1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tt chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại việt nam

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách Phát triển Ngành Công nghiệp Hóa chất Cơ bản Tại Việt Nam
Tác giả Nguyên Chí Thanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Mai Văn Buu
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Khoa học Quản lý
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 565,87 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về chính sách ngành hóa chất cơ bản Việt Nam chưa được quan tâm, nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu; Công tác quản lý nhà nước về hóa chấ

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

NGUYÊN CHÍ THANH

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIÊN

NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHÁT CƠ BẢN

TẠI VIỆT NAM

Chuyén nganh: KHOA HOC QUAN LY

Ma so: 9310110

TOM TAT LUAN AN TIEN SI

0

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS MAI VAN BUU

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng châm luận án cầp Trường Đại học Kinh tê Quốc dân

Có thể tìm hiệu luận án tại:

- Thư viện Quôc gia

- Thư viện Đại học Kinh tê Quốc dân

Trang 2

1

PHAN MO DAU

1 Sự cần thiết nghiên cứu Ngày nay, công nghiệp hóa chất đóng vai trò lớn đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng Đến năm 2023, trên thế giới đã biết

đến và đang sử dụng hơn 4 triệu các loại hóa chất khác nhau và hàng năm có khoảng

30.000 chất mới được tìm thêm lớn hơn bất kỳ ngành công nghiệp khác Trong đó có

80.000 hóa chất được sử dụng rộng rãi Hóa chất cơ bản (HCCB) 14 một nhóm sản

phẩm đóng vai trò hạt nhân quan trọng nhất trong các sản phẩm hóa chất, từ các

HCCB sẽ được biến đối bằng nhiều phương pháp như phản ứng hóa học, hóa lý, phối

trộn để tạo thành các sản phẩm hóa chất phục vụ công nghiệp hoặc tiêu dùng Năm

2005, với việc ban hành Chiến lược phát triên ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam

đến năm 2010, có tính đến năm 2020 theo Quyết định số 207/2005/QĐ-TTg ngày 18

tháng § năm 2005 mới đánh dấu bước phát triển mới của ngành công nghiệp hóa chất

Việt Nam Nhưng phải đến năm 2017, Quy hoạch phát triển sản xuất các sản phẩm

hóa chất cơ bản Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 kèm theo Quyết

định số: 676/QĐ-BCT ngày 06 tháng 3 năm 2017 mới được ban hành Có nhiều

nguyên nhân khách quan, chủ quan, các chính sách lớn này chưa thực sự hiệu quả.,

nên công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất còn nhiều vấn đề cân giải

quyết Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về chính sách ngành hóa chất cơ

bản Việt Nam chưa được quan tâm, nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu; Công

tác quản lý nhà nước về hóa chất cơ bản còn nhiều bất cập; Cùng với việc đáp ứng

các yêu cầu, thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập, nhu cầu sử dụng hóa chất ngày

càng tăng về số lượng, chất lượng, đối tượng sử dụng hóa chất khác nhau nhất là đối

tượng người nước ngoài nên việc quản lý nhà nước cũng cân được nghiên cứu, điều

chỉnh để phù hợp với luật pháp quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia,

phòng chống khủng bó, phát triển kinh tế đất nước Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn

đề tài: “Chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam”

làm đối tượng nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình

2 Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tông quát Nghiên cứu lý luận chung và phân tích thực trạng chính sách phát triển ngành

công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam, đề xuất một số định hướng và giải pháp

hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể

Làm rõ thêm cơ sở lý luận về chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất

cơ bản; nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp hóa chất của một số quốc gia,

2

rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách

phát triển ngành ngành công nghiệp hóa chất cơ bản ở Việt Nam giai đoạn 2016-

2022; Tìm những hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân trong chính sách phát triển ngành

công nghiệp hóa chất cơ bán Việt Nam trong thời gian nghiên cứu;

Xây dựng một số định hướng lớn như: Định hướng sắp xếp cơ sở sản xuất;

định hướng về quy mô, năng lực sản xuất; định hướng về đầu tư chiều sâu và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ngành công nghiệp hóa chất cơ bản Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách về phát triển sản phẩm trọng điểm, đâu tư, thị trường, về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực để phát triển ngành ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Dỗi tượng nghiên cứu của luận án là lý thuyết và

thực tiễn về hoạt động, hoạch định và triển khai, đánh giá, hoàn thiện chính sách phát

triển ngành ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vì không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam; Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, phân tích, đánh chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất

cơ bản tại Việt Nam giai đoạn 2016-2022

4 Cơ sở lý luận chính và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận chính: Nghiên cứu sinh tiếp cận khoa học quản lý về quá trình chính sách kinh tế - xã hội, là quá trình quản lý nhà nước, hoạch định, tổ chức

thực thi và phân tích chính sách Dây là quá trình liên tục, không ngừng và tạo thành

chu trình chính sách khép kín, vận động theo quy luật phát triên không ngừng;

Nghiên cứu sinh bám sát, vận dụng các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép duy vật (biện chứng và lịch sử) để nghiên cứu các vất đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hóa chất nói chung và công tác quản lý nhà nước và chính sách đối với ngành công nghiệp hóa chất cơ bán tại Việt Nam nói riêng trong mối quan hệ với các nhân tố khác, gắn với các điều kiện phát triên công nghiệp, kinh tế, chính trị, xã hội

của Việt Nam hiện nay

4.2 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về chính sách phát triển công nghiệp, chính sách phát triển công nghiệp hóa chất, chính sách phát triển CNHCCB để tổng họp các quan điểm, cách tiếp cận nghiên cứu, xác định khoáng trống nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu; tổng hợp

các lý thuyết và xây dựng cơ sở lý thuyết chính sách phát triển CNHCCB; khái niệm,

quan điểm và cách tiếp cận về chính sách phát triển ngành CNHCCB trong Luận án;

