1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài tìm hiểu về hệ thống lưu trữ bảo mật thông tin vàcác ứng dụng của qr code trong doanh nghiệp

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG LƯU TRỮ, BẢO MẬT THÔNG TIN VÀ CÁC ỨNG DỤNG CỦA QR CODE TRONG DOANH NGHIỆP
Tác giả Thái Thị Thu Nhi, Nguyễn Lê Khánh Dung, Lương Thế Hoài, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Ngô Thuỵ Ánh Vân
Người hướng dẫn TS.GVC Nguyễn Quốc Hùng
Trường học ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Báo cáo đồ án học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 6,94 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (10)
    • 1. Hệ thống thông tin quản lý (10)
      • 1.1. Hệ thống thông tin là gì (10)
      • 1.2. Nguyên lý hoạt động (11)
      • 1.3. Các đặc trưng của HTTT (12)
      • 1.4. Mục đích của HTTT (13)
    • 2. Hệ thống thông tin quản lý (MIS) (13)
      • 2.1. Hệ thống thông tin quản lý là gì (13)
      • 2.2. Các đặc trưng của HTTTQL (14)
      • 2.3. Tác động của HTTTQL (14)
      • 2.4. Vai trò của HTTTQL (15)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI (16)
    • 1. Tổng quan về hệ thống bảo mật thông tin (16)
      • 1.1. Khái niệm (16)
      • 1.2. Các đặc trưng của một hệ thống thông tin bảo mật (16)
      • 1.3. Các loại bảo mật thông tin (16)
    • 2. Tổng quan QR Code (17)
      • 2.1. QR Code là gì? (17)
      • 2.2. Phân loại các mã QR (17)
      • 2.3. Quá trình hình thành phát triển QR (18)
      • 2.4. Cách thức hoạt động của mã QR (19)
      • 2.5. Các ứng dụng của mã QR (19)
      • 2.6. Lợi ích của mã QR (20)
      • 2.7. Thách thức của mã QR (21)
  • Chương 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI TOÁN THỰC TẾ (23)
    • 1. Thực trạng Qrcode trên thị trường (23)
    • 2. Công ty công nghệ Icheck chuyên cung giải pháp mã hóa bằng mã Qrcode cho DN (24)
      • 2.1. Mã Qrcode Marketing (24)
      • 2.2. Mã QRCode truy xuất nguồn gốc (25)
      • 2.3. Qrcode biến đổi chống giả tuyệt đối (25)
  • Chương 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP (29)
    • 1. Hiệu quả mục tiêu của hệ thống qr code trong vận hành của iCheck (29)
      • 1.1. Tăng cường tiện lợi cho khách hàng (29)
      • 1.2. Tổi ưu hoá quảng cáo và tiếp thị (30)
      • 1.3. Quản lý dữ liệu hiệu quả (30)
      • 1.4. Gia tăng tính tương tác khách hàng (30)
      • 1.5. Sự tiện lợi trong quản trị nội bộ (30)
      • 1.6. Theo dõi và phân tích dữ liệu (31)
      • 1.7. Tăng cường bảo mật thông tin (31)
      • 1.8. Hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp nền tảng và kết nối dữ liệu (31)
    • 2. Đánh giá ưu và nhược điểm hệ thống qr code chống hàng nhái của iCheck trong doanh nghiệp (31)
      • 2.1. Ưu điểm (31)
      • 2.2. Nhược điểm (32)
    • 3. Bảng đánh giá hệ thống qr code chống giả của iCheck trong doanh nghiệp (33)
      • 3.1. Tính năng tạo qr code (33)
      • 3.2. Khả năng tạo qr code (33)
      • 3.3. Hiệu suất tạo mã qr code (34)
      • 3.4. Bảo mật và quản lý dữ liệu (35)
      • 3.5. Khả năng mở rộng (35)
      • 3.6. Hiệu quả kinh tế và tính ứng dụng (35)
      • 3.7. Đề nghị cải tiến (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANHBỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO ĐỒ ÁN HỌC PHẦN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝĐề tài: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG LƯU TRỮ

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Hệ thống thông tin quản lý

1.1 Hệ thống thông tin là gì

Trước đây khi ngành CNTT chưa phát triển, thông tin chủ yếu được thu thập và lưu trữ thủ công bằng các văn bản, công cụ giấy bút, lưu trữ hồ sơ Ngày nay, sự phát triển của công nghệ dẫn đến hệ thống thông tin được lưu trữ hiện đại trên máy tính bằng phần cứng hoặc phần mềm rất tiện sử dụng Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/he-thong-thong-tin-la-gi/

Hệ thống thông tin (Information Systems – IS) là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ với nhau Chúng được sử dụng để cùng thu thập, xử lý và lưu trữ, phân phối dữ liệu và thông tin nhằm đạt được một mục tiêu nhất định

Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/he-thong-thong-tin-la-gi/

1.1.1 Các thành phần của HTTT:

Hình 1.1 Mô hình 5 thành phần của HTTT (kroenke & Boyle, 2017) a Phần cứng

Có khả năng thu nhận, xử lý và truyền dẫn thông tin bao gồm tất cả các thiết bị vật lý sử dụng trong HTTT Thiết bị này bao gồm phần cứng như máy tính, các thiết bị đầu cuối, các thiết bị ngoại vi, máy in và cả các thiết bị không thuộc máy tính như máy chữ, máy kiểm tra chữ ký v.v…

