1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

100 năm cải lương việt nam tập 1 nxb người việt 2014 ngành mai 290 trang

285 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 100 Nam Cai Luong Viet Nam
Tác giả Nganh Mai
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hoa Kỳ
Định dạng
Số trang 285
Dung lượng 57,48 MB

Nội dung

CHUONG 1 NGUON GOC PHAT SINH NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG "Ca-Ra-Bộ” xuất hiện Từ những năm đầu của thập niên 1910 có vài nhóm đờn ca tài tử ở Vĩnh Long, bỗng phát sinh ra lối "ca-ra- bộ" lạ

Trang 4

100 NAM CAI LUONG VIET NAM

Trang 5

100 NAM CAI LUONG VIET NAM

Trang 6

Lời Nói Đầu

Một bộ môn nghệ thuật xuất phát từ trong nhân gian,

với bước đi khởi đầu ở Nam Kỳ Lục Tỉnh, gọi là "ca-ra-

bộ”, sau đó ngày một tỏa rộng đi khắp 3 miền đất nước

Đồng thời tên gọi cải lương cũng được thiên hạ, người

đời mặc nhiên chấp nhận luôn cho đến ngày hôm nay

Cải lương không dừng lại ở trong nước, mà đã theo

chân người Việt đi Miên đi Lèo phục vụ đồng bào xa xứ

Tiếp đó thì đi Pháp cùng các nước Âu Châu, và từ năm

1975 thì cải lương hiện diện ở Hoa Kỳ

Trong suốt chiều dài lịch sử một thế kỷ, quá trình hoạt

động của cải lương đã xảy ra hàng ngàn sự kiện liên quan đến nghệ thuật, liên hệ đến con người làm nghệ

thuật, mà các thế hệ sau này rất cần có tài liệu, có cơ sở

để tìm hiểu về sự hình thành cùng tiến trình phát triển

của cải lương

Với một bộ môn nghệ thuật được hàng triệu người ưa thích, thì dĩ nhiên kho tàng văn học nghệ thuật nước nhà

không thể bỏ sót.

Trang 7

6 NGANH MAI

Cái khó khăn của vấn đề là làm thế nào tập trung hằng

bao sự kiện để đưa vào một bộ sách, bởi công việc đỏi hỏi

người thực hiện phải liên tục sưu tầm suốt thời gian dài,

nếu không muốn nói là suốt một đời người bỏ công tìm

tòi và ghi lại Cái đó chỉ có những người thật sự yêu thích

cải lương, và phải tận tụy, kiên trì mới có thể làm được

Trong nhiều thập niên theo dõi hoạt động cải lương, tôi đã thu thập khá nhiều sự kiện có liên quan đến bộ môn

nghệ thuật này Hoàn cảnh cuộc sống đã vô tình giúp tôi

có được cơ hội, cùng điều kiện thuận lợi để tìm hiểu, cũng

như lưu giữ được rất nhiều chứng liệu, hình ảnh về cải

lương Do đó là động lực cho tôi thực hiện bộ sách 100

Năm Cải Lương Việt Nam

Tôi tin tưởng và mong mỏi rằng bộ sách sẽ đáp ứng được sự mong đợi của nhiều người vốn hằng quan tâm

đến môn nghệ thuật đặc thù văn hóa dân tộc

Tôi thành thật cám ơn những vị đã khuyến khích tôi

thực hiện bộ sách, quí vị nói rằng chậm lắm rồi! Nếu để

lâu ngày chày tháng, chần chờ mãi có thể không còn thời

gian

Tôi cũng thành thật cám ơn Nhựt Báo Người Việt đã

giúp tôi phương tiện thiết thực để hoàn thành bộ sách

100 năm cải lương Việt Nam

Ngành Mai

Trang 8

CHUONG 1

NGUON GOC PHAT SINH

NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG

"Ca-Ra-Bộ” xuất hiện

Từ những năm đầu của thập niên 1910 có vài nhóm đờn ca tài tử ở Vĩnh Long, bỗng phát sinh ra lối "ca-ra-

bộ" lạ mắt, làm cho giới mộ điệu thích thú, khác với

trước đó người ca ngồi yên một chỗ, hoặc thỉnh thoảng đứng lên hát mà không một động tác nào đi kèm lời ca

Cái lối "ca-ra-bộ" này mỗi ngày một phổ biến lan tràn

khắp tỉnh Vĩnh Long, đã thu hút thêm nhiều người đến

địa điểm sinh hoạt đờn ca mỗi khi được tổ chức.

Trang 9

người ca cũng không ai nhắm vào tiền bạc gì hết Nói rõ

hơn là người đờn ca lẫn người thưởng thức ai ai cũng tự trọng, cũng như "ca-ra-bộ" thời xưa đã thể hiện phong cách của con người văn nghệ, người đờn ca và người nghe tôn trọng nể nang nhau, do vậy mà ngày một phát

triển

Thế nhưng, "ca-ra-bộ" bắt nguồn từ đâu, ai là người

đã chế ra hình thức văn nghệ nầy, để rồi về sau trở

thành bộ môn nghệ thuật cải lương được đồng bào cả 3

miền đất nước ưa thích? Trước khi đi vào vấn đề cũng

nên diễn tả lại một vài bối cảnh của địa danh, có liên

quan đến sự ra đời của nghệ thuật cải lương

Số là vào thời thập niên 1910 này, phương tiện lưu

thông từ Lục Tỉnh lên Sài Gòn rất khó khăn, không biết

đã có những chuyến xe đò đưa hành khách chạy xuyên suốt hay chưa, hoặc nếu có thì chắc rằng cũng chẳng có

mấy chiếc xe hơi để đáp ứng nhu cầu đi lại của người

dân, và thiên hạ cũng chưa quen sử dụng xe đò Sự đi lại giữa các tỉnh miền Tây, và từ miền Lục Tỉnh lên Sài Gòn vào thời này đa số đi bằng ghe xuồng, hoặc đi xe ngựa

nhiều chặng, tức sang xe nhiều lần mới tới nơi mình

muốn đến Vì thế mà hầu như tất cả hành khách từ miền

Tây lên Hòn Ngọc Viễn Đông, ai cũng dừng lại Mỹ Tho

một ngày, vừa nghỉ ngơi vừa chờ đi xe lửa

Trang 10

100 NAM CAILUO'NG VIETNAM 9

Thời đó có xe lửa chạy bằng hơi nước, đầu máy đốt

củi bốc khói, than bụi bay đầy đường, nhưng lại là

phương tiện di chuyển mau lẹ, hiện đại nhứt thời bấy giờ Mỗi ngày có một chuyến xe lửa khởi hành từ Sài

Gòn xuống Mỹ Tho, và một chuyến từ Mỹ Tho chạy lên

Sài Gòn vào mỗi sáng sớm, nếu như hành khách đến ga

trễ thì phải ngủ lại Mỹ Tho chờ sáng hôm sau Những

người nóng lòng, hay do bởi việc gì đó gấp rút cần phải

đi ngay, họ đi xe ngựa nhiều chặng và phải ngủ đêm ở

dọc đường, có khi lên tới Sài Gòn thì xe lửa đã tới trước

rồi

Ngày nọ có một ông viên chức hành chánh tỉnh Vĩnh

Long, tên ông là Tống Hữu Định, làm chức Phó Cai Tổng

Long Hồ, có dịp đi Sài Gòn và cũng dừng lại Mỹ Tho ngủ qua đêm Tối hôm đó ông đi coi hát bóng rạp Casino ở đường Lê Lợi, có thêm màn phụ diễn đờn ca tài tử vừa mới bày ra thêm vài tháng nay Theo như lời nghệ sĩ

