1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bộ câu hỏi ôn tập môn Luật môi trường quốc tế

38 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LUẬT MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Chuyên ngành Luật môi trường quốc tế
Thể loại Đề cương ôn tập
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 700,06 KB

Cấu trúc

  • I. Khái quát về Luật Môi trường quốc tế (2)
    • 1. Khái niệm (2)
    • 2. Chủ thể (2)
    • 3. Đối tượng điều chỉnh (3)
    • 4. Phương pháp điều chỉnh (3)
    • 5. Nguồn luật (4)
  • II. Các nguyên tắc của luật quốc tế về môi trường (5)
    • 1. Nguyên tắc phòng ngừa (5)
    • 2. Nguyên tắc ngăn chặn (6)
    • 3. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (6)
    • 4. Nguyên tắc chủ quyền (trách nhiệm không gây tác hại) (7)
    • 5. Nguyên tắc hợp tác (8)
    • 6. Nguyên tắc phát triển bền vững (8)
    • 7. Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt (9)
    • 8. Nguyên tắc di sản chung của nhân loại (10)
    • 9. Nguyên tắc tham gia của cộng đồng) (10)
    • 10. Nguyên tắc đánh giá tác động môi trường (11)
    • 11. Nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ (11)
    • 12. Nguyên tắc đồng ý trên cơ sở thông báo trước (12)
  • III. Khái quát lịch sử hình thành của Luật môi trường quốc tế (12)
  • IV. Những quy định của PLQT và PLVN về phòng ngừa ô nhiễm không khí/ biển/ ĐVHD/ rác thải/ đa dạng sinh học/… Và theo bạn, cần phải làm gì để hạn chế? (19)
    • 1. Bảo vệ rừng (20)
    • 2. Các loài ĐVHD/ hệ sinh thái/ đa dạng sinh học (21)
    • 3. Nguồn nước/ tài nguyên nước (23)
    • 4. Biển (25)
    • 5. Bảo vệ khí quyển (27)
    • 6. Biến đổi khí hậu (29)
    • 7. Bảo vệ vũ trụ khỏi rác thải (30)
    • 8. Ô nhiễm không khí (31)
    • 9. Quản lý rác thải/hóa chất (32)

Nội dung

Đề cương ôn tập môn Luật môi trường quốc tế. Mình đã ra trường và để lại bộ tài liệu này cho các bạn sinh viên nào cần. Đây là đề cương do mình tự soạn để thi nên khá chi tiết. Cảm ơn các bạn! Chúc các bạn thi tốt!

Khái quát về Luật Môi trường quốc tế

Khái niệm

- Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên, XH trong đó có con người + sinh vật tồn tại và phát triển trong quan hệ với con người, sinh vật ấy (LBVMT có định nghĩa)

=> Toàn bộ MT sống với con người và sinh vật có MQH mật thiết.

- Sự cần thiết phải có LMTQT:

+ Vấn đề dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu => sự thách thức với mọi quốc giá => cần sự hợp tác quốc tế.

+ Ô nhiễm môi trường k chỉ xảy ra trong 1 quốc gia mà có thể ảnh hưởng đến quốc gia khác.

Ví dụ: Thảm họa Chernobyl 1986, tràn dầu Hebei Spirit 2007,…)

Luật quốc tế về môi trường là tập hợp các nguyên tắc và quy định pháp lý điều chỉnh quan hệ trong bảo vệ môi trường Ngành luật này nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường lành mạnh, thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển bền vững Luật quốc tế về môi trường là nền tảng pháp lý quan trọng giúp các quốc gia và cộng đồng quốc tế bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của mọi người.

=> Ra đời: Nhằm kiểm soát ô nhiễm và suy giảm các nguồn lực tư nhiên vì sự phát triển bền vững toàn cầu.

Chủ thể

- Chủ thể cơ bản là các quốc gia Nhà nước trong quan hệ pháp luật môi trường quốc tế chính là trách nhiệm của các quốc gia đối với những thiệt hại gây ra bởi hành động của mình cho công dân của các quốc gia khác dù hành động đó diễn ra trong phạm vi quyền tài phán của mình. Trách nhiệm này của quốc gia được khăng định tại Điều 21 Tyên bố Stockholm và được tái khẳng định lại trong Điều 13 Tuyên bố Rio De Janero năm 1992 và Tuyên bố “Tương lai mà chúng ta cần” của Hội nghị Rio De Janero-20 Điều 13 Tuyên bố Rio De Janero năm 1992 khẳng định:

“Các nước cần soạn thảo luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường cho những nạn nhân của sự ô nhiễm và tác hại môi trường khác Các quốc gia cũng cần hợp tác một cách khẩn trương và kiên quyết hơn để phát triển hơn nữa luật quốc gia về trách nhiệm pháp lý và bồi thường về những tác hại môi trường do những hoạt động trong phạm vi quyền hạn hay kiểm soát của họ gây ra cho những vùng ngoài phạm vi quyền hạn của họ”

Trách nhiệm về môi trường phải được thực hiện một cách công bằng, ưu tiên cho những quốc gia đang phát triển và dễ bị tổn thương về môi trường Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác và phối hợp với nhau trong các sáng kiến giải quyết các vấn đề môi trường xuyên biên giới và toàn cầu Họ cũng có trách nhiệm đối với các thiệt hại do hoạt động của mình gây ra đối với công dân của các quốc gia khác, ngay cả khi những hoạt động đó diễn ra bên ngoài phạm vi thẩm quyền của họ.

- Các tổ chức quốc tế liên chính phủ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia về môi trường và phát triển, trong đề xuất khuyến nghị,giám sát thực thi và phối hợp các hành động của các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác Đây là các tổ chức quốc tế phổ cập, tổng hợp hoặc chuyên ngành quan trọng do chính các quốc gia thỏa thuận thành lập và thông qua điều lệ của tổ chức Điều lệ qui định rõ mục tiêu của tổ chức, các chức năng được giao, các cơ quan chính cần thành lập để thực thi nhiệm vụ Các tổ chức này có trách nhiệm phối hợp hoạt động của các quốc gia trong các lĩnh vực chuyên môn hẹp, đàm phán các hiệp định chuyên môn và thông qua các tiêu chuẩn chung Ví dụ như nhóm các tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên hợp quốc, IMO, ILO, WIPO, WB

=> Liên hợp quốc với tư cách là tổ chức theo đuổi mục tiêu bảo vệ hòa bình, thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyền các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân danh và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chúng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo Các hội nghị thượng đỉnh lớn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của Pháp luật môi trường quốc tế như Hội nghị Stockholm, Hội nghị thượng đỉnh Rio De Janero, Hội nghị Thượng đỉnh Rio De Janero +20 đều do LHQ tổ chức.

- Các doanh nghiệp: Hoạt động của DN thường gây ra ô nhiễm nên đây là chủ thể k thể thiếu. Hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa dẫn đến sự tham gia nhiều quan hệ môi trường quốc tế Sự tham gia của các chủ thể này đã thay đổi khá nhiều nội dung và bản chất của Pháp luật môi trường quốc tế Một trong những hình thức hợp tác công tư thịnh hành hiện nay là xây dựng quan hệ đối tác công - tư để giải quyết các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững.

Các tổ chức phi chính phủ (NGO) đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế về pháp luật môi trường thông qua các hoạt động vận động, giáo dục nâng cao nhận thức Sự hợp tác quốc tế giữa các NGO đã mang lại hiệu quả tích cực cho công tác bảo vệ môi trường Tại Việt Nam, hoạt động của các NGO như WWF, Green Peace, FCPF đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường quốc tế là các quan hệ nhiều mặt phát sinh trong đời sống môi trường quốc tế nhưng chủ yếu là các quan hệ chính trị hoặc các khía cạnh chính trị. Quan hệ do Luật môi trường quốc tế điều chỉnh chính là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác, cụ thể như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội…) của đời sống môi trường quốc tế.

Quan hệ do Luật môi trường quốc tế điều chỉnh có đặc điểm khác biệt với quan hệ môi trường thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc gia Quan hệ này mang tính xuyên quốc gia, liên chính phủ và nảy sinh từ các vấn đề môi trường trong đời sống quốc tế.

