1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhập môn luật học phân tích tình huống vụ án căn nhà số 29 nguyễn bỉnh khiêm

46 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình huống: Vụ án căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tác giả Lê Minh Thư, Lê Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Thùy Dương, Thạch Thị Mỹ Huyền, Nguyễn Dương Thảo Nguyên
Người hướng dẫn ThS. Lưu Đức Quang
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Chuyên ngành Nhập Môn Luật Học
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,89 MB

Cấu trúc

  • Phần I: CÁC HỌC THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC (3)
    • 4. Thuyết tâm lí (13)
    • 6. Chủ nghĩa Mác - Lênin (17)
    • 7. Đánh giá học thuyết (20)
  • Phần II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG: VỤ ÁN CĂN NHÀ SỐ 29 NGUYỄN BỈNH KHIÊM (24)
    • 1. Mô tả tình huống (24)
    • 2. Quan hệ pháp luật (26)
    • 3. Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý (34)

Nội dung

Các giá trị và nguyên tắc từ thuyết thần học có thể được sử dụng để định hình quy tắc vànguyên tắc đạo đức trong hệ thống pháp luật và quy định cho nhà nước, khuyến khích sự tuânthủ và t

CÁC HỌC THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

Thuyết tâm lí

- Nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ… b) Nội dung

- Thuyết tâm lý tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu về tâm lý, suy nghĩ, hành vi của cá nhân, tập thể trong xã hội và nhà nước.

- Theo thuyết tâm lý: Trong thời kỳ công xã nguyên thủy, con người hầu như còn yếu về thể lực, cũng như còn kém về trí tuệ Do đó họ luôn có sợ hãi trước tai họa của thiên nhiên như bão, lũ và thú dữ… Với nhu cầu rất lớn về mặt tâm lý để được bảo vệ, con người trong xã hội nãy đã ủng hộ, tôn sủng luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ - những người được cho là có sứ mệnh lãnh đạo xã hội…

- Vì vậy, nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mệnh lãnh đạo xã hội, lãnh đạo cộng đồng trong các hoạt động đối nội, đối ngoại.

- Tuy nhiên, học thuyết này rất ít ghi nhận nên thông tin về nó khá hạn hẹp. c) Ưu điểm:

- Giải thích được 1 số nguyên nhân cơ bản về việc hình thành cơ sở Nhà nước nguyên thủy.

- Giúp ta hiểu rõ hơn về tâm lý con người: cảm xúc, suy nghĩ, ý chí, những thứ có chi phối đến quyết định của con người trong nhà nước. d) Nhược điểm:

- Chỉ lí giải sự ra đời của nhà nước theo chủ nghĩa duy tâm và ý muốn của con người

- Chưa xem xét đến những khía cạnh kinh tế xã hội khác dẫn đến sự ra đời của nhà nước.

- Tách rời nhà nước với quá trình vận động và phát triển của đời sống vật chất xã hội loài người, không nhìn thấy nguyên nhân vật chất của sự ra đời nhà nước. e) Ví dụ

- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua sau khi dẹp loạn 12 sứ quân chính là ví dụ điển hình cho thuyết tâm lí.

- Trong những năm 1960, đất nước không còn chính quyền trung ương, lại càng thêm rối loạn rồi bị chia rẽ sâu sắc bởi sự nổi lên của 12 sứ quân Cùng lúc đó, triều đình phương Bắc nhăm nhe khôi phục ách đô hộ Trước tình hình này, Đinh Bộ Lĩnh đã đứng lên dẹp loạn.

- Suốt hai năm, Đinh Bộ Lĩnh thuyết phục, vận động, liên kết, hàng phục và dùng sức mạnh quân sự để đánh dẹp các thế lực cát cứ Đối với cánh quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, ông dùng phương pháp liên kết và hàng phục; đối với cánh quân Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê thì đánh dẹp Còn lại Lã Đường và Nguyễn Khoa không đánh cũng tự thua.

- Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt thu phục các sứ quân, chấm dứt tình trạng phân chia cát cứ, thống nhất đất nước, được gọi là Vạn Thắng Vương Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và cho định đô ở Hoa

=> Ông lên ngôi sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thể hiện tâm lí muốn được bảo vệ của nhân dân

5 Thuyết khế ước xã hội a) Nguồn gốc

- Chế độ phong kiến tồn tại ở Phương Tây trong một thời gian dài cùng với chính sách ngu dân của giáo hội đã kìm hãm con người trong vòng ngu tối và trở thành một chướng ngại cho sự phát triển của xã hội Giai cấp tư sản lớn mạnh dần và mâu thuẫn với phong kiến ngày càng gay gắt và các cuộc đấu tranh chống phong kiến và sự chuyên chế độc đoán của nhà nước phong kiến, nhu cầu về thiết lập một trật tự xã hội mới với nền tảng cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng quyền tự do của con người được đặt ra Vào những thế kỉ XVI, XVII, XVIII, trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý xuất hiện quan điểm mới về nguồn gốc nhà nước, Thuyết khế ước xã hội hình thành

- Nền tảng, sự phát triển: Thuyết khế ước xã hội là học thuyết chính trị - pháp lý lần đầu tiên ra đời trong xã hội Hy Lạp cổ đại Từ thế kỷ XVI-XVIII, Thomas Hobbes, John Locke và Jean Jacques Rousseau được biết đến như những nhà triết học chính trị tiêu biểu của thời đại Bằng sự kế thừa các giá trị tư tưởng trước đó, Hobbes, Locke và Rousseau đưa ra học thuyết khế ước xã hội nhằm lý giải nguồn gốc nhà nước và tính chất của nó Khế ước xã hội là một bản công ước, dựa trên sự thỏa thuận trong xã hội để thiết lập các nguyên tắc xử sự và mục tiêu chung nhằm bảo vệ sự ổn định, an ninh cho toàn xã hội Khế ước xã hội được hình thành bắt nguồn từ nhu cầu cảm tính và lý tính của con người Để tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định bền vững mà vẫn đảm bảo các quyền cơ bản của con người thì cần phải có một “ý chí chung” và một “thực thể tối cao” - đó là nhà nước

- Nguồn gốc của Nhà nước: Nhà nước ra đời là kết quả của một thoả thuận xã hội (khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên của xã hội Quyền lực nhà nước thuộc về các công dân, vì lợi ích của các công dân Trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước này và ký kết khế ước mới, một nhà nước mới ra đời. b) Nội dung

- Học thuyết xây dựng trên cơ sở thuyết quyền tự nhiên, thuyết cho rằng: con người không thể sống trong trạng thái tự nhiên vô chính phủ, vì vậy họ cần tự giác ký kết với nhau một khế ước để giao cho tổ chức làm trung gian, trọng tài nhằm đảm bảo an ninh quyền tư hữu và các quyền cá nhân khác Tổ chức đó chính là nhà nước

- Học thuyết về chủ quyền tối thượng của nhân dân: Thể chế chính trị hợp lý là khi con người liên kết với nhau thành xã hội thì vẫn không mất đi quyền tự nhiên và duy trì được tự do

- Về quyền lực nhà nước, đã có sự phân biệt rạch ròi giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp Quyền lập pháp được quy định do khế ước xã hội Quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân

Chính phủ do dân lập ra, tức là nhân dân có quyền quyết định hình thức thể chế Do đó, phải tuân theo cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp được thành lập bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền.

- Thuyết khế ước xã hội đã chứa đựng yếu tố tiến bộ xã hội đủ để phá vỡ tư tưởng thần quyền về sự ra đời của nhà nước đồng thời nhìn nhận quyền lực nhà nước như sản phẩm hoạt động của con người. c) Ưu điểm:

Chủ nghĩa Mác - Lênin

- Học thuyết của Mác ra đời từ sự kế thừa thẳng và trực tiếp học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội mà còn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của khoa học tự nhiên đương thời Sau này, trong chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Lênin cũng đã có sự kế thừa những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Nguồn gốc nhà nước: Nhà nước là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, gắn liền với sự phát triển của kinh tế, xã hội, nó xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của đời sống xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu và

Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Nó xuất hiện khi và chỉ khi những mâu thuẫn này trở nên khách quan, vượt khỏi tầm kiểm soát Nhiệm vụ của nhà nước là điều tiết và bảo vệ những lợi ích chung trong xã hội, đại diện cho giai cấp thống trị để duy trì sự ổn định và trật tự xã hội.

- Quan điểm Mác-Lênin về nguồn gốc NN được giải thích dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Nhà nước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội và chỉ xuất hiện khi XH phát triển đến 1 trình độ nhất định.

- Nhà nước ra đời không phải xuất phát từ mục đích tự thân: LLSN hay nhu cầu của các chủ thể trong XH mà xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chính sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp là cơ sở khách quan hình thành nhà nước.

- Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được

- Nhà nước không phải là 1 hiện tượng vĩnh cửu hay bất biến.

