1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học đề tài bộ luật isps code

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ Luật ISPS Code
Tác giả Nhóm 2 (HH21A)
Người hướng dẫn Ths. Bùi Thế Anh
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học Hàng Hải
Thể loại Tiểu luận môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 7,61 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 AN NINH TÀU (3)
    • 1.1 Khái niệm an ninh tàu là gì (3)
    • 1.2 Các cấp độ an ninh hàng hải (3)
    • 1.3 An ninh tàu và các quy định (3)
    • 1.4 Mc đích của an ninh tàu (0)
  • CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ AN NINH TÀU (6)
    • 2.1 PHẦN A: Các yêu cầu bắt buộc liên quan đến các điều khoản của chương XI-2, công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển , 1974, đã bổ sung sửa đổi (6)
    • 2.2 PHẦN B: Hưỡng dẫn liên quan đến các điều khoản của chương XI- 2, ph lc công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (6)
  • CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH AN NINH TÀU (12)
    • 3.1 Kế hoạch an ninh tàu (12)
    • 3.2 Ai chuẩn bị kế hoạch An ninh Tàu (13)
    • 3.3 Ba cấp độ bảo mật của ISPS là gì (15)
    • 3.4 Mã ISPS là gì (16)
    • 3.5 Điều kiện để được phê duyệt SSP (18)
  • CHƯƠNG 4 BIÊN BẢN (21)
    • 4.1 Khái niệm về biên bản (21)
    • 4.2 Các ví d và hình ảnh của biên bản (0)
  • CHƯƠNG 5 CÁN BỘ PHỤ TRÁCH AN NINH CÔNG TY (24)
    • 5.1 Trách nhiệm của công ty (24)
    • 5.2 Nhiệm v của an ninh bến cảng (0)

Nội dung

AN NINH TÀU

Khái niệm an ninh tàu là gì

Là đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trên tàu, thực hiện đúng các quy định, quy trình được đưa ra nhằm bảo vệ người trên tàu, hàng hóa, các đơn vị vận chuyển hàng hóa, đồ dự trữ của tàu trong phạm vi bến cảng tránh các rủi ro của một sự cố an ninh.

Các cấp độ an ninh hàng hải

Cấp độ an ninh 1- Bình thường: Cấp độ mà tàu và cảng thường hoạt động Cấp độ an ninh 2- Nâng cao: Cấp độ này được áp dụng trong thời gian, theo đánh giá là có nguy cơ cao về sự cố an ninh

Cấp độ an ninh 3- Đặc biệt: Cấp độ này được áp dụng trong thời gian, theo đánh giá là có nguy cơ tiềm tàng hoặc rõ ràng về một sự cố an ninh

An ninh tàu và các quy định

Tàu phải hành động theo các cấp độ an ninh do Chính Phủ kí kết thiết lập như quy định dưới đây Ở cấp độ an ninh 1, tất cả tàu phải thực hiện như sau để xác định và thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống lại sự cố an ninh, lưu ý đến hướng dẫn phần B của bộ luật:

+) Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ an ninh tàu

+) Kiểm soát việc tiếp cận tàu

+) Kiểm soát người và hành lí khi lên tàu

+) Giám sát khu vực bị hạn chế, chỉ những người được phép mới được tiếp cận +) Giám sát khu vực trên boong và khu vực xung quanh tàu

+) Giám sát việc bốc xếp hàng hóa và dữ trữ tàu

+) Trao đổi thông tin an ninh luôn sẵn sàng Ở cấp độ an ninh 2, thực thi các biện pháp bảo vệ bổ sung được nêu trong kế hoạch an ninh tàu, đối với mỗi hoạt động được liệt kê trong mục 7.2 Ở cấp độ an ninh 3, thực thi các biện pháp bảo vệ cao hơn được nêu trong kế hoạch an ninh tàu, đối với mỗi hoạt động được liệt kê trong mục 7.2

Khi chính quyền Hàng Hải thiết lập cấp độ 2 hoặc 3 thì tàu phải xác nhận đã được hướng dẫn thay đổi cấp độ an ninh