Phương pháp điều chỉnh

Quốc gia áp dụng nhiều cách thức và biện pháp để xây dựng và thực thi luật pháp môi trường quốc tế Trong số đó, có hai phương pháp phổ biến nhất:

- Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự nguyện và hợp tác giữa các chủ thể Thể hiện ở những ĐƯQT,…

- Trong những trường hợp cần thiết, các chủ thể của luật quốc tế có thể dùng phương pháp cưỡng chế, can thiệp riêng lẻ hay tập thể phù hợp các quy định của luật môi trường quốc tế Can thiệp riêng lẻ là biện pháp cưỡng chế do 1 chủ thể thực hiện nhằm trừng trị chủ thể có hành vi vi phạm (như đáp trả quân sự của quốc gia bị xâm lược) Cưỡng chế tập thể là biện pháp cưỡng chế do nhiều chủ thể thực hiện (thường do một nhóm quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế đoàn kết với quốc gia để áp dụng các biện pháp trừng trị đối với quốc gia có hành vi vi phạm.

Nguồn luật

- Nguồn chủ yếu ĐƯQT là thoả thuận giữa các chủ thể của luật pháp quốc tế và được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế Hai yếu tố quan trọng nhất để một thỏa thuận có được xem là một điều ước quốc tế hay không là

(i) chủ thể ký kết phải là chủ thể của luật pháp quốc tế và

(ii) luật điều chỉnh phải là luật pháp quốc tế.

=> Số lượng các điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường hiện nay rất đa dạng và nó có đặc điểm là liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: luật thương mại quốc tế, luật bảo hiểm quốc tế, luật hàng hải quốc tế, luật hình sự quốc tế vv

+ Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu 1969 (Intervention 1969)

+ Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế, 1948.

+ Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế, 1965 - Công ước quốc tế về mạn khô, 1966, Nghị định thư 1988 sửa đổi Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969. + Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổ thất ô nhiễm dau, 1969 (CLC 1969). + Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ra ô nhiễm dầu, 1969 - Công ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường biển, 1971.

- Tập quán quốc tế: như là bằng chứng về một thực tiễn chung được chấp nhận như luật (international custom, as evidence of a general practice accepted as law) Một quy định tập quán cần thoả mãn hai yếu tố: (i) thực tiễn chung, và (ii) được chấp nhận như luật.[8]

- Các nguyên tắc chung: là một nguồn để lắp khoảng trống pháp lý khi một tranh chấp không có quy định điều ước hay tập quán điều chỉnh.

- Án lệ: là một nguồn bổ trợ của luật pháp quốc tế Án lệ có thể là các phán quyết, lệnh hay quyết định khác của cơ quan tài phán quốc tế hoặc cơ quan tài phán quốc gia Khi luật quốc tế còn chưa phát triển, các án lệ quốc gia thường được sử dụng Tuy nhiên, đến hiện nay hầu hết các án lệ được trích dẫn và sử dụng đều là án lệ của các cơ quan tài phán quốc tế.

- Soft law: là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các văn bản hay quy định mà bản chất không phải là luật nhưng có tầm quan trọng trong khuôn khổ phát triển luật pháp quốc tế.Đấy là các văn kiện không ràng buộc như khuyến nghị, hướng dẫn, quy tắc hay tiêu chuẩn được các quốc gia đưa ra hoặc các tổ chức quốc tế và các cơ quan của nó đưa ra

=> Luật mềm được sử dụng khi các quốc gia không đạt được thoả thuận ràng buộc nhưng cũng không muốn đàm phán không đạt được kết quả gì Luật mềm cũng được sử dụng để tránh sự rườm ra và cứng nhắc của việc ký kết điều ước quốc tế Vai trò của văn kiện hay quy định luật mềm nằm ở việc sau khi chúng ra đời các quốc gia thực hiện hay chấp nhận chúng như thế nào.

=> Chỉ là những cam kết, thỏa thuận giữa các quốc gia, không thành công ước hay kí kết như các ĐƯQT Ví dụ: Phấn đấu giảm lượng khí thải trong năm 2023.

Các nguyên tắc của luật quốc tế về môi trường

Nguyên tắc phòng ngừa

Bản chất của nguyên tắc phòng ngừa thể hiện mục tiêu mà nó hướng tới là sự ngăn chặn kịp thời các tác tố tác động xấu đến môi trường Cần ghi nhớ là ngay cả việc chưa có các bằng chứng khoa học về tác động tiêu cực đến môi trường cũng không là lý do cho việc cản trở hay trì hoãn các hành động bảo vệ môi trường trước những tổn hại hoặc tổn hại tiềm năng.

Việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa có những lợi thế nhất định

- Thứ nhất, tạo được căn cứ hợp pháp để hành động trong các rủi ro môi trường khi chưa xác định được quan hệ nhân quả.

- Thứ hai, tạo nền tảng cho việc xây dựng chính sách và pháp luật về đánh giá tác động môi trường.

Nguyên tắc tiếp cận đề phòng chính thức được đưa vào nguyên tắc 15 của Tuyên bố Rio năm 1992: …

Tiếp cận đề phòng cũng được áp dụng trong thực tiễn quốc gia và một số vụ việc trước các cơ quan tài phán quốc tế như vụ Thử vũ khí nguyên tử tại Thái Bình Dương năm 1974 giữa Niu Dilan, Australia với Pháp; vụ Gabcikovo Nagymaros Project năm 1997 giữa Hungary và Slovaskia.

Tòa án quốc tế cho rằng đây là một cách tiếp cận, không phải là nguyên tắc vì còn nhiều điểm chưa thống nhất về bản chất, cơ sở quy phạm và nội dung của nguyên tắc trong luật quốc tế Một số nhận xét cho rằng nguyên tắc này còn mơ hồ, được giải thích theo nhiều cách khác nhau và không được chấp nhận thống nhất trên toàn thế giới ở cấp độ quốc gia

Biện pháp sửa đổi nguyên tắc:

- Đưa ra các tiêu chuẩn đề phòng.

- Các phương pháp tổng hợp về đánh giá môi trường và kinh tế cần phải được sử dụng trong quyết định các biện pháp bảo đảm chất lượng môi trường => Nguyên tắc này gắn bó chặt chẽ với nguyên tắc đánh giá tác động môi trường

- Kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc hợp tác, với khả năng các nước thực hiện các cam kết về trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu

- Các thủ tục pháp lý, hành chính và kỹ thuật hỗ trợ việc áp dụng cách tiếp cận đề phòng cần phải được áp dụng ở cả những nơi chưa phát triển.

Nguyên tắc ngăn chặn

Nguyên tắc ngăn chặn hay còn được gọi là nguyên tắc “Không gây hại” ngăn ngừa quyết liệt những hoạt động mà nguy cơ tổn hại môi trường tiên liệu được Mục tiêu của việc áp dụng nguyên tắc này là không cho phép tiến hành các hoạt động gây hại môi trường Theo nguyên tắc này, các quốc gia có nghĩa vụ hành động để ngăn chặn các tổn hại đối với môi trường của quốc gia mình Các quốc gia, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tiến hành các bước cần thiết để tránh gây hại cho môi trường quốc gia và cả môi trường nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình

=> Nguyên tắc ngăn chặn yêu cầu các hành động phải được tiến hành ngay từ giai đoạn sớm nhất và nếu có thể, trước khi tác hại xảy ra.

- Nguyên tắc này được thể hiện trong Nguyên tắc 21 của Tuyên bố Stockholm; nguyên tắc 11 của Tuyên bố Rio; Điều 193 của UNCLOS 1982

- Nguyên tắc 21 phù hợp với nguyên tắc không gây hại của luật quốc tế chung, tuy nhiên, có 1 số điểm hạn chế:

+ Thứ nhất, nó nhấn mạnh việc bảo vệ các lợi ích của các quốc gia khác hơn là bảo vệ môi trường chung

+ Thứ hai, nó hạn chế trong trách nhiệm không gây tác hại mà không mở rộng thành nguyên tắc ngăn ngừa cho môi trường chung Nguyên tắc này tiếp tục được bổ sung và làm rõ hơn trong các văn bản pháp lý tiếp sau.

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

- Bản chất của nguyên tắc này là chuyển chi phí xã hội cho việc bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường cho chính những cá nhân, tổ chức có những hoạt động gây hại đến môi trường.

- Tác dụng của việc áp dụng nguyên tắc này thể hiện ở các khía cạnh chính sau:

(i) buộc các cá nhân, tổ chức khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay bất cứ hoạt động nào đều tính đến hậu quả đối với môi trường Cá nhân, tổ chức phải cân nhắc để chọn giải pháp tôi tụ nhằm hạn chế chi phí phát sinh do phải trả tiền cho hoạt động gây tổn hại cho môi trường Đối với doanh nghiệp, việc tặng chi phí sẽ giảm tính cạnh tranh và đây là điều mà các doanh nghiệp buộc phải chú ý.