Khảo sát kinh nghiệm một số quốc gia, xác định các bài học về chính sách phát triển ngành CNHCCB là cơ sở, nguồn tham khảo đề xuất các giải pháp chính sách phát

Trang 3

3

triển ngành CNHCCB cho Việt Nam; Thu thập đữ liệu thứ cấp từ các nguồn thông tin

chính thống và thu thập dữ liệu thứ cấp về phát triển ngành CNHCCEB trên phạm vi

cả nước; Phân tích dữ liệu về phát triền ngành CNHCCB, chính sách phát triên ngành

CNHCCB Mục tiêu là rút ra được các vấn đề chính sách nổi bật, cấp thiết về phát

triển ngành CNHCCB tại Việt Nam trên cơ sở khung lý thuyết đã được khắng định và

kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu hiện trạng; Đê xuất những định

hướng chủ yếu và một số sáng kiến chính sách đề hoàn thiện chính sách phát triển

ngành CNHCCB tại Việt Nam căn cứ vào kết quả nghiên cứu về phát triên ngành

CNHCCB, kết quả nghiên cứu chính sách phát triển ngành CNHCCB tại Việt Nam

4.3 Phương pháp thu thập thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm:

Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập chủ yếu qua sách báo, internet, hệ thống

các văn bản, báo cáo các báo cáo định ky, báo cáo đột xuất, trên Hệ thống co so dtr

liệu hóa chat quốc gia (Vietnam national database system -

http://chemicaldata.gov.vn) của Cục Hóa chất, Bộ Công Thương - đây là cơ sở dữ

liệu lớn nhất của ngành hóa chất với gần 3000 DN tham gia, gần 100.000 loại hóa

chất và được kết nói liên thông đến 63 tỉnh thành trên cả nước phục vụ cho công tác

hoạch định chính sách và quản lý nhà nước về ngành hóa chất

4.4 Phương pháp phân tích đánh giá dữ liệu: Phương pháp so sánh, phan tích, đánh giá dữ liệu theo chuỗi thời gian; Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá;

Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá qua các chỉ số đại điện; Phương pháp phân

tích hệ thống; phân tích hệ thống chính sách phát ngành CNHCCB; phân tích hệ

thống các nhân tố ảnh hưởng, nguyên nhân của các vấn đề chính sách phát triên

ngành CNHCCB; phân tích một số kinh nghiệm của các quốc gia về các chính sách

này; Phương pháp đánh giá tổng hợp: Luận án vận dụng phương pháp đánh giá tổng

hợp trong đánh giá chính sách phát triển ngành CNHCCB theo hệ thống các tiêu chí

đánh giá; đánh giá tổng hợp ưu điểm, hạn ché của chính sách; đánh gid tong hop cdc

nguyên nhân

5, Nội dung nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận về chính sách phát triển ngành công nghiệp nói chung, ngành công nghiệp hóa chất cơ bản nó riêng trong hệ thống ngành công nghiệp Việt Nam;

Kinh nghiệm về chính sách phát triển công nghiệp hóa chất của một số quốc gia, khu

vực, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Thực hiện các khảo sát thực

tiễn, phân tích thực trạng chính sách phát triên ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại

Việt Nam giai đoạn 2016- 2022; Phân tích đánh giá quá trình chính sách phát triển

ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Viêt Nam, phát hiện những hạn chế và nguyên

4

nhân trong chính sách phát triển CNHCCB tại Việt Nam; Đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam

6 Dự kiến những kết luận, kết quả nghiên cứu cần đạt được Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra răng: (1) HCCB và CNHCCB đóng vai trò là nền công nghiệp nền tảng, chi phối và cung cấp đâu vào thiết yếu cho ngành công nghiệp

hóa chất nói chung và các ngành có sử dụng HCCB; (2) Đề phát triển ngành công

nghiệp HCCB tương xứng với vài trò là ngành công nghiệp nên tảng cần có sự định hướng của Chính phủ nhằm hoạch định được chính sách phát triển phù hợp với đặc điểm của ngành; (3) Chính sách phát triển ngành CNHCCB cân phải có sự đồng bộ

và liên kết chặt chế với chuỗi giá trị của ngành CNHC và trong tổng thê hệ thống ngành công nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách sau: (1) Để phát triển ngành CNHCCB cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan theo hướng đồng

bộ, có sự phân công, phân định rõ ràng về chức năng quản lý nhà nước của Trung ương và địa phương; (2) Là ngành công nghiệp lâu đời trên thế giới và tiềm ấn cá nhiêu rủi ro về đầu tư, an toàn, môi trường Vì vậy, để phát triển cân có chính sách đột phá, ưu tiên cụ thê trong từng giai đoạn Thúc đây mô hình Tổ hợp lớn, tập trung, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ theo hướng hóa học xanh nhằm giảm thiểu tiêu hao năng lượng, hạn chế sử dụng nguyên liệu không thê tái tạo, đảm bảo an toàn với môi trường, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm, sử dụng, đào tạo trong

nước nguôn nhân lực chất lượng cao; (3) Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên phát triển cho

ngành CNHCCB với định hướng là ngành công nghiệp nền tảng; đồng thời, các chính

sách cần có sự khác biệt dựa trên đặc thù của từng nhóm sản phẩm, doanh nghiệp

7 Kết cầu của Luận án

Ngoài phan mở đầu, sự cần thiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án được kết cầu thành 4 chương:

Chương I - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên

của của Luận án

Chương 2 - Cơ sở lý luận về chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất

cơ bản

Chương 3 - Thực trạng chính sách phát triên ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam

Chương 4 - Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản tại Việt Nam

Trang 4

5

CHUONG 1 TONG QUAN CONG TRINH NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN CHU DE

