Xa hơn, đưa sản phẩm đến với bạn bè trong khu vực, toàn cầu- Lý do thực hiện dự án: Tính khả thi của sản phẩm Đội ngũ am hiểu về quy trình sản xuất, tiếp thị, bán hàng Khát khao phát
KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
Sơ lược về công ty và dự án “ Nước mắm vị tình”
Dự án “Mắm thơm Vị Tình” do nhóm 8 thực hiện gồm các thành viên sau:
1 Tô Thị Tố Như ( Nhóm trưởng) K234081028
1.2 Sơ lược về công ty và dự án “Mắm thơm Vị Tình”
Công ty có kinh nghiệm thâm niên trong sản xuất thực phẩm tiêu dùng
Đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm
Trang thiết bị tương đối hiện đại
Công ty có khát vọng đưa sản phẩm đến với đại công chúng, vươn tầm thương hiệu Việt
1.2.2 Về dự án “Mắm thơm Vị Tình”
Tiêu đề và thông tin cơ bản của dự án
- Tiêu đề dự án: “Mắm thơm Vị Tình”
- Ngày kết thúc dự kiến: 6/12/2023
- Người chịu trách nhiệm: Nhóm 8 do Tố Như là nhóm trưởng
- Mục tiêu chính: Phát triển và đưa ra thị trường thành công sản phẩm nước mắm thơm
Vị Tình Xa hơn, đưa sản phẩm đến với bạn bè trong khu vực, toàn cầu
- Lý do thực hiện dự án:
Tính khả thi của sản phẩm
Đội ngũ am hiểu về quy trình sản xuất, tiếp thị, bán hàng
Khát khao phát triển thương hiệu Việt trên đấu trường quốc tế
Nghiên cứu, thử nghiệm công thức
Thiết kế bao bì, nhãn hiệu
Có chiến lược rõ ràng, đầu tư nhiều chi phí marketing
Đưa sản phẩm ra thị trường
Tất cả đối tượng không dị ứng với các thành phần của sản phẩm
Sự khác biệt
Công ty chúng tôi muốn đem đến khách hàng một sản phẩm mang rõ nét sự khác biệt và đặc biệt sau:
Tính mới lạ và độc đáo của sản phẩm
Câu chuyện về sự hình thành sản phẩm: nhóm những con người lớn lên từ miền quê, hiểu rõ nỗi khốn khổ của bà con nông dân khi nông sản tồn ứ, không giao thương được Chúng tôi muốn tạo thành một sản phẩm mang tính bền vững và khả thi để không còn là “ giải cứu nông sản” mà là thu mua, chế biến
Đặc điểm cụ thể của sản phẩm
Sản phẩm đươc đựng trong chai thủy tinh, để giữ màu và vị màu tốt nhất.
Trên vỏ chai có logo thương hiệu, tên sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất,hạn sử dụng, cách bảo quản, thành phần….
Mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu của nhóm: là trong vòng 4 năm có thể đưa sản phẩm “ Nước mắm thơm” phổ biến trên thị trường nước mắm theo nguyên tắc SMART
Hiện nay thị trường nước mắm ở nước ta đang khá đa dạng và phổ biến Sản phẩm này thường được làm bằng cách ướp cá và muối để cho ra thành quả Nhưng nước mắm làm từ rau củ quả - cụ thể là quả thơm, vẫn chưa phổ biến trên thị trường Vì vậy nhóm của chúng em đã lựa chọn sản phẩm này để thành lập dự án kinh doanh, nhằm quảng bá nước mắm thơm đến với thị trường tiêu thụ của Việt Nam, biến nó thành sự ưu tiên của người tiêu dùng khi nhắc đến nước mắm
Phân khúc giá chủ yếu là 10.000 ₫ - 50.000 ₫ và 50.000 ₫ - 100.000 ₫
Specific( Tính cụ thể): Muốn biến sản phẩm trở thành sự ưu tiên khi lựa chọn các sản phẩm cùng phân khúc trong thị trường của người tiêu dùng.