(ii) Cá nhân, tổ chức phải đối mặt cả với những chi phí do bồi thường thiệt hại cho những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản gây ra với cá nhân và tổ chức khác.

Xã hội sẽ có thêm nguồn lực công để tập trung vào việc bảo vệ môi trường và hỗ trợ các nạn nhân trong các sự cố, thảm họa môi trường do con người gây ra.

Nguyên tắc này trở thành nguyên tắc của Pháp luật môi trường quốc tế, được nghi nhận trong Tuyên bố Rio 1992 (nguyên tắc 16).

Nguyên tắc "người gây ô nhiễm trả tiền" cho rằng bên gây ra ô nhiễm phải chịu trách nhiệm về các chi phí bên ngoài phát sinh do việc gây ô nhiễm của họ Nguyên tắc này có thể được thực hiện bằng cách yêu cầu người gây ô nhiễm làm sạch ô nhiễm và phục hồi môi trường trở về trạng thái gần nhất với tình trạng trước khi bị ô nhiễm.

- Hạn chế, khó xác định:

+ Các khái niệm trong nguyên tắc chưa rõ ràng: “bên điều hành”, “bên gây ô nhiễm”,… + Trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm gây ra Do quá trình sản xuất, đóng gói, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm liên quan đến rất nhiều doanh nghiệp, luật quốc tế cũng như luật quốc gia xem xét đến trách nhiệm bồi thường chung khi có ô nhiễm.

+ Xác định chi phí phải trả cho việc gây ô nhiễm Chi phi này bao gồm các chi phí cho các biện pháp ngăn ngừa và các chi phí cho các biện pháp khắc phục

- Nguyên tắc này có tính “luật mềm” bởi vì nó được thảo luận và đưa vào nhiều thỏa thuận khu vực trong lĩnh vực quản lý chất thải như Hiến chương châu Âu về môi trường và y tế năm

1989, Công ước của Hội đồng châu Âu về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do các hoạt động nguy hiểm môi trường gây ra (Lugano 1993), Hiệp định về EU năm 2007, Chỉ thị 2004/35/

EC của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về trách nhiệm môi trường.

Nguyên tắc chủ quyền (trách nhiệm không gây tác hại)

Nguyên tắc 21 Tuyên bố Stockholm:

“Các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, có chủ quyền khai thác tài nguyên của mình theo các chính sách môi trường của riêng mình, và trách nhiệm để đảm bảo rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền hoặc sự kiểm soát của họ không gây ra thiệt hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc của các khu vực vượt ra ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia.”

Nguyên tắc 7 của Tuyên bố Stockholm cũng nhắc nhở: “Các quốc gia cần tiến hành các bước đi có thể để ngăn chặn ô nhiễm biển do các chất có thể tạo ra độc hại cho sức khỏe con người, tác hại tới các tài nguyên sinh vật và đời sống biển, làm tổn hại các giá trị mỹ cảm hoặc can thiệp tới các quyền sử dụng biển hợp pháp khác”

=> Nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc ngăn ngừa Nguyên tắc này cũng được nêu ra trong vụ Trail Smelter năm 1905 và vụ Eo biển Corfu năm 1949

+ Thứ nhất, nó chưa định lượng được thế nào là mức gây tác hại môi trường dẫn đến vi phạm luật quốc tế

+ Thứ hai, một số hoạt động khai thác tài nguyên hợp pháp nhưng vẫn có thể gây ra những tác hại môi trường của nước khác như khai thác nhà máy điện hạt nhân vì mục đích hòa bình

=> Nguyên tắc không gây tác hại tới môi trường nước khác hoặc tới các vùng nằm ngoài quyền tài phán và kiểm soát quốc gia thông qua thực tiễn quốc gia và các phán quyết đã trở thành nguyên tắc mang tính tập quán quốc tế.

Nguyên tắc hợp tác

Nguyên tắc hợp tác là một trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, được thể hiện trong Hiến chương Liên hợp quốc Điều 74 và Nghị quyết 2625 (XXV) năm 1970 của Đại Hội đồng UN Môi trường là mối quan tâm chung của nhân loại, là di sản chung của nhân loại nên các quốc gia đều phải có nghĩa vụ hợp tác bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà còn có thể ảnh đến các quốc gia khác Một quốc gia không thể giới quyết được, cần phải có sự hợp tác quốc tế Chính vì thế, hợp tác được coi là nguyên tắc quan trọng của Pháp luật môi trường quốc tế.

Trong nguyên tắc 24 của Tuyên bố Stockholm năm 1972:

Để xử lý hiệu quả các vấn đề môi trường quốc tế, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, bất kể quy mô và năng lực Hợp tác đa phương và song phương cùng các biện pháp phù hợp giúp kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và loại bỏ những tác động tiêu cực đến môi trường gây ra bởi các hoạt động trong mọi lĩnh vực, đồng thời đảm bảo sự tôn trọng chủ quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia liên quan.

Nguyên tắc này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia, bất kể quy mô, trong việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

Hợp tác quốc tế đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao năng lực hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường Nhiều vấn đề môi trường mang tính chất khu vực hoặc toàn cầu, đòi hỏi sự hợp tác sâu rộng giữa các quốc gia Những diễn đàn quốc tế như Tuyên bố Stockholm năm 1972 nhấn mạnh hành động chung của các tổ chức quốc tế để bảo vệ lợi ích chung, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc hợp tác cũng được ICJ đề cập trong hàng loạt các vụ như Thềm lục địa Biển Bắc

1969, Gabcikovo-Nagymaros Project năm 1997, Đảo Kasiliki/Sedudu (Botswana Namibia) năm

Tòa trọng tài quốc tế về Luật Biển trong vụ MOX (Ireland/Vương quốc Anh) năm 2001 khẳng định: “Nghĩa vụ hợp tác là nguyên tắc cơ bản trong ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển theo Phần XII của Công ước và luật quốc tế chung”.

Nguyên tắc phát triển bền vững

Phát triển bền vững trở thành một nguyên tắc của Luật mới trường quốc tế và được qui định trong Tuyên bố Rio 1992, Tuyên bố Kio-20 Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

* Mục tiêu của phát triển bền vững

Phát triển bền vững không chỉ là một chiến lược, một lối sống, một quan niệm đạo đức mà là một quá trình hoà nhập sự phát triển mọi mặt của con người, xã hội loài người với thiên nhiên.Tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2000, các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ/PTBV cũng đã đạt được sự nhất trí với 8 mục tiêu sẽ được thực hiện vào trước năm 2015 là: i) Xoá tình trạng nghèo đói cùng cực; ii) Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; iii) Khuyến khích bình đồng giới và nâng cao địa vị của phụ nữ; iv) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ e Nâng cao sức khoẻ sinh sản; vi) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác, viii) Bảo đảm bền vững về môi trường; và ix) Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu phục vụ hoạt động phát triển

- Khái niệm "phát triển bền vững" có mối quan hệ chặt chẽ với các nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ, nguyên tắc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay đa dạng sinh học.

- Tuy nhiên, khái niệm "phát triển bền vững" còn một số hạn chế

+ Thứ nhất, khái niệm này chưa có sự thống nhất rõ ràng về nội dung quy phạm và phạm vi để căn cứ vào đó đưa ra những quy định luật pháp cụ thể điều chỉnh hành vi của các quốc gia + Thứ hai, khái niệm này yêu cầu phải có sự thay đổi chất lượng và kiểu mẫu cuộc sống Điều này phụ thuộc vào chính sách của các quốc gia vì vậy rất khó để xác định trước các biện pháp đặc thù để đạt được phát triển bền vững trong luật quốc tế Do sự không rõ ràng này nên đến nay trong một số văn kiện pháp lý dùng lẫn lộn như một khái niệm hay nguyên tắc Phát triển bền vững cần được xem xét như khái niệm định hướng cho cách hành xử của các quốc gia cũng như của các cơ quan tài phán quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về môi trường Cần nhận thức rõ, PTBV chỉ là mục tiêu mong đợi về mặt xã hội và các kết quả đạt được từ PTBV không phải là “hằng số nên phải thường xuyên điều chỉnh để duy trì tính bền vững đạt được, thích ứng với sự thay đổi của các giai đoạn phát triển.

Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt

Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt gồm hai vế

- Thứ nhất, nó quy định nghĩa vụ tất cả các quốc gia bảo vệ môi trường ở tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu

Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt (CBDR) thừa nhận sự đa dạng hoàn cảnh của các quốc gia, bao gồm kinh tế, văn hóa và đóng góp của họ vào tác động môi trường Theo đó, nguyên tắc này xác định rõ các quốc gia phát triển có trách nhiệm lớn hơn trong việc đối phó với các vấn đề môi trường vì trình độ kinh tế cao và đóng góp nhiều hơn vào tác động môi trường trong quá khứ Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển cũng cần đóng góp vào việc ngăn ngừa, giảm nhẹ và kiểm soát tác động môi trường phù hợp với khả năng và hoàn cảnh cụ thể của họ.

Nguyên tắc 7 của Tuyên bố Rio nhấn mạnh trách nhiệm chung của mọi quốc gia đối với môi trường toàn cầu, nhưng đồng thời cũng công nhận nghĩa vụ tiên quyết của các nước phát triển trong việc bồi thường các tác động môi trường và tiếp tục giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

Nguyên tắc 7 được khẳng định tiếp trong Công ước về biến đổi khí hậu năm 1992, Điều 3.1:

Bảo vệ hệ thống khí hậu là trách nhiệm chung của các quốc gia Tuy nhiên, mức độ đóng góp và khả năng hành động của mỗi quốc gia là khác nhau, do đó nguyên tắc "trách nhiệm chung nhưng khác biệt và khả năng tương ứng" được đưa ra Theo nguyên tắc này, các quốc gia phát triển có vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu vì họ có trách nhiệm lịch sử và năng lực kinh tế cao hơn.

=> Nguyên tắc này giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và phát triển, giữa phát triển và môi trường Nguyên tắc này kêu gọi trách nhiệm từng quốc gia trong bảo vệ môi trường nhưng có sự khác biệt về nghĩa vụ giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển

Trong thực tiễn các quốc gia đã thực hiện củng cố thêm việc thực thi nguyên tắc

- Các khái niệm mới thể hiện trách nhiệm chung của các nước với môi trường được soạn thảo và thông qua trong các luật và điều ước quốc tế Trong Luật Vũ trụ có khái niệm: “Mặt trăng và các thiên thể là ngôi nhà của nhân loại” Trong Luật Biển có khái niệm “Vùng đáy biển - di sản chung của loài người”.

- Trách nhiệm khác biệt được thể hiện trong thực tiễn thông qua hai kỹ thuật, một là các quy định thời gian thực thi và quá độ; hai là các quy định yêu cầu kỹ thuật khác nhau cho các nhóm quốc gia khác nhau.

Nguyên tắc di sản chung của nhân loại

Nguyên tắc di sản chung của nhân loại được hiểu là một số vùng hoặc một yếu tố môi trường được coi là di sản của nhân loại dù chúng nằm trong quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào và phải được ủy thác để gìn giữ cho cho các thế hệ tương lai, chống lại bất cứ sự khai thác của quốc gia, doanh nghiệp thậm chí Nhà nước Nhiều di sản nhân loại đã được công nhận và được bảo vệ theo những yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế Di sản chung của nhân loại bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên (gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) Để bảo đảm việc bảo vệ và bảo tồn càng hiệu quả càng tốt và tôn tạo càng tích cực càng tốt di sản văn hoá và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mỗi nước và theo những điều kiện thích hợp của mỗi nước, các nước tham gia vào Công ước này sẽ cố gắng hết sức mình để thực hiện các công tác sau đây:

- Đề ra một chính sách chung để trao cho di sản văn hoá và tự nhiên một chức năng nhất định trong đời sống tập thể và đưa việc bảo vệ di sản đó vào các chương trình của việc kế hoạch hoá chung;

- Thành lập trên lãnh thổ của mình (trong trường hợp chưa có) một hoặc một vài cơ quan bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên, có số nhân viên thích hợp và có đủ phương tiện thực hiện các nhiệm vụ được giao;

Phát triển các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cải tiến phương pháp can thiệp là chìa khóa giúp quốc gia ứng phó hiệu quả với các thảm họa đe dọa di sản văn hóa và thiên nhiên.

- Áp dụng các biện pháp luật pháp, khoa học - kỹ thuật, hành chính và tài chính thích hợp để xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và tái sử dụng di sản đó;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hoặc phát triển các trung tâm quốc gia hoặc vùng về đào tạo cán bộ trong lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này.

Nguyên tắc tham gia của cộng đồng)

Đây là nguyên tắc quy định nghĩa vụ của các quốc gia tạo mọi điều kiện cho cộng đồng (các tầng lớp nhân dân, các công ty, các cá nhân, xã hội dân sự) tham gia vào quá trình hoạch định chính sách mỗi trường, thực thi hoạt động có thể gây tác hại môi trường và ảnh hưởng đến người dân, tổ chức liên quan Nguyên tắc này bảo đảm lợi ích của các đối tác giữa các công ty và cá nhân, giữa người dân với Nhà nước, công ty với Nhà nước

Nguyên tắc 10 của Tuyên bố Rio

=> Nguyên tắc 10 đã chỉ rõ 3 thành tố quan trọng của quyền tham gia của người dân: quyền được tiếp cận thông tin, quyền được tham dự vào quá trình ra quyết định về các vấn đề môi trường và quyền được sử dụng các công cụ pháp lý theo quy định của pháp luật nếu các quyền trên bị từ chối Bảo đảm quyền tham gia của cộng đồng sẽ nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của mình trong bảo vệ môi trường và phát triển, là công cụ ngăn chặn hữu hiệu các hành vi gây tác hại tới môi trường

=> Nguyên tắc tham gia của cộng đồng liên quan chặt chẽ với nguyên tắc ngăn ngừa và tiếp cận đề phòng.

Nguyên tắc đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là biện pháp có nguồn gốc từ luật quốc gia Nguyên tắc

17 của Tuyên bố Rio quy định: … ĐTM là nguyên tắc có nguồn gốc tập quán quốc tế Nguyên tắc ĐTM liên hệ chặt chẽ với nguyên tắc tham gia của cộng đồng cũng như quyển được tiếp xúc với các thông tin và tham gia quá trình ra quyết định liên quan đến các biện pháp môi trường ĐTM đúng sẽ cung cấp những số liệu xác thực về tình trạng môi trường tại thời điểm trước khi hoạt động phát triển kinh tế đi vào thực hiện Nó là cơ sở giảm thiểu tối đa các dự án, chương trình phát triển và các phần của chúng có khả năng gây thiệt hại tới môi trường ĐTM cũng là cơ sở để xác định mức độ thiệt hại môi trường xảy ra sau khi hoạt động kinh tế triển khai và trách nhiệm, mức độ bồi thường khi có tác động xấu nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

Tuyên bố Rio 1992 theo đó đánh giá tác động môi trường, với tư cách là công cụ quốc gia sẽ được thực hiện đối với các hoạt động có khả năng hiện hữu tác động xấu đến môi trường và phải được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quyết định.

Mục đích của nguyên tắc đánh giá tác động môi trường là giảm thiểu tối đa các dự án, chương trình phát triển có ảnh hưởng xấu đến môi trường trong mỗi quốc giá Tuy nhiên, cần khẳng định rằng giá trị của đánh giá tác động môi trường phụ thuộc rất nhiều vào tính minh bạch của quá trình đánh giá tác động, sự giám sát của người dân.

=> Nguyên tắc ĐTM liên hệ chặt chẽ với nguyên tắc tham gia của cộng đồng cũng như quyển được tiếp xúc với các thông tin và tham gia quá trình ra quyết định liên quan đến các biện pháp môi trường

Nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ

Nguyên tắc này có mục tiêu bảo đảm phân bổ công bằng chất lượng và khả năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các thế hệ cũng như các nỗ lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó.Nguyên tắc này bảo đảm cho mỗi thế hệ có quyền được tiếp nhận Trái Đất ở điều kiện không được tồi hơn các thế hệ trước và nghĩa vụ của thế hệ hôm nay phải bảo tồn môi trường và tài nguyên cho viễn cảnh đó.

Mục 6 Lời nói đầu của Tuyên bố Stockholm năm 1972 phát biểu: “Bảo vệ và cải thiện môi trường con người cho các thế hệ hiện tại và tương lai là mục tiêu mệnh lệnh của nhân loại”

Nguyên tắc 2 của Tuyên bố Stockholm cũng nhấn mạnh lại điểm này: “Các tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất, bao gồm không khí, nước, đất, hệ động vật và sinh vật và đặc biệt các mẫu hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, cần phải được bảo vệ cho lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau thông qua việc kế hoạch hóa cẩn trọng hoặc quản lý thích ứng” Điều 3 của Công ước về biến đổi khí hậu, lời nói đầu của Công ước đa dạng sinh học năm

Theo Nguyên tắc 21 của Tuyên bố Rio năm 1992, các quốc gia cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường cho lợi ích của cả thế hệ hiện tại và tương lai Nguyên tắc này cũng được Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) thừa nhận trong phán quyết về vụ Gabcikovo-Nagymaros.

