1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nhânhọc: Giáo dục di sản tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục di sản tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Tác giả Bùi Hà Trang
Người hướng dẫn TS. Phan Phương Anh
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Nhân học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 26,91 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan nghiên CỨU.....................-- 2-2 2 +E+SE+EE+EE+E£EE+EE+EE+EEZErEerkerxrreee 10 1. Giáo dục di sản và các nghiên cứu ở Việt Nam (16)
    • 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam (19)
  • 1.2. Cơ sở lý luận: khái niệm công cụ và khung lý thuyết (22)
    • 1.2.1. Một số khái niệm công cụ......................----- ¿22 2+++£x+EEerEzEzrezree l6 1.2.2. Khung lý thuyết về "Văn hoá có chủ đích"......................-.-- cesses 21 1.2.3. Lý thuyết Nhân học về trình diễn .........................-- - 2-2 2+s2+x+zxzcszce2 25 1.3. Phương pháp nghiên CỨU .......................... --- 5 S2 SE ***EE+seEseeeeerreersrersrers 25 Tiểu kết chương l..........................-2-5-©5£©522S£‡EE‡EEEEEEEEEEEE2E12212212121 2121. 21.eE tre. 29 CHƯƠNG 2: TONG QUAN VE LANG VH-DL CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ MỘT SO MÔ HÌNH THAM CHIẾU (22)
  • 2.1. Tổng quan về Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam (0)
    • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triỂn...........................-- 2-2 2 s2 s+zxzcsze: 31 2.1.2. Quy hoạch chi tiét....ceeccececccccecsessessessesessessessessessessessessessesseeseesees 35 2.1.3. Đồng bào các dân tộc tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam...... 38 2.2. Một số mô hình tham chiỀu ................... - ¿6 5 s+k+E+E£EE+E+EeEEzE+EeEerezxerers Al Tiểu kết chương 2 v..ceecececccccscsseesessessessessesscsessessessesssessesssssesesesstseesseseeseaee 43 (37)
  • 3.1. Hoạt động GDDS tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam (50)
    • 3.1.1. Yêu cầu tổ chức hoạt động GDDS ........................--.:-----¿©csz©5z5cse¿ 44 3.1.2. Cách thức xây dựng .............................. - - - ôcv ng ng ngư 46 3.2. Ma trận hoạt động GDDS tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam (50)
    • 3.2.1. Mắt xích 1 - Ban quản lý Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam (0)
    • 3.2.2. Mắt xích 2 — 14 tộc người tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam51 3.2.3. Mắt xích 3 - Nhà trường và học sinh....................---- 2 2 s2 s+zxzcsee¿ 52 3.3. Thực trạng và thách thức khi triển khai hoạt động GDDS tại Làng VH- (57)
  • CHUONG 4: PHAT HUY TOI DA VAI TRO CUA DI SAN VAN HOA (0)
    • 4.1. Một số mô hình giáo dục di sản bước đầu thành công (0)
    • 4.2. Đôi mới cách tiép cận vé di sản — yêu tô cot lõi trong cách thức xây dựng chương trình GDDS .............................. -.- 6 c6 E31 + EEEESEEkkskerkkskrrkerke 74 4.3. Một số đề xuất nhăm phát huy vai trò của các mắt xích trong ma trận hệ (0)

Nội dung

Tan mắt chứng kiến những ứng xử có phan thiếu kiến thứccủa giáo viên và có dịp lắng nghe chia sẻ của đồng bào về du khách đã thôithúc tôi thực hiện một nghiên cứu Nhân học về chương trìn

Tổng quan nghiên CỨU 2-2 2 +E+SE+EE+EE+E£EE+EE+EE+EEZErEerkerxrreee 10 1 Giáo dục di sản và các nghiên cứu ở Việt Nam

Tổng quan nghiên cứu về Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam

Là một công trình văn hoá tam cỡ song các nghiên cứu về địa danh này nói chung và chương trình GDDS tại đây lại khá ít ỏi Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đang tập trung phân tích ở góc độ du lịch học, nặng về mô tả hơn là phân tích, bàn luận Một số khía cạnh được các tác giả khai thác gồm: thực trạng phát triển hoạt động du lịch (Nguyễn Thị Duyên, 2016), giải pháp

13 thu hút khách du lịch (Nguyễn Huyền Thu, 2017), phát triển sản phâm du lịch (Nguyễn Thị Thanh Hà, 2013) Có thé thấy, thời điểm các nghiên cứu nay được thực hiện đều sớm hơn thời điểm mục tiêu hoạt động của Làng được bổ sung chức năng giáo dục bên cạnh chức năng khu du lịch tổng hợp vào năm 2018! Do vậy, chương trình GDDS tại Làng đều không được nhắc tới trong những nghiên cứu trên Một số khía cạnh khác về Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam được các học giả quan tâm và lựa chọn tìm hiểu gồm: bộ máy tô chức và công tác quản lý tại Làng (Lê Ngọc Tuấn, 2016), giải pháp cải thiện khả năng thu hút đầu tư (Nguyễn Sĩ Nông, 2007), bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể vùng Trường Sơn - Tây Nguyên (Bàn Thị Trang, 2019) Điểm chung của những công trình này là tập trung mô tả khá chỉ tiết về mục đích xây dựng, quá trình hình thành và phát triển, quy hoạch xây dựng cũng như bộ máy, cơ chế quản lý tại Làng Các tác giả đều có chung quan điểm răng xây dựng và phát triển hoạt động du lịch tại Làng VH - DL các dân tộc Việt Nam là một sự lựa chọn đúng dan dé bảo tồn, khai thác và phát huy văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam Những giá trị tiêu biểu, tinh túy nhất của cộng đồng 54 dân tộc chính là tài nguyên du lịch đặc sắc, cần được phát triển và xúc tiến quảng bá tới thị trường khách hàng Ở chiều ngược lại, những tồn tại như cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, hoạt động trải nghiệm cho du khách còn khá nghèo nàn cũng được nêu ra khi đánh giá về kết quả và mặt hạn chế trong phương thức tổ chức và vận hành Xét về cách thức tiếp cận, các tác giả có thiên hướng lựa chọn cách tiếp cận từ trên xuống (top-down approach) chủ yếu vận dụng kiến thức chuyên gia trong phân tích, đánh giá.