NGHIEN CUU CUA LUAN AN

1.1 Công trình nghiên cứu về công nghiệp hoá chất và ngành công nghiệp hoa chat co ban

1.1.1 Công trình nghiên cứu về công nghiệp hoá chất Công nghiệp hóa chất là một ngành công nghiệp lớn, lâu đời trên thế giới và có

phạm vi ảnh hưởng sâu rộng trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội do vậy thu hút

được sự quan tâm của rất nhiều học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu, các cơ quan, tô

chức về lĩnh vực này Các nội dung nghiên cứu về công nghiệp hóa chất trải rộng trên

nhiều chủ đề từ lịch sử hình thành và phát triển, vai trò vị trí; những thách thức cũng

như xu hướng phát triên Các công trình nghiên cứu: Thomas, S (2005), Chaudhery

Mustansar Hussain, Samiha Nuzhat (2022), Achilladelis, B., Schwarzkopf, A va

Cines, M (1990) va Arora, Gambardell (2011), Arora và cộng sự (2001), Banerjee va

cong su (2003

1.L2 Công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp hoá chất cơ bản

Ở các công trình nghiên cứu về CNHC có các nghiên cứu của Samiha Nuzhat

(2022), Orapi Asia (2023); Stephen R Finger (2008); Joel Tickner, Ken Geiser &

Stephanie Baima (2021); Arvanitis va Villavicencio (2000)

1.2 Công trình nghiên cứu về chính sách phát triển ngành công nghiệp, công nghiệp hoá chất và ngành công nghiệp hoá chất cơ bản

12.1 Công trình nghiên cứu về chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất: loana Costa, Tânia Freitas (2022); Ken Geiser & Stephanie Baima (2021);

Roberts, B, E., Bellotti, P, R (2002); Anastas va Eghbali (2009)

12.2 Công trình nghiên cứu về chính sách phát triển ngành công nghiệp

hoá chất cơ ban: Steve Evans va Jae-Hwan Park (2015); Mari Pangestu trong

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 2005 — 2006); Kenichi Ohno đã nghiên

cứu Chính sách phát triển công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản và đưa ra

những bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam; Hanna

Martin (2019; Schlert, Pankner (2003), Cohen va Zysman (2016) Phing Ha (2010);

Nguyễn Xuân Sinh (2011); Nguyễn Thị Hồng Hà (2012)

1.3 Nhận xét từ tổng quan công trình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp bức tranh tổng quát về công nghiệp hóa chất, công nghiệp hóa chất cơ bản về vai trò, vị trí; những

thách thức cũng như xu hướng đầu tư phát triển của ngành CNHCCB Tuy nhiên, mỗi

6 công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào một hoặc một số nội dung nhất định về các công đoạn hoặc lĩnh vực hoặc khu vực cụ thé Nhung hau hết các nghiên cứu đều

khẳng định vai trò, vị trí cốt lõi trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia phát triển công nghiệp Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa xem xét trong một chỉnh thé thống nhất, chưa có công trình nghiên cứu nào nêu được tương đối đầy đủ những vấn đề chính sách đối với việc phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản ở Việt Nam Đây là những nội dung cần được tiếp tục bổ sung, làm rõ và hoàn thiện ở cá phương diện lý luận và thực tiễn, phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản ở

Việt Nam

Van dé vé lý luận và thực tiễn liên về chính sách phát triển công nghiệp được nghiên cứu khá nhiều, nhưng chỉ tập trung vào một số ngành như công nghiệp hễ trợ, điện điện tử, cụm công nghiệp, công nghiệp địa phương Tuy nhiên, chưa tìm thấy

những công trình nghiên cứu công bố gần và sát thực về vấn đề chính sách phát triển

công nghiệp hóa chất nói chung, công nghiệp hóa chất cơ bản nói riêng cơ bản ở Việt

Nam Mà hầu hết chính sách phát triển ngành công nghiệp này dưới dạng các nghiên

cứu rời rạc cho từng loại hóa chất, các văn bản quy phạm, các quy hoạch, chiến lược hoặc các nghiên cứu mang tính kỹ thuật hóa học Dây là một trong những trở ngại lớn trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận, tìm hiểu của nghiên cứu sinh Sự thiếu vắng

những công trình nghiên cứu về chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ

bản ở Việt Nam do một số nguyên nhân cơ bản như: (1)- Hóa chất cơ bản là ngành công nghiệp nhỏ bé, chưa được quan tâm phát triển; (2)- Nói đến hóa chất cơ bản, người đọc, người nghe thường liên hệ đến các vấn đề kỹ thuật như “phản ứng hóa học”, sự nguy hiểm hay mất an toàn Tuy nhiên, đây cũng là một hướng hay khoảng trống lớn để nghiên cứu sinh có thể khai thác, tìm hiểu, nghiên cứu cho Luận

án của mình

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN

NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHÁT CO BAN 2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nhân tố ánh hưởng đến phát triển

ngành công nghiệp hóa chất cơ bản 2.1.1 Khái niệm về hóa chất, ngành công nghiệp hóa chất và ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về hóa chất

Hiện nay, ở Việt Nam, hóa chất đã được luật hóa theo Luật Hóa chất số

06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 với đối tượng áp dụng đối với tổ chức, cá

nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008

Trang 5

7

Do đã được luật hóa nên đây là khái niệm mang tính pháp lý cao nhất, vì vậy,

trong Luận án này “Hóa chất là đơn chát, hợp chất, hôn hợp chất được con nguoi

khai thác hoặc tạo rq tử nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.”