Trước khi vào cảng hoặc đỗ tại một cảng thuộc chủ quyền của chính phủ kí kết đã thiết lập cấp độ an ninh 2 hoặc 3 thì tàu phải xác báo đã nhận được hướng dẫn đó và xác nhận vs cán bộ phụ trách, việc bắt đầu thực thi các biện pháp và quy trình thích hợp như đã nêu trong kế hoạch an ninh tàu Trong trường hợp an ninh cấp độ 3, theo các hướng dẫn được chính phủ kí kết thiết lập đối với an ninh cấp độ 3 Tàu phải báo cáo về bất kì khó khăn nào khi thực thi các biện pháp Trong các trường hợp đó cán bộ phụ trách an ninh bến cảng và sĩ quan an ninh tàu phải liên lạc và phối hợp các hành động phù hợp Nếu tàu được chính quyền hàng hải yêu cầu thiết lập hoặc đã thiết lập, một cấp độ an ninh cao hơn cấp độ an ninh của cảng tàu dự định tới hoặc đang đỗ trong cảng đó thì phải thông báo ngay tới cơ quan có thẩm quyền của chính phủ kí kết có bến cảng hoặc thuộc quyền sở hữu của mình và cán bộ phụ trách an ninh bến cảng về tính huống của tàu

Trong trường hợp có sự cố an ninh, sĩ quan an ninh tàu có trách nhiệm liên hệ với cán bộ phụ trách an ninh bến cảng để phối hợp triển khai các biện pháp xử lý phù hợp Việc phối hợp này giúp đảm bảo an toàn cho tàu, hành khách và hàng hóa trên tàu, cũng như phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ an ninh trên tàu và tại bến cảng.

Chính quyền yêu cầu các tàu treo cờ của mình thiết lập cấp độ an ninh 2 hoặc 3 trong cảng của chính phủ kí kết khác phải thông báo ngay cho chính quyền kí kết đó. Khi chính phủ kí kết thiết lập các cấp độ an ninh và đảm bảo thông báo cấp độ an ninh tới các tàu đang hoạt động trong lãnh hải của hộ hoặc đã thông báo dự định đến lãnh hải của họ, các tàu đó phải được báo cáo duy trì cảnh giác và phải báo cáo ngay lập tức tới chính quyền của tàu và bất kì quốc gia ven bờ gần đó mọi thông tin họ quan tâm mà có thể tác động tới an ninh hàng hải trong khu vực.

+) Khi yêu cầu các tàu áp dụng cấp độ an ninh cần thiết, một chính phủ kí kết phải có lưu ý đến hướng dẫn đưa ra trong phần B của bộ luật, thông báo cho các tàu đó các biện pháp mà tàu phải thực hiện và nếu cần thiết các biện pháp do chính phủ kí kết đó thực hiện để chống lại mối đe dọa.

Trong 1 số trường hợp ít gặp tàu có thể phải hoạt động ở cấp độ an ninh cao hơn cấp độ an ninh của cảng Trong những trường hợp như vậy tàu phải thông báo cho cơ quan chuyên trách của cảng đó Sau khi tham vấn với an ninh cảng thì thuyền trưởng và nếu cần thiết thì SSO phải áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh của tàu ở cấp độ phù hợp.

Không có trường hợp nào mà một tàu có thể hoạt động ở cấp độ an ninh thấp hơn cấp độ của cảng nơi tàu ghé vào.

Một số hình ảnh cho thấy mức độ của an ninh tàu :

1.4 Mục đích của an ninh tàu

Phòng ngừa việc sử dụng và vận chuyển trái phép vũ khí, các thiết bị cũng như các hóa chất nguy hiểm chống lại con người, tàu hoặc bến cảng Ngăn ngừa tiếp cận tàu trái phép.

ĐÁNH GIÁ AN NINH TÀU

PHẦN A: Các yêu cầu bắt buộc liên quan đến các điều khoản của chương XI-2, công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển , 1974, đã bổ sung sửa đổi

Đánh giá an ninh tàu là một phần quan trọng và không thể tách rời của quá trình xây dựng và cập nhật kế hoạch an ninh tàu.

Cán bộ phụ trách an ninh công ty phải đảm bảo rằng đánh giá an ninh của tàu theo phải được tiến hành bởi người có kỹ năng phù hợp để đánh giá an ninh của tàu theo phần này, có lưu ý đến hưỡng dẫn đưa ra trong phần B của bộ luật.

