1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại việt nam

160 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Chí Thanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Mai Văn Bưu
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 1,79 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN (18)
    • 1.1. Công trình nghiên cứu về công nghiệp hoá chất và công nghiệp hoá chất cơ bản (18)
      • 1.1.1. Công trình nghiên cứu về công nghiệp hoá chất (18)
      • 1.1.2. Nghiên cứu về công nghiệp hoá chất cơ bản (23)
    • 1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp, công nghiệp hoá chất và công nghiệp hoá chất cơ bản (29)
      • 1.2.1. Nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp hóa chất (29)
      • 1.2.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp hóa chất cơ bản (31)
    • 1.3. Nhận xét từ các công trình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 (39)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT CƠ BẢN (42)
    • 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (42)
      • 2.1.1. Khái niệm về hóa chất, hóa chất cơ bản, ngành công nghiệp hóa chất và ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (42)
      • 2.1.2. Đặc điểm về hóa chất cơ bản và ngành công nghiệp hóa chất cơ bản 45 2.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp hóa chất cơ bản ................................. 47 2.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản . 48 (47)
    • 2.2. Nội dung chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản (57)
      • 2.2.1. Khái niệm chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản 55 2.2.2. Căn cứ, quan điểm, mục tiêu chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (57)
      • 2.2.3. Tiêu chí cơ bản để đánh giá việc thực thi chính sách (62)
      • 2.2.4. Các chính sách bộ phận phát triển ngành công nghiệp hóa cơ bản (65)
    • 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (71)
      • 2.3.1. Những nhân tố ngoài nước (71)
      • 2.3.2. Những nhân tố trong nước (73)
    • 2.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam (79)
      • 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế (79)
      • 2.4.2. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (86)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM (88)
    • 3.1. Thực trạng sản xuất, kinh doanh hóa chất cơ bản tại Việt Nam giai đoạn 2016-2022 (88)
      • 3.1.1. Số lượng, cơ cấu doanh nghiệp (88)
      • 3.1.2. Tình hình thương mại và thị trường hóa chất cơ bản (91)
      • 3.1.3. Năng lực sản xuất - kinh doanh của các nhóm hóa chất cơ bản (93)
      • 3.1.4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất, kinh doanh hoá chất cơ bản tại Việt Nam (97)
    • 3.2. Phân tích thực trạng chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam (98)
      • 3.2.1. Căn cứ, quan điểm, mục tiêu của chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản ................................................................................. 96 3.2.2. Các chính sách bộ phận phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản102 (98)
      • 3.3.1. Đánh giá theo các tiêu chí chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam (126)
      • 3.3.2. Đánh giá chung chính sách phát triể n ngành công nghiệp hóa chấ t cơ bản . 129 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 (131)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM (136)
    • 4.1. Bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam (136)
      • 4.1.1. Bối cảnh quốc tế (136)
      • 4.1.2. Bối cảnh trong nước (137)
    • 4.2. Quan điểm, định hướng chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản tại Việt Nam (138)
      • 4.2.1. Quan điểm về hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản tại Việt Nam (138)
      • 4.2.2. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (138)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam (139)
      • 4.2.1. Chính sách phát triển sản phẩm chủ lực cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (139)
      • 4.2.2. Chính sách đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản138 4.2.3. Chính sách thương mại và phát triển thị trường cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (140)
      • 4.2.4. Chính sách khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (141)
      • 4.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (141)
    • 4.3. Kiến nghị (143)
      • 4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ (143)
      • 4.3.2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương (144)
  • KẾT LUẬN (146)

Nội dung

Bản thân ngành CNHCCB còn gặp những khó khăn, lãng phí nguồn lực, nhiều dự án HCCB lớn chậm triển khai, hiệu quả đầu tư thấp, dàn trải ở cấp các công ty; chưa tạo được những đột phá, chư

TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Công trình nghiên cứu về công nghiệp hoá chất và công nghiệp hoá chất cơ bản

1.1.1 Công trình nghiên c ứ u v ề công nghi ệ p hoá ch ấ t

Ngành công nghiệp hóa chất là ngành nền tảng và lâu đời trên toàn cầu, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội Do đó, ngành công nghiệp này thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu, các cơ quan và tổ chức Các nghiên cứu về công nghiệp hóa chất trải rộng trên nhiều chủ đề, từ lịch sử hình thành, phát triển, vai trò và vị trí trong nền kinh tế đến những thách thức và xu hướng phát triển trong tương lai.

Vai trò, vị trí, lịch sử hình thành, phát triển ngành CNHCCB có các nghiên cứu như: Thomas, S (2005) nêu khái niệm về ngành CNHC theo nghĩa rộng nhất là ngành tập trung vào chuyển đổi hóa học quy mô lớn Các doanh nghiệp khai thác, sử dụng, chế biến nguyên liệu thô, cả tự nhiên, tổng hợp và biến đổi chúng thành các chất có đặc tính khác với những chất ban đầu Đây là một ngành sử dụng vốn, NNL, vật chất, khoa học, công nghệ lớn, được chia thành hàng chục lĩnh vực khác nhau; Albach, Horst et al (1996) khi nghiên cứu về vai trò, vị trí của ngành CNHC Châu Âu đã đánh giá ngành CNHC toàn cầu là một hệ thống phức hợp nhiều bên liên quan có vai trò lớn, là ngành CN mang tính nền tảng của nền kinh tế toàn cầu và mạng lưới chuỗi cung ứng Việc sản xuất hóa chất là việc biến đổi từ nguyên liệu thô như nhiên liệu hóa thạch, nước, khoáng chất, kim loại, v.v thành hàng chục nghìn sản phẩm khác nhau, là trung tâm của cuộc sống hiện đại Ngành CNHC đã có mặt từ lâu trên toàn thế giới, là đầu vào cho các hoạt động nhằm mang lại lợi ích, đồng thời góp phần giải quyết nhiều thách thức bền vững toàn cầu; Tạp chí Fortune năm 1961 - “Hóa chất: Quả bóng đã kết thúc” nhận định ngành CNHC hiện đại - Một gã khổng lồ gắn liền với nhiên liệu hóa thạch: Vào cuối những năm 1960, ngành CNHC được coi là ngành trưởng thành Khi cơ sở hạ tầng khổng lồ ở Mỹ và Châu Âu bắt đầu cũ đi, công suất dư thừa đã hạn chế các khoản đầu tư mới và việc giảm giá đã làm giảm lợi nhuận và thúc đẩy cạnh tranh phòng thủ Sau khi áp dụng mô sản xuất lớn, sử dụng nhiều vốn và tích hợp cao, sự phát triển công nghệ của ngành đã đi theo một lộ trình định sẵn với một số lượng nhỏ hóa chất nền tảng trở thành đầu vào chủ đạo cho sản xuất các sản phẩm và hóa chất hạ nguồn Kết quả là, gần như mọi loại nhựa thông dụng thuộc nhóm các HCCB hữu cơ chính trên thị trường ngày nay đều được phát triển trước năm 1960 và cơ cấu công nghệ của ngành ngày nay cũng giống như lúc đó; Chaudhery Mustansar Hussain, Samiha Nuzhat (2022) đánh giá ngành hóa chất toàn cầu là ngành sản xuất có quy mô lớn nhất thế giới (đạt doanh thu 4 nghìn tỷ USD vào năm 2019) Các sản phẩm của ngành được phân loại là hóa chất cơ bản (số lượng lớn hoặc hàng hóa), hóa chất đặc biệt, nông nghiệp, dược phẩm và hóa chất tiêu dùng Các hóa chất cơ bản chiếm khoảng 2/3 sản lượng và tiêu thụ hóa chất toàn cầu, và chỉ có 7 loại hóa dầu - các HCCB hữu cơ (metanol; olefin-ethylene, propylene và butadiene; và các chất thơm-benzen, toluene và xylene) tạo thành nền tảng phục vụ hơn 90% nhu cầu sử dụng hóa chất sản xuất hóa chất hữu cơ ở hạ nguồn, bao gồm rất nhiều sản phẩm hóa học Với nguồn cung cấp cacbon cơ bản rẻ tiền, ngành CNHC đã tập trung vào việc hoàn thiện quy trình hóa học và kỹ thuật để chuyên môn hóa chúng Sự tích hợp theo chiều dọc của sản xuất năng lượng và sản xuất hóa chất ngày càng phát triển Nhiều công ty hóa chất hàng đầu hiện nay như ExxonMobil, Chevron và Shell, Sinopec của Trung Quốc và SABIC của Ả Rập Saudi Việc sản xuất có lợi nhuận các loại hóa chất và vật liệu cơ bản có giá trị thấp chiếm ưu thế trên thị trường chỉ có thể thực hiện được nhờ tính kinh tế theo quy mô; Achilladelis, B., Schwarzkopf, A và Cines, M (1990) và Arora, Gambardell (2011) nghiên cứu về chuỗi cung ứng và mô hình sản xuất tích hợp - Một ngành CN toàn cầu có tính tích hợp cao mang lại sự phụ thuộc lẫn nhau đáng kể và chuỗi cung ứng dài, thường trải rộng trên nhiều quốc gia hoặc lục địa Một quốc gia hoặc nhà cung cấp chính cắt giảm sản xuất hoặc gặp phải tình trạng gián đoạn có thể tạo ra làn sóng lớn thậm chí gây nên khủng hoảng nền kinh tế

Về phân loại, đánh giá đặc điểm của ngành CNHC: Arora (2001), Banerjee (2003) phân loại CNHC là ngành CN rộng lớn dựa trên việc sử dụng nhiều hóa chất Thông thường, các ngành liên quan đến sản xuất hóa chất CN được gọi rộng rãi là CNHC theo nghĩa rộng (Soni, 2020) Theo sản phẩm cuối cùng, quy trình hoặc nguyên liệu thô liên quan đến hóa chất, ngành CN đó có thể được phân thành nhiều nhóm lớn như sản xuất hóa chất hữu cơ, vô cơ, phân bón, lọc dầu và dầu khí, CN mạ điện và xử lý nhiệt, CN thuốc trừ sâu, CN dầu/xà phòng tạo ra từ hydro , v.v Cùng với đó, đôi khi các ngành dược phẩm, chế biến nông sản … cũng được coi là các ngành hóa chất chuyên ngành Vì vậy, rút ra kết luận CNHC bao gồm nhiều ngành CN tập trung vào sản xuất hóa chất cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau Hiểu rõ các loại phân loại này trong ngành hóa chất là rất quan trọng, vì việc phân cụm như vậy giúp thiết kế các chính sách, ý tưởng, cải tiến và biện pháp can thiệp phù hợp dễ dàng hơn Sự đa dạng và quy mô của ngành CNHC như vậy càng đa dạng

Hàng công nghiệp hóa chất - hóa dầu (CNHCC) là ngành công nghiệp sản xuất lớn nhất, tạo ra nhiều loại chất thải khác nhau, chủ yếu là chất thải hóa học độc hại gây ô nhiễm môi trường Việc xử lý chất thải CNHCC là mối quan tâm lớn do chúng chứa hóa chất độc hại, không phân hủy sinh học và được tạo ra trong điều kiện khắc nghiệt Xử lý không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và môi trường, đồng thời chi phí quản lý cao vì yêu cầu công nghệ và kỹ thuật phức tạp Để giảm thiểu tác động, giảm thiểu chất thải từ nguồn được ưu tiên hơn giải pháp xử lý Nghiên cứu này phân loại các loại chất thải chính trong ngành CNHCC, đặc biệt trong lĩnh vực hóa chất cơ bản (CNHCCB), và khám phá những rủi ro sức khỏe cho người lao động khi sản xuất hóa chất, cũng như phơi nhiễm hóa chất nguy hiểm rộng rãi trong sử dụng và thải bỏ sản phẩm tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển.

Orapi Asia (2023) đánh giá việc số hóa ngành CNHC là sự chuyển đổi đáng chú ý nhất của thế kỷ 21 Sự chuyển đổi này hấp dẫn đến mức nó được gọi là “CN 4.0” để đại diện cho cuộc cách mạng thứ tư trong ngành sản xuất Kỷ nguyên Hóa học 4.0 hay CN 4.0 có tiềm năng biến đổi ngành hóa chất bằng cách hợp lý hóa các hoạt động và thúc đẩy tăng trưởng chiến lược Các công nghệ như IoT, trí tuệ nhân tạo và robot có thể được tích hợp hiệu quả với các quy trình cốt lõi trong ngành hóa chất Ngược lại, với vai trò cung cấp quan trọng các hóa chất cải tiến cho công nghệ thông minh và số hóa CN 4.0 đã có tác động đáng kể đến cách các công ty hóa chất vận hành và phát triển doanh nghiệp của họ, theo đuổi các mục tiêu bền vững và tối ưu hóa sản xuất Ing I Rotaru, Ing Gh Schultz (2013) cho rằng số hóa các nhà máy hóa chất vẫn là một xu hướng cực kỳ quan trọng trên toàn thế giới Một sự thay đổi đã được quan sát thấy trong vài năm, đặc biệt là trong ngành hóa chất, là sự biến mất của rào cản giữa con người và máy móc Việc sử dụng và truyền tải hiệu quả dữ liệu giữa các thiết bị cho phép kiểm soát và phân tích thông tin theo thời gian thực, cho phép điều khiển máy móc, robot và phương tiện giao thông Đầu tư vào lĩnh vực này sẽ không chỉ có lợi cho các quy trình và giảm chi phí mà còn giảm, giảm khí thải carbon dioxide, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng trong ngành hóa chất và tăng cường sử dụng năng lượng năng suất của các nhà máy hóa chất

Các nghiên cứu về đầu tư cho CNHC: Peterson (2010) trong nghiên cứu của mình đã xác định xây dựng nhà máy hóa chất là một quá trình phức tạp và rất tốn kém Theo Hội đồng Hóa học Mỹ, chi phí trung bình để xây dựng một nhà máy hóa chất mới ở Mỹ là khoảng 1,2 tỷ USD Tuy nhiên, con số này có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà máy cụ thể đang được xây dựng Khảo sát trong số 50 nhà máy hóa chất lớn nhất được xây dựng trong những thập kỷ gần đây trên khắp thế giới đều tiêu tốn của khách hàng hàng tỷ đô la, thậm chí hàng chục tỷ đô la cho mỗi nhà máy Nếu nói về cơ sở quy mô vừa thì chi phí của các nhà đầu tư thường lên tới hàng trăm triệu USD; Cahill (2012) phác thảo một số cách để vượt qua các rào cản đầu tư Các phương pháp được đề xuất là: Chiến lược sở hữu trí tuệ và đổi mới được trình bày rõ ràng dựa trên thông tin cạnh tranh; Kế hoạch thực hiện với chủ sở hữu quy trình và các mốc quan trọng; Số liệu thành công; Ước tính điều chỉnh rủi ro về giá trị doanh nghiệp sẽ được tạo ra; Phân tích chi tiết về khoản đầu tư cần thiết để thực hiện hiệu quả chiến lược; Ing Gh Schultz (2013) đầu tư toàn cầu vào ngành này được tính bằng hàng trăm tỷ đô la mỗi năm Chi phí vốn cho việc mở rộng sản xuất hóa chất cũng như số lượng nhà máy và thiết bị mới đã tăng lên đáng kể trong ngành hóa chất toàn cầu trong những năm gần đây Theo Hội đồng CNHC Châu Âu, chi tiêu vốn trong ngành hóa chất toàn cầu đã tăng hơn gấp ba lần từ năm 2005 đến năm 2015, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính Những thay đổi về cơ cấu trong việc cấp vốn cho ngành hóa chất đã diễn ra ít nhất là từ giữa những năm 2000 Khi đầu tư, chi phí và rủi ro mà người tham gia phải chấp nhận cũng tăng lên Vì vậy, nhà đầu tư và vận hành nhà máy hóa chất có xu hướng hợp tác dịch vụ trọn gói, từ quá trình nghiên cứu khả thi đến vận hành và thường là tài trợ Hầu hết các công ty xây dựng địa phương đều quá nhỏ để đảm nhận vai trò này trong khi cạnh tranh trên thị trường sẽ còn gay gắt hơn

Theo Hanselman (2013, chi phí xây dựng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nhà máy Các yếu tố như chi phí đất đai, hậu cần, chi phí lao động, đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí dự án; Quy mô và độ phức tạp kỹ thuật của cơ sở CNHC cũng ảnh hưởng đến chi phí của dự án Các nhà máy lớn và phức tạp đòi hỏi nhiều nguồn lực và thời gian hơn để hoàn thành, điều này có thể làm tăng chi phí; Công nghệ cụ thể được sử dụng trong nhà máy hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí xây dựng Công nghệ mới có thể tốn kém hơn khi triển khai nhưng chúng cũng có thể mang lại những khoản tiết kiệm đáng kể và các lợi ích khác về lâu dài Do việc xây dựng bất kỳ nhà máy hóa chất nào đều bao gồm nhiều hoạt động lắp đặt và điều chỉnh thủ công nên chi phí của dự án phụ thuộc phần lớn vào chi phí lao động ở một khu vực cụ thể Vì lý do này, việc xây dựng lớn ở các nước như Mỹ, Canada hay Đức có thể cao hơn ở Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ Dernis, H và Khan, M (2004) phân tích việc kiểm soát chi phí xây dựng nhà máy hóa chất là rất quan trọng Một số phương pháp hay nhất để kiểm soát chi phí bao gồm: (1) Tiến hành nghiên cứu khả thi kỹ lưỡng; (2) Sử dụng công cụ quản lý dự án chuyên nghiệp có thể giúp theo dõi chi phí, tiến độ và các chi tiết khác trong quá trình xây dựng; (3) Thuê nhà thầu uy tín; (4) Đầu tư vào công nghệ

1.1.2 Nghiên c ứ u v ề công nghi ệ p hoá ch ấ t c ơ b ả n

Dự báo nhu cầu về Hóa chất cơ bản (HCCB) sẽ duy trì tăng trưởng ổn định 3,9% trong giai đoạn dự kiến do nhu cầu kinh tế toàn cầu gia tăng Mặc dù sự biến động giá dầu thô, tiền tệ, thuế quan và bất ổn địa chính trị có thể gây ra sự thận trọng trong đầu tư của người tham gia thị trường, nhưng ngành HCCB vẫn phát triển từ cuối thế kỷ 18 với sự phát triển của các quá trình sản xuất axit sulfuric, soda và thuốc tẩy clo Các khoản đầu tư lớn, nhu cầu ngày càng gia tăng và các biện pháp khuyến khích nghiên cứu và phát triển đã thúc đẩy sự cạnh tranh và khả năng phát triển của ngành trong suốt thế kỷ 19 và 20.

