MỤC LỤC
- Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng là chiến lược ưu tiên đề cập ngay tại chương II của UNCAC, liên quan đến các vấn đề: Cơ quan phòng, chống tham nhũng; Khu vực công; Quy tắc ứng xử của công chức; Mua sắm công và quản lý tài sản công; Báo cáo công khai; Truy tố xét xử; Khu vực tư; Sự tham gia của xã hội; Chống rửa tiền. - Hình sự hóa và thực thi pháp luật được quy định tập trung trong chương III của UNCAC bao gồm các nội dung: Hình sự hóa các hành vi tham nhũng; Trách nhiệm của pháp nhân; Phong tỏa, tạm giữ, tịch thu tài sản; Bảo vệ nhân chứng, chuyên gia và nạn nhân, người tố cáo; Quyền tài phán; Bí mật ngân hàng,.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42, các quốc gia thành viêncó quyền tài phán đối với những tội phạm được quy định theo Công ước khi:(a) Tội phạm đó được thực hiện trên lãnh thổ nước mình;(b) Tội phạm đó được thực hiện trên tầu thuyền đang treo cờ của nước mình hay máy bay được đăng ký theo luật của nước mình.Bên cạnh đó, trên cơ sở Điều 4 của Công ước, quốc gia thành viên cũng có thể quy định quyền tài phán của mình khi:(a) Tội phạm đó được thực hiện đối với một công dân nước mình;(b) Tội phạm đó được thực hiện bởi một công dân nước mình hay bởi một người không có quốc tịch nhưng thường trú trên lãnh thổ nước mình;(c) Tội phạm đó là một trong những tội phạm được quy định theo khoản 1điểm b, tiết (ii) Điều 23 của Công ước (Điều khoản về hình sự hoá hành vi tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có) và được thực hiện bên ngoài lãnh thổ nước mình nhằm mục đích thực hiện một tội phạm được quy định theo khoản 1, điểm a, tiết (i) hoặc (ii) hay điểm b, tiết (i) Điều 23 của Công ước này trong phạm vi lãnh thổ nước mình; (d) Tội phạm đó được thực hiện chống lại nước mình. Bổ sung cho Điều 53, các Điều 54,55 quy định các cơ chế thu hồi tài sản thông qua hợp tác quốc tế; Điều 56 quy định về những hình thức hợp tác đặc biệt giữa các quốc gia thành viên trong việcđiều tra, truy tố, xét xử và thông tin về tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp;Điều 57 quy định việc trả lại và định đoạt tài sản tham nhũng từ quốc gia thành viên khác; Điều 58 quy định về việc thành lập các đơn vị tình báo tài chính đểthúc đẩy cách thức và biện pháp nhằm thu hồi các tài sản tham nhũng thông qua việc nhận, phân tích, và chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền báo cáo về các giao dịch tài chính đáng ngờ.
Tuy số lượng các quy định mang tính bắt buộc của Công ước là 135/237, song hầu hết những quy định bắt buộc đều là những biện pháp phòng, chống tham nhũng mà các quốc gia, trong đó có Việt Nam đã tiến hành từ khi chưa có Công ước, ví dụ như các yêu cầu phải có hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; có chế tài đối với hành vi tham nhũng; có cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; có hành động thực tiễn phòng, chống tham nhũng; có biện pháp tăng cường liêm chính, minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức..Điều này tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc triển khai thực hiện UNCAC sau khi tham gia điều ước. Kế thừa quy định của Luật hiện hành, Luật năm 2018 tiếp tục quy định về công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị; có bổ sung quy định kiểm tra hoạt động chống tham nhũng trong cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tại điều 57; bổ sung quy định thẩm quyền của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại điều 61; xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán tại điều 62; xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán tại điều 64.