Theo các điều khoản các mục 9.2.1 một tổ chức an ninh được công nhận có thể tiến hành đánh giá an ninh tàu cho một tàu cụ thể Đánh giá an ninh tàu phải bao gồm một cuộc kiểm tra an ninh tại hiện trường và ít nhất các yếu tố sau đây :

1 Xác định các hoạt động quy trình và các an ninh hiện có

2 Xác định và đánh giá các hoạt động chính của tàu cần phải được bảo vệ

3 Xác định các mối đe dọa có thể xẩy ra đối với các hoạt động chính của tàu và khả năng xẩy ra để thiết lập và ưu tiên các biện pháp an ninh

4 Xác định các điểm yếu kể cả yếu tố con người trong cơ sở hạ tầng chính sách và các quy trình

Công ty phải lập hồ sơ soát xét chấp thuận và lưu giữ đánh giá an ninh tàu

PHẦN B: Hưỡng dẫn liên quan đến các điều khoản của chương XI- 2, ph lc công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển

đã được sửa đổi và phần A của bộ luật này

Một cán bộ phụ trách an ninh công ty (CSO) có trách nhiệm đảm bảo đánh giá an ninh tàu (SSA) được thực hiện đối với mỗi tàu thuộc tàu của công ty mà yêu cầu phải tuân thủ các điều khoản của chương XI-2 và phần A của bộ luật này do CSO đó chịu

Mặc dù CSO là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đảm bảo rằng các đánh giá an ninh được thực hiện chính xác, nhưng CSO không cần phải trực tiếp thực hiện mọi nhiệm vụ trong chức trách của họ.

Trước khi lâp SSA , CSO phải đảm bảo có được những thông tin có sẵn về đánh giá mối đe dọa đối với cảng mà tàu ghé vào hoặc tại đó hành khách lên hoặc rời tàu và những thông tin về bến cảng, những biện pháp bảo vệ của họ CSO phải nghiên cứu các báo cáo trước đây về các biện pháp an ninh cần thiết tương tự nếu có thể được, CSO phải gặp những người phù hợp trên tàu và trên bến cảng để thảo luận về mục đích và phương pháp luận của bản đánh giá CSO phải tuân thủ mọi hưỡng dẫn đặc biệt do các chính phủ ký kết đưa ra.

Một SSA phải đề cập những yếu tố sau trên tàu hoặc thuộc phạm vi tàu : + An ninh vật lý

+ Các hệ thống bảo vệ con người

+ Các chính sách thủ tục

+ Các hệ thống vô tuyến và thông tin liên lạc, kể cả các hệ thông và mạng máy tính.

Các khu vực khác có thể, nếu làm hư hại và được sử dụng cho mục đích quan sát trái phép, tạo nguy hiểm cho con người, tài sản, hoặc những hoạt động trên tàu hoặc trong khu vực bến cảng.

Những người liên quan đến SSA phải đưa ra sự giúp đỡ có tính chuyên nghiệp liên quan đến

+ Hiểu biết về mối đe dọa an ninh và mô hình an ninh hiện tại

+ Nhận biết và phát hiện vũ khí, các hóa chất và thiết bị nguy hiểm

2.2.1 Công cụ đánh giá Đánh giá an ninh tàu (SSA) có thể lập sẵn thành một quy trình để tuân thủ Quá trình SSA được lập thành hồ sơ là cơ sở rất quan trọng đối với SSP Vì nó cung cấp cho bạn một số lượng lớn thông tin và kiến thức, nâng cao một cách đáng kể sự nhận thức về an ninh của mình, giúp cho việc chuẩn bị một kế hoạch an ninh tàu dễ dàng hơn. Các thông tin được đề cập đến và sử dụng cho việc đánh giá an ninh tàu càng phong phú càng tốt Một công cụ đánh giá hiệu quả nhất là sử dụng danh mục đánh giá (check list)

Bố trí chung của tàu, Vị trí của những khu vực hạn chế tiếp cận như là buồng lái, buồng máy, phòng thông tin, Vị trí và chức năng của từng lối tiếp cận thực tế hoặc có khả năng bị sử dụng để tiếp cận….

