1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

biện pháp kết hợp các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả tiết nói và nghe môn ngữ văn 8 đủ 3 bộ sách

26 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp kết hợp các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả tiết nói và nghe môn ngữ văn 8 đủ 3 bộ sách
Tác giả Demo
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 4,53 MB

Nội dung

Như vậy, việc ứng dụng đa dạng các kỹ thuật trong tiết nói và nghe là cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập và phát huy năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018..

Trang 1

ỨNG DỤNG ĐA DẠNG CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT NÓI VÀ NGHE MÔN NGỮ VĂN 8

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lý luận 3

1.1 Nội dung và yêu cầu với tiết Nói và nghe Ngữ văn 8 3

1.2 Khái niệm và một số kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với tiết Nói và nghe Ngữ văn 8 4

2 Cơ sở thực tiễn 4

3 Giải pháp thực hiện 6

Biện pháp 1 Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy kết hợp video, hình ảnh giúp học sinh xây dựng bài nói sinh động 6

Biện pháp 2 Vận dụng kết hợp kỹ thuật khăn trải bàn trong tiết học nói và nghe để nâng cao tính chủ động cho học sinh 11

Biện pháp 3 Vận dụng kỹ thuật bể cá trong tiết học nói và nghe để phát triển năng lực học sinh 13

Biện pháp 4 Tăng cường tổ chức các trò chơi học tập trong tiết dạy nói và nghe để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề 16

Biện pháp 5 Tổ chức cho học sinh “sân khấu hóa” tiết học Nói và nghe 17

4 Hiệu quả của sáng kiến 20

C KẾT LUẬN 22

1 Kết luận 22

2 Đề xuất, kiến nghị 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

Trên một khía cạnh khác, tiết nghe giúp học sinh cải thiện khả năng nghe hiểu và xử lý thông tin Qua việc lắng nghe và thực hiện các bài tập nghe, học sinh

có cơ hội rèn luyện khả năng nhận biết ngữ điệu, giọng điệu và cách diễn đạt của người nói, từ đó phát triển khả năng phân tích và đánh giá thông tin

Như vậy, việc ứng dụng đa dạng các kỹ thuật trong tiết nói và nghe là cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập và phát huy năng lực của học sinh theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 Các kỹ thuật này giúp tạo môi trường học tập tích cực, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng lắng nghe và khuyến khích

sự sáng tạo, suy nghĩ phản biện của học sinh Những điều trên chính là tiền đề để

tôi sáng tạo, nghiên cứu ra sáng kiến “Ứng dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả tiết nói và nghe môn Ngữ văn 8” theo bộ sách

Kết nối tri thức với cuộc sống

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất một số biện pháp ứng dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả tiết nói và nghe môn Ngữ văn 8 Từ đó, làm cơ sở để xây dựng hệ thống biện pháp dạy học nâng cao tiết nói và nghe môn Ngữ Văn cấp THCS, khơi dậy tình yêu với môn Ngữ Văn của các em học sinh

DEMO M801 – SÁCH KNTT

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Cách thức ứng dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy tiết Nói và nghe môn Ngữ văn 8

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra

1.1 Nội dung và yêu cầu với tiết Nói và nghe Ngữ văn 8

Đổi mới kỹ thuật dạy học theo định hướng hình thành phẩm chất, năng lực

học sinh là yêu cầu cần thực hiện trong đổi mới giáo dục hiện nay Đặc biệt, với tiết Nói và nghe trong một bộ môn mang tính giáo dục nhân cách như Ngữ văn 8 thì điều này càng được chú trọng

Về phần nội dung, đề bài trong tiết Nói và nghe lớp 8 rất rõ ràng, cụ thể như một chuyến đi, cuốn sách, vấn đề xã hội, Nội dung sách đa dạng, không trùng lặp và mang tính gợi mở Việc lựa chọn này là hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8 ở bậc THCS

Xét về yêu cầu, học sinh khi tham gia tiết Nói và nghe, ngoài việc trình bày

về đối tượng được nhắc tới, cần chú ý tới phong thái làm việc Cụ thể, người nói nên chuẩn bị bài nói chỉn chu, sáng tạo, tự tin khi trình bày, Người nghe chú ý lắng nghe, không phán xét và đưa ra những lời góp ý với tinh thần cầu tiến

