Trình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt NamTrình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM BÍCH NGỌC
TRÌNH DIỄN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI TẠI LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Ngành : Văn hóa học Mã số : 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
Hà Nội, 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án tiến sĩ Trình diễn văn hóa tộc người tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Thị Phương Châm
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào và công trình này bảo đảm các nguyên tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu
Tác giả luận án
Phạm Bích Ngọc
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.1.1 Những nghiên cứu về tộc người và phân loại tộc người ở Việt Nam 9
1.1.2 Những nghiên cứu về bản sắc văn hóa tộc người 13
1.1.3 Những nghiên cứu về trình diễn văn hóa tộc người 17
1.1.4 Những nghiên cứu về tính chính trị của văn hóa 25
1.1.5 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu 27
2.1 Bối cảnh ra đời Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam 36
2.2 Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 40
2.3 Không gian kiến trúc tại Khu làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam 49
2.4 Việc lựa chọn tổ chức hoạt động trình diễn văn hóa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 67
2.4.1 Tiêu chí lựa chọn các hoạt động trình diễn văn hóa 68
2.4.1.1 Tiêu chí lựa chọn dựa trên kế hoạch hoạt động hàng năm của Làng 68
2.4.2 Quy trình tổ chức hoạt động trình diễn văn hóa tại Làng VHDL các DTVN 76
Tiểu kết chương 2 81
Trang 5Chương 3: TRÌNH DIỄN VĂN HÓA TỘC NGƯỜI MƯỜNG, BA NA VÀ
KHMER TẠI LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 83
3.1 Trình diễn văn hóa dân tộc Mường tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 83
3.1.1 Trình diễn không gian ngôi nhà Mường 83
3.1.2 Hoạt động trình diễn văn hóa Mường 90
3.2 Trình diễn văn hóa dân tộc Ba Na tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 98
3.2.1 Trình diễn không gian kiến trúc dân tộc Ba Na 98
3.2.2 Trình diễn lễ “Cúng bến nước” của dân tộc Ba Na 104
3.3 Trình diễn văn hóa dân tộc Khmer tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 117
3.3.1 Phục dựng ngôi chùa Khmer 117
3.3.2 Trình diễn nghi lễ Sen Dolta tại quần thể chùa Khmer 124
4.3 Phân loại tộc người và sự “đóng khung” bản sắc văn hóa 141
4.4 “Sân khấu hóa” và “sáng tạo văn hóa truyền thống” trong hoạt động trình diễn văn hóa tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 145
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ VH, TT & DL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Khmer Làng VHDL các DTVN/ Làng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ Đổi Mới (năm 1986), Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng với thế giới trên nhiều phương diện Văn hóa cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó Hội nhập, bên cạnh việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển cũng dẫn đến nhiều lo ngại về việc làm thế nào để Việt Nam vừa có thể hội nhập, bắt kịp xu hướng của thời đại vừa bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để “hòa nhập nhưng không hòa tan” Nhận thức rõ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội luôn nhất quán quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” Tại Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) đã đề ra phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tiếp đến Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998) đã thông qua Nghị quyết xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Nghị quyết trở thành kim chỉ nam trong sự phát triển văn hóa gắn với vấn đề giữ gìn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa mới của thời đại Trong những kỳ Đại hội sau này, tinh thần của Nghị quyết vẫn tiếp tục được kế thừa và ngày càng hoàn thiện
Việt Nam, bên cạnh sự đa dạng về thiên nhiên là sự đa dạng về tộc người với 54 dân tộc cùng sinh sống Mỗi tộc người có những nét đặc trưng văn hóa riêng với những giá trị vật chất và tinh thần trường tồn cùng đất nước trong suốt chiều dài lịch sử Giá trị văn hóa của các tộc người được biểu hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, từ tư tưởng, tình cảm, quan niệm, biểu tượng, đạo đức, thẩm mỹ, lối sống đến nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, âm nhạc Tất cả những điều đó đã tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và nhiều màu sắc của các dân tộc ở nước ta
Từ khoảng những năm 1990, du lịch văn hóa bắt đầu nở rộ với nhiều chính sách cải cách được triển khai Vì vậy, việc xây dựng những trung tâm, dịch vụ
Trang 8du lịch nhằm bảo tồn, phát huy và giới thiệu văn hóa truyền thống, qua đó nhận diện bản sắc văn hóa Việt Nam, bản sắc văn hóa tộc người được các cấp chính quyền và cả xã hội quan tâm Vấn đề văn hóa tộc người, sự biến đổi văn hóa các tộc người ở Việt Nam cũng như quá trình chọn lọc các thực hành văn hóa để gìn giữ, bảo tồn và phục vụ du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có ngành văn hóa học
Với nhiệm vụ thực hiện các chính sách văn hóa của Nhà nước, dự án Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng VHDL các DTVN, tên viết tắt là Vinaculto) ra đời vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản văn hóa của 54 tộc người Đây cũng là giai đoạn nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam có những chuyển biến sang tiếp cận nhân học, đề cao tiếng nói của chủ thể văn hóa để thể hiện quan điểm của cộng đồng Học hỏi quan điểm đó, Làng VHDL các DTVN cùng với sự tham gia của chính chủ nhân văn hóa đã tổ chức nhiều hoạt động trình diễn tạo cơ hội cho cộng đồng được thể hiện, giới thiệu văn hóa của mình đến công chúng, đồng thời tạo dựng nên một trung tâm bảo tồn, sinh hoạt, học tập, trao truyền các giá trị văn hóa của các tộc người Từ thực tế quan sát qua những lần thực địa, NCS nhận thấy những hoạt động trình diễn văn hóa tộc người tại Làng VHDL các DTVN đã và đang kể câu chuyện văn hóa bằng một chất giọng mới Mỗi hoạt động trình diễn là một quá trình tạo dựng từ lên ý tưởng, lập kế hoạch, đến hiện thực hóa với sự tham vấn của các chuyên gia và cộng đồng thể hiện ý chí chính trị và quan điểm, tiếng nói của chủ thể văn hóa
NCS lựa chọn đề tài “Trình diễn văn hóa tộc người tại làng Văn hóa - Du lịch
các dân tộc Việt Nam” để thông qua đó tìm hiểu về quá trình tạo dựng các hoạt
động trình diễn văn hóa tại đây, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, việc lựa chọn và giới thiệu những giá trị văn hóa của các tộc người diễn ra như thế nào? Và quá trình ấy cho thấy những vấn đề gì trong việc bảo vệ các di sản văn hóa tộc người và thực hành các di sản ấy trong bối cảnh mới hiện nay
Trang 92 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Qua các hoạt động trình diễn văn hóa tại Làng VHDL các DTVN, luận án hướng đến cung cấp một bức tranh khái quát về quá trình lựa chọn các đặc trưng văn hóa tộc người để bảo tồn và đưa vào trình diễn, giới thiệu đến du khách Từ đó nhắm tới những thảo luận về quan điểm bảo tồn di sản văn hóa hiện nay, về vấn đề “bảo tồn có chọn lọc” các nét văn hóa đặc trưng của các tộc người, về sự định hình, đóng khung bản sắc văn hóa tộc người và về các khía cạnh “sân khấu hóa” và “sáng tạo truyền thống” trong bối cảnh của Làng VHDL các DTVN
Với mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính là:
Thứ nhất, Văn hóa tộc người đang được trình diễn như thế nào tại Làng
VHDL các DTVN?
Thứ hai, Tại sao các hoạt động trình diễn văn hóa tộc người lại đang được
lựa chọn và trình diễn như thế?
Thứ ba, Các hoạt động trình diễn văn hóa tộc người ở Làng VHDL các
DTVN đang đặt ra các vấn đề gì về bảo tồn văn hóa các dân tộc hiện nay?