2.2.2 Kiểm tra an ninh thị trường

Kiểm tra an ninh hiện trường là kiểm tra và đánh giá hoạt động, quy trình và biện pháp bảo vệ tàu hiện có đối với việc: Đảm bảo thực hiện tất cả nhiệm vụ an ninh tàu Theo dõi những khu vực hạn chế để đảm bảo rằng chỉ người có thẩm quyền mới được tiếp cận những khu vực đó, Kiểm soát việc tiếp cận tàu bao gồm cả sử dụng hệ thống nhận dạng nào đó, Theo dõi đặc biệt các khu vực boong và các khu vực xung quanh tàu kể cả khi tàu đang ở ngoài khơi hay trong cảng nhằm ngăn chặn nạn cướp biển và cướp có vũ trang, Kiểm soát người lên tàu và hành lý của họ (hành lý theo người hoặc không theo người, hành lý cá nhân của các nhân viên trên tàu), Giám sát quá trình bốc xếp hàng hoá và nhu yếu phẩm của tàu, Đảm bảo rằng thông tin liên lạc và các thiết bị phục vụ thông tin liên lạc luôn sẵn sàng.

Khi tiến hành kiểm tra hiện trường, người phụ trách cần phải thực hiện tốt các bước chuẩn bị cần thiết như:

Phân công người có năng lực và trách nhiệm, đảm nhiệm nhiệm vụ kiểm tra hiện trường với nội dung cụ thể và ở nơi được chỉ định Trang bị những thiết bị, dụng cụ an ninh phục vụ cho việc kiểm tra hiện trường Mang theo các biểu mẫu, quy trình hướng dẩn thực hiện, các biên bản, báo cáo để ghi chép, Mang theo dụng cụ để đánh dấu những nơi đã kiểm tra hay những nơi có nghi ngờ An ninh vật chất Nguyên vẹn kết cấu Hệ thống bảo vệ cá nhân Thủ tục chính sách Hệ thống thông tin liên lạc các lĩnh vực khác 2.2.3 Hồ sơ tài liệu đánh giá an ninh

8 Đánh giá an ninh có thể được tiến hành bởi một tổ chức bên ngoài (Đăng kiểm), hay định kỳ (đánh giá nội bộ), và có thể được tiến hành thường xuyên Để đánh giá an ninh, trước đó phải tiến hành lập danh mục kiểm tra và đánh giá, thông báo về nội dung được đánh giá Khi tiến hành đánh giá phải ghi chép những nội dung được đánh giá và sau đó kết quả đánh giá được thể hiện trong báo cáo đánh giá an ninh.

Về danh mục đánh giá thường được lập sẵn theo mẫu, trước đó căn cứ vào cơ sở nhận biết những nguy cơ đe dọa, nhận biết các hoạt động then chốt của tàu, nhận biết các biện pháp, quy trình và hoạt động an ninh hiện có, nhận biết các kịch bản đe dọa có thể có và đánh giá đe dọa và khả năng dễ bị tổn hại để bao gồm các thông tin sau đây:

Theo quy định của ISPS, Kế hoạch An ninh phải bao gồm thông tin về: ngày tháng thông qua và cơ quan kiểm tra xác nhận; các nội dung chi tiết đảm bảo an ninh theo yêu cầu; quyền hạn và trách nhiệm liên quan đến an ninh của Thuyền trưởng.

+ Sỹ quan an ninh tàu: những vấn đề về trách nhiệm liên quan đến an ninh + Những người trên tàu có nhiệm vụ an ninh

+ Những người trên tàu không có nhiệm vụ an ninh

Giấy chứng nhận quốc tế tạm thời về an ninh tàu biển được ( cơ quan có giấy chúng nhận này được chính phủ ủy quyền về vệc đánh giá an ninh tàu thủy sau khi SSA,CSO đánh giá) ở việt nam trung tâm chúng nhận hệ thông quản lý chất lượng và an toàn(VRQC) được chính phủ ủy quyền

KẾ HOẠCH AN NINH TÀU

Kế hoạch an ninh tàu

Khái niệm :Kế hoạch An ninh Tàu (SSP) Kế hoạch An ninh tàu là một kế hoạch được phát triển phù hợp với Bộ luật ISPS và IMO, cung cấp hướng dẫn về các vấn đề an

12 ninh trên tàu Đây là một tài liệu mật quy định các trách nhiệm và thủ tục phải thực hiện để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào xảy ra đối với tàu, hàng hóa và nhân viên Theo Bộ luật ISPS, tất cả các tàu chở khách không phân biệt kích thước và tất cả các tàu chở hàng trên 500 GT đều phải thực hiện Kế hoạch An ninh Tàu.