+ Không vĩnh cửu: NN không tồn tại mãi mãi mà có thể mất đi Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, xã hội có phân chia giai cấp thì sự ra đời nhà nước là điều tất yếu” Tuy nhiên nếu cơ sở hình thành khách quan NN mất đi-> NN bị tiêu vong.

+ Không bất biến: Luôn vận động và vận động theo hướng phát triển (LS pt của loài người đã trải qua 5 hình thái KT từ thấp đến cao: công xã nguyên thủy, CS chủ nghĩa)

 Cộng sản chủ nghĩa c) Ưu điểm:

- Quan điểm Mác – Lênin giải thích được sự tồn tại nhà nước dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội

- Nhà nước thực hiện cả chức năng giai cấp và chức năng xã hội.

- Chỉ ra con người phải đấu tranh xóa bỏ mâu thuẫn giai cấp để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hiện nay trên thế giới, chỉ còn 4 quốc gia chính thức được công nhận là nhà nước xã hội chủ nghĩa với đảng cộng sản lãnh đạo theo chủ nghĩa Mác - Lênin Bốn quốc gia này bao gồm: Trung Quốc (ngoại trừ Hồng Kông và Ma Cao), Việt Nam, Cuba và Lào.

- Chủ nghĩa Mác–Lênin về NN vẫn còn ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay: là nền tảng tư tưởng vững chắc của các đảng cộng sản cầm quyền, trong đó có Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho sự nghiệp đổi mới của Đảng, soi sáng con đường đổi mới ở Việt Nam hiện nay. d) Nhược điểm:

- Sự tập trung quyền lực về kinh tế - chính trị ở giai cấp thống trị dễ dẫn đến lạm quyền, tham ô, trên dưới không thống nhất

- Sự vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong việc xây dựng đất nước phải linh hoạt để tránh tình trạng sụp đổ.(Phù hợp với lịch sử, tình hình cụ thể của quốc gia đó và phải đổi mới liên tục, sự sụp đổ CNXH ở LX và các nước Đông Âu những năm 1989 – 1991) e) Ví dụ

- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi đầu tiên trong lịch sử nhân loại, do giai cấp vô sản Nga liên minh với giai cấp nông dân nghèo và binh lính tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich đứng đầu là V.I Lênin, đã lật đổ chính phủ lâm thời và nền thống trị của giai cấp địa chủ quý tộc và giai cấp tư sản.

(Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Xô viết)

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn Ái Quốc cảm thấy "có mối tình đoàn kết" với cuộc cách mạng này Đến tháng 6/1923, ông sang Liên Xô nghiên cứu trực tiếp về sự kiện lịch sử này, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của ông.

- Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản.

- Nguyễn Ái Quốc đã làm tất cả những gì có thể để truyền bá lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam Sản phẩm của quá trình chuẩn bị công phu đó chính là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu tháng 2-1930.

Đánh giá học thuyết

Theo nhóm em, mọi người sẽ đánh giá cao học thuyết khế ước xã hội vì học thuyết này có những yếu tố tiến bộ xã hội Nó chống lại sự độc đoán của chế độ phong kiến, giải quyết được tình trạng lạm quyền, hướng tới tự do và con người Bên cạnh đó, nhà nước còn phải có nghĩa vụ bảo vệ trật tự xã hội, an toàn tính mạng, tài sản… cho các công dân, nếu nhà nước không thực hiện được trách nhiệm của mình, nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký một khế ước mới Điều này tạo ra một xã hội bình đẳng, dân chủ, công bằng với mục đích bảo vệ con người, hướng con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thanh and Thanh (2020) Các học thuyết phổ biến về nguồn gốc nhà nước và pháp luật [online] Luật sư Online Available at: https://iluatsu.com/kien-thuc-chung/cac-hoc-thuyet-pho- bien-ve-nguon-goc-nha-nuoc-va-phap-luat/ [Accessed 6 Oct 2023].

Tập bài giảng lý luận về nhà nước Tái bản lần 2 Nhà xuất bản Hồng Đức

Moj.gov.vn (2019) Bộ luật Hammurabi và đôi nét về tư tưởng công lý thời cổ đại [online] Available at: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?