Năm Châu từng nói với nhà báo Trần Tấn Quốc: Cũng do

ở lại Mỹ Tho coi cái đêm phụ diễn đờn ca cổ nhạc này,

mà về sau sân khấu nước nhà mới xuất hiện bộ môn

nghệ thuật đặc thù văn hóa dân tộc: Cải lương, hay là ca

kịch cũng thế

Lúc ấy ở Mỹ Tho có ban đờn ca tài tử của ông Nguyễn

Tống Triều (người ta thường gọi là Tư Triều) Ban ca

nhạc Tư Triều này tập hợp được nhiều nhạc sĩ, danh ca

điêu luyện mà trong số có cô Ba Đắc, nổi tiếng với bài tứ

đại oán "Bùi Kiệm - Nguyệt Nga" của tác giả Trương Duy

Trang 11

10 NGANH MAI

Toản, sáng tác từ Phong Điền, Cần Thơ cho nhóm don ca

tài tử vùng này sinh hoạt, rồi sau đó bài ca được phổ

biến lan rộng đến Mỹ Tho, Vĩnh Long

Nhận thấy thiên hạ thường tập trung nghe ban cổ

nhạc Tư Triều, nên ông điền chủ Trần Chánh Chiếu, chủ

nhân khách sạn nhà hàng Minh Tân gần ga xe lửa, đã

mời ban Tư Triều đến đờn ca trình diễn và rất được

thực khách hoan nghinh, đêm nào có đờn ca thì nhà

hàng đông nghẹt người ăn uống Thấy thế, ông chủ rạp hát bóng Casino ở đường Lê Lợi (thiên hạ gọi là Thầy

Hộ) đã mời ban Tư Triều ký hợp đồng mỗi tuần hai ngày

Thứ Tư và Thứ Bảy, đến trình diễn trên bộ ván ngựa lớn

4 tấm đặt giữa sân khấu Người đờn người ca ăn mặc

quốc phục chỉnh tề, ngồi trên bộ ván trình bày đờn ca cổ

nhạc trước khi chiếu phim (lúc này còn ngồi ca chớ chưa

ai đứng trên bộ ván)

Đêm coi phụ diễn lịch sử

Cái đêm ngủ tại Mỹ Tho đó, ông Tống Hữu Định vô

tình đi coi vào ngày có phụ diễn, và bài tứ đại oán qua

giọng ca truyền cảm ngọt ngào của cô Ba Đắc đã "hớp

hồn" ông Tống Hữu Định, một người từ Vĩnh Long đến

đây Ông Định liên miên tưởng tượng một khung trời

nghệ thuật mà người ca có thể vượt ra ngoài cái khuôn

sáo ngồi một chỗ cất tiếng hát trong điều kiện gò bó,

chẳng thoải mái chút nào, và dĩ nhiên giảm bớt sự linh

động của lời ca Ông Tống Hữu Định kể lại cho nhiều

Trang 12

100 NAM CAILUONG VIETNAM 11

người trong Ban tại tử Vĩnh Long, rằng lúc ấy trong đầu

óc ông thoáng qua một ý nghĩ, nếu như bài ca đó, con

người đó mà có thêm bộ tịch, đối đáp khi trình diễn thì

hay biết mấy! Và liền ngay lúc ấy ông nghĩ đến một sân

khấu linh hoạt hơn, với các nghệ nhân vừa ca đối đáp vừa ra bộ tịch theo tình huống trong bài ca

Rồi không biết ai đã biếu tặng cho ông Tống Hữu Định bài tứ đại oán Bùi Kiệm - Nguyệt Nga do cô Ba Đắc

ca trong buổi phụ diễn ấy Hoặc là người nào đó trong

khách sạn đã ca đi ca lại nhiều lần, mà ông Định thì cố

tình thu thập nên nghe riết rồi thuộc lòng bài ca nói

trên

Ông Tống Hữu Định là con nhà khá giả, thuộc gia đình

danh gia vọng tộc ở Long Hồ, là bạn đờn ca tài tử với

nhiều thân hào nhân sĩ Với chức vụ Phó Cai Tổng Long

Hồ, ông đã kết bạn với nhiều người chức việc, tên tuổi

thời đó ở Vĩnh Long

Thân hữu của ông Định gồm các thân hào nhân sĩ,

những người làm việc ở cơ quan công quyền, ở tòa án,

nói chung là thành phần trí thức làm việc cho chính

quyền Pháp Các thân hữu cũng yêu thích đờn ca tài tử,

nên ông thường tổ chức tiệc tùng tại nhà mình, để tri kỷ

tri âm họp mặt sinh hoạt đờn ca tài tử, có khi thâu đêm

suốt sáng

Sau cái lần ghé Mỹ Tho xem buổi ca nhạc phụ diễn

của ban Tư Triều, ông Định đã phát họa trong trí ông

Trang 13

12 NGANH MAI

hình ảnh một sân khấu linh động hấp dẫn, và đem ra

thực hiện trong nhóm đờn ca của mình bằng cách cho các nhân vật trong bài ca đối đáp với nhau, đã làm thay

đổi hẳn phong cách trình bày trước khán giả, bởi người

ca không chỉ bằng lời, mà có thêm đối đáp và điệu bộ

Cũng như bài tứ đại oán Bùi Kiệm - Nguyệt Nga từ Mỹ

Tho mang về Vĩnh Long đã được một nữ ca sĩ tài tử

trong nhóm là cô Hai Định, diễn tả bằng lời ca đã làm

say mê khán giả ở nhà ông phó cai tổng lúc bấy giờ

Thế là tài tử giai nhân, tri âm tri kỷ hội tụ tại nhà ông

Tống Hữu Định là những người đầu tiên ca hát với

phong cách mới: "ca-ra-bộ"”, những đào kép tiên khởi của nền ca kịch, tức sân khấu cải lương đã hình thành,

tính đến nay 100 năm, và đã đi vào lịch sử văn hóa nước nhà

Lối chơi đờn ca tài tử "ca-ra-bộ" lần đầu tiên xuất hiện tại nhà ông Tống Hữu Định rất được bà con hoan nghinh, nên sau đó làn tràn khắp tỉnh Vĩnh Long và các vùng phụ cận