Ai chuẩn bị kế hoạch An ninh Tàu

Nhân viên an ninh công ty (CSO) chịu trách nhiệm chuẩn bị SSP và đảm bảo rằng nó phù hợp với Bộ luật ISPS Anh ta cũng chịu trách nhiệm duy trì SSP và nhận được sự chấp thuận cần thiết từ Tổ chức An ninh Được công nhận Trách nhiệm thực hiện các chính sách quy định trong SSP là của Nhân viên An ninh Tàu (SSO) Anh ấy phụ trách mọi thứ, từ thực hiện các cuộc tập trận đến thông báo cho phi hành đoàn về các nhiệm vụ tương ứng của họ theo SSP Ông cũng chịu trách nhiệm xem xét kế hoạch và thông báo cho CSO trong trường hợp có bất kỳ thiếu sót nào.

Kế hoạch An ninh Tàu bao gồm những gì?

SSP đưa ra các biện pháp ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an toàn tàu Yếu tố cốt lõi của kế hoạch là các điều khoản được thực hiện theo ba cấp độ an ninh đạt chuẩn quốc tế Một số khía cạnh chính khác mà SSP quan tâm bao gồm: Xác định các khu vực hạn chế và thiết lập các biện pháp ngăn chặn truy cập trái phép.

Để đảm bảo an toàn, các biện pháp ngăn chặn xâm nhập trái phép vào tàu được triển khai chặt chẽ Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ cũng được áp dụng để ngăn chặn vận chuyển bất kỳ vật phẩm nguy hiểm, bao gồm cả vũ khí Những biện pháp này nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách, thủy thủ đoàn và tàu bè, đồng thời ngăn ngừa các hoạt động bất hợp pháp có thể gây hại đến an ninh hàng hải.

+ Các thủ tục cần tuân theo để sơ tán trong trường hợp có vi phạm an ninh. + Thông tin về cách ứng phó với các mối đe dọa an ninh và duy trì các hoạt động quan trọng của tàu.

Để đảm bảo an toàn bảo mật, hướng dẫn của Chính phủ bao gồm các quy trình diễn tập, huấn luyện và các bài tập cần được tuân thủ chặt chẽ Các thủ tục kiểm toán và báo cáo trên hệ thống phải được thực hiện để đảm bảo phát hiện và giải quyết kịp thời các sự cố bảo mật, giúp đảm bảo dữ liệu và thông tin nhạy cảm được bảo vệ an toàn.

+ Nhận dạng SSO và CSO cùng với chi tiết liên hệ 24 giờ của họ.

+ Thông tin về tần suất và phương pháp kiểm tra và bảo trì thiết bị an ninh. +Thông tin về vị trí của các điểm kích hoạt Hệ thống Cảnh báo An ninh Tàu (SSAS).

+Thông tin liên quan đến nhiệm vụ của từng nhân viên tàu trong trường hợp vi phạm an ninh.

Ba cấp độ bảo mật của ISPS là gì

Mức độ an ninh là một điều khoản được đưa ra trong Bộ luật ISPS để mô tả kịch bản hiện tại về mối đe dọa an ninh đối với cảng và tàu Có ba cấp độ bảo mật được quốc tế chấp nhận:

Cấp độ an ninh 1: Đây là cấp độ an ninh cơ bản nhất mà tàu và các công trình cảng hoạt động hàng ngày Mức độ các biện pháp bảo vệ cần được duy trì là tối thiểu.

Mức độ bảo mật 2 là mức độ cao hơn được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra sự cố bảo mật cao Trong thời gian này, cần thực hiện các biện pháp an ninh bổ sung, chẳng hạn như tăng cường tuần tra, để nâng cao khả năng bảo vệ.

Cấp độ bảo mật 3: Đây là cấp độ bảo mật đặc biệt và áp dụng cho tình huống sắp xảy ra sự cố bảo mật Các biện pháp an ninh bổ sung được thực hiện và tàu thường xuyên liên lạc với các cơ sở cảng.

Mã ISPS là gì

Các biện pháp phòng ngừa việc sử dụng và việc vận chuyển trái phép trên tàu các vũ khí, các thiết bị và hóa chất nguy hiểm chống lại con người, tàu hoặc bến cảng.