2.1.1.2 Khái niệm về hóa chất cơ bản

Tương tự như khái niệm hóa chất nói chung, có nhiều cách hiểu khác nhau về

hóa chất cơ bản Theo tác giả, ở góc tiếp cận về hóa học “Hóa chất cơ bản là các đơn

chất, hợp chất, hôn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguôn nguyên

liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp

hóa chất và các ngành công nghiệp khác trước khi trở thành sản phẩm cho người tiêu

dùng nói chung”

2.1.1.3 Khái niệm về ngành công nghiệp hóa chất:

“Công nghiệp hóa chất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bao gỗm các công ty và các tô chức phát triển, sản xuất, kinh doanh hóa chất công nghiệp, hóa

chất chuyên dụng và các hóa chất khác tạo nên ngành công nghiệp đa dạng, phong

phú về sản phẩm phục vụ hầu hết các nhu cầu của nên kinh tế”

2.1.1.4 Khái niệm về ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

Khái niệm về ngành công nghiệp hóa chất cơ bản chưa được nêu cụ thê nhưng được đề cập ở góc độ, vai trò đóng góp quan trọng nhất trong ngành công nghiệp hóa

chất Vì vậy trong Luận án này tác giả cho rằng “Công nghiệp hóa chất cơ bản là

ngành công nghiệp trụ cột của ngành công nghiệp hóa chất, bao gỗm các công ty và

các tô chức phát triển, sản xuất, kinh doanh các hóa chất cơ bản (hóa chất vô cơ cơ

bản; hóa chất hữu cơ cơ bản; khí công nghiệp; chất nhuộm và chất màu và hóa chất

cơ bản khác) phục vụ ngành công nghiệp hóa chất và các ngành, lĩnh vực khác của

nên kinh tế”

2.1.2 Đặc điễm về hóa chất cơ bản và ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

2.1.2.1 Đặc điểm của hóa chất cơ bản

(1) Hóa chất cơ bản là các loại san pham được sản xuất phố biến nhất trong ngành hóa chất công nghiệp Hóa chất cơ bản thường được chia nhỏ theo nguồn gốc

bao gồm hữu cơ cơ bản (hóa dầu, polyme), vô cơ cơ bản ;

(2) Hóa chất cơ bản là đầu vào không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp khác: Hóa chất cơ bản thông thường sẽ không được sử dụng trực tiếp mà sẽ trở thành

nguyên liệu hoặc tham gia vào quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp khác

nhau Sản phẩm sau cùng của quy trình này đó chính là các loại chất, vật chất có tính

năng lý hóa nỗi bật, có công dụng vượt trội

3) Hóa chất cơ bản có nhiều tính chất nguy hiểm, cháy nỗ, độc hại với con

người, động thực vật và môi trường xung quanh, việc sử dụng, lưu trữ, bảo quản cần

tuân thủ các quy định an toàn cao Đặc điêm của hóa chất cơ bản

8 2.1.2.2 Đặc điểm của ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

(1) Ngành công nghiệp hóa chất cơ bản là lĩnh vực công nghiệp trọng tâm của ngành công nghiệp hóa chất; (2) là ngành công nghiệp sản xuất tập trung trong mối quan hệ mật thiết với ngành công nghiệp hỗ trợ khác; (3) là ngành công nghiệp sản xuất có trình độ khoa học kỹ thuật cao.(4) là ngành sửdụng vốn lớn (5) là ngành công nghiệp sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao, công nghệ phức tạp và liên tục đối mới, đòi hỏi một lực lượng lớn các nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật, đội ngũ thị trường (6) là ngành công nghiệp có yêu câu cao về điều kiện sản xuất, bảo quản, sử dụng, đặc biệt là vấn đề an toàn, phòng chống cháy

nỗ, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn,

2.1.3 Vai trò của ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

Phát triển công nghiệp hóa chất cơ bản đóng góp vào sự tăng trưởng của vùng địa phương nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung; Phát triển công nghiệp hóa chất cơ bản góp phân giải quyết việc làm, giảm nghèo và giải quyết vấn đề xã hội;

Phát triên công nghiệp hóa chất cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh Ngày nay có

thé nói trong bất kỳ một ngành kinh tế nào, hóa học cũng mang lại hiệu quá kinh tế rõ rệt, sự phát triển của hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc đây mạnh sự phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước

2.1.4 Nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triên CNHCCB Việt Nam bao gồm: tình

hình, xu thế phát triên trong khu vực và thế giới; tình hình phát triển kinh tế vĩ mô

của Việt Nam và chiến lược phát triển KT-XH; ảnh hưởng của các ngành CN khác

2.1.4.1 Yếu tổ tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên; Vị trí địa lý và quy mô dân số 2.1.4.2 Năng lực cạnh tranh vĩ mô: Cơ sở hạ tang; CSHT kf thudt,a xd hội

2.1.4.3 Chất lượng của thê chế chính trị:Môi trường chính trị - pháp luật:

2.1.4.4 Chất lượng chính sách kinh tế vĩ mô

2.1.4.5 Các điều kiện về nhân tổ đầu vào 2.1.4.6 Các điều kiện phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan

2.2 Nội dung chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản 2.2.1 Khái niệm chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản

2.2.1.1 Chính sách: Theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm

2016 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban

hành văn bản quy phạm pháp luật: “Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà

nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định.”

2.2.1.2 Khái niệm chính sách phát triển ngành công nghiệp hoá chất cơ bản

Kế thừa các nội dung đã được nghiên cứu, trên cơ sở các phân tích nêu trên, trong Luận án này “Chính sách phát triển công nghiệp hóa chất cơ bản ià định

Trang 6

9 hướng, giải pháp của Nhà nước đề thúc đẩy phát triển ngành CNHCCB nhằm chủ

động đáp ưng nhu cấu trong nước, phát triển xanh, bên vững và bảo vệ môi trường”