Đến khoảng 1915 - 1916 thì trên cả nước phát động

phong trào quốc trái mà thực chất là gom tiền ở Việt

Nam giúp nước Pháp chiến tranh với nước Đức Do đó mới có tên Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc được

loan truyền rộng rãi trong nhân gian thời bấy giờ

Lúc ấy viên Chánh Tham Biện Vĩnh Long biết rõ nhà

ông Tống Hữu Định thường quy tụ nhiều người nên gợi

Trang 14

100 NAM CAILUONG VIETNAM 13

ý ông Định tuyên truyền cho công cuộc quốc trái Gợi ý

của cấp lớn thì có khác gì ra lệnh, bởi ông Định đang giữ

chức vụ Phó Cai Tổng Long Hồ, một chức ở xã huyện của

tỉnh Vĩnh Long

Công việc rất thích hợp với mình nên ông Tống Hữu

Định sốt sắng nhận lời, và sẵn có ban ca nhạc tài tử "ca- ra-bộ” sinh hoạt tại nhà, ông đã biến nó thành đoàn hát

lưu động, và tự biên soạn vở hát "Quốc Trái" có cô Hai

Định làm đào chánh đi diễn khắp tỉnh Vĩnh Long Làm

công việc này rất hợp với sở thích, mang cái trò vui "ca-

ra-bộ" phổ biến rộng rãi, được thiên hạ hoan nghinh, mà còn lập được công với chính quyền thời ấy

Sau mấy tháng hát lòng vòng trong tỉnh, hầu như xã

nào, huyện nào gánh "ca-ra-bộ" cũng có mặt biểu diễn

Bà con xem qua nhiều lần, không lẽ hát đi hát lại mãi mấy bài ca quen thuộc, nên lúc ấy có người bàn bạc với

ông Định là nên mang đoàn đi xa hơn, có nghĩa đi ra

ngoài tỉnh Vĩnh Long, khán giả chưa biết "ca-ra-bộ” là gì,

họ sẽ đi coi nhiều hơn Ông Định nghe có lý nên quyết

định mang gánh hát đi ra ngoài tỉnh, mà đầu tiên là Sa

Đéc

Thế nhưng, có lẽ Tổ nghiệp sân khấu chỉ cho ông

Định làm đến đây mà thôi, nên đến Sa Đéc thì ông gặp

phải một đối thủ vừa yêu nghề hát lại vừa tính toán cao

hơn, khiến cho gánh hát của ông rã tại đây.

Trang 15

14 NGÀNH MAI

Gánh hát Sadec Amis

của Thầy André Thận

Khoảng 1914 ở Sa Đéc có ông Lê Văn Thận (André

Thận) mà người ta thường gọi là Thầy Tư Thận, cũng là

một người điền chủ giàu có, nguyên là học sinh trường

Chasseloup Laubat, Sài Gòn Học xong thầy Thận về Sa

Đéc làm cò tàu cho hãng tàu Tây chạy từ Lục Tỉnh lên

Mỹ Tho Thời gian đó thầy Thận kết bạn với các danh ca,

danh cầm trong vùng thành một nhóm, gọi là nhóm

"Sadec Amis" và thường hay tổ chức đờn ca, không

những ở Sa Đéc mà còn giao du sinh hoạt với các điền

chủ đồng điệu ở ngoài tỉnh

Vào thời kỳ này có rất nhiều gánh hát xiệc từ Nhựt

Bổn, các nước Châu Âu và cả Hoa Kỳ cũng đến Việt Nam

biểu diễn và rất dễ hốt bạc Thầy Thận đi xem đoàn xiệc

Huê Kỳ Harmstrong Circus diễn ở rạp Moderne, đường d'Espagne Sài Gòn Thấy thiên hạ chen chân mua vé, và

dĩ nhiên gánh hát tiền vô như nước, nên chẳng bao lâu

thầy Thận quyết định thành lập đoàn xiệc Cirque du

Jeune Annam phục vụ đồng bào ở tỉnh nhà Sa Đéc

Lúc gánh "ca-ra-bộ” của thầy Tống Hữu Định từ Vĩnh

Long xuống Sa Đéc đã thu hút gần hết khán giả của gánh

hát xiệc thầy Thận, do bởi gánh xiệc chẳng có bao nhiêu

trò, người coi mãi cũng chán Ông Thận liền nghĩ ra cách

bỏ tiền ra chuộc cô đào chánh Hai Định và vài anh kép

nhảy sang gánh của ông, diễn thêm màn "ca-ra-bộ" để

Trang 16

100 NAM CAILUONG VIETNAM 15

kéo khán giả trở lại Gánh hát ông Định gặp phải tinh trạng đào kép nòng cốt bỏ đi hết thì lấy ai đâu hát, phải

rã gánh tại đây

Gánh hát rã, ông Tống Hữu Định đã không buồn chi

mấy, bởi ông lập gánh là do sở thích, làm với tính cách

tài tử, mà người đời gọi là "thừa ưa” (amateur), vì nghệ

thuật chứ đâu phải nghề nghiệp sinh sống của ông

Sự việc trên cho người ta thấy rằng vấn đề mua đào

chuộc kép đã có từ lúc "khai thiên lập địa," cái thời cải

lương còn là "ca-ra-bộ" Do vậy mà về sau việc mua đào

chuộc kép đã triền miên diễn ra, làm thất điên bát đảo các ông bà bầu gánh nghèo Bởi đào tạo được một tài

danh triển vọng nào thì liền bị gánh lớn tung tiền ra bắt

đi mất, nếu không rã gánh liền, thì cũng khựng lại một

thời gian

Lúc bấy giờ có ông Trương Duy Toản, tham gia phong

trào Đông Du, viết báo lấy bút danh là Mạnh Tự Phong

trào Đông Du tan rã, ông Toản bị bắt đày đi an trí tại

Phong Điền, Cần Thơ Ở đây ông sống bằng nghề dạy

học, và viết bài ca cho giới đờn ca tài tử

Về phần thầy Thận thì từ lúc còn làm cò tàu ở hãng tàu Tây "Commissaire Messageries Fluviales" chạy

đường Lục Tỉnh, ông có tiếng ăn chơi hào phóng, từng

giao tế quen biết với nhiều viên chức chính quyền Pháp

Đến khi chiêu dụ được các đào kép của gánh hát Vĩnh

Long, thì thầy nghĩ ngay phương cách phát triển gánh

Trang 17

16 NGANH MAI

hát xiệc vừa có thêm phần "ca-ra-b6" nay Thay tìm cách

để gặp gỡ và bảo lãnh ông Trương Duy Toản về đoàn hát viết tuồng Công việc đầu tiên của ông Toản là ráp nối

những bài ca thành liên ca diễn khúc cho 5, 3 tài tử ca,

thay vì chỉ ca một mình Đồng thời thầy Thận cũng mời

thêm nghệ sĩ như kép Bảy Thông, Tám Cang và đào thì

có cô Hai Cúc, Hai Mão

Kể từ lúc có ông Trương Duy Toản về, thì ngoài các

bài ca có sẵn như Bùi Kiệm - Nguyệt Nga, một số bài ca

mới được viết thỉnh thoảng ra mắt khán giả, nên gánh

xiệc của Thầy Thận có thêm phần "ca-ra-bộ" khởi sắc

thấy rõ Sau nhiều buổi diễn thành công ở quê nhà Sa

Đéc, gánh đi diễn ở nhiều tỉnh khác ở lục tỉnh cũng được hoan nghĩnh, khán giả đông đảo

Thừa thắng xông lên, thầy Thận mang gánh lên Sài

Gòn diễn tại rạp Moderne ở đường d' Espagne, và tiếp

đó gánh hát của thầy đi Nam Vang Thời này 3 nước

Việt-Miên-Lào cùng một chính quyền thuộc địa, nên việc

đoàn hát xin giấy phép đi Miên chẳng khó khăn gì Ngày

nọ đoàn đang diễn ở Nam Vang thì Thái Tử Sihanouk

đang học ở trường Chasseloup Laubat Sài Gòn, nhân

một ngày nghỉ lễ thái tử về thăm vua cha, sẵn dịp ghé thăm gánh hát thầy Thận, mà cách đó không lâu thái tử

