Bộ Câu hỏi ôn tập môn Lý luận và Pháp luật về phòng chống tham nhũng (cập nhật văn bản luật mới nhất 2018), bao gồm 9 chủ đề được viết cẩn thận, súc tích, dễ học
Phân tích khái niệm tham nhũng
❖ Quan niệm thông thường về tham nhũng:
Tiếng Anh: “Corruption”, từ thuật ngữ Latin "corruptus“, có nghĩa là a broken object (một mục đích bị làm trái, làm trái mục đích) => thuật ngữ “tham nhũng” hàm ý những hành vi trái phép hoặc bất hợp pháp
- Việc làm sai trái của ai đó giữ một chức vụ nhất định
- Lạm dụng chức vụ công để thu lợi riêng
- Nhận hối lộ để làm lợi cho ai đó trái pháp luật
- Hối lộ ai đó để có được lợi ích trái pháp luật
❖ Ba định nghĩa tiêu biểu về tham nhũng:
- Sự làm trái/lạm dụng quyền lực công để thu lợi riêng (the misuse/abuse of public power for private profit) (Ngân hàng thế giới - World Bank - WB)
- Sự lạm dụng quyền lực để thu lợi riêng (the abuse of power for private gain) (UN)
- Việc sử dụng sai quyền lực được giao để thu lợi riêng (the misuse of entrusted power for private benefit) (IT)
=> Tóm lại: Hai yếu tố cốt lõi của khái niệm “tham nhũng”:
- Làm trái/lạm dụng quyền lực (misuse/abuse of power): hàm ý hành động tham nhũng phải có động cơ cố ý
- Thu lợi riêng (to gain private benefit): không chỉ cho người thực hiện, mà còn cho người thân, họ hàng người đó
❖ Công ước chống tham nhũng của LHQ:
- Không đưa ra định nghĩa về tham nhũng, chỉ nêu ra những hành vi bị coi là tham nhũng và không coi đó là tất cả (tiếp cận miêu tả - descriptive approach)
+ Quan niệm về tham nhũng rất khác nhau giữa các xã hội, đưa ra định nghĩa chung khiến nhiều nước không tham gia công ước
+ Tham nhũng là khái niệm động (fluid and evolving concept), không định nghĩa nào đứng vững được theo thời gian
+ Cách tiếp cận miêu tả cho phép trung hòa các quan niệm khác nhau về tham nhũng, từ đó thu hút sự tham gia cao nhất của các quốc gia, và để mở cho sự phát triển của nhận thức về tham nhũng
K1 – Điều 3: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.” => đồng nhất quan điểm với các khái niệm trên.
Phân tích những nguyên nhân của tham nhũng
Tham nhũng là một vấn đề rộng và phức tạp, nên quan điểm về các nguyên nhân của tham nhũng rất khác nhau Tuy nhiên, ở góc độ toàn cầu, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản, mang tính phổ biến của tham nhũng, trong đó bao gồm:
• Công chức được trả lương thấp
• Hệ thống pháp luật thiếu đầy đủ
• Hệ thống tư pháp thiếu hiệu quả
• Nền hành chính yếu kém
• Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống
• Sơ hở trong xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án tài trợ
• Xã hội thiếu dân chủ
• Các cơ chế giám sát các cơ quan, công chức nhà nước thiếu hoặc yếu
❖ Hai công thức biểu thị nguyên nhân của tham nhũng
(Tham nhũng là kết quả của sự độc quyền của những cơ quan/quan chức tùy tiện trong bối cảnh thiếu các cơ chế đòi hỏi trách nhiệm giải trình)
UNDP - Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
◼ Corruption = (Monopoly + Discretion) – (Accountability + Integrity + Transparency)
(Tham nhũng là kết quả của tình trạng thiếu ba yếu tố là trách nhiệm giải trình, sự liêm chính, sự minh bạch trong bối cảnh độc quyền của những cơ quan/quan chức tùy tiện)
❖ Nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam:
+ Thứ nhất, nước ta là một nước đang phát triển, mức sống còn thấp trong khi trình độ quản lý nhà nước còn hạn chế, hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện
+ Thứ hai, nước ta chuyển sang quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường => Mặt trái của kinh tế thị trường là tính cạnh tranh khốc liệt, phân hóa gay gắt, lối sống hưởng thụ, sự ngự trị của đồng tiền
=> quan tâm tới vụ lợi hơn là người dân
+ Thứ ba, tập quán dễ bị lợi dụng để biện minh, ủng hộ cho hành vi tham nhũng, ví dụ như:
‘miếng trầu là đầu câu chuyện’, ‘hoa thơm mọi người cùng hưởng, ăn quả nhớ người trồng cây”, và kể cả tâm lý phục tùng vô điều kiện cấp trên hoặc người có kinh nghiệm, người cao tuổi
+ Thứ nhất, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được rõ ràng, còn bị phân tán Xét tổng quan, hệ thống chính trị của nước ta hiện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng “hành chính hóa” hoạt động lãnh đạo của Đảng, “chính trị hóa” hoạt động quản lý của nhà nước và “nhà nước hóa” hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp của các tổ chức, đoàn thể xã hội Tình trạng này không chỉ làm suy yếu sức mạnh của cả hệ thống, mà còn tạo ra nhiều kẽ hở cho những hành vi tham nhũng + Thứ hai, cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước nói chung, về phòng, chống tham nhũng nói riêng chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng như quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài nguyên, khoáng sản, tổ chức hoạt động và việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…=> tình trạng thủ tục hành chính vẫn còn phiền hà, phức tạp => cơ chế xin-cho vẫn tồn tại khá phổ biến => tạo điều kiện thuận lợi cho sự sách nhiễu, vòi vĩnh, đưa và nhận hối lộ trong các cơ quan công quyền