Measurable( Có thể đo lường được): Bán khoảng 13.000 sản phẩm/tháng
Achievable( Tính khả thi): Sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, giá thành tốt, hương vị đặc biệt cùng với sự phổ biến của mạng xã hội, nên dễ lan tràn hình ảnh của sản phẩm một cách rộng rãi.
Relevant( Tính liên quan): Nhằm lan truyền hình ảnh nước mắm thơm rộng rãi hơn trên thị trường gia vị.
Time-bound( Thời gian thực hiện): Bắt đầu thực hiện vào tháng 11/2023 với thời hạn 4 năm
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Phân tích quy mô
Theo số liệu của Nielsen Việt Nam, thị trường gia vị Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 25 - 32% trong giai đoạn 2016 - 2022.
Theo một báo cáo của Euromonitor, ngành hàng gia vị có quy mô thị trường khoảng 33.500 tỷ đồng, với 64% đóng góp từ phân khúc nước chấm Trong đó, nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất, với tổng quy mô đạt 15.000 tỷ đồng( Nguồn: Phân tích quy mô[Trực tuyến] Địa chỉ: https://vneconomy.vn/tang-chat-viet-tren-thi-truong-gia- vi.htm)
Theo báo cáo của Metric.vn, doanh thu về nước mắm trên sàn thương mại điện tử trong 12 tháng từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023 đạt 13,5 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 27% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, nước mắm cá cơm chiếm tỷ trọng lớn nhất, với doanh thu đạt 6,9 tỷ đồng, tiếp theo là nước mắm truyền thống đạt 6,0 tỷ đồng.
Phân tích sự cạnh tranh
2.2.1 Nước mắm công nghiệp: Tập đoàn Masan chiếm tới 60-70% thị phần
Thương hiệu mạnh: Masan Consumer là một tập đoàn lớn với nhiều thương hiệu nổi tiếng, bao gồm Nam Ngư, Chinsu, Các thương hiệu này đã được xây dựng trong nhiều năm và có độ nhận diện cao với người tiêu dùng Việt Nam.
Mạng lưới phân phối rộng: Masan Consumer có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, bao gồm các kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại Điều này giúp các sản phẩm nước mắm của Masan Consumer tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn.
Chất lượng sản phẩm: Nước mắm Masan được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giá cả hợp lý: Nước mắm Masan có giá cả cạnh tranh, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam.
Nước mắm công nghiệp: Nước mắm Masan là nước mắm công nghiệp, được sản xuất từ cá và muối Điều này khiến một số người tiêu dùng lo ngại về chất lượng và hương vị của nước mắm.
Sự cạnh tranh gay gắt: Thị trường nước mắm Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh gay gắt Các doanh nghiệp sản xuất nước mắm khác cũng đang nỗ lực để giành thị phần, bao gồm các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp nước ngoài Điều này đặt ra những thách thức cho Masan Consumer trong việc duy trì vị thế dẫn đầu của mình trên thị trường.
2.2.2 Nước mắm truyền thống: chiếm 30-40% thị phần
Hương vị thơm ngon, đặc trưng: Nước mắm truyền thống có hương vị thơm ngon, đặc trưng, không thể lẫn với bất kỳ loại nước chấm nào khác Hương vị này được tạo nên bởi quá trình lên men tự nhiên của cá và muối.
Giàu dinh dưỡng: Nước mắm truyền thống là nguồn cung cấp protein, đạm, khoáng chất và vitamin dồi dào Protein trong nước mắm truyền thống có thể dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể.
Thân thiện với môi trường: Nước mắm truyền thống được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản hay hương liệu tổng hợp Do đó, nước mắm truyền thống rất thân thiện với môi trường.
Thời gian ủ chượp lâu: Nước mắm truyền thống thường có thời gian ủ chượp từ
6 tháng đến 2 năm Điều này khiến cho chi phí sản xuất nước mắm truyền thống cao hơn so với nước mắm công nghiệp.
Hạn sử dụng ngắn: Nước mắm truyền thống có hạn sử dụng ngắn hơn so với nước mắm công nghiệp Nước mắm truyền thống thường có hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm, trong khi nước mắm công nghiệp có thể có hạn sử dụng từ 2 năm đến 3 năm.