2.2.2 Căn cứ, quan điểm, mục tiêu chính sách phát triển ngành công nghiệp

hóa chất cơ bản

2.2.2.1 Căn cứ chính sách: Bao gồm các Căn cứ pháp lý; Căn cứ lý luận; Căn

cứ thực tiễn

2.2.2.2 Quan điểm chính sách: Quan điểm chính sách phát triên công nghiệp

HCCB được xác định là những quyết sách của nhà nước theo thâm quyên được pháp

luật quy định, được thể hiện thành văn bản nhằm khuyến khích và đảm bảo tính liên

tục trong các hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh cho ngành công nghiệp HCCB

trong từng thời kỳ nhất định trên cơ sở thực hiện định hướng phát triên và chính sách

công nghiệp của quốc gia

2.2.2.3 Mục tiêu chính sách phát triển ngành công nghiệp HCCB

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp Phân lớn ở các nước khi xây dựng chính sách phát triển công nghiệp

thường đưa ra nhiều mục tiêu Tuy nhiên, có thể nêu lên 2 mục tiêu chính là: phát

triển công nghiệp cân đối và công bằng

2.2.3 Tiêu chí cơ bản để đánh giá việc thực thi chính sách: Bao gồm 06 tiều

chí: Tính kinh tế; Tính hiệu quá; Tính hiệu lực; Tính tác động ảnh huởng; Tính khả

thi; Tính phù hợp

2.2.4 Các chính sách bộ phận phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản 2.2.4.1 Chính sách phát triển sản phẩm chủ lực cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

2.2.4.2 Chính sách đầu tư phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản 2.2.4.3 Chính sách thương mại và phát triển thị trường cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

2.2.4.4 Chính sách khoa học công nghệ và đối mới sáng tạo cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

2.2.4.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

2.2.4.6 Chính sách hình thành, phát triển các khu công nghiệp hóa chất tập trung và liên kết, hợp tác

2.2.4.7 Chính sách phát triển nguôn nguyên liệu mới, nguyên liệu thay thé, tái

sứ dụng nguyên liệu

2.2.4.8 Chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản theo hướng

10

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

2.3.1 Những nhân tổ ngoài nước

2.3.1 Đóng góp của ngành công nghiệp hóa chất cơ bản thể giới 2.3.2 Tình hình ngành hóa chất trên thế giới và khu vực

2.3.3 Những nhân tô trong nước

Điều kiện kinh tẾ xã hội, điều kiện tự nhiên đỂ phát triển ngành: Bao gồm điều kiện về kinh tế; Về chính tri; Về văn hóa, xã hội; Về khoa học, công nghệ 2.3.3.1 Xác định vị trí, vai trò của công nghiệp hóa chất trong ngành công nghiệp và nên kinh tế quốc dân

Ngành công nghiệp hóa chất là ngành kinh tế có tính chất nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triên kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng

2.3.3.2 Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất các sản phẩm

hóa chất: Quy mô thị trường; Liên kết thị trường khu vức; Khoảng cách địa lý; Sự Ôn

định chính trị; Các chính sách khuyến khích đầu tư; Ôn định kinh tế vĩ mô và tăng

trưởng; Chi phí lao động và năng suất

2.4 Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam

2.4.1 Kinh nghiệm quốc tế 2.4.1.1 Chính sách phát triển công nghiệp quốc gia của Hàn Quốc 2.4.1.2 Chinh sách phát triển công nghiệp quốc gia của Nhật Bản 2.4.1.3 Chính sách phát triển công nghiệ của Ân Độ

2.4.1.4 Chinh sách phát triển công nghiệp HCCB tại Đức 2.4.1.5 Chính sách phát triển công nghiệp quốc gia của Trung Quốc 2.4.1.6 Chính sách phát triển công nghiệp quốc gia của Đài Loan 2.4.2 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(1) cần xây dựng luận cứ khoa học thỏa đáng cho chính sách phát triển ngành CNHCCB, từ đó xác định đây là ngành nền tảng trong nhóm ngành công nghiệp, từ

đó xác định được mục tiêu và nguồn lực hợp lý; (2) cần xây dựng được chính sách phat trién HCCB trọng tâm; (3) có chính sách, chiến lược đầu tư hợp lý, lựa chọn mô

hình sản xuất, kinh doanh phù hợp và xác định được các giai đoạn phát triển một cách

hợp lý; (4) tận dụng các cơ hội từ các FTA dé tiép thu các nguồn lực bên ngoài; (5)

xây dựng các chính sách tài chính, cơ sở hạ tầng ưu đãi hấp dẫn đề thu hút các nhà đầu tư có chất lượng của các tập đoàn lớn; quan tâm công tác đào tạo, đãi ngộ và

thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Trang 7

11

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SACH PHAT TRIEN

NGANH HOA CHAT CO BAN TAI VIET NAM

3.1 Thực trạng tình hình sản xuất - kinh doanh hóa chất cơ bản tại Việt

Nam giai đoạn 2016-2022

3.1.1 Số lượng, quy mô và năng lực sản xuất của ngành công nghiệp hóa

chất cơ bản tại Việt Nam

3.1.1.1 Số lượng doanh nghiệp, quy mô của ngành công nghiệp hóa chất cơ ban tai Viét Nam:

Tính đến hết năm 2022, tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất hóa chất các loại ở Việt Nam là 1.829 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp sản xuất các loại

HCCB là 738, chiếm 40,3% số lượng doanh nghiệp toàn ngành CNHC

3.1.1.2 Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh của các nhóm hóa chất cơ bản

HCCB hữu cơ 1%

Axit 28%

Khac 16% |

Hydroxit 16%

Muỗi vô cơ

35%

Hình 3.4: Tỷ trọng sản xuất một số sản phẩm hóa chất cơ bản chủ lực

3.1.1.3 Phân bố sản xuất kinh doanh hóa chất cơ bản theo vùng miễn

Vùng 1

Hình 3.5: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo vùng miền

Nguồn: CSDL Hóa chất quốc gia

12

3.1.1.4 Tình hình thương mại và thị trường hóa chất cơ bản Cán cân thương mại XNK HCCB Việt Nam giai đoạn 2016-2022

20000.000

14684.21000 15000.000 1226s.0oo 12398.000 12681.000 12494.000

10000 000 5000.000 | = @3329.9500G069.4990G239.4 soon 6 376.5

oe A u U i ñ |

-5000.000

-9548 48 ‘ “9068.05 -9511.51 -9254.55 "