Vì vậy, việc có một nghiên cứu Nhân học theo hướng tiếp cận từ dưới lên (bottom-up approach) dựa trên trải nghiệm và tiếng nói của chủ thể nghiên cứu sẽ góp phần tăng tính khách quan và soi chiếu vấn đề từ đa dạng góc nhìn.

1 Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 52/QD-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Làng Văn - Du lịch các dân tộc Việt Nam, ban hành ngày 11/01/2018

Một vài năm trở lại đây, nhiều bài báo đã đồng loạt lên tiếng về Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam như một điển hình của sự lãng phí, thiếu hiệu quả Thậm chí, Ban Văn hóa - Xã hội (VOV2) của Đài tiếng nói Việt Nam từng triển khai một phóng sự dài kỳ về những bất cập tại dự án "nghìn tỷ" này Phóng sự mang tên "Nước mắt bảo tồn" đã đặt ra các câu hỏi đáng suy ngẫm: Sau 10 năm, Làng đã đem lại những giá trị gì cho nền văn hóa nói chung, công tác bảo tồn, tôn vinh di sản nói riêng? Hay chi là những bất cập trong cách thức quản lý, vận hành của một "mô hình nghìn tỷ" lãng phí và không xứng tam? Những bai báo với chủ đề tương tự cũng xuất hiện dày đặc sau cuộc họp của Thường trực Chính phủ về mô hình quản lý và tô chức hoạt động của Làng VH - DL các dân tộc Việt Nam vào quý III năm 2017 Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo cần chuyển đổi mô hình Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam bởi "nếu tiếp tục theo mô hình hiện tại sẽ khó khăn trong việc huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội, không thể có đột phá trong hợp tác và triển khai hoạt động của Làng sẽ tiếp tục không hiệu quả." Trong cuộc họp trên, Thủ tướng đã giao Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện "Đề án chuyên đổi mô hình Ban Quản lý Lang VH-DL các dân tộc Việt Nam", lay ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa và báo cáo Thường trực Chính phủ vào cuối quý 1/2018 Đó là lí do quyết định số 52/QD-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Làng VH-DL các Dân tộc Việt Nam đã ra đời Với nghiên cứu này, tôi hy vọng đây sẽ là lần đầu tiên Làng VH-DL các Dân tộc Việt Nam được nhìn nhận dưới góc độ Nhân học Giáo dục, được bàn luận dé góp phần điều chỉnh và mở ra hướng đi mới để khai thác mô hình này hiệu quả hon trong tương lai.

Cơ sở lý luận: khái niệm công cụ và khung lý thuyết

Một số khái niệm công cụ - ¿22 2+++£x+EEerEzEzrezree l6 1.2.2 Khung lý thuyết về "Văn hoá có chủ đích" -. cesses 21 1.2.3 Lý thuyết Nhân học về trình diễn - 2-2 2+s2+x+zxzcszce2 25 1.3 Phương pháp nghiên CỨU - 5 S2 SE ***EE+seEseeeeerreersrersrers 25 Tiểu kết chương l -2-5-©5£©522S£‡EE‡EEEEEEEEEEEE2E12212212121 2121 21.eE tre 29 CHƯƠNG 2: TONG QUAN VE LANG VH-DL CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ MỘT SO MÔ HÌNH THAM CHIẾU

a) Khai niệm "Di san văn hoa"

Khái niệm “Di sản văn hóa” (Cultural Heritage) lần đầu tiên được định nghĩa trong “Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới” được Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) thông qua năm 1972 Trong công ước trên, “di sản văn hóa” được xác định là các DSVT - di tích, nhóm công trình xây dựng và di chỉ có

“1á tri nôi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học” Cho đến nay, đã có trên 170 quốc gia ký kết Công ước này vì vậy có thê nói, đây là văn bản có giá trị như một văn bản luật quốc tế nhăm mục đích bảo vệ DSVH và thiên nhiên, xác lập trách nhiệm của các quốc gia thảnh viên trong việc nỗ lực hành động dé bảo vệ di sản nằm trên lãnh thé của mình Nhưng ở chiều cạnh ngược lại, công ước này lại bó hẹp nội hàm của khái niệm trên ở các công trình va địa danh đơn lẻ, đồng thời không chỉ ra “giá trị nổi bật toàn cau” là như thé nào, do ai xác định và có giá trị nổi bật với ai Cách tiếp cận này bộc lộ nhiều hạn chế khi một số nền văn hóa không nhận thấy mình ở trong đó, giá trị thâm mỹ hay dấu ấn lịch sử của DSVT có những ý nghĩa khác nhau với từng cộng đồng địa phương, từ đó đã có sự chuyền dịch sang các giá trị văn hóa xã hội và tinh thần cũng như quá trình chuyền giao, tái tạo và sáng tạo các tri thức liên quan đến di sản Khái niệm DSPVT ra đời đánh dấu một sự bình đăng của mọi dân tộc đối với DSVH, và nó giải thích tại sao công ước này lại thành công như thé Chi sau hai mươi năm, 89 nước đã tham gia công ước, một thành tích mà công ước năm 1972 phải mất tới 50 năm mới đạt được.

“Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vat thé” ra đời năm 2003 đã hợp thức hóa, khăng định vai trò có tính quyết định của cộng đồng trong truyền dạy, thực hành và bảo tồn đi sản văn hóa Theo UNESCO, DSVHPVT là “các tập quán, các hình thức thé hiện, biểu dat, tri thức, kỹ năng — cũng như

16 những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan — mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần DSVH của họ" Như vậy, trong khái niệm này, UNESCO đã cụ thê hóa tính trừu tượng của DSVHPVT bằng cách gọi tên các dạng tồn tại của chúng trong văn hóa và chỉ ra những tính chất làm nên sự khác biệt cơ bản giữa DSVHPVT và DSVHVT có thê khái quát như sau:

Thứ nhất, DSVHPVT là một quá trình luôn có sự vận động và biến đồi so với nguyên gốc đề thích hợp với bối cảnh mới, khác với DSVHVT vốn có tính cố định, tĩnh tai và tinh vẹn nguyên tương đối Sự mất đi một DSVHVT có thé là sự biến mat vĩnh viễn, hau như không có khả năng phục hồi chính xác như nguyên gốc Trong khi đó, sự biến mat của một DSVHPVT lại là một lẽ tự nhiên bởi khi không còn phù hợp với ban thân cộng đồng sở hữu, di sản có thê chuyền hóa sang một dạng thức khác hoặc biến mat vĩnh viễn.

