1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xem xét về tác động của brexit đối với nền kinh tế toàn cầu

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của BREXIT đối với nền kinh tế toàn cầu
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Việc này không chỉ ảnh hưởng đến nước Anh và các thành viêncòn lại trong EU mà còn có tác động đáng kể đến thị trường tài chính và thươngmại quốc tế.. Sự bất định về quan hệ thương mại g

Trang 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦ

U 3

I SỰ KIỆN BREXIT LÀ GÌ? 4

1 Định nghĩa 4

2 Nguyên nhân 4

3 Tiến trình đàm phán giữa Anh và EU 5

II CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU 6

1 Tác động của BREXIT đến nền kinh tế nước Anh 6

1.1 Tổng quan 6

1.2 BREXIT tác động lên đồng bảng Anh 6

1.3 BREXIT tác động tới vốn đầu tư nước ngoài 7

1.4 Nỗ lực, giải pháp thúc đẩy giá trị đồng bảng Anh 8

2 Tác động của BREXIT đối với Việt Nam 8

2.1 Ảnh hưởng của BREXIT đối với Việt Nam 9

2.2 Những giải pháp ứng phó với BREXIT 9

2.3 Bài học kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam 10

LỜI KẾT 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

BREXIT - Sự kiện Anh rời EU đã gây ra một làn sóng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu Việc này không chỉ ảnh hưởng đến nước Anh và các thành viên còn lại trong EU mà còn có tác động đáng kể đến thị trường tài chính và thương mại quốc tế Sự kiện nước Anh rời EU đã tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu

tư không chắc chắn Sự bất định về quan hệ thương mại giữa Anh và EU đã tạo ra những lo ngại về luồng vốn và hàng hóa, ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra biến động trong thị trường tài chính Trong bài viết này, nhóm sẽ xem xét về tác động của BREXIT đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với nước Anh và Việt Nam Đồng thời tìm hiểu cách các quốc gia này đã đối mặt và thích nghi với tình hình trên, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho quốc gia của mình

Do còn hạn chế về mặt kiến thức cũng như khả năng nắm bắt tình hình kinh tế thế giới, bài tiểu luận của nhóm chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô và các bạn để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn

Nhóm xin chân thành cảm ơn cô đã tạo cơ hội cho chúng em được tìm hiểu và phân tích về chủ đề thú vị này Chúc cô một tuần làm việc thật năng suất và vui tươi!

Trang 4

I SỰ KIỆN BREXIT LÀ GÌ?

1 Định nghĩa

Brexit là từ ghép của 2 từ là “Britain” (Nước Anh) và “Exit” (Thoát khỏi),

ám chỉ việc Vương Quốc Anh tách ra khỏi Liên minh Châu Âu, đồng thời thay đổi mối quan hệ giữa Anh và Liên minh Châu Âu EU về an ninh, thương mại, tự do di chuyển Brexit xuất hiện trong năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người Anh phản đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này Khi cuộc trưng cầu dân ý chính thức được mở ra, Brexit đã trở thành một “từ khóa” được dùng để nói đến việc Anh rời khỏi EU nói riêng cũng như về cuộc trưng cầu nói chung Hiệu ứng Brexit là sự kiện gây ra sự chấn động toàn cầu và tạo ra một hiệu ứng di dời các nhà máy và trụ sở các doanh nghiệp từ Anh sang các nước khác trong khu vực Châu Âu nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thị trường châu Âu, gọi là

“hiệu ứng Brexit”

2 Nguyên nhân

Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến Brexit bắt nguồn từ những bất đồng về bản chất của EU và vai trò của Vương quốc Anh trong khối này Một số người Anh tin rằng EU đã trở nên quá quyền lực và can thiệp quá nhiều vào các vấn đề nội bộ của các nước thành viên Họ cũng tin rằng EU đã không đáp ứng được lợi ích của Vương quốc Anh

Những bất đồng này đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng chúng đã trở nên gay gắt hơn trong những năm gần đây Điều này có thể được giải thích bởi một số yếu

tố, bao gồm:

- EU đe dọa chủ quyền của Anh: Đây là lập luận phổ biến nhất trong số những người có trí thức ở Anh, nổi bật nhất là 2 chính trị gia Đảng Bảo thủ Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ) Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên

- Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”:Các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi

- Ví dụ:

Không được tái chế túi trà;

Theo nghị quyết của EU, đến năm 2020 Anh phải tạo ra 15% năng lượng bằng điện gió Nếu mục tiêu này không đạt được, London có thể bị cả khối EU trừng phạt;

