1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những Ảnh hưởng của các Điều Ước quốc tế về nhân Đạo trong trật tự pháp luật quốc gia

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Ảnh hưởng của các Điều Ước quốc tế về nhân Đạo trong trật tự pháp luật quốc gia
Tác giả TS Nguyễn Thi Kim Ngân
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật quốc tế
Thể loại Bài báo
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 852,9 KB

Nội dung

Những ảnh hưởng của các Điều ước quốc tế về nhân đạo trong trật tự pháp luật quốc gia Những ảnh hưởng của các Điều ước quốc tế về nhân đạo trong trật tự pháp luật quốc gia

Trang 1

NHUNG ANH HUONG CUA CAC DIEU UOC QUOC TE VE NHAN DAO TRONG TRAT TU PHAP LUAT QUOC GIA

, TS Nguyễn Thi Kim Ngân

Khoa Pháp luật quốc tê - Trường Đại học Luật Hà Nội

1, Điều ước quốc tế về nhân đạo và nghĩa vụ thực hiện của các quốc gia thành viên

Hiện nay, theo thống kê của Tô chức Chữ thập đỏ quốc tế (International Committee of the Red Cross - ICRC) đã có khoảng 70 điều ước quốc tế liên quan đến nhân đạo, xung đột vũ trang trong đó có các công ước đa phương

toàn cầu, khu vực cũng như các nghị định thư bỗ sung và các phụ lục sửa

đôi” Các điều ước quốc tế về nhân đạo điều chỉnh phạm vi rất rộng quan hệ giữa các quốc gia từ việc bảo vệ dân thường, tù binh chiến tranh, binh lính bị thương, bị bệnh tới việc ngăn cắm hoặc giới hạn những loại vũ khí gây sát

thương hàng loạt như vũ khí hoá học, vũ khí sinh học hay hạn chế những phương pháp tiễn hành chiến tranh, chiến thuật chiến đấu nhất định Dựa trên

nội dung các vấn đề mà điều ước đề cập, các điều ước quốc tế về nhân đạo

được chia thành 6 nhóm:

- Nhóm điều ước quy định về bảo vệ các nạn nhân trong xung đột võ trang;

- Nhóm điều ước quy định về phương pháp và phương tiện chiến tranh;

- Nhóm điều ước quy định về chiến tranh trên biển và trên không;

- Nhóm điều ước quy định về bảo vệ di sản văn hóa;

- Nhóm điều ước quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Nhóm điều ước khác có liên quan tới luật nhân đạo quốc tế

Số lượng các quốc gia tham gia các điều ước quốc tế nói trên là tương

đối nhiều, đặc biệt là các điền ước trong nhóm quy định về bảo vệ nạn nhân

chiến tranh, trong đó bốn Công ước Giơnevơ năm 1949 (Công ước bảo vệ

bình lính bị thương, bị bệnh trong xung đột vũ trang trên bộ; Công ước bảo vệ

binh lính bị thương, bị bệnh trong xung đột vũ trang trên biển; Công ước bảo

°3 Troatles, States Parties and Commenfaries Neudn htips://ihl-databases ierc.org/ihl

62

Trang 2

vệ dân thường; Công ước bảo vệ tù binh chiến tranh) đã có số lượng thành

viên lên tới 196 quốc gia”! Điều này thể hiện sự nỗ lực và thiện chí của các quốc gia nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung trong việc xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực pháp lý quốc tế về nhân đạo hướng tới bảo vệ các quyền cơ bản của con người khi xây ra xung đột vũ trang cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của các cuộc xung đột, bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế nói chung và luật điều ước quốc tế nói riêng là nguyên tắc Pacta sunt servanda Nguyên tắc

này được ghi nhận tại Điều 26 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước

quốc tế: “Äọi điểu ước quốc tế đễu có giá trị ràng buộc các quốc gia thành

viên và phải được thực hiện một cách thiện chí”'Š Là một bộ phận của hệ

thống pháp luật quốc tế, việc thực hiện các điều ước quốc tế về nhân đạo

cũng được chỉ phối bởi nguyên tắc Pacta sunt servanda Điều 1 Công ước Giơnevơ năm 1949 về báo vệ dân thường quy định: “Các bên ký kết cam kết tôn trọng và bảo đảm tôn trọng Công ước trong mọi hoàn cảnh “°5 Nội dung tương tự cũng được ghỉ nhận trong nhiều điều ước quốc tế về nhân đạo khác

như Công ước Giơnevơ năm 1949 về bảo vệ binh lính bị thương, bị bệnh

trong xung đột võ trang trên bộ; Công ước Gionevơ năm 1949 về bảo vệ tù

binh chiến tranh

Các quốc gia sau khi phê chuẩn hoặc gia nhập chính thức trở thành thành viên của các điều ước quốc tế về nhân đạo Các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động lập pháp, lập quy và các biện pháp trên thực tế khác để các quy định của luật nhân đạo quốc tế có hiệu lực đầy