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Tổng quan các nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về văn hóa tộc người, trình diễn văn hóa tộc người nhằm xây dựng khung tiếp cận và nền tảng lý luận trong việc tìm hiểu các hoạt động trình diễn văn hóa tộc người tại Làng VHDL các DTVN
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của Làng VHDL các DTVN từ chủ trương xây dựng, cách bố trí các không gian đến kế hoạch hoạt động của Làng
Phân tích các hoạt động trình diễn văn hóa tại Làng thông qua một số trường hợp cụ thể
Nhận diện, bàn luận và phân tích một số vấn đề đặt ra như sự thay đổi trong quan điểm bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn có chọn lọc các đặc trưng văn
Trang 10hóa tộc người, vấn đề phân loại tộc người và đóng khung bản sắc văn hóa tộc người, vấn đề “sân khấu hóa” và “sáng tạo truyền thống” trong các hoạt động trình diễn văn hóa tộc người
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động trình diễn văn hóa của các tộc người tại Làng VHDL các DTVN xoay quanh các vấn đề về bối cảnh, quan điểm, phương pháp và sự thương thảo trong việc lên kế hoạch, lựa chọn loại hình và nội dung trình diễn Ngoài bức tranh chung, luận án lựa chọn đối tượng cụ thể là hoạt động trình diễn của một số tộc người như Mường, Ba Na, Khmer được tổ chức tại Làng
NCS lựa chọn ba tộc người Mường, Ba Na, Khmer làm đối tượng nghiên cứu chính vì văn hóa của ba tộc người này được trình diễn trong ba không gian văn hóa lớn và đặc trưng tại ba cụm làng I, II và III Bên cạnh không gian trình diễn được chăm chút tỉ mỉ, tạo được dấu ấn riêng thì ba địa điểm này cũng là nơi có các nghệ nhân về sinh hoạt thường nhật lâu năm và thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa với các qui mô khác nhau trong năm
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động trình diễn văn hóa
tộc người đang diễn ra tại Làng VHDL các DTVN, trong đó tập trung cụ thể vào các hoạt động trình diễn ở không gian văn hóa Mường, Ba Na và Khmer tại Làng
Về không gian: Toàn bộ không gian 3 cụm làng dân tộc I, II, III và các
hoạt động trình diễn văn hóa tại Làng VHDL các DTVN ở các cấp độ, tập trung chủ yếu tại ba làng Mường, Ba Na và Khmer bởi đây là địa điểm chính diễn ra các hoạt động trình diễn văn hóa Ngoài ra, NCS cũng đã đi điền dã để thu thập thêm tư liệu tại một số địa phương như Hòa Bình, Thanh Hóa
Về thời gian: Luận án nghiên cứu các hoạt động trưng bày, tạo dựng không
gian kiến trúc từ khi đưa vào hoạt động (2010) đến nay và các hoạt động trình
Trang 11diễn văn hóa phi vật thể tập trung từ năm 2019 đến tháng 12/2023 với đầy đủ các cấp độ hoạt động trong năm
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Thực hiện luận án này, NCS đã sử dụng các phương pháp như sau:
Phương pháp tổng hợp, phân tích nguồn tài liệu thứ cấp: Trong nghiên
cứu khoa học, tính kế thừa luôn giữ vai trò quan trọng Việc thu thập và phân tích nguồn tài liệu thứ cấp giúp NCS có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu của mình, từ đó phát hiện và cố gắng bổ sung những khoảng trống trong nghiên cứu NCS đã tập hợp và phân tích nguồn tài liệu thứ cấp gồm những Nghị định, Nghị quyết, tư liệu, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến chủ đề của luận án đã được in ấn, xuất bản và đang lưu trữ tại các thư viện Những tư liệu này đã giúp NCS có cái nhìn tổng thể về quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” NCS cũng đã tổng hợp và phân tích những công trình nghiên cứu đã xuất bản về phân loại tộc người, văn hóa tộc người và trình diễn văn hóa tộc người trong những bối cảnh khác nhau để tìm hiểu các quan điểm, các vấn đề đã được các nhà nghiên cứu đi trước bàn luận về trình diễn văn hóa tộc người liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp nghiên cứu trọng
tâm mà NCS sử dụng trong suốt quá trình thực hiện luận án, trong đó tập trung chính vào quan sát tham dự và phỏng vấn sâu Sử dụng phương pháp này có thể giúp NCS hiểu sâu cả quá trình trình diễn văn hóa tộc người, từ định hình ý tưởng đến thương thảo giữa các bên liên quan và hiệu quả của việc trình diễn đó + Quan sát tham dự: NCS đã quan sát tham dự thường xuyên ở Làng, tham dự các hội thảo, các cuộc họp bàn, các cuộc thương thảo giữa Ban quản lý (BQL) với các chuyên gia tư vấn và chủ thể văn hóa trong một số hoạt động lớn như: Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam… NCS còn tham dự các hoạt động trình diễn văn hóa diễn ra tại Làng với
Trang 12tư cách người hỗ trợ, giúp việc từ các hoạt động trong khuôn khổ cấp Quốc gia đến các hoạt động theo chuyên đề từng quý, từng tháng, từng tuần
+ Phỏng vấn sâu: NCS tập trung phỏng vấn 3 nhóm đối tượng là: Nhóm Nhà nước (gồm Ban giám đốc, BQL dự án, các nhà chuyên môn, cán bộ tổ chức và thực hiện các hoạt động trình diễn, cán bộ các tiểu ban phụ trách các cụm làng, đại diện các sở văn hóa, phòng văn hóa một số địa phương như Thái Nguyên, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa…); Nhóm nghệ nhân (gồm các vị trưởng làng, các nghệ nhân đang sinh hoạt thường nhật tại Làng và nghệ nhân hoạt động thời vụ); Nhóm khách du lịch (gồm các đối tượng, thành phần xã hội, độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau) Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện trong nhiều không gian khác nhau (nơi làm việc, nơi sinh sống, nơi diễn ra các hoạt động), trong nhiều thời điểm khác nhau và một người (nhất là những người cung cấp thông tin chính) phỏng vấn nhiều lần Thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu như vậy được ghi âm, ghi chép cẩn thận và được chọn lọc để sử dụng trong nội dung luận án
Tại địa phương, NCS phỏng vấn sâu các trưởng/phó câu lạc bộ và các nghệ nhân cao tuổi có nhiều kinh nghiệm thực tế Với những hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn (2 – 3 ngày), do địa phương xa xôi và điều kiện đi lại chưa cho phép, NCS đã xin số điện thoại của các cán bộ phụ trách văn hóa xã, huyện và trưởng đoàn nghệ nhân để tiến hành phỏng vấn hồi cố khi cần tìm hiểu thêm thông tin
Mặc dù mang lại hiệu quả cho nghiên cứu nhưng để tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu NCS đã gặp rất nhiều khó khăn Khó khăn đầu tiên là thời điểm tiến hành thực hiện đề tài luận án cũng là lúc đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả nặng nề từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2021 Làng VHDL các DTVN dừng tất cả các hoạt động trình diễn đã gây ra sự gián đoạn trong kế hoạch thực địa của NCS tại Làng Khó khăn thứ hai là kinh nghiệm điền dã của NCS còn hạn chế nên những chuyến điền dã vào giai đoạn đầu của NCS chưa thực sự có được kết quả như mong muốn Nhận thức được điều đó, NCS đã cố gắng khắc phục bằng cách nhờ vào mối quan hệ quen biết và thời gian điền dã liên tục ở Làng để tiếp cận gần hơn với BQL dự án và
Trang 13các nghệ nhân tại Làng, từ đó tạo mối quan hệ gần gũi hơn với các nghệ nhân cũng như có cơ hội tham gia vào các cuộc họp, hội nghị, thương thảo giữa Làng và các địa phương, các nghệ nhân để lên phương án hoạt động Dần dần, mối quan hệ của NCS với các nghệ nhân đang sinh hoạt tại Làng trở nên thân thiết, gần gũi hơn, mỗi lần về Làng là như về nhà gặp người thân quen, đói thì xuống bếp lấy xôi ăn, mệt thì tìm chỗ ngủ, các nghệ nhân ở một số làng như Mường, Ba Na cũng coi sự có mặt của NCS tại làng mình là bình thường Họ thoải mái cởi mở, tâm sự với NCS những suy tư, tình cảm của họ Từ đây công việc điền dã của NCS đã có được những kết quả khả quan
Những tư liệu thu thập được trong quá trình điền dã NCS đã chuyển thể thành Nhật kí thực địa và biên bản phỏng vấn sâu qua việc gỡ băng ghi âm Đó là những tư liệu định tính có giá trị để nhận diện, phân tích và trích dẫn trong luận án
5 Đóng góp mới của luận án
- Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về vấn đề trình diễn văn hóa tộc người tại địa bàn là Làng VHDL các DTVN từ góc nhìn văn hóa học Luận án cung cấp cái nhìn tổng quan về các hoạt động trình diễn văn hóa tộc người nhằm mục đích bảo tồn, phát huy và trao truyền giá trị văn hóa dân tộc - Luận án góp phần tranh luận học thuật về vấn đề bảo tồn có chọn lọc, về
bản sắc văn hóa tộc người trong bối cảnh mới, về sáng tạo truyền thống trong các hoạt động trình diễn văn hóa tộc người
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án cung cấp thêm một trường hợp nghiên cứu về hoạt động trình diễn văn hóa tộc người đặt trong mối quan hệ giữa Nhà nước và cộng đồng để thấy được sự thay đổi trong quan điểm về bảo vệ di sản của Nhà nước, quá trình kiến tạo những không gian mới, ý nghĩa mới cho các trình diễn văn hóa tộc người cũng như quá trình thương thỏa đưa văn hóa tộc người từ các địa phương tới trình diễn ở Làng VHDL các DTVN
Trang 14Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp thêm vào nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hóa, những người làm công tác bảo tồn văn hóa, du lịch văn hóa cũng như người làm nghiên cứu về hoạt động trình diễn văn hóa trong các bối cảnh khác nhau Kết quả nghiên cứu cũng là những gợi ý, cơ sở khoa học cho việc tổ chức hoạt động trình diễn thực hiện theo chủ trương của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người thông qua các hoạt động trình diễn văn hóa
Chương 3: Trình diễn văn hóa tộc người Mường, Ba Na, Khmer tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Chương 4 Trình diễn văn hóa tộc người: “Bảo tồn có chọn lọc” và những vấn đề bàn luận