Dễ nhiễm khuẩn: Nước mắm truyền thống dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được sản xuất và bảo quản đúng cách.
Phân tích nhu cầu
Mỗi năm người tiêu dùng Việt Nam tiêu thụ khoảng trên 200 triệu lít nước mắm, con số này vẫn tăng trưởng đều đặn theo từng năm, có thể nói 99% người Việt đều ăn nước mắm.( Nguồn: VTV.vn.Nhu cầu và sự tăng trưởng của nước mắm ở Việt Nam [Trực tuyến] Địa chỉ: https://vtv.vn/tieu-dung/thi-truong-nuoc-mam- viet-huong-toi-muc-tieu-san-xuat-dong-deu-dam-bao-chat-luong-
Tổng giá trị 6000 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng 13,25% /năm, ngành hàng nước mắm ở Việt Nam tuy đã phát triển khá lâu đời, nhưng theo các chuyên gia vẫn còn khá nhiều tiềm năng để phát triển.( Nguồn: VTV.vn.Nhu cầu và sự tăng trưởng của nước mắm ở Việt Nam [Trực tuyến] Địa chỉ: https://vtv.vn/tieu- dung/thi-truong-nuoc-mam-viet-huong-toi-muc-tieu-san-xuat-dong-deu-dam- bao-chat-luong-20201030121902944.htm)
Nước mắm Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xuất khẩu nước mắm của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng trưởng mạnh mẽ Hiện trên cả nước có khoảng 35 cơ sở chế biến nước mắm tham gia xuất khẩu
Nước mắm xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 12,6% tổng sản lượng cả nước, mở ra tiềm năng xuất khẩu rất lớn cho ngành hàng này Thống kê năm 2021 cho thấy thị trường châu Á dẫn đầu, chiếm trên 54%, theo sau là châu Úc (hơn 18%), châu Âu (hơn 13%) và châu Mỹ (hơn 13%) Trong năm đó, tổng giá trị xuất khẩu nước mắm đạt 28,53 triệu USD.
Phân tích xu hướng thị trường
Xu hướng về nhu cầu
Nhu cầu về nước mắm truyền thống cao cấp đang tăng lên, đặc biệt là ở các khu vực thành thị Đây là do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng thực phẩm.
Nhu cầu về nước mắm có hương vị mới lạ, độc đáo đang gia tăng Điều này là do người tiêu dùng muốn trải nghiệm những hương vị mới lạ và độc đáo trong món ăn của mình.
Xu hướng về hành vi của người tiêu dùng
Người tiêu dùng hiện đại ngày càng chú trọng đến sức khỏe và chất lượng thực phẩm Do đó, họ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm nước mắm có nguồn gốc từ cá tươi, sạch, đảm bảo hàm lượng đạm cao và không chứa chất bảo quản.
Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp Điều này khiến các doanh nghiệp nước mắm cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Xu hướng về công nghệ
Công nghệ sản xuất nước mắm đang ngày càng phát triển, giúp tạo ra những sản phẩm nước mắm có chất lượng cao, ổn định Điều này giúp các doanh nghiệp nước mắm tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất.
Phân khúc khách hàng mục tiêu
Tuổi tác: ‘Mắm thơm Vị Tình’ có thể phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt là những người trẻ tuổi, những người có lối sống hiện đại, năng động và yêu thích sự mới lạ, độc đáo.
Thu nhập: Sản phẩm phù hợp với mọi mức thu nhập từ thấp đến cao, tuy nhiên sẽ được ưa chuộng hơn bởi những người có thu nhập trung bình trở lên, những người sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp, chất lượng.
Vị trí địa lý: phù hợp với người tiêu dùng ở mọi khu vực, nhưng có thể được ưa chuộng hơn ở các khu vực thành thị, nơi có lối sống hiện đại và người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng thực phẩm hơn.
Nước mắm thơm có hương vị hấp dẫn, dễ kết hợp trong đa dạng món ăn, đáp ứng sở thích của những thực khách ưa chuộng đổi mới hương vị.