Bao gồm các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng Phần mềm hệ thống là các chương trình điều khiển phần cứng và môi trường phần mềm Các chương trình này gồm hệ điều hành, phần mềm giao tiếp, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu và các chương trình tiện ích Phần mềm ứng dụng bao gồm các chương trình trực tiếp hỗ trợ hệ thống trong việc xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin yêu cầu. c Dữ liệu

Hầu hết dữ liệu được xử lý trong HTTT phải được lưu giữ vì lý do pháp lý hoặc vì sự cần thiết được xử lý trong tương lai Những dữ liệu này được lưu trong các file và cơ sở dữ liệu trên máy tính hoặc dưới dạng giấy trong các hồ sơ văn phòng. d Quy trình

Hầu hết dữ liệu được xử lý trong HTTT phải được lưu giữ vì lý do pháp lý hoặc vì sự cần thiết được xử lý trong tương lai Những dữ liệu này được lưu trong các file và cơ sở dữ liệu trên máy tính hoặc dưới dạng giấy trong các hồ sơ văn phòng. e Con người

Hầu hết dữ liệu được xử lý trong HTTT phải được lưu giữ vì lý do pháp lý hoặc vì sự cần thiết được xử lý trong tương lai Những dữ liệu này được lưu trong các file và cơ sở dữ liệu trên máy tính hoặc dưới dạng giấy trong các hồ sơ văn phòng.

Hệ thống thông tin là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu đầu vào tiến hành xử lý các dữ liệu này để chúng trở thành các thông tin đầu ra có ý nghĩa, hỗ trợ để đạt được mục tiêu nào đó.

Ta có thể hình dung hoạt động của các hệ thống thông tin như sau:

- Nhập dữ liệu vào Các dữ liệu vào đã được thu thập phải được biên tập và nhập vào theo một biểu mẫu nhất định Khi đó dữ liệu được ghi trên các vật mang tin đọc được bằng máy như đĩa từ, băng từ…

- Xử lý dữ liệu thành thông tin Dữ liệu được xử lý bằng các thao tác như tính toán, so sánh, sắp thứ tự, phân loại, tóm tắt, phân tích để biến thành các thông tin dành cho người sử dụng

- Đưa thông tin ra Mục đích của các hệ thống thông tin là cung cấp những sản phẩm thông tin phù hợp cho người sử dụng Các sản phẩm đó có thể là các

11 thông báo, biểu mẫu, báo cáo, danh sách, đồ thị, hình ảnh hiển thị trên màn hình hoặc in ra trên giấy

- Lưu trữ các nguồn dữ liệu Lưu trữ là một hoạt động cơ bản của hệ thống thông tin, trong đó các dữ liệu và thông tin được giữ lại theo cách tổ chức nào đó để sử dụng sau này Các dữ liệu thường được tổ chức và lưu trữ dưới dạng các trường, các biểu ghi, các tệp và các cơ sở dữ liệu

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống Hệ thống thông tin phải tạo ra các thông tin phản hồi về các quá trình vào, ra, xử lý và lưu trữ dữ liệu để có thể đánh giá và điều chỉnh hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Ngày nay, máy tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các hệ thống thông tin, cho nên khi nói đến hệ thống thông tin luôn được hiểu là nói đến hệ thống thông tin có sử dụng máy tính Từ đó có thể đưa ra mô hình cơ bản về hệ thống thông tin (có sử dụng máy tính) như sau:

Hình 4.2 Mô hình xử lý thông tin đơn gỉan của hệ thống

Mô hình cơ bản nêu trên có thể làm rõ mối quan hệ giữa các thành phần và các hoạt động của hệ thống thông tin Nó cho chúng ta một khung mô tả nhấn mạnh đến ba vấn đề chính có thể áp dụng cho mọi loại hệ thống thông tin, đó là: tài nguyên, cấu trúc và hoạt động.

1.3 Các đặc trưng của HTTT:

Hệ thống thông tin quản lý (MIS)

2.1 Hệ thống thông tin quản lý là gì:

Hệ thống thông tin quản lý có mục đích cung cấp thông tin trợ giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc ra quyết định và quản lý công việc trong tổ chức.

MIS (Management Information Systems) là hệ thống tích hợp các yếu tố con người, các thủ tục, các cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề trong kinh doanh, sự kết hợp kinh tế và công nghệ thông tin tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối

13 giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh.

2.2 Các đặc trưng của HTTTQL

- Hỗ trợ chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ;

- Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu;

- Cung cấp đầy đủ thông tin để nhà quản lý truy cấp dữ liệu;

- Có khả năng thích ứng với những thay đổi của quy trình xử lý thông tin;

- Đảm bảo an toàn và toàn vẹn dữ liệu.