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về tộc người và phân loại tộc người ở Việt Nam
Theo Wan và Vanderwerf [119] thuật ngữ tộc người xuất hiện phổ biến sau thập kỷ 70 của thế kỷ XX Trước đó, giới nghiên cứu chủ yếu sử dụng khái niệm “chủng tộc” (race) hay “bộ tộc” (tribe) Đến nay, việc xem xét tộc người thường xuất phát từ ba lý thuyết: Khởi nguyên luận (primordialist theories) cho rằng tộc người được ấn định từ khi sinh ra và việc xác định tộc người dựa trên cơ sở mối liên hệ gốc với nhóm hoặc văn hóa; Công dụng luận (instrumental theories) lại cho rằng tộc người dựa trên cơ sở ký ức và biểu tượng, đôi khi bị người khác thúc đẩy, sử dụng nhằm mưu cầu lợi ích của họ; Cấu trúc luận (constructivist theories) lại giải thích tộc người không phải là “quá trình” mà là con người được “cấu trúc” trong bối cảnh lịch sử, xã hội
Chính sự đa dạng về cách tiếp cận và lý thuyết dẫn đến nhiều định nghĩa khác nhau về tộc người Theo quan điểm của Weber [120] tộc người là tập đoàn
người “nuôi dưỡng niềm tin chủ quan về nòi giống chung bởi tương đồng về
hình thể hay tập quán hoặc cả hai; hoặc do ký ức về chủ nghĩa thực hay di cư”
Đồng quan điểm với Weber, Smith [101] cũng cho rằng tộc người là một cộng đồng gồm 6 thuộc tính, đó là: có tên được xác định, có huyền thoại về tổ tiên, có sự chia sẻ về ký ức lịch sử, có một hoặc nhiều yếu tố khác biệt với văn hóa chung, có sự đồng cảm về quê hương, có ý thức đoàn kết trong cộng đồng
Các học giả Liên Xô (cũ) cũng thừa nhận tộc người là cộng đồng có bản sắc riêng, cùng chia sẻ những đặc điểm cơ bản như tên gọi, ngôn ngữ, lãnh thổ, những đặc điểm về văn hóa, nếp sống, tổ chức xã hội Theo đó, Bromley đã có
định nghĩa: “Tộc người là một tập đoàn người ổn định được hình thành trong
lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có những đặc điểm văn hóa chung tương đối ổn định (gồm cả ngôn ngữ) và tâm lý, đồng thời có ý thức về sự thống nhất của
Trang 16mình và sự khác biệt với cộng đồng tương tự khác (ý thức tự đánh giá) được biểu hiện ở tên tự gọi” Như vậy, xét về khái niệm tộc người, các nhà dân tộc học Xô
Viết và các học giả Bắc Mỹ và Tây Âu đều có điểm chung là chú trọng đến yếu
tố bản sắc văn hóa
Từ thế kỷ XIX đến trước năm 1945, các nhà nghiên cứu của Pháp đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tộc người và văn hóa tộc người Việt Nam Theo con số thống kê chưa đầy đủ, người Pháp đã viết 950 công trình về tộc người ở Việt Nam, chủ yếu đề cập đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ của một số tộc người thiểu số Trong đó phải kể đến nghiên cứu của E.H.Parke (1891) về “The Muong Language” (Ngôn ngữ Mường); của H Maitre (1912) về “Các xứ Thượng ở miền Nam Đông Dương, cao nguyên Đắc Lắc”; của P.K Benedet (1948) về “Thái, Kaida, Inddonesiens” (Những tộc người nói ngôn ngữ Thái, Kadai và Inddonexia)
Sau năm 1945, các nhà nghiên cứu nước ngoài vẫn tiếp tục có những nghiên cứu về tộc người thiểu số ở Việt Nam Tiêu biểu là những nghiên cứu của
P Guileminet (1952) về “Coutumiei de la tribu Bahnar, Sedang, et des Jrai de la province de Kon Tum” (Tập quán của các tộc người Bana, Xơ đăng và Giarai ở tỉnh Kontum”; nghiên cứu G Hickey về các tộc người ở Tây Nguyên như: “Sons of the mountains Ethnohistory of the Vietnamese Central Higland to 1954”
(Những đứa con của núi rừng Lịch sử tộc người ở Tây Nguyên Việt Nam đến
năm 1954); “Free in the Forest Ethnohistory of the Vietnamese Central Higlands to 1954-1976” (Tự do trong rừng Lịch sử tộc người ở Tây Nguyên
Việt Nam từ năm 1954-1976) Ở Việt Nam, vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, nghiên cứu về tộc người và tiêu chí xác định tộc người mới được quan tâm thông qua nhiều diễn đàn, hội thảo với sự tham gia của các nhà nghiên cứu dân tộc học Giai đoạn trước năm 1975, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các thuật ngữ “sắc tộc”, “dân tộc” Tuy nhiên đến đầu năm 1979, thuật ngữ “tộc người” đã được dùng thay thế cho thuật ngữ “sắc tộc” và tương ứng với thuật ngữ “dân tộc” và dùng
Trang 17để chỉ các dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Trong cuốn sách “Một
số vấn đề về dân tộc học Việt Nam”, tác giả Phan Hữu Dật đã định nghĩa: “Tộc
người là một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử, mang ba tiêu chuẩn chủ yếu sau đây: cùng chung tiếng nói; cùng có chung một ý thức tự giác tộc
người biểu hiện ở tên tự gọi chung; có những yếu tố văn hóa thống nhất” và “
Tộc người là một phạm trù lịch sử, có phát sinh, phát triển và tiêu vong” [22]
Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn sách “Cộng đồng quốc gia dân tộc
Việt Nam” cũng có cách lý giải khái niệm này: tộc người là “một cộng đồng
mang tính tộc người có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt) được liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức là có chung một khát vọng, được cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử Một tộc người không nhất thiết phải có cùng lãnh thổ, cùng một cộng đồng sinh hoạt kinh tế” [95] Cũng qua cuốn sách, tác giả đã phân biệt rõ hai khái niệm dân tộc (nation) và tộc người (ethnic)
Tác giả Bế Viết Đẳng [27] chỉ ra rằng những đặc điểm văn hóa và ý thức tự giác dân tộc là những tiêu chuẩn hàng đầu để xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam Như vậy, các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thống nhất tiêu chí căn bản để xác định tộc người đó là: ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người Trong đó yếu tố văn hóa là dấu hiệu nhận diện quan trọng nhất về tộc người
Đối với vấn đề xác định số lượng tộc người tại Việt Nam cũng có nhiều
nghiên cứu Trong cuốn sách “Các dân tộc thiểu số Việt Nam” (1959) của tác giả
Lã Văn Lô xác định Việt Nam có 64 dân tộc [51] Tuy nhiên, sau đó có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề phân loại tộc người ở nước ta Tác giả Nguyễn Dương Bình đưa ra ý kiến cần tìm hiểu và phân loại tộc người bởi tính phức tạp của mối
quan hệ giữa dân tộc và nhóm địa phương của dân tộc trong bài viết “Một vài
suy nghĩ về công tác xác định thành phần dân tộc” [4] Tác giả Lâm Thanh Tòng
[86] cũng cho rằng trong mỗi dân tộc thường có nhiều nhóm địa phương Có những nhóm địa phương tự nhận mình là một tộc người riêng biệt nên cần nghiên cứu thấu đáo để tránh nhầm lẫn Ngoài ra cũng có nhiều ý kiến đưa ra để
Trang 18xác định thành phần tộc người như: xác định thành phần tộc người kết hợp với điều tra dân số [Hoàng Thị Châu]; bổ sung tiêu chí nguồn gốc tộc nguyên [Triệu Hữu Lý]… Cuối cùng, theo Quyết định 121-TCTK/PPCĐ ngày 2/3/1979 của
Tổng cục Thống kê ban hành “Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam” thì
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số và 1 dân tộc đa số Từ năm 2001 đến năm 2013, Viện Dân tộc học và Ủy ban Dân tộc tiếp tục có những nghiên cứu nhằm xác định lại thành phần đối với một số tộc người/ nhóm trong một tộc người dựa trên nguyên vọng của một số người dân và nhà dân tộc học Trong hai lần xác định lại thành phần tộc người, các nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý Nhà nước đều áp dụng ba tiêu chí chung như các nghiên cứu đi trước là ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa và ý thức tự giác tộc người Vì vậy, qua hai lần xác định lại thành phần tộc người, đến nay, Việt Nam vẫn giữ nguyên danh mục 54 tộc người Trong các tài liệu nghiên cứu, các văn bản chính sách và tài liệu truyền thông thường phân chia các dân tộc ở nước ta thành dân tộc đa số (dân tộc Kinh- chiếm 85,3% tổng dân số (Theo số liệu thống kê dân số năm 2019) và dân tộc thiểu số (53 dân tộc còn lại chiếm 14,7% tổng dân số) Trong 53 dân tộc thiểu số có 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người
Bài viết “Tiến tới việc hình thành một quan điểm mới về nhóm tộc người” của tác giả Charles Keyes trong cuốn sách “Văn hóa tộc người và tôn giáo ở
Đông Nam Á” đã chỉ ra: “Ba yếu tố khác được trao khi sinh là đặc điểm sinh học, nơi sinh và nguồn gốc làm thành cơ sở cho việc phân biệt giữa các nhóm xã hội Trong đó, nguồn gốc quan trọng hơn cả khi mà trong nhiều trường hợp người ta không tính toán tới các đặc điểm sinh học và nơi sinh trùng hợp với nguồn gốc”
[106] Theo quan điểm của tác giả, không có các thuộc tính văn hóa nào là phổ biến để phân biệt nhóm tộc người này với nhóm tộc người khác Từ đó đã phát
triển công thức mới về khái niệm tộc người có đặc tính là “nguồn gốc được trao
khi sinh” Tiếp tục nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam, bài viết “Tộc người với các quốc gia – dân tộc Thái Lan và Việt Nam”, tác giả Charles Keyes cho rằng:
“tộc người và quan hệ giữa các nhóm tộc người là kết quả của những quá trình
Trang 19được bắt đầu ở thời hiện đại khi các nhà nước được lập ra để liên kết các tộc người với các di sản văn hóa và lịch sử chính trị khác nhau” và “các dân tộc được “xây dựng” (Francis 1968, Bell và Freeman 1974), được “sáng tạo” (Hobsbawm và Ranger 1983), được “tưởng tượng” (Anderson 1991) trên cơ sở những quan điểm riêng được khuyến khích bởi các nhà lãnh đạo” Qua nghiên
cứu của Charles Keyes cho thấy quan điểm này khác với nhiều học giả trước đó về vấn đề tộc người – đó là sản phẩm đã được “dán nhãn” bởi Nhà nước và truyền thông Năm 2014 – 2015, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì tổ chức nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề này với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý nhằm xây dựng và ban hành tiêu chí xác định thành phần tộc người ở Việt Nam Các tiêu chí để xác định thành phần dân tộc được thông qua tại hội nghị bao gồm: Có chung ý thức tự giác dân tộc; có chung ngôn ngữ; có chung những đặc điểm mang tính bản sắc văn hóa dân tộc