- Luật 2018 giữ nguyên 12 hành vi được coi là hành vi tham nhũng trong Luật 2005 nhưng bổ sung thêm hành vi “thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi” (cũng được coi là hành vi tham nhũng). - Ngoài Nhà, đất; Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Tài sản, tài khoản ở nước ngoài (trước đây), còn phải kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. - Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
- Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358);. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích vật chất, phi vật chất nào dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm. - Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi: a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; b) Làm, cấp giấy tờ giả; c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Trên bình diện quốc tế, nhiều văn kiện, công ước đã đề cập đến minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập như: Công ước Chống hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thông qua năm 1977, Công ước Liên châu Mỹ về Chống tham nhũng do Tổ chức các quốc gia châu Mỹ thông qua năm 1996, Công ước Chống tham nhũng liên quan đến công chức của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu do Hội đồng Liên minh châu Âu thông qua năm 1997, Công ước Luật hình sự về tham nhũng do Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu thông qua năm 1999, Công ước Luật dân sự về tham nhũng do Ủy ban Bộ trưởng châu Âu thông qua năm 1999 và đặc biệt có tác động đến Việt Nam là Công ước của Liên hiệp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) được thông qua năm 2003 (Việt Nam ký phê chuẩn năm 2009). Trong đó, khoản 5 Điều 8 của UNCAC đã yêu cầu các quốc gia thành viên: “Khi thích hợp và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên nỗ lực thiết lập các biện pháp và cơ chế yêu cầu công chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề có liên quan, trong đó có những hoạt động công việc, các khoản đầu tư bên ngoài hay tài sản hoặc quà tặng giá trị lớn, những thứ mà có thể gây xung đột lợi ích khi họ thực hiện công vụ”.
+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây: Căn cứ ban hành quyết định xác minh; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh tài sản, thu nhập; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Nội dung xác minh; Thời hạn xác minh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối hợp (nếu có). + Kết luận xỏc minh tài sản, thu nhập bao gồm cỏc nội dung sau đõy:Tớnh trung thực, đầy đủ, rừ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.
+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 của Luật Phòng chống tham nhũng. + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.
+ được nhà nước bồi thường trong trường hợ đã đề nghị mà không được bảo vệ hoặc bảo vệ không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ. - Thiết lập một cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tố cáo tham nhũng - Nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức - Xử lý nghiêm các hành vi thiếu trách nhiệm và hành vi vi phạm.
Mặt khác, thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng cho thấy, đối tượng phạm tội tham nhũng thường hoạt động có tổ chức trong đó có sự liên kết, bao che, phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên trong quá trình thực hiện hành vi sai phạm, đồng thời có sự thống nhất về mặt lợi ích từ chủ tài khoản (người đứng đầu mỗi đơn vị) đến kế toán trưởng, thủ quỹ… Do vậy, nếu công tác thanh tra, kiểm tra diễn ra một cách hời hợt, cán bộ thanh tra hạn chế về trình độ chuyên môn thì rất khó khăn trong việc phát hiện và buộc các đối tượng phạm tội thừa nhận hành vi vụ lợi của mình. Khó khăn, vướng mắc này phần nào xuất phát từ mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định với giám định viên, tổ chức giám định tư pháp chưa được thực hiện một cách xuyên suốt nên nhiều vụ việc cơ quan trưng cầu giám định phải soạn thảo Quyết định trưng cầu giám định nhiều lần gây khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và kết quả giám định, dẫn đến việc nhiều vụ án phải tạm đình chỉ để chờ kết quả giám định xác định thiệt hại do tội phạm gây ra thì mới có cơ sở tiến hành các biện pháp thu hồi tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
Sức mạnh và động lực to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân và cả hệ thống chính trị, báo chí, mà nòng cốt là các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, như nội chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trên cơ sở các phương thức lãnh đạo được xác định trong Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, từ tổng kết thực tiễn hoạt động của mô hình Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Nội chính Trung ương làm Phó Trưởng ban Thường trực; lập lại Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng, đồng thời là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Cơ quan kiểm tra của Đảng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng của Nhà nước để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Cần quy định các biện pháp hữu hiệu để quản lý, xác minh các tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; cần có các cơ quan, tổ chức chuyên trách quản lý, xác minh các bản kê khai tài sản, thu nhập xem có đúng không, có trung thực, chính xác không.
– Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp nêu trên mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật. – Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.