ItemID30#:~:text=Hammurabi%20l%C3%A0%20%C3%B4ng%20vua

%20%C4%91%E1%BA%A7u,%2C%20l%C4%A9nh%20canh%20ru%E1%BB%99ng

Bộ luật Hammurabi được ban hành vào khoảng năm 1754 TCN, cho thấy nền văn minh tiền tiến của người Babylon cổ đại Bộ luật này gồm 282 điều khoản khắc sâu trên một khối đá bazan cao 2,25m, trông giống như một cây trụ Bộ luật Hammurabi thể hiện sự chú trọng đến công lý, công bằng và trật tự xã hội Nó giải quyết nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ tội phạm đến thương mại, hôn nhân và gia đình, góp phần duy trì sự ổn định và bảo vệ các quyền của công dân trong xã hội Babylon cổ đại.

4000-nam-sau-van-gia-tri1622105517.html#:~:text=%E1%BB%9E%20ph%E1%BA%A7n

%20k%E1%BA%BFt%20lu%E1%BA%ADn%20Hammurabi,%C4%91%C3%ADch%20cai

%20tr%E1%BB%8B%20d%C3%A2n%20ch%C3%BAng [Accessed 6 Oct 2023]

Những người đóng góp vào các dự án Wikimedia (2012) Nhà Saud [online] Wikipedia.org Available at: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Saud#:~:text=Nh%C3%A0%20Saud

%20l%C3%A0%20gia%20t%E1%BB%99c,ibn%20Abdul%20Rahman%20Al%20Saud [Accessed 6 Oct 2023].

Luật sư Bùi Thị Nhung (2019) Thuyết khế ước xã hội là gì? Tìm hiểu về thuyết khế ước xã hội [online] Công ty Luật TNHH Minh Khuê Available at: https://luatminhkhue.vn/thuyet-khe- uoc-xa-hoi-la-gi.aspx? fbclid=IwAR3rWtVBBwuaEvmdbasWdUg1mKrxw39OSQ9X6EdDHfjGrz1-ifoutDktdgc [Accessed 4 Oct 2023].

Bùi Tuấn An (2022) Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân nào? Dẹp loạn 12 sứ quân năm bao nhiêu? [online] Công ty Luật TNHH Minh Khuê Available at: https://luatminhkhue.vn/dinh- bo-linh-da-lien-ket-voi-su-quan-nao.aspx? fbclid=IwAR3gYmS6UJnlMnKzLjRRgSvas2htlXrrS5hYrE-giPptCN4q492HcnJA_xg [Accessed 6 Oct 2023].

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng (2023) Các sự kiện lịch sử của cách mạng Tháng Mười

Nga [online] Available at: https://btgtu.lamdong.dcs.vn/tai-lieu/tai-lieu-shcb/type/detail/id/

35275/task/1708? fbclid=IwAR0b5WaIgL1jHRKaRss_SqPt80TiWOrihH9iKTjDM_mI35B1MGVZO6FDj_E [Accessed 6 Oct 2023].

Studocu (2021) Thuyết khế ước xã hội - Bài tập có thể có những sai sót, chỉ mang tính chất tham khảo [online] Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-bach- khoa-ha-noi/phap-lu-at-dai-cuong/thuyet-khe-uoc-xa-hoi-bai-tap-co-the-co-nhung-sai-sot-chi- mang-tinh-chat-tham-khao/24072227 [Accessed 3 Oct 2023].

Thuyết khế ước xã hội cho rằng các cá nhân tự nguyện từ bỏ một số quyền tự do của mình để tạo thành một xã hội trật tự (Luật sư Bùi Thị Nhung, 2019) Thuyết này nhấn mạnh vai trò đồng thuận trong việc tạo ra trật tự xã hội và nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc được thiết lập chung (xaydungso.vn, 2022).

Studocu (2022) Học thuyết phi Mắc-xít [online] Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-can-tho/phap-luat-dai-cuong/hoc- thuyet-phi-mac-xit/69425579 [Accessed 7 Oct 2023]

Tdtu.edu.vn (2023) Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, cơ sở lý luận của cách mạng Việt Nam | Sinh viên [online] Available at: https://student.tdtu.edu.vn/doan-hoi/chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-la-nen-tang-tu- tuong-co-so-ly-luan-cua-cach-mang?hl=vi_VN [Accessed 4 Oct 2023]. xaydungso.vn (2023) Thuyết về thuyết gia trưởng là gì và cách áp dụng vào cuộc sống [online] Xaydungso.vn Available at: https://xaydungso.vn/blog/thuyet-ve-thuyet-gia-truong-la- gi-va-cach-ap-dung-vao-cuoc-song-vi-cb.html#1 [Accessed 6 Oct 2023].