đủ Chẳng hạn, Điều 5 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm

1948 quy định: “Các bân ký kết, phù hợp với quy định của Hiến pháp nước

* Treaties, States Parties and Commentaries Nguén https://ihl-databases.icrc.org/ihl

© Vienna Convention on the Law of Treaties

Neuén hittps://treatles.un.org/Pages/ViewDetailsIH.aspx?stec=TREATY &midsg no=XXIHH-

l&chapter=23&Temp=mtdsg3 &clang= en

°° Convention (LV) relative to the Protection of Civilian Persons in Time of War Geneva, 12 August 1949 Negudn https://ihl-

databases icrc.org/applic/ihl/ihl.nsf/Treaty.xsp?documentld=AE2D398352C5B028C 12563CD002D6B5C

&action™openDecument

oN uo

Trang 3

mình, ban hành những quy định pháp luật cân thiết đề thực hiện hiệu quả các quy định của Công ước này, và cụ thể, để đưa ra những hình phạt thích đáng đối với những kẻ phạm tội diệt chủng hoặc có bắt kỳ hành vi nào khác được

liệt kê tại Điều HI

Công ước cấm vũ khí hạt nhân năm 2017 cũng quy định nghĩa vụ thực hiện của các quốc gia thành viên tại Điều 5:

“1 Quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cân thiết để

thực hiện nghĩa vụ thành viên theo quy định của Công uớc này

2 Quốc gia thành viên sẽ thực hiện biện pháp lập pháp, hành pháp và các biện pháp phù hợp khác, bao gồm cả việc áp dụng trừng phạt về hình sự, đề ngăn ngừa bất kỳ hành động nào bị cẩm đối với quốc gia thành viên theo quy định của Công ước được thực hiện bởi cá nhân ở trên lãnh thổ thuộc thẩm quyền tài phán hoặc kiểm soát của quốc gia S5,

Như vậy, nghĩa vụ mà quốc gia thành viên các điều ước quốc tế về nhân đạo phải thực hiện bao gồm:

- Nghĩa vụ lập pháp, lập quy: Nghĩa vụ này được thực hiện thông qua việc quốc gia ban hành văn bản pháp luật mới trong lĩnh vực thuộc nội dung của điều ước, trong đó chứa đựng các quy định phò hợp với quy định của điều ước quốc tế Ngoài ra, quốc gia cũng có thể sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành để đảm bảo sự tương thích giữa những quy định của các văn bản pháp luật quốc gia với điều ước quốc tế

Chẳng hạn, theo quy định của các công ước Giơnevơ năm 1949, các quốc gia có nghĩa vụ chấm đứt mọi hành vi vi phạm công ước; truy tố, trừng trị các hành vi vi phạm nghiêm trọng và coi chúng là tội phạm chiến tranh”

‘7 Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide Ngudn hitps://ihl-

databases.icre.org/applic/ihl/ihl nsf/Treaty.xsp?documentid=1507EE9200C58CSEC12563F6005FB3E5&a ction=openDocument

58 Treaty on the Prohibition of Nuclear Weapon Ngudn hteps://ihl- databases icrc.org/applic/ihl/ihl nsf/Treaty.xsp?documentid=432A 1729D8F44D A 9C 125825 0046 F9B9S action~openDocuments

© International humanitarian law in domestic law Nguồn hittps://www.iere.org/en/document/international- pamanitarian-law-domestic-law

Trang 4

Là quốc gia thành viên, để nội luật hóa quy định của các công ước Giơnevơ

năm 1949, Nhật Bán đã ban hành Bộ luật hình sự năm 2006, Luật số 115 năm

2004 về trừng trị các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế, Luật số 37 năm 2007 về hợp tác với Toà hình sự quốc tế ICC ”” Điều 1 Luật

số 115 năm 2004 về trừng trị các hành vị vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo

quốc tế của Nhật Bản quy định: “Ä⁄Z„e đích của luật này là, bằng cách trừng phạt các vi phạm nghiêm trọng được quy định trong luật nhân đạo quốc té dp dụng trong xung đột vũ trang quốc tế, kết hợp với hình phạt của Bộ luật Hình sự, góp phan dam bdo việc thực hiện hiệu quả luật nhân đạo quốc tế"

