1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nhóm 6 bài 10

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.- Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Quan sát và v

Trang 1

NHÓM 6Nguyễn Văn Thắng – THCS Lực Hành Nguyễn Tuấn Anh – THCS Tam ĐaNguyễn Trường Thi – PTDT bán trú

THCS Năng Khả

Nguyễn Văn Khuyến – THCS Minh Tiến

BÀI 10: KÍNH LÚP BÀI TẬP THẤU KÍNH

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I Mục tiêu1 Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.- Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ

2 Năng lực:2.1 Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Quan sát và vẽ được ảnh của một vật quan sát được qua kính lúp.Vẽ được sơ đồ tạo ảnh qua thấu kính hội tụ

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thảo luận nhóm để làm thí nghiệm, hỗ trợ nhau trong hoạtđộng nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Thực hiện thí nghiệm, rút ra tính chất của ảnh củamột vật quan sát qua kính lúp

2.2 Năng lực khoa học tự nhiên:

- Sử dụng được kính lúp trong đời sống hằng ngày.- Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ

3 Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, nghiêm túc trong việc tìmhiểu nội dung bài học

- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả thí nghiệm

II Thiết bị dạy học và học liệu1 Giáo viên:

- Dụng cụ cho mỗi nhóm HS: 1 kính lúp có số bội giác khác nhau (1,5x; 3x; 5x) , 1 mẩugiấy nhỏ in dòng chữ THẤU KÍNH HỘI TỤ

- File trình chiếu PowerPoint hỗ trợ bài giảng có soạn thảo trò chơi Ngôi sao may mắn (linktải file PowerPoint mẫu: https://bit.ly/LucklyStar_PowerPoint) với các câu hỏi:

Câu 1 Một kính lúp đơn giản có thể được cấu tạo từ

A 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự 2 cm B 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự 1 m.C 1 thấu kính phân kì có tiêu cự 5 mm D 1 thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm

Câu 2 Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông vật bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớnhơn vật

B Mỗi kính lúp có nhiều số bội giác khác nhau.C Số bội giác là tỉ số giữa góc trông ảnh và góc trông vật.D Kính lúp là một dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ

Câu 3 Một kính lúp có tiêu cự 2 cm Số bội giác của kính lúp này là

Trang 2

Câu 4 Sơ đồ hình bên mô tả đường truyền của tia sáng

từ vật tới mắt Trong đó α được gọi là:A góc trông ảnh B độ bội giác.C tiêu cự của mắt D góc trông vật

2 Học sinh: Giấy kẻ ô li.III Tiến trình dạy học1 Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Mở đầua) Mục tiêu: Quan sát được một vật qua kính lúp và nhận biết được một số thao tác cần

thực hiện để quan sát vật qua kính lúp được rõ nét

b) Nội dung: Học sinh: Hoạt động nhóm quan sát ảnh của dòng chữ qua kính lúp và nhận

xét về kích thước, tính chất của hình ảnh dòng chữ

c) Sản phẩm: Học sinh rút ra được nhận xét về hình ảnh dòng chữ quan sát được qua kính

lúp và đưa ra được một số thao tác giúp quan sát rõ ảnh.- Nhận xét: Kích thước của dòng chữ quan sát được qua kính lúp lớn hơn kích thước khiquan sát bằng mắt thường

- Một số thao tác giúp quan sát rõ ảnh:+ Đặt kính gần mẩu giấy (hoặc đưa kính lại gần mẩu giấy).+ Điều chỉnh vị trí đặt mắt thích hợp

d) Tổ chức thực hiện* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thực hiện:+ Chia nhóm HS: tối đa 6 HS/nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 1 kính lúp và 1 mẩu giấy.+ Yêu cầu HS: Sử dụng kính lúp để đọc dòng chữ in trên mẩu giấy, nhận xét về kích thướccủa hình ảnh dòng chữ quan sát được qua kính và chỉ ra một số thao tác giúp quan sát đượchình ảnh rõ nét

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện:+ Tập hợp nhóm theo phân công của GV.+ Tiếp nhận dụng cụ thí nghiệm

+ Tiến hành quan sát mẩu giấy và ghi lại các thao tác tiến hành giúp quan sát hình ảnh dòngchữ rõ ràng

- GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS

*Báo cáo kết quả và thảo luận- Đại diện 2 nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm và trình bày lời giải thích.*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV không chốt đáp án mà nhận xét chung và dẫn dắt vào bài mới: Làm thế nào để quan sát

được ảnh của một vật được tạo bởi kính lúp một cách rõ ràng? Chúng ta cùng tìm hiểu nộidung bài học

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới*Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về cấu tạo của kính lúp

Trang 3

Nếu trả lời đúng, HS được mở hộp quà trongngôi sao đã chọn và nhận phần quà bên trongmỗi hộp.

+ Hướng dẫn HS tham gia trò chơi

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện:+ Đọc SGK theo hướng dẫn.+ Giơ tay để giành quyền tham gia trò chơi.+ Trả lời các câu hỏi và giải thích (nếu đượcyêu cầu)

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi và giảithích (nếu được yêu cầu)

- Các HS khác có quyền trả lời nếu ngườichơi trả lời sai

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét chung, chốt kiến thức về cấutạo, công dụng và công thức tính độ bội giáccủa kính lúp

- GV giới thiệu cho HS ý nghĩa của các kíhiệu 2×, 3×, trên kính lúp và phần Em cóbiết

- Câu trả lời của HS:1-A; 2-B; 3-C; 4-D- Cấu tạo của kính lúp: Kính lúp là thấukính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ cm).- Công dụng của kính lúp: Dùng để quansát các vật nhỏ

- Công thức tính số bội giác của kính lúp:

G = 25ftrong đó: G là số bội giác, f (cm) là tiêucự của kính lúp

*Hoạt động 2.2 Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúpa) Mục tiêu

- Nêu được các điều kiện để nhìn rõ các vật qua kính lúp - Sử dụng được kính lúp để quan sát một vật nhỏ

b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập

Tổ chức thực hiện

(Hoạt động của GV và HS)

Sản phẩm

(Yêu cầu cần đạt)

Trang 4

- GV thực hiện:+ Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để trảlời các câu hỏi: Làm thế nào để quan sát đượcảnh của một vật được tạo bởi kính lúp mộtcách rõ ràng?