Thanh and Thanh (2020) Các học thuyết phổ biến về nguồn gốc nhà nước và pháp luật [online] Luật sư Online Available at: https://iluatsu.com/kien-thuc-chung/cac-hoc-thuyet-pho- bien-ve-nguon-goc-nha-nuoc-va-phap-luat/ [Accessed 7 Oct 2023].

Studocu (2013) Nguồn gốc nhà nước - bài thuyết trình [online] Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-luat-dai-hoc-quoc-gia-thanh- pho-ho-chi-minh/ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat/nguon-goc-nha-nuoc-bai-thuyet-trinh/

Studocu (2013) Nguồn gốc nhà nước - bài thuyết trình [online] Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-luat-dai-hoc-quoc-gia-thanh- pho-ho-chi-minh/ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat/nguon-goc-nha-nuoc-bai-thuyet-trinh/

Studocu (2021) PLĐC - BÀI 1 - Lecture notes 1 [online] Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-tai-chinh-thanh-pho-ho-chi- minh/phap-luat-kinh-doanh/pldc-bai-1-lecture-notes-1/19188234 [Accessed 5 Oct 2023].

Wikipedia.org (2022) Ả Rập Xê Út – Wikipedia tiếng Việt [online] Available at: https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2_R%E1%BA%ADp_X%C3%AA_%C3%9At [Accessed 5 Oct 2023].

Những người đóng góp vào các dự án Wikimedia (2008) Hammurabi [online] Wikipedia.org Available at: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hammurabi [Accessed 4 Oct 2023]

Trà Khánh (2023) Xung đột Nga – Ukraine một năm nhìn lại [online] Báo điện tử VTC News Available at: https://vtc.vn/xung-dot-nga-ukraine-mot-nam-nhin-lai-ar743107.html [Accessed 7 Oct 2023]

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG: VỤ ÁN CĂN NHÀ SỐ 29 NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Mô tả tình huống

Vụ án căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm là một vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất dẫn đến hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác.

- Năm 2017, Bà Hoàng Thị Thu Thảo lập hợp đồng mua bán, mua căn nhà số 29 Nguyễn

Bỉnh Khiêm của bà Hoàng Trọng Anh Chi (chủ sở hữu căn nhà và đang thế chấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà tại ngân hàng, căn nhà đang được thi công được 80%, chưa hoàn chỉnh theo giấy phép xây dựng) với giá 25 tỷ chia làm 4 đợt thanh toán

- Từ 10/1/2017 đến 23/11/2017, bà Thảo đã thanh toán cho bà Chi số tiền cọc 7 tỷ đồng kèm chi phí xây dựng, hoàn công, xin giấy phép xây dựng đợt 2 tổng cộng 1,168 tỷ Còn bà Chi bàn giao căn nhà số 29 cho bà Thảo tiếp tục giám sát thi công tiếp phần còn lại.

- Tuy nhiên, do công trình này thi công trái phép nên Thanh tra Sở Xây dựng Tp.HCM ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng với chủ đầu tư công trình là bà Chi Đồng thời, việc hoàn công cũng không kịp như cam kết ban đầu của bà Chi là tháng 12/2017.

- Đến tháng 4/2018, việc mua bán giữa bà Chi và bà Thảo vẫn chưa hoàn tất do căn nhà chưa thể hoàn công Lúc này, bà Thảo yêu cầu bà Chi trả lại tiền cọc và chi phí phát sinh nhưng không được đồng ý.

- Ngày 13/4/2018, bà Thảo khởi kiện vụ việc ra TAND quận 1 yêu cầu bà Chi trả số tiền cọc 7 tỷ đồng và số tiền phạt tương đương cọc là 7 tỷ đồng, cùng với số tiền đã đưa để hoàn thiện công trình là 1,8 tỷ đồng và 400 triệu đồng Tổng cộng là 16,2 tỷ đồng

- Tháng 9/2018, bà Thảo thuê công ty tiếp tục thi công hoàn thiện căn nhà và cùng 4 người con chính thức chuyển đến ở tại căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm từ tháng 3/2019 Trong khi trước đó (tháng 12-2018), UBND phường Đa Kao có lập biên bản ghi rõ ý kiến của Thanh tra Sở Xây dựng và UBND phường kết luận “để đảm bảo an toàn, yêu cầu các bên không được bố trí người ở lại”.

Vào tháng 8/2019, bà Chi cáo buộc bà Thảo đã vi phạm hợp đồng và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, đòi lại căn nhà Tuy nhiên, bà Thảo không chấp thuận yêu cầu của bà Chi.