HTTT quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong một công ty hoặc tổ chức Nó tác động đến hoạt động, hiệu suất và năng suất của một tổ chức, làm cho sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn và giảm chi phí cho các công ty

Một HTTT quản lý có 03 chức năng chính trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh của một tổ chức:

- Các chiến lược hỗ trợ cho lợi thế cạnh tranh:

Giúp các công ty giảm chi phí, làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giá sản phẩm cạnh tranh hơn Ngoài ra, HTTT còn giúp thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau mà công ty thu thập được trong quá trình hoạt động như khách hàng, nhà cung ứng, nhà máy, xây chuyền sản xuất, kho hàng,… chỉ với một vài bước và thao tác đơn giản trên hệ thống Từ đó, DN có thể rút ngắn khoảng cách, thiết lập được sợi dây kết nối hiệu quả với từng khách hàng, từng nhà cung ứng, và để đưa ra được những chiến lược, quyết định hành động đúng đắn

- Hỗ trợ công ty ra quyết định:

HTTT có thể thu thập những thông tin cần thiết, xử lý những thông tin đã có sẵn, để đưa ra các dự báo giúp ban lãnh đạo công ty có được bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính của công ty Các nguồn thúc đẩy các nhà quản lý sử dụng các công cụ khác nhau và các gói làm sẵn giúp đơn giản hóa các nhiệm vụ của họ, từ đó giúp đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và chính xác

- Hỗ trợ quy trình làm việc và kinh doanh:

Hệ thống này giúp đỡ trong việc giảm thiểu những sai sót của con người trong việc ghi nhận và thu thập dữ liệu, thủ tục giấy tờ và các công

14 đoạn phân tích số liệu thủ công thông qua sử dụng các thuật toán phức tạp và tự động hóa Nó cũng cho phép tổ chức lưu trữ rất nhiều thông tin quan trọng để điều hành doanh nghiệp và các hoạt động khác, chẳng hạn như thông tin về nhà cung cấp, khách hàng,

HTTT quản lý là một hệ thống có tác dụng giúp liên kết giữa một tổ chức với môi trường xã hội bên ngoài Nó giúp đỡ trong quá trình thu gom, xử lý và lưu chuyển thông tin nhanh chóng, chính xác Chính vì vậy, nó được coi là hệ thống cốt lõi và có vị trí vô cùng quan trọng trong hầu hết các công ty và tổ chức Vai trò của HTTT quản lý bao gồm hai thành phần chính: bên ngoài và bên trong

Giúp liên kết giữa các phòng ban trong công ty bằng cách lưu chuyển và thu thập thông tin đưa đến các bộ phận và phòng ban cần thiết để thực thi nhiều nhiệm vụ trong công ty Ví dụ: Thông tin về hoạt động kinh doanh và sản xuất trong năm của công ty, v.v

Những thông tin trong công ty được thu thập từ môi trường ngoài và được HTTT đưa ra thế giới bên ngoài bằng cách hoạt động như một phương tiện với công chúng,

Báo cáo đồ án học phần Hệ thống thông tin quản lý (MIS) nhân viên trong công ty có thể truyền các thông tin mình muốn ra bên ngoài để điều hướng, hoặc chia sẻ, xử lí, dự báo và đồng thời kế hoạch hành động trong tương lai Ví dụ một vài loại thông tin có thể thu thập và chia sẻ ra bên ngoài bao gồm thông tin về lực lượng lao động, giá cả, sở thích của người tiêu dùng, chính sách của chính phủ, v.v

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI

Tổng quan về hệ thống bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin là bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, tổ chức nhằm tránh khỏi sự ” đánh cắp, ăn cắp” bởi những kẻ xấu hoặc tin tặc An ninh thông tin cũng như sự bảo mật an toàn thông tin nói chung Việc bảo mật tốt những dữ liệu và thông tin sẽ tránh những rủi ro không đáng có cho chính cá nhân và doanh nghiệp của bạn

1.2 Các đặc trưng của một hệ thống thông tin bảo mật

Một hệ thống thông tin bảo mật (Secure Information System) là một hệ thống mà thông tin được xử lý trên nó phải đảm bảo được 3 đặc trưng sau đây:

-Tính bí mật của thông tin (Confidentiality) -Tính toàn vẹn của thông tin (Integrity) -Tính khả dụng của thông tin (Availability).

Ba đặc trưng này được liên kết lại và xem như là mô hình tiêu chuẩn của các hệ thống thông tin bảo mật, hay nói cách khác, đây là 3 thành phần cốt yếu của một hệ thống thông tin bảo mật Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngữ cảnh và nhiều tài liệu khác nhau

1.3 Các loại bảo mật thông tin

Tuỳ theo nguyên tắc phân loại mà bảo mật thông tin được phân chia thành các loại khác nhau Nếu chia theo lĩnh vực thì chúng ta có bảo mật thông tin cá nhân, bảo mật thông tin doanh nghiệp, bảo mật ứng dụng,bảo mật hệ thống,…

Còn nếu chia theo hình thức bảo mật thì ta có a Bảo mật thông tin về mặt vật lý (Physical Security) Đó là việc bảo vệ thông tin khỏi các yếu tố do thiên nhiên/ con người/ hành vi vật lý thực hiện như đột nhập trái phép, trộm cắp, đánh đập cũng như các yếu tố tự nhiên như mất điện, mưa, bụi, lửa,… b Bảo mật thông tin về mặt kĩ thuậtBảo mật về mặt kỹ thuật: Là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vàođể bảo mật hệ thống như dựng “tường lửa”, cài đặt phần mềmchống virus, thiết lập hệ thống bảo mật dữ liệu, hệ thống phân quyền.