Việc phân loại và nhận diện tộc người ở Việt Nam không chỉ là việc xác định Việt Nam có bao nhiêu tộc người mà còn mang một nhiệm vụ chính trị quan trọng, một chiến lược trong giai đoạn cách mạng hiện nay đối với công tác dân tộc, đảm bảo ổn định chính trị, đoàn kết dân tộc Tuy vậy đến nay, công tác xác định thành phần dân tộc tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Lý giải cho vấn đề này chủ yếu là do các tiêu chí đưa ra khó xác định, thậm chí là không xác định được dẫn đến nhiều hệ lụy trong đời sống, văn hóa, xã hội tại một số địa phương có các tộc người sinh sống
1.1.2 Những nghiên cứu về bản sắc văn hóa tộc người
Bước vào giai đoạn nền kinh tế mở cửa, hội nhập toàn cầu, vấn đề văn hóa dân tộc và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trở nên vô cùng cấp thiết và quan trọng Khi Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa hội nhập và ngay cả khi đang trong quá trình hội nhập sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì thực tế chứng minh sự lo ngại nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên rõ ràng Vấn đề văn hóa dân tộc và gìn giữ bản sắc văn hóa đã trở thành chủ đề thảo luận của nhiều diễn đàn, nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết thuộc các khía cạnh khác nhau
Trang 20Cuốn sách “Vietnamese Ethnic Group and Cultural Tradition” của tác giả
Truong Buu Lam (2003) tập trung phân tích về lịch sử và văn hóa của các tộc người ở Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau Đặc biệt, tác giả đã mô tả sự tương tác văn hóa giữa các tộc người ở Việt Nam bao gồm sự giao thoa văn hóa trong quá khứ và cả ở hiện tại Cũng từ đó, tác giả đưa ra lập luận về tầm quan trọng của văn hóa trong việc xác định và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Tương tự như vậy, Cuốn
sách “Vietnam’s Ethnic Minority Cultures: Identities, Diversiry and Heritage”
của tác giả Frank Proschan (2009) cũng nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập trung mô tả sự đa dạng văn hóa và văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thông qua ngôn ngữ, lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo Tác giả cũng đã bàn luận về vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa các tộc người trong bối cảnh xã hội phát triển, đồng thời cung cấp cái nhìn về các chính sách và hoạt động bảo tồn văn hóa tộc người của nhà nước
Bài viết “Một số vấn đề văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại” [23]
của tác giả Nguyễn Đăng Duy đã đưa ra quan điểm về đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam Tác giả cho rằng, bản sắc văn hóa Việt Nam được nhận diện bởi hệ giá trị và chuẩn mực xã hội được đúc kết qua quá trình lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước Những biểu hiện như: “lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự
cường dân tộc, tính cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình làng nước, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý” là hệ giá trị tạo nên bản sắc của con người
Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa một số biểu hiện khác làm nên đặc trưng tính cách của con người Việt Nam như “cần cù sáng tạo trong lao động, tế nhị trong cư xử, giản dị trong cách sống” Cùng đề cập đến hệ giá trị văn hóa
Việt Nam, bài viết “Bản sắc dân tộc trong hệ giá trị văn hóa Việt Nam và một số
vấn đề liên quan trong thời kỳ đổi mới, hội nhập” của tác giả Nguyễn Thụy Loan
cũng có quan điểm cho rằng “bản sắc dân tộc và ý thức kiên trì gìn giữ bản sắc dân tộc – một giá trị bền vững trong hệ giá trị văn hóa Việt Nam” Theo đó, tác
giả viết: “Chính nhờ ý thức gìn giữ bản sắc riêng của dân tộc đã ăn sâu trong
Trang 21tâm khảm của người Việt Nam, mà dân tộc ta đã chống chọi thành công với những thế lực ngoại xâm hùng cường gấp bội… Vì vậy, bản sắc dân tộc đã được chung đúc trong một chiều dài lịch sử cùng ý thức kiên cường gìn giữ bản sắc đó trong cả quá trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước… là một giá trị lớn lao và bền vững trong hệ giá trị văn hóa của dân tộc ta…”
Tác giả Ngô Đức Thịnh lại có góc nhìn khác về bản sắc văn hóa của con
người Việt Nam Ông cho rằng “một nét bản sắc của văn hóa của người Việt
Nam, đó là tính cởi mở, khả năng tiếp nhận và dễ hòa nhập, để từ đó bản địa hóa nhân tố ngoại lai” [72] Còn với tác giả Lê Như Hoa trong bài viết “Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại” [39] lại nhấn mạnh đến biểu hiện của bản sắc
văn hóa Việt Nam qua lối sống Tác giả nhận định lối sống được hun đúc qua lịch sử dựng nước và giữ nước của con người Việt Nam là nhân tố quan trọng tạo nên con người Việt Nam có thể hòa nhập và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược trong quá khứ và con người ấy cũng có thể có đủ bản lĩnh để khẳng định mình trong thế giới hội nhập, hiện đại Cũng theo tác giả, bản sắc văn hóa Việt Nam được biểu hiện trong các mặt của lối sống: lối sống đô thị; lối sống gia đình;
lối sống thanh niên… Tác giả viết: “Trong thời hiện đại, việc bảo tồn và phát
huy bản sắc dân tộc trong văn hóa lối sống càng trở nên khó khăn, phức tạp… Phát huy bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại chính là cho gia nhập vào lối sống hiện nay những giá trị truyền thống của dân tộc, hạn chế, tiến tới thủ tiêu những yếu tố tiêu cực không những làm ảnh hưởng đến yếu tố truyền thống tốt đẹp mà còn cản trở những yếu tố tiến bộ trong lối sống hiện đại”
Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong sự nghiệp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập
Năm 2010, công trình “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế” [2], tác giả Nguyễn Chí Bền đã trình bày nghiên cứu về những tác động thuận,
nghịch của bối cảnh hội nhập, chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ cho nền Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là xây dựng nền văn hóa “tiên
Trang 22tiến” và “đậm đà bản sắc” Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu của các
tác giả khác như Trường Lưu với nghiên cứu “Toàn cầu hóa và vấn đề bảo lưu
văn hóa dân tộc” [53] đã đưa ra quan điểm lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền
tảng cho sự phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập; Lê Như Hoa với “Phát
huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
[38] đặt ra vấn đề nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống do xu hướng toàn cầu hóa Các nghiên cứu này đều có chung quan điểm để hội nhập và phát triển thì cần lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng cơ sở, làm “bộ lọc” cho sự tiếp thu Trong nghiên cứu của mình, tác giả Lê Như
Hoa viết: “Dân tộc không phải là vấn đề mới mẻ trong lịch sử các nền văn hóa,
văn minh Nhưng trước xu thế toàn cầu hiện nay, vấn đề dân tộc lại nổi lên, song song với vấn đề con người trước bao nhiêu biến đổi lớn lao của thời cuộc… hầu như đâu đâu người ta cũng nói đến vấn đề dân tộc” Những nghiên cứu của
Nguyễn Văn Huyên trong “Hội nhập văn hóa và vấn đề gìn giữ bản sắc dân tộc”
đã chỉ ra mặt trái của nền kinh tế thị trường kéo theo “những sản phẩm văn hóa vật thể xa lạ đe dọa phá vỡ truyền thống và cũng làm mất bản sắc văn hóa cùng các giá trị truyền thống lâu đời khác”; Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Trọng
Chuẩn trong cuốn “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu
hóa” đã phân tích về tác động của xu thế toàn cầu hóa đến văn hóa truyền thống
Tác giả Vương Xuân Tình với nghiên cứu “Phát triển bền vững văn hóa dân tộc”
(2019) đã tập trung nghiên cứu về việc phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc một cách bền vững Tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của quốc gia và đưa ra một số giải pháp để đảm bảo sự phát triển bền vững các giá trị văn hóa truyền thống trong đó phải kể đến một số giải pháp như giáo dục, truyền thông, tăng cường giao lưu văn hóa, thúc đẩy niềm tự hào dân tộc
Ở một góc nhìn khác khi nghiên cứu về văn hóa tộc người trong thời đại
mới, bài viết “Thách thức trong nghiên cứu về bản sắc văn hóa tộc người ở nước
ta trong bối cảnh hiện nay” của Nguyễn Công Thảo đã chỉ ra nhiều nghiên cứu
về bản sắc tộc người đi trước chịu ảnh hưởng của thuyết khởi nguyên luận khi
Trang 23cho rằng bản sắc văn hóa tộc người được hình thành trong chiều dài lịch sử, có tính ổn định, mang tính truyền thống và phổ quát Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, bản sắc văn hóa mang tính kiến tạo, vì thế bản sắc văn hóa có tính xã hội, tính mở và linh hoạt cao Trong bài viết, tác giả đã đặt ra những câu hỏi thú vị như “Bản sắc văn hóa của một tộc người bao gồm những thành tố nào? Đâu là những chỉ dấu để phân biệt tộc người này với tộc người khác? Việc xác định chúng có phải do các nhà nghiên cứu hay nhà quản lý quyết định với một bộ chỉ số chung áp dụng cho mọi tộc người? Dựa trên cơ sở nào mà các nhà nghiên cứu
tự xác định được các thành tố đó? Qua đó, tác giả nhận định “bản sắc văn hóa
tộc người được kiến tạo liên tục trong những bối cảnh, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể, có tính tương đối linh hoạt và đa dạng” và “bản sắc văn hóa không bao giờ biến mất hay phai nhạt… mà nó sẽ dẫn đến những giá trị, biểu tượng mới”