Nguyên tắc đồng ý trên cơ sở thông báo trước

- Nguyên tắc này bảo đảm cho bên có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định về tài nguyên và môi trường được quyền biết trước về các biện pháp đó và đồng ý chấp nhận các biện pháp đó

- Nguyên tắc này thường được áp dụng trong ít nhất hai trường hợp:

+ Thứ nhất là nghĩa vụ tham khảo ý kiến của nhân dân bản xứ khi họ có thể là bên bị ảnh hưởng bởi các biện pháp triển khai

=> Điều 8 của Công ước đa dạng sinh học yêu cầu có sự đồng ý và tham gia của nhân dân bản xứ khi sử dụng các hiểu biết truyền thống của họ Điều này đặc biệt cần thiết trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm và sở hữu trí tuệ Người dân bản xứ được quyền chia sẻ những lợi ích sử dụng các hiểu biết truyền thống của họ trong các sản phẩm trí tuệ mới Nghị quyết số 61/295 của Đại Hội đồng UN về “Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của nhân dân bản xứ” tại Điều 10 quy định:

“nhân dân bản xứ không được cưỡng bức di chuyển khỏi đất đai của họ” và Điều 19 “không một sự phân bố lại dân cư nào được tiến hành nếu không có sự tự nguyện đồng ý trên cơ sở được thông báo trước của nhân dân bản xứ liên quan”.

+ Thứ hai là trường hợp xuất khẩu chất thải, vật liệu và các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường sang các nước khác Các chất thải, vật liệu và các sản phẩm này chỉ được xuất khẩu tới nước đồng ý nhập khẩu và có khả năng kỹ thuật xử lý chúng Việc xuất khẩu này thường được tiến hành trên cơ sở hồ sơ xuất nhập theo từng chất hoặc theo chuyến

=> Công ước Rotterdam năm 1998 về thủ tục thông báo đồng ý trước quy định hệ thống xác định từng sản phẩm, trao đổi thông tin, và hệ thống hồ sơ thông báo cho các quốc gia thành viên.Điều 6 Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại năm 1989 quy định thủ tục đặc biệt cho quá trình đồng ý trên cơ sở được thông báo trước.

Khái quát lịch sử hình thành của Luật môi trường quốc tế

2 Giai đoạn trước năm 1972 a) Từ trước 1960:

- Cuối thế kỷ XIX đến trước năm 1960, luật quốc tế về môi trường chưa phát triển mạnh. Những cố gắng đầu tiên nhằm pháp điển hóa luật quốc tế về môi trường tập trung trong một số lĩnh vực nhất định

- Trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên sinh vật, một số điều ước sớm được ký kết như: Công ước về điều tiết đánh cá hồi tại lưu vực sông Rhine năm 1885, Công ước bảo vệ các loài chim hữu ích cho nông nghiệp năm 1902, Hiệp ước giữa Mỹ, Anh, Nhật Bản và Nga về bảo vệ và bảo tồn các loài hải cầu năm 1911, Thỏa thuận về bảo vệ hồ Constance chống ô nhiễm năm 1960), Hiệp ước Nam cực năm 1969,…

- Trọng tài quốc tế đã có những nỗ lực giải thích và làm sáng tỏ những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về môi trường Tiêu biểu là Trọng tài vụ Trail Smelter (Mỹ/Canada) ngày 11 tháng 3 năm 1941, Tòa khẳng định: “Không quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình theo cách gây ra các tổn hại bởi khỏi trong hoặc hướng tới lãnh thổ của nước khác hoặc tới tài sản hoặc con người của quốc gia khác, khi vụ việc mang lại những hậu quả nghiêm trọng và tổn hại được xác định bởi những bằng chứng rõ ràng và thuyết phục”.

=> Trong giai đoạn này luật quốc tế về môi trường đã bắt đầu phát triển nhưng còn bó hẹp về phạm vi địa lý (chủ yếu trong khu vực châu Âu, châu Mỹ) và nội dung chưa mang tính tổng quát. Các công cụ pháp lý điều chỉnh chủ yếu các hoạt động liên quan đến khai thác một số loài hoặc tài nguyên vì mục đích kinh tế. b) Từ 1960 - 1972:

Từ 1969, thế giới chứng kiến nhiều biến động, với sự ra đời của các quốc gia mới, tăng cường đầu tư nước ngoài và những mối đe dọa về môi trường ngày càng nghiêm trọng Chính vì vậy, luật quốc tế về môi trường ra đời như một điều cấp thiết nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa môi trường và phát triển Thể hiện qua hàng loạt hội nghị, nghị quyết mang tính bước ngoặt, luật quốc tế về môi trường liên tục cải tiến, đánh dấu cho từng giai đoạn phát triển của lĩnh vực này.

Tiêu biểu là: Tuyên bố về chủ quyền vĩnh viễn đối với các tài nguyên thiên nhiên năm 1962

- Tuyên bố khẳng định: “Quyền của các quốc gia và các dân tộc về chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên của họ phải được thực hiện vì lợi ích phát triển quốc gia và sự phồn vinh của nhân dân các quốc gia đó”

- Tuyên bố lần đầu tiên nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và nguyên tắc kinh tế và giải quyết xung đột lợi ích giữa các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu tài chính.

- Tuyên bố nhấn mạnh: “Việc thăm dò, phát triển và định đoạt các tài nguyên thiên nhiên như vậy cũng như việc nhập khẩu vốn của nước ngoài cần thiết cho các mục đích đó, cần phù hợp với các quy tắc và điều kiện của các dân tộc và các quốc gia một cách tự do mà họ xem là cần thiết hoặc mong muốn liên quan đến sự cho phép, hạn chế, hoặc cấm các hoạt động như vậy”

=> Quốc gia có quyền đương nhiên và ưu tiên trong kiểm soát và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên của họ.

Bước vào thập kỷ 1970, các mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển bắt đầu gay gắt Các vụ

“thủy triều đen” như vụ Torrey Canyon năm 1967 hay thảm họa môi trường kiểu Minamata năm

1953 ngày cảng xuất hiện nhiều Trong thời gian này xuất hiện một loạt hội nghị và công ước quốc tế về bảo vệ môi trường liên quan như các công ước của IMO trong lĩnh vực biển (Bộ luật về vận tải trên biển các chất nguy hiểm năm 1965, Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu (Công ước CLC) 1969, Công ước về can thiệp tại biển cả trong các trường hợp xảy ra ô nhiễm dầu (Công ước về can thiệp) năm 1969, Bộ luật về chuyên chở hóa chất năm 1971, Quỹ bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1971 (Công ước Fund), Công ước London về nhấn chim chất thải và các chất khác năm 1972

Trước mối đe dọa hạt nhân, hàng loạt công ước liên quan đến hạt nhân và phóng xạ đã được thông qua Trong đó phải kể đến Công ước về trách nhiệm đối với bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

1960 (Công ước Paris), Công ước về trách nhiệm của nhà điều hành các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân năm 1962 (Công ước Brussel), Công ước về trách nhiệm dân sự đối với các tổn hại hạt nhân năm 1963 (Công ước Viên), Công ước liên quan đến trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực chuyên chở các chất phóng xạ bằng đường biển năm 1971, Hiệp ước Mátxcơva về cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ và dưới biển năm 1963, Hiệp ước cấm lắp đặt các vũ khí hạt nhân và các vũ khí giết người hàng loạt khác tại đáy biển và lòng đất dưới đáy biển năm 1971

Năm 1972, thế giới đã trải qua hàng loạt sự cố môi trường vô cùng nghiêm trọng như: mưa axit phá hủy cây cối, chất độc Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane (DDT) giết chết các loài chim, hàng loạt quốc gia phải đối phó với sự cố tràn dầu, ô nhiễm do thử nghiệm vũ khí hạt nhân, và sự tàn phá môi trường do chiến tranh Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm không khí càng thêm nhức nhối khi nó không giới hạn trong biên giới, lãnh thổ của từng quốc gia mà lây lan, trở thành thách thức toàn cầu.