Tổng quan QR Code

QR code gồm những module màu đen, được sắp xếp theo những quy luật nhất định trong một ô vuông có nền trắng Sự tổ hợp những module này đã mã hóa cho rất nhiều loại dữ liệu, bao gồm: link dẫn đến trang web, hình ảnh, thông tin, chi tiết về sản phẩm, quảng cáo cho sản phẩm

QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị như máy đọc mã vạch hoặc điện thoại có camera với ứng dụng cho phép quét mã, vô cùng tiện lợi cho người dùng.

Hình ảnh 2.2 Cấu trúc của mã QR

2.2 Phân loại các mã QR

QR Code tĩnh hoạt động theo nguyên tắc lưu trữ dữ liệu qua hình thức văn bản và trực tiếp đi đến trang web mà không đi qua các liên kết thứ cấp

QR Code tĩnh chỉ dùng lưu trữ các thông tin mang tính một chiều, cố định, không thay đổi được Đây cũng là ưu điểm và cũng là yếu điếm của mã QR tĩnh.

Khi người dùng muốn cập nhật hay thay đổi thông tin, thì chỉ có một cách duy

17 nhất là thay đổi một mã mới hoàn toàn Nhưng bên cạnh tính bất lợi của nó, thì mã QR tĩnh cũng giúp cho những doanh nghiệp lưu trữ thông một cách vĩnh viễn QR tĩnh sẽ không bao giờ hết hạn, nếu trong trường hợp không có các yếu tố vật lý, môi trường tác động như rách, vỡ, hư hỏng

2.2.2 QR động (QR code biến đổi)

Mã QR Code động hay còn gọi là mã QR code biến đổi là loại mã mà người dùng có thể chỉnh sửa, thay đổi được ngay cả sau khi chúng đã được in Vì vậy, người dùng có thể thay đổi thông tin của nó một cách nhanh chóng và kịp thời qua từng thời

QR Code biến đổi sử dụng đường link URL ngắn để chuyển hướng người dùng đến trang đích mong muốn, cho phép doanh nghiệp có thể thu thập số liệu thống kê về các số quét, địa điểm, thời gian và hệ điều hành được sử dụng

Mã QR động rất thuận tiện khi chỉ cần một lần và có thể thay đổi theo ý muốn của người sử dụng

Khác với mã Mã QR Code tĩnh, mã QR Code động có thể theo dõi số liệu thống kê về thông tin như số lần quét, vị trí và hệ điều hành được sử dụng.

2.3 Quá trình hình thành phát triển QR

Năm 1974, mã vạch bắt đầu được sử dụng ở các siêu thị Gồm nhiều mã vạch được tập hợp có độ đậm khác nhau Để sử dụng cần có một máy quét mã thích hợp, cho phép người dùng có thể biết được thông tin của sản phẩm được in trên bao bì Tuy nhiên, vì mã vạch với một chuỗi chỉ gồm 20 chữ số và chữ cái khác nhau thì mã vạch không thể xử lý được khối lượng thông tin khổng lồ của thế giới và nó sẽ phải đối mặt trước giới hạn tận cùng của nó.

Hình ảnh 2.3 Mã vạch Đối diện với thách thức đó, kể từ những năm 1980 đã có những thử nghiệm để mã vạch điện tử mở rộng Nhưng việc quét loại mã này mất quá nhiều thời gian nên không thể ứng dụng trong thực tế Chàng sinh viên Masahiro Hara, sau khi ra

18 trường anh làm việc cho công ty Denso của Nhật Bản Anh nhận 1 nhiệm vụ, là tìm thêm các giải pháp để đưa nhiều thông tin hơn vào mã sản phẩm, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn Nhưng điều khó khăn nhất ở thời điểm này là tìm ra được một thiết bị có thể quét được những mã QR này Vào những năm 90, gần như công nghệ chưa phát triển điện thoại thông minh còn là điều vô cùng xa vời và máy tính chưa được sử dụng rộng rãi Nhưng với sự đam mê và tài năng của mình, anh đã tạo ra những mã QR cũng như chương trình thích hợp để quét mã QR này trong thời gian rất ngắn trong vòng 3 giây

Năm 1994, công ty Denso Wave (Nhật Bản) được bảo vệ bởi bằng sáng chế Hiện kỹ sư Hara là người quản lý bộ phận Auto-ID Engineering thuộc Denso Wave Vị kỹ sư 56 tuổi này vẫn tiếp tục cải tiến công suất của mã và phát triển thuật toán để mã QR có thể đọc được nhanh hơn với Smartphone Mục đích là theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất Nhưng hiện nay, mã QR đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới với nhiều mục đích như mã hóa văn bản, mã QR được ứng dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau như mã hoá văn bản, số điện thoại, email, địa chỉ website, thông tin quảng cáo,… Điển hình như ở các nước như Trung Quốc, họ đã sử rộng rãi mã QR trên khắp đất nước cho việc thanh toán, kết nối thông tin, … Vị kĩ sư Hara cũng rất ngạc nhiên trong việc ứng dụng mã hiện nay: “Giờ đây trên áo phông, mã đã trở thành hoa văn trang trí Một số người thậm chí còn xăm hình mã. Đấy là điều mà tôi quả thật không bao giờ nghĩ tới Ở Mỹ, trong một nghiên cứu về ong mật người ta đã dùng mã QR đánh dấu các con ong để theo dõi hành vi và sự vận động của chúng Điều này tôi thấy thật thú vị.”