Theo Hội đồng Hiệp hội Hóa chất Quốc tế (ICCA) và UNEP phát triển vào năm 2019, tổng số HCCB ước tính có 6.000 loại hóa chất cơ bản chiếm hơn 99% tổng khối lượng Thị trường hóa chất cơ bản toàn cầu đã trải qua một thập kỷ tăng trưởng vững chắc Từ hóa chất cơ bản cho nông nghiệp và dược phẩm đến sản xuất điện tử, ô tô và dệt may, hóa chất đã giúp cải thiện an ninh lương thực, sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và năng suất trên toàn cầu Mark Eramo (2022) nghiên cứu triển vọng hóa chất cơ bản toàn cầu xác định ngành CNHCCB toàn cầu đang trải qua một chu kỳ tăng trưởng kéo dài, được đặc trưng bởi mức tăng kỷ lục và nhu cầu tăng trưởng ổn định cũng như lợi nhuận trên mức tái đầu tư trong suốt bốn năm qua Đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và khả năng sinh lời cao dường như đang bị đe dọa bởi những trở ngại kinh tế đang phát triển cùng lúc làn sóng năng lực mới chuẩn bị khởi nghiệp Các hóa chất cơ bản trong nghiên cứu này này bao gồm ethylene, propylene, metanol, benzen, paraxylene và clo Sáu sản phẩm hóa học này đại diện cho các khối xây dựng cơ bản để sản xuất ra một lượng đáng kể hàng tiêu dùng lâu bền và không lâu bền Khoảng một nửa số hóa chất này được chuyển đổi thành vật liệu nhựa, vốn là động lực tăng trưởng chính cho ngành hóa chất trong nhiều thập kỷ Nhựa đại diện cho một trong những nền tảng của cuộc sống hiện đại Những mặt hàng tiêu dùng này bền hơn, nhẹ hơn và bền vững hơn nhờ nhựa Nhu cầu về nhựa hàng hóa (như polyethylene, polypropylene, polyethylene terephthalate, polystyrene và polyvinyl clorua) năm 2018 ước tính khoảng 255 triệu tấn, chiếm khoảng 50% nhu cầu hóa chất cơ bản Nghiên cứu của IHS Markit (2019) ước tính rằng tổng nhu cầu hóa chất cơ bản năm 2018 tăng lên 515 triệu tấn, tăng 20 triệu tấn so với tổng nhu cầu năm 2017 Mức tăng trưởng mạnh nhất năm 2018 được ghi nhận ở các thị trường ethylene (8 triệu tấn), propylene (5 triệu tấn), benzen (1,6 triệu tấn) và parax-ylene (3 triệu tấn)

Nghiên cứu của Cologne (IW) chỉ ra rằng đầu tư vào hóa chất cơ bản tăng trưởng chậm do thị trường châu Âu yếu và chuyển dịch sang hóa chất chuyên dụng Chi phí năng lượng và nhiên liệu cao, quy định xây dựng chặt chẽ và quá trình phê duyệt kéo dài cũng cản trở đầu tư vào nhà máy hóa chất Tuy nhiên, đầu tư sẽ phục hồi đáng kể trong tương lai do nhu cầu trung hòa khí hậu Mặc dù chi tiêu vốn của các công ty hóa chất hàng đầu của Mỹ tăng 2,9%, chi tiêu nghiên cứu và phát triển giảm 5,1% Ngành hóa chất hiện đại tập trung vào hiệu quả quy trình và mở rộng ứng dụng, chứ không phải đột phá mới Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính khoảng 20 tỷ USD được đầu tư vào cơ sở hạ tầng nguyên liệu hóa thạch mỗi năm.

Nghiên cứu về mức phát thải khí nhà kính của ngành CNHCCB Kidmani,

M và Mohan, R (2005) cho rằng ngành CNHC hữu cơ cơ bản hiện đại chiếm 30% nhu cầu năng lượng CN toàn cầu, vượt xa ngành sắt, thép và xi măng Hàng năm, nó tạo ra 1,5 Gt CO2 trên toàn cầu, chiếm 18% ngành CN Việc sản xuất chỉ 26 loại hóa chất cơ bản chiếm khoảng 75% tổng mức sử dụng năng lượng của ngành hóa chất (bao gồm cả nguyên liệu thô) và hơn 90% lượng phát thải khí nhà kính Việc lựa chọn nguyên liệu thô rất quan trọng Được ưu đãi về than đá, Trung Quốc tạo ra nhiều khí thải từ nhiều quy trình sản xuất hơn các nước sử dụng nguyên liệu thô nhẹ hơn như dầu và khí tự nhiên Nhiều chất hóa dầu, từ benzen và vinyl clorua đến các hợp chất brôm và perfluor khác nhau, có thể tồn tại trong môi trường hoặc tích lũy sinh học trong các mô sinh học Triển vọng Hóa chất Toàn cầu của Liên Hợp Quốc xác định các tác động sức khỏe đã biết hoặc nghi ngờ do phơi nhiễm hóa chất, chẳng hạn như ung thư, tổn thương hệ thần kinh, mẫn cảm, tổn thương nội tiết và hệ sinh sản, dẫn đến chi phí y tế lên tới 10% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu (GDP) Trong khi Tổ chức Hợp tác về Sức khỏe và Môi trường có trụ sở tại Mỹ liên kết việc phơi nhiễm hóa chất với hơn 180 căn bệnh khác nhau Tổ chức Y tế Thế giới ước tính một cách thận trọng rằng 1,6 triệu người chết và 45 triệu bị ảnh hưởng trong năm 2016 do tiếp xúc với các hóa chất cấp tính (không bao gồm nhiều hóa chất có tác động mãn tính đã biết) Theo Ken Geiser & Stephanie Baima (2021), nhiều loại hóa chất trên thị trường ngày nay được phát triển từ những năm 1940 đến 1960 với chi phí và hiệu suất chứ không phải sức khỏe và sự an toàn Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có rất ít sự giám sát của chính phủ đối với ngành CNHC trước những năm 1960 Kể từ những năm 1970, rất nhiều luật pháp của Mỹ và quốc tế đã giúp giảm tác động của ngành này đối với ô nhiễm không khí và nước, tạo ra chất thải nguy hại cũng như sức khỏe môi trường Tuy nhiên, những chính sách này thường “an toàn cho đến khi được chứng minh là nguy hiểm” đối với các tác động; chậm giải quyết “các chất gây ô nhiễm mới nổi” nơi vẫn còn tồn tại sự không chắc chắn về mặt khoa học; và thường không giải quyết các hóa chất độc hại trong sản phẩm, tác động không cân xứng đến nhóm dân cư dễ bị tổn thương và thu nhập thấp

Barry Commoner (1973), sau khi chứng kiến hai thập kỷ của cuộc cách mạng hóa dầu, đã kêu gọi xem xét lại nền tảng của ngành này, nhận xét trong bài phát biểu quan trọng năm 1973 trước Hiệp hội Hóa học Mỹ: “Điều chúng ta có thể học được từ hóa dầu là ngành cần được thiết kế lại, thay vì logic kinh tế nội tại của chính nó và nâng cao phúc lợi con người.” Tuy nhiên, hiện trạng vẫn tồn tại thêm bốn thập kỷ nữa kể từ đó Một chiến lược chuyển đổi mang lại tác động thấp hơn, ngành hóa chất bền vững hơn là cần thiết và cấp bách cần giải quyết: một phần ba trữ lượng dầu, một nửa trữ lượng khí đốt và hơn 80% trữ lượng than hiện tại không được đốt từ năm 2010 đến năm 2050 Nguồn tài nguyên còn lại phải được sử dụng thận trọng, kết hợp với năng lượng sạch và nguyên liệu tái tạo để sản xuất hóa chất; Ren, T (2009) cho rằng ngành CNHC hữu cơ cơ bản là tác nhân đáng kể gây ra khủng hoảng khí hậu: Những nỗ lực phát triển nguồn nguyên liệu có thể tái tạo, thay thế năng lượng hóa thạch, thay thế các hóa chất độc hại và loại bỏ chất thải và ô nhiễm đều đáng giá và cần thiết Tuy nhiên, chúng chỉ là những sáng kiến từng phần và sẽ không đủ để thực hiện những thay đổi cần thiết về hệ thống Ngành CNHC phải bắt đầu quá trình chuyển đổi toàn cầu hướng tới một mô hình mới, bền vững Đầu tư vào hoạt động gây ô nhiễm trước đây phải chấm dứt và đầu tư vào quy trình bền vững trong tương lai phải được tăng tốc Lịch sử cho thấy rằng sự biến đổi CN không chỉ có thể xảy ra mà còn thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng việc làm và phát triển kinh tế

Greenberg, E và Kates, A (2013) nghiên cứu về chuỗi cung ứng trong ngành CNHCCB cho rằng ngành CNHCCB là ngày dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng do một số nguyên nhân: Sự gián đoạn do thiên tai, bất ổn địa chính trị và các quy định thay đổi có thể tái diễn trong ngành CN tập trung, tích hợp, ảnh hưởng đến giá cả, nguyên liệu thô và tính sẵn có của sản phẩm Nhiều tập đoàn lớn đã thu hẹp quy mô bộ phận nghiên cứu và hạn chế đầu tư vào HCCB Trong khi Trung Quốc phát triển thịnh vượng với số lượng bằng sáng chế ngày càng tăng, sản lượng nghiên cứu ở hầu hết các nước lại giảm; Joel Tickner, Ken Geiser & Stephanie Baima (2021) - Những thách thức thị trường chính: Hoạt động CN trì trệ và những lo ngại về môi trường ngày càng gia tăng là hai trở ngại cản trở sự mở rộng của thị trường hóa chất cơ bản Việc đình chỉ du lịch và vận chuyển quốc tế đã dẫn đến tình trạng thiếu hàng tồn kho, khiến doanh số bán hóa chất càng giảm Năm 2019 đã chứng kiến ngành hóa chất phải vật lộn với những lo ngại liên quan đến tính bền vững bao gồm các hạn chế thương mại, thu nhập thấp hơn, các lệnh trừng phạt kinh tế Giá dầu giảm đã làm tăng thêm căng thẳng cho ngành hóa chất Nhưng tác động khác nhau giữa các nhóm khác nhau Cơ hội thị trường chính: Nhu cầu đối với hàng hóa chăm sóc cá nhân ngày càng tăng - Các nhà sản xuất chính đang nhận thấy nhu cầu về hàng hóa vệ sinh bao gồm xà phòng lỏng, nước rửa tay, thuốc xịt khử trùng và các sản phẩm chống vi trùng tăng đáng kể khi dịch bệnh COVID-19 lan rộng trên toàn cầu Ngoài ra, thế giới có 960 triệu người từ 60 tuổi trở lên sống vào năm 2017 và đến năm

2050, con số đó được dự đoán sẽ tăng gần gấp 4 lần Những người cao tuổi này gặp phải các vấn đề về lão hóa và sức khỏe, bao gồm rụng tóc và thoái hóa da, điều này sẽ khuyến khích họ sử dụng các hóa chất mỹ phẩm thân thiện với thị trường Thị trường hóa chất cơ bản đang mở rộng do nhu cầu về hóa chất chăm sóc cá nhân và chất hoạt động bề mặt tăng lên đáng kể

Ngành công nghiệp xi măng, hóa chất và vật liệu xây dựng (CNHCCB) toàn cầu phải chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo tăng trưởng bền vững, đặc biệt ở các nước công nghiệp hóa Các thách thức ngày càng rõ ràng như biến đổi khí hậu, suy thoái hệ sinh thái và sức khỏe con người đòi hỏi một cách tiếp cận phối hợp, tương tự như thời chiến, bắt đầu bằng một chiến lược chuyển đổi rõ ràng Những khoản đầu tư phục hồi sau khủng hoảng kinh tế cung cấp cơ hội "Xây dựng lại tốt hơn", trong đó ngành CNHCCB đóng vai trò quan trọng để nỗ lực này thành công.

Nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp, công nghiệp hoá chất và công nghiệp hoá chất cơ bản

và công nghiệp hoá chất cơ bản

1.2.1 Nghiên c ứ u v ề chính sách phát tri ể n công nghi ệ p hóa ch ấ t

Joana Costa, Tânia Freitas (2022): vai trò trong việc thúc đẩy phát triển bền vững thông qua trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp trong ngành CNHC trên toàn thế giới - Hai trong số những lợi ích chính của doanh nghiệp có khía cạnh kinh tế đó là tiết kiệm và thị phần cao hơn Bằng chứng cho thấy cần phải có hành động chính sách mạnh mẽ để hạn chế những vi phạm được hình thành từ hoạt động dễ dãi gây tổn hại đến môi trường và các lỗ hổng pháp lý ở các nước kém phát triển Ken Geiser & Stephanie Baima (2021) nghiên cứu về tốc độ và xu hướng chuyển đổi ngành CNHC để giải quyết khủng hoảng khí hậu, chất độc và nhựa: Hệ thống sản xuất năng lượng ngày nay được tích hợp chặt chẽ và rất ít lãng phí Trong khi việc sản xuất “hóa dầu” từ dầu, khí đốt và than đá đã giúp xây dựng nền kinh tế tiên tiến hiện đại, “Sống tốt hơn nhờ hóa học” cũng phải trả giá việc xử lý chất thải không đúng cách sẽ gây tổn hại cho cộng đồng và hệ sinh thái trên toàn thế giới; tìm cách giải quyết những cuộc khủng hoảng này, ngành CNHCCB vẫn sa lầy trong hiện tại do sự gắn bó chặt chẽ với nhiên liệu hóa thạch và hoạt động ở quy mô lớn, nó không thể phản ứng nhanh chóng trước sự thay đổi hoặc đổi mới và phải chịu sự biến động về giá và tính sẵn có của nhiên liệu hóa thạch.; E Worrell (2018) cho rằng các chính sách hiện tại của ngành hóa chất nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng về ô nhiễm chủ yếu vào việc thay thế nguyên liệu thô và cải thiện khả năng tái chế mà không làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất hoặc các sản phẩm hóa học do ngành tạo ra Tuy nhiên việc giải quyết như vậy chỉ mang lại lợi tạm thời, không thể giải quyết được những thách thức bền vững hiện hữu này Những thập kỷ đầu tiên của nó được đánh dấu bằng quá trình CN hóa, đổi mới và tăng trưởng nhanh chóng Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét hiện trạng của ngành hóa chất và lịch sử của nó để rút ra bài học từ sự tăng trưởng nhanh chóng và hiểu nó phải thay đổi hướng đi như thế nào để đảm bảo tương lai của mình ngành CNHCCB cần khẩn cấp phải tự sáng tạo lại

Roberts, B, E., Bellotti, P, R (2002): Việc cấp vốn để xây dựng một nhà máy hóa chất thường yêu cầu tài trợ bằng nợ dài hạn, bao gồm các khoản vay hợp vốn, các khoản vay do nhà đầu tư tư nhân lớn phát hành và các nguồn vốn vay khác Có nhiều lựa chọn tài chính khác nhau dành cho doanh nghiệp Một số nguồn tài chính phổ biến nhất để xây dựng nhà máy hóa chất bao gồm: vốn cổ phần sở hữu, nợ tài chính, liên quan đến việc vay tiền từ người cho vay Điều này có thể bao gồm các khoản vay ngân hàng, khoản vay đầu tư tư nhân, trái phiếu và các công cụ khác Huy động vốn bằng nợ có thể là một lựa chọn tốt;

Hỗ trợ từ chính phủ: Có nhiều chương trình khác nhau của chính phủ dành cho doanh nghiệp đang xây dựng các nhà máy hóa chất mới

Các chính sách hướng tới Hóa học Xanh là một lĩnh vực mới nổi tương đối mới, nỗ lực hoạt động ở các cấp để đạt được tính bền vững Anastas và Eghbali (2009) đã xác định hóa học xanh có một khuôn khổ gồm một bộ mười hai nguyên tắc gắn kết, đã được khảo sát một cách có hệ thống trong bài đánh giá quan trọng này Trong nghiên cứu này, họ kết luận Hóa học Xanh đã chỉ ra rằng thông qua đổi mới, các công ty có thể đồng thời có lợi nhuận cao hơn về mặt kinh tế Nameroff et al (2004) nhận thấy rằng khu vực giáo dục đại học và khu vực chính phủ chú trọng nhiều hơn đến hóa học xanh so với các khu vực