~15000.00U - - - tito

Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam

2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

m Xuat khau HCCB (ty USD) 376.52000 2656.000 3329.9500(B069.4900(239.4500(884.9100(3334.77000 Nhập khẩu HCCB (tỷ USD) 9925.000 11265.000 12398.000 12681.000 12494.000 3184.000 14584.21000

Can can thuong mai (ty USD) -9548.48 -86U90U -9068.05 -9611.51 | -9254.55 | -6299.U9 -11349.44

li Xuấ: khẩu HCCB (tỷ USD) I Nhập khẩu HCCB (tỷ USD) Cán cản thương mại (ty USD)

Hình 3.6 Cán cân thương mại XNK HCCB Việt Nam giai đoan 2016-2022

3.1.2 Đánh giá chung vé tình hình sản xuất, kinh doanh hoá chất cơ bản tại Việt Nam

Thuận lợi: Trước hết phái kế đến mục tiêu và nội dung phát triển nhóm sản

phẩm HCCB cơ ban phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhu câu thị trường; Các cơ chế, giải pháp, chính sách quản lý của nhà nước góp phân tạo điều

kiện thuận lợi cho nhiều nhà đầu tư tham gia hoạt động HCCB, các TTHC cũng đã

được cái thiện nhiều; Khó khăn: Tình hình kinh tế biến đối khó lường, giá cả hàng

hóa giảm sâu theo giá xăng dầu thế giới trong thời gian qua đã làm cho giá cả nguyên

liệu, thiết bị tăng, gây khó khăn cho các nhà đầu tư quyết định thực hiện dự án, do

hiệu quả kinh tế không như kỳ vọng

3.2 Phân tích thực trạng các chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản tại Việt Nam

3.2.1 Căn cứ, quan điểm, mục tiêu của chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

3.2.1.1 Căn cứ chính sách: Căn cứ pháp lý: Trong giai đoạn 2016 -2022, kế

cả các văn bản của giai đoạn trước có thời gian hiệu lực kéo dài đến sau năm 2016,

Việt Nam chưa ban hành văn bán tổng thê và đây đủ về chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản Vì vậy, các căn cứ chính sách thê hiện ở nhiều văn bản khác nhau từ Nghị quyết của Dang, đến luật, các văn bản dưới luật

Trang 8

13

3.2.1.2 Căn cứ lý luận: Trên cơ sở rà soát hệ thống các văn bản liên quan đến

chính sách phát triên CNHCCB từ năm 2016 đến nay và kết hợp với phân tích các lý

thuyết cho chính sách phát triên CNHCCB, có thê thấy, lý luận cho Chính sách phát

trién CNHCCB có sự kết hợp cơ sở của các lý thuyết sau: (1) Lý thuyết về vai trò của

nhà nước (2) Lý thuyết phát triển (3) Lý thuyết hệ thống: Hệ thống chính sách ở các

văn bản của Việt Nam chưa thê hiện được phân nhóm chính sách theo tiêu chí thống

nhất, tính hệ thống của Chính sách chưa đạt được Mức độ thống nhất của Chính sách

với các mục tiêu phát triển công nghiệp, thống nhất với các chính sách phát triên

ngành kinh tế khác còn thấp

3.2.1.3 Căn cứ thực tiễn: Cơ câu tổ chức về quản lý ngành hóa chất được xây dựng để triển khai chính sách: Các cơ quan thuộc Chính phủ tham gia công tác quản

lý nhà nước về phát triển công nghiệp hóa chất bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Kế

hoạch và Đâu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công

an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương

3.2.1.4 Quan điểm phát triển: Phát triền ngành CNHCCB phù hợp với chủ

trương, chiến lược, quy hoạch phát triên kinh tế - xã hội của cả nước; Phát triên

ngành CNHCCB trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, gắn liền

với mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, tăng cường

thu hút các doanh nghiệp, các thành phân kinh tế tham gia đâu tư sản xuất hóa chắt,

phát huy lợi thế và tiêm năng phát triển, của từng vùng, từng địa phương, đảm bảo

tính khả thi và phát triển bền vững

3.2.1.5 Mục tiêu phát triển: Xây dựng và phát triển ngành CNHCCB tương

đối đồng bộ về cơ cầu các sản phẩm Duy trì phát triển ngành CNHCCB Việt Nam

với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 9 + 10%/năm, góp phân đưa

ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam tăng trưởng bình quân 14 + 16%/năm

3.2.2 Các chính sách bộ phận

3.2.2.1 Chính sách phát triển sản phẩm chủ lực cho ngành công nghiệp hóa

chất cơ bản

Trong giai đoạn 2016-2022, Việt Nam không ban hành chính sách riêng dé phát triển nhóm sản phẩm trọng tâm cho ngành hóa chất vô cơ cơ bản mà đan xen ở một

số Nghị quyết, Chính sách chiến lượng, quy hoạch của Đảng và Nhà nước như: Nghị

quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây

dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tâm nhìn đến năm

14

2045 trong đó xác định một số chính sách đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (bao gồm ngành công nghiệp hóa chất cơ bản với quan điểm chỉ đạo “Phát triên công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo;

phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm”; Nghị quyết số 29-NQ/TW,

ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

về tiếp tục đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm

nhìn đến năm 2045 Đây là Nghị quyết đầu tiên của Đảng đưa nội dung cụ thể về công nghiệp hóa chất và công nghiệp hóa chất cơ bản vào các chủ trương, chính sách lớn