đã đi coi ở Sài Gòn Việc tuy nhỏ chẳng có gì, nhưng cũng

khiến người dân Nam Vang nể nang thầy Thận ra mặt

Biểu diễn mấy tháng ở Nam Vang, gánh xiệc thầy

Thận về nước, khán giả không còn đông đảo như trước

Trang 18

100 NAM CAILUO'NG VIETNAM 17

Do dau? Suy nghi nhiéu ngay, thay Than tim ra can

nguyên là do bởi có nhiều gánh hát Sơn Đông mãi võ

bán thuốc, thường xuyên xuất hiện tại các chợ, bà con coi không mất tiền, nên thờ ơ với gánh hát có bán vé

Cũng như nhận thấy bà con thích ca-ra- bộ hơn là hát xiệc, nên có ý định dẹp bỏ phần hát xiệc, và dẹp luôn ca diễn tạp nhạp chẳng đầu chẳng đuôi làm mất khán giả

Thầy đề nghị, đốc thúc ông Trương Duy Toản viết tuồng

dài 3 tiếng đồng hồ với nhiều vai trò cho diễn viên

Thế là ông Toản bắt đầu viết tuồng dài, tình tiết dựa

theo danh phẩm Kim Vân Kiều của cụ Nguyễn Du, không

phải diễn 3 tiếng đồng hồ, mà phải hát 3 đêm mới kết thúc

Gánh hát "Thầy Năm Tú", Mỹ Tho

Trong lúc vở tuồng dài Kim Vân Kiều còn đang viết, thì gánh hát thầy Thận về Mỹ Tho diễn tại rạp Casino,

nơi mà trước đây ông Tống Hữu Định đã tưởng tượng ra một gánh hát “ca-ra-bộ”, và sau đó thực hiện ở Vĩnh

Long Tổ nghiệp cải lương linh hiển, hay là luật trời vay trả-trả vay, mà gánh hát thầy Thận bị rã gánh ngay tại

rạp Casino này, coi như sự nghiệp của thầy phải trả lại

tại đây

Số là ở vùng đất trù phú Mỹ Tho lúc bấy giờ có nhà tư

bản là ông Pierre Châu Văn Tú, mà thiên hạ thường gọi

là "Thầy Năm Tú”, là chủ nhân rạp hat Cinéma - Théâtre

“Thầy Năm Tú.”

Trang 19

18 NGANH MAI

Thấy thầy Thận làm ăn khá, và cũng muốn tự mình làm nên cái gì đó theo sở thích, nên thầy Tú bỏ ra số tiền lớn chuộc hết các đào kép nòng cốt của gánh hát thầy

Thận Giờ đây thì thầy Thận lại lâm vào cái cảnh của ông

Tống Hữu Định trước kia ở Sa Đéc: Thầy là nạn nhân của thầy Tú, đâu khác chi ông Tống Hữu Định là nạn nhân của thầy vậy

Đào kép bỏ đi hết, gánh hát Sadec Amis rã tại Mỹ Tho,

thầy Thận về Sa Đéc làm trở lại nghề cò tàu, từ đó về sau

người ta không thấy ông xuất hiện trong làng nghệ

thuật Về phần thầy Tú thì sau khi tóm thâu hầu như

toàn bộ đào kép gánh hát của thầy Thận, thầy còn kêu thêm một số diễn viên ban ca nhạc tài tử Tư Triều về

cộng tác thành lập gánh hát “Thầy Năm Tú"." Đây là thời

kỳ mà "ca-ra-bộ" có điều kiện phát triển mạnh, có cơ hội

tiến tới trở thành một bộ môn nghệ thuật sân khấu

được hàng triệu người mến mộ

Gánh hát "Thầy Năm Tú" phương tiện đồi dào, tổ

chức qui mô, các họa sĩ được thuê mướn vẽ nhiều tranh cảnh đẹp mắt, đề co phít, sơn thủy và màn nhung sân

khấu được thực hiện cùng với nhiều phương tiện biểu

diễn nghệ thuật của một gánh hát tầm cỡ Trong thiên

hạ lúc ấy nhiều người nói nếu không phải là thầy Tú, thì thời kỳ này mấy ai làm được

Riêng về soạn giả Trương Duy Toản thì sau khi gánh

hát thầy Thận rã gánh, không lẽ "thất nghiệp” hay đi dạy

học trở lại, nên khi được thầy Tú bỏ ra số tiền khá lớn

Trang 20

100 NAM CAILUONG VIETNAM 19

để mời thì ông chấp nhận ngay Sẵn vở tuồng Kim Vân

Kiều đang viết dở dang, ông gấp rút hoàn thành vở hát

để cho gánh "Thầy Năm Tú” khai trương bảng hiệu Như vậy coi như tuồng Kim Vân Kiều là vở hát đầu tiên của

nghệ thuật "ca-ra-bộ”", mà về sau gọi là cải lương, va

gánh hát "Thầy Năm Tú" là sân khấu đầu tiên diễn cải

lương trọn tuồng Cũng như ông Trương Duy Toản là

soạn giả đầu tiên của sân khấu cải lương Việt Nam vậy

"Thầy Năm Tú" là nhà cự phú giàu có nổi tiếng đất

Mỹ Tho, cũng là người đam mê nghệ thuật nên mới xây dựng một rạp hát ngay tại chợ Mỹ Tho Gánh hát "Thầy

Năm Tú" của thầy ra đời là đất tốt cho cải lương phát

triển Ngoài những đêm trình diễn tại rạp hát nhà ở Mỹ Tho, gánh "Thầy Năm Tú" còn có dịp đi hát ở những dia

điểm tốt hơn, thầy mướn thêm rạp Moderne ở Sài Gòn

để mỗi Thứ Bảy, Chủ Nhựt toàn gánh lên đây trình diễn,

đồng thời cũng hát ở rạp Eden Chợ Lớn Nhờ vậy mà đào kép, công nhân gánh "Thầy Năm Tú” yên tâm về đời

sống, thoải mái về tỉnh thần

Nhờ có ông Trương Duy Toản là soạn giả thường

trực, nên tuồng tích mới lần lượt được ra đời phục vụ

khán giả, đồng thời tạo thêm thanh thế cho gánh hát

Các tuồng Kim Vân Kiều, Hạnh Nguyên Cống Hồ, Trang

Châu Mộng Hồ Điệp của soạn giả Trương Duy Toản sau

thời gian diễn trên sân khấu lại được thu dĩa hát

Lúc bấy giờ hãng dĩa hát Pathé bên Đức có chi nhánh

ở Sài Gòn, thu thanh tiếng hát ca sĩ, nghệ sĩ Việt Nam

Trang 21

20 NGANH MAI

mang về Đức in dĩa hát, rồi đem ngược trở lại bán ở Việt

Nam "Thầy Năm Tú” liên hệ với chỉ nhánh hãng dĩa

Pathé thu thanh các tuồng nói trên

Khi dĩa hát phát hành, khách hàng có máy hát mua dĩa về hát thì nghe lời giới thiệu mở đầu: "Đây là ban hát cải lương của 'Thầy Năm Tú' ở tại Mỹ Tho, hát tuồng

Kim Vân Kiều trên dĩa Pathé nghe chơi."