1.1.3 Những nghiên cứu về trình diễn văn hóa tộc người
Nghiên cứu về trình diễn văn hóa tộc người đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bàn luận khá sôi nổi Tác giả Victor Turner trong các nghiên cứu của mình đã tập trung nhấn mạnh vào vai trò của trình diễn trong việc tạo
dựng văn hóa tộc người Cụ thể trong cuốn sách “Dramas, Fields, and
Metaphors: Symbolic Action in Human Society” (1974) tác giả đã khám phá các
biểu hiện của hành động thông qua “dramas” (kịch bản), “fields” (lĩnh vực) và “metaphors” (phép ẩn dụ) Qua đó, tác giả chỉ ra thông qua các phép ẩn dụ để trình diễn và truyền tải ý nghĩa văn hóa, từ đó có thể làm thay đổi ý nghĩa xã hội
Cuốn sách “From Ritual to Theatre: The Human Seriousness of Play” (1982),
tác giả Turner cũng chỉ ra sự tương quan giữa các nghi lễ truyền thống và các hình thức biểu diễn hiện đại như sân khấu Trong cuốn sách, tác giả nghiên cứu sâu về sự chuyển đổi của các hình thức trình diễn trong các nghi lễ truyền thống
sang hình thức sân khấu hiện đại Cuốn sách “Folklore, Cultural Performance
and Popular Entertainments” viết bởi tác giả Richard Bauman [115] đã cung cấp
cái nhìn tổng quan về những yếu tố văn hóa dân gian như phong tục tập quán, lễ
Trang 24hội, nghi thức truyền thống, các quan niệm tín ngưỡng qua hoạt động trình diễn giải trí Cuốn sách cũng nghiên cứu về cách thức trình diễn văn hóa trong các không gian khác nhau như trên sân khấu hay ngoài đường phố… và cách chúng tương tác với khán giả Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra mối quan hệ cũng như cách thức mà văn hóa dân gian (folkore) và trình diễn văn hóa (cultural Performance) tương tác và ảnh hưởng đến các hình thức giải trí trong xã hội qua đó thấy được tầm quan trọng của chúng trong việc hình thành và duy trì các hình thức giải trí như âm nhạc, vũ đạo, diễn xuất… Ngoài ra, tác giả Richard Bauman cũng đề cập đến mối quan hệ giữa trình diễn văn hóa dân gian và di sản văn hóa
qua cuốn sách “Folklore Performance: The Reality of Folklore” (2008) Cuốn
sách khám phá cách trình diễn văn hóa dân gian bao gồm các hình thức kể chuyện, dân ca, dân vũ, kịch, trò chơi… tạo ra ý nghĩa văn hóa và đồng thời cũng tái tạo di sản văn hóa dân gian Trong công trình này, tác giả Richard Bauman sử dụng lý thuyết về trình diễn văn hóa (Performane Theory) để phân tích quá trình trình diễn và những tác động của nó lên cả người biểu diễn lẫn khán giả Tác giả nghiên cứu cách mà người biểu diễn và khán giả tương tác với nhau trong quá trình biểu diễn văn hóa dân gian Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những yếu tố văn hóa dân gian được lựa chọn để truyền đạt đến người xem thông qua trình diễn Cũng có chung hướng tiếp cận về trình diễn văn hóa dân
gian, cuốn sách “Performane and the Cultural Construction of Reality” của tác giả Schieffelin, E L và “Folklore: Performance and Communication” của tác
giả Dan Ben-Amos cũng đề cập đến vai trò của trình diễn trong quá trình tạo dựng văn hóa Thông qua những phân tích các ví dụ từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, tác giả đã chỉ ra các hoạt động trình diễn tác động đến các thực văn hóa, cụ thể là trong việc xây dựng và thay đổi thực hành văn hóa Tác giả cho rằng trình diễn văn hóa mà cụ thể như trình diễn lễ hội, các nghi lễ, diễn kịch không chỉ đơn thuần là tái hiện lại thực hành văn hóa đó mà còn tác động đến việc xác định ý nghĩa và thực hành xã hội Ngoài ra, tác giả Schieffelin cũng đề cập đến mối quan hệ giữa trình diễn và quyền lực văn hóa Qua đó, tác giả tìm hiểu
Trang 25cách mà văn hóa thông qua các hoạt động trình diễn để trở thành công cụ thể hiện, thay đổi và củng cố các mối quan hệ quyền lực
Cuốn sách “Performmance Studies: As Introduction” (2002) được viết bởi
tác giả Richard Schener lại tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực trình diễn bao gồm nghiên cứu lịch sử, phân tích văn hóa và nghiên cứu thực địa Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa trình diễn và xã hội Cụ thể tác giả nhấn mạnh vào cách trình diễn văn hóa có thể phản ánh và thay đổi xã hội Qua đó, trình diễn văn hóa không chỉ đơn thuần là việc tái hiện lại một thực hành văn hóa nào đó mà nó còn là cách tạo ra và thể hiện xã hội và quan điểm chính trị, qua đó thấy được vai trò và ảnh hướng của trình diễn
trong đời sống Cuốn sách “Performing Culture: Stories of Expertise and the
Everday” (2004) của tác giả Gay McAuley cũng nghiên cứu về trình diễn văn
hóa thể hiện trong cuộc sống hàng ngày Tác giả cũng tập trung nghiên cứu sự đa dạng của văn hóa và cách mà các trình diễn văn hóa thể hiện và tôn trọng sự đa dạng văn hóa Tác gả McAuley cũng đã thể hiện quan điểm cho rằng trình diễn văn hóa không chỉ là việc tái hiện mà còn là cách sáng tạo ra văn hóa và ảnh hưởng của nó đến cấu trúc xã hội, tạo ra sự kết nối giữa các nhóm tộc người
Bên cạnh đó, cuốn sách “Performing Folklore: Ranchos Folklóricos, Staged
Representation and Mexican American Heritage” của tác giả Norma E.Cantu
[105] nghiên cứu về trình diễn văn hóa dân gian trong cộng đồng người Mỹ gốc Mexico và vai trò của chúng trong việc bảo tồn và duy trì văn hóa Thông qua những đặc trưng văn hóa của cộng đồng Ranchos Folklóricos như âm nhạc, nhảy múa, trang phục tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của người Mexico gốc Mỹ Các hình thức nghệ thuật được trình diễn giúp kết nối các thế hệ và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống Ngoài ra, việc trình diễn văn hóa qua các nhóm văn nghệ còn tạo ra sự nhận thức sâu sắc về văn hóa và di sản của cộng đồng tộc
người Cuốn “Performing Cultural Tourism: Communities, Tourists, and
Creative Practices” do nhóm tác giả Kirsten Holmes, Michael Hughes và Judith
Mair nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu vai trò của cộng đồng, du khách và thực
Trang 26hành sáng tạo trong trình diễn văn hóa nhằm phục vụ du lịch [116] Tác giả nhấn mạnh trình diễn văn hóa trong du lịch không chỉ là hình thức giải trí mà còn là phương tiện để giao lưu, tạo ra các trải nghiệm và biểu đạt giá trị văn hóa của cộng đồng chủ thể đó Ngoài ra tác giả cũng chỉ ra rằng, việc trình diễn văn hóa trong du lịch có thể giúp tăng cường nhận thức và sự hiểu biết về di sản văn hóa, hỗ trợ gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa độc đáo và đa dạng của các cộng đồng tộc người Tác giả Oscar Salemink nghiên cứu về trình diễn văn hóa dân gian, cụ
thể là trình diễn di sản văn hóa cồng chiêng của Việt Nam qua cuốn sách “Is
there Space for Vietnam’s Gong Culture? Economic and Social Challenges for the Safeguarding of the Space of Gong Culture” Tác giả tập trung phân tích tình
trạng và ảnh hưởng của văn hóa cồng chiêng trong xã hội đương đại, sự thay đổi văn hóa, sự biến mất của văn hóa dân gian và vấn đề bảo tồn văn hóa cồng chiêng trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động
Trong cuốn sách “The Anthropology of Cultural Performance”, tác giả J
Lowell Lewis có sử dụng quan điểm về trình diễn của học giả Victor Tuner (1920 – 1983) và đề cập đến hai xu hướng: một là thông qua các sự kiện trình diễn điển hình để lý giải nền văn hóa nói chung; hai là để hiểu một nền văn hóa thì cần thông qua một chuỗi các hoạt động trình diễn Từ đó tác giả cũng đưa ra quan điểm về trình diễn văn hóa là việc tái hiện tổng thể văn hóa qua sự chọn lọc điển hình để nhận diện đặc trưng văn hóa Cuốn sách cũng đề cập đến lý thuyết quyền lực trong bối cảnh biểu diễn văn hóa (đó có thể là quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế…) Quyền lực có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn, tổ chức và thực hiện các biểu diễn văn hóa Cũng đề cập đến tính chính trị trong hoạt động trình diễn, tác giả Baz Kershaw trong cuốn sách “The Politics of Performance Radical theatre as cultural intervention” [102] đã đưa ra những lý giải về mục
đích xã hội và tính chính trị của hoạt động trình diễn nghệ thuật Theo Baz Kershaw, biểu diễn văn hóa không chỉ đơn thuần là trình diễn và tái hiện trên sân khấu mà còn có thể được sử dụng như một công cụ để thể hiện quyền lực trong xã hội
Trang 27Ở Việt Nam cũng có nhiều cuộc thảo luận liên qua đến phương thức bảo tồn và giới thiệu văn hóa truyền thống thông qua các hoạt động diễn ra tại một số cơ quan chuyên môn như bảo tàng, các khu di tích lịch sử, làng văn hóa Trong
cuốn sách “Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại” với bài viết “Bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa: nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ), Hội Gióng (Hà Nội), tháp Bà Poh Nagar (Khánh Hòa) và văn hóa cồng chiêng của người Lạch (Lâm Đồng) của nhóm tác giả Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Hiền, Đào Thế Đức, Hoàng Cầm đã thể hiện quan điểm cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong việc “sáng tạo, duy trì và chuyển giao” di sản văn hóa hết sức quan trọng, nghĩa là chính những chủ thể văn hóa là người có quyền quyết định bảo tồn hay phá bỏ một thực hành văn hóa nào đó mà họ cho rằng không còn phù hợp Cách tiếp cận này cũng cùng chung quan điểm với một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về việc bảo tồn văn hóa thông qua việc trao quyền cho chính chủ thể văn hóa Chính vì nhận thức được vấn đề này, các nhà nghiên cứu khi muốn bảo tồn, phát huy và giới thiệu văn hóa đến công chúng đều cần chú ý đến vai trò của chủ thể văn hóa trong các buổi trình diễn
Luận văn của tác giả Lê Tùng Lâm “Trình diễn văn hóa phi vật thể tại