Trang 5

Chính sách thủy sản chung của EU ép các nước thành viên bằng cách cấp hạn ngạch đánh bắt cho ngư dân của mỗi nước thành viên Điều đó khiến giá cá tăng cao và ngư dân phải đổ hàng triệu con cá đã đánh được xuống biển vì lố mức hạn ngạch đánh bắt;

Năm 2014 theo quy định của EU thì máy hút bụi có động cơ mạnh hơn 1.600 watt đều bị cấm.Với một số người dùng, điều này có nghĩa là một

số sản phẩm máy hút bụi được coi là tốt nhất trên thị trường bị cấm không được mua bán sử dụng;

Sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo thủ ở Vương quốc Anh Chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo thủ thường đề cao chủ quyền quốc gia và phản đối sự can thiệp của các tổ chức quốc tế;

nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kiện Brexit bắt nguồn từ cuộc trưng cầu dân ý rời khỏi EU được tổ chức vào ngày 23 tháng 6 năm 2016 Trong cuộc trưng cầu dân ý này, 52% cử tri Anh đã bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU

3 Tiến trình đàm phán giữa Anh và liên minh EU

Tiến trình đàm phán giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về mối quan hệ hậu Brexit bắt đầu vào ngày 2/3/2017 Các cuộc đàm phán được chia thành hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1 (2/3/2017 - 29/3/2019): Đây là giai đoạn đàm phán về các vấn

đề liên quan đến việc Anh rời khỏi EU, bao gồm:

- Thời hạn Brexit

- Quyền lợi của công dân Anh và công dân EU

- Tài chính

- Biên giới

Các cuộc đàm phán giai đoạn 1 kết thúc với việc hai bên đạt được thỏa thuận

về các vấn đề này Thỏa thuận này được gọi là "Thỏa thuận rút lui"

Giai đoạn 2 (29/3/2019 - 31/1/2020): Đây là giai đoạn đàm phán về mối

quan hệ thương mại và hợp tác giữa Anh và EU sau Brexit Các cuộc đàm phán giai đoạn 2 gặp nhiều khó khăn và bất đồng, dẫn đến việc hai bên không thể đạt được thỏa thuận trước thời hạn Brexit là ngày 29/3/2020

Vào ngày 29/3/2020, Vương quốc Anh chính thức rời khỏi EU mà không có thỏa thuận Hai bên sau đó đã tiếp tục đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại tự do

Thỏa thuận thương mại tự do giữa Anh và EU

Thỏa thuận thương mại tự do giữa Anh và EU được ký kết vào ngày 24/12/2020 và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 Thỏa thuận này bao gồm các quy định về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vận tải, v.v

Trang 6

Thỏa thuận thương mại tự do giữa Anh và EU đã giải quyết được một số vấn

đề quan trọng, chẳng hạn như tránh thuế quan và hạn ngạch đối với hàng hóa thương mại Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng có một số hạn chế, chẳng hạn như không bao gồm các quy định về tự do đi lại và làm việc

II CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU.

1 Tác động của Brexit đến nền kinh tế nước Anh

1.1 Tổng quan

Ngân hàng Trung ương Anh ước tính rằng quy mô nền kinh tế đang nhỏ hơn khoảng 2% so với việc người dân chọn ở lại EU thay vì Brexit

Điều đó có nghĩa rằng cứ mỗi tuần trôi qua, nền kinh tế Anh mất đi số tiền lên đến 800 triệu bảng (tương đương 1 tỷ USD) Trong khi đó, không có nhiều những nỗ lực được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề của nền kinh tế, trong đó bao gồm năng suất giảm và sự bất bình đẳng tăng cao

1.2 Brexit tác động lên đồng Bảng Anh

Trong năm qua, đồng bảng Anh đã ghi nhận một sự giảm đáng kể so với đồng đôla Mỹ, đạt mức thấp kỉ lục Chỉ sau một tuần, giá trị của đồng bảng Anh đã giảm đi 12%, gây ra những tác động tiêu cực đáng kể Các tổ chức xếp hạng tín dụng như Fitch và S&P đã giảm mức đánh giá tín dụng của Anh, điều này cho thấy

sự không an toàn trong việc cho chính phủ Anh vay tiền, so với trước đây Chỉ số FTSE 250, đại diện cho cổ phiếu của các công ty chủ yếu thu lợi nhuận tại Anh, đã giảm 10% kể từ sau cuộc trưng cầu Trong số này, có thể nhận thấy rằng ngân hàng là một trong những tổ chức chịu tổn thất nặng nề nhất Các chuyên gia tính toán rằng kể từ cuộc trưng cầu, thâm hụt tại Anh đã đạt mức 935 tỉ Bảng Điều này gây áp lực lên giá trị cổ tức mà các doanh nghiệp phải trả cho cổ đông, cũng như làm giảm khả năng tăng lương và thuê thêm nhân công của các doanh nghiệp trong quốc gia này Theo chính phủ Anh, GDP của Anh có nguy cơ mất khoảng 100 tỷ GBP (xấp xỉ 145 tỷ USD) trong năm 2020, người dân Anh sẽ bị mất khoảng 950.000 việc làm, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên 3%