CN khác Nameroff và cộng sự cũng tuyên bố rằng bằng sáng chế hóa học xanh là một chỉ số về sự đổi mới môi trường và R&D Họ phát hiện ra rằng các trường đại học và chính phủ chú trọng đến hóa học xanh hơn Mỹ là quốc gia có được ưu thế cạnh tranh về hóa học xanh trong việc tập trung vào các bằng sáng chế hóa học xanh của Mỹ trùng với thời điểm sửa đổi các luật môi trường quan trọng Tuy nhiên, tỷ lệ bằng sáng chế hóa học xanh so với bằng sáng chế trong các lĩnh vực khoa học hóa học khác trong các ngành được quản lý chặt chẽ là thấp, cho thấy rằng các ngành này không nhất thiết phải coi hóa học xanh như một phương tiện để giảm gánh nặng pháp lý (Epiccoco, 2014) Khung thời gian nghiên cứu của họ, 24% tổng số bằng sáng chế xanh là từ Châu Âu và xu hướng gia tăng của bằng sáng chế xanh ở Mỹ Clark (1998) cho rằng rằng động lực hướng tới công nghệ sạch trong ngành hóa chất liên quan đến hóa học xanh trong nghiên cứu và giáo dục hóa học khó có thể trở thành “mốt” ngắn hạn và đã trở nên rõ ràng rằng các công ty sản xuất hóa chất thành công hơn về kinh tế, pháp lý và hình ảnh công chúng mà cách tiếp cận công nghệ sạch đối với sản xuất hóa chất có thể mang lại Schwarzmann và Wilson (2009) đã chỉ trích chính sách hóa chất của Mỹ và xác định ba lỗ hổng trong Đạo luật Kiểm soát Chất độc hại năm 1976 (TSCA) Họ cũng đề cập đến một số quy định và tuyên bố rằng chính sách Hóa chất phải toàn diện, minh bạch, theo định hướng thị trường, quản trị hoạt động, liên ngành, khoa học mới và tư duy hệ thống mà cuối cùng sẽ thúc đẩy sự đổi mới Họ cũng thảo luận về quy định của EU trong việc kiểm soát các hóa chất độc hại; Constable et al .(2002) cho rằng với việc thông qua 'Đạo luật ngăn ngừa ô nhiễm' năm 1990 Do đó vấn đề môi trường trở thành chủ lực chính sách chính thức của EPA vào năm 1991 Kidwai và Mohan (2005) phân tích động lực hướng tới công nghệ sạch trong ngành hóa chất với sự chú trọng ngày càng tăng vào chính sách giảm chất thải tại nguồn đòi hỏi mức độ đổi mới và công nghệ mới mà ngành hóa chất đang bắt đầu áp dụng Cuộc cách mạng hóa học xanh mang lại vô số cơ hội để khám phá để thiết kế các hóa chất ít độc hại hơn và an toàn hơn

1.2.2 Nghiên c ứ u v ề chính sách phát tri ể n công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

Steve Evans và Jae-Hwan Park (2015) đánh giá sự phát triển HCCB bền vững ở Philippines, Indonesia và Việt Nam; Mari Pangestu trong “Chính sách

CN và các nước đang phát triển” đã đề cập: Phát triển CN là một bộ phận không thể thiếu của chiến lược tăng trưởng Kenichi Ohno nghiên cứu CSPT CN ở Thái Lan, Nhật Bản Malaysia khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam (2006) đưa ra những điểm yếu trong hoạch định các chính sách của Việt Nam: Thiếu vai trò phối hợp giữa các bên liên quan và hợp tác làm việc giữa các Bộ, ban ngành trong việc đưa ra kế hoạch hành động cụ thể và đưa ra khuyến nghị - Sản xuất tích hợp: Hướng đi cho Việt Nam để có thể vượt qua được “Trần thủy tinh” để bước từ giai đoạn sản xuất tích tụ (Việt Nam), hấp thụ công nghệ (như Hàn Quốc, Đài Loan) sang giai đoạn sáng tạo công nghệ (như Nhật Bản, Mỹ, EU); Theo Guizhen He, Ingrid J.C Boas, Arthur P.J Mol, Yonglong Lu (2018), chính sách khu CNHC (CIP) đang là chiến lược quan trọng về kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc nhằm mục đích tránh rủi ro về môi trường từ các nhà máy hóa chất phi tập trung vốn là chủ đề bị công chúng phản đối do người dân địa phương lo sợ về ô nhiễm hóa chất và sức khỏe con người Theo Hanna Martin “Nghiên cứu CSPT ngành CNHCCB ở Tây Âu (2019), nghiên cứu trường hợp của ngành CNHC ở vùng Gothenburg-Stenungsund, cụm

CNHCCB lớn nhất của Thụy Điển Chuyển từ thảo luận sang hành động -Tác giả đã trình bày góc nhìn rộng hơn về lộ trình phát triển CNHCCB, bao gồm các phương pháp tiếp cận chính sách chưa được giải quyết nhằm cố gắng tạo ra sự liên kết kỹ thuật xã hội mới cả trong và ngoài bối cảnh khu vực

Nghiên cứu của Thomas, S (Cambridge Econometrics) phân tích những thách thức, vấn đề chính sách và tương lai của ngành hóa chất Nó nhấn mạnh những tác động của đề xuất REACH, sự suy giảm của ngành hóa chất châu Âu và một môi trường chính trị không thuận lợi Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngành sản xuất hóa chất đã chuyển sang các thị trường đang phát triển ở châu Á, nơi có nguồn vốn đầu tư đáng kể Để duy trì vị thế dẫn đầu, ngành hóa chất châu Âu cần đẩy nhanh đổi mới Các nhà hoạch định chính sách phải thúc đẩy một ngành hóa chất dựa trên tri thức và duy trì sản xuất tại châu Âu, nếu không sự suy giảm việc làm trong lĩnh vực này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Schlert, Pankner (2003), Cohen và Zysman (2016) cho rằng CNHC hóa chất cơ bản là bộ phận cốt lõi trong CNHC có thể được phân thành CN cơ bản và CN chuyển hóa sâu các hóa chất cơ bản Do vậy các chính sách cho ngành CNHC cần tập trung vào các nhóm CSPT nhóm hóa chất cơ bản; Cohen và Zysman (2016) và chỉ ra rằng vai trò của Chính phủ đã thúc đẩy các doanh nghiệp HCCB đi đến thành công của các công ty như BASF, Solvay, Bayer và Wacker Chemie.Thành công ngày nay chủ yếu bắt nguồn từ châu Âu thế kỷ 19, nhờ có hỗ trợ từ Chính phủ, từ nửa sau thế kỷ 19, Đức và Anh đã tranh giành quyền bá chủ về CNHCCB thế giới Vào thời điểm đó, các công ty hóa chất cơ bản của Mỹ không được nhiều sự hỗ trợ từ Chính Tuy nhiên, sau năm 1945, sự đầu tư từ Chính phủ mỹ vào việc sản xuất nhựa, sợi tổng hợp và cao su nhân tạo cũng như các hợp chất silicon, chất bán dẫn và tinh thể lỏng đã đưa nhóm ngành HCCB Mỹ phát triển trên toàn thế giới Ing I Rotaru, Ing Gh Schultz

(2013) chỉ ra rằng chính sách đầu tư cho ngành hóa chất cơ bản là đầu tư mạo hiểu nhưng là cơ hội đầu tư lý tưởng trong tương lai: Trong số các “ngành CN cũ”, ngành hóa chất dường như là cơ hội đầu tư lý tưởng Đây là một thị trường khổng lồ có phạm vi tiếp cận toàn cầu, được thúc đẩy bởi hai dòng chiến lược chính và với các chỉ số kinh doanh mang tính chu kỳ giúp xác định những thời điểm thuận lợi để đầu tư Theo Hội đồng CNHC Châu Âu, năm 2020, doanh thu toàn cầu của ngành hóa chất đã vượt quá 3,47 nghìn tỷ euro, trong đó hơn 1,54 nghìn tỷ euro đến từ doanh thu của các doanh nghiệp hóa chất ở Trung Quốc Các công ty hóa chất quản lý sự tăng trưởng của các chỉ số kinh doanh bằng hai chính sách chính Những nhà đầu tư mạo hiểm này đang tìm cách đầu tư vào các công ty thuộc nền kinh tế cũ, chẳng hạn như các nhà máy hóa chất cơ bản Doyle và Bridgewater (1998) cho rằng chính sách đầu tư toàn cầu vào việc hiện đại hóa các nhà máy hóa chất cơ bản cũng là xu hướng cho tương lai: Theo ước tính, ngày nay hơn 10 nghìn nhà máy hóa chất và dược phẩm ở Châu Âu, Bắc

Mỹ và Trung Đông cần được hiện đại hóa, sửa chữa Ngành CNHC tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, mối đe dọa gây ra rủi ro Cụ thể ở Đức: Vào những năm

1990, các chỉ số chính của ngành hóa chất Đức có vẻ kém hơn so với các ngành hấp dẫn truyền thống khác của “ngành CN cũ” Kể từ năm 2010, tốc độ đầu tư và tích lũy vốn cố định trong ngành hóa chất của Đức đã tăng tốc rõ rệt, các chỉ số chính đều ngang bằng, thậm chí vượt qua các ngành khác Điều này phần lớn là chính sách của Chính phủ trong việc tổ chức lại và hiện đại hóa một cách hiệu quả các nhà máy hóa chất ở Đông Đức, vốn được một quốc gia duy nhất kế thừa sau sự sụp đổ của CHDC Đức

Scott H Ainsworth (1997) trong nghiên cứu của mình cho biết chính sách đầu tư của 50 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho R&D trong ngành hóa chất đã tăng 7,3% trong năm 2010, trong đó BASF chi tiêu nhiều nhất trong toàn ngành Ông cũng cho biết, mặc dù số tiền chi ra quyết định quy mô hoạt động R&D nhưng văn hóa doanh nghiệp khuyến khích sự cởi mở và hợp tác cũng là chìa khóa để chuyển đổi hiệu quả các dự án R&D thành sản phẩm có khả năng thương mại 50 nhà đầu tư toàn cầu hàng đầu về R&D hóa chất năm 2010 đã tăng chi tiêu trung bình 7,3% so với năm 2009 Các công ty tương tự trung bình giảm chi tiêu R&D 1,7% trong năm 2009 so với năm 2008, phản ánh triển vọng bi quan của các công ty hóa chất vào đầu năm 2009 ( Tullo, 2013) Quay trở lại một năm nữa, chi tiêu cho R&D trong năm 2008 cao hơn trung bình 5,7% so với năm 2007 Booz&co (2014) đã phân tích chính sách đầu tư vào R&D của 1000 công ty năng lượng và hóa chất đổi mới trên khắp thế giới cho thấy trong năm

2012, đầu tư vào R&D của các công ty hóa chất ở châu Âu cao hơn ở Bắc Mỹ BASF đầu tư nhiều nhất vào R&D, chi 1.941 triệu USD trong năm 2010, tiếp theo là Dow Chemical, DuPont và Mitsubishi Chemical, tất cả đều đầu tư hơn 1,6 tỷ USD vào R&D trong năm 2010 (Tullo, 2013) Nhóm 10 nhà đầu tư được xếp hạng cao nhất trong R&D hóa chất bị chi phối bởi các nhà sản xuất hóa chất nông nghiệp với 7 trong số 10 nhà đầu tư R&D hàng đầu có vai trò lớn trong lĩnh vực này 10 công ty R&D hàng đầu duy nhất không có hoạt động hóa chất lớn là DSM, Mitsubishi Chemical và Sumitomo Chemical Monsanto dẫn đầu nhóm các công ty thuần túy agchem, với 11% doanh thu được đầu tư vào R&D trong năm 2011, tiếp theo là Syngenta với 9% Sản xuất hương liệu và nước hoa là một lĩnh vực sử dụng nhiều R&D khác, trong đó Công ty Hương liệu và Nước hoa Quốc tế (IFF) năm 2010 chi 10% doanh thu cho R&D, Symrise chi 7% và Givaudan 5% Merck KGaA, chủ yếu là tập đoàn hóa chất tốt, năm 2010 đã chi 7% doanh thu cho hoạt động R&D (Davis, 2013) Các công ty khí đốt nằm trong số những công ty chi ít phần trăm doanh thu nhất cho R&D trong năm 2011, trong đó Praxair và Air Products mỗi công ty chi 1% Tỷ lệ chi tiêu R&D trung bình trong doanh thu đã thay đổi rất ít trong vài năm qua, với mức trung bình là 3,4% trong năm 2010, giảm từ mức 3,6% năm 2009 và 3,3% năm 2008

Tullo (2013) chỉ ra rằng các công ty thành công trong nhiều ngành đều có chính sách tập trung ở một số lượng vừa phải địa điểm thay vì phân bổ đều ở các khu vực địa lý khác nhau Châu Âu tiếp tục là thị trường lớn cho các sản phẩm hóa chất Trong khi các thị trường khác, đặc biệt là ở châu Á, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, thì quy mô tuyệt đối của thị trường châu Âu tiếp tục tạo cơ sở vững chắc cho các cụm châu Âu phục vụ khách hàng trong khu vực này; Theo Deloitte (2012) đánh giá ngành CNHC ở Hà Lan là một phần của một trong những cụm hóa chất cơ bản mạnh nhất trên thế giới nhờ CSPT các khu CNHC tập trung Khu vực Antwerp- Rotterdam-Rhine-Ruhr (ARRRA) được kết nối với nhau Cụm này chịu trách nhiệm cung cấp một lượng lớn sản phẩm cung cấp cho ngành sản xuất cạnh tranh của Châu Âu cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu và bao gồm một số công ty hóa chất lớn nhất Châu Âu Một khu vực khác cũng có CSPT tập trung hóa chất cơ bản thành đông với rất nhiều công ty hóa chất lớn là ở Đức Theo báo cáo Thương mại & Đầu tư Đức (2011), Đức là đối thủ nặng ký toàn cầu trong các cụm CNHC Để đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, các báo cáo cho biết CNHC Đức đang chuyển đổi từ hàng hóa sang đặc sản, tiến tới hình thành các liên minh đổi mới và đầu tư vào nghiên cứu vật liệu mới và công nghệ liên ngành

Nghiên cứu hệ thống chính sách về lao động, NNL theo luật REACH là Quy định về Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2007 REACH hợp lý hóa và cải thiện khuôn khổ pháp lý trước đây về hóa chất của Liên minh Châu Âu (EU) Nghiên cứu của Trung tâm Dịch vụ Chiến lược & Đánh giá (2012) đưa ra đánh giá tạm thời về tác động của Quy định REACH đối với tính đổi mới của ngành hóa chất Châu Âu và các kết quả khảo sát cũng như các cuộc phỏng vấn cho thấy rằng đã có sự chuyển hướng đáng kể về chính sách lao động có tay nghề, đôi khi có trình độ cao nhân sự có tay nghề cao trong các công ty từ hoạt động R&D và liên quan đến đổi mới đến công tác tuân thủ nhờ việc thực hiện Quy định Bergkamp (2013) chỉ ra một trong những nhóm chính sách chính của Quy định REACH là quan điểm cho rằng việc thu thập, nắm bắt và phổ biến dữ liệu từ ngành hóa chất sẽ đóng vai trò thúc đẩy việc hình thành, phát triển và tiếp thị sản phẩm Bằng chứng từ nghiên cứu thực địa cũng cho thấy rằng các liên kết với các trường đại học và mạng lưới do các công ty phát triển có xu hướng tập trung vào các yếu tố tuân thủ/quy định của REACH; Petry và cộng sự (2006) cho rằng hệ thống chính sách của REACH có thể đặt ra thách thức đối với hoạt động của nền kinh tế thị trường ở

Nhận xét từ các công trình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp bức tranh tổng quát về CNHC, CNHCCB về vai trò, vị trí; những thách thức cũng như xu hướng đầu tư phát triển của ngành CNHCCB Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào một hoặc một số nội dung nhất định về các công đoạn hoặc lĩnh vực hoặc khu vực cụ thể Nhưng hầu hết các nghiên cứu đểu khẳng định vai trò, vị trí cốt lõi trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia phát triển CN Mặc dù việc phát triển CNHCCB ngược lại đem nhiều rủi ro về môi trường … nhưng điểm sáng trong xu hướng phát triển mà Việt Nam có thế được hưởng lợi đó là xu hướng dịch chuyển đầu tư phát triên CNHC sang khu vực các nước đang phát triển và theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong khi các ngành CN khác đang suy thoái thì việc đầu tư vào CNHCCB vẫn có triển vọng hơn và có giá trị gia tăng tốt Các nghiên cứ về CSPT ngành CN nói chung, chính sách phất triển ngành CNHC nói riêng và cụ thể hơn về CSPT ngành CNHCCB đã phân tích lý thuyết về khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động, đánh giá những thành công và thất bại trong phát triển CNHC mà các nước trên thế đã và đang thực hiện Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp xây dựng khung lý thuyết về xây dựng chính sách đối với ngành CNHCCB ở Việt Nam, gợi mở nhiều cách tiếp cận mới, bổ ích cho việc triển khai nghiên cứu về chính sách đối với ngành CNHCCB Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Những công trình này còn một số giới hạn: (1) chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống về lý thuyết và đánh giá thực trạng CSPT ngành CNHCCB ở Việt Nam, mà mỗi nghiên cứu chỉ tập trung vào một nội dung nhất định trong hoạt động phát triển ngành CNHC nói chung; (2) Quan điểm của các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách về CSPT ngành CNHCCB ở Việt Nam chưa thống nhất; (3) còn thiếu các nghiên cứu về hệ thống chiến lược, kế hoạch, chính sách, luật pháp của nhà nước đối với phát triển ngành CNHCCB ở Việt Nam; (4) Thiếu tính liên ngành và liên kết chuỗi trong các phân tích CSPT ngành CNHCCB ở Việt Nam