Bảo vệ môi trường trở thành một trong bốn vấn đề lớn (môi trường, dân số, chiến tranh hạt nhân và đại dịch AIDS) mà thế giới cần phải giải quyết a) Hội nghị Stockholm về Môi trường con người năm 1972:

- Ngày 5 tháng 6 năm 1972, Hội nghị đầu tiên của UN về môi trường của con người được tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) Lần đầu tiên đã đưa ra một định nghĩa về môi trường, phản ánh tư duy xem xét môi trường trong quan hệ với con người: Môi trường quanh con người tạo điều kiện cho họ sinh sống và những cơ hội để phát triển trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội.

- Nội dung: Gồm 26 nguyên tắc về bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường thế giới Đặc biệt là nguyên tắc 1, đặt con người vào trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài Các nguyên tắc khác được đặt trên ba trụ cột của bảo vệ môi trường

+ Trụ cột thứ nhất là chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên

Những quy định của PLQT và PLVN về phòng ngừa ô nhiễm không khí/ biển/ ĐVHD/ rác thải/ đa dạng sinh học/… Và theo bạn, cần phải làm gì để hạn chế?

Bảo vệ rừng

- Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1992;

- Công ước về đa dạng sinh học (CBD) năm 1992;

Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa năm 1994 (UNCCD) là hiệp định quốc tế được thành lập nhằm giải quyết vấn đề sa mạc hóa và hạn hán nghiêm trọng, đặc biệt ở châu Phi.

Ngoài ra vấn đề còn được điều chỉnh bởi các Công ước sau:

- Công ước Ramsar về đất ngập nước năm 1971;

- Công ước về di sản thế giới năm 1972;

- Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủngCITES năm 1973;

- Công ước về bảo vệ ôzôn tầng năm 1985;

- Công ước về cư dân bản địa và bộ lạc năm 1989,

- Thỏa thuận quốc tế về gỗ nhiệt đới năm 1994;

- Hiệp định về Tổ chức Thương mại Thế giới năm 1994;

- Các nguyên tắc của Tuyên bố Rio năm 1992 về Môi trường và Phát triển bền vững.

 PLVN Điều 43 Luật Hiến pháp:

“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.”

Khoản 3, điều 63 LHP: “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.”

- Luật Hình sự: Điều 235 Tội gây ô nhiễm môi trường, Điều 243 Tội hủy hoại rừng

- Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ban hành nhằm siết chặt quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, ngăn chặn tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép các loài quý hiếm.

- Hạn chế khai thác rừng bừa bải, không nên săn bắt các loại động vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

- Ngăn chặn hiện tượng chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho các loại thực vật

- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia

- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân đặc biệt là những vùng sâu, vùng sa có trình độ dân trí thấp để cùng tham gia bảo vệ rừng.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, trồng cây xanh ở trường hoặc địa phương.

Các loài ĐVHD/ hệ sinh thái/ đa dạng sinh học

- Công ước về đa dạng sinh học (gọi tắt là Công ước CBD); (VN đã tham gia)

Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (gọi tắt là Công ước Ramsar) đã được Việt Nam tham gia.

- Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy cấp (gọi tắt là Công ước CITES); (VN đã tham gia)

- Công ước về bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới (Công ước di sản văn hoá thế giới hay còn gọi là Công ước Paris);

- Công ước Bonn 1979 về bảo tồn di cư của những loài động vật hoang dã (gọi tắt là Công ước Bonn).

- Tuyên bố Manila về môi trường khu vực ASEAN (năm 1981);

- Tuyên bố Bangkok về môi trường (năm 1984);

- Tuyên bố của ASEAN về các vườn quốc gia và khu bảo tồn (Bangkok, năm 1984, sửa đổi năm 2004);

- Hiệp định về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Kuala Lumpur, năm 1985);

- Thoả thuận Kuala Lumpur về môi trường và phát triển (năm 1990);

- Nghị quyết Singapore về môi trường và phát triển (năm 1992);

- Hiệp định ASEAN về chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (năm 2002);

- Luật Hình sự: Điều 241 Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

- Luật Đa dạng sinh học 2008 (sửa đổi 2018).

- Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013.

- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Nghị định số 64/2019/NĐ-CP: tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

- Nghị định 07/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt VPHC lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi.

- Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

- Bảo vệ động vật hoang dã:

+ Tăng cường phòng, chống vi phạm; thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống săn bắt, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Bổ sung kịp thời các nguồn lực cho công tác bảo tồn, chống săn bắt, buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã; đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên nhiên, nhất là về pháp luật của quốc gia, quốc tế trong bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm

+ Quản lý hoạt động gây nuôi, phát triển động, thực vật hoang dã hiệu quả, minh bạch hơn + Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ thiên nhiên, đấu tranh phòng, chống buôn bán động vật hoang dã, hiệu quả hóa việc bảo vệ, ngăn chặn hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi xã hội, thúc đẩy tuân thủ pháp luật và ngăn chặn tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp, bao gồm sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm khác có nguồn gốc phi pháp.

+ Tăng cường quản lý, thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã

- Bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn, bảo vệ sự tối đa sự hoang dã của khu bảo tồn, vườn quốc gia

+ Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên, bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển

+ Bảo tồn các khu đất ngập nước, tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng

+ Bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu dân cư Nhiều người cho rằng chỉ cần phát triển sinh vật tại các khu vực có đất nhiều hay các vùng chuyên canh, nhưng thật ra việc phát triển sinh vật nhất là cây trồng tại các khu đô thị, các vùng dân cư cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và tăng số lượng sinh vật của địa phương, thu hút được những loại sinh vật khác như chim, sóc, một số loại bò sát đến sinh sống và phát triển.

+ Trồng nhiều loại cây tốt hơn 1 loại cây, kết hợp xen kẽ nhiều loại cây trồng trên một loại đất canh tác Như phân tầng trồng cây dựa theo khả năng sinh trưởng của từng loại cây để có thể tạo được số lượng cây trồng giúp tăng năng suất và sự đa dạng sinh vật…

+ Canh tác ruộng bậc thang ở nơi đất dốc, việc canh tác ruộng bậc thang theo hình thức này đã hạn chế được nhiều hậu quả cũng như tận dụng được địa hình để phù hợp với tình hình, canh tác ruộng bậc thang vừa tăng năng suất vừa giúp bảo vệ được vấn đề sạc lỡ đất, gây tốn thất nghiệp trong đến tính mạng, tài sản của người dân

+ Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp vùng cửa sông, đây là mô hình được nhiều người dân áp dụng và cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho quá trình tăng số lượng sinh vật,đồng thời hạn chế được những loại chất, rác thải gây hại đến môi trưởng biển.

+ Kiểm soát chặt chẽ cây con biến đổi gen, nhiều loại cây có tính biến đổi gen mạnh đã sản sinh ra nhiều giống cây trồng lạ, mang lại hiệu sức sản xuất.

Nguồn nước/ tài nguyên nước

- 27 nguyên tắc được quy định trong Tuyên bố Rio 1992 của LHQ về môi trường và phát triển bền vững, là bộ phận cấu thành, không tách rời của quá trình phát triển.

- Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước (1971); (VN đã tham gia)

- Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (1992);

- Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992);

- Công ước Hensilki năm 1992 về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế;

- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới và việc tiêu huỷ chúng (1995);

- Công ước chống hoang mạc hoá (1996); Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (6/2002);

- Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu (25/9/2002);

- Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học của Công ước đa dạng sinh học (01/2004);

- Công ước Rotterdam về các thủ tục thỏa thuận thông báo trước một số hóa chất và thuốc trừ sâu nguy hại trong thương mại quốc tế (PIC - có hiệu lực từ ngày 05/ 8/ 2007);

- Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Sử dụng các nguồn nước liên quốc gia vì mục đích phi giao thông thủy (Công ước New York 1997);

- Hiệp định về chất lượng nước các hồ lớn giữa Canada và Mỹ (1978);

- Hiệp định phân chia nguồn nước Pakistan (1991); Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (1995);

- Công ước bảo vệ sông Danube (1994);

- Nghị định thư sửa đổi về các nguồn nước chia sẻ của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (1995);

- Hiệp định khung hợp tác châu thổ Sông Nile (2009);

Công ước Helsinki 1992 về Bảo vệ và Sử dụng các Nguồn nước xuyên biên giới và Hồ quốc tế là một hiệp ước quốc tế quan trọng về hợp tác quản lý tài nguyên nước chung Mặc dù Việt Nam chưa tham gia công ước này, nhưng Liên minh Châu Âu (EU) đang đề xuất Việt Nam tham gia vì ý nghĩa to lớn của công ước trong việc bảo vệ và quản lý bền vững các nguồn nước xuyên biên giới, góp phần vào sự ổn định và hợp tác trong khu vực.

- Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (1995)

- Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của hai điều ước quốc tế đa phương chuyên về sử dụng nguồn nước là Công ước về Luật Sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy năm 1997 và Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công năm

1995 Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của nhiều điều ước quốc tế quan trọng về môi trường, trong đó có các quy định liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước.

- Nghị định 02/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước

- Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định về việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

- Nghị định 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

- Thông tư 01/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện.

- Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

1 Nâng cao ý thức cộng đồng

3 Tiết kiệm nguồn nước sạch.

4 Xử lý phân thải đúng cách

5 Phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt

6 Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp

7 Hướng tới nông nghiệp xanh

8 Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm

9 Tận dụng sản phẩm có thể tái chế

10 Tránh gây ô nhiễm trong nông nghiệp

Biển

- Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)

- Các Công ước Geneva năm 1958,

Theo Công ước về Đa dạng sinh học, đa dạng sinh học bao gồm toàn bộ sinh vật sống, từ hệ sinh thái biển đến thủy sinh Điều 22 của Công ước liên hệ với Công ước Luật Biển, yêu cầu các quốc gia hành động theo các nghĩa vụ và quyền lợi của mình dưới Công ước Luật Biển trong quá trình thực hiện Công ước này về các vấn đề môi trường biển.

- Công ước Khung về biến đối khí hậu năm 1992: “Phát triển và kiện toàn các kế hoạch tổng hợp và thích hợp cho quản lý vùng ven bờ cũng như lũ lụt; Đường bờ biển của các khu vực thấp và các đảo sẽ bị đe dọa đặc biệt bởi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu”.

- Bên cạnh đó là các Hội nghị quan trọng của Liên hợp quốc liên quan đến môi trường biển, đặc biệt là Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người năm 1972 (UNHCE) và Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) năm 1992.

- Chương trình nghị sự 21 - Chương trình hành động vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu (OILPOL) - 1954.

- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu 73/78 (MARPOL) - 1973

- Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu năm

1969 và Nghị định thư 1992 sửa đổi Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969 (CLC 1992).

- Công ước về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại gắn với việc vận chuyển bằng đường biển các chất nguy hiểm và độc hại HNS - 2010.

- Công ước quốc tế về quản lý nước dằn và cặn nước dằn (BWM 2004)

- Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

- Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015

Việc hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực BVMT cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

- Thứ nhất, pháp luật BVMT biển cần thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ, giữ gìn môi trường biển.

- Thứ hai, pháp luật BVMT biển cần được hoàn thiện theo hướng kiểm soát và quản lí tổng hợp biển.

Quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường biển cần phải dựa trên tình hình thực tế của môi trường, tài nguyên biển, cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển của Việt Nam Đồng thời, cần tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của quốc tế để xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, hiệu quả bảo vệ và bảo tồn môi trường biển.

Thứ tư, hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường biển cần được hoàn thiện dựa trên nguyên tắc không xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các quốc gia khác liên quan đến tài nguyên, môi trường biển và các hoạt động trên biển; đồng thời phải thể hiện rõ nội dung quy định của pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Thứ năm, việc hoàn thiện pháp luật cần được tiến hành đồng bộ với các biện pháp về hành chính, kinh tế, khoa học công nghệ, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức của người dân

Để các Công ước quốc tế về BVMT biển được thực thi có hiệu quả tại Việt Nam trong giai đoạn tới, cần tập trung vào thực hiện một số giải pháp sau:

- Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và ngăn ngừa kiểm soát ô nhiễm biển.

- Thứ hai, xây dựng lộ trình tham gia và thực hiện của Việt Nam đối với một số công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong khu vực và toàn cầu.

- Thứ ba, củng cố, nâng cao năng lực thực hiện công ước quốc tế của cơ quan đầu mối.

- Thứ tư, tăng cường trao đổi và hình thành cơ chế trao đổi thông tin, phổ biến kiến thức về các công ước quốc tế.

- Thứ năm, nâng cao nhận thức về môi trường và việc thực hiện các quy định pháp luật có liên quan đến các công ước quốc tế về môi trường biển trong cộng đồng quản lý và công chúng.

Việc tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu về bảo vệ môi trường biển từ các quốc gia, đặc biệt trong khuôn khổ ASEAN và các chuyên gia quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường biển.

Bảo vệ khí quyển

- Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ôzôn

- Công ước về An toàn Hạt nhân 1994,

- Hiệp ước về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT hoặc NNPT) năm 1968.

- Hiệp ước cấm thứ hạt nhân toàn diện (CTBT) 1996.

- Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) 2017.

- Việt Nam tham gia: Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn.

- Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020

- Nghị định 06/2022/NĐ-CP giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon

 Cần làm gì: Để khắc phục những vấn đề bất cập cũng như góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường không khí, tác giả cho rằng cần phải nghiên cứu thực hiện một số giải pháp sau:

- Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí theo hướng sau:

+ Một là, xây dựng đạo luật đặc thù điều chỉnh hoạt động quản lý chất lượng không khí với nội dung cơ bản là kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm không khí do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, từ đó kiểm soát nguyên nhiên liệu, kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong công tác quản lý môi trường không khí, tránh chồng chéo; xây dựng các quy chế phối hợp về quản lý chất lượng không khí, cơ chế công bố thông tin; kế hoạch quản lý môi trường không khí; tăng cường chế tài xử phạt…

+ Hai là, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí đối với lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là phải nghiên cứu xây dựng quy chuẩn môi trường không khí trong nhà tại các nhà máy, xí nghiệp, các siêu thị, các khu vui chơi, giải trí công cộng, + Ba là, tiếp tục luật hóa về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường không khí

Thứ hai, về thực thi pháp luật Để công tác thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải thực hiện triệt để một số giải pháp sau:

+ Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục với người lãnh đạo, người quản lý và mọi người dân về các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, phân loại các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, cách thức phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động của các nguồn thải di động và nguồn thải cố định, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí, cách thức xử lý, giải quyết khi phát hiện các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí.

+ Hai là, đẩy mạnh bổ sung nguồn lực tài chính cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

+ Ba là, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực của cán bộ, công chức trong quản lý nhà nước về môi trường không khí

+ Bốn là, nghiên cứu, đầu tư các công nghệ hiện đại để phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, để dự báo, giám sát, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí, để ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường không khí

+ Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm không khí.

Biến đổi khí hậu

- Công ước khung về biến đổi khi hậu của Liên hợp quốc (UNFCCC) - 1992.

- Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính (KP) - 1997.

- Thỏa thuận Paris về biến đổi khi hậu 2015.

- Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

- Luật Khí tượng thủy văn năm 2015

- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010;

- Luật Tài nguyên nước năm 2012;

- Luật Phòng, tránh thiên tai năm 2013

- VN ký UNFCCC 1/6/1992 và phê chuẩn ngày 16/11//1994, ký KP ngày 03/12/1998 và phê chuẩn ngày 25/9/2002

- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg 17/10/2005 cho việc tổ chức thực hiện UNFCCC,KP,CDM

- Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện KP thuộc UNFCCC giai đoạn 2007-2010

- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM)

- Công văn số 1754/VPCP-NN

- Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP về việc giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

- Quyết định số 1055/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

- Bộ TN&MT ban hành thông tư số 10/2006/TT-BTNMT hướng dẫn xây dựng dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto

- Bộ TN&MT và Bộ tài chính ban hành thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM

1 Xây dựng chính sách, pháp luật ứng phó biến đổi khí hậu

2 Thực hiện chiến lược, chương trình ứng phó biến đổi khí hậu

2.1 Ban hành văn bản tổ chức thực hiện

2.2 Thực hiện các chương trình ứng phó biến đổi khí hậu

2.3 Thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên

2.4 Thu hút sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó biến đổi khí hậu

Tiếp tục thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, đảm bảo chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).