+ Thứ ba, nhiều tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về sự nguy hại của tham nhũng nên lãnh đạo không chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc, còn nể nang, né tránh, bao che cho tham nhũng Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức Một số vụ việc tham nhũng lớn chưa được xét xử kịp thời, công minh => gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm uy tín và xói mòn niềm tin của quần chúng với quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước
+ Thứ tư, hệ thống cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng mặc dù đã được xây dựng, song chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan còn chưa rõ ràng và có sự chồng chéo Đặc biệt, các cơ quan này còn thiếu tính độc lập và chưa có một cơ chế phối hợp hữu hiệu Những yếu tố này khiến cho hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện vẫn rất hạn chế
+ Thứ năm, khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đã tương đối toàn diện nhưng chưa đủ mạnh, còn thiếu các công cụ pháp lý cho phép điều tra và xử lý các hành vi tham nhũng một cách hữu hiệu Cụ thể, pháp luật hiện hành chưa quy định các biện pháp đặc biệt trong điều tra tham nhũng, ví dụ việc áp đặt trách nhiệm chứng minh tính hợp pháp của tài sản lên nghi can tham nhũng, hoặc áp đặt trách nhiệm hình sự với pháp nhân…Thêm vào đó, cơ chế pháp lý bảo vệ những người tố cáo và nhân chứng – yếu tố rất quan trọng trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng – còn chưa cụ thể Những yếu tố này khiến hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng ở Việt Nam hiện còn thấp Điều này đồng nghĩa với rất nhiều hành vi tham nhũng không bị xử lý => giảm đáng kể tính răn đe của pháp luật với những kẻ tham nhũng
+ Thứ sáu, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng còn hình thức, mang nặng tính chất ‘phong trào’, cách thức và nội dung tuyên truyền, giáo dục nhìn chung còn thiếu phù hợp, vì vậy tác dụng, hiệu quả nâng cao nhận thức của các đối tượng trong xã hội còn thấp.
Phân tích bản chất của tham nhũng
Tham nhũng mang bản chất là những hành vi phi nghĩa, phi pháp Bí thu Trung ương Đảng – ông Phan Đình Trạc từng nói trong một buổi Hội nghị: “Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực Cho nên chúng ta kiểm soát quyền lực chính là ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực”
Tất nhiên rằng hành vi tham nhũng có những điểm khác nhất định so với những hành vi vi phạm pháp luật thông thường, thể hiện qua hai khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, về mục đích, trong mọi trường hợp, một hành vi chỉ bị coi là tham nhũng khi nhằm mục đích thu lợi riêng (cho cá nhân hay người thân của kẻ thực hiện)
- Thứ hai, trong đa số trường hợp (ngoại trừ một số hành vi như đưa hay môi giới hối lộ ) chủ thể của hành vi tham nhũng là người được giao một thẩm quyền nhất định.Nói cách khác, chủ thể của hành vi tham nhũng thông thường là những chủ thể đặc biệt, có chức quyền hay vị thế trong xã hội Ở góc độ khác, có thể thấy bản chất của tham nhũng gắn liền với sự lạm dụng quyền lực, là sự tha hóa của quyền lực – một hiện tượng có tính chất quy luật xét trên phương diện tâm lý học hành vi của loài người
Cuối cùng, khái niệm quyền lực trong tham nhũng về cơ bản là quyền lực nhà nước (hay quyền lực công) nhưng không chỉ giới hạn trong dạng quyền lực này Hành vi tham nhũng về cơ bản (nhưng không phải toàn bộ) là sự lạm dụng quyền lực nhà nước, bởi chính các cơ quan, công chức nhà nước Theo cách tiếp cận này, như đã nêu ở các phần trên, tham nhũng có tính chất là một “căn bệnh’chung, mang tính cố hữu của mọi nhà nước, bất kể thuộc thể chế chính trị nào Cùng với quan liêu, căn bệnh tham nhũng xuất hiện ngay từ khi nhà nước ra đời và sẽ tồn tại cùng với nhà nước cho tới khi nó tiêu vong Ở đây, cần phải chấp nhận một thực tế khách quan đó là, những nỗ lực phòng, chống tham nhũng, cho dù quyết liệt và bền bỉ tới đâu cũng chỉ có thể kiềm chế, giảm thiểu chứ không thể xóa bỏ triệt để tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước Về khía cạnh này, Laureate Gary Becker – nhà khoa học Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992– đã từng phát biểu: “Chúng ta chỉ có thể hoàn toàn triệt tiêu tham nhũng khi xóa bỏ nhà nước mà thôi”.