Tóm lại gánh hát "Thầy Năm Tú" ra đời ở Mỹ Tho vào

cuối thập niên 1910 đã đánh dấu cho sự hoàn thiện bộ môn nghệ thuật cải lương, hát trọn tuồng như sau này,

chớ trước đó hát từng lớp, thời gian ngắn giống như

trích đoạn Các thế hệ sau mỗi khi nhắc tới cải lương sẽ

không quên sự nghiệp từ thuở sơ khai này

Bộ sách 100 Năm Cải Lương Việt Nam trịnh trọng ghi lại công trình văn hóa nghệ thuật của "Thay Nam Tu".

Trang 22

100 NĂM CẢI LƯƠNG VIỆTNAM 21

Hình chụp dĩa hát Pathé Thời thập niên 1910 - 1920 Ban hát Thây Năm Tú ở

Mỹ Tho hát tuông của soạn giả Trương Duy Toản Hợp đồng với hãng dĩa Pathé thu thanh vào dĩa này

Trang 23

Trong dân gian mỗi khi nói đến một gánh hát nào đó

thì người ta dùng 2 chữ cải lương, bởi không có ngôn từ

nào thay thế mà dễ hiểu dễ gọi bằng hai tiếng cải lương

Chẳng hạn như khi có một đoàn hát dọn đến thì bà con

ta thường hay nói với nhau rằng: "Gánh hát dọn đến tối

nay đi coi cải lương," chớ không ai nói rằng tối nay đi coi

ca kịch, hoặc dùng từ ngữ nào khác mà không dùng

tiếng cải lương, dù rằng khi đến rạp người ta không thấy

2 chữ cải lương nằm ở đâu cả

Trên truyền hình cũng thế, thiên hạ cũng không dùng

chữ nào khác ngoài hai chữ cải lương, để thông báo với

nhau chương trình tối nay đài cho phát một vở tuồng

nào đó Tóm lại cải lương là một từ ngữ đại diện cho một

loại hình văn hóa dân tộc mà xưa giờ đã được phổ biến

rộng rãi trong nhân gian, đã mặc nhiên được bà con mọi

giới chấp nhận Đây là từ ngữ quá thông dụng, nói ra là người ta hình dung được ngay những gì bao quanh hai

chữ ấy.

Trang 24

100 NĂM CẢI LƯƠNG VIỆTNAM 23

Thế nhưng, danh từ cải lương có từ lúc nào, và ai đã

đặt ra nó? Từ nhiều thập niên qua đã không biết bao

nhiêu người thắc mắc về hai chữ cải lương này, không

những người ngoài giới, mà ngay cả những đào kép, bầu gánh, soạn giả, nhạc sĩ nói chung là những người từng

ăn cơm Tổ cũng có mấy ai rõ biết do đâu mà có danh từ

cải lương

Một từ ngữ được mọi người chấp nhận, được dùng để

nói đến một bộ môn nghệ thuật độc đáo của dân tộc, mà

đại đa số người liên hệ lại không biết gốc tích, không

biết từ đâu phát sinh ra thì cũng là một sự thiệt thòi cho

giới đang làm nghệ thuật cải lương Và có lẽ không thấu

đáo được 2 chữ cải lương, nên những người đang sống nhờ vào nó, nổi tiếng làm giàu nhờ nó, nhà cao cửa rộng,

lên xe xuống ngựa nhờ nó mà lại tránh dùng danh từ

này Điển hình là bảng hiệu các đoàn hát đố ai thấy chữ

cải lương trên đó, trong tờ chương trình quảng cảo

(program) cũng chẳng ai thấy có đề 2 chữ cải lương Y

như rằng họ sợ hai chữ cải lương vậy Có điều khó hiểu

là trong khi khán giả, thiên hạ gọi là cải lương, thì lại chính người trong giới cải lương họ đã không dùng danh

từ này

Trong suốt mấy chục năm theo dõi hoạt động sân

khấu, tôi chỉ thấy duy nhứt có gánh Nam Phong của cô

Chín Bia là vẽ chữ cải lương trên bảng hiệu đoàn hát mà thôi (cô Chín Bia là em của nữ nghệ sĩ tài danh Năm Phï), chứ hầu hết các gánh hát khác đều dùng chữ "Đoàn

Ca Kịch" hoặc "Đoàn Ca Vũ Nhạc Kịch," hoặc gọn hơn là

Trang 25

24 NGANH MAI

kịch "Kịch Đoàn" như kịch đoàn Thủ Đô chẳng hạn Cũng

có nhiều gánh đề "Đoàn Thi Ca Vũ Nhạc Kịch” Phải

chăng từ ngữ cải lương như ẩn chứa cái gì đó gọi là mộc mạc, là quê mùa mà người của cải lương tránh dùng chăng?

Người ta cũng không thể phủ nhận rằng, xưa kia có

một số người nào đó đã chê bai cải lương, cho rằng cải

lương là món giải trí dành cho giới bình dân, vì giới sang

cả thì họ đi xi nê, tức đi coi chiếu bóng Đó là quan niệm hết sức sai lầm, bởi cho dù giới bình dân lao động hay trí thức, hễ người nào thích cải lương thì họ đi coi, người nào không thích thì họ không coi, chớ không hề có cái hàng rào chia cách trong sự giải trí đó

Trong quá khứ đã cho thấy rằng có những người trí

thức họ rất thích cải lương, và ngay cả họ trực tiếp làm

cải lương như trường hợp ông Ba Bản, bầu gánh Thủ Đô,

cũng đồng thời là chủ hãng đĩa hát Hoành Sơn Ông Ba

Bản là con của một đại điền chủ ở Bến Tre, là kỹ sư hóa

học thời Pháp, và là bạn với những nhân vật chức quyền

cao trọng trong nội các cả hai thời Đệ Nhứt và Đệ Nhị

Cộng Hòa

Hai chữ cải lương xuất hiện

Xưa giờ rất nhiều người thắc mắc và muốn biết hai

chữ cải lương, nhưng có mấy ai biết rõ để mà giải thích

cho rành mạch Nếu đi hỏi đào kép, soạn giả, bầu gánh

Trang 26

100 NAM CAILUO'NG VIETNAM 25

cùng những người hoạt động cải lương thì hầu như đại

đa số đã không có câu trả lời xác đáng

Riêng tôi, Ngành Mai, tác giả bộ sách "100 Năm Cải

Lương Việt Nam" thì dĩ nhiên phải biết, biết rõ, phải giải

thích cặn kẽ thì người đọc sách mới chấp nhận, và tin tưởng những điều mà bộ sách nêu ra

Số là vào năm 1922, tức là khoảng 3 năm sau ngày gánh hát "Thầy Năm Tú" ở Mỹ Tho được thành lập, thì

tại Sa Đéc một gánh hát mới ra đời, do ông Trương Văn Thông làm bầu gánh Lúc khai trương ở Sa Đéc người ta

thấy danh hiệu chỉ là tấm ván nhỏ đề chữ "Nam Kỳ - Tân

Thinh," ngoài ra phía trước địa điểm diễn ở chợ không

có hình ảnh tranh vẽ gì hết, coi như gánh hát nhỏ thôi,

chớ không tầm cỡ như gánh "Thầy Năm Tú” lúc đó

Hát ở Sa Đéc vài tháng thì chẳng còn mấy người coi,

ông bầu Thông cho dọn gánh xuống hát tại chợ Long Xuyên Ghe hát vừa cặp bến thì thiên hạ trong chợ túa ra

xúm lại coi, và người ta cũng không biết gánh hát từ đâu tới nên hỏi han lẫn nhau Lúc ấy bỗng nhiên có người

lên tiếng: "Tôi biết ông Thông bầu gánh này ở Sài Gòn."