Vào ngày 19/9/2019, ông Lâm Hoàng Tùng đã dẫn đầu nhóm người gồm thừa phát lại, bảo vệ và bà Nguyễn Thị Hương Tâm (người muốn thuê căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm) bất ngờ xông vào nhà bà Thảo, dùng vũ lực và gây áp lực tinh thần để đuổi những người trong nhà ra Sự việc này diễn ra cho đến ngày 28/9/2019, khi ông Tùng chiếm giữ căn nhà và giao cho công ty bảo vệ trông coi, không cho người nhà của bà Thảo vào.

Thảo vào nhà Trong thời gian này, ông Tùng cho người đến tháo dỡ một số vật dụng trong căn nhà.

- 2 ngày sau khi sự việc xâm phạm chỗ ở diễn ra (22/9), bà Thảo gửi đơn tố cáo ông Lâm

Hoàng Tùng, Nguyễn Hải Nam và bà Nguyễn Thị Hương Tâm về hành vi chiếm nhà và bắt trẻ em

- Ngày 27/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố vụ án “Xâm phạm chỗ ở người khác” theo Điều 158 Bộ luật Hình sự ; sau đó tống đạt lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Hải Nam và Lâm Hoàng Tùng về tội “Xâm phạm chỗ ở người khác”.

- Ngày 18/5/2020, Công an TP Hồ Chí Minh truy nã bà Nguyễn Thị Hương Tâm

- Ngày 29/12/2020, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm Trong phần luận tội, đại diện viện KSND

TP.HCM đề nghị HĐXX tuyên Lâm Hoàng Tùng 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Hải Nam từ 1 năm 6 tháng tù đến 2 năm tù Sau phần luận tội của đại diện Viện KSND TP.HCM luật sư bào chữa cho bị cáo Lâm Hoàng Tùng khẳng định thân chủ mình không phạm tội Các luật sư nêu đến nay chủ sở hữu hợp pháp quyền sử dụng đất và công trình đang xây dựng tại 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn đang là của bà Hoàng Trọng Anh Chi Vì vậy, cáo trạng kết luận “Lâm Hoàng Tùng và Nguyễn Hải Nam có hành vi đuổi trái pháp luật những người ở trong nhà của bà Hoàng Thị Thu Thảo ra khỏi nơi cư trú của họ” là hoàn toàn không có căn cứ.Luật sư phía bị cáo Lâm Hoàng Tùng cũng cho rằng bà Thảo có hành vi cư trú bất hợp pháp, kinh doanh lưu trú bất hợp pháp tại công trình 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm của bà Chi Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hải Nam, luật sư khẳng định thân chủ của mình không phạm tội như cáo trạng quy kết Theo luật sư, ông Nam chưa bao giờ bước vào căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nên không có căn cứ xác định ông Nam xâm phạm chỗ ở của người khác Bên cạnh đó, luật sư của bị cáo Nam đề nghị khởi tố vụ án xâm phạm tư pháp đối với Công an, Viện Kiểm sát quận 1 Vì Công an, Viện Kiểm sát quận 1 biết rõ ông Nam đang là thẩm phán, phó chánh án TAND quận 4 Luật sư cho biết: theo quy định, các cơ quan này không có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với ông Nam Sau khi xác định ông Nam là thẩm phán, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 1 đã có văn bản bản gửi Công an TP.HCM về việc chuyển hồ sơ lên cấp trên điều tra Từ đó, VKS xác định quá trình điều tra, khởi tố vụ án là đúng quy định, đúng pháp luật.

- Ngày 30/12/2020, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn

Hải Nam 17 tháng tù và Lâm Hoàng Tùng 24 tháng tù cùng về tội “Xâm phạm chỗ ở của người khác” theo khoản 2 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015

- Trong thời gian Tùng và Nam thụ án, Tâm bỏ trốn ra Hà Nội, lẩn trốn ở nhiều nơi Tháng 9/2022, thấy vụ việc lắng xuống Tâm đón xe ô tô vào TP Hồ Chí Minh thuê căn hộ ở chung cư Sky Garden 3 (đường Phạm Văn Nghị, phường Tân Phong, quận 7) ẩn nấp. Ngày 23/9/2022, khi tâm đến một ngân hàng để rút tiền thì bị tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát hình sự bắt giữ.

- 28/12/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thị Hương Tâm, đồng phạm của ông Nam, về tội "Xâm phạm chỗ ở của người khác".

- Ngày 10/1/2023: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án.

- Ngày 13/1/2023: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt ông Lâm Hoàng

Tùng 2 năm tù, bà Nguyễn Thị Hương Tâm 18 tháng tù, ông Nguyễn Hải Nam 30 tháng tù.