Nêu những biểu hiện chủ yếu của tham nhũng và phân loại tham nhũng
Tham nhũng không phải là một khái niệm trừu tượng, mà được biểu hiện thông qua những hành vi cụ thể mà theo pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia sẽ bị coi là tội phạm và phải bị ngăn chặn, trừng phạt UNCAC xác định 11 dạng hành vi như vậy, bao gồm:
(1) Hối lộ công chức quốc gia (Điều 15)
(2) Hối lộ công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công (Điều 16)
(3) Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức (Điều 17)
(4) Lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi (Điều 18)
(5) Lạm dụng chức năng (Điều 19)
(6) Làm giàu bất hợp pháp (Điều 20)
(7) Hối lộ trong khu vực tư (Điều 21)
(8) Biển thủ tài sản trong khu vực tư (Điều 22)
(9) Tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có (Điều 23)
(10) Che dấu tài sản (Điều 24)
(11) Cản trở hoạt động tư pháp (Điều 25)
=> Nhìn chung, những hành vi kể trên cũng được quy định trong các điều ước khu vực về chống tham nhũng, tuy có những sự khác biệt nhất định
Trong Luật PCTN năm 2018 của Việt Nam, danh mục các hành vi bị coi là tham nhũng được quy định ở Điều 2 (mở luật mà xem )
Phân tích những hậu quả của tham nhũng
Theo UNDP, hậu quả của tham nhũng thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:
- Kéo lùi sự tăng trưởng kinh tế, làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài;
- Làm giảm và thất thoát thu nhập quốc gia;
- Làm cho việc phân phối các nguồn lực của nhà nước trở nên bất hợp lý;
- Làm giảm hiệu lực của pháp luật;
- Nuôi dưỡng sự đặc quyền và làm xói mòn sự liêm chính trong xã hội; và
- Dẫn đến những vi phạm nhân quyền
❖ Tác động đến quyền con người:
- Gây trở ngại cho việc hiện thực hóa các quyền KT, XH, VH của người dân
- Cản trở và tước bỏ các quyền dân sự, chính trị nhằm bảo vệ lợi ích đặc quyền và khi trấn áp những hành động phản đối tham nhũng
❖ Tác động đến quyền KT, XH, VH
- Trực tiếp: Gia tăng tham nhũng => Gia tăng khả năng công dân phải trả những khoản tiền bất hợp lý cho quan chức chính phủ để tiếp cận các dịch vụ mà lẽ ra họ phải được hưởng/phục vụ => Giảm mức độ hưởng các quyền KT,XH,VH
=> Ngoài ra, trong một số trường hợp, thiệt hại kinh tế gián tiếp còn xảy ra khi việc sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự thiếu nhất quán về chính sách kinh tế của nhà nước mà có nguyên nhân từ tham nhũng Ở đây, thiệt hại kinh tế của các doanh nghiệp cũng chính là thiệt hại kinh tế của các nhà nước, bởi khi các doanh nghiệp cảm thấy ‘nản lòng’ và rút vốn đầu tư vì tham nhũng thì ngân sách nhà nước sẽ thất thu
- Gián tiếp: Gia tăng tham nhũng => Gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, giảm tăng trưởng kinh tế, suy yếu năng lực quản lý NN => Gia tăng đói nghèo => Giảm mức độ hưởng các quyền KT, XH, VH
❖ Tác động đến quyền dân sự, chính trị
Gia tăng tham nhũng => Trực tiếp gây gia tăng phản kháng/đấu tranh, Giasn tiếp gia tăng nỗ lực bảo vệ đặc quyền và suy giảm tính liêm chính của hệ thống tư pháp => Gia tăng trấn áp/hạn chế các quyền con người Giảm mức độ thụ hưởng các quyền DS, CT
=> Từ thực tế cuộc sống, có thể khẳng định rằng, giống như ở nhiều nước khác, Việt Nam đang phải gánh chịu tất cả những hậu quả của tham nhũng như đã được xác định ở trên bởi UNDP, dưới những dạng thức và ở những mức độ khác nhau.