Vấn đề về lý luận và thực tiễn về CSPT CN được nghiên cứu khá nhiều, nhưng chỉ tập trung vào một số ngành như CN hỗ trợ, điện điện tử, cụm CN, CN địa phương Tuy nhiên, chưa tìm thấy những công trình nghiên cứu công bố gần và sát thực về vấn đề CSPT CNHC nói chung, CNHCCB nói riêng cơ bản ở Việt Nam Mà hầu hết CSPT ngành CN này dưới dạng các nghiên cứu rời rạc cho từng loại hóa chất, các văn bản quy phạm, các quy hoạch, chiến lược hoặc các nghiên cứu mang tính kỹ thuật hóa học Đây là một trong những trở ngại lớn trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận, tìm hiểu của nghiên cứu sinh Sự thiếu vắng những công trình nghiên cứu về CSPT ngành CNHCCB ở Việt Nam do một số nguyên nhân cơ bản như: (1)- Hóa chất cơ bản là ngành CN nhỏ bé, chưa được quan tâm phát triển; (2)- Nói đến hóa chất cơ bản, người đọc, người nghe thường liên hệ đến các vấn đề kỹ thuật như “phản ứng hóa học”, sự nguy hiểm hay mất an toàn Tuy nhiên, đây cũng là một hướng hay khoảng trống lớn để nghiên cứu sinh có thể khai thác, tìm hiểu, nghiên cứu cho Luận án của mình

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước trực tiếp hoặc có liên quan đến ngành CNHCCB, nội dung Chương 1 đã tập trung phân tích, xác định các nhóm tài liệu khác nhau: Công trình nghiên cứu về CN hoá chất và ngành CN hoá chất cơ bản Các nội dung nghiên cứu về CNHC trải rộng trên nhiều chủ đề từ lịch sử hình thành và phát triển, vai trò vị trí; những thách thức cũng như xu hướng phát triển … ; Công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về CSPT CN, CSPT CN hoá chất và CSPT ngành CN hoá chất cơ bản ở các quốc gia, khu vực khác nhau tại các nước phát triển Mỹ, Đức, Châu Âu, Nhật Bản, nhóm các nước đang phát triển hoặc có điều kiện tương đồng như Trung Quốc, Bắc Mỹ …; nhóm các nước trong khu vực Đông Nam Á Các lĩnh vực nghiên cứu khau nhau từ lịch sử phát triển, vai trò vị trí, đầu tư, NNL, khoa học công nghệ và đối mới sáng tạo, thương mại và chuỗi giá trị sản phẩm …Tác giả cũng tìm hiểu các mô hình và CSPT CN nói chung, CNHC nói chung của một số nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức, Trung Quốc, Đài Loan, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT CƠ BẢN

Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

2.1.1 Khái ni ệ m v ề hóa ch ấ t, hóa ch ấ t c ơ b ả n, ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t và ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

2.1.1.1 Khái niệm về hóa chất

Chất hóa học là chất có thành phần và tính chất hóa học cố định Chúng tồn tại ở dạng đơn chất hoặc hợp chất, có thể tạo thành hỗn hợp nếu không phản ứng với nhau Cô lập một chất hóa học từ hỗn hợp sẽ tạo ra chất tinh khiết về mặt hóa học Mỗi chất có trạng thái vật lý riêng (rắn, lỏng, khí, plasma) không làm thay đổi thành phần hóa học Chúng có thể chuyển đổi trạng thái vật lý khi nhiệt độ và áp suất thay đổi Một số chất có thể kết hợp hoặc chuyển đổi thành chất mới qua phản ứng hóa học, còn chất không có khả năng này gọi là chất trơ Nhiều chất hóa học có sẵn trong tự nhiên, trong khi số khác được sản xuất Cơ thể con người cũng cấu tạo từ nhiều loại hóa chất.

Theo Giản lược Thuật ngữ hoá học, chất hoá học “là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hoá học không đổi” Chúng không thể nào bị tách ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp vật lý mà cần phải bẻ gãy các liên kết hoá học Hoá chất tồn tại dưới dạng khí, lỏng, rắn và plasma Các dạng năng lượng như ánh sáng và nhiệt độ không được xem là hoá chất

Theo định nghĩa hóa chất của OSHA, hóa chất là “bất kỳ chất hoặc hỗn hợp các chất nào” được xem là khá rộng Cũng có quan niệm cho rằng, “hoá chất” là một tính từ có nghĩa nó thuộc hoá học hoặc những vấn đề liên quan đến hoá học

Theo từ điển Oxford: Hóa chất là một hợp chất hoặc chất đã được tinh chế hoặc điều chế, đặc biệt là nhân tạo; Theo từ điển Cambridge: Hóa chất là bất kỳ chất cơ bản nào được sử dụng hoặc tạo ra bởi một phản ứng liên quan đến sự thay đổi nguyên tử hoặc phân tử

Hiện nay, ở Việt Nam, hóa chất đã được luật hóa theo Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 Do đã được luật hóa nên đây là khái niệm mang tính pháp lý cao nhất, vì vậy, trong Luận án này “Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.”

2.1.1.2 Khái niệm hóa chất cơ bản

Theo quy mô HCCB là các loại hóa chất được sản xuất với số lượng lớn, chủ yếu sử dụng là đầu vào tiếp theo trong các ngành CNHC và các ngành CN khác HCCB mang lại tính ứng dụng và phục vụ cao, được sử dụng cho nhiều mục đích kinh tế và lĩnh vực khác nhau trong đời sống như: thuốc trừ sâu, phân bón, các loại sơn và mực in, màu (thuốc nhuộm và bột màu), ngành CN dệt may, giấy viết …

Theo UN Trade Statistics, HCCB là các HCCB hữu cơ; HCCB vô cơ; Các chất chiết xuất làm thuốc nhuộm hoặc thuộc da; tanin và các chất dẫn xuất của chúng; chất màu; Sản phẩm khoáng thiên nhiên hoạt tính …; nhựa thông và axit nhựa thông, và các dẫn xuất của chúng; tinh dầu nhựa thông và dầu nhựa thông; Phân bón và thuốc trừ sâu; Chất dẻo ở dạng nguyên sinh; Cao su tổng hợp và chất dẻo có nguồn gốc từ dầu, và hỗn hợp của chúng với cao su tự nhiên và các loại gôm tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh hoặc ở dạng tấm, lá hoặc dải;

Theo TT 13/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009, HCCB gồm HCCB vô cở (Các loại axit; Các loại Oxit; Các loại hydroxit; Các loại muối vô cơ kỹ thuật và tinh khiết); Các HCCB hữu cơ; Các loại khí và á kim

Khái niệm hóa chất cơ bản (HCCB) có nhiều cách định nghĩa khác nhau Theo góc nhìn hóa học, HCCB được hiểu là những hợp chất, đơn chất, hỗn hợp chất do con người tạo ra hoặc khai thác từ nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc nhân tạo, chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp khác.

2.1.1.3 Khái niệm về ngành công nghiệp hóa chất

Chaaban (2012) nêu khái niệm về ngành CNHC: Ngành CNHC theo nghĩa rộng nhất là ngành tập trung vào chuyển đổi hóa học quy mô lớn Doanh nghiệp trong ngành CNHC tham gia khai thác, chế biến nguyên liệu thô từ tự nhiên hoặc tổng hợp và biến đổi chúng thành các chất khác có đặc tính khác với những chất ban đầu Đây là một ngành sử dụng nhiều vốn rất lớn, được chia thành hàng chục lĩnh vực

Tiếp cận theo tổ chức các ngành kinh tế: Ngành CNHC bao gồm các công ty, tổ chức phát triển và sản xuất HCCN, hóa chất chuyên dụng và các hóa chất khác Là trung tâm của nền kinh tế thế giới hiện đại, nó chuyển đổi nguyên liệu thô (dầu, khí tự nhiên, không khí, nước, kim loại và khoáng sản) thành hóa chất hàng hóa cho các sản phẩm CN và tiêu dùng Nó bao gồm các ngành CN hóa dầu như polyme cho nhựa và sợi tổng hợp; hóa chất vô cơ như axit và kiềm; hóa chất nông nghiệp như phân bón; và các loại khác như khí CN, hóa chất đặc biệt và dược phẩm CNHC bao gồm tổ hợp các hoạt động và tổ chức/doanh nghiệp liên quan đến sản xuất HCCN và các dẫn xuất của chúng Mặc dù ngành CNHC có thể được mô tả đơn giản là ngành CN sử dụng và sản xuất hóa chất, nhưng định nghĩa này chưa đầy đủ vì nó còn bỏ ngỏ câu hỏi về hóa chất là gì Các định nghĩa được áp dụng cho các mục đích kinh tế thống kê khác nhau giữa các quốc gia

Tiếp cận theo góc độ công nghệ, nhiều chuyên gia cho rằng: Ngành CNHC chuyển đổi những nguyên liệu thô thành các sản phẩm hóa chất sơ cấp, thứ cấp Các sản phẩm thường là sản phẩm cuối cùng chỉ liên quan đến chính ngành CNHC; một đặc điểm chính của ngành CNHC là các sản phẩm của nó gần như luôn luôn yêu cầu chế biến thêm trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng

Theo Chaudhery Mustansar Hussain, Samiha Nuzhat (2022): CNHC là một ngành CN rộng lớn bao gồm tất cả các loại ngành sản xuất sản phẩm khác nhau mà thế hệ của chúng dựa trên việc sử dụng nhiều hóa chất Thông thường, các ngành liên quan đến sản xuất hóa chất CN được gọi rộng rãi là CNHC Theo Soni (2020), tính theo sản phẩm cuối cùng, quy trình hoặc nguyên liệu thô liên quan đến CNHC, ngành CN đó có thể được phân thành nhiều loại Hiểu được sự đa dạng to lớn của các ngành CN sản xuất hóa chất, các ngành CNHC này thường được phân loại thành các nhóm lớn hóa chất vô cơ và hữu cơ, CN phân bón, CN lọc dầu và dầu khí, CN mạ điện và xử lý nhiệt, CN thuốc trừ sâu, CN dầu/xà phòng tạo ra từ hydro , v.v Cùng với đó, đôi khi các ngành dược phẩm,

CN chế biến nông sản, CN chế biến/cung cấp hóa chất, v.v cũng được coi là các ngành hóa chất chuyên ngành Theo Banerjee và cộng sự (2003), CNHC bao gồm nhiều ngành CN tập trung vào sản xuất hóa chất cho các mục đích khác nhau Theo Arora và cộng sự (2001) việc hiểu rõ các loại phân loại này trong ngành hóa chất là rất quan trọng, vì việc phân cụm như vậy giúp thiết kế chính sách, sáng kiến, biện pháp can thiệp phù hợp dễ dàng hơn Mặc dù ngành CNHC có thể được mô tả đơn giản, nhưng định nghĩa này không hoàn toàn thỏa đáng vì nó để ngỏ câu hỏi hóa chất là gì Các định nghĩa được áp dụng cho mục đích kinh tế thống kê khác nhau giữa các quốc gia Ngoài ra, theo Phân loại Thương mại Quốc tế Tiêu chuẩn do Liên Hợp Quốc công bố cũng bao gồm các sản phẩm chất nổ và pháo hoa như một phần của phần hóa chất Nhưng việc phân loại không bao gồm sợi nhân tạo, mặc dù việc chuẩn bị nguyên liệu thô cho những loại sợi đó cũng mang tính chất hóa học như bất kỳ ngành sản xuất nào

Tiếp cận theo vai trò trong nền kinh tế Ngành CNHC bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và/hoặc kinh doanh, phân phối hóa chất Sản phẩm do các công ty hóa chất sản xuất thường được sử dụng làm sản phẩm trung gian cho thành phẩm mà ngành của họ sản xuất Do đó, ngành CNHC rất quan trọng đối với hầu hết mọi ngành CN hiện đại ngày nay, đặc biệt là ngành vận tải, điện tử, hàng không vũ trụ, hàng tiêu dùng, y tế và nông nghiệp, cũng như bất kỳ loại hình sản xuất nào

Nội dung chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản

2.2.1 Khái ni ệ m chính sách phát tri ể n ngành công nghi ệ p hoá ch ấ t c ơ b ả n

Thomas R Dye (1983) định nghĩa, chính sách công là bất cứ những điều gì mà Chính phủ lựa chọn làm hoặc không làm Vậy khi nào Chính phủ quyết định làm? Không làm được hiểu như thế nào, và điều đó tạo ra sự khác biệt gì?

Do dự của các Chính phủ trong quyết định chính sách thường xuất phát từ những quan ngại, liệu phía sau các quyết định, mục tiêu của Nhà nước có đạt được hay không, đạt được với chi phí như thế nào, hay những thiệt hại gì có thể xảy ra?

Theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

“Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định.”

2.2.1.2 Chính sách phát triển công nghiệp

Về mặt thuật ngữ, cụm từ “chính sách công nghiệp” xuất hiện vào đầu những năm 1970, đầu tiên là ở Nhật Bản Theo tiếng Nhật, chính sách CN là

“Sangyo Seisaku” Còn trong tiếng Anh, chính sách CN được gọi là

“Industrial Policy” Từ “Industry” có hai nghĩa, bao gồm: (i) ngành chế tạo hay sản xuất; (ii) CN, kinh doanh Như vậy, chính sách công nghiệpcó thể dẫn đến hai cách hiểu khác nhau là chính sách điều chỉnh ngành CN hoặc chính sách ngành và nó gây ra những sự lầm lẫn trong việc tìm hiểu và phân tích về chính sách CN

Có nhiều người quan niệm chính sách CN là những chính sách được nhằm vào ngành CN Một số khác định nghĩa chính sách CN theo cách hẹp hơn, họ cho rằng chính sách CN chỉ là những chính sách liên quan tới việc khuyến khích và tổ chức lại các ngành CN riêng biệt nào đó Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu thì định nghĩa chính sách CN hết sức chung chung, coi chính sách

CN là công cụ, biện pháp để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu nhất định

Chính sách CN thường được thể hiện dưới dạng tổ chức ngành, chọn ngành ưu tiên, chính sách tài chính và tín dụng (thuế, trợ cấp, đầu tư trực tiếp của Nhà nước, tín dụng ưu đãi) đối với ngành, CSPT NNL của ngành, chính sách tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm của ngành, chính sách đầu tư nước ngoài vào các ngành, chính sách kinh tế đối với các ngành, chính sách đối với các khu vực chế xuất và khu CN tập trung

2.2.1.3 Chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

Theo các chuyên gia như Cohen và Zysman (1987), sự suy giảm vai trò của ngành chế tạo trong nền kinh tế Anh và Mỹ trong ba thập kỷ qua là do chính sách kinh tế coi nhẹ ngành chế tạo Chính sách này đã làm giảm đóng góp của ngành chế tạo vào GDP và tạo việc làm cho người lao động Do đó, các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô không đủ để thúc đẩy sự phát triển của ngành chế tạo Sự phân bổ vốn có vai trò quan trọng hơn tổng giá trị vốn đầu tư trong việc tăng trưởng năng suất của ngành chế tạo Vì vậy, chính phủ cần can thiệp trực tiếp để thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến, chế tạo.