- Tính đến nay, vụ án căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được giải quyết xong theo quy định của pháp luật.

Quan hệ pháp luật

a) Liệt kê các chủ thể

 Bà Hoàng Thị Thu Thảo

 3 đứa bé tại căn nhà

- Chủ sở hữu căn nhà

 Bà Hoàng Trọng Anh Chi

- Nhóm người xông vào căn nhà

 Bà Nguyễn Thị Hương Tâm

 Nhóm người của văn phòng thừa phát lại và công ty bảo vệ

 Luật sư của ông Lâm Hoàng Tùng

 Luật sư của ông Nguyễn Hải Nam

 Công an Thành phố Hồ Chí Minh

 Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh

 Thanh tra Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh b) Xác định quan hệ pháp luật

Trong vụ việc thương tâm xảy ra, bà Thảo có 4 người con Tuy nhiên, chỉ có 3 người con nhỏ gồm 2 bé gái và 1 bé trai đang có mặt tại ngôi nhà khi sự việc diễn ra Người con lớn nhất là một bé trai không có mặt tại nhà vào thời điểm xảy ra vụ việc vì đang ở trường.

 Nhóm người của văn phòng thừa phát lại và công ty bảo vệ - ông Tùng

 Bà Chi - Thanh tra Sở Xây dựng Tp.HCM

 Ông Tùng - Tòa án nhân dân TP.HCM

 Ông Nam - Tòa án nhân dân TP.HCM

 Bà Tâm - Tòa án nhân dân TP.HCM

 Ông Tùng - Công an TPHCM

 Ông Nam - Công an TPHCM

 Bà Tâm - Công an TPHCM c )Phân tích quan hệ pháp luật

 Chủ thể: Bà Hoàng Trọng Anh Chi - bà Hoàng Thị Thu Thảo.

 Khách thể: đối với bà Chi là có được khoản tiền từ việc bán nhà, còn đối với bà Thảo là có được căn nhà.

Bà Chi có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng căn nhà; quyền nhận 25 tỷ; yêu cầu bà Thảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn trong hợp đồng; yêu cầu CQNN có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế buộc bà Thảo phải thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng khi quyền của bà Chi bị vi phạm.

Bà Thảo có quyền đòi hỏi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng căn nhà đã thỏa thuận; yêu cầu bà Chi thực hiện thủ tục sang tên chuyển nhượng để sở hữu hợp pháp; đồng thời, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu quyền của bà Thảo bị vi phạm.

Bà Chi có nghĩa vụ thực hiện thủ tục sang tên chuyển nhượng căn nhà cho bà Thảo; thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.

Bà Thảo có nghĩa vụ thanh toán tiền đầy đủ và đúng hẹn cho bà Chi; thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng.

25 Được quy định tại điều 21,22 Luật Kinh doanh bất động sản : Điều 21 Quyền của bên bán nhà, công trình xây dựng

1 Yêu cầu bên mua nhận nhà, công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2 Yêu cầu bên mua thanh toán đủ tiền theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp không có thỏa thuận thì chỉ được thu tiền của bên mua không vượt quá 95% giá trị hợp đồng khi người mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3 Yêu cầu bên mua phối hợp thực hiện các thủ tục mua bán trong thời hạn đã thỏa thuận.

4 Không bàn giao nhà, công trình xây dựng khi chưa nhận đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

5 Yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại do lỗi của bên mua gây ra.

6 Các quyền khác trong hợp đồng. Điều 22 Nghĩa vụ của bên bán nhà, công trình xây dựng

1 Thông báo cho bên mua các hạn chế về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng (nếu có).

2 Bảo quản nhà, công trình xây dựng đã bán trong thời gian chưa bàn giao cho bên mua.

3 Thực hiện các thủ tục mua bán nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

4 Giao nhà, công trình xây dựng cho bên mua theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng.

5 Bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán theo quy định tại Điều 20 của Luật này.

6 Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

7 Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

8 Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

* Làm phát sinh: hành vi ký kết hợp đồng mua bán nhà

* Làm thay đổi: bà Thảo yêu cầu bà Chi trả lại tiền cọc và chi phí phát sinh nhưng không được đồng ý

Bà Chi ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với bà Thảo, là một loại hợp đồng dân sự được quy định tại điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015 Hợp đồng mua bán nhà ở giữa bà Chi và bà Thảo đã được lập thành văn bản, có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“I Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2 Hợp đồng có thể có cấc nội dung sau đây: a) Đối tượng của hợp đồng; b) Số lượng, chất lượng; c) Giá, phương thức thanh toán; d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên; e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g) Phương thức giải quyết tranh chấp”.