Thứ hai, DSVHPVT được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và do cộng đồng quyết định Cộng đồng được tôn vinh với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu và trao truyền DSVH vì vậy có quyền tự ý thức và thừa nhận đó có là di sản của cộng đồng mình hay không DSVHPVT được coi là “di sản sống” và những người nắm giữ, thực hành DSVHPVT là những

“báu vật nhân văn sống” (living human treasures) cần được bảo tồn và khuyến khích tham gia vào công tác bảo tồn.

Thứ ba, DSVHPVT được xác định là yếu tố cốt lõi của bản sắc dân tộc, được thực hành và nuôi dưỡng bởi cộng đồng, trong một bối cảnh văn hoá xã hội có tính chất riêng biệt Đó là những nét đẹp nỗi bật của một tộc nguol, một cộng đồng nhất định giúp phân biệt với các nền văn hóa khác.

Tại Việt Nam, DSVHVT và DSVHPVT được coi là hai bộ phận hữu cơ cau thành kho tàng DSVH dân tộc Vi vậy, một hệ thông hành lang pháp ly đã được xây dựng nhằm bảo tồn và phát triển DSVH, tiêu biểu là Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001 và Luật sửa đôi, bô sung một sô điêu của Luật Di

17 sản văn hóa năm 2009 Trong Điều 1, Luật Di sản văn hóa năm 2001 đã nêu rõ định nghĩa về “di sản văn hóa” như sau: “Di sản văn hóa bao gồm

DSVHVT và DSVHPVT, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá tri lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Cách phân loại này đã kế thừa các quan điểm xuyên suốt của các Công ước quốc tế về di sản mà Việt Nam đã tham gia, đảm bảo đáp ứng đúng các tiêu chí xét duyệt di sản Dù vậy, cả hai văn bản nói trên vẫn tồn tại nhiều van đề cần ban luận Luật sửa đổi năm 2009 dù đã xác định “DSVHPVT là sản phẩm tinh thần gan với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thé và không gian văn hóa liên quan” nhưng vai trò có tính quyết định, quyền sở hữu và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn di sản lại xuất hiện khá mờ nhạt so với như tinh thần của Công ước năm 2003 Đồng thời, DSVHPVT thuộc quyền sở hữu của nhà nước thay vì cho phép dân chủ hóa tiếp cận di sản.

Các phân tích về khái niệm DSVH là cơ sở dé đối chiếu với cách thức mà Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam đang thực hiện Liệu khi những người năm giữ và thực hành DSVHPVT bị tách ra khỏi cộng đồng nuôi dưỡng di sản thì việc quảng bá và bảo tồn di sản có còn hiệu quả hay không? b) Khái niệm “Giao dục di san”

Nhận thức được tầm quan trọng của GDDS, năm 2006, Hội đồng châu

Au đã đưa ra định nghĩa: "Giáo duc di sản (heritage education) là một phương pháp giảng dạy dựa trên di sản văn hóa, kết hợp với các phương pháp giáo dục tích cực, phương pháp học tập tích hợp và mối liên hệ giữa các chuyên môn từ lĩnh vực giáo dục và văn hóa, sử dụng đa dạng nhất các phương pháp giao tiếp và diễn đạt" Hội đồng châu Âu đã nhẫn mạnh các mục đích sau cua "giáo dục di san": nâng cao nhận thức của giới trẻ về môi trường văn hóa và sự cần thiết phải bảo vệ chúng, thúc day sự hiểu biết lẫn nhau và lòng khoan dung.

Mặc dù các nội hàm của "giáo dục di san" đã xuất hiện từ lâu thông qua hàng loạt công ước của UNESCO về DSVHVT và DSVHPVT song cho tới nay, tại Việt Nam, dường như chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh nào về

"giáo dục di san" được dua ra Đặc biệt, trong một vai năm trở lại đây, cụm từ này được nhắc tới và sử dụng rất nhiều trong các diễn ngôn của báo chí về van đề đôi mới cách thức tiếp cận DSVH với đối tượng thụ hưởng chính là học sinh trong nhà trường nói riêng và trẻ em nói chung Ở trường hợp này,

Tổng quan về Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triỂn 2-2 2 s2 s+zxzcsze: 31 2.1.2 Quy hoạch chi tiét ceeccececccccecsessessessesessessessessessessessessessesseeseesees 35 2.1.3 Đồng bào các dân tộc tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam 38 2.2 Một số mô hình tham chiỀu - ¿6 5 s+k+E+E£EE+E+EeEEzE+EeEerezxerers Al Tiểu kết chương 2 v ceecececccccscsseesessessessessesscsessessessesssessesssssesesesstseesseseeseaee 43

Van dé dân tộc nói chung và chính sách dân tộc nói riêng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam 54 tộc người là 54 miếng ghép nhiều màu sắc, riêng biệt nhưng hoà chung lại tạo thành một bức tranh đặc sắc, phong phú về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần Đặc biệt, phần lớn các tộc người thiểu số nước ta sinh sống ở khu vực miễn núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo - vùng "phên dậu" có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái Từ đó, đặt ra cho Đảng và Nhà nước nhiệm vụ cấp bách phải bảo tồn văn hóa các tộc người, đồng thời, phát huy tối đa khối đại đoàn kết dân tộc Mở đầu công cuộc đôi mới, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã chính thức ghi dấu việc xác lập một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, được thé hiện trong Nghị quyết số 22/NQ-TW, ngày 27/11/1989 Năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định: “Vấn dé dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta" Văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI một lần nữa nhắn mạnh: “Đoản kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng nước ta” Điều này tiếp tục được nhac lại tại Đại hội Đảng lần thứ XII trên cơ sở tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới Tuy nhiên, với sự phát triển "như vũ bão" của xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng xu thế hội nhập toàn cầu, nhiều tộc người ở nước ta đã và đang đứng trước nguy cơ mai một bản sắc văn hóa, thậm chí là bị xoá số hoàn toàn Đó cũng là khi ý tưởng về một "ngôi nhà chung" quy tụ đồng bào 54 dân tộc anh em đã ra đời.