Trang 4

1.2 Khái niệm và một số kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với tiết Nói

và nghe Ngữ văn 8

*Kỹ thuật dạy học tích cực: được biết tới là một phương pháp giảng dạy

tập trung vào việc khuyến khích và thúc đẩy sự học tập tích cực của học sinh Trong tiết Nói và Nghe Ngữ văn 8, việc áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực có thể giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, nâng cao hiệu suất học tập và thúc đẩy sự quan tâm của học sinh đối với môn học Với tiết Nói và nghe, giáo viên cần ứng dụng các kỹ thuật nhằm phát triển năng lực thuyết trình, nói trước đám đông hay trình bày một quan điểm, cùng với năng lực lắng nghe để đánh giá thông tin và thu nạp kiến thức Một số kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với tiết Nói và nghe Ngữ văn 8 có thể kể đến như: sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, bể cá, trò chơi học tập, sân khấu hoá, Với sơ đồ tư duy, học sinh sẽ có cơ sở dữ liệu và khung thông tin cụ thể để trình bày bài nói một cách mạch lạc, hấp dẫn Các kỹ thuật như khăn trải bàn hay bể cá đều đòi hỏi học sinh có sự phối hợp, cộng tác tốt đối với các thành viên trong nhóm để hoàn chỉnh nội dung bài nói, cải thiện kỹ năng nghe cho các em Trong khi đó, trò chơi học tập sẽ thiên về phát huy năng lực phản xạ khi nói và tính tích cực, chủ động trong học tập Ngoài ra, sân khấu hoá giúp học sinh hoá thân vào các vai diễn nhằm tạo điều kiện cho học sinh trình bày bài nói một cách diễn cảm, sinh động và mang tính truyền đạt cao hơn Khi sử dụng những kỹ thuật này, giáo viên có thể giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự tham gia và hứng thú của học sinh trong tiết Nói và Nghe Ngữ văn 8

2 Cơ sở thực tiễn

Có thể nói, kỹ thuật dạy học tích cực là một phương pháp giảng dạy tập trung vào việc kích thích sự tương tác tích cực của học sinh trong quá trình học Phương pháp dạy học tích cực hướng tới nhiều hoạt động khác nhau trong học tập, tích cực hóa hoạt động của học sinh Với chương trình Ngữ văn 2018, số tiết dành cho

kỹ năng nói và nghe rất ít, chỉ 10% tổng số thời lượng (khoảng trên 10 tiết/năm) nên việc áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong tiết Nói và nghe sẽ giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tăng mức độ tương tác, cải thiện tư duy phản biện, Một số phương pháp dạy học tích cực có thể kể đến là kĩ thuật “các mảnh ghép”,

Trang 5

“khăn trải bàn”, sơ đồ tư duy, đã được tôi áp dụng và đạt được kết quả nhất định Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy rằng những phương pháp này giúp học sinh chủ động, hăng hái tham gia xây dựng bài và tăng tính sáng tạo trong quá trình học tập

* Thuận lợi:

Công tác giảng dạy tại trường luôn nhận được sự quan tâm của ủy ban, các

cấp chính quyền, phòng đào tạo Các cấp luôn hỗ trợ, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm xử lý những khó khăn của giáo viên và nhà trường

Ban giám hiệu nhà trường cố gắng hỗ trợ, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng cần thiết để phục vụ cho việc học của các em học sinh Nhà trường cũng luôn quan tâm, lắng nghe những nhận xét, góp ý từ giáo viên

Đa số các bậc phụ huynh đều nhiệt tình, hợp tác tốt với giáo viên và nhà trường Các bậc cha mẹ phụ huynh có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng Nói và nghe cho con em

Hầu hết các giáo viên trong trường đều là những người có trình độ chuyên môn cao, luôn nhiệt tình, biết cách quan tâm và lắng nghe các em học sinh Các thầy cô được tham gia nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế nên dễ dàng tiếp cận với những giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục, tham khảo được các

nguồn tài liệu khác nhau, phương pháp giảng dạy độc đáo sáng tạo

* Khó khăn:

Cách thức giảng dạy truyền thống không thực sự mang lại hiệu quả cho các

em học sinh Việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động khiến các em không thể ghi nhớ kiến thức một cách lâu dài và có định hướng, gây nhàm chán Biểu hiện

rõ nhất là nhiều em học sinh thiếu tập trung, không ghi chép bài mà làm việc riêng, nói chuyện gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập của chính các em và các bạn xung quanh

Ngoài ra, vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học

tập của con em mình Nhiều gia đình có quan niệm khoán hết trách nhiệm về việc

Trang 6

Những khó khăn này đã gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn lớp 8 của cô trò trường THCS … Chính vì vậy, việc áp dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học tích cực là vô cùng thiết yếu

Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động

trong tiết học

7/30 23,3%

Hiểu và ghi nhớ kiến thức tiết học 12/30 40%

Biết cách lồng ghép cảm xúc khi trình diễn 8/30 26,6%

Trang 7

Đặc biệt, việc thêm video, hình ảnh sẽ giúp sơ đồ tư duy trở nên trực quan, sinh động và dễ trình bày hơn

* Nội dung và cách thực hiện:

Cấu tạo chung của một sơ đồ tư duy bao giờ cũng gồm có chủ đề chủ đạo

(chủ đề trung tâm), những keyword quan trọng – nội dung cốt lõi của topic (nhánh cành, hay nhánh con), những từ khóa, hình ảnh minh họa, những mối liên hệ (thông qua các liên kết), màu sắc biểu hiện và kích cỡ của mối liên kết Dùng sơ

đồ tư duy tạo cho học sinh cách nhìn nhận tổng quát nhất về đối tượng mục tiêu

và xử lý nội dung nhanh, chuẩn xác, giải mã được những dữ liệu còn ẩn chứa, phát huy khả năng tư duy Nhìn chung, bài nói sẽ mạch lạc, đầy đủ ý và nội dung hơn

Để thực hiện, tôi thường hướng dẫn học sinh hệ thống các ý cần nói qua bộ câu hỏi gợi ý sẵn Đề bài có thể là đề bài có sẵn trong sách giáo khoa hoặc đề bài

tự chuẩn bị nằm ngoài sách giáo khoa Sau đó, tôi hướng dẫn các em học sinh vẽ

sơ đồ tư duy bao gồm các nhánh chính là mở, thân và kết với các nhánh phụ là các ý trong từng phần

Một số lưu ý khi làm sơ đồ tư duy và trình bày bài nói:

- Xác định từ khóa hoặc chủ đề của sơ đồ tư duy và vẽ ở trung tâm tờ giấy

- Lựa chọn phương pháp vẽ sơ đồ tư duy đẹp và phù hợp, có thể sử dụng các gợi ý mẫu có sẵn hoặc vẽ tay, sáng tạo theo trí tưởng tượng của bản thân

- Vẽ các nhánh phụ từ chủ đề chính, mỗi nhánh đại diện cho một ý lớn hoặc một tiêu đề phụ

- Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, … để phát triển các ý nhỏ hơn từ các nhánh phụ

- Thêm ghi chú, màu sắc để sơ đồ tư duy dễ nhìn hơn Nếu có điều kiện, có thể dùng giấy khổ A4 hoặc A3

- Thêm các hình ảnh minh họa để làm sinh động và dễ nhớ hơn

VD: Bài 2, Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hoá truyền thống trong cuộc sống hiện đại)

Trang 8

Bước 1: Sau khi bắt đầu bài học, giới thiệu kiến thức, tôi sẽ đưa ra bộ câu hỏi với các em học sinh, cụ thể là:

1 Sản phẩm văn hoá là gì? Gây ấn tượng với em thế nào?

2 Các chi tiết gây ấn tượng từ sản phẩm ấy là gì?

3 Có cách thức gì để bảo vệ nó không?

4 Sử dụng các yếu tố hình ảnh, video ở vị trí nào là hợp lý

Bước 2: Tôi hướng dẫn học sinh hệ thống các ý cần nói thông qua bộ câu hỏi Học sinh sẽ có thời gian suy nghĩ câu trả lời cho bộ câu hỏi trong 5 phút và đưa ra những ý cần triển khai trong sơ đồ tư duy Tôi sẽ gọi một vài em phát biểu rồi góp ý về thứ tự, trật tự và nội dung sơ đồ tư duy trong vòng 20 phút Sau đó tôi cho các em tiến hành làm bài

Bước 3: Lưu ý khi xây dựng sơ đồ tư duy và trình bày bài nói

Các lưu ý đã được tôi trình bày rất rõ ràng ở trên Khi thực hành, tôi sẽ cho

các em làm theo đó một cách linh động, phù hợp với đề bài

Ví dụ: Gốm Bát Tràng

Để làm phong phú bài nói của mình, học sinh có thể sử dụng các video, hình ảnh trực quan Ví dụ như với sản phẩm gốm Bát Tràng:

Bước 1: Về phần xây dựng sơ đồ tư duy, học sinh có thể chọn nhánh to nhất

là “gốm Bát Tràng” Sau đó, nhánh nhỏ 1 là nguồn gốc, nhánh nhỏ 2 là nơi ra đời, nhánh nhỏ 3 là ý nghĩa của gốm Bát Tràng xưa và nay, Một nhánh nhỏ mà tôi lưu ý các em bắt buộc phải có là trình bày ý nghĩ, ý kiến về thực trạng, cách bảo tồn gốm Bát Tràng để bài nói có chiều sâu

Bước 2: Học sinh sẽ trình bày về ý tưởng sơ đồ tư duy cũng như bài nói Tôi

sẽ gợi ý các em đưa ra video “Gốm Hồng Sa Bát Tràng” để mở đầu cho bài nói của mình Những hình ảnh trong video thể hiện được sự chịu thương, chịu khó cùng sự khéo léo của người thợ làm gốm qua nhiều đời

Bên cạnh video, tôi sẽ hướng dẫn học sinh đưa ra các hình ảnh về gốm làm minh chứng, dẫn chứng cho bài nói Những hình ảnh này sẽ được dùng ở phần thân bài Chẳng hạn, khi cần minh hoạ về nguồn gốc, đặc điểm, hình ảnh về gốm qua nhiều đời, để học sinh có thể sử dụng và bám vào đó để tăng thời lượng bài

Trang 9

nói Qua đó, người nghe sẽ dễ tưởng tượng, không mơ hồ và tiếp thu bài nói tốt hơn

Ảnh minh hoạ video “Gốm Hồng sa Bát Tràng” của VTV4

Bước 3: Thái độ và hành động của học sinh khi nghe

Trong quá trình học sinh trình bày trên lớp, các em học sinh khác sẽ lắng nghe ở dưới Việc sử dụng hình ảnh và video clip sẽ khiến sơ đồ tư duy nói riêng

và bài nói nói chung trở nên thu hút hơn với các khán giả - học sinh bên dưới Các

em học sinh cần chú ý lắng nghe, tôi sẽ yêu cầu ghi chép sau đó đặt câu hỏi với các em

Bước 4: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá với người nói và người nghe

Bộ tiêu chí đánh giá người nói và người nghe sẽ là nơi chấm điểm, đánh giá công tâm nhất sau khi trình bày bài nói Với các tiêu chí được xây dựng, cả người nói và người nghe đều sẽ biết mình cần gì, muốn lắng nghe hay trình bày gì và từ

đó rút ra kinh nghiệm bản thân Bộ tiêu chí cụ thể như sau:

Trang 10

Tiêu chí Mô tả tiêu chí Thang

đánh giá mức

độ (0-5)

Chuẩn bị trước

khi nghe

Có sự chuẩn bị trước khi nghe, ghi chép đầy đủ

và có cách ghi chép nội dung bài nói khoa học

Nắm bắt được

nội dung bài nói

Tóm tắt được đầy đủ nội dung bài nói, nắm bắt được mối liên hệ giữa các sự kiện, chi tiết trong

bài nói

Biết đặt câu hỏi,

trao đổi về nội

dung bài nói

Biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề trao đổi để làm sáng

tỏ nội dung của bài nói

Thái độ nghe Lắng nghe chăm chú, tập trung, có hứng thú

trong khi nghe, ghi chép đầy đủ nội dung của bài nói, tôn trọng ý kiến khác biệt của người nói Đóng góp ý

kiến

Đóng góp được những ý kiến phù hợp, sáng tạo

với chủ đề thảo luận Thái độ đối với

mãn nhu cầu của người nghe

Trang 11

* Điểm mới:

Việc ứng dụng phương pháp sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy kết hợp video,

hình ảnh hiểu sẽ kích thích kỹ năng thuyết trình, tư duy, sáng tạo và lắng nghe

chủ động của các em học sinh Từ đó giúp các em trở nên tự tin hơn khi thể hiện quan điểm, suy nghĩ của bản thân trước đám đông và mạnh dạn, tích cực chủ động

tham gia vào các hoạt động trong lớp

Biện pháp 2 Vận dụng kết hợp kỹ thuật khăn trải bàn trong tiết học nói

và nghe để nâng cao tính chủ động cho học sinh

* Mục đích:

Kĩ thuật “khăn trải bàn” là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác

kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm Khi tham gia vào các hoạt động có kỹ thuật này, cá nhân học sinh sẽ tăng cường tính độc lập, trách nhiệm Đặc biệt, kỹ thuật “khăn trải bàn” có thể phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh

* Nội dung và cách thực hiện:

Cách thức hoạt động của kĩ thuật khăn trải bàn, vừa rèn khả năng tư duy độc lập lại rèn kỹ năng hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề cho học sinh

Khi tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”, tôi sẽ cho lớp hoạt động theo nhóm với từ 4 học sinh/nhóm trở lên Mỗi học sinh sẽ ngồi vào vị trí như hình minh hoạ (sơ đồ) Các học sinh tập trung vào đề bài rồi viết vào ô mang số thứ tự của mình

về câu trả lời hoặc ý kiến muốn đóng góp Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các học sinh thống nhất câu hỏi và ghi vào ô ý kiến nhóm giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

Đề xuất cá nhân Luôn đề xuất được các ý kiến cá nhân về những

vấn đề thảo luận Nhận xét chung

Trang 12

DEMO M801 – SÁCH CTST

VD: Nói và nghe “Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội” (trang 14 - Ngữ

Văn 8 tập 1 sách Chân trời sáng tạo) Tôi đưa ra yêu cầu học sinh hãy trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm

Bước 1: Sau khi bắt đầu bài học, giới thiệu kiến thức, tôi sẽ đưa ra bộ câu hỏi với các em học sinh, cụ thể là:

1 Vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên em quan tâm là gì? Gây ấn tượng với

em thế nào?

2 Em đồng tình hay phản đối trước vấn đề trên?

3 Em có những lập luận, lí lẽ, bằng chứng gì cho việc đồng tình hoặc phản đối vấn đề trên?

4 Sử dụng các yếu tố hình ảnh, video ở vị trí nào là hợp lý

Bước 2: Tôi hướng dẫn học sinh hệ thống các ý cần nói thông qua bộ câu hỏi Học sinh sẽ có thời gian suy nghĩ câu trả lời cho bộ câu hỏi trong 5 phút và đưa ra những ý cần triển khai trong sơ đồ tư duy Tôi sẽ gọi một vài em phát biểu rồi góp ý về thứ tự, trật tự và nội dung sơ đồ tư duy trong vòng 20 phút Sau đó tôi cho các em tiến hành làm bài

Bước 3: Lưu ý khi xây dựng sơ đồ tư duy và trình bày bài nói

Các lưu ý đã được tôi trình bày rất rõ ràng ở trên Khi thực hành, tôi sẽ cho

các em làm theo đó một cách linh động, phù hợp với đề bài

Trang 13

Ví dụ: Tình trạng săn bắt động vật hoang dã trái phép

Để làm phong phú bài nói của mình, học sinh có thể sử dụng các video, hình ảnh trực quan Ví dụ như với tình trạng săn bắt động vật hoang dã trái phép:

Bước 1: Về phần xây dựng sơ đồ tư duy, học sinh có thể chọn nhánh to nhất

là “tình trạng săn bắt động vật hoang dã trái phép” Sau đó, nhánh nhỏ 1 là thực trạng săn bắt động vật hoang dã trái phép hiện nay, nhánh nhỏ lý do con người lại muốn săn bắt động vật hoang dã, nhánh nhỏ 3 là hậu quả của việc săn bắt động vật hoang dã trái phép, Một nhánh nhỏ mà tôi lưu ý các em bắt buộc phải có là trình bày ý nghĩ, ý kiến về thực trạng, cách bảo tồn và ngăn chặn tình trạng săn bắt động vật hoang dã trái phép để bài nói có chiều sâu

Bước 2: Học sinh sẽ trình bày về ý tưởng sơ đồ tư duy cũng như bài nói Tôi

sẽ gợi ý các em đưa ra video “Khi động vật hoang dã kêu cứu” để mở đầu cho bài nói của mình Những hình ảnh trong video thể hiện được những nỗi đau, sự kêu cứu tuyệt vời, những vết thương rỉ máu, của động vật

Bên cạnh video, tôi sẽ hướng dẫn học sinh đưa ra các hình ảnh về động vật hoang dã kêu cứu làm minh chứng, dẫn chứng cho bài nói Những hình ảnh này

sẽ được dùng ở phần thân bài Chẳng hạn, khi cần minh hoạ về thực trạng, hậu quả của tình trạng săn bắt động vật hoang dã trái phép để học sinh có thể sử dụng

và bám vào đó để tăng thời lượng bài nói Qua đó, người nghe sẽ dễ tưởng tượng, không mơ hồ và tiếp thu bài nói tốt hơn

Ngày đăng: 25/08/2024, 14:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w