Tiếp theo đó thì vài người khác nói theo: "Vậy là gánh

hát ở Sài Gòn xuống đây rồi chớ gì." Sau lời nói của mấy

người này thì cả chợ Long Xuyên truyền miệng với

nhau, rằng gánh hát từ Sài Gòn xuống chắc là hát hay lắm!

Trang 27

26 NGANH MAI

Rồi thì một đồn mười, mười đồn trăm, sau khi tan

chợ, xế chiều hôm ấy thì quanh vùng đều biết có gánh hát từ Sài Gòn xuống hát tại chợ Long Xuyên

Biết rõ tình hình như vậy nên ông bầu gánh Trương

Văn Thông họp bàn với soạn giả Lâm Hoài Nghĩa, là cần phải có tấm bảng hiệu lớn cho rỡ ràng xôm tụ, chớ

không thể treo tấm bảng bằng ván nhỏ xíu như ở Sa Đéc,

người ta đánh giá thấp đoàn hát thì còn gì Vị soạn giả kiêm quân sư tán thành và còn nói thêm rằng: Thiên hạ

nói gánh hát ở Sài Gòn thì tội gì mình chối bỏ chớ! Rồi

ông đề nghị nên vẽ tấm bảng lớn có chữ Sài Gòn trong

Trong lúc người họa sĩ đang vẽ bảng thì ông soạn giả

Lâm Hoài Nghĩa bỗng nhớ lại hai câu đối mà trước đây

ông đã nghĩ ra:

- Cải cách hát ca theo tiến hóa

- Lương truyền tuồng tích kịp văn minh

Ông đề nghị nên vẽ hai tấm liễn câu đối đặt ở hai cây

cột dựng bảng, ngụ ý cho thiên hạ hiểu rằng đây là một

gánh hát cải cách, khác với gánh hát bội xưa giờ, bởi thời này gánh hát bội còn nhiều Và cũng từ hai câu đối

Trang 28

100 NAM CAILUONG VIETNAM 27

này mà ông bầu Thông cùng vị soạn giả lại có thêm sáng kiến lấy hai chữ đầu đặt trước bảng hiệu Tân Thinh

Do vậy mà hôm đầu tiên trước khi gánh hát mở màn,

người ta thấy tấm bảng lớn dựng ở chợ Long Xuyên đề

chữ: Gánh Cải Lương Tân Thinh - Sai Gon

Nghệ sĩ Bảy Nhiêu với hai chữ cải lương

Lúc ấy ở Thốt Nốt cách Long Xuyên khoảng hơn 10

cây số, có gánh hát nhà vườn “Tập Ích Ban”, người ta gọi

như vậy bởi hầu hết đào kép là dân ở địa phương làm ruộng vườn, làm công, trầm lá, buôn gánh bán bưng

được kêu vô tập dượt làm đào kép, trong số có nghệ sĩ

Bảy Nhiêu

Theo như lời kể lại của nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu,

người ở Thốt Nốt thì ông mê hát đến đỗi bỏ học trốn đi

theo gánh hát “Tập Ích Ban” là gánh hát do một người

khá giả ở Thốt Nốt lập nên, với thành phần diễn viên

đều là “đào kép vườn”, và ông bắt đầu lên sân khấu vào

năm 1921 Đến năm 1922 bỗng nghe tin có đoàn hát

Tân Thinh của ông Trương Văn Thông ở Sa Đéc hát tại chợ Long Xuyên Tức thì chủ gánh của Bảy Nhiêu cho tất

cả đào kép vườn đi coi để học hỏi, và khi đến Long

Xuyên thì thấy gánh hát kia đề bảng hiệu Gánh Cải

Lương Tân Thinh - Sài Gòn

Nghệ sĩ Bảy Nhiêu cũng thắc mắc phân vân không

biết cải lương là hát gì, nghĩa nó ra làm sao, và ông cũng

Trang 29

Riêng hai tấm liễn có 2 câu đối, được coi như giải

thích 2 chữ cải lương, thì theo thời gian đã không còn

Do vậy mà trong nhân gian nhiều người đã không rõ

biết về hai chữ cải lương là do đâu

Khoảng 1965 tôi có gặp nghệ sĩ lão thành Bảy Nhiêu

(là nhạc phụ của nghệ sĩ Năm Châu) tại quán cà phê nhỏ

cạnh ngôi đình Phú Hòa gần chợ Tân Định, và nhà ông

cũng tại đó luôn Trong cuộc tiếp xúc, tôi hỏi về hai chữ

cải lương như đã trình bày ở phần trên có đúng không,

thì ông xác nhận chính ông đã thấy tận mắt tấm bảng

Gánh Cải Lương Tân Thinh - Sài Gòn, nhưng từ đó tới nay ông cũng không hiểu hai chữ cải lương là gì, và ai đã

đặt ra

Ông nói thêm gánh Tân Thinh tuy rằng đề bảng Sài Gòn, nhưng thành lập ở Sa Đéc, gánh hát còn nghèo, mấy

năm sau mới lên Sài Gòn thì ông bầu Thông có sáng kiến

xoay qua hát tuồng Phật, đó là các tuồng Thích Ca Đắc

Đạo - Phật Nhập Niết Bàn hốt bạc quá xá, thiên hạ ùn

Trang 30

100 NAM CAILUO'NG VIETNAM 29

ùn mua vé Như vậy gánh hát Tân Thinh của ông bầu

Thông là gánh hát đầu tiên đề chữ cải lương trên bảng

hiệu, và gánh hát của ông bầu Thông cũng là gánh đầu

tiên hát tuồng Phật

Năm 1931 nghệ sĩ Bảy Nhiêu từng đi hát ở Pháp, tại

hội chợ đấu xảo các nước thuộc địa Về sau ông nghỉ hát

và cũng có lúc đi đóng phim, cuốn phim Quan Âm Thị

Kính nghệ sĩ Bảy Nhiêu đóng vai sư cụ, nhưng rồi không

thấy đóng phim nào nữa

Trang 31

30 NGANH MAI

ĐỜN CA TÀI TỬ

PHÁT SINH TỪ MIỀN NAM

Nhạc đờn ca tài tử

khác với nhạc cải lương

Nhạc tài tử được xem như một nét đẹp thể hiện bản

sắc dân tộc, và người ta có thể nói rằng mỗi địa phương

ở miền Nam đều có nhạc tài tử căn cội của người xưa,

được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác

Đờn ca tài tử xuất hiện bất cứ nơi nào, ở gốc cây, sân

nhà, bờ sông, chòi ruộng, trên ghe Nhưng khi chơi là

rất nhiệt tình, vô điều kiện, tài tử giai nhân đã nhập cuộc thì dường như quên cả sự đời Những ca sĩ tài tử tuy

không qua trường lớp chuyên nghiệp nào, nhưng rất vững vàng nhịp điệu

Nhiều năm nay trước hiện tình kiệt quệ của cải lương, một số người cho rằng rồi đây nhạc tài tử cũng thế, có nghĩa là cũng chết theo luôn Nhưng không! Dù

rằng cải lương có chết thiệt thọ đi nữa thì nhạc tài tử,

đờn ca tài tử vẫn sống, mà còn sống mạnh nữa là đằng

khác Trước hiện tình hoạt động cải lương và đờn ca tài

tử hiện nay ở trong nước đã cho người ta cái nhìn thấu đáo như vậy, bởi trong khi rạp cải lương thưa dần khán