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” đã làm rõ thực trạng hoạt động trình diễn văn
hóa phi vật thể tại Bảo tàng Thông qua việc trực tiếp mời các chủ thể sáng tạo văn hóa đến để sinh hoạt, trình diễn tại Bảo tàng đã phát huy được tính hiệu quả về sự sáng tạo và duy trì bản sắc văn hóa tộc người Cũng trong luận văn, tác giả đã chỉ ra được mối liên hệ và vai trò nhất định của các đối tượng chủ thể văn hóa – cộng đồng – nhà nước trong việc kiến tạo bản sắc mới, phục hồi và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống [50]
Cùng chủ đề trình diễn văn hóa tại bảo tàng, tác giả Phùng Mai Anh [1]
qua luận văn “Tết Nguyên đán với việc trình diễn văn hóa dân gian tại Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam” Trong luận văn, tác giả đã phân tích các hoạt động trình
diễn trong ngày Tết như múa hát dân gian, diễn xướng dân gian, ẩm thực dân
Trang 28gian tại Bảo tàng Dân tộc học Tác giả cũng chỉ ra tác động của các hoạt động trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của các tộc người khác nhau đến công chúng
Một công trình khác liên quan đến trình diễn văn hóa là nghiên cứu “Trình
diễn rối nước dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” của Lưu Thị Hồng
Sang Qua đó, tác giả đã làm rõ một số vấn đề như vai trò của bảo tàng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, lý do lựa chọn rối nước để trình diễn tại bảo tàng và hiệu quả của việc đưa các hoạt động trình diễn này đến công chúng
ra sao Bên cạnh đó luận văn “Không gian văn hóa Êđê tại bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam” của tác giả Đàm Thị Hợp lại tiếp cận hoạt động trình diễn văn hóa tộc
người ở một góc nhìn khác Tác giả cho rằng bản sắc văn hóa là những cái đời thường và luôn biến đổi Qua việc tạo dựng các hoạt động văn hóa khác nhau của người Ê đê như trình diễn cồng chiêng, kỹ thuật làm nhà rông truyền
thống… cho thấy “mọi trưng bày của Bảo tàng luôn cố gắng thể hiện sự năng
động của văn hóa, coi sự biến đổi chính là đặc trưng của văn hóa” [40, tr.69]
Tác giả Phạm Lan Hương trong luận án “Đời sống dân gian trong hoạt
động bảo tàng – Nghiên cứu trường hợp Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh” lại
cho thấy bức tranh sống động về đời sống dân gian thông qua các hiện vật trưng bày, trình diễn các nghề thủ công truyền thống và chương trình trình diễn văn hóa của các cộng đồng Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra các chiều tương tác chủ thể cộng đồng - Bảo tàng - khách tham quan (xã hội)
Luận án “Bản sắc văn hóa tộc người qua hoạt động trình diễn ở Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam” của tác giả An Thu Trà đã chỉ ra việc tạo dựng bản sắc
tộc người là một quá trình phức hợp thông qua những lăng kính khác nhau của Nhà nước, cộng đồng và các bên liên quan Thông qua hoạt động trình diễn văn hóa điển hình của 3 tộc người Kinh, Thái và Ba Na tại Bảo tàng Dân tộc học tác giả khẳng định bản sắc không phải là cái cố định, bất biến mà nó được tạo dựng, tái hiện trong bối cảnh mới
Bên cạnh đó, trình diễn văn hóa tộc người còn được nghiên cứu ở một số
công trình khác như cuốn sách “Doing Gong Culture – Heritage Politics and
Trang 29Performance in the Central Highlands of Vietnam” của Trần Hoài đã tìm hiểu về
trình diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nhiều góc nhìn khác nhau Góc nhìn từ địa phương đối với các chính sách và hoạt động di sản cho thấy chủ thể văn hóa một mặt dường như đồng tình với các diễn ngôn chính thức nhưng đồng thời cũng có những suy nghĩ, quan niệm riêng về giá trị di sản để thích ứng và lựa chọn cách trình diễn phù hợp với giá trị văn hóa của mình Bên cạnh đó, việc trình diễn bản sắc văn hóa không chỉ giúp chủ thể hưởng lợi chính sách, những đóng góp từ địa phương đã góp phần định hình hình ảnh đại diện của di sản được trình diễn, cũng như là khớp nối quan trọng cho sự vận hành của bản thân hệ
thống quản lý di sản Luận án “Múa dân gian đương đại: Vấn đề “bản sắc”
trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập” của tác giả Nguyễn Thu Hằng đã phân
tích ảnh hưởng của nền văn hóa và những quan điểm chính trị xã hội đến múa dân gian đương đại Việt Nam, qua đó chỉ ra quá trình kiến tạo bản sắc văn hóa qua các tác phẩm múa dân gian đương đại vừa có yếu tố bản sắc vừa có yếu tố tiên tiến, hiện đại Khai thác trình diễn văn hóa tộc người ở khía cạnh du lịch, tác
giả Nguyễn Tuệ Chi trong luận án “Bản sắc tộc người, di sản văn hóa và du lịch:
nghiên cứu trường hợp người Mường và người Thái Hòa Bình” đã tìm hiểu các
hoạt động văn hóa cụ thể của hai tộc người là Mường và Thái ở tỉnh Hòa Bình Thông qua cách thức xây dựng nhà ở, lên thực đơn món ăn hay các buổi biểu diễn văn nghệ truyền thống có thể thấy du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phục hồi nghệ thuật biểu diễn nói riêng và giá trị văn hóa tộc người nói chung Qua những nghiên cứu khác nhau về hoạt động trình diễn văn hóa tộc người chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc đưa văn hóa tộc người đến với cuộc sống và cộng đồng Chính qua những hoạt động trình diễn trước công chúng và trong công chúng như vậy, chủ nhân của thực hành văn hóa càng nâng cao niềm tự hào dân tộc, có ý thức lựa chọn, bảo tồn và kiến tạo bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong thời đại mới
Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam mặc dù đã đi vào hoạt động được hơn chục năm nay nhưng có thể nói, các nghiên cứu về hoạt động trình
Trang 30diễn văn hóa tại Làng vẫn chưa nhiều Trong bài viết “Phát huy vai trò của cộng
đồng trong việc tổ chức sự kiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam” in trên Kỷ yếu diễn đàn “Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc trong xây dựng môi trường văn hóa”(2022), tác giả Bùi Hoài Sơn đã đề cao vai trò của
cộng đồng (vốn thường bị xem nhẹ khi so sánh với chính quyền, nhà nước) trong việc tham gia bàn bạc, lên kế hoạch tổ chức sự kiện Tác giả nhấn mạnh quan điểm cộng đồng phải được trực tiếp tham gia vào việc tổ chức sự kiện, tham gia vào quá trình trình diễn và đánh giá hiệu quả Thông qua các hoạt động như vậy, cộng đồng mới nhận thức được vai trò của chính mình Khi chính những chủ thể văn hóa tham gia trực tiếp vào các hoạt động đó sẽ tạo ra những dấu ấn mà không một đoàn văn công, đoàn biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp nào có thể
làm được Khóa luận “Tìm hiểu hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa – Du lịch
các dân tộc Việt Nam, Đông Mô, Sơn Tây, Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị
Duyên tìm hiểu về Làng ở khía cạnh du lịch Tác giả nhấn mạnh vai trò của hoạt động du lịch để bảo tồn văn hóa và ngược lại thông qua bảo tồn các giá trị văn
hóa để phát triển du lịch Trong luận văn thạc sĩ “Bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc ở Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Hồng Thái đã khái quát quá trình hình thành và phát triển tại Làng trong giai đoạn từ 2010 – 2014, đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra thực trạng việc bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người nhằm mục đích phục vụ du lịch Tiếp cận Làng ở
một khía cạnh khác, luận văn thạc sĩ “Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân
tộc Việt Nam” của Lê Ngọc Tuấn lại chỉ ra vai trò của Làng đối với sự phát triển
văn hóa, kinh tế, xã hội Bên cạnh đó, tác giả tập trung vào công tác vận hành và quản lý điều hành tại Làng Mặc dù tác giả đã điểm qua về quá trình thương thảo để chọn lọc sưu tầm, trưng bày hiện vật và trình diễn hoạt động tại Làng nhưng nó chỉ xuất hiện nhỏ lẻ mà không phải là nghiên cứu sâu Có thể nói, những công trình nghiên cứu về Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã ít, công trình nghiên cứu về trình diễn văn hóa, bảo tồn và tạo dựng bản sắc tộc người
Trang 31thông qua hoạt động trình diễn tại Làng còn ít hơn Đây là khoảng trống mà luận án của NCS cố gắng bù đắp một phần nhỏ
1.1.4 Những nghiên cứu về tính chính trị của văn hóa
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính chính trị của văn hóa Một
trong những công trình nghiên cứu đó phải kể đến cuốn sách “Representation:
Cultural Representations and SignifyingPractices” (1997) của tác giả Stuarl Hall
[118] Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra những cách mà ngôn ngữ, hình ảnh, ký hiệu và kịch bản được tạo dựng và truyền bá trong xã hội Những biểu hiện văn hóa đó đóng vai trò xác định và làm thay đổi ý nghĩa, ý thức trong xã hội tư bản chủ nghĩa Ngoài ra, Stuart Hall còn đưa ra lý thuyết về quyền lực và biểu diễn văn hóa trong nghiên cứu “The Work of Representation” Ông đưa ra khái
niệm enconding/decoding để miêu tả quá trình truyền tải và giải mã các thông điệp truyền thông thông qua các tác phẩm biểu diễn Cuốn sách tập trung nghiên cứu về vai trò của biểu diễn/trình diễn trong việc xây dựng ý nghĩa và quyền lực xã hội Thông qua quá trình sắp xếp, chọn lọc và tạo thông điệp trong các sản phẩm văn hóa nhằm hình thành định kiến xã hội, quyền lực và tầm ảnh hưởng
Tác giả Michel Foucault trong tác phẩm “The Archaeology of Knowledge” đã có