- Chỉ ra các khu vực hạn chế và các biện pháp ngăn ngừa tiếp cận trái phép;

- Các biện pháp ngăn ngừa việc tiếp cận tàu trái phép

- Các qui trình đối phó với các mối đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh, bao gồm các quy định duy trì những hoạt động quan trọng của tàu hoặc giao tiếp tàu/ cảng;

- Các qui trình để tuân thủ hướng dẫn an ninh ở cấp độ an ninh cấp 3 do Chính phủ Ký kết có thể thiết lập;

- Các qui trình sơ tán trong trường hợp có mối đe dọa an ninh hoặc vi phạm an ninh;

- Nhiệm vụ của nhân viên trên tàu được giao trách nhiệm an ninh và của các nhân viên khác về phương diện an ninh;

- Các qui trình đánh giá các hoạt động an ninh;

- Các qui trình đào tạo, huấn luyện và thực tập theo kế hoạch;

- Các qui trình phối hợp với các hoạt động an ninh của bến cảng;

- Các qui trình cho việc soát xét định kỳ kế hoạch an ninh và cập nhật;

- Các qui trình báo cáo các sự cố an ninh;

- Nhận biết Sĩ quan An ninh Tàu;

- Nhận biết Nhân viên An ninh Công ty bao gồm các các chi tiết liên lạc trong 24/24 giờ;

- Các qui trình để đảm bảo kiểm tra, thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng các thiết bị an ninh được trang bị cho tàu, nếu có;

- Tần suất thử hoặc hiệu chuẩn thiết bị an ninh được trang bị cho tàu, nếu có;

- Nhận biết các vị trí có trang bị các điểm tác động hệ thống báo động an ninh tàu

- Các qui trình và các hướng dẫn sử dụng hệ thống báo động an ninh tàu, bao gồm việc thử, tác động, tắt và đặt lại và hạn chế các báo động sai."

Nhân viên An ninh Công ty (CSO) có trách nhiệm đảm bảo Kế hoạch An ninh Tàu(SSP) được xây dựng và đệ trình để phê duyệt Nội dung mỗi SSP riêng phải thay đổi dựa trên đặc trưng của mỗi tàu mà kế hoạch đề cập Đánh giá an ninh tàu (SSA) phải xác định được các điểm đặc trưng của tàu và những mối đe dọa và khả năng bị hư hại tiềm tàng Việc xây dựng SSP yêu cầu phải nêu chi tiết những đặc điểm này Chính quyền hành chính có thể đưa ra hướng dẫn cho việc xây dựng và nội dung của một SSP.

Điều kiện để được phê duyệt SSP

Để được phê duyệt, Kế hoạch An ninh Tàu phải chỉ ra được những biện pháp bảo vệ an ninh trong quản lý và trang bị phương tiện mà tàu phải thực hiện để đảm bảo tàu luôn hoạt động ở cấp độ an ninh 1 Kế hoạch cũng phải chỉ ra các biện pháp bảo vệ an ninh bổ sung hoặc tăng cường mà tàu thực hiện để chuyển lên và hoạt động ở cấp độ an ninh 2 khi được chỉ thị thực hiện như vậy Hơn nữa, kế hoạch cũng phải chỉ ra những hành động chuẩn bị có thể cho phép tàu thực hiện những hành động ứng phó nhanh theo hướng dẫn có thể đối với tàu được đưa ra bởi lực lượng ứng phó ở cấp độ an ninh 3 trong trường hợp có sự cố an ninh hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh ( mục 1.11 Phần B Bộ luật quốc tế ISPS)

Các hình ảnh ví dụ về KẾ HOẠCH AN NINH TÀU

BIÊN BẢN

Khái niệm về biên bản

Biên bản các hoạt động trong kế hoạch an ninh tàu phải được lưu giữ trên tàu trong thời gian ít nhất do Cục Hàng hải quy định theo các điều kiện quy định sau: Đào tạo, thực tập và diễn tập.