2.4 Cách thức hoạt động của mã QR

Mã QR hoạt động giống với mã vạch trên các sản phẩm được sử dụng ở các siêu thị Một mã QR sẽ mã hóa dữ liệu dưới dạng chữ và số, nhị phân và ký tự Kanji.

Những mã hóa này sẽ hiển thị dưới dạng các chấm vuông/tròn Khi các thiết bị quét qua như điện thoại thông minh sẽ dịch những kí tự này thành những ngôn ngữ khiến người dùng có thể hiểu được

2.5 Các ứng dụng của mã QR

Ngày nay, mã QR được sử dụng khắp mọi nơi trên toàn thế giới như hộp bánh pizza, biên lai, bảng hiệu, … Sau khi quét mã QR, người dùng có thể biết được thông tin của sản phẩm, trao đổi thông tin, kết nối với mọi người, …

Trao đổi thông tin liên lạc dễ dàng

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI TOÁN THỰC TẾ

Thực trạng Qrcode trên thị trường

mua 1 mớ rau, cho tiền người ăn xin đều dùng qrcode Trên các banner lớn ở đường phố, hay tờ rơi, card visit cũng đều có Qrcode.

- Qrcode đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam và hiện đang là xu hướng phát triển trên thị trường: Rất nhiều các DN lớn đang áp dụng Qrcode trong các sản phẩm của mình, điển hình như thanh toán bằng cách quét Qrcode của Vnpay,kết bạn qua Zalo bằng cách quét Qrcode, và qrcode được áp dụng trong các hoạt động dịch vụ như gọi món, vào website, đăng nhập wifi, quét code gọi điện thoại, hiển thị hình ảnh

- Nhờ tính ứng dụng cao nên Qrcode ngày càng được ưa chuộng trong các giải pháp để giải quyết các vấn đề của xã hội: trong y tế ( qrcode truy xuất cho các trang thiết bị y tế qua nhỏ), trong học đường ( qrcode chứa bài giảng cho giáo viên), trong thể thao ( qrcode profile cho các huấn luyện viên), trong nông nghiệp thuỷ hải sản ( truy xuất nguồn gốc sp), chống giả và các giải pháp trong phân phối, chăm sóc khách hàng.

- Thị trường qrcode đang còn rất nhiều tiềm năng để phát triển: Các DN tại Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến tính ứng dụng của Qrcode để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên nhiều yêu cầu của DN Qrcode trên thị trường chưa đáp ứng được.

- Doanh nghiệp chưa thực sự hiểu hết về Qrcode nên dễ bị lừa đảo thông qua các trang web tạo Qrcode free: Doanh nghiệp tạo Qrcode free, khi xuất code, website sẽ chuyển hướng link và bên lừa đảo sẽ chiếm giữ và khoá link sau một thời gian để yêu cầu DN trả tiền $ ra nước ngoài Lúc đó nếu DN đã in Qrcode lên bao bì và phân phối ra thị trường, thì bắt buộc phải trả tiền cho bên lừa đảo để Qrcode có thể quét lại được.

Nhu cầu sử dụng QR Code tại Việt Nam:

70% người dùng Việt Nam đã tiếp xúc với QR Code ít nhất 1 lần (Theo Q&Me, 2022).

Công ty công nghệ Icheck chuyên cung giải pháp mã hóa bằng mã Qrcode cho DN

- iCheck là công ty công nghệ chuyên cung cấp mã Qr Code uy tín cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng doanh thu và giảm chi phí

- iCheck đã và đang hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực về sức khỏe, mỹ phẩm làm đẹp, thực phẩm, nhằm khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng, giúp thương hiệu dễ dàng nhận dạng đến người tiêu dùng.

Các loại QR Code Icheck đang cung cấp:

Giúp doanh nghiệp quản lý và thống kê thông tin sản phẩm hiệu quả nhanh chóng bằng hệ thống quản trị mã Qrcode tối ưu

2.2 Mã QRCode truy xuất nguồn gốc: Đảm bảo 5 yếu tố cần có trong hệ thống Truy Xuất Nguồn Gốc

- Giấy tờ chứng nhận liên quan

- Nhật ký vận chuyển và giao dịch

- Tham gia hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc

Các sản phẩm thực phẩm mà iCheck đã cung cấp mã Qrcode truy xuất nguồn gốc

2.3 Qrcode biến đổi chống giả tuyệt đối:

2.3.1 Nỗi đau của doanh nghiệp Việt Nam:

- Thị trường tràn lan sản phẩm giả, kém chất lượng Người tiêu dùng hoang mang và khó kiểm tra thông tin, khó phân biệt thật giả.

- Sản phẩm chính hãng đôi khi bị đánh đồng với hàng giả >> Bất công cho doanh nghiệp chân chính.