Kế thừa các nội dung đã được nghiên cứu, trên cơ sở các phân tích nêu trên, trong Luận án này “Chính sách phát triền ngành công nghiệp hóa chất cơ bản là định hướng, giải pháp của Nhà nước để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu trong nước, phát triển xanh, bền vững và bảo vệ môi trường”

2.2.2 C ă n c ứ , quan đ i ể m, m ụ c tiêu chính sách phát tri ể n ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

Căn cứ pháp lý: Căn cứ pháp lý của CSPT ngành CNHCCB là những văn bản pháp lý làm cơ sở cho ban hành vãn bản chính sách Đó là những văn bản pháp lý được phê chuẩn ở các cấp quản lý nhà nước như hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, nghị quyết, quyết định nó thể hiện định hướng của Nhà nước về phát triển CNHC nói chung, CNHCCB nói riêng cũng như các định hướng liên quan khác Căn cứ pháp lý đầy đủ, thống nhất, phù hợp, còn hiệu lực là tiêu chí cần để đảm bảo CSPT CNHCCB hợp hiến và hợp pháp

Căn cứ lý luận: Căn cứ lý luận cho CSPT ngành CNHCCB là những nền tảng về lý thuyết cho các quan điểm, mục tiêu và các chính sách cấu phần trong phát triển CNHCCB, bao gồm các phương pháp luận, cách tiếp cận về CSPT ngành CNHCCB Trong Luận án này, tác giả nghiên cứu một số lý thuyết liên quan: Lý thuyết phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp hóa hóa (CNH); lý thuyết phát triển cân bằng của Nurkse (1953); lý thuyết “Cú huých lớn” của Roseinstein-Rodan (1943); Thuyết các giai đoạn tăng trưởng của Rostow (1960); Thuyết phát triển nhị nguyên của Lewis (1955); thuyết bàn về các chiến lược phát triển kinh tế của Griffin (1989) với các chiến lược liên quan như: chiến lược “Tiền tệ chủ nghĩa” chú trọng vào sự điều tiết SX của thị trường để phát triển khu vực kinh tế tư nhân; “Chiến lược CNH” nâng cao tỷ lệ tích lũy, đầu tư cho CN hiện đại, đô thị hóa; chiến lược: “Phân phối lại” chú trọng vào nâng cao thu nhập, việc làm, đầu tư vào vốn con người chiến lược: “Kinh tế mở cửa” đề cao vai trò của thị trường và tư nhân, Nhà nước khuyến khích thu hút vốn từ bên ngoài và hướng về XK;

Căn cứ thực tiễn: Các căn cứ thực tiễn của chính sách phải thể hiện được tính khoa học, khách quan, tin cậy, tính lịch sử liên quan đến vấn đề chính sách về phát triển CNHCCB Căn cứ thực tiễn là trước hết là hiện trạng cấp thiết về CNHCCB Thông tin về hiện trạng này cần rõ về các vấn đề gì về số lượng, cơ cấu, chất lượng của ngành CNHCCB; vấn đề diễn ra ở các khu vực nào, địa bàn nào; mức độ thiếu hụt so với nhu cầu thương mại ở khu vực nào; mức độ thiếu hụt so với các địa bàn khác? Tác động của hiện trạng này đến tiếp cận thị trường, đến thương mại hóa các sản phẩm HCCB, giá trị lưu thông hàng hóa Tác động của hiện trạng đến phát triển KT-XH nói chung, đối với ngành CNHC và các ngành CN khác Căn cứ thực tiễn tiếp đến là các điều kiện về nguồn lực kinh tế, tiềm năng, trình độ phát triển kinh tế; những nền tảng chính sách, pháp luật hiện hành; nền tảng về xã hội; nền tảng về công nghệ như là những cơ hội và thách thức với phát triển CNHCCB

Theo đối tượng CSPT ngành CNHCCB Việt Nam là chính sách do Nhà nước soạn thảo, ban hành theo phân cấp của hệ thống quản lý Nhà nước hiện hành CSPT CNHCCB có phạm vi tác động tương ứng với cấp soạn thảo và ban hành chúng Vì vậy, mức độ huy động nguồn lực và phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn Cơ sở hình thành CSPT CN HCCB dựa trên sự lựa chọn chiến lược, mục tiêu phát triển của ngành, chính sách CN của quốc gia và vận dụng các lý thuyết về phát triển vùng, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tổ chức không gian kinh tế, phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về hóa chất cơ bản trong phạm vi phân cấp của Chính phủ

Quan điểm chính sách tài chính (CSPT) đối với ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế biến chế tạo (CNHCCB) được xác định trong các quyết sách của Chính phủ Những quyết sách này có sự thẩm quyền theo quy định pháp luật, được thể hiện dưới dạng văn bản nhằm thúc đẩy và bảo đảm sự liên tục của các hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh trong ngành CNHCCB theo từng giai đoạn cụ thể Nguyên tắc này dựa trên việc triển khai thực hiện định hướng phát triển và chính sách khoa học công nghệ của quốc gia.

Quan điểm về CSPT ngành CNHCCB trong điều kiện hiện nay đã được hiểu theo nghĩa rộng và có xu hướng biến đổi Khi nghiên cứu, hoạch định chính sách CN HCCB cần xét theo những phạm vi cụ thể: hệ thống chính sách CN cơ bản lớn; hệ thống CSPT khu vực CN theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới hiện đại; hệ thống chính sách phát triển các ngành CN Chính sách CN có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại, khoa học, công nghệ, NNL, CSPT vùng và công cụ kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân

2.2.2.3 Mục tiêu chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu của CSPTCN Phần lớn ở các nước khi xây dựng CSPTCN thường đưa ra nhiều mục tiêu Tuy nhiên, có thể nêu lên 2 mục tiêu chính là: phát triển CN cân đối và công bằng:

Phát triển CN cân đối đòi hỏi phải đảm bảo được sự cân đối giữa ngành

Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

2.3.1 Nh ữ ng nhân t ố ngoài n ướ c

2.3.1.1 Đóng góp của ngành công nghiệp hóa chất cơ bản thế giới

Ngành công nghiệp hóa chất (CNHCCB) đóng góp đáng kể vào nền kinh tế toàn cầu, chiếm 8,3% GDP trong ngành sản xuất toàn cầu Ngành CNHCCB đóng góp 5,7 nghìn tỷ đô la Mỹ vào GDP thế giới, tương đương 7% tổng GDP, và hỗ trợ 120 triệu việc làm Mỗi đô la tạo ra trong ngành CNHCCB tạo ra thêm 4,20 đô la trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế Các công ty CNHCCB chi 3,2 nghìn tỷ đô la cho các nhà cung ứng, hỗ trợ 2,6 nghìn tỷ đô la GDP và 70 triệu việc làm trong chuỗi cung ứng Ngành CNHCCB tại Châu Á - Thái Bình Dương đóng góp 42% giá trị kinh tế và 65% việc làm toàn cầu Các nhà sản xuất hóa chất đầu tư 56 tỷ đô la cho nghiên cứu và phát triển, tạo ra 1,9 triệu việc làm.

2.3.1.2 Tình hình ngành hóa chất trên thế giới và khu vực

Ngành công nghiệp hóa chất đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế toàn cầu, cung cấp nguyên liệu thô, hợp chất và sản phẩm cơ bản cho các lĩnh vực đa dạng như dược phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp ô tô và xây dựng Do nhu cầu không ngừng tăng của nền kinh tế toàn cầu, ngành hóa chất tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với những tiến bộ công nghệ và đổi mới sản phẩm liên tục Bằng chứng cụ thể là trong giai đoạn 2016-2022, nhu cầu hóa chất cơ bản đã tăng đáng kể, đạt mức 19,6 triệu tấn/năm, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 3%/năm Các dự báo về nhu cầu tương lai cũng rất lạc quan, với sự tăng trưởng ổn định của các thị trường propylen, xút-clo và ethylen.

Tại Mỹ, lượng tiêu thụ các sản phẩm hóa chất và hàng tiêu dùng rất lớn đang tạo ra vị thế tích cực cho các nhà sản xuất hóa chất tại Mỹ Sau một thập niên nhu cầu tăng trưởng liên tục, nhiều dự án đầu tư quy mô lớn trong sản xuất hóa chất tại Mỹ đã bắt đầu đi vào vận hành hoặc sắp được đưa vào vận hành Đây là cơ hội lý tưởng để CNHC Mỹ gia tăng doanh số các sản phẩm hóa chất Một báo cáo của Công ty phân tích thị trường ICIS cho biết, một số dự án PE đã được đưa vào vận hành từ cuối năm 2017, với một tỷ lệ lớn công suất dành cho thị trường xuất khẩu Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã trở thành những yếu tố cản trở kế hoạch mở rộng xuất khẩu PE của Mỹ, khiến cho hàng tồn kho PE gia tăng Trong khi đó, sản xuất PE là lĩnh vực tiêu thụ etylen lớn nhất tại Mỹ Hiện nay, các sản phẩm chất dẻo và hóa chất trị giá 15,4 tỷ USD của Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách tăng thuế, đồng thời lượng hàng hóa trị giá 10,8 tỷ USD của

Mỹ cũng đã bị đưa vào danh sách đánh thuế trả đũa của Trung Quốc

Trung Đông: Gần đây, khu vực Trung Đông đã chứng kiến sự gia tăng mạnh trong đầu tư vào CNHC, cả đầu tư trong nước và đầu tư của nước ngoài, tạo ra cạnh tranh mạnh để lấp lỗ hổng mà các nhà sản xuất hóa chất Mỹ và Trung Quốc để lại trên các thị trường của chính mình Công ty Saudi Aramco của Arập Xê-út đang dẫn đầu các nhà đầu tư này với cam kết sẽ đầu tư 100 tỷ USD trong 10 năm vào các dự án sản xuất hóa dầu, Công ty cũng đang có kế hoạch xây dựng một trong những tổ hợp lọc dầu và sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới tại ấn Độ với vốn đầu tư 44 tỷ USD và đang xem xét việc xây dựng một dự án etylen và hydrocacbon thơm tại Port Athur (Texas, Mỹ) Công ty dầu mỏ quốc gia Abu Dhabi cùng với các đối tác đang đầu tư 45 tỷ USD vào sản xuất hóa chất Mục đích của kế hoạch này là đến năm 2025 tăng gấp ba công suất cuối dòng tại Ruwais (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất)

Châu Âu: Triển vọng tiêu cực nhất trong số các thị trường hóa chất toàn cầu thuộc về châu Âu, thách thức mà CNHC châu Âu đang phải đối mặt là triển vọng tăng trưởng yếu có thể dễ dàng chuyển thành xu hướng suy giảm

Trung Quốc: Ba thách thức lớn nhất đối với CNHC Trung Quốc là những lo ngại về môi trường, các vấn đề an toàn sản xuất và xu hướng thắt chặt nguồn vốn đầu tư Các chính sách vĩ mô tại Trung Quốc hiện nay đang hạn chế đầu tư tư nhân trên toàn bộ đất nước, ảnh hưởng nhiều nhất đến CNHC là ngành cần nhiều vốn đầu tư Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường McKinsey, đầu tư vào CNHC Trung Quốc đã giảm đáng kể dưới tác động của chiến tranh thương mại

Nhìn chung, xu hướng tăng trưởng của CNHC toàn cầu vẫn đang tiếp diễn nhờ sự tăng trưởng kinh tế ở châu Á và châu Mỹ cũng như sự gia tăng mức sống ở châu Phi và châu Mỹ La tinh Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, khả năng suy thoái ở châu Âu dưới tác động của Brexit, các chính sách bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ ở Trung Quốc, các biện pháp trừng phạt gia tăng đối với Nga, chiến tranh chống Iran và các sự kiện địa chính trị bất ngờ có thể sẽ tạo nên một viễn cảnh ảm đạm hơn đối với kinh tế thế giới cũng như CNHC toàn cầu Tuy những dự báo ngắn hạn cho thấy khả năng tăng trưởng đều đặn của ngành sản xuất hóa chất, với sản lượng và doanh thu tăng, nhưng vẫn còn đó những lo ngại không ngừng về khả năng sẽ xảy ra những diễn biến xấu Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit dự báo đối với tất cả các khu vực chính trên thế giới, lợi nhuận của CNHC sẽ giảm do cung vượt cầu ở các thị trường quan trọng buộc giá bán hóa chất và các sản phẩm dẫn xuất phải xuống thấp hơn, trong khi đó giá năng lượng và nguyên liệu không thay đổi hoặc có thể tăng cao hơn

2.3.2 Nh ữ ng nhân t ố trong n ướ c

2.3.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên để phát triển ngành

Về kinh tế, Việt Nam đạt mức tăng trưởng vững chắc, các chỉ số vĩ mô ổn định, vượt chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Những hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương như CPTPP và EVFTA mở rộng thị trường, tăng đầu tư, thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Về chính trị: Tình hình chính trị tiếp tục được duy trì ổn định, công tác đối ngoại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khẳng định thêm nhiều dấu ấn mới, góp phần nâng cao thế và lực của đất nước Công tác đổi mới, cải cách hành chính, đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh đang hừng hực khí thế nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Với Bộ Công Thương là nỗ lực cải cách, cơ cấu lại bộ máy, đặc biệt là đổi mới về tư duy, phương thức trong quản lý nhà nước

Về văn hóa xã hội, Việt Nam gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống và yếu tố xã hội đặc trưng Song song với quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam tiếp nhận giao thoa văn hóa đa dạng Một lợi thế đáng kể của Việt Nam là dân số đang trong độ tuổi vàng, với tuổi thọ và mức sinh thay thế đều duy trì cao hơn so với mức trung bình thế giới.

Về khoa học, công nghệ: Toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới Việt Nam đã tiếp nhận chuyển giao các dây chuyền công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể như: Công nghệ sản xuất ô tô (Nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô), công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông (Samsung Việt Nam), các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Công nghệ tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel), công nghệ xây dựng cầu đường và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới

2.3.2.2 Xác định vị trí, vai trò của công nghiệp hóa chất cơ bản trong ngành công nghiệp và nền kinh tế quốc dân

CNHCCB là ngành kinh tế có tính chất nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và CN hóa, hiện đại hóa nói riêng Ngay từ giai đoạn hình thành, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách để khuyến khích phát triển ngành CNHC CNHCCB đã từng bước đạt kết quả đáng khích lệ, đã có những đóng góp quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực của nhiều thập kỷ trước và đồng hành, hỗ trợ quá trình CN hoá, phát triển kinh tế, xã hội trong những thập kỷ gần đây Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KT-XH được đặt ra trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII là phát triển một số ngành CN nền tảng như CN năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy ngành CNHC phát triển

Bảng 2.1: Các ngành ưu tiên cho từng giai đoạn

TT Chương trình Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020

1 Danh mục các ngành CN ưu tiên, ngành CN mũi nhọn giai đoạn 2007 -

6 ngành ưu tiên (1) Dệt may; (2) Da giầy; (3) Chế biến thực phẩm; (4) Thép; (5) Khai thác, chế biến bauxít nhôm; (6) Hóa chất

Cơ khí chế tạo; (2) Điện tử, viễn thông; (3) Sản phẩm công nghệ mới

4 ngành ưu tiên (giảm 2 ngành so với giai đoạn 2011-2015): (1) Dệt may; (2) Da giầy; Chế biến thực phẩm; (4) Hóa chất

Cơ khí chế tạo; (2) Điện tử, viễn thông; (3) Sản phẩm công nghệ mới

2 Chiến lược CN hóa của

Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam -

Nhật Bản hướng đến năm

6 ngành ưu tiên: (1) điện tử; (2) máy nông nghiệp; (3) chế biến thực phẩm; (4) đóng tàu; (5) môi trường và tiết kiệm năng lượng; và (6) sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô

TT Chương trình Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020

3 Chiến lược phát triển CN

Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 có 9 ngành, lĩnh vực CN ưu tiên đến năm 2025

9 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam bao gồm: Máy móc và thiết bị phục vụ nông nghiệp, Đóng tàu, Ô tô và phụ tùng cơ khí, Thép chế tạo, Hóa dầu, Nhựa - cao su kỹ thuật, Hóa dược, Chế biến thực phẩm, Nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, da giày.

Trong số 07 nhóm ngành CN ưu tiên phát triển từ năm 2007 thì đến nay, hóa chất được coi là 1 trong 5 ngành hiện là các ngành CN đứng đầu cả nước gồm: (1) Dệt may; (2) Da giầy; (3) Thực phẩm chế biến; (4) Thép và (5) Hóa chất; trong số 03 ngành CN mũi nhọn được xác định cho thời kỳ này, ngành điện tử đã phát triển bứt phá và trở thành ngành CN lớn thứ hai về giá trị SXCN và là ngành xuất khẩu lớn nhất của đất nước với sự bứt phá cao trong 5 năm qua và vượt qua ngành dệt may Tuy nhiên, một số ngành

CN khác như ô tô, đóng tàu, cơ khí, CN hỗ trợ chưa phát triển như kỳ vọng của chúng ta

2.3.2.3 Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất các sản phẩm hóa chất

Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp hóa chất cơ bản thế giới hiện nay là chuyển dịch các nhà máy sản xuất đến các nước đang phát triển, nơi có chi phí sản xuất thấp, nguồn lao động giá rẻ và các quy định về phát thải chưa được kiểm soát chặt chẽ Việt Nam có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư, bao gồm: quy mô thị trường lớn, khoảng cách địa lý gần và liên kết thị trường khu vực.

Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam

2.4.1.1 Chính sách phát triển công nghiệp quốc gia của Hàn Quốc

Ngành công nghiệp hóa chất cơ bản Hàn Quốc phát triển muộn so với thể giới do chiến tranh, nhưng khi giành được độc lập Hàn Quốc đã xác định ngày hóa chất và hóa chất cơ bản là những ngành được ưu tiên phát triển, cụ thể:

Vào thập niên 1960, Chính quyền quân sự của Tổng thống Park Chung Hee đã ban hành nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu CN chế biến, chế tạo Chính sách CN quốc gia của Hàn Quốc đã thay đổi đáng kể vào thập niên 1970 với việc bắt đầu một nỗ lực dưới sự chỉ đạo của chính phủ để đẩy mạnh CN nặng và CNHC Trong thời kỳ này, Chính phủ Hàn Quốc ưu tiên cho các ngành cụ thể áp dụng với cả những doanh nghiệp hay các chaebol (tập đoàn lớn) Đối với những doanh nghiệp tư nhân đồng ý thực hiện kế hoạch của chính phủ, sẽ có các khoản vay lãi suất thấp cung ứng cơ sở hạ tầng, và các ưu đại khác Kết quả là, hầu hết các ngành CN ưu tiên đã có lợi nhuận tốt và nhiều doanh nghiệp thật sự đã trở thành những nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm CN nặng

Tháng 6/2014 Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức đưa ra chiến lược “Cải cách CN sản xuất 3.0” Chiến lược này đồng nghĩa với CMCN 4.0 phiên bản Hàn Quốc và là một phần trong sáng kiến hàng đầu của Tổng thống Park Gun- hye về “Kế hoạch kinh tế sáng tạo” trước đó Trong khi chủ lực của "Cải cách

CN 1.0" là sự thay thế nhập khẩu cho ngành CN nhẹ, "Cải cách CN 2.0" tập trung vào thiết bị lắp ráp, thì "Cải cách CN sản xuất 3.0" sẽ là một sự thay đổi trong tất cả các mô hình đã biết của các công nghệ sản xuất hiện tại Mục tiêu chính của Chiến lược “Cải cách CN sản xuất 3.0”, gồm: Thúc đẩy việc tích hợp sản xuất và công nghệ thông tin (IoT), từ đó tạo ra một ngành CN mới với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành CN sản xuất/chế tạo của Hàn Quốc; Đến 2020, xây dựng được 10.000 nhà máy thông minh với tổng vốn đầu tư khoảng 24 nghìn tỷ KRW (khoảng 23 tỷ USD), trong đó hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ Hàn Quốc chỉ dưới 10% và phần chính còn lại sẽ thu hút từ nguồn vốn tư nhân; Thúc đẩy sự phát triển SMEs thành các doanh nghiệp có tiềm năng lớn, thông qua thông qua việc sử dụng các công nghệ nhà máy thông minh

Như vậy, với những bước đi rất cụ thể và CSPT CN lấy sản xuất, chế tạo trong đó có hóa chất cơ bản làm chủ lực Sau 30 năm, Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có nền SXCNHCCB lớn của thế giới, tiêu biểu như các Tập đoàn Samsung, HyoSung Mục tiêu đến năm 2024: giá trị sản xuất xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 1.000 tỷ USD, nằm trong top 4 sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức, vượt qua Nhật Bản chỉ sau 60 năm tái thiết đất nước

2.4.1.2 Chính sách phát triển công nghiệp quốc gia của Nhật Bản

Nhật Bản cũng là quốc gia tiêu biểu trong phát triển CN mà thế giới sử dụng cụm từ sự thần kỳ của Nhật Bản để đánh giá kết quả phát triển trong 30 năm từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc:

Thời kỳ tái thiết sau chiến tranh (1946 - 1948) - Kế hoạch Marshall do Mỹ đưa ra nhằm mục tiêu hỗ trợ quá trình tái thiết Nhật Bản và Châu Âu sau chiến tranh Chính phủ Nhật Bản trong thời kỳ đầu là tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích phát triển các ngành CN như điện, sắt thép và đóng tầu Chính phủ Nhật Bản còn quản lý chặt chẽ phân bổ các chỉ tiêu nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu, kiểm soát về giá cả áp dụng cho các khu vực ưu tiên Giai đoạn bình ổn Dodge (1949-1960) Trong giai đoạn này, Nhật Bản theo đuổi chiến lược hướng về xuất khẩu Một số ngành CN then chốt đã tăng mạnh với nhịp độ rất nhanh Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu tầu biển, đồ điện tử, xe máy, ôtô Ở thời kỳ này CNHC chưa được quan tâm phát triển

Thời kỳ tăng trưởng ổn định (1960-1970): Trong thời kỳ này, Nhật Bản chủ trương phát triển một nền kinh tế mở, tăng cường hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực sản xuất Nhà nước thực hiện phát triển kinh tế ngành, đưa ra các giải pháp đặc biệt cho

CN máy móc và CN điện tử, hóa chất phục vụ cho các ngành CN… Trong đó, tập trung phát triển ngành CNHC tạo thành các khu CN tập trung trên các quần đảo ngoài khơi, không phát triển trong các khu dân cư với các chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất thấp… của Chính phủ Nhờ vậy, các ngành CN nói chung và ngành CNHCCB của Nhật Bản có sự phát triển thần kỳ

- Từ năm 1986 - nay, công suất trong nước được cắt giảm mạnh có hệ thống ở nhiều ngành CN không còn sức cạnh tranh quốc tế, như CN than, hoá chất, phân bón, dệt, giấy, luyện nhôm, kim loại, khoáng chất, sắt, đóng tầu và một vài ngành khác Tháng 01/2016, “Kế hoạch cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ 5 giai đoạn 2016 - 2020” được công bố, trong đó đề xuất xây dựng một xã hội siêu thông minh hay còn gọi là “Xã hội 5.0” Mục tiêu chính của “Xã hội 5.0” là giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách kết nối các hệ thống sử dụng công nghệ số làm nền tảng hợp nhất không gian thực và không gian số Đây là xã hội cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của từng cá nhân

Như vậy, các CSPT CNHCCB của Nhật Bản từ trước những năm 1986 được ưu tiên, từ sau 1986 chỉ được quan tâm ở mức đọ duy trì và hướng việc đầu từ phát triển CNHC ở các nước đang phát triển Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh lớn của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Nhật Bản để tận dụng các nguồn lực, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ từ Nhật Bản Và trên thực tế, theo số liệu của Bộ Kế hoạch đầu tư, Việt Nam đã thu hút được khoảng

130 công ty Hóa chất Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam

2.4.1.3 Chính sách phát triển công nghiệp của Ấn Độ Ấn Độ đã trải qua thời kỳ tự do hóa nền kinh tế trong những năm cuối thế kỷ trước (tương tự thời kỳ đổi mới ở nước ta) và hiện đang có chương trình đầu tư quốc gia lớn nhằm mục đích xây dựng, đổi mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiến trúc Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, kinh tế Ấn Độ đã phát triển nhanh, với GDP tăng 9,1% vào năm tài chính 2007-2008, khiến cho quốc gia này trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, trong đó ngành CNHCCB đã phát triển cả về chất lượng và quy mô Công nghệ sản xuất trong ngành đã liên tục được cải thiện, việc giảm chi phí là yếu tố quan trọng giúp CNHC Ấn Độ tăng trưởng Các kỹ sư Ấn Độ rất tích cực sáng tạo trong việc tìm tòi các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất CNHCCB Ấn Độ được nhà nước bảo hộ và chủ yếu hoạt động để đáp ứng nhu cầu nội địa, nhất là ngành sản xuất phân bón Công nghệ sản xuất chủ yếu là công nghệ nhập khẩu Sau khi nền kinh tế trong nước trải qua quá trình tự do hóa, CNHCCB Ấn Độ đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh Các Công ty trong ngành đã bắt đầu đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu triển khai cũng như hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm quốc gia cỡ lớn Một số trụ cột của ngành CNHC Ấn Độ, tiêu biểu cho các nhóm sản phẩm có thể kể đến Tập đoàn Reliance, đây là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Ấn Độ Hoạt động của Tập đoàn bao gồm từ khai thác và sản xuất dầu khí, lọc dầu, sản xuất hóa dầu (polyester, sợi, chất dẻo) là một trong số 10 nhà sản xuất hóa dầu hàng đầu thế giới, giá trị hàng xuất khẩu tới 20 tỷ USD tới 108 nước Exel Industries và United Phosphorous có truyền thống lâu năm trong lĩnh vực sản xuất hóa chất BVTV Asian Paint là Công ty sản xuất Sơn lớn nhất Ấn Độ với 21 nhà máy sản xuất Sơn, hiện đang cung cấp sơn trang trí và sơn CN tại 65 nước trên thế giới

Jubilant Organosys một trong những Công ty sản xuất và nghiên cứu dược phẩm lớn nhất Ấn Độ, Jubilant Organosys cũng đã có mặt trên thị trường dược phẩm

Để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường như Mỹ và Châu Âu, ngoài việc tập trung phục vụ thị trường nội địa bằng các sản phẩm như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, Ấn Độ còn mở rộng thị trường quốc tế với các sản phẩm xuất khẩu như xơ sợi, nhựa, sơn, soda và dược phẩm.

Tuy có sự khác biệt về địa lý, dân số… nhưng có thể thấy các hoạt động thực tiễn về kinh tế xã hội của Ấn Độ khá tương đồng với Việt Nam, từ việc phát triển CN theo các giai đoạn từ việc phát triển ngành hóa chất cơ bản giai đoạn đầu nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, an ninh lương thực đến giai đoạn phát triển các nhóm sản phẩm phục vụ tiêu dung nội địa với giá rẻ Tuy nhiên, ở giai đoạn khoảng 10 năm trở lại đây, Ấn Độ đã có sự bứt phá lớn so với Việt Năm bằng việc sớm đưa ra các chính sách hỗ trợ của Chính phủ để phát triển ngành CNHCCB theo hướng tập trung lớn, hướng đến xuất khẩu, trong khi Việt Nam mới bắt đầu ở giai đoạn đề xuất chính sách theo hướng này

2.4.1.4 Chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Đức Đức là quốc gia hàng đầu châu Âu về CNHC với khoảng gần 30 khu CN trong đó có một số khu phức hợp BASF, Leun… Tại đây có cơ cơ sở hạ tầng phát triển cao, hệ thống đường ống dẫn nguyên liệu sản phẩm được tích hợp vào mạng lưới đường ống của châu Âu, người lao động có trình độ cao, có môi trường nghiên cứu tốt và sự hợp tác chặt chẽ với nhiều viện nghiên cứu và trường đại học nổi tiếng

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM

Thực trạng sản xuất, kinh doanh hóa chất cơ bản tại Việt Nam giai đoạn 2016-2022

Tính đến hết năm 2022, tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất hóa chất các loại ở Việt Nam là 1.829 DN, trong đó số DN sản xuất các loại HCCB là

738 DN, chiếm 40,3% số lượng DN toàn ngành CNHC như bảng 3.1 Trong đó, cơ cấu số lượng doanh nghiệp trong 05 nhóm HCCB như hình 3.1

Bảng 3.1: Số lượng các doanh nghiệp ngành công nghiệp hóa chất và hóa chất cơ bản tính đến hết năm 2022

TT Nhóm Số lượng DN DNNN DN ngoài nhà nước DN ĐTNN

4 Chất nhuộm và chất màu 159 21.5% 5 8.2% 94 17.8% 60 40.3%

Nguồn: Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia

Số lượng DN sản xuất HCCB vô cơ chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 257

DN (34,8%); các DN tiêu biểu như: Tâp đoàn hóa chất Đức Giang, các công ty con của Vinachem (Hóa chất Việt Trì, HCCB miền Nam, Supe Phốtphat và Hóa chất Lâm Thao) …

Hình 3.1: Cơ cấu sản xuất các nhóm sản phẩm hóa chất cơ bản

Tiếp theo là nhóm DN sản xuất các HCCB hữu cơ với 195 DN (26%,) các

DN tiêu biểu như Tổng công ty nhựa Việt Nam, Công ty Polypropylene Phú

Mỹ, Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn, Nghi Sơn…Nhóm các doanh nghiệp khí

Thị trường doanh nghiệp cung cấp khí công nghiệp trong nước còn phân mảnh, với các doanh nghiệp có quy mô khá nhỏ Đáng chú ý, các đơn vị lớn trên thế giới như Tập đoàn Messer (Đức), Tập đoàn Air Liquide (Pháp), Công ty Gas Việt Nhật (VIJAGAS), tập đoàn Linde (2007, Đức), Tập đoàn Air Water, Công ty Sing Industrial Gas (2011, Singapore), Công ty Hơi kỹ nghệ Que hàn (Sovigaz) thuộc Vinachem đều có thị phần dưới 10%.

Hình 3.2: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản

Cơ cấu loại hình doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp hỗ trợ (HCCB) đã có sự chuyển đổi rõ nét theo thời gian Trước thập niên 1990, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm ưu thế với tỷ lệ lên tới 98%, trong khi hộ sản xuất, chế biến nhỏ chỉ chiếm khoảng 2% Tuy nhiên, từ đầu những năm 2000, chủ trương cổ phần hóa rầm rộ của Nhà nước và xu hướng mở cửa đã khiến số lượng DNNN giảm mạnh, hiện chỉ còn 61 doanh nghiệp chiếm 8% cơ cấu Ngược lại, các doanh nghiệp ngoài nhà nước gia tăng đáng kể, đặc biệt là số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tăng trưởng mạnh từ năm 2010 đến nay.

Về quy mô DN, gành CNHCCB có nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn như các nhà máy lọc hóa dầu chủ yếu sản xuất HCCB hữu cơ, một số nhà máy có vốn đầu ĐTNN, tính toàn ngành, đa số vẫn ở quy mô vừa và nhỏ Về phân bố, chỉ có 10% địa phương có sản xuất hóa chất lớn tập trung ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Bình, Quảng Ngãi, 52% địa phương chỉ có cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, 24% địa phương không có cơ sở sản xuất hóa chất, tập trung chủ yếu ở Tây Bắc và 1 số tỉnh miền Tây Nam bộ

Hình 3.3: Quy mô sản xuất hóa chất cơ bản theo các địa phương

Nguồn: Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia

Hình 3.4: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo vùng miền

Nguồn: CSDL Hóa chất quốc gia

Giai đoạn trước những năm 2016, các cơ sở SX, KD hóa chất cơ bản chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc tại Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai, Hưng Yên, Hải Phòng Từ năm 2016 đến nay các cơ sở sản xuất có xu hướng dịch chuyển phía Nam Hiện nay, các cở sở SX, KD HCCB ở vùng Đông Nam Bộ lớn nhất (44%), Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (26%), vùng Đồng bằng sông Hồng 15%, vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 3% do địa hình và kết nối giao thông chưa thuận lợi

3.1.2 Tình hình th ươ ng m ạ i và th ị tr ườ ng hóa ch ấ t c ơ b ả n

Giai đoạn 2016-2022, thị trường xuất nhập khẩu HCCB của Việt Nam có sự dịch chuyển khi thị phần XNK với các thị trường Trung Quốc tăng lên và thị phần của Ấn Độ và Nhật Bản giảm Đối với các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các FTA cũng bắt đầu có sự dịch chuyển lớn, kim ngạch cả XNK đều tăng: Với các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (FTA) được ký kết, lĩnh vực HCCB được đánh giá sẽ có cơ hội cải thiện kim ngạch xuất khẩu vào EU nhờ tác động từ thuế suất giảm dần về 0%; Những mặt hàng HCCB mà Việt Nam có thể có cơ hội nhờ FTA gồm HCCB vô cơ và khí CN

Cụ thể, đối với các mặt hàng khí CN, thuế suất được điều chỉnh từ 4% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong khi đó với mặt hàng phốt pho (HS

2804 7000), thuế suất được điều chỉnh giảm từ 5,5% về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực,…

Một số sản phẩm HCCB xuất khẩu chính của Việt Nam tăng trưởng cao hơn tăng trưởng nhập khẩu của thế giới trong cùng giai đoạn Trong đó, một số sản phẩm tiêu biểu như Corundum nhân tạo, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; nhôm ôxit; nhôm hydroxit đạt mức tăng trưởng XK bình quân 23% trong giai đoạn 2016-2022, trong khi nhập khẩu của thế giới trong giai đoạn này tăng khoảng 8% Hydro, khí hiếm và các phi kim loại khác xuất khẩu cũng tăng 5% trong khi thế giới giảm 6% Kẽm oxit; kẽm peroxide, Oxit titan, Clorua, oxit clorua và hiđroxit clorua; bromua và oxit bromua; iotua và cũng tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016-2022

Hình 3.5: Cán cân thương mại xuất nhập khẩu hóa chất cơ bản Việt Nam giai đoạn 2016-2022

Giai đoạn từ 2016 -2022, cán cân thương mại HCCB Việt Nam luôn âm, do nhu cầu sử dụng HCCB của Việt Nam phục vụ thị trường nội địa luôn cao hơn nguồn cung từ nội địa Vào Khoảng cuối năm 2019-2021 khi nổ ra đại dịch Covid-19 cán cân thương mại có giảm nhưng thực tế cả nhập khẩu, xuất khẩu đểu giảm về lượng do các chuỗi cung ứng bị đứt gẫy Năm 2022, cán cân thương mại tăng đột biến do các hoạt động sản xuất trong nước có liên quan đến HCCB đã bắt đầu phục hồi, tuy nhiên chúng ta vẫn phải nhập khẩu nhiều hơn do sản xuất HCCB trong nước phục hồi chậm và chủ yếu cung ứng nội địa, mặt khác việc bảo hộ sản xuất của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ … dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa nói chung và HCCB nói riêng của các nước

Những năm gần đây cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng có tác động tích cực đến thói quen của người tiêu dùng, do vậy thị trường HCCB đã có những chuyển biến tích cực

3.1.3 N ă ng l ự c s ả n xu ấ t - kinh doanh c ủ a các nhóm hóa ch ấ t c ơ b ả n

3.1.3.1 Hóa chất cơ bản vô cơ

Giai đoạn 2016-2022, nhu cầu của các ngành CN có sử dụng HCCB vô cơ như xút, axit, Ammoniac, sô đa …trong nước tăng mạnh, ngành CNHCCB đã rất cố gắng đầu tư phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu bằng việc đầu tư liên tục nâng dần cả quy mô đến chất lượng sản phẩm Các loại hóa chất này đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước là xút và các loại axít vô cơ (axít clohydric, axít phốtphoric, axít sunfuaric) Một số loại hóa chất cơ bản khác vẫn phải nhập khẩu

Trước năm 2016, các DN sản xuất HCCB vô cơ tập trung ở khu vực DNNN, chủ yếu là các đơn vị thuộc Vinachem, nhưng số lượng giảm dần do chuyển đổi hình thức sở hữu sang cổ phần hóa Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng đã được thành lập, xây mới và mở rộng nhà máy hiện có, đầu tư thiết bị công nghệ mới, nâng cao chất lượng và chủng loại sản phẩm Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 257 DN, với các thành phần kinh tế khác nhau

Hình 3.6: Tỷ trọng sản xuất một số sản phẩm hóa chất cơ bản chủ lực

Xút (natri hydroxit - NaOH): Tổng công suất các nhà máy sản xuất trong nước khoảng 163.000 tấn/năm, với 08 dây chuyền sản xuất tại: Công ty Hóa chất Việt Trì, Công ty Hóa chất Biên Hòa, Công ty Vedan, Công ty Giấy Bãi Bằng, Đông Á và một số dự án sản xuất xút - clo hiện đang trong giai đoạn triển khai: Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, Công ty Bảo Lâm Với tổng sản lượng sản xuất trong nước như trên đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất giấy, xà phòng, dệt may, thuộc da, xử lý nước