Phân tích những nội dung chính trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng
❖ Thứ nhất, về quan niệm “tham ô, tham nhũng” của Bác:
- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư Đục khoét của nhân dân Ăn bớt của bộ đội
=> Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: “Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”
- Tham ô: Trộm cắp “đường hoàng”: “Phải chống nạn ăn cắp của công, mà các cơ quan quen gọi là trộm cắp "đường hoàng"
- Tham ô gián tiếp: “Thí dụ: một cán bộ, Chính phủ, nhân dân trả lương hằng tháng đều cho, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân”
- Thông qua định nghĩa chữ “Liêm”, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về tham ô: “Liêm là trong sạch, không tham lam”
+ Hai biểu hiện trong 10 hành vi bất liêm: “Tham tiền của, tham địa vị; Tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên;
+ Biểu hiện tham ô là: “Cán bộ cậy quyền thế mà đục khoét của dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư” - là bất liêm
❖ Thứ hai, về nguyên nhân tham nhũng:
Chủ nghĩa cá nhân: Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội Người cách mạng phải tiêu diệt nó” “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành Họ tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền”
Quan liêu: "Tham ô và lãng phí đều do bệnh quan liêu mà ra” Nào có tệ quan liêu thì ở đó có tham ô, lãng phí; mà quan liêu càng nặng thì tham ô, lãng phí càng nhiều
- Quan liêu là "bệnh giấy tờ, bệnh hình thức, không thực tế, là xa cách quần chúng, không theo đường lối quần chúng, làm không đúng chính sách của Chính phủ và của đoàn thể”
- Bệnh quan liêu có biểu hiện như: “Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn”
❖ Thứ ba, về tác hại của tham nhũng:
- Quan liêu, tham ô, lãng phí là "bạn đồng minh của thực dân, phong kiến", "Kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ”
+ Làm thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, của nhân dân
+ Làm tha hoá, suy thoái đạo đức cách mạng của cán bộ, phá hoại tinh thần trong sạch, ý chí vượt khó của cán bộ, nhân dân, xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước
+ “Làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta"
- Chủ nghĩa cá nhân (trong đó tư lợi, tham ô, lãng phí) là một trong 3 kẻ địch nguy hiểm của cách mạng:
+ Kẻ địch nguy hiểm thứ nhất là chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc
+ Thói quen và truyền thống lạc hậu là kẻ địch to;
+ Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch thứ ba
❖ Thứ tư, về đặc điểm của tham nhũng:
- Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”
- “Kẻ thù nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng mọi việc của ta”
- Vì vậy, việc chống loại kẻ địch này rất khó khăn, phức tạp hơn cả việc chống lại giặc ngoại xâm
❖ Thứ năm, về vai trò, ý nghĩa của phòng chống tham nhũng:
Hồ Chủ tịch cho rằng, chống tham nhũng là cách mạng Người khẳng định: "Tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội" Đấu tranh chống thực dân, phong kiến, xây dựng xã hội mới phải bao hàm cả đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu Cách mạng không thể thành công hoàn toàn nếu vẫn còn tham nhũng Vì vậy, chống tham nhũng là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng của cách mạng
Hồ Chủ tịch cũng cho rằng chống tham nhũng là dân chủ Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Quyền lực thuộc về nhân dân Tất cả tài sản là của nhân dân Nhân dân đóng góp mồ hôi, xương máu, tiền của, công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vì vậy, chống tham nhũng là bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân
Hồ Chủ tịch chỉ rõ: "Phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào quần chúng thì mới thành công" Dân chủ tức là nhân dân làm chủ Cán bộ là người được giao quản lý tài sản để thực hiện các nhiệm vụ do nhân dân giao phó Vì vậy, nhân dân có quyền và nghĩa vụ giám sát, phê bình cán bộ, đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí Sự tham gia của nhân dân quyết định sự thành công của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô Quần chúng tham gia tích cực, đông đảo thì cuộc đấu tranh càng mang lại hiệu quả cao Người khẳng định: "Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng"
❖ Thứ sáu, về chiến lược phòng chống tham nhũng:
- Tiến hành thường xuyên, huy động sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành
- “Phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”
- Phải có hệ thống các biện pháp đồng bộ, cả trước mắt và lâu dài, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và
- Triển khai trên tất cả các lĩnh vực, song cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm
- Yếu tố quyết định thành công là sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng
- Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục và cưỡng chế, trong đó lấy tuyên truyền, giáo dục là nền tảng, cơ sở
- “Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, giáo dục là chính, trừng phạt là phụ”
- Tuyên truyền, giáo dục cần:
+ Giúp cán bộ hiểu được sự nguy hại, xấu xa của tham ô, lãng phí, từ đó có các hành động tích cực nhằm phòng, chống
+ Nêu gương tốt, lên án các hành vi tham ô, lãng phí, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn nạn tham ô, lãng phí
- Với những người đã suy thoái về đạo đức, không chịu rèn luyện, cố tình tư lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân thì phải bị xử lý nghiêm khắc để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật và để răn đe, làm gương cho những người khác
- Cần thiết phải huy động sự tham gia của nhân dân vào việc phòng chống tham ô
- Dân chủ tức là nhân dân làm chủ Cán bộ là người được giao quản lý tài sản để thực hiện các nhiệm vụ do nhân dân giao phó Vì vậy, nhân dân có quyền và nghĩa vụ giám sát, phê bình cán bộ, đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí
- “Phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công"
- "Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng”
❖ Thứ bảy, về biện pháp phòng chống:
- Giám sát của quần chúng
+ Giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân để người dân hiểu, khinh ghét và tham gia phòng chống tham ô: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”
+ Huy động quần chúng nhân dân giám sát cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện sai phạm, phê bình, lên án các biểu hiện tiêu cực của cán bộ
- Phê bình, tự phê bình:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng, phát động, chỉ đạo và hướng dẫn phong trào phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên
+ “Bộ đội, cơ quan, đoàn thể và nhân dân phải tổ chức một phong trào thật thà tự phê bình và phê bình từ cấp trên xuống, từ cấp dưới lên”
Phân tích những quan điểm chính của Đảng Cộng sản Việt Nam về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng
- Kể từ khi thành lập (1930), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú ý đến việc xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên, xem đó như là yếu tố sống còn để duy trì vị trí lãnh đạo độc tôn của Đảng
- Một trong những nội dung thuộc về đạo đức cách mạng là không quan liêu, tham nhũng
- Vấn đề phòng chống quan liêu, tham nhũng (trước đây gọi là tham ô), đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng, đặc biệt là từ sau Đổi mới (1986)
- Hiện nay, PCTN là một trong những nội dung cơ bản, được đề cập nhiều nhất trong các văn kiện của Đảng
Quan điểm về tham nhũng:
- Đảng nhìn nhận tham nhũng chủ yếu từ góc độ vị trí, vai trò lãnh đạo xã hội của một đảng cầm quyền duy nhất
- Tham nhũng là sự suy thoái về lý tưởng cách mạng và tư cách đạo đức của cán bộ, đảng viên
- Tham nhũng là “giặc nội xâm”
- Tham nhũng là mối đe doạ lớn nhất với sự tồn vong của chế độ chính trị và với vị trí lãnh đạo của Đảng
- Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15-5-1996: PCTN là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng PCTN góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… Đường lối chiến lược (Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15-5-1996):
+ PCTN phải gắn với đổi mới kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân;
+ PCTN phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ;
+ PCTN phả gắn liền với chống quan liêu, lãng phí;
+ PCTN phải kết hợp giữa xây, phòng và chống Vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng
+ PCTN phải thực hiện một cách chủ động, huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng tham gia, triển khai thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành;
+ PCTN là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, không nóng vội, không chủ quan; phải có kế hoạch cụ thể, có bước đi vững chắc; sử dụng nhiều biện pháp, trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo
- Văn kiện ĐHĐ X: “PCTN là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.”