Thái độ đối với sức khỏe: Nước mắm làm từ trái thơm được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, không chứa chất bảo quản Do đó, nó có thể phù hợp với những người quan tâm đến sức khỏe
"Mắm Thơm Vị Tình" là sản phẩm mới lạ, độc đáo, chưa phổ biến trên thị trường Điều này mang đến sự thích thú và tò mò cho những người yêu thích khám phá hương vị mới Vì vậy, "Mắm Thơm Vị Tình" có thể phù hợp với phân khúc khách hàng mong muốn trải nghiệm những sản phẩm độc đáo và khác biệt.
Sự quan tâm đến sức khỏe: Đây là một sản phẩm tốt cho sức khỏe Do đó, nó có thể phù hợp với những người quan tâm đến sức khỏe.
Chiến lược Marketing hiệu quả: Triển khai thành công chiến lược Marketing bằng cách tận dụng đa dạng các kênh truyền thông như billboard, Fanpage, truyền hình,
Nước mắm là 1 phần gia vị thiết yếu trong mỗi bữa cơm gia đình, luôn luôn cải tiến sản phẩm ngon hơn, tốt hơn vì sức khỏe người tiêu dùng Các sản phẩm nước mắm đã áp dụng công nghệ sản xuất giảm hàm lượng muối và sử dụng thơm để cải thiện sức khỏe cho người dùng.
Vì mới ra thị trường nên người dùng sẽ e ngại khi tin tưởng sử dụng sản phẩm
Máy móc thiết bị còn lạc hậu, khó cạnh tranh với những ông lớn như Chinsu, Unilever,…
Do hạn chế về nguồn vốn, sản xuất chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ Nên phần lớn doanh nghiệp sản xuất nước mắm theo phương thức thủ công Chưa có điều kiện đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, nhà xưởng.
Tiềm năng thị trường nước mắm và nước chấm: Theo số liệu từ một báo cáo vừa được trình lên Ủy ban thường vụ Quốc hội mới đây cho thấy, thị trường nước mắm và nước chấm tại Việt Nam có quy mô khoảng 225 triệu lít/năm Đây là cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của “Mắm thơm Vị Tình”
Khoảng 97% gia đình Việt Nam trong khu vực đô thị sử dụng nước mắm trong bữa ăn hàng ngày.
Phân tích SWOT
Nhìn chung, xu hướng của toàn ngành hàng hướng là cao cấp hoá sản phẩm dựa trên chất lượng sản phẩm và nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ hơn.
Đến thời điểm hiện tại, gần như các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm lớn như Unilever, Nestle, Masan, v.v đều tham gia thị trường Các đại gia này liên tục tung ra sản phẩm mắm công nghiệp, nước chấm mới, kèm theo các chiến dịch quảng cáo khủng, rầm rộ, kéo dài liên tục trên truyền thông Với nguồn lực tài chính mạnh nên không có gì ngạc nhiên khi các đại gia này chiếm đến 70% thị phần nước mắm tại Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, giới sản xuất nước mắm truyền thống dù có lợi thế lâu đời, sở hữu bí kíp ướp chượp độc đáo riêng, chất lượng nước mắm tốt nhưng khả năng tài chính lại quá yếu.
Các doanh nghiệp rau, quả và gia vị của Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trong việc tiếp cận thị trường châu Âu
Cạnh tranh mạnh mẽ với Chinsu - một hãng nước mắm truyền thống lâu đời tại Việt Nam.
KẾ HOẠCH MARKETING
Đối tượng khách hàng
Mọi lứa tuổi, mọi phân khúc
Đa phần hướng đến những người quan tâm và hưởng ứng lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe
Tiếp cận thị trường
Để thu thập thông tin phản hồi về sản phẩm, các doanh nghiệp thường giới thiệu sản phẩm của mình cho một nhóm khách hàng mục tiêu cho phép họ trải nghiệm và đưa ra đánh giá Phản hồi của khách hàng rất quan trọng để cải thiện sản phẩm, khắc phục lỗi và nâng cao chất lượng tổng thể của sản phẩm Process này là một bước quan trọng trong phát triển sản phẩm, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của khách hàng, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.