Axit Sunfuaric (H2SO4): Cả nước có 09 dây chuyển sản xuất axit sunfuaric, với tổng sản lượng đáp ứng đủ nhu cầu trong nước: Công ty Supe Phốt phát Lâm Thao, Công ty phân bón Miền Nam, Công ty DAP1, DAP2, Phúc Lâm, Công ty hóa chất phân bón Lào Cai Axit Sunfuaric cung ứng chủ yếu trong các ngành CN sản xuất, chế biến quặng, phân bón, tinh chế dầu mỏ, tổng hợp hóa học, chế biến thực phẩm, luyện kim, thuộc da; sản xuất phèn lọc nước, xử lý nước, dệt nhuộm, chế tạo ắc quy

Phân tích thực trạng chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam

cơ bản tại Việt Nam

3.2.1 C ă n c ứ , quan đ i ể m, m ụ c tiêu c ủ a chính sách phát tri ể n ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

Căn cứ pháp lý: Trong giai đoạn 2016 -2022, bao gồm cả các văn bản của giai đoạn trước có thời gian hiệu lực kéo dài đến sau năm 2016, Việt Nam chưa ban hành văn bản tổng thể và đầy đủ về CSPT ngành CNHCCB Vì vậy, các căn cứ chính sách thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau từ Nghị quyết Đảng, đến luật, các văn bản dưới luật Hệ thống các căn cứ chính sảch bao gồm các văn bản chính sau:

Các Nghị quyết, chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam (NQ XII), xác định Mục tiêu tổng quát “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại.” Trong đó, CNHCCB chưa được nêu cụ thể mà chỉ được hiểu là một bộ phận trong hệ thống ngành CN quốc gia tại Nghị quyết nêu trên; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của BCH Trung ương Đảng Khóa XII (NQ-05-XII) về một số chủ trương và chính sách lớn nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế đã cụ thể hóa NQ-XII, ngành CNHCCB chưa được nêu cụ thể nhưng đã được đề cập sâu hơn trong nội dung phát triển CN chế biến, chế tạo là một bộ phận của CN quốc gia, với việc tập trung vào những ngành CN nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và có vai trò chiến lược thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững; lựa chọn sản phẩm chủ yếu của ngành CN chủ lực để ưu tiên phát triển, cơ cấu lại; phát triển ngành CN chế biến, chế tạo, chú trọng tăng năng suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và nâng cao tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng Khóa XII (NQ-10-XII) về chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong nền KTTT định hướng XHCN tiếp tục cụ hóa một số nội dung lớn của Nghị quyết Đại hội Đảng Khóa XI (NQ-XI) Trong Nghị quyết này cũng chưa nêu cụ thể cho ngành CNHCCB nói riêng mà đưa ra một số nội dung về CN chế biến, chế tạo là nhóm ngành CN lớn bao gồm CNHCCB Hoàn thiện và bảo đảm thực thi hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo tiền đề hình thành, phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tư nhân lớn sở hữu hỗn hợp, bao gồm cả việc góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có tiềm lực mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, đặc biệt trong một số lĩnh vực ngành CN chế biến, chế tạo, CN điện tử và nông nghiệp”; Nghị quyết 11-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XII (NQ-11-XII) cũng chưa có nội dung riêng cho ngành CNHCCB nhưng có một số nội dung mang tính chính sách chung cho nhiều ngành có thể áp dung như chính sách về KHCN, phát triển NNL, đầu tư vào các khu, cụm CN … đây cũng là nội dung cần quan tâm trong phần phân tích chính sách ở phần tiếp theo của luận án; Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 (NQ-23-XII) về định hướng xây dựng CSPT các ngành CN quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó đề ra một số chính sách đối với phát triển ngành CN chế biến, chế tạo (bao gồm ngành CNHCCB: “Phát triển CN công nghệ thông tin, CN điện tử là con đường chủ đạo; phát triển CN chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển CN chế tạo thông minh là bước đột phá; chú trọng phát triển CN xanh” Đây cũng là nội dung cần quan tâm trong phần phân tích chính sách ở phần tiếp theo của luận án

Nghị quyết Đại hội Đảng XIII (NQ-XIII): Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, đưa ra chỉ tiêu tỷ trọng ngành CN chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25% sẽ là căn cứ để xác định tỷ trọng của ngành CNHCCB sẽ đóng góp; Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 (NQ-29-XIII) về tiếp tục đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045 Đây là Nghị quyết đầu tiên của Đảng đưa nội dung cụ thể về CNHC và CNHCCB vào các chủ trương, chính sách lớn, cụ thể:

“Ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành CN nền tảng: Luyện kim (ưu tiên phát triển thép hợp kim, thép đặc chủng phục vụ CN chế tạo máy thế hệ mới, nhất là cho quốc phòng, an ninh); cơ khí chế tạo (ưu tiên phát triển cơ khí chế tạo cho sản xuất máy nông nghiệp, ô-tô, tàu biển, thiết bị công trình, thiết bị năng lượng, thiết bị điện, thiết bị y tế); hóa chất (ưu tiên phát triển các loại hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa dược, phân bón); Khuyến khích phát triển CN cơ khí, hóa chất và công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản Coi phát triển CN chế tạo, chế biến là then chốt; chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình CN hóa, hiện đại hóa…” Mặc dù, chưa có Nghị quyết riêng cho sự phát triển ngành CNHCCB nhưng đây có thể coi là Nghị quyết đầy đủ nhất đề cập đến ngành CNHCCB Việt Nam Ngoài nội dung được đưa vào còn mang ý nghĩa chính trị lớn đó là sự quan tâm của Đảng và xác định vai trò lớn hơn của ngành CNHCCB trong cấu thành của CN quốc gia

Các văn bản về Chiến lược ở cấp quốc gia: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 (Chiến lược 2011-2026) đã nêu lên quan điểm chính sách là cơ cấu lại nền SXCN theo hướng có chọn lọc trong đó có CN chế biến, chế tạo và ngành CNHC; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-

2030 (Chiến lược 2021-2030), nêu các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế: Tỷ trọng ngành CN chế biến, chế tạo góp khoảng 30% GDP, kinh tế số khoảng 30% GDP Chiến lược đã kế thừa và tiếp nối các chiến lược trước và đưa CNHC được chú trọng hơn, trong đó CNHCCB nằm trong hệ thống các ngành CN nền tảng Đây chính là căn cứ pháp lý quan trọng để đề xuất xây dựng các chính sách ở giai đoạn 2021-2030; Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 tại Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014

Để đẩy mạnh phát triển hóa chất, lần đầu tiên, ngành hóa chất cơ bản (HCCB) được tách riêng thành nội dung ưu tiên trong các nhóm ngành phát triển Trong giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên sẽ tập trung vào HCCB và hóa dầu, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành chế biến, chế tạo.

2025, ưu tiên phát triển CN hóa dược Tập trung phát triển CN hỗ trợ, đặc biệt là nhóm sản phẩm hóa chất, cơ khí, điện tử viễn thông phục vụ SXCN, đồng thời tham gia sâu vào mạng lưới SXCN toàn cầu Giải pháp phát triển CN ưu tiên nhóm ngành Hóa chất (bao gồm các HCHCCB)

Văn bản chính sách liên quan trực tiếp đến CNHCCB như: CLPT CNHC Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020) tại Quyết định số 207/2005 /QĐ-TTg ngày 18/8/2005 (CLHC-207); Quy hoạch phát triển ngành CNHC Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030 tại Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18/9/2013 (QH-1621); Quy hoạch phát triển CNHCCB Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 ban hành kèm theo Quyết định số 676/QĐ-BCT ngày 06/3/2017 (QH-676)… các văn bản này sẽ được phân tích trong các chính sách bộ phận tiếp theo

Trong quá trình nghiên cứu CSPT ngành CNHCCB từ năm 2016 đến nay, CSPT đã căn cứ vào các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ, thương mại, quy hoạch và đầu tư, bao gồm: Luật Hóa chất, Luật Thương mại, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư,

Căn cứ pháp lý cho xây dựng hệ thống đánh giá chuẩn sức khỏe và phòng chống bệnh (CSPT) ngành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn (CNHCCB) được xác định trong các văn bản của Đảng, Quy hoạch, Chiến lược Tuy nhiên, những căn cứ pháp lý này chưa thật sự vững chắc, chưa đủ sức thuyết phục để tạo cơ sở lâu dài cho hệ thống CSPT ngành CNHCCB.

Rà soát hệ thống văn bản liên quan đến CSPT ngành CNHCCB từ năm

2016 đến nay, kết hơp với phân tích các lý thuyết về CSPT ngành CNHCCB, có thể thấy, lý luận cho CSPT ngành CNHCCB có sự kết hợp cơ sở của các lý thuyết sau: Lý thuyết về vai trò của nhà nước kết hợp với lý thuyết các bên liên quan trong các CSPT ngành CNHCCB tại Việt Nam: Vai trò của Nhà nước trong phát triển CNHCCB vẫn là cơ sở cho chính sách, trong đó nhóm HCCB chủ lực thuộc nhóm được đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách hoặc ưu đãi từ các nguồn vay của Chính phủ; Lý thuyết về phát triển: Các CSPT ngành CNHCCB tại Việt Nam về cơ bản hướng tới mục tiêu phát triển ngành CN nói chung Phát triển CHNCCB gắn với với phát triển các ngành trong hệ thống CN Việt Nam, kết nối với phát triển KT-XH của địa phương Các lý thuyết về phát triển vẫn xem CNHCCB là bộ phận cấu thành của CNHC và ngành CN nói chung nhưng độc lập tương đối với các ngành CN khác Xem xét CNHCCB như một phần của phát triển trong chuỗi của cả hệ thống các ngành CNVN Tuy nhiên, sự kết hợp các lý thuyết về phát triển trong phát triển CHHCCB chưa rõ ràng, vẫn chưa xem chính sách về CHHCCB như một chính sách ngành quan trọng gắn kết với Chiến lược, CSPT CN Lý thuyết hệ thống: Hệ thống CSPT ở các văn bản của Việt Nam chưa thể hiện được phân nhóm chính sách theo tiêu chí thống nhất, tính hệ thống của Chính sách chưa đạt được Mức độ thống nhất của Chính sách với các mục tiêu phát triển CN, thống nhất với các CSPT ngành kinh tế khác còn thấp

Cơ cấu tổ chức về quản lý ngành hóa chất được xây dựng để triển khai chính sách: Các cơ quan thuộc Chính phủ tham gia công tác quản lý nhà nước về phát triển CNHC bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật; Ở địa phương có các Sở chuyên ngành …

Các dự án đầu tư hóa chất cơ bản tuân thủ chặt chẽ quy định pháp lý về đầu tư, bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ và các luật liên quan Luật Hóa chất đề cao yêu cầu đảm bảo an toàn hóa chất và bảo vệ môi trường, thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội: "Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh" được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM

Bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đến chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam

Ngành CNHCCB thế giới vừa qua đã chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng mang tính toàn cầu khi đại dịch Covid-19 nổ ra, đặc biệt là doanh số về hóa chất Doanh số về HCCB năm 2021 của 50 tập đoàn hóa chất có doanh số lớn nhất thế giới đã giảm 18% so với năm 2019, chỉ còn 937 tỷ USD Nhiều Công ty hóa chất cơ bản đã cắt giảm chi phí bằng cách giảm nhân công và hạn chế chi tiêu hành chính Sang năm 2022 đà phục hồi kinh tế thế giới đã giúp cho các Công ty trong ngành CNHC khôi phục hoạt động Ở châu Á, do vị trí địa lý gần Trung Quốc - nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu HCCB nên sản xuất HCCB đã tăng trưởng mạnh hơn Mỹ và các nước Châu Âu

Năm 2021, sản lượng hóa chất của Nhật Bản tăng 6,0% so với năm 2020, CNHC Hàn Quốc và Đài Loan đạt mức tăng trưởng tương ứng là 6,8% và 9,3% Sản lượng các HCCB tinh khiết (acrylonitril, benzen và axít terephtalic…) tại châu Á đã tăng gần 11% Tại Nhật Bản sản lượng HCCB như hydro peroxit và các hóa chất cơ bản chứa nitơ tăng mạnh với mức 16,5% và 12,2%, nhưng Nhật Bản đã tụt xuống vị trí thứ 3 về sản lượng Ethylen, đứng sau Hàn Quốc và Trung Quốc Sản lượng Methanol từ nguyên liệu than của Trung Quốc đã tăng 24% Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều tăng mạnh sản lượng các hóa chất cơ bản dẻo có nguồn gốc dầu mỏ, đặc biệt là polypropylen, polystyren và acrylonitril- butadien-styren Sản lượng các HCCB hữu cơ như anilin, benzen, 1- 3-butadien, toluen và các hóa chất vô cơ (trừ amon nitrat, axít clohydric, axít Phốtphoric) đều tăng hơn 8% so Trong khi đó sản lượng các chất dẻo như PVC và các co-polyme chỉ tăng dưới 6% so với năm trước

Trong năm 2022, Nhật Bản và châu Âu đã tăng đáng kể khối lượng xuất khẩu hóa chất sang các nước mới nổi như Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc Đối với các nhà sản xuất HCCB Mỹ, lợi nhuận đã tăng trưởng 52%, các lĩnh vực điện tử, bán dẫn, nguyên vật liệu chuyên dụng khác đã phục hồi do nhu cầu đối với các sản phẩm pin quang điện, vật liệu bán dẫn, xe ôtô và các sản phẩm tiêu dùng tăng lên Tuy doanh số hóa chất cơ bản ở một số lĩnh vực tương đối mạnh, nhưng phần lớn mức tăng thu nhập là nhờ những chương trình cắt giảm chi phí vẫn tiếp tục được thực hiện từ trước và kéo dài sang năm 2022 Ở châu Á, nhu cầu về các HCCB trung gian và các HCCB chuyên dụng cho các lĩnh vực bao bì và sơn đã tăng trở lại Nhưng doanh số hóa chất cung cấp cho lĩnh vực xây dựng tại các nước phát triển lại không cao

Ngành CNHCCB Nhật Bản, Đức đã xuất khẩu nhiều hóa chất đặc biệt đến các thị trường khác với nhu cầu rất cao ở châu Á Tại châu Âu nhu cầu HCCB chuyên dụng, hóa chất ở phần lớn các lĩnh vực đều đã phục hồi ở mức trước khủng hoảng Ngoài ra, cũng cần phải xét đến động lực phục hồi kinh tế chịu tác động của khủng hoảng nợ công ở một số nước thuộc Liên minh EU thậm chí ngay cả ở nước Mỹ, Nhật Bản và một số nước ở châu Á; tình hình địa chính trị bất ổn ở Đông Âu, Nga và Trung Đông

Trong 10 năm thực hiện CLPT KT-XH 2011-2020, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu lớn, kinh tế phát triển nhanh, ổn định Tuy nhiên, từ đầu năm

2020, năm cuối của thời kỳ Chiến lược, đại dịch toàn cầu Covid-19 bùng phát ảnh hưởng rất nặng nề đến tất cả các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu, tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng, trong đó có nhiều quốc gia là đối tác chiến lược của Việt Nam Các chỉ tiêu thống kê cho thấy kinh tế trong nước ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá

Riêng ngành hóa chất cơ bản ước tăng trưởng, phục hồi trở lại 8,3% so với năm 2021, trong đó Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - là đơn vị trụ cột trong ngành CNHCCB đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục Theo đó, giá trị SXCN tính theo giá thực tế năm 2022 của Vinachem ước đạt 50.362 tỷ đồng Doanh thu cộng hợp ước đạt 55.286 tỷ đồng Lợi nhuận năm 2022 ước đạt 3.277 tỷ đồng Sản lượng sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của nhiều nhóm sản phẩm tăng mạnh so với 2022 như nhóm phân bón Phân DAP tăng 35%, ure tăng 17%, supe lân tăng 15% với tổng sản lượng đạt trên 3 triệu tấn; chất giặt rửa tăng 18%; các sản phẩm HCCB như xút, axit clohidric đều tăng trưởng, các HCCB chủ lực còn lại của Tập đoàn đều cơ bản giữ vững.

Quan điểm, định hướng chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản tại Việt Nam

4.2.1 Quan đ i ể m v ề hoàn thi ệ n chính sách phát tri ể n ngành công nghi ệ p hoá ch ấ t c ơ b ả n t ạ i Vi ệ t Nam

Bám sát chủ trương, định hướng, chính sách, Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước; nắm được các nội dung cụ thể tại CLPT KT-XH giai đoạn 2021÷2030 và tiếp theo, CLPT tổng thể ngành công nghiệp, các CLPT ngành công nghiệp liên quan để xây dựng ngành CNHCCB trở thành ngành công nghiệp nền tảng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đảm bảo, an ninh, quốc phòng

Bám sát chỉ đạo Chính phủ về tái cơ cấu các ngành CN, trong đó có ngành CNHCCB, tăng sức cạnh tranh của ngành; Tăng cường, củng cố năng lực nội tại, đáp ứng tốt hơn nữa cung cầu nội địa, tìm hướng xuất khẩu sản phẩm HCCB có lợi thế sản xuất nội địa và hàm lượng KHKT cao; Khai thác tốt lợi thế cạnh tranh, nắm bắt cơ hội, chủ động từng bước tham gia vào mắt xích chủ lực, quan trọng trong chuỗi giá trị ngành CN Việt Nam và CN thế giới;

Phát triển hài hòa mọi mặt ngành công nghiệp nặng (CNHCC), ứng dụng khoa học công nghệ mới thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên Đẩy mạnh tăng trưởng xanh, tuần hoàn, chuyển đổi số, ứng dụng kỹ thuật số để gia tăng giá trị trong chuỗi sản xuất, kinh doanh của ngành.