Sáng kiến đầu tiên về một làng văn hóa - nơi tập trung các dân tộc, mà sau được hiện thực hóa thành Làng VH - DL các dân tộc Việt Nam nảy sinh từ cuối năm 1988 đầu năm 1989 Khi ấy, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thé thao & Du lịch) cùng UBND thành phố Hà Nội đã đề xướng xây dựng dự án Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, ý tưởng ban đầu chỉ là một làng nhỏ gồm vài chục nhà sàn dựng bên Hồ Tây Ngày 07/07/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành công văn số 2975/KG yêu cầu Bộ Văn hóa - Thông tin và UBND thành phố Hà Nội cùng Bộ Thương mại và Du lịch thống nhất chủ trương và xây dựng luận cứ kinh tế, kỹ thuật cụ thể, tính toán kỹ các loại công việc, các công trình cần xây dựng và vốn đầu tư Ngày 26/09/1992, Công văn số 4375/KG do Văn phòng Chính phủ ký duyệt yêu cầu bổ sung, kết hợp mục đích du lịch cho Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam Tới ngày 19/10/1992, Bộ Văn hóa - Thông tin cùng UBND thành phố

Hà Nội đã gửi công văn số 3387/VX-UB báo cáo Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh các nội dung đã thống nhất giữa Bộ Văn hoá - Thông tin và UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch xây dựng Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Ngày 05/04/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định 503-TC/QD thành lập Ban chuẩn bị đầu tư, được giao nhiệm vụ xây dựng "Đề án chung tay xây dựng Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam" Ban chuẩn bị đầu tư đã phối hợp với Hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian tô chức lẫy ý tưởng, ý kiến từ đông đảo trí thức, nhà chuyên môn và nhân dân phục vụ hoàn thiện kế hoạch quy hoạch Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam Theo đó, Ban đã tham vấn 05 đơn vị trong nước và 01 đơn vi nước ngoài, đồng thời, tham khảo các mô hình làng văn hoá tương tự trong khu vực và trên thé giới Dau tháng 9/1995, dự án tiền khả thi được hoàn thành.

Ngày 21/8/1997, Chính phủ ra Quyết định số 667/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký để phê duyệt Quy hoạch tổng thé Ké từ

32 đây, dự án có tên chính thức và đầy đủ là “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam” Mục đích của việc đầu tư phát triển Làng được xác định: “Xáy dựng Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam trở thành một trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia, là nơi tập trung tai hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thong của 54 dân tộc Việt Nam; giới thiệu với nhân dân cả nước và khách quốc tế; đáp ứng các nhu cau vui chơi giải tri lành mạnh, hoạt động thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ Thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật có nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc, tiễn hành việc giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, nâng cao dân trí và hoàn thiện con người theo hướng chân thiện mỹ, dong thời dem lại nguồn thu, tiễn tới thu hôi một phan vốn, duy tu và phát triển Làng Văn hóa - Du lịch" Như vậy, có thé thay Làng VH

- DL các Dân tộc Việt Nam được định hình hai mục tiêu chính Thứ nhất, nơi đây tập trung mô phỏng không gian văn hoá, đời sống thường nhật của 54 tộc người, đồng thời, tái hiện, quảng bá các DSVH truyền thống của cộng đồng các dân tộc Thứ hai, nơi đây được quy hoạch trở thành một quần thể du lịch, vui chơi, giải trí quy mô lớn cả nước.

Ngày 16/6/1999, BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ở thời gian đầu, BQL có nhiệm vụ tiến hành hàng loạt công tác chuẩn bị như đền bù, giải phóng mặt bang, rà phá bom min, khảo sát khảo cổ học và thiết lập bước đầu hạ tang kỹ thuật chung Gần 04 năm từ khi ý tưởng được hình thành, tới ngày 03/10/1999, dự án Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam chính thức được khởi công xây dựng Ngay từ ban đầu, BQL Làng đã xác định kim chỉ nam hoạt động của Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam là "chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình" Do đó, ở mọi giai đoạn từ khi thiết kế, xây dựng,

1 Thủ tướng Chính phủ (1997), Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 21/8/1997 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể đâu tư xây dựng Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam.

33 thi công đến khi vận hành, khai thác, du ít hay nhiều đều có sự tham gia của đồng bào Ngoài ra, BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam cũng chủ động trưng cầu ý tưởng các nhà nghiên cứu văn hoá và dân tộc học, tri thức cũng như già làng, trưởng bản nhằm mô phỏng không gian văn hoá một cách chân thực nhất Từ năm 2005-2007, làng đã tổ chức tổng cộng 17 hội nghị, hội thảo, cơ bản hoàn tất việc xin ý kiến cơ quan Trung ương, các cấp địa phương và chủ thể văn hóa.

Tới ngày 19/9/2010 để cùng góp phần vào Đại lễ kỷ niệm 1000 năm

Thăng Long — Hà Nội, Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam chính thức mở công đón khách trong nước và quốc tế tới tham quan Một trong những thành công đáng ghi nhận của BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam ở giai đoạn này là đề xuất và xây dựng đề án về Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 Theo đó, ngày 19/4 hàng năm được lấy làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Đây được coi là dấu mốc quan trọng ghi nhận những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc cũng như lan tỏa các giá trị văn hóa tới công chúng.

Cuối năm 2015, BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam đã triển khai phối hợp với các địa phương trên cả nước đề huy động đồng bào về hoạt động tại Làng theo hình thức luân phiên Tới năm 2016, Làng chính thức thu phí tham quan Việc thu phí đánh dấu sự chuyên mình trong cách thức hoạt động của Làng Với nguồn thu từ phí tham quan, BQL Lang có thêm động lực dé cải thiện chất lượng cơ sở hạ tang, làm phong phú thêm các sản pham du lịch và trải nghiệm hướng tới xây dựng một điểm đến lý tưởng, hấp dẫn Từ năm

2017, một số doanh nghiệp cùng nguồn lực xã hội hóa đã đầu tư thêm các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan như dịch vụ xe điện, khu âm thực, hướng dẫn viên dẫn đoàn Tính đến nay, Làng VH - DL các dân tộc Việt Nam đã đi vào hoạt động được 12 năm Mỗi năm, Làng đón

34 trung bình khoảng 500.000 lượt khách Từ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch

Covid-19, lượng khách giảm đáng ké còn khoảng 200.000 lượt khách mỗi năm!. 2.1.2 Quy hoạch chỉ tiễt

Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam toạ lạc ở khu vực phía Nam hồ Dong Mô, thi xã Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội về phía Tây khoảng 40km theo Đại lộ Thăng Long, rat gần các khu du lịch nổi tiếng như Thác Đa, Suối Ngọc Vua Bà, Khoang Xanh, Ao Vua, Phía Bắc giáp xã Kim

Sơn (Sơn Tây); phía Đông giáp doanh trại quân đội xã Sơn Đông (Sơn Tây); phía Nam giáp đường Hoà Lạc kéo dài, sân bay Hoà Lạc, xã Yên Bình, huyện

Thạch That và phía Tây giáp sân golf Đồng Mô, xã Yên Bài, huyện Ba Vi, Hà Nội Không thê phủ nhận rằng Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng đề khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch ngắn ngày.