Trang 32

100 NAM CAILUONG VIETNAM 31

giả, mà các nhóm đờn ca tài tử thì ngày một nhiều hơn Hiện nay phong trào đờn ca tài tử ở trong nước lớn

mạnh, lan rộng đều khắp từ thành thị đến nông thôn với

một lực lượng hùng hậu, mà trong đó phải kể luôn

những nghệ sĩ cải lương về chiều, hoặc còn đang hành

nghề

Thế do đâu mà có sự trái ngược giữa cải lương và

đờn ca tài tử? Theo như khán giả sành điệu thì cải lương

bây giờ không hay như trước, vấn đề cơ bản vẫn là

tuồng tích không đáp ứng yêu cầu thưởng thức nghệ

thuật Nguồn lực soạn giả giỏi cạn kiệt thì đâu có kịch

bản hay như ngày xưa, do đó mà khán giả ít dần, cải

lương thu hẹp dần rồi đưa tới chỗ tàn tạ

Có gì đâu, hát thì dở mà giá vé lại không phù hợp với túi tiền của đại đa số khán giả bình dân Trong khi đó thì

đờn ca tài tử hoàn toàn miễn phí, nếu có chăng chỉ là tốn

tiền ly cà phê Bà con nông dân ở đồng quê rất mê cải lương, nhưng họ là những người kiếm đồng tiền rất khó,

thay vì đến rạp, họ ngồi nhà hoặc ở tiệm cà phê coi cải lương trên truyền hình thoải mái hơn mà lại không tốn tiền

Và một điều nữa là nhạc tài tử khác xa với nhạc cải lương, và đã không ít người họ chỉ muốn nghe nhạc tài

tử mà thôi, chớ hiếm khi vào rạp để rồi phải nghe nhạc cải lương, mà theo họ thì nó đã biến thể về phong cách

lẫn âm điệu.

Trang 33

32 NGANH MAI

Nếu như không đi sâu vào sinh hoạt hoạt đờn ca tài

tử, mà chỉ nhìn vào những nhạc cụ, những cây đờn cùng bài bản ca cổ nhạc thì người ta rất dễ nhầm lẫn cho rằng

nhạc tài tử là nhạc cải lương, hay là ngược lại Vậy nhạc tài tử và nhạc cải lương khác nhau ở điểm nào?

Từ lâu nay đa số những người hâm mộ cổ nhạc, thích

nghe ca vọng cổ, đã vô tình hiểu rằng đờn ca tài tử và

hát cải lương giống nhau Thật vậy, khi người ta đi coi

cải lương, nghe đào kép ca vọng cổ (vì bản vọng cổ không thể thiếu trong tuồng cải lương), ít ai chú ý rằng

ca vọng cổ trong tuồng khác với ca vọng cổ ở các nhóm

đờn ca tài tử

Tuy rằng giữa nhạc tài tử và nhạc cải lương có mối

tương quan mật thiết với nhau, bởi nhạc cải lương thoát

ra từ nhạc tài tử, rồi biến thể biến âm theo kịch tính

Chẳng hạn như bài vọng cổ mà ca đúng điệu nhạc tài tử thì đờn phải rao mùi cho người ca lấy hơi bắt giọng,

đồng thời cũng để lôi cuốn người nghe Nghe tiếng đờn

rồi tùy theo bài ca dài hay ngắn đã được phân nhịp,

người ca sĩ đưa bài ca rơi đúng vào chữ hò và tiếp tục đi luôn cho đến khi dứt bản

Ngược lại bài vọng cổ trong cải lương thì trước khi diễn viên vô vọng cổ, giàn đờn im lặng cho đến lúc diễn

viên ca dồn một hơi dài (có khi dừng lại rồi ca tiếp) để

xuống hò, thì giàn đờn cũng canh kỹ để đánh chữ hò cho

ăn với lời ca và tiếp tục đờn luôn để người ca theo dõi

nhịp.

Trang 34

100 NĂM CẢI LƯƠNG VIỆTNAM 33

Cũng thời một bài bản cổ nhạc, nhưng lúc còn ở trong

phạm vi đờn ca tài tử thì người nghe thưởng thức được từng lời ca, hòa với âm hưởng âm điệu của tiếng đờn

Nhưng cũng bản nhạc ấy mà đưa lên sân khấu thì nó

biến thể, nói lên hành động và hỗ trợ cho diễn xuất của

Nói một cách rõ ràng hơn, phong cách đờn ca tài tử

mang tính cách nhạc thính phòng, là lối chơi tao nhã,

người tham gia đờn cũng như ca đều tập trung vào âm

điệu trầm bổng nhặt khoan Ca tài tử là ca cho đồng hội đồng thuyền, là tri âm tri kỷ, giao cảm với người nghe Người nhập cuộc với tâm hồn hòa nhập, hiểu nhau, thích

nhau, do đó mà có những buổi đờn ca tài tử kéo dài thâu

đêm suốt sáng Còn phong cách ca cải lương thể hiện

kịch tính, đi đôi với hành động, phục vụ cho diễn xuất,

do đó hai phong cách hoàn toàn khác nhau

Xưa nay người đờn ca tài tử không hề phân biệt

người này ca hay, người kia đờn giỏi, không phân biệt thành phần đẳng cấp trong xã hội, cũng không phân biệt

nam, phụ, lão, ấu hay sang hèn.

Trang 35

34 NGANH MAI

Người ta có thể nói rằng đờn ca tài tử được đa số

công chúng mến mộ hơn cải lương, và nơi đâu có người dân miền Nam sinh sống, ở đó có đờn ca tài tử Để dẫn

chứng cho nhận định trên tôi xin nêu lên một sự thể mà

tôi biết rõ

Don ca tài tử đi khắp nơi

Số là ở Ban Mê Thuột vùng Cao Nguyên Trung Phần,

là vùng đất mà thời xa xưa chỉ có người Thượng Ra Đê

Đến thời Pháp thuộc thì vùng này được mệnh danh là

“Hoàng Triều Cương Thổ”, phần lớn người Kinh đến đây lập nghiệp là người Huế và người các tỉnh miền Trung,

rất hiếm người miền Nam Vào thời này ở Ban Mê Thuột

không có đờn ca tài tử

Sang thời Đệ Nhứt Cộng Hòa mới có nhiều người miền Nam lên đây làm ăn sinh sống Những người thợ mộc ở Long Xuyên, Mỹ Luông lên đây đã mang theo đờn

và thường sinh hoạt đờn ca tài tử ở trại mộc Tư Cần

ngay góc đường Y-Jut và Phan Bội Châu Dần dần những người miền Nam gốc ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Gia

Định, Bình Dương cũng đến đây tham gia sinh hoạt

đờn ca (trong số ấy có tôi)

Đến khoảng 1960 - 1961, nhóm tài tử này khá đông

Gặp lúc Ty Thông Tin lập sân khấu tổ chức văn nghệ mỗi

tối Thứ Bảy, nhóm đờn ca tài tử trại mộc Tư Cần tham

gia phần cổ nhạc.