- Nghị quyết Trung ương 3 khóa X:
+ Mục tiêu của công tác PCTN: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”
• Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải nêu gương về đạo đức, lối sống và kiên quyết chống tham nhũng
• Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên, tăng cường vai trò của chi bộ đảng trong quản lý, giáo dục đảng viên
• Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng
• Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
• Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội
• Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng
• Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng
• Xây dựng, kiện toàn các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được thành lập theo Luật phòng, chống tham nhũng
• Tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử
• Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
❖ Tổ chức Đảng trong PCTN:
- Ban chỉ đạo TW về PCTN
- Các ban chỉ đạo PCTN ở các địa phương
- Các cơ quan của Đảng ở cấp trung ương và địa phương: Ban Nội chính, Uỷ ban Kiểm tra, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo
Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030: hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng văn hoá liêm chính; phòng ngừa tham nhũng trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước
(Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030)
- PCTN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức, đoàn thể và quần chúng nhân dân
- PCTN là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới
- Sử dụng tổng thể các giải pháp PCTN; vừa tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng, chống tham nhũng với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí
- Xây dựng lực lượng chuyên trách PCTN đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hướng chuyên môn hóa với các phương tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa bao quát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội
- Đặt quá trình PCTN trong điều kiện hội nhập, chủ động hợp tác hiệu quả với các quốc gia, các tổ chức quốc tế; chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài
Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển;
Nêu và phân tích đặc điểm cơ bản của những điều ước quốc tế và khu vực chủ yếu về chống
Quan niệm chung cho rằng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng bao gồm những văn bản pháp luật (quốc gia hoặc quốc tế) mà đề cập đến một hoặc một số vấn đề, trong đóbao gồm :
Hình sự hóa các hành vi tham nhũng; Điều tra, tìm kiếm, phong tỏa, thu hồi, tịch biên tiền hay tài sản bất chính có được từ tham nhũng;
Quy định nghĩa vụ của các quan chức công quyền phải định kỳ công khai tài sản;
Quy định, phòng ngừa và giải quyết những xung đột về lợi ích;
Bảo vệ những người tố cáo tham nhũng (whistle-blowers);
Quy định về các quyền tiếp cận thông tin, tự do biểu đạt và lập hội;
Các nguyên tắc cơ bản của việc ra quyết định trong hoạt động hành chính (tính khách quan, vô tư, bình đẳng, nghĩa vụ chứng minh, quyền được khiếu nại );
Các quy định bảo đảm tính minh bạch trong mua sắm công (public procurement)
Từ những tiêu chí kể trên, các chuyên gia và tổ chức quốc tế đã xác định những văn kiện sau đây là những điều ước quốc tế chủ chốt về phòng, chống tham nhũng (tính đến 7/2010) Trong những điều ước này, đa số có nội dung tổng quát, trong khi số khác chỉ đề cập đến một vấn đề nhất định của tham nhũng
(1) UNCAC(United Nations Convention against Corruption)
(2) Công ước của OECD về chống hối lộ các quan chức công quyền nước ngoài (OECD
Convention on Combating Bribery of Foreign Public Officials)
(3) Công ước chống tham nhũng của Tổ chức các nước châu Mỹ (Organization of American States (OAS) Inter-American Convention against Corruption)
(4) Công ước chống tham nhũng của Liên minh châu Phi (African Union Regional Anti-
(5) Công ước luật hình sự về tham nhũng của Hội đồng châu Âu (Council of Europe Criminal and Civil Law Conventions on Corruption)
(6) Công ước luật dân sự về tham nhũng của Hội đồng châu Âu (Council of Europe Criminal and Civil Law Conventions on Corruption)
Trong số các công ước kể trên, UNCAC là quan trọng nhất, bởi lẽ nội dung của công ước khá toàn diện, nhưng quan trọng hơn, đây hiện là điều ước quốc tế về chống tham nhũng duy nhất có hiệu lực thực sự trên toàn cầu Chính vì vậy, UNCAC sẽ được đề cập trong một chương riêng, còn phần dưới đây chỉ đề cập khái quát đến các công ước còn lại.
Nêu mục tiêu, những nội dung chủ yếu và ý nghĩa của Công ước của Liên hợp quốc về chống
(a) Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng và chống tham nhũng một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn;
(b) Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong việc phòng và chống tham nhũng, kể cả việc thu hồi tài sản;
(c) Thúc đẩy sự liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng đắn công vụ và tài sản công
❖ Nội dung chủ yếu của UNCAC:
- UNCAC gồm 8 Chương và 71 Điều
- Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng là chiến lược ưu tiên đề cập ngay tại chương II của UNCAC, liên quan đến các vấn đề: Cơ quan phòng, chống tham nhũng; Khu vực công; Quy tắc ứng xử của công chức; Mua sắm công và quản lý tài sản công; Báo cáo công khai; Truy tố xét xử; Khu vực tư; Sự tham gia của xã hội; Chống rửa tiền
- Hình sự hóa và thực thi pháp luật được quy định tập trung trong chương III của UNCAC bao gồm các nội dung: Hình sự hóa các hành vi tham nhũng; Trách nhiệm của pháp nhân; Phong tỏa, tạm giữ, tịch thu tài sản; Bảo vệ nhân chứng, chuyên gia và nạn nhân, người tố cáo; Quyền tài phán; Bí mật ngân hàng,
- Hợp tác quốc tế được quy định tại chương IV đề cập tới các vấn đề: Dẫn dộ, Tương trợ pháp lý; Hợp tác thực thi pháp luật; Chuyển giao vụ án hình sự và liên kết điều tra;
- Thu hồi tài sản tham nhũng được đề cập tại chương V Đây là mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của công ước
- Cơ chế thực thi công ước được ghi nhận trong chương VII của UNCAC Ý nghĩa:
UNCAC là công cụ chống tham nhũng phổ quát duy nhất có tính ràng buộc pháp lý UNCAC và
Cơ chế Rà soát Thực thi của công ước này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách chống tham nhũng và tăng cường các cam kết quốc gia trong hành động chống tham nhũng
- Giúp đỡ Việt Nam trong việc đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật
4.3 Nội dung cơ bản của Công ước
4.3.1 Một số vấn đề chung
Như đã đề cập, Chương 1 của Công ước gồm bốn điều (từ Điều 1 đến 4), đề cập đến những vấn đề chung bao gồm mục đích, phạm vi của văn kiện, các định nghĩa cơ bản và vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia khi áp dụng điều ước
Về mục đích, theo Điều 1, Công ước nhằm: (a) Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu lực và hiệu quả hơn; (b) Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả việc thu hồi tài sản; và (c) Thúc đẩy tính liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng đắn việc công và tài sản công Ba mục đích tổng quát này chi phối toàn bộ nội dung của Công ước, trong đó nhấn mạnh bốn nội dung cốt lõi đó là: (i) Phòng ngừa tham nhũng; (ii) Hình sự hóa và thực thi pháp luật về tham nhũng; (iii) Hợp tác quốc tế về tư pháp hình sự, và (iv) Thu hồi tài sản tham nhũng
Về phạm vi, theo Điều 3, Công ước áp dụng cho cả hai khu vực công và tư và trong tất cả các giai đoạn của hoạt động phòng, chống tham nhũng, bao gồm: phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội, phong toả, tạm giữ, tịch thu và hoàn trả tài sản có được do phạm tội Điều này phản ánh mong muốn của cộng đồng quốc tế về một điều ước có tính toàn diện, hệ thống, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng vốn dĩ rất phức tạp ở mỗi quốc gia cũng như từng khu vực và trên toàn thế giới
Về định nghĩa, một điểm đặc biệt là Công ước không đưa ra một định nghĩa chung về tham nhũng mà chỉ xác định một số thuật ngữ có liên quan trong Điều 2 Nguyên nhân là bởi quan niệm của các quốc gia về hành vi tham nhũng có sự khác nhau nên khó có thể đưa ra một định nghĩa chung về hành vi này Trong bối cảnh đó, nếu câu nệ vào một định nghĩa chung về tham nhũng có thể khiến Công ước khó, thậm chí không thể được thông qua, giống như đã từng gặp với một số dự thảo điều ước quốc tế khác i
Các thuật ngữ được định nghĩa trong Điều 2 của Công ước bao gồm: “công chức”, “công chức nước ngoài”, “công chức của tổ chức quốc tế công”, “tài sản”, “tài sản do phạm tội mà có”, “phong toả” (hay “tạm giữ” tài sản), “tịch thu” (tài sản), “tội phạm gốc”, “chuyển giao có kiểm soát” Đây là những thuật ngữ then chốt được sử dụng phổ biến trong nhiều chương của Công ước
Về vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, Điều 4 Công ước quy định, các quốc gia thành viên thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của Công ước theo cách thức phù hợp với các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Không điều khoản nào trong Công ước cho phép quốc gia thành viên thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác quyền tài phán và chức năng thuộc thẩm quyền tuyệt đối của quốc gia này theo nội luật của mình
Quy định kể trên của Công ước phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác Quy định trên cũng phù hợp với tinh thần và nội dung của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (2000) mà có liên quan mật thiết với Công ước về phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc
Trong bối cảnh việc phòng, chống tham nhũng ngày càng mang tính chất toàn cầu, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước, việc khẳng định nguyên tắc bảo vệ chủ quyền quốc gia trong Điều
4 là cần thiết để vừa bảo đảm hoạt động này đạt hiệu quả cao, vừa ngăn ngừa những hành vi lợi dụng can thiệp vào chủ quyền của nước khác Trong thực tế, việc khẳng định nguyên tắc này cũng là một trong những yếu tố khiến cho Công ước nhận được sự ủng hộ và tham gia nhanh chóng, rộng rãi của nhiều quốc gia trên thế giới