Tương tự, để thực hiện các quy định của luật nhân đạo quốc tễ, Pháp cũng đã ban hành Bộ luật hình sự năm 1992 (sửa đổi năm 2013), Luật hợp tác với Toà hình sự quốc tế về tội phạm chiến tranh ở Nam ty ci nim 1995, Luat

hợp tác với Toà hình sự quốc tế về tội phạm chiến tranh ở Rwanda năm 1996,

Luật hợp tác với Toà hình sự quốc tế ICC năm 2002 ” Luật hợp tác với Toà

hình sự quốc tế về tội phạm chiến tranh ở Nam tư cũ năm 1995 trao thâm

quyền cho Toà án của Pháp được truy tố các cá nhân bị cáo buộc phạm tội theo

Quy chế Toà hình sự Nam Tư cũ đang hiện diện trên lãnh thể Pháp Luật này

cũng cho phép Toà án Pháp có thể chuyên giao vụ việc và hợp tác với Toà hình

sự Nam Tư cũ trong quá trình xét xử” Luật hợp tác với Toà hình sự quốc tế về tội phạm chiến tranh ở Rwanda năm 1996 cũng có quy định tương tự"

- Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp trên thực tế khác: Ngoài các hoạt động lập pháp, lập quy, các điều ước quốc tế về nhân đạo xác lập nghĩa vụ đối

?9 National Implementation of IHL — Japan Nguôn https://ihl-databases.icrc.org/applic/ihl/ihl-

nat.nsf/vwLawsByCategorySelected.xsp?xp_countrySelected=JP

7! Law No 115 on the punishment of grave breaches of international humanitarian law, 2004 Neuén

https://ihl-databases.icrc.org/applic/ihl/Ahi-

nat.nsf/implementingLaws.xsp?documentId=19D52 1 CFFC5E4246C 1257D3500548501 &action=openDoc ument&xp_countrySelected=JP&xp_topicSelected=GV AL-992BU6&from=state

National Implementation of IHL - France Nguồn htfps:⁄ihl-databases.icrc.org/applieihl⁄ihi- nat.osf/vwLawsByCategorySelected.xsp?xp_countrySelected=FR

® Law on the cooperation with the International Criminal Tribunal for the Former Yugoslavia, 1995 Ngudn https://ihl-databases.icre.org/applic/ihV/ihl-

nat.usfimplementingLaws.xsp?documentld=44 82FB8 101B0936D4125684D004E53 EA &action=open Doc ument&xp_countrySelected=FR&xp_topicSelected=GVAL-992BU6 &from=state

™ Law on the cooperation with the International Tribunal for Rwanda, 1996 Nguồn hữps:/lì-

databases icrc.org/applic/ihi/ihl-

nat-nsf/implementingLaws.xsp?documentid=A 704 84B 7944D06234 125685 £003 1B 1 8E&action=cpenDoc ument&xp_countrySelected=FRé&:xp_topicSelected=GV AL-O92BU6&from=state

72

Trang 5

với quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp trên thực tế khác như: tích hợp quy định của luật nhân đạo quấc tế vào các tài liệu huấn luyện và hướng dẫn quân sự; đánh đấu các đối tượng được bảo vệ như các di sản văn hóa; cung cấp thẻ xác nhận danh tính cho binh lính hoặc những đối tượng được bảo vệ Ngoài ra, các quốc gia phải tuyên truyền phổ biến các quy định

của luật nhân đạo quốc tế Để tạo thuận lợi cho việc triển khai các công việc

này, nhiều quốc gia đã thành lập các ủy ban quốc gia chuyên trách hoặc các

cơ quan tương tự Tính đến tháng 7 năm 2017 đã có 110 quốc gia thành lập các

uỷ ban và cơ quan này” Tuỳ thuộc vào điều kiện từng quốc gia, quốc gia sẽ thành lập uỷ ban với cơ câu tổ chức và chức năng nhiệm vụ phù hợp Ở Áo, Uỷ ban quốc gia về thực hiện luật nhân đạo quốc tế (National Commission for the Implementation of International Humanitarian Law) được thành lập năm 1988

với cơ cầu gồm đại điện đến từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quắc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ

Tư pháp, Bộ Giáo dục, Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc gia và các học giả Uỷ ban quốc gia về thực hiện luật nhân đạo quốc tế của Áo thực hiện các nhiệm vụ: i) phối hợp phê chuẩn các điều ước quốc tế về nhân dao; (ii) phối hợp và hỗ trợ

việc thực hiện, tuyên truyền phổ biến luật nhân đạo quốc tế; iii) chuẩn bị và

tham gia các hội nghị của Tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liễm đỏ quốc tế;

(1v) thảo luận các vấn đề cụ thể liên quan đến luật nhân đạo quốc tế

Khác với Uỷ ban quốc gia của Áo, Uỷ ban quốc gia về luật nhân đạo

quốc tế của Nhật Bản được thành lập muộn hơn vào năm 1999, đứng đầu là Thủ Tướng Nhật Bán và cơ cấu gồm đại diện đến từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế và Lao động, các học giả và Hội Chữ thập đó Nhật Bản Nhiệm vụ được trao của Uỷ ban quốc gia Nhật Bản

hẹp hơn Uỷ ban quốc gia của Áo, chủ yếu là thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phổ biến kiến thức về luật nhân đạo quốc tế và việc thực hiện luật nhân đạo quốc tế, trao đối thông tin, trợ giúp mang tinh kỹ thuật và những vẫn đề khác mà Uỷ ban thấy là cần thiết,

7 Table of National Committees and other national bodies on international humanitarian law

Ngudn https://www _icre.org/en/document/table-national-committees-and-other-national-bodies-international- humanitarian-law

75 Table of National Committees and other national bodies on international humanitarian law

Rn HN

Trang 6

Trong việc thực hiện các biện pháp nêu trên, ICRC đóng một vai trò

quan trong trong việc hỗ trợ các quốc gia và thực thi luật nhân đạo quốc tấ Dich vu tu van của ICRC (CRC's Advisory Service) cung cấp tư vấn pháp lý

và hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia ICRC cung cấp các công cụ chuyên biệt

để thực hiện luật nhân đạo quốc tế, bao gồm các hướng dẫn phê chuẩn, luật mẫu, bảng thông tin chuyên đề, hướng dẫn toàn diện về việc thực hiện luật

nhân đạo quốc tế trong phạm vi quốc gia và hỗ trợ công việc của các uy ban quốc gia về luật nhân đạo quốc tế Ngoài việc cung cấp tư vấn pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật, Dịch vụ tư vấn của ICRC giúp quốc gia xây dựng năng lực thể chế, theo yêu cầu cụ thể của cơ quan chức năng quốc gia và các bên liên quan

2 Hoàn thiện pháp luật quốc gia đâm bảo sự tương thích với các điều ước quốc tế về nhân đạo

Luật nhân đạo quốc tế là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc tế

Những ảnh hưởng của luật nhân đạo quốc tế (trong đó có các điều ước quốc tế

về nhân đạo) trong trật tự pháp luật quốc gia là một trong những biểu hiện cụ thể về mối quan hệ giữa hệ thống pháp luật quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia Những nội dung tiến bộ của các điều ước quốc tế về nhân đạo sẽ có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện các văn bản pháp luật của các quốc gia thành viên

Như phần trên đã phân tích, khi tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo, quốc gia có nghĩa vụ phải tận tâm thiện chí thực hiện các điều ước quốc tế mà mình đã tham gia Điều này được quốc gia thế hiện thông qua

nhiều hoạt động cụ thể khác nhau trong đó có hoạt động ban hành mới hoặc

sửa đổi, bỗổ sung các văn bản pháp luật quốc gia sao cho các quy định của pháp luật quốc gia vừa mang tính đặc thù của mỗi quốc gia vừa phù hợp với các điều ước quốc tế về nhân đạo Chính vì vậy, các nội dung tiễn bộ của các điều ước quốc tế về nhân đạo sẽ dần được truyền tải vào trong các văn bản pháp luật quốc gia Điều này có tác dụng thúc đây sự phát triển và hoàn thiện

hệ thống pháp luật quốc gia, đám bảo cho quốc gia vừa có thể hội nhập vào nền tảng pháp lý chung vừa có thể thiết lập được một hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của quậc gia