- Khách hàng quay lưng với sản phẩm vì lo lắng tới chất lượng - Doanh nghiệp không có dữ liệu của những khách đã mua phải hàng giả để chăm sóc, kích thích mua hàng thật

- Doanh nghiệp khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm, chất lượng đối với người tiêu dùng.

- Doanh nghiệp chưa tìm được biện pháp chống hàng giả triệt để, an toàn, tiết kiệm >> Tem chống giả vẫn có thể bị làm giả!

- Doanh nghiệp không có công cụ xác định vị trí sản phẩm bị làm giả để ngay lập tức chủ động phát hiện và có phương án xử lý kịp thời.

2.3.2 Giải pháp chống giả tuyệt đối của iCheck bằng mã Qrcode biến đổi : a Nguyên lý hoạt động tem chống giả mã Qrcode iCheck: Áp dụng nguyên lý định danh trên từng sản phẩm chính hãng và sử dụng tới

2 lớp bảo vệ giúp chống giả tuyệt đối:

Lớp vật lý: Lớp phủ cào che 1 phần hoặc toàn bộ mã QR đảm bảo tính bảo mật của mã QR code mã hóa thông tin.

Lớp công nghệ: Mỗi sản phẩm được dán một mã QR Code ứng dụng công nghệ code biến đổi độc nhất để mã hóa thông tin sản phẩm > không thể làm giả 1 triệu sản phẩm là 1 triệu mã code khác biệt b Cấu tạo tem chống giả mã Qrcode iCheck:

- Mã Qrcode hở độc nhất: Mã Qrcode hở không trùng có thể quét được nhiều lần giúp khách hang kiểm tra thông tin sản phẩm và giúp doanh nghiệp kiểm tra quản lý phân phối sản phẩm

- Mã tin nhắn độc nhất: Mã tin nhắn độc nhất riêng biệt trên từng con tem, giúp cho khách hang có thể check hàng thật/giả ngay khi không có smart phone hoặc kết nối wifi.

- Mã Qrcode kín độc nhất: Mã Qrcode kín có lớp phủ cào độc nhất chống giả tuyệt đối, chỉ có thể kích hoạt và quét xác thực duy nhất 1 lần. c Hệ thống quản trị:

- Doanh nghiệp sử dụng tem chống giả iCheck sẽ được cung cấp một tài khoản để đăng nhập hệ thống quản trị từ đó có thể:

Dễ dàng theo dõi lượt quét mã của khách hàng ở khu vực nào từ đó có dữ liệu để mở rộng quy mô kinh doanh hoặc phát triển chiến dịch marketing.

- Dễ dàng thay đổi và cập nhật thông tin sản phẩm lên màn hình hiển thị sản phẩm.

- Có chức năng cảnh báo số lượt quét quá mức từ đó có thể xác định vị trí nơi làm giả tem và giả sản phẩm.

- Có chức năng khóa mã Qrcode khi mã vượt quá mức số lượt quét từ đó bảo vệ người tiêu dùng và ngăn chặn hang giả.

- Ngoài ra còn tích hợp chức năng quản lý phân phối và bảo hành điện tử nhằm nâng cao tính năng tiện lợi hổ trợ doanh nghiệp dễ dàng quản lý, phân phối.

- Có chức năng thu thập và quản lý danh sách khách hang đã quét mã Qrcode , giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận chăm sóc khách hang và push sale gia tang doanh thu. d Các doanh nghiệp đã và đang sử dụng tem chống giả bằng mã Qrcode iCheck:

Gạo ST25 được biết đến là dòng gạo ngon nhất thế giới hiện nay của Việt Nam Chính vì giá trị mà sản phẩm đạt được rất lớn, cùng với sức mua của người tiêu dùng cao nên thị trường có khá nhiều nơi rao bán gạo ST25 giả, với đa

27 dạng chủng loại khiến người dùng hoang mang Ngoài ra còn làm mất đi uy tín và tổn thất doanh thu của các thương hiệu gạo ST25 nổi tiêng trên thị trường, trong đó có thương hiệu gạo Ông Cua nổi tiếng Nhằm ngăn chặn hành vi buôn bán gian dối và bảo vệ người tiêu dung, Gạo Ông Cua đã hợp tác với iCheck nhằm đưa ra thị trường 5 triệu sản phẩm đã được dáng tem chống giả Qrcode từ đó nâng cao được vị thế thương hiệu và bảo vệ người tiêu dung tuyệt đối.

- Thương hiệu Mỹ phẩm Paula’s choice

Hàng kém chất lượng được bày bán đa dạng về mẫu mã, linh hoạt về quy mô, giá cả và mức độ nguy hiểm Mục đích là để tạo ra lợi nhuận Tuy nhiên, mối nguy nằm ở chỗ, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, thương hiệu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin, sức khỏe và sự phát triển của thương hiệu đó Đặc biệt trong lĩnh vực mỹ phẩm, việc làm giả sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe người dùng Được biết, Paula’s Choice luôn nằm trong danh sách những thương hiệu mỹ phẩm được ưa chuộng nhờ tính hiệu quả và an toàn của sản phẩm Đây chính là nguyên nhân khiến sản phẩm của công ty thường xuyên bị kẻ xấu làm giả nhằm mục đích kiếm lợi bất chính Hầu hết các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, uy tín được người tiêu dùng so sánh đều bị làm giả rõ ràng Sự việc này hiện đang được người dùng, nhãn hàng và cơ quan chức năng quan tâm Nhiều phương pháp đã ra đời nhưng vẫn không thắng nổi “ngọn lửa dối trá” này Do đó, người dùng có thể xác thực nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua tem chống hàng giả icheck, sẽ giúp người tiêu dung bớt lo lắng về vấn nạn hàng nhái hiện nay

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP

Hiệu quả mục tiêu của hệ thống qr code trong vận hành của iCheck

iCheck mong muốn tạo ra trải nghiệm mua sắm và tương tác tiện lợi hơn cho khách hàng thông qua khả năng quét mã qr code để truy cập thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp

Thông qua đố iCheck muốn tăng tính tiện lợi trong hành trình trải nghiệm dịch vụ, tăng sự hài lòng của khách hàng, thúc đẩy quyết định mua sắm và thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng

1.2 Tổi ưu hoá quảng cáo và tiếp thị: iCheck đề cao tính tối ưu khi sử dụng mã qr code trong chiến lược quảng cáo truyền thông cho khách hàng Tinh gọn trong khâu trình bày và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị

Tiết kiệm trong khâu thiết kế, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và tiện lợi

1.3 Quản lý dữ liệu hiệu quả:

Khi sử dụng mã qr code của iCheck, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý thông tin sản phẩm, dịch vụ, và khách hàng một cách hiệu quả, giúp đơn giản hóa quy trình quản lý dữ liệu.

Hiệu quả trong việc hỗ trợ tra cứu thông tin, giảm sai sót trong quản lý dữ liệu, và cải thiện tính toàn vẹn dữ liệu.

1.4 Gia tăng tính tương tác khách hàng:

Sử dụng mã qr code của iCheck để tạo ra các điểm tương tác với khách hàng, chẳng hạn như cuộc thi trên mạng xã hội, khảo sát phản hồi, hoặc chương trình thưởng Giúp xây dựng cộng đồng và thu thập thông tin phản hồi khách hàng.

1.5 Sự tiện lợi trong quản trị nội bộ:

Doanh nghiệp sử dụng mã qr code của iCheck nhằm tối ưu hóa quy trình nội bộ như quản lý kho, kiểm soát hàng tồn, kiểm soát danh mục hàng hóa Giúp giảm thời gian và công sức trong quản lý, quản trị nội bộ, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và giảm rủi ro sai sót.

1.6 Theo dõi và phân tích dữ liệu:

Qr code của iCheck giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất của các chiến dịch bán hàng, chiến lược quảng cáo, hoặc các dịch vụ sản phẩm cụ thể.

Cung cấp dữ liệu và phản hồi chất lượng từ khách hàng một cách chính xác, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược kịp thời và hoàn chỉnh hơn.

1.7 Tăng cường bảo mật thông tin:

Với qr code của iCheck doanh nghiệp dùng để cung cấp thông tin bảo mật và xác thực cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình Tăng cường niềm tin của khách hàng, giảm rủi ro giả mạo và tăng cường bảo mật thông tin.

1.8 Hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp nền tảng và kết nối dữ liệu:

Doanh nghiệp có thể tích hợp mã qr code của iCheck với hệ thống khác trong nội bộ, nhằm tăng cường tính linh hoạt và khả năng đồng nhất của hệ thống quản lý.

Đánh giá ưu và nhược điểm hệ thống qr code chống hàng nhái của iCheck trong doanh nghiệp

- Sự tiện lợi: việc iCheck tạo và quét mã qr code nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tăng cường sự thuận tiện cho khách hàng và tiết kiệm thời gian.

- Tăng cường tương tác: giúp doanh nghiệp kết nối trực tiếp thông tin trực tuyến, tăng cường tương tác khách hàng.

- Sự biến đổi: iCheck dùng qr code có khả năng tùy chỉnh giúp doanh

31 nghiệp tinh chỉnh theo yêu cầu và tính thẩm mỹ - Phân tích và theo dõi: giúp doanh nghiệp dùng hệ thống qr code khai thác tính năng phân tích và theo dõi, đồng thời đánh giá hiệu suất chiến dịch quảng cáo hoặc sản phẩm.

- Thông tin xác thực: iCheck cung cấp những thông tin đáng tin cậy thông qua quy trình kiểm soát xác thực minh bạch giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín thương hiệu với khách hang

- Phụ thuộc vào công nghệ: Qr code của iCheck được tạo ra và phụ thuộc lớn vào việc doanh nghiệp và khách hàng phải có thiết bị tương thích phù hợp và có kiến thức về công nghệ

- Rủi ro bảo mật: Hệ thống qr code của iCheck vẫn tồn tại những rủi ro về độ an toàn thông tin và nhiều yếu tố liên quản đến bảo mật

- Rủi ro sai lệch thông tin: xuất phát từ yếu tố nội bộ trong việc quản trị công việc, đôi khi xuất phát từ yếu tố chủ quan từ nhân sự trong khâu nhập liệu, kiểm soát khi đưa ra thị trường.

- Gia tăng chi phí: với mỗi hệ thống qr code của iCheck tạo ra đều gắn liền với mỗi sản phẩm, thì việc gia công cần nhiều nhân công và làm tăng quỹ lương và thời gian làm việc của doanh nghiệp

- Cần có internet: Qr code được iCheck tạo ra trên môi trường công nghệ sử dụng hạ tầng mạng nên bắt buộc doanh nghiệp và người dùng phải có kết nối internet Và đồng nghĩa với việc đó, sự xuyên suốt dễ bị ngắt quãng

32 làm sai lệch thông tin và xao lãng - Tính chất sử dụng: qr code do iCheck tạo ra khi chuyển giao qua cho doanh nghiệp để sử dụng sản phẩm vật lý thì khi in ấn dán trực tiếp dễ bị nhòe do chất lượng in ấn không đạt, làm ảnh hưởng đến khả năng nhận dạng và truyền tải thông tin

Bảng đánh giá hệ thống qr code chống giả của iCheck trong doanh nghiệp

3.1 Tính năng tạo qr code

Dễ quét: mã qr code có thể dễ dàng quét bằng camera trên điện thoại di động hoặc ứng dụng thiết bị có khả năng quét mã.

Dữ liệu đa dạng: qr code có thể chứa nhiều loại dữ liệu, bao gồm văn bản, đường link, thông tin liên hệ, thông tin dịch vụ sản phẩm, v.v.

Tính di động: qr code của iCheck có thể in hoặc hiển thị ở màn hình điện thoại, tăng tính chuyển đổi

Tính thẩm mỹ: qr code có thể được tùy chỉnh về mặt hình thức, màu sắc, đồ họa để phản ánh, nhân hiệu, thương hiệu hoặc để trở nên hấp dẫn hơn. Độ bền cao: mã qr code có khả năng ghi nhận tác động lý tính và vẫn giữ được khả năng đọc.

3.2 Khả năng tạo qr code: Đấu nối API: các dịch vụ nền tảng cung cấp API để tạo mã qr code, cho phép các doanh nghiệp tích hợp vào hệ thống công nghệ của doanh nghiệp.

Nền tảng độc lập: Hiện nay có rất nhiều nền tsngr, ứng dụng, phần mềm cho phép người dùng tạo qr code nhanh chóng và dễ dàng Đồng thời có khả năng tùy chính các yếu tố ngoại quan như màu sắc, hình dạng thẩm mỹ….Hỗ trợ đa dạng các nền tảng trên các thiết bị công nghệ khác nhau

3.3 Hiệu suất tạo mã qr code

Tốc độ: Hệ thống tạo qr code thông thường cần xử lý lượng dữ liệu khá lớn để tạo ra mã Thuật toán công nghệ tạo mã có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hoạt động.

Phân loại dữ liệu: Các dữ liệu được phân loại nhằm thúc đẩy tốc độ tạo mã của một hệ thống.

Khả năng tương thích: Các nền tảng tạo mã qr code thường phải hỗ trợ nhiều định dạng và tiêu chuẩn để đảm bảo tính tương thích với nhiều thiết bị quét và các ứng dụng di động

Yêu cầu cấu hình hệ thống: Cấu hình của máy tính hoặc hạ tầng kỷ thuật có ảnh hưởng đáng kể đến việc hiệu suất tạo qr code

Sự ổn định và đáng tin cậy: Mã qr code được tạo ra một cách chính xác mà không gặp lỗi thì cần phải có sự ổn định cao.

3.4 Bảo mật và quản lý dữ liệu iCheck luôn đảm bảo sự bảo mật thông tin tuyệt đối các thông tin của sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp , luôn có những phương án xử lý rủi ro về các dữ liệu người dùng, sản phẩm dịch vụ

Việc mở rộng hệ thống và nhân bản qr code iCheck luôn tính toán đến yếu tố chi phí nhằm tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp muốn sử dụng

3.6 Hiệu quả kinh tế và tính ứng dụng iCheck đề cao vai trò của mã qr code quan trọng trong kinh tế và ứng dụng hàng ngày đối với mỗi doanh nghiệp Với chi phí thấp của việc tạo mã và khả năng chứa nhiều dạng thông tin, qr code của iCheck tối ưu hóa quảng cáo, quản lý hàng tồn kho và thuận tiện cho thanh toán di động Sự tiện lợi và tính năng tương tác của qr code tạo ra môi trường kinh tế hiệu quả và phong cách sống hiện đại, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường an toàn và quản lý thông tin

Cần tạo thêm giá trị: Doanh nghiệp kết hợp với iCheck thông qua nền tảng trải nghiệm khách hàng, cung cấp thêm thông tin chi tiết, khuyến mãi đặc biệt hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Chú ý theo dõi và phản hồi: Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin minh bạch đầy đủ theo các quy định của pháp luật đảm bảo tính xác thực của sản phẩm Sử dụng qr code của iCheck để theo dõi trích xuất nguồn gốc đến các

35 yếu tố từ doanh nghiệp đến tay người dùng, lắng nghe các phản hồi của người dùng để cải thiện chất lượng và dịch vụ. Đảm bảo an toàn và bảo mật: sử dụng hệ thống qr code chống hàng giả của iCheck để truy cập thông tin an toàn của sản phẩm, dịch vụ vì vậy cần có những thông tin được xác thực và chính xác tuyệt đối

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Ngày đăng: 30/08/2024, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w