những phân tích về quyền lực và các mạng lưới kiến thức Ông cho rằng quyền lực không chỉ tồn tại trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị mà nó xuất hiện trong mọi khía cạnh của xã hội, trong đó có văn hóa Thông qua việc nghiên cứu văn hóa dưới sự ảnh hưởng và kiểm soát của quyền lực, Foucault đã phân tích cách thức quyền lực áp đặt các nguyên tắc và quy định lên văn hóa hơn nữa còn tạo ra các cơ chế để giám sát và xác thực Quyền lực kiểm soát và xác định những gì được chấp nhận và được coi là chính thống trong lĩnh vực văn hóa Cũng có chung quan điểm với các học giả trên về vấn đề văn hóa và các biểu hiện của văn
hóa nhằm truyền tải thông điệp chính trị và quyền lực, cuốn sách “Cultural
Theory and Popular Culture: An Introduction” (2009) của tác giả John Storey
cũng đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách mà văn hóa ảnh hưởng đến các
Trang 32khía cạnh chính trị, xã hội Theo tác giả, quyền lực của phương tiện thông tin truyền thông (đại diện là cơ quan quyền lực) muốn truyền tải thông điệp sẽ ảnh hưởng đến cách mà chúng ta nhìn nhận và xử lý thông tin
Ở một hướng tiếp cận khác, cuốn sách “The invention of Tradition” của
tác giả Eric Hobsbawm nghiên cứu về việc tạo dựng và phát triển văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại Tác giả tiếp cận văn hóa truyền thống không chỉ là những di sản đã tồn tại mà nó còn là sự sáng tạo, cải biên của các nhóm quyền lực để duy trì sự ảnh hưởng của mình Tác giả phân tích tác động của nghi lễ, lễ hội văn hóa, trang phục và các thực hành văn hóa khác đến xã hội, trong đó có cả vấn đề củng cố quyền lực và duy trì thể chế Tác giả cũng chỉ ra các di sản truyền thống có thể thay đổi theo thời gian và bối cảnh xã hội
Các về vấn đề chính trị và văn hóa ở Việt Nam cũng đã được quan tâm nghiên cứu Cuốn sách “Cultural Policy and Ethnicity: The Politics of Ethnic Culture in Vietnam” của tác giả Philip Taylor (2003) đã phân tích các chính sách văn hóa của Chính phủ Việt Nam và những tác động của chính sách đến văn hóa
tộc người Tác giả Lê Quốc Trung với nghiên cứu “Văn hóa và chính trị ở Việt
Nam hiện đại” đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị
trong thời kỳ hiện đại Trong đó nêu bật tầm quan trọng của văn hóa đối với chính trị cũng như ảnh hưởng của chính trị đối với văn hóa Theo tác giả, văn hóa và chính trị có quan hệ biện chứng lẫn nhau, tương tác, tranh đấu trong việc
định hình và thay đổi văn hóa và chính trị Cuốn sách “Văn hóa và chính trị ở
Việt Nam sau đổi mới” (2008) của tác giả Trần Ngọc Hảo cũng đã đi sâu vào
nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa văn hóa và chính trị trong bối cảnh sau đổi mới Tác giả tìm hiểu sự ảnh hưởng và tác động của các yếu tố văn hóa lên quyết định, chính sách của nhà nước và sự phát triển xã hội Từ đó cho thấy tác động của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước Ngoài ra còn một số công trình khác cũng nghiên cứu về tính chính trị trong văn
hóa như “Tính chính trị của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn đổi mới” (2006)
Trang 33của Nguyễn Tiến Dũng; “Tính chính trị và biểu tượng trong văn hóa Việt Nam
sau đổi mới” (2013) của Phạm Xuân Nam; “Tính chính trị trong văn hóa đương đại Việt Nam” (2017) của Lê Trường Dũng Cả ba cuốn sách đều cung cấp
những góc nhìn về mối quan hệ phức tạp giữa chính trị và văn hóa trong các giai đoạn khác nhau và cho thấy sự biến đổi của văn hóa Việt Nam dưới ảnh hưởng của yếu tố chính trị
1.1.5 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS nhận thấy: Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng, điều này thể hiện qua chủ trương, chính sách và sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học Về vấn đề phân loại tộc người ở nước ta hiện nay còn có một số điểm chưa thống nhất Các tiêu chí phân loại rất đa dạng như nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, v.v Tuy nhiên, tựu chung lại các nghiên cứu cũng chỉ ra những tiêu chí mang tính chuẩn hóa như có chung ngôn ngữ và ý thức tự giác tộc người Cũng có ý kiến cho rằng phân loại tộc người còn nên dựa trên các tiêu chí như môi trường sống, có chung nguồn gốc lịch sử hay có sự giao lưu trên các phương diện khác nhau trong cuộc sống cũng dẫn đến mối quan hệ gần gũi giữa các dân tộc hay các nhóm dân tộc Các dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay dù phân tách ra thành một tộc người riêng biệt hay hợp nhất nhóm tộc người thành một dân tộc thì đều có chung ý chí, mục tiêu bảo vệ đất nước và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy sự đa dạng văn hóa Cũng dựa trên cách phân loại tộc người như trên mà Làng VHDL các DTVN đã phân chia 54 dân tộc vào 4 cụm làng Với chủ trương bình đẳng giữa các dân tộc, Làng VHDL các DTVN ngay từ những ngày đầu xây dựng đã có kế hoạch phục dựng, trưng bày, trình diễn đầy đủ văn hóa của các dân tộc dù đông người như Tày, Thái, Mường, Khmer, Ê đê, Ba Na… hay những dân tộc chỉ có số dân dưới 1000 người như Ơ đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La
Về vấn đề nghiên cứu văn hóa tộc người và bản sắc văn hóa tộc người ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới, các nhà nghiên cứu chủ yếu đều có những trăn trở
Trang 34trong vấn đề đi tìm phương án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dù các nhà nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung quan điểm bản sắc văn hóa luôn ở trạng thái biến đổi chứ không phải là yếu tố nhất thành bất biến Trên thực tế với sự chuyển động không ngừng của đời sống kinh tế, xã hội thì bản sắc văn hóa là một cấu trúc xã hội cũng không ngừng biến chuyển Các nghiên cứu về tộc người cũng chỉ ra sự vận động và tạo dựng bản sắc văn hóa của các tộc người trong bối cảnh mới Đây cũng là một luận điểm mà NCS cố gắng phân tích trong luận án khi tìm hiểu về quá trình đưa văn hóa tộc người từ các địa phương đến trình diễn tại Làng VHDL các DTVN trong hành trình “di dân lập làng”
Các nghiên cứu về trình diễn văn hóa tộc người của các nhà khoa học nước ngoài cũng như các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nhiều quan điểm về trình diễn, trong đó có vấn đề chọn lọc yếu tố đặc trưng trong văn hóa để trình diễn nhằm mục đích bảo tồn được đề cập nhiều Bên cạnh đó, vấn đề trình diễn văn hóa không phải là ý chí của riêng chủ thể văn hóa mà nó còn có sự tác động, chi phối của yếu tố quyền lực Các nghiên cứu trình diễn văn hóa trong các không gian, bối cảnh khác nhau của các tác giả Việt Nam như trình diễn tại Bảo tàng, tại sân khấu… không chỉ đơn thuần là vấn đề giới thiệu bản sắc văn hóa mà còn thực hiện các chủ trương của Nhà nước thể hiện hình ảnh, văn hóa của quốc gia, dân tộc Riêng đối với địa bàn nghiên cứu là Làng VHDL các DTVN – cơ quan thực hiện đường lối, chủ trương của Nhà nước với mục tiêu “tập trung tái hiện và gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc” với nhiều hoạt động trình diễn văn hóa tộc người thì đến thời điểm này vẫn chưa có học giả nào nghiên cứu chuyên sâu Luận án tập trung phân tích các hoạt động trình diễn văn hóa và xem đó là quá trình lựa chọn có sự tham gia của các bên liên quan (cụ thể là Làng VHDL các DTVN, chính quyền địa phương và chủ thể văn hóa) và cũng là quá trình vừa có sự thương thảo vừa thể hiện tính chính trị để tạo dựng bản sắc văn hóa vừa sáng tạo truyền thống trong bối cảnh mới
Trang 35Các cuộc trình diễn thường “được lên lịch, được dàn dựng và chuẩn bị trước với
một kịch bản có cấu trúc” (Richard Bauman) Bên cạnh đó, bản chất của các
cuộc trình diễn là công cụ phản ánh lối biểu đạt văn hóa, phản ánh hình thức và các tầng ý nghĩa ẩn sâu bên trong Do vậy, trong luận án này, NCS dùng khái niệm “trình diễn” với ý nghĩa đa chiều để chỉ các hoạt động biểu diễn và truyền đạt các giá trị văn hóa tại Làng VHDL các DTVN gồm các hình thức biểu diễn văn nghệ, dân ca dân vũ, tái hiện nghi lễ tâm linh, cách sắp xếp, bố trí, phục dựng ngôi nhà, cảnh quan…
Tái hiện/ tái trình hiện (representation)
Theo từ điển Cambridge thì “tái hiện” có nghĩa là hành động nói hoặc hành động thay mặt/đại diện cho một người nào đó; mô tả hoặc chân dung của một người nào đó/ cái gì đó một cách cụ thể
Theo Stuart Hall định nghĩa, tái hiện là “sự sản sinh ý nghĩa thông qua ngôn ngữ” Theo đó, tái hiện là quá trình thông qua các phương tiện như ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ như biểu tượng, hình ảnh, ngôn từ mà con người có thể tri nhận được hay còn được hiểu là quá trình mà cái được biểu hiện, được tái hiện bằng cái/ thông qua cái biểu hiện Việc tái hiện cho phép người thực hiện có quyền tái tạo, lựa chọn và ưu tiên những cái biểu hiện Trong trường hợp nghiên cứu này, tái hiện/ tái trình hiện được hiểu là những biểu đạt văn hóa (cụ thể là những công
Trang 36trình kiến trúc, không gian, cảnh quan, hiện vật, những thực hành văn hóa, tín ngưỡng…) được thể hiện lại trong không gian mới gắn với những chủ đích khác nhau của các chủ thể Như vậy có thể hiểu, tái hiện/ tái trình hiện không phải là sao chép hiện thực văn hóa như nó đã và đang tồn tại trên thực tế mà là sự tái tạo, tạo dựng toàn bộ hoặc một phần hiện thực khách quan thông qua quá trình thương thảo, chọn lọc Tại Làng VHDL các DTVN, việc bố trí, sắp xếp các ngôi nhà dân tộc, tái tạo cảnh quan, trưng bày hiện vật và trình diễn các hoạt động văn hóa gắn với không gian kiến trúc là quá trình lựa chọn, cân nhắc và sắp xếp chúng nhằm tái hiện đặc trưng văn hóa các tộc người mà ở đó hạn chế tối đa việc sử dụng ngôn ngữ để chú giải hay luận nghĩa