67

Trang 7

Thực tiễn đã cho thấy việc khẳng định các nội dung tiến bộ của các điều ước quốc tế về nhân đạo như nhân đạo hoá xung đột vũ trang: bảo hộ theo luật quốc tế các nạn nhân chiến tranh; hạn chế các bên tham chiến trong lựa chọn các phương pháp, phương tiện chiến tranh; bảo vệ các hạng mục dân

sự và các giá trị văn hoá khỏi sự tấn công của các lực lượng vũ trang; bảo vệ quyền lợi của các quốc gia trung lập đã tạo điều kiện xóa bỏ các quy định lạc hậu, chưa phù hợp và bổ sung các quy mang tính nhân đạo của các văn bản pháp luật quốc gia có liên quan

Đối với Việt Nam, ảnh hưởng của các điều ước quốc tế về nhân đạo

đến hệ thống pháp luật Việt Nam cũng được thể hiện khá rõ nét Với nhận

thức đầy đủ về luật nhân đạo quốc tế, Việt Nam đã tham gia từ khá sớm các điều ước quốc tế về nhân đạo (từ năm 1957, đầu tiên với bến Công ước Giơnevơ 1949 về bảo vệ nạn nhân chiến tranh) Tính đến nay, trong 6 nhóm điều ước quốc tế về nhân đạo, trừ nhóm điều ước quy định về chiến tranh trên biển, trên không và nhóm điều ước quy định về bảo vệ di sản văn hoá, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế trong tất cả các nhóm còn lại Sự tham gia của Việt Nam vào các điều ước quốc tế về nhân đạo cụ thể như sau”:

- Nhóm điều ước quy định về bảo vệ các nạn nhân trong xung đột vũ trang: Việt Nam đã phê chuẩn bốn Công ước Giơnevơ 1949 về bảo vệ nạn

nhân chiến tranh, Nghị định thư năm 1977 bé sung Công ước Giơnevơ 1949,

Công ước về quyền trẻ em năm 1989 và Nghị định thư năm 2000 liên quan đến trẻ em trong xung đột vũ trang bỗ sung Công ước về quyền trẻ em;

- Nhóm điều ước quy định về phương pháp và phương tiện chiến tranh: Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về cấm vũ khí sinh học năm 1972, Công

ước về cấm vũ khí hoá học năm 1993, Công ước về cắm vũ khí hạt nhân năm

2017, Nghị định thư Giơnevơ về khí ngạt, khí độc và phương pháp sử dụng vi khuẩn năm 1925 Ngoài ra Việt Nam đã ký (chưa phê chuẩn) Công ước về

một số loại vũ khí thông thường năm 1980;

- Nhóm điều ước quy định vệ truy cứu trách nhiệm hình sự: Việt Nam

” Treaties, States Parties and Commentaries — Viet Nam Ngudn https://ihl-

databases.icrc.org/applic/ihl/ihl nsf/vwTreatiesByCountrySelected xsp?xp_countrySelected=VN

Trang 8

đã phê chuẩn Công ước về không áp dụng các hạn chế luật định đối với tội

phạm chiến tranh năm 1968;

- Nhóm điều ước khác có liên quan tới luật nhân đạo quốc tế: Việt Nam

đã phê chuẩn Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội điệt chủng năm 1948,

Công ước cấm các hoạt động quân sự hoặc thù địch có sử dụng các kỹ thuật

thay đổi môi trường năm 1976

Hiện nay sau khi đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về nhân

đạo, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các

điều ước quốc tế đó luôn được đặt ra Các bản hiến pháp Việt Nam, nay là Hiến

pháp năm 2013, đã thể hiện rất rõ cam kết của Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện

các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó có các điều ước quốc tế về

nhân đạo: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quản

đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; ; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có

trách nhiệm trong công đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào

sự nghiệp hòa bình, độc lập dân lộc, dân chủ và tiễn bộ xã hội trên thế giới”

(Điều 12 Hiến pháp năm 2013) Hiện thực hoá quy định của Hiến pháp và đâm

bảo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về nhân

đạo, Việt Nam đã tiễn hành các hoạt động lập pháp, lập quy sau:

(i) Dé truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân thực hiện hành vi mà các điều ước quốc tế về nhân đạo nghiêm cấm, pháp luật hình sự và tế tụng

hình sự Việt Nam có các quy định khá cụ thể Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi

bổ sung năm 2017 quy định về các tội: Tội quấy nhiễu nhân dân (Điều 415); Tội cố ý bỏ thương binh, tử sỹ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh

(Điều 417); Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại di vật của tử sỹ (Điều 418); Tội

ngược đãi tù binh, hàng binh (Điều 420) Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bể sung năm 2017 cũng dảnh hắn Chương XXVI quy định về các tội phá hoại hoà bình, chống loại người và tội phạm chiến tranh (các điều từ Điều 421 đến Điều 425) có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình Đây