Hoạt động GDDS tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam

Yêu cầu tổ chức hoạt động GDDS .: -¿©csz©5z5cse¿ 44 3.1.2 Cách thức xây dựng - - - ôcv ng ng ngư 46 3.2 Ma trận hoạt động GDDS tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam

Là một trong những dự án văn hóa có ngân sách đầu tư lớn nhất từ trước tới nay nhưng Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam thường xuyên ở trong tình trạng vắng khách do quá trình đầu tư kéo dài, thiếu nguồn vốn dẫn tới tình trạng do dang cả về cơ sở hạ tang cũng như phương thức vận hành. Trong tương lai, nếu chi mở cửa cho khách du lịch tham quan tự do thì Lang VH-DL các dân tộc Việt Nam dường như đang lặp lại "vết xe đồ" của rất nhiều bảo tàng tại Việt Nam - có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng gò bó trong khuôn khổ và chưa được khai thác triệt để Đứng trước thực trạng này, tháng 10/2017, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về mô hình quản lý và tổ chức hoạt động của Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khan trương hoàn thiện đề án chuyên đổi mô hình BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam. Đây là thời điểm "hồi chuông báo động" thực sự vang lên sau thời gian dài hoạt động theo mô hình bao cấp nhiều hạn chế, khó thu hút đầu tư và không huy động được nguồn lực xã hội hóa.

Tới ngày 11/11/2018, tại Quyết định số 52/QD-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam Đáng chú ý, quyết định nay đã bé sung chức năng giáo dục, đào tạo tại Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp Đây là cơ sở dé thực hiện việc đầu tư xây dựng Học viện Dân tộc (thuộc Uỷ ban Dân tộc) tại Làng Đồng thời, cũng đặt ra cho BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam yêu cầu xây dựng một sản phẩm du lịch dành riêng cho đối tượng học sinh Dé đáp ứng

44 nhu cầu này, Trung tâm Dịch vụ Văn hóa - Du lịch được thành lập có nhiệm vụ khai thác, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa du lịch, chương trình trải nghiệm, đồng thời, trực tiếp tô chức, vận hành các nội dung dựa trên hoạt động của đồng bao tại Làng dé thu dịch vụ và vé tham quan Theo BQL Lang

VH-DL các dân tộc Việt Nam, chương trình GDDS hướng tới các mục đích:

(1)Cung cấp cho học sinh nhận thức cơ bản về cộng đồng 54 dân tộc Việt

Nam, giúp các em có hiểu biết về Việt Nam - quốc gia đa dân tộc.

(2) Giúp học sinh tìm hiểu một cách trực quan, gan gũi, dễ hiểu về DSVHVT: kiến trúc, nhà cửa, trang phục truyền thống, và DSVHPVT: lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, dân ca, dân vũ, ầm thực, trò chơi dan gian, nhạc cụ truyền thống, thông qua việc tham quan, trải nghiệm tại các làng dân tộc đang có bà con sinh sống trực tiếp.

(3) Giúp học sinh tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống, văn hóa của dân tộc mình đồng thời tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa.

Các hoạt động trải nghiệm văn hoá dân tộc cho du khách nói chung được triển khai rai rác từ năm 2016 song phải tới năm 2021, BQL Làng mới chính thức đóng gói và quảng bá chương trình trải nghiệm cho đối tượng nhà trường, học sinh bao gồm:

(1) Tour "Bản làng đón em": dành cho học sinh Tiểu học

(2) Tour "Tu hào Việt nam": dành cho học sinh THCS

(3) Tour "Ky ức trẻ”: dành cho học sinh THPT

Các tour trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa dân tộc tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam có giá niêm yết từ 239.000 đồng - 259.000 VNĐ/học sinh, áp dụng cho đoàn từ 30 người trở lên Chi phí này đã bao gồm: vé vào cửa, dịch vụ xe điện, thuyết minh, giao lưu, trải nghiệm, nghỉ trưa, hoạt động team - building theo chương trình và chi phí ăn trưa Khi tô chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại trải nghiệm, nhà trường đêu mong muôn một dịch vụ trọn gói bao

45 gồm tat cả các chi phí phải chi trả trong buổi tham quan Việc định giá tron gói các sản phẩm trải nghiệm còn giúp BQL Lang dé dàng kiểm kê Phía nhà trường cũng tiết kiệm thời gian tính toán và thuận tiện chi trả Trong gần 06 năm triển khai hoạt động trải nghiệm, Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam đã trở thành điểm đến quen thuộc, được nhiều trường học trong và ngoài địa bàn thành phố Hà Nội lựa chọn để triển khai các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các cấp.

14 tộc người đang sinh sống tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam là những đại diện tiêu biểu cho 14 mảnh ghép văn hóa đặc sắc trong bức tranh văn hóa quốc gia dân tộc Mỗi nghệ nhân, mỗi đồng bào được xem là những

"báu vật nhân văn sống” - những người đóng vai trò đặc biệt quan trong trong việc lưu giữ, bảo ton, trao truyền các giá trị VHPVT cho thế hệ sau Bên cạnh kho tàng DSVHPVT, Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam còn sở hữu nguồn lực đồi dào các DSVHVT gồm hệ thống công trình kiến trúc nhà dân tộc và hơn 500 hiện vật gồm trang phục truyền thống, đồ dùng sinh hoạt, đồ thủ công mỹ nghệ, công cụ sản xuất, nhạc cụ, hiện vật tôn giáo, tín ngưỡng, nhận được từ cuộc vận động đồng bào các dân tộc hiến tặng cho Làng Trong đó, có những tộc người có số lượng hiện vật hiến tặng lớn như dân tộc Khơ-me -