Cũng theo Stuart Hall [118], sự tái hiện không bao giờ là khách quan, trung lập hoặc không có giá trị nào mà luôn có chủ đích, có ý chí can thiệp Tại Làng VHDL các DTVN, khái niệm tái hiện/tái trình hiện dùng để chỉ các hoạt động văn hóa như phục dựng không gian, cảnh quan, các hoạt động sinh hoạt, nghi lễ… được trình bày qua góc nhìn, quan điểm của cán bộ Làng, những người phụ trách chuyên môn, sự định hướng chỉ đạo của lãnh đạo thực hiện quan điểm, nhiệm vụ chính trị của Làng cùng sự tham gia của chủ thể văn hóa Trong khuôn khổ luận án, NCS sử dụng khái niệm tái hiện mang ý nghĩa bao hàm sự bố trí, trưng bày và trình diễn gắn với là quá trình tạo dựng/ phục dựng có chủ đích của các bên tham gia vào hoạt động trình diễn tại Làng
Văn hóa tộc người (ethnic culture)
Tác giả Cầm Trọng (2005) cho rằng văn hóa tộc người là tổng hợp các giá trị vật chất, tinh thần, niềm tin, thực hành, kiến thức, nghệ thuật… do một nhóm người tạo ra Văn hóa tộc người bao gồm nhiều yếu tố như ngôn ngữ, tín ngưỡng, trang phục, nhà cửa, ẩm thực, quan hệ gia đình, dòng họ, các thực hành tôn giáo… được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin, định hình giá trị cá nhân và cộng đồng, tạo ra sự kết nối với nguồn gốc của một cộng đồng Đồng thời, văn hóa tộc người cũng tạo ra sự đa dạng, phong phú bởi mỗi dân tộc, mỗi nhóm tộc người có những đặc
Trang 37trưng văn hóa khác nhau góp phần vào sự đa dạng văn hóa Tác giả Cầm Trọng cũng nhấn mạnh văn hóa tộc người không ở trạng thái tĩnh tại mà là một quá trình hình thành và phát triển liên tục Nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố lịch sử, địa lý, xã hội và kinh tế Bên cạnh đó, sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người cũng góp phần thay đổi và làm phong phú thêm văn hóa tộc người Tác giả cho rằng văn hóa tộc người có tính tương tác với các yếu tố bên ngoài và có khả năng phát triển và thích ứng với các điều kiện mới Điều này cho phép văn hóa tộc người duy trì được sự phù hợp trong bối cảnh xã hội hiện đại mà vẫn giữ được các giá trị truyền thống Đặt trong bối cảnh trình diễn văn hóa tộc người tại Làng VHDL các DTVN, văn hóa của các tộc người được các nghệ nhân và các nhà quản lý lựa chọn để giới thiệu đến du khách nhằm nhận diện đặc trưng văn hóa tộc người Cũng theo quan điểm của Cầm Trọng, văn hóa tộc người khi được đưa về Làng chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại đã ít nhiều làm biến đổi các thực hành văn hóa gốc Trong luận án này, NCS sử dụng khái niệm “văn hóa tộc người” để chỉ tất cả giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mỗi tộc người và sự tương tác, biến đổi của nó trong những bối cảnh mới
Bản sắc văn hóa tộc người
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu dân tộc học trong đó có học giả Ngô Đức Thịnh thì: “Bản sắc văn hóa là tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét, màu sắc của văn hóa mỗi dân tộc, được hình thành và tồn tại bền vững trong tiến trình lịch sử, giúp cho văn hóa dân tộc giữ được tính duy nhất và thống nhất, phân biệt văn hóa của dân tộc này với các dân tộc khác” [72] Bản sắc văn hóa tộc người được hiểu là những thành tố văn hóa cụ thể như nhà cửa, trang phục, ẩm thực, thực hành tôn giáo, tín ngưỡng và quan hệ gia đình dòng tộc [16, tr.109 – 126] Bản sắc văn hóa tộc người có thể là những đặc tính văn hóa giúp phân biệt tộc người này với tộc người khác Cũng có thể hiểu bản sắc văn hóa tộc người là tổng thể những giá trị vật chất và giá trị tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt Tuy nhiên,
Trang 38trong luận án này, NCS cho rằng tộc người là một nhóm người coi chính họ hay được những người khác coi là một cộng đồng riêng biệt nhờ có những đặc tính nhất định nhằm phân biệt nhóm người này với những cộng đồng xung quanh Tộc người được coi là nhóm người có những điểm chung về ngôn ngữ, văn hóa truyền thống, tín ngưỡng và ý thức tự giác tộc người Bản sắc văn hóa tộc người được đo lường bằng nhiều cách khác nhau, nó không bất biến, tĩnh tại, cố định mà luôn vận động, biến đổi Do vậy, bản sắc văn hóa của một tộc người không phải là một thực thể tồn tại khách quan mà nó được tạo nên thông qua tư duy chủ quan của mỗi cá nhân hay cộng đồng tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể Quan điểm này được NCS sử dụng xuyên suốt luận án và là nền tảng để nghiên cứu các hoạt động trình diễn văn hóa tộc người tại Làng VHDL các DTVN
1.2.2 Hướng tiếp cận nghiên cứu
Văn hóa luôn có sự chuyển động và biến đổi không ngừng trong dòng chảy của đời sống xã hội Vì vậy, một thực hành văn hóa bản thân nó đã có sự biến chuyển trong bối cảnh thực tế của nơi nó tồn tại Khi mang chúng đến một bối cảnh khác với những mục đích khác (phục vụ du lịch chẳng hạn) thì việc lựa chọn nội dung để biểu đạt cho phù hợp và truyền tải được thông điệp luôn được ưu tiên hàng đầu Vì vậy, luận án đặt các hoạt động trình diễn văn hóa trong bối cảnh tại Làng VHDL các DTVN và dưới tác động của những chính sách, định hướng của Nhà nước cùng sự tương tác giữa Nhà nước – chủ thể văn hóa – khách du lịch để tìm hiểu, xem xét và đánh giá Đồng thời, luận án cũng sử dụng cách tiếp cận từ bên trong (người trong cuộc) nhằm đưa ra những góc nhìn khách quan và thấu đáo
Theo đó, khi nghiên cứu về hoạt động trình diễn văn hóa tộc người tại Làng VHDL các DTVN, NCS sử dụng hướng tiếp cận lý thuyết trình diễn văn hóa
(performance theory) của Richard Bauman trong cuốn sách “Verbal Art as
Performance” (1977) để tìm hiểu quy trình hoạt động của các trình diễn văn hóa
và những yếu tố tác động đến sự lựa chọn các thực hành văn hóa khi mang ra trình diễn trước công chúng Theo Bauman thì trình diễn văn hóa là những hành động được thực hiện có chủ đích để người xem chú ý, đánh giá và phản hồi lại Trong lý thuyết của mình, Richard Bauman đặc biệt quan tâm đến tính bối cảnh
Trang 39diễn ra hoạt động trình diễn Các hoạt động trình diễn văn hóa không thể tách rời bối cảnh xã hội, lịch sử và văn hóa mà nó diễn ra Bởi, bối cảnh cung cấp ý nghĩa cho hành vi trình diễn và ảnh hưởng đến cách tiếp nhận và diễn giải bởi người xem Trình diễn văn hóa cũng là một phương thức để định vị và thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi nhóm xã hội Thông qua việc thực hiện một thực hành văn hóa như lễ hội, nghi lễ hoặc các hình thức nghệ thuật truyền thống nào đó, những thành viên trong nhóm xã hội đó biểu lộ những giá trị, niềm tin và đặc điểm của mình giúp củng cố và duy trì cảm giác thuộc về và nhận diện tập thể Bauman cho rằng, trong quá trình trình diễn văn hóa, những chủ nhân văn hóa không chỉ đơn thuần là tái trình hiện những gì đã có mà còn là quá trình thương thỏa và tái xác định bản sắc văn hóa Trong các bối cảnh trình diễn khác nhau, người trình diễn có thể điều chỉnh và tái cấu trúc các hành vi trình diễn để phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng người xem Do vậy, thông qua trình diễn văn hóa, các chủ nhân văn hóa có thể phản ánh và định hình lại bản sắc của mình Các hoạt động trình diễn không chỉ là sự sao chép lại những gì đã có mà nó còn là một quá trình sáng tạo và định hình bản sắc mới Điều này cho thấy, bản sắc văn hóa không phải là một thực thể bất biến mà luôn biến đổi và phát triển thông qua các hành vi trình diễn Với mỗi hoạt động trình diễn, bao gồm trình diễn văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể được lựa chọn để mang tới đặt trong bối cảnh Làng với mục đích “phát huy, lan tỏa văn hóa tộc người” và phục vụ du lịch đặt dưới sự tương tác giữa nhiều bên Nhà nước (BQL Làng VHDL các DTVN) – Nghệ nhân (chủ thể văn hóa) - Khách du lịch (khán giả) Giống như Bauman chỉ ra sự tương tác giữa người biểu diễn và khán giả đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và lý giải cách mà văn hóa dân gian diễn ra dưới tác động của các bên, thông qua các chiều tương tác diễn ra trong hoạt động trình diễn ở Làng VHDL các DTVN, chúng ta có thể nhìn ra nhiều thông điệp chính trị, kinh tế, văn hóa và cả cách thức mà các bên tác động đến việc định hình bản sắc văn hóa tộc người
Bên cạnh đó góc nhìn về tính chủ thể tự quyết (agency) trong nghiên cứu văn hóa cũng được luận án sử dụng để tìm hiểu về cách mà chủ thể văn hóa lựa chọn các thực hành văn hóa để bảo tồn và trình diễn Tính chủ thể tự quyết được
Trang 40thể hiện qua việc nhấn mạnh vai trò của cá nhân hoặc một nhóm người trong việc tự quyết định, điều chỉnh và thay đổi các khía cạnh trong đời sống văn hóa của mình dù có những hạn chế từ môi trường xã hội bên ngoài Đây là một khía cạnh quan trọng trong các nghiên cứu về văn hóa và nhân học, nơi mà các cá nhân hoặc nhóm xã hội không chỉ là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi các cấu trúc và hệ thống xã hội mà còn là những chủ thể có khả năng tác động ngược lại và thay đổi chúng Tính chủ thể tự quyết giúp làm nổi bật sự năng động và phức tạp trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội và làm rõ sự sáng tạo, kháng cự và thích nghi của họ trong các bối cảnh xã hội khác nhau Đối với Làng VHDL các DTVN từ quá trình lên ý tưởng xây dựng đến kế hoạch hoạt động luôn được định hướng bởi chính sách và các nhà quản lý, song bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong việc thương thảo để lựa chọn tái hiện và tạo dựng văn hóa cũng được khẳng định và duy trì ở các mức độ khác nhau Luận án xem xét Làng VHDL các DTVN như một địa điểm quyền lực mang tính chính trị của sự tái hiện Ở đó, vừa có sự vận hành của Nhà nước cùng các định hướng chính trị và quản lý văn hóa các tộc người vừa có sự vận động mang tính chủ thể tự quyết của các tộc người đối với các giá trị văn hóa cũng như các trình diễn văn hóa của họ