Liên hệ hợp tác với các vườn nông sản (đặc biệt là thơm) để có thể đưa sản phẩm đến gần hơn với các nhà vườn - nơi ta lấy nguồn nguyên liệu chính.
Tổ chức gian hàng khuyến mãi cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm, “Mua 1 tặng 1” hoặc “Mua 1 lọ, tặng 1 đĩa thủy tinh”, để thu hút khách hàng và đưa sản phẩm của mình trở nên phổ biến hơn.
Tổ chức truyền thông kết hợp trên các nền tảng mạng xã hội, bắt các trend của giới trẻ, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Đăng poster và đăng tải các nội dung chia sẻ những công dụng của sản phẩm lên các diễn đàn người tiêu dùng.
Đầu tư phát triển website thương hiệu và blog chia sẻ thông tin sản phẩm
Liên kết với các sàn giao dịch điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada,
Mở rộng thị trường
Khi đã có độ uy tín nhất định, mình có thể hợp tác với các nhãn hàng, thương hiệu có tiếng để nâng tầm sản phẩm
Mời các KOLs, Influencers, quảng cáo, review sản phẩm
Thay đổi concept bao bì theo mùa hoặc sự kiện đặc biệt, để tạo sự thu hút đối với khách hàng
Tổ chức các buổi talkshow, workshop làm thử, tour tham quan quy trình sản xuất để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm
Giữ vững thái độ tôn trọng khách hàng, luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong từng lọ mắm từ khâu sản xuất cho đến khi tới tay người tiêu dùng
Gia chỉnh hương vị phù hợp với khẩu vị từng vùng miền, thiết kế nhiều kích cỡ, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nhưng vẫn không làm mất “chất” sản phẩm
Tăng cường quảng cáo, có thể cho chạy quảng cáo trên các màn hình led, quảng cáo trên Youtube, Tiktok, Facebook,…
Liên hệ với các đối tác nước ngoài để có thể mang sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế
Tạo chương trình thẻ thành viên cho khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với những khách hàng thân thiết Thông qua chương trình tích điểm và tặng quà khuyến mãi, doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm nhiều lần, tăng doanh số bán hàng và lòng trung thành của khách hàng.
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH
Sơ lược về mô hình kinh doanh
Kế hoạch phân phối sản phẩm
Khách hàng: Tất cả khách hàng (trừ những người bị dị ứng với các thành phần trong sản phẩm)
Khu vực: nội địa và cân nhắc xuất khẩu ra thị trường quốc tế
Số lượng mục tiêu: khoảng 51.000 lọ trong 6 tháng đầu Đây là con số phù hợp để tiếp cận thị trường thận trọng và xem xét phản ứng của khách hàng
4.2.2 Kế hoạch phân phối a Hình thức: Phân phối trực tiếp và thông qua website chính thức của công ty
Phân phối trực tiếp giúp tiếp cận trực tiếp với khách hàng và giải thích rõ về sản phẩm Điều này giúp tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và xây dựng thương hiệu gần gũi với người tiêu dùng.
Vì là một công ty khởi nghiệp, các hình thức phân phối khác như phân phối gián tiếp hay đại trà có thể đòi hỏi chi phí cao hơn Phân phối trực tiếp giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và marketing.
Các cửa hàng truyền thống: thông qua các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống, siêu thị Tại các điểm bán hàng chợ truyền thống và siêu thị sẽ có nhân viên bán hàng đã được đào tạo có kiến thức chuyên môn để giới thiệu về sản phẩm cũng như cung cấp và giải đáp các thắc mắc cho khách hàng về sản phẩm Ngoài ra công ty cũng có đội phụ trách để xây dựng các điểm bán hàng thu hút, bắt mắt
Các nhà hàng và quán ăn: Việc để gia vị của mình xuất hiện tại các nhà hàng và quán ăn, đặc biệt là các nhà hàng và quán ăn có tiếng là một hình thức marketing hết sức hiệu quả bởi thông qua món ăn thì khách hàng có thể đánh giá được trực tiếp mùi vị của nước mắm Từ đó nâng cao sức mua của khách hàng.