Bà Thảo ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với Bà Chi và chuyển tiền đặt cọc cho bà Chi

Các hành vi trên của bà Chi và bà Thảo là thi hành pháp luật dựa trên Điều 437 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản như sau:” Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền thanh toán, bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.”

Dựa vào Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015, bà Chi sở hữu quyền bán căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm Điều luật này nêu rõ rằng chủ sở hữu tài sản có quyền thực hiện các giao dịch với tài sản của mình, bao gồm bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho vay, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 Chủ thể: bà Chi - Thanh tra Sở xây dựng TPHCM

 Khách thể: các trật tự quản lý hành chính Nhà nước

Bà Chi có quyền khiếu kiện, khiếu nại quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Xây dựng nếu thấy quyết định đó không hợp pháp, đồng thời cũng có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt và nộp phạt cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả

Thanh tra Sở Xây dựng có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh bà Chi, đồng thời có nghĩa vụ chứng minh vi phạm, giải quyết khiếu nại.

* Làm phát sinh: khi Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra công trình xây dựng của bà Chi

* Làm thay đổi: Hành vi lập biên bản vi phạm hành chính của Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.

 Chủ thể: Tòa án nhân dân TPHCM - Ông Nam, ông Tùng, bà Tâm

 Khách thể: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

 Quyền của ông Nam, ông Tùng, bà Tâm

Quyền được bào chữa: Ông Nam, ông Tùng, bà Tâm có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa cho mình trong quá trình giải quyết vụ án.

Quyền được biết rõ về tội danh, hành vi phạm tội và quyền lợi, nghĩa vụ của mình: Ông Nam, ông Tùng, bà Tâm có quyền được Tòa án thông báo rõ về tội danh, hành vi phạm tội mà mình bị truy tố; quyền được biết rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ án.

Quyền được tham gia phiên tòa: Ông Nam, ông Tùng, bà Tâm có quyền tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận với những người tham gia tố tụng khác.

Quyền được xét xử công khai: Ông Nam, ông Tùng, bà Tâm có quyền được xét xử công khai, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng hình sự Điều 28 Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý

 Hành vi thi công trái phép của bà Chi

 Hành vi vi phạm: Bà Chi đã tự ý thi công xây dựng công trình nhà ở trên khu đất ở tại địa chỉ số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

 Thời gian: Hành vi vi phạm được thực hiện vào khoảng tháng 10 năm 2017

 Địa điểm: Hành vi vi phạm được thực hiện tại khu đất ở tại địa chỉ số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

 Công cụ: Bà Chi đã sử dụng các loại máy móc, thiết bị xây dựng để thi công công trình nhà ở.

 Hậu quả: Hành vi vi phạm của bà Chi đã xâm phạm đến trật tự quản lý xây dựng, gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và an toàn cho người dân.

- Chủ thể : Bà Chi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có hành vi thi công xây dựng công trình nhà ở trên khu đất ở tại địa chỉ số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh mà không có giấy phép xây dựng.

Hành vi vi phạm pháp luật của bà Chi là hành vi cố ý trực tiếp, vì bà nhận thức rõ hành vi xây dựng nhà ở mà không có giấy phép xây dựng là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2020 Quy định này nêu rõ rằng các công trình nhà ở bắt buộc phải có giấy phép xây dựng.

1 Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2 Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm: a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp; b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này; d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường; đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ; e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này; h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

3 Giấy phép xây dựng gồm: a) Giấy phép xây dựng mới; b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo; c) Giấy phép di dời công trình; d) Giấy phép xây dựng có thời hạn.

4 Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật này.

5 Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.”.

31 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 91 như sau:

“2 Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”.

32 Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 93 như sau:

“a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;”.

- Khách thể : Hành vi vi phạm pháp luật của bà Chi xâm phạm đến trật tự quản lý xây dựng, gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và an toàn cho người dân

- Vi phạm pháp luật dẫn đến trách nhiệm pháp lý:

Trách nhiệm hành chính : Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thì hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng trên đất ở tại đô thị bị xử phạt như sau:

* Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với công trình xây dựng có diện tích dưới 200 m2.

* Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với công trình xây dựng có diện tích từ 200 m2 đến 500 m2.

* Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công trình xây dựng có diện tích trên 500 m2. Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP: Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

1 Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

2 Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này; c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

3 Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này; b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Ngày đăng: 28/08/2024, 11:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w