Các mối đe dọa an ninh và các sự cố an ninh

+ Các vi phạm an ninh

+ Thay đổi cấp độ an ninh

+Trao đổi thông tin liên quan tới an ninh trực tiếp của tàu như các mối đe dọa cụ thể đối với tàu hoặc đối với bến cảng nơi tàu đang hoặc đã đến

+ Đánh giá nội bộ hoặc soát xét các hoạt động an ninh

+ Soát xét định kỳ đánh giá an ninh tàu soát xét định kỳ kế hoạch an ninh tàu,

+ Thực thi bất kỳ bổ sung sửa đổi nào của bén kế hoạch

+ Bảo dưỡng, hiệu chuẩn và thử thiết bị an ninh được trang bị trên tàu , bao gồm cả thử hệ thống báo động an ninh tàu

Biên bản phải được lưu giữ bằng các ngôn ngữ được dùng trên tàu Nếu biên bản không dùng một trong ba ngôn ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, thì biên bản phải có bản dịch sang một trong ba ngôn ngữ này để lưu trữ.

Biên bản có thể được lưu giữ ở dạng điện tử Trong trường hợp đó phải có các qui trình bảo vệ nhằm mục đích ngăn ngừa việc sửa đổi , phá hủy hoặc xóa trái phép.Biên bản phải được bảo vệ khỏi sự tiếp cạn trái phép hoặc để lộ

4.2 Các ví dụ và hình ảnh của biên bản

Các ví d và hình ảnh của biên bản

5.1 Trách nhiệm của công ty

Công ty phải bổ nhiệm Nhân viên An ninh Công ty Một người được bổ nhiệm là Nhân viên An ninh Công ty có thể giữ nhiệm vụ là Nhân viên An ninh Công ty đối với một hoặc nhiều tàu, tùy thuộc vào số lượng hoặc loại tàu mà Công ty khai thác với điều kiện phải nêu rõ người này có trách nhiệm với những tàu nào Một Công ty có thể, tùy thuộc vào số lượng và loại tàu họ khai thác, bổ nhiệm một vài người là Nhân viên An ninh Công ty với điều kiện phải nêu rõ mỗi người có trách nhiệm đối với những tàu nào.

5.2 Nhiệm vụ của an ninh bến cảng

CÁN BỘ PHỤ TRÁCH AN NINH CÔNG TY

Trách nhiệm của công ty

Công ty phải bổ nhiệm Nhân viên An ninh Công ty Một người được bổ nhiệm là Nhân viên An ninh Công ty có thể giữ nhiệm vụ là Nhân viên An ninh Công ty đối với một hoặc nhiều tàu, tùy thuộc vào số lượng hoặc loại tàu mà Công ty khai thác với điều kiện phải nêu rõ người này có trách nhiệm với những tàu nào Một Công ty có thể, tùy thuộc vào số lượng và loại tàu họ khai thác, bổ nhiệm một vài người là Nhân viên An ninh Công ty với điều kiện phải nêu rõ mỗi người có trách nhiệm đối với những tàu nào.

5.2 Nhiệm vụ của an ninh bến cảng

Ngoài những nhiệm vụ nêu ở các quy định khác trong Phần này của Bộ luật, nhiệm vụ và trách nhiệm của Nhân viên An ninh Bến cảng phải bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn: a Tư vấn mức độ đe dọa mà tàu có thể gặp, sử dụng các đánh giá an ninh phù hợp và các thông tin liên quan khác b Đảm bảo các đánh giá an ninh tàu được thực hiện; c Đảm bảo xây dựng, đệ trình để phê duyệt và sau đó triển khai áp dụng và duy trì Kế hoạch An ninh Tàu; d Đảm bảo Kế hoạch An ninh Tàu được sửa đổi, nếu phù hợp, để khắc phục những khiếm khuyết và đảm bảo hoạt động tốt của các thiết bị an ninh của từng tàu; e Sắp xếp cho các đánh giá nội bộ và soát xét các hoạt động an ninh; f Sắp xếp cho việc thẩm tra tàu lần đầu và các lần sau đó của Chính quyền hành chính hoặc tổ chức an ninh được công nhận; g Đảm bảo các khiếm khuyết và sự không phù hợp được phát hiện trong các lần đánh giá nội bộ, soát xét định kỳ, các đợt kiểm tra và thẩm tra an ninh được xác định rõ và giải quyết nhanh chóng; h Nâng cao ý thức và cảnh giác an ninh; i Đảm bảo việc đào tạo đầy đủ cho những người có trách nhiệm về an ninh của tàu; j Đảm bảo trao đổi thông tin và phối hợp hiệu quả giữa Sĩ quan An ninh Tàu và nhân viên an ninh bến cảng liên quan; k Đảm bảo tính thống nhất giữa các yêu cầu về an ninh và các yêu cầu về an toàn; l Đảm bảo rằng, nếu sử dụng kế hoạch an ninh cho các tàu cùng sê-ri hoặc cho đội tàu, kế hoạch cho mỗi tàu phản ánh đúng thông tin đặc trưng về tàu đó; và đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp thay thế hoặc tương đương nào được duyệt cho một tàu hoặc nhóm tàu cụ thể được thực hiện và duy trì.