Ưu tiên kết hợp với các quán ăn đường phố trước, sau khi tạo dựng uy tín và có doanh thu sẽ hợp tác với các nhà hàng vì:
Các công ty khởi nghiệp thường gặp khó khăn về tài chính Do đó, việc hợp tác với các quán ăn đường phố sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí hơn thay vì mở một nhà hàng riêng Bên cạnh đó, quy trình kiểm duyệt của các quán ăn đường phố cũng không quá nghiêm ngặt như các nhà hàng, giúp các công ty khởi nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình thành lập và vận hành.
Nước mắm là sản phẩm bình dân và người Việt Nam thích ăn ngoài tại các quán ăn đường phố hơn nên sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng
Sự kiện và triển lãm Tham gia các sự kiện và triển lãm trong lĩnh vực ẩm thực để giới thiệu sản phẩm và tạo mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.
Phát triển website chính thức của công ty
Tạo giao diện trực tuyến chuyên nghiệp và thân thiện với người dùng.
Tăng tương tác khách hàng thông qua blog, email và mạng xã hội.
Cung cấp trải nghiệm mua hàng trực tuyến thuận tiện và an toàn.
Giới thiệu về công ty và quy trình sản xuất nước mắm từ dứa.
Thông tin chi tiết về sản phẩm, quá trình sản xuất, nguyên liệu và giá cả.
Bài viết blog về ẩm thực, công thức nấu ăn sử dụng nước mắm từ dứa và các thông tin liên quan.
Giao diện và màu sắc chủ đạo: Vàng.
Hình ảnh và logo của công ty.
Giỏ hàng, thanh toán và đánh giá sản phẩm.
Hỗ trợ thanh toán bằng tiền mặt, ngân hàng, ví điện tử và Paypal.
Quản lý nội dung và SEO: Có nhân viên quản lý nội dung để đảm bảo thông tin được cập nhật và hấp dẫn.
Sử dụng kỹ thuật SEO để tăng khả năng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google,
Quản lý kỹ thuật: Sử dụng nền tảng Wordpress, Có đội ngũ kỹ thuật để đảm bảo website ổn định, an toàn và bảo mật. b Chính sách về giá
Vỏ lọ được làm từ thủy tinh, nắp lọ làm từ PP hoặc PE, và bao bì trên lọ làm từ giấy couche
Công ty sản xuất nước mắm với 4 dung tích chính là 250g, 500g, 750g và 1kg
Giá bán lẻ: 250g - 50.000đ/lọ, 500g - 99.000đ/lọ, 750g - 145.000đ/lọ, 1kg - 190.000đ/lọ
Giá bán sỉ: 250g - 48.000đ/lọ, 500g - 95.000đ/lọ, 750g - 140.000đ/lọ, 1kg -185.000đ/lọ Đó là giá cả cho giai đoạn 6 tháng đầu, sẽ có kế hoạch thay đổi giá sau này. c Quy trình phân phối
Công ty chọn hình thức sản xuất trực tiếp và các nhà máy sản xuất đặt tại các miền biển, nơi gần biển Đặc biệt khu vực phía Trung là nơi phù hợp vì giáp biển Đông và có nguồn nhân công dồi dào, có chuyên môn trong làm nước mắm
Có 2 kho chính đặt ở miền Trung và miền Nam Kho chính nằm gần các trung tâm đông dân cư và siêu thị lớn Công ty cũng có các nhà kho nhỏ ở các khu vực địa phương để đáp ứng giao hàng nhanh chóng.
Phân phối sản phẩm có hình thức giao hàng miễn phí cho các khu vực ở gần với kho hàng, giao hàng nhanh và giao hàng tiết kiệm.
Có các chính sách bảo vệ khách hàng như hoàn trả đơn hàng khi mua trực tuyến và đổi trả đơn hàng khi mua trực tiếp tại cửa hàng của công ty và siêu thị.