Bộ Tài chính Anh đã cảnh báo rằng việc Brexit sẽ ngay lập tức gây ra mất giá 12% đối với đồng bảng Anh, dẫn đến sự tăng giá của thực phẩm, tiền thuê nhà

và chi phí du lịch tại châu Âu Tổng thể, chính phủ Anh ước tính rằng nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), quy mô kinh tế của đất nước này sẽ giảm từ 3,8% đến 7,5% vào năm 2030

Sau sự sốc ban đầu của việc Anh rời khỏi EU, đồng bảng Anh tiếp tục chịu nhiều tác động gây suy giảm giá trị từ các vấn đề chính trị và thông tin không cân xứng trên thị trường Thông báo của ông Boris Johnson, một người ủng hộ Brexit

Trang 7

và sau đó trở thành Thủ tướng Anh, đã góp phần làm giảm tỷ giá GBP Các chỉ số quản lý thu mua (PMI) cũng sụt giảm mạnh, gây ra tình trạng bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Niềm tin của người tiêu dùng giảm đi, và dự báo cho thấy giá trị đồng bảng Anh có thể tiếp tục giảm xuống mức ngang bằng đồng Euro Các nhà lãnh đạo toàn cầu cho rằng, nếu Chính phủ Anh không có những động thái dứt khoát và có tính dài hạn đối với vấn đề Brexit, các doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động tại Anh sẽ phải xem xét việc di chuyển hoạt động kinh doanh ra khỏi nước này Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp không có bất kỳ thỏa thuận nào được đạt với EU hoặc không có những quyết định dứt khoát liên quan đến Brexit

Tình hình hiện tại đòi hỏi Chính phủ Anh phải đưa ra những động thái rõ ràng và quyết đoán liên quan đến Brexit để tạo sự ổn định và tin tưởng cho doanh nghiệp và thị trường Việc đạt được một thỏa thuận thương mại với EU và đưa ra các kế hoạch dài hạn hỗ trợ nền kinh tế có thể giúp đồng bảng Anh phục hồi và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động tại Anh

Tác động kéo dài hơn có thể liên quan đến thương mại quốc tế của Anh, vì Anh sẽ phải đàm phán lại các điều khoản thương mại với các quốc gia thành viên

EU cũng như với 161 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Trước đây, Anh đã được đại diện bởi EU trong tổ chức này

1.3 Brexit tác động tới vốn đầu tư nước ngoài

Theo một nghiên cứu của Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn, tác động của Brexit đối với việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể kéo dài trong 10 năm, với mức giảm 22% FDI vào Anh so với cùng kỳ Nghiên cứu này còn cho rằng dòng vốn FDI có thể rời khỏi Anh do những bất ổn liên quan đến các thỏa thuận thương mại trong tương lai, sự tăng chi phí hoạt động của các công ty

đa quốc gia, và khó khăn trong việc tiếp cận thị trường chung (EU) hơn trước đây Trong giai đoạn cuối năm 2018, các khoản đầu tư vào Anh đã giảm 0,9%, đây là lần đầu tiên tổng số vốn đầu tư giảm trong vòng 4 quý liên tiếp kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu Trong kịch bản lạc quan nhất, khi Anh vẫn có tiếp cận thị trường chung và thỏa thuận được giải quyết nhanh chóng, GDP của Anh dự kiến sẽ giảm 1,4% vào năm 2021 Tuy nhiên, trong kịch bản tồi tệ nhất, tức là Anh bị cô lập khỏi thị trường chung EU, tổn thất GDP có thể lên đến 4,5% Người tiêu dùng và các doanh nghiệp Anh có thể chịu tổn thất lên đến 9 tỷ bảng (13,2 tỷ USD) mỗi năm do tiền thuế nhập khẩu bổ sung Do đó, IMF cảnh báo rằng Anh có thể tiết kiệm một khoản đóng góp đáng kể vào ngân sách EU sau khi rời khỏi Liên minh,

