Bộ câu hỏi ôn tập, ôn thi môn Luật Cạnh Tranh. Mình đã ra trường và để lại bộ tài liệu này cho các bạn sinh viên nào cần, phù hợp ôn tập cho cả thi vấn đáp và thi viết. Cảm ơn các bạn! Chúc các bạn thi tốt!
Trang 1NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH
1 Khái niệm cạnh tranh? Cơ sở tâm lý, văn hóa, kinh tế, pháp lý của cạnh tranh?
Khái niệm - Câu 1 tập in
Theo nghĩa rộng: CT là những nỗ lực (sự ganh đua) của hai hay nhiều người (hoặcnhóm người) nhằm đạt được một mục tiêu xác định (duy nhất);
CT trong kinh doanh: Được hiểu là hành vi của các DN (T/N) kinh doanh cùng loạihàng hóa (dịch vụ) hoặc các hàng hóa (dịch vụ ) có thể thay thế cho nhau (về mục đích sửdụng, giá cả, đặc tính) nhằm mua, bán, cung ứng được nhiều hàng hóa (dịch vụ) nhất trêncùng một thị trường liên quan;
C Mác: “ CT của CNTB là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằmgiành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợinhuận siêu ngạch”
Cơ sở tâm lý, văn hoá, kinh tế, pháp lý:
Nguồên gốc Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội Trong kinh tế, cạnh tranh liên quan đến mọi lĩnh vực củathị trường và mọi chủ thể kinh doanh Tuy vậy, cạnh tranh chỉ xuất hiện trong cơ chếkinh tế nhất định - cơ chế thị trường nơi pháp luật thừa nhân và bảo đảm chế độ sở hữu
đã thành phần, quyền tự do ý chí trong đó có tự do kinh doanh của ca nhân Mặt khác,pháp luật cũng phải bảo đảm trên thị trường sẽ không tồn tại bất kỳ một rào cần từ quản
lý hành chính hay của các chủ thể kinh doanh có sức mạnh thị trường đối với các
“Newcomer" (doanh nghiệp tiềm năng, chuẩn bị hoặc mới gia nhập thị trường) Có tự docạnh tranh, nền kinh tế thị trường mới vận hành theo dùng quy luật tất yếu của nó và pháthuy nội lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nếu thừa nhận cạnh tranh là động lực pháttriển của xã hội, là yếu tố làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội khi nhà nước đảm bảo
sự bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế thì nó cũngkéo theo hệ quả đảo thái — có nghĩa là chu thể yếu kém sẽ có xu hương bị loại ra khỏi thịtrường - và những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của cạnh tranh
2 Quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam?
Điều 5 LCT 2018, theo đó "Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định củapháp luật Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh" Vấn đề đặt
ra là cần hiểu quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp là gì, quyền này bao gồm nhữngnội dung nào?
Khi khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh có nghĩa là doanh nghiệpđược tự do lựa chọn hành vi và phương thức cạnh tranh, miễn là những hành vi vàphương thức ấy phù hợp với quy định của pháp luật Trên phương diện hành vi cạnh
Trang 2tranh, chính vì tự do cạnh tranh là một trong những nội dung cấu thành quyền tự do kinhdoanh của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp được thực hiện bất cứ hành vi nào không bịpháp luật cấm.
Trên cơ sở quan điểm đó, Luật Cạnh tranh đã quy định bảy nhóm hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh bị cấm, tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện quyền tự do cạnhtranh trong kinh doanh – điều 45 LCT 2018
Quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp là một biểu hiện của quyền tự do kinh doanh
- một nguyên tắc căn bản và cốt lõi nhất của kinh tế thị trường Chính vì vậy, đối với bất
cứ nền kinh tế thị trường nào, việc thừa nhận và bảo hộ quyền tự do cạnh tranh của doanhnghiệp luôn là một đòi hỏi tất yếu và được xem là nguyên tắc hiến định, đồng thời luônđược ghi nhận trong Luật Cạnh tranh
3 Cơ chế vận hành của cạnh tranh?
Cơ chế tự hành:
Tư nhân:
- Khả năng: cung cấp HH, D/Vụ theo yêu cầu của người tiêu dùng (NTD);
- Mong muốn: Tối đa hóa lợi nhuận
- Chống lại các hành vi CT không lành mạnh, lừa dối, thiếu đạo đức;
- Chống (kiểm soát các hành vi) HCCT
4 Ý nghĩa của cạnh tranh đối với người tiêu dùng?
Câu 4 tập in
Đối với người tiêu dùng
Hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú
đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội Vì vậy,đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:
Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phùhợp với túi tiền và sở thích của mình
Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãnngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâmnhiều hơn Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nângcao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Trang 35 Ý nghĩa của cạnh tranh đối với nền kinh tế?
- Thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kíchthích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượngđời sống xã hội và phát triển nền kinh tế
- Làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thịtrường nước ngoài
- Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được nhữngbài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta
6 Ý nghĩa của cạnh tranh đối với các thương nhân?
Câu 6 tập in
7 Khái niệm thị trường hàng hóa liên quan và việc xác định thị trường hàng hóa liên quan?
Câu 7 tập in
8 Khái niệm thị trường địa lí liên quan và việc xác định thị trường địa lí liên quan?
Thị trường địa lý liên quan: là một khu vực địa lý cụ thể trong đó việc mua bán hànghóa, cung ứng dịch vụ (của thị trường hàng hóa liên quan) có thể diễn ra với các điềukiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể so với các khu vực lân cận
- Là một khu vực địa lý nhưng nhưng không đồng nhất với đơn vị hành chính lãnh thổ;
- Có thể không liền mạch;
- Rộng hay hẹp khác nhau
Xác định ranh giới của thị trường địa lý:
- Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của DN tham gia phân phối sản phẩm liên quan;
- Cơ sở kinh doanh của DN khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần để có thểtham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;
- Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý;
- Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý;
- Rào cản gia nhập thị trường
Trang 4Thị trường địa lý liên quan là khái niệm dùng để chỉ khu vực địa lý của hàng hóa có quan
hệ thay thế gần mà người tiêu dùng tiếp cận được Những khu vực này thể hiện quan hệcạnh tranh tương đối mạnh Trong quá trình thi hành pháp luật chống cạnh tranh, có thểxem thị trường địa lý liên quan như là phạm vi địa lý mà chủ thể kinh doanh tiến hànhcạnh tranh Trên thực tế, không phải tất cả sản phẩm đồng chất hoặc sản phẩm thay thếđều hình thành quan hệ cạnh tranh Chẳng hạn như, rất khó để cho rằng, doanh nghiệpsản xuất bê tông tươi ở Hà Nội và doanh nghiệp sản xuất bê tông tươi ở thành phố HồChí Minh có quan hệ cạnh tranh với nhau Bởi lẽ, chi phí vận chuyển sản phẩm từ Hà Nộiđến thành phố Hồ Chí Minh là rất cao; hơn nữa, với một quãng đường dài như vậy, rấtkhó có thể bảo quản được chất lượng của bê tông Chính vì điều này mà trong nhiều vụ
án chống độc quyền, các cơ quan thi hành pháp luật và tòa án không chỉ xác định thịtrường hàng hóa liên quan mà còn phải xem xét cả thị trường địa lý liên quan Xác địnhgiới hạn thị trường địa lý liên quan thông thường yêu cầu tính đến một số yếu tố như chiphí vận chuyển, khả năng bảo quản, các quy định pháp luật mang tính địa phương, vấn đềthuế quan…
* Cách xác định:
Thị trường địa lí liên quan có thể là thị trường địa phương (một tỉnh, thành phố), mộtquốc gia, một khu vực (như Đông Nam Á hay châu Á) hoặc toàn càu Ví dụ, trong vụ sápnhập Labroy/Dubai(1) năm 2007 (đây là vụ sáp nhập giữa hai công ti đóng tàu biển), ủyban cạnh tranh Singapore nhận thấy địa điểm của các bãi đóng tàu không phải là yếu tốquan trọng trong dịch vụ đóng tàu, do đó, ủy ban xác định thị trường địa lí trong trườnghợp này là thị trường toàn cầu
Thứ nhất, khả năng thay thế về cầu
Cũng tương tự như đối với xác định thị trường sản phẩm liên quan, để xác định thịtrường địa lí liên quan người ta áp dụng thử nghiệm SSNIP Quá trình thử nghiệm bắtđầu với việc chọn ra một khu vực tương đối hẹp, có thể là khu vực địa lí nơi các bêntrong một thoả thuận hạn chế cạnh tranh đang bị điều tra đang cung cấp sản phẩm haydịch vụ, khi đó, cơ quan cạnh tranh sẽ đặt câu hỏi liệu một doanh nghiệp độc quyền giảđịnh trong khu vực đó có thể tăng giá lên 5 - 10% mà vẫn thu được lợi nhuận hay không.Nếu câu trả lời là không (vì khi giá tăng như vậy các sản phẩm thay thế sẽ nhanh chóngđược chuyên chở từ khu vực địa lí khác đến), khu vực địa lí liên quan sẽ tiếp tục được mởrộng với câu hỏi tương tự cho đến khi xác định được khu vực địa lí đủ rộng nơi doanhnghiệp độc quyền giả định trong khu vực đó có thể duy trì mức giá độc quyền của mình
mà vẫn thu được lợi nhuận
Các nguyên tắc được áp dụng trong việc xác định thị trường sản phẩm liên quan (nhưvấn đề phân biệt giá cả và chuỗi địa lí thay thế) cũng sẽ được áp dụng tương tự trong việc
Trang 5xác định thị trường địa lí liên quan Đặc biệt, cần phải chú ý tới mối tương quan giữa giátrị của sản phẩm đang bị điều tra với chi phí tìm kiếm và chi phí vận chuyển các sảnphẩm thay thế vì đây là những yếu tố quan trọng giúp xác định thị trường địa lí liên quan.Khi giá trị của sản phẩm càng cao, khả năng khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm thay thếtại một khu vực khác càng lớn Tuy vậy, khả năng này sẽ bị hạn chế nếu chi phí tìm kiếm
và chi phí vận chuyển các sản phẩm thay thế cao
Thứ hai, khả năng thay thế về cung
Việc phân tích khả năng thay thế về cung là nhằm tìm kiếm khả năng các doanhnghiệp tại các vùng địa lí khác (ví dụ các khu vực lân cận) có thể nhanh chóng (thường làdưới 12 tháng) cung cấp sản phẩm thay thể cho khu vực đang bị điều tra Cách phân tíchkhả năng thay thế về cung để xác định thị trường địa lí liên quan cũng tương tự như khixác định thị trường sản phẩm liên quan
Hàng nhập khẩu: Để xác định liệu thị trường địa lí liên quan có rộng hơn thị trườngquốc gia hay không thì cần phải xem xét đến yếu tố hàng nhập khẩu Nếu các số liệuthống kê cho thấy hàng nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng thì điều này có thể có nghĩa
là thị trường địa lí liên quan rộng hơn thị trường mang tính quốc gia Tuy thế, không phảilúc nào sự tồn tại của hàng nhập khẩu cũng đồng, nghĩa với việc thị trường địa lí liênquan là thị trường quốc tế, có một số yếu tố cần phải xem xét như chi phí đầu tư mà nhàsản xuất nước ngoài sẽ phải bỏ ra để có thể xuất khẩu nhiều hơn nữa (ví dụ chi phí xâydựng kênh phân phối, chi phí xây dựng thương hiệu ) hay sự tồn tại của các loại hạnngạch (quota) Các yếu tố trên có thể làm hạn chế đáng kể số lượng hàng nhập khẩu vàothị trường trong nước và như thể, thị trường liên quan có thể chỉ mang tính quốc gia.Ngược lại, sự thiếu vắng hàng hoá nhập khẩu trong thị trường nhất định cũng không đồngnghĩa với việc thị trường đó chỉ có thể mang tính quốc gia Nếu như các rào cản đối vớihàng nhập khẩu là không đáng kể thì khả năng nhập khẩu hàng hoá thay thể khi giá cảtrong nước tăng cao vẫn có thể tạo ra sức ép cạnh tranh đối với các nhà sản xuất nội địa(nghĩa là thị trường đó vẫn có thể mang tính quốc tế)
9 Chính sách cạnh tranh? Các công cụ để thực hiện chính sách cạnh tranh?
Câu 10 tập in
10 Tại sao một nền kinh tế lại cần có chính sách cạnh tranh?
Về vai trò của chính sách cạnh tranh, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mỗi quốcgia khác nhau sẽ trao cho chính sách cạnh tranh những nhiệm vụ khác nhau
Với sự ổn định về đầu tư, về trình độ công nghệ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế, chínhsách cạnh tranh của Hoa Kỳ tập trung vào các nhiệm vụ tăng phúc lợi cho người tiêudùng và bảo vệ quá trình cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế
Trang 6Đối với Việt Nam, công cuộc đổi mới diễn ra xấp xỉ hai mươi năm, tuổi đời thị trườngcòn quá non trẻ, các thiết chế của thị trường chưa hình thành đầy đủ và chưa đồng bộ.
Do đó, chính sách cạnh tranh còn tập trung vào việc xây dựng một thị trường cạnhtranh thực sự và hướng tới việc hình thành dần các thiết chế cần thiết để duy trì và bảo vệmôi trường cạnh tranh lành mạnh
Các nhiệm vụ nổi bật trong quá trình đó là thu hút đầu tư để hình thành thị trường cạnhtranh; phân bổ các yếu tố sản xuất một cách tối ưu, chuyển nguồn lực xã hội từ nơi kémhiệu quả sang nơi hiệu quả hơn; xây dựng môi trường kinh doanh và cạnh tranh bìnhđẳng; điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp; bảo vệ người tiêu dùng
11 Phân biệt “Chính sách cạnh tranh” và “Luật cạnh tranh”
Câu 12 tập in
12 Phân loại thị trường cạnh tranh?
Câu 13 tập in có chút
1 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán
Người mua muốn mua hàng hóa với giá thấp nhất Còn người bán lại muốn bán hànghóa của mình với giá cao nhất Sau khi thương lượng giữa hai bên, giá cuối cùng sẽ đượchình thành
- Cạnh tranh giữa người mua với người mua
Tùy thuộc vào mức độ cung cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh sẽ thay đổi Khilượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá cả hàng hóa sẽ tăng, cạnh tranh trở nên gay gắt.Người mua phải chấp nhận giá cao hơn để mua được thứ mà họ cần
- Cạnh tranh giữa người bán và người bán
Đây là cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hàng hóa để tranh giành KH và chiếmthị trường Dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống có lợi cho người mua
2 Căn cứ vào phạm vi các ngành kinh tế
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa.Nhằm giành giật điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất để thu được lợi nhuận siêungạch
Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có
ga Hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di độngthông minh
- Cạnh tranh giữa các ngành với nhau
Trang 7Các DN ở các ngành kinh tế cạnh tranh với nhau với mục đích thu lợi nhuận cao nhất
về mình Sự phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế một cách tự nhiên sẽ hình thành
tỷ suất lợi nhuận bình quân
3 Căn cứ vào tính chất của việc cạnh tranh
- Cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có nhiều người bán cùng một loại sản phẩm Không có
sự khác biệt về mẫu mã, công dụng cạnh tranh với nhau Nhưng không có ai đủ khả năngkhống chế giá hàng hóa trên thị trường Để có thể dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh hoànhảo này, người bán sẽ phải giảm giá Hoặc tìm ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình
so với những người bán khác
- Cạnh tranh không hoàn hảo
Là cuộc cạnh tranh giữa những người bán có sản phẩm không hoàn toàn giống nhau
- Cạnh tranh độc quyền
Cạnh tranh độc quyền xảy ra khi trong thị trường có rất ít người bán hàng hóa, dịch vụ
đó Giá cả của sản phẩm sẽ do chính người bán quyết định Không dựa vào mối quan hệcung – cầu
4 Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh
Trang 814 Phân biệt thị trường cạnh tranh tự do và thị trường cạnh tranh có sự điều tiết?
* Khái niệm của pháp luật chống cạnh tranh k lành mạnh:
- Theo khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh 2018 thì hành vi cạnh tranh không lành mạnhđược hiểu là: hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quánthương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệthại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác
- K2 Điều 10bis Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ QSHCN: Bất cứ hành động nàotrái với tập quán trung thực trong CN & TM đều bị coi là hành động CT không LM
- Luật công
Mục tiêu pháp luật chống HCCT:
Trang 9Khác bản chất: chưa phải là hành vi HCCT ở thời điểm TTKT
Sử dụng cơ chế tiền kiểm là chủ yếu để kiểm soát
18 Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế? Mục đích, ý nghĩa và đặc trưng của pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế?
Kiểm soát tập trung kinh tế chính là việc nhà nước dùng quyền lực và các thiết chế phùhợp để kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế diễn ra trên thị trường, nhằm phòngtránh những tác động tiêu cực của hoạt động tập trung kinh tế
Quy trình kiểm soát tập trung kinh tế hay còn được hiểu nội dung cơ bản của pháp luật
về kiểm soát tập trung kinh tế Hiện nay, pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế tậptrung vào các vấn đề chính gồm: (1) xác định thị trường liên quan (khuôn khổ, phạm vitác động của giao dịch tập trung kinh tế), (2) hình thức tập trung kinh tế, (3) đánh giámức độ tác động của vụ việc tập trung kinh tế đối với thị trường nhiều tiêu chí và (4) biệnpháp xử lý vi phạm và khôi phục cạnh tranh
Mục đích để ngăn cái hại của tập trung kinh tế:
Tập trung kinh tế có thể diễn ra theo chiều ngang, dọc, hỗn hợp và có thể ảnh hưởngtheo hướng cản trở cạnh tranh diễn ra trên thị trường Chẳng hạn, tập trung kinh tế theochiều ngang làm giảm đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan và thúc đẩy nhữngdoanh nghiệp còn lại tham gia vào các vụ liên kết mang tính phản cạnh tranh để chống lạisức mạnh của các doanh nghiệp được hình thành sau các vụ tập trung kinh tế
Tập trung kinh tế còn diễn ra giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau vàhình thành các tập đoàn kinh doanh xuyên quốc gia có thể gây hạn chế cạnh tranh trênphạm vi toàn cầu
19 Pháp luật cạnh tranh dưới góc độ Kinh tế-Luật?
Dưới giác độ kinh tế, cạnh tranh có bản chất sau:
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để giành giậtkhách hàng
Trong kinh tế học, thị trường được xác định là cơ chế ttao đổi đưa người mua và ngườibán của một loại hàng hoá hay dịch vụ đến với nhau Đó đơn giản là giao dịch chứ không
Trang 10phải là địa điểm như mọi người thường nghĩ, nó hình thành khi người mua đồng ý trả mộtmức giá cho sản phẩm mà nhà cung cấp bán ra Trên thị trường, giữa khách hàng và nhàcung cấp, luôn luôn thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau Khách hàng mong muốn muađược sản phẩm phù hợp nhất với giá rẻ nhất có thể, trong khi đó, nhà cung cấp mongmuốn bạn được sản phẩm càng nhanh càng tốt để đầu tư phát triển sản xuất thu đượcnhiều lợi nhuận Khuynh hướng này là nguồn gốc tạo ra sự cạnh tranh, sự ganh đua giữacác chủ thể kinh doanh trên thị trường để lôi kéo khách hàng về phía mình Để ganh đuavới nhau, các chủ thể kinh doanh phải sử dụng các phương thức, thủ đoạn kinh doanhđược gọi là các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp Kết quả của cuộc cạnh tranh trônthị trường làm cho người chiến thắng mở rộng được thị phần, tăng lợi nhuận, kẻ thuacuộc mất khách hàng và phải ròi khỏi thị trường Quá trình cạnh tranh, ganh đua buộc cácchủ thể kinh doanh phải xem xét lại mình để làm sao sử dụng tất cả các nguồn lực mộtcách hiệu quả.
Chủ thể của cạnh tranh là các tổ chức, cá nhân kinh doanh có tư cách pháp lí độc lập.Cạnh tranh chỉ diễn ra khi có sự ganh đua của ít nhất hai chủ thể trở lên và phần lớn làđối thủ của nhau Nếu không có đối thủ hay nói cách khác là tồn tại tình trạng độc quyềnthì cạnh ttanh không thể diễn ra
- Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ diễn ra trên thị trường
Các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường luôn ganh đua nhau, giành cơ hộitốt nhất để mở rộng thị trường Tuy nhiên, cạnh tranh thường chỉ diễn ra giữa các doanhnghiệp có chung lợi ích như cùng tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào giống nhau hoặccùng tìm kiếm thị trường để bán những sản phẩm tương tự nhau Điều đó làm cho cácdoanh nghiệp có chung lợi ích tranh giành trở thành đối thủ của nhau Chúng ta khó cóthể thấy có sự cạnh tranh giữa một doanh nghiệp sản xuất xi măng với một doanh nghiệpkinh doanh đồ ăn uống hoặc cũng khó có cạnh tranh giữa hai nhà sản xuất quần áo ở haiquốc gia chưa hề có quan hệ thương mại Bởi vậy, lí thuyết cạnh tranh xác định sự tồn tạicủa cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh khi chúng là đối thủ của nhau và sự cạnhtranh, ganh đua giữa các đối thủ đó được thể hiện trên thị trường Đặc biệt, đối với nhiềuhành vi hạn chế cạnh tranh, để xác định có hành vi này xảy ra hay không thì phải xácđịnh chủ thể thực hiện hành vi đó hoạt động trên thị trường liên quan nào và những ai làđối thủ cạnh tranh của nó Theo pháp luật của các nước trên thế giới và theo Luật cạnhtranh của Việt Nam thì thị trường liên quan là thị trường của tất cả các sản phẩm hay dịch
vụ có thể thay thế cho nhau trong khu vực địa lí riêng biệt nhất định
- Cạnh tranh chỉ diễn ra trong điều kiện của cơ chế thị trường
Trang 11Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mìnhcủa các chủ thể kinh doanh nên cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị trường khi màcông dân có quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp, tự do tìm kiếm cơ hội
để phát triển sản xuất kinh doanh Trong thời kì phong kiến, nhà nước phong kiến luônchủ trương hình thành và phát triển các phường, hội, các công xã nông thôn mang tínhkhép kín, tự cung tự cấp, do đó cạnh tranh không có điều kiện để phát triển Trong nềnkinh tể kế hoạch hoá tập trung - nơi mà nhà nước là nhà đầu tư duy nhất nắm quyền lựcchính trị và quyền lực kinh tế nên không thể nói đến kinh tế thị trường, không thể tồn tạiquyền tự do kinh doanh của cá nhân, do đó cạnh tranh cũng không thể tồn tại với tínhchất là sự ganh đua kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường
Trong khoa học pháp lí, các nhà nghiên cửu cũng rất khó có thể đưa ra khải niệmchuẩn chung cho hiện tượng cạnh tranh với tư cách là mục tiêu điều chỉnh của pháp luật.Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh tự do cạnh tranh, tự do sáng tạo racác phương thức để ganh đua giành phần thắng về phía mình, do đó khái niệm cạnh tranhđược pháp luật của rất ít nước định nghĩa Trong cuốn “Tài liệu tham khảo luật về cạnhtranh và chống độc quyền của một số nước và vùng lãnh thố trên thế giới” do Bộ Thươngmại ấn hành năm 2001 phục vụ cho việc xây dựng Luật cạnh tranh của Việt Nam có giớithiệu luật về cạnh tranh của 9 nước và vùng lãnh thổ trong đó chỉ có Luật cạnh tranh củaThổ Nhĩ Kỳ và Luật thương mại lành mạnh của Đài Loan đưa ra khái niệm cạnh tranh.Điều 3 Luật cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ quy định: Cạnh tranh có nghĩa là sự ganh đuagiữa các doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá, dịch vụ để quyết định các vấn đề kinh tếmột cách độc lập Điều 4 Luật thương mại lành mạnh của Đài Loan quy định: “Cạnhtranh” là từ chỉ những hành động theo đó hai hay nhiều doanh nghiệp đưa ra thị trườngmức giá, số lượng, chất lượng, dịch vụ ưu đãi hơn hoặc những điều kiện khác nhằm giành
cơ hội kinh doanh Khái niệm về cạnh tranh theo quy định tại Luật cạnh tranh của ThổNhĩ Kỳ và Hàn Quốc có thể thấy tương tự cách hiểu về cạnh tranh dưới giác độ kinh tế đãđược trình bày ở phần trên
Luật cạnh tranh năm 2018 (luật hiện hành) cũng như luật về cạnh tranh của nhiều nướctrên thế giới (Trung Quốc, Hàn Quốc, Bungari, Nhật Bản ), tuy đều không đưa ra kháiniệm cạnh tranh nhưng bao gồm các quy phạm nhằm tạo lập và duy trì môi trường kinhdoanh bình đẳng, đảm bảo sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh diễn ra theo trật tự vàtrong khung khổ được pháp luật quy định
20 Đối tượng điều chỉnh của Luật cạnh tranh?
Câu 20 tập in
21 Phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh?
Câu 21 tập in
Trang 1222 Xử lý xung đột pháp luật cạnh tranh?
- K2 Điều 10bis Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ QSHCN: Bất cứ hành động nào tráivới tập quán trung thực trong CN & TM đều bị coi là hành động CT không LM
* Đặc trưng pháp lý:
- Là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại;
- Thường mang tính chất đơn phương;
- Trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực và các chuẩn mực kinh doanh khác;
- Chủ yếu xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của đối thủ cạnh tranh;
- Được điều chỉnh bởi luật tư
- Chủ yếu xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của đối thủ cạnh tranh: Vấn đề quanđiểm: Hoa Kỳ - EU
“Các ngài bảo vệ các thực thể tham gia cạnh tranh, chúng tôi bảo vệ cạnhtranh” (You protect competitors; We protect competition)
- Được điều chỉnh bởi luật tư Khác với pháp luật chống HCCT bởi:
Không còn quy định này, thay vào đó là điểm a khoản 5 điều 45 LCT 2018
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặchàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ
mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
27 Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?
Biểu hiện hành vi:
- Tiếp cận, thu thập TTBMKD bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật;
- Tiết lộ, sử dụng TTBMKD không được phép của chủ sở hữu
Trang 13*Lưu ý: So với Luật sở hữu trí tuệ
- Luật SHTT đưa ra định nghĩa và điều kiện để BMKD được tự động bảo hộ (không cấpgiấy chứng nhận) rất khắt khe (Đ4):
+ Là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ;
+ Chưa được bộc lộ;
+ Có khả năng sử dụng trong kinh doanh
- Biểu hiện hành vi xâm phạm quyền đối với BMKD theo Luật SHTT rộng hơn: vi phạm
HĐ bảo mật, không thực hiện bảo mật như cam kết, tiếp cận BMKD trong quá trình thựchiện các thủ tục hành chính (Đ 127 Luật SHTT)
Bí mật kinh doanh là gì?
Căn cứ theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi bởi Khoản 2Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: Bí mật kinh doanh là thông tin thuđược từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụngtrong kinh doanh
Bí mật kinh doanh có thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sởhữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: “Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sángchế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh,nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.”
Tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trítuệ như sau:
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới mộthình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phươngtiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký
- Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trìnhphát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thựchiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả
Về khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinhdoanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) quy định quyền sở hữu công nghiệpđược xác lập như sau:
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc
tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Trang 14Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng,không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấpvăn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tạiLuật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợppháp tên thương mại đó;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có đượcmột cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranhtrong kinh doanh
- Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộgiống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tạiLuật này
Theo đó, bí mật kinh doanh không cần phải đăng ký để được bảo hộ
Tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có nêu về hành vi xâm phạm quyền đối với bí mậtkinh doanh như sau:
“Điều 127 Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
1 Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biệnpháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sởhữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợidụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bímật kinh doanh;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tụcxin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảomật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinhdoanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại cácđiểm a, b, c và d khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này
Trang 152 Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồmchủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mậtkinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh."
28 Hành vi ép buộc trong kinh doanh?
Câu 28 tập in
29 Hành vi dèm pha doanh nghiệp khác?
Cấu thành hành vi:
- Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác (là đối thủ cạnh tranh)
- Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của DNđó
* Lưu ý:
- Đưa thông tin một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
- Thông tin rất đa dạng về đối thủ cạnh tranh
- Nội dung thông tin không trung thực, chính xác
- Mục đích của việc đưa thông tin: hạ thấp uy tín đối thủ cạnh tranh, vì mục đích cạnhtranh
30 Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác?
Cấu thành hành vi:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
- Làm cản trở, gián đoạn hoạt động KD hợp pháp của DN khác (là đối thủ cạnh tranh)
* Lưu ý:
- Tác động vào hoạt động KD đang diễn ra bình thường của đối thủ cạnh tranh;
- Vì mục đích cạnh tranh: Nếu không sẽ là một dạng trách nhiệm pháp lý khác
31 Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính?
Cấu thành hành vi:
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về DN hoặc hàng hóa, dịch
vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà DN cung cấpnhằm thu hút khách hàng của DN khác;
- So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của DN khácnhưng không chứng minh được nội dung
Lưu ý:
- Quy định mới của LCT 2018, tổng hợp của các dạng HV: chỉ dẫn TM gây nhầm lẫn;quảng cáo, khuyến mại nhằm CTKLM
- Vì mục đích cạnh tranh
Trang 16- Bản chất bóc lột thương nhân và lừa dối khách hàng.
32 Hành vi hạn chế cạnh tranh? Sự điều chỉnh pháp luật đối với hành vi hạn chế cạnh tranh?
Khái niệm: LCT 2018 (K2 Đ3): “Hành vi HCCT là hành vi gây tác động hoặc cókhả năng gây tác động HCCT, bao gồm hành vi thỏa thuận HCCT, lạm dụng vị trí thốnglĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền
Đặc trưng pháp lý
- Chủ thể thực hiện hành vi: DN, Hiệp hội, chủ thể khác?
+ Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;
+ Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải là những người liênquan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh,không cùng là thành viên của tổng công ty Những hành động thống nhất của tổng công
ty, của một tập đoàn kinh tế hoặc của các công ty mẹ, con, không được pháp luật cạnhtranh coi là thỏa thuận bởi thực chất các tập đoàn kinh tế nói trên cho dù bao gồm nhiềuthành viên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất
- Tính chất hành vi: gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT (là tác độngloại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường)
- Đối tượng bị thiệt hại:
+ Thị trường cạnh tranh: Cấu trúc thị trường; mô hình phân bổ nguồn lực sản xuất vàphân bổ lợi ích
+ Các thực thể tham gia thị trường: DN, NTD (số đông)
Bản chất kinh tế - pháp lý của hành vi HCCT:
- Chủ thể: TN; Hiệp hội TN
- Mục tiêu: Tối đa hóa lợi nhuận
+ Luôn hướng tới việc hình thành sức mạnh thị trường (SMTT) hoặc/và lạm dụngSMTT
+ Được thực hiện trên cơ sở pháp lý là quyền tự do ý chí, tự do HĐ nhưng lại làm tổnhại tới quyền tự do cạnh tranh của TN khác
- Hậu quả: gây tổn hại tới môi trường cạnh tranh; quyền và lợi ích hợp pháp của TNkhác, người tiêu dùng
Nhu cầu điều chỉnh PL:
Khi XH nhận rõ được những tác hại của loại hành vi này;
Giải thích của Ủy ban TM công bằng Nhật Bản: Cần phải xử lý vì nó “trái với lợi íchcông cộng”, “xâm phạm tới lợi ích công là các quyền tự do cạnh tranh” được Nhà nướcbảo hộ
Trang 17=> Vậy pháp luật điều chỉnh ntn vấn đề này
=> Xây dựng pháp luật phòng chống hạn chế cạnh tranh
Bản chất:
Sử dụng quyền lực công để can thiệp vào quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh, giới hạncác quyền đó trong chừng mực không làm tổn hại đến môi trường cạnh tranh nói chung,cũng như các thành tố tham gia thị trường
- Giới hạn của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh Luật chống hạn chế cạnh tranh bị
bó hẹp ở những lĩnh vực mà nhà nước dùng các công cụ khác để diều tiết kinh tế Quốcgia nào cũng dành cho mình quyền can thiệp vào một số ngành hoặc khu vực kinh tế nhấtđịnh: giao thông công cộng, năng lượng, đường sắt, bảo hiểm, nông nghiệp, viễn thông.Trong những ngành đó, điều tiết hành chính dã bổ sung, thay thế cho sự tự điều tiết củathị trường Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước, các chính sách điều tiết đa dạng từthành lập, quản lý cho đến quy chế tài chính và can thiệp trực tiếp vào kinh doanh chođến nay đã thay thế chức năng của pháp luậtchống hạn chế cạnh tranh
- Đặc thù của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh: là luật công đảm bảo cho quyền lựcnhà nước can thiệp một cách có hiệu quả để giữ gìn cạnh tranh Tính chất luật công thểhiện ở chỗ: (i) nhà nước tự có trách nhiệm điều tra và trừng trị các thoả thuận ngầm vàhành vi hạn chế cạnh tranh mà không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại, (ii) nhànước có quyền áp chế hậu quả pháp lý cho những hành vi kể trên, (iii) trong khi kiểmsoát độc quyền, các cơ quan công lực tiến hành các hành vi hành chính (cấp phép, từ chốicấp phép, buộc phải giải thể hoặc chia nhỏ doanh nghiệp, ) hoặc các hành vi tương tựnhư xét xử (phản quyết về bán phá giả, lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường, )
- Đối tượng điều chỉnh: Có bao nhiêu cách làm giàu thì có bấy nhiêu cách ngảng chânđối thủ, cản trở, làm biến dạng hoặc loại trừ cạnh tranh Tuy nhiên có thể khái quát hành
vi có nguy cơ dẫn tới cản trở hoặc loại trừ cạnh tranh dưới ba nhóm chính
Trang 18Sự phân chia kể trên dẫn tới 3 lĩnh vực đặc trưng của pháp luật chống hạn chế cạnhtranh:
(i) Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh
(ii) Kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường
(iii) Giám sát tập trung kinh tế
LCT 2004: Thỏa thuận HCCT; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Lạm dụng vị tríđộc quyền; Tập trung kinh tế
LCT 2018: Không xếp hành vi TTKT vào nhóm hành vi HCCT
Lý giải:
Khác bản chất: chưa phải là hành vi HCCT ở thời điểm TTKT
Sử dụng cơ chế tiền kiểm là chủ yếu để kiểm soát
33 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Khái niệm, chủ thể, bản chất pháp lý, hình thức thể
hiện, các tác động tới môi trường cạnh tranh?
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
- KN: + Thỏa thuận HCCT là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gâytác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT (K4 Đ3 LCT 2018)
+ Trong các khái niệm quốc tế, thỏa thuận HCCT mang ý nghĩa gần giống với
“cartel” Từ cartel có nguồn gốc từ cuối thế kỷ 19, trong tiếng Đức là “Kartell”, tiếngItalia là “cartello”, tiếng Latin là “carta”
+ Từ điển Oran’s Dictionary of the Law, cartel được định nghĩa là: “Hiệp hội(association) các công ty (thường là chính thức - formal) kinh doanh các ngành giốnghoặc tương tự nhau Các công ty trong một cartel thường hành động để hạn chế cạnhtranh với nhau và loại bỏ cạnh tranh với các công ty khác”
- Bản chất pháp lý: hợp đồng
- Hình thức pháp lý: văn bản, miệng, hành vi thực tế
- Hình thức thực tế: các thỏa thuận bị cấm thường được che dấu
- Nguyên tắc xử lý: vô hiệu hóa hợp đồng và áp dụng chế tài với các bên tham gia thỏathuận
- Mục đích:
+ Loại bỏ sức ép cạnh tranh từ bên trong thỏa thuận, giữa các bên tham gia tỏathuận;
+ Ngăn cản doanh nghiệp tiềm năng nhập cuộc;
+ Loại bỏ các bên không tham gia thỏa thuận
Mạng:
Trang 19* Khái niệm:
Pháp luật cạnh tranh quy định thỏa thuận Hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữacác bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động Hạn chế cạnhtranh
- Trong các khái niệm quốc tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mang ý nghĩa gần giống với
“cartel” Từ cartel có nguồn gốc từ cuối thế kỷ 19, trong tiếng Đức là “Kartell”, tiếngItalia là “cartello”, tiếng Latin là “carta”
- Từ điển Oran’s Dictionary of the Law, cartel được định nghĩa là: “Hiệp hội(association) các công ty (thường là chính thức - formal) kinh doanh các ngành giốnghoặc tương tự nhau Các công ty trong một cartel thường hành động để hạn chế cạnhtranh với nhau và loại bỏ cạnh tranh với các công ty khác”
* Chủ thể
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh củanhau Để xác định dấu hiệu này phải chứng minh những điểm sau đây:
+ Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;
+ Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau; không cùng trong một tập đoànkinh tế, không cùng là thành viên của tổng công ty
họ đã tồn tại một hợp đồng, bản ghi nhớ, các cuộc gặp mặt cho thấy đã có một thoả thuậncông khai hoặc ngầm đồng ý về giá, về hạn chế sản lượng, phân chia thị trường Một khichưa có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thì chưa thể kếtluận có sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được hình thành từ sự thống nhất ý chí của cácdoanh nghiệp tham gia về việc thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh Hình thức pháp
lý của sự thống nhất ý chí không ảnh hưởng đến việc định danh thỏa thuận hạn chế cạnhtranh Do đó, chỉ cần hội đủ hai điều kiện là có sự thống nhất ý chí và các doanh nghiệp
đã cùng thống nhất thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận đã có thỏathuận hạn chế cạnh tranh
Trang 20* Các tác động tới môi trường cạnh tranh
- Tác động xấu: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm triệt tiêu sức ép cạnh tranh giữa cácbên thỏa thuận; ngăn cản các doanh nghiệp tiềm năng nhập cuộc vào thị trường bằng biệnpháp tẩy chay; loại bỏ các bên không tham gia gia thỏa thuận trên thị trường; gây hại chongười tiêu dùng do bị áp dụng các điều kiện giao dịch bất hợp lí
- Tác động tốt: Thỏa thuận hợp tác kinh doanh giúp chia sẻ rủi ro, tiết kiệm chi phí, chia
sẻ bí quyết kỹ thuật và thúc đẩy đổi mới nhanh hơn; Thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật,chất lượng hàng hóa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm; Ngoài ra, căn cứ vào chínhsách cạnh tranh trong từng thời điểm, các thỏa thuận giữa Doanh nghiệp vừa và nhỏ,Doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh với Doanh nghiệp nước ngoài cũng được khuyếnkhích, cùng với đó cũng giúp khuyến khích các thương nhân có ý định thành lập doanhnghiệp, thành lập công ty có khả năng phát triển và tham gia vào thị trường kinh tế, nângcao nguồn lực kinh tế
34 Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Thỏa thuận theo chiều dọc, thỏa thuận theo chiều ngang?; thỏa thuận giá, thỏa thuận điều kiện, thỏa thuận về khối lượng sản phẩm, thỏa thuận về sản xuất?
Phân loại thỏa thuận HCCT:
- Trên cơ sở mối quan hệ giữa các DN tham gia thỏa thuận: Thỏa thuận theo chiềungang và thỏa thuận theo chiều dọc
- Trên cơ sở các thông số trong thỏa thuận: Thỏa thuận giá, thỏa thuận điều kiện, thỏathuận về khối lượng sản phẩm, thỏa thuận về sản xuất…
- Theo mức độ HCCT từ tác động của thỏa thuận: Ảnh hưởng thấp và ảnh hưởng cao
Thỏa thuận theo chiều ngang? Dọc?
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh được chia thành hai hình thức là: Thoả thuận theo chiềungang (horizontal agreements) và thoả thuận theo chiều dọc (vertical agreements)
Thoả thuận theo chiều ngang là thoả thuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành hànghoạt động trên cùng thị trường liên quan như thoả thuận giữa các nhà sản xuất hay giữanhững nhà bán buôn hoặc giữa các nhà bán lẻ của những loại sản phẩm tương tự nhau.Thoả thuận theo chiều ngang được thực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau vấ cóthể trực tiếp tăng khả năng khống chế thị trường của các doanh nghiệp tham gia thoảthuận, điều đó làm tăng khả nằng của các doanh nghiệp ttong việc tính giá sản phẩm, dịch
vụ của họ cao hơn mức giá thị trường và làm giảm phúc lợi xã hội Thoả thuận theo chiềungang phổ biến là thoả thuận liên quan đến ấn định giá mua bán hàng hoá, dịch vụ, phânchia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thông đồng ttong đấuthầu, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ
Trang 21Các thoả thuận này được gọi là hard-core cartel - những thoả thuận gây nguy hại nhất chocạnh ưanh làm cản trờ cạnh ưanh trên thị trường và bị xử lí theo nguyên tăc perse rule(mặc nhiên bị cấm khi cơ quan cạnh tranh xác định có hành vi thoả thuận theo chiềungang đó xảy ra và không cần tìm hiêu các yếu tố khác).
Thoả thuận theo chiều dọc là các thoả thuận liên quan đến việc bán lại những sảnphẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp do đó nó diễn ra giữa các doanh nghiệp ở cáccông đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm như thoả thuận giữanhà sản xuất với nhà phân phối Thoả thuận theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệpkhông phải là đối thủ của nhau mà là giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau và có thể làkhách hàng của nhau Vì thế, các thoả thuận theo chiều dọc thường không tạo ra khả năngkhống chế thị trường
Các thoả thuận theo chiều dọc phổ biến nhất có khả năng gây hạn chế cạnh tranh là cácthoả thuận sau:
- Phân phối độc quyền theo lãnh thổ: Là thoả thuận theo đó nhà cung cấp đồng ý bánsản phẩm của mình cho duy nhất một nhà phân phối để bán lại trong địa bàn nhất địnhđồng thời nhà phân phối luôn bị hạn chế quyền bán sản phẩm ở các địa bàn độc quyềnkhác Thoả thuận này có khả năng làm giảm cạnh tranh giữa các nhà phân phối cùng mộtthương hiệu sản phẩm và phân chia thị trường, do đó có thể khuyến khích cho việc phânbiệt đổi xử về giá
- Giao dịch độc quyền: Là thoả thuận giữa người sản xuất (người bán) và người phânphối (người mua) trong đó người bán đặt điều kiện người mua không mua hàng từ đối thủcạnh tranh của người bán Thoả thuận này dẫn đến sự lựa chọn của người mua sẽ bị hạnchế và làm cho người bán khác sẽ bị loại khỏi thị trường
- Buộc các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối của nhà sản xuất phảichấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
- Thoả thuận ấn định giá bán lại: Là thoả thuận theo đó nhà sản xuất khuyến nghị giábán lại đối với bên bán lại (ví dụ đưa ra mức giá bán lại cố định hoặc mức giá bán lại tốithiểu) hoặc yêu cầu bên bán lại phải tuân thủ mức giá bán lại tối đa Thoả thuận này tạo
ra mốc giá cho các bên bán lại, làm cho hầu hết hoặc toàn bộ bên bán lại sẽ phải tuân thủmốc giá đó Giá bán lại đề xuất hoặc tối đa sẽ khuyến khích các nhà phân phối thôngđồng với nhau để ấn định giá bán hàng hoá, dịch vụ (1) Thoả thuận án định giá bán lại
có khả năng gây hạn chế cạnh tranh hay không hiện nay vẫn còn có tranh cãi giữa cácnhà kinh tế, do đó nó có bị xử lí hay không rất khác nhau theo pháp luật của các nước
- Trên cơ sở phân tích dưới giác độ kinh tế, người ta đã đi đến kết luận: Thông thường,các thoả thuận ngang sẽ gây nhiều tác động xấu đến môi trường cạnh tranh, đến sự vậnhành của thị trường hơn là thoả thuận dọc
Trang 22Thỏa thuận giá, thỏa thuận điều kiện, thỏa thuận về khối lượng sản phẩm, thỏa thuận
về sản xuất?
* Thỏa thuận giá:
Đây được coi là loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh kinh điển và phổ biến nhất Trongnền kinh tế thị trường, dưới sức ép của cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tìm cách cắtgiảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
Do vậy, hành vi thông đồng ấn định giá bán giữa các doanh nghiệp nhàm tránh sức épcạnh tranh thường bị cấm theo pháp luật cạnh tranh của tất cả các nước theo nguyên tắc
vi phạm mặc nhiên bị cẩm (per se rule)
Mặc dù hậu quả chung của hành vi ấn định giá là hạn chế hoặc loại bỏ sự cạnh tranh
về giá giữa các doanh nghiệp nhưng căn cứ vào cách thức tác động đến giá hàng hoáhoặc dịch vụ, có thể chia các thỏa thuận về giá thành 2 nhóm: Các thoả thuận trực tiếp ấnđịnh giá và các thoả thuận gián tiếp tác động đến giá hàng hoá, dịch vụ Các thoả thuậntrực tiếp ấn định giá mua, bán (gồm áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cảkhách hàng; tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể và áp dụng công thức tính giá chung)dẫn đến kết quả là một mức giá mua, bán như nhau giữa các doanh nghiệp tham gia thoảthuận Các loại thoả thuận còn lại có thể được gọi là thoả thuận gián tiếp ấn định giá mua,bán và khác với nhóm thoả thuận trên ở chỗ chúng không tạo ra mức giá mua, bán nhưnhau giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận nhưng lại có tác dụng ngăn cản, kìmhãm các doanh nghiệp này định giá sản phẩm của mình một cách độc lập theo cơ chế thịtrường
* Thỏa thuận về kiểm soát sổ lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cungứng dịch vụ:
Đây là loại thoả thuận trong đó các bên thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sảnxuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó; hoặcthống nhất ấn định lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ởmức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường
Việc kiểm soát hay hạn chế này thường làm bóp méo nguồn cung trên thị trường, tạo
ra sự khan hiếm giả tạo và đẩy giá hàng hoá lên cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.Cũng giống như thoả thuận ẩn định giá, về bản chất, loại thoả thuận này có tác động hạnchế cạnh tranh đáng kể và thường bị cấm triệt để theo pháp luật của các nước
Khi xử lí các thoả thuận này cũng cần lưu ý rằng có nhiều lí do dẫn đến việc các doanhnghiệp cắt giảm hoặc ấn định số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, muabán hoặc cung ứng (như suy giảm nhu cầu của thị trường đối với hàng hoá hay dịch vụđó; khủng hoảng kinh tế; hàng hoá tồn kho ) và không phải lúc nào việc cắt giảm sốlượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp cũng là kết quả của thoả thuậnhạn chế cạnh tranh Chỉ khi nào việc cắt giảm sản lượng là kết quả của sự thoả thuận giữa
Trang 23các doanh nghiệp nhằm làm giảm sức ép cạnh tranh thì Nhà nước mới cần can thiệp đểbảo vệ cạnh tranh trên thị trường.
35 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Nguyên tắc có lý? Nguyên tắc tự dạng?
Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với thỏa thuận HCCT:
- Nguyên tắc có lý (rule of reason): Tiêu chí đích thực để đánh giá tính bất hợp phápcủa TT là TT ấy chỉ đơn giản là để điều tiết và thúc đẩy cạnh tranh hay là nó thực sự kìmhãm hoặc tiêu hủy cạnh tranh Một hành vi chỉ bị cấm khi đã được chứng minh là một
“rào cản thương mại bất hợp lý” Do đó, khi điều chỉnh một TT HCCT (cấm hoặc không)cần đánh giá tác động
- Nguyên tắc tự dạng (per se rule): Được hiểu là bất hợp pháp từ bản chất hoặc bất hợppháp một cách hiển nhiên Cấm không cần đánh giá tác động
36 Các giải pháp nhằm phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm? Cơ chế khoan hồng trong pháp luật cạnh tranh?
Các giải pháp nhằm phá vỡ thỏa thuận HCCT:
- Tác động từ bên ngoài thông qua hoạt động điều tra, xử lý của cơ quan có thẩmquyền;
- Phá vỡ cấu trúc liên kết từ bên trong thông qua “Cơ chế khoan hồng” hay “Chươngtrình khoan dung”;
- Chuyển hóa, phối hợp các giải pháp
“Chương trình khoan dung” hay “Cơ chế khoan hồng?” (cartel chính là thỏa thuậnhạn chế CT - cartel là một thỏa thuận giữa các công ty cạnh tranh để kiểm soát giá hoặcloại trừ các sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh mới trong thị trường.) – Xem điều 112LCT 2018
- Mục đích: Khuyến khích, dẫn dắt các thành viên của Cartel tự thú nhận, từ bỏ, cungcấp bằng chứng chống lại các thành viên cartel khác
- Cơ sở lý luận: Mối liên kết thiếu bền chặt của cartel
- Cơ chế thực thi: Chế tài mạnh & sự khoan dung; khai báo hoặc chấp nhận chế tàinghiêm khắc nhất
- Yêu cầu:
+ Bên xin khoa dung phải thú nhận đã tham gia cartel nghiêm trọng;
+ Hành động nhanh chóng và hiệu quả để chấm dứt tham gia;
+ Báo cáo trung thực và đầy đủ, hợp tác liên tục với cơ quan cạnh tranh
+ Không phải là người đứng đầu hay khởi xướng
Trang 24Từ nội dung quy định về chính sách khoan hồng tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018của Việt Nam và trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể rút
ra một số nội dung như sau:
Về giá trị pháp lý: Bản chất chính sách khoan hồng là một công cụ nhằm phát hiện
để điều tra, xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nên chính sách khoan hồng của nhiềunước trên thế giới không được quy định thành một điều khoản trong luật, tức là khôngphải là một quy định pháp lý mà có tính chất là một công cụ chính sách do Cơ quan thựcthi pháp luật cạnh tranh xây dựng, ban hành và áp dụng Chính sách khoan hồng tại Hoa
Kỳ do Bộ Tư pháp ban hành để trên cơ sở đó Cơ quan điều tra chống độc quyền thuộc Bộ
Tư pháp áp dụng Chính sách khoan hồng tại Úc do Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ ngườitiêu dùng xây dựng và áp dụng Chính sách khoan hồng tại Nhật do Ủy ban thương mạicông bằng ban hành và áp dụng Còn tại Việt Nam, chính sách khoan hồng được luật địnhtại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam là một quy định pháp lý làm cơ sở để
Cơ quan cạnh tranh thực thi nên có giá trị pháp lý cao đảm bảo tính chắc chắn, minh bạchđối với cộng đồng doanh nghiệp và được đảm bảo thực thi cùng với hiệu lực thực thi củaLuật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam
Về mục tiêu và ý nghĩa: Chính sách khoan hồng quy định trong Luật Cạnh tranh
2018 của Việt Nam đã thể hiện đầy đủ mục tiêu và ý nghĩa của chính sách là nhằm giúp
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện để điều tra và xử lý đối với thỏa thuận hạn chếcạnh tranh bị cấm trên cơ sở tự nguyện khai báo của doanh nghiệp về hành vi vi phạmgiống như mục tiêu và ý nghĩa của chính sách khoan hồng mà các nước trên thế giớitrong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Châu Âu, Malaysia… đã áp dụng Điều này được thểhiện rõ tại khoản 1 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam, theo đó doanh nghiệp
tự nguyện khai báo giúp phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnhtranh bị cấm được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng
Về thẩm quyền: Người đứng đầu của Cơ quan cạnh tranh (Ủy ban Cạnh tranh Quốcgia) là Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền quyết định việc cho miễn hoặcgiảm mức xử phạt Quy định này cũng giống như ở nhiều nước là Cơ quan cạnh tranh cóquyền quyết định áp dụng chính sách khoan hồng để miễn hoặc giảm mức xử phạt chođương đơn Tuy nhiên, kinh nghiệm các nước cũng cho thấy khi Cơ quan cạnh tranh ápdụng chương trình khoan hồng để miễn hoặc giảm mức xử phạt thì cần có sự công nhậncủa các cơ quan có liên quan như Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan công tố, Cơ quan tòaán
Trang 25Về điều kiện áp dụng: Quy định tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam
về cơ bản đã đầy đủ và minh bạch về các điều kiện để được hưởng khoan hồng, điều nàycho phép mọi doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể tự đánh giá về khả năng của mìnhđáp ứng các điều kiện theo luật định để có thể được áp dụng chính sách khoan hồng.Khoản 3 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam quy định điều kiện để được miễngiảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng là tự nguyện khai báo về hành vi vi phạmtrước khi Cơ quan cạnh tranh ra quyết định điều tra, cung cấp thông tin, bằng chứng vàhợp tác đầy đủ với Cơ quan cạnh tranh giống như chính sách khoan hồng ở các nước Yếu tố tự nguyện khai báo và khai báo trước khi có quyết định điều tra có tính chấttiên quyết đảm bảo đương đơn có thể được hưởng khoan hồng Cần nhận thức rõ làđương đơn khai báo trước khi có quyết định điều tra, khác với việc khai báo trước khi cơquan điều tra biết hoặc có thông tin về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Quy địnhkhai báo trước khi có quyết định điều tra có tính linh hoạt cao hơn và tạo cơ hội hơn cho
cả doanh nghiệp muốn khai báo và cả cơ quan điều tra cạnh tranh, bởi trong nhiều trườnghợp, mặc dù Cơ quan cạnh tranh có thông tin về thỏa thuận nhưng chưa đầy đủ và đảmbảo tính chắc chắn để quyết định điều tra, do đó cần có thêm các thông tin, bằng chứng
cụ thể khác và điều đó rất cần từ các đương đơn xin hưởng khoan hồng
Những doanh nghiệp có vai trò ép buộc, tổ chức sẽ không được miễn giảm mức xửphạt theo chính sách khoan hồng Quy định này nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp lợidụng, sử dụng chính sách pháp luật và quyền lực của cơ quan thực thi như một biện phápcạnh tranh không chính đáng của mình
Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy cần có một trình tự, thủ tục cụthể nhằm đảm bảo rõ ràng, minh bạch và sự chắc chắn cho các cá nhân, tổ chức và cả cơquan thực thi khi áp dụng
Về số lượng doanh nghiệp: Khoản 5 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Namquy định chính sách khoan hồng chỉ áp dụng cho tối đa ba doanh nghiệp đầu tiên nộp đơnxin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện Theo quy định tại khoản 6 điều này, cơ
sở để xác định thứ tự ưu tiên của ba doanh nghiệp đầu tiên là thứ tự khai báo, thời điểmkhai báo và mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp Việcquy định số lượng doanh nghiệp được hưởng khoan hồng tối đa 03 doanh nghiệp mộtphần nhằm hạn chế số lượng chủ thể vi phạm được hưởng khoan hồng để đảm bảo tínhrăn đe và nghiêm minh của pháp luật (các doanh nghiệp ngoài 03 doanh nghiệp này sẽ bị
xử lý nghiêm minh) đồng thời không hạn chế quá ít doanh nghiệp để có cơ hội thu đượcnhiều thông tin, tài liệu, bằng chứng có giá trị hơn
Về mức miễn giảm: Khi đã xác định được ba doanh nghiệp đầu tiên, theo quy địnhtại khoản 7 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam, doanh nghiệp thứ nhất đượcmiễn 100% mức phạt tiền; doanh nghiệp thứ hai và thứ ba lần lượt được giảm 60% và
Trang 2640% mức phạt tiền Quy định này đảm bảo mục tiêu hiệu quả giống như chính sáchkhoan hồng của các nước là bảo vệ người trình báo khỏi hình phạt, hoặc giảm hình phạtdưới mức họ phải chịu Quy định này cũng đảm bảo tính hấp dẫn của chính sách.