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ (Đồng)
(Đồng) GHI CHÚ Đầu tư ban đầu 1.034.000.000
Diện tích 50m2 và đã tính thiết bị
Diện tích 50m2 và đã tính thiết bị
3 Nồi ủ nước mắm 10 23.900.000 239.000.000 Nồi cánh khuấy 3 cánh 100L 1 mô tơ mới
Văn phòng phẩm, vật dụng khác 1 5.000.000 5.000.000
Chi phí điện nước, xăng dầu 1 20.000.000 20.000.000
Chi phí nhân công 20 5.000.000 100.000.000 Người
Chi phí quảng bá, marketing 1 5.000.000 5.000.000
Doanh thu tháng đầu tiên:
Doanh thu 6 tháng đầu ước tính là 3.234.000.000 VNĐ
CHƯƠNG 6: XÁC LẬP MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH
6.1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments)
Khách hàng chủ yếu mà sản phẩm hướng tới là tất cả mọi người thuộc mọi giới tính, lứa tuổi (trừ những người dị ứng với các thành phần của sản phẩm)
6.2 Giải pháp giá trị (Value Propositions)
Không những làm cho món ăn đã ngon lại càng ngon hơn, đậm đà càng thêm đậm đà, để bạn có thể thưởng thức được trọn vẹn vị ngon của món ăn
Giúp bổ sung những dưỡng chất, vitamin mà cơ thể cần như: vitamin C, kẽm, chất sắt, làm cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn, giúp cho quá trình chuyển hóa thức ăn thành những chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài ra còn một điểm cộng lớn cho nước chấm là được chế biến theo công thức gia truyền nên vẫn giữ được độ tươi, mùi vị ngon, đặc biệt của nước chấm khi đã chiết xuất và bảo quản trong lọ
Công ty đã cân nhắc kỹ lưỡng và hợp lý giữa tỷ lệ chất bảo quản cần thiết với khối lượng sản phẩm sản xuất Qua đó, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng vừa đảm bảo thời hạn bảo quản sản phẩm một cách tối ưu nhất cho công ty.
Người tiêu dùng sẽ thấy an tâm hơn khi sử dụng một loại nước chấm vừa ngon miệng, hợp khẩu vị vừa an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm tại nhiều kênh phân phối khác nhau như: cửa hàng tiện lợi, siêu thị, mạng xã hội, trang thương mại điện tử và website của công ty.
Với loại sản phẩm thiết yếu và mang tính chất gia vị như nước mắm thì kênh kinh doanh hiệu quả nhất là các bách hóa, cửa hàng tiện lợi vì những nơi đây dễ tiếp cận khách hàng và khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm tại những nơi này, và khách hàng cũng có xu hướng mua sản phẩm tại kênh này nhiều hơn những kênh khác
6.4 Dòng doanh thu (Revenue Streams)
Khách hàng chúng ta hiện nay rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe, họ ngày càng chú ý đến việc ăn uống của mình nên họ sẵn sàng chi trả cho việc ăn uống để lựa chọn những sản phẩm tốt và có lợi cho sức khỏe.
Hiện tại họ đã rất thoải mái trong việc chi một số tiền không nhỏ để chăm sóc sức khỏe, chăm lo cho việc ăn uống của mình, nên việc công ty cung cấp một sản phẩm chất lượng, vừa có lợi cho sức khỏe với một mức giá hợp lý thì càng dễ dàng thu hút khách hàng hơn nữa
6.5 Những hoạt động chủ yếu (Key activities)
Vệ sinh dụng cụ sản xuất, khu vực sản xuất
Phân phối sản phẩm Chăm sóc khách hàng
6.6 Những đối tác chính (Key Partnerships)
Các đối tác chính của chúng ta là các đại lý, các nhà bán lẻ và khách hàng
6.7 Cơ cấu chi phí (Cost Structure)
Những nguồn chi phí gắn liền với quá trình sản xuất:
Chi phí cơ sở hạ tầng
Chi phí nhập nguyên liệu
Chi phí chế biến nguyên liệu
Chi phí đóng gói sản phẩm
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí phân phối sản phẩm