Trang 8

nhưng mức tiết kiệm này chỉ như "muối bỏ bể" so với tổn thất to lớn do sự bất ổn

và tăng chi phí thương mại gấp 12 lần

Ngoài ra, có nguy cơ rằng Luân Đôn có thể mất đi vị thế là trung tâm tài chính của châu Âu và thế giới FDI cũng có thể chuyển hướng đến các quốc gia khác trong khu vực châu Âu như Pháp, Đức hoặc Ý Sự mất giá của đồng bảng Anh và sự biến động của nền kinh tế khiến các công ty Anh phải xem xét lại kế hoạch đầu tư của họ

1.4 Nỗ lực, giải pháp thúc đẩy giá trị đồng bảng Anh

Thị trường ngoại hối Anh hiện đang trải qua sự không ổn định do những diễn biến liên quan đến Brexit và các yếu tố kinh tế Đồng bảng Anh đã trải qua tăng giảm giá trị thất thường và các nhà đầu tư đang lo lắng về tình hình này Các diễn biến mới liên quan đến Brexit gần đây đã góp phần đẩy giá trị đồng bảng Anh xuống thấp hơn Mặc dù Chính phủ Anh đã cố gắng giải quyết vấn đề và phục hồi nền kinh tế, nhưng chưa có dấu hiệu tích cực cụ thể nào để ổn định thị trường ngoại hối

Ngoài ra, thị trường đang ở thế giá xuống, khiến nhà đầu tư thực hiện các giao dịch nhằm kiếm lời khi giá giảm Điều này dẫn đến việc bán GBP với số lượng lớn, tạo ra nhu cầu giảm cho đồng bảng Anh Tuy nhiên, khi giá đạt mức mong muốn, nhà đầu tư có thể mua lại đồng bảng, tạo ra nhu cầu tăng và giúp phục hồi một phần giá trị đồng bảng Anh Các nhà đầu tư hiện đang e ngại khi đầu tư vào ngoại hối và chứng khoán do thiếu thông tin rõ ràng và độ chắc chắn Tuy nhiên, cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:

- Thứ nhất là Thỏa thuận thương mại: Nếu Vương quốc Anh đạt được thỏa thuận thương mại thuận lợi với EU, đồng bảng Anh có thể được hỗ trợ và có chuyển biến tích cực

- Thứ hai là Báo cáo tình hình kinh tế: Các báo cáo kinh tế quan trọng có thể

có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị đồng bảng Anh Nếu Anh có thể đứng vững sau Brexit và tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, đồng bảng có thể phục hồi

2 Tác động của Brexit đối với Việt Nam:

2.1 Ảnh hưởng của Brexit đối với Việt Nam

Về thương mại, xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 Nhập khẩu từ Anh chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu vào Việt Nam Do đó, Brexit ít có tác động đến quan hệ thương mại của Việt Nam - Anh dù Hiệp định thương mại tự do - EU sắp được phê chuẩn và thực thi Tuy nhiên, quan hệ thương mại Việt Nam - EU dự báo sẽ bị ảnh hưởng do kinh

Trang 9

tế khu vực EU suy yếu, khiến cho cầu nhập khẩu của EU giảm sút trong khi đó EU

là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ

Về tỷ giá, đồng GBP và EUR đang mất giá so với đồng USD cũng đẩy đồng VND tăng lên, đồng nghĩa làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU Ngoài ra, trong trường hợp Trung Quốc phá giá đồng CNY để hỗ trợ xuất khẩu vào EU thì tác động của tỷ giá đến xuất khẩu Việt Nam sẽ tương đối lớn

Về đầu tư, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến hết tháng 12/2015, Anh đầu tư vào 241 dự án tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 4.739,3 triệu USD, đứng thứ 15 trong số 110 đối tác đầu tư tại Việt Nam Tuy nhiên, đầu tư

sẽ không ảnh hưởng nhiều vì Anh chủ yếu là nhà đầu tư không hẳn trong khuôn khổ EU mà nằm trong khuôn khổ giữa các doanh nghiệp của Anh và Việt Nam Đồng thời vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 4% tổng vốn FDI vào Việt Nam

Về thị trường chứng khoán, sau khi có kết quả trưng cầu dân ý của Anh, giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam đã có thời điểm giảm hơn 70.000 tỷ đồng (trên sàn HOSE) Tuy nhiên, đến cuối phiên giao dịch, chỉ số VN-Index chỉ giảm 11,5 điểm (-1,8%) so với ngày 23/6/2016 với giá trị vốn hóa giảm khoảng 23.000 tỷ đồng Thị trường chứng khoán bị tác động chủ yếu do yếu tố tâm

lý của nhà đầu tư Thực tế thì quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước cũng chưa phải là lớn nên những ảnh hưởng của Brexit chỉ là trong ngắn hạn và không nhiều

