượu mạnh chongười dưới 18 tuổi, không vi phạm vào Điều 5 của Luật Phòng chống tác hạicủa rượu, bia

III Kết luận

Nhìn chung, với vai trò là người làm truyền thông - marketing tại Việt Nam,khi thực hiện các hoạt động quảng cáo sản phẩm rượu có nồng độ cồn là 15độ, là sản phẩm bị cấm quảng cáo theo Luật Quảng cáo hiện hành, cần có cáclưu ý như sau:

Thứ nhất, các hoạt động truyền thông không được trực tiếp quảng cáo

sản phẩm Các hoạt động này nên được sử dụng nhằm mục lan tỏa những câuchuyện nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt công chúng thay vìtập trung nói về sản phẩm và tính năng của sản phẩm

Thứ hai, cần kiểm soát đối tượng tiếp cận các hoạt động truyền thông.

Bởi theo luật pháp, sản phẩm rượu mạnh chỉ có thể được sử dụng bởi nhữngngười từ 18 tuổi trở lên, do đó, những hoạt động truyền thông của công ty chỉnên tập trung tiến hành các hoạt động truyền thông cho nhóm đối tượng này,đồng thời có những biện pháp nhằm ngăn chặn những cá nhân chưa đủ tuổitiếp cận các hoạt động công ty tổ chức

Thứ ba, các hoạt động truyền thông, khi đi tài trợ hoặc hợp tác cùng

các sự kiện, chương trình, nên lựa chọn đúng những địa điểm phù hợp để lantỏa thông điệp đồng thời phát huy khả năng quảng bá sản phẩm một cách tốtnhất Tuy nhiên, tại các điểm đặt quầy bán hàng cũng cần tránh đặt các biểnquảng cáo có hình sản phẩm, thay vào đó, nên trưng bày logo của công ty để

Trang 25

có thể tăng được độ nhận diện thương hiệu và đảm bảo việc không vi phạmluật

Cuối cùng, các hoạt động truyền thông về sản phẩm của công ty cũng

cần làm rõ tầm quan trọng của việc sử dụng rượu mạnh có kiểm soát Khiquảng bá, cần đồng thời đưa ra thông điệp về tác hại của rượu, bia và thúcđẩy người dùng sử dụng các sản phẩm có cồn có trách nhiệm Điều này sẽgóp phần vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu có đạo đức, đồng thờigiúp đảm bảo sức khỏe của người dùng

Trang 26

Câu 5: Hãy nêu ví dụ và phân tích các tình huống cụ thể liên quan đến đạođức của người làm báo chí truyền thông.

I. Cơ sở lý luận

1 Định nghĩa/Khái niệm

1.1 Khái niệm về đạo đức

Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tínhcách và giá trị của một con người Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc nhữngcông trạng tạo nên Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyệnthực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sốngvà tâm hồn

Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau:Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểubiết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lốitư duy thanh tao tốt đẹp

Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua nhữngquy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địaphương, cộng đồng đó Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa

Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗnloạn và thiếu chuẩn mực Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơbản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đólà đạo đức xã hội Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn

Ngày đăng: 30/08/2024, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w