101 hiện vật, dân tộc Ê-đê - 52 hiện vật, dân tộc Chăm - 43 hiện vật, dân tộc Thái - 36 hiện vật Nhiều hiện vật quý bau có giá tri văn hóa cao như bộ sưu tập của gia đình cô Nghệ sĩ Nhân dân Y Moan được trưng bay tại nhà dai Ê— đê Ngoài ra, các công trình néi bật khác xuất hiện trên hành trình tuyến điểm tham quan như vườn tượng nhà mồ Tây Nguyên có 100 tác phẩm tượng điêu khắc gỗ nhà mồ do nghệ nhân vùng Tây Nguyên tạo tác; chùa Khơ-me duy nhất trong lòng thủ đô Hà Nội phục dựng theo khuôn mau chùa Khleang ở tinh Sóc Trăng: tháp Chăm phục dựng theo nguyên mẫu quan thé tháp Poklongarai ở Ninh Thuận theo tỉ lệ 1:1 và không gian biển dao trong lòng

46 dân tộc - nơi trưng bay 21 phiến đá san hô được lấy từ các điểm đảo Việt Nam đang đóng quân trên quần đảo Trường Sa.

Cán bộ phụ trách xây dựng chương trình sẽ nhận diện, thống kê các giá trị di sản của từng tộc người, sau đó, thực hiện phân loại, lựa chọn hoạt động trải nghiệm phù hợp với từng đối tượng học sinh Các hoạt động này sẽ được lắp ghép vào một khung thời gian phân bổ giống nhau ở tat cả các khối Cụ thé, chương trình trải nghiệm 01 ngày được phân chia thành hai phần chính. Buổi sáng, học sinh tìm hiểu đặc trưng văn hóa tại các nhà dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm bao gồm hoạt động cô định va trải nghiệm 4m thực dan tộc Budi chiều, học sinh tiếp tục tham gia team-building tập thé gồm các trò chơi vận động vui vẻ nhằm rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, tinh thần gan két đội nhóm Quay trở lại với các hoạt động trai nghiệm, can bộ chương trình sé lựa chọn dựa trên tiêu chí phù hợp với nhận thức, kiến thức, kỹ năng của từng đối tượng học sinh với độ khó tăng dần (xem thêm tai Phụ lục 1) Ví dụ: học sinh Tiểu học được nghe chuyện về sự tích khèn Mông, tìm hiểu về nhà Rông, múa xoang, tham gia trò chơi dân gian cùng đồng bào Học sinh THCS nghe sự tích cây đàn tính tau, sáo Ding Năm, hát Ay Ray, cách xây dựng tháp Chăm Học sinh THPT khám phá câu ngạn ngữ "cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới” của đồng bào Mường, tìm hiểu kiến trúc nhà mồ và thế giới tâm linh của người Tây Nguyên, ý nghĩa nhân sinh thông qua nhóm tượng mang chủ đề phén thực.

Bên cạnh hoạt động điểm nhấn, hoạt động trải nghiệm am thực, tham quan quan thể chùa Kho-me, tháp Chăm và không gian biển đảo trong lòng dân tộc là module cỗ định với tất cả các khối lớp Đặc biệt, trải nghiệm am thực dân tộc được BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam rất chú trọng quảng bá bởi đây được đánh giá vừa là thế mạnh, vừa là điểm thu hút đông đảo khách du lịch, không chỉ với đối tượng học sinh Đoàn có thể lựa chọn trải nghiệm tại một trong các làng dân tộc: làng Tày (làm bánh dày tím), làng

Mông (lam mèn mén, bánh tam giác mạch, xôi màu), làng Dao (làm bánh rom), làng Nùng (bánh gai), làng Thái (làm xôi mau), làng Mường (làm bánh uôi), làng Xơ-Đăng (làm bánh ốc sên), làng Cơ-tu (làm bánh bột lọc), làng Tà Ôi (làm bánh A quát - bánh tình yêu) hay làng Ê-đê (bánh may mắn, tìm hiểu quy trình làm bột cà phê) Tuy nhiên, cán bộ quản lý sẽ biến tấu, xây dựng kịch bản thuyết minh với hàm lượng kiến thức tăng dần cho từng cấp, đồng thời, tư vấn cho nhà trường lựa chọn hoạt động trải nghiệm thích hợp Giả dụ, trải nghiệm làm bánh dày tím của đồng bao Tay có khâu giã bánh bằng gậy tre chỉ phù hợp với hoc sinh lớp 4, 5 trở lên Ngược lại, trải nghiệm làm xôi màu của đồng bào Mông lại tương đối đơn giản, dễ gây nhàm chán nếu tổ chức cho học sinh THPT Vì vậy, sự tương ứng của hoạt động với tâm sinh lý, kiến thức và kỹ năng của lứa tuổi luôn là tiêu chí được cán bộ xây dựng chương trình tại Làng VH - DL các dân tộc Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu.

Bên cạnh các chương trình theo đặt hàng của nhà trường, Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam cũng thường xuyên triển khai tổ chức hoạt động trai nghiệm cho trẻ em theo diện khách lẻ khi đi tham quan cùng gia đình, có thê kế đến một số hoạt động như: không gian "Tuổi thơ với chợ quê” tái hiện không gian chợ quê gắn với ký ức tuôi thơ của các em thiếu nhi, trải nghiệm một số nghé thủ công truyền thống như nặn tò he huyện Phú Xuyên, làm bút tre huyện Hoài Đức, chơi trò chơi dân gian như bắt chạch trong chum, chơi ô ăn quan, nhảy dây, đánh chat chơi chuyên; chương trình "Ngày hè của em” gồm các hoạt động nhỏ như cuộc thi viết chữ đẹp "Nét chữ, nết người”, cudt thi vẽ tranh “Em yêu làng em”, làm gốm cùng đồng bao Chăm; chương trình vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề “Tây Nguyên trong em” phối hợp với Cung thiếu nhi Hà Nội chấm điểm và trao giải; khóa học “Búp sen hồng” tại quần thể chùa Khơ-me giúp các em nhỏ được học những điều hay, ý đẹp, trải nghiệm đời sông tu hành chốn thiền môn, học giáo lý, nghe giảng pháp về dao hiếu, đạo làm con, đạo làm người Những động thái nói trên là minh chứng rõ

Mắt xích 2 — 14 tộc người tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam51 3.2.3 Mắt xích 3 - Nhà trường và học sinh 2 2 s2 s+zxzcsee¿ 52 3.3 Thực trạng và thách thức khi triển khai hoạt động GDDS tại Làng VH-

Yếu tố then chốt làm nên thương hiệu của Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam là đồng bào các dân tộc từ nhiều địa phương trên cả nước sinh sống tại Làng và trực tiếp giới thiệu cho du khách về văn hóa dân tộc mình Đồng bào là các chủ thể văn hóa, nắm giữ và truyền tải di sản một cách chân thực nhất Dưới sự điều hành và sắp xếp của BQL, thường trước khi có đoàn tới thăm từ 2-3 ngày, đồng bào sẽ tự bố trí nhân lực, vật lực tham gia dựa trên số lượng học sinh, hoạt động trải nghiệm và các yêu cầu khác của nhà trường.