2.2 Những giải pháp ứng phó với Brexit

Khi Anh rời EU cũng đồng nghĩa với việc Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) của EU và Việt Nam sẽ không còn hiệu lực tại Anh Do đó Việt Nam và Anh đã thực hiện một hiệp định song phương mới nhằm tạo điều kiện để thương mại hai chiều được phát triển thuận lợi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) được ký vào tháng 12/2020

đã đánh dấu một trang mới cho sự hợp tác giữa hai bên kể từ khi Anh rời EU Doanh nghiệp cần tiếp cận với các chính sách mới của Anh để có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường này đối với các hàng hóa nhập khẩu Ngoài ra cũng cần quan tâm đến các yêu cầu của luật pháp Anh có ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, cụ thể là các yêu cầu về giấy chứng nhận, thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo thuế… phải theo những quy định mới của nước Anh

Tìm kiếm và xác định các cơ hội mới xuất phát từ tình hình Brexit, chẳng hạn như việc thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và phát triển, cũng như các mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực đặc biệt

Trang 10

Chính phủ cần theo dõi sát sao những diễn biến trên thị trường tài chính, thị trường hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là thị trường vàng, thị trường chứng khoán, thị trường dầu mỏ thế giới để có những phản ứng chính sách kịp thời như điều chỉnh tỷ giá, hạ lãi suất cho vay hoặc những chính sách ứng phó với giá dầu thế giới giảm để giảm thiểu những cú sốc bất lợi cho nền kinh tế

2.3 Bài học kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam

a/ Đối với ASEAN

Các quốc gia ASEAN cần chú trọng vào việt làm hài hòa lợi ích và tạo thế cân bằng để không làm chênh lệch quá lớn năng lực hội nhập của từng thành viên Trước tiên đó là việc xây dựng và tăng cường năng lực cho các thành viên còn kém phát triển Những nỗ lực phải xuất phát từ tinh thần đoàn kết vì lợi ích chung trên

cơ sở tuân thủ các nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không gây sức ép nhằm tránh phản ứng tiêu cực Việc bất kỳ thành viên nào bị đặt ngoài cuộc chơi cũng sẽ khiến ASEAN không thể đạt được mục tiêu hội nhập Trong bối cảnh ASEAN đang nỗ lực gắn kết để trở thành một cộng đồng đúng nghĩa thì việc đặt người dân vào vị trí trung tâm trong quá trình hội nhập có ý nghĩa hết sức quan trọng Các chính sách của ASEAN cần xuất phát và hướng đến người dân thay vì phục vụ cho lãnh đạo Hay nói cách khác, người dân phải thực

sự nhận thức được tính gắn kết của quốc gia trong ASEAN như cơ sở hội nhập và phát triển

ASEAN cần có những lựa chọn phát triển của riêng mình và không nên theo đuổi một hình mẫu mang tính rập khuôn nào Thực tế, chính việc EU quá cứng nhắc trong các nguyên tắc hoạt động đã khiến các thành viên EU bị giới hạn về phạm vi hoạt động Một khuôn khổ cởi mở cho các trao đổi và tranh luận cũng bị giới hạn theo hướng hành chính hóa và ràng buộc về những điều kiện hội nhập Trước những hạn chế đó, ASEAN cần chú trọng linh hoạt trong phương cách ứng

xử với các thành viên cũng như tôn trọng các giá trị văn hóa và bản sắc riêng của từng quốc gia Việc can thiệp quá sâu vào nội bộ quốc gia có khả năng tạo nên những phản ứng không tích cực và gây nên tâm lý bất mãn trong nội bộ khối Ở phương diện nào đó, những nguyên tắc mà ASEAN theo đuổi đều phản ánh tính chất linh hoạt và thực dụng để phù hợp với sự vận động của thời đại Các quốc gia thành viên ASEAN vẫn giữ được quyền tự chủ về đối nội và đối ngoại Quan trọng

là trong khi EU hội nhập cả về kinh tế và chính trị thì ASEAN đặt trọng tâm hội nhập trên phương diện kinh tế và không hướng đến một tham vọng “siêu nhà nước” như EU Đây là tín hiệu đáng mừng và đồng thời cũng là cơ sở lạc quan cho quá trình hội nhập khu vực của ASEAN

Ngày đăng: 26/08/2024, 12:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w