4.3.2 Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
Phòng ngừa tham nhũng là chiến lược được ưu tiên đề cập ngay tại Chương II của UNCAC, trong đó liên quan đến các vấn đề sau:
4.3.2.1 Cơ quan phòng, chống tham nhũng Điều 6 và Điều 36 Công ước quy định việc thành lập cơ quan (lực lượng phòng chống tham nhũng chuyên trách) nhằm thực thi, giám sát và phối hợp việc thi hành chính sách và hành động chống tham nhũng Theo các điều này, các quốc gia thành viên cần thành lập và đảm bảo sự độc lập cần thiết cho cơ quan phòng, chống tham nhũng của nước mình, trong đó bao gồm việc cung cấp phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ để họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao
Nêu mục tiêu, các nội dung cơ bản và ý nghĩa của Luật Phòng, Chống tham nhũng hiện hành 24 11 Phân tích các nguyên tắc xử lý tham nhũng trong pháp luật phòng, chống tham nhũng
Một, Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập qua 13 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (đã được sửa đổi năm 2007 và 2012):
- Thứ nhất, quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là chưa làm rõ về nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch; nội dung công khai, minh bạch theo ngành, lĩnh vực trùng lặp với quy định về công khai trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành; chế độ thông tin, báo cáo, đo lường, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng chưa cụ thể
- Thứ hai, quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp (chỉ thực hiện đối với quyết định, hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức), chưa toàn diện; trình tự, thủ tục và nội dung thực hiện trách nhiệm giải trình còn chưa rõ ràng, chưa mang tính khả thi, chưa gắn với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác, đặc biệt là biện pháp về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Thứ ba, chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; một số biện pháp hiệu quả còn hạn chế như thiếu cơ chế giám sát, tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh vi phạm về nhận, tặng quà; thiếu biện pháp xử lý cụ thể; chưa khắc phục được việc tặng và nhận quà đối với người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến công vụ; chưa kiểm soát được hoạt động và thu nhập ngoài công vụ của người có chức vụ, quyền hạn…
- Thứ tư, các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng và không khuyến khích được tính chủ động của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng…
- Thứ năm, các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; chưa quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng
- Thứ sáu, các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chưa phù hợp, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán với cơ quan điều tra trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng chưa phát huy vai trò của mỗi cơ quan trong xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
- Thứ bảy, các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ người tố cáo, khen thưởng người có thành tích trong tố cáo tham nhũng…
- Thứ tám, thiếu quy định về các biện pháp xử lý phi hình sự đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hành vi tham nhũng và thiếu quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm Luật PCTN
Hai, Xây dựng Luật PCTN (sửa đổi) để đồng bộ với quy định mới trong các đạo luật quan trọng khác được Quốc hội thông qua và nhằm nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng
Ba, Xây dựng Luật PCTN (sửa đổi) để đồng bộ với quy định mới trong các đạo luật quan trọng khác được Quốc hội thông qua và nhằm nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng
❖ Các nội dung cơ bản:
1 Về những quy định chung (Chương I)
Về phạm vi điều chỉnh: Điều 1 Luật quy định ngắn gọn và khái quát: “Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN” Như vậy so với Luật hiện hành, Luật PCTN năm 2018 đã thay cụm từ “xử lý người có hành vi tham nhũng” bằng cụm từ “xử lý tham nhũng” nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN Chương VII của Luật đã quy định việc áp dụng Luật PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước Quy định này thể hiện tinh thần từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật đối với khu vực ngoài nhà nước
Về các hành vi tham nhũng: Luật đã quy định riêng về các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và các hành vi tham nhũng khu vực ngoài nhà nước
2 Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Chương II)
Về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị (Mục 1): So với Luật hiện hành, Luật năm 2018 không quy định công khai, minh bạch trong các lĩnh vực mà chỉ quy định nguyên tắc về nội dung, hình thức, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị Mục này cũng quy định về trách nhiệm giải trình, báo cáo công tác PCTN và tiêu chí đánh giá về công tác PCTN…
Về xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ (Mục 2): Kế thừa Luật hiện hành, Luật năm
2018 quy định mang tính nguyên tắc trong việc ban hành và thực hiện các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ để không dẫn đến chồng chéo với quy định của pháp luật hiện hành
Về thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn (Mục 3): Luật tiếp tục quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và việc tặng quà và nhận quà tặng với một số chỉnh lý so với Luật hiện hành và bổ sung quy định về kiểm soát xung đột lợi ích tại điều 23
Theo khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau:…