2.5.2 Phân công rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong ứng phó biến đổi khí hậu

2.5.3 Đầu tư và chi tiêu công hợp lý cho ứng phó biến đổi khí hậu

2.5.4 Hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu

2.5.5 Chống tham nhũng trong ứng phó biến đổi khí hậu

2.5.6 Nâng cao nhận thức của các chủ thể về ứng phó biến đổi khí hậu

2.5.7 Các biện pháp hỗ trợ

CÁC GIẢI PHÁP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2 Sử dụng phương tiện công cộng và xe điện

3 Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

4 Giảm tiêu thụ - Biện pháp chống biến đổi khí hậu

6 Ăn nhiều rau củ quả

7 Bảo vệ rừng - Giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu

8 Bảo vệ các đại dương

9 Hạn chế rác thải nhựa - Giải pháp biến đổi khí hậu

10 Nâng cấp cơ sở hạ tầng

11 Mỗi cặp vợ chồng nên sinh 1 - 2 con

12 Tìm kiếm nguồn năng lượng mới cho tương lai.

Bảo vệ vũ trụ khỏi rác thải

Rác vũ trụ (RVT) là mảnh vỡ hoặc các vật thể nhân tạo không còn sử dụng bao gồm những thiết bị được phóng lên hoặc bỏ lại của hoạt động hàng không vũ trụ của con người bay trong không gian", ví dụ như tên lửa đây, các vệ tinh không còn hoạt động, hay thậm chí những vật dụng cá nhân mà phi hành gia vô tình đánh mất như găng tay, máy quay hay xẻng trộn Số vật thể mà các nước phóng lên vũ trụ tăng ổn định theo cấp số mũ trong suốt nửa thế kỷ qua.

RVT cũng giống như vệ tinh nhân tạo đều bay quanh Trái Đất trên một quỹ đạo nhất định, hình thành nên một "vành đai rác".

Hiện nay, con người vẫn chưa tìm ra biện pháp thật sự hữu hiệu nào để kéo rác vũ trụ quay trở lại Trái Đất, mà chỉ có thể giảm tốc độ gia tăng lượng rác thải ra ngoài không gian bằng cách hạn chế chúng Tập đoàn tên lửa SpaceX đang thực hiện điều này bằng cách dùng loại tên lửa có thể tái sử dụng và tự quay trở lại Trái Đất Một số rác thải vũ trụ sẽ được hút về khí quyển trái đất nhờ chu kỳ Mặt Trời.

=> Cần sớm thống nhất và đưa ra một điều ước chung, quy định về quyền và nghĩa vụ đối với các vật thể rác trong vũ trụ để có thể tránh được những hậu quả khủng khiếp trong tương lai

Ô nhiễm không khí

Pháp luật quốc tế về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm không khí có thể hiểu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các qg và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí mang yếu tố quốc tế

- Công ước ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa 1979

- Công ước về tiếp cận thông tin, tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định và tiếp cận công lý trong lĩnh vực mt (công ước Aarhus)

- Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

 Pháp luật VN về ô nhiễm không khí

- Luật bảo vệ mt năm 2020 (62, 63, 64, 102)

- Bộ luật hình sự (235, 237), bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

- Các điều ước quốc tế về mt VN tham gia, ký kết.

- Quyết định 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016,

 Cần làm gì: Để khắc phục ô nhiễm môi trường không khí chúng ta cần:

- Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.

- Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.

- Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5.

- Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi.

- Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.

- Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.

- Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí.

- Xử lý rác thải đúng cách.

- Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường

- Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.

Quản lý rác thải/hóa chất

- Công ước Basel năm 1989 Các mục tiêu chính của Công ước Basel là:

+ Giảm thiểu việc tạo ra chất thải nguy hại dưới dạng số lượng và mức độ nguy hiểm;

+ Không cho chúng đến gần nguồn các thế hệ nhất có thế;

+ Giảm thiểu sự lưu hành của chất thải nguy hại.

- Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001

- Công ước Minamata 2013 về thủy ngân.

- Công ước Rotterdam được thông qua năm 1998 và chính thức có hiệu lực từ ngày 24/02/2004 về thủ tục chấp thuận thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc trừ sâu độc hại trong thương mại quốc tế.

Theo Công ước Basel, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nghĩa vụ bằng cách xây dựng hệ thống chính sách và pháp luật về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hiểm để đảm bảo thực thi các cam kết đã đưa ra.

- Thông tư số 1590/1997/TTLTBKHCNMT-BXD ngày 3/4/1997 về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp,

- Quyết định 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp,

- Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ,

- Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999,

- Quy chế bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực như dầu khí, xây dụng, du lịch.

- Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 4 năm 2004 về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Với việc tham gia, ký kết Công ước STOCKHOLM ngay từ những ngày đầu và sớm xây dựng, ban hành Quyết định số 184/2006/QĐ-TTG ngày 10 tháng 8 năm 2006, Chính phủ đã xác định việc giảm thiểu và tiến tới loại bỏ POP là một ưu tiên trong bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, thể hiện cam kết và hành động cụ thể của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước.

Quyết định 651/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đến 2015 và định hướng đến 2020, cùng với các tiêu chuẩn và quy chuẩn về Dioxin của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tạo nên khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động liên quan đến chất độc hóa học.

Thực thi nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Công ước ROTTERDAM, Việt Nam đã tiến hành nội luật hóa những nghĩa vụ thông qua việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chính sách và pháp luật liên quan, cụ thể là:

- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

- Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14.

Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau:

- Đảm bảo rằng các loại hoá chất được bảo quản đúng cách không gây hại tới môi trường xung quanh hay sức khoẻ của con người

- Bảo quản hóa chất đúng quy trình để khi cần sử dụng có thể truy tìm và lấy ra nhanh chóng

- Hoá chất cần được bảo quản đúng cách để tránh thất thoát, gây tổn thất tài chính tới cho doanh nghiệp

- Xây dựng quy trình đạt chuẩn theo quy định, hợp thức hoá các hoạt động sản xuất Đối với Nhà nước: Để khắc phục hạn chế trong việc quản lý hoá chất thì cần thực hiện các giải pháp đồng bộ.

- Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất và chất thải Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động hóa chất Thực hiện nghiêm chế độ xử phạt các doanh nghiệp vi phạm các quy định về hoạt động hóa chất và môi trường; Xây dựng cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia; Thống nhất quản lý hoạt động phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm; đăng ký, khai báo hóa chất; thông tin an toàn hóa chất; Tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện an toàn hóa chất trong phạm vi cả nước; Hướng dẫn xây dựng, tổ chức việc thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố hóa chất; Yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh các loại hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm; Đồng thời, hướng dẫn, quản lý việc phân loại và ghi nhãn hóa chất theo Hệ thống hài hòa toàn cầu; Xác định lộ trình áp dụng các quy định về phân loại đối với chất, hỗn hợp chất; Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hóa chất…

- Thứ hai, đẩy mạnh công tác dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn cho các doanh nghiệp cách xác định hóa chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức độ độc hại, nguy hiểm của hóa chất; kiểm soát chặt chẽ việc thống kê, các quá trình vận chuyển và cất giữ hóa chất Phổ biến các kỹ năng cơ bản cho doanh nghiệp giảm thiểu tác hại của hóa chất đến con người và môi trường, bằng các biện pháp: Cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm với người lao động bằng các khoảng cách an toàn hoặc che chắn nguồn hóa chất nguy hiểm nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động.

- Thứ ba, việc kinh doanh hóa chất phải thực hiện các quy định về quản lý và an toàn hóa chất theo quy định, thường xuyên bảo dưỡng, vận hành hệ thống an toàn hóa chất; Có cán bộ chuyên trách về an toàn hóa chất, có trình độ chuyên môn phù hợp với quy mô và loại hình sản xuất, kinh doanh hóa chất, nắm vững công nghệ, phương án và các biện pháp bảo đảm an toàn hóa chất Đồng thời, các doanh nghiệp phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, thường xuyên thực hiện các cải tiến kỹ thuật, tiếp thu và áp dụng các công nghệ sản xuất mới, hiện đại, ít chất thải Áp dụng các kỹ thuật sản xuất sạch hơn, thực hiện trách nhiệm xã hội…; Nêu cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn trong hoạt động sản xuất, giảm thiểu và triệt tiêu các nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất, lưu giữ hóa chất Các nguồn thải phải được lắp đặt các hệ thống xử lý, vận hành đúng chế độ, đảm bảo các quy định về thải nước thải, khí thải, chất thải rắn…

- Thứ tư, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác an toàn, ứng phó sự cố hóa chất của các doanh nghiệp, đặc biệt các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng lượng lớn hoá chất, có nhiều nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất Kiểm tra, cải tạo nâng cấp kho chứa hóa chất nguy hiểm Đảm bảo đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy, nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại theo quy định và đảm bảo khả năng ứng phó tại chỗ khi sự cố hóa chất xảy ra./.

Tuyên bố Rio De Janero năm 1992:

Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh mạnh hài hoà với thiện nhiện.

Theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc luật pháp quốc tế, các quốc gia có chủ quyền được khai thác tài nguyên của mình theo chính sách môi trường và phát triển của mình Tuy nhiên, các quốc gia cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền và kiểm soát của mình không gây hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc của những khu vực ngoài phạm vi quyền hạn quốc gia.

Ngày đăng: 27/08/2024, 13:48

w