Tại đây, đồng bào vừa đóng vai "nghệ sĩ biểu diễn", vừa đóng vai

"hướng dẫn viên" Vì vậy, khi bắt đầu tham gia hoạt động tại Làng, họ sẽ được chuyên gia do BQL Lang mời về để đào tạo cung cách phục vụ du lịch cũng như giúp đồng bao hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình khi làm việc tại đây Song không phải tất cả, mỗi làng dân tộc sẽ cử 2-3 đại diện, thường là Trưởng/Phó làng, người biết chữ, thạo tiếng Kinh để đi học, sau đó, sẽ truyền đạt lại cho các thành viên khác BQL Làng cũng đưa ra một số quy định cho đồng bào như: đảm bảo mặc đúng trang phục truyền thống của dân tộc mình trong giờ hoạt động đón tiếp khách; nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện với khách du lịch; nhiệt tình giúp đỡ du khách; tôn trọng, giúp đỡ, nhường đường cho du khách; bảo vệ cảnh quan và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng; giữ thái độ nhã nhặn; lịch sự khi giải quyết sự cố đối với khách du lịch; không chèo kéo; đeo bám khách du lịch, không có lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa, khiếm nhã đối với khách du lịch, không phân biệt đối xử với khách du lịch; không bán các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã cho khách du

51 lịch, Bên cạnh đó, hàng ngày, cán bộ trực điểm tại mỗi khu làng sẽ kiểm tra để quán triệt và nhắc nhở kịp thời các sai phạm.

3.2.3 Mắt xích 3 - Nhà trường và học sinh

Nhà trường và học sinh được xác định là don vi thụ hưởng hiệu quả từ chương trình GDDS, đồng thời là những người trả tiền để sử dụng các dịch vụ tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam Họ có thể làm việc trực tiếp VỚI can bộ chương trình của Làng đề thiết kế, đặt hàng chương trình trải nghiệm hoặc cũng có thể thông qua một đơn vị trung gian có chuyên môn về GDDS hoặc các công ty du lịch - lữ hành.

Nhu cầu cho học sinh dã ngoại, học tập trải nghiệm xuất phát từ Chương trình giáo dục phổ thông mới ra đời năm 2018 Theo đó, nhà trường phải bố trí 03 tiết/tuần cho nội dung hoạt động trải nghiệm đối với bậc tiểu học và nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với bậc trung học cơ sở và trung học phố thông Do vậy, các trường có thé sử dụng quỹ thời gian này dé tổ chức trải nghiệm ngoài trường học theo định hướng của khung chương trình Ngoài ra, chương trình học hiện nay đang có sự ưu ái các môn khoa học tự nhiên vì vậy chương trình giáo dục phổ thông mới đã mở ra cơ hội để chú trọng hơn các môn khoa học xã hội hướng tới chương trình giáo dục liên môn, liên ngành Tuy nhiên, việc chuyên đổi từ hoạt động tham quan dã ngoại đã tồn tại suốt nhiều năm sang hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo dựa trên thực tế cũng không phải điều dễ dàng, sẽ được tác giả phân tích rõ hơn ở các nội dung tiếp theo.

Trong ma trận này, mối quan hệ, liên kết giữa hai mắt xích là BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam và nhà trường vẫn còn tương đối lỏng lẻo Bởi lẽ, GDDS vẫn còn khá mới mẻ với hai thiết chế nói trên Cần thêm rất nhiều thời gian, tâm huyết và kinh phi dé nhà trường cũng như BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam có thé sẵn sang phá bỏ khuôn mẫu cũ, hướng tới đôi mới phương pháp tiếp cận, GDDS trong tương lai.

3.3 Thực trạng và thách thức khi triển khai hoạt động GDDS tại Làng

VH-DL các dân tộc Việt Nam

3.3.1 Với BOL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam: Thách thức từ mô hình không phù hợp với thực tế

Có thé nói, ké từ khi triển khai, chương trình trải nghiệm và GDDS là

"đòn bẩy" giúp hồi sinh Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam sau một thời gian dài chật vật, khó khăn chồng chất khó khăn Nhờ sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa BQL Làng và các cơ quan báo chí - truyền thông cũng như tận dụng sức lan toả của mạng xã hội, ngày càng nhiều du khách và trường học biết tới những hoạt động thường niên được tô chức tại Làng Mặc dù không có thống kê chính xác số lượng các trường, lớp học trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như tỉnh, thành lân cận về tham quan va học tập song theo đại diện BQL Làng

VH-DL các dân tộc Việt Nam: “Chương trình trải nghiệm, GDDS đã góp phân tăng thêm số lượng, đối tượng khách học sinh, làm phong phú thêm các chương trình tham quan tại Làng, lan toả hình ảnh quảng bá về Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam đến nhiễu nhóm đối tượng khách khác nhau, phát huy nguồn lực và tiềm năng san có tại Khu các làng dân tộc, tạo thêm nguồn thu, ồn định và cải thiện đời sống cho đồng bào đang sinh hoạt tại Làng".