4.2.2 Đị nh h ướ ng hoàn thi ệ n chính sách phát tri ể n ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện khung hệ thống văn bản Luật Hóa chất và các Luật liên quan có tính liên thông, đồng bộ; Hệ thống các văn bản dưới Luật và hệ thống các văn bản chính sách để quản lý họat động HCCB mang tính ổn định, lâu dài;

Xây dựng hệ thống CSPT ngành CNHCCB theo hướng trở thành ngành công nghiệp nền tảng, cung cấp đầu vào chủ yếu cho ngành CNHC và các ngành công nghiệp khác, lấy sản xuất nội địa làm lợi thế cạnh tranh;

Xây dựng được chiến lược, danh mục và lộ trình đầu tư cho các HCCB chủ lực theo từng giai đoạn; Tránh đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực ít có lợi thế cạnh tranh, chiếm dụng lao động, vốn, tiêu hao nhiều năng lượng và hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch; Định hướng chính sách đầu tư các tổ hợp HCCB lớn nhằm giảm thiểu các chi phí tuân thủ về môi trường, an ninh, an toàn, tạo thành chuỗi giá trị khép kín ngay trong mỗi tổ hợp từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm đầu ra;

Tập trung phát triển, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, an toàn với môi trường; Sử dụng cơ bản nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và trực tiếp tại địa phương …

Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam

cơ bản tại Việt Nam

4.2.1 Chính sách phát tri ể n s ả n ph ẩ m ch ủ l ự c cho ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

Xây dựng, ban hành danh mục HCCB chủ lực và lộ trình đầu tư cụ thể kèm theo các chính sách ưu đãi về tiếp cận vốn, quỹ đất, KHCN… Đối với nhóm sản phẩm HCCB chủ lực phục vụ cho nhu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, an ninh lương thực như phân bón, thuốc nổ … chủ yếu do các DNNN sản xuất cần có sự đầu tư thích đáng của nhà nước thông qua các tập đoàn kinh tế lớn; Đối với nhóm sản phẩm HCCB chủ lực phục vụ các ngành công nghiệp và dân dụng trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu cần có chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, khắc phục tình trạng nhập khẩu công nghệ lệ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu; Đối với các cơ sở sản xuất HCCB chủ lực đang hoạt động chưa đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn môi trường, hiệu suất, hiệu quả, công nghệ, cần có chính sách hỗ trợ cài tiến, cải tạo, thay thế hoặc chuyển đổi phù hợp

4.2.2 Chính sách đầ u t ư cho phát tri ể n ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n Đồng bộ khung pháp luật liên quan đến đầu tư như: Luật Đầu tư, Luật Hóa chất và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan Kiến tạo môi trường bình đẳng trong giữa các nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế;

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về thị trường, nguồn nhân lực, tiếp cận nguồn vốn một cách bình đẳng Có chính sách ưu đãi cụ thể, nhất quán về thuế, lãi vay … đối với các dự án đầu tư HCCB chủ lực;

Phát triển hạ tầng và các điều kiện kèm theo đồng bộ trong đó ưu tiên quỹ đất và các thủ tục pháp lý để phát triển những tổ hợp HCCB lớn đồng bộ giữa sản xuất, bảo quản, phân phối và hệ thống cơ sở hạ tầng phụ trợ;

Không khuyến khích, phê duyệt các dự án HCCB theo hướng cào bằng, dàn trải mang tính vùng miền, các dự án thâm hụt năng lượng, sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu hóa thạch hoặc sử dụng công nghệ cũ… bằng việc xây dựng các nhóm điều kiện, tiêu chuẩn quy chuẩn, điều kiện đầu tư kèm theo chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư đáp ứng được đủ điều kiện Đối với các dự án HCCB đã đầu tư chưa đáp ứng được các điều kiện tiêu chuẩn cần được hỗ trợ chính sách đầu tư chuyển đổi hoặc đầu tư thay thế…

4.2.3 Chính sách th ươ ng m ạ i và phát tri ể n th ị tr ườ ng cho ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình, trung tâm logistic lớn, tập trung đảm bảo cung ứng đủ các nguồn lực từ vận chuyển, bảo quản, phân phối… Tăng cường nguồn lực, nhân lực và chuyên môn cho các đơn vị dịch vụ, kinh doanh HCCB để làm chủ và chiếm lĩnh thị phần;

Nghiên cứu sẽ tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của ngành công nghiệp hóa chất cơ bản (CNHCCB) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Các giải pháp này sẽ được đúc rút từ việc phân tích các chính sách, quy định và cam kết liên quan của ngành CNHCCB ở Việt Nam.

Khuyến khích mở rộng liên doanh liên kết và hợp tác với các đối tác nước ngoài cùng ngành để từng bước tham gia sâu vào chuỗi giá trị của ngành, phát triển sản phẩm và thương hiệu HCCB Việt Nam; Hỗ trợ nhà đầu tư quốc tế lớn vào ngành CNHCCB để tìm hiểu chính sách, pháp luật, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư;

Phát triển đồng bộ các dự án HCCB theo hướng khép kín dây chuyền từ khâu cung ứng đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở các lợi thế của ngành HCCB

4.2.4 Chính sách khoa h ọ c công ngh ệ và đổ i m ớ i sáng t ạ o cho ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

Do CNHCCB là ngành CN mang tính nền tảng, đầu nguồn nên yếu tố khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng cần mang tính nền tảng Một số chính sách cần hướng tới như:

Để nâng cao chất lượng sản phẩm Hạt Cà Phê Chế Biến (HCCB), Nhà nước cần có chính sách đầu tư bài bản cho hoạt động nghiên cứu khoa học Song song đó, áp dụng các tiến bộ công nghệ vào quá trình sản xuất HCCB cũng là giải pháp hiệu quả giúp gia tăng giá trị khoa học trong từng sản phẩm, tạo nên lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Khuyến khích các hoạt động sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên vật liệu các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm HCCB

Hoàn thiện mô hình hoạt động của các cơ quan, viện nghiên cứu, dịch vụ KHCN theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng cường liên kết và gắn kết quả nghiên cứu với nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp HCCB

Nâng cao năng lực tư vấn, thiết kế chuyên ngành hóa chất, nâng cấp các phòng thí nghiệm chuyên ngành HCCB với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo sản phẩm mới đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao về chất lượng, an toàn với môi trường

4.2.5 Chính sách phát tri ể n ngu ồ n nhân l ự c cho ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

Để phát triển ngành hóa chất nói chung và hóa chất cơ bản nói riêng, cần tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đối với nguồn nhân lực hiện tại, cần tái cấu trúc hiệu quả, phát huy sáng tạo trong môi trường mới Về nguồn nhân lực tương lai, cần xác định nhu cầu cụ thể cho từng phân ngành, có kế hoạch đào tạo và thu hút từ trong và ngoài nước Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bằng chính sách tiền lương, môi trường làm việc, hỗ trợ về nhà ở, Đối với nguồn nhân lực theo chuyên môn hóa và trẻ kế cận, tăng cường đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp để đảm bảo cung cầu, chất lượng và số lượng.

4.2.6 Các chính sách độ t phá phát tri ể n ngành công nghi ệ p hóa ch ấ t c ơ b ả n

4.2.6.1 Hình thành các khu công nghiệp hóa chất cơ bản tập trung và liên kết, hợp tác

Kiến nghị

4.3.1 Ki ế n ngh ị v ớ i Qu ố c h ộ i và Chính ph ủ

Luật Hóa chất năm 2007 đến nay đã trải qua 15 năm thực thi, trên thực tế đã có nhiều bất cập; một số Luật liên quan đã được chỉnh sửa, bổ sung như Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp, Luật về Đầu tư Vì vậy, để hệ thống Luật pháp, hệ thống chính sách phát triển ngành CNHCCB đồng bộ, có tính khả thi cần phải được chỉnh sửa bổ sung phù hợp

Thực tế quá trình triển khai và đặc biệt sau đại dịch Covid 19 đã làm cho các chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và chuỗi cung ứng về HCCB đã bị đứt gãy, gián đoạn dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng hệ thống sản xuất có sử dụng HCCB, đặc biệt là các HCCB mà Việt Nam chưa sản xuất được dẫn đến lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu Vì vậy Chính phủ cần nghiên cứu để đưa vấn đề đầu tư chiến lược đối với HCCB vào Chương trình, Nghị quyết trọng tâm của Chính phủ, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động để phát triển ngành CNHCCB có hệ thống gắn liền với hệ thống các CSPT công nghiệp Việt Nam Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ các Bộ, ngành địa phương trong phát triển CNHCCB, khắc phục tình trạng chồng chéo

4.3.2 Ki ế n ngh ị v ớ i các B ộ , ngành, đị a ph ươ ng

Khắc phục chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành Trung ương trong việc quản lý và phân cấp quản lý các khu CN, khu chế xuất, khu kinh tế … để thu hút đầu tư phát triển mô hình KCN HCCB tập trung Đầu tư KCN HCCB tập trung phải gắn với đầu tư đồng bộ nhà ở cho người lao động, cơ sở hạ tầng phụ trợ… Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể về chính sách ưu đãi đối với việc đầu tư cho các nhóm này hay các quy định cụ thể về quản lý đối với các khu đô thị gắn với các KCN khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư Việc này liên quan mật thiết tới quá trình phát triển cũng như vấn đề an sinh xã hội, phát triển bền vững

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững của ngành CNHCCB, ngoài hệ thống chính sách dành riêng cho lĩnh vực này, cần xây dựng chính sách đồng bộ về các lĩnh vực liên quan như: Chính sách phát triển công nghệ hỗ trợ, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm ), chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi canh tác và tích tụ ruộng đất Đồng thời, cần có các chính sách hỗ trợ tài chính, vận chuyển, lưu trữ, bảo quản hàng hóa, cũng như các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Cần có sự tham gia tích cực và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo tiếp nhận các dự án đầu tư như hệ thống cảng, giao thông, hệ thống phụ trợ cấp điện, nước… đặc biệt là xây dựng các khu CN tập trung, nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn về HCCB từ các nước tiên tiến trên thế giới

Chương 4 đã tập trung phân tích, làm định rõ những quan điểm chính sách, đề xuất các CSPT ngành CNHCCB cho giai đoạn mới, phù hợp với sự phát triển và xu thế hội nhập Đưa ra mục tiêu, định hướng cụ thể nhằm phát triển ngành CNHCCB, được đảm bảo bằng các giải pháp cụ thể để thực hiện

Các giải pháp đề xuất trong Chương này được xây dựng dựa trên phân tích thực tiễn quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn sau khi ban hành Luật Hóa chất Mỗi giải pháp đều có vai trò riêng, đồng thời có mối liên hệ mật thiết với nhau Do đó, khi triển khai thực hiện cần phải đồng bộ, từ việc rà soát quy hoạch phát triển công nghiệp quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ mới, khai thác lợi thế so sánh của ngành để phát triển theo mô hình rút ngắn, tiến tới xanh và bền vững, hiện đại hóa phù hợp với điều kiện của ngành hóa chất trong mối quan hệ phát triển của các ngành công nghiệp khác, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho phát triển lâu dài.

Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình đặc điểm của từng giai đoạn phát triển ngành CNHCCB, mà lựa chọn, ưu tiên những giải pháp cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao và bền vững Có những giải pháp phải thực hiện trong thời gian dài từ 10 đến 20 năm, có những giải pháp phải đòi hỏi thực hiện khẩn trương.

Ngày đăng: 27/08/2024, 07:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. H. Tullo (2019), “Why the Future of Oil Is in Chemicals, Not Fuels”, C&EN 97, No. 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Why the Future of Oil Is in Chemicals, Not Fuels”, "C&EN 97
Tác giả: A. H. Tullo
Năm: 2019
2. Acs, J. and Audretsch, D. (1988), “Innovation in large and small businesses: An empirical analysis”, American Economic Review, 78(4), 678-690 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Innovation in large and small businesses: An empirical analysis”, "American Economic Review
Tác giả: Acs, J. and Audretsch, D
Năm: 1988
3. Alain School (2002), Local Development, Solvay business school- ULB. Sillabus for VietNam Belgium master programs Sách, tạp chí
Tiêu đề: Local Development
Tác giả: Alain School
Năm: 2002
4. Amy DeGroff, Margaret Cargo (2009), Policy Implementation: Implications for Evaluation”, New Directions For Evaluation, (124), pp.47-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Directions For Evaluation
Tác giả: Amy DeGroff, Margaret Cargo
Năm: 2009
5. Anastas, P., and Eghbali, N. (2010), “Green Chemistry: Principles and Practice”, Journal of the Chemical Society, 39, 301-312 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green Chemistry: Principles and Practice”, "Journal of the Chemical Society
Tác giả: Anastas, P., and Eghbali, N
Năm: 2010
6. Androas, J. (2005), “Unifying reaction data for green chemistry: Application to reaction analysis”, Organic Process Research and Development, 9 (2), 149-163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Unifying reaction data for green chemistry: Application to reaction analysis”, "Organic Process Research and Development
Tác giả: Androas, J
Năm: 2005
7. Anger, G., Nordbeck, R., Sartorius, C. (2008), “Impact on industry of the emerging European chemicals policy REACH”, Journal of Environmental Management, 86, 636 ơ647 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact on industry of the emerging European chemicals policy REACH”, "Journal of Environmental Management
Tác giả: Anger, G., Nordbeck, R., Sartorius, C
Năm: 2008
8. Argyres, N., Silverman, S. (2004), “R&D, Organizational Structure and Technological Knowledge Development of Enterprises”, Strategic Management Journal, 25, 929-958 Sách, tạp chí
Tiêu đề: R&D, Organizational Structure and Technological Knowledge Development of Enterprises"”, Strategic Management Journal
Tác giả: Argyres, N., Silverman, S
Năm: 2004
9. Arik Hart (2009), Group Interest in Decision Making: Yes We Can!?, Ara, Arutunyan Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Group Interest in Decision Making: Yes We Can
Tác giả: Arik Hart
Năm: 2009
10. Arora, A. (1997), “Patents, licensing and market structure in the chemical industry”, Research Policy, 26, 391-403 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patents, licensing and market structure in the chemical industry”, "Research Policy
Tác giả: Arora, A
Năm: 1997
11. Arora, A., Ceccagnoli, M., Rin, Da, M. (2000), Corporate restructuring and R&D: Panel data analysis for the chemical industry Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate restructuring and R&D
Tác giả: Arora, A., Ceccagnoli, M., Rin, Da, M
Năm: 2000
12. Arora, A., Fosfuri, A., Gambardella, A. (2001), “Specialized technology suppliers,international spillovers and investment: Evidence from the chemical industry”, Journal of Development Economics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Specialized technology suppliers,international spillovers and investment: Evidence from the chemical industry”
Tác giả: Arora, A., Fosfuri, A., Gambardella, A
Năm: 2001
13. Arora, A., Gambardell, A. (2011), “Accelerating energy innovation: Insights A ơmultilevel framework of determinants and opportunities for future research”, Journal of Business Research, 55, 163-176 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accelerating energy innovation: Insights A ơmultilevel framework of determinants and opportunities for future research”, "Journal of Business Research
Tác giả: Arora, A., Gambardell, A
Năm: 2011
14. Arora, A., Fosfuri, A., Gambardella, A. (2001), “Specialized technology suppliers, spillovers and international investment: Evidence from the chemical industry”, Journal of Development Economics, 65, 31-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Specialized technology suppliers, spillovers and international investment: Evidence from the chemical industry”, "Journal of Development Economics
Tác giả: Arora, A., Fosfuri, A., Gambardella, A
Năm: 2001
15. Arundel,A., Kabla,I. (1998), “What percentage of innovations are patented? Empirical estimates for European companies”, Research Policy, 27, 127-141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What percentage of innovations are patented? Empirical estimates for European companies”, "Research Policy
Tác giả: Arundel,A., Kabla,I
Năm: 1998
18. Askham, C., Gade, A. and Hanssen, O. (2012), “Combining REACH, economic and environmental performance indicators for strategic sustainable product development”, Journal of Cleaner Production, 35, 71 - 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Combining REACH, economic and environmental performance indicators for strategic sustainable product development”," Journal of Cleaner Production
Tác giả: Askham, C., Gade, A. and Hanssen, O
Năm: 2012
19. Ballot, G., Fakhfakh, F., Taymaz,E. (2001), “Human capital, R&D and firm performance: A study of French and Swedish firms”, Labor Economics, 8, 443-462 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human capital, R&D and firm performance: A study of French and Swedish firms”, "Labor Economics
Tác giả: Ballot, G., Fakhfakh, F., Taymaz,E
Năm: 2001
20. Baumgartner and Leech (1998), The Importance of Interest Groups in Politics and Political Sciences, Princeton, N.J., Princeton University Press, tr. 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Importance of Interest Groups in Politics and Political Sciences
Tác giả: Baumgartner and Leech
Năm: 1998
21. Bena, J., L.I., Kai. (2013), “Corporate innovation and mergers and acquisitions”, Journal of Finance, 23, 184-188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate innovation and mergers and acquisitions”, "Journal of Finance
Tác giả: Bena, J., L.I., Kai
Năm: 2013
22. Bergkamp, L. (2013), The European Union's REACH Regulation on Chemicals Law and Practice, New York: Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The European Union's REACH Regulation on Chemicals Law and Practice
Tác giả: Bergkamp, L
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w