An ninh bến cảng cũng được chia làm 3 cấp độ giống như An ninh Tàu Cụ thể: Ở cấp độ an ninh 1, những hành động sau đây phải được thực hiện thông qua các biện pháp phù hợp trong tất cả các bến cảng:

 Đảm bảo thực hiện mọi nhiệm vụ an ninh bến cảng;

 Kiểm soát tiếp cận bến cảng

 Theo dõi bến cảng, kể cả các khu vực neo và cầu cảng;

 Theo dõi các khu vực hạn chế để đảm bảo chỉ những người có thẩm quyền mới được tiếp cận;

 Giám sát hoạt động làm hàng;

 Giám sát hoạt động nhận đồ dự trữ cho tàu

 Đảm bảo việc trao đổi thông tin an ninh sẵn sàng.

- Ở cấp độ an ninh 2, các biện pháp bảo vệ bổ sung, được nêu trong Kế hoạch An ninh Bến cảng, phải được triển khai thực hiện đối với mỗi hành động được nêu chi tiết ở cấp độ an ninh 1.

Ở cấp độ an ninh 3, các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt được vạch ra cụ thể trong Kế hoạch An ninh Bến cảng sẽ được áp dụng cho từng hành động được đề cập trong cấp độ an ninh 1 Đồng thời, bến cảng phải đáp ứng và thi hành bất kỳ hướng dẫn nào do Chính phủ của quốc gia có chủ quyền ban hành.

SSO : SĨ QUAN AN NINH TÀU BIỂN ( Ship Security Officer)

SSP : KẾ HOẠCH AN NINH TÀU ( Ship Security Plan )

CSO : Cán bộ phụ trách an ninh công ty ( Company Security Officer)

SSA : Đánh giá an ninh tàu ( Ship Security Assessment )

VRQC : TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ

AN TOÀN ( VIETNAM REGISTER QUALITY AND SAFETY MANAGEMENT SYSTEM CERTIFICATION )

SSTTHọ tênCông Việc Đánh giáGhi chú1NGUYỄN VĂN DŨNG Tổng hợp và đánh giá bài làm của các bạn Mẫn cán 

Không tham gia 2NGUYỄN NGỌC DŨNG ĐÁNH GIÁ AN NINH TÀU Mẫn cán  Tham gia *

Không tham gia Tài liệu đúng hẹn và chi tiết 3LÊ ĐỨC DŨNG AN NINH TÀU Mẫn cán 

Không tham gia Tìm tài liệu đúng hẹn Nhưng còn sơ sài về bài của mình 4HUỲNH CHÍ DŨNG TỔNG HỢP LẠI NỘI DUNG VÀ LÀM POWPOINT Mẫn cán

Không tham gia Đúng hẹn và có tích cực trong việc làm và giao nộp bài tập 5CAO

VÕ ANH HIỀN KẾ HOẠCH AN NINH TÀU Mẫn cán 

Không tham gia Đã có tìm tài liệu những khá là sơ sài 6BÙI HẢI DƯƠNG KẾ HOẠCH AN NINH TÀU Mẫn cán 

Không tham gia Tìm tài liệu đúng hẹn và đầy đủ 7VÕ VĂN QUÝ HÀO CÁN BỘ PHỤ TRÁCH AN NINH TÀU Mẫn cán 

Không tham gia Tìm tài liệu đúng hẹn và đầy đủ 8NGUYỄN DUY HÀO THUYẾT TRÌNH Mẫn cán 

Không tham gia Thuyết trình tốt về phần của mình được giao 9NGUYỄN NHẬT THANH DUY THUYẾT TRÌNH Mẫn cán 

Ngày đăng: 28/08/2024, 11:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w