Ngay từ khi xây dựng Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã chủ động triển khai xây dựng theo quan điểm:

"Cố gắng dé chủ thé văn hóa tự giới thiệu về mình" Do vậy, đời sống văn hóa bản địa được nghiên cứu khá kỹ lưỡng nhằm tái hiện cuộc sống thường nhật một cách chân thực nhất: phụ nữ giã gạo, quay tơ dệt vai, nấu ăn, ủ rượu, làm vườn; dan ông dom cá, trồng cây, đan lát, làm mộc, - chính là cái mà Erich Schienke (2004) muốn ám chỉ về "vùng phía trước" (front region) của các mô hình công viên văn hóa tộc người (Ethnic Cultural Theme Parks) Dé tăng sự hap dẫn với du khách, BQL chủ trương tổ chức tái hiện các nghề thủ công đặc sắc, các lễ hội, phong tục tín ngưỡng truyền thống như lễ Chil Chnăm Thmay

53 của đồng bào Khơ-me, lễ Kin Chiêng Booc Mạy của đồng bảo Thái, tết nhảy của người Dao, lễ cưới truyền thống của đồng bào Bana va tập trung khai thác các buổi biểu diễn dân ca, dân vũ Theo lý giải của đại diện BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam, cách làm này giúp "it ngắn khoảng cách giữa du khách và văn hóa các tộc người vì thường đồng bào đều ở các vùng xa xôi.

Vi dụ, khách tới đây, họ biết về văn hóa của người Tay và thấy thích thú, muốn tìm hiểu Họ sẽ chủ động tìm tới người Tay ở các địa phương dé trải nghiệm Hoặc khi tới Thái Nguyên, Cao Bằng, họ đã biết về người Tày ở làng văn hóa rồi sẽ thấy gan gũi hơn, đỡ bỡ ngỡ hon." Theo quan điểm trên, thông qua sự gan kết, mối liên hệ chặt chẽ giữa Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam với các địa phương sẽ tạo ra bản đồ có tính liên kết các điểm bảo tồn văn hóa Bản đồ này mang lại "hiệu quả kép" - vừa tạo nguồn lực đáp ứng cho hoạt động của Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam dé thu hút khách du lịch, vừa gìn giữ va phát huy các giá trị văn hóa đó của các dân tộc ở từng địa ban cu trú Các nội dung tái hiện tại Làng có tính chất dẫn dụ, gợi mở đưa du khách đến với các vùng miền, với từng dân tộc Nghiên cứu này đồng tình với quan điểm của GS Tô Ngọc Thanh trong một bài phỏng vấn của Báo Đại biểu Nhân dân rằng cách làm này mới chỉ đáp ứng mục đích quảng bá văn hóa phục vụ du lịch mà chưa đảm đương được nhu cầu về bảo tồn: "7i hiểu rằng

Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã rất có gang Nhưng về bản chất, các sinh hoạt dân gian tại Làng văn hóa du lịch van là "biểu diễn" cho khách tham quan Chúng ta hay than thở về nạn "sân khẩu hóa" lễ hội mà không hiểu rằng tách đồng bào khỏi thảm thực vật, động vật và cộng đông gốc rồi động viên họ phục dựng lại sinh hoạt ở đồng bằng thì cũng là một cách sân khẩu hóa" Trong Công ước bảo vệ đa dang văn hóa năm 2003, UNESCO nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc bảo tồn DSVH: "Không có văn hóa nêu không có người dân và cộng đông” Soi chiêu dưới khung ly

"` thuyết về "truyền thống có chủ dich" (intentional tradition) của nhà nghiên

54 cứu Erich Schienke, có thể thấy mô hình mà Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam đã và đang xây dựng chính là ví dụ thực tế về "văn hóa có chủ đích" (intentional cultures) - mô tip phố bién ở các công viên chủ đề văn hóa xuất hiện ở khu vực châu Á đầu thế kỷ XX Mô hình Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam là sản phâm của Nhà nước, xây dựng bằng nguồn vốn của Nhà nước và thể hiện chính sách của Chính phủ Việt Nam về bảo tồn văn hóa các tộc người và phát huy tối đa khối đại đoàn kết dân tộc Nếu nhìn từ góc độ chính sách, đây là "biểu tượng chính trị" cho một quốc gia dân chủ, bình đăng, cho sự hoà nhập của các DTTS với quốc gia dân tộc Nhưng nếu nhìn từ góc độ bảo tồn văn hóa, mô hình này lại đang đi ngược với nội hàm của "bảo tồn" - nỗ lực nhằm bảo vệ và gìn g1ữ sự tồn tại của đi sản theo dạng thức vốn có của nó, xét trên hai bình diện: DSVHVT và DSVHPVT.

Về DSVHVT, các công trình nhà dân tộc là sản phẩm tái hiện, chắp ghép từ nhiều nguồn thay vì một công trình nguyên gốc, nguyên bản, đích thực từ cộng đồng, giả dụ như cách mà Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thực hiện với khu Vườn kiến trúc Trên thực tế, khi bắt đầu triển khai, BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam chỉ phối hợp với 04 đơn vị tư vấn đi khảo sát địa ban cư trú và thu thập một số nét văn hóa cơ bản phục vụ cho việc xây dựng 04 khu làng dân tộc Do không có cơ sở thẩm định kết quả khảo sát nên BQL Làng đã tổ chức một số hội nghị dé xin ý kiến nhưng chủ yếu chỉ làm cơ sở hoàn thiện thiết kế, phục vụ cho xây dựng các công trình kiến trúc Nguồn lực thực hiện xây dựng, trùng tu, sửa chữa các công trình này cũng không phải từ cộng đồng Điều nảy dẫn tới thực trạng nhiều ngôi làng hoàn thành xong nhưng bà con thấy còn nhiều điểm chưa đúng với ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình xét về hình thức, công năng, chất liệu và kỹ thuật xây dựng:

"Nhà của người Giáy lại giống nhà người Nùng trong khi nhà Nùng lại giống nha Tay Mình đã kiến nghị với BOL nhưng ho không nghe vì đã

55 xây dung rồi Biết là môi nhóm Nung có một kiêu nhà sàn nhưng nhà này không giống đâu ca." (Phong vẫn đồng bào tại nhà Nùng, 2022)

"Nhà ở đây tượng trưng thôi, không giống nhà rông ở quê Nhà rồng cái mái chỉ thấp bằng này Mình vào trong nhà đâu có thấy gì nữa đâu.

Nó múp qua dau Ở trên lợp phải xoè ra dé khỏi hắt mưa vào nhà Đây họ làm thang, mưa nó hắt, mục hết xung quanh rồi." (Phong vẫn đồng bào tại nhà Xơ-Đăng, 2022)

PHAT HUY TOI DA VAI TRO CUA DI SAN VAN HOA

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Ma trận hệ thống GDDS tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam - Luận văn thạc sĩ Nhânhọc: Giáo dục di sản tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Hình 1 Ma trận hệ thống GDDS tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam (Trang 56)
w