Mặc dù các sản phẩm trọng tâm đã được xác định khá rõ tuy nhiên trong văn ban Quy hoạch này Bộ Công Thương chưa đưa ra được cụ thẻ chính sách gì để đám bảo các sản phẩm trọng tâm này sẽ được hoàn thành theo tiến độ mà đưa ra các giải pháp, chính sách thực hiện quá nhiều và chung chung chung với 09 nhóm giải pháp chính sách cho toàn bộ các giai đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm từ nguyên liệu, tài chính, đầu tư, cơ sở vật chất Trong khi chưa nêu được Chính phủ sẽ hỗ trợ bằng cách nào, các doanh nghiệp phát triển dự án sản phẩm trọng tâm được ưu đãi gì Ở cấp độ quốc gia, chính sách phát triển sản phẩm trọng tâm cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các nhóm ngành liên quan, với các khu vực sản xuất công nghiệp chính, định hướng xuất nhập khẩu, logistic Chính sách cũng mới chỉ tập trung nhiều vào sản phẩm trọng tâm để đáp ứng nhu cầu trước mắt, chưa đưa ra được định hướng trong đài hạn, ngay cả khi các sản phẩm có sử

dụng các loại hóa chất này có thể thay dỗi về công nghệ hay sản phẩm thay thé thi

các phương án dự báo cũng chưa được nhắc tới

3.2.2.2 Chính sách đầu tư phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản Tương tự như nhóm chính sách phát triển sản phẩm trọng tâm, trong giai đoạn

2016-2022, Việt Nam không ban hành chính sách riêng để phát triển nhóm sản phẩm

trọng tâm cho ngành hóa chất vô cơ cơ bản mà đan xen ở một số Nghị quyết, Chính sách chiến lượng, quy hoạch của Đảng và Nhà nước như: Nghị quyết số 23-NQ/TW

ngày 22 tháng 3 năm 2018, Nghị quyết số 124/NQ-CP, Nghị quyết số 29-NQ/TW,

ngày 17/11/2022 Ngoài ra về đầu tư, Nhà nhà nước cũng ban hành rất nhiều: Luật

Đầu tư số 61/2020/QH14, Nghị quyết số 50/NQ-TW của Bộ Chính trị; Quyết định số

29/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ở cấp quốc gia, các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 — 2020; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 — 2030; Chiến lược phát triển công nghiệp Việt

Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Chiến lược phát triển ngành công

nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020); Chiến lược phát

triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040

Trang 9

15

đều có đề cập đến chính sách đầu tư phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

nhưng mới chỉ nêu các chủ trương chung chung chưa có các nội dung cụ thé

Hạn chế của chính sách: Hiện nay, hóa chất không phải là ngành, nghê đặc biệt

ưu đãi đầu tư và không được quy định cụ thế tại khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư năm

2020 về ngành, nghề ưu đãi đầu tư Đến ngày 26/3/2021, theo Nghị định số

31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Đầu tư, sản xuất hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản và

cao su mới được đưa vào danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư Thực tế, hầu như chỉ

có các đại dự án hoặc các dự án đầu tư vào các địa bàn khó khăn, chính quyền địa

phương ưu tiên tối đa đê thu hút phát triển công nghiệp được hưởng ưu đãi Các nhà

đầu tư hóa chất quy mô vừa và nhỏ hầu như không tiếp cận được các chính sách ưu

đãi đầu tư, vì thế còn đè đặt khi còn thiếu những cơ chế hấp dẫn và có tính ôn định

3.2.2.3 Chính sách thương mại và phát triển thị trường cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

Tương tự với các nhóm chính sách về phát triển sản phẩm chủ lực, chính sách đầu tư, trong thời gian qua cũng không có văn bản riêng về Chính sách thương mại và

phát triển thị trường cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản Có nhiêu văn bản liên

quan được Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng cho phát

triển thương mại và phát triển thị trường: Nghị quyết Đại hội Đại biêu toàn quốc lần

thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030; Nghị quyết số

23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách

phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết số 52-

NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động

tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày

17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện

Nghị quyết số 52-NQ/TW; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 cua

Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến

năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Một số kết quả: Ngành CNHCCB đã xác định được hướng phát triển theo chiều sâu, nâng cao giá trị gia tăng thương mại và phát triển thị trường Đối với

thương mại và phát triển thị trường nội địa: Quy mô thị trường hay nói cách khác là

nhu cầu từ các hộ tiêu thụ hay đối tượng sử dụng cuối cùng nội địa và các khu vực

đến từ tăng trưởng GDP các lĩnh vực Đối với thương mại và phát triển thị trường

quốc tế: Trong giai đoạn quy hoạch hiện nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ bước vào

thời kỳ hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới Hàng loạt các hiệp định thương

mại giữa Việt Nam với các đối tác thương mại lớn trên thế giới được ký kết sẽ đi

16

3.2.2.4 Chính sách khoa học công nghệ và đối mới sáng tạo cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng cho phát triển và ứng dụng KHCN&DMST: Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ XII của Đảng; Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính

sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tam nhìn 2045; Nghị quyết số

52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ

động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực

hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW

Một số kết quả: Mặc dù không có những con số cụ thê về mức đầu tư riêng cho KHCN và ĐMST trong ngành công nghiệp hóa chất cơ bản nhưng qua việc khảo sát thực tế ở nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành HCCB, có thể thấy một số điểm lớn: KHCN và ĐMST trong ngành CNHCCB ở mức trung bình thấp so với thê giới

và khu vực và rất chậm đổi mới

Đề tiệm cận gần hơn trình độ của thế giới, ngành CNHCCB cân quan tâm đến một số xu hướng KHCN và ĐMST trên thế giới: (1) Phát triển công nghệ xanh; (2) Ứng dụng các thành tựu của của cuộc CMCN lần thứ 4; (3) Phát triển nguồn nguyên liệu mới, nguyên liệu thay thế, tái sử dụng nguyên liệu; (4) Dịch chuyển những cơ sở sản xuất gây nhiêu độc hại đến các nước đang phát triên

3.2.2.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hóa chất cơ bản

Văn kiện Đại hội lần thứ XHI của Dang dé ra dinh hướng phát triển đất nước

giai đoạn 2021-2030, đó là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng

nhân tài Thúc đây nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú

trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thé dé lam động lực

cho tăng trưởng theo tỉnh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”;

Quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Quyết định số 1216/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triên nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Chiến lược phát triên dạy nghê giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 18/CT-

TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quy hoạch nhân lực Việt

Nam giai đoạn 2011-2020; các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 — 2020;

Trang 10

17

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 — 2030; Chién luge phat triển công nghiệp

Việt Nam đến năm 2025, tam nhìn đến năm 2035 đều có đặt vấn đề phát triển nguồn

nhân lực nói chung ở vị trí trọng tâm;

3.2.2.6 Chính sách hình thành, phát triển các khu công nghiệp hóa chất tập trung và liên kết, hợp tác

Tương tự các nhóm chính sách nêu trên, trong giai đoạn 2016-2022, Việt Nam

không ban hành chính sách riêng đề phát triển nhóm sản phẩm chủ lực cho ngành hóa

chất vô cơ cơ bản mà đan xen ở một số Nghị quyết, Chính sách chiến lượng, quy

hoạch của Đảng và Nhà nước như: Nghị quyết số 124/NQ-CP, Nghị quyết số 29-

NQ/TW, ngày 17/11/2022, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018,

được nêu lên trong định hướng chính sách phân bố không gian và chuyên dịch cơ cầu

ngành công nghiệp “Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển cụm liên kết

ngành công nghiệp tập trung vào tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi,

xây dựng kết cầu hạ tầng, khuyến khích mọi thành phân kinh tế tham gia phát triên

các cụm liên kết ngành công nghiệp Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá hoạt

động của cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.”

3.2.2.7 Chính sách phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng thay thế, tdi tao

Theo các Nghị quyết Dại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII cua Đảng; Chiến

lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày

22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triên công

nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày

27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của

Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số

52-NQ/TW

Tuy nhiên hiện nay Nhà nước chưa có chính sách ưu tiên các dự án sản xuất hóa chất cơ bản sử dụng các nguồn nguyên liệu mới, nguyên liệu có thể tái tạo, thu

hồi, tái chế và tái sử dụng Từ đó đạt được mục tiêu tuân hoàn nên kinh tế, tối đa hóa

giá trị và bảo tồn các nguồn tài nguyên; Đối với các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản đã

và đang hoạt động có sử dụng các công nghệ, nguồn nguyên liệu truyền thống như

than đá, dầu thô cần có đánh giá cụ thể để xây dựng lộ trình cải tiến, di dời hoặc

dừng hoạt động nếu không đáp ứng được các tiêu chí cụ thể Nhà nước cũng chưa có

chính sách hỗ trợ trong hoạt động chuyên đổi năng lượng, di dời hoặc dừng hoạt

động; Không khuyến khích phát triển các dự án hóa chất cơ bản có sử dụng các

nguồn năng lượng hóa thạch, năng lượng tiêu hao lớn bằng việc xây dựng các rào cản

18

3.2.2.8 Chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản theo hướng hóa học xanh

Tương tự như nhóm chính sách phát triển nêu trên, trong giai đoạn 2016-2022,

Việt Nam không ban hành chính sách riêng để phát triển ngành CNHCCB theo

hướng hóa học xanh cho ngành hóa chất vô cơ cơ bán mà đan xen ở một số Nghị quyết, Chính sách chiến lượng, quy hoạch của Đáng và Nhà nước như: Nghị quyết số

23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018, Nghị quyết số 124/NQ-CP, Nghị quyết số 29- NQ/TW, ngày 17/11/2022 Ở cấp quốc gia, các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2011 - 2020; Chiến lược phát triên kinh tế - xã hội 2021 - 2030; Chiến lược phát

triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020);

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đêu có đề cập đến chính sách ngành CNHCCB theo hướng hóa học xanh nhưng mới chỉ nêu các chủ trương chung chung chưa có các nội dung cụ thê 3.3 Đánh giá chung chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ ban Viet Nam

3.3.1 Đánh giá theo các tiêu chí chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản Việt Nam

3.3.1.1 Tính kinh tế của chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất cơ bản: Trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế nhất định về vị trí đầu chuỗi giá trị, trong hơn 10 năm qua các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực HCCB đã tiến hành thực hiện các nhóm chính sách phát triển toàn diện nhằm đây mạnh phát triển

công nghiệp HCCB, tích cực chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm, các chủ trương, định hướng lớn, các quy định, quyết định của Chính phủ về quy hoạch,

chiến lược, kế hoạch và các loại văn bản quy phạm pháp luậtkhác

3.3.1.2 Tính hiệu quả của chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất

cơ bản Việt Nam: Công nghiệp HCCB được đánh giá có lợi thế cạnh tranh, thuận lợi

nhất cho thu hút các nguồn vốn đâu tư nước ngoài do những đặc thù về công nghệ gốc và vốn đầu tư lớn không có nhiều doanh nghiệp có khả năng đáp ứng Tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp HCCB, thu hút thành công nguồn von FDI 1a thé hiện thành công của chính sách này

3.3.1.3 Tính hiệu lực của chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất

cơ bản Việt Nam: Hiệu lực của chính sách được thể hiện bởi tính thực thi, tuân thủ trong quá trình triển khai thực hiện, cũng thể hiện bởi các kết quả đã đạt được vượt

các mục tiêu đã đề ra Chính sách đã tạo ra sức hút các nguồn vốn của các thành phần

kinh tế tham gia

Ngày đăng: 27/08/2024, 07:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w