+ Nêu gợi ýĐể nhìn rõ một vật, vật cần đặt trong khoảngnào trước mắt?

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, tanhìn thấy vật hay ảnh của vật? Nếu là nhìnảnh của vật thì ảnh này có tính chất gì? Đểquan sát được ảnh của vật qua kính lúp mộtcách rõ nét, ta phải đặt vật trong khoảng nàotrước kính? Vì sao?

+ Giới thiệu ngắm chừng ở vô cực và ngắmchừng ở cực cận

+ Yêu cầu HS làm việc cá nhân, vẽ ảnh củavật qua kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện:+ Nhớ lại kiến thức về mắt (đã học ở lớp 8),kiến thức về đặc điểm ảnh của vật qua thấukính hội tụ và trả lời câu hỏi của GV

+ Nhớ lại cách vẽ ảnh của một vật qua thấukính hội tụ, vẽ ảnh của vật qua kính lúp trongtrường hợp ngắm chừng ở cực cận

- GV có thể gợi ý HS thực hiện lại thí nghiệmquan sát vật bằng kính lúp trong quá trìnhthảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện 02 nhóm HS trình bày câu trả lờicho các câu hỏi

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi bài và chia sẻ vớinhau về cách vẽ ảnh của mình

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Các HS khác theo dõi, nêu ý kiến bổ sungcó câu trả lời của đại diện các nhóm (nếu có).– GV công bố đáp án cách vẽ ảnh của vật quakính lúp khi ngắm chừng ở cực cận, HS dựatrên đáp án, sửa bài cho bạn

+ Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp,ta nhìn thấy ảnh của vật Ảnh này là ảnhảo (không hứng được trên màn), cùngchiều và lớn hơn vật

- Ngắm chừng ở cực cận: Đặt kính lúpsao cho ảnh của vật xuất hiện ở điểm cựccận của mắt

- Ngắm chừng ở vô cực: đặt vật ở vị trí d= f, ảnh của vật hiện ra ở vô cực

- Ảnh của vật qua kính lúp trong trườnghợp ngắm chừng ở cực cận:

2.3 Vẽ sơ đồ tạo ảnh qua thấu kính hội tụ

Trang 5

a) Mục tiêu:

- Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ

b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ trong phần hoạt động

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.- GV quan sát, nhắc nhở HS sửa lỗi sai (nếucó) trong quá trình làm bài

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV chiếu Hình 10.6-SGK/tr.52, HS đứng tạichỗ trình bày câu trả lời yêu cầu (b)

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS khác nêu nhận xét (nếu có) - GV nhận xét câu trả lời của HS chốt cácbước tiến hành để vẽ sơ đồ tạo ảnh qua thấukính hội tụ

- Hình vẽ ảnh của vật qua thấu kính hộitụ trong giấy ô li (như Hình10.6-SGK/tr.52)

- Câu trả lời của HS: Ảnh cách kính 15cm, là ảnh thật và ngược chiều với vật - Các bước tiến hành để vẽ sơ đồ tạoảnh qua thấu kính hội tụ

+ Bước 1: Chọn tỉ lệ xích thích hợp.+ Bước 2: Xác định giá trị tiêu cự f củathấu kính; các khoảng cách từ vật vàảnh tới thấu kính d, d'; các độ cao củavật và ảnh h, h' theo cùng một tỉ lệ xíchđã chọn

+ Bước 3: Vẽ sơ đồ tạo ảnh của vật theocác giá trị đã xác định được

3 Hoạt động 3: Luyện tậpa) Mục tiêu:

- Vẽ được ảnh của vật qua thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ.- Từ hình vẽ, xác định được vị trí, tính chất của ảnh của vật qua thấu kính hội tụ

b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành câu hỏi phần bài tập SGK/tr52.c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

- Bài làm của HS:+ Chiều cao của ảnh: h' = A'B' = 3 cm.+ Khoảng cách từ ảnh tới quang tâm: d' = A'O = 10 cm

d) Tổ chức thực hiện:*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ trong phần Câu hỏi và bài SGK/tr.52 vào giấy ô li

tập-*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Trang 6

cầu.- GV theo dõi quá trình làm bài của HS, chụp ảnh một số bài làm tiêu biểu của HS (có thểchọn bài làm có nhiều sai sót nhất).

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV chiếu nhanh một số bài làm của HS đã chụp và chiếu chi tiết 1 bài làm

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét bài làm của HS, sửa lỗi sai trực tiếp trên bài làm, nêu lưu ý với HS toàn lớp

4 Hoạt động 4: Vận dụnga) Mục tiêu:

- Vẽ sơ đồ của vật qua thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ

b) Nội dung:- Học sinh hoạt động cá nhân và làm bài tập: Vật AB có độ cao h = 1,5cm được đặt vuông

góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 8cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấukính một đoạn d = 12cm Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi TKHT theo đúng tỉ lệ

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinhd) Tổ chức thực hiện

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ vào giấy ô li

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS áp dụng cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ, thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêucầu

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS hoàn thành, giáo viên kiểm tra vào giờ học sau

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét bài làm của HS, sửa lỗi sai trực tiếp trên bài làm

Ngày đăng: 29/08/2024, 09:35

w