Trang 9

cũng chính là những quy định mang tính kế thừa các bộ luật hình sự trước

đây của Việt Nam, đặc biệt là quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa

đôi bỗ sung năm 2009

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 quy định:

“Hoạt động tô tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiễn hành theo quy định của

điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc

theo nguyên lắc có đi có lại” Bộ luật Tỗ tụng hình sự cũng dành toàn bộ Phần thứ tám quy định cụ thể về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự giữa Việt Nam với các quốc gia khác Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để giữa Việt Nam với các quốc gia tiễn hành hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm vi phạm các quy định của luật nhân đạo quốc tế

(I) Sau khi tham gia các điều ước cấm vũ khí hoá học và vũ khí sinh

học, Việt Nam đã ban hành Quy chế tạm thời xử lý các vụ thư, bưu phẩm, bưu kiện có chứa chất lạ, vật lạ nghĩ liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học

Quy chế này được ban hành kèm theo Quyết định số 158/2003/QĐ-TTG của

Thủ tướng Chính phủ ngày 01/08/2003 Sau đó ngày 3/8/2005, Nghị định số

100/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học

cũng đã được ban hành Nghị định này điều chỉnh các quan hệ liên quan đến

các tố chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có các hoạt động đầu tư cơ sở

hoá chất và xuất khẩu, nhập khẩu các hoá chất được Công ước cắm vũ khí hoá học kiểm soát tại lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Gần đây Việt Nam cũng đã ban hành Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nỗ

và công cụ hỗ trợ năm 2017

(ii) Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo, Việt Nam đã ban hành Luật hoạt động chữ thập đỏ năm 2008 Điều 2 của Luật quy định: “Hoạt động chữ thập đỏ là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với rổ chức, cá nhân thực hiện về

cửu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban

đâu; hiển mâu nhân đạo, hiển mô, bộ nhận cơ thể người và hiển xác; tìm kiểm

—i SS

Trang 10

tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tại, thảm họa; tuyên truyền

các giả trị nhân đạo; tham gia phòng ngùa, ứng phó thảm họa” Hoạt độn, chữ thập đỏ phải “Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc

!Ê về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành

viên” (Khoản 5 Điều 3) Một trong những hoạt động chữ thập đỏ được xác định trong Luật là cứu trợ khẩn cấp trực tiếp cho nạn nhân chiến tranh (Khoản

1 Điều 7) Chương 5 của Luật cũng quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt

động chữ thập đỏ dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn

lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về hoạt động chữ thập đỏ

(v0 Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật khác để nội

luật hoá các điều ước quốc tế về nhân đạo mà Việt Nam tham gia Thực hiện

nghĩa vụ thành viên Công ước về quyền trẻ em năm 1989 và Nghị định thư năm 2000 liên quan đến trẻ em trong xung đột vũ trang bỗ sung Công ước về quyền trẻ em, Luật trế em năm 2016 của Việt Nam quy định: “7rẻ em có quyên

được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của

thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang ” (Điều 31)

Pháp luật Việt Nam, về cơ bản, đã chuyển hóa khá đầy đủ quy định của

các điều ước quốc tế về nhân đạo mà Việt Nam tham gia Không chỉ hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia để thực hiện nghĩa vụ thành viên các điều ước quốc tế về nhân đạo, trong quan hệ quốc tế Việt Nam, luôn ủng hộ những

nỗ lực của các quốc gia và các tô chức quốc tế, đặc biệt là ICRC, nhằm thúc

đây việc tôn trọng luật nhân đạo quốc tế trong các cuộc xung đột vũ trang, nhất là các nguyên tắc không tấn công bừa bãi, không sử dụng vũ lực quá mức và bảo đám khả năng tiếp cận cứu trợ nhân đạo cho thường dân, cũng như các quy định tại các Công ước Giơnevơ về bảo vệ nạn nhân chiến tranh Việt Nam cũng khẳng định quan điểm: cách tốt nhất để bảo vệ thường dân và các đối tượng được luật nhân đạo quốc tế bảo hộ là ngăn ngừa và giải quyết hoà bình các cuộc xung đột vũ trang, thủ tiêu hoàn toản các loại vũ khí giết người hàng loạt, đặc biệt vũ khí hạt nhân đang đe dọa gây ra thảm họa nhân

Ngày đăng: 26/08/2024, 22:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w