Một điểm quan trọng nữa là cùng với quy định chính sách khoan hồng, Bộ Luậthình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của Việt nam tại Điều 217 quy định về tội
vi phạm các quy định về cạnh tranh cũng đã lần đầu tiên quy định xử lý hình sự đối vớicác tổ chức, cá nhân tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, làm tiền đề cho việcthực thi hiệu quả chính sách khoan hồng tại Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam
Chính sách khoan hồng tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam là một cơchế mới để phát hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà Cơ quan cạnh tranh có thể sửdụng Điều này cũng khiến các thỏa thuận phi pháp trở nên rủi ro hơn, có nhiều khả năng
bị phá vỡ hơn và buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc đến việc liệu có nên tham gia vàocác thỏa thuận với những kẻ có khả năng lừa đảo hay không
Mặc dù có giá trị pháp lý và tính chắc chắn về mặt pháp lý cao nhưng do chỉ là mộtđiều khoản trong luật nên quy định về chính sách khoan hồng tại Điều 112 Luật Cạnhtranh 2018 của Việt Nam chủ yếu là những nguyên tắc cơ bản giới hạn trong một điềukhoản, chưa thực sự chi tiết, cụ thể nên các cá nhân, tổ chức và Cơ quan cạnh tranh khó
có thể áp dụng hiệu quả ngay được, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết, đặc biệt
là về mặt thủ tục, để đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả Vì vậy, quy định này cần cóhướng dẫn cụ thể hơn
37 Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp?
Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ là việc các doanh nghiệp thống nhất áp dụngmột mức giá hoặc một cách thức tính giá chung khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ với cáckhách hàng hoặc trao đổi thông tin về giá để tạo nên những phản ứng thống nhất về giáhàng hóa, dịch vụ khi đàm phán với khách hàng Khi phân tích bản chất của thỏa thuận
ấn định giá cần làm rõ những nội dung cơ bản sau đây:
* Thời điểm xảy ra sự thỏa thuận:
Thỏa thuận ấn định giá có thể xảy ra ở giao dịch mua hoặc bán mà các doanh nghiệptham gia thỏa thuận sẽ giao kết trong tương lai với khách hàng Thông thường, với cácthỏa thuận về giá bán hàng hoá, dịch vụ, các doanh nghiệp thường áp dụng mức giá caohơn so với giá được hình thành trong môi trường có cạnh tranh, và ngược lại trong cácthoả thuận về giá mua hàng hoá, dịch vụ, giá mua hàng hoá, dịch vụ sẽ là thấp hơn giácạnh tranh (ép giá)
*
Nội dung của thỏa thuận :
Trang 27Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa dịch vụ bao gồm các nội dung chính, cụ thể như sau:Thống nhất áp dụng giá đối với một số hoặc tất cả khách hàng;
Thống nhất cùng tăng giá ở các mức độ cụ thể; thỏa thuận áp dụng chung công thứctính giá;
Thỏa thuận duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm cạnh tranh giống nhau nhưngkhông đồng nhất;
Loại trừ việc chiết khấu giá hoặc thiết lập mức chiết khấu đồng bộ;
Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan;
Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng;
Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận; Sửdụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu
*
Hậu quả của hành vi thỏa thuận về giá :
Dưới góc độ lý thuyết, thỏa thuận ấn định giá sẽ gây thiệt hại cho khách hàng do mứcgiá được ấn định trực tiếp hoặc gián tiếp đã loại bỏ sự cạnh tranh về giá giữa các doanhnghiệp tham gia thỏa thuận Mặc dù không đòi hỏi mức giá được ấn định mang bản chấtcủa sự bóc lột, Luật Cạnh tranh chỉ cần xác định rằng, có tồn tại của một thỏa thuận vềgiá là đủ để kết luận về sự vi phạm Do đó, khi phân tích về hậu quả của hành vi thỏathuận ấn định giá cần làm rõ:
Một, tước đoạt cơ hội của khách hàng được lựa chọn các mức giá cạnh tranh hợp lýtrên thị trường;
Hai, làm giảm mức độ của cạnh tranh bằng cách xoá bỏ cạnh tranh về giá hàng hoá,dịch vụ giữa các thành viên của thỏa thuận
38 Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ?
Bên cạnh việc thông đồng ấn định giá, các doanh nghiệp cũng có thể thoả thuận phânchia thị trường (theo lãnh thổ, loại hình hay quy mô của khách hàng, hay theo bất kì tiêuchí nào khác) nhằm giảm sức ép cạnh tranh và tạo ra sự độc quyền trong khu vực thịtrường đã được phân chia Đối với loại thoả thuận này cần lưu ý rằng, pháp luật các nướcthường phân biệt những thoả thuận có mục đích phân chia thị trường với những thoảthuận không có mục đích nhưng có hậu quả
Có thể hiểu, thoả thuận phân chia thị trường bao gồm:
- Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ (thị trường bán) và
- Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ (thị trường mua),trong đó:
Trang 28- Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hoá,dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hoá, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên thamgia thoả thuận;
- Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhấtmỗi bên tham gia thoả thuận chỉ được mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồncung cấp nhất định
39 Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ?
Đây là loại thoả thuận trong đó các bên thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sảnxuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó; hoặcthống nhất ấn định lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ởmức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường
Việc kiểm soát hay hạn chế này thường làm bóp méo nguồn cung trên thị trường, tạo
ra sự khan hiếm giả tạo và đẩy giá hàng hoá lên cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.Cũng giống như thoả thuận ẩn định giá, về bản chất, loại thoả thuận này có tác động hạnchế cạnh tranh đáng kể và thường bị cấm triệt để theo pháp luật của các nước
Khi xử lí các thoả thuận này cũng cần lưu ý rằng có nhiều lí do dẫn đến việc các doanhnghiệp cắt giảm hoặc ấn định số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, muabán hoặc cung ứng (như suy giảm nhu cầu của thị trường đối với hàng hoá hay dịch vụđó; khủng hoảng kinh tế; hàng hoá tồn kho ) và không phải lúc nào việc cắt giảm sốlượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp cũng là kết quả của thoả thuậnhạn chế cạnh tranh Chỉ khi nào việc cắt giảm sản lượng là kết quả của sự thoả thuận giữacác doanh nghiệp nhằm làm giảm sức ép cạnh tranh thì Nhà nước mới cần can thiệp đểbảo vệ cạnh tranh trên thị trường
40 Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư?
Thoả thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ có thể hiểu là việc thống nhất muasáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu huỷ hoặc không sử dụng.Thoả thuận hạn chế đầu tư có thể hiểu là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mởrộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác.Trong thị trường tự do, lợi ích của người tiêu dùng không chỉ có được từ cạnh tranh vềgiá mà còn có được từ cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, tính năng của sản phẩm Sựcạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ
và kĩ thuật Do vậy, những thoả thuận hạn chế đầu tư, hạn chế phát triển công nghệ và kĩthuật sẽ kìm hãm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và gây thiệt hại tới lợi ích của ngườitiêu dùng