Trang 36

100 NĂM CẢI LUONG VIETNAM 35

Trên đây là một điển hình, chớ còn rất nhiều nơi khác

nữa như Pleiku, Quảng Đức cũng có sinh hoạt đờn ca tài

tử do những người miền Nam đến đây, nhưng với tầm vóc nhỏ hơn

Do bản chất người tài tử là tri âm tri kỷ, rất dễ gần

gũi với công chúng, ai có năng khiếu, tỉnh thần đến với

đờn ca tài tử là được Đờn ca tài tử không đòi hỏi phải

có tiền bạc mới tham gia, tiệc trà hay rượu ai có gì cứ mang ra thưởng thức chung, không bắt buộc ai cả

Các ban đờn ca tài tử được mời đờn ca giúp vui cho

đám cưới, không hề ra giá, gia chủ muốn thưởng bao

nhiêu tùy ý, mà không có cũng chẳng sao, không ai phàn

nàn Còn ca cải lương thì phân biệt hẳn hòi, đào nhì kép

ba không thể ngang hàng với đào kép chánh Ca cải

lương thì người nghe, tức khán giả phải mua vé, người

ca trong cải lương thì phải ra tiền họ mới ca, và phải trả đúng số tiền mà họ ra giá Tóm lại tuy cũng xuất thân từ đờn ca tài tử, nhưng sang qua cải lương thì biến thể, biến chất từ phong cách, lời ca cho đến cách phục vụ

Người chơi đờn ca tài tử càng lớn tuổi càng lâu năm thì càng được lớp đàn em kính trọng, nể vì, xem như thầy, như anh, như chị Còn ca cải lương thì lúc đương

thời được người ta trọng vọng, xem là thần tượng,

nhưng đến khi luống tuổi đã về chiều, ca diễn không còn

hấp dẫn, thì hầu như bị thiên hạ xa lánh, bạn bè thân

hữu chẳng thấy, và cuối cùng càng về già thì đa số lâm

Trang 37

36 NGANH MAI

vào hoàn cảnh vô cùng túng thiếu, bệnh hoạn, và chết

trong cảnh nghèo

Khi xưa vào khoảng các năm 1948 - 1949 cho đến

mấy năm đầu của thập niên 1950, người Pháp thành lập

Đài phát thanh Pháp Á, trụ sở ở đường Boulevard de La Somme (đường Hàm Nghỉ sau này) Hằng ngày người ta

nghe tiếng nói trong trẻo của cô xướng ngôn viên Mai Dung giới thiệu chương trình ca độc chiếc đờn ca tài tử,

và thính giả rất thích nghe Những nhà có radio ở vùng

Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định họ thường mở Đài phát

thanh Pháp Á nghe chương trình này,

Nhưng đến khi có Đài phát thanh Quốc Gia thì đài Pháp Á ngưng hoạt động, và từ đó về sau người ta không

còn được nghe những giọng ca tài tử mùi rệu nữa, mà thay vào bằng giọng ca cải lương, thưởng thức tuồng cải lương Tuy vậy nhạc tài tử vẫn có chỗ đứng khác, qua các nhóm đờn ca tài tử ở các địa phương, và đâu đâu cũng có

Để kết luận, người ta có thể nói rằng đờn ca tài tử là

nghệ thuật dân gian, muốn hay không muốn nó vẫn tồn tại với nhân gian Và người miền Nam còn, thì còn đờn

ca tài tử vậy

Trang 38

100 NĂM CAILUONG VIETNAM 37

Trang 39

CHUONG 2

CHUYEN VỞ HÁT

TÂY THI GÁI NƯỚC VIỆT

Từ vở kịch thơ của Hoàng Mai

Câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn “nằm gai nếm mật”

được soạn giả Năm Châu viết thành tuồng cải lương với tên tựa “Tây Thi gái nước Việt” đưa lên sân khấu từ đầu

thập niên 1950, gồm các nhân vật chính như: Ngô Phù

Sai, Tây Thi, Việt Vương Câu Tiễn, Phạm Lãi, Ngũ Tử

Đây là vở tuồng màu sắc khá ăn khách, hát liên tục cả

tháng tại rạp Aristo mà đêm nào cũng chật rạp, thậm chí

vé bán trước cả tuần Vở hát lúc mới khai trương, vai

Trang 40

40 NGANH MAI

Ngô Phù Sai do nghệ sĩ Năm Châu đóng; Má Bảy Phùng

Há đảm nhận vai Phạm Lãi; nghệ sĩ Bảy Nhiêu vai Ngũ

Tử Tư; ba nghệ sĩ hề là Ba Vân, Văn Lâu, Tám Vân vai Bá

Hi Hai cô đào Kim Cúc - Kim Lan trước sau thay nhau

đóng vai Tây Thi Nghe nói với vai nữ chánh này, hai cô

đào phải đi học 72 đường kiếm thuật với ông thầy Tàu ở

Chợ Lớn

Vậy tuồng “Tây Thi gái nước Việt” hay đến cỡ nào mà

khán giả cải lương lại đông đảo như thế? Tình tiết câu

chuyện khá dài, tôi sẽ trở lại ở các bài viết sau Giờ đây

tôi trình bày diễn tiến trong việc viết vở tuồng này, cũng như ai là người đã sáng tác câu chuyện đã làm say mê

khán giả khi nó được chuyển thể thành tuồng cải lương

Số là kể từ lúc tuồng được ra mắt cho đến mấy thập

niên sau, rất hiếm người biết rằng, soạn giả Năm Châu

đã dựa vào vở kịch thơ “Tây Thi gái nước Việt” của

Hoàng Mai, được nhà xuất bản Sống Chung phát hành

giữa năm 1949 Hoàng Mai, tức Mai Văn Bộ, cán bộ

kháng chiến Hội Liên Việt của Thành Sài Gòn - Chợ Lớn

Về sau ông Mai Văn Bộ được điều động đến khu kháng chiến Nam Bộ và soạn giả Trần Hữu Trang, tức Tư Trang

tìm đến đây, để rồi sau đó vở hát “Tây Thi gái nước Việt”

được ra đời, đóng góp một cành bông tươi đẹp vào

vườn hoa nghệ thuật cải lương (Lúc có Hòa Đàm Ba Lâ,

ông Mai Văn Bộ làm Đại Sứ Bắc Việt tại Ba Lê)

Đầu năm 1950 Đoàn Việt Kịch Năm Châu trên đà mất

khán giả vì thiếu tuồng mới, tuồng cũ diễn đi diễn lại

Ngày đăng: 25/08/2024, 23:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN